Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả tính an toàn và bảo mật hệ thống thông tin quản lý cho công ty cổ phần đầu tư và phát triển phần mềm SDIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.53 KB, 60 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự
hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn Th.S Bùi Quang Trường, cùng sự giúp
đỡ của ban giám đốc và toàn thể nhân viên Công ty CP đầu tư và phát triển phần mềm
SDIC.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy Th.S Bùi Quang Trường –
Giáo viên hướng dẫn đã giúp đỡ em có những định hướng đúng đắn khi thực hiện
khóa luận tốt nghiệp cũng như những kỹ năng nghiên cứu cần thiết khác.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới ban giám đốc cũng như các
anh/chị làm việc tại Công ty CP đầu tư và phát triển phần mềm SDIC vì sự quan tâm,
ủng hộ và hỗ trợ cho em trong quá trình thực tập và thu thập tài liệu.
Em xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Hệ Thống Thông Tin
Kinh Tế về sự động viên khích lệ mà em đã nhận được trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành khóa luận này.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, mặc dù rất rỗ lực, cố gắng tuy nhiên vẫn không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các
thầy/cô giáo, từ các nhân viên trong Công ty CP đầu tư và phát triển phần mềm SDIC
để hoàn thiện hơn nữa khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày… tháng…năm 2012
Sinh viên thực hiện
Trần Văn Huấn
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC ii

ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 2.1: Ba mục tiêu bảo mật thông tin 7
Hình 2.2: Hạ tầng công nghệ của Công ty SDIC giai đoạn 2009 – 2011 15
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty SDIC từ 2009 đến 2011 16


Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu chủ yếu công ty đã đạt được 3 năm 2009 – 2011 16
Hình 2.3: Mức độ quan trọng của các thành phần trong một HTTT 21
Hình 2.4: Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động của HTTT quản lý 21
Hình 2.5: Các nhân tố bên trong ảnh hưởng tới hoạt động của HTTT quản lý 21
Hình 2.6: Hệ thống của Công ty đã từng bị tấn công hay chưa? (từ năm 2009) 22
Hình 2.7: Các hình thức tấn công mà tổ chức gặp phải là gì? 22
Hình 2.8: Mục tiêu của HTTT quản lý trong thời gian tới 23
Hình 2.9: Mức độ an toàn, bảo mật thông tin trong công ty 23
Hình 3.1: Giải pháp nâng cao AT & BM HTTT QL bằng Firewall 31
Hình 3.2: Quy trình an toàn và bảo mật 37
Hình 2.10: Kiến trúc 3 vùng cơ bản trong thiết kế an ninh mạng 12
Hình 2.11: Mô hình bảo mật theo lớp 15
Hình 2.12: Bảo mật sử dụng bức tường lửa 16
Hình 2.13: Bảo mật sử dụng lọc gói dữ liệu 17
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. Danh mục từ viết tắt Tiếng Việt:
AT & BM HTTT QL : An toàn và bảo mật hệ thống thông tin quản lý
CNTT : Công nghệ thông tin
CP : Cổ phần
DN : Doanh nghiệp
HTTT : Hệ thống thông tin
NV : Nhân viên
TMĐT : Thương mại điện tử
2. Danh mục từ viết tắt Tiếng Anh:
iv
ACL : Access Control List – Danh sách điều khiển truy cập
CIA : Confidentiality Integrity Availability – Mô hình bảo mật CIA
CRM : Customer relationship management – Quản lý quan hệ khách hàng
DDOS : Distributed Denial Of Service – Tấn công từ chối dịch vụ phân tán

DOS : Denial Of Service – Tấn công từ chối dịch vụ
DMZ : Demilitarized Zone – Vùng phi quân sự
HRM : Human resource management – Quản lý nguồn nhân lực
IBM : International Business Machines – Tập đoàn IBM
IPS : Instrusion Prevention System – Hệ thống giám sát, cảnh báo và
ngăn chặn xâm nhập
OS : Operating System – Hệ điều hành
SDIC : Software Development Investment Joint Stock Company – Công
ty Cổ phần đầu tư và phát triển phần mềm SDIC
TCP/IP : Transmission Control Protocol/ Internet Protocol – Giao thức điều
khiển truyền vận /Giao thức liên mạng
Phần 1: TỔNG QUAN VỀ AT & BM HTTT QL TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM SDIC
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài:
Những hệ thống trên nền intetnet đã trở thành một thành phần rất cần thiết để kinh
doanh thành công trong môi trường hiện nay. HTTT góp phần quan trọng vào hiệu quả
hoạt động, tinh thần và năng suất lao động của nhân viên, phục vụ và đáp ứng thỏa
mãn khách hàng. HTTT cung cấp các thông tin vô cúng cần thiết cho việc ra quyết
định của các cấp quản trị và các doanh nhân. Công nghệ thông tin đang giữ đang giữ
vai trò ngày càng lớn trong kinh doanh. Công nghệ thông tin có thể hỗ trợ mọi DN cải
thiện hiệu quả và hiệu suất của các quy trình nghiệp vụ kinh doanh, quản trị ra quyết
định, công tác nhóm làm việc, qua đó tăng cường vị thế cạnh tranh của DN trong một
thị trường thay đổi nhanh.
HTTT cung cấp các thông tin quan trọng, thông tin nằm ở kho dữ liệu hay đang
trên đường truyền có thể bị trộm cắp, có thể bị làm sai lệch, có thể bị giả mạo. Điều đó
có thể ảnh hưởng tới các tổ chức, các công ty hay cả một quốc gia. Những bí mật kinh
doanh, tài chính là mục tiêu của các đối thủ cạnh tranh. Những tin tức về an ninh quốc
gia là mục tiêu của các tổ chức tình báo trong và ngoài nước.
Theo báo cáo “Hiện trạng An toàn thông tin trong các tổ chức doanh nghiệp Việt
Nam 2011” của Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam – VNISA công bố ngày 23 tháng

