Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 52 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương I: Cơ sở lý luận về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản
phẩm…………………………………………… ……………………………………1
1.1 Chất lượng sản phẩm…………………………… ……………………………
1
1.1.1 Khái niệm…………………………………………………………… 1
1.1.2 Vai trò của chất lượng sản phẩm…………………….………………….1
1.2 Quản lý chất lượng sản phẩm…………………………………….
…………….2
1.2.1 Khái niệm……………………………………………………………….2
1.2.2 Vai trò của quản lý chất lượng………………………………………….2
1.2.3 Các nguyên tắc quản lý chất lượng…………………………………… 3
1.2.4 Nội dung quản lý chất lượng……………………………………………5
1.2.5 Một số phương pháp quản lý chất lượng………………….…………….7
1.2.6 Công cụ quản lý chất lượng…………………………………………….8
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng sản phẩm…………………
…9
1.3.1 Nhóm yếu tố khách quan………………………………… ………… 9
1.3.2 Nhóm yếu tố chủ quan…………………………… ………………….10
Chương II: Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu
xây dựng Tân Sơn……………………………………… …………12
2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn……… … 12
2.1.1 Lịch sử hình thành………………………………… ……………… 12
2.1.2 Cơ cấu tổ chức……………………………………………………… 12
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý ………………… …14
2.1.4 Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty……………………………… 17
2.2 Thực trạng chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân
Sơn………………………………………………………………………………… 18
2.2.1 Các chỉ tiêu cơ bản thể hiện chất lượng sản phẩm……… ………… 18
2.2.2 Thực trạng chất lượng sản phẩm………………… ……………… 21


2.2.3 Đánh giá chung về chất lượng sản phẩm của công ty cổ phần VLXD Tân
Sơn………… …………………………………………………… 26
2.3 Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu xây
dựng Tân Sơn………………………………………………….…………………….27
2.3.1 Hoạch định chất lượng………… ……………………………… 27
2.3.2 Tổ chức thực hiện…………………………………………………… 28
2.3.3 Kiểm tra,kiểm soát chất lượng……………………………………… 30
2.3.4 Điều chỉnh, cải tiến chất lượng……………………………………… 33
2.4 Đánh giá công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu
xây dựng Tân Sơn………………………………………………………………… 33
2.3.1 Thành tựu………………………………………………………………33
2.3.2 Hạn chế……………………………………………………………… 34
2.3.3 Nguyên nhân hạn chế…………………………………………… 35
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩm tại công
ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn……………………………… 37
3.1 Phương hướng………………………………………………………………… 37
3.2 Một số giải pháp……………………………………………………………… 37
3.2.1 Đổi mới và nâng cao nhận thức của toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công
nhân viên công ty về công tác quản lý chất lượng sản phẩm… ………………37
3.2.2 Thành lập phòng quản lý chất lượng………………………………….39
3.2.3 Nâng cao công tác cung ứng nguyên vật liệu……………………… 41
3.2.3 Chú trọng phát triển nguồn nhân lực…………………………………42
3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng tại công ty…………… 43
3.2.5 Tiến hành thường xuyên việc cải tiến, nâng cao chất lượng sản
phẩm 44
3.2.6 Hướng tới áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng phù hợp…… 45
Kết luận…………………………………………………………………………… 46
DANH MỤC BẢNG BIỂU
- Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty cổ phần VLXD Tân
Sơn…….…………………………………………………………………… 12

- Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất.………………………….….15
- Bảng 2.1: Bảng thống kê cơ cấu sản xuất sản phẩm năm 2008, 2009, 2010 13
- Bảng 2.2: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 – 2010 17
- Bảng 2.3 : Tiêu chí chất lượng gạch mộc……………………………………18
- Bảng 2.4 : Tiêu chí gạch ra lò…………………………….……………….…19
- Bảng 2.5: Các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm trong công ty sau khi ra lò… 20
- Bảng 2.6: Các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam… 20
- Bảng 2.7: Chất lượng sản phẩm loại 2 lỗ TC………….…………………… 21
- Bảng 2.8 : Chất lượng sản phẩm gạch chẽ…………….……….…………….22
- Bảng 2.9 : Chất lượng sản phẩm ngói……………………………………… 23
- Bảng 2.10 : Tỉ lệ phế phẩm……….………………………………………….25
BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
ISO : Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
VLXD : Vật liệu xây dựng
TC : Tiêu chuẩn
PX : Phân xưởng
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước đang phát triển, vì vậy, xây dựng là một ngành
kinh tế vô cùng quan trọng với đất nước ta. Thực tế cho thấy, trong khoảng 20
năm trở lại đây thị trường vật liệu xây dựng ở nước ta đã có nhiều bước phát
triển đáng kể. Riêng thị trường gạch ngói đất sét nung, từ khi dây chuyền sản
xuất gạch tuynel đầu tiên đi vào hoạt động cách đây 10 năm đã chuyển mình
vượt bậc. Thị trường ngày càng phát triển đồng nghĩa với áp lực cạnh tranh
ngày càng khốc liệt. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có những
chiến lược phù hợp và vững chắc, trong đó canh tranh bằng chất lượng sản
phẩm hiện nay đang là một giải pháp đúng đắn được nhiều doanh nghiệp quan
tâm.
Không nằm ngoài xu hướng đó, từ khi mới thành lập, tập thể lãnh đạo, cán
bộ, công nhân viên của Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn đã nhận

