Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương Việt Nam chi nhánh Nguyễn Trãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.2 KB, 63 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế
Cường
SV: Nguyễn Thị Hòa Thuận Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B
LỜI CAM ĐOAN
Sau thời gian thực tập tại Ngân hàng Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Nguyễn Trãi, em đã
hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài:
“phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương
thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương
Việt Nam chi nhánh Nguyễn Trãi”
Em xin cam đoan chuyên đề này là công trình
nghiên cứu của riêng em dưới sự hướng dẫn của TS.
Mai Thế Cường trong thời gian em thực tập tại Ngân
hàng Công thương Việt Nam- Chi nhánh Nguyễn Trãi
Nếu có bất cứ sự sao chép nào từ các luận
văn khác em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội,ngày 12 tháng 05 năm 2010
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ HÒA
THUẬN
MẠC NHƯ THẾ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế
Cường
SV: Nguyễn Thị Hòa Thuận Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn chân thành nhất em xin gửi lời cảm ơn
ới TS. Mai Thế Cường đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề
này. Trong thời gian nghiên cứu thực hiện chuyên đề em đã
nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của thầy, đặc biệt là sự động
viên về mặt tinh thần đã giúp em vượt qua được những giai
đoạn khó khăn nhất để hoàn thành được đề tài nghiên cứu của


mình.
Em cũng xin cảm ơn ban lãnh đạo Ngân hàng Công
thương Việt Nam- Chi nhánh Nguyễn Trãi, các anh chị trong
công ty, đặc biệt là các anh chị trong phòng khách hàng Doanh
nghiệp đã hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập tại Chi
nhánh.
Cuối cùng em xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Thương
mại & kinh tế quốc tế đã dạy bảo em trong suốt thời gian 4 năm
học Đại học. đã dạy cho em rất nhiều bài học bổ ích
Hà nội ngày
12/05/2011
Sinh viên thực hiên

Nguyễn Thị Hòa Thuận
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế
Cường
MỤC LỤC
Trang
Chỉ tiêu 11
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2
SV: Nguyễn Thị Hòa Thuận Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế
Cường
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Trang
Chỉ tiêu 11
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2
SV: Nguyễn Thị Hòa Thuận Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế
Cường
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tiếng Việt
DN : Doanh nghiệp
XNK : Xuất nhập khẩu
NHNN : Ngân hàng nhà nước
TMCP : Thương mại cổ phần
NHCTVN : Ngân hàng Công thương Việt Nam
NHCT : Ngân hàng Công thương
SV: Nguyễn Thị Hòa Thuận Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế
Cường
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới đã mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội
và thách thức, Việt Nam luôn khuyến khích mọi thành phần kinh tế tích cực
tham gia vào hoạt động kinh tế nói chung, các hoạt động xuất nhập khẩu nói
riêng, các quan hệ kinh tế cũng như ngoại thương phát triển một cách nhanh
chóng. Trong bối cảnh đó, thanh toán quốc tế nổi lên như chiếc cầu nối giữa
kinh tế trong nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài, có tác dụng thúc đẩy hoạt
động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và
các quan hệ tài chính tín dụng quốc tế khác. Hoạt động thanh toán quốc tế ngày
càng được khẳng định trong hoạt động kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động
kinh tế đối ngoại nói riêng. Hoạt động kinh tế đối ngoại được coi là con đường
tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước. Việt Nam không nằm
ngoài xu thế trên, và ngày nay thì thanh toán quốc tế là một dịch vụ ngày càng
trở nên quan trọng, trong đó nổi bật nhất là phương thức Tín dụng chứng từ
(TDCT), vì nó đảm bảo được an toàn cho bên xuất khẩu và bên nhập khẩu, đây
là phương thức thanh toán được sử dụng rất nhiều trong hoạt động thanh toán

quốc tế tại ngân hàng. Các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng đóng
một vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế Việt Nam. Các nghiệp
vụ ngân hang ngày càng đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán trong và
ngoài nước.
Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Nguyễn Trãi là một trong
những chi nhánh lớn của hệ thống ngân hàng Công thương Việt Nam. Trong
những năm qua, ngân hàng luôn tích cực tím kiếm các khách hàng mới, tìm các
hướng đi mới tiếp cận thị trường, nâng cao tính năng động, sáng tạo trong các
hoạt động kinh doanh. Chi nhánh có nhiều phương thức thanh toán quốc tế như
SV: Nguyễn Thị Hòa Thuận Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế
Cường
chuyển tiền, tín dụng chứng từ… và trong đó tín dụng chứng từ là phương thức
thanh toán được sử dụng rất phổ biến do có ưu điểm là nhanh chóng chính xác
và an toàn. Tuy nhiên phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh
không phải hoạt động thanh toán quốc tế chủ đạo, vì vậy trong thời gian thực tập
tại ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Nguyễn Trãi xuất phát từ tình
hình thực tế em đã chọn đề tài: “ Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng
phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh
Nguyễn Trãi” nhằm tìm hiểu sâu hơn về hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ
đồng thời đưa ra một số giải pháp đề phát triển hoạt động thanh toán tín dụng
chứng từ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích chủ yếu của chuyên đề là nhằm phân tích, đánh giá thực trạng
hoạt động của dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức thanh toán quốc tế
bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi
nhánh Nguyễn Trãi, từ đó có thể đánh giá được những kết quả đạt được, những
hạn chế cần khắc phục để góp phần phát triển hoạt động thanh toán bằng
phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh. Chuyên đề cũng đưa ra một số

giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh toán
bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Nguyễn Trãi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Chuyên đề là dịch vụ thanh toán quốc tế bằng
phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương Việt Nam- Chi
nhánh Nguyễn Trãi. Thời gian nghiên cứu là trong giai đoạn từ 2008-2010 và đề
xuất giải pháp đến năm 2015.
4. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài những phần: Lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh
mục bảng biểu thì chuyên đề được trình bày thành 3 phần chính:
Chương 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng Công thương Việt Nam- Chi
nhánh Nguyễn Trãi
SV: Nguyễn Thị Hòa Thuận Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế
Cường
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế theo phương
thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Nguyễn
Trãi
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế theo phương
thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Nguyễn
Trãi
Trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này,
dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Mai Thế Cường, cùng với sự giúp
đỡ của các anh chị trong phòng Khách hàng Doanh nghiệp nói riêng và Ngân
hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Nguyễn Trãi nói chung em đã hoàn
thành bài viết của mình.
SV: Nguyễn Thị Hòa Thuận Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế

Cường
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH NGUYỄN TRÃI
1.1 Khái quát chung về Ngân hàng công thương Việt Nam chi nhánh
Nguyễn Trãi
1.1.1 Lịch sử hình thành
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nguyễn Trãi được
nâng cấp từ chi nhánh cấp II lên chi nhánh cấp I từ tháng 7 năm 2006. Là một
chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt
Nam, cơ sở vật chất ban đầu của chi nhánh rất khó khăn, trụ sở làm việc thuê
của nhà dân rất chật hẹp, vì thế hoạt động kinh doanh của chi nhánh cũng gặp
nhiều khó khăn.
Dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc bằng mọi biện pháp, giải pháp quyết tâm
nâng cao vị thế và uy tín cho chi nhánh Vietinbank Nguyễn Trãi ngang tầm với
các chi nhánh khác trên cùng địa bàn, đến nay chi nhánh đã phát triển lớn mạnh.
Trụ sở hoạt động của chi nhánh khang trang, cơ sở vật chất và tiện nghi đầy đủ,
nằm trong vị trí đắc địa của trung tâm thành phố Hà Nội tại tòa nhà Vinaconex9
– khu đô thị Mễ Trì Hạ - đường Phạm Hùng - Từ Liêm – Hà Nội.
Cơ cấu tổ chức đến 31/12/2010 của Chi nhánh gồm Ban giám đốc, 05
phòng chức năng ( phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng Khách hàng cá nhân,
phòng Kế toán, phòng Tiền tệ kho quỹ, phòng Tổ chức hành chính), 02 phòng
giao dịch, 01 tổ Tổng hợp tiếp thị, tổng số cán bộ nhân viên của chi nhánh là 59
cán bộ.
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh:
NHCT chi nhánh Nguyễn Trãi thực hiện đầy đủ chức năng của một NHTM,
hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng thanh toán và dịch vụ ngân
hàng, cụ thể như sau:
SV: Nguyễn Thị Hòa Thuận Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B
4

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế
Cường
 Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách của nhà nước, các quy định
trong luật NHNN và luật tổ chức tín dụng
 Nhận vốn uỷ thác từ các chương trình tài trợ quốc gia.Nhận tiền gửi
thanh toán và tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và
ngoại tệ dưới các hình thức phong phú: trả lãi trước, trả lãi định kỳ, trả lãi sau,
tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích luỹ.
 Phát hành kỳ phiếu, chiết khấu thương phiếu, hối phiếu và các loại tín
phiếu
 Thức hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế,
mậu dịch và phi mậu dịch
 Mua bán chuyển đổi ngoại tệ, séc ngoại tệ, chi trả kiều hối
 Nhận chuyển tiền thanh toán đến các ngân hàng thương mại trong
thanh toán qua hệ thống viễn thông an toàn, chính xác
 Cho vay đầu tư tín dụng vốn cố định, lưu thông bằng đồng Việt Nam,
ngoại tệ. Cho vay hợp vốn với các dự án lớn có thời gian hoàn vốn dài.
 Thực hiện dịch vụ bảo lãnh trong nước và nước ngoài, tư vấn về lĩnh
vực tiền tệ cho các đơn vị đầu tư, lập các dự án khả thi
 Thực hiện việc huy động tiền gửi tiết kiệm nhàn rỗi trong dân cư, tiền
gửi của tổ chức kinh tế, phát hành kỳ phiếu các loại nhằm tạo lập nguồn vốn
kinh doanh của các chi nhánh.
 Thực hiện việc thanh toán theo phương thức không dùng tiền mặt cho
khách hàng.
 Dịch vụ thẻ ATM và Ngân Hàng điện tử
 Các hoạt động khác như: Đại lý nhận lệnh chứng khoán, tài trợ thương
mại, thu chi hộ ngân quỹ, kiểm định nội bộ, nhận giữu hộ các tài sản quý….
1.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức NHCT Nguyễn Trãi - Hà Nội
NHCT Nguyễn Trãi là một chi nhánh chịu sự quản lý của NHCT Việt
Nam. Ngân hàng hoạt động dưới sự điều hành của ban lãnh đạo gồm 1 giám