11 năm 2011 tại Hà Nội cho thấy, có tới 52% số tổ chức vẫn không hoặc chưa có quy
trình thao tác chuẩn để ứng phó với những cuộc tấn công máy tính. Ba công nghệ được
dùng nhiều nhất vẫn là phần mềm chống virus, tường lửa và bộ lọc chống thư rác.
Những công nghệ chuyên sâu hoặc hẹp hơn như mã hoá, hệ thống phát hiện xâm nhập,
chứng chỉ số, chữ ký số… có tỷ lệ sử dụng thấp. Đặc biệt, những công nghệ bảo mật
cấp cao như quản lý định danh, hệ thống quản lý chống thất thoát dữ liệu, sinh trắc
học… mới được ứng dụng rất hạn chế tại Việt Nam (dao động quanh ngưỡng 5%).
Như vậy, có thể thấy các DN Việt Nam chưa đầu tư, chú trọng tới việc đảm bảo an
toàn và bảo mật thông tin trong HTTT của DN mình, nhiều DN còn không nhận ra
những cuộc tấn công vào HTTT của DN. Chính vấn đề này đã làm mất mát thông tin
và gây tổn thất không nhỏ cho DN.
Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển phần mềm SDIC là một công ty công nghệ
thông tin trẻ hoạt động trong lĩnh vực gia công phần mềm tin học và cung cấp các dịch
1
vụ tin học văn phòng. Cũng như bao công ty hoạt động trong lĩnh vực CNTT khác,
Công ty SDIC cũng gặp phải một số khó khăn như quản lý luồng thông tin vào ra của
công ty, quản lý truy cập mạng của nhân viên, đảm bảo bí mật thông tin trong hệ thống
quản lý của công ty. Chính vì vậy mà một số khâu quản lý của công ty còn thiếu linh
hoạt, chưa phát huy được hiệu quả của các công cụ đảm bảo AT & BM HTTT QL của
công ty. Một HTTT hoạt động tốt được đảm bảo an toàn và bảo mật tôt có thể cải thiện
quan hệ khách hàng, thúc tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó tạo ra lợi thế cạnh
tranh và xây dựng hình ảnh tốt hơn cho công ty SDIC.
Đặc biệt để tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên công nghệ số như hiện nay, với
việc mở cửa hội nhập sâu rộng, nâng cao năng lực cạnh tranh có được những quyết
định và chiến lược tốt cho sự phát triển bền vững của DN thì việc nâng cao đảm bảo
AT & BM HTTT QL để có được nguồn thông tin tin cậy phục vụ đắc lực cho việc
quản lý kinh doanh của các cấp quản lý trong Công ty SDIC là rất cần thiết.
1.2 Xác lập các vấn đề nghiên cứu:
Từ những phân tích trên em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả tính an
toàn và bảo mật hệ thống thông tin quản lý cho công ty cổ phần đầu tư và phát triển

phần mềm SDIC” để có cơ hội nghiên cứu sâu hơn về các hoạt động đảm bảo AT &
BM HTTT QL tại công ty.
Trong đề tài này với mong muốn giúp DN đạt được hiệu quả cao hơn trong vấn đề
đảm bảo AT & BM HTTT QL. Em sẽ tập trung nghiên cứu trên cơ sở lý luận về lý
thuyết an toàn, bảo mật thông tin nói chung và AT & BM HTTT QL nói riêng, đặc
biệt là các yếu tố ảnh hưởng và các tiêu chí đo lường hiệu quả các giải pháp đảm bảo
AT & BM HTTT QL để có thể đánh giá được chính xác nhất về thực trạng cũng như
hiệu quả của các giải pháp đảm bảo AT & BM HTTT QL của công ty. Từ đó khóa
luận đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của các biện pháp đảm
bảo AT & BM HTTT QL của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển phần mềm SDIC.
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu:
Việc nghiên cứu khóa luận nhằm các mục tiêu sau:
- Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về AT & BM HTTT QL trong DN.
- Trên cơ sở lý luận, các công cụ phân tích để đánh giá thực trạng hoạt động đảm
bảo AT & BM HTTT QL tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển phần mềm SDIC.
2
- Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng để đưa ra các giải pháp khả thi nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động đảm bảo AT & BM HTTT QL cho Công ty Cổ phần đầu
tư và phát triển phần mềm SDIC.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a. Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp công nghệ và giải pháp con người để đảm
bảo nâng cao hoạt động AT & BM HTTT QL là đối tượng nghiên cứu chính của đề
tài.
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: Đề tài sẽ phân tích các hoạt động AT & BM HTTT QL của
DN thông qua các báo cáo kinh doanh, các tài liệu điều tra liên quan trong 3 năm gần
đây (2009, 2010, 2011) và có những đề xuất cho hoạt động đảm bảo AT & BM HTTT
QL của công ty trong năm 2012, 2013 và định hướng đến năm 2015.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực trạng hoạt động AT & BM HTTT QL
của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển phần mềm SDIC.

- Phạm vi nội dung: Nội dung nghiên cứu xoay quanh hoạt động AT & BM
HTTT QL trong Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển phần mềm SDIC để xác định ưu
điểm, nhược điểm của các hoạt động đó. Đồng thời phân tích thực trạng triển khai,
thuận lợi, khó khăn, đánh giá hiệu quả và có những đề xuất cụ thể nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động đảm bảo AT & BM HTTT QL cho Công ty Cổ phần đầu tư và phát
triển phần mềm SDIC.
1.5 Phương pháp nghiên cứu:
1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu thứ cấp là những thông tin đã được thu thập và xử lý trước đây vì các mục
tiêu khác nhau của công ty.
- Nguồn tài liệu bên trong: Bao gồm các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty trong vòng 3 năm: 2009, 2010, 2011 được thu thập từ phòng hành chính,
phòng kế toán, phòng nhân sự của công ty, từ phiếu điều tra phỏng vần và các tài liệu
thống kê khác.
- Nguồn tài liệu bên ngoài: Từ các công trình nghiên cứu khoa học, tạp chí, sách
báo của các năm trước có liên quan tới đề tài nghiên cứu và từ internet.
1.5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
a. Phương pháp sử dụng phiếu điều tra:
3
- Nội dung: Bảng câu hỏi gồm 10 câu hỏi theo hai hình thức câu hỏi đóng và câu
hỏi mở. Các câu hỏi đều xoay quanh các hoạt động đảm bảo AT & BM HTTT QL
được triển khai và hiệu quả của các hoạt động này đối với Công ty Cổ phần đầu tư và
phát triển phần mềm SDIC.
- Cách thức tiến hành: Bảng câu hỏi sẽ được phát cho 10 nhân viên trong công ty
để thu thập ý kiến.
- Mục đích: Nhằm thu thập những thông tin về hoạt động AT & BM HTTT QL
của công ty để từ đó đánh giá thực trạng triển khai và đưa ra những giải pháp đúng đắn
để nâng cao hiệu quả của các hoạt động đảm bảo AT & BM HTTT QL trong Công ty
Cổ phần đầu tư và phát triển phần mềm SDIC.
b. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia:

