BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
August 1, 2012
S I N H V I Ê N : Đ O À N Q U Ố C T H Ị NH
Page 1
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
I. Lời cảm ơn:
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc đặc biệt trong thời kỳ hiện nay đối với
đất nước ta ngành Xây Dựng là ngành có những đóng góp và vai trò vô cùng quan trọng.
Cùng với sự phát triển liên tục của đất nước trong những năm qua, các lĩnh vực xây dựng
nói chung và lĩnh vực Xây Dựng Dân Dụng - Công Nghiệp nói riêng đã và đang được
nhà nước đầu tư phát triển rất mạnh mẽ và có những thành tựu đáng tự hào như tòa nhà
Keangnam Hanoi Landmark Tower 70 tầng, Tòa nhà Financial Tower 68 tầng do Bitexco
làm chủ đầu tư cao nhất Việt Nam, cầu Cần Thơ .v.v.
Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”. Nghiên cứu khoa học kết hợp với sản
xuất và đi sâu vào chuyên môn của nghề hơn, khoa Kỹ Thuật Xây Dựng Trường đại học
Bách Khoa TP.Hồ Chí Minh đã tổ chức đợt thực tập tốt nghiệp cho sinh viên khóa 08
như là một phần xương sống trong quá trình đào tạo của ngành xây dựng. Đối với ngành
Xây Dựng Dân Dụng của tụi em đợt thực tập diễn ra 1.5 tháng từ ngày 04/07/2012 đến
ngày 15/08/2012. Riêng nhóm em nói chung và cá nhân em nói riêng được may mắn thực
tập tại công trình CELADON CITY Quận Tân Phú, do công ty Hòa Bình làm nhà thầu
Và quá trình thực tập đã diễn ra vô cùng tốt đẹp.
Đầu tiên cho em gửi lời cám ơn chân thành đến các quý vị lãnh đạo của công trường
CELADON CITY nói riêng và tổng công ty Hòa Bình nói chung, các thầy cô giáo cũng
như nhà trường đã tạo điều kiện cho tụi em được tham quan, khảo sát, đi sâu hơn thực tế
công trình, những kiến thức của các thầy cô truyền dạy trong nhà trường cũng như các
kinh nghiêm quý báu của các kỹ sư ngoài công trường đã cung cấp cho tụi em.
Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của anh Danh chỉ huy
trưởng công trình, anh Trung, anh Vương (giám sát hoàn thiện), anh Danh (giám sát cốt
thép-cốt pha), và các kỹ sư, công nhân khác trong công trường đã tạo điều kiện hết sức
thuận lợi cho tụi em trong quá trình thực tập.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
August 1, 2012
S I N H V I Ê N : Đ O À N Q U Ố C T H Ị NH
Page 2
II. Giới thiệu dự án công trình:
- Tổng quan dự án CELADON CITY.
Dự án Celadon City có tổng diện tích hơn 82,5 ha, tọa lạc tại phường Sơn Kỳ, quận Tân
Phú với tổng mức đầu tư khoảng 24.758 tỷ đồng. Với mong muốn phát triển một khu đô
thị hiện đại, sang trọng, với không khí trong lành và tiện nghi bậc nhất tại TP.HCM,
Sacomreal đã hợp tác cùng Tập đoàn Gamuda Berhad – một đơn vị có uy tín và hơn 30
năm kinh nghiệm trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị tại Malaysia, Ấn
Độ, Đài Loan…để cùng phát triển dự án Celadon City.
Hình 1: Tổng quan Celadon City
- Vị trí chiến lược :
Phía Bắc: Giáp khu dân cư hiện hữu dọc đường Lê Trọng Tấn (Hương lộ 13) cách mặt
tiền đường khoảng 100m.
Phía Nam: Giáp đường vành đai Tân Thắng (dự kiến 20m) nối Lê Trọng Tấn & Tân Kỳ
Tân Quý.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
August 1, 2012
S I N H V I Ê N : Đ O À N Q U Ố C T H Ị NH
Page 3
Phía Đông: Giáp tuyến đường vành đai Tân Thắng (lộ giới 30m).
Phía Tây: Giáp đường kênh 19/5 (lộ giới 12m) và đường Bình Long (lộ giới dự kiến
30m)
Hình 2: Đặc điểm vị trí chiến lược dự án.