thấy tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm cũng như có những hoạt động
nhất định để quản lý chất lượng sản phẩm, song do cả những nguyên nhân chủ
quan và khách quan nên công tác trên còn gặp nhiều hạn chế. Qua quá trình
thực tập ở công ty, nhận thức được vấn đề này, em quyết định chọn đề tài
chuyên đề tốt nghiệp là : “Hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩm tại công ty
cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn”
Bài viết chuyên đề gồm 3 chương :
- Chương I: Cơ sở lý luận về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng
sản phẩm
- Chương II: Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần
vật liệu xây dựng Tân Sơn
- Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩm tại
công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn
Hoàn thành bài viết này, em xin gửi tới TS. Đỗ Thị Hải Hà lời cảm ơn chân
thành nhất vì sự quan tâm chỉ bảo của cô trong thời gian qua. Em cũng xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám đốc và các phòng ban trong công ty cổ phần
VLXD Tân Sơn – đặc biệt là phòng Sản xuất – đã tạo điều kiện giúp em thực
hiện bài nghiên cứu.
Do kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế, nên bài viết của em còn nhiều
thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo để bài viết
thêm hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Lục Thị Huyền Trang
Chương I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
1.1 Chất lượng sản phẩm
1.1.1 Khái niệm chất lượng sản phẩm
- Theo TCVN 5814: Sản phẩm là “kết quả của các hoạt động hoặc các quá

trình” (trích Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng- Thuật ngữ và định
nghĩa- TCVN 6814-1994)
- Theo TCVN ISO 8402 : Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực
thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu
cầu đã nêu ra hoặc những nhu cầu tiềm ẩn
 Về bản chất: chất lượng sản phẩm là các thuộc tính có giá trị của sản
phẩm mà nhờ đó sản phẩm được ưa thích, đắt giá và ngược lại
(1)
1.1.2 Vai trò của chất lượng sản phẩm
Chất lượng là vấn đề cốt lõi của mỗi hệ thống, nó vừa là mục tiêu, vừa là
căn cứ để hệ thống tồn tại và phát triển. Vì thế vai trò của chất lượng sản phẩm
đối với sản xuất kinh doanh là vô cùng to lớn, trong đó những vai trò cơ bản có
thể kể đến là
(2)
:
- Tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua,tăng cường khả năng cạnh tranh:
Mỗi sản phẩm có rất nhiều các thuộc tính chất lượng khác nhau. Các
thuộc tính này được coi là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế
(1) Giáo trình Khoa học quản lý Tập II, chủ biên: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà – PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc
Huyền, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội – 2002, trang 424
(2) Giáo trình Quản lý chất lượng trong các tổ chức, chủ biên : GS.TS Nguyễn Đình Phan, Nhà xuất bản Lao
động - xã hội, Hà Nội - 2005, Trang 19 đến trang 22
cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Khách hàng quyết định lựa chọn mua hàng
vào những sản phẩm có thuộc tính phù hợp với sở thích, nhu cầu và khả năng,
điều kiện sử dụng của mình. Vì vậy, sản phẩm có các thuộc tính này được coi là
một trong những yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của mối doanh nghiêp.
- Nâng cao vị thế, sự phát triển lâu dài cho doanh nghiêp trên thị trường:
Sản phẩm chất lượng cao, ổn định đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
sẽ tạo ra biểu tượng tốt, tạo ra niềm tin cho khách hàng vào nhãn mác của sản
phẩm. Nhờ đó uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp được nâng cao, có tác

