Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Một số giải pháp xây dựng bộ tiêu chí và quy trình quản lý chất lượng theo nguyên lý TQM nhằm nâng cao chất lượng thủ tục hải quan đối với hàng may gia công xuất nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.72 KB, 73 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Hương Giang
SV: Nguyễn Thị Ngọc Xuyên Lớp: Hải quan 49
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
~~~~~~*~~~~~~
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP CUỐI KHOÁ
Đề tài:
ÁP DỤNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN
ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG MAY GIA CÔNG XUẤT NHẬP KHẨU
Giáo viên hướng dẫn : TS. HOÀNG HƯƠNG GIANG
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ NGỌC XUYÊN
Lớp : HẢI QUAN 49
Mã sinh viên : CQ483418
Hà Nội - 05/2011
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Hương Giang
MỤC LỤC
Chuyên đề thực tập cuối khóa…………………………………………………………1
Danh mục từ viết tắt………………………………………………………………… 5
Danh muc hình vẽ, bảng ……………………………………………… ……………6
MỞ ĐẦU: 7
CHƯƠNG 1: ÁP DỤNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN TRONG
QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI: 8
1.1. Khái niệm về Quản lý chất lượng toàn diện 8
1.1.1. Quan niệm về TQM 8
1.2. Nguyên lý cơ bản của TQM 10
1.2.1. Sự hài lòng của khách hàng 10
1.2.2. Chú trọng vào quá trình 13
1.2.3. Cải thiện liên tục 14
1.2.4. Coi trọng nguồn nhân lực 15


1.3. Áp dụng các nguyên lý cơ bản của TQM trong may gia công xuất nhập khẩu 17
1.3.1. Vai trò của TQM trong việc cải thiện chất lượng của thủ tục Hải quan đối
với hàng may gia công xuất nhập khẩu 17
1.3.2. Khó khăn và thuận lợi khi sử dụng TQM trong quản lí chất lượng thủ tục
hải
quan đối với hàng may gia công xuất nhập khẩu 18
1.4 Sự cần thiết và hợp lý khi áp dụng TQM để cải thiện chất lượng của thủ tục
hải quan đối với hàng may gia công xuất nhập khẩu 19
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THỦ TỤC HẢI QUAN HIỆN TẠI
THEO NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG MAY GIA CÔNG
XUẤT NHẬP KHẨU: 22
2.1 Bối cảnh chung 22
2.1.1 Đặc điểm về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 22
SV: Nguyễn Thị Ngọc Xuyên Lớp: Hải quan 49
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Hương Giang
2.1.2 Khái quát chung về Hải quan Việt Nam 22
2.1.3 Quy trình thủ tục hải quan theo quyết định 11 25
2.2. Phân tích quy trình thủ tục hải quan hiện tại đối với hàng may gia công XNK
theo quan điểm quản lý chất lượng toàn diện 32
2.2.1 Đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng 32
2.2.2. Đánh giá quá trình 36
2.2.3 Đánh giá về “sự cải thiện liên tục” 39
2.2.4 Đánh giá về “Cam kết coi trọng nguồn lực con người” 40
2.3 Một số nhận xét về chất lượng thủ tục hải quan đối với hàng may gia công xuất
nhập khẩu 43
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
TQM PHỤC VỤ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG MAY GIA CÔNG XUẤT NHẬP KHẨU: 45
3.1. Đề xuất về cam kết chất lượng TTHQ trong chiến lược phát triển của Ngành 45

3.2. Đẩy mạnh xây dựng bộ tiêu chí dựa trên tiêu chuẩn đánh giá chất lượng 46
3.2.1. Sự thoả mãn của khách hàng “Đặt lợi ích của khách hàng là trung tâm của thủ
tục hải quan 46
3.2.2. Vòng điều chỉnh PDCA để cải thiện quy trình chất lượng thủ tục hải quan 52
3.2.3. Liên tục cải thiện chất lượng thủ tục hải quan 62
KẾT LUẬN: 74
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ………………………………………………… 76
Nhận xét của giáo viên phản biện …………………………………………………….77
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 78
SV: Nguyễn Thị Ngọc Xuyên Lớp: Hải quan 49
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Hương Giang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CCHQ Công chức hải quan
CK Cửa khẩu
CQK Cơ quan khác
DN Doanh nghiệp
HMGCXNK Hàng may gia công xuất nhập khẩu
HQ Cơ quan Hải quan
KTSTTQ Kiểm tra sau thông quan
MBO Quản lý theo mục tiêu
PDCA Vòng điều khiển “Kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Điều chỉnh”
QLRR Quản lý rủi ro
QTTTHQ Quy trình thủ tục hải quan
TCHQ Tổ chức hải quan
TTHQ Thủ tục hải quan
TQM Quản lý chất lượng toàn diện
VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
XNK Xuất nhập khẩu
WCO Tổ chức hải quan thế giới

WTO Tổ chức thương mại thế giới
VNCI Vietnam Competitiveness Initiative – Viện Nghiên cứu cạnh tranh Việt
Nam (thuộc VCCI)
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG
SV: Nguyễn Thị Ngọc Xuyên Lớp: Hải quan 49
4
Chuyờn thc tp tt nghip GVHD: TS. Hong Hng Giang
M U
Dt may l mt trong nhng ngnh c coi l trng im, cú tim lc phỏt
trin cao trong thi k cụng nghip hoỏ, hin i hoỏ hin nay. Vi nhng li
th ca t nc nh vn u t khụng ln, thi gian thu hi vn nhanh, thu hỳt
nhiu lao ng v cú nhiu iu kin m rng th trng trong v ngoi nc
vi s tham gia ca nhiu thnh phn kinh t khỏc nhau.
Trong xu th hi nhp kinh t khu vc v quc t, ngnh dt may cng
ang phi i mt vi nhiu khú khn nh ngun nguyờn liu cha phong phỳ,
y , cht lng cha cao, cha c trang b dõy chuyn mỏy múc hin i.
