Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
&
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài
NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU
TẠI CÔNG TY CP OHNEW TRÊN THỊ TRƯỜNG EU
Giảng viên hướng dẫn : PGS. TS NGUYỄN THỊ HƯỜNG
Họ và tên sinh viên : PHÙNG TIẾN DƯƠNG
Mã Sinh Viên : TC 3900280
Chuyên ngành : Kinh Doanh Quốc Tế
Lớp : Quản trị Kinh Doanh Quốc Tế
Khóa : 39
Hệ : Tại chức
Hà Nội,8/ 2010
LỜI CAM ĐOAN
Quản trị kinh doanh quốc tế K39 Phùng Tiến Dương
1
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Em tên là : Phùng Tiến Dương
Là sinh viên lớp:Quản trị kinh doanh quốc tế
Chuyên ngành : Kinh doanh quốc tế
Khóa : 39 hệ tại chức
Sau thời gian thực tập tại Công ty CP Ohnew, dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Nguyễn Thị Hường, em đã lựa chọn đề tài “ Nâng cao năng lực
cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP Ohnew trên thị trường
EU” để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Em xin cam đoan chuyên đề thực tập tốt nghiệp này hoàn toàn do bản
thân em tự làm và em đã rất cố gắng để hoàn thành chuyên đề. Chuyên đề là
công trình nghiên cứu độc lập, không hề có sự sao chép của bất kỳ ai và bất kỳ
hình thức nào. Mọi thông tin, tài liệu mang tính chất tham khảo đều được ghi
rõ nguồn gốc. Nếu sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Nhà trường và
Khoa
Sinh viên thực hiện
Phùng Tiến Dương
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Quản trị kinh doanh quốc tế K39 Phùng Tiến Dương
2
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
NLCT : Năng lực cạnh tranh
CP : Cổ phần
PGS.TS : Phó giáo sư tiến sĩ
PGS : Phó giáo sư
KNXK : Kim ngạch xuất khẩu
CBCNH : Cán bộ công nhân viên
MỞ ĐẦU
Quản trị kinh doanh quốc tế K39 Phùng Tiến Dương
3
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Thương trường là chiến trường”, không thể không cạnh tranh trong lĩnh
vực kinh doanh. Việc cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ là vấn đề bất kỳ
doanh nghiệp nào cũng gặp phải từ các doanh nghiệp nhà nước đến các doanh
nghiệp tư nhân, tất cả đều phải hoà mình vào trong công cuộc đó.
Mặc dù mới được thành lập chưa lâu, Công ty CP Ohnew đã không
ngừng vận động và thay đổi để có thể tồn tại và phát triển, Công ty luôn cần
có những chính sách phù hợp tạo cơ sở khẳng định vị trí doanh nghiệp và
chiếm lĩnh được thị trường. May mặc là nghành công nghiệp hàng đầu trong
sự phát triển của Công ty, đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc là nhiệm vụ đặt
ra đầy thử thách, nhất là khi Ohnew lựa chọn thị trường xuất khẩu hàng may
mặc là EU. Thời gian qua tuy gặp phải không ít khó khăn nhưng sự phát triển
của Công ty đã chứng tỏ rằng nghành may mặc là sự lựa chọn đúng đắn cho
chiến lược đi lên lâu dài của Công ty. Các mặt hàng may mặc là những mặt
hàng có tính chất tiềm năng, có nhiều khả năng mở rộng để xuất khẩu ra thị
trường. Việc quan tâm tới nghiên cứu đê tài “Năng lực cạnh tranh hàng may
mặc xuất khẩu tại Công ty CP Ohnew trên thị trường EU” có ý nghĩa trên cả
mặt lý thuyết và thực tiễn, góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh hàng may
mặc xuất khẩu của Công ty phát triển hơn nữa.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.1 Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng may
mặc xuất khẩu của Ohnew trên thị trường EU.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có nhiệm vụ:
Quản trị kinh doanh quốc tế K39 Phùng Tiến Dương
4
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
- Làm rõ những vấn đề về lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong
doanh nghiệp.
- Phân tích và đánh giá thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh hàng
may mặc xuất khẩu của Công ty Ohnew trên thị trường. Từ đó rút ra những ưu
điểm nhược điểm và tồn tại của bản thân Ohnew trong cạnh tranh hàng may
mặc xuất khẩu trên thị trường EU giai đoạn 2007-2009
- Sau cùng là một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh hàng may mặc xuất khẩu của Công ty CP Ohnew.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tình hình cạnh tranh và năng lực cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu tại
Công ty CP Ohnew.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Tình hình cạnh tranh trên thị trường EU về hàng may
mặc xuất khẩu của Công ty Ohnew
- Phạm vi thời gian: Những số liệu được lấy từ năm 2007-2009, định hướng
và giải pháp đến năm 2015.
4. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này gồm ba chương :
Chương 1 : Lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp
Chương 2 : Thực trạng năng lực cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu
của Công ty Ohnew trên thị trường EU giai đoạn 2007-2009
Chương 3 : Phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh hàng may mặc của Công ty CP Ohnew trên thị trường EU
đến năm 20l5
Quản trị kinh doanh quốc tế K39 Phùng Tiến Dương
5
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
Nền kinh tế thị trường nhiều biến động với những cơ hội nhưng cũng
nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp, đặc biệt là cho doanh nghiệp xuất khẩu
hàng may mặc ra thị trường nước ngoài. Do đó, mục tiêu của Chương 1 là hệ
thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp. Chương 1 này xây dựng khung lý thuyết để phân tích tình
hình cạnh tranh và đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Ohnew ở
chương 2. Chương này sẽ tiếp cận từ khái niệm đến phân loại cạnh tranh,
luận giải sự thiết yếu phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị
trường.
