Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Kế toán tiền lương tại Công ty CP Y tế Việt Nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.43 KB, 31 trang )

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n – kiÓm to¸n
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1.1 Tính cấp thiết
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người để tạo ta của cải
vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Trong doanh nghiệp lao động là
một trong ba yếu tố cơ bản quyết định quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Chi phí về lao động là một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu
thành nên giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Chi
phí về lao động gồm tiền lương và các khoản trích theo lương mà doanh
nghiệp trả cho người lao động tương ứng với thời gian, chất lượng và kết quả
lao động mà họ đã cống hiến. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt
lao động và tính đúng thù lao của người lao động, thanh toán tiền lương và
các khoản liên quan kịp thời sẽ kích thích người lao động quan tâm đến thời
gian và chất lượng lao động, từ đó nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi
phí, hạ giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó kế toán tiền lương
và các khoản trích theo lương là một trong những vấn đề cấp thiết và quan
trọng đối với các doanh nghiệp.
Do nhận thức được tầm quan trọng của kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương, nên từ ban giám đốc đến các nhân viên kế toán của công ty
rất quan tâm đến công tác này. Mọi nghiệp vụ về kế toán tiền lương đều được
thực hiện nghiêm túc, tuâu thủ đầy đủ các yêu cầu yêu cầu các chế độ chính
sách tài chính của Nhà nước. Tuy nhiên do doanh nghiệp mới được thành lập
và đi vào hoạt động từ năm giữa 2007 nên cơ cấu tổ chức và số lượng lao
động chưa ổn định. Cùng với đó là đội ngũ kế toán của công ty còn thiếu và
yếu về năng lực, trình độ đã ảnh hưởng không nhỏ đến kế toán tiền và các
khoản trích theo lương. Do đó cần phải nghiên cứu tìm hiểu nhưng ưu điểm
NguyÔn H÷u Qu©n Líp: 12G – B2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n – kiÓm to¸n
và tồn tại trong công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của


công ty, để từ đó có thể đưa ra nhưng giả pháp hoàn thiện.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài.
Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương, cũng như xuất phát từ nhu cầu thực tế tại đơn vị thực tập, em đã
chọn đề tài: “Kế toán tiền lương tại Công ty CP Y tế Việt Nhật” làm chuyên
đề tốt nghiệp của mình.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.
Chuyên đề nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu trên 2 khía cạnh cơ bản
đó là mục lý luận và mục tiêu thực tế .
Về lý luận: Thứ nhất là làm rõ nghiệp vụ kế toán tiền lương và khoản trích
theo lương về mặt lý luận. Hạch toán lao động, kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương không chỉ liên quan đến quyền lợi của người lao động mà còn
liên quan đến các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm
của doanh nghiệp, liên quan đến tình hình chấp hành các chính sách về lao
động tiền lương của Nhà nước.
Về thực tiễn: trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác kế toán
tiền tại công ty Cổ phần y tế Việt Nhật đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn
thiện, nâng cao hiệu quả quản lý công tác kế toán tiền lương tại công ty.
1.4. Phạm vi nghiên cứu.
Đây là một đề tài khá phức tạp mà nhận thức của bản thân còn mang nặng
tính lý thuyết và thời gian thực tập lại có hạn mà với mục đích nhằm tập trung
làm rõ đặc điểm, bản chất, nôi dung của công tác kế toán tiền lương trong các
doanh nghiệp. Từ đó nhằm phân tích quá trình chi trả lương trong các doanh
nghiệp để đề xuất phương hướng, biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán
tiền lương tại công ty Cổ phần y tế Việt Nhật nên em đã xác định phạm vi
nghiên cứu của đề tài như sau:
- Không gian: Tại công ty Cổ phần y tế Việt Nhật
NguyÔn H÷u Qu©n Líp: 12G – B2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n – kiÓm to¸n
- Thời gian: Từ 22/02/2010 – 30/04/2010

- Số liệu sử dụng cho đề tài nghiên cứu: Tháng 2 năm 2010.
1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung của kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương.
1.5.1. Một số khái niệm.
1.5.1.1.Tiền lương:
Tiền lương (hay tiền công) là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho
người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho
doanh nghiệp, để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của họ
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tiền lương (tiền công) gắn liền với thời
gian và kết quả lao động mà người công nhân đã tham gia, thực hiện trong quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.5.1.2 Các khoản trích theo lương:
* Bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội là một trong những nội dung quan trọng của chính
sách xã hội mà Nhà nước đảm bảo trước pháp luật cho người dân nói chung
và người lao động nói riêng. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm về vật chất cho
người lao động, thông qua chế độ bảo hiểm xã hội nhằm ổn định đời sống của
người lao động và gia đình họ. Bảo hiểm xã hội là một hoạt động mang tính
chất xã hội rất cao, trên cơ sở sự tham gia đóng góp của người lao động,
người sử dụng lao động và sự quản lý bảo hộ của Nhà nước. Bảo hiểm xã hội
chỉ thực hiện chức năng đảm bảo khi người lao động và gia đình họ gặp rủi ro
như ốm đau, tuổi già, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, chết.
Theo công ước 102 về Bảo hiểm xã hội và tính chất lao động quốc tế
gồm:
- Chăm sóc y tế.
- Trợ cấp ốm đau.
- Trợ cấp thất nghiệp.
NguyÔn H÷u Qu©n Líp: 12G – B2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n – kiÓm to¸n
- Trợ cấp tuổi già.

- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Trợ cấp gia đình.
- Trợ cấp thai sản, tàn tật.
Hiện nay ở Việt Nam đang thực hiện các loại nghiệp vụ bảo hiểm xã
hội sau:
- Trợ cấp thai sản, ốm đau.
- Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Trợ cấp mất sức lao động, tàn tật.
* Quỹ Bảo hiểm xã hội.
Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy
định trên tổng số lương cơ bản và các khoản phụ cấp (chức vụ, khu vực…)
của người lao động thực tế phát sinh trong tháng.
Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích lập bảo hiểm xã hội là 22%, trong đó
16% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp, được tính vào chi phí kinh
doanh, 6% còn lại do người lao động đóng góp và được tính trừ vào thu nhập
của họ.
Quỹ bảo hiểm xã hội được chi tiêu cho các trường hợp người lao động
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất; quỹ này
do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý.
* Quỹ bảo hiểm y tế.
Quỹ bảo hiểm y tế được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám
chữa bệnh, thuốc chữa bệnh, viện phí,… cho người lao động trong thời gian
ốm đau, sinh đẻ,… Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy
định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động
thực tế phát sinh trong tháng.
Tỷ lệ trích bảo hiểm y tế hiện hành là 4,5%, trong đó 3% tính vào chi
phí sản xuất kinh doanh và 1,5% trừ vào thu nhập của người lao động.
NguyÔn H÷u Qu©n Líp: 12G – B2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n – kiÓm to¸n
* Kinh phí công đoàn.

Kinh phí công đoàn hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên
tổng số lương thực tế phải trả cho người lao động thực tế phát sinh trong
tháng, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Tỷ lệ trích lập kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành là 2%. Số kinh
phí công đoàn doanh nghiệp được trích một phần nộp lên cơ quan quản lý
công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp chi tiêu cho hoạt động công
đoàn tại doanh nghiệp.
* Bảo hiểm thất nghiệp
Theo luật định kể từ ngày 01/01/2009 sẽ triển khai thực hiện các chính
sách về bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, người lao động sẽ có cơ hội được
hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp người lao động sẽ được hưởng các
chế độ BHTN gồm: trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm,
bảo hiểm y tế.
Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% bình quân tiền lương, tiền
công tháng đóng BHTN của sáu tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc
chấm dứt hợp đồng lao động. thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng
tháng phụ thuộc vào thời gian làm việc có đóng bảo hiểm thất nghiệp của
người lao động. Cụ thể được hưởng 3 tháng (nếu đóng BHTN từ 12 đến dưới
36 tháng), 6 tháng (nếu đóng BHTN từ 36 đến dưới 72 tháng), 9 tháng (nếu
đóng từ 72 đến dưới 144 tháng), 12 tháng (nếu đóng đủ từ 144 tháng trở lên).
Ngoài việc được hỗ trợ tiền do tổ chức bảo hiểm xã hội chi trả, lao động
thất nghiệp còn được hỗ trợ học nghề, tìm việc làm mới và hưởng chế độ bảo
hiểm y tế trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tỷ lệ trích bảo hiểm thất nghiệp hiện hành là 2%, trong đó 1% tính vào
chi phí sản xuất kinh doanh và 1% trừ vào thu nhập của người lao động.
1.5.1.3 Quỹ tiền lương của doanh nghiệp:
NguyÔn H÷u Qu©n Líp: 12G – B2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n – kiÓm to¸n
Qũy tiền lương là toàn bộ tiền lương tính trả cho tất cả các loại lao động thuộc

doanh nghiệp quản lý, sử dụng không phân biệt tiền lương đó do nguồn nào đài
thọ.
Quỹ tiền lương bao gồm:
- Tiền lương trả theo thời gian, trả theo sản phẩm, lương khoán
- Các loại phụ cấp làm đêm, thêm giờ và phụ cấp độc hại
- Tiền lương trả cho người lao động tạo ra sản phẩm hỏng trong định
mức quy định
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngưng sản xuất do
nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động công tác làm nghĩa
vụ do chế độ quy định nghỉ phép, thời gian đi học
- Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên.
- Ngoài ra trong quỹ tiền lương kế còn được tính cả tiền chi trợ cấp
BHXH cho CNV trong thời gian đau ốm, thai sản, tai nạn lao động
1.5.2. Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu tiền lương và các khoản
trích theo lương tại doanh nghiệp.
1.5.2.1 Chứng từ sử dụng
Kế toán tiền lương sử dụng các chứng từ sau:
- Bảng chấm công ( Mẫu 01- LĐTL),
- Bảng thanh toán tiền lương ( Mẫu 02- LĐTL),
- Bảng thanh toán BHXH ( Mẫu 04- LĐTL),
- Phiếu xác nhận công việc hoàn thành (Mẫu 05- LĐTL),
- Hợp đồng giao khoán (08- LĐTL),
- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (10- LĐTL),
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (11- LĐTL),
- Giấy đề nghị tạm ứng (03- TT),
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng (04- TT),
- Phiếu thu, phiếu chi…
NguyÔn H÷u Qu©n Líp: 12G – B2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n – kiÓm to¸n
1.5.2.2 Tài khoản sử dụng.