- Quy mô, tầm chiến lược phát triển.
Celadon City là một trong những dự án đầu tiên áp dụng CONQUAS (The Construction
Quality Assessment System) - một hệ thống kiểm duyệt tiêu chuẩn quốc tế dành cho các
công trình xây dựng, đảm bảo một dự án chất lượng và đúng kế hoạch.
Hình 3: Quy hoạch tổng quát dự án.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
August 1, 2012
S I N H V I Ê N : Đ O À N Q U Ố C T H Ị NH
Page 4
Hình 4: So sánh mặt bằng bố trí công viên.
- Đặc điểm nổi bậc của việc bố trí mặt bằng các tòa nhà, bố trí và quy mô phát triển
dân số, các yếu tố liên quan đến phục vụ đời sống con người.
Không chỉ mang đến cho cư dân Celadon City một môi trường sống trong lành, chủ đầu
tư còn mong muốn mang đến cho cư dân Celadon một “khu rừng” nhiệt đới với cỏ cây,
hoa lá cùng không gian sống yên tĩnh và thanh bình qua việc đầu tư một khu công viên
tập trung rộng 16,4 ha. Nơi đây không bao lâu nữa sẽ mọc lên khu rừng với cây tán rộng
chắc chắn sẽ là điểm thư giãn, nghỉ ngơi lý tưởng không chỉ cho cư dân Celadon City mà
còn cho cả khu vực cộng đồng lân cận.
Hình 5: Một góc nhìn công viên Celadon City
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
August 1, 2012
S I N H V I Ê N : Đ O À N Q U Ố C T H Ị NH
Page 5
Hình 6: Một góc nhìn khác công viên Celadon City.
Toàn bộ dự án Celadon City sẽ cung cấp cho thị trường 8.577 căn hộ, với diện tích đa
dạng phù hợp với nhu cầu hiện tại của nhiều đối tượng khách hàng. Tất cả các căn hộ đều
được thiết kế đa dạng, hiện đại và hài hòa nhằm đón nhận được nắng, gió từ thiên nhiên,
mang lại cảm giác thoáng đãng, thoải mái cho người ở, đồng thời giúp tiết kiệm năng
lượng …
Hình 7: Bố trí mặt bằng công trình.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
August 1, 2012
S I N H V I Ê N : Đ O À N Q U Ố C T H Ị NH
Page 6
Hình 8: Mặt bằng bố trí tổng thể công viên.
Điểm đặc biệt của dự án Celadon City là mật độ xây dựng thấp – khoảng 20%, 80% diện
tích còn lại dành để phát triển các tiện ích công cộng với các phân khu chức năng như:
+ Khu công viên tập trung
+ Khu trung tâm văn hóa
+ Khu giáo dục
+ Khu thương mại
+ Khu thể thao
+ Công viên sân bãi nội khu
và các công trình khác như bãi đậu xe ngầm dưới khu công viên tập trung, phục vụ nhu
cầu đậu xe cho khu công viên, khu thể thao, khu văn hóa và các khu vực xung quanh.
- Giới thiệu các nhà thầu thiết kế, thi công liên quan.
Chủ đầu tư : Sacomreal – Địa ốc thương tín Sài Gòn một trong những công ty hàng
đầu Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư phát triển và tư vấn tiếp thị các dự án bất động sản
lớn, Gamuda Land (Malaysia) với một tiêu chí không chỉ đảm bảo chất lượng xây dựng
mà còn phát triển một cộng đồng giàu tính nhân văn theo hình mẫu của phong cách sống
hiện đại văn minh và lành mạnh.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
August 1, 2012
S I N H V I Ê N : Đ O À N Q U Ố C T H Ị NH
Page 7
Hình 9: Logo thương hiệu Sacomreal và Gamuda Land.
Thiết kế kiến trúc : Surbana, là một tập đoàn đa quốc gia có hơn 45 năm kinh nghiệm
trong lĩnh vực quy hoạch và phát triển đô thị cũng như thiết kế kiến trúc công trình nhà ở
tại Singapore.
Hình 10: Logo thương hiệu Surbana.
