Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Ảnh hưởng của văn hóa tín ngưỡng truyền thống đến đời sống đạo của giáo dân H'Mông ở giáo xứ Sapa (Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.78 KB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRẦN THỊ THU GIANG









ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG
TRUYỀN THỐNG ĐẾN ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA
GIÁO DÂN H’MÔNG Ở GIÁO XỨ SAPA (LÀO CAI)





Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học

Mã số: 60 22 80






Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Hồng Dương






Hà Nội - 2011
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 8
Chương 1. VÀI NÉT VỀ GIÁO XỨ SAPA VÀ VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG
TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC H’MÔNG Ở THỊ TRẤN SAPA -
HUYỆN SAPA - TỈNH LÀO CAI 8
1.1. Vài nét về giáo xứ Sapa 8
1.1.1. Khái quát về Công giáo ở Việt Nam 8
1.1.2. Lược sử, quá trình hình thành, phát triển của giáo xứ Sapa 9
1.2. Văn hóa tín ngưỡng truyền thống của dân tộc H’Mông ở thị trấn
Sapa - huyện Sapa - tỉnh Lào Cai 14
1.2.1. Vài nét về dân tộc H’Mông ở thị trấn Sapa - huyện Sapa - tỉnh
Lào Cai 14
1.2.2 Đặc điểm văn hóa tín ngưỡng truyền thống của dân tộc H’Mông
ở thị trấn Sapa - huyện Sapa - tỉnh Lào Cai 15
Chương 2. ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG TRUYỀN
THỐNG ĐẾN SINH HOẠT TÔN GIÁO CỦA GIÁO DÂN H’MÔNG Ở
GIÁO XỨ SAPA (LÀO CAI) 38
2.1. Trong dịch thuật Kinh thánh, hát thánh ca, đọc sách và đọc kinh 38

2.1.1. Trong dịch thuật kinh thánh 38
2.1.2. Trong hát thánh ca, đọc sách và đọc kinh 42
2.2. Trong thực hành nghi lễ Công giáo: múa hát dâng hoa, rước kiệu 45
2.3. Trong lễ kỷ niệm Thánh quan thày nhà thờ xứ Sapa - giáo xứ Sapa 48
2.4. Trong kiến trúc, bài trí 51
2.4.1. Trong kiến trúc 51
2.4.2. Trong bài trí 54
Chương 3. ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG TRUYỀN
THỐNG ĐẾN NGHI LỄ VÕNG ĐỜI NGƯỜI CỦA GIÁO DÂN H’MÔNG
Ở GIÁO XỨ SAPA (LÀO CAI) 56
3.1. Ảnh hưởng đến cuộc sống phôi thai 58
3.2. Từ hài nhi đến tuổi đi học 64
3.3. Hôn lễ 71
3.4. Lên lão và tiễn đưa 78
3.5 Vấn đề bảo lưu bản sắc văn hóa tín ngưỡng truyền thống 84
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 100
HÌNH ẢNH TƯ LIỆU


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam khoá VIII đã chỉ rõ:“Việt Nam là một quốc gia đa dân
tộc mỗi dân tộc có một bản sắc riêng, tạo nên tính đa dạng và phong phú
của văn hoá Việt Nam ”. Đó là sự khẳng định vai trò to lớn của văn hoá
tộc người đối với sự phát triển chung của văn hoá Việt Nam. Trong đại gia
đình các dân tộc Việt Nam ấy, tín ngưỡng văn hoá truyền thống của người

H‟Mông đang góp phần làm phong phú thêm nền văn hoá Việt Nam vừa
đa dạng, vừa thống nhất.
Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của bộ phận nhân dân,
đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc.
Đó cũng chính là những quan điểm rất biện chứng của Đảng, Nhà nước ta
về tôn giáo.
Trên nền tảng tinh thần ấy, trải dài từ Bắc vào Nam với 54 dân tộc
anh em, chúng ta đang xây dựng đời sống văn hoá mới “tốt đời, đẹp đạo”
đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số có đạo. Bước tiến dài trên con
đường đồng hành cùng dân tộc của Công giáo đã có ảnh hưởng, tác động
không nhỏ đến đời sống văn hoá của các dân tộc ở Việt Nam, trong đó, có
dân tộc H‟Mông; ngược lại tín ngưỡng truyền thống ấy cũng tác động trở
lại đến đời sống đạo của đồng bào Công giáo tạo nên một sự giao thoa văn
hoá đặc sắc, kết hợp được yếu tố truyền thống và hiện đại, chất bản địa và
nét văn hoá ngoại sinh. Thư chung năm 1980 của Hội đồng Giám mục
Việt Nam cũng đã đưa ra đường hướng mới của Giáo hội Công giáo là
“Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”.

2
Hiểu biết về điều đó trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết để
có thể góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy những thành tố văn hoá thể
hiện bản sắc dân tộc, giúp họ tiếp cận hài hoà với những yếu tố văn hoá
mới, tiên tiến trong quá trình phát triển, đặc biệt, với người dân H‟Mông ở
Sapa hiện nay. Bởi khi nhắc đến Sapa là người ta nhắc đến một địa danh
du lịch nổi tiếng của đất nước, nơi có nhiều đồng bào H‟Mông sinh sống
từ bao đời nay. Cuộc sống của họ gắn với những nương ruộng bậc thang,
những phiên chợ vùng cao, những tục lệ, tín ngưỡng truyền thống… đan
xen với nhiều nét văn hóa mới, trong đó có văn hóa Công giáo. Vấn đề đặt
ra hiện nay là, người H‟Mông đang đứng trước những thách thức mới

trong mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển, giữa tín ngưỡng bản địa và
văn hóa ngoại sinh, giữa cái mới và cái cũ, yếu tố truyền thống và hiện
đại Đó chính là những lý do về mặt lý luận và thực tiễn thôi thúc người
viết chọn đề tài “Ảnh hưởng của văn hóa tín ngưỡng truyền thống đến đời
sống đạo của giáo dân H’Mông ở giáo xứ Sapa (Lào Cai)” làm đề tài luận
văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia có đông người
H‟Mông sinh sống nhất với hơn 800.000 người. Vẻ đẹp văn hoá truyền
thống là yếu tố cốt lõi không chỉ tạo nên sự cố kết bền vững của dân tộc
này mà còn tạo nên bản sắc văn hoá riêng, bền chặt trước sự du nhập, ảnh
hưởng, giao thoa với các tín ngưỡng, tôn giáo khác trong đó có Công giáo.
Những công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước trên các
bình diện: Lịch sử, Dân tộc học, Tôn giáo học hay Triết học… đều khẳng
định rằng, văn hóa tín ngưỡng có mối quan hệ qua lại, ảnh hưởng không
nhỏ đến đời sống sinh hoạt tôn giáo của các dân tộc Việt Nam nói chung,
trong đó có người H‟Mông ở Sapa.

