Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn E-learing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 46 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ






NGUYỄN QUANG THẮNG









NGIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ
TẠO BÀI GIẢNG RICH MEDIA
THEO CHUẨN E-LEARNING








LUẬN VĂN THẠC SĨ








Hà Nội - 2011

3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC HÌNH VẼ 5
CHƢƠNG I: MỞ ĐẦU 6
CHƢƠNG II: GIỚI THIỆU 8
1.1 Định nghĩa E-Learning 8
1.2 Lợi ích của đào tạo trực tuyến 8
1.3 So sánh đào tạo trực tuyến với đào tạo truyền thống 9
1.4 Hiện trạng phát triển và sử dụng E-Learning trên thế giới và tại Việt Nam 11
1.4.1Trên thế giới 11
1.4.2 Tại Việt Nam 11
1.5 Rich Media 13
1.5.1 Định nghĩa Rich Media 13
1.5.2 Lợi ích của Rich Media 13

CHƢƠNG III: ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN VÀ CÁC VẤN ĐỀ CHUẨN HÓA 15
1.1 Tại sao phải chuẩn hóa? 15
1.1.1. Xây dựng e-learning trên những thành phần tái sử dụng 15
1.1.2. Giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp và sản phẩm khác nhau 16
1.2 Những vấn đề cần chuẩn hóa trong e-learning 17
1.3 Các tổ chức chuẩn hóa e-learning 18
1.4 SCORM 19
1.4.1 Mô hình kết hợp nội dung (Content Aggreation Model) 19
1.4.2 Môi trƣờng thực hiện (Run-time environment) 24
CHƢƠNG IV: WEBCAST EDITOR – CÔNG CỤ ĐÓNG GÓI BÀI GIẢNG THEO
CHUẨN E-LARNING 25
1.1. Mô hình kiến trúc Webcast Editor 26
1.1.1. Các thành phần của Webcast Editor 26
1.1.2. Thành phần ghi lại quá trình giảng dậy 27
1.1.3. Thành phần biên tập và chỉnh sửa 28
1.1.4. Thành phần quản lý Template 29
1.1.5. Thành phần đóng gói bài giảng 30
1.1.6. Nguyên lý hoạt động 32
1.2. Xây dựng công cụ đóng gói bài giảng 34
1.2.1. Use-Cases 36
1.2.2. Ngôn ngữ sử dụng 38
1.3. Giao diện chƣơng trình 39
1.4. Các template Rich Media 42
CHƢƠNG V: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN 44
1.1. Kết quả ứng dụng 44
1.2. Kết luận 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47


4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
Viết tắt
Viết đầy đủ
Ý nghĩa
1.
API
Application
Programming Interface
Giao diện chương trình ứng
dụng, tập hàm LMS sử dụng
2.
ADL

Advanced Distributed
Learning
Tổ chức nghiên cứu và phát
triển SCORM
3.
AICC

Aviation Industry CBT
Committee
Tổ chức nghiên cứu về e-
Learning
4.
AT
Authoring Tool
Công cụ tạo nội dung

5.
CAM
Content Aggregation
Model
Mô hình nội dung kết hợp
6.
CO
Content Organization
Sơ đồ tổ chức hoạt động
7.
IMS

Global Learning
Consortium, Inc
Một tổ chức nghiên cứu về e-
Learning
8.
LCMS
Learning Context
Management System
Hệ quản lý nội dung đào tạo
9.
LIP
Learner Information
Package
Gói thông tin học
10.
LMS
Learning Management
System

Hệ quản lý đào tạo
11.
RTE
Run-Time Environment
Môi trường thực thi - diễn ra
các hoạt động của hệ quản trị
LMS
12.
SCO
Sharable Content Object
Đối tượng nội dung có khả
năng chia sẻ
13.
SCORM
Shareable Content Object
Reference Model
Mô hình đối tượng nội dung
có khả năng chia sẻ, chuẩn e-
Learning của ADL
14.
SN
Sequencing and
Navigation
Trình tự và hướng
15.
HTTP
Hypertext Transfer
Giao thức truyền tải
5


Protocol
16.
IEEE
Institute of Electrical and
Electronics Engineers

17.
URL
Universal Resource
Locator

18.
WWW
World Wide Web

19.
XML
eXtensive Markup
Language

20.
XSD
Xml Schema Definition


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Bài giảng dạng Rich Media sinh ra bằng công cụ Webcast Editor. 13
Hình 2: Sự tái sử dụng giữa các thành phần trong hệ thống e-learning. 16
Hình 3: Chuẩn hóa tạo nên sự thống nhất giữa các công cụ phát triển e-learning. 16
Hình 4: Những vấn đề cần chuẩn hóa trong e-learning. 17