1.1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh
Việc ra đời của cạnh tranh là tất yếu cho sự phát triển của nền kinh tế
thị trường. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà hoạt động sản xuất kinh doanh là
một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội, yếu tố được coi là khắc nghiệt
nhất là cạnh tranh. Môi trường cạnh tranh ngày nay đầy biến động và cạnh
tranh hiện nay là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể kinh tế
Theo Rusell Pittman, trưởng phòng chính sách Cạnh tranh Vụ Chống Độc
quyền, Bộ Tư pháp Mỹ, cạnh tranh là sức mạnh mà hầu hết các nền kinh tế thị
trường tự do dựa vào để đảm bảo rằng các doanh nghiệp thoả mãn nhu cầu
mong muốn của người tiêu dùng. Khi có cạnh tranh không một chính phủ nào
cần phải quy định các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng gì với số lượng, chất
lượng giá cả thế nào. Có cạnh tranh thì mới có sự kích thích vươn lên không
Quản trị kinh doanh quốc tế K39 Phùng Tiến Dương
6
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
ngừng của xã hội con người. Khó có thể tưởng tượng về các hoạt động sản
xuất kinh doanh mà không có cạnh tranh.
Ở mỗi một giai đoạn phát triển của nền kinh tế xã hội người ta đưa ra
những khái niệm cạnh tranh khác nhau:
Chủ nghĩa tư bản, C.Mác định nghĩa“ Cạnh tranh chủ nghĩa tư bản là sự
ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều
kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu
nghạch”.
Chủ nghĩa tư bản phát triển đến đỉnh điểm chuyển sang chủ nghĩa đế
quốc rồi suy vong và cho đến ngày nay nền kinh tế thế giới đã đi vào quỹ đạo
ổn định với xu hướng hội nhập hoà đồng nền cơ chế thị trường, cạnh tranh
vẫn giữ nguyên bản chất tuy mất đi tính giai cấp, chính trị. Trong nền kinh tế
hiện đại, các nhà kinh tế định nghĩa: “ Cạnh tranh là vấn đề giành lợi thế về
giá cả hàng hoá, dịch vụ, đó là con đường cũng như là phương thức để giành
lấy lợi nhuận cao cho các chủ thể nền kinh tế.”
1.1.2 Phân loại cạnh tranh
1.1.2.1 Phân loại theo chủ thể tham gia trên thị trường: chia làm ba loại
Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Cuộc cạnh tranh này sẽ diễn
ra dưới hình thức mua rẻ bán đắt trên thị trường, người bán luôn mong muốn
bán sản phẩm của mình với giá cao. Trong khi đó người mua lại muốn mua
với giá thấp. Sự cạnh tranh được thực hiện trong quá trình vẫn gọi là qúa trình
“mặc cả” với mức giá chấp nhận là sự thống nhất giữa hai bên.
Cạnh tranh giữa những người bán Là cuộc cạnh tranh giữa những
người cung cấp hàng hóa dịch vụ ra thị trường nhằm bán được nhiều hàng hóa
dịch vụ. Đây là loại hình cạnh tranh chiếm phần lớn trên thị trường. Cuộc
cạnh tranh này diễn ra gay gắt và quyết liệt. Đối với mỗi doanh nghiệp đây là
Quản trị kinh doanh quốc tế K39 Phùng Tiến Dương
7
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
ý nghĩa sống còn, trong điều kiện nền kinh tế hiện nay thì cuộc cạnh tranh này
lại càng ngày càng diễn ra khốc liệt hơn. Để tranh giành thị trường tiêu thụ
sản phẩm, mỗi doanh nghiệp phải điều chỉnh và đưa ra những chiến lược hợp
lý cho riêng mình.
Cạnh tranh giữa những người mua Là cuộc cạnh tranh diễn ra trên cơ
sở cung cầu. Khi mức cung của một loại hàng hóa dịch vụ nào đó nhỏ hơn
mức cầu hoặc thay đổi thì cuộc cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Và giá cả của
hàng hóa dịch vụ đó sẽ tăng lên. Người mua sẵn sàng trả những mức giá cao
hơn để nhận đựợc quyền sở hữu. Nếu người nào đó đưa ra được mức giá
chung nhất thống nhất phù hợp nhất thì người đó sẽ thắng trong cuộc cạnh
tranh này.
1.1.2.2 Phân loại theo phạm vi ngành kinh tế :Chia làm hai loại
Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau
trong cùng một lĩnh vực, cùng một loại mặt hàng hay sản phẩm dịch vụ.
Trong cuộc cạnh tranh này các doanh nghiệp thôn tính lẫn nhau, doanh nghiệp
chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên thị trường, doanh
nghiệp thua sẽ thu hẹp phạm vi kinh doanh thậm chí phá sản.
Cạnh tranh giữa các ngành Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trên
các lĩnh vực ngành kinh tế khác nhau nhằm thu được lợi nhuận và có tỷ suất
lợi nhuận cao hơn so với vốn đầu tư bỏ ra đầu tư vào ngành khác. Trong điều
kiện này các công ty cạnh tranh khốc liệt với nhau về giá cả. Sự khác biệt hóa
về sản phẩm hoặc sự đổi mới về sản phẩm giữa các doanh nghiệp hiện đang
cùng tồn tại trong thị trường. Sự cạnh tranh này ngày càng gay gắt là do đối
thủ cạnh tranh nhiều và gần như cân bằng, do sự tăng trưởng của ngành công
nghiệp hiện đại ở mức độ thấp, do các loại chi phí ngày càng tăng…do rào cản
kinh tế làm cho công ty khó có thể tự do di chuyển giữa các ngành. Sự cạnh
Quản trị kinh doanh quốc tế K39 Phùng Tiến Dương
8
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
tranh giữa các ngành dẫn đến doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành có
tỷ suất lợi nhuận thấp chuyển sang kinh doanh ở ngành có tỷ suất lợi nhuận
cao hơn.
1.1.2.3 Phân loại theo chiến lược cạnh tranh gồm:
Cạnh tranh trực diện: Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trực tiếp.