đốc và 2 phó giám đốc.
SV: Nguyễn Thị Hòa Thuận Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế
Cường

Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
- Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của ngân hàng,
là người ra quyết định chủ yếu trong sản xuất kinh doanh, và chỉ đạo hoạt động
của các phòng ban.
- Phó giám đốc: Gồm 2 người, là những người giúp việc cho giám đốc, phân
công phụ trách theo từng mảng công việc khác nhau tuỳ tho quyền hạn chức
năng mà họ đảm nhiệm.
SV: Nguyễn Thị Hòa Thuận Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B
Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc
Phòng
tiền tệ
kho quỹ
Phòng
tổ chức
hành
chính
Phòng
khách
hàng
doanh
nghiệp

Phòng
khách
hàng cá
nhân
Phòng
kế toán
Phòng
giao dịch
1
Phòng
giao dịch
2
Tổ tổng
hợp tiếp
thị
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế
Cường
- Phòng kế toán giao dịch: hạch toán kế toán đầy đủ ,chính xác, kịp thời các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đảm bảo an toàn tài sản ,kiểm tra mở và sử dụng
TK của KH một cách thường xuyên liên tục, thu nợ và thu lãi đảm bảo đúng chế
độ quy định.
+ Thực hiện dịch vụ chuyển tiền, tham gia thanh toán bù trừ đảm bảo an
toàn chính xác đúng chế độ và quy trình nghiệp vụ. Thực hiện công tác mua sắm
tài sản, công cụ lao động theo đúng chế độ, hạch toán xuất khẩu công cụ, vật
liệu phục vụ cho yêu cầu kinh doanh của chi nhánh; mở thẻ kho theo dõi tình
hình tài sản, công cụ lao động theo đúng quy định.
+ Triển khai thanh toán điện tử liên hàng giai đoạn II đảm bảo an toàn
thông suốt;triển khai dịch vụ chuyển tiền nhanh western Union.
+ Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban trong chi nhánh để tiếp thị nguồn

vốn nhàn rỗi trong dân cư đạt kết quả tốt.
- Phòng tiền tệ kho quỹ: thực hiện công tác kiểm kê tiền mặt, giấy tờ có giá, tài
sản thế chấp cầm cố theo đúng quy định và đảm bảo an toàn chính xác. Phát
hiện tiền giả,tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, đảm bảo chất lượng khi đưa
tiền ra lưu thông tạo sự tin tưởng cho KH, nâng cao uy tín cho chi nhánh. Chấp
hành tốt về quy định mức tồn quỹ theo quy định của NHCT Việt Nam.
+ Thực hiện việc điều chuyển nhận tiền từ các chi nhánh khác và NHNN,
NHCT VN
+ Thực hiện nộp NHNN, NHCT VN và điều chuyển đi chi nhánh khác.
- Phòng tổ chức hành chính nhân sự: thực hiện công tác tổ chức, bố trí sắp xếp
lao động tại phòng nhằm sử dụng hợp lý và phát huy hết khả năng của người
lao động. Đảm bảo an toàn tài sản của chi nhánh cũng như phối hợp với các
phòng ban trong việc vận chuyển áp tải tiền an toàn. Giải Quyết chế độ tiền
lương phụ cấp theo đúng tiêu chuẩn nguyên tắc theo quy định của NN và hướng
dẫn của NHCT Việt Nam.
SV: Nguyễn Thị Hòa Thuận Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế
Cường
- Phòng khách hàng:bám sát các khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp
hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả để mở rộng đầu tư, cho vay các dự
án ,phương án mới. Đồng thời tiếp cận thu hút các khách hàng mới tập trung tại
các làng nghề truyền thống trên địa bàn và khu vực lân cận nhằm thay đổi cơ
cấu đầu tư, cơ cấu lãi suất theo hướng có lợi cho hoạt động kinh doanh của Chi
nhánh.
+ Thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại, bảo lãnh.
+ Phân tích tình hình tài chính các doanh nghiệp và phân loại khách hàng,
tính toán kiểm tra bảo đảm nợ vay, đầu tư khách hàng làm ăn có hiệu quả, đôn
đốc thu nợ đến hạn và thu róc lãi hàng tháng, không có nợ quá hạn và lãi treo
phát sinh.

