Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Hoàn thiện công tác kiểm tra báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Cục thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.24 KB, 55 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Nguyễn Thị Hồng Minh
MỤC LỤC
SVTH: Mạc Mạnh Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế QN - K49

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Nguyễn Thị Hồng Minh
LỜI MỞ ĐẦU
Hoàn thiện công tác báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Cục
thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là việc làm cần thiết, có tính
cấp bách và đổi mới liên tục. Nguồn thông tin này là một trong những nguồn
quan trọng mà lâu nay Cục thống kê vẫn sử dụng để thu thập, tổng hợp trong
hệ thống tổ chức Thống kê ngành dọc và nguồn thông tin thống kê này đã góp
phần rất lớn trong việc cung cấp kịp thời thông tin về tình hình kinh tế - xã
hội phục vụ cho Lãnh đạo Đảng và nhà nước, mà còn phục vụ tốt cho công
tác quản lý và điều hành của các cấp Lãnh đạo địa phương. Tuy nhiên để tiến
kịp với sự đổi mới của nền kinh tế thì cũng đồng nghĩa với sự đòi hỏi về nhu
cầu thông tin thống kê tăng lên gấp bội, đối tượng sử dụng thông tin thống kê
không chỉ có Nhà nước mà phảilà mọi đối tượng trong xã hội. Do vậy, sự cần
thiết và tính cấp bách của việc kiểm tra báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng
đối với Cục thống kê tỉnh, thành phố xuất phát từ yêu cầu lý luận của quá
trình nghiên cứu , kiểm tra thống kê; từ việc phân cấp và yêu cầu quản lý của
Trung ương đối với cấp tỉnh, từ yêu cầu pháp lý về mặt thống kê, từ thực
trạng của chế độ báo cáo thống kê hiện hành áp dụng với cấp tỉnh.
Việc kiểm tra báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Cục thống kê
tỉnh, thành phố phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định và đáp ứng những
yêu cầu nhất định, đồng thời phải được thể chế hóa bằng một quyết định
chính thức của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Do tính cấp thiêt của công tác kiểm tra với báo cáo thống kê ,em xin
chọn đề tài là “ Hoàn thiện công tác kiểm tra báo cáo thống kê tổng hợp áp
dụng đối với Cục thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương “ làm đề tài
cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
SVTH: Mạc Mạnh Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế QN - K49



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Nguyễn Thị Hồng Minh
Mục đích nghiên cứu của đề tài
1. Nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kiểm tra báo cáo thống kê
tổng hợp.
2. Xác định rõ nguyên nhân, đánh giá đúng thực trạng để từ đó tìm ra
được những giải pháp tối ưu nhằm nâng cao công tác kiểm tra báo cáo
thống kê tổng hợp đối với cục thống kê tỉnh thành phố trực thuộc trung
ương .
Kết cấu của chuyên đề: Gồm 3 phần chính
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KIỂM TRA BÁO CÁO THỐNG KÊ TỔNG HỢP ÁP
DỤNG ĐỐI VỚI CỤC THỐNG KÊ TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA BÁO CÁO THỐNG KÊ TỔNG HỢP ÁP
DỤNG ĐỐI VỚI CỤC THỐNG KÊ TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA BÁO CÁO THỐNG
KÊ TỔNG HỢP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CỤC THỐNG KÊ TỈNH , THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC
TRUNG ƯƠNG
Do thời gian và kiến thức của em còn hạn chế nên đề tài này vẫn còn
nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý của cô giáo
hướng dẫn Nguyễn Thị Hồng Minh
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Hồng Minh
đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
SVTH: Mạc Mạnh Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế QN - K49

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Nguyễn Thị Hồng Minh
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KIỂM TRA BÁO CÁO THỐNG KÊ
TỔNG HỢP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CỤC THỐNG KÊ TỈNH,
THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
1.1. Kiểm tra

1.1.1. Khái niệm về kiểm tra
Kiểm tra là chức năng quan trọng của nhà quản lý. Tính chất quan trọng
của kiểm tra được thể hiện ở cả hai mặt. Một mặt, kiểm tra là công cụ quan
trọng để nhà quản lý phát hiện ra những sai sót và có biện pháp điều chỉnh.
Mặt khác, thong qua kiểm tra, các hoạt động sẽ được thực hiện tốt hơn và
giảm bớt được sai sót có thể náy sinh. Thường thường, người ta chỉ muốn
nhấn mạnh tới ý nghĩa thứ nhất ( phát hiện sai sót ) của kiểm tra vì cho rằng
mọi hoạt động đều không tránh khỏi sai sót và kiểm tra là bước cuối cùng để
hạn chế tình trạng này. Điều đó đúng, nhưng chưa đủ, vì trong thực tế kiểm
tra có tác động rất mạnh tới các hoạt động. Một công việc nếu không có kiểm
tra sẽ chắc chắn nảy ra nhiều sai sót hơn nếu nó được theo dõi, giám sát
thường xuyên. Điều đó khẳng định rằng kiểm tra không chỉ giai đoạn cuối
cùng trong quá trính hoạt động của hệ thống hoặc là khâu sau cùng của chi
trình quản lý ( từ lập kế hoạch đến tổ chức và lãnh đạo ). Kiểm tra cũng không
phải là hoạt động đan xen mà là một quá trình liên tục về thời gian và bao
quát về không gian. Nó là yếu tố thường trực của nhà quản lý ở mọi nơi, mọi
lúc.
Kiểm tra là quá trình xem xét các hoạt động nhằm mục đích làm cho các
hoạt động đạt kết quả tốt hơn , đồng thời kiểm tra giúp phát hiện ra những sai
SVTH: Mạc Mạnh Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế QN - K49

