Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán hàng xuất nhập khẩu theo phương thứcTín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.61 KB, 91 trang )

Sinh viên: Trần Thị Minh Trang Lớp: Thương mại quốc tế K49
LỜI MỞ ĐẦU
Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa, các nước trên thế
giới đều thực hiện mở cửa, hợp tác và hội nhập. Trong bối cảnh đó hoạt động
kinh tế đối ngoại đóng vai trò hết sức quan trọng, nó trở thành cầu nối giúp các
quốc gia xích lại gần nhau hơn. Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng sử
dụng thương mại như chiếc cầu nối để tiếp cận với thế giới. Thông qua hoạt
động kinh tế đối ngoại giúp Việt Nam không những khai thác và sử dụng hiệu
quả các nguồn lực, nguồn tài nguyên, nguồn vốn sẵn có của mình mà cong tận
dụng được các nguồn lực, vốn của các nước tiên tiến nhằm đáp ứng tối đa nhu
cầu của mình. Do đó phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại là vấn đề thiết yếu
đối với mỗi quốc gia trong giai đoạn phát triển này.
Để hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia phát triển thì vấn đề then
chốt là phát triển các hoạt động Thanh toán quốc tế. Có rất nhiều phương thức
Thanh toán quốc tế khác nhau, mỗi phương thức có những ưu việt riêng của nó,
tuy vậy, trong giai đoạn hiện nay, phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ là
phương thức thanh toán sử dụng phổ biến nhất do những ưu điểm vượt trội của
nó so với các phương thức thanh toán khác. Tuy nhiên, trong thực tế tham gia
quá trình thương mại quốc tế, có rất nhiều lý do khác nhau đã làm cho hiệu quả
phương thức thanh toán này của chúng ta còn khá thấp và hạn chế nhiều. Điều
này có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động
xuất nhập khẩu nói riêng. Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng phương
thức thanh toán Tín dụng chứng từ nhằm bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu trong nước cũng như quyền lợi chính của các ngân hàng đã và
đang là nhiệm vụ chính đặt ra cho các ngân hàng
Nắm bắt được tầm quan trọng của nhiệm vụ này, Ngân hàng Thương mại
cổ phần Đông Nam Á (SeABank) đã chú trọng vào nâng cao phát triển các hoạt
động Thanh toán quốc tế mà trọng tâm là phát triển hoạt động thanh toán tín
1
Sinh viên: Trần Thị Minh Trang Lớp: Thương mại quốc tế K49
dụng chứng từ. Hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của SeABank đã gặt hái


được nhiều thành công nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định điều này đã làm
hạn chế hiệu quả cũng như chất lượng hoạt động Thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng. Vì lý do này mà em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động thanh toán hàng xuất nhập khẩu theo phương thứcTín dụng
chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á”
Chuyên đề đưa ra thực trạng thanh toán Tín dụng chứng từ và các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán hàng xuất nhập khẩu theo phương thức
này tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á. Trên cơ sở đó em xin đưa
ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán
xuất nhập khẩu tại Ngân hàng
Chuyên đề sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau như tổng hợp,
phân tích, liệt kê, so sánh kết hợp với tìm hiểu lý thuyết và phân tích thực tế tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á làm cơ sở cho các kết luận.
Kết cấu chuyên đề:
Chương I: Thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu
theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần
Đông Nam Á.
Chương II: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
thanh toán theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương
mại cổ phần Đông Nam Á.
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán hàng xuất nhập theo phương
thức Tín dụng chứng từ hết sức phức tạp. Với thời gian nghiên cứu và tìm hiểu
thực tế không được nhiều, trình độ còn hạn chế nên chuyên đề của em không
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô
giáo và các bạn để bài viết đạt kết quả tốt hơn.
2
Sinh viên: Trần Thị Minh Trang Lớp: Thương mại quốc tế K49
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Quang Huy và các anh chị
Phòng Thanh toán quốc tế - Trung tâm thanh toán thuộc Ngân hàng Thương mại
cổ phần Đông Nam Á đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo
phương thức Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông
Nam Á.
1.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á
7
1.1.1. Một vài nét khái quát về SeABank 7
1.1.2. Giới thiệu chung về hoạt động của SeABank 11
1.1.2.1. Hoạt động huy động 11
1.1.2.2. Hoạt động tín dụng 12
1.1.2.3. Hoạt động bảo lãnh 14
1.1.2.4. Hoạt động kinh doanh khác 14
a. Thanh toán phi mậu dịch 14
b. Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng 15
c. Hoạt động mua bán ngoại tệ 16
1.2. Thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức
Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á 19
2.2.1. Thực trạng thanh toán hàng xuất 19
2.2.2. Thực trạng thanh toán hàng nhập 22
1.3. Thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo
phương thức Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông
Nam Á 24
3
Sinh viên: Trần Thị Minh Trang Lớp: Thương mại quốc tế K49
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo
phương thức Tín dụng chứng từ 24
1.3.1.1. Về phía Ngân hàng 24
a. Quy mô hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu 24
b. Rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu qua Ngân hàng 25

c. Thu nhập từ hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu qua Ngân hàng 25
1.3.1.2. Về phía khách hàng 30
a. Thời gian trung bình thực hiện hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu 30
b. Phí thanh toán 31
c. Sự thuận tiện khi thanh toán qua Ngân hàng 32
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu
theo phương thức Tín dụng chứng từ tại SeABank 33
1.3.2.1. Các nhân tố từ phía Ngân hàng 33
a. Các hoạt động hỗ trợ thanh toán xuất nhập khẩu 33
b. Năng lực của nhân viên Ngân hàng 33
c. Khả năng trang bị các phương tiện kỹ thuật vật chất Ngân hàng cho việc thanh
toán xuất nhập khẩu 34
d. Mạng lưới thanh toán của Ngân hàng 34
1.3.2.2. Các nhân tố từ phía khách hàng 35
a. Năng lực tham gia quá trình cung ứng dịch vụ 35
b. Uy tín của khách hàng 35
c. Năng lực, kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng 35
1.3.2.3. Các nhân tố từ môi trường khách quan 35
a. Môi trường pháp lý 35
b. Môi trường kinh tế 36
c. Môi trường tự nhiên 36
1.3.3. Thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo phương
thức tín dụng chứng từ tại SeABank 36
1.3.3.1. Hiệu quả thể hiện qua quy trình thanh toán 36
4
Sinh viên: Trần Thị Minh Trang Lớp: Thương mại quốc tế K49
a. Quy trình thanh toán xuất 36
b. Quy trình thanh toán nhập 44
1.3.3.2. Hiệu quả thể hiện qua doanh số thanh toán 49
1.3.3.3. Hiệu quả thể hiện qua rủi ro trong thanh toán 54