1.1.4 Tình hình hoạt động của chi nhánh
1.1.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT chi nhánh Nguyễn Trãi
Bảng 1.1. Báo cáo tổng kết HĐKD các năm 2008-2010
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
So sánh
2009/2008
(tương đối)
So sánh
2010/1009
(tương đối)
Thu nhập 78887 80048 89226 1,47% 10,3%
Chi phí 65118 69149 71213 6,2% 2,98%
Lợi nhuận 13769 10899 18013 -20,84% 65,27%
Hoạt động kinh doanh của chi nhánh cũng bị chịu tác động bởi các yếu tố
bất lợi như: thiên tai, bệnh dịch, lạm phát tăng cao chỉ trong đầu năm 2011,
giá điện sinh hoạt, giá xăng dầu đều tăng cao. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều
đến hoạt động của chi nhánh. Thu nhập của ngân hàng ngày càng tăng: năm
2008 thu nhập của ngân hàng là 78.887 triệu đồng, đến năm 2009 tăng lên là
80.048 triệu đồng và sang năm 2010 đã lên tới 89.226 triệu đồng tăng tương ứng
lần lượt là 1,47% và 10,3%. Theo đó chi phí đầu tư vào hoạt động kinh doanh
cũng tăng nhưng không lớn, lần lượt là 6,2% và 2,98%. Điều này đã dẫn đến lợi
SV: Nguyễn Thị Hòa Thuận Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B
8

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế
Cường
nhuận của chi nhánh có chiều hướng tăng. Lợi nhuận của các năm tại chi nhánh
từ 2008- 2010 lần lượt là:13.769 triệu đồng, 10.899 triệu đồng; 18.013 triệu
đồng. Đây là số tăng đáng kể cho thấy hiệu quả của hoạt động kinh doanh tại
chi nhánh đã có dấu hiệu phát triển mạnh. Điều này còn được thể hiện qua số
lượng khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh ngày càng tăng. Kết quả hoạt
động kinh doanh của chi nhánh tăng trưởng bền vững và an toàn. Đến
30/10/2010 nguồn vốn huy động so với năm thành lập (2006) tăng gấp 5 lần; dư
nợ tăng gấp hơn 4 lần. Đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải
thiện và ổn định, nâng cao.
1.1.4.2 Công tác huy động vốn và cho vay
Tổng nguồn vốn huy động được của chi nhánh tăng trưởng mạnh, đến
cuối năm 2008 tổng nguồn vốn huy động được của toàn chi nhánh là 550 tỷ,
năm 2009 là 760 tỷ, năm 2010 là 1.032 tỷ tăng gấp 5 lần so với năm thành lập
( năm 2006). Sở dĩ nguồn vốn huy động được của Chi nhánh tăng mạnh là vì
ngay từ đầu Chi nhánh đã coi công tác huy động vốn là hoạt động rất quan trọng
của Chi nhánh, chỉ khi việc huy động vốn đạt được kết quả tốt thì ngân hàng
mới có thể triển khai tốt được các dịch vụ khác. Ngay từ khi mới bắt đầu đi vào
hoạt động, Chi nhánh đã có một chiến lược huy động vốn đúng đắn: tận dụng
mọi cơ hội để huy động nguồn vốn trong nước, bên cạnh đó Chi nhánh luôn tìm
kiếm các cơ hội huy động nguồn vốn từ nước ngoài, đây có thể coi là chiến lược
nhằm đa dạng hóa nguồn vốn huy động, mục đích là có nguồn vốn lớn, đa dạng,
tiết kiệm chi phí, tránh những rủi ro không đáng có…
Dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng đều qua các năm, tổng dư nợ tính đến
ngày 31/12/2008 là 277 tỷ, tăng 129% so với cùng kì năm 2007( năm 2007 là
213 tỷ). Năm 2009 tổng dư nợ của Chi nhánh đạt 560 tỷ, tăng 202% so với năm
2008, và đến năm 2010 con số này đã là 793 tỷ, tăng 142% so với cùng kì năm
2009. Qua đây có thể thấy tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn của Chi nhánh qua
các năm khá cao và ngày càng tăng: năm 2008 tỷ lệ này là 50%, năm 2009 tỷ lệ