3
Các nguồn tài liệu của các học giả Công giáo:
F.Savina (1971), Lịch sử dân tộc Mèo, Viện Dân tộc học thuộc Ủy
ban Khoa học Xã hội Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu khác:
Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ văn hoá
và phát triển ở Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.
Nguyễn Hồng Dương (2001), Nghi lễ và lối sống công giáo trong
văn hoá Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Hồng Dương (chủ biên)(2010), Nếp sống đạo của người
Công giáo Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
Vương Duy Quang (2005), Văn hóa tâm linh của người H’Mông ở

Việt Nam truyền thống và hiện tại, Nxb Văn hoá Thông tin và Viện Văn
học, Hà Nội.
Trần Hữu Sơn (1996), Văn hóa H’Mông, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà
Nội.
Luận án Tiến sĩ:
Phạm Huy Thông (2008), Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Công giáo và
Văn hoá Việt Nam, Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
Các tạp chí nghiên cứu:
Người viết đã tham khảo các bài viết trên một số tạp chí chuyên
ngành như: Nguyệt san Công giáo và dân tộc, tạp chí Nghiên cứu Tôn
giáo, tạp chí Dân tộc học…
Nguồn tài liệu Internet:
Người viết cũng sử dụng một số tài liệu trên các Webside có liên
quan (có đối chiếu, so sánh với các tư liệu khác):
www.catholic.org.tw
www.giaodiem.com

4
www.sapachurch
www.tintuclaocai
www.thanhlinh.com
www.vae.org.vn
Qua các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa Công giáo và
văn hoá Việt Nam, trong đó có văn hóa của dân tộc H‟Mông, chúng ta
nhận thấy, đây là những công trình có cách nhìn chuyên luận thể hiện
chiều kích của sự hội nhập trong giai đoạn hiện nay. Trên bình diện lý
luận, tác giả Nguyễn Hồng Dương trong cuốn Tôn giáo trong mối quan hệ
văn hoá và phát triển ở Việt Nam đã đưa đến cho chúng ta cái nhìn biện
chứng về mối quan hệ giữa văn hoá dân tộc và Công giáo ở Việt Nam hiện
nay; ảnh hưởng, tác động qua lại đó được biểu hiện cụ thể trong Nghi lễ và

lối sống công giáo trong văn hoá Việt Nam. Cụ thể hơn, những tư liệu tổng
hợp, điền dã tại nhiều vùng có tộc người H‟Mông sinh sống nhà nghiên
cứu Vương Duy Quang đã cung cấp cho chúng ta không chỉ những nét đại
cương văn hoá về người H‟Mông ở Việt Nam mà còn chia sẻ những nhận
xét rất tinh tế của tác giả về đặc trưng, vai trò của văn hoá, tín ngưỡng
truyền thống ấy đối với sự tồn tại và phát triển của Công giáo của một bộ
phận người H‟Mông tại các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Gần đây nhất,
cuốn sách Nếp sống đạo của người Công giáo Việt Nam do tác giả Nguyễn
Hồng Dương chủ biên đã có một số công trình nghiên cứu của các nhà
khoa học về mối quan hệ, ảnh hưởng giữa văn hóa truyền thống và đạo
Công giáo tại các xứ họ đạo cụ thể. Đó là những tư liệu thực sự đáng quý.
Nhìn chung, các hướng nghiên cứu trên đây đã có những đánh giá thoả
đáng, nhìn nhận một cách khách quan về Công giáo và mối quan hệ giữa
Công giáo với văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, chiều kích ảnh hưởng, tác động
trở lại của văn hóa tín ngưỡng truyền thống đến đời sống đạo của giáo dân

5
Công giáo vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là người H‟Mông ở Sapa đến
nay chưa thật sự có nhiều công trình nghiên cứu, ngoài một số công trình
chuyên khảo hết sức quan trọng nêu trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích của luận văn là nhằm chỉ ra những nét văn hóa tín ngưỡng
truyền thống của đồng bào dân tộc H‟Mông ở thị trấn Sapa - huyện Sapa -
tỉnh Lào Cao; đồng thời chỉ ra những ảnh hưởng của văn hóa tín ngưỡng
truyền thống ấy đến nghi lễ vòng đời người và đến sinh hoạt tôn giáo của
giáo dân H‟Mông thuộc giáo xứ Sapa (Lào Cai).
- Để đạt được mục đích trên, luận văn phải giải quyết được các nhiệm
vụ sau:
+ Chỉ ra được những nét khái quát của Công giáo ở Việt Nam nói
chung và lược sử quá trình hình thành, phát triển giáo xứ Sapa; đồng thời

chỉ ra những đặc điểm văn hóa tín ngưỡng truyền thống của dân tộc
H‟Mông.
+ Làm rõ ảnh hưởng của văn hóa tín ngưỡng truyền thống dân tộc
H‟Mông trong sinh hoạt tôn giáo và nghi lễ vòng đời người của giáo dân
H‟Mông giáo xứ Sapa hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Những ảnh hưởng của văn hóa tín ngưỡng
truyền thống dân tộc H‟Mông đến tín ngưỡng vòng đời người và đời sống
đạo của giáo dân H‟Mông ở giáo xứ Sapa (Lào Cai).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở nguyên lý của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là quan điểm của Chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số trên
đất nước ta.

