ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HỘI VẢ NHÂN VĂN
LẠI THỊ THANH BÌNH
sụ KÊ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN c ủ a Hổ CHÍ MINH
ĐỐI VỚI NHỮNG Tư TƯỞNG ĐẠO ĐỨC c ơ BẢN
CỦA KHỔNG TỬ
Chuyên ngằnh: Triết học
Mã số: 60.22.80
LUẬN VÃN THẠC SỸ TRIẾT HỌC
• • •
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đ ỗ THỊ HOÀ HỚI
HÀ NỘI, 2006
A. MỞ ĐẦU
MỤC LỤC
B. NỘI DU N G
Chưưng I: CÁC TIEN ĐỂ VÀ NỘI DUNG Tư TƯỞNG ĐẠO ĐỨC cơ BẢN
CỦA KHỔNG TỬ
1.1- Các tiền đề cho sự hình thành tư tưởng đạo đức Khổng tử
1.1.1. Cơ sở thực tiễn
1.1.2. Tiền đề tir tưởng
1.2. Những nội đung co bản trong tư tuỏng đạo đức của Khổng tử
1.2.1. Cách tiếp cận và các nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức ở
Khổng t ử
a. Quan niệm của Khổng tử về bản tính cúa con người
b. Quan niệm của Khổng tử về mẫu hình con người lý tưởng
c. Quan niệm của Khổng tử vể giáo d ụ c
d. Quan niệm của Khổng tử về các phạm trù đạo đức cụ th ể
1.2.2. Ánh hưởng của Nho giáo nói chung, tư tưởng đạo đức Khổng tử
nói riêng ở Việt Nam
Chương II: PHƯƠNG THỨC Hổ CHÍ MINH KÊ THỪA VÀ PHÁT TRIEN
NHŨNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC cơ BẢN CỦA KHổNG TỬ
2.1. Quan điểm của giới nghiên cứu về mối quan hệ giữa tư tưởng
Hồ Chí Minh với Nho giáo nói chung và tư tưởng đạo đức của
Khổng tử nói riêng
2.1.1. Một số ý kiến tiêu biểu của giới nghiên cứu
2.1.2. Những đánh giá của Hồ Chí Minh vể Khổng tử và tư tưởng của ông
2.1.3. Khái quát về tư tưởng đạo đức Hồ Chí M inh
2. 2. Phương thức tiếp nhận và phát triển một sỏ nội dung tư tưởng
đạo đức của Khổng tử ở Hồ Chí M in h
2.2.1. Sự gặp gỡ của Hồ Chí Minh và Khổng tử ở mục đích cải tạo xã hội
2.2.2. Sự kế thừa và phát triển tư tưởng đạo đức Khổng tử ở Hồ Chí
Minh qua một số phạm trù đạo đức cụ th ể
2.2.3. Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển quan niệm của Khổng tử khi
đề cao vai trò của đạo đức trong sự nghiệp cải tạo xã h ộ i
2.2.4. Hồ Chí Minh, một tấm gương về đạo đức
c. PHẨN KẾT LUẬN
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. LY DO CHỌN ĐẼ TAI
Sở dĩ chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Sự kế thừa và phát triển
của Hồ Chí Minh đổi với nhữne, tư tưởng đạo đức cơ bản của Khổng tử” trước
hết xuất phát từ yêu cầu nhận thức một cách ngày càng sâu sắc hơn, đầy đủ
hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nói
riêng, từ đó vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn để giải quyết những vấn
đề mà thực tế công cuộc đổi mới ở nước ta đặt ra.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ta đã tổng kết:
Hai mươi năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân ta, công cuộc đôi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu to
lớn và có ý nghĩa lịch sử.
Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản
và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dược đẩy
mạnh. Đời sốne nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại
đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định.
Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế
không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất
nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp.
Những thành tựu đó chứng tỏ ràng đường lối đổi mới của Đảng ta là
đúns đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Vai trò nền tảng tư
tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta và dân tộc ta của chù nghĩa
Mác - Lênin và tư tường Hồ Chí Minh đã được thực tiễn khẳno định.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công cuộc đôi mới
đất nước cũng cho thấy vẫn còn có những yểu kém cần tiếp tục khắc phục,
2
chăng hạn như trong lĩnh vực văn hóa, xã hội đang tồn tại tinh trạng suy thoái,
xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo
ngại, nhất là trong lớp trẻ, v.v Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của
Dáng tiếp tục khẳng định, để khẳc phục và vượt qua những yếu kém ấy, cần
tiếp tục đi sâu nhận thức và vận dụng một cách có hiệu quả hơn nữa chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về
đạo đức, là một nhiệm vụ quan trong và cấp hách.
về nguồn gốc tư tường Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh nói riêng, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến cội nguồn các giá trị
truyền thống của dân tộc, tinh hoa văn hóa phương Đông và phươne Tây, chủ
nghĩa Mác - Lênin như là những nguồn gốc chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí
Minh. Vì thế, việc làm rõ sự ành hưởng của các giá trị, tinh hoa tư tưởng văn
hóa nói trên đến Hồ Chí Minh là một việc làm có ý nghĩa và cần thiết, thông
qua đó chúng ta nhận thức một cách đúng đắn và đầy đủ hơn bản chất và nội
dung của hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong cội nguồn tinh hoa văn hóa phương Đông, các nhà nghiên cứu
đều đề cập đến Nho giáo. Nho giáo, Nho học, hay Nho thuật có ảnh hưởng
lớn đến Hồ Chí Minh, đó là điều mà hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa
nhận. Song khi đi vào xem xét một cách cụ thể những nội dung nào của Nho
giáo đã ảnh hưởng đến Hồ Chí Minh? Có phải toàn bộ nội dung học thuyết
Nho giáo đã ảnh hưởng đến Hồ Chí Minh hay chỉ một phần? Nhưng khi cần
tim hiểu đó là phần nội dung gì ở giai đoạn nào của Nho giáo đã ảnh hưởng
đến Hồ Chí Minh? v.v thì chúng ta thấy ý kiến của các nhà nghiên cứu lại
chưa đạt dược sự thống nhất cao. Bởi vậy, việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề này
là cân thiết.
Qua các công trình nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh cho thấy,
trong Nho gia, Hồ Chí Minh chủ yếu nhắc nhiều đến các vị như Khổng tử,
3
Mạnh tử và bàn luận về một số nội dung chính trị, đạo đức cụ thể trong các
sách như Luận ngừ, Mạnh tử, v.v Đó chủ yếu là các nhà Nho Tiên Tần và
các kinh điển nguyên thủy của Nho giáo. Bởi vậy, trong khi tìm hiểu vấn đề
ảnh hướng của Nho giáo đến Hồ Chí Minh như thế nào, hay nói cách khác là
Hô Chí Minh đã kế thừa và phát triển những gì của Nho giáo, chúng tôi muốn
tập trung vào phạm vi nghiên cứu hẹp này. Và trong phạm vi luận văn thạc sỹ
này, chúng tôi dành quan tâm nghiên cứu việc Hồ Chí Minh kế thừa và phát
triển tư tưởng đạo đức của Khổng tử. Bản thân Hồ Chí Minh từng nói:
Tuy Khổng tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của
Khổng tử có nhiều điều không đúng song những điều hay trone đó
thì ta nên học.
“Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được
những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại”. Lênin dạy
chúng ta như vậy [57, tr.46].
Hơn nữa, nghiên cứu việc Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển các giá trị
trong tư tưởng của Khổng tử không những là để hiểu đúng hơn và đủ hơn về
tư tưởng Hồ Chí Minh, mà còn thông qua đó còn góp phần nhận thức và tiếp
tục kế thừa, phát triển những hạt nhân tư tưởng có giá trị của Khổng tử trong
thời đại hiện nay. Chúng ta biết ràng, điều này cũng rất quan trọng, khi mà
trên thế giới ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ các nước châu Á như
Nhật Bản, Hàn Quốc, Singgapo có thể phát triển một cách nhanh chóng chính
là vì họ đã biết kế thừa và phát triển nhiều nội dung tư tưởng có ý nghĩa tích
cực của Khổng tử, của Nho giáo, và kết họp những giá trị ấy với khoa học kỹ
thuật của phương Tây Xuất phát từ thực tế lịch sử, xã hội, văn hóa, con
người Việt Nam, chính Hồ Chí Minh đã từ rất sớm thấy rõ sự cần thiết phải
học những điều hay trone tư tưởng của Khổng tử, và chúng ta cần phải tiếp
tục thực hiện nhiệm vụ này.
4
Chính với những lý do trên cùng mong muốn góp phần hiểu rõ hơn tư
tưởng Hồ Chí Minh, nên chúng tôi đã triển khai hướng nghiên cứu này trong
một đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên (và đã được giải nhì nghiên cứu
khoa học cấp Bộ), trong khóa luận tốt nghiệp. Những kết quả đã đạt được
trong quá trình nghiên cứu đó đã tạo điều kiện thuận lợi và có ý nghĩa động
viên đê chúng tôi tiếp tục triên khai mở rộns hướng nghiên cứu này trong
luận văn thạc sĩ với tên goi: “Sự kế thừa và phát triển của Hồ Chí Minh đối
với nhữns tư tưởng đạo đức cơ bản của Khổng tử”
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN cứ u
Nghiên cứu sự kế thừa và phát triển của Hồ Chí Minh đối với di sản tư
tường nhân loại trong đó có tư tưởng của Khổng tử, của Nho giáo đã sớm
dược đặt ra trong các đề tài cấp Nhà nước, như đề tài KX02.08 với sự tham
gia của các nhà nghiên cứu hàng đầu như GS. Đặng Xuân Kỳ, GS. Vũ Khiêu,
PGS.TS.Thành Duy, PGS. Phan Văn Các, GS. Nguyễn Đình Chú, V.V.; Đề tài
KX02.01 do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm chủ nhiệm, v.v Kết quả nghiên
cứu của các đề tài trên đã được xuất bản dưới dạng sách chuyên khảo.
Ngoài ra, còn có thể kể ra đây những đầu sách đề cập tới nội dung Hồ
Chí Minh kế thừa và phát triển di sản tư tưởng nhân loại, trong đó có tư tưởng
của Khổng tử như: Đạo Khổng trong văn Bác Hồ của Đào Phan, Nxb Văn
hoá, Hà Nội, 1996; Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Nxb Chính trị, Hà Nội,
2005 của Hồng Vinh và các tác giả
Bên cạnh đó là nhiều bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành
bàn về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh của GS. Nguyễn Đức Binh; cố Thủ
tướng Phạm Văn Đồng; Đại tướng Võ Nguyên Giáp; GS. Trần Văn Giàu; GS.
Trần Đình Hượu, v.v , trong đó đều có xem xét biểu hiện cụ thể việc Hồ Chí
Minh kết thừa và phát triển tư tường của Không tử, nhất là qua phân tích so
sánh dôi chiếu.
5
Liên quan đến vấn đề này còn có một số sách có góc độ tiếp cận về mặt
phương pháp như: Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh', Dưới ảnh sáng
tư tưởng Hồ Chí Minh của GS. Đặng Xuân Kỳ, Nxb Thông tin Lý luận, 1996;
Góp phần tìm hiếu tư tưởng Hồ Chỉ Minh, PGS.TS. Lê Sĩ Thắng, Nxb Khoa
học xã hội. Hà Nội, 1991 v.v Ngoài ra, còn một số rất lớn các luận văn, luận
án liên quan trực tiếp đến đề tài. Những sách này đều là những nguồn tư liệu
có giá trị phone phú giúp chúng tôi đi vào tìm hiểu phương pháp của Hồ Chí
Minh, phương pháp Hồ Chí Minh kế thừa các giá trị tư tưởng, văn hóa của
nhân loại, v.v
Điều đáng chú ý, những công trình nghiên cứu nói trên đã cho thấy
giữa tư tưởng của Hồ Chí Minh và tư tưởng của Nho giáo (trong đó Khổng tử
đóng vai trò người sáng lập và tư tưởng của ône đóng vai trò nền móng) có
một mối quan hệ khăng khít, và tư tưởng Hồ Chí Minh đã chịu những ảnh
iiưởng không nhỏ từ tư tưởng Nho giáo. Tất nhiên, tuỳ theo góc độ tiếp cận,
quan điểm nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu trong các công trình mà mức
độ ảnh hưởng của Nho giáo đến Hồ Chí Minh được nhận định ở những nhà
nghiên cứu còn khác nhau.
Nhìn một cách chung nhất, để đi đến kết luận về mối quan hệ giữa tư
tưởng Nho giáo (trong đó có Khổng tử) và tư tưởng Hồ Chí Minh, đại thể các
nhà nghiên cứu đã đi theo mấy hướng sau. Thứ nhất, đi từ sự phân tích về
hoàn cảnh gia đình, quê hương xuất thân và những hoạt động cùng tư tưởng
của Hồ Chí Minh, đặc biệt các công trình khảo sát kỹ thời kỳ Người còn nhỏ
tuổi. Thứ hai, đi từ khảo sát phong cách ứng xử, phong cách sống của Hồ Chí
Minh, tìm kiếm trong đó nhừnẹ điểm tương đồng với thuyết tu, tề, trị, bình
của Nho giáo. Thứ ba, đi từ khảo sát những luận điểm tư tưởng do Hồ Chí
Minh phát biểu (kể cả những luận điểm của Người, cũng như những luận
điêm của Nho giáo được Người sử dụng) đê lại trong Hồ Chí Minh toàn tập
6
Nhừns cách làm trên đều có tính hợp lý của nó, và trên thực tế đã góp phần
không nhỏ vào việc làm rõ mối quan hệ giữa Hồ Chí Minh với Nho giáo.
