MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Lời mở đầu
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3. Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về Biến đổi khí hậu
2.1.1. Định nghĩa
2.1.2. Nguyên nhân
2.1.3. Các biểu hiện của BĐKH
2.2. Tổng quan về Môi trường
2.2.1. Định nghĩa Môi trường (MT):
2.2.2. Chức năng của Môi trường
2.2.3. Các thành phần cơ bản của MT
2.3. Tổng quan về sản xuất Nông nghiệp
2.3.1. Khái niệm Nông nghiệp
2.3.2. Tổng quan về Trồng trọt
2.3.3. Tổng quan về Chăn nuôi
2.2.4. Tổng quan về Thuỷ sản
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU LÊN SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP
3.1. Tác động của BĐKH lên ngành Nông nghiệp Thế giới và Việt Nam
3.2. Tác động của BĐKH lên Trồng trọt
3.2.1. Tác động tích cực
3.2.2. Tác động tiêu cực
3.3. Tác động của BĐKH lên Chăn nuôi
3.3.1. Tác động tiêu cực
1
3.3.2. Tác động tích cực
3.4. Tác động của BĐKH lên Thuỷ sản
3.4.1. BĐKH tác động đến môi trường thủy sinh trên biển
3.4.2. BĐKH tác động đến môi trường nuôi trồng thủy sản
3.4.3. BĐKH tác động đến kinh tế thủy sản
CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP LÊN MÔI TRƯỜNG
4.1. Tác động của Trồng trọt lên MT
4.1.1. Tác động lên môi trường đất
4.1.2. Tác động lên môi trường nước
4.1.3. Tác động lên môi trường không khí
4.2. Tác động của Chăn nuôi lên MT
4.2.1. Môi trường đất
4.2.2. Môi trường nước
4.2.3. Môi trường không khí
4.3.Tác động của Thủy sản lên MT
4.3.1. Tác động lên môi trường nước
4.3.2. Tác động lên môi trường đất
4.3.3. Tác động lên môi trường không khí
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………
DANH MỤC HÌNH
2
DANH MỤC BẢNG
3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
WMO : World Meteorological Organization - Tổ chức Khí tượng Thế giới.
IPCC : Intergovernmental Panel on Climate Change - Ủy ban Liên Quốc gia về
biến đổi khí hậu
FAO : Food and Agriculture Organization of the United Nations – Tổ chức
Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
WB : World Bank Group - Nhóm Ngân hàng Thế giới
BĐKH : Biến đổi khí hậu
MT : Môi trường
LHQ : Liên Hợp Quốc
KT-XH : Kinh tế - Xã hội
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
KTTS : Khai thác thủy sản
NTTS : Nuôi trồng thủy sản
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH : Đồng bằng sống Hồng
BVTV : Bảo vệ thực vật
RNM : Rừng ngập mặn
4
5
Tác động của BĐKHTC lên sản xuất nông nghiệp và tác động của SX nông nghiệp lên MT.
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Lời mở đầu
Con người là sản phẩm cao nhất của quá trình tiến hóa hữu cơ và trở thành một
thành viên đặc biệt trong sinh quyển. Khi con người bắt đầu có ý thức và khả năng tìm
hiểu về thế giới xung quanh thì đồng thời cũng bắt đầu tạo ra những công cụ, sản
phẩm phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống. Trong quá trình tiến hóa và phát triển,
con người luôn phải dựa vào các yếu tố sẵn có trong tự nhiên. Con người với tư cách
là một vật thể sống, một yếu tố của sinh quyển đã tác động trực tiếp vào môi trường.
Các hệ sinh thái tự nhiên hoặc dần chuyển thành hệ sinh thái nhân tạo, hoặc bị tác
động của con người đến mức mất cân bằng và suy thoái.
Báo cáo của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) tháng 10/2006 cho
biết: hiện tượng băng tan ở Greenland đạt tốc độ 65,6 km
3
/năm, vượt xa mức tái tạo
băng 22,6 km
3
/năm từ tuyết rơi. Trung tâm Hadley của Anh chuyên nghiên cứu và dự
báo thời tiết cũng dự đoán: 1/3 hành tinh sẽ chịu ảnh hưởng của hạn hán nếu việc thay
đổi khí hậu không được kiểm soát.
Các nhà khoa học chỉ ra rằng: thế kỷ vừa qua, nhiệt độ trung bình của Trái đất đã
tăng thêm 1
oC
do việc tích lũy các chất khí CO
2
, CH
4
và các khí thải gây hiệu ứng nhà
kính khác trong không khí như N
2
O, HFCs, PFCs, SF
6
. Đây là sản phẩm sinh ra từ việc
đốt nhiên liệu hóa thạch trong các nhà máy, phương tiện giao thông và các nguồn
khác. Những hiện tượng trên đều do biến đổi khí hậu gây nên. Đặc biệt, Việt Nam
đứng thứ 5 trong danh sách các nước bị ảnh hưởng bởi khí hậu toàn cầu. Vị trí địa lý
của Việt Nam khiến Việt Nam rất dễ bị tổn thương trước những biến đổi khí hậu cả về
hình thái khí hậu khi mực nước biển tăng, lẫn diện tích đất canh tác sẽ bị thu hẹp.
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, Biến đối khí hậu đang từng ngày ảnh
hưởng nặng nề đến ngành sản xuất chính của nước ta cũng như ảnh hưởng đến an ninh
lương thực của thế giới. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ngày nay không những làm ô
nhiễm nghiêm trọng môi trường mà còn là một trong những nguyên nhân chính làm
gia tăng khí nhà kính, gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, mất cân bằng sinh
thái.
Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và sản xuất nông nghiệp có sự liên hệ mật
thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu tác động qua lại giữa môi
trường và sản xuất nông nghiệp để tìm ra giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển nông
nghiệp là rất quan trọng trong hoàn cảnh vấn đề môi trường ngày càng trở nên bức
thiết như hiện nay.
HVTH: Nhóm 1 Trang 6
Tác động của BĐKHTC lên sản xuất nông nghiệp và tác động của SX nông nghiệp lên MT.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu hiện trạng biến đổi khí hậu toàn cầu và hoạt động sản xuất nông
nghiệp của con người.
