Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Định hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu than bền vững của Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng Sản Việt Nam cho đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 78 trang )

Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CN. Nguyễn Bích Ngọc

TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QuốC DÂN
KHOA thơng mại & kinh tế quốc tế

------------

CHUYÊN Đề THựC TậP cuối khóa
đề tài:

định hớng và giải pháp phát triển xuất khẩu than bền
vững của tập đoàn than khoáng sản việt nam cho
đến năm 2020
: T.s ngô thị tuyết mai
Cn nguyễn bích ngọc
: Lê thị vân anh
: Cq490036
: Kinh tế quốc tế 49a

Giáo viên hớng dẫn
Sinh viên thực hiện
MÃ sinh viên
Lớp

Hà NộI, tháng 5/2011

SV: Lê Thị Vân Anh


1

Lớp: Kinh tế quèc tÕ 49A


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CN. NguyÔn BÝch Ngäc

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bản chuyên đề thực tập này được hoàn thành là do quá
trình nghiên cứu độc lập của bản thân, dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS. Ngô Thị
Tuyết Mai và cơ CN. Nguyễn Bích Ngọc mà khơng có sự sao chép từ bất cứ một
tài liệu nào. Nếu vi phạm em xin chấp nhận mọi hình thức kỷ luật của nhà trường.
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2011
Sinh viên thc hin

Lờ Thi Võn Anh

SV: Lê Thị Vân Anh

2

Lớp: Kinh tÕ quèc tÕ 49A


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

CN. Ngun BÝch Ngäc

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được chun đề thực tập này, trước tiên em xin được gửi lời
cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô TS. Ngô Thị Tuyết Mai người trực tiếp hướng
dẫn em thực hiện chuyên đề thực tập này và cô CN. Nguyễn Bích Ngọc đã giúp đơ
em trong q trình hồn thành chuyên đề.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cán bộ Ban Xuất
Nhập Khẩu 2 của Tập đồn Cơng nghiệp Than- Khống sản Việt Nam đã giúp đơ em
trong quá trình thực tập qua đó em có thể nắm bắt được các vấn đề thực tiễn về
chuyên môn để phục vụ cho chuyên đề thực tập.

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2011
Sinh viên thc hin

Lờ Thi Võn Anh

SV: Lê Thị Vân Anh

3

Lớp: Kinh tÕ quèc tÕ 49A


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CN. NguyÔn BÝch Ngäc

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................2
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU........................................................................5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................7
STT........................................................................................................................... 7
Chữ viết tắt..............................................................................................................7
Nghĩa đầy đủ............................................................................................................7
Tiếng Anh................................................................................................................. 7
Tiếng Việt................................................................................................................. 7
1................................................................................................................................. 7
World Trade Organization.....................................................................................7
2................................................................................................................................. 7
3................................................................................................................................. 7
European Union.......................................................................................................7
4................................................................................................................................. 7
Vietnam National Coal - Mineral Industries Group.............................................7
5................................................................................................................................. 7
6................................................................................................................................. 7
7................................................................................................................................. 7
8................................................................................................................................. 7
9................................................................................................................................. 7
10............................................................................................................................... 7
11............................................................................................................................... 7
12............................................................................................................................... 7
Cost, Insurance and Freight...................................................................................7
13............................................................................................................................... 7
Free On Board.........................................................................................................7
14............................................................................................................................... 7
Cost and Freight......................................................................................................7
14............................................................................................................................... 7


SV: Lê Thị Vân Anh

4

Líp: Kinh tÕ quèc tÕ 49A


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CN. Ngun BÝch Ngäc

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đờ 1.1: Sơ đờ tở chức Tập đồn Than – Khống sản Việt Nam từ 1/1/2011 Error:
Reference source not found

Biểu đồ 2.1: Phân bố trữ lượng than trên thế giới..Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.2: Phân bố trữ lượng than trên thế giới năm 2004 Error: Reference source
not found
Biểu đồ 2.3: Khối lượng than sản xuất- tiêu thụ giai đoạn 2004 - 2009...........Error:
Reference source not found
Biểu đồ 2.4: Sản lượng than xuất khẩu của Tập đồn Cơng nghiệp Than- Khống
sản Việt Nam giai đoạn 2005- 2010.......................Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.5: Giá trị kim ngạch xuất khẩu của tập đồn than khống sản Việt Nam
giai đoạn 2001 - 2010.............................................Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.6: Thực hiện xuất khẩu than đi các thị trường năm 2010. Error: Reference
source not found
Biểu đồ 2.7: Sản lượng than xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Error: Reference
source not found
Biểu đồ 2.8: Các nhà cung cấp than antraxit vào Nhật Bản năm 2010.............Error:

Reference source not found

LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................2
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU........................................................................5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................7
STT........................................................................................................................... 7
Chữ viết tắt..............................................................................................................7
Nghĩa đầy đủ............................................................................................................7
Tiếng Anh................................................................................................................. 7
Ting Vit................................................................................................................. 7
1................................................................................................................................. 7

SV: Lê Thị Vân Anh

5

Lớp: Kinh tÕ quèc tÕ 49A


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CN. NguyÔn BÝch Ngäc

World Trade Organization.....................................................................................7
2................................................................................................................................. 7
3................................................................................................................................. 7
European Union.......................................................................................................7
4................................................................................................................................. 7
Vietnam National Coal - Mineral Industries Group.............................................7

5................................................................................................................................. 7
6................................................................................................................................. 7
7................................................................................................................................. 7
8................................................................................................................................. 7
9................................................................................................................................. 7
10............................................................................................................................... 7
11............................................................................................................................... 7
12............................................................................................................................... 7
Cost, Insurance and Freight...................................................................................7
13............................................................................................................................... 7
Free On Board.........................................................................................................7
14............................................................................................................................... 7
Cost and Freight......................................................................................................7
14............................................................................................................................... 7

SV: Lê Thị Vân Anh

6

Lớp: Kinh tế quèc tÕ 49A


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CN. NguyÔn BÝch Ngäc

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa đầy đủ
STT


Chữ viết tắt
Tiếng Anh

Tiếng Việt

1
2
3
4

WTO
TGĐ
EU
TKV

World Trade Organization

5
6
7
8

BVMT
XNK
ĐTM
ĐCM

9
10

11
12


TN & MT
QL18A
CIF

Cost, Insurance and Freight

13

FOB

Free On Board

14
14

CFR
CHLB

Cost and Freight

European Union
Vietnam National Coal Mineral Industries
Group

SV: Lê Thị Vân Anh


Tụ chc thng mi thờ gii
Tụng giám đớc
Liên minh Châu Âu
Tập đồn Cơng nghiệp Than- Khống
sản Việt Nam
Bảo vệ môi trường
Xuất Nhập Khẩu
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá môi trường chiến
lược
Quyết định
Tài nguyên và Môi trường
Quốc lộ 18A
Giá thành, Bảo hiềm và Cước
Miễn trách nhiệm trên boong tàu tại
cảng đi
Tiền hàng và cước
Cộng Hòa Liên Bang

