Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô - một số quan điểm lý luận chủ yếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.44 KB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VIỆN TRIẾT HỌC


LÊ THỊ CHIÊN


SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ -
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM LÝ LUẬN CHỦ YẾU

Chuyên ngành: Triết học
Mã số : 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TSKH. Lương Đình Hải



HÀ NỘI - 2009.



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 11
Chương1: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC Ở LIÊN XÔ 11


1.1 . Những thành tựu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội 11
1.1.1 Giai đoạn 1917 - 1941 12
1.1.2 Giai đoạn 1945 - 1970 16
1.2. Thời kỳ khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 20
1.2.1. Những biểu hiện của sự khủng hoảng 20
1.2.2. Công cuộc cải tổ của Goócbachốp 23
1.2.3. Sự tan vỡ của Liên bang Xôviết 25
1.3. Một số đặc điểm của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô 30
1.3.1. Về chính trị 30
1.3.2. Về kinh tế 32
1.3.3. Về văn hoá, xã hội và tư tưởng 33
1.3.4. Về đối ngoại 34
Chương 2: NHỮNG QUAN ĐIỂM LÝ LUẬN CHỦ YẾU VỀ SỰ SỤP ĐỔ
CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ 36
2.1. Nguyên nhân của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 36
2.1.1. Hệ nguyên nhân chính trị 36
2.1.2. Hệ nguyên nhân kinh tế 49
2.1.3. Hệ nguyên nhân văn hoá - xã hội 56
2.1.4. Hệ nguyên nhân do sai lầm của Goócbachốp 60
2.1.5. Hệ nguyên nhân do sự chống phá của các thế lực thù địch 69


2

2.2. Thực chất của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và một số
bài học kinh nghiệm. 75
2.2.1. Thực chất của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô
75
2.2.2 Những bài học kinh nghiệm chủ yếu từ sự sụp đổ của chủ nghĩa

xã hội ở Liên Xô 80
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91



















3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Có thể nói, một trong những đặc điểm nổi bật nhất của thế kỷ XX là sự
thành công của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Năm 1922, Liên
bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết được thành lập. Từ một nước tư bản
chủ nghĩa có trình độ phát triển trung bình, bị chiến tranh tàn phá nặng nề lại

phải đóng góp và làm nghĩa vụ rất lớn cho phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế, Liên Xô đã vươn lên thành một trong những cường quốc hàng đầu
trên thế giới. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã kéo theo sự ra đời
của một số nước xã hội chủ nghĩa khác làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành hệ
thống thế giới và ngày càng lớn mạnh.
Sau 74 năm tồn tại và phát triển, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã sụp đổ
kéo theo sự sụp đổ của cả hệ thống xã hội chủ nghĩa. Cũng như sự ra đời của
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, sự sụp đổ của nó luôn được coi là sự kiện bất ngờ
lớn nhất thế kỷ XX. Liên Xô vốn là hiện thân của một chế độ xã hội mới - xã
hội xã hội chủ nghĩa, là cứu tinh của nhân loại trong đại chiến thế giới thứ hai,
là niềm tự hào của những người cộng sản và giai cấp công nhân quốc tế. Song
những diễn biến của sự khủng hoảng và sụp đổ quá nhanh nên đã trở thành
“cú sốc” lớn của cả thế giới. Một Liên bang Xôviết lớn mạnh nhanh chóng
vốn là mơ ước của nhiều nước trên thế giới giờ chỉ còn là ký ức được nhắc
đến trong sự tiếc nuối của nhiều người.
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là một tổn thất rất lớn của các
nước trên thế giới đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự tan vỡ của
Liên bang Xôviết đã làm cho các nước tư bản có cơ hội khuyếch trương và
bành trướng ảnh hưởng của mình. Nhiều người đã tin rằng “chiến lược toàn
cầu” của Mỹ với mục đích ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới tiêu diệt chủ nghĩa cộng
sản đã thành công. Đây cũng là dịp để chủ nghĩa cơ hội lên tiếng. Rất nhiều


4

nhà tư tưởng đã cho rằng chủ nghĩa xã hội đã “lỗi thời” nên lý luận của chủ
nghĩa Mác về hình thái kinh tế - xã hội nói riêng và về chủ nghĩa xã hội nói
chung đã không còn phù hợp nữa.
Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã
hội ở Liên Xô cũng đã tạo nên một cuộc khủng hoảng lớn trong tư tưởng của

những người luôn ủng hộ chủ nghĩa xã hội, trong đó có một số học giả ở Việt
Nam. Những người luôn phản đối chủ nghĩa xã hội được dịp lên tiếng phê
phán, bài xích những khuyết điểm mà Liên Xô đã mắc phải. Họ cho rằng sự
sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cũng chính là sự cáo chung của cả hệ
thống xã hội chủ nghĩa nói chung. Vì vậy, thế giới cần tiếp tục con đường phát
triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Những người vốn trung thành với chủ
nghĩa xã hội lại càng hoang mang, mất niềm tin, dao động lập trường tư
tưởng.
Hơn nữa, trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, khi Việt Nam đang tăng
cường hợp tác với các nước trên thế giới, nhất là các nước tư bản và từng
bước gia nhập các tổ chức quốc tế, nhiều người cũng nghi ngờ về mục tiêu
xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta đã đặt ra và nhân dân ta đang tích cực
xây dựng. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay cũng
đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ
quá độ. Muốn vậy, chúng ta phải tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự sụp
đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, thực chất của sự sụp đổ ấy để rút ra những
bài học kinh nghiệm và tìm ra những cách thức, bước đi, những phương pháp
hợp lý trong việc xây dựng chủ nghĩa ở nước ta đồng thời có thể tránh lặp lại
những thiếu sót mà Liên Xô đã từng mắc phải.
Gần hai thập kỷ qua, sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô đã trở thành đề tài thảo luận sôi nổi được nhiều nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước quan tâm. Tuỳ theo lĩnh vực nghiên cứu, họ đã tìm hiểu sự sụp