Hình 5: Các tổ chức chuẩn hóa e-learning. 18
Hình 6: Ví dụ về asset. 20
Hình 7: Share Content Object. 20
Hình 8: Content Package. 21
Hình 9: Ví dụ về imsmanifest.xml. 22
Hình 10: Ví dụ Metadata của Webcast Editor. 23
Hình 11: Kiến trúc của Webcast Editor. 27
Hình 12: Param.xml sinh ra từ thành phần ghi lại quá trình giảng dậy 28
Hình 13: Chỉnh sửa và biên soạn nội dung bằng Webcast Editor 29
Hình 14: Cấu trúc file imsmanifest.xml được đóng gói. 31
Hình 15: Nguyên lý hoạt động của Webcast Editor. 33
Hình 16: Tính năng của webcast Editor. 35
Hình 17: User case thiết kế webcast editor. 36
Hình 18: Màn hình chính tạo và các tham số cho project webcast. 39
Hình 19: Màn hình tạo project mới. 39
Hình 20: Màn hình Import Powerpoint, Video và Param 40
Hình 21: Màn hình biên tập Webcast. 40
Hình 22: Màn hình view và chèn thêm các bài trắc nghiệm, các đoạn mô phỏng. 41
Hình 23: Màn hình chỉnh sửa Title. 41
Hình 24: Màn hình tiện ích chỉnh sửa param, convert video. 42
Hình 25: Template Audio Video Cast. 42
Hình 26: Template Audio Video Interview. 43
Hình 27: Template Video Demo Cast. 43


6

CHƢƠNG I: MỞ ĐẦU
Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội thì giáo dục là một trong những vấn đề
quan trọng nhất. Đặc biệt với các nước đang phát triển thì sự nghiệp giáo dục và đào

tạo có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy sự phát triển của quốc gia. Một thập kỉ
trở lại đây, sự phát triển vượt bậc của Công nghệ thông tin và sự bùng nổ của mạng
Internet đã đem đến những làn sóng mới trong giáo dục và đào tạo. Một trong những
xu hướng được đề cập đến nhiều trong thời điểm hiện tại là E-Learning. Bằng cách áp
dụng tối đa khả năng của công nghệ thông tin và mạng, E-Learning xứng đáng là giải
pháp hàng đầu cho mục tiêu đào tạo nhanh chóng và hiệu quả.
Hiện nay, việc áp dụng E-Learning (đào tạo trực tuyến) tại Việt Nam không còn
mới mẻ, đã rất nhiều đơn vị, trường đại học hay trung tâm đào tạo áp dụng và triển
khai các hình thức học trực tuyến, tuy nhiên hầu như các hệ thống học có rất ít nội
dung hay nội dung sơ sài, chỉ có text, hay một số hình ảnh minh họa Nguyên nhân
cho vấn đề này là việc áp dụng các công cụ sản xuất bài giảng còn khá phức tạp nhất là
đối với các giáo viên không theo chuyên ngành công nghệ thông tin. Tại các nước phát
triển như Mỹ, Pháp,… E-Learning đã phát triển, họ áp dụng khá rộng rãi các hình
thức truyền tải nội dung dạng Rich Media (Giàu nội dung video, hình ảnh, âm thanh,
text…). Hình thức này giúp truyền tải được nội dung một cách sinh động và trực quan.
Người học rất dễ dàng theo dõi và tiếp cận nội dung. Để sản xuất được nội dung dạng
Rich Media thông thường sử dụng các công cụ như Microsoft Projecter hay Adobe
Captive… Tuy nhiên các công cụ này vẫn khá phức tạp và nội dung rời rạc khó chỉnh
sửa khi giáo viên gặp sự cố trong quá trình giảng bài…
Xem xét vấn đề trên, em đã nghiên cứu xây dựng và áp dụng một công cụ tạo
bài giảng Rich Media. Công cụ này cho phép sản xuất nội dung rất dễ dàng (kể cả với
người ít tiếp xúc với CNTT) mà khả năng truyền đạt kiến thức của giảng viên tới học
viên đạt hiệu quả rất cao. Ngoài ra, công cụ hoàn toàn áp dụng chuẩn SCORM hay
AICC để thích ứng với các hệ thống đào tạo hiện nay.
Trong quá trình nghiên cứu, được sự giúp đỡ của TS Nguyễn Việt Anh em
đã công bố một bài báo: "WEBCAST EDITOR - Công cụ đóng gói bài giảng theo
chuẩn E-Learning" đã được đăng trên tạp chí "Thông tin - Lý luận và Khoa học
Công nghệ" của Bộ Thông Tin và Truyền Thông Số 404- 07/2011.
7