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Nguyễn Thị Hồng Minh
sót, lệch lạc để có biện pháp khắc phục, bảo đảm cho hoạt động thực hiện
đúng hướng.
1.1.2. Nội dung và mức độ kiểm tra
a. Nội dung kiểm tra
Nhiệm vụ của kiểm tra trong các tổ chức là phải xác định, sửa chữa được
những sai lệch trong hoạt động của tổ chức so với mục tiêu, kế hoạch và tìm
kiếm các cơ hội , tiềm năng có thể khai thác để hoàn thiện, cải tiến, đổi mới
không ngừng mọi yếu tố của hệ thống

Như vậy xét về nội dung, công tác kiểm tra cần tập trung nỗ lực vào
những khu vực, những con người có ảnh hưởng quan trọng đối với sự tồn tại
và phát triển của tổ chức. Đó chính là các khu vực hoạt động thiết yếu và
những điểm kiểm tra thiết yếu.
 Các khu vực hoạt động thiết yếu là những lĩnh vực, khía cạnh, yếu tố
của tổ chức cần phải hoạt động có hiệu quả cao để đảm bảo cho toàn bộ tổ
chức thành công.
 Các điểm kiểm tra thiết yếu là những điểm đặc biệt trong hệ thống mà
ở đó việc giám sát và thu nhập thong tin phản hồi nhất định phải thực hiện.
b. Mức độ kiểm tra
Nhiều người cho rằng kiểm tra là sự không tin tưởng lẫn nhau , kiểm tra
ngăn cản quyền tự do hành động của mỗi công nhân và gây tốn kém cho
doanh nghiệp. Vào thời đại mà tính hợp pháp của quyền lực bị đặt nhiều câu
hỏi và xu thế hướng tới quyền tự do sáng tạo cho các cá nhân đang được đẩy
mạnh, khái niệm kiểm tra làm cho nhiều người khó chịu, mặc dù vậy kiểm tra
là cần thiết đối với mọi hệ thống. Nhờ sự phát triển của các kỹ thuật tin học,
các phương pháp kiểm tra đã trở nên chính xác, tinh vi hơn và các nhà quản lý
SVTH: Mạc Mạnh Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế QN - K49

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Nguyễn Thị Hồng Minh
luôn phải đối mặt với yêu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa sự cần thiết phải
nâng cao quyền tự chủ của các cá nhân với sự cần thiết của kiểm tra.
Sự kiểm tra quá mức sẽ có hại đối với tổ chức cũng như với các cá nhân
vì nó gây ra bầu không khí căng thẳng, thiếu tin tưởng lẫn nhau trong tập thể
và thậm chí làm triệt tiêu khả năng sáng tạo của con người. Nhưng nếu kiểm
tra lỏng lẻo, tổ chức sẽ rơi vào tình trạng rối loạn.
Như vậy, nhiệm vụ của các nhà quản lý khi thiết lập hệ thống kiểm tra là
xác định sự cân đối tốt nhất giữa kiểm tra và quyền tự do của các cá nhân ;
giữ chi phí kiểm tra và lợi ích do hệ thống này đem lại cho tổ chức. Vì tổ
chức, con người, môi trường, công nghệ luôn biến đổi, hệ thống kiểm tra hiệu

quả đòi hỏi quá trình xem xét và đổi mới liên tục.
1.1.3. Chủ thể kiểm tra
a. Kiểm tra của Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản trị cao nhất trong doanh
nghiệp, chịu trách nhiệm cao nhất về sự thành công hay thất bại của doanh
nghiệp. Những chức năng cơ bản của HĐQT là chức năng chiến lực, tổ chức
và kiểm tra. Vấn đề mà HĐQT cần quan tâm nhất là những kết quả với những
mục tiêu tổng thể hay không thay vì quan tâm đến những hoạt động cụ thể chi
tiết vụn vặt. Để tạo điều kiện thực hiện công tác kiểm tra, HĐQT có các
nhiệm vụ sau :
 Phê duyệt, thông qua hệ thống mục tiêu dài hạn, ngắn hạn cho toàn bộ
doanh nghiệp làm cơ sở để so sánh, đánh giá kết quả kiểm tra.
 Quy định rõ thẩm quyền, chế độ trách nhiệm của HĐQT, của Chủ tịch
Hội đồng, quy định mối liên hệ giữa HĐQT và Chủ tịch hội đồng, giám đốc
trong việc thực hiện hóa kiểm tra.
 Phê duyệt những nội dung và phạm vi kiểm tra trong từng thời kỳ ở
doanh nghiệp.
SVTH: Mạc Mạnh Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế QN - K49

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Nguyễn Thị Hồng Minh
 Phê duyệt, thông qua hệ thống tổ chức thực hiện việc kiểm tra các lĩnh
vực hoạt động cho các cấp, các bộ phận trong doanh nghiệp theo những mục
đích yêu cầu cụ thể.
 Phê duyệt, thông qua các dự án tổ chức trang bị phương tiện, dụng cụ
kiểm tra cho các bộ phận, cá nhân thực hiện kiểm tra.
 Phê duyệt, thông qua chế độ thưởng phạt tinh thần, vật chất đối với các
bộ phận, cá nhân thực hiện kiểm tra.
 Ra các quyết định và kiểm tra việc thực hiện các quyết định.
 Triệu tập hội đồng, bổ nhiệm các giám đốc, xây dựng các bản quyết
toán.