- Nội dung: Gồm 5 câu hỏi mở để phỏng vấn trực tiếp một chuyên gia quản lý
trực tiếp HTTT quản lý của công ty để có thể ghi chép các câu trả lời.
- Cách thức tiến hành: Phỏng vấn cá nhân anh Tạ Kim Ngọc – Trưởng phòng gia
công phần mềm vào ngày 10/4/2012 tại trụ sở công ty: P1301 Nhà B11B Khu Nam
Trung Yên - Cầu Giấy - Hà Nội.
- Mục đích: Thu thập nhứng thông tin chuyên sâu và chi tiết về các hoạt động
đảm bảo AT & BM HTTT QL tại Công ty CP đầu tư và phát triển phần mềm SDIC.
1.5.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:
- Phương pháp định lượng: Sử dụng phần mềm SPSS (Statistical Package for
Social Sciences).
SPSS là một phần mềm cung cấp hệ thống quản lý dữ liệu và phân tích thống kê
trong một môi trường đồ họa, sử dụng các trình đơn mô tả và các hộp thoại đơn giản
để thực hiện hầu hết các công việc thống kê phân tích số liệu. Người dùng có thể dễ
dàng sử dụng SPSS để phân tích hồi quy, thống kê tần suất, xây dựng đồ thị…
- Phương pháp định tính: Phân tích, tổng hợp thông tin thông qua câu hỏi phỏng
vấn chuyên gia, phiếu điều tra và các tài liệu thứ cấp thu thập được.
1.6 Kết cấu của khóa luận:
Ngoài lời cảm ơn, danh mục bảng biểu sơ đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt, phụ lục
khóa luận gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan AT & BM HTTT QL tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển
phần mềm SDIC.
4
Phần 2: Cơ sở lý luận và thực trạng về AT & BM HTTT QL của Công ty Cổ phần
đầu tư và phát triển phần mềm SDIC.
Phần 3: Định hướng phát triển và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả AT & BM
HTTT QL tại Công ty Cổ phần đầu tư phát triển phần mềm SDIC.
5
Phần 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VỀ AT & BM HTTT QL CỦA
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM SDIC
2.1 Cơ sở lý luận:

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản:
2.1.1.1 Khái niệm dữ liệu, thông tin, HTTT, HTTT quản lý trong DN:
Dữ liệu: Là những ký tự, số liệu, các tập tin rời rạc hoặc các dữ liệu chung chung…
dữ liệu chưa mang cho con người sự hiểu biết mà phải thông qua quá trình xử lý dữ
liệu thành thông tin thì con người mới có thể hiểu được về đối tượng mà dữ liệu đang
biểu hiện.
Thông tin: Theo nghĩa thông thường, thông tin là điều hiểu biết về một sự kiện,
một hiện tượng nào đó, thu nhận được qua khảo sát, đo lường, trao đổi, nghiên cứu….
Thông tin là những dữ liệu đã được xử lý sao cho nó thực sự có ý nghĩa đối với
người sử dụng. Thông tin được coi như là một sản phẩm hoàn chỉnh thu được sau quá
trình xử lý dữ liệu.
Hệ thống thông tin: Là một tập hợp và kết hợp của các phần cứng, phần mềm và
các hệ mạng truyền thông được xây dựng và sử dụng để thu thập, tạo, tái tạo, phân
phối và chia sẻ các dữ liệu, thông tin và tri thức nhằm phục vụ các mục tiêu của tổ
chức.
Các tổ chức có thể sử dụng các hệ thống thông tin với nhiều mục đích khác nhau.
Trong việc quản trị nội bộ, hệ thống thông tin sẽ giúp đạt được sự thông hiểu nội bộ,
thống nhất hành động, duy trì sức mạnh của tổ chức, đạt được lợi thế cạnh tranh.Với
bên ngoài, hệ thống thông tin giúp nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng hơn
hoặc cải tiến dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh, tạo đà cho phát triển.
Hệ thống thông tin quản lý (MIS): Hệ thống thông tin quản lý được hiểu như là
một hệ thống dùng để tiến hành quản lý cùng với những thông tin được cung cấp
thường xuyên. Ngày nay, do công nghệ máy tính đã tham gia vào tất cả các hoạt động
quản lý nên nói đến MIS là nói đến hệ thống thông tin quản lý được trợ giúp của máy
tính.
Theo quan điểm của các nhà công nghệ thông tin, MIS là một mạng lưới máy tính
có tổ chức nhằm phối hợp việc thu thập, xử lý và truyền thông tin.
6
MIS là tập hợp các phương tiện, các phương pháp và các bộ phận có liên hệ chặt
chẽ với nhau, nhằm đảm bảo cho việc thu thập, lưu trữ, tìm kiếm xử lý và cung cấp

những thông tin cần thiết cho quản lý.
Nguồn: Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý, Trường Đại học Thương mại Hà
Nội.
2.1.1.2 Khái niệm về an toàn, bảo mật HTTT quản lý:
An toàn thông tin: Thông tin được coi là an toàn khi thông tin đó không bị làm
hỏng hóc, không bị sửa đổi, thay đổi, sao chép hoặc xóa bỏ bởi người không được
phép.
Bảo mật thông tin: Là duy trì tính bí mật, tính toàn vẹn và tính sẵn sàng của thông
tin.
Hình 2.1: Ba mục tiêu bảo mật thông tin
- Tính bảo mật (Confidentially): Đảm bảo chỉ có những cá nhân được cấp quyền
mới được phép truy cập vào hệ thống. Đây là yêu cầu quan trọng của bảo mật thông
tin bởi vì đối với các tổ chức doanh nghiệp thì thông tin là tài sản có giá trị hàng đầu,
việc các cá nhân không được cấp quyền truy nhập trái phép vào hệ thống sẽ làm cho
thông tin bị thất thoát đồng nghĩa với việc tài sản của công ty bị xâm hại, có thể dẫn
đến phá sản.
- Tính toàn vẹn (Integrity): Đảm bảo rằng thông tin luôn ở trạng thái đúng, chính
xác, người sử dụng luôn được làm việc với các thông tin tin cậy chân thực. Chỉ các cá
nhân được cấp quyền mới được phép chỉnh sửa thông tin. Kẻ tấn công không chỉ có ý
định đánh cắp thông tin mà còn mong muốn làm cho thông tin bị mất giá trị sử dụng
bằng cách tạo ra các thông tin sai lệch gây thiệt hại cho công ty.
- Tính sẵn sàng (Availabillity): Đảm bảo cho thông tin luôn ở trạng thái sẵn sàng
phục vụ, bất cứ lúc nào người sử dụng hợp pháp có nhu cầu đều có thể truy nhập được
vào hệ thống. Có thể nói rằng đây yêu cầu quan trọng nhất, vì thông tin chỉ hữu ích khi
7
Tính toàn vẹn
Tính sẵn sàng
Tính bảo mật
người sử dụng cần là có thể dùng được, nếu 2 yêu cầu trên được đảm bảo nhưng yêu
cầu cuối cùng không được đảm bảo thì thông tin cũng trở nên mất giá trị.