Ti cỏc nc phỏt trin, chi phớ sn xut rt cao (c bit l chi phớ nhõn cụng v
SV: Nguyn Th Ngc Xuyờn Lp: Hi quan 49
DANH MC HèNH V
Hỡnh 1.1. Cỏc bc trong quỏ trỡnh qun lý cht lng u ra 7
Hỡnh 2.1. S mụ hỡnh t chc b mỏy Tng cc Hi quan hin nay 18
Hỡnh 2.2. S Quy trỡnh thụng quan hng hoỏ XNK theo Q 1171 23
Hỡnh 2.3. S Quy trỡnh thụng quan hng hoỏ XNK theo Q 874 29
Hỡnh 3.1. Vũng iu chnh PDCA 47
DANH MC BNG
Bng 1.1. Mt s c tớnh ca cht lng hng húa, dch v c a s khỏch hng
quan tõm
6
Bng 1.2. So sỏnh gia ISO 9000 v TQM 15
Bng 2.1. S lng cụng chc hi quan trong cỏc nm gn õy 19

Bng 3.1. Cỏc yờu cu v cht lng i vi quy trỡnh hi quan 43
Bng 3.2. Thi gian thụng quan trung bỡnh ti mt s Chi cc 44
Bng 3.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lợng quy trình thủ tục HQ i vi hàng hóa XNK 48
Bng 3.4. Quỏ trỡnh ci thin liờn tc cht lng TTHQ i vi hng húa XNK 58
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Hương Giang
mặt bằng nhà xưởng) mà hàng hóa thì ngày càng cần có sức cạnh tranh cao hơn,
chủ yếu là cạnh tranh về giá cả và chất lượng. Hoạt động may gia công xuất
nhập khẩu đã đáp ứng được nhu cầu của cả hai phía doanh nghiệp Việt Nam và
doanh nghiệp nước ngoài. Và phải thừa nhận rằng, trong tình hình kinh tế hiện
nay của Việt Nam thì hoạt động gia công xuất khẩu mang lại một nguồn lợi khá
lớn cho đất nước cả về mặt kinh tế và xã hội, đây cũng là một hoạt động kinh tế
ngoại thương gồm nhiều công đoạn phức tạp đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ của
Nhà nước nhưng cũng phải tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển. Hải quan
là cơ quan có nhiệm vụ quản lý và giám sát hoạt động gia công xuất khẩu cũng
như làm thủ tục xuất nhập khẩu cho hàng gia công.
Tất cả sức ép bên trong của nền kinh tế thị trường đầy biến động và sức
ép bên ngoài của các cam kết về hội nhập trong lĩnh vực hải quan đòi hỏi ngành
Hải quan phải tìm ra những phương thức quản lý hoạt động sao cho quy trình
thủ tục hải quan đáp ứng các nhu cầu thuận lợi cho doanh nghiệp, các quy trình
thủ tục hải quan phải đảm bảo chất lượng và phải được đánh giá bằng định
lượng, công khai, minh bạch, khách quan. Áp dụng quản lý chất lượng nhằm
nâng cao chất lượng thủ tục hải quan đối với hàng may gia công xuất nhập khẩu
nhằm đáp ứng được nhu cầu thực tiễn hiện nay.
Đề tài là đóng góp đáng kể về giải pháp khoa học nhằm nâng cao chất
lượng thủ tục hải quan trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng các nhu cầu thuận lợi
cho doanh nghiệp, yêu cầu của công dân vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật, tiết
kiệm nguồn nhân lực theo yêu cầu của Chính phủ.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của đề tài được kết cấu làm 3 chương.

Chương 1. Áp dụng quản lý chất lượng toàn diện (TQM) để nâng cao chất
lượng thủ tục Hải quan đối với hàng may gia công xuất nhập khẩu
Chương 2. Đánh giá chất lượng thủ tục hải quan đối với hàng may gia
công XNK hiện tại theo nguyên lý quản lý chất lượng toàn diện của Việt Nam.
SV: Nguyễn Thị Ngọc Xuyên Lớp: Hải quan 49
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Hương Giang
Chương 3. Một số giải pháp xây dựng bộ tiêu chí và quy trình quản lý chất
lượng theo nguyên lý TQM nhằm nâng cao chất lượng thủ tục hải quan đối với
hàng may gia công xuất nhập khẩu.
SV: Nguyễn Thị Ngọc Xuyên Lớp: Hải quan 49
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Hương Giang
CHƯƠNG 1
ÁP DỤNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN TRONG QUẢN LÍ
CHẤT LƯỢNG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI
1.1. Khái niệm về Quản lý chất lượng toàn diện
Quản lý chất lượng toàn diện, tên tiếng Anh là Total Quality Management
(TQM) ban đầu được áp dụng trong lĩnh vực tư nhân với mục đích làm hài lòng
khách hàng, giảm chi phí và cải thiện hoạt động của ngành công nghiệp. TQM
chú trọng đến quá trình vận động chung của tổ chức hay triết lý về cách thức tư
duy quá trình vận động của tổ chức chứ không chú trọng vào một bộ các qui
trình, thủ tục hay qui tắc quản lý nhất định của tổ chức. Có thể hiểu quản lý chất
lượng toàn diện là quản lý quá trình vận động của tổ chức nhằm nâng cao sự
thoả mãn của khách hàng.
Cụ thể với khách hàng là các công ty, xí nghiệp may gia công xuất nhập
khẩu,khi cơ quan Hải quan áp dụng TQM để cải thiện chất lượng thủ tục hải
quan của mình quan thì họ sẽ được làm hài lòng như tiết kiệm được thời gian
thông quan, giảm chi phí, làm tăng sức cạnh tranh sản phẩm…
1.1.1. Quan niệm về TQM

Một số học giả đã đưa ra khái niệm và định nghĩa khác nhau về TQM.
Cohen and Emicke, nhà kinh tế học (1994) đưa ra định nghĩa, ý nghĩa của mỗi
từ tạo nên thuật ngữ TQM, có thể hiểu khái quát:
- “Total” có nghĩa là áp dụng cho mọi khía cạnh của công việc, từ việc xác
định các nhu cầu của khách hàng cho đến đánh giá sự hài lòng của khách hàng;
“Quality” có nghĩa là chất lượng có thể đáp ứng và thậm chí đáp ứng vượt quá sự
mong đợi của khách hàng; “Management” có nghĩa là có nghĩa là quản lý phát triển
và duy trì năng lực của công ty với chất lượng được hoàn thiện không ngừng.
- Với khía cạnh sản phẩm và dịch vụ, TQM là hình thức quản lý dựa trên
cách thức tạo ra các dịch vụ có chất lượng theo yêu cầu của khách hàng. TQM
SV: Nguyễn Thị Ngọc Xuyên Lớp: Hải quan 49
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Hương Giang
lấy chất lượng làm trung tâm, chú trọng vào khách hàng, dựa vào thực tế, khuyến
khích làm việc nhóm, người quản lý cao cấp dẫn dắt để đạt được các mục tiêu
chiến lược cho tổ chức thông qua việc hoàn thiện không ngừng. Do vậy, nguyên
lý TQM cũng có thể hiểu là hoàn thiện chất lượng toàn diện ở đẳng cấp quốc tế.