b. Kiểm tra của ban kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra do đại hội đồng bầu ra nhằm thực hiện
chức năng kiểm tra đối với hoạt động của doanh nghiệp. Ban kiểm soát có
những nhiệm vụ và quyền hạn sau :
 Kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản , các bảng tổng kết tài chính của công
ty và triệu tập đại hội đồng khi xét thấy cần thiết.
 Trình đại hội đồng báo cáo thẩm tra các bảng tổng kết tài chính của
công ty.
 Báo cáo về những sự kiện tài chính bất thường xảy ra , về ưu- nhược
điểm trong quản trị tài chính của HĐQT
c. Trách nhiệm kiểm tra của giám đốc doanh nghiệp
Giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm :
 Tổ chức và thực hiện chế độ kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm
vụ, kế hoạch, chính sách, pháp luật và xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo
thẩm quyền trong phạm vi cơ quan, đơn vị mình.
 Thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định về thanh tra của tổ chức thanh
tra, đoàn thanh tra, thanh tra viên hoặc cơ quan quản lý cấp trên thuộc trách
nhiệm của cơ quan, đơn vị mình.
 Tạo điều kiện cho ban thanh tra nhân dân trong cơ quan
Xác lập hệ thống mẫu biểu, báo cáo phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, nội
dung và phạm vi kiểm tra của từng cấp, từng bộ phận
SVTH: Mạc Mạnh Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế QN - K49

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Nguyễn Thị Hồng Minh
Lập báo cáo định kỳ trình hội đồng quản trị. Nội dung báo cáo phản ánh:
•Tình hình hoạt động của doanh nghiệp so với mục đích, kế hoạch,
chương trình hoạt động.
•Cần có những cải tiến gì và thực hiện bằng cách nào để đạt mục tiêu
•Những yêu cầu về ngân sách cần có để thực hiện kiểm tra
•Các biện pháp kiểm tra hữu hiệu

•Chương trình, kế hoạch kiểm tra thời kỳ tới
d. Kiểm tra của hội viên ( những người chủ sở hữu )
Các hội viên có quyền bãi miễn sau khi bổ nhiệm các vị lãnh đạo của
doanh nghiệp. Về chức năng kiểm tra họ có những quyền hạn chủ yếu sau :
 Quyền được thông tin về các sổ sách kế toán và các chương trình kế
hoạch hoạt động của doanh nghiệp.
 Quyền được kiểm tra.
•Mọi hội viên được tham gia bàn bạc, quyết định những vấn đề có liên
quan đến lợi ích chung của doanh nghiệp. Các hội viên trong hội đồng được
biểu quyết về những vấn đề quan trọng có liên quan đến sản xuất – kinh
doanh của công ty.
•Kiểm tra tình hình quản trị, sử dụng vốn của doanh nghiệp như các
khoản chênh lệch vốn khi đánh giá lại, các khoản vốn dự trữ, các khoản vốn
đầu tư, các khoản thế chấp theo luật định.
 Có quyền kiểm tra việc chuyển nhượng vốn cũng như kiểm tra việc
tham gia hoặc không tham gia vào doanh nghiệp của các hội viên.
 Cử ủy viên kiểm tra tài chính.
e. Kiểm tra của người làm công
Người làm công ăn lương trong doanh nghiệp không phải là hội viên của
doanh nghiệp nhưng do sự đóng góp vào hoạt động của doanh nghiệp nên
trong phạm vi nhất định có quyền tham gia kiểm tra các lĩnh vực sau :
 Có quyền thông qua những quản trị viên là người làm công trong
HĐQT để kiểm tra thực hiện các hợp đồng đối với người làm công.
 Kiểm tra việc thực hiện chế độ trả công, thù lao, sử dụng lao động, bồi
dưỡng … theo quy định cho người làm công của doanh nghiệp.
SVTH: Mạc Mạnh Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế QN - K49

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Nguyễn Thị Hồng Minh
 Đòi hỏi giám đóc theo định kỳ ( quý,năm ) phải có thông báo qua hội
đồng quản trị cho người làm công biết tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất

kinh doanh về doanh số, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
1.1.4. Quy trình kiểm tra
Theo định nghĩa của Robert J.Mocklers phản ánh các yếu tố cần thiết của
quá trình kiểm tra.
“Kiểm tra trong quản trị là cố gắng một cách có hệ thống để xác định các
tiêu chuẩn so với mục tiêu kế hoạch, thiết kế hệ thống thông tin phản hồi, so
sánh sự thực hiện với các tiêu chuẩn, xác định và đo lường mức độ sai lệch và
thực hiện hoạt động điều chỉnh để đảm bảo rằng mọi nguồn lực đã được sử
dụng một cách hiệu quả nhất trong việc thực hiện mục tiêu”. Định nghĩa đó
chia quá trình kiểm tra làm những giai đoạn được phản ánh trong Sơ đồ sau


SVTH: Mạc Mạnh Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế QN - K49
Xác định hệ thống tiêu
chuẩn kiểm tra
Đo lường và đánh giá hoạt
động
Không cần điều chỉnh
Sự thực
hiện, hoạt
động phù
hợp với tiêu
chuẩn
Tiến hành điều chỉnh