Nội dung của báo cáo luận văn gồm có các phần như sau:
Chƣơng I: Mở đầu: Lý do chọn đề tài và tóm tắt luận văn
Chƣơng II: Giới thiệu: Giới thiệu về E-Learning, hiện trạng E-Learning tại
Việt Nam. Định nghĩa Rich Media và các lợi ích của Rich Media ứng dụng
trong đào tạo trực tuyến.
Chƣơng III: Đào tạo trực tuyến và các vấn đề chuẩn hóa: Các khái niệm
và lý thuyết cơ bản về chuẩn hóa trong E-Learning.
Chƣơng IV: Webcast Editor – Công cụ đóng gói bài giảng theo chuẩn
SCORM: Bao gồm 2 phần, phần 1 trình bày về mô hình kiến trúc của
Webcast Editor bao gồm các thành phần và nguyên lý hoạt động. Phần 2 sẽ
trình bày về việc phân tích thiết kế chương trình Webcast Editor để tạo bài
giảng Rich Media.
Chƣơng V: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Kết quả đạt được, ưu và
nhược điểm của Webcast Editor .
Chƣơng VI: Kết luận: Kết luận và hướng phát triển tiếp theo.

Do thời gian có hạn, kinh nghiệm lí luận cũng như trình độ nghiên cứu chưa
nhiều nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng
góp, chỉ bảo của các thầy cô, các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.




8

CHƢƠNG II: GIỚI THIỆU

1.1 Định nghĩa E-Learning
E-Learning là sự ứng dụng công nghệ tin học, Internet vào dạy và học nhằm
làm cho công việc giáo dục trở nên dễ dàng, rộng rãi và hiệu quả hơn. E-learning phù

hợp với mọi đối tượng lứa tuổi [8].
E-Learning là tập hợp đa dạng các phương tiện, công nghệ kỹ thuật cho giáo
dục như văn bản, âm thanh, hình ảnh, mô phỏng, trò chơi, phim, thư điện tử, các diễn
đàn thảo luận, phòng hội thảo ảo Để tạo ra các khoá học thật gần gũi với phương
pháp dạy học truyền thống, các nhà cung cấp E-learning thường đưa ra các khoá học
kết hợp các tính năng trên với các chức năng như: làm bài tập, lớp học có giáo viên,
các khoá học tự tương tác
1.2 Lợi ích của đào tạo trực tuyến
 Đào tạo mọi lúc mọi nơi: Truyền đạt kiến thức theo yêu cầu, thông tin đáp
ứng nhanh chóng. Học viên có thể truy cập các khoá học bất kỳ nơi đâu như
văn phòng làm việc, tại nhà, tại những điểm Internet công cộng, 24 giờ một
ngày, 7 ngày trong tuần. Đào tạo bất cứ lúc nào bất cứ nơi đâu họ muốn.
 Tiết kiệm chi phí: Giúp giảm khoảng 60% chi phí bao gồm chi phí đi lại và
chi phí tổ chức địa điểm. Học viên chỉ tốn chi phí trong việc đăng kí khoá
học và có thể đăng kí bao nhiêu khoá học mà họ cần.
 Tiết kiệm thời gian: giúp giảm thời gian đào tạo từ 20-40% so với phương
pháp giảng dạy truyền thống do rút giảm sự phân tán và thời gian đi lại.
 Uyển chuyển và linh động: Học viên có thể chọn lựa những khoá học có sự
chỉ dẫn của giảng viên trực tuyến hoặc khoá học tự tương tác (Interactive
Self-pace Course), tự điều chỉnh tốc độ học theo khả năng và có thể nâng
cao kiến thức thông qua những thư viện trực tuyến.
 Tối ƣu: Nội dung truyền tải nhất quán. Các tổ chức có thể đồng thời cung
cấp nhiều ngành học, khóa học cũng như cấp độ học khác nhau giúp học
viên dễ dàng lựa chọn.
9