7

Líp: Kinh tÕ quèc tÕ 49A


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CN. NguyÔn BÝch Ngäc

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, xuất khẩu đã trở thành hướng phát triển chung của kinh tế thế giới
trong đó có Việt Nam. Xu thế đó đã tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam hòa nhập
vào sự phát triển chung của thế giới, sử dụng tốt những lợi thế của đất nước và
thông qua quan hệ trao đổi để bù đắp những sự thiếu hụt yếu kém để trở thành nước
cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa hoàn chỉnh.
Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Mở rộng quan
hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế q́c tế. Đẩy mạnh hoạt động
kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu,
khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất; chủ
động và tích cực hội nhập kinh tế q́c tế theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát
triển đất nước từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; khai thác có hiệu
quả các cơ hội và giảm tối đa những thách thức, rủi ro khi nước ta là thành viên Tở
chức Thương mại thế giới (WTO)”.
Tập đồn Cơng nghiệp Than – Khống sản Việt Nam là Tập đồn kinh tế
nhà nước được Thủ tướng Chính phủ thành lập từ tháng 10 năm 1994, với nhiệm vụ
chủ đạo là khai thác than, thỏa mãn các nhu cầu về than của nền kinh tế quốc dân
đồng thời phát triển kinh doanh các ngành nghề khác trên nền công nghiệp than một
cách có hiệu quả.
Trong những năm gần đây, với sản lượng khai thác và tiêu thụ đạt trên 40
triệu tấn trong đó than xuất khẩu đạt trên 20 triệu tấn, doanh thu từ xuất khẩu than
đạt trên 1 tỷ đơ la Mỹ, Tập đồn Cơng nghiệp Than – Khống sản Việt Nam được
xếp hạng là doanh nghiệp lớn thứ 4 trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất của Việt
Nam, mặt hàng than đá liên tục là một trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của
Việt Nam, hoạt động xuất khẩu than của Tập đồn Cơng nghiệp Than – Khống sản
Việt Nam đã và đang đóng góp 1 phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế,
vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa của đất nước.
Tập đồn Cơng nghiệp Than – Khống sản Việt Nam với nhiệm vụ quan
trọng của mình là bên cạnh việc khún khích xuất khẩu vì những mục đích như
trên thì còn phải nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ an ninh năng lượng
quốc gia và bảo vệ mơi trường, tài ngun thiên nhiên vì ng̀n than là hữu hạn và

là nguồn năng lượng hết sức quý giá. Nó có ảnh hưởng rất nhiều đến các ngành
cơng nghiệp khác của đất nước. Tập đồn phải có chiến lược xut khõu than ung

SV: Lê Thị Vân Anh

1

Lớp: Kinh tế quèc tÕ 49A


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CN. Ngun BÝch Ngäc

đắn vì sự phát triển bền vững của Tập đồn cũng góp phần vào sự phát triển bền
vững chung của đất nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu than, em đã lựa
chọn nghiên cứu đề tài: “Định hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu than bền
vững của Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng Sản Việt Nam cho đến năm
2020” .
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích hoạt động xuất khẩu than của Tập đồn Cơng nghiệp
Than – Khống sản Việt Nam trong thời gian gần đây để xác định được những điểm
mạnh, điểm ́u của Tập đồn; tởng hợp những nét chủ yếu về thị trường than thế
giới cũng như trong nước và mục tiêu hạn chế hợp lý xuất khẩu than của Tập đoàn
trong giai đoạn phát triển mới; qua đó phân tích các khả năng phát triển của Tập
đồn trong tương lai cũng như các giải pháp cho xuất khẩu than và cho mục tiêu
phát triển bền vững của Tập đoàn trong thời gian tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đới tượng nghiên cứu của đề tài chính là hoạt động xuất khẩu than của Tập
đồn Cơng nghiệp Than- Khống Sản Việt Nam, thơng qua sự kiểm sốt của các cơ
quan liên quan đến hoạt động xuất khẩu than
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định trên hai phương diện là không
gian và thời gian.Về mặt không gian là hoạt động xuất khẩu than của Tập đồn
Cơng nghiệp Than- Khoáng Sản Việt Nam, về mặt thời gian là nghiên cứu từ năm
2001 đến nay.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu kinh tế chủ ́u như phương pháp
phân tích, thớng kê, so sánh và tởng hợp để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu đề tài gồm 3
chương:
Chương I: Tổng quan chung về ngành than Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp
Than- Khoáng sản Việt Nam
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp
Than- Khoáng sản Việt Nam
Chương III: Định hướng và các giải pháp phát triển xuất khẩu than bền vững
của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng Sản Việt Nam cho đến năm 2020

SV: Lê Thị Vân Anh

2

Lớp: Kinh tế quốc tế 49A


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CN. NguyÔn BÝch Ngäc


Chương I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGÀNH THAN VIỆT
NAM VÀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN- KHOÁNG
SẢN VIỆT NAM
1.1. Tổng quan chung về ngành than Việt Nam
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành than Việt Nam
Trong lịch sử công nghiệp Việt Nam, khai thác than là một trong những
ngành được hình thành sớm nhất. Than của Việt Nam được triều Nguyễn khai thác
từ những năm đầu thế kỷ 19, tiếp theo là người Pháp khai thác than Việt Nam từ
năm 1883 đến năm 1955. Từ năm 1955 đến nay, ngành than do Chính phủ nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý.
1.1.1.1. Dưới thời nhà Nguyễn (1837-1883)
Theo tài liệu sử sách để lại, than được phát hiện lần đầu tiên tại Việt Nam
vào thời vua Minh Mạng. Vào năm 1837, 100 tấn than đá khai thác đầu tiên đã được
Bộ Công sai cho vận chuyển từ Đông Triều, Quảng Ninh về kinh đô Huế bằng
đường biển. Công trường khai thác than đầu tiên là mỏ An Lăng, nay thuộc xã An
Thọ, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Như vậy, trước khi người Pháp thăm dò và khai thác than, nhân dân Việt
Nam và quan chức Triều Nguyễn đã phát hiện và khai thác than mỏ hoặc cho người
nước ngoài thuê. Tuy nhiên, sản lượng khai thác trong giai đoạn này nhìn chung rất
hạn chế và khơng có sử liệu để đánh giá.
1.1.1.2. Dưới thời thực dân Pháp (1883-1955)
Vào năm 1874, Pháp buộc triều đình nhà Nguyễn ký thoả ước trong đó có
điều khoản phải mở cửa cảng Hòn Gai, đặt thương chính hỗn hợp Pháp Việt tại đó
để các tàu thuyền nước ngồi ra vào buôn bán. Các tàu thuyền của Anh, Pháp, Đức,
Trung q́c… ngồi việc mua bán lâm thở sản còn mua cả than. Ngày 12/3/1883,
thực dân Pháp đánh chiếm khu mỏ Hòn Gai- Cẩm Phả, từ đó kỹ nghệ khai thác than
đá của Việt Nam thuộc sự quản lý của tư bản Pháp.
Trong thời kỳ này, để phục vụ cho việc khai thác và xuất khẩu than, thực dân
Pháp đã chú trọng tới việc đầu tư xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng tại vùng mỏ

bao gồm hệ thống đường sắt nối từ khu vực khai thác than tại mỏ Hà Tu ra cảng
Hòn Gai, cảng Hòn Gai, nhà sàng Hòn Gai, nhà máy luyện than đóng bánh ở Hòn
Gai, lò luyện cớc, bến cảng Cửa Ơng…Từ sản lượng 2.120 tn than khai thỏc nm