- Nghiên cứu mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa môi trường và hoạt động sản
xuất nông nghiệp.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
- Tìm kiếm các tài liệu, bài báo, các bài nghiên cứu thích hợp từ các tạp chí, trang
web có uy tín về biến đổi khí hậu và hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Kế thừa kết quả và kinh nghiệm của các chương trình, dự án, đề tài về đánh giá tác
động của biến đổi khí hậu lên sản xuất nông nghiệp và tác động của sản xuất nông
nghiệp lên môi trường.
Phương pháp tổng hợp tài liệu, lập báo cáo kết quả
- Từ các tài liệu, đề tài,… thu thập được, tổng hợp, nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu
vấn đề.
- Sử dụng các phần mềm Microsoft Office trình bày kết quả nghiên cứu.
HVTH: Nhóm 1 Trang 7
Tác động của BĐKHTC lên sản xuất nông nghiệp và tác động của SX nông nghiệp lên MT.
CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về Biến đổi khí hậu
2.1.1. Định nghĩa
- Khí hậu trong nghĩa hẹp thường định nghĩa là "Thời tiết trung bình", hoặc chính
xác hơn, là bảng thống kê mô tả định kì về ý nghĩa các sự thay đổi về số lượng có liên
quan trong khoảng thời gian khác nhau, từ hàng tháng cho đến hàng nghìn, hàng triệu
năm. Khoảng thời gian truyền thống là 30 năm, theo như định nghĩa của Tổ chức Khí
tượng Thế giới (WMO). Các số liệu thường xuyên được đưa ra là các biến đổi về nhiệt
độ, lượng mưa và gió. Khí hậu trong nghĩa rộng hơn là một trạng thái, gồm thống kê
mô tả của hệ thống khí hậu.
Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, gió,
các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng
thời gian dài ở một vùng, miền xác định. Điều này trái ngược với khái niệm thời tiết về
mặt thời gian, do thời tiết chỉ đề cập đến các diễn biến hiện tại hoặc tương lai gần. Khí
hậu của một khu vực ảnh hưởng bởi tọa độ địa lí, địa hình, độ cao, độ ổn định của
băng tuyết bao phủ cũng như các dòng nước lưu ở các đại dương lân cận. Khí hậu
phân ra các kiểu khác nhau dựa trên các thông số chính xác về nhiệt độ và lượng mưa.
- Biến đổi khí hậu (BĐKH) Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí
quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển ở hiện tại và tương lai bởi các nguyên
nhân tự nhiên hay nhân tạo trong một khoảng thời gian dài, qua hàng chục năm hoặc
lâu hơn.
- “Những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu” là những biến đổi trong môi
trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần,
khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc
đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con
người”. (Theo công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu).
2.1.2. Nguyên nhân
Nhân tố tự nhiên: Những nhân tố tự nhiên có thể gây ra biến đổi khí hậu bao gồm các
quá trình như:
- Biến đổi bức xạ mặt trời
- Thay đổi độ lệch quỹ đạo của Trái Đất
- Quá trình kiến tạo núi, kiến tạo trôi dạt lục địa
- Sự thay đổi nồng độ khí nhà kính,…
HVTH: Nhóm 1 Trang 8
Tác động của BĐKHTC lên sản xuất nông nghiệp và tác động của SX nông nghiệp lên MT.
Nhân tố con người: Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia
tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức
các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, khai thác rừng, các hệ sinh thái biển, ven
bờ, các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Nhằm hạn chế sự biến đổi khí
hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao
gồm: CO
2
, CH
4
, N
2
O, HFCs, PFCs và SF
6
.
- CO
2
: phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí
nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO
2
cũng sinh ra từ các hoạt
động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
Trong tự nhiên, CO
2
chiếm khoảng 0,03% thể tích khí quyển giữ, nó giữ vai trò
làm cho Trái Đất ấm hơn 300C so với nếu không có khí CO
2
trong khí quyển. Tuy
nhiên nồng độ CO
2
đang tăng do việc đốt nhiên liệu hóa thạch và thay đổi sử dụng đất
Đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra khoảng 3/4 lượng khí CO
2
tăng thêm từ các hoạt động
của con người trong vòng 20 năm qua. Kết quả làm cho nhiệt độ Trái Đất ngày càng
gia tăng.
- CH
4
: sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống
khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
- N
2
O: phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
- HFCs: được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là
sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.
- PFCs: sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
- SF
6
: sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
2.1.3. Các biểu hiện của BĐKH
- Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của
con người và các sinh vật trên Trái đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất
thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác
nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái
và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần
hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của
thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
HVTH: Nhóm 1 Trang 9
Tác động của BĐKHTC lên sản xuất nông nghiệp và tác động của SX nông nghiệp lên MT.
Một số hiện tượng của BĐKH:
- Hiệu ứng nhà kính:
+ Hiệu ứng nhà kính, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia
sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán
trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ
không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.
+ Có nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, gồm CO
2
, CH
4
, CFC, SO
2
, hơi nước
Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào Trái Đất, một phần được Trái Đất hấp thu và một
phần được phản xạ vào không gian. Các khí nhà kính có tác dụng giữ lại nhiệt của mặt
trời, không cho nó phản xạ đi.
- Mưa Axit:
+ Mưa acid là mưa có tính acid do một số chất khí hòa tan trong nước mưa tạo
thành các acid khác nhau. Trong tự nhiên, mưa có tính acid chủ yếu vì trong nước mưa
có CO
2
hòa tan ( từ hơi thở của động vật và có một ít Cl
-
( từ nước biển) và có độ pH
dưới 5. Là sự lắng đọng thành phần axít trong những cơn mưa, sương mù, tuyết, băng,
hơi nước…
- Suy giảm tầng Ozon:
+ Ôzôn là một chất khí có trong thiên nhiên, nằm trên tầng cao khí quyển của
Trái đất, ở độ cao khoảng 25 km trong tầng bình lưu, gồm 3 nguyên tử oxy (O
3
), hấp
thụ phần lớn những tia tử ngoại từ Mặt trời chiếu xuống gây ra các bệnh về da. Chất
khí ấy tập hợp thành một lớp bao bọc quanh hành tinh thường được gọi là tầng Ôzôn.