Mong muốn góp phần giải quyết vấn đề đã đặt ra, chúng tôi suy nghĩ
tìm cách tiếp cận vấn đề từ một khía cạnh khác.
Trước hết, để phù hợp với điều kiện và khuôn khổ của một luận văn
thạc sĩ ngành Triết học, chúng tôi giới hạn trong việc nghiên cứu việc Hồ Chí
Minh kế thừa và phát triển những tư tưởng đạo đức cơ bản của Không tử, chứ
không có tham vọng đi vào nghiên cứu toàn bộ mối quan hệ của Nho giáo hay
toàn bộ tư tưởng của Khổng từ đối với Hồ Chí Minh. Trong phạm vi có hạn
này, nhờ các công trình đi trước, chúng tôi lựa chọn phương pháp tiếp cận so
sánh theo lát cắt tổng thế tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với tư tưởng đạo đức
của Khổng tử, chứ không dừng lại ở việc so sánh, đối chiếu một vài luận điểm
cụ thể (nhờ có các công trình trước đã giải quyết).
Bấy lâu nay, nghiên cứu tư tưởng của một con người, điều quan trọng
là phải căn cứ vào những luận điểm (mệnh đề, câu nói, v.v.) do người ấy phát
biểu. Đây là một thao tác không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học. Những
mệnh đề ngôn ngữ chính là hình thức vật chất của tư tưởng, là cái vỏ vật chất
của tư tưởng. Tuy nhiên, khi đi vào nghiên cứu tư tưởng của những con người
cụ thể, việc áp dụng thao tác trên luôn luôn là không đủ. Nhất là khi nghiên
cứu tư tường của những nhà tư tưởng phương Đông. Ở đây là Khổng tử và Hồ
Chí Minh. Phương châm của Khổng tử là thuật nhi bất tác. Văn bản duy nhất
được coi là có độ tin cậy cao khi nghiên cứu tư tưởng của Khổng tử là sách
Luận ngữ. Nhưne bản thân Luận ngữ lại là tập hợp những bản ghi chép của
học trò những lời Khổng tử đã dạy. Những lời ấy không phải luôn luôn là
những lời dược phát biểu trong môi trường giáo dục (trường học), không phải
luôn luôn có mục đích thể hiện trực diện hệ tư tưởne (thường là ý kiến về
những vấn đề cụ thể và vì thế thiếu tính khái quát chỉnh thể), không phải đã
7
hoàn toàn chuẩn xác (do mỗi người tuỳ theo tư chất của mình mà tiếp nhận và
ghi chép lời thầy khác nhau), V.V Đây là những điều không thể không thừa
nhận, nếu không muốn rơi vào “chủ quan duy ý chí”. Và như vậy cũng có
nghĩa là, nếu chỉ căn cứ vào những luận điểm cụ thể trong Luận ngữ thì không
thê đảm bảo là đã nhận thức chính xác tư tư(Vng của Khổng tử. Đối với Hồ
Chí Minh, tính phức tạp trong nghiên cứu tư tưởng của Người cũng có điểm
tương tự, hơn thế nữa, lại đăt ra từ sóc độ khác. Khi nói, viết, tức là khi thể
hiện tư tưởng, Hồ Chí Minh luôn tự ý thức, tự đặt ra những câu hỏi và tự trả
lời chúng: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào? Hồ Chí Minh là nhà
cách mạng hành động, những bài nói bài viết của Người không phải chỉ có
một mục đích là trực diện thể hiện tư tưởng của Người, mà quan trọng hơn
thế, nó phãi đi vào đối tượng tiếp nhận, nó cần đạt hiệu quả thực tiễn thuyết
phục và chi phối nhận thức, hành động của đối tượng. Bởi vậy, Người thường
dùng chính cách nói, cách nghĩ của đối tượng để đạt hiệu quả cao nhất trong
công tác tư tưởng. Điều này không phải không gây khó khăn cho nghiên cứu
tư tư(Vng của Người. Việc quá lệ thuộc vào những mệnh đề, luận điểm cụ thể
mà Hồ Chí Minh đưa ra có thể đưa tới nhận thức sai lầm là Hồ Chí Minh có
rất ít những mệnh đề tư tưởng của riêng mình, thậm chí có người còn cho
rằng cần phải lọc lựa ra hết những câu nói, luận điểm cùa người khác đã được
Hồ Chí Minh sử dụng, cải còn lại mới là cái của riêng Hồ Chí Minh. Những
cách quan niệm như thế thể hiện một phương pháp siêu hình trong nghiên cứu
tư tưởng, và sẽ không thể đạt kết quả tốt, đặc biệt là khi nghiên cứu tư tưởng
phươns Đône.
Vậy là không thể không căn cứ vào những luận điểm cụ thể, nhưng
cũng không thể dừng lại ở những luận điểm cụ thể. Cách làm hợp lý nhất là
nghiên cứu các luận điểm cụ thể trong moi quan hệ với các luận điểm khác,
trong tỉnh hệ thống của nó và nhất là cần đặt vào hoàn cảnh lịch sử rộng lớn
8
mà nó xuất hiện. Cách làm này có cơ sở từ chính những nguyên lý căn bản
của phép biện chứng duy vật - nguyên lý về mối liên hệ phổ biển và nguyên
lý về sự phát triển của các sự vật hiện lượng. Neu như nghiên cứu các luận
diêm cụ thê là nghiên cứu cái riêng, cái cá biệt thì nghiên cứu các luận điểm
ấy trong tính hệ thống của nó chính là nhằm phát hiện ra cái chung, cái phổ
biến. Theo cách nói của những nhà triết học phương Đông là để phát hiện ra
cái “nhất dĩ quán chi”. Chính việc phát hiện ra tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt
qua các luận điểm cụ thể sẽ quay trở lại giúp chúng ta nhận thức các luận
điểm cụ thể dúns đắn hơn.
Với quan điểm xuất phát như thế, để góp phần làm rõ mối quan hệ giữa
tư tường đạo đức của Khổng tử với tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, chúng
tôi sẽ không đi quá sâu vào những nội dung tư tưởng cụ thể, những luận điểm
cụ thể mà cố gắng có cái nhìn so sánh tổng thể: điểm xuất phát vấn đề đạo
đức, nội dung cơ bản trong tư tưởng đạo đức, những vấn đề có tính nguyên
tắc khi tiếp cận và giải quyết các vấn đề thực tiễn đạo đức.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM v ụ NGHIÊN cứu
Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi xác định mục tiêu là: Tim
hiểu sự kế thừa và phát triển của Hồ Chí Minh đối với những nội dung tư
tưởng đạo đức cơ bản của Khổng tử.