Kế toán tiền lương sử dụng các TK sau:
* Tài khoản 334 – Phải trả người lao động:
Tài khoản này phản ánh tiền lương, các khoản thanh toán trợ cấp bảo
hiểm xã hội, tiền thưởng,… và các khoản thanh toán khác có liên quan đến
thu nhập của người lao động.
Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ:
- Các khoản tiền lương và các khoản khác đã trả người lao động.
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương và thu nhập của người lao động.
- Các khoản tiền lương và thu nhập của người lao động chưa lĩnh,
chuyển sang các khoản thanh toán khác.
Bên Có:
Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo
hiểm xã hội và các khoản khác còn phải trả, phải ttri cho người lao động.
Dư Nợ (nếu có): Số tiền trả thừa cho người lao động.
Dư Có: Tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các
khoản khác còn phải trả cho người lao động.
Tài khoản này còn được mở chi tiết theo 2 tài khoản cấp 2:
- TK 3341 – Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và
tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp
về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản
phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên.
- TK3348 – Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả
và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài
công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng (nếu có) có tính
chất về tiền công và các khoản khác thuộc về thu nhập của người lao động.
* Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác:
NguyÔn H÷u Qu©n Líp: 12G – B2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n – kiÓm to¸n
Tài khoản này phản ánh các khoản phải trả, phải nộp cho cơ quan pháp

luật; các tổ chức đoàn thể xã hội: cho cấp trên về kinh phí công đoàn; bảo
hiểm xã hội, y tế, các khoản cho vay, cho mượn tạm thời, giá trị tài sản thừa
chờ sử lý,…
Kết cấu tài khoản này như sau:
Bên Nợ:
- Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý.
- Khoản bảo hiểm xã hội phải trả cho người lao động.
- Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn.
- Xử lý giá tri tài sản thừa, các khoản đã trả, đã nộp khác.
Bên Có:
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ , BHTN tính vào chi phí kinh doanh,
khấu trừ vào lương công nhân viên.
- Giá trị tài sản thừa chờ xử lý.
- Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp, phải trả được cấp bù.
- Các khoản phải trả khác.
Dư Nợ (nếu có): Số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa được thanh toán.
Dư Có: Số tiền còn phải trả, phải nộp; giá trị tài sản thừa chờ xử lý.
TK 338 có các tài khoản cấp 2:
- TK 3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết.
- TK 3382 – Kinh phí công đoàn.
- TK 3383 – Bảo hiểm xã hội.
- TK 3384 – Bảo hiểm y tế.
- TK 3385 – Phải trả về cổ phần hóa.
- TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện.
- TK 3388 – Phải trả, phải nộp khác.
- TK 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp
NguyÔn H÷u Qu©n Líp: 12G – B2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n – kiÓm to¸n
Ngoài ra kế toán còng sử dụng một số tài khoản khác như: TK 335 – Chi
phí phải trả; TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp; TK 627 – Chi phí sản xuất

chung; TK 642 – Chi phí quản lý; TK 111, 112, 138, 141,…
1.5.2.3 Trình tự hạch toán.
* Kế toán tiền lương
- Đầu kỳ kinh doanh khi tạm ứng lương cho người lao động, căn cứ vào
phiếu chi ghi tăng TK 334 và ghi giảm TK 111.
- Hàng tháng tính tiền lương phải trả cho CNV và phân bổ cho từng
đối tượng ghi tăng TK 622,627(6271), 642(6421) và ghi giảm TK 334, TK
353
- Tính tiền thưởng trả cho CNV ghi tăng TK 353 và ghi giảm TK 334.
- Các khoản giảm trừ vào tiền lương bao gồm: các khoản hoàn ứng, bồi
thường vật chất, khoản BHXH, BHYT,BHTN mà người lao động phải nộp,
thuế thu nhập người lao động phải nộp ghi tăng TK 334 và ghi giảm TK 141,
138, 338 (3383, 3384, 3389), 333.
- Khi thanh toán lương, thưởng cho người lao động ghi tăng TK 334 và
ghi giảm TK 111
- Trường hợp đến kỳ thanh toán lương mà người lao động vẫn chưa
nhận lương chưa trả sẽ chuyển vào các khoản phải trả khác ghi tăng TK 334
và ghi giảm TK 338(3388).
- Trường hợp doanh nghiệp trả lương cho người lao động bằng vật tư,
hàng hóa: theo quy định sản phẩm đó được tiêu thụ và được tính vào doanh
thu.
+ Ghi nhận giá vốn ghi tăng TK 632 và ghi giảm TK 152, 153, 154,
155, 156.
+ Ghi nhận doanh thu ghi tăng TK 334 và ghi giảm TK 512, 333
(33311)
NguyÔn H÷u Qu©n Líp: 12G – B2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n – kiÓm to¸n
* Đối với tiền lương nghỉ phép:
- Hàng tháng khi tính và trích tiền lương nghỉ phép ghi tăng TK 622,
627, 641, 642 và ghi giảm TK 335