- Sa mạc hoá
+ Sa mạc hóa là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô hạn, bán khô
hạn, vùng ẩm nửa khô hạn, gây ra bởi sinh hoạt con người và biến đổi khí hậu.
- Cháy rừng
- Lũ lụt
- Hạn hán
- Khói mù quang hoá.
2.1.4. Tác động của BĐKH
Về bản chất có thể nói rằng, hiện tượng biến đổi khí hậu xảy ra do nhiệt độ của khí
quyển tăng lên và tăng nhanh hơn khả năng thích ứng của mọi hệ sinh thái (đất, nước
và khí quyển) trên trái đất dẫn đến hậu quả không thể lường trước. Nhiệt độ khí quyển
tăng cao kéo theo nhiều hệ lụy của hệ thống khí quyển toàn cầu. Một số ảnh hưởng của
hiện tượng biến đổi khí hậu được trình bày dưới đây.
HVTH: Nhóm 1 Trang 10
Tác động của BĐKHTC lên sản xuất nông nghiệp và tác động của SX nông nghiệp lên MT.
Hình 1: Tác động của biến đổi khí hậu
Theo “Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam” (Bộ TNMT, tháng
6 năm 2009), các biểu hiện chính của biến đổi khí hậu bao gồm sự tăng nhiệt độ toàn
cầu, sự thay đổi về lượng mưa và nước biển dâng.
1. Biến động về nhiệt độ (Nhiệt độ tăng vào mùa nóng, giảm vào mùa lạnh, tăng
nhiệt độ cực đại, tăng số lượng các đợt nóng có cường độ cao,…):
- Tăng lượng bốc hơi và làm giảm cân bằng nước, làm trầm trọng thêm tình trạng
hạn hán.
- Tăng các bệnh truyền nhiễm,
tăng các trường hợp tử vong và bệnh
mãn tính ở người già.
- Giảm năng suất và sản lượng
cây trồng, vật nuôi (có thể làm tăng
năng suất cây trồng cho một số vùng
nếu có đủ nước).
- Tăng áp lực lên gia súc và
động vật hoang dã.
- Tăng nguy cơ cháy rừng.
- Tăng nhu cầu sử dụng điện để
làm mát và làm giảm độ ổn định và
tuổi thọ của hệ thống cung cấp điện…
2. Thay đổi về lượng mưa (tăng
về mùa mưa, giảm về mùa khô) có thể dẫn đến:
- Tăng dòng chảy lũ và ngập lụt.
HVTH: Nhóm 1 Trang 11
Hình 2: Biểu đồ nhiệt độ trung bình trên bề
mặt Trái đất đã tăng lên trong vòng 140 năm qua
(Ảnh: Combatclimatechange.ie)
Tác động của BĐKHTC lên sản xuất nông nghiệp và tác động của SX nông nghiệp lên MT.
- Tăng khả năng sản xuất thủy điện.
- Tăng nguy cơ xói mòn và sạt lở đất.
- Tăng hạn hán và xâm nhập mặn trong mùa khô.
- Thay đổi hệ sinh thái lưu vực sông và các vùng ngập nước.
3. Tăng cường độ và tần suất bão có thể gây tác động:
- Tăng ngập lụt vùng ven biển và ven song.
- Tăng nguy cơ tổn thất về người, cơ sở hạ tầng và các hoạt động kinh tế xã hội .
- Tăng nguy cơ tàn phá các hệ sinh thái ven biển.
4. Nước biển dâng có thể gây ra:
- Tăng ngập lụt vùng ven biển và ven sông
- Xâm nhập mặn sâu hơn làm ảnh hưởng tới các hoạt động cung cấp nước, nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản…
- Giảm khả năng tiêu thoát nước.
2.2. Tổng quan về Môi trường
2.2.1. Định nghĩa Môi trường (MT):
- Môi trường là một tập hợp các điều kiện hay hoàn cảnh bao quanh một vật thể
hoặc một nhóm các vật thể hay là một tập hợp các điều kiện văn hoá và xã hội có ảnh
hưởng tới một cá thể hoặc cộng đồng các cá thể.
- Môi trường thường được phân chia thành:
+ Môi trường tự nhiên: là tổ hợp các yếu tố sinh học và phi sinh học phát triển tự
nhiên trên Trái đất.
+ Môi trường xã hội: là văn hoá mà một cá thể (con người) sống trong đó cùng
với cộng đồng và những thể chế mà họ quan hệ với nhau.
+ Môi trường nhân tạo: là tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do con người tạo nên
và chịu sự chi phối của con người.
2.2.2. Chức năng của Môi trường
Môi trường có 5 chức năng cơ bản sau:
1. Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
+ Mỗi một người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt
động sống như: nhà ở, nơi nghĩ, đất để sản xuất nông nghiệp, Mỗi người mỗi ngày
cần trung bình 4 m
3
không khí sạch để hít thở; 2,5 lít nước để uống, một lượng lương
thực, thực phẩm tương ứng 2000-2500 calo.
HVTH: Nhóm 1 Trang 12
Tác động của BĐKHTC lên sản xuất nông nghiệp và tác động của SX nông nghiệp lên MT.
2. Môi trường là nơi dự trữ và cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt
động sản xuất của con người.
+ Mọi sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, của con người đều bắt
nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên Trái Đất và không gian bao quanh Trái Đất.
Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên cả về số lượng,
chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội (XH).
3. Môi trường là nơi chứa đựng và xử lý các chất phế thải do con người tạo ra
trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
+ Trong quá trình sống, con người thải ra các chất thải vào MT. Tại đây các
chất thải dưới tác động của các vi sinh vật và các yếu tố MT khác sẽ bị phân huỷ, biến
đổi từ các chất phức tạp thành đơn giản.
4. Môi trường là chiếc áo chống đỡ, bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác
động bên ngoài.