 Hệ thống hóa: E-learning dễ dàng tạo và cho phép học viên tham gia học,
dễ dàng theo dõi tiến độ học tập, và kết quả học tập của học viên. Với khả
năng tạo những bài đánh giá, người quản lí dễ dàng biết được nhân viên nào
đã tham gia học, khi nào họ hoàn tất khoá học, làm thế nào họ thực hiện và

mức độ phát triển của họ.
1.3 So sánh đào tạo trực tuyến với đào tạo truyền thống
Bảng 1: So sánh đào tạo trực tuyến với đào tạo truyền thống theo chức năng.
Chức năng
Đào tạo truyền thống
Đào tạo trực tuyến
ĐĂNG KÝ HỌC

Đăng ký tập trung ở một
điểm
Đăng ký ở bất kỳ đâu
CHỌN
KHÓA HỌC
Mất thời gian đăng ký
Khó tổng hợp
Chỉ cần nhấn chuột một
lần
Hệ thống tự động tổng
hợp
THAM GIA
ĐÀO TẠO
Mời giảng viên giảng dạy
nhiều lần
Học một lần
Thời gian bài giảng hạn
chế
Xây dựng nội dung một
lần
Học nhiều lần
Thời gian bài giảng

không hạn chế
THAM GIA THI
CHUẨN HÓA
KIẾN THỨC
Tốn kém giấy tờ
Mất nhiều công chấm bài
Hệ thống tự động chấm
bài và đưa ra kết quả chi
tiết
CHIA SẺ VÀ
QUẢN LÝ
TÀI LIỆU
THAM KHẢO
Tài liệu không tập trung
Không được chuẩn hóa
Tài liệu tập trung cho
toàn thể nhân viên
TRAO
ĐỔICHUYÊN
Quy mô nhỏ & ít người
tham gia
Với forum, không giới
hạn số người tham gia và
10

MÔN
Chủ đề giới hạn
phạm vi doanh nghiệp
Chủ đề đa dạng
QUẢN LÝ LỚP

HỌC
Giới hạn ở quy mô lớp
học nhỏ
Không thể quản lý tự
động được
Không giới hạn quy mô
lớp học
Hệ thống quản lý bán tự
động, hỗ trợ người quản
lý đến mức tối đa
QUẢN LÝ
BÀI GIẢNG
Khó khăn hệ thống và sắp
xếp logic cả các tài liệu
học lẫn kho đề thi
Phần mềm quản lý bài
giảng, kho đề logic theo
từng chuyên mục nên dễ
dàng sử dụng và tìm kiếm
THEO DÕI
HỌC TẬP
Khó theo dõi tiến độ học
tập của từng học viên
Mất công lập bản thống
kê bằng tay
Dễ dàng theo dõi tiến độ
học tập của từng học viên
Bản thống kê được phần
mềm làm tự động ở nhiều
mức độ từ đơn giản đến

phức tạp


11

1.4 Hiện trạng phát triển và sử dụng E-Learning trên thế giới và tại Việt
Nam
1.4.1Trên thế giới
E-Learning, hình thức học trực tuyến rất phổ biến ở các nước có nền công nghệ
phát triển, với nhiều môn học cũng như trung tâm đào tạo; tại Mỹ: Khoảng 80%
trường ĐH sử dụng phương pháp đào tạo trực tuyến, có khoảng 35% các chứng chỉ
trực tuyến được chính thức công nhận; tại Singapore: Khoảng 87% trường ĐH sử dụng
phương pháp đào tạo trực tuyến; tính đến năm 2005, tại Hàn Quốc đã có 9 trường ĐH
trực tuyến trên mạng [9].
Hiện nay có nhiều công ty lớn đầu tư vào E-Learning , nổi bật là các công ty
như SAP, Click2Learn, Docent, Saba, IBM, Oracle, NTT, NEC. Năm 2002, thị trường
này đã đạt 13,5 tỷ USD, năm 2006, E-Learning đạt tới 100 tỷ USD. Người ta dự tính,
đến năm 2010 E-Learning trên toàn cầu đạt 500 tỷ USD. Ở các nước công nghiệp phát
triển, điển hình là Mỹ, lĩnh vực này đang phát triển rất nhanh. Thị trường E-Learning
ở Mỹ đã đạt 10,3 tỷ USD vào năm 2002 và đạt 83,1 tỷ USD vào năm 2006. Tại châu
Á, thị trường này tăng trưởng 25% mỗi năm (đạt 6,2 tỷ USD) ) [9].
1.4.2 Tại Việt Nam
Các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam khẳng định rằng, giáo dục là một trong
những ngành được ưu tiên cao nhất và được hưởng các nguồn đầu tư cao nhất nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục trong những năm tới. Với nỗ lực này, Việt Nam đã quyết
định kết hợp công nghệ thông tin vào tất cả mọi cấp độ giáo dục nhằm đổi mới chất
lượng học tập trong tất cả các môn học và trang bị cho lớp trẻ đầy đủ các công cụ và
kỹ năng cho kỷ nguyên thông tin.
12