6
- Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn quán triệt phương pháp luận
triết học mácxít, có sự thống nhất giữa phương pháp lịch sử và lôgíc, phân
tích và tổng hợp, kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực tiễn.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn trình bày một cách hệ thống và tương đối đầy đủ những
ảnh hưởng của văn hóa tín ngưỡng truyền thống dân tộc H‟Mông trong
sinh hoạt tôn giáo và nghi lễ vòng đời người của giáo dân H‟Mông giáo xứ
Sapa (Lào Cai).
6. Ý nghĩa của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Ảnh hưởng của văn hóa tín ngưỡng truyền thống
đến đời sống đạo của giáo dân H‟Mông giáo xứ Sapa (Lào Cai) hiện nay
đã chứng tỏ Công giáo chính là sản phẩm của lịch sử, đồng thời tín
ngưỡng văn hoá truyền thống luôn là động lực đồng hành cùng với sự phát
triển ấy. Một mặt, khẳng định đường hướng của Giáo hội Công giáo Việt

Nam “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng
bào”, mặt khác quán triệt tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo
trong giai đoạn hiện nay, và ghi nhận sự đóng góp của các tôn giáo là một
bước phát triển lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề tôn giáo.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn trình bày một cách có hệ thống những
đặc điểm văn hoá tín ngưỡng truyền thống của người H‟Mông nói chung
từ đó thấy được ảnh hưởng của yếu tố truyền thống đó đến sinh hoạt tôn
giáo và nghi lễ vòng đời của giáo dân H‟Mông giáo xứ Sapa. Đặc biệt,
những yếu tố văn hoá tín ngưỡng truyền thống đã tạo nên bản sắc văn hoá
đặc sắc của dân tộc này. Cuộc sống mới với những yếu tố văn hoá mới
trong đó có Công giáo đã và đang tác động mạnh mẽ đến văn hoá truyền
thống của người H‟Mông. Vì vậy, mục tiêu xây dựng cuộc sống “tốt đời,

7
đẹp đạo” không chỉ là mục tiêu phấn đấu của các tôn giáo mà con là chỗ
dựa đức tin vững chắc của các tôn giáo giữa lòng dân tộc, đồng hành cùng
dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, công trình
đã công bố của người viết và phụ lục ảnh tư liệu, luận văn được chia làm 3
chương, 11 tiết.






















8

NỘI DUNG
Chương 1. VÀI NÉT VỀ GIÁO XỨ SAPA VÀ VĂN HÓA
TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC H’MÔNG Ở
THỊ TRẤN SAPA - HUYỆN SAPA - TỈNH LÀO CAI
1.1. Vài nét về giáo xứ Sapa
1.1.1. Khái quát về Công giáo ở Việt Nam
Công giáo và Công giáo ở Việt Nam:
Công giáo là một nhánh của Kitô giáo, thực chất được hiểu là một
thuộc tính của công giáo xuất phát từ Đức Kitô và về sau mang nghĩa là
tôn giáo có tính phổ quát.
Công giáo ở Việt Nam được hiểu là tôn giáo thuộc Giáo hội Công
giáo Rôma. Danh từ Công giáo chính thức được Nhà nước ta ghi nhận
cùng tư cách pháp nhân của tôn giáo này trong Sắc lệnh 234/SL do Chủ
tịch Hồ Chí Minh ký ngày 14 tháng 06 năm 1955.
Hiện nay, Giáo hội Công giáo tại Việt Nam có khoảng hơn 6 triệu

tín đồ thuộc ba giáo tỉnh:
Giáo tỉnh Hà Nội: với một Tổng Giáo phận và chín Giáo phận.
Giáo tỉnh Huế: với một Tổng Giáo phận và năm Giáo phận.
Giáo tỉnh Sài Gòn: với một Tổng Giáo phận và chín Giáo phận.
Đứng đầu mỗi Tổng Giáo phận là một vị Tổng Giám mục hay Giám
mục chính tòa do Tòa Thánh bổ nhiệm, với sự đồng thuận của Chính phủ
Việt Nam. Trong trường hợp một Tổng Giáo phận hay Giáo phận bị trống
tòa, Tòa Thánh sẽ bổ nhiệm một Giám mục làm Giám quản Tông Tòa
hoặc linh mục đoàn của Giáo phận ấy bầu ra một vị linh mục Giám quản.

9
Hội đồng Giám mục Việt Nam là tổ chức, cơ cấu duy nhất của các
vị Giám mục tại Việt Nam, với mục đích hội nghị, và đưa ra đường hướng
chung cho cả Giáo hội tại Việt Nam.
1.1.2. Lược sử, quá trình hình thành, phát triển của giáo xứ Sapa
Vị trí địa lý:
Giáo xứ Sapa thuộc giáo phận Hưng Hóa, nằm tại thị trấn Sapa -
huyện Sapa - tỉnh Lào Cai, phía Tây Bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng
400 km, cách Tòa Giám mục Giáo phận Hưng Hóa khoảng 360 km. Đây là
một trong những giáo xứ xa nhất của giáo phận Hưng Hóa mà hầu hất giáo
dân là đồng bào dân tộc H‟Mông.
Lược sử:
Giáo xứ Sapa gắn với tên tuổi của giáo sĩ F.M. Savina thuộc Hội
thừa sai Paris. Ông là người đầu tiên đặt chân đến vùng núi Bắc Kỳ Đông
Dương sống cùng người H‟Mông trong giai đoạn khá dài, cũng là vị linh
mục tuyên ý được cử đến lo việc sinh hoạt mục vụ cho khu vực Sapa.
“Năm 1902 Giáo xứ Sapa được thành lập.” [2, tr1]
Năm 1905 nhà thờ bằng gỗ và đá được dựng lên ở thị trấn Sapa
dùng làm nhà ở cho linh mục, nơi giảng dạy giáo lý và hội họp. Được sự
cho phép của Cao ủy Pháp tại Lào Cai, linh mục Savina bắt đầu tiếp xúc

với các dân tộc thiểu số. Ông học tiếng H‟Mông, tìm hiểu tâm lý, phong
tục tập quán của dân tộc này. Sau một thời gian dài nỗ lực ông đã thu được
những kết quả nhất định.
Theo số liệu của Hội đồng Giám mục Việt Nam có ghi: “Năm 1921,
cả gia đình Má A Thông ở thôn Hang Đá (giáo họ Hầu Thào ngày nay) tin
đạo. Gia đình Má A Thông trở thành một hạt nhân giới thiệu Tin Mừng
cho các gia đình khác. Con rể Má A Thông là Lồ A Tính, cư ngụ tại Lao
Chải, cùng với 4 gia đình khác sớm trở thành tín hữu. Ngay năm sau, một