TQM hoàn toàn không chỉ là quản lý chất lượng, nó cũng không là một khẩu
hiệu đơn thuần là luôn luôn đúng, không có lỗi sản phẩm, không tồn kho, không
bị ngừng trệ, không dài dòng, không phải chờ đợi, mà là nguyên lý quản lý có sự
liên kết đầy đủ các phương pháp quản lý hiệu quả dựa trên học thuyết quản lý chứ
không chỉ dựa vào các kinh nghiệm thực tế. Có hai hướng tiếp cận TQM do tổ
chức quản lý chất lượng quốc tế - International Standard Organisation (ISO) và
Viện quản lý chất lượng liên bang -Federal Quality Institute (FQI) đưa ra. Theo
ISO, “TQM được xác định là cách thức quản lý của một tổ chức chú trọng vào
chất lượng, dựa trên nỗ lực của các thành viên và nhắm đến sự thành công bền
vững bằng sự thoả mãn của khách hàng và đem đến lợi ích cho tất cả các thành
viên của tổ chức”. Theo FQI thì “TQM được xem là chiến lược và liên kết thống
nhất quản lý nhắm đến sự thoả mãn của khách hàng bằng cách lôi cuốn tất cả các
thành viên của tổ chức tham gia vào hoạt động và hoàn thiện không ngừng qui

trình làm việc và cách thức sử dụng nguồn tài nguyên”.
Bởi vậy, xét về khía cạnh quản lý nội bộ, TQM tạo ra sự thoả mãn của
khách hàng (cán bộ, nhân viên trong đơn vị) bằng cách hoàn thiện không ngừng
quá trình làm việc và tối ưu hoá cách sử dụng nguồn lực, luôn luôn quan tâm cải
thiện sự hài lòng của toàn thể nhân viên để huy động họ vào sự phát triển chung
của toàn tổ chức.
TQM được coi là “văn hoá chất lượng”. Văn hoá của TQM là sự hoàn thiện
được hòa nhập, và gắn kết vào văn hóa của tổ chức. Văn hóa tổ chức phải được
nâng lên và trở thành lòng tin không chỉ trong lời nói mà còn trong hành động
của công ty, của các thành viên trong công ty, trong các sản phẩm và các dịch vụ
mà công ty tạo ra.
SV: Nguyễn Thị Ngọc Xuyên Lớp: Hải quan 49
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Hương Giang
Tóm lại, khái niệm TQM không phải mới mẻ, không khác gì những việc
thường xuyên đã thực hiện. Làm đúng ngay từ lần đầu sẽ tiết kiệm thời gian và
tiền của, loại bỏ sự trùng lặp và lãng phí, tạo ra uy tín, tạo cảm giác tự tin, tạo
lên sự hài lòng của khách hàng và từng cá nhân của công ty; nó là chính sách cả
hai cùng thắng (win-win) và là văn hoá ứng xử của công ty. Vậy, TQM có thể
ứng dụng để tăng cường chất lượng thủ tục hải quan. Tuy nhiên, áp dụng TQM
đòi hỏi chúng ta phải có một hệ thống quản lý và quản trị phức tạp hơn, các
thách thức về công nghệ và khối lượng công việc lớn hơn.
1.2. Nguyên lý cơ bản của TQM
Deming đưa ra và phát triển 14 nguyên lý của TQM cần tuân thủ nhằm
đạt được các thành công trong việc tăng cường và duy trì chất lượng các dịch
vụ và các sản phẩm. Trong đó 4 nguyên lý cơ bản của TQM được hiểu như
sau:
i) luôn luôn làm hài lòng khách hàng;
ii) chú trọng vào các quá trình (chu trình kế hoạch - thực hiện - kiểm tra
– hành động) – chu kỳ vòng;

iii) liên tục hoàn thiện; và
iv) coi trọng phát triển nguồn nhân lực.
1.2.1. Sự hài lòng của khách hàng
Đây là nguyên lý cơ bản đầu tiên của TQM, doanh nghiệp luôn luôn giữ vai
trò trung tâm và quyết định tới chất lượng thủ tục hải quan mà cơ quan hải quan
thực hiện. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển,cạnh tranh được với các
đơn vị khác thì rất cần cơ quan hải quan tạo mọi điều kiện thuận lợi cho mình
làm thủ tục hải quan thông quan nhanh chóng,tiết kiệm cả thời gian lẫn chi phí.
Hơn nữa, các doanh nghiệp khi nộp thuế cho cơ quan hải quan.họ có quyền đòi
hỏi những quyền lợi của mình. Hiển nhiên, kết quả của mối quan hệ tác động
qua lại là cơ quan hải quan ứng phải quan tâm không ngừng tới chất lượng thủ
tục hải quan như một dịch vụ mà họ cung cấp cho các doanh nghiệp,thỏa mãn
SV: Nguyễn Thị Ngọc Xuyên Lớp: Hải quan 49
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Hương Giang
nhu cầu của các doanh nghiệp,giảm thiểu các chi phí,tiết kiệm thời gian và họ
cảm thấy hài lòng
Một số đặc tính chủ yếu của chất lượng thủ tục hải quan W.Edwards.Deming
đã khảo sát là:
BẢNG 1.1: Một vài đặc tính của chất lượng hàng hóa hay dịch vụ khách
hàng quan tâm
a. Tính tin cậy
b. Tính ổn định
c. Tính an toàn
d. Tính trách nhiệm
e. Tính kịp thời
f. Tính xác thực
g. Tính sẵn sàng đáp ứng
h. Tính lịch sự
i. Tính tận tụy

j. Tính thông tin đầy đủ
k. Tính sẵn sàng
l. Tính dễ hiểu
m. Tính hiệu quả
n. Sẵn sàng trợ giúp
o. Tính minh bạch
p. Tính rõ ràng
q. Giá hợp lý
r. Tính đổi mới
s. Tính linh hoạt
t. Tính thực tiễn
Nguồn: W. Edwards Deming
- Chuyển hóa nhu cầu của các doanh nghiệp thành các tiêu chuẩn chất lượng
Để xác định các tiêu chuẩn chất lượng, cần chuyển hóa các nhu cầu của
doanh nghiệp thành các tiêu chuẩn chất lượng. Tiêu chuẩn chất lượng được xây
dựng phải rõ ràng, đo lường được và các cán bộ,nhân viên của cơ quan hải quan
có thể hiểu được để dễ dàng thực thi.