- Khi có người lao động đi nghỉ phép, tính lương phải trả ghi tăng TK
335 và ghi giảm TK 334
- Cuối niên độ kế toán,
+ Nếu số trích trước lớn hơn số thực chi ghi tăng TK 335 và ghi giảm
TK 622, 627, 641, 642
+ Nếu số trích trước nhỏ hơn số thực chi ghi tăng TK 622, 627, 641,
642 và ghi giảm TK 335
Trình tự kế toán được khái quát theo sơ đồ 1.1 ở phụ lục.
* Kế toán các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
- Hàng tháng khi trích lập các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN
phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh ghi tăng TK 622, 627(6271),
642(6421) và ghi giảm TK 338(3382, 3383, 3384, 3389)
- Khi xác định BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN mà người lao động phải
nộp trừ vào lương ghi tăng TK 334 và ghi giảm TK 338(3382, 3383, 3384,
3389)
- Khi nộp BHXH phải trả cho người lao động thay lương ghi tăng TK
3383 và ghi giảm TK 334
- Khi sử dụng KPCĐ cho hoạt động công đoàn tại đơn vị ghi tăng TK
3382 và ghi giảm TK 111,112.
- Cuối năm quyết toán nếu số KPCĐ chi quá được cấp bổ sung, ghi
tăng TK 111,112 và ghi giảm TK 3382. Nếu chi không hết phải nộp lại ghi
tăng TK 3382 và ghi giảm TK 111,112
Trình tự kế toán được khái quát theo sơ đồ 1.2 ở phụ lục
* Kế toán các khoản thu nhập khác
- Đối với các khoản thưởng thường xuyên ghi tăng TK 622,627,642 và
ghi giảm TK 334
NguyÔn H÷u Qu©n Líp: 12G – B2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n – kiÓm to¸n
- Đối với các khoản thưởng định kỳ ghi tăng TK 353 và ghi giảm TK
334

1.5.2.4 Hình thức sổ kế toán.
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ
kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian
có liên quan đến doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật Kế
toán, Nghị định số 129/2004/NĐ- CP ngày 31/5/2005 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một sô điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực
kinh doanh, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và chế độ kế toán.
Các Doanh nghiệp được áp dụng một trong năm hình thức kế toán sau
* Hình thức kế toán Nhật ký chung.
- Đặc trưng cơ bản của hình thức này là tất cả các NVKT, tài chính phát
sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung,
theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó.
Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát
sinh.
* Hình thức kế toán Nhật ký chung dùng các loại sổ:
- Sổ Nhật ký chung, Sổ nhật ký đặc biệt như: Nhật ký thu, chi tiền
mặt;
- Sổ cái các TK; Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: Bảng cân đối phát sinh; Sổ
quỹ tiền mặt; Sổ chi phí nhân công trực tiếp: TK622, sổ chi phí quản lý doanh
nghiệp: TK 642, sổ chi phí sản xuất chung: TK627; sổ TK334, sổ TK 338.
Trình tự ghi sổ theo sơ đồ 1.3 phần phụ lục
* Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái.
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là các nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh
tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký-Sổ cái.
NguyÔn H÷u Qu©n Líp: 12G – B2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n – kiÓm to¸n
Căn cứ để ghi Nhật ký-Sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại.

* Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái gồm các loại sổ:
- Nhật ký - sổ cái.
- Các sổ; Thẻ kế toán chi tiết: Sổ quỹ tiền mặt; Sổ tiền gửi NH; Sổ chi
phí nhân công trực tiếp: TK622, sổ chi phí quản lý doanh nghiệp: TK 642, sổ
chi phí sản xuất chung: TK627; sổ TK334, sổ TK 338
Trình tự ghi sổ theo sơ đồ 1.4 phần phụ lục
* Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Hình thức này có đặc trưng: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp
là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
- Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ.
- Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc
bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
* Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm các loại sổ:.
- Chứng từ ghi sổ; Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ; Sổ cái; Các sổ, Thẻ kế
toán chi tiết: Bảng cân đối phát sinh; Sổ quỹ tiền mặt; Sổ tiền gửi NH; Sổ cái
chi phí nhân công trực tiếp: TK622, sổ chi phí quản lý doanh nghiệp: TK 642,
sổ chi phí sản xuất chung: TK627; sổ TK334, sổ TK 338.
Trình tự ghi sổ theo sơ đồ 1.5 phần phụ lục
* Hình thức sổ kế toán Nhật ký- Chứng từ. Có đặc trưng:
- Tập hợp và hệ thống hoá các NV kinh tế phát sinh theo bên Có của các
TK kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối
ứng với Nợ.
- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các NV kinh tế phát sinh theo trình tự
thời gian với việc hệ thống hoá các NV theo nội dung kinh tế.
- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên
cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
NguyÔn H÷u Qu©n Líp: 12G – B2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n – kiÓm to¸n
- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản

lý kinh tế, tài chính và lập BCTC.
* Hình thức sổ kế toán Nhật ký- Chứng từ gồm các loại sổ:
- Nhật ký chứng từ số 1, 7, 10; Bảng kê; Sổ cái TK; Sổ hoặc các thẻ kế
toán chi tiết: Sổ tiền gửi NH; Sổ chi phí nhân công trực tiếp: TK622, sổ chi
phí quản lý doanh nghiệp: TK 642, sổ chi phí sản xuất chung: TK627; sổ
TK334, sổ TK 338.
Trình tự ghi sổ theo sơ đồ 1.6 phần phụ lục
* Hình thức kế toán trên máy vi tính.
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là công việc kế toán được thực hiện
theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán
thiết kế theo nguyên tắc có một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các
hình thức kế toán trên. Phần mềm kế toán không hiện thị đủ quy trình ghi sổ
kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và BCTC theo đúng quy định.
Riêng kế toán trên máy vi tính sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán mà
phần mềm thiết kế theo hình thức đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán
ghi bằng tay.
NguyÔn H÷u Qu©n Líp: 12G – B2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n – kiÓm to¸n
CHƯƠNG 2:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾ
TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Y TẾ VIỆT NHẬT
2.1. Phương pháp hệ nghiên cứu về kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương.
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:
Để có được dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, em đã sử dụng
phương pháp điều tra thực tế và phỏng vấn.
2.1.1.1 Phương pháp điều tra
Phương pháp này tiến hành theo các bước sau:
+ Thiết kế phiếu điều tra: Bảng hỏi được thiết kế dưới dạng các câu hỏi
trắc nghiệm có đáp án để lựa chọn và có thể viết thêm ý kiến nếu có, các câu