10
nhà nguyện nhỏ đã được lập tại thôn Lồ Lao Chải làm nơi sinh hoạt và học
hỏi giáo lý. Được sự hợp tác của hai tốp thừa sai người H‟Mông từ Vân
Nam sang, trong 2 năm 1924 - 1925 đã có thêm 20 gia đình gia nhập đạo.
Cho tới thập niên 1940, trong vùng đã có thêm 33 gia đình H‟Mông tin
đạo rải rác trong 11 làng khác nhau.”
Với sự gia tăng của người H‟Mông theo Công giáo thì nhu cầu sinh
hoạt tôn giáo ở đây được tăng lên. Vấn đề nghe, đọc và tiếp xúc trực tiếp
với lời Chúa qua Thánh Kinh là rất quan trọng. Vì vậy, việc soạn sách
Kinh thánh bằng tiếng H‟Mông được đặt ra. Linh mục F.M Savina đã cùng
với các thừa sai đến từ Vân Nam đã bàn bạc nghiên cứu ngôn ngữ
H‟Mông, dịch Kinh thánh sang tiếng H‟Mông theo hệ thống chữ cái
Latinh. Nhờ đó, linh mục F.M Savina đã thuyết phục được khá nhiều
người H‟Mông theo đạo.
Nhưng đến giai đoạn 1945 - 1954 rất nhiều gia đình H‟Mông nhạt
đạo, bỏ đạo do cuộc kháng chiến chống Pháp làm ảnh hưởng không nhỏ
đến công cuộc truyền giáo ở giáo xứ Sapa. Nhà thờ bị phá hủy, không có
linh mục, trùm trưởng. Các gia đình người H‟Mông theo Công giáo ở đây
chủ yếu cầu nguyện tại nhà.
Năm 1985, chỉ còn 65 hộ gia đình người H‟Mông ở Sapa giữ đạo,
tập trung chủ yếu ở các xã Hầu Thào (thôn Hang Đá), xã Lao Chải (thôn

Lồ, Lý, Lao Chải). [76, tr.515]
Từ năm 1990, Công giáo ở người H‟Mông có dấu hiệu phục hồi.
“Trong các năm 1991 - 1992, có lẽ được tiếp xúc với một số linh mục
trong vùng, nhiều người H‟Mông Bắc Hà, Bảo Yên, Bảo Thắng bỏ tục làm
ma. Nhiều người đọc kinh tập thể, học kinh nguyện theo đài phát thanh và
bằng ghi âm. Họ có dịp tiếp xúc với tín đồ Công giáo ở Yên Bái, Sơn Tây
và Hà Nội.” [76. tr.515]

11
Bắt đầu từ năm 1995, chính quyền địa phương cho phép trùng tu
nhà thờ giáo xứ Sapa lần thứ nhất và giáo xứ tiếp tục sinh hoạt trở lại.
Cùng thời gian này, hai giáo họ Hầu Thào và Lao Chải (được thành lập từ
1927) cũng được tái lập và sinh hoạt trở lại. Tòa Giám mục cử linh mục
Gioan Vũ Tất lên cử hành một số Thánh lễ trọng cho đồng bào Công giáo
ở Sapa.
Năm 2004, Giám mục Antôn Vũ Huy Chương cử linh mục Gioan
Nguyễn Huy Tụng phụ trách nhà thờ Cốc Lếu (Lào Cai) lên dâng thánh lễ
vào chủ nhật hàng tuần. Tháng 5 năm 2006 Giám mục Antôn Vũ Huy
Chương đã chính thức bổ nhiệm linh mục Phêrô Phạm Thanh Bình làm
linh mục quản nhiệm tại giáo xứ Sapa sau gần 60 năm không linh mục.
Ngay sau đó, nhà thờ Sapa được tiến hành trùng tu lần thứ hai, sửa lại mái
và nền. Đây là một công trình được kiến thiết từ rất sớm, trải qua nhiều
biến cố của lịch sử cùng với mảnh đất và con người nơi đây. Chi phí trùng
tu nhà thờ theo linh mục Phêrô Phạm Thanh Bình lên tới 1 tỉ đồng. Ông
cho biết, tháp chuông cao 18m là phần duy nhất của nhà thờ còn tốt. Nhà
thờ mới có mái ngói và 32 ô cửa kính màu với hình mầu nhiệm Mân côi,
các chặng đàng thánh giá và các vị thánh. Bàn thờ bằng gỗ cũ được thay
bằng một bàn thờ mới bằng đá. (Xem ảnh số phần phụ lục) Sau gần 6
tháng thi công, ngày 25 tháng 10 năm 2007, người công giáo H‟Mông vui
mừng vì đã trùng tu được ngôi thánh đường bị bỏ hoang trong nhiều thập

niên. (Xem ảnh số phần phụ lục) Trong Thánh lễ hôm 24-10-2007, linh
mục Phêrô Phùng Văn Tôn, tổng đại diện Giáo phận Hưng Hóa đã làm
phép nhà tạm bằng gỗ; thiếu nhi H‟Mông múa, hát thánh ca bằng tiếng
H‟Mông và dâng hoa tạ ơn rất tưng bừng.



12
Tình hình giáo xứ hiện nay:
Công việc truyền giáo với người H‟Mông ở Sapa hiện đang được
hoạt động trở lại với nhiều cơ sở của giáo xứ được hình thành. “Ngoài nhà
thờ xứ Sapa, tại Hầu Thào (thành lập vào 1926, cách nhà thờ xứ 8km) và
Lao Chải (thành lập vào 1927, cách nhà thờ xứ 10km) cũng có nhà nguyện
bằng gỗ” [2, tr.1]. Tháng 7 năm 2008 nhà thờ Lao Chải được cơi nới nhằm
đáp ứng nhu cầu của giáo họ. Ngày 29 tháng 10 năm 2010, linh mục Phêrô
Phạm Thanh Bình đã tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà thờ Hầu Thào với
sự có mặt của hàng trăm quan khách đến từ các nơi. Kinh phí dự trù xây
dựng nhà thờ Hầu Thào lên tới gần 4 tỉ đồng.
Giáo xứ Sapa hiện nay có hơn 2100 giáo dân, trong đó 270 thuộc giáo
họ sở tại Sapa, 650 thuộc giáo họ Hầu Thào (dân tộc H‟Mông) và 1200
thuộc giáo họ Lao Chải (dân tộc H‟Mông). Mới đây, giáo xứ Sapa thành
lập thêm một giáo họ đó là giáo họ Thôn Lý, số tín đồ là 475 người. Giáo
họ này được tách ra từ giáo họ Lao Chải. Giáo lý viên trong toàn xứ là 8
người.
Vì nhiều chục năm giáo xứ không sinh hoạt tôn giáo cũng như không
có linh mục thường trực tại giáo xứ để hướng dẫn đời sống đạo cho bà con
giáo dân, cho nên hiện nay mọi sinh hoạt của giáo xứ hầu như mới bắt đầu.
Sự hiểu biết về giáo lý, đức tin chưa sâu sắc. Vì không được học hỏi nên
đời sống đạo còn nhiều yếu kém. Đối với đồng bào dân tộc H‟Mông,
chiếm tới gần 90% số tín đồ của giáo xứ, đại đa số không biết chữ nên vấn