SV: Nguyễn Thị Ngọc Xuyên Lớp: Hải quan 49
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Hương Giang
HÌNH 1.1: CÁC BƯỚC TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐẦU RA
Nguồn : W. Edwards Deming
- Thiết lập quá trình hướng đến kết quả đầu ra
SV: Nguyễn Thị Ngọc Xuyên Lớp: Hải quan 49
12
XÁC ĐỊNH KHÁCH HÀNG
NHẬN BIẾT NHU CẦU CỦA KHÁCH
HÀNG
CHUYẾN HOÁ YÊU CẦU CỦA
KHÁCH HÀNG THÀNH TIÊU

CHUẨN CHẤT LƯỢNG
THIẾT LẬP QÚA TRÌNH HƯỚNG ĐẾN
KẾT QUẢ ĐẦU RA
THỰC HIỆN QUÁ TRÌNH
Đ
O
L
Ư

N
G
H
I

U
Q
U

C
H

T
L
Ư

N
G
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Hương Giang
Quá trình thực hiện các thủ tục hải quan phải được ban hành kèm theo tiêu
chuẩn chất lượng đầu ra. Hơn nữa, tiêu chuẩn chất lượng cho từng quá trình phải

được xác định như là chỉ dẫn để giảm thiểu các sai sót.
- Thực hiện các quá trình
Việc kiểm tra chất lượng thủ tục hải quan được thực hiện tại 3 giai đoạn
của quá trình (từ đầu vào, quá trình chuyển đổi và đầu ra cuối cùng) để đảm bảo
rằng tiêu chuẩn chất lượng là phù hợp.
1.2.2. Chú trọng vào quá trình
Quá trình trong nguyên lý TQM là quá trình cải thiện theo vòng tuần hoàn
gồm 4 bước: Kế hoạch - Thực hiện – Nghiên cứu (hoặc kiểm tra) - Điều chỉnh
Vòng điều chỉnh - PDCA), được W. Edwards Deming đưa ra để phân tích,
đánh giá và đo lường các thông số trong quá trình làm việc với mục tiêu
nhận ra các nguyên nhân biến động dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu
của khách hàng. Quá trình làm việc được đặt trong vòng tuần hoàn lặp
phản hồi liên tục do vậy nhà quản lý hải quan có thể nhận ra và tác động
làm thay đổi các cấu phần của quá trình để tạo ra các cải thiện. Vòng điều
chỉnh PDCA có thể được dùng như một mô hình để thiết lập hầu hết các quá
trình làm việc.
+ Giai đoạn kế hoạch: Giai đoạn này xác định mục tiêu dựa trên các nhu cầu
doanh nghiệp và thiết kế hoặc hiệu chỉnh quá trình nghiệp vụ nhằm đạt mục
tiêu đó.
+ Giai đoạn thực hiện: Giai đoạn này thực hiện kế hoạch, thử nghiệm các
cải thiện chất lượng ở qui mô nhỏ; đo lường hiệu quả và xem xét công việc sau “
Giai đoạn thực hiện”
+ Giai đoạn nghiên cứu (kiểm tra): Giai đoạn này thu thập dữ liệu, kết quả
(dạng dữ liệu) của giai đoạn thực hiện để nghiên cứu, kiểm tra và đánh giá thông
số đo được và báo cáo kết qủa tới người quyết định.
+ Giai đoạn điều chỉnh: Giai đoạn này dùng để hiệu chỉnh các cải thiện,
nếu các thử nghiệm thành công sẽ áp dụng để cải thiện quá trình.
SV: Nguyễn Thị Ngọc Xuyên Lớp: Hải quan 49
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Hương Giang

Vòng điều chỉnh PDCA được dùng để bắt đầu một dự án cải thiện mới;
phát triển một cái mới hay cải thiện một quá trình sản xuất sản phẩm hoặc dịch
vụ (quá trình làm thủ tục hải quan ). Xác định quá trình này lặp đi lặp lại từ kế
hoạch, thu thập dữ liệu và phân tích nhằm để kiểm tra và xác định ưu tiên phát
hiện vấn đề hoặc nguyên nhân chính; áp dụng các thay đổi nhằm khắc phục các
nguyên nhân để hoàn thiện chất lượng. Như vậy, vòng điều chỉnh PDCA hoạt
động liên tục trong cơ quan hải quan nhằm mục đích tạo ra chất lượng thủ thục
hải quan phục vụ cho các doanh nghiệp.
1.2.3. Cải thiện liên tục
Nguyên lý cơ bản thứ 3 của TQM là cải thiện liên tục, có nghĩa luôn luôn
tạo ra những sự đổi mới có lợi cho quá trình hoạt động. Quá trình cải thiện
không phải là hành động tách rời, mà nó được xây dựng gắn với quá trình làm
việc. Vì vậy, cải thiện chất lượng chỉ có thể đạt được khi nó là một quá trình liên
tục. Vòng điều chỉnh PDCA là phương pháp luận, kim chỉ nam của quá trình cải
thiện liên tục theo nguyên lý của TQM, do vậy nó không có điểm kết thúc mà
luôn được lặp đi lặp lại trong sự cải thiện không ngừng. Quá trình cải thiện
không ngừng là một yếu tố không thể thiếu của TQM, khi các kế hoạch hành
động, chiến lược được đưa ra nhằm hướng tới mục tiêu dài hạn của tổ chức. Quá
trình này lôi cuốn toàn bộ tổ chức, huy động các nguồn lực của tổ chức để
hướng đến các nỗ lực cải thiện chất lượng. Quá trình cải thiện không ngừng
trong TQM bao gồm 7 bước như sau:
(i) Xác định các mục tiêu cần cải tiến.
(ii) Xác định các phương pháp để đạt được các mục tiêu đó.
(iii) Chuẩn bị cho đào tạo và tập huấn
(iv) Thực hiện các cải thiện đã lên kế hoạch.
(v) Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện cải tiến.
(vi) Chuẩn hoá quá trình làm việc đã được cải thiện để áp dụng cho các bộ
phận khác của tổ chức.
(vii) Tiếp tục tiến hành các sửa đổi, nếu cần thiết
SV: Nguyễn Thị Ngọc Xuyên Lớp: Hải quan 49

14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Hương Giang
TQM liên tục chú trọng vào kiểm soát chi phí tạo ra chất lượng để giảm
thiểu hao phí của nguồn lực, giảm các sai sót trong công việc cũng như các hoạt
động không có giá trị. Chi phí có thể được giảm xuống bằng cách cải thiện quá
trình làm việc, phòng ngừa khả năng các sai sót hoặc nhược điểm xảy ra.