+ Khí quyển giữ cho Trái đất tránh được các bức xạ quá cao, chênh lệch nhiệt độ
lớn, ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con người,…
+ Thủy quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ cân bằng nhiệt độ…
+ Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển khác của
Trái đất, giảm tác động tiệu cực của thiên tai tới con người và sinh vật.
5. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
+ Cung cấp sự ghi chép lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất
và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người.
+ Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen. Các vẻ đẹp,
cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để thưởng ngoạn, tôn giáo và các văn hoá khác.
2.2.3. Các thành phần cơ bản của MT
Môi trường xã hội (nhân quyển) gồm 2 thành phần chính:
- Kỹ quyển và
- Xã quyển
MT tự nhiên gồm 4 thành phần chính:
- Thạch quyển: là lớp vỏ cứng của TĐ có độ dày 60-70km trên phần lục địa và
2-8km dưới đáy đại dương. Tính chất VL và thành phần HH tương đối ổn định. Ảnh
hưởng to lớn đến sự sống trên TĐ.
- Thuỷ quyển: là lớp vỏ lỏng bao quanh và trong lòng TĐ, bao gồm nước mặn,
nước ngọt, nước lợ ở các đại dương, sông, hồ, nước ngầm, băng tuyết…Có vai trò cực
kỳ quan trọng, không thể thiếu được trong việc duy trì cuộc sống của con người, sinh
vật và cân bằng khí hậu toàn cầu.
HVTH: Nhóm 1 Trang 13
Tác động của BĐKHTC lên sản xuất nông nghiệp và tác động của SX nông nghiệp lên MT.
- Khí quyển: là lớp khí bao bọc xung quanh vỏ TĐ. Đóng vai trò cực kỳ quan
trọng trong việc duy trì sự sống và quyết định tính chất khí hậu, thời tiết trên TĐ.
- Sinh quyển: là thành phần sống phân bố bao quanh và trong lòng TĐ. Sinh
quyển còn chứa các thông tin sinh học với tác dụng duy trì cấu trúc, cơ chế tồn tại và
phát triển của các vật sống. Dạng thông tin phức tạp và phát triển cao nhất là trí tuệ
con người có tác động ngày càng mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của TĐ.
2.3. Tổng quan về sản xuất Nông nghiệp
2.3.1. Khái niệm Nông nghiệp
- Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để
trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao
động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp.
Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn
nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
- Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước,
đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển.
- Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông nghiệp
thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:
+ Nông nghiệp thuần nông (nông nghiệp sinh nhai): là lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của
mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai.
+ Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn
hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong
trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông
nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất
diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức
độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm
hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông
nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất
từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi
2.3.2. Tổng quan về Trồng trọt
Khái niệm:
- Trồng trọt là một ngành quan trọng nhất và ra đời đầu tiên trong lịch sử ngành
nông nghiệp. Trồng trọt bao gồm việc khai thác đất, làm đất, gieo trồng và gây trồng
các giống cây trồng,… để tạo ra tư liệu sống cho con người.
- Phân loại cây trồng: Trong trồng trọt, cây trồng được phân loại theo nhiều cách:
HVTH: Nhóm 1 Trang 14
Tác động của BĐKHTC lên sản xuất nông nghiệp và tác động của SX nông nghiệp lên MT.
+ Dựa trên phương pháp canh tác.
+ Dựa trên công dụng (làm lương thực, cho sợi, dầu, làm thuốc,…)
+ Dựa trên yêu cầu về điều kiện khí hậu (cây ôn đới, cây á nhiệt đới, cây nhiệt
đới)
+ Dựa trên thời gian của chu ky sinh trưởng (cây hàng niên, đa niên)
Vai trò của trồng trọt:
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
- Nguồn dinh dưỡng: cây trồng cung cấp năng lượng, chất đạm, vitamin và muối
khoáng. Các loại rau đậu giàu chất đạm có thể thay thế cho nguồn đạm động vật chẳng
hạn như đậu nành. Các loại rau quả giàu vitamin, muối khoáng … không chỉ có ít
trong việc cung cấp chất dinh dưỡng mà còn bảo vệ cho con người chống lại bệnh tật.
- Cung cấp thức ăn cho gia súc gia cầm.
- Cung cấp sợi thiên nhiên cho dệt vải may mặc.
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nhẹ và chế biến như: đường
bột, cenllulose, dầu thực vật, cao su, các axit thực vật (acid citric, acid ascorbic),
chất nhuộm thiên nhiên, các tinh dầu thực vật, các alkaloid (cafein, morphin, quinine,
nicotine)
- Là nguồn cung cấp chất đốt và năng lượng như: trấu, bã mía, các phụ phẩm khác.
- Cung cấp nông sản xuất khẩu. Đem lại ngoại tệ qua xuất khẩu (lúa gạo, cà phê,
chè, đậu phộng, hạt điều, cao su,…)
- Giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn.
Hiện trạng ngành trồng trọt Việt Nam
- Cơ cấu sản xuất nông nghiệp của ta hiện nay còn lạc hậu, trồng trọt chiếm tỷ
trọng lớn, chăn nuôi chậm phát triển và chiếm tỷ trọng thấp. Trong nội bộ trồng trọt
còn bất hợp lý, đang tập trung vào sản xuất lúa gạo.
Bảng 1: Diện tích canh tác và sản lượng cây trồng của Việt nam (năm 2010)
Cây trồng
Diện tích canh tác
( nghìn ha )
Sản lượng
( nghìn tấn )
Năng suất
( tấn/ha)
Lúa
Bắp
Khoai lang
Sắn (khoai mì)
Bông vải
7.654,9
714,0
257,9
234,9
18,9
32.554,0
1.929,5
1.658,2
2.036,2
19,1
4,25
2,7
6,43
8,67
1,01
HVTH: Nhóm 1 Trang 15
Tác động của BĐKHTC lên sản xuất nông nghiệp và tác động của SX nông nghiệp lên MT.