đề mục vụ cho họ gặp rất nhiều khó khăn.
Hướng tương lai:
Xây dựng cơ sở vật chất: Vì đã được xây dựng từ hơn 80 năm nay và
có một khoảng thời gian dài không được giữ gìn, bảo dưỡng cho nên nhà
xứ, nhà phòng của giáo xứ hiện nay đã xuống cấp trầm trọng; mặt khác,

13
hơn 1/3 diện tích khuôn viên nhà xứ (trong tổng số gần 6.400m2) do một
số gia đình chiếm dụng nhưng chưa trả lại. Do vậy việc ưu tiên hàng đầu
của giáo xứ hiện nay là tìm nguồn kinh phí để đền bù và hỗ trợ các gia
đình này di chuyển khỏi khu vực đất của nhà xứ. Khi đã tạm thời ổn định
được cơ sở vật chất tại nhà xứ, sẽ tiếp tục nâng cấp, xây dựng các cơ sở tại
các giáo họ cho cộng đoàn giáo dân H‟Mông.
Xây dựng cộng đoàn giáo xứ: Quyết tâm phát triển và xây dựng cộng
đoàn giáo xứ theo phương hướng chung của Giáo phận đã đề ra, để trở
thành một cộng đoàn đức tin, phụng tự, bác ái, tất cả nhằm mục tiêu truyền
giáo. Cụ thể là đào tạo thêm giáo lý viên và quan tâm giúp đỡ họ để họ
nhiệt tình trong công việc dạy giáo lý cho các em nhỏ, gây dựng và đào tạo
thành phần ca đoàn nhằm phục vụ thánh lễ cũng như các buổi cầu nguyện,
cổ vũ tinh thần sống bác ái yêu thương, thể hiện qua đời sống hàng ngày
để làm gương sáng cho tha nhân, nhất là quan tâm tới người nghèo và
những người khuyết tật trong giáo xứ.
Phát triển đời sống văn hóa: Kêu gọi các bậc phụ huynh cho con em đi
học văn hóa và có nhiều việc làm cụ thể như: Lập quỹ khuyến học để cấp
học phí cũng như phát phần thưởng cho học sinh; giúp đỡ tiền ăn, học phí,
nơi nghỉ nội trú cho con em đồng bào dân tộc H‟Mông. Bởi chính những
em này sẽ là những tông đồ trong tương lai góp phần xây dựng giáo xứ
ngày một phát triển.
Có thể nói, gần một thế kỷ xây dựng và trưởng thành, giáo xứ Sapa đã
trải qua những thăng trầm, biến cố, thậm chí nhiều năm không có linh mục

cai quản; đến nay giáo xứ Sapa đã có bước phát triển đáng kể về cơ sở vật
chất, số lượng tín đồ và các chức việc tôn giáo… Đặc biệt, với số lượng tín
đồ chủ yếu là người H‟Mông, giáo xứ Sapa sẽ là một điểm đến của sự hội
nhập giữa hai luồng văn hóa bản địa và văn hóa ngoại sinh.

14
1.2. Văn hóa tín ngưỡng truyền thống của dân tộc H’Mông ở thị
trấn Sapa - huyện Sapa - tỉnh Lào Cai
1.2.1. Vài nét về dân tộc H’Mông ở thị trấn Sapa - huyện Sapa -
tỉnh Lào Cai
Người H‟Mông được coi là một trong những dân tộc cổ nhất ở Châu
Á. Họ sống ở lưu vực sông Hoàng Hà và đã có tổ quốc ở đó cách đây hơn
4000 năm. Theo điều tra của các nhà dân tộc học, người H‟Mông có mặt
sớm nhất ở Việt Nam cách đây hơn 300 năm, và hiện nay với khoảng
800.000 người, trở thành thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt
Nam.
Dựa trên tiêu chí trang phục và ngôn ngữ, đặc biệt là âm ngữ và một
phần là ý thức tự nhận của đồng bào thì ở Việt Nam có 4 nhóm H‟Mông
chính là: H‟Mông Trắng (H‟Môngz Đơưz), H‟Mông Hoa (H‟Môngz
Lênhx), H‟Mông Đen (H‟Môngz Đuz) và H‟Mông Xanh (H‟Môngz
Njuôz). Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nơi duy nhất hội tụ 4
nhóm H‟Mông sinh sống.
Người H‟Mông vùng Tây Bắc chiếm phần lớn tổng số người
H‟Mông cư trú trên toàn quốc. Tây Bắc bao gồm vùng đất từ bờ phải sông
Hồng đến lưu vực sông Đà, sông Mã, gồm địa bàn các tỉnh Lào Cai, Yên
Bái, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình. Người H‟Mông cư trú đông nhất tại tỉnh
Lai Châu, tiếp đến là tỉnh Lào Cai. Lào Cai là một tỉnh vùng cao, phía Bắc
giáp Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà
Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái. Theo số liệu từ Văn phòng tỉnh ủy
Lào Cai năm 2010, dân số toàn tỉnh khoảng 613.075 người, với 13 dân tộc

gồm 25 nhóm ngành cùng chung sống hòa thuận, trong đó dân tộc
H‟Mông chiếm 22,45% với 137.649 người.

