Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

KHẢO SÁT ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM XÉT ĐẾN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TỔ MÁY 1000 MW

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 12 trang )

PHÂN BAN B2. Truyền tải và phân phối điện
1

KHẢO SÁT ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM
- XÉT ĐẾN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TỔ MÁY 1000 MW
Lê Đức Thiện Vương, Võ Ngọc Điều
Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Báo cáo này thực hiện khảo sát ổn định của hệ thống điện Việt Nam vào các
năm 2020 và 2025 khi xuất hiện các tổ máy phát công suất lớn 1000 MW của các nhà
máy nhiệt điện than và điện hạt nhân trên toàn quốc. Việc đánh giá ổn định được
thực hiện bằng phần mềm PSS/E của hãng PTI trên cơ sở giả lập các sự cố trên hệ
thống điện truyền tải và khảo sát dao động hệ thống sau khi xảy ra sự cố.
Từ đó xem xét ảnh hưởng của các tổ máy công suất lớn đối với ổn định của hệ
thống điện.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước đang trong quá trình phát triển, nhu cầu tiêu thụ điện năng cao. Theo số
liệu thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), điện sản xuất và mua ngoài của toàn hệ
thống năm 2013 ước đạt 127.84 tỷ kWh, tăng 8.47% so với năm 2012 trong đó điện sản xuất
của EVN khoảng 56.45 tỷ kWh. Điện thương phẩm toàn tập đoàn khoảng 115,06 tỷ kWh tăng
9,1% so với năm 2012. Với mức độ tăng trưởng này thì việc xây dựng thêm các nhà máy điện
mới, công suất lớn là điều tất yếu.
Theo thống kê, đến cuối năm 2013, tổng công suất đặt của các nhà máy điện ở Việt Nam bao
gồm cả công suất nhập khẩu xấp xỉ khoảng 28700 MW, trong đó công suất khả dụng khoảng
28250 MW.
Theo quy hoạch điện VII và các quyết định điều chỉnh, quy mô công suất đặt của Việt Nam đến
năm 2030 như bảng 1.
Bảng 1. Tiến độ phát triển nguồn điện Việt Nam đến 2030
Năm
2013
2015
2020


2025
2030
Công suất đặt (MW)
28700
37200
76300
103700
143200
Với tốc độ tăng trưởng này thì việc xây dựng các tổ máy công suất lớn là không thể tránh khỏi.
Theo quy hoạch sau năm 2020 sẽ xuất hiện các tổ máy công suất 1000MW (Điện hạt nhân Ninh
Thuận, Nhiệt điện than Sông Hậu, Long Phú, Kiên Lương), đặc biệt sau 2025 sẽ xuất hiện tổ
máy công suất 1350 MW (điện hạt nhân miền Trung).
HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2014
2

Trong hệ thống điện thường xảy ra các sự cố ngắn mạch, khi đó các máy cắt sẽ tác động cắt các
phần tử bị sự cố. Điều này dẫn đến dao động trong hệ thống điện, tùy vào mức độ sự cố và tầm
ảnh hưởng của các phần tử bị sự cố, dao động của hệ thống có thể tắt dần, trở về trạng thái xác
lập mới hoặc tiếp tục dao động dẫn đến hệ thống mất ổn định.
Trong báo cáo này sẽ thực hiện khảo sát ổn định của hệ thống khi xảy ra sự cố đối với các tổ
máy công suất 1000 MW hoặc các đường dây đồng bộ của tổ máy dẫn đến phải cắt tổ máy hoặc
cắt đường dây truyền tải làm đột ngột mất lượng công suất của tổ máy.
2. MÔ TẢ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG ĐIỆN
Giả thiết rằng HTĐ đang làm việc bình thường với P
0
và δ
0
- điểm a (hình 1) thì xảy ra ngắn
mạch. Đường đặc tính công suất thay đổi đột ngột từ P
I

sang đường P
II
(điện áp trên điểm ngắn
mạch giảm thấp làm công suất của nhà máy điện không truyền vào hệ thống được). Công suất
điện giảm thấp nhưng do quán tính của rotor góc δ chưa kịp biến đổi mà vẫn giữ giá trị δ
0
, vì
vậy điểm làm việc rơi xuống điểm b trên đường P
II
. Lúc này công suất turbin P
0
lớn hơn công
suất điện và sinh ra công suất thừa dương.