hỏi phải dễ hiểu và không mang tính trìu tượng. Các câu hỏi được xây dựng
xoay quanh các nội dung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại công ty, và tìm hiểu các thông tin chung về công ty như: Đặc điểm hoạt
động, cơ cấu tổ chức,… (Mẫu phiếu điều tra ở phần phụ lục)
+ Phát phiếu điều tra: Phiếu điều tra được phát cho các đối tượng liên
quan đến công tác kế toán tiền lương như: Người chấm công ở từng bộ phận;
người lập bảng lương; người hạch toán tiền lương, người quản lý, ghi chép
váo sổ cái, sổ đăng ký chứng từ…; Người ký duyệt các chứng từ có liên quan
đến tiền lương. Số phiếu phát ra là 5 phiếu.
+ Thu lại bảng hỏi: Sau 3 ngày phát phiếu điều tra, thu lại phiếu. Số
phiếu thu lại là 5, trong đó có 2 phiếu chỉ trả lời 2/3 số câu hỏi và 3 phiếu còn
lại trả lời hết các câu hỏi.
NguyÔn H÷u Qu©n Líp: 12G – B2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n – kiÓm to¸n
Kết quả thu được từ phiếu điều tra sẽ là cơ sở để xác định được thực
trạng của hoạt động kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của
công ty.
2.1.1.2 Phương pháp phỏng vấn
Gồm 2 bước:
+ Soạn câu hỏi: Các câu hỏi được soạn tập trung vào các vướng mắc
liên quan đến kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương mà thông tin
thu thập được từ bảng hỏi còn thiếu.
+ Phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn các đối tượng liên quan như:
Trưởng phòng kế toán, Kế toán viên phụ trách tiền lương,… Các câu hỏi đã
soạn sẵn được sử dụng để hỏi và trong quá trình hỏi phải có ghi chép cẩn thận
và đầy đủ các ý kiến trả lời.
Ngoài ra, em còn sử dụng phương pháp quan sát, sử dụng các số liệu,
sổ sách, báo cáo tổng hợp từ các phòng ban: Phòng Hành chính – Nhân sự,
Phòng kế toán, Phòng kinh doanh,…
2.1.1 Phương pháp phân tích dữ liệu

- Cơ sở phương pháp luận: Dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Chuyên đề sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu sau:
+ So sánh
+ Thống kê
+ Tổng hợp
+ Mô hình
NguyÔn H÷u Qu©n Líp: 12G – B2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n – kiÓm to¸n
2.2 Đánh giá tổng quan về công ty và ảnh hưởng của nhân tố môi trường
đến kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CP Y tế
Việt Nhật
2.2.1 Tổng quan về Công ty CP Y tế Việt Nhật
2.2.1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty
* Qúa trình hình thành và phát triển
Công ty y tế Việt Nhật là công ty kinh doanh trong lĩnh vực hóa chất,
dược, thiết bị y tế chuyên cung cấp các sản phẩm kể trên cho các công ty vật
tư tế ở các tỉnh cũng như các bệnh viện trung ương, bệnh viện tuyến tỉnh và
tuyến huyện trong cả nước
Địa chỉ trụ sở hành chính tên giao dịch
Tên công ty: Công ty y tế Việt Nhật
Trụ sở chính:Tầng 19 tòa nhà 27 Huỳnh Thúc Kháng-Hà Nội.
Số điện thoại : 043.7737538
Số Fax: 043.7735306
Website: mijsc.com
Năm và nơi thành lập.
-Phòng 1202 tầng 19 tòa nhà 27 Huỳnh thúc Kháng –Hà Nội.
-Năm thành lập:2006
-Vốn điều lệ:3.000.000.000 đồng (Sáu tỷ đồng)
Chi nhánh tại TP.HCM 83 Trần Tế Xương Phường 7 Quận Phú Nhuận-