Để đạt được mục tiêu nói trên, nhiệm vụ của luận văn là:
Thứ nhất, làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong tư tưởng đạo đức
của Khổng tử xét trong tính hệ thống, tính chỉnh thể của nó.
Thứ hai, làm sáng tỏ sự tương đồng và khác biệt ờ một số nội dung cơ
bủn giữa tư tưởne đạo đức của Hồ Chí Minh với tư tưởng đạo đức của Khống
tử, từ đó chỉ ra sự kể thừa và phát triển của Hồ Chí Minh đối với những hạt
nhân họp lý trong tư tưởns đạo đức của Khổng tử.
9
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN c ứ u
a. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tư tưởng đạo dức của Khổng tử
và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, từ dó đi sâu tim hiểu sự kế thừa và phát
triển hạt nhân họp lý trong tư tường đạo đức của Khổng tử ở Hồ Chí Minh.
b. Phạni vi nghiên cứu: Luận văn xác định giới hạn phạm vi nghiên
cứu tư tưởng đạo đức của Khổng tử và tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh
trong hai nguồn tư liệu là Luận ngữ, và Hồ Chí Minh toàn tập in lần thứ 2
năm 1995-1996 (12 tập).
5. Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ử u
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm
của Đảng và Nhà nước về vấn đề đạo đức, dựa trên cơ sở phương pháp luận
và phương pháp nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh. Luận văn kế thừa các
công trình nghiên cứu ở nước ta trong những năm gần đây về đạo đức Khổng
tử, đạo đức Hồ Chí Minh.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp chung biện chứng duy vật và lịch sử,
ngoài ra còn sử dụng một sổ phương pháp: phân tích, tổng hợp, lôgic-lịch sử,
so sánh, đối chiếu,
6. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN
* Ý nghĩa lý luận:
Luận văn góp phần giải quyết sâu hơn vấn đề nguồn gốc của tư tưởng
dạo đức Hồ Chí Minh, vấn đề phương pháp Hồ Chí Minh kế thừa và phát
trien các giá trị tư tưởng đạo đức của Khổng tử. Góp phần lý giai một cách
đúng đắn hơn. sâu sắc hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh.
10
* Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn có thê sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên,
nghiên cứu sinh khoa Triết học trong nghiên cứu và giảng dạy tư tưởng Hổ
Chí Minh, đạo đức Hổ Chí Minh.
7. KẾT CÁU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn gồm 2 chương. 4 tiết.
NÖI DUNG
Chuong 1
CÄC TlßN DE VÄ NÖI DUNG TU TUÖNG DAO DUC CÖ BAN
CÜA KHÖNG TU
1.1. Cäc tien de cho su hinh thänh tu’ tuffng dao due Khöng tu-
Khong tü (551- 479 trirac Cöng nguyen), ten Khäu, tu Trong Ni. Öng
lä ngiräi nuac Lö, sinh ra trong mot gia dinh quy toc nhö da sa süt.
Thöi dai cüa Khöng tü lä thai dai mä xä hoi Trung Quöc cö rät nhieu
bien dong säu säe tren tat cä cäc mät, cäc linh vue cüa dai söng xä hoi. Tren
binh dien chinh tri vä tö chüc xä höi, dö lä thai ky mä su thöng tri cüa nhä
Chu ngäy cäng suy yeu vä düng truac ba vue cüa sir sup do. Bä dao - dao cüa
chir hau nöi len län ät Vuong dao - dao cüa thien tü nhä Chu. Te Cänh Cöng
da tüng than thö: “Quän bat quän, thän bat thän, phu bat phu, tü bat tü” -
“Vua chäng ra vua, toi chäng ra toi, cha chäng ra cha, con chäng ra con” [11,
tr. 189],
Khöng tü dai dien cho bö phän quy töc cäp tien. Öng khöng chäp nhan
cäch mang, cüng khöng chäp nhan hien trang xä höi duang thai, mä muön cäi
tao nö, cäi tao theo hiröng khöi phuc lai nhung giä tri cö hCru cüa Chu Le. De
thirc hien y nguyen cüa minh, öng da mö truang day hoc, sang lap hoc thuyet
vä cüng hoc trö di truyen bä hoc thuyet cüa minh a nhieu nuac chu hau.
Hoc thuyet cüa Khöng tü chü yeu de cäp den nhirng van de chinh tri -
xä höi vä vi väy mä nö lä tu tuöng chinh tri. Tuy nhien, do göc dö tiep can vä
huang giäi quyet nhirng vän de chinh tri - xä höi duang thai cüa Khong tü lä
tap trung väo nhän tö con nguai, ma röng tü cä nhan con nguai den xä höi,
trong dö chü trong den vai trö cüa dao düc vä giäo due dao düc (bao göm cä
12
tự giáo dục và sự giáo dục của xã hội) đối với con người và xã hội, cho nên về
cơ bản, học thuyết của Khổng tử là học thuyết chính trị - đạo đức. Tư tưởng
chính trị và tư tưởng đạo dức của Khổng tử hoàn quyện chặt chẽ, thống nhất
hữu cơ với nhau.
Xuât phát từ đặc điểm chune ẩy, việc nghiên cứu tư tưởne đạo đức của
Khổng tử cần xoay quanh quan điểm của ông về con người chính trị - đạo đức,
từ đó phát hiện ra những nét dặc thù trona tư tướng đạo đức của ông.
1.1.1. Cơ sở thục tiễn
Tư tường đạo đức của Khổng tử được hình thành trước hết dựa trên
những chất liệu mà thực tiễn đời sống chính trị - xã hội Trung Quốc đương
thời cung cấp.
Trên bình diện kinh tế, việc phát hiện và đưa công cụ đồ sắt vào sản
xuất đã đưa tới sự phát triển mạnh mẽ cùa nền sản xuất nông nghiệp và thủ
công nghiệp. Năng suất lao động có những bước phát triển to lớn. Kéo theo
đó là sự xuất hiện của các thành thị thương nghiệp vào khoảng thế kỷ thứ VI,
V trước công nguyên, và nhanh chóng trở thành những trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hoá lớn. Những tài liệu lịch sử còn lại đến nay cho ta biết tới
nhữne trung tâm như Lạc Dương, Hàm Dương, V.V
Sự phát triển của sản xuất đã tác động mạnh mẽ đến những hình thức
sở hữu tư liệu sản xuất (chủ yếu là ruộng đất) và kết cấu giai tầng trong xã hội.