động to lớn đến quyết định lựa chọn mua hàng của khách hàng cũng như góp
phần tạo cho doanh nghiệp lượng khách hàng trung thành đông đảo.
1.2 Quản lý chất lượng sản phẩm
1.2.1 Khái niệm quản lý chất lượng
Theo định nghĩa của tiêu chuẩn ISO : Quản lý chất lượng là tập hợp các
hoạt động của chức năng quản lý chung nhằm xác định chính sách chất lượng,
mục đích, trách nhiệm, và thực hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế
hoạch, điều khiển chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong
khuôn khổ hệ thống chất lượng.
- Mục tiêu cơ bản của quản lý chất lượng : 3R ( Right time – Right price –
Right quality)
- Phương châm của quản lý chất lượng : Làm đúng ngay từ đầu. không có tồn
kho hoặc phương pháp cung ứng đúng hạn,kịp thời, đúng nhu cầu
1.2.2 Vai trò của quản lý chất lượng
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh,từ đó đáp ứng
tốt hơn nhu cầu của khách hàng, góp phần đưa sản phẩm hội nhập thị trường
quốc tế
- Giúp nhân viên tự quản lý, kiểm soát công việc, thúc đẩy tính sáng tạo, nâng
cao tinh thần trách nhiệm đối với chất lượng đồng thời tạo cơ hội thăng tiến
trong nghiệp vụ; tạo cơ hội cho nhân viên tham gia các quyết định quản trị, tự
đề ra mục tiêu kế họach của bộ phận dựa trên mục tiêu chung của doanh nghiệp
- Tạo điều kiện để điều hành và quản lí doanh nghiệp đi vào ổn định, phản ứng
nhanh với những thay đổi của thị trường. Tiết kiệm chi phí sản xuất nhờ vào các
công cụ cải tiến năng suất chất lượng.
- Góp phần tích cực vào các hoạt động xã hội, đóng góp vào ngân sách nhà
nước, góp phần phát triển niền kinh tế địa phương.
1.2.3 Các nguyên tắc quản lý chất lượng
Theo tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, các nguyên tắc quản lý chất lượng
bao gồm
(3)

:
- Nguyên tắc 1: Tập trung vào khách hàng
Chất lượng là sự thỏa mãn của khách hàng. Vì vậy, quản lý chất lượng phải
không ngừng tìm hiểu nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, cũng như
phù hợp với nhu cầu để vượt qua những đòi hỏi của khách hàng
- Nguyên tắc 2: Nguyên tắc lãnh đạo
Quản lý chất lượng phải được đặt dưới một sự lãnh đạo thống nhất, đồng
bộ về mục đích, đường lối và môi trường nội bộ trong tổ chức. Lôi cuốn mọi
người và tạo điều kiện cho họ tham gia trong việc đạt được các mục tiêu của tổ
chức.
(3) Cẩm nang thông tin Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa – Bộ Kế
hoạch và đầu Tư, trang 51 đến trang 55
- Nguyên tắc 3: Sự liên quan của con người
Thành công của một tổ chức phụ thuộc vào những người làm việc cho tổ
chức đó. Vì vậy, hoạt động quản lý chất lượng muốn thành công thì mỗi tổ chức
phải đảm bảo mọi thành viên đều hiểu được vai trò của họ trong hệ thống,
khuyến khích và tạo cơ hội cho nhân viên chủ động nâng cao kỹ năng, kiến
thức và kinh nghiệm trong công việc , cũng như có những chính sách đãi ngộ
hợp lý.
- Nguyên tắc 4: Hoạt động theo quá trình.
Việc quản lý chất lượng phải được tiếp cận theo quá trình. Việc đạt được
kết quả sẽ đem lại hiệu quả nhiều nếu các nguồn lực và các hoạt động có liên
quan đều được quản lý như một quá trình. Quản lý tốt hệ thống các quá trình
cùng với sự bảo đảm đầu vào nhận được từ người cung ứng bên ngoài, sẽ đảm
bảo chất lượng đầu ra để cung cấp cho khách hàng.
- Nguyên tắc 5: Hệ thống quản lý
Việc quản lý chất lượng phải được tiếp cận một cách hệ thống. việc nhận
biết, thấu hiểu và quản lý một hệ thống các quá trình có liên quan sẽ đem lại
hiệu lực và hiệu quả của tổ chức và giúp tổ chức đạt được mục tiêu
- Nguyên tắc 6: Cải tiến không ngừng