Thiết kế kết cấu : Perunding Kaa Snd. Bhd. (Geotechnical, Civil and Structural
Consulting Engineer) – Malaysia.
Thiết kế cơ điện :PME Consulting Engineers SDN. BHD. (Malaysia).
Tư vấn thiết kế ở Việt Nam : Công ty TNHH Tư vấn – Xây dựng – Địa ốc Vân
Trường VT.CO.
Hình 11: Logo thương hiệu công ty Vân Trường.
Nhà thầu chính khu RUBY : Công ty cổ phần Xây Dựng và Kinh doanh địa ốc
Hòa Bình. Là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực Xây Dựng tại Việt Nam,
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
August 1, 2012
S I N H V I Ê N : Đ O À N Q U Ố C T H Ị NH
Page 8
đã được nhà nước cũng như các tổ chức liên quan tặng thưởng và công nhận nhiều giải
thưởng cao quý.
Hình 12: Logo thương hiệu tổng công ty Hòa Bình.
- Khu vực thực tập.
Khu Ruby Celadon City, bao gồm 2 block chính là A và B. Mỗi Block có 11 tầng.
Hình 13:Mô hình các tòa nhà khu vực thực tập.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
August 1, 2012
S I N H V I Ê N : Đ O À N Q U Ố C T H Ị NH
Page 9
Hình 14: Thực tập tại block B và một phần block A.
III. Nội dung chính:
1. Các phần chính khảo sát và thời gian thực tập.
Nội dung thực tập
Thời gian
Người hướng dẫn
Địa điểm
Học an toàn LĐ công
trường
26/06/2012
Phòng huấn
luyện.
Phòng huấn luyện
ATLĐ
Tham quan khảo sát
tổng thể
10/7/2012
Anh Vương.
Khu Ruby
Thực tập phần hoàn
thiện
17/07/2012
Anh Vương.
Blok A
Thực tập phần thô
04/08/2012
Anh Trung, Anh
Danh.
Blok B
Nghiên cứu tài liệu,
viết báo cáo
05/08/2012
Cá nhân.
-
Nộp báo cáo cho Ban
chỉ huy
12/08/2012
-
Công trường
2. Sơ bộ đặc điểm bố trí kết cấu công trình:
Công trình 11 tầng, với chiều cao trung bình mỗi tầng khoảng 3.1m, bao gồm 1 tầng hầm.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
August 1, 2012
S I N H V I Ê N : Đ O À N Q U Ố C T H Ị NH
Page 10
Hình 15: Ảnh chụp mặt đứng của công trình Block A.
- Bố trí các hệ vách cứng, lõi cứng:
Đối với công trình này, hệ chịu lực chính của công trình là các vách cứng, hệ cột và lõi
cứng. Nhà thiết kế đã lựa chọn phương án bố trí trên mặt bằng khá nhiều vách cứng thay
vì việc tăng tiết diện cột. Các vách cứng được bố trí có bề dày trong khoảng 200mm,
được bố trí dọc theo các tường phân chia theo mặt bằng kiến trúc. Việc bố trí nhiều vách
cứng như vậy sẽ làm cột có tiết diện giảm xuống, đồng thời bề dày của vách cứng khoảng
200mm cùng với bề dày tường bao che của mặt bằng kiến trúc. Việc làm này sẽ làm giải
quyết được việc che lấp các hệ kết cấu, tạo cho không gian phòng không bị các cạnh mép
của các tiết diện cột, vách làm hạn hẹp không gian, gây cảm giác khó chịu cho người ở.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
August 1, 2012
S I N H V I Ê N : Đ O À N Q U Ố C T H Ị NH
Page 11
Hình 16: Một mặt bằng bố trí hệ chịu lực chính.
Hệ kết cấu vách cứng là một tấm phẳng, chịu lực chính trong mặt phẳng, không chịu lực
theo phương ngoài mặt phẳng, do đó các hệ vách cứng được bố trí theo hai phương
vuông góc nhau trên mặt bằng, nhằm đảm bảo điều kiện chịu lực theo các phương khác
nhau trong quá trình hoạt động của công trình.
Hệ vách cứng có khả năng chịu lực ngang rất tốt, trong khoảng trên 70%, tùy thuộc vào
nhà thiết kế, riêng ở công trình này việc sử dụng các hệ vách cứng được tận dụng khá
triệt để .
