Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Ăn uống và khách sạn Hà Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.4 KB, 40 trang )

Khoa du lịch Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
MỤC LỤC
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang - DL1201
Khoa du lịch Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang - DL1201
Khoa du lịch Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói, du lịch vừa là một hiện tượng kinh tế - xã hội, nhưng cũng vừa là
một hiện tượng văn hóa - xã hội.Khi nền kinh tế phát triển đến một hạn độ nhất
định nhu cầu du lịch cũng hình thành và phát triển, tất yếu có một tổ chức đứng ra
làm trung gian liên kết các nhà cung ứng các sản phẩm du lịch với khách du lịch,
đó là tổ chức kinh doanh du lịch.
Ngày nay trên thế giới, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế
dịch vụ hàng đầu phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia,
vì những lợi ích mà ngành này đem lại. Du lịch ngày càng giữ vị trí quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, trong đó có Việt Nam đã xác
định ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Do đó hệ thống các điểm du lịch,
khu du lịch, các hệ thống khách sạn, nhà hàng tăng nhanh về số lượng và ngày
càng hoàn mỹ về chất lượng sản phẩm du lịch đóng vai trò quyết định đối với sự
phát triển của ngành du lịch.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, thì yếu tố con người luôn mang
tầm quan trọng quyết định cho sự thành công hay thất bại đối với ngành du lịch nói
chung, và với kinh doanh khách sạn nhà hàng nói riêng. Vì vậy đào tạo, sử dụng
nguồn nhân lực tại khách sạn và nhà hang giữ vị trí then chốt cho sự phát triển và
nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đó là lý do em chọn đề tài : “ Thực trạng và các
giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Ăn uống
và khách sạn Hà Tây ” làm đề tài nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của đề tài : nhằm vận dụng những kiến thức thực tiễn
của hoạt động kinh doanh khách sạn và nhà hàng, từ đó đối chiếu với lý luận để
củng cố kiến thức trong quá trình học tập tại trường. Để nghiên cứu, học tập và đề


xuất một số giải pháp sử dụng nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
của khách sạn và nhà hàng.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài được áp dụng các phương pháp sau :
- Dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết hợp với những vấn đề của
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang - DL1201
3
Khoa du lịch Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
khoa học và công nghệ thời đại, những vấn đề của con người trong kinh doanh.
- Kết hợp giữ lý luận và khảo sát thực tế, thu thập dữ liệu, thu thập thông tin,
tổng hợp thông tin. Đồng thời sử dụng phương pháp phân tích thống kê, phân tích
tổng hợp, so sánh vấn đề.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương :
- Chương 1 : Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực của khách sạn và
nhà hàng.
- Chương 2 : Thực trạng sử dụng và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ
phần Ăn uống khách sạn Hà Tây.
- Chương 3 : Một số giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
nhân lực tại công ty cổ phần Ăn uống và khách sạn Hà Tây.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang - DL1201
4
Khoa du lịch Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA
KHÁCH SẠN VÀ NHÀ HÀNG
I.TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH KHÁCH SẠN VÀ NHÀ HÀNG.
1.1 Khái niệm về kinh doanh khách sạn.
Để đáp ứng nhu cầu về du lịch của xã hội ngày càng tăng cao, các loại hình
kinh doanh du lịch hình thành và phát triển với tốc độ nhanh, trong đó có kinh
doanh khách sạn và nhà hàng. Hệ thống khách sạn và nhà hàng trở thành tiền đề và

điều kiện để phát triển du lịch lữ hành, phát triển giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội.
Từ đó các nhà nghiên cứu du lịch đưa ra khái niệm về kinh doanh khách sạn theo
nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, kinh doanh khách sạn là hoạt động cung cấp các dịch
vụ nhu cầu nghỉ ngơi và ăn uống cho khách. Theo nghĩa hẹp, kinh doanh
khách sạn chỉ đáp ứng nhu cầu lưu trú (ngủ) cho khách, là loại khách sạn đầu
tiên được gọi là motel.
Từ thực tế sự phát triển nhu cầu du lịch ngày càng cao về số lượng và chất
lượng, nội dung kinh doanh khách sạn được mở rộng với các lĩnh vực dịch vụ bổ
sung. Do đó khái niệm về kinh doanh khách sạn được mở rộng và hoàn chỉnh hơn.
Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn
uống và các dịch vụ bổ sung cho khách để đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí cho
khách nhằm thu lợi nhuận.
1.2 Đối tượng kinh doanh của khách sạn.
Đối tượng khách phục vụ của khách sạn rất đa dạng, phong phú về quốc tịch,
tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo, trình độ, nghề nghiệp, và họ tiêu dùng các sản
phẩm dịch vụ của khách sạn với các mục đích khác nhau. Nhưng họ đều là những
khách có nhu cầu sử dụng các sản phẩm của khách sạn. Và những đối tượng phục
vụ của khách sạn chủ yếu là khách du lịch với những mục đích sau :
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang - DL1201
5
Khoa du lịch Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Khách với mục đích du lịch thuần tuý : là khách du lịch tham quan, nghỉ
mát, lễ hội, nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần,…
- Khách với mục đích công vụ : là các đối tượng khách đi dự các hội nghị,
hội thảo, sưu tầm nghiên cứu văn hoá, khoa học kỹ thuật.
- Khách với mục đích cá nhân : thăm người thân, điều dưỡng, nghỉ tuần
trăng mật,…
- Khách với mục đích kinh doanh : là các đối tượng khách đi nghiên cứu thị
trường hoặc đi ký kết các hợp đồng kinh tế,…vì mục đích kinh doanh.