15
Sapa là một trong 8 huyện thuộc tỉnh Lào Cai. Đây là vùng đất tươi
đẹp không chỉ vì cảnh quan mà còn bởi sự hội tụ của nhiều dân tộc cùng
chung sống, với 7 dân tộc là H‟Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xã Phó, Kinh và
Hoa. Dân tộc H‟Mông chiếm tỉ lệ lớn nhất với 23.511 người chiếm
43,99%, trong đó 100% là người H‟Mông đen. Dưới đây là những số liệu
mới nhất từ Văn phòng Tỉnh ủy Lào Cai về tỉ lệ người H‟Mông theo Công
giáo ở thị trấn Sapa thuộc giáo xứ Sapa. Cụ thể, tại Hầu Thào: Số người
H‟Mông theo Công giáo là 650/2.471 chiếm 26,3%; tại Lao Chải: Số
người H‟Mông theo Công giáo là 1.200/3.097 chiếm 38.8%. Như vậy, số
tín đồ Công giáo là người H‟Mông ở các xã thuộc thị trấn Sapa chiếm
khoảng 1/3 dân số. Đây là tỉ lệ khá cao thể hiện sự phát triển của Công
giáo ở khu vực này trong những năm qua.
1.2.2 Đặc điểm văn hóa tín ngưỡng truyền thống của dân tộc
H’Mông ở thị trấn Sapa - huyện Sapa - tỉnh Lào Cai
Ngay từ năm 1952, hai nhà văn hoá học Hoa Kỳ A. Kroeber và C.
Kluckholn đã thống kê được tới 150 định nghĩa khác nhau về văn hoá.
Ngày nay số lượng các định nghĩa đó đã tăng lên rất nhiều (có tới trên 300
định nghĩa khác nhau). Hồ Chí Minh đã miêu tả văn hoá là toàn bộ những
hoạt động như “ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn,
mặc, ở và các phương thức sử dụng”, hay đó là “sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt (vật chất và tinh thần) cùng với biểu hiện của nó”.
Toàn bộ những sinh hoạt của cá nhân hay của cộng đồng đã được Hồ Chí
Minh xếp vào những biểu hiện của văn hoá. Đó là những hoạt động của
con người, mang “tính người”. Hồ Chí Minh chú trọng cả hai mặt vật chất
và tinh thần, không coi nhẹ hay đề cao bất kỳ một yếu tố nào. Yếu tố vật

chất giúp con người “tồn tại” và yếu tố tinh thần giúp con người “sống”.

16
Văn hoá ra đời để thoả mãn hai nhu cầu thiết yếu này. Rõ ràng ở đây, Hồ
Chí Minh quan niệm văn hoá là sản phẩm riêng chỉ có ở con người, nó đối
lập với những gì thuộc về tự nhiên đơn thuần. Văn hoá là toàn bộ những
gì do con người tạo ra và vì con người. Có lẽ, đây là cách định nghĩa phù
hợp và tường minh hơn cả khi nói về văn hóa của cộng đồng các dân tộc
trên đất nước Việt Nam trong đó có người H‟Mông ở Sapa.
Văn hóa dân tộc H’Mông ở Sapa:
So với nhiều dân tộc khác, người H‟Mông còn giữ được khá nhiều
nét sinh hoạt, phong tục tập quán truyền thống. Người H‟Mông xuất phát
từ những vùng đất có truyền thống trồng lúa nước rồi thiên di đến Việt
Nam, trải qua quá trình tự thích ứng để tồn tại, họ đã tạo dựng nên một
nền văn hoá hết sức độc đáo, nền văn hoá của các cư dân rẻo cao.
Người H‟Mông có mặt ở Việt Nam khoảng từ thế kỷ 18, gồm 4 nhóm
chính là H‟Mông Trắng, H‟Mông Xanh, H‟Mông Hoa và H‟Mông Đen.
Hầu hết địa bàn cư trú của họ là những vùng cao, núi non hiểm trở. Ở
miền Bắc nước ta, những khu vực tập trung đông người H‟Mông sinh
sống là: cao nguyên Đồng Văn, Hoàng Su Phì - Bắc Hà - Mường Khương,
Mù Căng Chải - Trạm Tấu - Bắc Yên, Sa Pa - Phong Thổ - Sìn Hồ - Tủa
Chùa và các khu vực tiếp giữa hai huyện Thuận Châu và Tuần Giáo của
hai tỉnh Sơn La, Lai Châu.
Theo nhiều giả thuyết thì người H‟Mông đến Việt Nam có gốc gác là
cư dân trồng lúa nước từ xa xưa. Vì vậy, việc canh tác lúa nương rẫy trên
rẻo cao hiện đang phổ biến có thể là sự học hỏi nhiều đời những thao tác
của người bản xứ nơi họ di cư đến, hoặc là do sự thích ứng dần với điều
kiện sống khắc nghiệt ở vùng cao. Và cũng chính vì có gốc gác là cư dân
trồng lúa nước, nên ngay cả khi sinh sống trên những vùng núi cao, hiểm
trở, trong điều kiện của vùng đất mới đến cư trú, họ đã tạo nên những thửa


17
ruộng trồng lúa nước trên các sườn núi. Đó chính là những thửa ruộng bậc
thang.
Trong điều kiện cư trú của người H‟Mông là những vùng núi cao,
hiểm trở, thì ngô là một loại cây lương thực tỏ ra thích ứng với điều kiện
tự nhiên hơn cả. Tận dụng đặc điểm này, bà con người H‟Mông đã phát
triển ngô thành loại cây lương thực chủ yếu và trồng rộng rãi quanh khu
vực mình sinh sống. Với hai cách chế biến phổ biến là làm mèn mén cho
bữa ăn hàng ngày và làm bánh trong những ngày lễ tết, hội hè. Đồng bào
H‟Mông đã không chỉ tự cung cấp cho mình những món ăn đa dạng, mà
còn đóng góp cho kho tàng ẩm thực Việt Nam những đặc sản được làm từ
ngô hết sức độc đáo.
Giống như nhiều dân tộc sinh sống ở vùng cao, những phiên chợ luôn
giữ vai trò quan trọng và có thể xem là không thể thiếu trong đời sống
kinh tế và văn hoá tinh thần của người H‟Mông. Người H‟Mông rất coi
trọng sinh hoạt gia đình cũng như sinh hoạt dòng họ, sinh hoạt với láng
giềng. Tuy nhiên, môi trường cởi mở nhất trong đời sống sinh hoạt của
người H‟Mông chính là đi chợ, là văn hoá chợ với nhiều sắc thái. Lâu nay
chúng ta vẫn thường nghe nói tới chợ tình Sapa, một nét sinh hoạt văn hóa
tinh thần khá độc đáo của người H‟Mông.
Tại những phiên chợ, nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hoá của người
H‟Mông thường có vẻ thô sơ, ít ỏi như bột ngô, rồi vài quả bí, dăm chai
mật ong, một ít chỉ thêu, hay một số công cụ lao động nương rẫy nhưng
lại hết sức quan trọng và hấp dẫn. Bởi đôi khi, đó lại là cái cớ để người ta
có thể đi chợ, đến chợ, xem chợ và chơi chợ. Họ đến đây để tìm bạn tâm
tình, để thưởng thức các món ẩm thực, để được tham gia các trò chơi,
thưởng thức những màn biểu diễn nghệ thuật mà trong cuộc sống đời
thường họ hiếm khi có được.