Đay
Cói
Mía
Lạc
Đậu tương
Thuốc lá
Chè búp
Cà phê
Cao su
Hồ tiêu
Dừa
Cây lương thực có
hạt
Cây công nghiệp
hàng năm
Cây công nghiệp
lâu năm
Cây ăn trái
5,7
8,6
302,9
243,9
122,3
24,4
89,5
516,7
406,9
24,5
163,2
8.368,9
808,7
1.397,4
541,0
11,0
57,8
15.246,0
352,9
141,9
27,2
76,5
698,2
291,9
37,0
968,0
34.483,5
1,93
6,72
50,33
1,45
1,16
1,11
-
-
-
-
-
-
- Trong các loại cây lương thực lấy hạt ở Việt Nam thì lúa và ngô là hai loại cây
lương thực chính, song so với tổng sản lượng của hai loại cây này thì sản lượng ngô
chỉ vào khoảng trên dưới 10%. Sản lượng hai loại cây này tăng liên tục trong những
năm qua. Nguyên nhân tăng năng suất và sản lượng lúa, ngô là do những thay đổi về
cơ chế chính sách của Đảng và nhà nước, kết hợp đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ
thuật mới vào sản xuất như giống mới, mức độ thâm canh, thuỷ lợi
HVTH: Nhóm 1 Trang 16
Hình 3: Biểu đồ diện tích trồng lúa ở Việt Nam từ 1975 - 2005
Tác động của BĐKHTC lên sản xuất nông nghiệp và tác động của SX nông nghiệp lên MT.
- Việt Nam còn được thế giới biết đến là nước sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng
nông sản với số lượng lớn. Tuy nhiên, thời gian gần đây, theo đánh giá của Bộ Công
thương, một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, như lúa gạo, cà-phê, ca-cao và
nhất là trong lĩnh vực thủy sản đang sụt giảm một cách đáng lo ngại. Bộ Công thương
cho biết gạo, cà phê, cao su là những mặt hàng sụt giảm mạnh nhất cả về khối lượng
lẫn giá trị xuất khẩu. Khối lượng xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm 2013 ước đạt 5,35
triệu tấn và 2,35 tỷ USD, giảm 14,3% về khối lượng và giảm 16,7% về giá trị so với
cùng kỳ năm 2012.
2.3.3. Tổng quan về Chăn nuôi
Khái niệm:
- Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật nuôi
để sản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông, và sức lao động. Sản phẩm từ chăn
nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người. Chăn
nuôi xuất hiện lâu đời trong nhiều nền văn hóa kể từ khi loài người chuyển đổi từ lối
sống săn bắn hái lượm sang định canh định cư.
Lịch sử:
- Việc chăn nuôi các loài vật bắt nguồn từ quá trình chuyển đổi lối sống của loài
người sang định canh định cư chứ không còn sinh sống kiểu săn bắn hái lượm. Con
người đã biết thuần hóa động vật và kiểm soát các điều kiện sống của vật nuôi. Dần
theo thời gian, các hành vi tập thể, vòng đời, và sinh lý của vật nuôi đã thay đổi hoàn
toàn. Nhiều động vật trong trang trại hiện đại không còn thích hợp với cuộc sống nơi
hoang dã nữa. Chó đã được thuần hóa ở Đông Á khoảng 15.000 năm trước
đây, dê và cừu đã được thuần hóa khoảng 8000 trước Công nguyên ở châu
Á. Lợn được thuần từ 7000 trước Công nguyên ở Trung Đông và Trung Quốc. Bằng
chứng sớm nhất của ngựa thuần là khoảng năm 4000 TCN.
Vai trò của chăn nuôi:
- Cung cấp thực phẩm có giá trị cao cho con người (trứng, thịt, sữa…) phục vụ
nhu cầu trong nước và cho xuất khẩu.
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, y học
- Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu.
- Tận dụng phế phẩm cho các ngành công, nông nghiệp.
Hoạt động phát triển ngành chăn nuôi trên Thế giới và ở Việt Nam
- Trên thế giới:
+ Hoa Kỳ là nước sản xuất các sản phẩm gia cầm lớn nhất thế giới, tiếp theo là
các nước Argentina, Brazil, Trung Quốc, Philippin, và Thái Lan. Ấn Độ có mức tăng
HVTH: Nhóm 1 Trang 17
Tác động của BĐKHTC lên sản xuất nông nghiệp và tác động của SX nông nghiệp lên MT.
chậm hơn vì sự lây lan mạnh của vi rút H5N1, dịch cúm gia cầm đã giết hàng triệu gia
cầm.
Năm 2007, sản lượng thịt lợn đã tăng gần 2%, đạt 101 triệu tấn. Cũng năm này,
dịch bệnh về đường hô hấp đã làm giảm ít nhất 1 triệu con ở Trung Quốc. Tuy vậy,
nước này vẫn tiếp tục dẫn đầu thế giới về sản xuất thịt lợn, cho dù ngành chăn nuôi lợn
đang được mở rộng ở Nam Mỹ: Argentina, Brazil, và Chile… nhờ vào lợi thế có thức
ăn dồi dào, giá rẻ.
Trong năm 2007, sản lượng thịt bò tăng 2,3 %, đạt gần 67 triệu tấn. Hoa Kỳ vẫn
là nước lớn nhất thế giới sản xuất các sản phẩm thịt bò. Mặc dù vậy, 56 % sản lượng
thịt bò vẫn do các nước đang phát triển cung cấp.
+ Về thức ăn, hơn 1/3 ngũ cốc và 90% đậu tương trên thế giới không phải để làm
thức ăn cho người mà để làm thức ăn gia súc. Sản xuất đậu tương làm thức ăn gia súc
ước tính tăng 60% trong năm 2020. Sự gia tăng này đã làm mất đi nhiều cánh rừng đại
ngàn quý giá ở Bra-xin, Pa-ra-goay và Argentina, làm mất đi môi trường sống hoang
dã và đa dạng sinh học. Việc trồng đỗ tương đã làm mất đi 8 tấn đất/ha/năm do sói
mòn và rửa trôi (WWF), nhiều cánh rừng bị thu hẹp lại, nhường chỗ cho các cánh
đồng đậu tương bạt ngàn.