Nếu như trước đây, đất và dân dưới gầm trời đều là của vua và vua nhà Chu
có quyền sở hữu tối cao về ruộng đất, thì nay bị lớp người mới lên, có sức
mạnh về kinh tế tranh đoạt. Tình trạng mất đất, mất dân đã làm cho quý tộc
nhà Chu suy yếu, và từ sự suy yếu về kinh tế đã dẫn tới sự suy yểu về địa vị
và vai trò chính trị. Ngôi Thiên tử của nhà Chu chỉ còn là hình thức. Các nước
chư hầu không phục tùng vương mệnh, đem quân thôn tính lẫn nhau, tự xưng
13
Chúng ta đều biết rằng, sau khi tiêu diệt nhà Ân, Chu Võ vương lên
ngôi Thiên tử, lập nên nhà Chu (Tây Chu). Tuy nhiên, người có công lớn
trong việc xây dựng mô hình tô chức và cơ chế hoạt động cho toàn bộ chế độ
xã hội nhà Chu là Chu Công Đán (Chu Cône). Nhà Chu đã thực hiện chế độ
phong kiến (“phân phong kiến quốc”) để tổ chức và củng cố địa vị thống trị
của mình. Giữa chế độ phong kiến với quan hệ huyết thống có quan hệ mật
thiêt với nhau. Theo chế độ nàv, nguyên tắc con trưởng thế tập là rất quan
trọng, quán xuyến từ ngôi thiên tử đến tận tế bào xã hội là gia đình, tạo nên
một hệ thống thống nhất trong toàn xã hội, một chế độ quản lý xã hội dựa trên
quan hệ huyết thống. Sir phân chia tầng bậc trong mọi cấp độ tổ chức xã hội
cũng như giữa các tầng bậc ấy và di cùng với nó là những ranh giới không thể
vượt qua là điều kiện sống còn của cách thức tổ chức xã hội dưới thời nhà
Chu.
Với sự xuất hiện của các thế lực cát cứ không ngừng thôn tính tranh
đoạt lẫn nhau, sự hỗn loạn trong trật tự xã hội đã đẩy nhà Chu đến bờ diệt
vong. Mặt khác, nó cũng tạo ra một tỉnh trạng phi nhân tính đang thống trị
trong xã hội. Mọi mối quan hệ giữa con người với con người đều bị biến dạng
ghê gớm. Những chuyện con cái giết cha mẹ, anh giết em, vợ giết chồng đã
trở thành phổ biến. Các cuộc chiến tranh nổ ra liên miên đã đẩy nhân dân tới
tình trạng khốn cùng, V.V
Hiện thực xã hội đã đặt ra một vấn đề lớn: Cách thức tổ chức và quản
lý xã hội theo mô hình nhà Chu đã suy đòi, tỏ ra không còn có hiệu quả trên
thực tế. Vậy cần phải làm thế nào để thiết lập lại trật tự xã hội, đưa xã hội
vào thế ổn định đế phát triển?
Chúng ta có thể thấy rõ tính bức xúc của vấn đề này qua những điều ghi
chép trong sách Luận ngữ. Rất nhiều đoạn chép lại lời của Vệ Linh công, Quí
Klurcme tử, v.v , hái Khổng tử về cách thức cai trị, về sự lựa chọn giữa việc
14
sử dụng bạo lực hay nhân đức, giữa lợi ích của người cầm quyền hay lợi ích
của nhân dân. Đó cũng chính là băn khoăn chung của thời đại lúc bấy giờ.
Hiện thực xã hội cũng đồng thời gợi mở hai hướng tiếp cận và giải
quyết vấn đề: Hoặc là cải tạo xã hội một cách triệt để, thiết lập một mô hình
xã hội mới với những nguvên tắc tổ chức và quản lý mới; Hoặc là khôi phục
lại Chu Lễ, khôi phục lại giá trị và hiệu quả của cách thức tổ chức và quản lý
xã hội theo Chu Lễ như nó vốn có thuở ban đầu.
Sự xuất hiện của rất nhiều nhà tư tưởng, học phái khác nhau trong thời
kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc, trong đó có Khổng tử và tư tưởng của ông, tạo
nên cục diện “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”, chính là xuất phát từ nhu
cầu nhận thức và giải đáp vấn đề trên. Đó đồng thời cũng là môi trường để
những giá trị đạo đức - chính trị của Khổng tử được cọ xát, mài giũa.
1.1.2. Tiền đề tư tưởng
Học thuyết chính trị - đạo đức của Khổng tử được ra đời dựa trên
những điều kiện kinh tế - xã hội, đồng thời còn bắt nguồn từ xu thế vận động
chung của đời sống tư tưởng chính trị Trung Quốc từ thời Thượng cổ đến thời
đại mà Khổng tử sống.
Có thể hình dung về đại thể xu hướng vận động của tư tưởng chính trị
Trung Quốc cho đến thời Khổng tử như quá trình đấu tranh giữa thần quyền
và vương quyền và xu thế chiến thảng của vương quyền.
Khi mới thoát thai khỏi giới động vật, tiến nhập vào đời sống văn minh,
ở trình độ phát triển thấp của lực lượng sản xuất, của năng lực cải tạo tự nhiên,
con người buộc phải tìm đến những vị thần. Sự tưởng tượng của con người về
những vị thần toàn năng, sần gũi với tính cách của con người, thường xuyên
che chở, RÌúp đỡ con người chính là một cách thức phàn ứng của con người
trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội vốn còn đans rất bí hiêm đối vói họ.
15
Cùng với sự phát triên của sức sản xuất và những bước tiến trong hoạt
dộng nhận thức, tư tưởng, con người đã hình dung về một tổ chức xã hội của
các vị thần dựa trên hình mẫu cách thức tô chức xã hội của con người. Từ
những điện thờ đa thần giáo mang tính tản mát đã dần hình thành những điện
thờ có trật tự và tập trung theo hướne nhất thần giáo. Vai trò cùa các vị thần
đổi với đời sống xã hội vốn được tâm thức dân gian xây dựng nên dần bị tầng
lóp thống tri trong xã hội (vương quyền) nắm lấy. củng cố và tăne cường
thêm, và dựa vào dó củng cố và tăna cườne địa vị thống trị của họ trong xã
hội. Được
vương quyển sử dụng và trở thành một chồ dựa của vương quyền,
sức mạnh của các vị thần từ chỗ chỉ chi phối một cách vô hình trong đời sống
tinh thần của xã hội đã trở thành một sức mạnh hữu hình và chi phối đời sống
hiện thực dưới những hình thức cũng rất hiện thực - Thần quyền ra đời. Theo
nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ rõ, trong xã hội Trung Quốc thời nhà Hạ,
Thương (Ân), quyền lực của tầng lớp tăng lữ rất to lớn, thậm chí chi phối và
điều khiển cả những người làm chính trị. Lã Trấn Vũ đã viết trong cuốn Lịch
sử tư tưởng chính trị Trung Quốc như sau:
Uy quyền của bọn tăng lữ vu giáo về chính trị có thể trực
tiếp sai khiến cả nhà vua. A - Hành của Vu giáo là đại biểu có uy
quyền to nhất. Các đế vương trừ quyền quân sự ra còn đều là
công cụ cho bọn họ sử dụng cả [85, tr. 21-22].