Nguồn: Bộ môn Công nghệ thông tin (2007), Giáo trình an toàn dữ liệu, Trường
Đại học Thương mại Hà Nội
Từ các phân tích trên ta có thể nhận định: Một HTTT nói chung và một HTTT
quản lý nói riêng được coi là an toàn và bảo mật khi tính riêng tư của nội dung thông
tin được đảm bảo theo đúng các tiêu chí trong một thời gian xác định.
2.1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả AT & BM HTTT QL trong DN:
Một HTTT quản lý hoạt động hiệu quả chịu sự tác động của nhiều yếu tố, từ cả
môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, môi trường vĩ mô và môi trường vi
mô. Nhưng có hai yếu tố chính cần xem xét khi tiến hành các hoạt động đảm bảo AT
& BM HTTT QL trong doanh nghiệp là: Yếu tố con người và yếu tố công nghệ.
Con người: Là yếu tố quyết định sự thành công trong tiến trình kiến tạo hệ thống
và tính hữu hiệu của hệ thống trong tiến trình khai thác vận hành.
Con người là chủ thể trong việc thực hiện các quá trình của hệ thống thông tin quản
lý. Mỗi người có vị trí nhất định trong hệ thống tuỳ thuộc chuyên môn, nghề nghiệp,
năng lực sở trường và yêu cầu công việc của hệ thống. Con người có thể hoạt động
độc lập hoặc trong một nhóm, thực hiện những chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu nhất
định của hệ thống.
Người quản lý HTTT đóng một vai trò quan trọng về phương diện công nghệ trong
các tổ chức. Người quản lý HTTT đảm nhiệm hầu hết mọi công việc từ việc lập nên
những kế hoạch cho đến việc giám sát an ninh của hệ thống và điều khiển sự vận hành
của mạng lưới thông tin quản lý.
Những người quản lý HTTT máy tính lên kế hoạch, phối hợp, chỉ đạo việc
nghiên cứu và thiết kế các chương trình cần đến máy vi tính của các công ty. Họ giúp
xác định được cả mục tiêu kinh doanh và kỹ thuật bằng sự quản lý hàng đầu đồng thời
vạch ra những kế hoạch chi tiết cụ thể để đạt được những mục tiêu đó. Ví dụ khi làm
việc với đội ngũ nhân viên của mình, máy tính và các nhà quản lý HTTT có thể phát
triển những ý tưởng của các sản phẩm và dịch vụ mới hoặc có thể xác định được khả
năng tin học của tổ chức đó có thể hổ trợ cho việc quản lý dự án một cách hiệu quả
như thế nào.
8

Những người quản lý HTTT máy tính chỉ đạo công việc của những người phân
tích hệ thống, các lập trình viên, các chuyên gia hỗ trợ và những nhân viên khác có
liên quan. Nhà quản lý vạch ra kế hoạch và sắp xếp các hoạt động như cài đặt và nâng
cấp phần mềm, phần cứng, các thiết kế hệ thống và chương trình, sự phát triển mạng
máy tính và sự thực thi của các địa chỉ mạng liên thông và mạng nội bộ. Họ đặc biệt
ngày càng quan tâm đến sự bảo quản, bảo dưỡng, duy trì và an ninh của HTTT quản
lý.
Việc đảm bảo khả năng hữu dụng, tính liên tục, tính an ninh của dịch vụ công nghệ
thông tin và hệ thống dữ liệu là nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị.
Công nghệ thông tin: Là yếu tố tạo nên nền móng cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh cũng như các hoạt động hỗ trợ kinh doanh của DN. CNTT là yếu tố quyết định
đến việc lựa chọn và kết hợp các sản phẩm CNTT để đảm bảo an toàn và bảo mật
HTTT.
CNTT đang có khuynh hướng xóa nhòa các biên giới, mở ra không gian rộng rãi
hơn cho các DN, vì thế ứng dụng CNTT đang tạo ra những cơ hội mới với những
nguyên tắc mới. CNTT như một thách thức đồng thời cũng là nhân tố quan trọng phổ
biến nhất, lan tỏa mạnh nhất và hứa hẹn giúp các DN Việt Nam nhanh chóng hòa nhập
vào nền kinh tế toàn cầu.
Công nghệ được chia làm hai loại: Phần cứng và phần mềm.
− Những sản phẩm phần cứng như: Firewall phần cứng, máy tính, các thiết bị thu
thập, xử lý và lưu trữ thông tin…
− Những sản phẩm phần mềm như: Firewall phần mềm, phần mềm phòng trống
virus, những ứng dụng, hệ điều hành, giải pháp mã hóa…
2.1.1.4 Thông tin và những tác động cụ thể của những công cụ AT & BM HTTT QL:
Thông tin DN: Là những thông tin của DN về nhân sự, cơ cấu tổ chức, các văn
bản, chính sách, mục tiêu sản xuất kinh doanh của DN. Những thông tin có tính nhệ
cảm như: Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thông tin khách
hàng,…
Tác động của các công cụ đảm bảo an toàn và bảo mật tới HTTT DN: Những công
cụ an toàn, bảo mật thông tin hoạt động hiệu quả thì các sự cố tấn công từ bên trong

cũng như từ bên ngoài sẽ bị hạn chế và các hoạt động chủ yếu của DN vẫn không
ngừng hẳn. Đồng thời, khi các công cụ an toàn, bảo mật được ứng dụng thì các hoạt
9
động hay các thông tin bị mất mát, hỏng hóc sẽ được khắc phục kịp thời mà không gây
thiệt hại về mặt vật chất và thông tin cho DN.
Khi HTTT quản lý hoạt động hiệu quả, an toàn và bí mật thì các thông tin mà
HTTT cung cấp cho các cấp quản trị sẽ có chất lượng và độ tin cậy cao.
2.1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến AT & BM HTTT QL:
An toàn, bảo mật là vấn đề đã được đề cập rất lâu chính vì vậy đã có khá nhiều các
công trình nghiên cứu. An toàn, bảo mật thông tin được đề cập đến trong một số tài
liệu sau:
- Bài giảng an toàn và bảo mật thông tin doanh nghiệp – Bộ môn CNTT –
Trường ĐH Thương Mại. Bài giảng chủ yếu xoay quanh các vấn đề lý thuyết các loại
tấn công và mất mát thông tin từ đó có một số biện pháp chung về an toàn và bảo mật
thông tin cho DN.
- Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp nhằm nâng cao bảo mật HTTT quản trị tại công
ty cổ phần công nghệ cao – Nguyễn Hữu Dũng – Khoa Thương Mại Điện Tử - ĐH
Thương Mại (2009). Luận văn cũng đã đưa ra được lý thuyết và một số giải pháp
nhưng các giải pháp vẫn đang ở mức khái quát và chưa mang tính khả thi, cụ thể.
- Đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả tính an toàn, bảo mật hệ thống thông tin
quản lý cho công ty cổ phần đầu tư và phát triển phần mềm SDIC” tập trung vào việc
đánh giá và nâng cao hiệu quả các hoạt động đảm bảo AT & BM HTTT QL tại một
doanh nghiệp cụ thể và đề tài không trùng lặp nội dung với các công trình nghiên cứu
trước đó.
2.1.3 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài:
2.1.3.1 Xác định đối tượng cần đảm bảo an toàn, bảo mật:
Để đảm bảo một HTTT quản lý được an toàn và bảo mật tức là phải đảm bảo thông
tin đầu vào và đầu ra của HTTT đó được đảm bảo an toàn và bảo mật. Do đó đối
tượng chính của HTTT quản lý cần đảm bảo đó là thông tin của HT đó.
Thông tin trong DN có ở nhiều mức độ và mỗi mức độ cần có những chính sách về