TPHCM.
Các nghành nghề kinh doanh chính.
Đại lý buôn bán thiêt bị và hóa chất y tế.
Lắp đặt sửa chữa bảo trì thiết bị y tế.
Buôn bán tư liệu sản xuất tư liệu tiêu dùng.
Sản xuất và lắp ráp thiết bị y tế.
Cho thuê khai thác thiêt bị y tế.
NguyÔn H÷u Qu©n Líp: 12G – B2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n – kiÓm to¸n
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
(Sơ đồ 2.1 ở phần phụ lục)
2.2.1.2 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần y tế Việt Nhật:
- Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty:
(Sơ đồ 2.2 ở phần phụ lục)
Kế toán trưởng có các nhiệm vụ sau: Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc
về công tác tài chính của công ty; Trực tiếp phụ trách công tác chỉ đạo điều
hành về tài chính, tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chính sách chế độ
và quy định của Nhà nước và của ngành về công tác tài chính kế toán. Tham
gia ký kết và kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, tổ chức quản lý
các thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế toàn Công ty. Ngoài ra kế
toán trưởng của Công ty còn đảm nhiệm luôn chức vụ trưởng phòng Kế toán
– Tổng hợp: quản lý các vấn đề có liên quan đến nhân sự, hành chính…
Kế toán viên có nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm về các khoản thanh toán
với Ngân sách Nhà nước. Xác định kết quả của hoạt động sản xuất kinh
doanh. Kiểm tra và tổng hợp báo cáo kế toán toàn công ty. Xây dựng kế toán
tài chính hàng năm để báo cáo với công ty
- Thủ quỹ: Sẽ chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của công ty. Hàng ngày
căn cứ vào các chứng từ phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để theo dõi xuất, nhập,
tồn quỹ, ghi sổ quỹ. Sau đó, cuối ngày sẽ đối chiếu với số dư tiền mặt do kế

toán theo dõi.
∗ Chính sách kế toán tại công ty.
Chế độ kế toán áp dụng tại công ty là chế độ kế toán ban hành theo
Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ tài chính.
- Niên độ kế toán được tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là VNĐ.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng là hình thức Nhật ký chứng từ.
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng
đối với toàn bộ tài sản trong doanh nghiệp.
NguyÔn H÷u Qu©n Líp: 12G – B2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n – kiÓm to¸n
- Công ty áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Kỳ hạch toán tại Công ty là kỳ kế toán tháng.
2.2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới kế toán tiền lương tại Công ty cổ phần y tế
Việt Nhật.
2.2.1.3.1 Môi trường bên ngoài
Các nhân tố bên ngoài như chính sách pháp luật của nhà nước, hệ thống
chuẩn mực kế toán,tình hình lạm phát có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ
chức hạch toán kế toán nói chung và kế toán tiền lương nói riêng.
- Chính sách pháp luật của nhà nước: Các nhân tố thuộc về chính sách
pháp luật của nhà nước là những nhân tố mà các doanh nghiệp khi tham gia
hoạt động SXKD buộc phải nắm rõ và tuân thủ một cách vô điều kiện
- Hệ thống chuẩn mực kế toán: Tất cả các doanh nghiệp đều phải hạch
toán kế toán tại đơn vị mình đúng như các chuẩn mực, chế độ kế toán do Bộ
tài chính ban hành. Các luật về thuế cũng yêu cầu phải tuân thủ một cách
nghiêm ngặt.
- Tình hình lạm phát: Hoạt động thương mại ngày nay chịu ảnh hưởng
trực tiếp của các nhân tố cấu thành thị trường : cung cầu, giá cả, quy luật cạnh
tranh. Lạm phát cũng là một nhân tố gây ra nguyên nhân giá cả tăng lên, lạm phát

sẽ gây ra tác động không tốt cho toàn nền kinh tế chứ không kể một doanh nghiệp
nào.
- Ngoài ra, việc chậm thanh toán và chuyển tiền của các đối tác cũng gây ảnh
hưởng không nhỏ đến các hoạt động của công ty nói chung cũng như công tác
kế toán nói riêng.
2.2.1.3.2 Môi trường bên trong:
Các chính sách kinh doanh của doanh nghiệp: Hoạt động kinh doanh
liên quan đến sự lựa chọn chiến lược kinh doanh, việc sử dụng tài sản và chi
phí để tạo ra doanh thu, lợi nhuận và dòng tiền cho công ty., cung cấp kiến
NguyÔn H÷u Qu©n Líp: 12G – B2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n – kiÓm to¸n
thức hữu ích cho các nhà quản trị tài chính kế toán của doanh nghiệp cần có
sự kết nối giữa kiến thức kế toán và tài chính.
- Bộ máy tổ chức kế toán: Bộ máy tổ chức kế toán của công ty được tổ
chức theo hình thức tập chung dân chủ, mọi hoạt động của công ty đều chịu
sự điều hành quản lý trực tiếp của giám đốc.
Cùng với đó là sự thiếu ổn định của các vị trí làm việc trong công ty, và
điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý tiền lương nói
chung và công tác kế toán tiền lương nói riêng
- Các nhân tố khác:
+ Về nhân tố con người: đội ngũ kế toán của công ty còn trẻ và thiếu
kinh nghiệm trong hoạt động kế toán, cùng với đó là việc thường xuyên thay
đổi nhân sự đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của công tác kế toán.
+ Các nhân tố về cơ sở vật chất kĩ thuật: Đây là nhân tố có tầm quan
trọng lớn ảnh hưởng đến tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của công
ty.
2.3 Kết quả phân tích các dữ liệu thu thập kế toán tiền lương tại công ty
Cổ phần y tế Việt Nhật
2.3.1 Đặc điểm kế toán tiền lương tại công ty Cổ phần y tế Việt Nhật
Phương pháp tính lương của công ty:

Với cơ cấu và cách thức tổ chức quản lý của công ty, hiện giờ công ty
đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Quỹ lương của công ty được
hình thành trên cơ sơ việc lập dự trù tiền lương mỗi tháng của các bộ phận và
dự trù nay sẽ do giám đốc duyệt.
Trong mỗi hợp đồng lao động của công ty với người lao động đều quy
định quyền hạn và trách nhiệm của người lao động với công ty cũng như
nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty đối với nhân viên. Và hợp đồng cũng ghi
rõ mức tiền lương cơ bản mà mỗi nhân viên sẽ được thanh toán khi kết thúc
một tháng làm việc. Mức tiền lương sẽ được tính như sau:
NguyÔn H÷u Qu©n Líp: 12G – B2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n – kiÓm to¸n
Lương
tháng
=
Lương cơ bản
x
Số ngày làm
thực tế
+
Tiền
làm
thêm
+
Phụ
cấp
-
Các khoản
BHXH, BHYT,
BHTN, KPCĐ
Ngày công

Trong đó:
- Lương cơ bản: là mức lương đã được quy định trong hợp đồng lao
động giữa công ty với người lao động.
- Ngày công: là số ngày làm việc trong tháng (trừ các ngày chủ nhật
và lễ tết).
- Số ngày làm thực tế: là số ngày thực tế làm việc của người lao
động.
- Phụ cấp: là các khoản hỗ trợ thêm của công ty với người lao động.
Hiện nay công ty chỉ có khoản trợ cấp trách nhiệm, áp dụng cho Giám đốc
và các trưởng phòng, phó phòng, tổ trưởng.
- Các khoản BHXH, BHYT, BHTN,KPCD
- Tiền làm thêm: là số tiền mà người lao động đã làm thêm ngoài giờ
hành chính và nó được tính như sau
Tiền làm
thêm
=
Lương cơ bản
x Số giờ làm thêm x 150%
Ngày công x 8
Để đảm bảo cho việc tính toán tiền lương và tiền làm thêm cho
người lao động được chính xác và đảm bảo đúng với sức lực mà người lao
động lao động đã bỏ ra, công ty yêu cầu các trưởng phòng phải cử nhân
viên đảm trách việc chấm công lao động cho từng bộ phận. Và bảng chấm
công này sẽ phải hoàn thành vào cuối mỗi tháng, trong bảng chấm công
này yêu cầu phải có chữ ký của người phụ trách bộ phận, và chữ ký của
giám đốc. Sau đó bảng chấm công này sẽ được chuyển sang phòng kế toán.
Bảng chấm công sẽ là căn cứ để kế toán tiến hành tính toán lương
thưởng và các khoản khác cho người lao động.
NguyÔn H÷u Qu©n Líp: 12G – B2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n – kiÓm to¸n

Ngoài tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp khác, nhân viên của
công ty còn được hưởng các khoản trợ cấp phúc lợi như BHXH, BHYT,
KPCĐ,BHTN
Các quỹ BHXH ,BHYT, BHTN,KPCD của công ty được hình thành
và trích lập theo đúng các quy định của Nhà nước.
2.3.2 Kế toán tiền lương tại Công ty cổ phần y tế Việt Nhật.
2.3.2.1 Chứng từ sử dụng
Căn cứ vào đặc điểm quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
thì công tác hoạch toán tiền lương trong công ty sử dụng các chứng từ như
sau:
Hàng ngày, các tổ trưởng các phòng ban hoặc người được uỷ quyền căn
cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người
trong ngày, đặc biệt là các phòng ban có chức năng quản lý. Bảng chấm công
phải ghi rõ thời gian làm việc thực tế, nghỉ việc, vắng mặt của CBCNV trong
phòng. Sau đó chuyển bảng chấm công sang phòng Tổ chức hành chính để
làm căn cứ tính lương cho CBCNV.
Bảng chấm công (phụ lục 2.1 ).
Sau khi nhận được bảng chấm công từ phòng Tổ chức hành chính và các
chứng từ liên quan khác, kế toán tiền lương kiểm tra lại tính lương của các
phòng ban và lập danh sách chi lương cho các phòng ban(phụ lục 2.2).
Hàng tháng để theo dõi tình hình thanh toán tiền lương với CBCNV kế
toán vào sổ lương cho từng phòng ban (phụ lục 2.3).
Ngoài ra, kế toán còn lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương cho tất cả
các phòng ban (phụ lục 2.4 ).
Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương kế toán lập bảng phân bổ tiền
lương và BHXH (phụ lục 2.5 ).
NguyÔn H÷u Qu©n Líp: 12G – B2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n – kiÓm to¸n
2.3.2.2 Tài khoản sử dụng:
Kế toán công ty sử dụng một số tài khoản sau để định khoản các nghiệp

vụ có liên qua đến tiền lương và các khoản trích theo lương.
- Tài khoản 111 - tiền mặt : số tiền mặt công ty trích từ quỹ ra để chi trả
tiền lương tháng cho nhân viên.
- Tài khoản 334 – Phải trả người lao động : số tiền lương thanh toán
cho người lao động trong công ty
+>TK 3341 – Phải trả công nhân viên
+>TK 3348- Phải trả người lao động
-TK 338: “ Phải trả, phải nộp khác” để theo dõi các khoản trích theo lương
+ Tài khoản 3382 – Kinh phí công đoàn : là số tiền mà công ty trích từ quỹ
lương cơ bản để đóng KPCD cho người lao động.
khác
+Tài khoản 3383 – Bảo hiểm xã hội : số tiền mà công ty trích từ quỹ
lương cơ bản của công ty để đóng BHXH cho nhân viên.
+Tài khoản 3384 – Bảo hiểm y tế : là số tiền mà công ty trích từ quỹ
lương cơ bản để đóng BHYT cho người lao động
+ Tài khoản 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp : là số tiền mà công ty trích từ quỹ
lương cơ bản để đóng BHTN cho người lao động.
- Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp (Lương bộ phận kỹ thuật,
giám sát công nhân)
- Tài khoản 642 – Chí phí quản lý doanh nghiệp : là số tiền lương phải
trả cho nhân viên các phòng ban quản lý của công ty.
- Tài khoản 141 – Tiền tạm ứng cho người lao động.
Ngoài ra kế toán công ty còn sử dụng một số tài khoản có liên quan
khác như : TK 112 ; 3338 ; 138…
2.3.2.3 Trình tự hạch toán :
Trình tự hạch toán tiền lương của Công ty được thể hiện cụ thể qua số liệu
tháng 2/2010 như sau:
NguyÔn H÷u Qu©n Líp: 12G – B2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n – kiÓm to¸n
- Cuối kỳ căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH (phụ lục 2.5) kế toán