SV: Lê Thị Vân Anh

3

Lớp: Kinh tÕ quèc tÕ 49A


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CN. NguyÔn BÝch Ngäc

1890, tới năm 1899 đã lên tới 296.170 tấn, số than này chủ yếu được xuất khẩu sang
các nước Trung Q́c, Nhật, Philippin và đưa về chính quốc (Pháp). Sản lượng than
khai thác ngày một tăng, nếu năm 1919 mới là 520 ngàn tấn thì đến năm 1929 đã là
1,33 triệu tấn. Tuy nhiên, mặc dù than khai thác ngày một tăng nhưng đời sống
người thợ mỏ lại ngày càng khổ cực, tăm tối bởi lợi nhuận cứ thay nhau chảy vào
túi người Pháp bởi chính sách bóc lột hà khắc của họ. Đó là lý do dẫn đến cuộc tổng
bãi công lịch sử của những người thợ mỏ vào ngày 12/11/1936.
Ngày 24/4/1955 là ngày tên lính viễn chinh Pháp cuối cùng rút khỏi khu tập
kết và vùng than Quảng Ninh được hồn tồn giải phóng. Ngày 25/4/1955 Chính
phủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhận bàn giao với chính quyền thực
dân Pháp, kết thúc quá trình khai thác than của tư bản Pháp ở Việt Nam với sản
lượng khoảng trên 50 triệu tấn.
1.1.1.3.
Dưới sự quản lý của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(1955- nay)
Thời kỳ từ 1955 đến nay, theo mơ hình tở chức quản lý có thể chia ngành
than Việt Nam thành các giai đoạn như sau:
+ Từ tháng 4/1955 đến tháng 7/1960: Ngành than do Bộ Công Nghiệp quản lý
+ Từ tháng 7/1960 đến 8/1969: Ngành than do Bộ Công Nghiệp Nặng quản lý
+ Từ tháng 8/1969 đến 1/1981: Ngành than thuộc sự quản lý của Bộ Điện và Than
+ Từ tháng 1/1981 đến 3/1987: Ngành than thuộc sự quản lý của Bộ Mỏ và Than
+ Từ tháng 3/1987 đến 10/1994: Ngành than thuộc sự quản lý của Bộ Năng Lượng
+ Từ tháng 10/1994 đến nay: Ngành than thuộc sự quản lý của Tập đồn Cơng
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
1.1.2. Vai trò của ngành than Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế- xã hội
Ngành than là một phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, phát triển của
ngành than phải đặt trong sự phát triển của các ngành có liên quan và đặt trong tổng
thể phát triển của nền kinh tế và xã hội. Ngành than là một trong những ngành công
nghiệp mang tính chất hạ tầng và là ng̀n cung cấp đầu vào phục vụ cho nhiều
ngành kinh tế khác. Chính vì mang tính chất là một ngành cơng nghiệp hạ tầng nên
ngành than cần có tính chất đặc thù cho cả đầu tư phát triển nội ngành và cả con
người, đảm bảo cho ngành than Việt Nam phát triển một cách bền vững, chắc chắn
và đồng bộ với các ngành mà nó phục vụ. Khi nói đến tầm quan trọng của ngành
than, chúng ta cần đánh giá than trong các mặt như kinh tế, xã hội và bảo vệ mơi
trường.
SV: Lª Thị Vân Anh

4

Lớp: Kinh tế quốc tế 49A


Chuyên đề thực tập cuối khoá


GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CN. NguyÔn BÝch Ngäc

1.1.2.1. Về kinh tế
Việc khai thác than có một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền
kinh tế nói chung và sự phát triển của nhiều ngành nói riêng. Có thể thấy rõ ràng vai
trò của ngành than như:
Đảm bảo nhu cầu về nguyên liệu và nhiên liệu cho một số ngành trong nền
kinh tế quốc dân như: điện, xi măng, sắt thép, giấy, đạm, vật liệu xây dựng và chất
đốt sinh hoạt… Hàng năm, một lượng lớn than được cung cấp cho các ngành công
nghiệp luyện kim và cho nhu cầu tiêu thụ trong sinh hoạt không ngừng tăng lên
hàng năm. Lượng than cung cấp cho các ngành trong nước trong năm 1995 là
khoảng 4,8 triệu tấn thì đến năm 2000 lượng than tiêu thụ trong nước đã tăng lên
gần gấp đôi và đạt mức 8,4 triệu tấn. Nhu cầu tiêu dùng than phục vụ trong sản xuất
của các ngành công nghiệp sử dụng than sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm
1997 đã ởn định nên đến năm 2004 thì lượng than cung cấp cho tiêu dùng trong
nước đạt trên 14,5 triệu tấn than và tớc độ trung bình gia tăng cung cấp than cho nên
kinh tế trong những năm 2000 tới 2004 đạt tớc độ khoảng 13%/năm.Theo tính tốn
thì từ nay đến năm 2020, sản lượng cung cấp than cho nền kinh tế ước đạt khoảng
từ 15 đến 43 triệu tấn than với tớc độ gia tăng bình qn hàng năm là 8%/năm.
Bên cạnh đó, nhờ giá bán than của công ty than đối với thị trường trong nước
chỉ bằng một nửa so với giá bán trên thị trường thế giới nên nó đã gián tiếp làm giá
thành 1 sớ mặt hàng này trong nước hay có thể nói là than đã gián tiếp đóng góp
vào giá trị GDP của đất nước thông qua các ngành sử dụng than.
Bảng 1.1: Giá trị kinh tế của hoạt động kinh doanh Than khoáng sản Việt Nam
2005

2006

2007


2008

2009

2010

2011*

Lượng than tiêu thu
(Triệu tấn)

30.2

37.7

41.7

35.4

44.4

45.1

9.9

Doanh thu tiêu thu
(tỷ đờng)

22788


29173

34404

57494

62866

71251

21400

Nợp ngân sách
(tỷ đờng)

1407

1588

3290

7005

6343

7542

---


(Ng̀n: Tập đồn Cơng nghiệp Than Khống sản Việt Nam – 2011)
Ngành than đã đóng góp vào giá trị GDP của đất nước hàng ngàn tỷ đởng
mỗi năm. Năm 1995 giá trị đóng góp của ngành than mới chỉ khoảng 120 tỷ đờng
thì đến năm 2005 giá trị đóng góp của ngành than đã đạt mức 1407 t ụng v mc

SV: Lê Thị Vân Anh

5

Lớp: Kinh tÕ quèc tÕ 49A


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CN. Ngun BÝch Ngäc

độ đóng góp này ngày càng tăng lên. Như vậy trong giai đoạn 1995 đến 2005 thì tớc
độ trung bình đóng góp của ngành than đới với nhà nước đã đạt 19,7%. Hơn nữa,
ngành cũng đã thu về một lượng ngoại tệ lớn trong hoạt động xuất khẩu than hàng
năm như năm 2005 lượng ngoại tệ thu về đạt doanh số 713 triệu USD.
1.1.2.2. Về xã hội
Về vấn đề xã hội, ngành than đã giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn
người lao động và gián tiếp tạo ra việc làm cho hàng chục vạn người ở các ngành
kinh tế khác. Bảng 1.2 dưới đây tổng kết thu nhập bình qn hàng năm của cơng
nhân trong ngành than từ năm 2005 đến năm 2010:
Bảng 1.2: Thu nhập BQ của công nhân ngành than
2005
TNBQ/người
(triệu đồng)