Tung ra những chiến lược chiêu thức thể hiện sự công khai ganh đua với mục
đích chiếm lĩnh thị phần, tăng sức tiêu thụ hàng hóa dịch vụ và tăng doanh thu
lợi nhuận.
Cạnh tranh không trực diện: Các doanh nghiệp tuy trên bề ngoài không
trực tiếp thề hiện sự đấu tranh công khai với nhau nhưng trong thực tế lại
ngấm ngầm có những giải pháp và chiến lược nhằm tranh giành thị trường và
tiêu thụ hàng hóa.
1.1.2.4 Phân loại theo hình thái cạnh tranh:
Cạnh tranh hoàn hảo: Ở loại cạnh tranh này, các doanh nghiệp đựợc
quyền tự do tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh không phân biệt là
doanh nghiệp lớn hay nhỏ, cạnh tranh về các sản phẩm tương tự nhau về mẫu
mã, chức năng. Và số lượng hàng hóa của từng doanh nghiệp quá nhỏ so với
tổng số hàng hóa có trên thị trường. Thị trường này có một số đặc điểm, đó là:
có rất nhiều người sản xuất và bán hàng hóa giống hệt nhau nhưng không ai
có ưu thế trong việc cung ứng và mua sản phẩm để có thể làm thay đổi giá cả.
Người bán có thể bán toàn bộ hàng hóa của mình với giá thị trường. Nhưng
như vậy họ phải chấp nhận giá thị trường có sẵn. Theo thị trường này mỗi
doanh nghiệp chỉ là một phần tử trong tổng thể, vì vậy các quyết định của
doanh nghiệp không ảnh hưởng đến thị trường. Mặt khác việc định giá của
doanh nghiệp không cách nào khác hơn là phải tự thích ứng với giá cả hiện có
trên thị trường. Muốn có lãi doanh nghiệp phải giảm thấp chi phí sản xuất.
Quản trị kinh doanh quốc tế K39 Phùng Tiến Dương
9
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Cạnh tranh không hoàn hảo: Đây là tình trạng cạnh tranh bình thường
vì nó phổ biến trong điều kiện hiện nay. Là thị trường mà phần lớn các sản
phẩm không đồng nhất. Cùng sản phẩm có thể chia làm nhiều thứ loại, nhiều
chất lượng, sản phẩm tương tự có thể được bán với nhiều nhãn hiệu khác
nhau, mỗi nhãn hiệu đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau. Mặc dù sự khác
biệt của các sản phẩm không đáng kể, các điều kiện mua bán hàng hóa cũng là
khác nhau. Người bán có thể có uy tín độc đáo riêng biệt đối với người mua
do nhiều lí do khác nhau: khách hàng quen, gây được lòng tin hay các cách
thức quảng cáo. Trong loại hình cạnh tranh này, chỉ có một hay một số những
tập đoàn, công ty, đơn vị kinh doanh lớn thống trị độc quyền sản xuất kinh
doanh sản phẩm trong các lĩnh vực kinh doanh như: dầu khí, ôtô… Ở loại
cạnh tranh này các sản phẩm không đồng nhất mà có sự phân chia chất lượng
mẫu mã cao thấp.
1.1.3 Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị
trường.
Cạnh tranh chính là sự thể hiện tính tự do ưu việt của nền kinh tế thị
trường, nó luôn thúc đẩy các doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện các sản
phẩm dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Cạnh tranh
luôn có tính hai mặt của nó một là có thể kích thích cho doanh nghiệp phát
triển nếu doanh nghiệp đó có đủ khả năng, hai là cạnh tranh là môi trường rất
khắc nghiệt, để các doanh nghiệp phấn đấu vươn lên tồn tại và phát triển trên
thị trường. Cạnh tranh luôn diễn ra liên tục và được hiểu như cuộc chạy đua
không ngừng giữa các đối thủ. Cạnh tranh giúp các doanh nghiệp đánh giá
nhìn lại bản thân mình, từ đó phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận
dụng những cơ hội, vượt qua nhiều thử thách khó khăn. Chính vì thế cạnh
tranh lành mạnh luôn luôn là mục tiêu mà các doanh nghiệp muốn đạt được.
Quản trị kinh doanh quốc tế K39 Phùng Tiến Dương
10
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế
tất yếu của nền kinh tế thế giới. Nâng cao năng lực cạnh tranh giúp các doanh
nghiệp hội nhập nhanh hơn, nắm bắt thời cơ và vượt qua thử thách. Qúa trình
hội nhập càng sâu rộng thì càng có nhiều dấu hiệu khủng hoảng. Nâng cao
năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp đứng vững trong điều kiện mới, mở
rộng và thúc đẩy quá trình hội nhập, có thêm sức mạnh tránh rủi ro
Vì vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp là điều vô
cùng cần thiết trong nền kinh tế thị trường đầy biến động
1.2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh là khả năng nắm giữ thị phần nhất định với mức
độ hiệu quả chấp nhận được hoặc sự thu hút khách hàng trên thị trường so với
các đối thủ khác, vì vậy thị phần tăng lên hay lượng khách hàng nhiều lên cho
thấy năng lực cạnh tranh đựơc nâng cao.
Năng lực cạnh tranh sản phẩm là tất cả các đặc điểm, yếu tố tiềm
năng mà sản phẩm đó có thể duy trì và phát triển vị trí của mình. Là khả năng
sản phẩm đó tiêu thụ được nhanh trong khi có nhiều người cùng bán loại sản
phẩm đó trên thị trường. Hay nói cách khác, năng lực cạnh tranh của sản
phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó. Năng lực cạnh tranh của sản
phẩm phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độ cung cấp, uy tín người bán,
thương hiệu…
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Là khả năng doanh nghiệp tạo
ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn với
đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo thu nhập cao và phát triển bền
vững.