Việc quản lý chất lượng phải được thường xuyên cải tiến và mỗi tổ chức
cần tạo việc cải tiến liên tục sản phẩm, quá trình, hệ thống là một mục tiêu quan
trọng
- Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên dữ liệu.
Trong hoạt động quản lý chất lượng, mọi tổ chức muốn đưa ra quyết định
hiệu quả cần dựa vào việc phân tích dữ liệu và thông tin chính xác với phương
pháp phân tích hợp lý
- Nguyên tắc 8: Hợp tác các bên cùng có lợi
Việc quản lý chất lượng phải được tiến hành trên cơ sở hợp tác chặt chẽ
với các mối quan hệ bên trong và bên ngoài tổ chức. Sự hợp tác nội bộ chặt chẽ
sẽ giúp tăng cường sự linh hoạt, khả năng đáp ứng nhanh còn các mối quan hệ
bên ngoài như cấp trên, nhà cung cấp, khách hàng, các tổ chức đào tạo… sẽ
giúp tổ chức nâng cao khả năng hoạt động của mình.
1.2.4 Nội dung của công tác quản lý chất lượng
(4)
- Hoạch định chất lượng : Là giai đoạn đầu của quản lý chất lượng nhằm hình
thành chiến lược chất lượng của hệ thống. Hoạch định chất lượng chính xác,
đầy đủ sẽ giúp định hướng tốt các hoạt động tiếp theo. Đồng thời, nó cho phép
xác định mục tiêu, phương hướng phát triển chất lượng cho cả hệ thống theo
một hướng thống nhất, bao gồm:
+ Xác định mục tiêu chất lượng tổng quát, chính sách chất lượng theo đuổi.
+ Xác định đối tác của hệ thống, chính là chủ thể sẽ tiêu dùng hoặc sử dụng sản
phẩm mà hệ thống đặt ra.
+ Xác định trách nhiệm của từng phân hệ, từng bộ phận của hệ thống với chất
lượng sản phẩm; chuyển giao kết quả hoạch định cho các phân hệ và bộ phận
này.
- Tổ chức thực hiện: Là quá trình điều khiển các hoạt động tác nghiệp thông
qua các hoạt động, kỹ thuật, phương tiện, phương pháp cụ thể để đảm bảo chất
lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu, kế hoạch đã đặt ra. Tổ chức thực hiện có ý
nghĩa quyết định đến việc biến kế hoạch chất lượng thành hiện thực. Nó được

thực hiện theo các bước:
(4) Giáo trình Khoa học quản lý Tập II, chủ biên : TS. Đoàn Thị Thu Hà – TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, nhà
xuất bản Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội – 2002, trang 429 đến trang 433
+ Đảm bảo mọi người, mọi bộ phận trong hệ thống phải nhận thức đầy đủ các
mục tiêu, các kế hoạch phải thực hiện của mình và ý thức được sự cần thiết của
chúng.
+ Giải thích cho mọi người trong hệ thống biết chính xác những nhiệm vụ kế
hoạch chất lượng cụ thể cần thiết phải thực hiện.
+ Tổ chức những chương trình đào tạo - giáo dục cung cấp những kinh nghiệm
cần thiết đối với việc thực hiện kế hoạch.
+ Xây dựng, ban hành hệ thống tiêu chuẩn quy trình bắt buộc
+ Cung cấp đầy đủ các nguồn lực ở những nơi và lúc cần, bên cạnh đó thiết kế
những phương tiện kỹ thuật để kiểm soát chất lượng.
- Kiểm tra, kiểm soát chất lượng: là hoạt động theo dõi, thu thập, phát hiện ,
đánh giá những trục trặc, khuyết tật của quá trình, của sản phẩm và dịch vụ
được tiến hành trong mọi khâu xuyên suốt đời sống của sản phẩm. Mục đích
của kiểm tra không phải là tập trung vào phát hiện sản phẩm hỏng mà phát hiện
những khuyết tật ở mọi khâu, mọi công đoạn, mọi quá trình, tìm kiếm những
nguyên nhân gây ra trục trặc đó để có những biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Nhiệm vụ chủ yếu của kiểm tra, kiểm soát chất lượng là :
+ Theo dõi tình hình thực hiện, tổ chức thu thập thông tin cũng như các
dữ liệu cần thiết về chất lượng thực hiện.
+ Đánh giá tình hình thực hiện chất lượng , xác định mức độ chất lượng đạt
được trong hệ thống.
+ So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện sai lệch và đánh giá sai
lệch đó.
+ Phân tích các thông tin vể chất lượng làm cơ sở cho cải tiến chất lượng
+ Tiến hành các hoạt động cần thiết khắc phục sai lệch , đảm bảo thực hiện
đúng những yêu cầu ban đầu hay thay đổi dự kiến.
- Hoạt động điều chỉnh và cải tiến: Là hoạt động nhằm làm cho các hoạt động