Các lõi cứng là hệ kết cấu chịu lực rất tốt về cả phương diện lực ngang lẫn lự đứng,
momen xoắn. Tuy nhiên lại không linh hoạt trong việc bố trí trên mặt bằng, tận dụng tối
ưu không gian kiến trúc cho công trình. Đối với công trình 11 tầng block A và cả block B
tận dụng không gian hoạt động của thang máy để bố trí lõi cứng xung quanh.
Hình 17: Một mặt bằng bố trí hệ chịu lực chính.
- Bố trí các hệ cột.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
August 1, 2012
S I N H V I Ê N : Đ O À N Q U Ố C T H Ị NH
Page 12
Các hệ cột có kích thước chính 300x700, được bố trí theo hai phương dọc theo các tường
bao che chính, để đỡ các hệ dầm trên. Hệ cột có kích thước không thay đổi trong suốt từ
móng đến tầng 11. Việc không thay đổi tiết diện cột trong suốt chiều cao nhà, so với quan
điểm thiết kế ở Việt Nam bấy lâu cũng là một sự khác biệt. Đối với các công trình nhà
cao tầng ở Việt Nam, càng lên tầng cao, thì tiết diện cột giảm dần, và khoảng giảm cách
khoảng 3 tầng. Nhằm tiết kiệm vật liệu làm cột, tuy nhiên ảnh hưởng một phần nhỏ về
khả năng chịu lực so với việc bố trí một cách liên tục, có sự thay đổi, gián đoạn độ cứng
theo phương đứng.
Đa số tất cả các cột đều có kích thước 300x700 và không thay đổi theo chiều cao, tạo
điều kiện thuận lợi trong việc kích thước hóa ván khuôn cốp pha cột, đẩy nhanh tiến độ
thi công.
Hình 18: Một số kích thước chính trong hệ cột.
- Bố trí hệ dầm sàn.
Hệ dầm được thiết kế trong Block B có bề rộng được chọn là 200mm cho tất cả các dầm.
Các dầm chính có kích thước 200x600 và 200x700, các dầm phụ 200x450.
Một vài ví trí bố trí dầm khá đặc trưng.
Hệ sàn chính có chiều dày 150mm, đối với các vị trí sàn nhà vệ sinh, sàn nhà ban công
cao trình sàn được hạ xuống 5cm so với sàn mặt bằng chính. Các vị trí sàn trong nhà vệ
sinh, ban công nơi tiếp xúc trực tiếp với nhiều nước, cần thiết phải hạ cao trình sàn xuống
nhằm chống nước lan tràn, chống thấm trong quá trình sử dụng.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
August 1, 2012
S I N H V I Ê N : Đ O À N Q U Ố C T H Ị NH
Page 13
Hình 19: Mặt bằng sàn.
3. Mặt bằng bố trí công trình.
Mặt bằng tập trung vật tư được bố trí tại khu đất trống bên trái cổng vào chính công trình,
thuận tiện cho việc vận chuyển cho xe tải chở vào cũng như đi đến các Block A, B công
trường thi công. Được phân thành từng vùng cụ thể, vùng cốp pha, vùng gạch, vùng cốt
thép
Hình 20: Mặt bằng bố trí vật liệu xây dựng.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
August 1, 2012
S I N H V I Ê N : Đ O À N Q U Ố C T H Ị NH
Page 14
Nội dung bố trí mặt bằng được trình bày cụ thể bằng các hình ảnh dưới đây.
Hình 21: Mặt bằng bố trí công trình.
Cẩu trục tập trung dàn giáo trên mặt bằng. Tại công trường được bố trí 3 cần cẩu trục,
việc tính toán xác định vị trí cũng như độ vươn của cẩu trục được thực hiện cụ thể, nhằm
xác định yếu tố thuận lợi nhất trong việc vận chuyển vật tư theo chiều cao (chủ yếu) và
theo phương ngang.