5

đổ này ở những góc độ khác nhau, với những mục đích khác nhau. Từ góc độ
triết học, chúng tôi cũng quan tâm đến nguyên nhân của sự sụp đổ của chủ
nghĩa xã hội ở Liên Xô nhằm tìm ra bản chất của sự sụp ấy để đưa ra được
một số bài học kinh nghiệm lịch sử. Ý nghĩa của việc tìm hiểu những nguyên

nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và những bài học kinh nghiệm
cần được nhìn nhận không chỉ theo “chiều thuận” mà cả theo “chiều nghịch”.
“Bài học thất bại” của Liên Xô cần phải trở thành bài học không chỉ cho việc
lãnh đạo chính trị của Đảng Cộng sản mà cả cho việc quản lý kinh tế, xã hội
và đất nước nói chung. Nhận thức rõ vấn đề này là việc làm rất cần thiết, bổ
ích bởi nó sẽ mang lại cho chúng ta một cái nhìn tổng thể, toàn diện và thực
chất về một sự kiện chấn động lịch sử toàn nhân loại trong suốt thế kỷ qua.
Bởi thế, chúng tôi quyết định chọn đề tài: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội
của Liên Xô: Những quan điểm lý luận chủ yếu làm đề tài luận văn thạc sĩ.
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi muốn đi sâu phân tích
một số quan điểm lý luận chủ yếu của các nhà nghiên cứu về những nguyên
nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
2. Tình hình nghiên cứu.
Do hạn chế về mặt ngoại ngữ nên khi làm đề tài này chúng tôi chưa có
điều kiện tìm hiểu những tài liệu được viết bằng tiếng Nga. Tuy nhiên, chúng
tôi đã cố gắng tập hợp được một số công trình nghiên cứu, một số cuốn sách
được viết bằng tiếng Việt và sách dịch từ tiếng nước ngoài, một số bài báo
tiêu biểu trên các tạp chí, tập san bàn về vấn đề này:
+ Các công trình khoa học như: Chương trình khoa học xã hội cấp nhà
nước KX. 08: Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu: Nguyên nhân sụp
đổ và bài học kinh nghiệm do Phùng Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn
Chí Mỳ chủ biên (năm 2002); Vận mệnh lịch sử của chủ nghĩa xã hội (Đề
tài cấp bộ) do Nguyễn Trọng Chuẩn và IU.K. Pletnicốp đồng chủ nhiệm


6

(2005). Trong các tác phẩm này, thông qua việc tìm hiểu về chủ nghĩa xã hội
nói chung, các tác giả cũng bàn về những nguyên nhân của sự sụp đổ chủ
nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu và đưa ra một số bài học kinh nghiệm lịch

sử.
+ Luận án PTS KH Lịch sử: Nguyên nhân và tác động của sự sụp đổ
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tới tiến trình cách mạng thế giới hiện nay của
Ngô Hoan, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (năm 1995). Vì đây là
một luận án khoa học lịch sử nên tác giả đã tiếp cận nguyên nhân sụp đổ của
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô dưới góc độ lịch sử bằng việc chia ra nguyên nhân
bên trong, bên ngoài; nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp.
+ Các cuốn sách của các học giả vốn là những nhà lãnh đạo, những Đảng
viên Đảng cộng sản Liên Xô như: V.I. Bôndim: Sự sụp đổ của thần tượng:
Những nét chấm phá về chân dung M.X. Goócbachốp, V.A. Métvêđép: Ê
kíp Goócbachốp nhìn từ bên trong, V.Páplốp - A. Lukianốp -V.Griuscốp:
Goócbachốp - Sự kiện tháng Tám nhìn từ bên trong, Víchto Iliukhin: Tổng
thống bị kết tội. Vốn là những người trong cuộc, các tác giả đã đưa ra những
thông tin rất “nội bộ” về diễn biến của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên
Xô và những nguyên nhân “bên trong” của sự sụp đổ ấy.
+ Những cuốn sách viết về chủ nghĩa xã hội như “Chủ nghĩa xã hội từ lý
luận đến thực tiễn” của GS.TS, Lê Hữu Tầng (chủ biên) và “Những vấn đề
lý luận của chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam” do PGS.TS Nguyễn Duy Quý và một số bài báo trong các tạp chí, tập
san như: Góp phần tìm hiểu nguyên nhân khủng hoảng của chủ nghĩa xã
hội - TS. Nguyễn Văn Thức (Tạp chí triết học số 3, 1990), Tìm hiểu nguyên
nhân sụp đổ của Liên bang Xôviết - GS.TS Phạm Ngọc Quang (Tạp chí triết
học, 1992), Chủ nghĩa xã hội đã lỗi thời hay là sự lỗi thời về một cách nhìn
về chủ nghĩa xã hội - TS. Nhị Lê (Tạp chí khoa học xã hội số 18 (9/1998), Vì


7

sao Đảng cộng sản Liên Xô tan rã - Nguyễn Phú Trọng (Tạp chí Cộng sản,
số 4, 1992) … Tuỳ vào mức độ khác nhau, các tác giả cũng bàn đến sự sụp đổ

của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và được chúng tôi sử dụng làm tài liệu tham
khảo của luận văn.
Các tài liệu được chúng tôi sử dụng đều bằng tiếng Việt, hoặc do các tác
giả Việt Nam viết, hoặc được dịch từ tiếng nước ngoài, hoặc do cả các nhà
nghiên cứu Việt Nam và Nga cùng hợp tác viết nhưng mỗi tài liệu đã tiếp cận
vấn đề này từ các góc độ khác nhau và theo những mục đích khác nhau. Khi
bàn về nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, chúng tôi nhận
thấy các tác giả đều khẳng định sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là
tất yếu và do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Do Đảng và nhà nước Liên Xô duy trì quá lâu đường lối quản lý hành
chính tập trung quan liêu bao cấp, mệnh lệnh, đóng cửa trên cả trên phương
diện đối nội và đối ngoại… nên không phát huy được tính năng động của nền
kinh tế - xã hội, mất dân chủ cả trong và ngoài Đảng.
- Nội bộ chính quyền Đảng cộng sản Liên Xô có nhiều bất đồng, không
thống nhất về đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng, mất đoàn kết nội
bộ, một số người lãnh đạo cao cấp dao động về lập trường tư tưởng, “phản
bội” lại đất nước và nhân dân Xôviết.
- Đường lối phát triển kinh tế - xã hội có nhiều điểm không hợp lý, quá
chủ quan, nóng vội, duy ý chí trong việc xác định vấn đề sở hữu, về các bước
đi, giải pháp trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, không phát triển kinh tế
hàng hoá - tiền tệ, kinh tế thị trường, không nắm bắt được và không biết áp
dụng những thành tựu hiện đại của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản
xuất, để tình trạng mất cân đối giữa các ngành kinh tế kéo dài quá lâu.
- Do những vấn đề dân tộc chậm được giải quyết hoặc được chỉ được giải
quyết theo lối tư duy cũ khiến cho những vấn đề này ngày càng trở nên bức