này là 74% và năm 2010 là 77%. Những tỷ lệ này cho thấy công tác cho vay của
SV: Nguyễn Thị Hòa Thuận Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế
Cường
Chi nhánh ngày càng phát triển, đạt hiệu quả cao, mang tính ổn định và điều đó
cho thấy ngày càng có nhiều khách hàng đến với Chi nhánh.
Bảng 1.2: Tình hình huy động vốn và dư nợ
Đơn vị: triệu đồng
Năm Tổng nguồn vốn Tổng dư nợ Tỷ lệ DN/VN
2008 540.850 276.640 50%
2009 759.841 560.228 74%
2010 1.032.326 792.615 77%
Nguồn: phòng tổ chức hành chính
Xét theo thời gian huy động vốn thì nguồn vốn dài hạn chiếm một tỷ
trọng lớn: năm 2008 tỷ trọng này là 65%, năm 2009 chiếm 69,6% tổng nguồn
vốn huy động và năm 2010 chiếm 68,46% tổng nguồn vốn huy động.
Bảng 1.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian
Đơn vị: triệu đồng
TT Chỉ tiêu
Năm
2008
Tỷ
trọng
Năm
2009
Tỷ
trọng
Năm 2010
Tỷ

trọng
1 Không kì hạn 104.471 19% 98.780 13% 117.066 11.34%
2 Ngắn hạn 87.976 16% 132.212 17.4% 208.530 20.2%
3 Dài hạn 357.403 65% 528.849 69.6% 706.730 68.46%
Nguồn: phòng tổ chức hành chính
Xét cơ cấu dư nợ của Chi nhánh theo thời hạn vay thì ta sẽ có bảng số liệu
sau:
SV: Nguyễn Thị Hòa Thuận Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế
Cường
Bảng 1.4: Cơ cấu dư nợ
TT
Chỉ tiêu
Năm
2008
Tỷ
trọng
Năm
2009
Tỷ
trọng
Năm
2010
Tỷ
trọng
1 Dư nợ ngắn hạn 238.20
1
86.1% 330.00
0

58.9% 497.080 62.7%
2 Dư nợ dài hạn 38.439 13.9% 230.22
8
41.1% 295.535 37.3%
Nguồn: phòng tổ chức hành chính
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy tỷ lệ dư nợ ngắn hạn luôn chiếm
một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Chi nhánh, còn tỷ lệ dư nợ dài hạn đã có
dấu hiệu tăng nhưng không ổn định: năm 2008 tỷ lệ này là 13.9%, đến năm 2009
tỷ lệ này là 41.1% nhưng năm 2010 con số này giảm xuống còn 37.3%.
1.1.4.3 Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Ngoài những hoạt động truyền thống của Ngân hàng là hoạt động huy
động vốn và cho vay thì hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng đóng vai trò
quan trọng tại Chi nhánh. Nền kinh tế của nước ta đang trong giai đoạn hội nhập
kinh tế với thế giới nên hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh gặp phải
không ít sự cạnh tranh từ các ngân hàng cả trong lẫn ngoài nước, tuy nhiên do
những chủ trương, chính sách đúng đắn ngay từ đầu nên hoạt động thanh toán
quốc tế tại Chi nhánh đã đạt được những thành công bước đầu đáng khích lệ:
trong năm 2008 doanh số thanh toán quốc tế của Chi nhánh đạt 2.642.000 USD,
đến năm 2009 con số này là 3.790.000 USD, tăng 143,45% so với năm 2008;
năm 2010 doanh số này đạt 4.911.000 USD, tăng gấp 129,58% so với năm 2009.
Nhìn chung hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh bước đầu đã có những
thành công.
SV: Nguyễn Thị Hòa Thuận Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế
Cường
Bảng 1.5 Doanh số thanh toán quốc tế
Đơn vị: USD
Năm
Thanh toán

hàng xuất
Thanh toán
hàng nhập
Tổng doanh
số thanh toán
2008 1.018.000 1.624.000 2.642.000
2009 1.685.000 2.105.000 3.790.000
2010 1.928.000 2.983.000 4.911.000
Nguồn: phòng khách hàng doanh nghiệp
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy doanh số thanh toán quốc tế
đang có dấu hiệu tăng lên một cách ổn định. Ta cũng có thể thấy rằng giá trị
thanh toán hàng nhập lớn hơn so với giá trị thanh toán hàng xuất, điều này hoàn
toàn phù hợp với thực tế với một nền kinh tế nhập siêu như ở Việt Nam.
Doanh số kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh tăng trưởng mạnh, năm 2008
doanh số kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh là 6.912.119 USD, sang năm 2009
doanh số kinh doanh ngoại tệ tăng gấp 2,5 lần so với năm 2008 và đạt
17.280.297 USD, đến năm 2010 con số này là 21.917.648 USD, tăng 1,26 lần so
với năm 2009.
Bảng 1.6 Doanh số kinh doanh ngoại tệ
Đơn vị tính: USD
Năm Doanh số mua Doanh số bán Tổng số
2008 3.125.725 3.786.394 6.912.119
2009 8.368.159 8.912.138 17.280.297
2010 10.523.226 11.394.422 21.917.648
Nguồn: phòng khách hàng doanh nghiệp
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng doanh số kinh doanh ngoại tệ tại
Chi nhánh qua 3 năm từ 2008 – 2010 liên tục tăng, cụ thể là: năm 2008 tổng
doanh số kinh doanh ngoại tệ là 6.912.119 USD, đến năm 2009 con số này là
SV: Nguyễn Thị Hòa Thuận Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B
12