của hệ thống có khả năng thực hiện được những tiêu chuẩn chất lượng đề ra,
đồng thời cũng là đưa chất lượng sản phẩm thích ứng với tính hình mới nhằm
giảm dần khoảng cách giữa mong muốn của đối tác và chất lượng đạt được,
thỏa mãn nhu cầu của đối tác ở mức độ cao hơn. Các bước công việc điều chỉnh
và cải tiến gồm:
+ Xác định các đòi hỏi cụ thể về cải tiến chất lượng từ đó xây dựng các phương
án cải tiến chất lượng
+ Thành lập các tổ, nhóm có đủ khả năng thực hiện thành công các phương án
cải tiến chất lượng
+ Cung cấp các nguồn lực tài chính, kỹ thuật cho hoạt động cải tiến
+ Động viên, khuyến khích quá trình thực hiện dự án cái tiến chất lượng
1.2.5 Một số phương pháp quản lý chất lượng
- Bộ tiêu chuẩn ISO: là hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức tiêu chuẩn hóa
quốc tế ( viết tắt là ISO) ban hành nhằm cung cấp các hướng dẫn quản lý chất
lượng và xác định các yếu tố cần thiết của 1 hệ thống chất lượng để đạt sự đảm
bảo về chất lượng sản phẩm hay dịch vụ mà tổ chức cung cấp
- Quản lý chất lượng toàn diện ( TQC): có nguồn gốc từ Nhật Bản, TQC là hệ
thống có hiệu quả để nhất thể hóa các nỗ lực phát triển, cải tiến chất lượng vào
trong một tổ chức sao cho các hoạt sản xuất và dịch vụ có thể tiến hành kinh tế
nhất, thỏa mãn hoàn toàn khách hàng
- Quản lý chất lượng đồng bộ ( TQM): là cách thức một tổ chức tập trung vào
chất lượng dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên nhằm đạt được sự
thành công lâu dài nhờ việc thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các
thành viên của tổ chức đó và cho xã hội
1.2.6 Một số công cụ quản lý chất lượng
- Vòng tròn Deming : Do W.E Deming giới thiệu năm 1950, gồm 4 giai đoạn
viết tắt là PDCA :

+P (Plan): Lập kế hoạch chất lượng, định lịch và phương pháp đạt mục tiêu.
+D (Do): Tổ chức thực hiện

+C (Check): Kiểm tra, kiểm soát chất lượng
+A (Act) : Tiến hành các điều chỉnh thích hợp, nhằm bắt đầu lại chu trình với
những thông tin đầu vào mới
- Các công cụ thống kê: các công cụ kiểm soát chất lượng dựa trên phân tích số
liệu chia thành hai nhóm, mỗi nhóm các công cụ lại được chia thành các công
cụ thống kê dựa trên kết quả bằng số và không bằng số:
+ Nhóm 1: Gồm 7 công cụ truyền thống được áp dụng từ những năm của thập
niên 60 .Các công cụ dựa trên kết quả bằng số : phiếu kiểm tra, biểu đồ pareto,
biểu đồ phân bố, biểu đồ kiểm soát, biểu đồ phân tán. Các công cụ dựa trên kết
quả không bằng số : biểu đồ nhân quả, phương pháp vùng
+ Nhóm 2: Gồm 7 công cụ mới được sử dụng từ những năm đầu của thập niên
80. Nhóm các công cụ dựa trên kết quả bằng số bao gồm: biểu đồ ma trận,
phương pháp phân tích dữ liệu theo ma trận. Nhóm công cụ dựa trên kết quả
không bằng số : biểu đồ tương đồng, biểu đồ quan hệ, biểu đồ cây, biểu đồ mũi
tên, sơ đồ ra quyết định
- Nhóm chất lượng: Nhóm chất lượng là một nhóm nhỏ từ 3 - 10 người được
lập ra để thực hiện các hoạt động quản lý chất lượng dựa trên tinh thần tự
nguyện và tự quản trên cùng một chỗ làm việc.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng sản phẩm
1.3.1 Nhóm yếu tố khách quan
1.3.1.1 Thị trường khách hàng mục tiêu
Nhu cầu về sản phẩm sẽ thay đổi theo từng loại thị trường, các đối tượng
sử dụng, sự biến đổi của thị trường. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển phải nhạy cảm với thị trường để tạo nguồn sinh lực cho quá trình hình
thành, phát triển các loại sản phẩm, phải nắm chắc, đánh giá đúng đòi hỏi của
thị trường, nghiên cứu, lượng hóa nhu cầu của thị trường để có các chiến lược
và sách lược đúng đắn. Chính vì vậy, việc xác định đối tượng khách hàng mục
tiêu sẽ ảnh hưởng vô cùng to lớn đến các mục tiêu cũng như chính sách quản lý
chất lượng của bất kỳ doanh nghiệp nào
1.3.1.2 Đối thủ cạnh tranh