8

xúc và dần dần trở thành nguyên nhân thúc đẩy sự tan rã của Liên bang

Xôviết.
- Do sức ép của việc phải chạy đua vũ trang và phải thực hiện nghĩa vụ
quốc tế nặng nề nên nền kinh tế của Liên Xô phải chịu tải trọng nặng quá sức
mình trong cả một thời gian dài, khả năng phục hồi và phát triển không cao
khiến cho khi có những tác động bất lợi thì nhanh chóng bị suy sụp.
- Do Liên Xô luôn bị chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài
nước.
Do xuất phát điểm khác nhau nên những nguyên nhân trên được trình bày
theo mức độ đậm nhạt khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy chưa có
cuốn sách hay công trình nghiên cứu nào tập hợp được cùng một lúc nhiều
loại ý kiến của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề này một cách có hệ
thống. Bên cạnh đó, cũng chưa ai dành sự quan tâm xác đáng cho những ý
kiến của những người vốn là một trong những mắt xích quan trọng trong ê-
kíp chính quyền của Đảng và Nhà nước Liên Xô bấy giờ. Nhận thấy điểm
khuyết ấy, chúng tôi tiến hành tổng quan những quan điểm lý luận chủ yếu
bàn về sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quan điểm bàn về sụp đổ
của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô như nguyên nhân, thực chất của sự sụp đổ,
những bài học kinh nghiệm lịch sử Chúng tôi cố gắng tổng quan những
quan điểm của nhiều nhà khoa học trong các lĩnh vực khác nhau để có một cái
nhìn toàn diện, nhiều chiều về vấn đề này.
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là một đề tài rộng lớn. Trong
phạm vi của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung vào vấn đề: nguyên nhân, thực
chất của sự sụp đổ và những bài học kinh nghiệm rút ra từ sự sụp đổ của chủ


9

nghĩa xã hội ở Liên Xô. Các quan điểm mà chúng tôi lựa chọn để tổng quan

đều là những quan điểm lý luận chủ yếu của các nhà mácxít.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tổng quan các quan điểm lý luận
chủ yếu bàn về nguyên nhân của sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, đồng
thời nêu ra một số kiến giải về thực chất của sự sụp đổ và một số bài học kinh
nghiệm chủ yếu.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
Thứ nhất: Tóm lược quá trình xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên
Xô từ khi ra đời đến khi khủng hoảng và sụp đổ. Từ đó, người viết rút ra
những đặc điểm của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô trong 74 năm tồn
tại.
Thứ hai: Tổng quan những quan điểm lý luận chủ yếu bàn về nguyên
nhân của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đồng thời đưa ra quan
điểm về thực chất của sự sụp đổ ấy và một số bài học kinh nghiệm lịch sử.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.
Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác - Lênin mà trực tiếp nhất là
quan điểm duy vật của Mác về lịch sử xã hội, các quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Luận văn cũng tham khảo
các công trình nghiên cứu cấp nhà nước, các đề tài luận án, luận văn, các bài
báo, tạp chí… khác về những vấn đề có liên quan.
Khi tiến hành làm luận văn, chúng tôi dựa trên phương pháp nghiên cứu
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử như phương
pháp kết hợp giữa lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, so sánh, khái quát
hoá, trừu tượng hoá…
6. Ý nghĩa của luận văn.


10

Luận văn góp phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu sự sụp đổ của chủ nghĩa xã

hội ở Liên Xô. Chúng tôi cũng đã đưa ra những đánh giá về sự sụp đổ ấy để
khẳng định thêm rằng: Sự sụp đổ đó là tất yếu khách quan, song đó chỉ là sự
sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội cụ thể chứ không phải là sự sụp đổ
của chủ nghĩa xã hội với tư cách là một hình thái kinh tế - xã hội nói chung.
Điều này góp phần quan trọng vào việc phản bác lại những quan điểm xuyên
tạc về chủ nghĩa xã hội đồng thời củng cố niềm tin cho chúng ta về công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên
cao học các ngành triết học, sử học, chính trị học… và cho những ai quan tâm
đến vấn đề này.
7. Đóng góp mới về khoa học của luận văn.
Luận văn tiến hành tổng quan những quan điểm lý luận chủ yếu về sự sụp
đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, trong đó người viết tiến hành phân tích, so
sánh, tổng hợp những quan điểm đó một cách có hệ thống. Đôi khi, người viết
cũng mạnh dạn trình bày ý kiến của mình về những quan điểm được nêu ra.
Điều đó giúp cho người đọc có thể thấy được những quan điểm khác nhau và
hiểu rõ hơn nguyên nhân, thực chất của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên
Xô.
8. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 5 tiết.