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Nguyễn Thị Hồng Minh
Không
a. Xây dựng
Sơ đồ 10.4. Quy trình kiểm tra – Giáo trình khoa học quản lý II
a. Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn

•Khái niệm tiêu chuẩn kiểm tra
Tiếu chuẩn kiểm tra là những chuẩn mực mà các cá nhân, tập thể và tổ
chức phải thực hiện để đảm bảo cho toàn bộ tổ chức hoạt động có hiệu quả.
Kiểm tra là phương thức để thực hiện kế hoạch, mỗi chiến lược, kế
hoạch, chương trình và ngân sách; mỗi chính sách, quy tắc và thủ tục đều là
tiêu chuẩn đối với việc thực hiện. Tuy nhiên, do các kế hoạch có thể rất khác
nhau, do tính phức tạp của các hoạt động thực hiện kế hoạch, và do các nhà
quản trị thường xuyên không thể quan sát được mọi thứ, có những tiêu chuẩn
đặc biệt sẽ được xây dựng tại những khu vực hoạt động thiết yếu và những
điểm kiểm tra thiết yếu.
Khi xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra cần chú ý tới một số yêu cầu:
+ Cần cố gắng lượng hóa các tiêu chuẩn kiểm tra mặc dù vẫn còn tồn tại
nhiều tiêu chuẩn định tính trong kinh doanh do đặc điểm của các mối quan hệ
con người.
+ Số lượng các tiêu chuẩn kiểm tra cần hạn chế ở mực tối thiểu.
+ Có sự tham gia rộng rãi của những người thực hiện trong quá trình xây
dựng các tiêu chuẩn kiểm tra cho hoạt động của chính họ.
+ Các tiêu chuẩn cần phải linh hoạt phù hợp với đặc điểm của từng tổ
chức.
b. Đo lường và đánh giá sự thực hiện
•Đo lường sự thực hiện
SVTH: Mạc Mạnh Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế QN - K49

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Nguyễn Thị Hồng Minh
Việc đo lường được tiến hành tại các khu vực hoạt động thiết yếu và các
điểm kiểm tra thiết yếu trên cơ sở nội dung đã được xác định.
Để đưa ra được những kết luận đúng đắn về hoạt động và kết quả thực
hiện của tổ chức cũng như nguyên nhân của những sai lệch, việc đo lường
được lặp đi lặp lại bằng những công cụ hợp lý.
Vì người tiến hành giám sát, đo lường sự thực hiện với người đánh giá

và ra quyết định điều chỉnh có thể khác nhau nên phải xây dựng được mối
quan hệ truyền thống hợp lý giữa họ.
•Đánh giá sự thực hiện các hoạt động
Đánh giá sự thực hiện là xem xét sự phù hợp giữa kết quả đo lường so
với hệ tiêu chuẩn. Nếu sự thực hiện phù hợp với các tiêu chuẩn, nhà quản trị
có thể kết luận mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch và không cần sự điều
chỉnh. Nếu kết quả thực hiện không phù hợp với tiêu chuẩn thì sự điều chỉnh
sẽ có thể là cần thiết. Lúc này phải tiến hành phân tích nguyên nhân của sự sai
lệch và những hậu quả của nó đối với hoạt động của tổ chức để đi tới kết luận
có cần tiền hành điều chỉnh hay không và nếu cần thì xây dựng được một
chương trình điều chỉnh có hiệu quả.
c. Điều chỉnh các hoạt động
Điều chỉnh là những hoạt động nhằm bổ sung trong quá trình quản trị để
khắc phục những sai lệch cửa việc thực hiện kế hoạch so với mục tiêu, nhằm
cải tiến hoạt động. sửa chữa sai lệch .
Quá trình điều chỉnh phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
Chỉ điều chỉnh khi thật sự cần thiết.
Điều chỉnh đúng mức độ, tránh tùy tiện, tránh gây tác dụng xấu.
Phải tính tới hậu quả sau khi điều chỉnh
Tránh để lỡ thời cơm tránh bảo thủ.
Tùy điều kiện mà kết hợp các phương pháp điều chỉnh cho hợp lý.
Quá trình điều chỉnh có thể dẫn đến sự thay đổi trong một số hoạt động
của đối tượng quản trị. Mặt khác sự kiểm tra cũng có thể chỉ ra rằng các mục
tiêu , kế hoạch , tiêu chuẩn không còn phù hợp với điều kiện của doanh
nghiệp và môi trường
SVTH: Mạc Mạnh Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế QN - K49

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Nguyễn Thị Hồng Minh
1.1.5. Các hình thức kiểm tra
a. Các hình thức kiểm tra xét theo quá trình hoạt động