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Quản trị kinh doanh quốc tế K39 Phùng Tiến Dương
11
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
1.2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng thuận lợi đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp
. . Nhân tố về con người: doanh nghiệp có đội ngũ công nhân viên giàu
tâm huyết, yêu nghề, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, cán bộ thì có khả năng lãnh
đạo quản lý, công nhân viên có năng lực tay nghề giỏi thì sẽ tạo điều kiện
thuận lợi sẽ tạo tiền đề nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Cơ sở vật chất kỹ thuật: Thông thường nguồn lực vật chất kỹ thuật thể
hiện ở: Khả năng doanh nghiệp có được những công nghệ tiên tiến và quy mô
năng lực sản xuất. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra khối lượng sản phẩm
lớn khi có quy mô và năng lực sản xuất cao. Nhờ đó hạ giá thành sản phẩm,
chiếm lĩnh thị trừờng tiêu thụ sản phẩm. Do nền kinh tế thị trường và những
tiến bộ của khoa học nên những trang thiết bị ngày càng hiện đại hơn. Thiết bị
máy móc hiện đại giúp tăng số lượng sản phẩm, đảm bảo chất lượng, nâng cao
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng bất lợi đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp
Môi trường kinh doanh: Mỗi một doanh nghiệp hoạt động trong bất
cứ lĩnh vực nào cũng đều chịu sự tác động của môi trường xung quanh và môi
trường chính bản thân doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh bao gồm môi
trường vĩ mô và môi trường ngành. Môi trường vĩ mô có môi trường kinh tế,
môi trường chính trị pháp luật, môi trường văn hóa xã hội. Mỗi nhân tố này
tác động và chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp Môi trường ngành là môi trường bao gồm các doanh nghiệp cùng tham
gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Môi trường ngành còn được hiểu là môi
trường cạnh tranh của doanh nghiệp, sự tác động của môi trường ngành ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp là điều không thể phủ
Quản trị kinh doanh quốc tế K39 Phùng Tiến Dương
12
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
nhận. Môi trường ngành có năm nhân tố cơ bản là: Đối thủ cạnh tranh, người
mua, người cung cấp, các đối thủ tiềm ẩn, các đối thủ thay thế. Môi trường
chính trị pháp luật và văn hóa xã hội, kinh tế ổn định sẽ dẫn đến kinh tế ổn
định, phát triển lâu dài và làm mạnh mức cầu tăng lên, sức mua cũng tăng lên,
khả năng tiêu thụ sản phẩm ngày càng nhiều. Nhưng ngược lại môi trường
cạnh tranh lại nhiều biến động và vô cùng khắc nghiệt. Chính vì thế, môi
trường cạnh tranh bên cạnh những mặt tích cực cũng có không ít bất lợi cho
việc cạnh tranh của doanh nghiệp
Tiềm lực tài chính: Khả năng tài chính có ảnh hưởng rất lớn tới sức
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, có vai trò quyết định tới năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Khả năng tài chính được hiểu là quy mô tài
chính của doanh nghiệp và tình hình hoạt động, các chỉ tiêu tài chính hàng
năm như: tỷ lệ thu hồi vốn, khả năng thanh toán, doanh thu lợi nhuận,…Bất
cứ một hoạt động đầu tư mua sắm trang thiết bị máy móc, quảng cáo cho sản
phẩm…đều phải dựa vào sự tính toán trên thực trạng tài chính. Nếu một
doanh nghiệp có vốn tài chính tốt, khả năng huy động vốn là lớn sẽ cho phép
doanh nghiệp có nhiều vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công
nghệ và máy móc thiết bị, đồng thời tăng khả năng hợp tác đầu tư về liên
doanh liên kết. Nhưng ngược lại, nếu một doanh nghiệp có nguồn tài chính
chưa tốt, khả năng quay vòng và sử dụng vốn còn kém hiệu quả, doanh nghiệp
đó vẫn phải chịu nhiều khó khăn trong việc tìm những nguồn vốn đầu tư, điều
đó có nghĩa là doanh nghiệp cần nhiều sự quan tâm đầu tư tài chính hơn nữa.
Tình hình sử dụng vốn cũng sẽ quyết định chi phí về vốn của doanh nghiệp so
với đối thủ cạnh tranh. Mà điều thường gặp ở hầu hết các doanh nghiệp là
vấn đề thiếu vốn đầu tư kinh doanh. Hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu vốn
đầu tư kinh doanh
Quản trị kinh doanh quốc tế K39 Phùng Tiến Dương
13
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Điều này gây ra nhiều bất lợi cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi
lẽ, thiếu vốn sẽ không có hoạt động đầu tư mua sắm trang thiết bị máy móc,
quảng cáo cho sản phẩm… khả năng quay vòng và sử dụng vốn còn kém hiệu
quả
Hoạt động maketting : Khi mà những hoạt động mang tính chất tiếp
thị truyền thống trở nên không còn phù hợp với nền kinh tế xã hội đầy biến
động thì hoạt động maketing lại trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết. Quảng cáo,
maketing mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Chỉ có thông qua hoạt động này,
thì sản phẩm mới được người tiêu dùng biết đến. Bất cứ sản phẩm nào dù chất
lượng ra sao cũng cần đưa những thông tin cần thiết đến tay người tiêu dùng.
Song hoạt động maketing lại cần không ít nguồn vốn, đặc biệt là trong những
doanh nghiệp có nhiều hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài. Đổi mới các hình
thức quảng cáo mới lạ hấp dẫn, tiếp thị sản phẩm ra nước ngoài hay tham gia
những hội chợ…đều cần kinh phí. Kinh phí thiếu dẫn đến những điều không
thuận lợi về hoạt động maketing của doanh nghiệp. Hơn nữa, tình trạng chung
hiện nay của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ là chưa phát huy được hết sức
mạnh của hoạt động maketing. Điều đó gây nhiều bất lợi đến năng lực cạnh
tranh hàng hoá của doanh nghiệp trong quá trình đưa sản phẩm đến tay người
tiêu dùng.