- Khách với mục đích khác : quá cảnh, mục đích riêng ngoại trừ di cư, kiếm
sống lâu dài.
1.3 Đặc điểm của kinh doanh khách sạn.
Kinh doanh khách sạn là một bộ phận cấu thành quan trọng của hoạt động du
lịch gồm các đặc điểm sau :
- Sản phẩm cung ứng cho khách là dịch vụ, có những đặc trưng như tiêu
dùng tại chỗ, giá trị và giá trị sử dụng được thể hiện sau khi tiêu dùng, sản xuất và
tiêu dùng có cùng thời gian và không gian.
- Vốn đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật là rất lớn, chủ yếu tập trung vào
lưu trú.
- Lao động trong khách sạn chủ yếu là lao động thủ công, nhưng đa dạng về
cơ cấu ngành nghề, giới tính và tuổi tác.
- Các bộ phận trong khách sạn hoạt động tương đối độc lập,nhưng có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau để nâng cao chất lượng phục vụ khách.
- Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật như quy luật tư nhiên, quy luật
kinh tế - xã hội, quy luật tâm sinh lý con người.
1.4 Vai trò của kinh doanh khách sạn và nhà hàng đối với sự phát triển
của ngành du lịch.
Phát triển kinh doanh khách sạn đóng vai trò quan trọng được thể hiện trên
những nội dung sau :
- Khách sạn và nhà hàng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang - DL1201
6
Khoa du lịch Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
ngành du lịch. Là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng và là tiền đề để phát triển
ngành du lịch.
Phát triển kinh doanh khách sạn và nhà hàng cũng là phát triển số lượng
khách du lịch. Vì dung lượng thị trường du lịch chủ yếu dược thể hiện qua số
lượng phòng ngủ, số lượng phòng ngủ tăng kéo theo sự phát triển của số lượng
khách du lịch, và ngược lại sự phát triển số lượng khách du lịch thúc đẩy sự phát

triển số lượng phòng ngủ.
Vai trò của kinh doanh khách sạn và nhà hàng không chỉ thể hiện ở phát triển
số lượng mà còn về chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm của khách sạn và
nhà hàng là một bộ phận cấu thành chủ yếu của chất lượng sản phẩm du lịch và
đóng vai trò quyết định sản phẩm du lịch. Chất lượng sản phẩm của khách và sạn
nhà hàng càng cao sẽ càng thu hút khách, kinh doanh càng có hiệu quả kinh tế.
- Kinh doanh khách sạn và nhà hàng không chỉ thoả mãn nhu cầu lưu trú và
ăn uống, mà còn mang tính chất văn hoá, nghệ thuật và phong tục tập quán của dân
tộc. Người ta còn gọi ăn uống là văn hoá “ẩm thực”, mang những nét đặc trưng của
nền văn hoá dân tộc và phong tục tập quán của dân tộc.
- Phát triển kinh doanh khách sạn và nhà hàng đóng vai trò quan trọng với sự
phát triển kinh tế địa phương. Khai thác và phát triển các làng nghề tiểu thủ công
nghiệp, tăng thu ngoại tệ và góp phần giải quyết cán cân thanh toán thương mại,
giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân, góp phần giải quyết
các vấn đề xã hội…
Đầu tư phát triển kinh doanh khách sạn và nhà hàng mang lại hiệu quả kinh
tế cao, thời gian thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận cao.
II CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KHÁCH SẠN VÀ NHÀ HÀNG.
2.1 Khái niệm về quản lý nguồn nhân lực.
Phát triển và quản lý nguồn nhân lực có hiệu quả là điểm xuất phát cung cấp
các sản phẩm cho xã hội, giúp đời sống nhân dân được nâng lên tạo ra những nhu
cầu mới và chất lượng nhu cầu được nâng cao. Đây cũng là điểm xuất phát để hình
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang - DL1201
7
Khoa du lịch Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
thành và phát triển các ngành kinh tế.
Vì vậy quản lý nguồn nhân lực giữ vị trí quan trọng, là hoạch định chiến lược
trong quản lý sản xuất kinh doanh, nhằm củng cố và duy trì đầy đủ số lượng, chất
lượng lao động để đạt được mục tiêu kinh doanh.

Quản lý nguồn nhân lực là xác định nhu cầu lao động về số lượng, cơ cấu và
trình độ phù hợp với chiến lược kinh doanh, có các biện pháp khắc phục tình trạng
thừa hoặc thiếu lao động có thể xảy ra. Đề ra các chinhs sách và kế hoạch tuyển
dụng lao động theo tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh.
2.2 Nội dung quản lý nguồn nhân lực của khách sạn.
Quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn bao gồm những nội
dung sau:
2.2.1 Tuyển dụng lao động
Tuyển dụng lao động là khâu đầu tiên và cũng là khâu giữ vị trí quan trọng
của quản lý nguồn nhân lực. Nó đóng vai trò thực hiện mục tiêu chiến lược phát
triển nguồn nhân lực, là tạo dựng đội ngũ lao động đủ về số lượng, đảm bảo về cơ
cấu và cao về chất lượng lao động.
Trước khi tuyển dụng, quản lý lao động phải xây dựng và hoàn thiện về tiêu
chuẩn đội ngũ lao động của từng bộ phận. Nội dung của xây dựng về tiêu chuẩn
bao gồm : trình độ nghiệp vụ trong kỹ thuật và quản lý, tinh thần thái độ đối với
công việc và nghiệp vụ khách, biết ngoại ngữ, văn hoá ứng xử, thể hình cân đối.
Tuyển dụng phải thực hiện đúng tiêu chuẩn công khai, dung quy trình tuyển dụng.
2.2.2 Bố trí và xắp xếp lao động
Bố trí và sắp xếp lao động giữ vai trò quan trọng nâng cao hiệu quả sử dụng
lao động. Bố trí sử dụng lao động phải tuân theo những nguyên tắc :
- Bố trí sử dụng lao động theo đúng nghề nghiệp đã được đào tạo.
- Bố trí sử dụng lao động theo chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong quá
trình phục vụ khách.
- Bố trí sử dụng lao động phải đảm bảo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của
nhân viên, biết dùng giữa người đã được đào tạo với người chưa được đào tạo,
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang - DL1201
8
Khoa du lịch Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
giữa nhân viên mới và nhân viên cũ, giữa người già và người trẻ.
2.2.3 Tổ chức đào tạo bồi dưỡng nhân viên