18
Từ lâu, người H‟Mông được coi là đại diện cho nếp sống và bản sắc
vùng rẻo cao và cao nguyên. Ngoại trừ những căn nhà rộng lớn và được
làm khá cầu kỳ của tầng lớp thống trị trong chế độ cũ, nói chung, nhà
người H‟Mông được xem là đơn giản nhất trong các loại nhà của các dân
tộc. Điều này có thể cũng xuất phát từ nguyên nhân do trước đây người
H‟Mông thường sống du canh du cư trên những địa bàn núi non hiểm trở.
Nhà của người H‟Mông là nhà nền đất với một số kiểu khác nhau. Ở vùng
biên giới là nhà kiểu nền đất trình tường dày. Ở vùng Sa Pa là nhà nền đất
tường ghép gỗ pơ mu hoặc ở các vùng nội địa ghép gỗ
Trong sản xuất nông nghiệp của người H‟Mông, lanh là loại cây công
nghiệp được trồng phổ biến, chiếm một diện tích khá lớn. Ngoại trừ một
số nhóm cư dân H‟Mông nhỏ trồng bông để dệt vải, hầu hết người
H‟Mông đều trồng lanh. Vải lanh dùng làm váy, may quần áo, khâu bao
đựng bột, làm mặt chăn Trong quan niệm của người H‟Mông, người
chết phải có áo ngoài bằng lanh thì mới được về đoàn tụ với tổ tiên. Mỗi
người thiếu nữ từ 15-16 tuổi đến các bà cụ tuổi 60 đều có đám lanh riêng
cho mình. Cây lanh sau khi chặt thường được phơi khô, tước lấy vỏ và
làm thành những sợi dệt. Việc này đòi hỏi nhiều thời gian nên người phụ
nữ H‟Mông lúc nào cũng có vỏ lanh quanh mình để tranh thủ tước sợi
trong lúc nghỉ lao động, hoặc lúc đi đường hay họp chợ. Trong bản
H‟Mông, hầu như nhà nào cũng có khung và đồ nghề dệt vải lanh. Một
tấm vải có khi phải dệt hàng tuần mới xong vì phụ nữ H‟Mông chỉ tranh
thủ dệt mỗi khi nông nhàn. Mặc dù các công đoạn làm nên một tấm vải
lanh, từ khâu đạp lanh, tước dập vỏ lanh, kéo sợi đến dệt lanh đều bằng
phương pháp thủ công, song sản phẩm làm ra được người H‟Mông rất ưa
dùng. Vải dệt bằng các khung dệt đơn sơ tuy không đẹp bằng lụa song rất
bền, không kém gì vải đũi, vải sồi của người Việt. Tuỳ theo từng nhóm

19

người H‟Mông khác nhau mà vải lanh sau khi dệt có thể để trắng hoặc
nhuộm chàm hay vẽ hoa văn lên đó. Trong ngày cưới, trang phục bằng vải
lanh cũng rất có ý nghĩa đối với cô dâu, chú rể. Chính vì vậy mà cây lanh
rất có giá trị trong đời sống vật chất và tinh thần của người H‟Mông.
Kỹ thuật tạo hoa văn bằng sáp ong là một sáng tạo nghệ thuật của phụ
nữ H‟Mông và phụ nữ Dao Tiền. Công cụ vẽ của họ là loại bút có ngòi
bằng đồng với nhiều dạng và kích cỡ khác nhau. Loại nét nhỏ để tạo hoa,
loại vừa để vẽ đường riềm, loại to để vẽ đường thẳng hoặc chấm những
hình tròn to nhỏ nối nhau. Người Dao còn dùng các khung tam giác bằng
tre để vẽ đường gấp khúc và dùng các ống nứa khác nhau để tạo đường
tròn. Kỹ thuật vẽ hoa văn chung là nhúng bút vào sáp nấu chảy rồi vẽ lên
vải mộc các họa tiết cổ truyền. Sau đó đem vải nhuộm chàm nhiều lần cho
đến khi có màu sẫm, rồi nhúng vào nước sôi, sáp tan hết sẽ để lại những
hoạ tiết hoa văn trắng trên nền tối. Hoa văn của người H‟Mông chủ yếu
được trang trí theo đường thẳng với các hình sao 8 cánh, trôn ốc, hoặc hình
hoa lý, hoa dưa.
Về trang phục, mỗi ngành H‟Mông có kiểu trang phục khác nhau.
Người H‟Mông Đơ (H‟Mông Trắng), phụ nữ mặc áo xẻ ngực váy lanh
trắng. Phụ nữ H‟Mông Đen váy có nhiều băng dải hoa văn in sáp ong màu
chàm đen, cánh tay áo có khoang thêu hoa văn. Phụ nữ H‟Mông Lềnh áo
xẻ nách thêu nhiều hoa văn nẹp cổ, ống tay, váy rực rỡ sắc màu. Phụ nữ
H‟Mông Xanh mặc váy, áo màu chàm như người Tày trong vùng. Đặc biệt
phụ nữ H‟Mông ở Sa Pa, ở một số xã thuộc huyện Than Uyên (nay thuộc
Lai Châu), Sơn La lại mặc quần cộc.
Văn học dân gian người H‟Mông cũng rất phong phú gồm nhiều thể
loại như thần thoại, truyện cổ tích, dân ca, tục ngữ, truyện thơ, sử thi
Mỗi thể loại còn có nhiều loại hình khác nhau: thần thoại có sự tích kể về