Để đảm bảo chất lượng của cả hệ thống, chất lượng cho từng bước phải
được thực hiện một cách có hiệu quả. Các hành động sửa chữa phải được nhà
quản lý quyết định ngay khi có khiếm khuyết. Nhà quản lý hải quan phải thường
xuyên kiểm tra nguyên nhân của các vấn đề phát sinh, nguyên nhân của sự chậm
trễ, và sau đó phải cải thiện các thủ tục.
1.2.4. Coi trọng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định thành công theo nguyên lý của
TQM, vì vậy trong mọi tổ chức phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ
trọng tâm của tổ chức. Deming (1986) đã đưa ra quan điểm về phát triển
nguồn nhân lực trong quản lý chất lượng toàn diện như sau:
Cam kết về quản lý của lãnh đạo
Đòi hỏi sự cam kết mạnh mẽ, lâu dài và phải được ủng hộ từ phía lãnh đạo
quản lý cấp cao nhất. Việc xây dựng và củng cố niềm tin, động cơ trong tổ chức
luôn được coi trọng. Lãnh đạo cao nhất phải luôn thể hiện sự cam kết của mình
đối với việc xây dựng, thực hiện hệ thống quản lý chất lượng và cải tiến thường
xuyên hiệu lực hệ thống đó.
Sự hài lòng của nhân viên
Mọi nhân viên hải quan được thoả mãn thông qua sự đóng góp công sức
của mình cho tổ chức. Họ có được nghề nghiệp ổn định, và sự thưởng phạt đối
với họ phải công minh. “Sự hài lòng của nhân viên hải quan là chỉ số đầu tiên
về sự hài lòng của doanh nghiệp, và những nhân viên trung thành sẽ mang đến
những doanh nghiệp trung thành cho cơ quan hải quan. Khi sự hài lòng của
nhân viên tăng lên, hệ thống đó có thể trông đợi chỉ số sự hài lòng của các doanh
nghệp cũng được tăng lên, theo đó sẽ đạt được các kết quả tài chính khả quan.”.

SV: Nguyễn Thị Ngọc Xuyên Lớp: Hải quan 49
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Hương Giang
Trao quyền cho nhân viên
Trao quyền cho nhân viên cùng tham dự vào quản lý trong cơ quan hải
quan là nghệ thuật quản lý theo nguyên lý TQM. Trao quyền cho nhân viên có
nghĩa là trao cho nhân viên quyền kiểm soát ở mức độ thuộc thẩm quyền của họ
trong các hoạt động của tổ chức. Một khi đã được trao quyền, đa số nhân viên tự
đề cao và làm chủ trong công việc của họ, điều này sẽ phát huy tính năng động,
sáng tạo của từng cá nhân dẫn đến cải thiện hiệu quả công việc của họ, vì vậy
chất lượng tổng thể được nâng lên. Chính vì vậy, mọi thành viên của tổ chức
nên được chia sẻ quyền lực, trách nhiệm, được giải trình và ra quyết định để tạo
lên một tổ chức năng động với cấu trúc hữu cơ
Đào tạo và phát triển nhân viên
Công tác đào tạo là một nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực quản lý chất
lượng là tiền đề cơ bản để đạt được thành công trong TQM. Như đã nói ở trên,
TQM đòi hỏi sự tham gia của nhân viên có kỹ năng và am hiểu, những người
mắc ít sai sót cá nhân, do đó đảm bảo sản phẩm không bị khuyết tật ở đầu ra.
Bên cạnh việc tăng cường các kỹ năng chuyên nghiệp, đào tạo cũng nên bao
gồm cả các nền tảng về quản lý chất lượng, chiến lược và chính sách về chất
lượng. Sự am hiểu về các khái niệm này sẽ làm tăng sự cam kết của nhân viên
và giảm sự chống đối với những thay đổi khi thực thi TQM. Trong môi trường
thay đổi không ngừng, đào tạo phải là tiến trình liên tục để trang bị tốt cho nhân
viên đương đầu với các thách thức do thay đổi. Đào tạo phải được thực hiện một
cách hệ thống với các hình thức như là các khoá đào tạo tại chức, các khoá bồi
dưỡng dài hạn và ngắn hạn tại chỗ.
Tổ chức làm việc nhóm
Làm việc theo nhóm là biện pháp hữu ích để hợp nhất lực lượng lao động,
cộng tác giữa các nhân viên hải quan để đảm bảo thành công các nỗ lực cải thiện
chất lượng. Làm việc theo nhóm là cách tốt nhất, duy nhất để giải quyết các vấn

đề liên quan tới các quá trình làm việc khác nhau
Sự công nhận
SV: Nguyễn Thị Ngọc Xuyên Lớp: Hải quan 49
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Hương Giang
Công nhận các đóng góp giữ một vai trò quan trọng trong sự thành công của
quá trình TQM. Thứ nhất, nhân viên được đánh giá đúng thành tích và đóng góp
sẽ cảm thấy hạnh phúc, do đó họ phấn đấu hơn nữa để cải thiện công việc của họ
trong tương lai. Thứ hai là sự công nhận minh bạch đối với nhân viên sẽ làm cho
họ dễ dàng điều chỉnh hành vi của họ phù hợp với sự mong đợi của tổ chức.
Tóm lại, thực hiện các nguyên lý của TQM trong cơ quan hải quan là cách
thức để thoả mãn doanh nghiệp bên ngoài cũng như các thành viên bên trong cơ
quan hải quan.Với các công ty,xí nghiệp may gia công xuất nhập khẩu sẽ được
cơ quan hải quan làm thoả mãn, liên tục cải thiện quá trình bằng cách làm việc
thông minh hơn và dùng phương pháp quản lý chất lượng, chuyên nghiệp hơn và
khi đó việc thông quan sẽ dễ dàng ,thuận lợi tăng khả năng cạnh tranh với các
công ty khác trong và ngoài nước.
1.3. Áp dụng các nguyên lý cơ bản của TQM trong may gia công xuất
nhập khẩu
1.3.1. Vai trò của TQM trong việc cải thiện chất lượng của thủ tục Hải
quan đối với hàng may gia công xuất nhập khẩu
Từ các phân tích nêu trên, chúng ta nhận thấy thành quả đạt được của TQM
trong khu vực tư nhân là không thể phủ nhận. Tuy nhiên Chính phủ không vận
hành giống như việc kinh doanh của khu vực tư, Chính phủ chỉ có thể trở lên
hiệu quả hơn khi tạo ra các kết qủa tốt hơn và buộc người dân phải tuân thủ. Vì
vậy, khả năng áp dụng và hiệu quả của quản lý chất lượng nói chung và đặc biệt
là áp dụng TQM nói riêng trong việc thực hiện thủ tục Hải quan của cơ quan Hải
quan vẫn là một câu hỏi mà các học giả còn nhiều quan điểm khác nhau. Nhưng
có một điểm chung là áp dụng TQM có thể giúp cơ quan Hải quan cải thiện chất
lượng thủ tục nếu họ biết cách thích ứng với TQM.