11


Chương 1
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC Ở LIÊN XÔ

Chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô tồn tại trong vòng 74 năm (1917 -
1991), trải qua nhiều biến cố lịch sử với những giai đoạn: Khôi phục kinh tế
sau chiến tranh thế giới thứ nhất và xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941),
khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai và tiếp tục xây dựng chủ
nghĩa xã hội phát triển (1945 - 1970) và thời kỳ khủng hoảng, sụp đổ (1970 -
1991). Những năm cuối thập kỷ 70, tuy nền kinh tế Liên Xô vẫn giữ được vị
trí thứ hai trên thế giới sau Mỹ nhưng sở dĩ chúng tôi vẫn lấy mốc năm 1970
là ranh giới giữa hai giai đoạn lịch sử khác nhau của Liên Xô vì đầu những
năm 70, nền kinh tế Liên Xô đã có sự suy giảm đáng kể so với các giai đoạn
trước và không hoàn thành được một số mục tiêu đề ra.Trong hơn 70 năm đó,
Liên Xô cũng đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội trong công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đồng thời cũng mắc phải những sai lầm dẫn
đến khủng hoảng và sụp đổ như một tất yếu lịch sử.
1. 1. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA LIÊN XÔ TRONG CÔNG CUỘC
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.
Sau thành công của cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917, nước Nga và
sau đó là Liên Xô bắt tay ngay vào công cuộc khôi phục kinh tế và đã đạt
được những thành tựu rất to lớn. Khi tìm hiểu quá trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội, chúng tôi đã phân chia lịch sử của Liên Xô thành hai giai đoạn chính
là 1917 - 1941 và 1945 - 1970. Sở dĩ có sự phân chia ngắt quãng như vậy bởi
trong giai đoạn 1941 - 1945, Liên Xô đã phải tập trung toàn bộ tiềm lực quốc
gia vào chiến tranh thế giới thứ hai để bảo vệ đất nước và chống lại chủ nghĩa
phát xít.



12


1.1.1 Giai đoạn 1917 - 1941.
Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã đánh dấu một mốc son lịch sử
trong tiến trình phát triển của nhân loại, khiến chủ nghĩa xã hội từ lý luận đã
trở thành hiện thực. Chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời khiến cho chủ nghĩa tư
bản không còn là một hệ thống duy nhất trên toàn cầu.
Cuộc cách mạng tháng Mười cũng đã làm thay đổi căn bản tình hình và
tính chất hoạt động của Đảng cộng sản Nga và các nước thuộc Liên bang
Xôviết. Đảng Cộng sản đã trở thành một Đảng chấp chính của nhà nước xã
hội chủ nghĩa công nông đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, trong thời kỳ này,
nước Nga đứng trước muôn vàn khó khăn thử thách mà nhiệm vụ đầu tiên là
phải tổ chức và quản lý lại nền kinh tế, ổn định trật tự xã hội, bảo vệ xã hội xã
hội chủ nghĩa.
Với tư cách là người đứng đầu Đảng cộng sản Liên Xô, V.I. Lênin đã
vạch ra mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa của Liên Xô trong những tác phẩm:
Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xôviết, Chính sách cộng sản
thời chiến và đặc biệt là Chính sách kinh tế mới (NEP). Những nét chính
yếu trong mô hình chủ nghĩa xã hội mà Lênin vạch ra cho Liên Xô lúc này là:
Xác định Liên Xô đang bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; thừa
nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu
(cho phép chủ nghĩa tư bản tồn tại dưới hình thức chủ nghĩa tư bản nhà nước);
khuyến khích sự phát triển của quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Nhờ những định
hướng đúng đắn đó, Đảng cộng sản Liên Xô đã từng bước đưa đất nước thoát
khỏi những hậu quả nặng nề sau chiến tranh thế giới thứ nhất và đạt được
những thành tựu rất to lớn.
 Về kinh tế:


13


Công cuộc khôi phục kinh tế bắt đầu từ năm 1921. Đến năm 1925, nhân
dân Xôviết đã hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ chủ yếu của thời kỳ này
cả trên hai lĩnh vực sản xuất là nông nghiệp và công nghiệp.
+ Sản xuất nông nghiệp: Đạt được nhiều thành tích với diện tích gieo
trồng và sản lượng thu hoạch lúa mì đều vượt mức trước chiến tranh. Tổng
sản lượng nông nghiệp đạt 118% so với năm 1913. Năm 1927, Đại hội Đảng
Cộng sản lần thứ XV đã thông qua Nghị quyết: Về việc hết sức mở rộng tập
thể hoá nông nghiệp nhằm chuẩn bị mở rộng cuộc tấn công của chủ nghĩa
xã hội trên khắp các mặt trận. Điều đó đã góp phần quan trọng trong việc
thay đổi diện mạo của ngành nông nghiệp ở Liên Xô, biến Liên Xô từ một
nước tiểu nông trở thành một nước có nền nông nghiệp tập thể, cơ giới hoá và
sản xuất quy mô lớn trên thế giới. Việc mở rộng tập thể hoá trong nông
nghiệp đã đánh dấu sự khác biệt căn bản của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của
Liên Xô so với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa của Nga trước đó.
+ Sản xuất công nghiệp: Một trong những đặc điểm nổi bất nhất của
nền kinh tế Liên Xô trong thời kỳ này là áp dụng đường lối công nghiệp hoá
xã hội chủ nghĩa trong công nghiệp. Đường lối đó vốn xuất phát từ những chỉ
dẫn của Lênin trong Chính sách kinh tế mới: “Cơ sở vật chất duy nhất của
chủ nghĩa xã hội chỉ có thể là nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo
cả nông nghiệp” [33; tr.11]. Năm 1925, Đại hội lần thứ XIV Đảng Cộng sản
Liên Xô với tên gọi Đại hội công nghiệp hoá đã đề ra đường lối, nhiệm vụ và
phương châm công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. J. Stalin đã nêu rõ mục đích
của thời kỳ này: “Công nghiệp hoá phải hiểu là phát triển công nghiệp nặng
của nước ta, đặc biệt là phát triển ngành chế tạo máy móc của chính nước
mình cái trung tâm thần kinh của toàn bộ nền công nghiệp” [45; tr 131]. Nhờ
đó, Liên Xô đã nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp xã hội chủ
nghĩa. Năm 1932, sản phẩm công nghiệp đã chiếm 70,7% tổng sản phẩm của