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế
Cường
17.280.297 USD, và năm 2010 doanh số là 21.917.648 USD, điều này cho thấy
hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh đã đạt được những kết quả khả
quan, tạo tiền đề cho việc phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế
1.2 Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương
thức tín dụng chứng từ tại NHCTVN chi nhánh Nguyễn Trãi
Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ
tại NHCTVN chi nhánh Nguyễn Trãi là rất cần thiết vì:
Thứ nhất, nhằm tăng sức cạnh tranh của chi nhánh với các ngân hàng
khác trên địa bàn buộc chi nhánh phải mở rộng các dịch vụ hoạt động để khách
hàng có nhiều sự lựa chọn, đây là một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với tất cả
các ngân hàng nói chung và ngân hàng Công thương Việt Nam nói riêng nhằm
đa dạng hóa các dịch vụ hoạt động
Thứ hai, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập
với nền kinh tế thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra rất mạnh mẽ đòi hỏi
các ngân hàng phải ngày càng hoàn thiện và phát triển dịch vụ thanh toán quốc
tế để đáp ứng nhu cầu thanh toán của các DN. Hơn nữa phương thức thanh toán
bằng tín dụng chứng từ đang được rất nhiều DN lựa chọn làm hình thức thanh
toán chính do có ưu điểm là nhanh chóng, chính xác và an toàn. Vì vậy phát
triển thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho các DN khi tham gia hoạt động mua bán quốc tế dễ dàng hơn trong
việc thanh toán, đồng thời đem lại một khoản lợi nhuận lớn cho ngân hàng.
Thứ ba, phát triển được dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín
dụng chứng từ tốt sẽ tạo điều kiện cho chi nhánh phát triển các loại hình dịch vụ
khác như: mua bán trao đổi ngoại tệ do sẽ thu về được một lượng lớn ngoại tệ
đảm bảo cho việc thanh toán được diễn ra thuận lợi.
Như vậy, phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng
chứng từ là một yêu cầu thực sự cần thiết đặt ra cho các ngân hàng nói chung và
ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Nguyễn Trãi nói riêng trong giai

đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Điều này đòi hỏi các ngân hàng
SV: Nguyễn Thị Hòa Thuận Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế
Cường
ngày càng phải chú trọng đến việc phát triển các phương thức thanh toán nói
chung trong đó có phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ.
SV: Nguyễn Thị Hòa Thuận Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế
Cường
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN
QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN
HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NGUYỄN TRÃI
2.1 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ tại NHCTVN chi nhánh Nguyễn Trãi
Bảng 2.1 Tình hình thanh toán xuất nhập khẩu trong 3 năm 2008-2010
Đơn vị tính: 1.000 USD
Chỉ
tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
%
tăng
,
giảm

09
/
08
%
tăng
,
giảm
10
/
09
1
Thanh toán xuất
khẩu:
- số món
- số tiền
(
1
.0
00
USD
)
18
1.018
26
1.685
31
1.928
+44.4
+65.5
+19.2

+14.4
2
Thanh toán nhập
khẩu
:
- Số món
- Sốtiền
(1.
000
USD
)
29
1.624
35
2.105
33
2.983
+20.7
+29.6
-5.7
+41.7
3
Tổng
TTXNK:
- Số món
- Số tiền
(
1.000
USD
)

47
2.642
61
3.790
64
4.911
+29.8
+43.5
+4.9
+29.6
Nguồn: từ báo cáo phòng khách hàng doanh nghiệp- NHCT chi nhánh
Nguyễn Trãi
Từ bảng trên ta có thể thấy trong 3 năm từ 2008 – 2010 cả số món giao
dịch và số tiền đều tăng với tốc độ ổn định và bền vững. nhìn chung hoạt động
thanh toán quốc tế qua chi nhánh đã và đang ngày càng được mở rộng, đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Tổng thanh toán XNK qua chi nhánh qua
3 năm đạt được cụ thể như sau: năm 2008 là 2.642.000 USD, năm 2009 là
3.790.000 USD, tăng 43,5% so với năm 2008, năm 2010 đã tăng lên là 4.911.000
SV: Nguyễn Thị Hòa Thuận Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế
Cường
USD tăng so với năm 2009 là 29,6%. Đây là những kết quả ấn tượng cho thấy
hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngày càng được chú trọng và phát
triển. và ngày càng có nhiều các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dịch vụ thanh
toán qua chi nhánh cho thấy uy tín của chi nhánh ngày càng tăng.
Bảng 2.2 Tình hình thanh
toán
theo
tổng phương thức trong