an toàn và bảo mật khác nhau. Có những thông tin được đưa vào diện bảo mật ở mức
rất cao và rất ít người được biết đến những thông tin này, có những thông tin lại ở
những mức độ cần an toàn, bảo mật ở mức thấp hơn. DN cần xác định đúng đắn các
thông tin cần đảm bảo an toàn, bảo mật để từ đó có các chính sách, công cụ hợp lý để
hỗ trợ, kiểm soát các thông tin này.
10
2.1.3.2 Xác định mục tiêu AT & BM HTTT QL:
Phát hiện các lỗ hổng của HTTT, dự đoán trước các nguy cơ tấn công.
Ngăn trặn những hành động gây mất an toàn, bảo mật thông tin từ bên trong cũng
như từ bên ngoài.
Một hệ thống thông tin an toàn và bảo mật phải đảm bảo được ba yêu cầu: Tính sẵn
sàng, tính bảo mật và tính toàn vẹn.
2.1.3.3 Xác định các loại tấn công:
Cần xác định rõ các loại tấn công vào HTTT của công ty để từ đó lựa chọn các
công cụ thích hợp để đảm bảo an toàn, bảo mật HTTT.
− Các nguy cơ xảy ra có thể là do nguyên nhân khách quan hoặc do chủ quan của
con người. Các nguyên nhân do khách quan mang lại là các sự cố xảy ra đột ngột
không lường trước, có thể là các thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần… hoặc
cũng có thể là do con người gây nên như là hỏa hoạn, mất điện hay sụp đổ hệ thống.
Còn các nguyên nhân chủ quan chính là các hành vi tấn công. Tấn công là các hành vi
nhằm phá hoại mục tiêu an toàn và bảo mật. Hình thức tấn công thường xảy ra hơn và
cũng khó đối phó hơn vì hình thức thay đổi liên tục, để đối phó được thì cần phải hiểu
được các kĩ thuật được sử dụng để tấn công ở mục này tác giả sẽ trình bày về các kĩ
thuật tấn công thường gặp.
− Phân loại tấn công: Các loại tấn công được phân làm 3 loại chính:
+ Kỹ thuật tấn công xã hội (Social Engineering Attacks): Kẻ tấn công lợi dụng sự
bất cẩn hay sự cả tin của những người trong công ty để lấy được thông tin xác nhận
quyền truy nhập của người dùng và có thể truy nhập vào hê thống bằng thông tin đó.
+ Tấn công phần mềm (Software Attacks): Loại này nhằm vào các ứng dụng
(Applications), hệ điều hành (OS) và các giao thức (Protocols). Mục đích là để phá

hủy hay vô hiệu hóa các ứng dụng, hệ điều hành hay các giao thức đang chạy trên các
máy tính, để đạt được quyền truy nhập vào hệ thống và khai thác thông tin. Loại tấn
công này có dùng độc lập hoặc kết hợp với một số loại khác.
+ Tấn công phần cứng (Hardware Attacks): Nhằm vào ổ cứng, bo mạch chủ,
CPU, cáp mạng …mục đích là để phá hủy phần cứng vô hiệu hóa phần mềm, là cơ sở
cho tấn công từ chối dịch vụ (DoS).
Các kĩ thuật tấn công thường gặp: (Xem phụ lục 4).
2.1.3.4 Lựa chọn công cụ đảm bảo AT & BM HTTT QL:
11
Người sử dụng chỉ quan tâm tới các ứng dụng họ có thể sử dụng, nhưng để tiếp cận
được với các ứng dụng thông tin phải được truyền đi trên mạng theo nhiều lớp phức
tạp. Và tại mỗi điểm trên mạng thông tin đều có thể là mục tiêu của các hacker, người
làm công tác bảo mật cần xây dựng được một bức tranh toàn cảnh về đường đi của
thông tin và các biện pháp bảo mật thích hợp tại mỗi lớp.
Trong các lớp của mô hình TCP/IP thường tiến hành các phương pháp bảo mật kết
hợp.
Lớp 1: Tại đây sẽ có các chính sách lọc gói tin ngay trên các router kết nối tới nhà
cung cấp dịch vụ, chúng ta sẽ sử dụng các ACL, firewall, IPS tích hợp trên phần mềm
IOS để bước đầu ngăn chặn ngay các dịch vụ không cần thiết.
Lớp 2: Sử dụng NIPS (Network IPS - Hệ thống giám sát và so sánh dòng dữ liệu
lưu thông trên mạng) để quan sát những dữ liệu vào ra Internet, khi có các dấu hiệu
của sự tấn công hay xâm nhập lập tức thông báo cho trung tâm quản lý hoặc trong
trường hợp khẩn cấp có thế khóa ngay các kết nối này lại.
Lớp 3: Tại đây sử dụng bức tường lửa (firewall với chức năng dự phòng) cho phép
ngăn cách làm 3 vùng DMZ, Outside và Inside. Các máy chủ công cộng sẽ thuộc vùng
DMZ và được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Chức năng phân vùng của firewall: (Xem phụ
lục 5)
Lớp 4: Đây là lớp bảo vệ cuối cùng sử dụng NIPS và HIPS (Host IPS – Hệ thống
giám sát một máy tính) cài trên các máy chủ. Hệ thống này sẽ phát hiện những tấn
công đã lọt qua được vòng ngoài. Tại đây, HIPS sẽ quan sát các dấu hiệu tấn công

ngay trên các hệ điều hành và cho phép có những thông báo cho quản trị mạng hoặc
đóng băng các kết nối trong trường hợp khẩn cấp.
Cụ thể các công nghệ bảo mật đó được tổ chức phân lớp lần lượt như sau: (Xem
phụ lục 6)
2.1.3.5 Hoạch định ngân sách AT & BM HTTT QL:
Việc công ty dành bao nhiêu ngân sách cho chương trình đảm bảo AT & BM
HTTT QL sẽ ảnh hưởng tới việc chọn các công cụ đảm bảo an toàn và bảo mật, cũng
như quy mô của chương trình đối với các mục tiêu mà DN đề ra, công ty phải tính toán
làm sao với chi phí thấp nhất nhưng vẫn đạt được những mục tiêu mà HTTT quản lý
cần hướng tới. Các ngành khác nhau có mức ngân sách dành cho các hoạt động an
toàn và bảo mật khác nhau.
12
Có bốn phương pháp xác định ngân sách dành cho hoạt động đảm bảo AT & BM
HTTT QL mà các công ty thường áp dụng:
- Xác định theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: Có nghĩa là ngân sách dành cho
hoạt động AT & BM HTTT QL sẽ phụ thuộc vào biến động của mức tiêu thụ hằng
năm của DN.
- Cân bằng cạnh tranh: Tức là xác định ngân sách ngang bằng với mức chi của
các hãng cạnh tranh.
- “Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ” phải hoàn thành: Đòi hỏi người quản trị
HTTT phải xác định được những mục tiêu cụ thể của chiến dịch đảm bảo AT & BM
HTTT QL rồi sau đó ước tính chi phí của các hoạt động cần thiết để đạt được những
mục tiêu đó.
- Theo khả năng tài chính của DN: Có nghĩa là ngân sách dành cho chương trình
đảm bảo AT & BM HTTT QL nhiều hay ít là tùy thuộc vào khả năng tài chính của
DN. Phương pháp này bỏ qua sự ảnh hưởng của hoạt động đảm bảo AT & BM HTTT
QL đối với mức doanh thu mà DN có được, nó dẫn đến ngân sách dành cho AT & BM
HTTT QL hằng năm không ổn định.
2.1.3.6 Đánh giá hiệu quả chương trình AT & BM HTTT QL:
Sau khi thực hiện kế hoạch đảm bảo an toàn và bảo mật HTTT quản lý, người quản