Tổ chức bồi dưỡng nhân viên ở tại khách sạn là một tất yếu khách quan, vì
nhân viên mới ra trường chưa am hiểu thực tế thời đại và khoa học kỹ thuật. Đặc
biệt khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, nhân viên sau một thời gian sử
dụng các thiết bị công nghệ mới cũng bị tiêu hao sinh lực và trí tuệ.
Do vậy các hình thức đào tạo bồi dưỡng có thể áp dụng : đào tạo kèm cặp tại
cơ sở, đào tạo bồi dưỡng nâng cao, đào tạo thông qua các trường đào tạo, mở các
lớp đào taaoj chuyên sâu tại cơ sơ trong hoặc ngoài giờ làm việc.
2.2.4 Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý
Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý giữ vị trí quan trọng trong nền
kinh tế thị trường, vì nó là cơ sở để phát triển kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn lực của khách sạn.
Nội dung cơ bản của cơ chế quản lý là: quản lý mọi hoạt động kinh doanh
của khách sạn bằng hệ thống các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức sử dụng
nguyên liệu, định mức lao động, định mức chi phí.
2.2.5 Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ chính sách đối với người lao động
Là thực hiện chính sách của Nhà nước đối với người lao động, và sự quan
tâm của khách sạn đối với nhân viên của mình.
Các chế độ chính sách đối với người lao động bao gồm : chính sách tiền
lương, tiền công, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động, chính sách làm
việc, chính sách đãi ngộ, chính sách sử dụng quỹ phúc lợi tập thể.
2.2.6 Chính sách tiền lương và áp dụng các hình thức trả lương trong
khách sạn
Chính sách tiền lương giữ vị trí quan trọng của quản lý nguồn nhân lực, đóng
vai trò kích thích người lao động quan tâm đến kết quả và hiệu quả lao động. Nội
dung cơ bản của chính sách tiền lương là : xây dựng mức lương tối thiểu, chính
sách xếp lương cho nhân viên, chính sách tăng lương.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang - DL1201
9
Khoa du lịch Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Trong các khách sạn các hình thức trả lương gồm :

- Trả lương theo tời gian có thưởng, là hình thức trả lương cho người lao
động theo ngày, tuần, tháng.
- Trả lương khoán là hình thức trả lương theo kết quả lao động và hiệu quả
lao động, hình thức trả lương này được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp du
lịch. Trả lương khoán bao gồm các hình thức : trả lương khoán theo doanh thu, trả
lương khoán theo sản phẩm, và trả lương khoán theo lợi nhuận.
2.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới sử dụng người lao động.
Trong kinh doanh khách sạn con người là nhân tố trực tiếp quyết định chất
lượng sản phẩm dịch vụ và hiệu quả kinh doanh của khách sạn. Nhưng sử dụng
người lao động trong khách sạn cũng ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố :
- Người lao động phải chịu những áp lực về tâm lý do phải tiếp xúc và phục
vụ nhiều đối tượng khách khác nhau về giới tính, độ tuổi, dân tộc, nghề nghiệp,
phong tục tập quán và thói quen tiêu dùng. Trong khi đó nhân viên phục vụ khách
không được có một sai sót nào, phải luôn trong tình trạng sàng phục vụ khách với
lòng nhiệt tình và trình độ chuyên môn cao.
- Do đặc tính vô hình của sản phẩm, sản phẩm trong khách sạn chủ yếu là
dịch vụ nên phụ thuộc chủ yếu vào nhân viên phục vụ, nên tinh thần tự giác và
nhiệt tình với công việc được giao là yếu tố rất cần thiết.
- Hệ số luân chuyển lao động trong khách sạn cao, vì người lao động không
coi công việc làm trong khách sạn là lâu dài, độ tuổi trung bình trong khách sạn
đòi hỏi là những người có độ tuổi thấp để phù hợp với nhu cầu làm việc trong
khách sạn.
- Thời gian làm việc trong khách sạn phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của
khách. Khách sạn hoạt động 24/24h trong ngày không có thời gian nghỉ mà làm
việc quanh năm, kể cả ngày lễ, ngày tết, ngày nghỉ…Do thời gian làm việc phụ
thuộc vào nhu cầu của khách, nên nhân viên trong khách sạn luôn sẵn sang trong tư
thế làm việc trong mọi thời điểm.
- Hoạt động của khách sạn chịu ảnh hưởng lớn bởi tính thời vụ, nên việc
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang - DL1201
10

Khoa du lịch Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
quản lý lao động trong khách sạn gặp nhiều khó khăn, vào thời điểm trong thời vụ
cao thì đòi hỏi phải có một lượng nhân viên lớn để phục vụ khách, lúc này nhân
viên cũng phải chịu áp lực công việc rất lớn. Nhưng vào thời điểm ngoài mùa vụ
thì chỉ cần số lượng ít nhân viên.
2.4 Vai trò quản lý nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh doanh
khách sạn
Lao động trong kinh doanh khách sạn là bộ mặt thể hiện chất lượng cũng
như tầm vóc của khách sạn, nên việc quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh
khách sạn có vai trò rất lớn như :
- Quản lý nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng để thực hiện mục tiêu
chiến lược kinh doanh, và kế hoạch kinh doanh. Vì nguồn nhân lực đống vai trò
quyết định cho phát triển kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, tạo ra đội ngũ lao động
có chất lượng là yếu tố quyết định chất lượng phục vụ khách, nâng cao năng
suất lao động.
- Có vai trò kích thích, động viên người lao động làm việc hết sức mình và
quan tâm đến kết quả lao động, góp phần giáo dục con người và tạo ra đội ngũ
lao động có trình độ, làm việc có lơi ích cho khách sạn, cho xã hội và cho lợi ích
bản thân.
- Quản lý nguồn nhân lực góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, an
toàn xã hội, và ổn định chính trị xã hội.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang - DL1201
11
Khoa du lịch Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĂN UỐNG KHÁCH SẠN HÀ TÂY
I. qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña c«ng ty cæ
phÇn ¨n uèng kh¸ch s¹n hµ t©y.