2006

2007

2008

2009

3.907 3.947 4.594 5.674 6.100

2010
6.5

(Ng̀n: Tập đồn Cơng nghiệp Than Việt Nam)
Ngành than đã giải quyết việc làm cho một bộ phận lớn người lao động tại
địa phương hay khắp các vùng miền khác trong việc tham gia khai thác ở các mỏ
than hay quản lý. Số lượng lao động tham gia trong ngành than mới chỉ có khoảng
hơn 80 nghìn người vào năm 2002 nhưng cho đến năm 2004 thì sớ lượng lao động
của ngành Than đã tăng lên đến 93 nghìn lao động với mức thu nhập bình quân của
một lao động là 2,587 nghìn đờng/ lao động. Bên cạnh đó, nếu tính mỗi lao động
của ngành ni thêm 1,5 đến 2 người ăn theo thì trên thực tế, ngành than đã nuôi
sống được hàng trăm ngàn người.
Cùng với việc giải quyết việc làm cho nhiều người, ngành than còn tạo mới
và phát triển các khu dân cư, hình thành lên các làng mỏ, phát triển dân sớ tại các
làng đó và từ đó phát triển về nhà ở, trường học, bệnh viện… các dịch vụ hạ tầng,
các cơ sở hạ tầng gần các khu mỏ và vùng khai thác. Ở các khu vực khai thác tại các
mỏ, ngành than tạo điều kiện cho việc hình thành và mở các dịch vụ,các ngành nghề
sản xuất nhỏ nhằm phục vụ hay cung cấp cho công nhân, làm cho ngành công
nghiệp phụ trợ phát triển, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho mt b phn ngi

dõn õy.

SV: Lê Thị Vân Anh

6

Lớp: Kinh tÕ quèc tÕ 49A


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CN. Ngun BÝch Ngäc

Giai cấp cơng nhân mỏ ở Việt Nam dần dần được hình thành kéo theo sự
xuất hiện của văn hóa người thợ mỏ, đặc biệt là ở tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra còn
thúc đẩy nền kinh tế, xã hội và văn hóa phát triển. Ở một sớ nơi xa xôi hẻo lánh, đi
liền với việc phát triển khai thác mỏ than là việc làm gia tăng sử dụng và giá trị của
các vùng đất xung quanh nơi khai thác.
Bên cạnh đó, ngành than còn góp phần phân bố lại dân cư lao động một cách
hợp lý hơn, tránh và giảm được sức ép gia tăng dân số ở những nơi trung tâm và đô
thị lớn.
Tuy nhiên trong hoạt động khai thác và đặc biệt là việc khai thác trong
những hầm lò luôn luôn tiềm ẩn những rủi ro lớn như: cháy lò, nổ lò, bục nước, sập
hầm, lún hầm… gây ra cho người lao động những hậu quả nặng nề và khó lường.
Hơn nữa cũng có một bộ phận lao động mắc bệnh nghề nghiệp như bụi phổi, bụi
điếc… Đây cũng là một vấn đề lớn đặt ra cho ngành trong việc nâng cao chất lượng
sống của những người công nhân ngành than.
1.1.2.3. Về bảo vệ môi trường
Từ những năm đầu tiên khi mới được thành lập, Than Việt Nam đã chú trọng

đến việc cải thiện môi trường vùng mỏ khai thác với tiêu chí đảm bảo sự phát triển
bền vững của ngành than và các vùng than. Với những biện pháp đề ra và mục tiêu
bảo vệ mơi trường của mình, ngành than đã có nhiều hoạt động có ý nghĩa tới việc
bảo vệ mơi trường và giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động khai thác than gây ra.
Những kết quả của ngành Than trong công tác bảo vệ mơi trường có thể chưa triệt
để hay chưa kiểm sốt hồn tồn lượng ơ nhiễm từ hoạt động khai thác, nhưng
những hành động và biện pháp đó đã trở thành động lực và là những bước đi đầu
cho những ngành công nghệ khác học tập và làm theo trong việc quản lý và bảo vệ
môi trường, khắc phục sự suy thối của mơi trường sớng. Một sớ kết quả mà ngành
than đã đạt được trong những năm hoạt động có thể kể tới như:
Hầu hết các đơn vị sản xuất và kinh doanh, các vùng mỏ đã được lập và
duyệt báo cáo phân tích ảnh hưởng của mơi trường. Đây chính là cơ sở đầu tiên cho
việc quản lý môi trường cũng như việc thực hiện các giải pháp nhằm kiểm sốt và
giảm thiểu tới đa ơ nhiễm. Ngoài ra, các mỏ và các nhà máy sàng tuyển đã và vẫn
đang tiếp tục xây dựng các công trình chớng rác thải, bụi bẩn, thốt nước, xử lý các
nguồn nước thải, nạo vét sông suối, khôi phục lại một số hồ nước ở Quảng Ninh,
xây kè, đắp đập ở các chân bãi thải đất đá của quá trình khai thác, trồng cây xanh ở
những nơi khai thác, quanh các vùng mỏ, thực hiện chương trình phủ xanh đất trụng

SV: Lê Thị Vân Anh

7

Lớp: Kinh tế quốc tế 49A


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CN. Ngun BÝch Ngäc


đời núi trọc… Tởng cộng, ngành than đã trờng mới và chăm sóc được hơn 2 nghìn
ha đất.
Cùng với sự giúp đơ và tài trợ của UNDP, ngành đã thực hiện dự án
VIE/95/003 về quản lý và bảo vệ mơi trường trong q trình khai thác mỏ lộ thiên ở
vùng mỏ Quảng Ninh. Bên cạnh đó, ngành cũng đã và đang thực hiện các dự án bảo
vệ môi trường khác như : SIDA, JICA,… được các tổ chức q́c tế khác tài trợ. Về
phía mình, trong hai năm từ 1996 tới 1998, Than Việt Nam đã chủ động thành lập
quỹ để chi vào các hoạt động bảo vệ mơi trường được trích từ 1% giá thành. Tiếp
đó là sự ra đời của Quỹ môi trường TVN vào năm 1999, được trích từ 1% giá thành
và từ các hoạt động khác có liên quan. Cho đến nay, hàng năm ngành Than sử dụng
khoảng 60 tỷ Đồng trong việc thực hiện các chương trình bảo vệ mơi trường, bảo vệ
môi trường sinh học xung quanh vùng mỏ và xử lý các sự cố môi trường do hoạt
động khai thác gây ra. Tiêu chí hướng đến của Than Việt Nam là xây dựng một môi
trường xanh – sạch – đẹp.
Cùng với việc lên kế hoạch biện pháp cho việc quản lý và bảo vệ môi trường,
Than Việt Nam đã xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý về môi trường các cấp và
ban hành “ Quy định về công tác bảo vệ môi trường và phòng chống sự cố môi
trường trong Than Việt Nam”. Đây là một bộ phận có chức năng đề ra các giải pháp
đờng thời thực hiện các dự án khắc phục ô nhiễm, quản lý và bảo vệ mơi trường
trên tồn vùng và tại các khu đô thị, dân cư lân cận quanh các vùng mỏ và nơi khai
thác.
1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt đợng khai thác và x́t khẩu than
của Việt Nam
Ngồi những nhân tớ tác động đến hoạt động nói riêng của ngành than
khống sản và nói chung của Việt Nam, những nhân tố về kinh tế - xã hội, nhân tớ
thuộc nội bộ trong ngành than khống sản và những ảnh hưởng nói chung của nền
kinh tế đã tác động cả trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu
than khoáng sản. Tuy vậy, đây chỉ là những nhân tố khách quan xuất phát từ bên
trong. Chúng ta cần phải chú trọng đến tầm quan trọng của những nhân tớ mang

tích chất chủ quan ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than trong quan hệ buôn bán
với nước ngồi của ngành than khống sản trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay và
những mục tiêu trong tng lai.