Ở các nước như Hoa Kì, Canada, Nhật Bản họ sử dụng TQM trong các cơ
quan Nhà nước như một ý thức để quản lí xã hội của mình.
Ở Việt Nam hiện nay chưa áp dụng TQM trong lĩnh vực tư nhân và cả Nhà
nước,chỉ đang xây dựng mô hình TQM dựa trên mô hình của Nhật Bản để
SV: Nguyễn Thị Ngọc Xuyên Lớp: Hải quan 49
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Hương Giang
hướng đến mục tiêu tăng cường chất lượng dịch vụ và hiệu suất làm việc trong
bất kì môi trường biến động nào.Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ không còn có thể
thực hiện các chức năng của mình với các luật định quan liêu nguồn lực thiếu
vốn và quản lí hiệu quả.
Dệt may là một trong những ngành mũi nhọn về xuất khẩu đã chịu nhiều
tác động sau sự kiện Việt Nam là thành viên WTO đòi hỏi Chính Phủ phải cung
cấp dịch vụ với chất lượng tốt hơn, các tiêu chuẩn ngày càng được cải tiến và
sẵn sàng đáp ứng được hơn nữa và yêu cầu ngành Hải quan nâng cao chất
lượng thủ tục để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngành như cải cách hành
chính,giảm thiểu quy trình, các thủ tục chồng chéo, quan liêu…
1.3.2. Khó khăn và thuận lợi khi sử dụng TQM trong quản lí chất lượng
thủ tục hải quan đối với hàng may gia công xuất nhập khẩu
Lợi thế của TQM
- Loại trừ được các sai sót không đáng có và tiết kiệm thời gian thông quan
và nguồn lực, do đó được các công ty,xí nghiệp may ủng hộ nhiều. Điều này làm
cải thiện hình ảnh của cơ quan Hải quan đối với họ.
- TQM tạo cơ chế tập trung nguồn lực có hạn vào công việc có hiệu quả
hơn. Do vậy, nó trở thành giải pháp tốt hơn cho các tình huống khó khăn.
- Tạo động lực thúc đẩy và trao quyền cho nhân viên;
-Tăng cường tập thể lãnh đạo trong quản lý, tạo lên cơ chế mềm trong quản
lý, biến tổ chức thành mô hình tổ chức hữu cơ;
- Giảm bao cấp trong cấu trúc của cơ quan Hải quan;
- Cạnh tranh hiệu quả hơn chống lại nguy cơ tư nhân hoá;

- Giúp cho cơ quan hải quan hoàn thành các mục tiêu; và
- Đáp ứng sự trông đợi của doanh nghiệp (người đóng thuế);
Những khó khăn trong việc áp dụng TQM
Trong lĩnh vực tư nhân TQM đã được chấp nhận và áp dụng có hiệu quả,
trở thành chiến lược và ý tưởng trong công việc nhưng vẫn chưa thực sự thành
công do “thiếu sự cam kết của lãnh đạo, yếu văn hoá tổ chức, quản lý yếu đối
SV: Nguyễn Thị Ngọc Xuyên Lớp: Hải quan 49
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Hương Giang
với quá trình thay đổi, thiếu động lực và kỹ năng làm việc nhóm”. Ta có thể dễ
nhận thấy, một công ty tư nhân phụ thuộc vào các thành viên của chính nó và
một số vấn đề xác định khách hàng, vấn đề đo lường kết quả đầu ra và chất
lượng các sản phẩm hệ thống tổ chức nhân sự của công ty đã hạn chế việc trao
quyền và sử dụng nhóm.
Triển khai TQM đòi hỏi sự chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động có các
thay đổi tương xứng, ra quyết định dựa trên thực tiễn, cải thiện không ngừng.
các công ty quan tâm chính đến đầu ra và lợi nhuận.
Ngày nay, các chính phủ đang đương đầu với các thách thức lớn trong việc
cung cấp dịch vụ và hàng hóa công trong bối cảnh dân số tăng nhanh đặc biệt là
với các nước đang phát triển và kém phát triển. Vấn đề này càng trở nên gay gắt
khi Chính phủ phải đáp ứng ngày càng nhiều đòi hỏi từ người dân với nguồn lực
rất hạn chế và đòi hỏi chi phí hay phí dịch vụ phải ít hơn. Đây là thách thức thực
sự trong việc thực thi TQM trong lĩnh vực Hải quan. Vì vậy, nghịch lý là sự
thành công của TQM sẽ dẫn đến sự giảm nguồn tài chính để dùng cho ngành
này ngày càng tăng lên.
1.4 Sự cần thiết và hợp lý khi áp dụng TQM để cải thiện chất lượng
của thủ tục hải quan đối với hàng may gia công xuất nhập khẩu
Trong bối cảnh đất nước đã và đang hội nhập với nền kinh tế của các nước
trong khu vực và thế giới, yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức,
doanh nghiệp là phải tăng cường áp dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ,

những kinh nghiệm về quản lý đã được quốc tế công nhận để nâng cao chất
lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh là tất yếu khách quan.
Với xu thế phát triển chung đó, việc đổi mới phương thức điều hành hoạt
động quản lý hành chính Nhà nước đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
của Chính phủ và các Bộ, Ngành. Theo yêu cầu của Chính phủ, ngành Hải quan
đã áp dụng ISO xây dựng một quy trình xử lý công việc trong cơ quan một cách
khoa học, hợp lý, tạo điều kiện để người đứng đầu cơ quan kiểm soát được quá
SV: Nguyễn Thị Ngọc Xuyên Lớp: Hải quan 49
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Hương Giang
trình giải quyết công việc trong nội bộ cơ quan, thông qua đó từng bước nâng
cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý và cung cấp dịch vụ công.
Trong những năm qua, Hải quan cũng như các ngành khác đã nỗ lực cải
cách hành chính, giảm thiểu quy trình, thủ tục chồng chéo, cố gắng hạn chế ách
tắc và hướng dần vào đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Một tiến
bộ quan trọng về mặt hướng đến tiêu chuẩn chất lượng là áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng theo ISO.