Tuy nhiên, có một sự thật là trong điều kiện xã hội Trung Quốc đương
thời, tầng lớp thống trị không thể không sử dụng thần quyền để củng cố và
thực hiện vương quyền, nhưng lại không thể chấp nhận sự lấn át của thần
quyền đối với vương quyền. Với tính cách là lĩnh vực liên hệ mật thiết với đời
sống kinh tế và là “biểu hiện tập trung” của đời sống kinh tế - một lĩnh vực
thực dụng nhất, sớm hay muộn, lực lượng chính trị trần thế sẽ phải khẳng
định địa vị đứng trên của nó đối với lực lượng thần thánh, vương quyền sẽ
16
phủi khăng dịnh địa vị dứng trên của nó đối với thần quyền. Xu thể này dược
cung cấp cơ sở vừng chắc trên cơ sở con người từng bước khẳng định năng
lực hoạt động thực tiễn của mình trước các lực lượng tự nhiên và xã hội.
Xu thế trên đà trở thành hiện thực vào cuối thời Ân. Sách Thượns Thư
có ghi lại chi tiết vua Trụ “hôn mê bá cả cúng tể” và tuyên bố: “Ta sinh ra
không cần có mệnh trời”. Sử ký, Ân bản kỷ có chép:
Vũ Ất không trọn2 đạo, làm ra những con hù nhìn gọi đó
là thiên thần, đánh nhau với những thiên thần ấy, ra lệnh cho mọi
người xem, thiên thần bị thua liền bị giết và bị làm nhục. Vũ Át
còn làm những túi da để đầy máu treo lên mà bắn và gọi đó là
bắn giời [85, tr. 22], V .V
Trên thực tế, địa vị của thiên mệnh, của thần quyền đã từng được vận
dụng rất mềm dẻo khi Chu Vũ vương dương ngọn cờ chống lại nhà Ân. Nhà
Chu đã luận giải việc nhà Ân mất địa vị lãnh đạo là do mất sự ủng hộ của Trời,
và địa vị thống trị mà nhà Chu giành được thực chất là do Trời trao cho. Tuy
thế, điều không thể phủ nhận là quyền uy tối thượng, bất khả xâm phạm của
thần quyền đã bị xâm phạm, là dầu hiện sự chiến thắng của quyền lực trần thế
trước quyền lực thần thánh.
Mặt khác, để duy trì quyền thống trị, lực lượng thống trị trong xã hội
ngày càng nhận thức rõ sức mạnh của nhân dân, và để nhân dân thừa nhận uy
quyền tối thượng của họ thì dù muốn, dù không cũng không thể không quan
tâm, dù ở mức độ nào đó, đến đời sống cùa nhân dân. Đổi với nhà Chu, một
triều đại được dựng nên sau khi phát động phong trào nhân dân đấu tranh lật
đổ sự thống trị của nhà Ân, thì điều này lại càng quan trọng. Việc quan tâm
đến đời sông của nhân dân mở đường cho xu hướng đạo đức hóa chính trị.
Rồi đây, xu hướng này sẽ ngàv càne được củng cố và trở thành một đặc trưng
nổi bật cùa đời sống chính trị nhiều nước phương Đône như Trung Quốc,
17
Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, tức là những nước mà các cư dân ở dó luôn
phái đối mặt với những thách thức đòi hỏi có sự nồ lực chung của cả cộng
dồng mới vượt qua được như trị thủy, V.V., và vì thế mà địa vị lãnh đạo xã hội
không phải bao giờ cũng được quyết định trực tiếp bởi địa vị kinh tế. Chính vì
thế, ngay trong Kinh Thư, bên cạnh những ghi chép khăna định xu thế lấn át
của vương quyền với thần quyền, người ta còn thấy những tư tưởng thể hiện
sự quan tâm đến đời sống của nhân dân. Thậm chí, những người cầm quvền
đã tiến hành thống nhất sức mạnh của thần quyền với sức mạnh của nhân dân,
chẳng hạn cái gọi là “thiên mệnh” tuy có uy quyền tối cao, song lại thể hiện ra,
thậm chí đồng nhất với “ý dân”. Những câu như: “Trời nhìn tự dân ta nhìn,
trời nghe tự dân ta nghe”, “sự sáng suốt ở trời thể hiện ra ở sự sáng suốt của
dân”, “dân muốn gỉ trời cũng theo”, V.V., không phải là ít trong cuốn sách này.
Điều đó nói lên rằng, việc quan tâm đến đời sống của nhân dân đã trở thành
một yêu cầu thường xuyên trong đời sổng chính trị ở các nước phương Đông
[85, tr. 48-49],
Như vậy, song song với quá trình vương quyền vượt lên trên thần
quyền và tiếp tục sử dụng thần quyền làm chỗ dựa cho vương quyền, thì xu
hướng đạo đức hóa chính trị cũng dần trở nên rõ nét. Đây chính là những tiền
đề tư tưởng quan trọng mà từ đó sẽ hình thành nên tư tưởng chính trị - đạo
đức của Khổng tử.
Đen cuối thời Xuân Thu, nghĩa là thời mà Khổng tử sống, sụ suy đồi
trong tầng lớp thống trị, sự khốn cùng của đời sống nhân dân đã một lần nữa
lay chuyển, và lần này là làm rung chuyến tận gốc rễ địa vị của thần quyền,
chính vì thế, hơn lúc nào hết, nhu cầu tìm kiếm nhừna, điểm tựa mới, trần tục
hơn, nhưng có sức mạnh hơn của tầng lớp thống trị đã được đặt ra một cách
cấp hách. Xu hướng vốn tiềm ẩn trong dòng tư tường chính trị Trung Quốc
khi dó là đề cao nhân to con người với những phẩm chất đạo đức nổi bật đã
ỉ ĐA I H O C Q U Ố C G IA HA NỌ|
-1 'ỉ!' rÂM THÔNG T!N THƯ VIỀN
18
bộc lộ mạnh mẽ. Xu hướne khách quan này đã được Khổng tử nhận thức và
nắm lấy. Chính vì vậy, học thuyết chính trị - dạo đức của ông mà nội dung
chính là sự “tập đại thành” khuynh hướng ấy đã được các tầng lóp thống trị
trong xã hội chuyên chế phương Đông sử dụng và đưa lên địa vị độc tôn.
Tóm lại, toàn bộ những điều kiện kinh tế - xã hội và những tiền đề tư
tưởng như trên vừa đặt ra vấn đề, vừa cung cấp điều kiện để giải quyết những
vấn đề ấy, và Khổng tử - một “con người vĩ đại” - đã nhận thức và đảm đương
được sứ mệnh xây dựng nền tảng cho một hệ tư tưởng mới - hệ tư tường Nho
giáo, trong đó tư tưởng đạo đức có vai trò cực kỳ quan trọng.