SV: Lê Thị Vân Anh

8

Lớp: Kinh tế quốc tế 49A


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CN. NguyÔn BÝch Ngäc

1.1.3.1. Giá than trên thị trường thế giới
Giá than khống sản ln là một trong những nhân tố trực tiếp ảnh hưởng
đến doanh thu xuất khẩu của ngành than khoáng sản Việt Nam. Giá than Antraxit
trên thị trường đạt 54USD/tấn sản phẩm trong những năm đầu tiên của quá trình
nghiên cứu. Trong nhiều năm qua, khi mà giá cả thị trường tăng cao, nhất là vào
nửa cuối năm 2008 - khi mà khủng hoảng tài chính trên thế giới ở mức độ trầm
trọng thì nhu cầu sản xuất và tiêu thụ than cũng có xu hướng giảm. Vào các năm từ
2004 đến 2008 giá than trên thị trường thế giới không ngừng gia tăng. Giá than
nhập khẩu vào các nước thuộc Tổ chức hợp tác Phát triển Kinh tế (OCED) trong
quý 4 năm 2008 tăng đến mức 137 USD/tấn, do chi phí sản xuất cũng như vận tải
tăng lên không ngừng. Thời gian gần đây, do khủng hoảng kinh tế mà nhu cầu cũng
như giá than trên thị trường thế giới có xu thế giảm. Các nhà sản xuất than trong đó
có Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn trong đầu tư, cùng với việc đờng đơla Mỹ bị
mất giá.

Tuy nhiên, theo dự đoán của Goldman Sachs JBWere Pty trong thời gian tới
giá than sẽ tăng 16% do nhu cầu của Trung Quốc tăng trong khi nguồn cung nội địa
thắt chặt. Giá than đá có thể tăng lên 180 USD/tấn so với dự đốn trước đó là 155
USD/tấn. Với dự đoán trên, sẽ tạo thuận lợi cho xuất khẩu mặt hàng này của Việt
Nam ra thị trường thế giới và có nhiều ưu thế trong việc nâng giá lên cao hơn.
1.1.3.2. Trữ lượng và chủng loại than khai thác
Việt Nam là nước có tài nguyên than hết sức phong phú, bao gồm rất nhiều
loại như: than nâu, than ngọn lửa dài, than bùn, than mơ … song lợi thế tuyệt đối
của than Việt Nam trên thị trường quốc tế là than Antraxit. Trữ lượng than Antraxit
của Quảng Ninh – Việt Nam được đánh giá là chất lượng hàng đầu thế giới với
những tình năng ưu việt, hồn tồn có khả năng cạnh tranh với các nước xuất khẩu
khác bởi một sớ tính chất như: nhiệt lượng cao ( 7350 – 8200 kcal/kg), độ tro thấp,
hàm lượng lưu huỳnh không cao, tỷ lệ cacbon tương đối ổn định ( 80-90%), rất phù
hợp cho ngành sản xuất nhựa, xi măng, cơng nghiệp luyện kim, đóng tàu. Trữ lượng
than Antraxit tính từ độ vỉa đến độ sâu -300m thì hiện nay còn khoảng 3,3 tỷ tấn,
nếu khai thác mỗi năm 20-25 triệu tấn thì chúng ra còn khai thác được 70 năm nữa.
Ngoài ra, theo thăm dò của ngành địa chất, từ độ sâu -300m đến -1000m trữ lượng
than còn khoảng 10 tỷ tấn
Ngoài ra, chủng loại than cũng là một yếu tố tác động đến hoạt động xuất
khẩu của ngành. Nhu cầu của thị trường ngày nay thì rất a dng v phong phu v
SV: Lê Thị Vân Anh

9

Lớp: Kinh tÕ quèc tÕ 49A


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

CN. Ngun BÝch Ngäc

nhiều khách hàng thì ln ḿn được mua các loại than khoáng sản đáp ứng đúng
với yêu cầu của họ đề ra trong quá trình sử dụng nhằm tăng tính hiệu quả trong q
trình sử dụng, đờng thời còn hạn chế việc lãng phí. Chính vì vậy, vấn đề chủng loại
cũng rất được để ý và xét tới trong các hợp đồng mua bán than quốc tế. Với việc
đáp ứng được yêu cầu của khách hàng cả về chất lượng và chủng loại than khống
sản thì đấy là những ́u tớ mang tích chất qút định và cần phải được thực hiện
một cách nhanh chóng và hiệu quả để nâng cao giá trị xuất khẩu của ngành trong
giai đoạn hiện nay.
1.1.3.3. Chính sách quy định về hoạt động khai thác và xuất khẩu than của Việt
Nam
Trong thời gian qua công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khai
thác, chế biên, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản đã được tăng cường; các doanh
nghiệp hoạt động khống sản đã chú trọng đầu tư cơng nghệ khai thác, chế biến,
làm tăng giá trị khoáng sản, đáp ứng một phần nhu cầu trong nước và xuất khẩu;
công tác bảo vệ mơi trường trong hoạt động khống sản đã được đẩy mạnh. Tuy
nhiên, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản vẫn còn thiếu các quy hoạch cụ thể
cho từng loại khoáng sản, việc đầu tư còn dàn trải; tởn thất trong khai thác, chế biến
khống sản còn lớn; khoáng sản xuất khẩu chủ yếu vẫn ở dạng ngun liệu, quặng
tinh hoặc quặng thơ; tình trạng mất an tồn lao động, gây ơ nhiễm mơi trường do
hoạt động khai thác khống sản cũng như tình trạng khai thác, xuất khẩu khoáng
sản trái phép vẫn chưa được khắc phục triệt để.
Tình hình trên, một phần do việc xây dựng quy hoạch thăm dò, khai thác chế
biến, sử dụng khoáng sản và khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động
khống sản thực hiện rất chậm. Tại một sớ địa phương, cơng tác quản lý, bảo vệ tài
ngun khống sản còn bị buông lỏng; công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm
chưa được thực hiện thường xuyên, kém hiệu quả; cơ chế tài chính, nhất là thuế suất
th́ tài ngun đới với khống sản còn bất hợp lý; lực lượng cán bộ quản lý nhà
nước về khoáng sản tại nhiều địa phương còn thiếu về số lượng, hạn chế về chun

mơn, năng lực quản lý. Chính vì vậy, những chính sách quy định về hoạt động khai
thác và xuất khẩu than của Nhà nước cũng như đội ngũ cán bộ cũng là một trong
những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của ngành than, cần được xem
xét trong thời gian tới nhằm tạo hiệu quả cho doanh thu và sản lượng và ngành than
đem lại.