Đào tạo trực tuyến (E-Learning) là phương pháp học có chi phí thấp, khả năng
đem lại cơ hội học tập bình đẳng cho tất cả mọi người ở bất kỳ địa điểm nào. Chi phí
sinh hoạt tại các khu vực thành thị nhỏ thấp hơn nhiều so với tại các thành phố lớn như
Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh, giải pháp đào tạo trực tuyến là một giải pháp
hữu hiệu để phổ cập giáo dục cho các vùng như vậy. Vậy, giải pháp đào tạo trực tuyến
(E-Learning ) có thể xoá bỏ khoảng cách giữa những người dân sống tại thành phố lớn
với những người dân sống tại những vùng khó khăn về điều kiện kinh tế và xã hội về
quyền được học tập. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hình thức đào tạo này còn khá mới lạ đối
với mọi người và cũng chỉ tồn tại ở hai lĩnh vực đó là tiếng Anh và Tin học.
Những năm trước đây, website E-Learning ở Việt Nam vẫn chỉ đếm trên đầu
ngón tay và chúng thực sự chưa phải là những giải pháp E-Learning tổng thể cũng
như chưa tuân theo các chuẩn cho E-Learning trên thế giới do vậy chúng ta khó có thể
chia sẻ tri thức cùng các nước khác trên thế giới, điển hình là một số website như sau:
 (thuộc sở hữu của FPT và Englishtown, toàn
bộ các nền tảng (platform) của hệ thống này dựa trên sản phẩm của
Englishtowwn).
 (thuộc sở hữu của công ty TNHH cleverlear),
(thuộc sở hữu của Trung tâm nghiên cứu công
nghệ Kỹ thuật Sài Gòn - saigon CTT).
 và cho luyện thi
đại học.
Nhưng trong thời gian từ năm 2006, E-Learning đã có nhiều khởi sắc, một
phần là được sự quan tâm của chính phủ, một phần là sự nỗ lực của các doanh nghiệp
CNTT nghiên cứu E-Learning để đẩy mạnh nền giáo dục nước nhà. Điển hình năm
2007, trong cuộc thi danh giá của ngành CNTT – “Nhân tài đất Việt” do Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông đồng
tổ chức đã trao tặng giải Nhất cho giải pháp về E-Learning , đó là giải pháp “Học
trực tuyến và thi trực tuyến ứng dụng cho việc nâng cao chất lƣợng đào tạo” của
công ty Trí Nam.


13

1.5 Rich Media
1.5.1 Định nghĩa
Rich Media: là định dạng mới trên internet, là sự kết hợp và đồng bộ của
Video, bảng nội dung (table of content) và nội dung slide.
Rich Media là bước đột phá trong công nghệ truyền thông, nâng cao hiệu quả
trong việc xây dựng nội dung cho đào tạo trực tuyến.

Hình 1: Bài giảng dạng Rich Media sinh ra bằng công cụ Webcast Editor.
1.5.2 Lợi ích của Rich Media
 Nội dung giàu thông tin nên tạo ra sự trực quan, sinh động thu hút và truyền
tải được đầy đủ kiến thức tới học viên.
 Đảm bảo tính chính xác của thông tin thông qua video, audio của
người nói với học viên.
 Người xem cảm thấy thuận tiện nhờ bảng nội dung (table of content), họ có
thể di chuyển tới ngay mục mà họ quan tâm.
 Tốc độ truy cập và bảo mật nhờ kỹ thuật truyền tải dử liệu đặc biệt gọi là
TN- Streamming.
14