1.2. Những nội dung cơ bản trong tư tưởng đạo đức của Khổng tử
1.2.1. Cách tiếp cận và các nội dung cơ bắn của tư tuởng đạo đức ở
Không tử
Tư tưởng đạo đức của Khổng tử bắt đầu từ con người và mục đích cuối
cùng cũng là quay trở lại phục vụ cho xã hội con người. Đây chính là giá trị
nhân văn xuyên suốt toàn bộ học thuyết của ông.
Tiếp nổi mạch tư tường chính trị - đạo đức Trung Quốc truyền thống,
Khổng tử tiếp cận thực tiễn đời sổng xã hội Trung Quốc từ khía cạnh chính trị
- đạo đức. Ông khẳng định tầm quan trọng của chỉnh trị đối với sự vận động
của toàn bộ đời sổng xã hội. Trong sách Le Ký có viết: “Nhân đạo chính vi
đại” - trong đạo (cả theo nghĩa rộng là “quá trình đời sống hiện thực” và theo
nghĩa hẹp là việc quản lý quốc gia) cùa con người thì chính trị là lớn nhất.
Trong sách Luận ngữ, nhiều lần Khổng tử thể hiện rõ sự quan tâm đặc biệt
của mình đến đời sống chính trị so với các lĩnh vực khác. Chươm* Tử Lộ có
chép rằng, khi Phàn Trì hỏi Khổng tử về nghề làm ruộng và nghề làm vườn,
Khòng tử đã gạt đi và nói:
19
Gã Phàn Tu chí khí nhỏ hẹp lắm thay! Nầy, nếu người bề
trên chuộng lễ, thì dân chăng dám bỏ niềm cung kính. Neu người
bề trên háo nghĩa, thì dân chảng bội lẽ công chính. Nếu người bề
trên biết tín thật, thì dân chăng dám sai ngoa trong tình giao ước.
Nếu nhà cầm quyền ở đủ lễ, nghĩa, tín như vậy, thì dân chúng từ
bốn phương xa sẽ đai con đến để phục dịch mình, cần chi phải
học nghề cày cấy[ 11, tr. 201 ].
Điều đó có nghĩa là, trong quan niệm của Khổng từ, lĩnh vực chính trị
có vị trí quan trọng nhât trong đời sống xã hội. Kết luận này mang tính thực
tiễn cao, đặc biệt là trong bổi cảnh xã hội Trung Quốc đương thời, khi mà
neười tạo phúc lớn cho thiên hạ là người có thể thi hành nhân đức, bình ổn xã
hội.
Đồng thời với việc đề cao địa vị của lĩnh vực chính trị, Khổng tử đặc
biệt nhấn mạnh đến nhân tố con người. Chính nhân tố con người sẽ quyết
định sự vận hành của bộ máy cai trị, quyết định chất lượng và hiệu quả của
các quyết sách chính trị. Khổng tử từng nói:
Việc chính trị của vua Văn vua Vũ bày ra ở trong sách.
Neu những người như vua Văn vua Vũ còn thì chính trị ấy được
thi hành, nếu những người ấy mất thì chính trị ấy ngừng. Đạo của
người làm cho chính trị hoá tốt, cũng như đạo của đất làm cho
cây tốt [39, tr. 246],
Đi đôi với việc đề cao nhân tố con người, Khổng tử có xu hướng né
tránh (chứ không phải là bác bỏ) những vấn đề liên quan đến các lực lượng
siêu nhiên, thần thánh, liên quan đến quỷ thần. Chẳng hạn trong thiên Ưng Dã,
Khổng tử nói: “Kính quỷ thần nhi viễn chi” - “tôn kính nhưng tránh xa quỷ
thần”, hay như trong thiên Thuật Nhi có ghi: “Tử bất ngừ: Quái, lực, loạn,
thần” - “Thầy Khổne không nói đến những vấn đề: Quái dị, bạo lực, làm loạn,
quỷ thần”, v.v
20
Việc Không tử dề cao nhân tổ con người chứ không phải là các lực
lượng siêu nhiên thần thánh, trong đời sống chính trị, xét trong bối cảnh xã
hội Trung Quốc dương thời, là một quan điêm tiến bộ, vừa phù hợp với sự
phát triển của đời sống xã hội, của hoạt động thực tiễn của con người, vừa
tiếp nổi và phát triển xu thế vận động nội tại của đời sống tư tường từ trước
đó. Đó là sự thừa nhận, đồng thời là sự khẳng định vai trò chù thể của con
nsười đổi với đời sống của chính mình - lưc lương thực sự có sức mạnh chi
phối đời sống xã hội của con người chính là con người chứ không phải là bất
cứ lực lượng siêu nhiên, thần thánh nào khác, và lĩnh vực có sức chi phối
mạnh mẽ nhất chính là chính trị. Chính ở đây, chúng ta sẽ thấy sự gặp gỡ giữa
Khổng tử - nhà tư tưởng chính trị 2500 năm trước - với Hồ Chí Minh - nhà tư
tưởng chính trị hiện đại, người mà trong suốt cuộc đời mình, những suy tư về
xã hội và cải tạo xã hội luôn xoay quanh quan niệm “trong bầu trời không gì
quý bằng nhân dân”, trong xã hội “không lực lượng nào lớn bằng lực lượng
của nhân dân”. Tất nhiên, với Khổng tử, khi ông quá đề cao nhân tố con
người mà xem nhẹ những yếu tố cơ chế, kỹ thuật trong tổ chức và vận hành
dời sống chính trị cũng như toàn bộ đời sống xã hội thì đó là một hạn chế, và
hạn chế này đã bị Pháp gia mà đại biểu là Hàn Phi tử phê phán trong cuốn
sách mang tên ông, ngoài ra trong chừng mực nào đó nó cũng bị những người
đại biểu cùa phái Mặc gia và Đạo gia chỉ trích. Còn ở Hồ Chí Minh tư tưởng
về con người và vai trò của con người trong đời sống xã hội vừa tiếp thu
những tinh hoa trong tư tưởng của Khổng tử, vừa được xây dựng trên nền
tảng triết học Mác - Lênin với tất cả tính khoa học, cách mạng và nhân văn,
và vì thế đã được thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh là hoàn toàn
đúng dan,
Từ chỗ cao vai trò của nhân tố con người trong đời sống chính trị,
Khổng tử đi tới vấn đề phẩm chất của họ, và trong những phẩm chất của con
21
người, Khổng tử dã lựa chọn và tập trung vào những phẩm chất đạo đức để từ
dó xây dựng nên toàn bộ học thuyết của minh. Tư tưởng đạo dức của Khổng
tư xoay quanh vấn đề con người chính trị và gẳn liền với đời sống chính trị.