SV: Lê Thị Vân Anh

10

Lớp: Kinh tế quốc tế 49A


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CN. Ngun BÝch Ngäc

1.1.3.4. Nhân tớ con người trong Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt
Nam
Đây là nhân tố thuộc về Tập đồn mà Tập đồn có thể kiểm sốt và điều
chỉnh nó theo hướng tích cực nhằm phục vụ cho hoạt động khai thác và xuất khẩu
than của mình. Trình độ năng lực lãnh đạo và quản trị kinh doanh của Ban lãnh đạo
Tập đoàn là một nhân tố hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành cơng trong
kinh doanh của Tập đồn. Bởi vì trình độ và năng lực quản trị kinh doanh của lãnh
đạo Tập đồn cho phép Tập đồn có được các chiến lược kinh doanh đúng đắn, đảm
bảo cho Tập đồn có thể tận dụng được các cơ hội của thị trường quốc tế trên cơ sở
khả năng vớn có của mình. Trình độ và năng lực kinh doanh xuất khẩu của đội ngũ
cán bộ kinh doanh trong Tập đoàn cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng rất
lớn tới doanh thu của hoạt động khai thác và xuất khẩu than. Cán bộ kinh doanh là

những người trực tiếp thực hiện các cơng việc của q trình xuất khẩu than. Vì vậy,
trình độ và năng lực trong hoạt động xuất khẩu của họ sẽ qút định tới hiệu quả
cơng việc, theo đó quyết định tới hiệu quả kinh doanh của toàn Tập đoàn. Tuy nhiên
lực lượng lao động của Tập đoàn tuy rất lớn (hiện nay trên 12 vạn người) song
trình độ tay nghề không cao dẫn đến hiệu quả lao động vẫn chưa cao. Tập đoàn
cũng thiếu những cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn đủ tầm ở các lĩnh vực kinh
doanh mới.
1.1.4. Sự cần thiết phải đảm bảo xuất khẩu than của Việt Nam theo hướng
phát triển bền vững
1.1.4.1. Tầm quan trọng của than
Than được đánh giá là nguồn năng lượng an tồn và dời dào nhất trong các
loại khoáng sản trên thế giới. Hiện nay, than được phân bố trên khoảng 100 nước
trên khắp các châu lục với tởng trữ lượng khai thác khoảng một nghìn tỷ tấn. Than
có rất nhiều cơng dụng trong đó cơng dụng hàng đầu là phục vụ cho các ngành công
nghiệp điện lực, luyện kim, xi măng, hố chất...Trên thế giới có rất nhiều quốc gia
cần sử dụng nguyên liệu này phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Như thị trường Tây
Âu cần than để phục vụ một số ngành công nghiệp sản xuất thép và titan, Châu Âu
và Nam Phi lại cần than để làm nhiên liệu đốt sưởi vào mùa đông. Các nước như
Nhật Bản thì cần than để phục vụ cho các ngành sản xuất công nghệp như thép, xi
măng. Ước tính, hàng năm có tới hơn một nửa sản lượng than của toàn thế giới
được dùng làm nhiên liệu phục vụ cho việc sản xuất điện của thế giới. Đối với
những nước đang phát triển, than còn được sử dng cho cỏc nhu cu dõn sinh nh

SV: Lê Thị V©n Anh

11

Líp: Kinh tÕ qc tÕ 49A



Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CN. Ngun BÝch Ngäc

đớt sưởi, lọc nước... Hiện nay, khoảng 37-40% sản lượng điện trên toàn thế giới
được sản xuất từ than. Ngành công nghiệp luyện kim cũng phụ thuộc rất lớn vào
than – có tới 70% sản lượng thép của thế giới phụ thuộc vào than. Vì than là tài
nguyên không tái tạo được, là tài sản quan trọng của quốc gia, phải được quản lý,
bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm đáp ứng u cầu
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước
mắt và lâu dài, bảo đảm quốc phòng, an ninh
1.1.4.2. Trữ lượng than của Việt Nam có hạn so với nhu cầu phát triển kinh tế
Vào năm 2002, tổng sản lượng khai thác than của Việt Nam mới chỉ đạt 14,8
triệu tấn than. Năm 2003, sản lượng tiếp tục tăng thêm 2 triệu tấn, về trước 2 năm
theo kế hoạch 5 năm (2001-2005) mà Đại hội Đảng tồn q́c lần thứ IX đề ra.
Trong năm 2006, ngành than đã sản xuất và tiêu thụ xấp xỉ 37 triệu tấn than, vượt 7
triệu tấn so với quy hoạch phát triển ngành mà Chính phủ phê duyệt đến năm 2020.
Năm 2007, do nhu cầu gia tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu, ngành than
lại tăng tốc ồ ạt, sản xuất than ở cấp độ lớn hơn. Theo dự kiến, trong vài ba năm tới,
một loạt nhà máy nhiệt điện công suất lớn trong cả nước đi vào hoạt động sẽ phải
cần đến hàng chục triệu tấn than đốt lò. Làm phép tính đơn giản thì sản lượng than
tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu trong ít năm tới cũng chỉ đủ dùng cho hoạt
động của các nhà máy nhiệt điện sau khi các nhà máy này đưa vào sử dụng. Đây là
chưa kể hàng chục nhà máy ximăng, luyện cán thép đang gấp rút ra đời cũng sẽ cần
ít nhất vài chục triệu tấn than mỗi năm. Nếu ngành than khơng trù tính tới ng̀n tài
ngun hữu hạn của mình để chuẩn bị cho một chiến lược phát triển lâu dài vì lợi
ích q́c gia mà tiếp tục gia tăng sản lượng một cách quá lớn như hiện nay thì chắc
chắn sẽ khơng tránh khỏi sự hụt hẫng khi nhu cầu của các ngành công nghiệp cùng
lúc xuất hiện trong một tương lai gần. Thực tế cho thấy, nguồn tài nguyên ở Quảng

Ninh đang dần cạn kiệt. Khai thác than ngày càng khó khăn hơn- trong những năm
tới, nhu cầu than trong nước tăng cao, trong khi khả năng tăng sản lượng hạn chế là
khó khăn rất lớn đới với ngành than. Các mỏ than lớn hiện có ngày càng xuống sâu,
đi xa với điều kiện khai thác và phức tạp hơn. Nguồn tài nguyên than đã được thăm
dò xác minh đến mức -150m và có điều kiện khai thác thuận lợi đang giảm dần,
phải đưa vào khai thác phần tài nguyên trữ lượng than nằm ở dưới sâu (dưới mức
-150m ở Quảng Ninh). Trong khi đó, ng̀n tài ngun than tiềm năng ở Đờng bằng
sơng Hờng có điều kiện địa chất cơng trình, địa chất thuỷ văn phc tp, iu kin
SV: Lê Thị Vân Anh

12

Lớp: Kinh tế quèc tÕ 49A


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CN. Ngun BÝch Ngäc

khai thác khó khăn lại nằm dưới ruộng lúa và làng mạc và chưa được thăm dò xác
minh đầy đủ.
1.1.4.3. Khai thác than ảnh hưởng đến môi trường
Ngành than đang đứng trước nguy cơ tài nguyên cạn kiệt, mơi trường suy
thối do việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng để phát triển bền vững đã không được chú
trọng... Ơ nhiễm huỷ hoại mơi trường do ngành than khai thác quá nhiều trong thời
gian qua đã đến hồi báo động. Đằng sau việc gia tăng sản lượng than nhanh chóng
này, ngành than đã đề ra rất nhiều giải pháp để cải thiện môi trường, nhưng làm quá
chậm. Việc khai thác hầm lò đã phải xuống sâu vài trăm mét. Các mỏ lộ thiên thì
đào khoét, bòn rút một cách vội vã..., gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho mơi trường