 Nền tảng công nghệ web 2.0, tạo ra cho website có tính tương tác cao.
 Sử dụng công nghệ Flash, công nghệ này được cài flash plugin. Mặt khác
công nghệ hiệu ứng gây ấn tượng với người sử dụng.
 Từ một file video quay về định dạng .avi, thông thường rất lớn (30
phút quay thường 2 đến 3G), chúng ta convert về định dạng .flv (tùy
theo chất lượng nhưng thông thường 30M) rất thích hợp cho việc truyền
hình ảnh, âm thanh trên mạng. Kết hợp với kho lưu trữ với công nghệ
streaming. Streaming là truyền theo dòng bit, cho phép người dùng có thể
xem video từ điểm này tới điểm khác trên một nội dung mà không cần

phải chờ đợi nạp toàn bộ nội dung đó.
Nghiên cứu các hệ thống E-Learning hiện nay, chúng ta thấy đa phần nội dung
còn nhiều sơ sài, không phong phú và thiếu sự sinh động trong từng bài giảng. Tuy
trên thị trường đã có các công cụ tạo nội dung khá nổi tiếng nhưng do chưa có quy
trình sản xuất nội dung rõ dàng và còn nhiều phức tạp. Sự sống còn của một hệ thống
E-Learning không phải là các tính năng của hệ thống quản lý LMS mà chính là nội
dung cho hệ thống E-Learning đó, hệ thống phục vụ được bao nhiêu người, truyền tải
được bao nhiêu kiến thức tới học viên. Chính vì nhu cầu đó, luân văn đã nghiên cứu và
xây dựng công cụ Webcast Editor nhằm giúp giảng viên tạo nội dung bài giảng Rich
Media hết sức đơn giản đồng thời tích hợp nhiều media để giúp truyền tải một cách
đầy đủ, sinh động nhất các kiến thức tới học viên.

15

CHƢƠNG III: ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN VÀ CÁC VẤN ĐỀ
CHUẨN HÓA

1.1 Tại sao phải chuẩn hóa?
E-learning ngày càng trở nên phổ biến, thu hút ngày càng đông số lượng học
viên tham gia, cũng như rất nhiều các hãng, các công ty, tổ chức tham gia vào thị
trường xây dựng, cung cấp các chương trình đào tạo e-learning. E-learning phát triển
mạnh mẽ nhưng không theo một chuẩn thống nhất sẽ gây ra nhiều vấn đề:
Người học sẽ gặp khó khăn để tìm được một khóa học phù hợp với họ
(chuẩn hóa giúp việc mô tả thông tin về khóa học theo một quy định thống
nhất và dễ dàng tìm kiếm)
Tác giả xây dựng khóa học gặp khó khăn khi sử dụng những công cụ từ các
nhà cung cấp khác nhau.
Những người quản trị khóa học không thể di chuyển các khóa học với hàng
trăm files, từ hệ quản trị này sang hệ quản trị khác.
Bởi vậy, chuẩn hóa e-learning nhằm những mục đích sau:

1.1.1. Xây dựng e-learning trên những thành phần tái sử dụng
Một trong những mục tiêu quan trọng của vấn đề chuẩn hóa đó là cho phép việc
tái sử dụng nội dung ở mọi mức, không chỉ toàn bộ khóa học, các sách online, mà cả
các đơn vị nhỏ hơn. Vấn đề xây dựng từ những thành phần tái sử dụng được thực hiện
như sau:
Một chương trình giảng dạy (curriculum) được lắp ráp từ những khóa học
(course) tái sử dụng.
Khóa học được xây dựng từ những bài giảng tái sử dụng (lesson).
Bài giảng được xây dựng từ các trang tái sử dụng (page) trong đó chứa đựng
các thành phần tái sử dụng khác.
16

Các đơn vị này được gọi là các đối tượng học tập tái sử dụng (reusable learning
object) Chúng còn có các tên khác là các đối tượng tri thức (knowledge object) hay các
đối tượng chia sẻ nội dung (sharable content object) Những tác giả khóa học có thể tái
sử dụng những đối tượng này cho những mục đích khác nhau trong những dự án khác
nhau. Họ có thể tái sử dụng toàn bộ khóa học hoặc sách, các bài giảng hoặc chương
mục, các trang, các chủ đề hoặc hình ảnh … Điều này cũng có nghĩa tác giả không
phải phát triển toàn bộ nội dung cho một dự án mới.