Hình 1. Quá trình dao động của hệ thống điện
'
0 0 0 0 I Imax 0
P P P P P sin     
(1)
PHÂN BAN B2. Truyền tải và phân phối điện
3

Công suất thừa ΔP
0
gây cho rotor gia tốc ban đầu α
0
và làm cho tốc độ tương đối của rotor
Δω = ω - ω
0
tăng lên (ở thời điểm ban đầu Δω = 0). Góc δ tăng lên và điểm làm việc trượt trên

đường đặc tính công suất P
II
.
Cùng với sự tăng lên của δ, ΔP = P
0
– P
IImax
sinδ giảm đi, khiến cho gia tốc tương đối α giảm đi
nhưng tốc độ góc tương đối Δω vẫn tăng lên vì P > 0. Đến khi δ = δ
C
, ΔP = 0 và α = 0, tốc độ
góc tương đối Δω đạt giá trị cực đại. Do quán tính góc δ tiếp tục tăng lên quá δC, lúc này ΔP đổi
dấu, nó tác động hãm rotor lại, gia tốc α mang dấu âm và Δω giảm dần. Quá trình chuyển động
tiếp tục cho đến Δω = 0, góc δ đạt giá trị cực đại (điểm d), lúc đó ΔP đạt giá trị âm lớn nhất, gia
tốc a cũng đạt giá trị âm lớn nhất. Quá trình chuyển động do đó có tính chất ngược lại so với
ban đầu, góc δ giảm xuống, Δω tăng dần theo chiều âm, ΔP giảm dần. Quá trình chuyển động
tiếp tục nhờ vậy sau một số chu kỳ góc δ sẽ dừng lại tại giá trị δ
0
là vị trí cân bằng công suất
(hình 1).
Quá trình vừa diễn tả là quá trình trong đó hệ thống có ổn định và sau một số dao động sự cân
bằng công suất được phục hồi với góc làm việc mới là δ
C
.
Tình hình sẽ khác hẳn nếu như góc δ trong quá trình dao động vượt góc δ
C’
, lúc đó công suất
thừa ΔP lại có giá trị dương, rotor lại bị tăng tốc và góc δ sẽ tăng lên vô cùng. Như vậy HTĐ chỉ
có ổn định khi nào góc δ nhỏ hơn δ
C’

, là góc giới hạn ổn định của HTĐ. Góc δ
C’
phụ thuộc vào
đặc tính công suất ngắn mạch hay sau khi cắt ngắn mạch và công suất ban đầu P
0
.
Điều kiện đảm bảo: δ
max
< δ
C’.

3. CÁC KỊCH BẢN KHẢO SÁT ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG ĐIỆN
Để thực hiện phân tích ổn định cho hệ thống điện toàn quốc báo cáo đã sử dụng chương trình
PSS/E (Power System Similator for Engineering) của hãng PTI (Mỹ). Thông qua việc mô tả các
máy phát, đường dây, trạm biến áp và các phụ tải chương trình đã tự động thiết lập phương trình
vi phân cho phép phân tích phản ứng của hệ thống khi có các biến động lớn xảy ra.
Trong quá trình tính toán các máy phát điện được mô phỏng số hóa kèm theo hệ thống kích từ,
hệ thống điều tốc và hệ thống cân bằng công suất. Tuy nhiên, nếu các máy phát có công suất
quá nhỏ và ảnh hưởng của các hệ thống điều tốc và cân bằng công suất đến độ ổn định của hệ
thống là rất nhỏ thì theo lý thuyết sai số cho phép có thể bỏ qua các hệ thống này.
Quá trình tính toán ổn định động được mô phỏng theo trình tự như sau:
 Ngắn mạch 1 pha chạm đất và tự đóng lại thành công:
- Mô phỏng chế độ xác lập trước khi xảy ra sự cố (chạy chế độ xác lập đến 2s);
- Mô phỏng sự cố ngắn mạch: Mô phỏng ngắn mạch một pha chạm đất xảy ra trên
đường dây ở thời điểm t = 2s, thời gian loại trừ sự cố t
0
= 80ms (đối với lưới 500 kV)
hoặc 100ms (đối với lưới 220 kV);
- Sau thời gian t + t
0

đoạn đường dây bị sự cố được thay bằng giá trị trở kháng hai pha
tương đương để thể hiện điều kiện mở một pha;
HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2014
4

- Thời gian trễ sử dụng trong tính toán là t
I
= 600ms. Đây là thờỉ gian trung bình cần
thiết để triệt tiêu hồ quang thứ cấp tại điểm ngắn mạch (thời gian này được xác định
thông qua chương trình EMTP);
- Sau thời gian t = 2 + t
0
+ t
I
giây, giá trị trở kháng của đoạn đường dây bị sự cố được
khôi phục lại giá trị ban đầu (thể hiện tự đóng lại một pha thành công);
- Thời gian mô phỏng hệ thống kéo đài tới 30s để kiểm tra ổn định.
 Ngắn mạch 3 pha và cắt phần tử sự cố:
- Mô phỏng chế độ xác lập trước khi xảy ra sự cố (chạy chế độ xác lập đến 2s);
- Mô phỏng sự cố ngắn mạch: Mô phỏng ngắn mạch 3 pha xảy ra trên đường dây ở thời
điểm t = 2s bằng cách thay điện dẫn tại điểm ngắn mạch bằng điện dẫn sự cố. Thời
gian loại trừ sự cố t
0
= 80ms (đối với lưới 500 kV) hoặc 100ms (đối với lưới 220 kV);
- Sự cố được loại trừ tại t = t + t
0
bằng cách cắt đường dây hoặc máy phát sự cố;
- Thời gian mô phỏng hệ thống kéo dài tới 30s để kiểm tra ổn định.
Độ ổn định của hệ thống sẽ được xác định bởi việc đánh giá góc lệch pha tương đối giữa các
suất điện động của các máy phát, điện áp lưới, tần số của hệ thống và độ suy giảm biên độ dao