1.3.3.4. Hiệu quả thể hiện qua thu nhập 59
1.3.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức
Tín dụng chứng từ tại SeABank 61
1.3.4.1. Những thành tựu đạt được 61
1.3.4.2. Một số hạn chế tồn tại 63
1.3.4.3 Nguyên
nhân 65
a. Nguyên nhân khách
quan 65
b.
Nguyên nhân chủ
quan 66
Chương II: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh
toán theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ
phần Đông Nam Á.
3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam
Á trong thời gian tới 69
3.1.1. Định hướng chung 69
3.1.1.1. Phương hướng 69
3.1.1.2. Mục tiêu hoạt động 69
3.1.1.3. Phương châm hoạt động 70
3.1.1.4. Nhiệm vụ 70
3.1.2. Định hướng cho hoạt động thanh toán theo phương thức Tín dụng chứng
từ 71
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập
khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ
phần Đông Nam Á 73
3.2.1 Hoàn thiện quy trình thanh toán tín dụng chứng từ 73
3.2.1.1. Hoàn thiện quy trình thanh toán hàng nhập 73
5

Sinh viên: Trần Thị Minh Trang Lớp: Thương mại quốc tế K49
3.2.1.2. Hoàn thiện quy trình thanh toán hàng xuất 74
3.2.2. Vận dụng marketing vào hoạt động kinh doanh ngân hàng và thực hiện tốt
công tác quản trị điều hành 76
3.2.3.
Đa dạng hoá và mở rộng mạng lưới kinh doanh đối ngoại
77
3.2.4. Giải pháp về mặt cơ chế tổ chức quản lý 79
3.2.4.1 Sắp xếp đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chuyên môn 79
3.2.4.2. Không ngừng nâng cao trình độ của các cán bộ Thanh toán quốc tế 80
3.2.5.
Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
81
3.2.6.
Đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng
82
3.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát 83
3.2.8. Đa dạng hoá ngoại tệ trong kinh doanh và dịch
v
ụ 84
3.3. Một số kiến nghị 84
3.3.1.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 84
3.3.1.1. Cần có những văn bản pháp lý cho giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu
84
3.3.1.2. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng 85
3.3.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu 86
3.3.3. Kiến nghị đối với SEABANK 87
Kết luận 89
Tài liệu tham khảo 90
6

Sinh viên: Trần Thị Minh Trang Lớp: Thương mại quốc tế K49
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
XUẤT NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐÔNG NAM Á
1.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN ĐÔNG NAM Á ( SeABank)
1.1.1. Một vài nét khái quát về SeABank
Được thành lập từ năm 1994, SeABank là một trong những Ngân hàng
Thương mại cổ phần ra đời sớm nhất và hiện tại nằm trong Top 10 ngân hàng
Thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam. Hiện tại SeABank có vốn điều lệ 5.334
tỷ đồng, là một trong 07 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
Trong đó các cổ đông chiến lược của Ngân hàng gồm:
+ Société Générale – tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Châu Âu với
145 năm kinh nghiệm, hơn 30 triệu tài khoản khách hàng cá nhân và 163.000
nhân viên tại 82 quốc gia trên thế giới. Société Générale là đối tác chiến lược
nước ngoài nắm giữ 20% cổ phần của SeABank. Việc hợp tác đầu tư vào
SeABank là hoạt động đầu tư đầu tiên trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ của
Société Générale tại Châu Á. Société Générale đã cử các chuyên gia cao cấp từ
Trụ sở chính tại Paris (Pháp) sang trực tiếp làm việc và hỗ trợ SeABank trong tất
cả các hoạt động hàng ngày của ngân hàng như cơ cấu nhân sự, quản trị rủi ro,
7
Sinh viên: Trần Thị Minh Trang Lớp: Thương mại quốc tế K49
phát triển mạng lưới, xây dựng mô hình ngân hàng bán lẻ hướng tới mục tiêu
đưa SeABank trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam.
+ Công ty Thông tin di động (VMS-Mobifone) là đối tác chiến lược trong
nước hiện sở hữu hơn 6% vốn điều lệ của SeABank. MobiFone là nhà cung cấp
mạng thông tin di động đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam từ năm 2005-2008
được khách hàng yêu mến, bình chọn cho giải thưởng mạng thông tin di động

tốt nhất trong năm tại Lễ trao giải Vietnam Mobile Awards do tạp chí Echip
Mobile tổ chức. Năm 2009 Mobifone được Bộ thông tin và Truyền thông Việt
Nam trao tặng giải thưởng Mạng di động xuất sắc nhất năm 2008. Mobifone là
doanh nghiệp năm trong Top 20 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo xếp hạng
của UNDP.
+ Tổng công ty khí Việt Nam (PV Gas) là công ty TNHH một thành viên
thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và cũng là một trong ba Tổng công
ty lớn nhất của Tập đoàn. PV GAS hoạt động trên các lĩnh vực thu gom, vận
chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối và kinh doanh các sản phẩm khí trên phạm
vi toàn quốc.
Hết năm 2008 SeABank đã có gần 70 điểm giao dịch tại các khu vực kinh tế
trọng điểm trên cả nước, trong đó năm 2008 ngân hàng đã mở thêm 29 điểm
giao dịch tại nhiều địa bàn mới cũng như các địa phương đã có điểm giao dịch
của SeABank như: Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Khánh
Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh, Bắc Ninh Đặc biệt, trong năm 2008
hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng đã thu dược những kết quả rất khả
quan với doanh thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế đạt gần 16 tỷ đồng, bằng
232% so với năm 2007.
Tháng 12/2008 SeABank đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp
thuận cho phép thành lập Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản SeABank –
SeABank AMC, có vốn điều lệ là 200 tỷ đồng do SeABank góp vốn 100%.
SeABank AMC nhằm phục vụ nhu cầu quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân
8
Sinh viên: Trần Thị Minh Trang Lớp: Thương mại quốc tế K49
hàng, đảm bảo kinh doanh an toàn và bền vững, đồng thời phục vụ nhu cầu xử
lý nợ và tài sản tồn đọng của các doanh nghiệp khác, giúp nguồn vốn trong nền
kinh tế lưu chuyển minh bạch và thông thoáng hơn.
SeABank cũng liên tục đưa ra các sản phẩm mới như: Đồng Hành cùng
Honda; Nguồn năng lượng vàng của SeABank; Tiêu dùng cùng doanh nhân;
Chương trình ưu đãi đặc biệt: Doanh nghiệp vàng; An Phú cư; Bao Thanh toán;