1.1 Quá trình hình thành công ty cổ phần ăn uống khách sạn Hà Tây.
1.1.1 Quyết định thành lập
Công ty cổ phần ăn uống khách sạn Hà Tây được thành lập trên cơ sở tổ chức
lại Doanh nghiệp Nhà nước có tên Công ty ăn uống khách sạn Hà Tây, thông qua
hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp bằng cách giữ nguyên phần vốn của Nhà nước
hiện có trong doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu.
Căn cứ Luật công ty ngày 21 tháng 12 năm 1990 và Luật sửa đổi một số điều
của Luật công ty ngày 22 tháng 6 năm 1994. Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày
17/6/1998 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ
phần và các văn bản hướng dẫn thi hành. Quyết định số: 555/QĐ-UB ngày
17/6/1999. Quyết định 715/QĐ-UB ngày 11/8/1999 và quyết định số
1147/1999/QĐ-UB ngày 29/10/1999 của UBND tỉnh Hà Tây quyết định chuyển
công ty Ăn uống khách sạn Hà Tây Doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần
Ăn uống khách sạn Hà Tây, và được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp
luật về công ty cổ phần hiện hành.
Công ty cổ phần Ăn uống khách sạn Hà Tây có tư cách pháp nhân, hạch toán
kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh
doanh. Có tài sản riêng và chịu trách nhiệm đối với mọi khoản nợ bằng chính tài
sản đó.
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
- Kinh doanh các mặt hàng ăn uống, giải khát và các món ăn dân tộc, đại lý
bia hơi, bia đóng chai, nước giải khát các loại.
- Kinh doanh các mặt hàng công nghệ thực phẩm : rượu, bia, thuốc lá, bánh
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang - DL1201
12
Khoa du lịch Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
kẹo phù hợp chức năng ngành nghề du lịch dịch vụ thương mại.
- Tổ chức liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và
ngoài nước được Nhà nước cho phép.
- Kinh doanh dịch vụ giải trí, nhà nghỉ, hội trường.

- Mua, bán cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán trên thị trường theo quy định
của pháp luật.
Có tên gọi thông thường: Công ty cổ phần Ăn uống khách sạn Hà Tây
Tên giao dịch quốc tế: Joint – stock company of hotels and restaurants Hà Tây
Trụ sở chính: 12 Trưng Trắc - thị xã Hà Đông – Hà Tây ( Hà Nội )
Điện thoại: ( 034 ) 8.24593 – 8.24498
1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty .
1.2.1 Tổ chức bộ máy và nhân sự
Tổ chức bộ máy quản lý và nhân sự công ty theo mô hình trực tuyến
Sơ đồ, bộ máy tổ chức:


Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang - DL1201
Đại hội cổ đông
Bản kiểm soát
Giám đốc điều hành
Hội đồng quản trị
Nhà
hàng
ăn uống
khách
sạn
Cầu Am
Phòng
kế toán
tài vụ
Cửa
hàng ăn
uống
Quang

Trung
Cửa
hàng
dịch vụ
Các quầy
bán buôn
Phòng
Nghiệp
vụ
Tổ chức
hành
chính
13
Khoa du lịch Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
Đại hội cổ đông là cơ quan cao nhất có quyền quyết định của công ty cổ
phần Ăn uống khách sạn Hà Tây. Các cổ đông của công ty bao gồm :
- Cổ đông Nhà nước : là người đại diện cho phần vốn của Nhà nước tại công
ty do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
- Cổ đông pháp nhân : là các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội được pháp luật
Việt Nam công nhận có mua cổ phiếu tại công ty.
- Cổ đông cá nhân : là cán bộ nhân viên đang làm việc tại công ty và công
dân Việt Nam có mua cổ phần của công ty.
Từ đại hội cổ đông mà bầu ra hội đồng quản trị, ban kiểm soát, và các
giám đốc điều hành công ty. Đây là ban lãnh đạo chủ chốt của công ty hoạch
định chiến lược và những chính sách kinh doanh giúp công ty hoạt động sáng
tạo và phát triển.
•Phòng nghiệp vụ - Tổ chức hành chính
Giám sát thực hiện nghiêm túc quy chế quản lý nội bộ công ty, quy chế dân
chủ cơ sở và nội quy kỷ luật lao động của doanh nghiệp.

Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai quản lý tổng hợp và thống nhất công tác
hành chính, lập kế hoạch kinh doanh, gải quyết các vấn đề về tổ chức, đào tạo,
tuyển dụng, bồi dưỡng quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng,kỷ luật, thi đua,
khen thưởng cho các công nhân viên.
Lập các báo cáo tổng kết công tác hằng tháng, hằng quý, năm theo yêu cầu
của giám đốc và cấp trên. Lập lịch công tác tuần phổ biến đến các phòng ban, theo
dõi đôn đốc việc thưc hiện công tác này. Cập nhật thông tin từ các phòng ban để
xử lý, tham mưu cho giám đốc để điều hành công tác chung.
•Phòng kế toán tài vụ
Thực hiện nghiêm chỉnh luật kế toán, quản lý sử dụng vốn đảm bảo an toàn
và hiệu quả. Quản lý tốt giá (đầu ra, đầu vào ) công thức chế biến phù hợp với đặc
điểm của khách sạn Cầu Am 1 và Cầu Am 2, quản lý chi phí phát sinh hợp lý bằng
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang - DL1201
14
Khoa du lịch Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
định mức cụ thể để đảm bảo tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Xây dựng kế hoạch tài chính hang năm, quản lý các nguồn thu chi tài chính.
Quản lý quỹ tiền mặt, tiền giử ngân hàng , tiền gửi kho bạc. Thanh toán các
hoá đơn, chứng từ phục vụ kịp thời cho các hoạt động của công ty một cách có
hiệu quả.Thanh toán tiền lương tiền thứởng, các khoản phụ cấp cho cán bộ nhân
viên đúng chế độ.Báo cáo kiểm toán, quyết toán tài chính đảm bảo chất lượng kịp
thời quản lý sử dụng vốn an toàn hiệu quả.
•Khách sạn Cầu Am
Thực hiện chức năng :
- Kinh doanh lưu trú
- Kinh doanh nhà hàng
- Kinh doanh các dịch vụ bổ sung
•Cửa hàng ăn uống Quang Trung
Thực hiện chức năng : kinh doanh ăn uống là sở trường, phục vụ các bữa ăn
theo nhu cầu của khách.