động khi các sự cố xảy ra.
Trong phạm vi báo cáo chỉ thực hiện khảo sát đối với các tổ máy có công suất lớn, đấu nối lên
hệ thống điện ở cấp điện áp 500kV, 220kV và 110kV. Các mô hình tổ máy phục vụ cho báo cáo
đều trang bị đầy đủ các hệ thống kích từ, hệ thống điều tốc và hệ thống cân bằng công suất. Mô
hình các tổ máy trong tương lai được tham khảo từ mô hình các tổ máy hiện có cùng công suất
và chủng loại; đối với các tổ máy chưa có tham khảo thì các mô hình được lấy theo thông số của
các nhà sản xuất hoặc từ mô hình lý tưởng của IEEE.
4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM NĂM 2020
Năm 2020 theo quy hoạch điện VII, hệ thống điện Việt Nam có khoảng hơn 300 tổ máy, trong
đó tổ máy đầu tiên của nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận sẽ đi vào vận hành, cung cấp cho
phụ tải hệ thống qua đường dây mạch kép 500kV Điện Hạt Nhân – Bình Dương.
Báo cáo sẽ mô phỏng các sự cố xảy ra gần thanh cái 500kV nhà máy Điện Hạt Nhân, sau đó xử
lý bằng cách cắt tổ máy hoặc đường dây sự cố, quan sát dao động của hệ thống để đánh giá
ổn định.
Một số kết quả mô phỏng bằng PSS/E như sau:
 Sự cố ngắn mạch 3 pha gần thanh cái 500 kV nhà máy điện hạt nhân, tiến hành cắt tổ máy
điện hạt nhân số 1:
PHÂN BAN B2. Truyền tải và phân phối điện
5


 Sự cố ngắn mạch 3 pha trên đường dây 500 kV điện hạt nhân – Bình Dương, tiến hành
cắt đường dây sự cố:


HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2014
6

 Sự cố ngắn mạch 1 pha trên đường dây 500 kV điện hạt nhân – Bỉnh Dương, tiến hành
mở pha bị sự cố sau đó đóng lặp lại thành công:


 Nhận xét:
- Khi xảy ra sự cố ngắn mạch 3 pha phía tổ máy, buộc phải cắt tổ máy, hệ thống đột
ngột mất đi lượng công suất 1000 MW, tuy nhiên vào năm 2020, chỉ mới có 1 tổ máy
của nhà máy điện hạt nhân hoạt động nên việc cắt tổ máy này chỉ gây nên thiếu công
suất, lượng công suất thiếu có thể bù đắp nhờ các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, Vân
Phong,… trong khu vực. Hệ thống vẫn duy trì ổn định sau khoảng 5-6s sau sự cố;
- Trường hợp nặng nề hơn là khi ngắn mạch trên đường dây 500 kV điện hạt nhân –
Bình Dương, buộc phải cắt 01 mạch của đường dây này. Lúc này mạch còn lại phải
chịu tải cao hơn, trong khi đó công suất từ TTĐL Vĩnh Tân vẫn đổ về thanh cái 500
kV của NMĐ hạt nhân, tổ máy 1000 MW của NMĐ hạt nhân không thể giải phóng hết
công suất, lượng công suất thừa này làm cho góc pha tương đối của máy phát tăng
cao, dẫn đến khả năng dễ mất ổn định;
- Trưởng hợp ngắn mạch 1 pha và tự đóng lại thành công ảnh hưởng nhỏ hơn, trong thời
gian cắt 1 pha công suất truyền tải trên mạch này suy giảm nhưng cùng với mạch còn
lại vẫn đủ khả năng truyền hết công suất cho tổ máy 1000 MW. Hệ thống điện vẫn ổn
định sau 5-6 giây.
PHÂN BAN B2. Truyền tải và phân phối điện
7

5. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM NĂM 2025
Đến năm 2025 theo quy hoạch điện VII, hệ thống điện Việt Nam có khoảng hơn 350 tổ máy,
trong đó cả 4 tổ máy của nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận đi vào vận hành, cung cấp cho
phụ tải hệ thống qua đường dây mạch kép 500 kV điện hạt nhân – Bình Dương.
Báo cáo sẽ mô phỏng các sự cố xảy ra gần thanh cái 500 kV nhà máy điện hạt nhân, sau đó xử
lý bằng cách cắt tổ máy hoặc đường dây sự cố, quan sát dao động của hệ thống để đánh giá ổn
định. Trường hợp này lượng công suất đổ về thanh cái 500 kV của nhà máy điện hạt nhân
rất lớn.
Một số kết quả mô phỏng bằng PSS/E như sau:
 Sự cố ngắn mạch 3 pha gần thanh cái 500kV nhà máy điện hạt nhân, tiến hành cắt tổ máy

điện hạt nhân số 1:



HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2014
8

 Sự cố ngắn mạch 3 pha trên đường dây 500 kV điện hạt nhân – Bỉnh Dương, tiến hành
cắt đường dây sự cố:

 Sự cố ngắn mạch 1 pha trên đường dây 500 kV điện hạt nhân – Bỉnh Dương, tiến hành
mở pha bị sự cố sau đó đóng lặp lại thành công:

PHÂN BAN B2. Truyền tải và phân phối điện
9

Nhận xét:
 Tương tự như khảo sát ở năm 2020, tuy nhiên ở năm 2025 khi mà cả 4 tổ máy của NMĐ
hạt nhân Ninh Thuận đã hoạt động, công suất đổ về thanh cái 500 kV của NMĐ rất lớn.
Do đó khi xảy ra ngắn mạch gần thanh cái, dòng ngắn mạch cao, khi cắt tổ máy hay cắt
đường dây đều gây ra các dao động mạnh;
 Đối với trường hợp mất tổ máy và ngắn mạch 1 pha, hệ thống vẫn trở về ổn định tuy
nhiên thời gian trở về xác lập kéo dài hơn so với năm 2020;
 Trường hợp ngắn mạch 3 pha trên 1 mạch đường dây 500 kV điện hạt nhân – Bình
Dương, sau khi cắt đường dây, góc pha tương đối của các tổ máy tại nhà máy điện hạt
nhân dao động mạnh, không trở về xác lập, hệ thống có thể mất ổn định.
6. KẾT LUẬN
Theo các kết quả tính toán cho thấy sau năm 2020 khi mà công suất đặt của toàn hệ thống lớn
(năm 2020 là hơn 76 000 MW) thì ảnh hưởng khi xảy ra sự cố đối với các tổ máy 1000 MW vẫn
kiểm soát được.

Chỉ trong trường hợp sự cố ngắn mạch 3 pha trên đường dây đồng bộ, buộc phải cắt đường dây
sự cố, khi đó công suất phát ra hệ thống của các tổ máy bị hạn chế, lượng công suất thừa làm
cho góc pha tương đối của máy phát tăng lên, không trở về xác lập, dẫn đến hệ thống có thể mất
ổn định theo tiêu chuẩn ổn định góc.
Dòng ngắn mạch càng lớn thì khả năng dao động góc pha tương đối của máy phát càng cao, hệ
thống càng dễ mất ổn định. Do đó cần có các biện pháp hạn chế dòng ngắn mạch và giảm nhanh
công suất phát của tổ máy khi xảy ra sự cố.
Nhìn chung việc đưa các tổ máy điện công suất lớn vào sau năm 2020 là có thể thực hiện được,
vẫn đảm bảo được về mặt ổn định hệ thống khi xảy ra sự cố.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Mohamad, A.M. et al, “Transient stability analysis on Sarawak's Grid using Power System
Simulator for Engineering (PSS/E)”, Industrial Electronics and Applications (ISIEA), 2011
IEEE Symposium on 25-28 Sept. 2011.
[2] Quyen Le-Cao et al, “Study of FACTS device applications for the 500kV Vietnam's power
system”, Transmission and Distribution Conference and Exposition, 2010 IEEE PES, 19-22
April 2010.
[3] Tran-Quoc, T. et al, “Improvement of voltage stability on the Vietnam power system”,
Power Engineering Society Winter Meeting, 2000. IEEE (Volume:2), 2000.
[4] Lã Văn Út, “Phân tích và điều khiển ổn định hệ thống điện”, NXB Khoa học và Kỹ thuật,
2011.
[5] Nguyễn Hoàng Việt – Phan Thị Thanh Bình, “Ngắn mạch và ổn định trong hệ thống điện”,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2010.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2014
10

[6] Phòng Phương thức – TT Điều độ hệ thống điện quốc gia, “Tài liệu hướng dẫn sử dụng
chương trình PSS/E”, 2007.
PHÂN BAN B2. Truyền tải và phân phối điện
11




12


×