Diều này thể hiện rõ khi ông dành nhiều tâm sức để bàn luận về hai mẫu hình
con người chính trị - quân tử và tiểu nhân, một vấn đề đạo đức chiếm vị trí to
lớn trong toàn bộ tư tưởng đạo đức của ông. Trong Luận ngữ, chừ “quân tử”
xuất hiện cả thảy 106 lần và chừ “tiểu nhân” là 23 lần.
Nhà nghiên cứu người Trung Quốc là Phùng Quốc Triệu, trong bài viết
Nhân tính luận, quân tử tiểu nhân dữ trị quốc chi đạo đăng trên tạp chí
Nghiên cứu triết học sổ tháng 5 năm 2000 (tiếng Trung Quốc), có nêu ra một
nhận xét mang tính khái quát:
Nhân tính luận là cơ sở của sự phân biệt quân tử tiểu nhân,
sự nhận thức sâu sắc và phân biệt rạch ròi là căn cứ của đạo trị
quốc Nho gia. Nói một cách cụ thể, Nho gia cho rằng: Mỗi người
đều có bản tính tiên thiên giống nhau, bản tính này đã quyết định
tính khả năng hậu thiên là thiện hay ác của con người; thông qua
giáo hoá đạo đức một cách chặt chẽ, mọi người đều có thể trở
thành quân tử; nhưng trong hiện thực xã hội, do sự không giổng
nhau về trình độ tiếp nhận giáo dục, mà tồn tại quân từ tiểu nhân.
Cho nên đạo trị quốc tốt nhất là dùng nhân nghĩa đạo đức rèn
luyện con người, tức là điều mà Khổng tử nói: đạo chi dĩ đức;
cuối cùng làm cho mọi người đều trở thành quân tử đạo đức [70,
tr. 40-41],
Chúng tôi tán thành với cách đặt vấn đề này. Không thể hoàn toàn và
đơn giản quy quan niệm của Khổng tử về quân tử và tiểu nhân thành quan
niệm về giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Có hai lý do để nói như vậy. Thứ
nhắt, Khổng tử là người nhiều lần phê phán gay gắt thực trạng xã hội đảo lộn,
22
“danh không chính, ngôn không thuận”, trong đó “vua không dúng với đạo
vua, tôi khôrm đúng với đạo tôi, và chính ông cũng phê phán thẳng thừng
không ít kẻ ở địa vị thống trị song lại không là quân tử, không có tầm suy
nghĩ và hành độna tương xứng với địa vị ấy. Thứ hai, Khống tử cho rằng dù
là bất cứ ai, một khi đã trải qua quá trình được giáo dục và tự giáo dục về đạo
đức thì đều có thể trờ thành chính nhân quân tử. Neu đồng nhất quan điểm
của Khổng tử về quan tử và tiểu nhân với quan niệm về các giai cấp thống trị
và bị trị thi sẽ không thể lý giải được quan điểm “hữu giáo vô loại” trong tư
tưởng giáo dục của Khổng tử - một vấn đề mà đối với ông có tầm quan trọng
không nhỏ trong việc thực thi chính đạo trong xã hội. Tất nhiên, trong tư
tưởng đạo đức của Khổng tử có thể hiện tính đẳng cấp khi thừa nhận người
đời cũng có bậc ‘‘thượng trí” và kẻ “hạ ngu”, song phải hiểu đó là tính đẳng
cấp xét về mặt thành tựu tu dưỡng đạo đức.
Để đi tới quan niệm về mẫu hình quân tử và tiểu nhân, Khổng tử trước
hết đã đặt vấn đề và tiến hành lý giải về bàn tính của con người. Quan niệm
về bàn tính của con người là nền móng cho toàn bộ tư tưởng Khổng tử về đạo
đức.
a. Quan niệm của Khổng tử về bản tính của con người
Phải nói ngay rằng, Khổng tử không khẳng định bản tính con người là
Thiện hay Ác. Ồng nêu ra một quan niệm toàn diện hơn: “tính tương cận dã,
tập tương viễn dã”[l 1, tr. 268],
Mệnh để cực kỳ quan trọng song khó hiểu này của Khổng tử bấy lâu
nay vẫn được giải thích là “Người ta thảy đều gần giống nhau, vì ai nấy đều
có bổn tánh lành; nhưne bởi nhiễm thói quen, nên họ thành ra xa khác
nhaiT[l 1, tr. 269] hoặc “Bản tính người ta gần giống nhau, thói quen khiến xa
nhau”[37, tr. 615]. Trong tiếng Anh, mệnh đề này cũng được dịch theo nghĩa
như trên là “People are similar by nature, but through habituation become
quite different from each other”.
23
Cách hiểu như trên cũng có phần hợp lý, tuy nhiên, theo quan niệm của
chúng tôi, mệnh đề trên còn cần được hiểu theo nghĩa khác. Đó là: “Bản tính
tự nhiên của con người là gần gũi với nhau, nhưng do sự quy định của xã hội
mà trở nên xa cách nhau”. Có thể nói, đây thực sự là một quan niệm triết học
sâu sắc về con người và là nền tảng trên đó triển khai thành toàn bộ học
thuyết của Không tử về đạo đức nói riêng, về con người và xã hội nói chung.
Không phải ngẫu nhiên mà gần như cùng thời với Khổng tử, ở bên kia địa cầu,
một trong những người sáng lập nên nền văn minh phương Tây là Aristốt
cũng nêu lên một quan niệm tương tự: “Con người, về bản tính tự nhiên, là
một động vật chính trị” (man is by nature a political animal). Chừ “động vật
chính trị” ở đây được hiểu theo nghĩa là “cố kết nhau lại thành cộng đồng và
nương tựa vào cộng đồng”.
Khi nói “tính tương cận”, Khổng tử quan niệm rằng, mọi con người đều
có một phẩm chất gốc (bản tính) tương tự như nhau, đó là gần gũi với nhau và
cố kết nhau lại thành cộng đồng. Và bản tính ấy chính là Nhân ['Ịc]. Nhân
chính là bản tính con người, nhưng không phải con người cô độc, mà là con
người được xét trong quan hệ với người khác, trong sự gần gũi, cố kết nhau
lại thành cộng đồng.
Khi nói “tập tương viễn”, Khổng tử quan niệm rằng, con người về bản
tính là gần gũi nhau, cố kết nhau lại thành cộng đồng, nhưng để cộng đồng
tồn tại thi cần có sự phân biệt, hay nói cách khác, bản thân xã hội là một cộng
đồng các cá thể gắn kết với nhau trên cơ sở phân biệt nhau về địa vị và chức
phận. Đe thấy ra người khác giống với mình, cũng như để người khác thấy
mình giống với họ, từ đó sần gũi, cố kết với nhau, thi điều cần thiết chính là
phải phân biệt được minh với người khác. Thực chất đây là hai mặt của cùng
một thể thống nhất trong quan hệ của con người, và hai mặt này sinh thành ra