… Triển khai thành công các dịch vụ ngân hàng hiện đại như SMS Banking,
Email Banking và Internet Banking Việc triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng hiện đại này đã khẳng định những sáng tạo mang tính đột phá trong mô
hình liên kết cung ứng sản phẩm dịch vụ nhằm đem lại những tiện ích tối đa cho
khách hàng.
Không chỉ đẩy nhanh tốc độ phát triển mạng lưới và sản phẩm – dịch vụ,
SeABank không ngừng nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin.
Hệ thống quản trị Ngân hàng T24 đã được triển khai hoàn thiện từ quý I năm
2007. Đây thực sự là một bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa cơ
sở hạ tầng công nghệ của SeABank. Hệ thống này sẽ là nền tảng công nghệ để
SeABank nhanh chóng phát triển sản phẩm mới, kịp thời cải tiến các quy trình
hiện đại để đáp ứng nhanh hơn các nhu cầu đa dạng và phong phú của thị trường
thực hiện cam két không ngừng phát triển, nâng cao uy tín trên thị trường trong
nước và quốc tế.
Năm 2010 SeABank cũng đã hoàn thành việc chuyển đổi mô hình tổ chức
tại tất cả các điểm giao dịch trên toàn quốc theo mô hình ngân hàng bán lẻ đạt
tiêu chuẩn quốc tế từ hệ thống nội – ngoại thất, đội ngũ nhân sự, quy trình tác
nghiệp… Ngoài ra, SeABank cũng không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm dịch
vụ bán lẻ nhằm đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng cá nhân và doanh
nghiệp vừa & nhỏ.
Với những thành tích hoạt động trong năm vừa qua, SeABank đã được trao
tặng nhiều danh hiệu cao quý, trong đó có Bằng khen của Thủ tướng chính phủ,
Giải thưởng doanh nghiệp ASEAN – ABA 2010, Top 300/500 doanh nghiệp lớn
9
Sinh viên: Trần Thị Minh Trang Lớp: Thương mại quốc tế K49
nhất Việt Nam, Top 85/500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top
44/1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam… Và hình ảnh về
một ngân hàng hiện đại, tăng trưởng bền vững, luôn vì lợi ích của khách hàng
đang được SeABank nỗ lực xây dựng và từng bước được công nhận từ phía
khách hàng.

Để có những thành công như vậy, toàn bộ hệ thống SeABank luôn tuân thủ
theo các chiến lược, mục tiêu, sứ mệnh và tầm nhìn mà Ban lãnh đạo đề ra:
* Chiến lược phát triển
Xây dựng và phát triển SeABank trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại
Việt Nam là chiến lược phát triển cốt lõi của SeABank thời gian tới. Trong
chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ, SeABank sẽ tập trung đặc biệt vào khách
hàng cá nhân (bắt đầu bằng thị trường đại chúng và thị trường trung lưu, sau đó
sẽ tiến tới thị trường cao cấp), nhưng vẫn phát triển đối tượng doanh nghiệp vừa
và nhỏ và một số doanh nghiệp lớn. Các sản phẩm dịch vụ của SeABank được
thiết kế đa dạng phù hợp với nhu cầu và năng lực tài chính của từng đối tượng
và phân khúc khách hàng khác nhau.
* Sứ mệnh
SeABank phấn đấu trở thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu
tại Việt Namvới các giá trị nổi bật về uy tín thương hiệu và chất lượng sản phẩm
dịch vụ, tài sản Chúng tôi cam kết mang đến cho các khách hàng một tập hợp
các sản phẩm – dịch vụ có tính chuyên nghiệp cao đáp ứng tối đa nhu cầu của
từng đối tượng khách hàng, tối ưu hoá các giá trị cho khách hàng, lợi ích cổ
đông và sự phát triển bền vững của tập đoàn, đóng góp vào sự phát triển chung
của cộng đồng và xã hội.
* Tầm nhìn
10
Sinh viên: Trần Thị Minh Trang Lớp: Thương mại quốc tế K49
Phát triển mạnh hệ thống theo cấu trúc của một ngân hàng bán lẻ , từng bước
tạo lập mô hình của một ngân hàng đầu tư chuyên doanh và phát triển đầy đủ
theo mô hình của một tập đoàn ngân hàng – tài chính đa năng, hiện đại, có giá trị
nổi bật về chất lượng sản phẩm dịch vụ và uy tín thương hiệu.
* Phương châm hoạt động
Phương châm của ngân hàng luôn là hoạt động và phát triển toàn diện, an
toàn, hiệu quả và bền vững.
1.1.2. Giới thiệu chung về hoạt động của SeABank

Nền kinh tế Việt Nam năm 2010 phát triển tương đối khả quan, nhiều chỉ
tiêu kinh tế đã đạt được thực hiện vượt xa so với năm 2009. Tốc độ tăng trưởng
GDP đạt 6,78% (năm 2009 đạt 5,32%); sản xuất công nghiệp tăng 7,7 % ; kim
ngạch xuất khẩu đạt 70,8 tỷ USD, tăng 24%; kim ngạch nhập khẩu đạt 82,8 tỷ
USD, tăng 18,4%. Môi trường kinh doanh cũng tạo thêm nhiều nguồn vốn mới
cho nền kinh tế. Hệ thống luật pháp cũng được cải thiện, sửa đổi với nhiều điều
lệ, quy định khuyến khích các doanh nghiệp mới thành lập và cũng tạo môi
trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp. Nhiều Hiệp định Thương mại
song phương, đa phương được ký kết đặt biệt là Việt Nam trở thành thành viên
của Tổ chức Thương mại thế giới-WTO mở ra nhiều cơ hội, triển vọng cho các
doanh nghiệp trong nước.
Hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á trong năm qua
cũng có những bước biến chuyển tích cực. Những chỉ tiêu tài chính đạt mức tăng
trưởng: tổng tài sản đạt 55.695 tỷ đồng (tăng 182% so với 2009), tổng huy động
đạt 39.867 tỷ đồng (tăng 162% so với 2009), tổng dư nợ cho vay tổ chức kinh tế
và cá nhân đạt 20.417 tỷ đồng (tăng 214% so với 2009) và tỷ lệ nợ xấu chiếm
1,82% tổng dư nợ. Doanh thu phí dịch vụ năm 2010 của SeABank đạt 102,5 tỷ
đồng (tăng 180% so với 2009). Hiện SeABank có 1.533 CBNV tại 104 điểm
giao dịch (tăng 145% so với 2009) và gần 104.000 khách hàng trên toàn quốc.
11
Sinh viên: Trần Thị Minh Trang Lớp: Thương mại quốc tế K49
Sau đây, chúng ta sẽ phân tích rõ các hoạt động chính tại Ngân hàng để thấy
những bước phát triển đáng kể.
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Tổng nguồn vốn tăng trưởng mạnh và liên tục. Tính đến cuối tháng 12/2010,
tổng số nguồn vốn của SeABank đạt 35.898 tỷ VNĐ, tăng 37,4% so với cuối
năm 2009. Mức tăng này đã vượt mức chỉ tiêu đặt ra là 25%.
Nguồn vốn ngoại tệ tăng mạnh, đạt mức 1.203 triệu USD ( tương đương
26.527 tỷ VNĐ), tăng 35,2% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn tiền VNĐ đạt
9.371 tỷVNĐ, chiếm 26,1%. Trong giai đoạn hiện nay, nguồn vốn ngoại tệ lớn