03
năm:
ĐVT:
1.000
USD

Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
%
tăng,
giảm
09/08
%
tăng,
giảm
10/09
L/c Nhập Khẩu 1.076 1.790 2.518 +66.4 +40.7
L/c Xuất Khẩu 598 674 612 +12.7 -9.2
Chuyển tiền T.T 968 1.326 1.781 +37 +34.3
Tổng cộng 2.642 3.790 4.911 +43.5 +29.6
Hình 2.1. Tình hình thanh
toán
theo
tổng phương thức trong
03

năm
Có 3 phương thức thanh toán trong thanh toán quốc tế nhưng do đặc thù
hầu hết các đối tác khách hàng của chi nhánh là các nhà xây dựng nên chủ yếu
các hợp đồng của họ đều là hợp đồng nhập khẩu nên hình thức nhờ thu tại chi
SV: Nguyễn Thị Hòa Thuận Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế
Cường
nhánh hầu như là không có, nên ở đây chỉ xét đến 2 hình thức: thư tín dụng và
chuyển tiền. cơ cấu của từng phương thức như sau:
+ L/C nhập khẩu: số tiền thu được từ dịch vụ này năm 2008 là 1.076.000
USD, năm 2009 con số này đã là 1.790.000 tăng 66,4% so với năm 2008 và đến
năm 2010 là 2.518.000 USD tăng 40,7% so với năm 2009. điều này cũng hoàn
toàn phù hợp với tình hình kinh tế của nước ta hiện nay, khi mà càng ngày càng
có nhiều các doanh nghiệp trong nước cần nhập khẩu nguyên vật liệu để phục vụ
quá trình sản xuất dẫn đến ngày càng có nhiều nghiệp vụ thanh toán bằng L/C
phát sinh tại chi nhánh
+L/C xuất khẩu: năm 2008 thanh toán xuất khẩu tại chi nhánh đạt 598.000
USD, năm 2009 là 674.000 USD có chiều hướng tăng nhưng không mạnh và
đến năm 2010 giảm chỉ còn 612.000 USD, giảm 9,2% so với năm 2009.
+ Phương thức chuyển tiền: nhìn chung hoạt động chuyển tiền tại chi nhánh
luôn diễn ra rất ổn định và phát triển qua các năm. Cụ thể như sau: năm 2008 số
tiền đạt được từ dịch vụ này là 968.000 USD, đến năm 2009 là 1.326.000 USD
tăng 37% so với năm 2008, năm 2010 là 1.781.000 USD tăng 34,3% so với năm
2009.
Bảng2.3. Số lượng thực hiện thanh toán XNK
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm

2009
Năm
2010
% tăng,
giảm
09/08
% tăng,
giảm
10/09
L/c Nhập Khẩu 18 22 25 +22.2 +13.6
L/c Xuất Khẩu 7 12 9 +71.4 -25
Chuyển tiền T.T 22 27 30 +22.7 +11.1
Tổng cộng 47 61 64 +29.8 +4.9
SV: Nguyễn Thị Hòa Thuận Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế
Cường
Hình 2.2. biểu đồ số lượng thực hiện thanh toán(2008-2010)
Nhìn chung hoạt động thanh toán XNK tại chi nhánh trong 3 năm 2008-
2010 đã có những bước tăng trưởng nhất định. Nếu như năm 2008, tổng thanh
toán XNK tại chi nhánh chỉ đạt 2.6 triệu USD thì đến năm 2009, con số này đã
là gần 3.8 triệu USD. Sở dĩ có được bước tăng trưởng như vậy là do chi nhánh
đã có nhưng biện pháp thích hợp trong việc khai thác và chăm sóc các khách
hàng đã có của mình như công ty Vinaconex 9, các đối tác xây dựng…, bên
cạnh đó chi nhánh đã đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và khai thác những khách
hàng tiềm năng, quan tâm hơn tới chất lượng dịch vụ, những mong muốn của
khách hàng. Trong những năm gần đây chi nhánh luôn chú trọng đến việc đẩy
mạnh thương hiệu của mình đến các đối tác trong và ngoài nước. Đây chính là
bước đầu để chi nhánh có thể tăng hiệu quả hoạt động KD của mình. Đến năm
2010, tổng thanh toán XNK của chi nhánh là 4.9 triệu USD, tăng 29.6% so với