trị hệ thống phải đo lường được tác động của nó đến tổng thể DN như thế nào. Điều
này đòi hỏi người quản trị HTTT phải đánh giá tác động của các công cụ đảm bảo AT
& BM HTTT QL trước khi áp dụng và sau khi áp dụng đã mang lại những thuận lợi
hay những khó khăn gì, hoạt động của DN có bị sáo trộn hay không,…
Người quản trị cần thu thập thông tin về tác động của chương trình đảm bảo AT &
BM HTTT QL tới HTTT của DN và phản ứng của các cấp lãnh đạo, các nhân viên
trong DN,…để làm cơ sở đánh giá những tác động của chương trình. Để có lượng
thông tin đầy đủ người quản trị cần thu thập cả thông tin định lượng được như doanh
thu, chi phí… và thông tin không định lượng được như mức độ hài lòng, thoái mái của
nhân viên, mức độ thu thập, lưu trữ, phản hồi thông tin của HTTT để có được cái nhìn
toàn diện về HTTT trước và sau khi áp dụng chương trình đảm bảo AT & BM HTTT
QL của DN.
2.2 Thực trạng AT & BM HTTT QL của công ty cổ phần đầu tư phát triển
phần mềm SDIC:
13
2.2.1 Tổng quan về Công ty CP đầu tư phát triển phần mềm SDIC:
2.2.1.1 Thông tin chung:
Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHẦN
MỀM SDIC
Tên giao dịch : SOFTWARE DEVELOPMENT INVESTMENT JOINT
STOCK COMPANY
Tên giao dịch viết tắt : SDIC - SOFT.,JSC
Trụ sở chính : P1301 Nhà B11B Khu Nam Trung Yên - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại : (04.6) 2810662 Fax: (04.6) 2810661
Website : www.sdic.com.vn
E-mail :
Vốn điều lệ : 7.000.000.000 VND
Công ty CP đầu tư và phát triển Phần mềm SDIC được thành lập ngày 15/7/2006
với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103013314 do Sở kế hoạch đầu tư thành
phố Hà Nội cấp ngày 26/07/2006. SDIC là một công ty công nghệ thông tin trẻ hoạt

động trong lĩnh vực gia công phần mềm tin học và cung cấp các dịch vụ tin học văn
phòng. Website www.sdic.com.vn là nơi cung cấp các thông tin và các hoạt động
chính của công ty.
Hiện nay, Công ty đã có trên 30 nhân viên với nhiều năm kinh nghiệm về gia công
phần mềm và cung cấp các dịch vụ tin học. Công ty hiện đang trang bị cơ sở trang
thiết bị công nghệ thông tin tiến tiến. Với tiềm năng phát triển to lớn công ty đang có
chiến lược đến năm 2015 đầu tư mở rộng quy mô và xâm nhập vào các thị trường
trong nước và ngoài nước có liên quan đến công nghệ thông tin và các thiết bị tin học.
2.2.1.2 Công ty SDIC hiện đang hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực sau:
- Gia công các sản phẩm phần mềm tin học;
- Cho thuê, mua bán, xuất nhập khẩu các loại sản phẩm phần mềm tin học;
- Dịch vụ bảo dưỡng, bảo trì các loại sản phẩm phần mềm và hệ điều hành máy
tính;
- Thiết kế website (không bao gồm thiết kế công trình);
- Mua bán, xuất nhập khẩu các loại thiết bị điện tử, tin học;
- Dịch vụ thiết lập mạng máy tính (LAN, WAN);
- Dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị tin học;
- Đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực CNTT (không bao gồm dịch vụ cung ứng
nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động);
- Thực hiện các dự án cung cấp phần mềm, thiết bị công nghệ thông tin theo yêu
cầu của khách hàng.
14
- Cung cấp máy chủ, máy tính để bàn, máy tính xách tay và các thiết bị tin học
văn phòng và linh kiện điện tử của các hãng IBM, HP, Dell, Toshiba, Acer, Sony tất cả
đều có chứng nhận xuất xứ chính hãng, chứng nhận chất lượng và bảo hành chính
hãng, phần mềm bản quyền kèm theo.
Với đội ngũ chuyên gia được đào tạo chính quy ở cả trong và ngoài nước, cộng với
sự tư vấn của các chuyên gia công tác lâu năm trong các lĩnh vực chuyên ngành, công
ty SDIC đã đem đến cho khách hàng trên phạm vị cả nước những sản phẩm có chất
lượng cao, bám sát nhu cầu người sử dụng.

2.2.1.3 Thực trạng về điều kiện ứng dụng AT & BM HTTT QL tại Công ty SDIC:
a. Thực trạng về cơ sở hạ tầng:
Là công ty kinh doanh trong lĩnh vực CNTT nên ngay khi thành lập Công ty CP
đầu tư và phát triển phần mềm SDIC đã chú trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng đặc biệt
cho hạ tầng CNTT. Trong 3 năm gần đây công ty đã xây dựng được hạ tầng CNTT thể
hiện ở hình 2.2.
Hình 2.2: Hạ tầng công nghệ của Công ty SDIC giai đoạn 2009 – 2011
Nguồn: Phòng Kỹ thuật
Đến năm 2011, tỷ lệ máy tính cá nhân trên một nhân viên của công ty đạt tỷ lệ
1:1.17, đây là con số mà không phải DN nào cũng có được, tất cả hệ thống máy tính
của công ty đều được kết nối internet tốc độ cao.
b. Thực trạng về nguồn nhân lực:
Do hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng vì vậy mà cơ cấu
nguồn nhân lực của công ty được bổ xung thường xuyên cả về số lượng và chất lượng.
tính đến năm 2011, tổng số cán bộ của công ty là 30, trong đó có 2 cán bộ có trình độ
trên đại học chiếm 6.7 %, nhân viên có trình độ đại học là 25 chiếm 83.3 %. Đây là
một tỷ lệ phản ánh nguồn nhân lực của công ty rất mạnh về trình độ học vấn cũng như
khả năng cạnh tranh với các DN có cùng lĩnh vực hoạt động.
15
Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty thể hiện ở bảng 3.1
Năm
Trình độ 2009 2010 2011
Trên đại học 2 8 % 2 6.9 % 2 6.7 %
Đại học 20 80 % 22 75.9 % 24 80 %
Cao đẳng 3 12 % 5 17.2 % 4 13.3 %
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty SDIC từ 2009 đến 2011
Nguồn: Phòng Nhân sự
c. Chính sách và chi phí đảm bảo AT & BM HTTT QL tại công ty SDIC:
Dựa vào bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh có thể thấy SDIC có sự phát
triển qua các năm, đồng thời cũng tăng ngân sách cho chương trình đảm bảo an toàn