14


nền kinh tế quốc dân. Hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa trở thành hệ thống
duy nhất thống trị trong công nghiệp, thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa đã
hoàn toàn bị thủ tiêu. Liên Xô đã xây dựng được một số ngành công nghiệp
mũi nhọn với mức tăng trưởng đáng kể. Điều đó được thể hiện rõ nét qua
bảng thống kê một số sản phẩm công nghiệp của Liên Xô với những số liệu
cụ thể sau:
BẢNG THỐNG KÊ MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA LIÊN XÔ
(Giai đoạn 1929 - 1938)
Đơn vị: triệu tấn

Năm 1929
Năm 1938
Than
40,1
132,9
Gang
8,0
26,3
Thép
4,9
18,0
(Nguồn trích: Lịch sử thế giới hiện đại ( 1917-1945), Nxb Giáo dục,
Nguyễn Anh Thái chủ biên)
Dựa vào bảng số liệu trên, chúng ta có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng
của một số ngành công nghiệp nặng của Liên Xô tăng rất nhanh. Chỉ chưa đến
10 năm, ngành than và sản xuất gang tăng hơn 3 lần, ngành thép tăng hơn 4
lần. Sự tăng trưởng của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã làm cho thu nhập
quốc dân đầu những năm 40 tăng 2,1 lần so với những năm 20. Liên Xô từng
bước trở thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa với nền công

nghiệp hùng mạnh dựa trên cơ sở kỹ thuật hiện đại và một nền nông nghiệp
tập thể hoá, cơ giới hoá.
 Về chính trị - xã hội:
Tháng 3/1921, Đại hội lần thứ X của Đảng Bônsêvích Nga đã họp và đặc
biệt chú ý đến vấn đề thống nhất Đảng, coi đó là nhân tố quyết định nhất để
nhân dân Liên Xô vượt qua mọi khó khăn và từng bước khôi phục, phát triển


15

kinh tế. Đại hội đã thông qua nghị quyết đặc biệt của Lênin “Về sự thống
nhất của Đảng”, nghiêm khắc lên án tất cả các nhóm đối lập, nghiêm cấm
mọi hoạt động và tổ chức bè phái. Tháng 12/1922, Liên bang Xôviết đã được
thành lập với tình hữu nghị anh em giữa các dân tộc trong toàn lãnh thổ Liên
bang. Tháng 1/1924, V.I Lênin - vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản Liên Xô
qua đời, J. Stalin lên thay và tiếp tục công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô.
Cũng trong thời kỳ này, trong Đảng Bônsêvích đã diễn ra một cuộc đấu
tranh tư tưởng gay gắt với nhóm “Đối lập mới” do Trôtxki, Bukharin cầm
đầu, xoay quanh vấn đề về khả năng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô. Họ lên tiếng chống đối lại lại đường lối công nghiệp hoá xã hội chủ
nghĩa. Nhóm đối lập đã vin cớ rằng về cơ bản Liên Xô vẫn chỉ là một nước
nông nghiệp, vẫn phải nhập khẩu toàn bộ thiết bị và máy móc từ nước ngoài
và sẽ không tránh khỏi chỉ là một nước “nông nghiệp - cung cấp nguyên liêu,
vật liệu phụ thuộc vào tư bản nước ngoài”. Đặc biệt, họ thổi phồng vai trò của
phú nông, đánh giá thấp vai trò của trung nông trong nền kinh tế nông nghiệp.
Trong quá trình tiến hành tập thể hoá nông nghiệp, nhiều địa phương đã
vi phạm nguyên tắc tự nguyện do Lênin đề ra với việc dùng hình thức cưỡng
chế hành chính như : ép buộc nông dân vào các nông trang tập thể, tịch thu tài
sản và tước đoạt quyền bầu cử của trung nông. Lợi dụng tình hình đó, bọn

phản động đã ra sức kích động tầng lớp trung nông, tung tin đồn nhảm, xúi
giục nông dân đứng lên chống chính phủ. Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước đã
nhanh chóng đề ra các biện pháp khắc phục, đưa phong trào tập thể hoá tiếp
tục phát triển.
 Về văn hoá - tư tưởng:
Cùng với công cuộc khôi phục và xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa,
Nhà nước Xôviết đã thi hành mọi biện pháp nhằm tiến hành từng bước cuộc


16

cách mạng văn hoá đầy khó khăn. Nhiệm vụ trước mắt là nâng cao trình độ
văn hoá cho nhân dân, đào tạo nhanh chóng đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ
thuật phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Năm 1923,
Hội đả đảo nạn mù chữ ra đời nhằm thanh toán nạn mù chữ trong nhân dân.
Hội đã tổ chức nhiều lớp học lôi cuốn nhiều quần chúng nhân dân tham gia,
kế hoạch xoá nạn mù chữ đã được hoàn thành nhanh chóng. Tiếp đó, Nhà
nước đã tổ chức và xây dựng nhiều trường học, trường dạy nghề. Năm 1932,
chế độ giáo dục bậc tiểu học đã được phổ cập, trình độ dân trí vì thế đã được
nâng cao.
Đời sống văn hoá - tư tưởng của Liên Xô trong thời kỳ này đạt được
những thành tựu đáng kể như từng bước xoá được những tàn dư của chế độ cũ
để lại, nâng cao trình độ học vấn cho các tầng lớp nhân dân, cải thiện đáng kể
nền giáo dục quốc dân, đào tạo được đội ngũ cán bộ phục vụ cho sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều đó cũng góp phần to lớn trong việc thể hiện
tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. So với chế độ chủ nghĩa tư bản trước đó -
đúng như nhận định của V.I.Lênin - chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã làm được
những điều mà chủ nghĩa tư bản “không bao giờ có được”.
1.2.1. Giai đoạn 1945 - 1970.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Liên Xô đã đóng một vai trò

quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, giúp nhiều nước thuộc địa
và phụ thuộc giành độc lập dân tộc, củng cố nền hoà bình thế giới và thúc đẩy
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Liên Xô bị thiệt hại nặng nề.
Một lần nữa, Đảng và nhân dân Liên Xô lại bắt tay vào công cuộc khôi phục
kinh tế. Nhờ đó, nền kinh tế - xã hội của Liên Xô đã nhanh chóng được phục
hồi và đạt được những thành tựu to lớn:
 Về kinh tế:


17

+ Công nghiệp: Năm 1947, nền công nghiệp Liên Xô về cơ bản được
phục hồi, đạt mức trước chiến tranh. Cuối năm 1949, sản lượng công nghiệp
tăng 73%, hơn 6200 xí nghiệp được phục hồi và đi vào hoạt động. Ngành sản
xuất tư liệu sản xuất đã chiếm 3/4 tổng sản lượng công nghiệp, đặc biệt là
công nghiệp vật liệu xây dựng, chế tạo máy, luyện kim, hoá chất, dầu khí,
điện năng đã có mức tăng trưởng cao nhất trong số các ngành công nghiệp.
Đại hội Đảng cộng sản lần thứ XXI của Liên Xô (tháng 2/1959) đã đưa
ra những chỉ đạo rất cụ thể về việc ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp
nặng để đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đại hội đã đặt ra chỉ
tiêu sản lượng công nghiệp năm 1965 phải tăng 80% so với năm 1958. Cụ thể
là: Đúc gang : 65 - 70 triệu tấn, thép : 86 - 91 triệu tấn, kim loại dát: 65 -70
triệu tấn, quặng sắt 150 - 160 triệu tấn, dầu lửa : 230 - 240 triệu tấn, khai thác
và sản xuất hơi đốt: 150 tỉ m3, than đá : 600 - 612 triệu tấn, điện: 500 - 520 tỉ
kw/h.
Năm 1965, Liên Xô áp dụng chính sách cải cách kinh tế và được thực
hiện thành công trong kế hoạch 5 năm lần thứ VIII (1965-1970). Tổng sản
lượng công nghiệp giai đoạn này tăng 56% so với giai đoạn trước đó (1961-
1965), 1900 xí nghiệp mới được xây dựng. Năm 1970, sản lượng của một số

ngành công nghiệp quan trọng là: Điện lực: 440 tỉ kw/h (gấp 352 lần năm
1913 và bằng sản lượng điện của bốn nước lớn là Anh, Pháp, Tây Đức, Ý
cộng lại); dầu mỏ: 353 triệu tấn; than: 624 triệu tấn; thép: 121 triệu tấn, vượt
hẳn Mỹ. Nhờ đó, Liên Xô đã trở thành một trong những cường quốc đứng
đầu về tốc độ phát triển công nghiệp.
Ngành công nghiệp quốc phòng của Liên Xô cũng đạt được những thành
tựu to lớn. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, đánh dấu
sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật quân sự Xôviết đồng thời phá vỡ
thế độc quyền bom nguyên tử của Mỹ. Tháng 10/1957, Liên Xô đã phóng


18

thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên. Tháng 4/1961, công dân đầu tiên của
Liên Xô - Iuri Gagarin đã bay vào vũ trụ mở ra kỷ nguyên chinh phục vũ trụ
của loài người.
+ Nông nghiệp: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã thi hành
đường lối tập trung hoá trong sản xuất nông nghiệp, coi đó là đòn bẩy để phát
triển nông nghiệp và củng cố nông trang. Do nông nghiệp không được ưu tiên
phát triển như công nghiệp nên từng bước lạc hậu. Khoảng cách giữa công
nghiệp và nông nghiệp ngày một gia tăng.
Từ sau năm 1953, Liên Xô đã từng bước áp dụng những chính sách cải
cách trong nông nghiệp với việc thực hiện đường lối khai hoang để nâng cao
diện tích đất gieo trồng nhằm giải quyết một cách cấp bách vấn đề tăng nhanh
sản lượng ngũ cốc. Trong giai đoạn này, Liên Xô đã áp dụng một số biện
pháp trong lĩnh vực nông nghiệp là:
- Nâng cao đáng kể giá cả thu mua nông sản.
- Xoá bỏ nợ nghĩa vụ của các năm trước còn tồn đọng.
- Tăng ngân sách nhà nước cho nông thôn.
- Xoá bỏ thuế kinh tế phụ và nâng mức khởi điểm tính thuế lên 5 lần so

với trước đó.
- Thực hiện nguyên tắc “kế hoạch hoá” từ dưới lên.
- Thực hiện chế độ hưu trí cho nông trang viên.
- Cấp hộ chiếu cho nông dân.
- Các nông trang có quyền thay đổi điều lệ của mình cho phù hợp với
điều kiện địa phương.
Nhờ những biện pháp đó mà diện mạo của nền nông nghiệp Liên Xô đã
dần dần thay đổi. Ngoài ra, Liên Xô còn áp dụng biện pháp kích thích việc
chăn nuôi bằng cách tăng giá thịt lên 1,5 lần. Nhờ đó, nền nông nghiệp đã có
nhiều chuyển biến và thu được những thành tích nổi bật. Sản lượng nông


19

phẩm cuối những năm 1960 tăng trung bình hàng năm 16%. Tháng 3/1965,
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua đường lối phát triển
kinh tế mới rất đặc trưng của thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là việc
khuyến khích các lợi ích vật chất và coi đó là đòn bẩy cho sự phát triển xã
hội, bắt đầu từ nông nghiệp và nông thôn. Hội nghị đã vạch ra ba biện pháp
mới áp dụng cho nông nghiệp là: Nâng cao giá thu mua nông sản, thiết lập sự
thu mua ổn định theo kế hoạch của nhà nước trong 6 năm (1965 -1970) và
tăng đầu tư vào nông thôn bằng việc trang bị các máy móc cho nông nghiệp.
Nhờ đó mà sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh và nhu cầu lương thực cho
nhân dân được giải quyết. Năm 1970, sản lượng nông nghiệp đạt 186 triệu tấn
ngũ cốc và năng suất trung bình đạt 15,6 tạ/ha, tăng 21% so với đầu những
năm 60.
 Về chính trị - xã hội:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngoài đường lối tăng cường vai trò của
Đảng và Nhà nước, trong đời sống chính trị Liên Xô còn diễn ra xu hướng
tăng cường thực hiện “dân chủ hoá”.