Chất lượng sản phẩm là một trong các yếu tố hàng đầu trong chiến lược
cạnh tranh của tất cả các doanh nghiệp. Việc hoạch định chất lượng và đặc biệt
là xác định các chỉ tiêu chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào mặt bằng chất lượng
sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Cho dù sản phẩm đạt được những tiêu
chuẩn mà doanh nghiệp đề ra nhưng tiêu chuẩn đó lại thấp hơn chất lượng của
các sản phẩm cùng loại trên thị trường thì điều đó cũng hầu như không có ý
nghĩa
1.3.1.3 Hệ thống chính sách, qui định của Nhà nước
Doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất
định, trong đó môi trường pháp lý với những chính sách và cơ chế quản lý kinh
tế có tác động trực tiếp và to lớn đến việc tạo ra và nâng cao chất lượng sản
phẩm của các doanh nghiệp. Một cơ chế phù hợp sẽ kích thích các doanh
nghiệp đẩy mạnh đầu tư, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Ngược lại cơ chế không khuyến khích sẽ tạo ra sự trì trệ, giảm động lực nâng
cao chất lượng
1.3.1.4 Trình độ khoa học công nghệ
Tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra khả năng không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm. Tác động của tiến bộ khoa học công nghệ là không có giới
hạn, nhờ đó mà sản phẩm sản xuất ra luôn có các thuộc tính chất lượng với
những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ngày càng hoàn thiện, thỏa mãn nhu cầu của
người tiêu dùng ngày càng tốt hơn. Vì vậy, trong quản lý chất lượng, mỗi
doanh nghiệp luôn phải chủ động nắm bắt công nghệ, tránh tình trạng lạc hậu
trong sản xuất
1.3.2 Nhóm yếu tố chủ quan
1.3.2.1 Trình độ tổ chức quản lý
Mô hình tổ chức quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu tổ chức quản
lý chất lượng trong mỗi doanh nghiệp. Đồng thời, các mục tiêu, chương trình,
chính sách chất lượng cũng phụ thuộc vào sự nhận thức , sự hiểu biết về chất
lượng của các nhà quản lý để đưa ra sự phối hợp, khai thác hợp lý giữa các
nguồn lực hiện có nhằm tăng mức chất lượng sản phẩm đạt được trên cơ sở

giảm chi phí tối đa
1.3.2.2 Chất lượng nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng nhất của
sản xuất, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng sản phẩm. Chất lượng nguyên
vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, công tác quản lý
chất lượng cần quan tâm đến vấn đề tổ chức tốt nguồn cung ứng, đảm bảo
nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất
1.3.2.3 Lực lượng lao động
Chất lượng sản phẩm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn, tay
nghề của đội ngũ cán bộ, công nhân viên sản xuất. Điều này đòi hỏi các doanh
nghiệp, cùng với những mục tiêu chất lượng của mình, trong công tác quản lý
chất lượng, phải có những chính sách nhằm hình thành và phát triển nguồn nhân
lực phù hợp
1.3.2.4 Điều kiện máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất
Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có tỉ lệ tự động
hóa cao, dây chuyền máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất có ý nghĩa vô
cùng quan trọng đối với chất lượng sản phẩm. Sản phẩm chất lượng cao, phù
hợp với thị trường chỉ có thể là kết quả của một dây chuyền sản xuất và công
nghệ hiện đại. Công tác quản lý chất lượng cần phải dựa vào khả năng đầu tư và
nâng cấp máy móc thiết bị cũng như công nghệ sản xuất tương ứng để có những
phương hướng phát triển chất lượng sản phẩm phù hợp
Chương II:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TÂN SƠN
2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần VLXD Tân Sơn
2.1.1 Lịch sử hình thành
Tên công ty : Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn
Tên tiếng Anh: Tan Son Building Materials Joint Stock Company
Tên viết tắt : TSBM, JSC
Trụ sở : Thôn Lương - Xã Tri Phương - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh

Điện thoại: 02413501091 Fax: 02413719388
Tài khoản ngân hàng: 102010000468370, tại ngân hàng Công Thương Tiên Sơn,
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Công ty cổ phần VLXD Tân Sơn hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 2300280778 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp ngày
26/5/2006, với lĩnh vực kinh doanh gồm: sản xuất kinh doanh các sản phẩm vật
liệu xây dựng ( sản phẩm chủ yếu là gạch 2 lỗ) và chuyển giao công nghệ trong
lĩnh vực sản xuất các sản phẩm gốm, sứ, vật liệu xây dựng; xây dựng các công
trình dân dụng, công trình hạ tầng, kỹ thuật đô thị, san lập mặt bằng và hoàn
thiện các công trình xây dựng.
Trải qua giai đoạn đầu tư xây dựng ban đầu, từ năm 2008, công ty cổ phần
VLXD Tân Sơn bắt đầu đi vào hoạt động với 1 dây chuyền sản xuất. Dây
chuyền sản xuất thứ 2 được đưa vào sử dụng từ nửa cuối năm 2008 đã làm tăng
công suất của nhà máy lên tới 80 triệu viên / năm.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của công ty cổ phần VLXD Tân
Sơn được thể hiện qua sơ đồ 1 và được bố trí theo mô hình trực tuyến – chức
năng.
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty cổ phần VLXD
Tân Sơn
( Nguồn : Phòng tổ chức hành chính – Công ty cổ phần VLXD Tân Sơn )
GIÁM ĐỐC
PGĐ SẢN XUẤT- KINH DOANH
PHÒNG
KẾ TOÁN
PHÒNG SẢN
XUẤT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
PHÒNG TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH

phân
xưởng
sản
xuất tạo
hình
phân
xưởng
sản xuất
sếp đốt
Kho
ngoại
Tổ
chế
biến
I
Tổ
chế
biến
2
Tổ
ra