+ Chăn nuôi tức là chuyển đạm thực vật thành đạm động vật. Việc sản xuất
protein động vật từ thực vật đã giảm hiệu quả đi rất nhiều. Trên một diện tích là 1 acer
(gần 4000 m
2
), nếu trồng đậu tương sẽ thu được 356 pound (0,45kg) protein hữu dụng;
chỉ tiêu này khi trồng lúa là 261; ngô 211; ngũ cốc khác 192; lúa mì 138; trong khi đó,
cũng trên diện tích đó, nếu sản xuất sữa chỉ thu được 82 pound; trứng 78; thịt các loại
45; thịt bò 20 pound protein hữu dụng mà thôi.
+ Về năng lượng, cần phải chuyển hóa 4,5 calo thực vật để có 1 calo trứng, với
thịt bò là 9 calo. Để sản xuất 1 kg thịt hơi, người ta phải tiêu tốn 10 kg thức ăn cho bò,
4 - 5,5 kg cho lợn và 2,1 - 3 kg cho gà.
+ Sản xuất chăn nuôi tiêu thụ rất nhiều nước sạch, từ 1995-2025, lượng nước này
đã tăng lên 71%. Dự kiến, đến năm 2025, 64% dân số thế giới sẽ sống trong các khu
vực thiếu nước (IFPRI, FAO, 2006). Trên thế giới, bình quân mỗi người tiêu
thụ18.250 lít nước/năm, trong khi đó, để sản xuất 1 kg thịt bò, đã tiêu thụ tới 20.000 lít
nước (Liu J. và Savenije H. 2008 Lunqvist J. et al. 2008 SIWI).
+ Con giống: trong những năm qua, các nhà chăn nuôi đã rất nỗ lực nghiên cứu
để cải tiến chất lượng thịt và sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là kết hợp các đặc điểm tốt
của vật nuôi bằng biện pháp lai giống, họ đã tạo ra nhiều tổ hợp vật nuôi có chất lượng
thịt và thân thịt cao, có khả năng kháng bệnh.
. Giống bò: bò gốc châu Á như bò Brahman, Gyr cùng cùng con lai của chúng
đang được phổ biến tại hầu hết các nước nhiệt đới. Các giống Angus, Charolais,
HVTH: Nhóm 1 Trang 18
Tác động của BĐKHTC lên sản xuất nông nghiệp và tác động của SX nông nghiệp lên MT.
Hereford, Limousin và Simmental phổ biến ở châu Âu. Bên cạnh đó, giống bò Wagyu
của Nhật Bản và con lai của chúng với bò châu Âu cũng ngày càng phổ biến.
. Giống gà: hầu hết các giống gà nhà hiện nay trên thế giới đều có nguồn gốc từ
giống gà lông màu của châu Á, chúng to hơn, có năng suất cao hơn tổ tiên, được chia
làm 4 nhóm: chuyên trứng, chuyên thịt (hoặc kiêm dụng), làm cảnh và gà chọi, bao
gồm 1233 giống đã được công nhận. Hầu hết gà thương phẩm đều là con lai.
. Giống lợn: trên khắp thế giới, có rất nhiều giống lợn bản địa đang tồn tại,
chúng thích nghi tốt với các điều kiện địa phương. Lợn thương phẩm bao gồm các
giống chủ yếu: Landraces (Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Ý…), các giống Đại bạch ở châu
Âu, được lai với giống Pietrain của Bỉ. Ở châu Á, có các giống lợn đen Bắc Kinh,
Meissan, của Trung Quốc và Móng Cái của Việt Nam rất phổ biến.
Bảng 2: Sản xuất và tiêu thụ thịt trên thế giới trong một số năm gần đây (triệu
tấn)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Sản xuất 271.5 274.7 208.9 387.3
Thịt bò 65.7 67.2 68.0 68.7
Thịt gia cầm 85.4 89.5 92.9 96.6
Thịt lợn 101.7 98.8 100.6 102.1
Thịt dê cừu 13.3 13.7 14 14.3
Buôn bán 21.4 22.5 23.1 23.6
Thịt bò 6.8 7.1 7.2 7.3
Thịt gia cầm 8.5 9.2 9.6 10.0
Thịt lợn 5.0 5.0 5.3 5.6
Thịt dê cừu 0.8 0.9 0.8 0.8
- Ở Việt Nam:
+ Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi của nước ta phát triển với tốc độ nhanh.
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 – 2006 đạt 8,9%. Tổng đàn trâu, bò từ
6,7 triệu con năm 2001 tăng lên 9,7 triệu con năm 2007 (tăng 7,4%/năm), trong đó đàn
bò sữa tăng bình quân 15,0%/năm, đàn bò thịt tăng 9,7%/năm và đàn trâu tăng
1,1%/năm; Đàn lợn tăng từ từ 21,8 triệu con năm 2001 lên 26,6 triệu con năm 2007
(tăng 3,3%/năm); Đàn gia cầm trước khi có dịch cúm tăng mạnh, từ 218 triệu con năm
2001 lên 254 triệu con năm 2003 (tăng 8,4%/năm); hiện nay tổng đàn gia cầm là 266
triệu con.
+ Sản phẩm chăn nuôi cũng tăng nhanh tương ứng trong thời gian qua và đáp
ứng cơ bản cho nhu cầu thực phẩm tiêu dùng trong nước. Năm 2007, tổng khối lượng
thịt hơi các loại sản xuất trong nước là 3,2 triệu tấn (tương đương 2,4 triệu tấn thịt xẻ)
HVTH: Nhóm 1 Trang 19
Tác động của BĐKHTC lên sản xuất nông nghiệp và tác động của SX nông nghiệp lên MT.
và bình quân 41,7 kg (28 kg thịt xẻ)/đầu người; trứng đạt 4,60 tỷ quả, bình quân 53
quả/người; sữa bò tươi 234 ngàn tấn, bình quân 2,7 lít người.
+ Chăn nuôi nước ta thời gian qua chủ yếu vẫn là phân tán nhỏ lẻ, tập trung chủ
yếu ở các hộ nông dân với 2 - 3 con trâu bò, 5 - 10 con lợn và 20 – 30 con gia cầm/hộ.