Tháng 3/1953, J.Stalin qua đời, chính quyền nhà nước chuyển sang cho
Malencốp và Bêria. Tuy nhiên, ngay tháng 12/1953, Bêria đã bị xử tử vì tội
tổ chức “đàn áp tập thể” sau khi J. Stalin mất. Đại hội lần thứ XX của Đảng
cộng sản (tháng 2/1956) đã đưa ra cảnh báo về “tệ sùng bái cá nhân và những
hậu quả của nó”.
Tháng 10/1961, tại Đại hội lần thứ XXII Đảng cộng sản Liên Xô, cương
lĩnh mới đã được thông qua. Xuất phát từ chỗ cho rằng chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô đã thắng lợi “hoàn toàn và vững chắc”, đất nước đã bước vào giai
đoạn “xây dựng chủ nghĩa cộng sản”, Đại hội đã đưa ra ba định hướng cơ bản
sau :


20

Thứ nhất, trong lĩnh vực kinh tế: Xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa
cộng sản, phấn đấu đứng đầu thế giới về sản phẩm theo đầu người và đảm bảo
mức sống cao nhất thế giới cho nhân dân.
Thứ hai, trong lĩnh vực chính trị - xã hội: Tiến tới tự quản chủ nghĩa
cộng sản.
Thứ ba, trong lĩnh vực tư tưởng - tinh thần: Xây dựng con người mới xã
hội chủ nghĩa, phát triển toàn diện.
Với ba định hướng đó, đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của Liên Xô có
nhiều thay đổi. Trong thời kỳ này, với tư cách là một trong những nước sáng
lập ra Liên Hợp Quốc, Liên Xô đã đề xuất nhiều sáng kiến quan trọng góp
phần vào việc củng cố hoà bình, tôn trọng chủ quyền của các dân tộc và phát
triển sự hợp tác quốc tế. Nhiều sáng kiến của Liên Xô đã trở thành những văn
kiện quan trọng của Liên Hợp Quốc như: Tuyên ngôn về việc thủ tiêu hoàn
toàn chủ nghĩa thực dân và trao trả độc lập cho các quốc gia và các dân tộc
thuộc địa (1960), Tuyên ngôn về việc cấm sử dụng vũ khí hạt nhân (1961),
Tuyên ngôn về việc thủ tiêu các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc

(1963)… Nhờ đó, sau chiến tranh thế giới thứ hai, địa vị của Liên Xô ngày
càng lớn mạnh và trở thành chỗ dựa vững chắc cho nền hoà bình thế giới và
phong trào cách mạng quốc tế.
Như vậy, chỉ với hơn 50 năm xây dựng và phát triển, xã hội xã hội chủ
nghĩa Liên Xô đã có những bước phát triển vượt bậc, đánh dấu sự khác biệt
căn bản của hai chế độ xã hội là chủ nghĩa tư bản Nga và chủ nghĩa xã hội
Liên Xô. Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ với đường lối công nghiệp hoá xã
hội chủ nghĩa, đường lối tập thể hoá nông nghiệp, nền khoa học kỹ thuật phát
triển giúp Liên Xô vươn lên vị trí đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới
sau Mỹ. Tình hình xã hội ổn định, con người được đảm bảo cả về điều kiện
vật chất và tinh thần, phúc lợi xã hội đảm bảo. Liên Xô trở thành thành trì


21

vững chắc của cách mạng thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực
dân và mọi biến thái của nó. Với những thành tựu đó, Liên Xô đã chứng tỏ
tính ưu việt hơn hẳn của chủ nghĩa xã hội so với các chế độ xã hội trước đó và
tạo niềm tin cho các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc tích cực đấu tranh giải
phóng dân tộc và đi theo con đường chủ nghĩa xã hội.
1.2. THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG VÀ SỤP ĐỔ CỦA CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI HIỆN THỰC Ở LIÊN XÔ
Cuối những năm 60 và đầu những năm 70, nền kinh tế - xã hội của Liên
Xô có nhiều thay đổi với những biểu hiện rõ rệt của sự khủng hoảng.
1.2.1. Những biểu hiện của sự khủng hoảng:
 Kinh tế: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế giai đoạn này là sự
liên kết công - nông nghiệp. Đây được coi là phương hướng chủ yếu gắn liền
với hai hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Đây cũng là
con đường chính đưa đến một xã hội không có giai cấp . Tuy nhiên, nền kinh
tế Liên Xô vẫn không tránh khỏi sự khủng hoảng và suy sụp. Năm 1975, thu

nhập quốc dân giảm 2,5 lần, sản xuất công nghiệp giảm 2,5 lần, sản xuất nông
nghiệp giảm 3,5 lần, thu nhập quốc dân tính theo đầu người giảm 3,5 lần so
với cuối những năm 50, đầu những năm 60 khi thực hiện kế hoạch 5 năm lần
thứ VI (1956 -1960) và kế hoạch 5 năm lần thứ VII (1961 – 1965). Tốc độ
phát triển tụt xuống tới mức báo động đỏ, bắt đầu có những biểu hiện tiền
khủng hoảng. Kế hoạch 5 năm lần thứ XI (1976 - 1980) không được hoàn
thành. Trong lịch sử các kế hoạch 5 năm của Liên Xô, đây là trường hợp đầu
tiên kế hoạch bị phá vỡ. Trong những năm 80, Liên Xô đã không đạt được vị
trí số một thế giới về tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người cũng như
về năng suất lao động. Vì vậy, Liên Xô đã không thể trở thành nước có “mức
sống cao nhất thế giới” như tuyên bố năm 1961.Tình hình giảm sút của nền