•Các cửa hàng dịch vụ và các quầy bán buôn
Thực hiện chức năng :
- Bán buôn hàng hoá do các doanh nghiệp ngoài cung cấp
- Cung ứng hàng hóa, thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh của công ty
1.3 Tình hình phát triển các nguồn nhân lực của công ty cổ phần Ăn
uống khách sạn Hà Tây.
1.3.1 Phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực có vị trí quyết định đến phát triển sản xuất kinh doanh của
các ngành kinh tế nói chung, và đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh
doanh của công ty. Đặc biệt trong kinh doanh ăn uống khách sạn và các sản phẩm
dịch vụ, hao phí lao động trong sản phẩm dịch vụ chiếm phần lớn và nó quyết định
chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ khách. Quyết định trực tiếp đến hiệu quả
kinh doanh. Do vậy công ty luôn chú trọng nghiên cứu phương án tổ chức lao động
trong toàn công ty cho hợp lý, đảm bảo năng suất lao động, hiệu quả kinh tế và thu
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang - DL1201
15
Khoa du lịch Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
nhập phù hợp giữa các đơn vị trong toàn công ty.
Đồng thời nghiên cứu chế độ chính sách, điều kiện thực tế của công ty để bổ
sung quy chế quản lý và sử dụng chặt chẽ, nâng cao ý thức của người lao động
trong chấp hành quy chế của công ty. Nhất là ở những đơn vị trọng điểm khách sạn
Cầu Am 1 và Cầu Am 2 là những dây chuyền sản xuất kinh doanh chính. Đội ngũ
lao động phải được cân nhắc kỹ càng cả về trình độ chuyên môn, ý thức trách
nhiệm và về độ tuổi phù hợp với công việc. Kết hợp đào tạo và tuyển dụng, đánh
giá phân loại lao động, hiệu quả kinh doanh của đơn vị, bộ phận, làm cơ sở cho
việc ký kết hợp đông nâng giữ lương bậc. Do vậy cơ cấu đội ngũ lao động khá
đồng bộ chi tiết cụ thể sẽ được phân tích ở phần thực trạng quản lý và hiệu quả sử
dụng lao động.
1.3.2 Phát triển vốn kinh doanh
Ngoài nguồn nhân lực, phát triển vốn kinh doanh cũng giữ một vị trí hết sức

quan trọng. Công ty phát huy nội lực, tiếp tục huy động mọi nguồn vốn, mọi khả
năng trí tuệ của người lao động. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển mở rộng
sản xuất kinh doanh đã xác định là: kinh doanh ăn uống - dịch vụ khách sạn và bán
buôn tổng hợp.Tạo việc làm ổn định cho người lao động, nâng cao thu nhập,cải
thiện đời sống và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách, tăng lợi tức cho các cổ
đông. Xây dựng công ty ngày càng phát triển vững mạnh trên thị trường. Vì vậy
công ty đã coi trọng việc phát triển vốn kinh doanh để đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh doanh.
Biểu 1 : Tình hình phát triển vốn kinh doanh.
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
% năm sau /
năm trước
T. số TT T. số TT T. số TT 09/08 10/09
Tổng vốn KD 31396 100 33102 100 3612
0
100 105,4 109,1
Vốn cố định 27540 87,7 28910 87,3 3135
0
86,8 105 108,4
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang - DL1201
16
Khoa du lịch Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Vố lưu động 3856 12,3 4192 12,7 4770 13,2 109 113,8

Từ số liệu trên rút ra nhận xét :
- Vốn kinh doanh hàng năm của công ty tăng lên, năm 2009 so với năm
2008 tăng 5,4%, năm 2010 so với 2009 tăng 9,1%.
- Trong cơ cấu vốn, vốn cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn phù hợp với đặc
điểm kinh doanh khách sạn nhà hàng. Năm 2008 chiếm tỷ trọng 87,7 %, năm 2009

chiếm tỷ trọng 87,3%, năm 2010 chiếm tỷ trọng 86,8%.
1.3.3 Phát triển cơ sơ vật chất kỹ thuật
Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cũng rất quan trọng để mở rộng phát triển
sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng phục vụ
khách tăng sự thu hút khách. Vì vậy công ty có kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở
vật chất phù hợp với điều kiện, khả năng phát triển kinh doanh và nguồn vốn của
công ty. Các nhà hàng có tổng số chỗ ngồi là 1700 chỗ kinh doanh khá hiệu quả.
Khâu dịch vụ khách sạn với số lượng buồng không nhiều chỉ có 22 buồng song
cũng đạt hiệu quả. Do đó công ty tập trung đầu tư vào cơ sở vật chất : cải tạo lại
nội thất nâng cấp khách sạn Cầu Am 1 và Cầu Am 2 phù hợp với nhu cấu tiêu
dùng của khách. Với tổng kinh phí cải tạo là 125 triệu đồng. Trong đó văn phòng
công ty là 17,5 triệu, khách sạn Cầu Am 1 là 29 triệu, khách sạn Cầu Am 2 là 19,6
triệu. Mua sắm bổ xung công cụ, dụng cụ là 59 triệu đồng.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ KINH
DOANH.
2.1 Một số biện pháp phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của
công ty cổ phần Ăn uống khách sạn Hà Tây đang áp dụng.
Xác định khâu kinh doanh ăn uống khách sạn là trọng tâm, trọng điểm nên
công ty đã kiện toàn công tác tổ chức hợp lý các bộ phận từ quầy tổ đến người lao
động, giữa các khâu nghiệp vụ lưu trú, khách sạn, nhà hàng, quán bar hoạt động
theo từng quy trình công nghệ. Và áp dụng nhũng biện pháp để phát triển và nâng
cao hiệu quả kinh doanh :
- Đầu tư chiều sâu về mọi mặt đa dạng hoá sản phẩm nâng cao chất lượng,
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang - DL1201
17
Khoa du lịch Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
hiệu quả kinh tế các nghiệp vụ kinh doanh ăn uống.
- Thực hiện phương thức kinh doanh linh hoạt - phục vụ linh hoạt, phù hợp
với từng đối tượng khách hàng. Nghiên cứu học tập áp dụng những hình thức phục
vụ văn minh lịch sự và tiên tiến. Kết hợp phục vụ ăn uống với việc tổ chức ca