Kiểm tra trước hoạt động: được tiến hành để đảm bảo nguồn lực cần
thiết cho một hoạt động nào đó đã được ghi vào ngân sách và được chuẩn bị
đầy đủ cả về chủng loại, số lượng, chất lượng và đến nơi quy định
Kiểm tra kết quả của từng gian đoạn hoạt động: được tiến hành để có thể
điều chỉnh kịp thời trước khi xảy ra hậu quả nghiêm trọng. kiểm tra này chỉ có
hiệu quả nếu các nhà quản trị có được thông tin chính xác, kịp thời về những
thay đổi của môi trường và về hoạt động.
Kiểm tra sau hoạt động: đo lường kết quả cuối cùng của hoạt động.
Nguyên nhân của sai lệch so với tiêu chuẩn và kế hoạch được xác đinh và
điều chỉnh cho những hoạt động tương tự trong tương lai. Hình thức này còn
được áp dụng để làm cơ sở tiến hành khen thưởng và khuyến khích cán bộ,
công nhân.
Sơ đồ 10.5. Luồng thông tin và hoạt động điều khiển
Giáo trình khoa học quản lý II
SVTH: Mạc Mạnh Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế QN - K49
Kiểm tra lường
trước
Kiểm tra
được/không
Đầu vào Quá trình hoạt
động
Đầu ra
Kiểm tra nguồn
lực
Kiểm tra sau
hành động

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Nguyễn Thị Hồng Minh
b. Theo mức độ tổng quát của nội dung kiểm tra
 Kiểm tra toàn bộ : nhằm đánh giá việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch của

tổ chức một cách tổng thể.
 Kiểm tra bộ phận: thực hiện đối với từng lĩnh vực, bộ phận, phân hệ cụ
thể của tổ chức
 Kiểm tra cá nhân : thực hiện đối với những con người cụ thể trong tổ
chức.
c. Theo tần suất của các cuộc kiểm tra
 Kiểm tra đột xuất.
 Kiểm tra định kỳ được thực hiện theo kế hoạch đã định hướng trong
từng thời gian.
 Kiểm tra liên tục là giám sát thường xuyên trong mọi thời điểm đối với
đối tượng kiểm tra.
1.2. Kiểm tra báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với cục thống kê
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1.2.1. Báo cáo thống kê và báo cáo thống kê tổng hợp
1.2.1.1. Báo cáo thống kê
Báo cáo thống kê là hình thức tổ chức thu thập thông tin thống kê dựa
vào các bản báo cáo được lập theo kỳ hạn nhất định. Chế độ báo cáo thống kê
cơ sở bao gồm các quy định về đối tượng thực hiện, phạm vi, nội dung báo
cáo, kỳ hạn, thời hạn thực hiện, nơi nhận báo cáo do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành để thu thập thông tin thống kê từ các chứng từ, sổ ghi
chép số liệu ban đầu.
Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở có quyền và nghĩa vụ
sau đây:
 Ghi chép, tổng hợp số liệu, lập và nộp báo cáo theo quy định của chế
độ báo cáo thống kê cơ sở
SVTH: Mạc Mạnh Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế QN - K49

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Nguyễn Thị Hồng Minh
 Lập báo cáo thống kê cơ sở phải trung thực, đầy đủ trên cơ sở các
chứng từ và sổ ghi chép số liệu ban đầu, tính toán tổng hợp các chỉ tiêu đúng

nội dung và phương pháp theo quy định của chế độ báo cáo thống kê cơ sở
 Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho
rằng quyết định, hành vi đó vi phạm quy định pháp luật về chế độ báo cáo
thống kê cơ sở.
1.2.1.2.Báo cáo thống kê tổng hợp
Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp bao gồm các quy định về đối tượng
thực hiện, phạm vi, nội dung báo cáo, kỳ hạn, thời hạn thực hiện, nơi nhận
báo cáo do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để tổng hợp thông tin
thống kê từ các báo cáo thống kê cơ sở, báo cáo tài chính, kết quả các cuộc
điều tra thống kê
Cơ quan thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp có quyền và
nghĩa vụ sau đây:
 Tổ chức thu thập. tổng hợp số liệu, lập và nộp báo cáo theo quy định
của chế độ báo cáo thống kê tổng hợp.
 Lập báo cáo thống kê tổng hợp phải đầy đủ, trung thực, trên cơ sở số
liệu của các cuộc điều tra thống kê, báo cáo tài chính, báo cáo thống kê cơ sở
và các nguồn thông tin khác tính toán, tổng hợp các chỉ tiêu phải đúng nội
dung và phương pháp theo quy định của chế độ báo cáo thống kê tổng hợp
 Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho
rằng quyết định, hành vi đó vi phạm quy định của pháp luật về chế độ báo cáo
thống kê tổng hợp .
1.2.2. Tầm quan trọng của báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Cục
thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
SVTH: Mạc Mạnh Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế QN - K49

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Nguyễn Thị Hồng Minh
Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ, ngành là kênh
thu thập thông tin quan trọng giúp Tổng cục Thống kê biên soạn và công bố
các chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia đã được Thủ tướng
Chính phủ ban hành theo Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11

năm 2005
Chế độ báo cáo thống kê tổng phải đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà
nước về ngành, lĩnh vực do Bộ, ngành được phân công, bao gồm những chỉ
tiêu thống kê đã được quy định trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia mà
Bộ, ngành có trách nhiệm chính trong việc thu thập, tổng hợp. Chế độ báo cáo
thống kê tổng hợp còn bao hàm những chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ
tiêu thống kê quốc gia tuy phân công cho Tổng cục Thống kê chịu trách
nhiệm thu thập, tổng hợp nhưng cần thu thập từ các Bộ, ngành để tính toán
chung
Báo cáo thống kê tổng hợp phải bảo đảm tính khả thi. Tính khả thi được
thể hiện ở các mặt: có thể thực hiện được trong thực tế, phù hợp với tổ chức
và nguồn nhân lực của thống kê Bộ, ngành, bảo đảm khai thác tối đa thông tin
thống kê từ hồ sơ hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước về ngành,
lĩnh vực phụ trách. Tính khả thi còn được thể hiện ở mức độ chi tiết của phân
tổ chính, kỳ cung cấp và phân công thu thập. Bảo đảm tính thống nhất về chỉ
tiêu, biểu mẫu, phương pháp tính, bảng phân loại, đơn vị đo lường, niên độ
thống kê và bảo đảm tính so sánh quốc tế.
1.2.3. Mục tiêu và căn cứ xây dựng báo cáo thống kê tổng hợp
- Bảo đảm đáp ứng yêu cầu thông tin
Thứ nhất, chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ, ngành
phải đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực do Bộ, ngành
SVTH: Mạc Mạnh Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế QN - K49