Hình 22: Cần trục tháp.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
August 1, 2012
S I N H V I Ê N : Đ O À N Q U Ố C T H Ị NH
Page 15
4. Thực tập phần lắp dựng dàn giáo.
Loại dàn giáo được sử dụng chủ yếu trong công trường. Có hai loại dàn giáo được sử
dụng chủ yếu trong công trình đó là loại có kích thước cụ thể như sau:
Hình 23: Cấu tạo sơ bộ hệ dàn giáo thi công.
Các chi tiết liên kết cụ thể, các mối nối được sử dụng trong lắp dựng dàn giáo.
Hình 24: Một số liên kết giữa các hệ thanh ống.
Lưu ý các vị trí tập trung ảnh hưởng nội lực lên khung và cốp pha sàn. Một cách tổng
quát có thể nhận xét các khâu bố trí và tập trung các cấu kiện liên quan đến dàn giáo
được bố trí thành từng cụm trên hệ cốp pha đã được lắp dựng một cách tùy ý. Nhưng đã
được tính toán đảm bảo chắc chắn khả năng chịu lực của cả hệ.
1250
1700
1250
1200
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
August 1, 2012
S I N H V I Ê N : Đ O À N Q U Ố C T H Ị NH
Page 16
Hình 25: Mặt bằng tổng thể công trình.
Hệ dàn giáo được lắp dựng bao xung quanh mặt bằng trước, nhằm lắp dựng các thang di
chuyển theo phương đứng, đồng thời lắp dựng các rào chắn, lưới an toàn khi thi công
cành lên trên tầng cao.
Hình 26: Bố trí các hệ dàn giáo xung quanh mặt bằng.
Hệ dàn giáo chống đỡ cốp pha sàn được lắp đặt sau khi thi công đổ bê tông cột một ngày.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
August 1, 2012
S I N H V I Ê N : Đ O À N Q U Ố C T H Ị NH
Page 17
Hình 27: Bố trí hệ dàn giáo đỡ ván khuôn sàn, dầm.
Hệ dàn giáo đã được lắp dựng xong: Đối với các hệ dàn giáo cao, cần có các hệ giằng
ngang nhất định, bằng các thép ống tròn.
Hình 28: Hệ dàn giáo hoàn thành.
Công tác nghiệm thu dàn giáo được tiến hành thực hiện theo Tiêu Chuẩn hướng dẫn. Lưu
ý tại các vị trí lỗ thông tầng, hệ dàn giáo được lắp đặt trên hệ thanh thép, ván nhất định,
cần kiểm tra kỹ càng độ bền của các tấm lót .
5. Thực tập phần lắp dựng cốp pha.
- Loại cốp pha được sử dụng.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
August 1, 2012
S I N H V I Ê N : Đ O À N Q U Ố C T H Ị NH
Page 18
Cốp pha phủ phim được sử dụng, các khâu tạo hình, kích thước hóa sẵn phù hợp với từng
loại cấu kiện cột, dầm, sàn được thực hiện ngay tại công trường.
Hình 29: Ván phủ phim song long được sử dụng làm ván khuôn chính.
- Các chi tiết liên kết:
Các tấm cốp pha cột được định hình sẵn từng khổ khác nhau, được gia cường bởi các hệ
thép vuông ống có hình dạng như bên dưới.
Hình 30: Các thanh thép vuông gia cường, đỡ ván khuôn.
Loại thép gia cường, các chi tiết thép liên kết điển hình.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
August 1, 2012
S I N H V I Ê N : Đ O À N Q U Ố C T H Ị NH
Page 19
Hình 31: Chi tiết liên kết ván khuôn và bố trí các thanh thép gia cường.
Các loại ván khuôn tại các góc cột, vách được định hình kích thước sẵn.
Hình 32: Các ván khuôn được định hình sẵn.
- Các quy trình lắp dựng cốp pha cho từng loại dầm, sàn, cột.
Cốp pha cột-vách:
Sau khi công tác cốt thép được tiến hành xong, đã được nghiệm thu và được hiệu chỉnh
đối với các thép bị lệch, các công tác xác định vị trí kích thước ván khuôn được tổ đội
trắc đạc thực hiện xong, đội công nhân cốp pha bắt đầu tiến hành lắp dựng cốp pha cột và
vách. Các cục bê tông thể hiện bề dày lớp bê tông bảo vệ được cột trên thép, nhằm tạo
khoảng cách khi lắp ván khuôn tạo lớp bê tông bảo vệ khi đổ bê tông.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
August 1, 2012
S I N H V I Ê N : Đ O À N Q U Ố C T H Ị NH
Page 20
Hình 33: Lắp dựng cốt thép, bê tông bảo vệ.