nhạc, liên kết các khâu dịch vụ để phục vụ trọn gói trong các tiệc cưới, hỏi, liên
hoan, sinh nhật,…
- Kết hợp phát triển giữ phục vụ tại nhà hàng khách sạn với phục vụ tại gia
đình, tại cơ quan. Sử dụng tối đa công suất nhà hàng và các trang bị phục vụ kinh
doanh, đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm phí.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên sâu về các mặt hàng bán buôn, thị
trường bán buôn để chủ động tiếp thị với khách hàng trong và ngoài địa bàn. Hàng
tháng phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của từng đơn vị, từng nhiệp vụ để
có phương thức kinh doanh phù hợp với mục tiêu là mở rộng sản xuất kinh doanh
thu hút thêm lao động.
- Đầu tư về xây dựng cơ sỏ vật chất mạng lưới kinh doanh. Bồi dưỡng bổ
nhiệm, tuyển dụng cán bộ quản lý có đủ trình độ năng lực vầo bộ máy điều hành
công ty.
2.2 Thực trạng về phát triển kinh doanh của công ty cổ phần Ăn uống
khách sạn Hà Tây.
2.2.1 Thực trạng về phát triển khách ở khách sạn Cầu Am 1 và Cầu Am 2
Do ngành nghề kinh doanh chính của công ty là kinh doanh ăn uống - dịch
vụ khách sạn và bán buôn tổng hợp, nên số buồng của hai khách sạn chỉ có khoảng
22 buồng chủ yếu phục vụ cho khách nội địa.
Biểu 2 : Thực trạng số lượt khách:
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
% năm sau /
năm trước
T. số T. số T. số 09/08 10/09
Tổng lượt khách 7558 7910 8171 104,7 103,3
Qua số liệu trên cho thấy :
- Tổng lượt khách năm 2009 so với năm 2008 tăng 4,7 %. Nhưng năm 2010
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang - DL1201
18

Khoa du lịch Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
so với năm 2009 mức tăng có giảm hơn chỉ đạt 3,3 % .Như vậy số lượt khách đến
khách sạn từ năm 2008 đến 2010 đều có xu hướng tăng. Thực trạng kinh doanh
buồng đạt hiệu quả.
2.2.2 Thực trạng về phát triển doanh thu của dịch vụ và bán buôn
Kinh doanh ăn uông - dịch vụ khách sạn và bán buôn là ngành kinh doanh
chính của công ty. Chính vì vậy phát triển doanh thu của các ngành hàng này cũng
là mục tiêu chiến lược của công ty qua biểu đồ số liệu dưới đây phần nào thể hiện
điều đó :
Biểu 3 : Thực trạng phát triển doanh thu :
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
% năm sau /
năm trước
T. số TT T. số TT T. số TT 09/0
8
10/09
Tổng DT
Trong đó:
61919 100 70046 100 78701 100 113,1 112,3
1.Khách sạn
Cầu Am 1
30678 49,5 33999 48,5 36517 46,4 110,8 107,4
2.Khách sạn
Cầu Am 2
10922 17,6 12593 18 15678 20 115,3 124,5
3.Nghiệp vụ
kinh doanh
20319 32,9 23454 33,5 26505 33,6 115,4 113
Qua bảng số liệu trên cho thấy :

- Tổng doanh thu năm 2009 so với năm 2008 tăng 13,1%, năm 2010 so với
năm 2009 mức tăng chậm hơn đạt 12,3%.
- Về cơ cấu doanh thu: khách sạn Cầu Am 1 luôn chiếm tỷ trọng cao nhất đạt
xấp xỉ 50% đây cũng là đơn vị kinh doanh trọng điểm của công ty. Năm 2008
chiếm tỷ trọng 49,5%, năm 2009 chiếm tỷ trọng 48,5%, năm 2010 chiếm tỷ trọng
46,4%.Thứ đến là kinh doanh doanh thương mại năm 2008 chiếm tỷ trọng 32,9%,
năm 2009 chiếm tỷ trọng 33,5%, năm 2010 chiếm tỷ trọng 33,6%. Cuối cùng là
khách sạn Cầu Am 2 tỷ trọng chiếm trên dưới 18%.
2.3 Thực trạng về hiệu quả kinh doanh.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang - DL1201
19
Khoa du lịch Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì hiệu quả kinh doanh cũng luôn là
mục tiêu chiến lược. Đối với công ty cổ phần ăn uống khách sạn Hà Tây nâng cao
hiệu quả kinh doanh cũng là chiến lược quan trọng hàng đầu. Do vậy công ty chú
trọng áp dụng các biện pháp hoàn thiện quản lý kinh doanh theo cơ chế thị trường,
sử dụng đòn bẩy kinh tế linh hoạt phù hợp với từng thời kỳ nhằm nâng cao hiệu
quả kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân
viên, tăng lợi tức cho các cổ đông .
2.3.1 Thực trạng về phát triển lợi nhuận
Phát triển lợi nhuận phụ thuộc trực tiếp vào tổng doanh thu và tổng chi phí, vì
vậy phát triển tổng chi phí và phấn đấu hạ thấp chi phí là cơ sở tăng lợi nhuận.
Biểu 4 : Kết quả sản xuất kinh doanh tổng hợp :
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
%năm sau/năm trước
09/08 10/09