Tổ xếp
goòng
Tổ
đốt
Tổ
điện
Tổ


Tổ
máy
ủi
PHÒNG
KINH DOANH
Bán
hàng
phân
xưởng

điện
2.1.3 Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty
* Về sản phẩm :
Sản phẩm chủ yếu của công ty là gạch 2 lỗ tiêu chuẩn, chiếm khoảng 80%
sản lượng sản xuất của công ty do yêu cầu của thị trường về loại sản này này
lớn, và mục tiêu sản phẩm chính của công ty chính là sản phẩm gạch 2 lỗ tiêu
chuẩn. Bên cạnh đó, công ty còn sản xuất gạch chẻ 250x250, gạch chẻ
300x300, ngói.
ST
T
Tên sản
phẩm
Kích
thước(mm
)
Sản lượng
năm 2008
(viên)
Sản lượng
năm 2009

(viên)
Sản lượng
năm 2010
(viên)
Tỉ trọng năm
2010
(%)
1 Gạch 2 lỗ
TC
220*105*
60
23.900.000 52.500.000 58.400.000 78,22%
2 Gạch chẻ
250
250*250*
18
2.700.000 5.700.000 6.250.000 8,37%
3 Gạch chẻ
300
300*300*
20
2.300.000 5.500.000 6.210.000 8,32%
4 Ngói 22
viên/m
2
1.400.000 3.100.000 3.800.000 5,09%
Cộng 30.300.000 66.800.000 74.660.000 100%
Bảng 2.1: Bảng thống kê cơ cấu sản xuất sản phẩm năm 2008, 2009, 2010

(Nguồn: Phòng kế toán – công ty cổ phần VLXD Tân Sơn)

* Về quy trình và công nghệ sản xuất
Công nghệ sản xuất gạch mà công ty sử dụng là công nghệ sản xuất dùng
phương pháp lò sấy nung Tuynel liên hoàn với các thiết bị gia công nguyên liệu
và tạo hình được cơ giới hóa toàn bộ trên máy, đây là dây chuyền sản xuất khá
tiên tiến hiện nay có ưu thế lớn về tiết kiệm năng lượng và hạn chế ô nhiễm môi
trường
Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất
Máy nhào 2 trục có lưới lọc
Máy cán thô
Cấp liệu thùng
Máy ủi
Kho nguyên liệu
Máy cán mịn
Xếp xe vận chuyển
Sấy tuynel
Nung tynel
Sân phơi
Máy nhào đùn liên hợp
Máy tạo hình
Máy cắt gạch tự động
Máy nghiền than
Than nghiền
Nước bổ sungMáy pha than
Phân loại sản phẩm
Xếp kho thành phẩm
Than nghiền mịn
Kho than
( Nguồn : Phòng sản xuất – công ty cổ phần VLXD Tân Sơn )
* Về máy móc thiết bị:
Máy móc, thiết bị sản xuất của Nhà máy được lựa chọn đảm bảo tính hiện đại

và tiên tiến, có khả năng sản xuất các loại gạch có chất lượng cao. Các sản
phẩm được tạo hình theo phương pháp dẻo, sấy nung trong lò nung hầm sấy
tuynel liên hợp. Hai hệ máy quan trọng nhất là : hệ máy chế biến tạo hình và hệ
hầm sấy lò nung tuynel
* Về nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất gạch của công ty là đất sét và than cám.
Về đất sét : trước mắt công ty đang sử dụng đất sét lấy từ khu vực bãi bồi
ven sông Đuống từ Phù Đổng đến Bến Hồ. Nguồn nguyên liệu này gần với nhà
máy sản xuất nên giá thành khai thác và vận chuyển khá rẻ. Tuy nhiên để đáp
ứng nhu cầu sản xuất và đảm bảo nguyên liệu về số lượng và chất lượng thì
công ty kết hợp mua đất sét của công ty xây dựng Tri Phương với số lượng là
72.288m
3
/năm.
Nhiên liệu : nhiên liệu cung cấp cho nhà máy là than cám lấy từ khu vực
Quảng Ninh được vận chuyển về bằng đường thủy. Than cám được cung cấp
bởi công ty cổ phần than Sông Hồng với số lượng 8.344 tấn/năm.
* Về lao động
Hiện tại, công ty cổ phần VLXD Tân Sơn có 281 lao động, trong đó tỉ lệ
lao động nữ chiếm 62,3%, nam chiếm 37,7%, chủ yếu là lao động trình độ thấp
( hơn 50% lao động chưa tốt nghiệp phổ thông) được đào tạo chủ yếu theo hình
thức tập trung tại Nhà máy
2.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 – 2010
Đơn vị tính : 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
23.310.15
3