1.3 CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH VÀ CÁC CÔNG CỤ CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY
1.3.1 Các chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3.1.1 Chiến lược đánh trực diện: Là chiến lược mà doanh nghiệp sẽ tấn
công trực tiếp, nhảy vào tranh khách với đối thủ hoặc khoanh vùng nhóm
khách hàng mình quan tâm đặc biệt và giành giật khách hàng từ tay đối thủ
cạnh tranh. Yêu cầu doanh nghiệp phải hơn hẳn về chất lượng và giá cả. Điều
Quản trị kinh doanh quốc tế K39 Phùng Tiến Dương
14
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
kiện áp dụng là các doanh nghiệp có tiềm lực và vị thế vững chắc trên thị
trường, với các ưu điểm đặc biệt về công nghệ, kỹ thuật, giá cả, uy tín
1.3.1.2 Chiến lược đánh thọc sườn: Doanh nghiệp sẽ dùng sản phẩm hàng
hóa của mình để xâm nhập vào thị trường có đối thủ cạnh tranh yếu hoặc thậm
chí là không có đối thủ. Cốt lõi của chiến lược là lấy thế mạnh của mình để
lấn át điểm yếu của đối phương, vượt lên, lấy đà cho bước tổng tiến công tiếp
theo. Điều kiện áp dụng: các doanh nghiệp nhỏ áp dụng khi lần đầu xâm nhập
thị trường nhằm tránh sự đối đầu trực diện trong cạnh tranh và tìm kiếm kẽ hở
của đối thủ.
1.3.1.3 Chiến lược đánh du kích: Là chiến lược mà các doanh nghiệp có thể
dùng lối đánh chớp nhoáng và rút lui ngay bằng cách tổ chức các điểm bán lẻ
đột xuất với giá bán đặc biệt chỉ trong một thời gian ngắn rồi chuyển sang một
địa điểm khác. Đây là chiến lược phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, thực
hiện ở vùng thị trường nhỏ bằng cách đối đầu trực diện trong một thời gian
ngắn với các thủ pháp maketing, đặc biệt là khi các đối thủ chưa kịp đề phòng
để khai thác thị trường.
1.3.2 Công cụ cạnh tranh
1.3.2.1 Cạnh tranh bằng sản phẩm dịch vụ: Đây là một công cụ cạnh tranh
của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Điều này thể hiện ở chất
lượng uy tín của sản phẩm. Người mua thường quan tâm đến chất lượng sản
phẩm. Họ sẵn sàng trả gía cao hơn để có được một chất lượng tốt. Muốn dựa
trên cạnh tranh bằng sản phẩm thì có hai cách tạo ra ưu thế cạnh tranh như
sau:
-Tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm để không bị bắt chước. Việc này
không chỉ là sự tạo ra mẫu mã bao bì cho phù hợp mà còn là ở chất lượng sản
phẩm phải có tính độc đáo mà những sản phẩm ở doanh nghiệp khác không
Quản trị kinh doanh quốc tế K39 Phùng Tiến Dương
15
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
có. Hoặc cũng có thể sự khác biệt chỉ là ở một khâu trung gian của giai đoạn
kinh doanh sản phẩm như cách phân phối chẳng hạn…
-Tập trung vào một loại hay một dòng sản phẩm có chất lượng tốt nhất,
có nhiều tiềm năng cạnh tranh nhất.
1.3.2.2 Cạnh tranh bằng giá: Gía cả là yếu tố quan trọng trong kinh doanh.
Thực tế cho thấy càng hạ giá càng nhiều thì càng bán được nhiều sản phẩm
nhưng lợi nhuận lại không cao, và ngược lại. Ngoài chính sách ổn định giá
còn có hai loại chính sách sử dụng công cụ giá để nâng cao năng lực cạnh
tranh:
- Chính sách định giá thấp: có nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có giá
thấp hơn so với giá thị trường, nhờ đó có thể tiêu thụ lượng lớn sản phẩm
nhưng lợi nhuận thu được lại không nhiều. Các doanh nghiệp thường áp dụng
chính sách này cho thời kỳ đầu của sản phẩm, xác định mục đích chính không
phải là lợi nhuận, mà chủ yếu là xâm nhập thị trường, nâng cao số lượng hàng
hóa tiêu thụ và tạo những ấn tượng với người tiêu dùng.
- Chính sách định giá cao: sản phẩm phải thực sự hấp dẫn và thu hút người
mua. Đây là chính sách mà doanh nghiệp định giá bán cho sản phẩm cao hơn
so với giá thị trường. Thường thì các doanh nghiệp sử dụng chính sách này
khi đã có uy tín cao trên thị trường, hoặc các đối thủ cạnh tranh không nhiều
hoặc sản phẩm độc quyền…Hay cũng có thể là do người tiêu dùng chưa đủ
kiến thức để đánh giá, so sánh các loại sản phẩm khác nhau của các doanh
nghiệp khác nhau.
1.3.2.3 Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm hàng
hóa thể hiện khả năng tiêu thụ sản phẩm đó như thế nào, sự hài lòng của
khách hàng sử dụng và uy tín của doanh nghiệp có được nâng lên cao hơn hay
không. Các doanh nghiệp nếu thực sự xác định cho mình con đường cạnh
Quản trị kinh doanh quốc tế K39 Phùng Tiến Dương
16
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
tranh lành mạnh thì sẽ xây dựng chiến lược cơ bản về chất lượng hàng hóa sản
phẩm của mình. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều những mặt hàng có
chức năng và công dụng như nhau, thậm chí là mẫu mã không khác nhau là
bao mà giá thành sản phẩm lại hầu như không chênh lệch, thì vấn đề chất
lượng lại càng cần thiết hơn bao giờ hết, nó trở thành một vũ khí quan trọng
trong chiến lược cạnh tranh. Một doanh nghiệp thông qua chất lượng hàng hóa
của mình để xây dựng uy tín thì sẽ gặt hái được những thành công. Chất lượng
càng cao thì sức cạnh tranh càng lớn.