đang tạo lợi thế lớn cho Ngân hàng. Tuy nhiên trong thời gian tới, SeABank cần
phải có những chính sách nâng cao tỷ trọng VNĐ để đảm bảo sự phát triển bền
vững của Ngân hàng.
1.1.2.2. Hoạt động tín dụng
Mấy năm gần đây, hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần
Đông Nam Á được đẩy mạnh và có những bước tăng trưởng khá cao đặt biệt
năm 2010. Tổng dư nợ cho vay đạt ở mức 16.543 tỷ VNĐ, tăng 38% so với năm
2009. Doanh số đạt 40.602 tỷ VNĐ, tăng 36,2 %. Doanh số thu nợ đạt 36.225 tỷ
VNĐ, tăng 25%. Thị phần tín dụng của SeABank trong tổng dư nợ tín dụng đối
với nền kinh tế của toàn ngành ngân hàng đạt 6.2%, tăng hơn so với con số 5.8%
của năm 2009. Đạt được thành tựu này, một mặt là do Ngân hàng liên tiếp hạ
thấp lãi suất cho vay để khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường vay vốn đầu
tư đặc biệt nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Mặt khác, Ngân hàng
cũng đưa ra nhiều chính sách khách hàng như chủ động mở rộng đối tượng
khách hàng, đa dạng hoá các hình thức cho vay ( cho vay ưu đãi, cho vay đồng
tài trợ ), đáp ứng tốt nhu cầu ngoại tệ của khách hàng.
12
Sinh viên: Trần Thị Minh Trang Lớp: Thương mại quốc tế K49
Dư nợ tín dụng thông thường là 15.319 tỷ VNĐ, tăng 44,7% và chiếm
92,6% tổng số dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay bằng VNĐ đạt 9.546 tỷ, chiếm tỷ
trọng 57,7% ; tăng 41,8% so với cuối năm 2009. Trong khi đó dư nợ cho vay
bằng ngoại tệ tăng 32,4%, đạt 282 triệu USD. Lãi suất cho vay bằng VNĐ trong
năm qua thấp hơn tương đối so với ngoại tệ, hơn nữa tỷ giá USD/VNĐ biến
động liên tục trong thời gian gần đây đã khuyến khích các doanh nghiệp tăng
cường vốn vay VNĐ.
Cho vay ngắn hạn đạt 12.804 tỷ VNĐ, tăng 56,6% và chiếm tỷ trọng 77,4%
dư nợ tín dụng thông thường. Các mặt hàng cho vay nhập khẩu chủ yếu gồm
phân bón (số dư nợ: 608 tỷ VNĐ), sắt thép (511 tỷ VNĐ), bông vải sợi (435 tỷ
VNĐ), xăng dầu (282 tỷ VNĐ) Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thuỷ sản
(754 tỷ VNĐ), gạo (432 tỷ VNĐ), cà phê (265 tỷ VNĐ) Cho vay trung dài hạn

đạt 2.515 tỷ VNĐ, có tốc độ tăng chậm (4,4%) nên làm giảm tỷ trọng cho vay
trung ngắn hạn xuống chỉ còn 15,2% trong tổng dư nợ tín dụng thông thường.
Bảng 1: Dư nợ tín dụng
Đơn vị: triệu USD, tỷ VNĐ
Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 +/- % so
với tháng
12/2009
Số dư % Quá
hạn
Tỷ trọng
%
Số dư % Quá
hạn
Tỷ trọng
%
Tổng dư nợ 11988 4,0 100 16543 3,2 100 38,0
I. Tín dụng
thông
thường
10585 4,6 88,3 15319 3,5 92,6 44,7
Dư nợ ngắn
hạn
8176 4,6 68,2 12804 3,1 77,4 56,6
- VNĐ 5287 3,4 44,1 8371 2,6 50,6 58.3
- Ngoại tệ
(USD)
141 6,7 24,1 216 3,9 27,4 53,2
- Ngoại tệ
quy đổi
VNĐ

2889 6,7 24,1 4433 3,9 27,4 53,4
Dư nợ trung
ngắn hạn
2409 4,6 20,1 2515 5,4 15,2 4,4
13
Sinh viên: Trần Thị Minh Trang Lớp: Thương mại quốc tế K49
- VNĐ 971 5,4 8,1 1175 3,9 7,1 21,0
- Ngoại tệ
(USD)
72 4,2 12,0 66 6,9 8,1 -8,3
- Ngoại tệ
quy đổi
VNĐ
1438 4,2 12,0 1340 6,9 8,1 -6,8
II. Nợ khác 1403 11,7 1224 7,4 -12,8
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần
Đông Nam Á năm 2010.
1.1.2.3. Hoạt động bảo lãnh
Bảng 2: Tình hình bảo lãnh
Đơn vị: triệu USD
Chỉ tiêu Dư nợ bảo lãnh Quá hạn
31/12/09 31/12/10 +/- % 31/12/09 31/12/10 +/- %
Tổng số 87,3 49,1 - 43,8 30,1 18,4 - 38,9
- L/C trả chậm 49,8 25,9 - 48,0 25,0 15,2 - 39,2
- Thư bảo lãnh 37,5 23,2 - 38,1 5,1 3,2 - 37,3
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại
cổ phần Đông Nam Á năm 2010
Tổng dư bảo lãnh nước ngoài đến ngày 31/12/2010 là 49,1 triệu USD, giảm
mạnh so với cuối năm 2009, giảm 38,2 triệu USD. Trong đó dư nợ đối với L/C
trả chậm có sự sụt giảm đáng kể từ 49,8 triệu USD xuống còn 25,9 triệu USD.