22

kinh tế đất nước không chỉ ảnh hưởng tới tâm trạng của nhân dân mà còn gây
ra sự hoài nghi, dao động làm giảm sút uy tín của Đảng và Nhà nước.
 Chính trị - xã hội:
Đầu thập niên 70, trong đời sống chính trị của Liên Xô tồn tại khái niệm
“chủ nghĩa xã hội phát triển”. Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến việc nhận
thức về quá trình và kết quả của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên
Xô bởi rất nhiều người cho rằng Liên Xô đã xây dựng thành công chủ nghĩa
xã hội, bước qua thời kỳ quá độ và cần phải tiếp tục tiến đến một chế độ xã
hội khác cao hơn.
Từ nửa sau những năm 70, trong giới văn nghệ sĩ và trí thức xuất hiện
các tư tưởng chống Đảng công khai trong đó có tạp chí “Thế giới mới” khiến
giám đốc của tạp chí A. Trađôpxki bị đuổi việc. Những người có tư tưởng đối
lập đã tập hợp vào một phong trào chung gọi là “Aixiđen” (những người cự
tuyệt hệ tư tưởng nhà nước). Quan điểm của họ là “chống Liên Xô”, “chống
cộng”. Họ không chỉ đơn giản phê phán J. Stalin mà còn đấu tranh chống chủ

nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô. Phong trào có hai bộ phận: một bộ phận chỉ
đấu tranh chống chế độ chính trị và hệ tư tưởng cộng sản chủ nghĩa, một bộ
phận đấu tranh đòi giải thể Liên Xô.
Cuối những năm 70, nền khoa học kỹ thuật của Liên Xô đã bộc lộ rõ sự
lạc hậu do tách biệt với tiến trình phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ
như vũ bão của thế giới bên ngoài. Điều đó được thể hiện qua việc Liên Xô
tiêu thụ năng lượng lớn gấp vài lần cho một đơn vị sản xuất so với các nước
phương Tây. Sự khác nhau đó được Giáo sư J. Xniecki - một nhà kinh tế Ba
Lan đưa ra năm 1987.

BẢNG SỐ LIỆU SO SÁNH VIỆC TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG GIỮA HAI
VÙNG KINH TẾ ĐÔNG ÂU VÀ TÂY ÂU (Đơn vị: Triệu Kw/h)


23


Năng lượng tiêu thụ
cho 1000 USD/ tổng
sản phẩm
Thép tiêu thụ cho
1000 USD / tổng sản
phẩm
Khối Xôviết
Liên Xô
Ba Lan
Cộng hoà dân chủ Đức
Hunggari
Khối Tây Âu
Pháp

Tây Đức

1 490
1 515
1 356
1 058

502
565

135
135
88
88

42
52
(Nguồn trích: Điều tra kinh tế Đông và Tây, J. Xniecki)
Qua bảng so sánh trên, chúng ta có thể nhận thấy sự chênh lệch rất lớn
trong việc tiêu thụ năng lượng của khối Xôviết nhất là Liên Xô so với các
nước trong khối Tây Âu. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cả Pháp và Đức đều
bị thiệt hại nặng nề, nền kinh tế bị suy kiệt và phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ.
Tuy nhiên nhờ áp dụng những thành tựu khoa kọc kỹ thuật vào sản xuất, nền
kinh tế của những nước này đã từng bước được phục hồi nhanh chóng. Bởi
vậy, việc tiêu thụ năng lượng chỉ bằng khoảng 1/5 lần của Liên Xô. Việc tiêu
tốn nhiều năng lượng đã cho thấy sự lạc hậu về mặt khoa học kỹ thuật của
Liên Xô so với các nước phương Tây.
Đầu những năm 80, tình hình chính trị của Liên Xô cũng có nhiều diễn
biến phức tạp trong đó một trong những nguyên nhân quan trọng là sự thay
đổi liên tục những lãnh đạo cấp cao trong tổ chức Đảng và Nhà nước. Điều đó

cũng đã gây ra những sự xáo trộn đáng kể trong đời sống của nhân dân và trật
tự xã hội bấy giờ. Trước tình hình đó, công cuộc cải tổ đã ra đời khiến đời
sống kinh tế - xã hội của Liên Xô có nhiều thay đổi.


24

1.2.2. Công cuộc cải tổ của Liên Xô.
Tháng 3/1985, sau khi K. Chécnencô qua đời, M. Goócbachốp đã lên
nắm quyền Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và đưa ra “chiến lược tăng
tốc”. Kế hoạch đó đã nhận được sự đồng tình của Đảng Cộng sản Liên Xô và
được cụ thể hoá từ Đại hội lần thứ XXVII của Đảng năm 1986 với tên gọi:
Tăng tốc sự phát triển kinh tế - xã hội.
Ban lãnh đạo của Liên Xô trong thời kỳ này đã nêu ra bốn yêu cầu đòi
hỏi phải thực hiện tăng tốc:
+ Thứ nhất: Những nhiệm vụ xã hội gay gắt chưa được giải quyết như
lương thực, sức khoẻ, nhà ở, hàng tiêu dùng, môi trường sinh thái.
+ Thứ hai: Nguy cơ cân bằng chiến lược bị phá vỡ do Mỹ thực hiện
chương trình chạy đua vũ trang lên vũ trụ.
+ Thứ ba: Bảo đảm độc lập hoàn toàn cho nền kinh tế đất nước.
+ Thứ tư: Chấm dứt sự giảm sút tốc độ phát triển, sự suy thoái của nền
kinh tế và tình trạng khủng hoảng để xây dựng một nền kinh tế mới.
Tăng tốc theo quan điểm của Ban lãnh đạo Liên Xô là nâng cao tốc độ
phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở tiến bộ khoa học, kĩ thuật. Khái niệm
“tăng tốc‟ còn đề cập tới cả “chính sách xã hội tích cực”, thực hiện chính cách
xã hội nhất quán, công bằng. Tăng tốc bắt đầu từ công nghiệp nặng trong đó
chế tạo máy được coi là “đóng vai trò then chốt trong sự cải tổ nền kinh tế
quốc dân”. Nhà nước chủ trương chuyển từ sản xuất các cỗ máy riêng lẻ sang
tổ hợp sản xuất người máy công nghiệp, đưa thế hệ máy móc mới vào nền
kinh tế quốc dân, mang lại cho nó một sự tăng tốc mới. Với phương châm đó,

Đảng đã kêu gọi sử dụng tối đa công suất máy móc, tiến hành làm 2,3 đến 4
ca một ngày, củng cố kỉ luật lao động.
Năm 1987, Ban lãnh đạo Liên Xô quyết định thay chiến lược “tăng tốc”
bằng biện pháp “cải tổ”. Tăng tốc trở thành mục đích, còn cải tổ được xem

×