năm 2009, và tăng 85.9% so vo năm 2008 cho thấy vị trí của chi nhánh trong
hoạt động thanh toán XNK trên địa bàn.
2.1.1 Tình hình hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu tại chi nhánh trong 3
năm 2008-2010
2.1.1.1 Quy trình tổ chức và theo dõi thanh toán L/C nhập khẩu.
Chi nhánh Ngân hàng công thương Nguyễn Trãi là Chi nhánh cấp một
SV: Nguyễn Thị Hòa Thuận Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế
Cường
được Ngân hàng công thương Việt Nam chấp nhận trực tiếp mở L/C, kiểm
soát và chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung, tính chính xác của L/C và khả
năng thanh toán của khách hàng.
2.1.1.1.1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Chi nhánh chỉ được trực tiếp nhận hồ sơ thanh toán L/C hàng nhập khẩu
cho khách hàng khi còn hạn mức sử dụng hoặc phạm vi mức gia tăng (nếu
có) theo quy định của Ngân hàng công thương Việt Nam trong mối quan hệ
điều chuyển vốn ngoại tệ nội bộ và chấp hành mức phán quyết trong cho vay
hoặc bảo lãnh theo quy định thực hiện hành của Tổng giám đốc Ngân hàng
công thương Việt Nam.
Khách hàng khi có nhu cầu nhập khẩu thanh toán bằng phương thức L/C
nếu không có ký quỹ hoặc mức ký quỹ dưới 100% thì trước khi làm thủ tục mở
L/C đều phải làm thủ tục cam kết thanh toán hoặc vay vốn thông qua phòng
kinh doanh và cam kết thanh toán hoặc khế ước vay phải được lãnh đạo Chi
nhánh phê chuẩn.
Để nâng cao trách nhiệm của Ngân hàng, giảm bớt thủ tục không cần
thiết, chi nhánh có thể tiến hành phân loại, cấp hạn mức tín dụng mở L/C
cho các khách hàng có quan hệ giao dịch thường xuyên, quan hệ vay trả sòng
phẳng, và xác định mức ký quỹ tối thiểu cho từng đơn vị có quan hệ giao
dịch khi mở L/C thanh toán bằng vốn tự có .

Hạn mức tín dụng mở L/C, tỷ lệ ký quỹ khi mở L/C bằng vốn tự có hoặc
cam kết thanh toán sẽ do giám đốc Chi nhánh quyết định và chịu trách
nhiệm trên cơ sở đề xuất của phòng kinh doanh tuỳ theo hạn mức tín
nhiệm, khả năng tài chính, tài sản thế chấp, hiệu quả kinh doanh của các hàng
hoá nhập khẩu…và thông báo cho bộ phận thanh toán quốc tế vào đầu quý
khi có nhu cầu bổ xung hoặc thay đổi thải thông báo bằng văn bản.
Cán bộ thanh toán L/C khi tiếp nhận hồ sơ xin mở L/C của khách hàng
phải kiểm tra xác minh và đảm bảo hồ sơ có đủ các điều kiện sau:
- Đảm bảo tính pháp lý
SV: Nguyễn Thị Hòa Thuận Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế
Cường
- Nội dung của các tài liệu trong hồ sơ không mâu thuẫn nhau
- Có cơ sở đảm bảo thanh toán (mức ký quỹ, vốn vay, hạn mức mở
L/C hoặc cam kết thanh toán có sự bảo lãnh của Ngân hàng)
2.1.1.1.2 Mở và phát hành L/C
Khi hồ sơ thanh toán của khách hàng đã đủ các điều kiện, thanh toán
viên tiến hành mở và phát hành L/C theo yêu cầu của khách hàng trên cơ sở
đơn xin mở thư tín dụng trên máy vi tính trên tập tin MT 700. Sau khi hoàn
thiện việc nhập lại dữ liệu, tập tin đựơc kiểm soát lại và được tính ký hiệu mật
và chuyển về phòng thanh toán quốc tế sở giao dịch Ngân hàng công
thương Việt Nam để kiểm tra, chuyển ra Ngân hàng nước ngoài.
2.1.1.1.3 Việc tu chỉnh và tra soát
Sau khi L/C được phát hành, khi có nhu cầu tu chỉnh khách hàng phải lập
giấy yêu cầu tu chỉnh gửi Chi nhánh, sau đó chi nhánh tiến hành nhập dữ kliệu tu
chỉnh trên tập tin MT 707, mã hoá và chuyển về hội sở Ngân hàng công thương
Việt Nam theo như quy trình mở và phát hành L/C. Các tra soát với Ngân hàng
nước ngoài được nhập và chuyển tiếp về hội sở trên tập tin MT N99.
2.1.1.1.4 Nhận, kiểm tra chứng từ và thanh toán

Sau khi nhận đựoc L/C cùng các sửa đổi có liên quan, người bán sẽ
tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán để gửi đến cho Chi nhánh
thông qua Ngân hàng của họ. Chi nhánh có trách nhiệm nhận, kiểm tra, thanh
toán, giao chứng từ cho khách hàng theo quy định.
 Trường hợp thanh toán khi nhận chứng từ
Ngay sau khi nhận được bộ chứng từ từ bưu điện, chi nhánh phải vào sổ
theo dõi đồng thời kiểm tra nội dung của bộ chứng từ. Chi nhánh có thời gian
tối đa 5 ngày làm việc để kiểm tra từ khi nhận chứng từ, ngoài khoảng
thời gian này mọi khiếu nại liên quan không có giá trị hiệu lực.
Trong khoảng thời gian cho phép nếu kiểm tra thấy có sự sai sót về số
lượng hoặc nội dung chứng từ thì phải lập tức thông báo cho Ngân hàng nước
ngoài thông qua hội sở Ngân hàng công thương Việt Nam, đồng thời thông
SV: Nguyễn Thị Hòa Thuận Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B
20

×