Những năm gần đây, chăn nuôi phát triển theo xu hướng trang trại, tập trung sản xuất
hàng hóa. Tính đến tháng 10/2006 cả nước có 17.720 trang trại và chủ yếu phat triển ở
các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
Các khu chăn nuôi phát triển tự phát, chưa theo quy hoạch, chủ yếu trên đất vườn nhà,
đất mua hoặc thuê tại địa phương. Nhiều trang trại xây dựng ngay trong khu dân cư,
gây ô nhiễm môi trường, nguy cơ dịch bệnh cho vật nuôi, con người và ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi.
+ Theo đánh giá của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO): ngành chăn nuôi đến
năm 2020 vẫn tiếp tục phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm đảm bảo cho sức
khỏe cộng đồng và gia tăng dân số. Sản xuất chăn nuôi đang có xu hướng chuyển dịch
từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, từ phương Tây sang các nước
Châu Á Thái Bình Dương. Châu Á sẽ trở thành khu vực sản xuất và tiêu dùng các sản
phẩm chăn nuôi lớn nhất. Sự thay đổi về chăn nuôi ở khu vực này có ảnh hưởng quyết
định đến “cuộc cách mạng” về chăn nuôi trên toàn cầu. Nhu cầu tiêu thụ thịt, sữa cho
xã hội tăng nhanh ở các nước đang phát triển, ước tính tăng khoảng 7 - 8%/năm.
+ Cũng như các nước trong khu vực, chăn nuôi Việt Nam đứng trước yêu cầu
vừa phải duy trì mức tăng trưởng cao nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước
và từng bước hướng tới xuất khẩu. Chăn nuôi phải phát triển bền vững gắn với nâng
cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, khả năng cạnh tranh và bảo vệ môi trường
là xu hướng tất yếu hiện nay. Dự kiến mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2008 -
2010 đạt 8 - 9% năm; giai đoạn 2010 - 2015 đạt khoảng 6 - 7% năm và giai đoạn 2015
- 2020 đạt khoảng 5 - 6% năm.
2.2.4. Tổng quan về Thuỷ sản
Khái niệm:
- Thủy sản: là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho
con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử
dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường. Trong các loại thủy
sản, thông dụng nhất là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và khai thác các loại cá. Trong
đó ngành thuỷ sản có liên quan đến việc đánh bắt bắt cá tự nhiên hoặc cá nuôi thông
qua việc nuôi cá. Nuôi trồng thuỷ sản đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lớn đến đời
sống của hơn 500 triệu người ở các nước đang phát triển phụ thuộc vào nghề cá và
nuôi trồng thủy sản.
HVTH: Nhóm 1 Trang 20
Tác động của BĐKHTC lên sản xuất nông nghiệp và tác động của SX nông nghiệp lên MT.
- Hoạt động thủy sản: là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thủy
sản, khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản; dịch vụ
trong hoạt động thủy sản, điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Ðánh bắt thủy sản hay khai thác thủy sản (KTTS): là một hoạt động của con
người (ngư dân) thông qua các ngư cụ, ngư thuyền và ngư pháp nhằm khai thác nguồn
lợi thủy sản tự nhiên. Sản phẩm của KTTS bao gồm:
+ Cá thực phẩm cho tiêu thụ trực tiếp của con người;
+ Con giống (cá bố mẹ, cá giống) cho Nuôi trồng thủy sản (NTTS) và cho Ðánh
bắt được tăng cường trên cơ sở NTTS.
+ Thức ăn cho gia súc và NTTS.
- Nuôi trồng thuỷ sản: theo tổ chức FAO thì việc nuôi trồng thủy sản là nuôi các
thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt và lợ/mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật
vào qui trình nuôi nhằm nâng cao năng suất thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể. Trong
đó, nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị kinh
tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy
sản. Gần 90% của ngành thủy sản của thế giới được khai thác từ biển và đại dương, so
với sản lượng thu được từ các vùng nước nội địa.
- Nuôi trồng thuỷ sản là hoạt động đem con giống tự nhiên hay nhân tạo thả vào
thiết bị nuôi và đối tượng nuôi được sở hữu trong suốt quá trình nuôi. Sản phẩm của
NTTS bao gồm:
+ Sản xuất con giống nhân tạo cho NTTS và Ðánh bắt được tăng cường trên cơ
sở nuôi trồng;
+ Cá thực phẩm cho tiêu thụ trực tiếp của con người;
+ NTTS cũng bao gồm sản xuất cá mồi cho khai thác thuỷ sản hay vỗ béo cá tự
nhiên.
- Ðánh bắt được tăng cường trên cơ sở NTTS: là hoạt động đem con giống nhân
tạo thả vào các thủy vực tự nhiên (hồ chứa, sông ngòi và biển) để tăng sản lượng đánh
bắt.
- Ðất để nuôi trồng thủy sản: là đất có mặt nước nội địa, bao gồm ao, hồ, đầm,
phá, sông, ngòi, kênh, rạch; đất có mặt nước ven biển; đất bãi bồi ven sông, ven biển;
bãi cát, cồn cát ven biển; đất sử dụng cho kinh tế trang trại; đất phi nông nghiệp có mặt
nước được giao, cho thuê để nuôi trồng thủy sản.
Hầu hết các thủy sản là động thực vật hoang dã, nhưng nuôi trồng thủy sản đang
gia tăng. Canh tác có thể thực hiện ở ngay các vùng ven biển, chẳng hạn như với các
trang trại hàu, nhưng hiện này vẫn thường canh tác trong vùng nước nội địa, trong các
hồ, ao, bể chứa và các hình thức khác.
HVTH: Nhóm 1 Trang 21
Tác động của BĐKHTC lên sản xuất nông nghiệp và tác động của SX nông nghiệp lên MT.
Hình 4: Sơ đồ các loại hình thủy sản
Vai trò ngành thủy sản:
- Cung cấp thực phẩm cho nhu cầu của con người, góp phần cải thiện tình trạng
suy dinh dưỡng do thiếu đạm, đóng góp cho sự an toàn thực phẩm.