Hình 2: Sự tái sử dụng giữa các thành phần trong hệ thống e-learning.
1.1.2. Giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp và sản phẩm khác nhau

Hình 3: Chuẩn hóa tạo nên sự thống nhất giữa các công cụ phát triển e-learning.
17

Những nhà sản xuất có thể sử dụng các công cụ khác nhau để xây dựng các
đối tượng học tập có thể tái sử dụng.
Việc chuẩn hóa e-learning giúp hệ quản trị có thể lắp ráp các đối tượng được
xây dựng bởi các công cụ khác nhau, cung cấp bởi các hãng khác nhau.

Hơn nữa, ngay cả hệ quản trị cũng có thể được thay thế bởi một hệ quản trị
khách tương thích mà không phải phát triển lại hoặc lắp ráp lại các khóa
học. Sự chuẩn hóa này giúp người dùng có thể lựa chọn những nhà sản xuẩt,
những công cụ, hệ quản trị tốt nhất.
1.2 Những vấn đề cần chuẩn hóa trong e-learning

Hình 4: Những vấn đề cần chuẩn hóa trong e-learning.
Nhà sản xuất xây dựng những module hoặc đối tượng học tập độc lập từ đó tích
hợp vào một khóa học đồng nhất. Những chuẩn cho phép lắp ghép các module, đối
tượng xây dựng bằng những công cụ khác nhau bởi những nhà sản xuất khác nhau
được gọi là những chuẩn đóng gói (packaging standard).
Nhóm chuẩn thứ 2 cần thiết để những hệ quản trị có thể triển khai các bài giảng
và các thành phần khác và có thể quản trị các bài kiểm tra (test) và các đánh giá khác
(assessment). Nhóm chuẩn này được gọi là chuẩn giao tiếp (communication
standard).
Nhóm chuẩn thứ ba xác định cách thức nhà sản xuất có thể chuẩn bị những mô
tả về khóa học của mình và những module khác để hệ quản trị có thể biên dịch những
18

nhóm nội dung học tập. Nhóm chuẩn này được gọi là chuẩn mô tả (metadata
standard).
Nhóm chuẩn thứ 4 quan tâm tới chất lượng của các các module và khóa học.
Những chuẩn chất lượng này liên quan đến toàn bộ thiết kế của khóa học và các
module cũng như khả năng đáp ứng đối với những đối tượng học viên bị khuyết tật.
Mặc dù tương đối độc lập nhau, 4 loại chuẩn hóa trên nhằm đạt được sự kết hợp
những thành phần chất lượng cao để tạo nên những giải pháp học tập hiệu quả và
phong phú hơn.
1.3 Các tổ chức chuẩn hóa e-learning

Hình 5: Các tổ chức chuẩn hóa e-learning.

Tổ chức chuẩn hóa e-learning lâu đời nhất đó là Aviation Industry CBT
Committee (AICC).
IEEE’s Learning Technology Standards Committee.
IMS Global Consortium.
Advanced Distributed Learning (ADL) với dự án Mô hình tham chiếu đối
tượng có thể chia sẻ nội dung (Sharable Content Object Reference Model
(SCORM)) ADL không trực tiếp xuất bản các chuẩn nhưng đảm bảo lựa
chọn và hiện thực hóa những chuẩn tốt nhất được các tổ chức khác đưa ra từ
trước. SCORM được sử dụng và được hỗ trợ rộng rãi nhất hiện nay.

19

1.4 SCORM
SCORM viết tắt của The Sharable Content Object Reference Model, được dịnh
là mô hình tham chiếu nội dung, do tổ chức ADL (Advanced Distributed Learning)
được Bộ quốc phòng Mĩ (Department of Defense (DoD)), văn phòng Nhà Trắng về
chính sách Khoa học và Công nghệ (White House Office of Science and Technology
Policy (OSTP)) thành lập năm 1997 công bố [1]. Nhiệm vụ của ADL là cung cấp các
truy cập tới các hệ E-Learning với chất lượng cao nhất, thiết kế phù hợp với những yêu
cầu cá nhân, đạt hiệu quả và mọi nơi mọi lúc và tương thích giữa nhà cung cấp nội
dung và các hệ thống LMS khác nhau.
SCORM bao gồm các đặc tả: đặc tả mô hình kết hợp nội dung (Content
Aggregation Model), đặc tả Môi trường thực thi (Run-time Environment)
Hiện nay SCORM đã phát triển qua 4 phiên bản từ SCORM 1.0, 1.1, 1.2 và 2004
phiên bản 4. SCORM có các đặc tính kỹ thuật sau [1]:
Tính bền vững (Durability): Khả năng trụ vững với sự phát triển của sự phát
triển và thay đổi của công nghệ mà không phải thiết kế lại tốn kém, cấu hình
lại.
Tính linh động (Interoperability): Khả năng làm cho các thành phần giảng
dạy tại một nơi với một tập công cụ hay nền (platform) và sử dụng chúng tại