Dư nợ quá hạn cũng còn 18,4 triệu USD, giảm 11,7 triệu USD so với năm trước.
Việc dư nợ bảo lãnh và dư nợ quá hạn đều giảm là do phía Ngân hàng đã đưa ra
những chính sách phù hợp; kiên trì tiến hành thương lượng để đàm phán với các
chủ nợ nước ngoài.
1.1.2.4. Hoạt động kinh doanh khác
14
Sinh viên: Trần Thị Minh Trang Lớp: Thương mại quốc tế K49
a. Thanh toán phi mậu dịch
Trong năm 2010, doanh số thu chi phi mậu dịch qua Ngân hàng Thương mại
cổ phần Đông Nam Á đạt 2.926 triệu USD, giảm 5,8 % so với năm trước.
Doanh số thu đạt 2.204 triệu USD, giảm 3,4 % chủ yếu vì doanh số đổi tiền
giảm 45,4 %. Thu từ kiều hối đạt 294,5 triệu USD, tăng 18,4 % do bên cạnh việc
ban hành các văn bản khuyến khích chuyển tiền kiều hối về nước của Chính phủ
và Ngân hàng Nhà nước, SeABank đã làm tốt dịch vụ chuyển tiền nhanh thông
qua việc liên hệ với mạng lưới các Ngân hàng trên thế giới và áp dụng mức phí
cạnh tranh. Tuy nhiên, doanh số chuyển tiền kiều hối qua SeABank nói riêng và
qua hệ thống Ngân hàng nói chung còn thấp so với tổng doanh số kiều hối của
cả nước năm 2010.
Bảng 3: Thu chi phi mậu dịch
Đơn vị: triệu USD quy đổi
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 +/- %
Thu 2.282 2.204 - 3,4
Chi 825 722 - 12,5
Tổng số 3.107 2.926 - 5,8
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Đông Nam Á năm 2010
Doanh số chi đạt 722 triệu USD, giảm 12,5 % chủ yếu là do giảm doanh số
chi từ các tổ chức, các cơ quan và người nước ngoài ở Việt Nam chi kiều hối và
đổi tiền.
b. Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng
* Phát hành thẻ:

Hiện tại SeABank đã phát hành được gần 87.900 thẻ ATM gồm các loại thẻ
ghi nợ nội địa S24+, S24++, thẻ sinh viên, thẻ liên kết, thẻ quốc tế
MasterCard… và có 137 máy ATM trên toàn quốc. Thẻ ATM của SeABank có
thể giao dịch tại hơn 10.000 máy ATM, 36.451 máy POS của SeABank và các
ngân hàng trong liên minh thẻ BanknetVN & SmartLink, VNBC trên phạm vi
toàn quốc. Đặc biệt với tư cách là thành viên chính thức của 2 tổ chức thẻ lớn
15
Sinh viên: Trần Thị Minh Trang Lớp: Thương mại quốc tế K49
nhất thế giới là MasterCard và Visa Card, năm 2010 SeABank cũng đã chính
thức phát hành Thẻ ghi nợ quốc tế EMV MasterCard, Thẻ ghi nợ quốc tế trả sau
EMV MasterCard sử dụng công nghệ thẻ chip EMV có tiêu chuẩn bảo mật cao
nhất mà hiện tại ở Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á nói chung hầu như
chưa có ngân hàng nào áp dụng. Thẻ quốc tế SeABank MasterCard có thể được
giao dịch tại 24 triệu POS và 1 triệu ATM trên toàn thế giới với đầy đủ các tính
năng: rút tiền, thanh toán hàng hóa dịch vụ, chuyển khoản, truy vấn số dư, đổi
pin, in sao kê… Bên cạnh đó SeABank cũng chuẩn bị phát hành thẻ quốc tế
Visa Card vào cuối Quý I/2011 nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng thẻ quốc
tế của khách hàng.
* Thanh toán thẻ
Doanh số thanh toán thẻ năm 2010 đạt 181 triệu USD, tăng hơn 7,9 % so với
năm 2009. Hầu hết doanh số thanh toán các loại thẻ đều tăng do chất lượng phục
vụ được cải thiện. Bên cạnh đó, sự tiện lợi của việc sử dụng thẻ và mạng lưới
các trung tâm chấp nhận thanh toán thẻ tăng cao cũng là nguyên nhân làm tăng
doanh số.
Số phí dịch vụ thu được từ việc phát hành và thanh toán thẻ đạt 702.317
USD trong năm 2010, giảm 5%. Nguyên nhân chủ yếu là do SeABank có chủ
trương khuyến khích,thu hút khách hàng sử dụng thẻ nên đã giảm tỷ lệ thu phí
đối với các đơn vị chấp nhận thẻ.
c. Hoạt động mua bán ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong năm 2010 của Ngân hàng Đông Nam Á

diễn ra trong tình trang khan hiếm ngoại tệ kéo dài. Nhu cầu thanh toán ngoạitệ
của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngày càng lớn do giá một số mặt hàng trên
thị trường thế giới tăng vọt, nhất là xăng dầu. Trong khi đó, mặc dù đã tăng lãi
16
Sinh viên: Trần Thị Minh Trang Lớp: Thương mại quốc tế K49
suất huy động ngoại tệ từ khách hàng nhưng lượng ngoại tệ mua được và gửi
vào của toàn hệ thống ngày càng giảm. Nguyên nhân chủ yếu một mặt do sự
cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng và mặt khác do tình trạng găm giữ ngoại
tệ của khách hàng vì tỷ giá USD/VNĐ có xu hướng tăng. Bởi vậy, mặc dù có sự
hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước trong việc bán ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu
xăng dầu, phân bón song SeABank vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc cân đối
ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nhập khẩu.
Bảng 4: Doanh số mua và bán ngoại tệ
Đơn vị: triệu USD quy đổi
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 +/- (%)
Tổng doanh số mua bán 7.453 9.707 30,2
Doanh số mua 3.230 4.521 40,0
- Ngân hàng Nhà nước
và tổ chức tín dụng
439 1.307 197,7
- Doanh nghiệp và cá
nhân
2.791 3.214 15,2
Doanh số bán 4.223 5.186 22,8
- Ngân hàng Nhà nước
và tổ chức tín dụng
698 210 -69,9
- Doanh nghiệp và cá
nhân
3.525 4.976 41,2