và bảo mật HTTT quản lý.
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
8.162.543.988 11.963.480.469 16.414.764.842
Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
4.407.773.754 6.428.248.002 9.012.216.093
Chi phí thuế thu nhập DN 550.971.719 803.531.000 1.126.527.012
Chi phí cho hoạt động an toàn và
bảo mật HTTT quản lý
22.767.322 23.351.666 40.573.000
Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN 3.856.802.035 5.624.717.002 7.885.689.081
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu chủ yếu công ty đã đạt được 3 năm 2009 – 2011
Nguồn: Phòng Kế toán.
Năm 2009, doanh thu của công ty là 8.162.543.988 VNĐ, đây là con số khá ấn
tượng vì Việt Nam đang trong thời kỳ bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới. Nhưng đến năm 2010, mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính nhưng doanh thu của công ty đã tăng lên đáng kể đạt 11.963.480.469 VNĐ tăng
147% so với năm 2009. Đây là kết quả của sự nỗ lực, cố gắng giảm tối thiểu mức ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng tới hoạt động kinh doanh của công ty.
Đến năm 2011, nền kinh tế thế giới đã có phần khởi sắc hơn những năm trước, điều
này cũng đã ảnh hưởng tích cực tới nền kinh tế trong nước nói chung và hoạt động
kinh doanh của công ty SDIC nói riêng. Năm 2011, doanh thu công ty đạt
16.414.764.842 VNĐ tăng 137% so với năm 2010 và tăng 201% so với năm 2009. Với
16
tiềm năng về kinh tế, chắc chắn trong những năm tiếp theo doanh thu của công ty sẽ
tiếp tục có những khởi sắc đáng lạc quan.
2.2.1.4 Tổng hợp và đánh giá thực trạng về điều kiện ứng dụng AT & BM HTTT QL

tại công ty SDIC:
SDIC là một công ty công nghệ thông tin trẻ hoạt động trong lĩnh vực gia công
phần mềm tin học và cung cấp các dịch vụ tin học văn phòng. Website
www.sdic.com.vn là nơi cung cấp các thông tin và các hoạt động chính của công ty.
Với đặc thù về hoạt động kinh doanh nên công ty đã được trang bị khá đầy đủ về
CNTT đồng thời với đội ngũ nhân viên có trình độ học vấn cao và giàu kinh nghiệm
trong lĩnh vực CNTT điều này tạo điều kiện rất lớn để công ty dễ dàng triển khai các
chương trình an toàn và bảo mật HTTT quản lý.
Hiệu quả của các công cụ đảm bảo AT & BM HTTT QL còn được thể hiện thông
qua việc tăng doanh thu của công ty qua các năm. Ngân sách đầu tư cho chương trình
đảm bảo AT & BM HTTT QL của công ty ngày càng tăng, chứng tỏ công ty ngày
càng quan tâm tới AT & BM HTTT QL của công ty.
Với khả năng cạnh tranh cao và tạo được niềm tin với các khách hàng, công ty
SDIC đã ngày càng tạo được uy tín và vị thế trên thị trường gia công phần mềm và
cung cấp thiết bị tin học ở Việt Nam.
Tuy nhiên ta thấy năm 2011 chi phí cho hoạt động đảm bảo AT & BM HTTT QL
tăng nhiều so với năm trước (tăng 173.7 % so với năm 2010) nhưng lợi nhuận tăng ít
hơn so với năm 2010 (tăng 137 % so với năm 2010). Điều này đặt ra vấn đề cần phải
lựa chọn một cách cẩn thận các công cụ đảm bảo AT & BM HTTT QL để phân bổ
ngân sách phù hợp, tập trung vào những công cụ an ninh bảo mật HTTT hiệu quả để
mang lại kết quả tốt hơn.
2.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến AT & BM HTTT QL của Công
ty CP đầu tư và phát triển phần mềm SDIC:
2.2.2.1 Ảnh hưởng của những nhân tố bên ngoài tới việc nâng cao hiệu quả AT & BM
HTTT QL:
a. Hạ tầng CNTT:
Chương trình đảm bảo AT & BM HTTT QL dựa trên nền tảng CNTT, đặc biệt
phần cứng và phần mềm chuyên dụng, nên yếu tố về CNTT có ảnh hưởng rất lớn tới
hiệu quả của chương trình đảm bảo an toàn và bảo mật HTTT quản lý.
17

- Cơ hội:
+ Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT sẽ tạo lợi thể rất lớn cho
công ty SDIC.
+ Công ty SDIC có thể tiếp cận đến các công cụ đảm bảo AT & BM HTTT QL
một cách dễ dàng và thuận lợi.
+ Công ty sẽ đánh giá được ngay hiệu quả của chương trình đảm bảo AT & BM
HTTT QL nhờ vào đặc thù hoạt động của công ty.
+ Các nhân viên trong công ty SDIC đã có kiến thức về an toàn và bảo mật
HTTT.
- Thách thức:
+ CNTT có thể dẫn đến các thách thức không thể đoán trước. Các doanh nghiệp
nhỏ có thể không xác lập chính xác nhu cầu của họ nếu không có sự trợ giúp của các
chuyên gia bên ngoài. Những người cung cấp giải pháp CNTT có khuynh hướng cung
cấp hệ thống mở rộng, phức tạp hơn cần thiết và thường không cho biết các thông tin
chính xác về thời gian cần cho việc học cách vận hành hệ thống.
+ Cải tiến bằng CNTT thường bắt đầu với quá trình công nghệ sản xuất, loại cải
tiến này yêu cầu thay đổi nhiều về các chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm các bộ
phận so với các loại cải tiến khác. Nó làm thay đổi từ bên trong tổ chức và các công
việc, nhiệm vụ của các nhân viên.
b. Chính sách, hệ thống pháp luật:
Để tiến hành các hoạt động đảm bảo AT & BM HTTT QL cần có khung pháp luật
và chính sách đầy đủ, cụ thể và chi tiết để các DN có thể thực hiện một cách dễ dàng.
- Cơ hội:
+ Tạo hành lang pháp lý cho vấn đề an ninh mạng và HTTT của DN, là những chỉ
dẫn cụ thể cho việc nên kế hoạch và triển khai các chương trình đảm bảo AT & BM
HTTT QL tại Công ty SDIC.
+ Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề an ninh mạng và truyền thông và đã ban
hành ra các văn bản luật, các chính sách liên quan đến an toàn và bảo mật thông tin.
- Thách thức:
+ Chưa có văn bản cụ thể về vấn đề đảm bảo AT & BM HTTT QL, chỉ mới có