1.Tổng doanh thu
61919 70046 78701 113,1 112,3
2.Trị giá nguyên liệu
và hàng bán ra
45470 51240 57557 112,6 112,4
- Tỷ suất ( % )
73,4 73,1 73,1 - 0,3 -
3.Tổng lãi gộp
16449 18442 21144 114,5 112,2
4.Tổng chi phí KD
8854 10157 11175 114,7 110,0
Tỷ suất chi phí ( % )
14,3 14,5 14,2 + 0,2 - 0,3
5.Lợi nhuận trước thuế
7595 8685 9969 114,4 114,8
6.Thuế TNDN
1899 2171 2492 114,3 114,8
7.Lợi nhuận sau thuế
5696 6514 7477 114,4 114,8
-Tỷ suất lợi nhuận
9,2 9,3 9,5 + 0,1 + 0,2
( Nguồn do Công ty cung cấp )
Qua bảng số liệu trên có thể nhận xét :
Lợi nhuận phụ thuộc vào nhịp độ phát triển doanh thu và nhịp độ tăng chi phí,
nếu nhịp độ tăng doanh thu nhanh hơn nhịp độ tăng tổng chi phí thì lợi nhuận tăng
nhanh và ngược lại :
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang - DL1201
20
Khoa du lịch Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Năm 2009 so với 2008 doanh thu tăng 13,1%, còn giá trị nguyên liệu và

hàng bán ra tăng thấp hơn 12,6% với tỷ suất gảm 0,3%, và tổng chi phí kinh doanh
tăng cao 14,7% với tỷ suất chi phí tăng 0,2%, dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng
14,4% với tỷ suất lợi nhuận tăng 0,1%.
- Năm 2010 so với 2009 doanh thu tăng 12,3%, còn giá trị nguyên liệu
và hàng bán ra tăng 12,4%, chi phí tăng 10% dẫn đến lợi nhuận tăng cao
14,8%, với tỷ suất lợi nhuận tăng 0,2%. Như vậy hiệu quả kinh doanh năm
2010 cao hơn năm 2009.
2.3.2 Hiệu quả sử dụng buồng :
Trong kinh doanh khách sạn hiệu quả sử dụng buồng hết sức quan trọng,
chiếm phần lớn việc nâng cao hiệu quả lợi nhuận. Hệ số sử dụng buồng được
tính theo hai cách : tính theo doanh thu lưu trú thực tế so với doanh thu theo
công suất buồng, và tính theo số ngày lưư trú thực tế của khách so với số ngày
theo công suất.
- Theo cách 2, số ngày theo công suất được xác định :
Công ty có 2 khách sạn là khách sạn Cầu Am 1 và khách sạn Cầu Am 2 với
khoảng 22 buồng, mỗi buồng bố trí 2 khách vậy cách tính là :
22 buồng x 2 khách x 360 ngày = 15840 ngày khách
- Số ngày lưu trú của khách qua các năm tính theo số lượt khách qua các
năm và số ngày lưu trú bình quân một lượt khách theo số liệu thống kê là
khoảng 1,5 ngày :
Năm 2008 : 7558 lượt x 1,5 ngày = 11337 ngày khách
Năm 2009 : 7910 lượt x 1,5 ngày = 11865 ngày khách
Năm 2010 : 8171 lượt x 1,5 ngày = 12256 ngày khách
Từ kết quả trên có biểu đồ hiệu quả sử dụng buồng :
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang - DL1201
21
Khoa du lịch Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Biểu 5 : Tình hình hiệu quả sử dụng buồng :
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
% năm sau

/năm trước
09/08 10/09
1.Công suất phòng 15840 15840 15840 - -
2.Ngày khách thực tế 11337 11865 12256 104,7 103,3
3.Hiệu suất sử dụng 0,72 0,75 0,77 + 0,03 + 0,02
( Nguồn: Do công ty cung cấp)
Qua bảng số liệu trên cho thấy hiệu suất sử dụng buồng của hai khách sạn
Cầu Am 1 và Cầu Am 2 khá hiệu quả. Dù với số luợng buông không nhiều song
hiệu quả sử dụng buồng qua các năm đều đạt hiệu suất sử dụng trên 70%.
2.3.3 Hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh :
Trước nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển, sự cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, tất cả vì mục đích nâng cao hiệu quả kinh
doanh thu lợi nhuận. Do vậy việc đầu tư vốn và sử dụng vốn kinh doanh cho hiệu
quả là mục tiêu chiến lược mà công ty cổ phần ăn uống khách sạn Hà Tây luôn
quan tâm đến.
Biểu 6: hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh :
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
% năm sau / năm
trước
09/08 10/09
1Tổng doanh thu 61919 70046 78701 113,1 112,3
2.Tổng vốn kinh doanh 31396 33102 36120 105,4 109,1
3.Lợi nhuận sau thuế 5696 6514 7477 114,4 114,8
4.Hiệu quả sử dụng vốn - - - - -
Doanh thu/đồng vốn 1,97 2,11 2,17 107,2 102,8
Lợi nhuận/đồng vốn(1000đ) 0,18 0,19 0,21 105,6 110,5
Qua bảng số liệu rút ra nhận xét :
- Năm 2009 so với năm 2008 doanh thu tăng 13,1%, lợi nhuận sau thuế tăng
14,4% và tổng vốn kinh doanh tăng 5,4%. Do đó hiệu quả sử dụng vốn tăng, doanh

thu / đồng vốn tăng 7,2% và mức sinh lời / đồng vốn tăng 5,6%.
- Năm 2010 so với năm 2009 doanh thu tăng 12,3%, lợi nhuận sau thuế tăng
14,8%, tổng vốn kinh doanh tăng 9,1%. Do đó doanh thu / đồng vốn tăng 2,8%,
mức sinh lời / đồng vốn tăng 10,5%.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang - DL1201
22
Khoa du lịch Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
III. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĂN UỐNG KHÁCH SẠN HÀ TÂY.
3.1 Những biện pháp phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ăn
uống khách sạn Hà Tây :
Như đã để cập ở phần trên, phát triển nguồn nhân lực giữ vai trò quan
trọng, là yếu tố quyết định trực tiếp đối với việc phát triển kinh doanh và nâng cao
hiệu quả kinh doanh của kinh doanh ăn uống khách sạn nhà hàng. Vì vậy quản lý
nguồn nhân lực cho hợp lý để giảm chi phí lao động, nâng cao năng suất lao động,
nâng cao chất lưọng sản phẩm luôn được Công ty chú ý, và áp dụng các biện pháp
quản lý sau :
- Bồi dưỡng, nâng cao năng lực,kỹ năng, trình độ lành nghề của cán bộ nhân
viên trong công ty.
- Tạo môi trường lao động hài hoà quan hệ giữa người quản lý với người
lao động.
- Bố trí nhân viên theo đúng chuyên ngành đào tạo.
- Xây dựng tiêu chuẩn cho từng loại lao động để thu hút lao động theo đúng
số lượng tiêu chuẩn.
- Áp dụng chế độ khen thưởng bằng vật chất và tinh thần cho những cá nhân
hoặc đơn vị xuất sắc trong từng thời kỳ của Công ty.
- Luôn rà soát đội ngũ lao động trong toàn công ty với trình độ chuyên môn
và công việc đâng làm để xây dựng phương án cho phù hợp với các chức năng của
các phòng ban trong công ty.
3.2 Tình hình phát triển nguồn nhân lực