+ Mức tiêu thụ thủy sản ở Việt Nam năm 1999 là 19,4 kg, năm 2007 là 22 kg và
năm 2010 ước đạt 26,4 kg (Lê Xuân Sinh, 2010). Như vậy, Việt Nam luôn có mức tiêu
thụ thủy sản cao hơn mức trung bình của thế giới, trong đó mức tiêu thụ ở ĐBSCL
thường cao hơn gấp đôi so với cả nước;
+ Theo báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em
Viêt Nam của Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế), dựa trên điều tra dinh dưỡng toàn quốc
2009-2010 tại 63 tỉnh/ thành phố với hơn 50.000 trẻ từ 2-5 tuổi, cho thấy tỷ lệ suy dinh
dưỡng thể nhẹ cân còn ở mức 19,62%, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi là 29,05%.
- Cung cấp công ăn việc làm, góp phần cải thiện thu nhập cho nông dân ở vùng
nông thôn. Ngành thủy sản đã:
+ Cung cấp công ăn việc làm cho 3,8 triệu lao động kể cả lao động thời vụ (năm
2001);
+ Cung cấp 1,8 triệu lao động trong các hoạt động dịch vụ thuỷ sản;
+ Tổng số dân phụ thuộc vào thủy sản ước tính 8,4 triệu (11% dân số);
+ Ngành thuỷ sản cung cấp lao động bán thời gian, cải thiện thu nhập, cải thiện
dinh dưỡng cho 20 triệu dân.
HVTH: Nhóm 1 Trang 22
Tác động của BĐKHTC lên sản xuất nông nghiệp và tác động của SX nông nghiệp lên MT.
- Góp phần tiết kiệm ngoại tệ cho sự đầu tư phát triển công nghiệp:
+ Giá trị tổng sản phẩm thủy sản trong nước năm 2011 (theo giá thực tế) ước đạt
99.432 tỷ đồng, chiếm 3,92% GDP cả nước (Tạp chí Thương Mại Thủy Sản số
145/2012).
- Gia tăng tích lũy ngoại tệ từ xuất khẩu sản phẩm thủy sản cho sự đầu tư phát
triển công nghiệp:
+ Năm 2010, xuất khẩu thủy sản đạt tổng giá trị 4,97 tỉ USD, năm 2011 đạt trên
6,1 tỉ USD (tăng 21% so với năm 2010).
- Tạo ra thị trường cho các sản phẩm công nghiệp: Phát triển thủy sản đã tạo thị
trường cho các công nghiệp đóng tàu, dệt lưới, động cơ nổ, kỹ nghệ lạnh, v.v.
- Cung cấp nguyên liệu cho các công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp.
Ðặc trưng ngành thủy sản:
Sản xuất thủy sản mang tính mùa vụ, phụ thuộc điều kiện khí hậu/địa lý/sinh thái,
điều kiện kinh tế-xã hội, thị trường.
Hoạt động phát triển ngành thủy sản trên Thế giới và ở Việt Nam
- Trên thế giới:
Tình hình đánh bắt và nuôi trồng thủy sản thế giới giai đoạn 2000 - 2010 có tốc độ
phát triển khá ổn định. Tổng sản lượng thủy hải sản trên thế giới bình quân tăng
1.4%/năm. Cơ cấu nguồn cung dịch chuyển theo hướng tăng sản lượng thủy sản nuôi
trồng và giữ ổn định nguồn khai thác tự nhiên. Năm 2000 sản lượng nuôi trồng thủy
sản chiếm 26% tổng sản lượng thủy sản, tới năm 2009 mảng nuôi trồng thủy sản đã
đóng góp 37% tổng sản lượng. Năm 2010, tổng sản lượng thuỷ sản toàn thế giới đạt
khoảng 147 triệu tấn. Trong đó, sản lượng đánh bắt duy trì xu hướng giảm nhẹ khi
giảm từ 90 triệu tấn trong năm 2009 xuống còn 89,8 triệu tấn trong năm 2010 (tương
đương mức 0,2%).
HVTH: Nhóm 1 Trang 23
Tác động của BĐKHTC lên sản xuất nông nghiệp và tác động của SX nông nghiệp lên MT.
Hình 5: Các quốc gia nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất Thế giới năm 2010
- Ở Việt Nam:
+ Từ năm 1990 đến nay, tổng sản lượng thuỷ sản tăng gấp 4,1 lần, với tốc độ
tăng trưởng bình quân năm 8,11%/năm; Đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 18,5 lần,
tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân năm 17,61 %/năm; Giá trị sản xuất tăng
gấp 5,7 lần, đưa tốc độ tăng trưởng bình quân năm 10,19 %/năm; Giải quyết lao động
gấp 2,5 lần và đạt tốc độ tăng bình quân năm 5,26 %/năm. Để đạt được những thành
tựu trên, được đóng góp từ nuôi trồng với sản lượng luôn tăng 6,7 lần và tốc độ tăng
trưởng 11,17 %/năm. Trong khi đó sản lượng khai thác chỉ tăng 2,9 lần và tốc độ tăng
trưởng 6,12%/năm.
Hình 6: Sản lượng thuỷ sản Việt Nam năm 2012
HVTH: Nhóm 1 Trang 24
Tác động của BĐKHTC lên sản xuất nông nghiệp và tác động của SX nông nghiệp lên MT.
Hình 7: Sản lượng thuỷ sản Việt Nam qua các năm (nghìn tấn)
+ Trong thực tế, tiềm năng thủy sản của Việt Nam rất lớn nhưng hoạt động của
ngành thủy sản bị hạn chế bởi công nghệ, thiết bị, quản lý và phương thức khai thác
thủy sản. Nhìn chung cách thức khai thác nguồn tài nguyên thủy sản vừa không đạt
hiệu quả như mong muốn vừa làm suy thoái nguồn tài nguyên này: công cụ khai thác
thủy sản mang tính hủy diệt như te, xiếc, lưới mắt nhỏ; thả lỏng trong quản lý nuôi
trồng thủy sản gây mất nguồn giống, ô nhiễm môi trường nước, mất nơi sinh sống,
sinh sản tự nhiên của các loài tự nhiên…
HVTH: Nhóm 1 Trang 25