20
nguồn gốc vũ trụ, con người, muôn loài Truyện cổ tích có truyện cổ tích

động vật, truyện cổ tích thần kỳ (truyện kể về các dũng sĩ tài ba, truyện mồ
côi), truyện cổ tích sinh hoạt xã hội. Dân ca H‟Mông cũng có nhiều loại
như dân ca giao duyên, dân ca than thân, dân ca nghi lễ, phong tục gia
đình Trong các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc bên cạnh người Thái, người
Mường thì dân tộc H‟Mông có kho tàng âm nhạc dân gian giàu bản sắc,
có nhiều giá trị nhất. Nhà nghiên cứu Hồng Thao cho biết, dân tộc
H‟Mông có tới 14 làn điệu dân ca và 15 loại nhạc khí khác nhau.
Văn hoá dân gian người H‟Mông không những phong phú, đa dạng
mà có nhiều loại hình đã đạt đến đỉnh cao, trở thành loại hình đặc sắc
trong kho tàng văn hoá các dân tộc thiểu số như loại hình truyện cổ tích,
loại hình dân ca, đặc biệt là tác phẩm "khúa kê" và "tiếng hát làm dâu",
loại hình nghệ thuật trang trí trên trang phục
Trò chơi là một phần không thể thiếu trong các ngày Tết của người
H‟Mông. Lễ hội Gầu Tào là một sinh hoạt văn hoá tinh thần quan trọng
của người H‟Mông Hoa ở Cao Phạ, Yên Bái. Diễn ra vào thời điểm
chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, tương ứng với chu kỳ sản xuất nông
nghiệp, cùng với nghi lễ thờ cúng tại gia đình và các trò chơi mang tính
cộng đồng, lễ hội Gầu Tào đã thoả mãn được 2 nhu cầu: tâm linh và giải
trí. Ngoài các trò chơi như đánh quay, bắn nỏ, ném pao, trong các ngày lễ
hội, người H‟Mông còn hát giao duyên, thổi sáo, thổi khèn. Khèn trúc là
một loại nhạc cụ độc đáo cùng với cách thức biểu diễn của người thổi đã
tạo nên một nét văn hoá rất đặc trưng của người H‟Mông.
Trong truyền thống lịch sử, người H‟Mông đã sáng tạo ra các giá trị
văn hoá đặc sắc. Đó là việc canh tác nương rẫy theo mô hình người
H‟Mông thích ứng với từng loại hình, coi trọng kỹ thuật thâm canh đa
canh. Đó là hệ thống thiết chế xã hội nhỏ nhưng bền vững như quan hệ

21
dòng họ, thích ứng với một xã hội phải cư trú phân tán, không còn lãnh thổ
tộc người. Đó là hệ thống đời sống văn hoá tinh thần phong phú đạt tới

đỉnh cao trong mặt bằng văn hoá dân gian. Những giá trị văn hoá này đã
góp phần đưa người H‟Mông vượt khỏi những cam go của lịch sử, bảo vệ
sự sinh tồn của dân tộc và bản sắc văn hoá tộc người. Đồng thời ảnh
hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt tôn giáo của người H‟Mông ở
Sapa hiện nay.
Tín ngưỡng: Tín ngưỡng được hiểu là hệ thống các niềm tin mà
con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá
nhân và cộng đồng. Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín
ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung để
phân biệt với tôn giáo. Tín ngưỡng thuộc lĩnh vực văn hóa tâm linh của
con người.
Tín ngưỡng truyền thống của người H’Mông:
Trong tín ngưỡng truyền thống, dân tộc H‟Mông thờ đa thần với
nền tảng là tín ngưỡng tổ tiên, tín ngưỡng dòng họ và Saman giáo. Tín
ngưỡng truyền thống của họ phản ánh mạnh mẽ tính cố kết của cộng đồng
(dòng họ, làng bản, dân tộc). Đây cũng chính là bản sắc, tính đặc thù của
tộc người này. Yếu tố cộng đồng láng giềng trong xã hội phụ quyền của
người H‟Mông đã góp phần quan trọng xây đắp khối đoàn kết ở dân tộc
này từ bao đời nay. Tất cả các thành viên trong cộng đồng đều ý thức rõ:
“Chúng ta là một giống người”. “Chúng ta cùng một hạt lanh giao xuống
đất”. Đồng bào thường gọi nhau bằng hai tiếng gắn bó: Pêz H‟Môngz –
người H‟Mông ta.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:
Trong thế giới tâm linh của người H‟Mông, thờ cúng tổ tiên và các
vị thần có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó không chỉ thể hiện niềm tin

22
mà còn là hoạt động tín ngưỡng tôn giáo rất linh thiêng của dân tộc này.
Đặc biệt, thờ cúng tổ tiên là thành tố vô cùng quan trọng góp phần tạo
dựng và bảo lưu văn hóa cội nguồn của họ.

Trước khi tìm hiểu người H‟Mông quan niệm về tổ tiên như thế nào,
chúng ta sẽ tìm hiểu quan niệm của họ về thế giới, về sự sống và cái chết.
Người H‟Mông cho rằng, trong vũ trụ có hai thế giới cùng tồn tại là thế
giới mặt đất nơi con người sinh sống và thế giới trên trời nơi có ông Trời,
các vị thần và tổ tiên của họ. Người H‟Mông có những huyền thoại để lý
giải quan niệm về sự sống và cái chết. Tác giả Vương Duy Quang trong
cuốn “Văn hóa tâm linh của người H’Mông ở Việt Nam truyền thống và
hiện tại” đã giúp chúng ta hiểu thêm về quan niệm này khi cho rằng: cuộc
sống của người H‟Mông xưa kia là vĩnh hằng cho đến khi ông Trời quyết
định đem cái chết đến cho người H‟Mông vì không thể chấp nhận sự cùng
tồn tại ngang hàng giữa con người và trời đất.“Bệnh tật, ốm đau, già yếu…
phải đến với người H’Mông” [52, tr.93], từ đó họ đã biết đến cái chết. Và
khi trút hơi thở cuối cùng ở thế giới mặt đất cũng là lúc họ tìm đường trở
về với tổ tiên.
Vậy tổ tiên của họ là ai? Tổ tiên của họ bao gồm tất cả những người
đã khuất thuộc các thế hệ mà chủ yếu từ thế hệ cha ông trở về trước. Đó là
những người đã làm nên sự nghiệp để lại cho con cháu, giám sát con cháu
tổ chức thực hiện “đường lý đường lẽ” của cộng đồng. Tổ tiên cũng là
người luôn phù hộ cho con cháu làm ăn thuận lợi… Bởi vậy, bất cứ người
H‟Mông nào cũng phải ghi nhớ công lao của tổ tiên và lập nơi thờ cúng tổ
tiên.
Uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn tổ tiên là một nét văn hóa, tín
ngưỡng nguồn cội của dân tộc Việt Nam nói chung và người H‟Mông nói
riêng. Đặc biệt với tín ngưỡng đa thần của tộc người này, họ không chỉ

×