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Nguyễn Thị Hồng Minh
được phân công, bao gồm những chỉ tiêu thống kê đã được quy định trong Hệ
thống chỉ tiêu thống kê quốc gia mà Bộ, ngành có trách nhiệm chính trong
việc thu thập, tổng hợp.
Thứ hai, chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ, ngành
còn bao hàm những chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc
gia tuy phân công cho Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm thu thập, tổng

hợp nhưng cần thu thập từ các Bộ, ngành để tính toán chung.
 Bảo đảm tính khả thi
Tính khả thi được thể hiện ở các mặt: có thể thực hiện được trong thực
tế, phù hợp với tổ chức và nguồn nhân lực của thống kê Bộ, ngành, bảo đảm
khai thác tối đa thông tin thống kê từ hồ sơ hành chính của các cơ quan quản
lý nhà nước về ngành, lĩnh vực phụ trách.
 Bảo đảm tính thống nhất
Bảo đảm tính thống nhất về chỉ tiêu, biểu mẫu, phương pháp tính, bảng
phân loại, đơn vị đo lường, niên độ thống kê và bảo đảm tính so sánh quốc tế.
 Bảo đảm không trùng lặp
Không trùng lặp, chồng chéo giữa 2 kênh thông tin Bộ, ngành và thông
tin thuộc hệ thống tổ chức thống kê tập trung.
1.2.4. Sự cần thiết của công tác kiểm tra đối với báo cáo thống kê tổng hợp
áp dụng đối với Cục thống kê tỉnh , thành phố Trung ương
Báo cáo thống kê là hình thức thu thập thông tin thống kê theo chế độ
báo cáo thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Báo cáo
thống kê bao gồm báo cáo thống kê cơ sở và báo cáo thống kê tổng hợp.
Vì vậy để có được những báo cáo thống kê tổng hợp mang tính chính
xác cao cần phải có sự kiểm tra sắt sao. Do việc hình thành báo cáo thống kê
cần thu thập rất nhiều thông tin và đòi hỏi một sự tổng hợp cao do vậy rất dễ
SVTH: Mạc Mạnh Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế QN - K49

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Nguyễn Thị Hồng Minh
có những sai sót trong quá trình thực hiện. Chính vì thế nên quá trình kiểm tra
báo cáo thống kê tổng hợp là rất cần thiết. Việc kiểm tra báo cáo thống kê bao
gồm kiểm tra tính chính xác của số liệu, kiểm tra các nguồn số liệu được thu
thập có đúng hay không Do vậy khâu kiểm tra báo cáo tổng hợp là một
khâu vô cùng quan trọng và đóng vai trò lớn trong quá trình hình thành báo
cáo thống kê tổng hợp.
SVTH: Mạc Mạnh Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế QN - K49


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Nguyễn Thị Hồng Minh
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA BÁO CÁO THỐNG KÊ
TỔNG HỢP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CỤC THỐNG KÊ TỈNH, THÀNH
PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
2.1. Giới thiệu về Cục thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương –
Tổng cục thống kê
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tổng cục Thống kê là cơ quan trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thực
hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý
nhà nước về thống kê; tổ chức các hoạt động thống kê và cung cấp thông tin
thống kê kinh tế - xã hội cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định
của pháp luật. Tổng cục Thống kê có tư cách pháp nhân, con dấu có hình
Quốc huy, tài khoản riêng và trụ sở chính tại thành phố Hà Nội
Ngay trong thời gian đầu cách mạng mới thành công, trong muôn vàn
khó khăn của thời kỳ chống thù trong giặc ngoài, ngày 6 tháng 5 năm 1946,
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà đã ký sắc lệnh số 61/SL quy định bộ máy tổ chức của Bộ quốc dân
kinh tế gồm các phòng, ban, nha trực thuộc, trong đó có Nha Thống kê Việt
Nam. Để ghi nhớ sâu sắc công ơn của Bác Hồ vĩ đại đối với quá trình xây
dựng và trưởng thành của ngành thống kê, để phù hợp với thực tế lịch sử, và
được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam. Ngành Thống kê đã lấy ngày 6 tháng 5 năm 1946 là ngày thành lập
ngành Thống kê Việt Nam.
SVTH: Mạc Mạnh Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế QN - K49

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Nguyễn Thị Hồng Minh
Chiểu theo Sắc lệnh 61/SL ngày 6 tháng 5 năm 1946, Bộ trưởng Bộ
Quốc dân Kinh tế đã ký Nghị định ngày 28 tháng 5 năm 1946 về tổ chức Nha