sinh thái. Dù đã có nhiều cớ gắng, tuy nhiên phải thừa nhận rằng, một số doanh
nghiệp ngành than chưa thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Khống sản,
Luật Bảo vệ mơi trường, Luật Đất đai, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt
của người dân và bức xúc trong dư luận. Từ hoạt đông khai thác than đã tạo nên các
bãi thải lớn như: Đồi Cọc Sáu, cao 260m; Đèo Nai: 200m; Đông Cao Sơn: 250m... có thể gây ảnh hưởng bất cứ lúc nào cho các khu dân cư phía dưới khi mưa lớn và
lũ quét. Đặc biệt là các bến cảng tiếp nhận than phân tán, nhỏ lẻ, hạ tầng yếu kém
và đa sớ khơng có cơng trình bảo vệ mơi trường. Nhiều bến - bãi đã có quyết định
của tỉnh Quảng Ninh ngừng hoạt động nhưng không chấp hành, gây ô nhiễm môi
trường trầm trọng như tuyến đường 337 (Hạ Long) hoặc Mông Dương (Cẩm Phả).
Chưa kể nhiều doanh nghiệp khơng hề có hệ thớng xử lý nước thải.
1.2.Giới thiệu tổng quan về Tập đoàn Công nghiệp ThanKhoáng sản Việt Nam
1.2.1. Sự ra đời và phát triển
Ngành than Việt Nam đã có lịch sử khai thác hơn 100 năm với 71 năm
truyền thống vẻ vang, bắt đầu từ cuộc tổng bãi công ngày 12/11/1936 của hơn 3 vạn
thợ mỏ đã giành thắng lợi rực rơ. Bước vào công cuộc đổi mới những năm đầu thập
niên 90, ngành than Việt Nam phải đới mặt với những khó khăn thử thách gay gắt
như nạn khai thác than trái phép phát triển tràn lan làm tài nguyên và môi trường
vùng mỏ bị huỷ hoại nghiêm trọng, trật tự và an toàn xã hội diễn biến phức tạp. Do
thiếu sự tổ chức và quản lý thống nhất của Nhà nước đã đẩy các công ty than chính
thớng vào tình thế phải thu hẹp sản xuất, giảm đào lò, giảm bóc đất, niêm cất xe
máy, thiết bị, công nhân thiếu việc làm, thu nhập thấp và đời sớng khó khăn. Kết
quả là ngành than đã lõm vo khng hong, suy thoỏi nghiờm trng.

SV: Lê Thị V©n Anh

13

Líp: Kinh tÕ qc tÕ 49A



Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CN. Ngun BÝch Ngäc

Dấu mớc quan trọng trong sự phát triển của ngành than là khi Tổng Công ty
Than được thành lập. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 563/TTg
thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam theo hướng thí điểm xây dựng tập đồn
kinh doanh mạnh (hay còn gọi là Tổng Công ty 91) vào ngày 10/10/1994 và ngày
27/1/1995, Chính phủ ban hành Nghị định 13/CP phê chuẩn Điều lệ Tổng Công ty
Than Việt Nam. Sự ra đời đó đã tạo cho ngành than có cơ sở để chỉnh đốn lại đội
ngũ bứt lên, thực hiện đổi mới trong tư duy, cách nghĩ, cách làm, phù hợp với nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tổng Công ty Than Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại các đơn
vị sản xuất, lưu thông và sự nghiệp của ngành than thuộc Bộ Năng lượng (cũ) và
các đơn vị sản xuất, lưu thông than của địa phương và quân đội sau khi được sắp
xếp tổ chức lại theo Quyết định số 381/TTg ngày 27/7/1994. Tổng Công ty Than
Việt Nam là tổng công ty nhà nước gồm 34 doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc
lập, 3 doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc và 10 đơn vị sự nghiệp. Các đơn vị thành
viên có quan hệ mật thiết về lợi ích kinh tế, tài chính, cơng nghệ, cung ứng, tiêu thụ,
dịch vụ, thơng tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị và xuất nhập khẩu hoạt động trong
ngành than. Chính phủ quyết định thành lập Tởng Cơng ty nhằm tăng cường tích tụ,
tập trung, phân cơng chun mơn hố và hợp tác sản xuất để thực hiện nhiệm vụ
nhà nước giao, nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên
và của tồn Tởng Cơng ty, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Tổng Công ty đã từng bước tháo gơ khó khăn, trì trệ thời bao cấp, xây dựng
mục tiêu chiến lược đúng đắn cho sự phát triển trên cơ sở chiến lược kinh doanh đa
ngành trên nền tảng sản xuất than, xây dựng Tổng Công ty Than ngày càng vững
mạnh. Kết quả là năm 2005 sản lượng than nguyên khai đạt trên 30 triệu tấn, tăng
2,7 lần so với năm 2000 và tăng 5 lần so với năm 1994 trước khi thành lập Tổng

Công ty. Tổng doanh thu năm 2005 vượt 20.000 tỷ đờng (trong đó than chiếm
68%), lợi nhuận trước thuế vượt 2.500 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
12%, tỷ suất lợi nhuận trên vớn chủ sở hữu đạt 40%, thu nhập bình qn đạt trên 3
triệu đồng/tháng so với 667.000/tháng năm 1995. Môi trường vùng mỏ, điều kiện
làm việc, đời sống vật chất và tinh thần của CNVC được cải thiện rõ rệt. Ngành
Than đã thực hiện được nhiệm vụ thoả mãn các nhu cầu than của nền kinh tế đờng
thời đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội ở Quảng Ninh và
một số địa phương khác.
SV: Lê Thị Vân Anh

14

Lớp: Kinh tế quốc tế 49A


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CN. NguyÔn BÝch Ngäc

Ngày 08/8/2005, sau 11 năm phấn đấu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Qút định sớ 198/2005/QĐ- TTg chính thức phê duyệt Đề án thí điểm thành lập
Tập đồn Than Việt Nam trên cơ sở Tởng Cơng ty Than Việt Nam, hoạt động theo
mơ hình cơng ty mẹ – công ty con. Công ty mẹ - Tập đồn Than Việt Nam được
phép đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp, giữ quyền chi phối các công ty con
thơng qua vớn, tài ngun khống sản được Nhà nước giao quản lý, công nghệ,
thương hiệu và thị trường. Tập đồn Than Việt Nam được hình thành trên cơ sở sắp
xếp, tổ chức lại Tổng Công ty Than Việt Nam và các đơn vị thành viên nhằm tạo ra
một tập đồn kinh tế mạnh, có trình độ cơng nghệ cao, quản lý hiện đại, kinh doanh
đa ngành; trong đó, ngành chính là cơng nghiệp than, nhiệt điện đớt than, vật liệu nở

cơng nghiệp, cơ khí năng lượng và mỏ, đóng tàu và ơtơ, khai thác và chế biến
khống sản. Qút định nêu rõ, tập đồn có 11 đơn vị, gờm Công ty Cảng và Kinh
doanh than, Công ty Tuyển than Hòn Gai, Cơng ty Tuyển than Cửa Ơng, Cơng ty
Tài chính than Việt Nam, Cơng ty Địa chất mỏ, Trung tâm Cấp cứu mỏ, Trung tâm
Phát triển nguồn nhân lực quản lý, Ban Quản lý dự án Than Việt Nam, Ban Quản lý
dự án Nhà máy nhiệt điện Sơn Động, Trung tâm Y tế lao động ngành Than và Tạp
chí Than Việt Nam. Có 18 đơn vị do Tập đồn nắm giữ 100% vốn điều lệ; 2 công ty
hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - con; 24 cơng ty do Tập đồn nắm giữ trên
50% vớn điều lệ; 4 cơng ty liên kết do Tập đồn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ và 3
Trường đào tạo nghề.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Quyết định
số 199/2005/QĐ-TTg thành lập công ty mẹ - Tập đồn Than Việt Nam, với tên giao
dịch q́c tế Vietnam National Coal Group (VINACOAL), trụ sở chính tại Hà Nội.
Theo đó, vớn điều lệ của tập đồn là vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty Than Việt
Nam tại thời điểm ngày 1/1/2005, sau khi đã kiểm toán.
Ngày 26/12/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định sớ
345/2005/QĐ- TTg thành lập Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam
hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con. Theo đó, cơng ty mẹ Tập đồn
Than Việt Nam đởi tên thành Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam
và chuyển Tởng Cơng ty Khống sản Việt Nam thành cơng ty con của Tập đồn
Cơng nghiệp Than – Khống sản Việt Nam. Nhà nước giao cho Tập đoàn quản lý
tài nguyên, trữ lượng than, bơxit và các khống sản khác để tở chức khai thác theo
quy định của pháp luật và điều lệ tụ chc, hot ng ca Tp on.