50.101.91
2
57.436.832
2.Các khoản giảm trừ doanh thu
3.Doanh thu thuần 23.310.15
3
50.010.91
2
57.436.832
4.Giá vốn hàng bán 10.867.78
0
28.295.03
3
31.624.358
5.Lợi nhuận BH và cung cấp dịch
vụ
12.442.373 21.715.879 25.812.474
6.Doanh thu hoạt động tài chính 29.637 7.692 15.751
7.Chi phí tài chính 3.024.804 2.132.065 2.218.415
8. Chi phí bán hàng 505.179 1.973.740 2.205.979
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 755.038 1.931.987 2.159.313
10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động
KD
8.186.989 15.685.779 19.244.518
11.Lợi nhuận khác
12.Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
8.186.989 15.685.779 19.244.518
13.Chi phí thuế TNDN 2.046.747 3.921.444 4.811.129
14.Lợi nhuận sau thuế TNDN 6.140.241 11.764.334 14.433.388


( Nguồn : Phòng kế toán – Công ty cổ phần VLXD Tân Sơn)
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 – 2010 ta thấy rõ sự tăng
trưởng của công ty. Năm 2009, doanh thu tăng 53% , lợi nhuận tăng 50% so với
năm 2008. Sở dĩ có sự tăng trưởng này là do năm 2009 công ty đã hoạt động
với 2 dây chuyền sản xuất gạch tuynel hoàn thiện công suất lên tới 30 triệu
viên/ năm. Năm 2010, doanh thu tăng 14,8%, lợi nhuận tăng 22,7% so với năm
2009. Có được kết quả trên là do sự nỗ lực trong sản xuất kinh doanh – không
ngừng mở rộng thị trường, cố gắng tiết kiệm chi phí tối đa của công ty – và một
phần cũng do giá tất cả các dòng sản phẩm của công ty trên thị trường đều có
xu hướng tăng
2.2 Thực trạng chất lượng sản phẩm của Công ty cổ phần VLXD Tân Sơn
2.2.1 Các chỉ tiêu cơ bản thể hiện chất lượng sản phẩm
Hiện nay các sản phẩm gạch của công ty được sản xuất theo tiêu chuẩn
Việt Nam, tiêu chuẩn TCVN 1450 – 1998 đối với gạch rỗng đất sét nung,
TCXD 90 – 1982 đối với gạch lát đất sét nung và TCVN 1452 – 1995 đối với
ngói đất sét nung. Dưới đây là một số tiêu chí thể hiện chất lượng của gạch
nung.
 Đối với gạch mộc:
Bảng 2.3 : Tiêu chí chất lượng gạch mộc
Loại sản phẩm
Trọng
lượng
(kg/viên)
Kích thước viên gạch (mm. )
Dài Rộng Dày
Gạch 2 lỗ 1,65 220 105 60
Gạch chẻ 250 2,5 250 250 18
Gạch chẻ 300 3,35 300 300 20
Ngói 22 viên/m

2
2,2 340 200 13

( Nguồn : phòng sản xuất – công ty cổ phần VLXD Tân Sơn )
- Yêu cầu chung đối với gạch mộc:
+ Độ ẩm W = 16±2%
+ Có dạng hình chữ nhật, các mặt phải phẳng, các cạnh thẳng, không có vết lồi
lõm.
+ Không quá 1 vết nứt trên mỗi sản phẩm
 Đối với gạch sau khi ra lò phải đảm bảo được các đặc tính kỹ thuật của
gạch theo các tiêu chuẩn trên về sản xuất gạch nung bởi vì đây mới là sản phẩm
phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng . Yêu cầu chung đối với gạch sau khi ra lò
:
+ Màu sắc đồng đều
+ Trên các mặt gạch có thể có rãnh hoặc gợi khía. Cho phép sản xuất các góc
tròn với đường kính không lớn hơn 16mm.
+ Kích thước đảm bảo, sai lệch không được vượt quá : theo chiều dài ±7mm,
chiều rộng ±5mm, theo chiều dày ±3mm
Bảng 2.4 : Tiêu chí gạch ra lò
Sản phẩm
Trọng
lượng
(kg/viên)
Kích thước viên gạch (mm.)
Dài Rộng Dày
Gạch 2 lỗ 1,6 220±7 105±5 60±3
Gạch chẻ 250 2,25 250±5 250±5 18±2
Gạch chẻ 300 3,3 300±5 300±5 20±2
Ngói 22 viên/m
2

2 340±5 200±5 13±1
( Nguồn : phòng sản xuất – công ty cổ phần VLXD Tân Sơn )
Các sản phẩm sau khi ra lò mang đặc điểm kỹ thuật như sau :
Bảng 2.5: Các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm trong công ty sau khi ra lò
Sản phẩm Chỉ tiêu
Cường độ Độ mài mòn Độ hút Số lượng

×