Thống kê Việt Nam với những nội dung chính sau đây :
Điều thứ nhất : Nay tổ chức một Nha Thống kê Việt Nam phụ thuộc vào
Bộ Quốc dân Kinh tế và đặt dưới quyền điều khiển của Giám đốc do sắc lệnh
cử theo lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc dân Kinh tế.
Điều thứ hai : Nhiệm vụ của Nha Thống kê Việt Nam định như sau này:
1. Sưu tầm và thu thập những tài liệu và những con số có liên quan đến
vấn đề xã hội, kinh tế hay văn hoá.
2. Xuất bản những sách về thống kê
3. Kiểm soát các công ty bảo hiểm Việt Nam hay hải ngoại.
Điều thứ ba : Nha Thống kê Việt Nam có thể liên lạc thẳng với các cơ
quan Thống kê của các Bộ, các kỳ và các tỉnh và các công sở khác để sưu tầm
tài liệu cần thiết.
Điều thứ tư: Nha Thống kê gồm có ba phòng, nhiệm vụ định sau đây:
1.Phòng nhất (phòng Hành chính) coi về nhân viên, kế toán, vật liệu, lưu
trữ công văn, xuất bản các sách báo.
2.Phòng nhì: Thống kê dân số, văn hoá, chính trị
3.Phòng ba: Thống kê kinh tế, tài chính
Ngày 7 tháng 6 năm 1946 theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc dân Kinh
tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 98/SL cử ông Nguyễn Thiệu Lâu giữ
chức Giám đốc Nha Thống kê Việt Nam.
SVTH: Mạc Mạnh Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế QN - K49

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Nguyễn Thị Hồng Minh
Ngày 25 tháng 4 năm 1949 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký 2 sắc lệnh:
• Sắc lệnh số 33/SL sát nhập Nha Thống kê Việt Nam vào Phủ Chủ tịch
• Sắc lệnh số 33/SL
• Sắc lệnh số 34/SL cử ông Nguyễn Thiệu Lâu giữ chức Giám đốc Nha
Thống kê trong Chủ tịch phủ.
Ngày 1 tháng 7 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 124/SL
bãi bỏ Sắc lệnh số 33/SL ngày 25 tháng 4 năm 1949 và Sắc lệnh số 34/SL

ngày 25 tháng 4 năm 1949, quyết định “ Một tổ chức tạm thời để theo dõi
công việc thống kê sẽ do Nghị định Thủ tướng Chính phủ ấn định”.
Ngày 9 tháng 8 năm 1950, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt
Thủ tướng Chính phủ, ra Nghị định số 38/TTg thành lập phòng Thống kê
trong Văn phòng Thủ tướng phủ do ông Lương Duyên Lạc làm trưởng phòng.
Phòng Thống kê có nhiệm vụ:
1. Thu thập và xếp đặt những tài liệu thống kê của các Bộ và các Uỷ
ban hành chính kháng chiến địa phương.
2. Giúp các Bộ và các Uỷ ban hành chính kháng chiến tổ chức và
hướng dẫn theo dõi công tác thống kê.
Ngày 20 tháng 2 năm 1956, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Điều lệ
số 695/TTg về tổ chức Cục Thống kê Trung ương, các cơ quan thống kê địa
phương và các tổ chức thống kê các Bộ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà. Trong Điều lệ 695/TTg có ghi:
Nay thành lập Cục Thống kê Trung ương trong Ủy ban Kế hoạch Nhà
nước của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, các Ban Thống kê địa phương,
các tổ chức thống kê ở các Bộ, các cơ quan xí nghiệp.
Cục Thống kê Trung ương và các cơ quan Thống kê ở địa phương là
một hệ thống thống nhất, tập trung.
SVTH: Mạc Mạnh Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế QN - K49

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Nguyễn Thị Hồng Minh
Cục Thống kê Trung ương trong Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà là một cơ quan của Nhà nước để lãnh đạo thống nhất
và tập trung mọi việc thống kê và kế toán trong nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà.
Nhiệm vụ chủ yếu của Cục Thống kê Trung ương là sưu tầm, thu thập,
nghiên cứu và đệ trình Chính phủ những tài liệu thống kê chính xác, phân tích
một cách khoa học để có thể nêu được quá trình thực hiện kế hoạch Nhà
nước, sự phát triển kinh tế và văn hoá trong nước, những nguồn tài nguyên và

cách sử dụng tài nguyên đó, tỷ lệ phát triển của các ngành kinh tế, văn hoá và
mức độ phát triển của từng ngành.
Cục Thống kê Trung ương tạm thời gồm các phòng: Thống kê Tổng
hợp; Thống kê Nông nghiệp; Thống kê Công nghiệp, Vận tải; Thống kê
Thương nghiệp Tài chính; Thống kê Văn hoá, giáo dục, Y tế, Dân số, Lao
động.
2.1.2. Cơ cấu bộ máy
Tổng cục Thống kê được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến
địa phương theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất:
1. Cơ quan Tổng cục Thống kê ở Trung ương:
a) Các tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng
quản lý nhà nước:
- Vụ Phương pháp chế độ Thống kê và Công nghệ thông tin;
- Vụ Thống kê Tổng hợp;
- Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia;
- Vụ Thống kê Công nghiệp;
- Vụ Thống kê Nông,Lâm nghiệp và Thủy sản;
- Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ;
- Vụ Thống kê Xây dựng và Vốn đầu tư;
- Vụ Thống kê Giá;
- Vụ Thống kê Dân số và Lao động;
- Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường;
- Vụ Thống kê Nước ngoài và Hợp tác quốc tế;
SVTH: Mạc Mạnh Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế QN - K49