SV: Lê Thị Vân Anh

15

Líp: Kinh tÕ quèc tÕ 49A



Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CN. NguyÔn BÝch Ngäc

1.2.2. Chức năng, nhiệm vu và quyền hạn
Khi Tổng Công ty Than mới thành lập, nhiệm vụ chính mà Đảng và Chính
phủ giao cho Tởng Cơng ty là:
Lập lại trật tự trong khai thác, kinh doanh than;
Thoả mãn các nhu cầu về than của nền kinh tế, phát triển các ngành nghề
khác trên nền công nghiệp than một cách có hiệu quả để giải quyết việc làm cho
người lao động.
Theo đó, Tởng Cơng ty có nhiệm vụ kinh doanh than theo quy hoạch, kế
hoạch và chính sách của Nhà nước, bao gồm:
Nghiên cứu khoa học công nghệ mỏ, tìm kiếm, thăm dò, khảo sát, thiết kế,
xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư, xây dựng, khai thác,
chế biến, tàng trữ, tiếp thị, vận chuyển, lưu thông, xuất nhập khẩu, làm dịch vụ về
than và các khoáng sản khác trong vùng mỏ than được Nhà nước giao; sản xuất, lưu
thông và xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp; xuất nhập khẩu và cung ứng vật
tư, thiết bị chuyên dùng trong ngành than; tiến hành các hoạt động kinh doanh khác
phù hợp với pháp luật, chính sách nhà nước.
Bảo vệ và giữ gìn cảnh quan môi trường vừa là nhiệm vụ vừa là mục tiêu
quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của ngành than. Tởng Cơng ty có
nhiệm vụ khắc phục hậu quả mơi trường vùng mỏ đã bị suy thối sau nhiều thập kỷ
để lại, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái và danh lam thắng cảnh, các di tích
lịch sử văn hóa trên địa bàn hoạt động của công ty, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh.
Từ 01/1/2006, Tập đồn Cơng nghiệp Than – Khống sản Việt Nam bắt đầu
hoạt động và xác định chiến lược “Từ tài nguyên khống sản và ng̀n nhân lực đi
lên giàu mạnh”, với phương châm “Phát triển hài hịa, thân thiện với mơi trường,

với địa phương và cộng đồng, với đối tác và bạn hàng và hài hoà trong nội bộ”.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản ly
Cơ cấu tổ chức của Tập đồn hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty
con, trong đó:
-Cơng ty mẹ - Tập đồn là cơng ty nhà nước, có các chi nhánh, văn phòng đại
diện, đơn vị sự nghiệp trực thuộc;
-Các công ty con, gờm có cơng ty con nhà nước chờ chuyển đổi sang hoạt động
theo Luật doanh nghiệp, công ty con trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công
ty con cụ phn;
-Cỏc cụng ty liờn kờt;
SV: Lê Thị Vân Anh

16

Lớp: Kinh tÕ quèc tÕ 49A


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CN. Ngun BÝch Ngäc

Tởng sớ lao động tồn ngành đến 31/12/2008 là 122.640 người, với tổng số
92 công ty thành viên trên tồn q́c.
1.2.3.1. Cơ cấu tở chức Tập đoàn
Cơng ty mẹ - Tập đoàn
-Cơ quan quản lý, điều hành Tập đoàn.
-Các đơn vị trực thuộc (chi nhánh và văn phòng đại diện) nằm trong cơ cấu
Công ty mẹ, gồm 24 đơn vị .
Các công ty con

-Các công ty nhà nước đang chờ chuyển đổi sang hoạt động theo Luật doanh
nghiệp (1 đơn vị):
-Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đồn sở hữu 100% vớn
điều lệ (18 đơn vị).
-Các cơng ty ở nước ngồi (4 đơn vị).
-Các công ty cổ phần (36 đơn vị).
-Các đơn vị hoạt động sự nghiệp có thu (5 đơn vị).
Các doanh nghiệp liên kết
1.2.3.2. Cơ cấu tổ chức tại Cơ quan quản lý, điều hành Tập đoàn
Hội đồng quản trị (HĐQT)
HĐQT là đại diện trực tiếp của chủ sở hữu Nhà nước tại Tập đồn, hiện có 5
thành viên.
Ban kiểm soát (BKS)
BKS có 4 thành viên do HĐQT bở nhiệm, trong đó có 1 Ủy viên HĐQT đờng
thời là Trưởng ban kiểm soát và 3 ủy viên chuyên trách.
Ban điều hành Tập đoàn
Ban điều hành Tập đồn gờm có Tởng giám đớc, các Phó TGĐ và Kế tốn
trưởng. Tởng giám đớc là đại diện theo pháp luật của Tập đồn.
Bợ máy tham mưu
Bộ máy tham mưu giúp việc cho HĐQT và TGĐ Tập đồn gờm có các ban
tham mưu tởng hợp và các ban trực tiếp kinh doanh

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức Tập đoàn Than – Khoáng sản Vit Nam t 1/1/2011
SV: Lê Thị Vân Anh

17

Lớp: Kinh tế quèc tÕ 49A



Chuyên đề thực tập cuối khoá

Cụng ty con
TNHH mụt
thanh viờn

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CN. Nguyễn Bích Ngọc

CễNG TY M

CễNG TY CON CỞ PHẦN

Tập
đoàn
cơng
nghiệp than- khoáng
sản VN

34 Cơng ty

23 Cơng ty
Các đơn vị trực thuộc
Công ty mẹ (chi
nhánh, văn phòng đại
diện)
24 Đơn vị

Công ty con ở nước
ngoài


Đơn vị sự nghiệp có
thu

4 Cơng ty

7 Đơn vị

(Ng̀n: Tập đồn Than – Khống sản Việt Nam)
1.2.4. Các hoạt động chủ yếu
Là một tập đoàn kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, Tập đoàn Cơng nghiệp Than Khống sản Việt Nam hoạt động khá rộng với nhiều nhóm ngành kinh doanh như
sau:
Cơng nghiệp than: khảo sát, thăm dò, đầu tư xây dựng, khai thác, sàng tuyển,
chế biến, vận tải, mua, bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm than, khí mỏ, nước ngầm
và khống sản khác đi cùng với than.
Cơng nghiệp khống sản (bao gờm cơng nghiệp bơ xít - alumin - nhơm và
các khống sản khác): khảo sát, thăm dò, đầu tư xây dựng, khai thác, làm giàu
quặng, gia công, chế tác, vận tải, mua, bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm alumin,
nhôm, đồng, chì, kẽm, crơm, thiếc, đá q, vàng, các kim loại đen, kim loại mầu
khác và khống sản khác.
Cơng nghiệp điện: đầu tư xây dựng, khai thác vận hành các nhà máy nhiệt
điện, các nhà máy thuỷ điện; bán điện cho các hộ kinh doanh và tiêu dùng theo quy
định của phỏp lut.

SV: Lê Thị Vân Anh

18

Lớp: Kinh tế quốc tế 49A



×