1.3.2.4 Cạnh tranh qua hệ thống phân phối
Doanh nghiệp cần thiết lập được một hệ thống phân phối và hiệu quả sẽ
tạo động lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao tính cạnh tranh
của sản phẩm.
Thành lập hệ thống phân phối hợp lý bằng cách:
- Tìm hiểu thị trường và thị hiếu của người tiêu thụ điều chỉnh hệ
thống sao cho hợp lý với những biến động đó.
- Tăng khả năng đa dạng hóa các kênh phân phối, lựa chọn các kênh chủ
lực, các dịch vụ trước và sau bán hàng, đảm bảo những điều kiện giữa người
bán và người mua… Ngày nay các doanh nghiệp thừờng có cơ cấu sản phẩm
rất đa dạng, với mỗi sản phẩm có một kênh phân phối với nhau. Việc phân
định kênh chủ lực có ý nghĩa quyết định trong việc tối thiểu hóa chi phí dành
cho tiêu thụ sản phẩm. Nếu hệ thống phân phối bán hàng phong phú, có
những biện pháp kết dính các kênh lại với nhau, có khả năng hợp tác giữa
người bán trên thị trường nhất là trên các thị trường lớn… tất cả là sự thể hiện
một hệ thống phân phối đang họat động hiệu quả và hợp lý, nâng cao năng lực
cạnh tranh của sản phẩm.
1.3.2.5 Cạnh tranh qua hoạt động maketing
Quản trị kinh doanh quốc tế K39 Phùng Tiến Dương
17
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Sử dụng 4 khâu trong tiếp thị sản phẩm: sản phẩm- giá cả- sự phân
phối- khuyến mãi. Đây là những bước trong quảng cáo. Quảng cáo là một kiểu
truyền thông có tính chất đại chúng, mang tính xã hội cao. Nó yêu cầu hàng
hóa phải hợp pháp và được mọi người chấp nhận. Đó là phương tiện có khả
năng thuyết phục tạo cơ hội cho người nhận tin so sánh thông tin với các đối
thủ cạnh tranh.
Hoạt động maketing ngày càng trở nên gần gũi và rất phong phú đa
dạng dưới nhiều hình thức. Để có sức cạnh tranh cao đòi hỏi hoạt động này
phải thực sự hiệu quả. Tối đa hóa lợi ích của maketing, doanh nghiệp chú ý
đến nội dung và phương tiện công cụ thực hiện, mục đích chính là làm nổi bật
được ưu thế của sản phẩm. Đảm bảo những lợi ích mà khách hàng trông
mong, cũng như những hứa hẹn của doanh nghiệp. Tạo được ấn tượng đặc
biệt, khiến cho khách hàng có cái nhìn tích cực về sản phẩm. Các phương tiện
maketing phải đáp ứng được nhu cầu về tính phổ biến rộng rãi đến toàn bộ thị
trường, nhanh chóng và chính xác về thông tin. Việc sử dụng công cụ
maketing cần linh hoạt, chủ động, sáng tạo, chú ý đặc biệt tới đặc tính của sản
phẩm. Với nhiều hình thức quảng cáo phong phú, qua các phương tiện truyền
thông, báo chí, catalo, qua truyền miệng, qua sản phẩm khác…maketing đang
ngày càng khẳng định được tính ưu việt của nó trong việc giới thiệu sản phẩm
đến tay người tiêu dùng
1.3.2.6 Cạnh tranh qua uy tín của doanh nghiệp
Đây là yếu tố tác động tới tâm lý và quyết định mua hàng của người
tiêu dùng. Uy tín là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Khi giá trị nguồn tài sản
này cao sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng thâm nhập thị trường, khối lượng
tiêu thụ sản phẩm lớn và doanh thu tăng, khả năng cạnh tranh tăng. Khi bước
vào con đường cạnh tranh, các doanh nghiệp phải tự khẳng định mình thông
Quản trị kinh doanh quốc tế K39 Phùng Tiến Dương
18
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
qua uy tín. Không chỉ có các doanh nghiệp lớn mới cần có uy tín mà ngay cả
đến những doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng rất cần giữ được uy tín của mình và
khẳng định nó. Như chúng ta biết, uy tín dựa phần nhiều vào sản phẩm. Khách
hàng sử dụng sản phẩm, qua một thời gian thì sẽ tự nhận biết được sản phẩm
đó là tốt hay không và quyết định có tiếp tục sử dụng hay giới thiệu sản phẩm
cho bạn bè hay không. Sản phẩm tốt thì uy tín sẽ ngày được nâng cao cho
doanh nghiệp. Chính vì thế các doanh nghiệp không ngừng cố gắng để giữ
vững và nâng cao uy tín. Cạnh tranh qua uy tín cũng là một mặt cạnh tranh vô
cùng khốc liệt. Sẽ không khách hàng nào muốn sử dụng sản phẩm từ doanh
nghiệp không có uy tín trên thị trường. Doanh nghiệp với tinh thần trách
nhiệm luôn cam kết thực hiện đúng quy định với khách hàng, tạo lòng tin với
khách hàng là bước để doanh nghiệp giữ và nâng cao uy tín. Doanh nghiệp có
uy tín sẽ tăng sức cạnh tranh với các đối thủ. Vì thế các doanh nghiệp liên tục
đầu tư cho chất lượng sản phẩm, cố gắng thỏa mãn tốt nhất mọi nhu cầu của
mọi khách hàng với tinh thần phục vụ tốt nhất.
1.4 CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG HÓA CỦA
CÔNG TY
1.4.1 Các chỉ tiêu định lượng
1.4.1.1 Số lượng sản phẩm tiêu thụ và doanh thu so với các đối thủ cạnh
tranh qua các năm.
Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh hàng hóa cao thể hiện ở doanh thu
cao từ hàng hóa đó, số lượng sản phẩm tiêu thụ hàng hóa đó cũng ngày càng
tăng lên và ngược lại. Qua doanh thu hàng năm so với các đối thủ cạnh tranh
có thể thấy tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có doanh
thu cao hơn so với đối thủ cạnh tranh hoặc doanh thu cao hơn nhiều so với
những năm trước, số lượng sản phẩm tiêu thụ ngày càng tăng lên…chứng tỏ
sự phát triển của doanh nghiệp đó. Còn nếu sản phẩm không tiêu thụ được,
Quản trị kinh doanh quốc tế K39 Phùng Tiến Dương
19
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
doanh thu không đi lên thì doanh nghiệp đó đang phát triển theo hướng ngược
lại.
1.4.1.2 Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường
Doanh nghiệp có thể xác định năng lực cạnh tranh của mình thông qua số thị
phần chiếm lĩnh trên thị trường. Sức cạnh tranh ngày càng cao khi và chỉ khi
thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng lớn, số lượng hàng hóa tiêu thụ ngày
càng lớn. Số thị phần của doanh nghiệp càng nhiều càng chứng tỏ sự vững
mạnh của doanh nghiệp.
1.4.1.3 Mức chênh lệch giá cả sản phẩm qua các năm của doanh nghiệp
với những đối thủ cạnh tranh qua các năm.
Cần đem giá ra so giữa doanh nghiệp đó với đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Không giống như loại mặt hàng độc quyền, khách hàng không có sự lựa chọn
cho mình về sản phẩm thì ở loại hàng hóa dịch vụ có nhiều sự lựa chọn, khách
hàng sẽ từ chối sử dụng hàng hóa có giá cao mà tính năng và giá trị sử dụng,
chất lượng như nhiều mặt hàng của các doanh nghiệp khác. Khi giá sản phẩm
hàng hoá của doanh nghiệp tương đối ổn định, chênh lệch không đáng kể so
với đối thủ cạnh tranh hoặc giá cao hơn nhưng sức tiêu thụ không giảm…
doanh nghiệp đó có năng lực cạnh tranh cao và ngược lại.
1.4.2 Các chỉ tiêu định tính
1.4.2.1 Hình ảnh doanh nghiệp mình so với các doanh nghiệp cạnh tranh:
Điều này thể hiện rõ qua sự cảm nhận của khách hàng về sản phẩm, qua sự
tiêu thụ sản phẩm của khách hàng. Hình ảnh doanh nghiệp sẽ được đặt lên bàn
cân so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Danh tiếng, uy tín, mức độ ảnh hưởng
đến các đối thủ cạnh tranh là sự biểu hiện hình ảnh rõ nét nhất của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp xây dựng và khẳng định được hình ảnh của mình với
khách hàng sẽ là một điều kiện quyết định đến sự phát triển đi lên của doanh
Quản trị kinh doanh quốc tế K39 Phùng Tiến Dương
20
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào
không khẳng định được hình ảnh của mình với người tiêu dùng là một phần sự
thể hiện không có năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.4.2.2 Dịch vụ khách hàng: bao gồm hai mảng chính là mạng lưới phân
phối, thông tin cung cấp và dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi mua. Mạng
lưới phân phối sản phẩm rộng khắp sẽ giúp sản phẩm dễ dàng đến tay người
tiêu dùng hơn, tăng sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ.
Chăm sóc khách hàng bằng việc cung cấp đầy đủ chính xác thông tin sản
phẩm, giải đáp thắc mắc…góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm.
Tóm lại, chương 1 đã hệ thống hóa được các lý luận cơ bản về cạnh tranh và
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra, chương 1 còn đề
cập đến các vấn đề về bản chất, phân loại cạnh tranh, phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến cạnh tranh. Các chiến lược, công cụ và các chỉ tiêu đánh giá
năng lực cạnh tranh hàng hóa của doanh nghiệp, luận giải sự thiết yếu phải
nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường…Trên cơ sở đó,
chương 1 đã xây dựng được khung lý thuyết chung để phân tích thực trạng
tình hình cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu giữa các doanh nghiệp nói chung và
đánh giá năng lực cạnh tranh hàng hóa của doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở
cho việc phân tích thực trạng ở chương 2 sau đây.
Quản trị kinh doanh quốc tế K39 Phùng Tiến Dương
21
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG MAY MẶC XUẤT
KHẨU CỦA CÔNG TY OHNEW TRÊN THỊ TRƯỜNG EU GIAI
ĐOẠN 2007 - 2009
Cũng như những doanh nghiệp khác, Ohnew luôn luôn phải cạnh tranh
trên thương trường. Chính vì thế, việc phân tích cạnh tranh và năng lực cạnh
tranh trên cơ sở lý luận ở chương 1 có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần
thiết. Từ đó có thể đánh giá được năng lực cạnh tranh hàng may mặc xuất
khẩu của Công ty CP Ohnew so với các doanh nghiệp khác trên thị trường
EU. Đó là những nền tảng đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
hàng may mặc xuất khẩu trong thời gian tới. Như vậy, chương 2 sẽ đi sâu
nghiên cứu phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh hàng may mặc xuất
khẩu cũng như tình hình sử dụng công cụ cạnh tranh của Công ty Ohnew trên
thị trường EU giai đoạn 2007 -2009 để rút ra ưu nhược điểm tồn tại của
Công ty.
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP OHNEW
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty CP Ohnew.
1. Qúa trình hình thành công ty
Tên công ty : Công ty CP Ohnew
Tên giao dịch quốc tế : OHNEW JOINT STOCK COMPANY
Trụ sở chính : H5 Ngõ 210 Đường Hoàng Quốc Việt, xã Cổ Nhuế,
huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Công ty dệt may CP Ohnew là một doanh nghiệp tư nhân được thành
lập năm 2006. Theo quyết định số 0103018971 của Sở kế hoạch đầu tư thành
phố Hà nội, ngày 10 tháng 8 năm 2007. Với tên Công ty cổ phần thương mại
may mặc, sau đăng ký thay đổi thành Công ty CP Ohnew ngày 10 tháng 8 năm
2009.