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đông Nam Á
năm 2010.
Trong năm 2010, SeABank đã đề ra một loạt các biện pháp để khơi tăng
lượng ngoại tệ mua vào như: triển khai phương án điều hoà mua bán ngoại tệ để
tập trung ngoại tệ về một đầu mối nhằm tăng hiệu quả sử dụng ngoại tệ và làm
cơ sở để mua ngoại tệ từ Ngân hàng Nhà nước; nâng giá mua ngoại tệ tiền mặt
lên bằng với giá mua bán chuyển khoản; động viên các khách hàng lớn, khai
thác nguồn mua từ Bộ Tài chính.
Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2010 đạt 9.707 triệu USD, tăng 30,2% so
với năm 2009. Doanh số mua đạt 4.521 triệu USD, tăng 40%. Trong đó, mua
17
Sinh viên: Trần Thị Minh Trang Lớp: Thương mại quốc tế K49
của khách hàng là 3.214 triệu USD, tăng 15,2% còn mua từ Ngân hàng Nhà
nước đạt 1.307 triệu USD.
Doanh số bán ngoại tệ đạt 5.186 triệu USD, tăng 22,8%. Trong đó chủ yếu
bán cho khách hàng, đạt 4.976 triệu USD, tăng 41,2%. Riêng bán cho mục đích
nhập khẩu xăng dầu đạt doanh số 1.785 triệu USD, chiếm 30,2% trong tổng
doanh số ngoại tệ bán cho khách hàng.
Khối lượng tiền mặt VNĐ và ngoại tệ qua quỹ SeABank trong năm 2010
như sau:
Bảng 5: Tình hình thu chi tiền mặt
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 +/- %
VNĐ - Thu
- Chi
45.319
44.231
55.536
53.749
+ 22,5
+ 21,5

Ngân phiếu thanh toán - Thu
- Chi
23.138
21.989
18.731
18.211
- 19,0
- 17,1
Ngoại tệ - Thu
- Chi
2.980
2.657
3.778
3.421
+ 26,8
+ 28,8
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đông Nam Á năm
2010
Thu chi VNĐ qua SeABank tăng 22% so với năm 2010. Điều này được lý
giải bởi 2 nguyên nhân: Thứ nhất là việc giảm 18% thu chi ngân phiếu thanh
toán qua Ngân hàng do chịu tác động của việc thu hẹp lượng ngân phiếu thanh
toán phát hành vào lưu thông; thứ hai là tăng 90% lượng tiền mặt do khách hàng
nộp vào SeABank để mua ngoại tệ thanh toán hàng nhập và chuyển tiền đi nơi
khác.
Thu chi ngoại tệ cũng tăng đáng kể so với năm 2009, chủ yếu do SeABank
và các tổ chức tín dụng huy động tiết kiệm, kỳ phiếu bằng ngoại tệ nộp vào.
Ngoài ra do chính sách quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước có thay đổi
nên đã khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước cho
thân nhân làm tăng chi kiều hối so với năm 2009.
18

Sinh viên: Trần Thị Minh Trang Lớp: Thương mại quốc tế K49
1.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP
KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÂN ĐÔNG NAM Á - SEABANK
1.2.1. Thực trạng thanh toán hàng xuất
Hiện nay, thị phần thanh toán của Ngân hàng Đông Nam Á vẫn chiếm tỷ
trọng đáng kể trong số các Ngân hàng Thương mại cổ phần trên góc độ xuất
khẩu, sự biến động về doanh số thanh toán được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 6: Tình hình thanh toán xuất khẩu của Ngân hàng Đông Nam Á
Đơn vị: triệu USD quy đổi
Năm Cả nước SeABank Tỷ trọng
(%)
Kim ngạch Tăng(%) Kim ngạch Tăng (%)
2006 26.179 2.042 7,8
2007 28.614 9.3 2.375 16,31 8,3
2008 30.400 6,24 2.432 2,4 8,0
2009 33.924 11,59 3.121 28,33 9,2
2010 39.045 15,1 4.295 37,62 11,0
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Phòng Thanh toán quốc tế - Trung
tâm thanh toán Ngân hàng Đông Nam Á các năm 2006-2010.
Tuy có những khó khăn nhất định nhưng kim ngạch thanh toán xuất khẩu
của cả nước nói chung và của SeABank nói riêng vẫn tăng. Từ năm 2006, kim
ngạch thanh toán xuất khẩu của cả nước là 26.179 triệu USD sang năm 2007
tăng 9,3% đạt 28.614 triệu USD. Tuy nhiên, năm tiếp theo tốc độ tăng kim
ngạch thanh toán xuất khẩu lại giảm từ 9,3% năm 2007 xuống 6,24% năm 2008
và có thể nói rằng năm 2008 là năm có tốc độ tăng trưởng đạt mức thấp nhất
trong một vài năm vừa qua. Đến năm 2009, tốc độ tăng kim ngạch đã đạt
11,59% . Đây chính là thành tích đáng khích lệ. Sự biến động này một phần ảnh
hưởng của các yếu tố khách quan. Khi chính thức gia nhập vào tổ chức Thương
mại thế giới – WTO ( tháng 1/2007), xuất nhập khẩu nước ta đứng trước những