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Nguyễn Thị Hồng Minh
- Vụ Tổ chức cán bộ;
- Vụ Kế hoạch tài chính;
- Vụ Pháp chế, Tuyên truyền và Thi đua – Khen thưởng;
- Thanh tra;

- Văn phòng ( có Văn Phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh).
b) Các tổ chức sự nghiệp:
- Viện Khoa học Thống kê;
- Trung tâm Tư liệu và Dịch vụ Thống kê;
- Trung tâm Tin học Thống kê khu vực I;
- Trung tâm Tin học Thống kê khu vực II;
- Trung tâm Tin học Thống kê khu vực III;
- Tạp chí Con số và Sự kiện;
- Nhà Xuất bản Thống kê;
- Trường Cao đẳng Thống kê;
- Trường Trung cấp Thống kê
2. Cơ quan thống kê ở địa phương:
a) Cục Thống kê ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương( gọi
chung là Cục Thống kê cấp tỉnh) trực thuộc Tổng cục Thống kê.
b) Chi cục Thống kê ở các huyện, quận,thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi
chung là Chi cục Thống kê cấp huyện) trực thuộc Cục Thống kê cấp tỉnh.
Cục Thống kê cấp tỉnh, Chi cục Thống kê cấp huyện có tư cách pháp
nhân, con dấu riêng, có trụ sở làm việc và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà
nước theo quy định của pháp luật.

SVTH: Mạc Mạnh Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế QN - K49

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Nguyễn Thị Hồng Minh

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
Tổng cục Thống kê thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ xem xét, quyết định :
SVTH: Mạc Mạnh Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế QN - K49


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Nguyễn Thị Hồng Minh
a) Các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ, dự thảo quyết định
của Thủ tướng Chính phủ về thống kê;
b) Chiến luợc, quy hoạch, chương trình hành động, đề án, dự án quan
trọng về thống kê;
c) Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Chế độ báo cáo thống kê cơ sở,
Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, Chương trình điều tra thống kê quốc gia,
các Bảng phân loại thống kê áp dụng chung cho nhiều ngành, lĩnh vực; quyết
định về các cuộc tổng điều tra thống kê và các văn bản quy phạm pháp luật
quan trọng khác về thống kê theo quy định của pháp luật.
2. Trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định:
a) Quy chế phổ biến thông tin thống kê, Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp
tỉnh, huyện, xã; nội dung, phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê chủ yếu;
b) Kế hoạch năm năm và hàng năm của ngành Thống kê;
c) Các văn bản khác về lĩnh vực thống kê thuộc thẩm quyền ban hành
của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo, tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật về thống kê và tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình,
dự án, đề án sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt.
4. Ban hành văn bản và hướng dẫn thực hiện phân loại thống kê, chế độ
báo cáo thống kê, điều tra thống kê, khai thác hồ sơ đăng ký hành chính phục
vụ công tác thống kê và các văn bản chuyên môn nghiệp vụ thống kê khác
theo quy định của pháp luật.
5. Bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê đối với người làm công tác thống kê
của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối
cao, Viện kiểm soát nhân dân tối cao, Ủy ban nhân dân các cấp, doanh
nghiệp, đơn vị sự nghiệp.
6. Thầm định về chuyên môn nghiệp vụ đối với Bảng phân loại thống

kê chuyên ngành, Chế độ báo cáo thống kê cơ sở, Chế độ báo cáo thống kê
SVTH: Mạc Mạnh Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế QN - K49

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: THS. Nguyễn Thị Hồng Minh
tổng hợp, danh mục điều tra thống kê ngoài Chương trình điều tra thống kê
quốc gia và phương án điều tra thống kê trước khi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Thủ trưởng co quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm soát nhân dân tối cao, người đứng đầu cơ
quan Trung ương của các tổ chức đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương quyết định ban hành.
7. Tổng hợp các báo cáo thống kê và báo cáo kết quả điều tra thống kê
do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối
cao, Viện kiểm soát nhân dân tối cao, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị khác cung cấp.
8. Thực hiện các báo cáo phân tích và dự báo thống kê tình hình kinh tế
-xã hội hàng tháng, quý, năm, nhiều năm; báo cáo đánh giá mức độ hoàn
thành các chỉ tiêu thuộc chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước; báo cáo phân tích thống kê chuyên đề và các báo cáo thống kê đột
xuất khác.
9. Truy cập, khai thác, sao lưu, ghi chép các cơ sở dữ liệu thống kê ban
đầu của các cơ quan, đơn vị thực hiện Chế độ báo cáo thống kê cơ sở, Chế độ
báo cáo thống kê tổng hợp, điều tra thống kê và hồ sơ đăng ký hành chính của
các cơ quan, tổ chức để sử dụng cho mục đích thống kê; xây dựng, quản lý và
chia sẻ các cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia, kho dữ liệu thống kê quốc gia về
kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật.
10. Giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý việc công bố thông
tin thống kê kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật.
11. Công bố thông tin thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc
gia; cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội cho các cơ quan, tổ chức, cá
nhân trong nước, ngoài nước theo quy định của pháp luật.

12. Biên soạn, xuất bản Niên giám thống kê và các sản phẩm thống kê
khác.
SVTH: Mạc Mạnh Tuấn Lớp: Quản lý kinh tế QN - K49


×