tính lương phải trả cho người lao động.
+ Lương cho khối sản xuất (Lương bộ phận kỹ thuật, giám sát công
nhân)
Nợ TK 622 : 47.491.100
Có TK 334 : 47.491.100
+ Lương cho bộ phận nghiệp vụ
Nợ TK 642 : 81.740.700
Có TK 334 : 81.740.700
- Căn cứ vào bảng thanh toán BHXH (phụ lục 2.6) để chi lương cho
CBCNV.
+ Khi tính BHXH trả cho người lao động thay lương
Nợ TK 3383 : 816.169
Có TK 334 : 816.169
+ Căn cứ vào phiếu chi số 13 chi lương cho người lao động
Nợ TK 334 : 816.169
Có TK 111 : 816.169
- Khi khấu trừ tiền tạm ứng vào lương của người lao động căn cứ vào giấy
xin tạm ứng kế toán ghi (số liệu trên phụ lục 2.4).
Nợ TK 334 : 1.934.000
Có TK 141 : 1.934.000
- Khấu trừ6% BHXH vào lương của người lao động
Nợ TK 334 : 7.666.136
Có TK 3383 :7.666.136
- Khấu trừ 1,5% BHYT vào lương của người lao động
Nợ TK 334 : 1.938.478
Có TK 3384 : 1.938.478
NguyÔn H÷u Qu©n Líp: 12G – B2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n – kiÓm to¸n
- Căn cứ vào phiếu chi và bảng tổng hợp thanh toán tiền lương (phụ lục
2.4), kế toán chi lương tháng 2 cho CBCNV và ghi như sau:

Nợ TK 334 : 116.313.236
Có TK 111 : 116.313.236
Số liệu này hàng tháng được ghi vào sổ cái TK 334 vào NKCT.
Trình tự hạch toán các khoản trích theo lương của Công ty được thể hiện cụ
thể qua số liệu tháng 2/2010 như sau:
- Trong tháng Công ty trích BHXH,BHYT,BHTN,KPCD vào CPSXKD căn
cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH (phụ lục 2.5)
+ Ở bộ phận nghiệp vụ
Nợ TK 642 : 24.930.882
Có TK 338 : 24.930.882
(Chi tiết TK 3382 : 1.634.814
TK 3383 : 17.982.954
TK 3384 : 3.678.300
TK 3389 : 1.634.814 )
+ Khối sản xuất
Nợ TK 622 : 14.484.786
Có TK 338 : 14.484.786
(Chi tiết TK 3382 : 949.822
TK 3383 : 10.448.042
TK 3384 : 2.137.100
TK 3389 : 949.822 )
- Thu 1,5% BHYT người lao động nộp
Nợ TK 334 : 1.938.478
Có TK 3384 : 1.938.478
- Thu 1% BHTN người lao động nộp
Nợ TK 334 : 1.292.318
Có TK 3389 : 1.292.318
NguyÔn H÷u Qu©n Líp: 12G – B2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n – kiÓm to¸n
- Chi lương ốm tháng 1/2010

Nợ TK 3383 : 816169
Có TK 334 : 816169
- Trích chuyển KPCD cho cấp trên
Nợ TK 3382 : 1.846.388
Có TK 111 : 1.846.388
2.2.2.2.4 Sổ sách kế toán
Hàng tháng kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra ghi
trực tiếp vào NKCT số 1,7,10 và sổ chi tiết TK 334.
(phụ lục 2.7, 2.8)5
Hàng tháng kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán lấy số liệu ghi vào
NKCT và sổ chi tiết TK 3382, 3383, 3384, 3389.
(phụ lục 2.10)
Cuối tháng lấy số liệu trên NKCT và sổ chi tiết để ghi vào sổ cái TK334.
(phụ lục 2.9)
Cuối tháng lấy số liệu trên NKCT và sổ chi tiết để ghi vào sổ cái TK 3382,
3383, 3384, 3389.
(phụ lục 2.11, 2.12, 2.13, 2.14)
2.2.2.2.5 Trình tự ghi sổ:
-Chứng từ gốc: bảng thanh toán tiền lương, thưởng,BHXH; các chứng từ
thanh toán khác bảng phân bổ số 1.
Ghi vào sổ, thẻ chi tiết TK 334,338
Bảng kê số 4,5,6
Nhật kí chứng từ số 1,7,10
Sổ cái TK 334,338
Sổ chi tiết TK 3382,3383,3384,3389.
NguyÔn H÷u Qu©n Líp: 12G – B2

×