thách thức mới, hàng hoá xuất khẩu của nước ta phải cạnh tranh với nhiều hàng
hóa trên thế giới.
19
Sinh viên: Trần Thị Minh Trang Lớp: Thương mại quốc tế K49
Ví dụ điển hình nhất việc xuất khẩu các đồ thuỷ hải sản đông lạnh của nước
ta sang các thị trường Hoa Kỳ hay EU đều gặp phải những rào cản về các chính
sách thuế áp dụng, các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm hay hàng hoá
của phải tuân thủ các yêu cầu về chống trợ cấp, chống bán phá giá. Tiếp tới là
những diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã
ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam và giảm tính cạnh tranh hàng hoá xuất khẩu
của nước ta. Sang năm 2009, tình hình đã sáng sủa hơn và năm 2010 thì tốc độ
tăng kim ngạch thanh toán xuất khẩu đã đạt 15,1%.
Tuy tỷ trọng kim ngạch của SeaBank so với cả nước không lớn nhưng nhìn
chung những khó khăn trên cũng tác động một phần không nhỏ tới SeABank.
Xét về giá trị tuyệt đối thì thanh toán xuất khẩu qua SeABank vẫn tăng từ năm
2007 là 2.375 triệu USD so với 2.042 triệu USD năm 2006, đạt 16,31%. Lần
lượt qua các năm 2008, 2009, 2010, kim ngạch thanh toán xuất khẩu đạt là 2.432
triệu USD (tăng 2,4%), 3.121 triệu USD (tăng 28,33%), 4.295 triệu USD (tăng
37,62%). Kết quả này là do sự cố gắng, nỗ lực của SeABank khi đưa ra nhiều
chính sách khách hàng hấp dẫn, phí dịch vụ thấp, dịch vụ trọn gói để thu hút
khách hàng.
Cũng căn cứ vào bảng số liệu trên, ta cũng nhận thấy rằng tỷ trọng thanh
toán xuất khẩu của SeABank so với cả nước có xu hướng tăng dần. Đây chính là
bước phát triển đáng kể của SeABank. Năm 2006, tỷ trọng này là 7,8% sau đó
tăng tới 8,3% vào năm 2007 măc dù các Ngân hàng Thương mại cổ phần tại
Việt Nam đang ngày càng được mở rộng và phát triển nhiều mặt; cùng với đó là
sự gia nhập của các Ngân hàng nước ngoài luôn được các Ngân hàng mẹ hỗ trợ
về vốn, lãi suất, trạng bị máy móc hiện đại, có cả khách hàng hai đầu xuất
nhập Sang năm 2008, tỷ trọng thanh toán xuất khẩu qua SeABank giảm xuống
còn 8,0% do ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế. Năm 2009, tỷ trọng

này đã có sự nhích lên đạt mức 9,2% và tới năm 2010 thì tỷ trọng đã tăng lên
20
Sinh viên: Trần Thị Minh Trang Lớp: Thương mại quốc tế K49
11,0%. Có được điều này là do SeABank luôn duy trì và từng bước phát triển thị
phần của mình. Một số mặt hàng chủ yếu xuất khẩu qua SeABank là gạo, dầu
thô, than đá, thép, hàng thuỷ sản, gia công và một số mặt hàng khác.
Thị phần xuất khẩu chủ yếu của SeABank vẫn chủ yếu là thị trường Châu Á
(>70%).
Bảng 7: Thị trường thanh toán xuất khẩu của SeABank
Đơn vị: triệu USD quy đổi.
Thị
trường
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Doanh
số
Tỷ
trọng
(%)
Doanh
số
Tỷ
trọng
(%)
Tăng/
giảm
(%)
Doanh
số
Tỷ
trọng

(%)
Tăng/
giảm
(%)
Lào 4,817 6,42 8,215 9,18 70,5 4,952 5,75 -39,7
Hồng
Kông
5,327 7,3 10,456 11,68 96,28 9,288 10,78 -11,2
Hàn
Quốc
17,933 23,89 18,669 20,86 4,1 20,301 23,57 8,73
Thái
Lan
2,501 3,33 2,681 2,99 7,19 2,315 2,69 -13,7
Indonex
ia
1,312 1,75 1,079 1,23 -16,2 0,022 0,02 -97,9
Nhật 22,752 30,31 27,931 31,2 22,78 29,618 34,39 6,04
Singapo 8,232 10,96 9,422 10,53 14,46 8,751 10,16 -7,12
Đài
Loan
10,978 14,62 9,9 11,06 -9,82 10,642 12,36 7,49
Nguồn: Báo cáo thường niên của Phòng Thanh toán quốc tế năm 2006-
2008
Qua bảng số liệu trên, ta thấy thị trường thanh toán xuất khẩu chủ yếu của
SeABank là thị trường Châu Á. Doanh số xuất khẩu sang Nhật là cao nhất và
21
Sinh viên: Trần Thị Minh Trang Lớp: Thương mại quốc tế K49
qua 3 năm liên tục tăng từ 22,752 triệu USD đến 27,931 triệu USD và 29,618
triệu USD. Năm 2007, tăng 22,76% so với năm 2006 và năm 2008 tốc độ tăng

giảm chỉ còn 6,04% so với năm 2007. Một số mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang
Nhật như cao su, cà phê, dầu thô hay than đá. Sau Nhật là Hàn Quốc, năm 2006
doanh số là 17,933 triệu USD; năm 2007 tăng tới 18,669 triệu USD tương ứng
với 4,1% và năm 2008 là 20,301 triệu USD tăng 8,73%. Tiếp tới nước đứng thứ
3 là Đài Loan, năm 2007 giảm 9,82% so với năm 2006 nhưng sang năm 2008
tăng 7,49%. Một số mặt hàng chính xuất khẩu sang Đài Loan là chè, thiếc, than
đá, nông lâm sản, hàng gia công Singapore là nước đứng thứ 4 có doanh số
năm 2006 là 8,232 triệu USD, sang năm 2007 tăng 14,46% là 9,422 triệu USD.
Sang năm 2008, doanh số giảm còn 7,12% với 8,751 triệu USD. Những mặt
hàng xuất khẩu sang Singapore là gạo, cà phê, dầu thô, lạc, thiếc, nông lâm sản,
hàng gia công. Hông Kông là nước đứng thứ 5. Năm 2007 so với năm 2006 tăng
96,28% nhưng năm 2008 giảm còn 11,77% so với năm 2006. Mặt hàng xuất
khẩu chủ lực sang Hông Kông chủ yếu là cà phê, chè, than đá. Sau đó là tới Lào,
Thái Lan, Indonexia, Có thể thấy, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại các
thị trường giảm rõ rệt từ 2006 đến 2008 có nguyên nhân chính là ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
2.2.2. Thực trạng thanh toán hàng nhập.
Bên cạnh hoạt động xuất khẩu, tình hình nhập khẩu cũng có nhiều biến động
Nhìn tổng thể, kim ngạch thanh toán nhập khẩu của cả nước có tăng, tuy
nhiên có năm 2008, kim ngạch giảm so với năm 2007. Năm 2006, kim ngạch
này đạt 38.756 triệu USD. Đến năm 2007, con số này là 39.757 triệu USD, tăng
2,58% so với năm 2006. Nhưng những khó khăn chung của nền kinh tế đã làm
ảnh hưởng đến tình hình thanh toán nhập khẩu . Năm 2008 chỉ đạt 38.701 triệu
USD, giảm 2,65% so với năm 2007. Bước sang 2009, kim ngạch thanh toán
nhập khẩu có chiều hướng tăng đạt 41.394 triệu USD, tăng 6,96%.
Bảng 8: Tình hình thanh toán nhập khẩu của SeABank so với cả nước
22
Sinh viên: Trần Thị Minh Trang Lớp: Thương mại quốc tế K49
Đơn vị: triệu USD quy đổi
Năm Cả nước SeABank Tỷ trọng