quyết định số 63/QĐ - TTg ban hành ngày 13 tháng 1 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ
đã ký: “Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020”. Nghị định
18
số 97/2008 NĐ – CP ngày 28 tháng 8 năm 2008 về “Quản lý cung cấp, sử dụng dịch
vụ internet và thông tin điện tử trên internet”.
+ Công ty cần phải quan tâm tới việc đạt mục tiêu của chươn trình đảm bảo AT &
BM HTTT QL đồng thời phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
c. Yếu tố kinh tế:
Kinh tế là yếu tố phản ánh chân thực về thực trạng hoạt động của các DN, từ đó
yêu tố kinh tế phản ánh gián tiếp các chương trình đảm bảo AT & BM HTTT QL mà
các DN đang áp dụng.
- Cơ hội: Công ty SDIC nhận được sự đầu tư của Tập đoàn bưu chính viễn thông
Việt Nam (VNPT Group), ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VB Bank) nên có thể nói
hoạt động kinh doanh của công ty có rất nhiều thuận lợi.
- Thách thức:
+ Trong hai năm 2009 và 2010 do bị ảnh hưởng của cuốc khủng hoảng kinh tế thế
giới đã có tác động không nhỏ tới nền kinh tế của nước ta, thu nhập của người dân và
các DN cũng bị giảm sút và nguồn đầu tư cũng bị thu hẹp.
+ Triển vọng kinh tế thế giới năm 2012 đang được giới phân tích quốc tế đánh giá
xấu đi đáng kể do khủng hoảng nợ công ở Châu Âu lan rộng, xếp hạng tín nhiệm của
Hoa Kỳ giảm sút và kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu giảm tốc. Tính bất định và khó
lường của kinh tế thế giới tiếp tục ở mức rất cao trong năm 2012, thậm chí một số
đánh giá cho rằng kinh tế thế giới có thể lại rơi vào một cuộc suy thoái nặng nề mới.
+ Việc thắt chặt chính sách tài khóa của nhà nước trong năm 2012 sẽ gây khó
khăn cho các DN trong quá trình tiếp cận vốn.
d. Yếu tố văn hóa – xã hội:
Văn hóa – xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của
một DN. DN cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội
và nguy cơ có thể xảy ra.
- Cơ hội: Do là một DN hoạt động trong lĩnh vực CNTT nên công ty SDIC đã có

một số hoạt động dần được tự động hóa. Đây là vấn đề có ảnh hưởng tích cực tới việc
xây dựng một nền văn hóa mới trong công ty SDIC.
- Thách thức: Thay đổi môi trương văn hóa trong công ty SDIC để phù hợp với
chương trình đảm bảo AT & BM HTTT QL là một khó khăn và thường không có sự
hưởng ứng của các nhân viên trong công ty SDIC.
19
2.2.2.2 Ảnh hưởng của những nhân tố bên trong tới việc nâng cao hiệu quả AT &
BM HTTT QL:
a. Ngân sách dành cho chính sách AT & BM HTTT QL:
Ngân sách trung bình dành cho chương trình đảm bảo AT & BM HTTT QL của
công ty hằng năm hơn 30 triệu đồng nên việc lựa chọn các công cụ đảm bảo AT & BM
HTTT QL là một việc quan trọng trong khi xác lấp các mục tiêu của công ty. Mỗi
công cụ đảm bảo AT & BM HTTT QL có các mức chi phí khác nhau nên công ty luôn
phải cân nhắc các mục tiêu cần đạt được và chi phí cho từng công cụ mà đảm bảo đạt
được các mục tiêu đề ra của chương trình đảm bảo AT & BM HTTT QL với mức chi
phí thấp nhất.
b. Nguồn nhân lực danh cho AT & BM HTTT QL:
Các công việc đảm bảo AT & BM HTTT QL đòi hỏi kinh nghiệm và chuyên môn
nhất định của nhân lực phụ trách công việc này như khả năng về nắm bắt các điểm yếu
của HTTT, khả năng khắc phục sự cố một cách nhanh chóng. Một vấn đề mà công ty
hay gặp phải là khả năng kết nối giữa các phòng ban để tạo nên một HTTT an toàn vf
bảo mật trước các mối đe dọa từ bên ngoài cũng như từ bên trong HTTT đó.
2.2.3 Kết quả xử lý dữ liệu sơ cấp thu thập từ phiếu điều tra và phỏng vấn:
2.2.3.1 Kết quả xử lý phiếu điều tra và tổng hợp phỏng vấn:
a. Kết quả xử lý phiếu điều tra:
• Mức độ quan trọng của các thành phần trong một HTTT quản lý:
Đánh giá mức độ quan trọng của các thành phần trong một HTTT quản lý thì theo
đánh giá của 10 anh/chị cho biết thành phần con người được đánh giá có vai trò quyết
định trong HTTT quản lý (điểm quan trọng là 0.35), thành phần quan trọng thứ hai là
cơ sở dữ liệu (điểm quan trọng là 0.25), tiếp đến là phần cứng (điểm quan trọng là

0.2), phần mềm (điểm quan trọng là 0.2), thành phần mạng được đánh giá là có mức
độ quan trọng thấp nhất (điểm quan trọng là 0.1).Điều này được thể hiện ở hình 2.3
dưới đây.
20
Hình 2.3: Mức độ quan trọng của các thành phần trong một HTTT
Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra qua phần mềm SPSS
• Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động của HTTT quản lý:
Đánh giá các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động của HTTT quản lý thì
50% số người được điều tra cho rằng đó là nhân tố chính sách – pháp luật, 70% số
người cho rằng là nhân tố kinh tế và 90% cho rằng do nhân tố CNTT quyết định, còn
nhân tố văn hóa – xã hội chỉ ảnh hưởng 30%. Điều này được thể hiện ở hình 2.4 dưới
đây.
Hình 2.4: Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động của HTTT quản lý
Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra qua phần mềm SPSS
• Các nhân tố bên trong ảnh hưởng tới hoạt động của HTTT quản lý:
Hình 2.5: Các nhân tố bên trong ảnh hưởng tới hoạt động của HTTT quản lý
Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra qua phần mềm SPSS
Đánh giá các nhân tố bên trong ảnh hưởng tới hoạt động của HTTT quản lý thì có
60% số người được hỏi cho rằng nhân tố phối hợp giữa các phòng ban là ảnh hưởng
21

×