Tuy nhiên khác với ISO là mô hình quản lý chất lượng từ trên xuống dựa
trên các các nguyên tắc đề ra của ISO, thúc đẩy việc đề ra các qui tắc bằng văn
bản, TQM bao gồm những hoạt động độc lập từ dưới lên dựa vào trách nhiệm,
lòng tin cậy và sự bảo đảm bằng chất lượng công việc của nhóm chỉ tiêu chất
lượng. TQM là sự kết hợp sức mạnh của mọi người, mọi đơn vị để tiến hành các
hoạt động cải tiến chú trọng đến cải tiến quá trình và hoàn thiện liên tục, nhằm
hướng tới mục đích tạo nên sự chuyển biến. .
Theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước, giữa ISO 9000 và
TQM có thể có 7 điểm cơ bản khác nhau cụ thể được thống kê trong bảng 1.2
dưới đây:
BẢNG 1.2: Sự khác biệt giữa ISO 9000 và TQM
ISO 9000 TQM
- Xuất phát từ yêu cầu của khách hàng

- Giảm các khiếu nại của khách hàng
- Hệ thống nhằm duy trì chất lượng
- Đáp ứng các yêu cầu của khách hàng
- Không có sản phẩm khuyết tật
- Làm cái gì
- Phòng thủ (không để mất những gì đã
có)
- Sự tự nguyện của nhà sản xuất
- Tăng cảm tình, sự hài lòng của khách hàng
- Hoạt động nhằm cải tiến chất lượng
- Vượt lên trên sự mong đợi của khách hàng
- Tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất
- Làm như thế nào
- Tấn công (đạt đến những mục tiêu cao hơn)
Nguồn: Guide on TQM in the Public service
SV: Nguyễn Thị Ngọc Xuyên Lớp: Hải quan 49
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Hương Giang
Các phân tích ở trên phần nào chứng minh khả năng áp dụng TQM trong
các dịch vụ công là hữu hiệu. Thủ tục hải quan, trên quan điểm phục vụ khách
hàng là một dịch vụ công, hiển nhiên các nguyên lý của TQM có thể được áp
dụng thành công để cải thiện chất lượng của thủ tục hải quan.
Khi áp dụng nguyên lí cơ bản của TQM vào việc nâng cao chất lượng thủ
tục hải quan đối với hàng may gia công,doanh nghiệp sẽ được làm hài lòng bởi chất
lượng của dịch vụ công này.Và các công ty, xí nghiệp may gia công xuất nhập
khẩu này cần phía cơ quan hải quan giảm bớt thủ tục hải quan,đơn giản hài
hòa,minh bạch tốn ít chi phí nhằm tăng tính cạnh tranh thương mại đối với ngành
dệt may trong nước và thị trường dệt may quốc tế.Vì vậy ngành hải quan sẽ hoàn
thiện không ngừng quá trình làm việc thông qua cách tổ chức công việc và phương
pháp kiểm soát chất lượng công việc hướng tới mục tiêu làm việc hiệu quả

hơn,chuyên nghiệp hơn,có cơ chế mềm dẻo hơn trong công việc,phát huy hết năng
lực của các cán bộ công nhân viên trong cơ quan hải quan,tránh cơ chế bao cấp,sự
trì trong hoạt động,thiếu hụt nhân sự,trình độ chuyên môn và còn nhiều khiếm
khuyết về năng lực quản lí,lãnh đạo.Thông qua vòng điều chỉnh bốn bước của
TQM là Lập kế hoạch – thực hiện - kiểm tra – điều chỉnh mà các công ty, xí nghiệp
may làm thủ tục hải quan nhanh chóng và tiết kiệm được nhiều chi phí hơn.
Theo khuyến nghị của Tổ chức hải quan thế giới về nghiên cứu thời gian
thông quan, Hải quan một số nước đã áp dụng tiêu chí đo lường thời gian thông
quan xem như là một tiêu chí quan trọng nhất đánh giá chất lượng quy trình tục
hải quan và khả năng thỏa mãn yêu cầu của cộng đồng doanh nghiệp trong việc
giảm thời gian thông quan như kết quả của các nỗ lực đơn giản hóa thủ tục, hợp
lý hóa quy trình, giảm chồng chéo, ứng dụng công nghệ thông tin…Kết quả của
giảm thời gian thông quan sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí,
làm tăng sức cạnh tranh hàng hóa và dịch vụ.Ở Việt Nam hiện đang xây dựng
mô hình quản lí chất lượng thủ tục Hải quan dựa trên mô hình của Nhật Bản,và
thực tế có áp dụng được nó hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
SV: Nguyễn Thị Ngọc Xuyên Lớp: Hải quan 49
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Hương Giang
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THỦ TỤC HẢI QUAN HIỆN TẠI
THEO NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG MAY
GIA CÔNG XUẤT NHẬP KHẨU
2.1 Bối cảnh chung
2.1.1 Đặc điểm về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Với việc ban hành chính sách đổi mới năm 1986, kinh tế Việt Nam đã nhanh
chóng đổi mới, tiếp cận nền kinh tế thị trường, kinh tế công nghiệp phát triển
hướng tới xuất khẩu, tham gia hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.Việt Nam có
những cố gắng lớn để hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế, bằng cách tham gia
vào các tổ chức như WCO từ 7/1993; ASEAN từ tháng 7/1995; APEC tháng 11

năm 1998; WTO tháng 01 năm 2007. Việt Nam trở thành thành viên của AFTA
tháng 01 năm 1996, ký kết các thoả thuận đầu tư - thương mại song phương như
Việt - Mỹ tháng 12/2001, thoả thuận đầu tư Việt - Nhật tháng 11/2003…Tất cả
các việc trên đã làm thay đổi cơ bản hệ thống kinh tế và thương mại Việt Nam.
GNP đầu người của Việt Nam tăng dần theo từng năm, năm 2008 đạt xấp
xỉ 1024 USD/người (số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam). Việt Nam duy trì
được sự tăng trưởng kinh tế từ năm 1986. Thậm chí cả khi khủng hoảng kinh tế
ở châu Á và suy thoái toàn cầu, GDP vẫn tăng 7,34% năm từ 1994 – 2004 và đạt
8% vào năm 2005, năm 2007 tăng 8,5% và trong năm 2008 tăng 6,2%, năm
2009 vẫn là 5,2% (nguồn số liệu thống kê của Chính phủ Việt Nam).