Quản trị kinh doanh quốc tế K39 Phùng Tiến Dương
22
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Trong quá trình phát triển của mình, Công ty CP Ohnew ngay từ khi
mới thành lập đã có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất và kinh doanh
các sản phẩm may mặc phục vụ cho nhu cầu trong nước cũng như quốc tế,
góp phần nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng nguồn thu ngoại tệ và phát triển
kinh kế đất nước nâng cao thu nhập cho công nhân và cán bộ.
Trong những năm qua, Công ty CP Ohnew đã cố gắng phát huy mọi
nguồn lực của mình nhằm khắc phục khó khăn trở ngại để không ngừng lớn
mạnh và trưởng thành hơn, đứng vững trên thương trường, góp phần thiết
thực vào việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Công ty không ngừng cố gắng đẩy mạnh chiến lược xuất khẩu nhằm tận dụng
lợi thế so sánh giữa các mặt hàng cũng như nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
Với vốn điều lệ là: 8.000.000.000 đồng( tám tỉ đồng), trong đó:
Mệnh giá cổ phần : 1000.000đồng
Số vốn cổ phần đã đăng ký mua: 8000 cổ phần.
Mặc dù là công ty CP và mới được thành lập chưa lâu nhưng công ty đã có
những bước tiến đáng kể qua từng giai đoạn phát triển của mình.
2.Qúa trình phát triển của công ty
Từ năm 2006 ngay khi Công ty cổ phần thương mại may mặc mới thành
lập đã gặp không ít khó khăn về mặt thị trường và nguyên vật liệu, chủ động
sản xuất kinh doanh Công ty đã chuyển hướng để xuất khẩu là chủ yếu.
Đến năm 2009 Công ty đổi tên thành Công ty CP Ohnew, đây ;à thời kỳ
phát triển vượt bậc của Công ty cùng với sự nỗ lực của cán bộ nhân viên cũng
như sự giú đỡ của nhiều doanh nghiệp trong nước. Từ đó đến nay Công ty
Ohnew không ngừng mở rộng thị trường trên nhiều lĩnh vực kinh doanh như:
kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, thể
dục thể thao…Chính vì thế mặc dù còn là một doanh nghiệp tư nhân non trẻ
Quản trị kinh doanh quốc tế K39 Phùng Tiến Dương
23
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
nhưng Công ty đã gặt hái được nhiều thành công và kinh nghiệm trong kinh
doanh.
2.1.2 Mô hình tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản trị.
Công ty CP Ohnew tổ chức bộ máy quản lý theo một cấp, đứng đầu là
ban giám đốc chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động sản xuất đến từng thành viên,
giúp việc giám đốc có các phòng ban nghiệp vụ.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
- Ban giám đốc: Gồm có giám đốc và hai phó giám đốc, PGD sản xuất và
PGD kỹ thuật. Đây là cơ quan chính chỉ huy hoạt động của Công ty, chịu
trách nhiệm mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và là nơi đưa ra những định
hướng tồn tại phát triển của Công ty
- Giám đốc : Là người đứng đầu Công ty, bảo vệ quyền lợi cho nhân viên, phụ
trách những vấn đề đối nội, đối ngoại.
- Phòng tài vụ : Giúp giám đốc thống kê kế toán tài chính, kiểm tra giám sát
tình hình thu chi tài chính và hướng dẫn chế độ chi tiêu, hạch toán kinh tế
nhằm giảm chi phí, nâng cao việc sử dụng tốt vật tư, đề xuất với giám đốc các
biện pháp tài chính để đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Phòng kế hoạch thị trường : Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc
trong công tác xây dựng và chỉ đạo để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh
xuất nhập khẩu, tổ chức thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty
sản xuất ra và đảm bảo quay vòng vốn nhanh.
- Phòng tổ chức: Giúp giám đốc xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và quản
lý Công ty. Phòng tổ chức có nhiệm vụ quản lý số lượng và chất lượng cán bộ
nhân viên, sắp xếp đào tạo cán bộ nhân viên trong Công ty nhằm đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thực hiện đầy đủ chính sách của nhà nước
với người lao động.
Quản trị kinh doanh quốc tế K39 Phùng Tiến Dương
24
Chuyên đề thực tập GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
- Phòng kỹ thuật : Tham mưu về công tác quản lý sử dụng kế hoạch và biện
pháp dài hạn, ngắn hạn áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong thiết kế chế
tạo sản phẩm và đưa công nghệ mới vào sản xuất.
- Phòng hành chính y tế: Quản lý điều chỉnh mọi công việc thuộc phạm vi
hành chính, tổng hợp các giao dịch văn thư và truyền đạt chỉ thị quyết định
của giám đốc tới các phòng ban phân xưởng, thực hiện công tác khám chữa
bệnh tại chỗ cho cán bộ nhân viên trong Công ty. Năm nào Công ty CP
Ohnew cũng tiến hành rà soát lại các chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
để sửa chữa điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thay đổi của công việc, tránh
sự chồng chéo các hoạt động của các phòng ban.
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty CP Ohnew
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu Công ty
2.1.3.1 Tình hình xuất khẩu hàng may mặc theo thị trường
Quản trị kinh doanh quốc tế K39 Phùng Tiến Dương
25
Giám đốc
Phòng kế
hoạch
Phòng
kỹ thuật
Phòng
tổ chức
Phòng
tài vụ
Phòng
h.chính
PGĐ sản xuất PGĐ kỹ thuật
QĐ phân
xưởng 1
QĐ phân
xưởng 2
QĐ phân
xưởng 3
QĐ phân
xưởng 4