Nhờ những biện pháp quản lý trên mà đội ngũ lao động của công ty ngày
càng phù hợp hơn đối với sự phát triển kinh doanh. Điều này được thể hiện qua
bảng số liệu sau :
Biểu 7 : tình hình phát triển nguồn nhân lực :
Đơn vị : %, người.
% năm sau /
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang - DL1201
23
Khoa du lịch Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 năm trước
T. số TT T. số TT T. số TT 09/0
8
10/09
Tổng LĐ 101 100 100 100 98 100 99,0 98,0
1.Phân theo:gt-tt 101 100 100 100 98 100 99,0 98,0
- Gián tiếp 13 12,9 12 12 12 12,2 92,3 100
- Trực tiếp 88 87,1 88 88 86 87,8 100 97,7
2.phân theo tr.độ 101 100 100 100 98 100 99,0 98,0
- Đại học 13 12,9 14 14 13 13,3 107,7 98,8
- Cao đẳng 21 20,8 23 23 20 20,4 109,5 86,9
- Trung cấp 32 31,7 31 31 34 34,6 96,9 109,7
- LĐPT 35 34,6 32 32 30 31,7 91,4 93,8
( Nguồn do Công ty cung cấp )
Qua bảng số liệu 7 cho thấy :
- Số lượng lao động qua các năm đều giảm. Năm 2009 so với 2008 có mức
giảm là 1%, năm 2010 so với 2009 mức giảm là 2%. Điều này cũng có phần phụ
thuộc vào sự tăng giảm khách và doanh thu.
- Cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp cũng hợp lý vì lao động gián tiếp chỉ
chiếm khoảng 14,5% còn lại là lao động trực tiếp.
- Về trình độ lao động : đội ngũ lao động có trình độ đại học và cao đẳng

chiếm tỉ trọng khá lớn khoảng 35%, lao động trung cấp chiếm khoảng trên 30%,
còn lao động phổ thông chiếm khoảng 20 %. Điều này chứng tỏ trình độ nhân viên
đạt khá cao, đây là yếu tố quan trọng giúp công ty phát triển tốt và đạt hiệu quả
kinh doanh cao.
3.3 Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực :
Từ tình hình phất triển nguồn nhân lực nói trên, thì vấn đề sử dụng nguồn
nhân lực hiệu quả cũng rất quan trọng và cần phân tích.
Biểu 8 : Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực :
Đơn vị : triệu đồng, người
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
% năm sau /
năm trước
09/08 10/09
1. Tổng doanh thu 61919 70046 78701 113,1 112,3
2. Số lao động bình quân 101 100 98 99,0 98,0
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang - DL1201
24
Khoa du lịch Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
3. Lợi nhuận sau thuế 5696 6514 7477 114,4 114,8
4.Hiệu quả sử dụng laođộng - - - - -
- Doanh thu / đầu người 6,13 7,0 8,0 114,2 114,3
- Lợi nhuận / đầu người 0,56 0,65 0,76 116,1 116,9
Từ bảng số liệu trên cho thấy :
- Năm 2009 so với 2008 doanh thu tăng 13,1%, lợi nhuận sau thuế tăng
14,4% và số lao động bình quân giảm 1%. Từ đó doanh thu trên đầu người tăng
14,2% và lợi nhuận trên đầu người tăng 16,1%, hiệu quả sử dụng lao động cao.
- Năm 2010 so với 2009 doanh thu tăng 12,3%, lợi nhuận sau thuế tăng
14,8% và số lao động bình quân giảm 2%. Từ đó doanh thu trên đầu người tăng
14,3% và lợi nhuận trên đầu người tăng 16,9%.Như vậy hiệu quả sử dụng lao động
năm sau cao hơn năm trước.

3.4 Đánh giá tổng hợp về thực trạng phát triển kinh doanh và hiệu quả
sử dụng lao động tại cơ sơ thực tập.
a. Khâu kinh doanh buôn bán: với sự cố gắng trong chỉ đạo và tổ chức kinh
doanh tăng cường công tác tiếp thị giám sát trong khâu giao nhận hàng hoá và tổ
chứ bán buôn cho mọi đối tượng khách trong và ngoài thị xã, mở rộng quan hệ
kinh doanh với nhiều công ty thực phẩm, đồ uống đặc biệt là rượu.Cùng với xử lý
giá cả phù hợp trong từng thời điểm và phương thức kinh doanh linh hoạt đã thu
dược nhiều kết quả cao trong kinh doanh buôn bán.
b. Công tác tổ chức cán bộ: từng bước hoàn thiện đội ngũ cán bộ cho từng
đơn vị, từng bộ phận, phòng ban. Tuyển dụng một số lao động mới vào thử việc và
ký hợp đồng lao động để đảm bảo mở rộng và phát triển kinh doanh.
c. Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ: tổ chức các lớp học nâng cao nghiệp vụ
quản lý chuyên môn kỹ thuật và tổ chức thăm quan học tập ở các khách sạn lớn
cho các cán bộ chủ chốt và kỹ thuật của công ty về buồng,bàn, chế biến.
d. Công tác quản lý tài chính: chấp hành nghiêm chỉnh luật kế toán, thường
xuyên phổ biến chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ quản lý - quyết toán tài chính
đảm bảo chất lượng kịp thời sử dụng vốn an toàn hiệu quả.
e. Công tác kế hoạch định mức: bám sát vào nghị quyết đại hội cổ đông hàng
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Giang - DL1201
25

×