(%)
Kim ngạch +/- (%) Kim ngạch +/- (%)
2006 38.756 3.178 8,2
2007 39.757 2,58 3.578 12,59 9,0
2008 38.701 -2,65 3.367 -5,9 8,7
2009 41.394 6,96 3.891 15,74 9,4
2010 46.598 12,57 5.452 40,12 11,7
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Phòng Thanh toán quốc tế năm
2006-2010
Trong giai đoạn này, kim ngạch thanh toán nhập khẩu của SeABank cũng
tăng lên qua các năm tuy có sự giảm sút vào năm 2008. Nếu như năm 2006, kim
ngạch đạt 3.178 triệu USD thì năm 2007, kim ngạch đã tăng 12,59% và đạt
3.578 triệu USD. Tuy nhiên, cũng chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế
giới, năm 2008, kim ngạch thanh toán nhập khẩu giảm 5,9% và chỉ còn 3.367
triệu USD. Sang năm 2009, con số này đã thay đổi đáng kể, đạt 3.891 triệu
USD, tăng 15,74% so với năm 2008. Năm 2010, với sự phục hồi của nền kinh tế
thế giới nói chung và nền kinh tế trong nước nói riêng, kim ngạch thanh toán
nhập khẩu qua SeABank tăng 40,12% tương ứng với 5.452 triệu USD.
Xét về mặt giá trị tương đối, xu hướng tăng thanh toán nhập khẩu qua
SeABank biểu hiện ở thị phần thanh toán tăng qua các năm. Từ năm 2006 là
8,2% tới năm 2007 là 9,0% và năm 2008 có giảm đôi chút là 8,7%. Nhưng tới
năm 2009, tăng trở lại đạt 9,4%. Thị phần thanh toán chịu ảnh hưởng bởi tỷ
trọng một số mặt hàng nhập khẩu có xu hướng giảm như hàng điện tử, xe máy,
sắt thép do chính sách của Nhà nước hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng cần
thiết và tiết kiệm tiêu dùng; hơn nữa, một số mặt hàng như ôtô, xe máy, chúng ta
23
Sinh viên: Trần Thị Minh Trang Lớp: Thương mại quốc tế K49
đã có cơ sở lắp ráp tại Việt Nam. Ngoài ra, sự mở rộng của các hệ thống Ngân
hàng Thương mại, huy động nguồn ngoại tệ tạo một môi trường cạnh tranh khốc
liệt. Tuy nhiên, đến năm 2010, thị phần thanh toán của SeABank có chiều hướng

tăng và đạt 11,7%. Nguyên nhân chủ yếu là sự tăng vọt về giá cả của một số mặt
hàng chủ lực như xăng dầu, phụ tùng thiết bị
1.3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT
NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập
khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ
1.3.1.1. Về phía Ngân hàng
a .Quy mô hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu:
Quy mô hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu qua Ngân hàng là khả năng
Ngân hàng có thể mở rộng hoạt động thanh toán thông qua tăng trưởng về số
lượng giao dịch, doanh số giao dịch hàng xuất nhập khẩu cũng như là sự tăng
lên về số lượng các chi nhánh trực tiếp được phép tham gia thanh toán xuất nhập
khẩu.
Chỉ tiêu đánh giá hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu qua Ngân hàng dễ đo
lường do cả 3 yếu tố trên đều được biểu hiện dưới các con số cụ thể qua đó có
thể đánh giá được hoạt động Ngân hàng có tăng trưởng hay không bằng việc so
sánh số liệu giữa các năm, kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này là chỉ tiêu quan trọng trong
việc đánh giá hiệu quả hoạt động nên cần phải được thực hiện nghiêm túc, chặt
chẽ. Từ đó, Ngân hàng đưa ra được các biện pháp phù hợp.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp sự tăng lên của cả 3 yếu tố trên không
đồng đều. Có thể số lượng giao dịch giảm nhưng doanh số giao dịch tăng và
ngược lại hoặc số lượng các chi nhánh tham gia giao dịch tăng nhưng giá trị
thanh toán giảm. Do vậy, trong các trường hợp cụ thể, tuỳ thuộc vào mức độ
quan trọng của các chỉ tiêu đưa ra các kết luận hợp lý, song có thể nói quy mô
24
Sinh viên: Trần Thị Minh Trang Lớp: Thương mại quốc tế K49
hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu biểu hiện chủ yếu qua giá trị thanh toán tại
Ngân hàng. Điều đó có nghĩa là dù có sự giảm sút ở 1 số nhân tố nào đó song có
sự gia tăng của giá trị thanh toán thì hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu vẫn

được coi là có sự tăng trưởng về quy mô hoạt động.
b. Rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu qua Ngân hàng.
Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu thường diễn ra ở 2 quốc gia khác nhau
nên việc gặp phải rủi ro là điều không tránh khỏi và cần được Ngân hàng xem
xét và nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện các giao dịch với khách hàng.
Có nhiều cách phân loại rủi ro trong thanh toán L/C. Mỗi cách phân loại đều
dựa trên những cơ sở nhất định
Trong khi tham gia vào các giao dịch tín dụng chứng từ, Ngân hàng có thể
đóng vai trò là Ngân hàng mở L/C, Ngân hàng thông báo, Ngân hàng chiết khấu,
Ngân hàng xác nhận. Bất cứ loại hình nào cũng đều có thể gặp rủi ro trong thanh
toán xuất nhập khẩu.
Trường hợp 1: Ngân hàng mở L/C
- Trong nghiệp vụ mở L/C, nếu Ngân hàng phát hành kiểm tra không kỹ đơn
xin mở L/C sẽ dẫn đến việc chấp nhận cả những điều khoản hàm chứa rủi ro cho
Ngân hàng sau này.
- Khi nhận được bộ chứng từ xuất trình, nếu Ngân hàng phát hành trả tiền
hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra thích đáng
bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, nhà nhập khẩu không chấp nhận thì Ngân
hàng không thể đòi tiền nhà nhập khẩu.
- Ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho những người thụ
hưởng theo quy định của L/C ngay cả trong trường hợp nhà nhập khẩu mất khả
năng thanh toán hoặc bị phá sản do kinh doanh thua lỗ.
- Trong trường hợp hàng đến trước bộ chứng từ thì Ngân hàng phát hành hay
được yêu cầu chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy bộ
chứng từ. Nếu không có sự chấp nhận trước của người nhập khẩu về việc hoàn
25

×