2.1.2 Khái quát chung về Hải quan Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập, Hải quan Việt Nam cần phải thay đổi để phù hợp
với nền kinh tế đổi mới, phát triển và hội nhập. Tổng cục Hải quan thuộc Bộ Tài
chính từ tháng 9/2002 và đã được tổ chức lại với mục tiêu hài hoà và trách
nhiệm lớn. Lãnh đạo Tổng cục Hải quan gồm: Tổng cục trưởng và 5 phó Tổng
cục trưởng. Tổng cục Hải quan gồm 12 vụ cục, 6 đơn vị sự nghiệp và 33 Cục hải
SV: Nguyễn Thị Ngọc Xuyên Lớp: Hải quan 49
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Hương Giang
quan địa phương (xem sơ đồ tổ chức của TCHQ trên hình 2.1) và Cảng biển, sân
bay, kho ngoại quan và những điểm thông quan quy định làm thủ tục hải quan
và thường được gọi là lãnh thổ hải quan.
Hình 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy Tổng cục Hải quan năm 2010
Nguồn: TCHQ
SV: Nguyễn Thị Ngọc Xuyên Lớp: Hải quan 49
23
TT PTPL
Bộ Tài chính
Tổng Cục Hải quan
Bộ máy giúp việc Đơn vị sự nghiệp 33Cục Hải tỉnh

Liên tỉnh, TP
Cục GSQL
Cục TXNK
Vụ TCCB
Văn phòng
Thanh tra
Cục CNTT
Vụ GSQL
Cục KTSTQ
Vụ HTQT
Vụ PC
Vụ TVQT
Viện NCHQ
Trường Hải
quan Việt Nam
Báo HQ
CN PTPLMB
CN PTPLMT
CN PTPLMN
Kiểm tra
sau thông
quan
152 Chi cục
35 Đội kiểm
soát và đơn vị
tương đương
Cục ĐTCBL
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Hương Giang
Bảng 2.1. Số lượng công chức hải quan trong các năm gần đây
Năm Số công chức hải quan

2005 7768
2006 7963
2007 7963
2008 8034
2009 9293
Nguồn: TCHQ
Năm 2008, Tổng cục hải quan có tổng số 8034 người chính thức và 936 lao
động hợp đồng (có khoảng 730 công chức ở Hà Nội, 1800 công chức tại TP Hồ Chí
Minh, 700 công chức ở Hải Phòng). Hàng năm đều có nhiều sinh viên tốt nghiệp các
trường đại học đến làm việc tại TCHQ và khoảng 30 -50 người chuyển đi hoặc nghỉ
hưu. Số lượng công chức hải quan qua các năm được thể hiện trong bảng 2.1.
Trước yêu cầu cải cách hành chính và hiện đại hóa hải quan, vấn đề cơ bản
nhất, có tính quyết định đối với Hải quan Việt Nam hiện nay là phải cải cách toàn
diện, đồng bộ, triệt để từ cải cách, hoàn thiện thể chế, chính sách hải quan theo
hướng đơn giản, hài hòa với thông lệ quốc tế. Cải cách tổ chức, bộ máy, cơ chế vận
hành theo hướng tinh gọn, đảm bảo thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước về
Hải quan và nhiệm vụ Hải quan. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức,
kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức, lối sống, tác phong công tác, phong cách làm việc
cho cán bộ, công chức Hải quan theo yêu cầu nhiệm vụ được giao. Hiện đại hóa
công sở và tác nghiệp hải quan trên cơ sở ứng dụng tối đa công nghệ thông tin, áp
dụng kỹ thuật quản lý Hải quan hiện đại, nhằm không ngừng nâng cao năng lực
quản lý Nhà nước về hải quan và thực hiện nhiệm vụ hải quan theo quy định của
pháp luật Việt Nam và hài hòa với thông lệ, luật pháp quốc tế về hải quan.
2.1.3 Quy trình thủ tục hải quan theo quyết định 1171
SV: Nguyễn Thị Ngọc Xuyên Lớp: Hải quan 49
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Hương Giang
Với mục đích tạo thuận lợi hơn cho thương mại, ngày 15 tháng 6 năm 2009
TCHQ ban hành quy trình thủ tục hải quan theo quyết định 1171/QĐ-TCHQ
thay thế cho quy trình thủ tục hải quan 874. Quy trình này gồm 4 bước:

(i) Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai; kiểm
tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hoá
Công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ hải quan, nhập mã số doanh nghiệp,
kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai. Nếu không đủ điều kiện để đăng ký tờ khai,
công chức trả lại tờ khai cho doanh nghiệp và thông báo bằng phiếu yêu cầu
nghiệp vụ cho người khai hải quan biết rõ lý do. Nếu đủ điều kiện đăng ký tờ
khai, công chức có nhiệm vụ nhập các thông tin vào hệ thống quản lý rủi ro, đăng
ký tờ khai, ký, đóng dấu “Cán bộ đăng ký tờ khai” rồi in lệnh hình thức, mức độ
kiểm tra hải quan; tiến hành kiểm tra sơ bộ hồ sơ hải quan theo quy định, ghi kết
quả kiểm tra và ý kiến đề xuất vào lệnh. Công chức tiếp nhận chuyển bộ hồ sơ
cho lãnh đạo chi cục. Lãnh đạo chi cục nghiên cứu duyệt lệnh hình thức, mức độ
kiểm tra hải quan theo 1 trong 3 mức mà hệ thống quản lý tự động phân luồng
đưa ra hoặc quyết định hình thức, mức độ kiểm tra do có những nghi ngờ hoặc
cần kiểm tra ngẫu nhiên. Tuỳ thuộc vào kết quả được Lãnh đạo chi cục duyệt trên
lệnh hình thức công chức hải quan ở bước 1 nhập thông tin ghi trên lệnh vào hệ
thống quản lý và xử lý kết quả do lãnh đạo chi cục duyệt.
* Lệnh hình thức ở mức kiểm tra sơ bộ hồ sơ hải quan
Công chức hải quan chấp nhận khai báo của doanh nghiệp, đóng dấu “Xác
nhận đã làm thủ tục hải quan”, chuyển hồ sơ hải quan cho công chức bước 3.
* Lệnh hình thức ở mức kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực
tế hàng hoá
Công chức bước 1 tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ theo quy định, phải
kiểm tra nội dung khai, kiểm tra số lượng, chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ, tính
đồng bộ giữa các chứng từ và kiểm tra tên mã hàng, xuất xứ hàng hoá và trị
giá tính thuế. Kết thúc kiểm tra, công chức phải ghi kết quả kiểm tra và đề xuất
xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ vào lệnh phụ thuộc vào kết quả kiểm tra.
SV: Nguyễn Thị Ngọc Xuyên Lớp: Hải quan 49
25

×