Cẩu trục vận chuyển tập trung cốp pha cột trên mặt sàn.
Hình 34: Tập trung các ván khuôn trên sàn.
Các bước lắp dựng cốp pha
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
August 1, 2012
S I N H V I Ê N : Đ O À N Q U Ố C T H Ị NH
Page 21
Hình 35: Vệ sinh thép và đo đạc kích thước cột.
Bước 1 : Dựng các tấm ván khuôn cột đã được chế tạo sẵn, tạo liên kết sơ bộ cho
tấm ván khuôn đứng thẳng.
Bước 2: Dùng liên kết đinh cố định sơ bộ các tấm ván khuôn lại với nhau.
Hình 36: Lắp dựng ván khuôn cột.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
August 1, 2012
S I N H V I Ê N : Đ O À N Q U Ố C T H Ị NH
Page 22
Bước 3: Lắp dựng các hệ giằng ngang cho ván khuôn cột. Dùng các cây ty là các
thép d16, được tạo ren sẵn, dùng bu lông như trên hình để cố định chúng lại với nhau.
Hình 37: Lắp dựng các hệ thanh giằng ngang.
Bước 4: Lắp dựng các thanh chống xiên, nhằm giữ ổn định theo phương đứng cho
hệ ván khuôn, đầu trên có gắn kích C, nhằm điều chỉnh độ chặt cho hệ ván khuôn, đông
thời hiệu chỉnh độ thẳng đứng cho ván khuôn.
Hình 38: Kích tăng giảm chiều cao.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
August 1, 2012
S I N H V I Ê N : Đ O À N Q U Ố C T H Ị NH
Page 23
Bước 5: Dùng dây dọi, kiểm tra độ thẳng đứng theo phương đứng của ván khuôn.
Bước 6: Tại các lỗ hở, khe hở của ván khuôn ở dưới đay, cần nhét các tấm mốp để
bịt kín trước khi tiến hành công tác đổ bê tông cho cột, vách.
Hình 39: Cân chỉnh độ thẳng đứng và nhét mốp vào khe hở.
Cốp pha sàn, dầm:
Sau khi hoàn thành hệ dàn giáo cho cốp pha sàn, các đội trắc đạt tiến hành khảo sát, đánh
dấu cao trình cần thiết cho hệ dầm sàn, các đội công nhân cốp pha bắt đầu tiến hành lắp
dựng hệ ván khuôn cho sàn và dầm.
Bước 1: Lắp dựng hệ thanh ngang đỡ cốp pha dầm trước, các thanh ngang là các
thép ống vuông, được lắp trên thép mũ C, trên đầu hệ dàn giáo có kích điều chỉnh khoảng
chiều cao.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
August 1, 2012
S I N H V I Ê N : Đ O À N Q U Ố C T H Ị NH
Page 24
Hình 40: Lắp dựng các thanh đỡ.
Bước 2: Tiến hành lắp dựng các tấm ván khuôn dầm được làm sẵn, tấm đay, và hai
tấm thành bên. Các tấm thành bên được liên kết với các tấm đáy thông qua đinh thép,
được đỡ bằng các hệ thanh ngang.
Hình 41: Lắp dựng ván khuôn dầm.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
August 1, 2012
S I N H V I Ê N : Đ O À N Q U Ố C T H Ị NH
Page 25
Bước 3: Tiến hành lắp dựng tiếp tục các thanh ngang, chuẩn bị cho lắp các ván khuôn
sàn.
Hình 42: Lắp dựng các thanh ngang đỡ sàn.
Bước 4: Tiến hành xỏ ty, thông qua các ống nhựa đối với dầm, nhằm cố định theo
phương ngang giữ ổn định khi chịu lực ngang đổ bê tông.
Bước 5: Tiến hành lắp dựng các tấm ván phủ phim lên mặt hệ thanh ngang được
đặt sẵn, tạo liên kết bằng đinh thép.
Hình 43: Lắp dựng ván phủ phim cho sàn.