một nơi khác với một tập các công cụ hay nền.
Tính truy cập đƣợc (Accessibility): Khả năng định vị và truy cập các nội dung
giảng dạy từ một nơi ở xa và phân phối nó tới các vị trí khác.
Tính tái sử dụng (Reusability): Khả năng mềm dẻo trong việc kết hợp các
thành phần giảng dạy trong nhiều ứng dụng và nhiều ngữ cảnh khác nhau.

1.4.1 Mô hình kết hợp nội dung (Content Aggreation Model)
Content Model: Mô hình nội dung của SCORM mô tả các thành phần
SCORM. Mô hình nội dung SCORM được cấu thành bởi các khái niệm: tài sản
(asset), đối tượng chia sẻ (Sharable Content Object) và tổ chức nội dung (Content
Organization) [2].
20

- Asset: là một thể hiện dạng số của các phương tiện như văn bản, hình ảnh,
âm thanh …


Hình 6: Ví dụ về asset.
- Sharable Content Object (SCO): Là một tập hợp của một hoặc nhiều
Asset tạo thành một nguồn tài nguyên đơn nhất. SCO phải có quá trình khởi
tạo và kết thúc giao tiếp với LMS.

Hình 7: Share Content Object.
- Content aggregation: Là quá trình tích hợp các tài nguyên (SCO/Asset)
thành một cấu trúc đồng nhất nhằm phục vụ một nhu cầu học tập. Content
aggregation cung cấp cơ chế cho việc định nghĩa thứ tự mà các tài nguyên
học được biểu diễn tới học viên .
Content Packaging: một gói nội dung bao gồm 2 phần chính.
21


- Một file xml mô tả cấu trúc nội dung và liên kết các tài nguyên của gói,
được gọi là file bản kê: imsmanifest.xml. File bản kê này phải nằm ở gốc của
gói nội dung.
- Các file vật lý tạo nên gói nội dung.


Hình 8: Content Package.
Các file vật lý và file bản kê xml được đóng gói trong một tệp dạng lưu trữ nén:
file PIF (Package Interchange File). Định dạng file này phải tuân theo chuẩn định dạng
file PKZip (.zip)
- Dữ liêu mô tả (Meta-data): mô tả nội dung của gói.
- Tổ chức (Organization): chứa cấu trúc nội dung hoặc tổ chức các tài nguyên
học tập.
- Các tài nguyên (Resources): các tài nguyên dùng trong gói.
- Các bản kê con (sub manifest): một bản kê có thể chứa trong nó một số bản
kê con khác.
22


Hình 9: Ví dụ về imsmanifest.xml.
Meta-Data: là những hướng dẫn được áp dụng vào để mô tả các thành phần nội
dung như Asset, SCO và Content Aggregation. Các phần tử metadata được quy định
theo một kiểu thống nhất với mục đích tìm kiếm và dễ dàng cho tính chia sẻ và sử
dụng lại của các thành phần nội dung.
Asset
Content Structure
Information Model
SCO
<manifest>
<organizations>

<organization>
<title>
<item>

</item>
</organization>
</organizations>
<resources>
<resource href=“index.htm”
adlcp:scormtype=“sco”
identifier=“R_01”>
<metadata>
<schema>ADL SCORM</schema>
<schemaversion>1.2</schemaversion>
<adlcp:location>R_01.xml</adlcp:location>
</metadata>
<file href=“index.htm”/>
<file href=“image1.jpg”>
<metadata>
<schema>ADL SCORM</schema>
<schemaversion>1.2</schemaversion>
<adlcp:location>image1.xml</adlcp:location>
</metadata>
</file>
</resource>

</resources>
</manifest>
23



Hình 10: Ví dụ Metadata của Webcast Editor.
SCORM đưa ra 9 phần tử chính để tạo ra một meta-data có khả năng tương hợp
với chuẩn SCORM. Đó là các phần tử sau:
1) Phần tử General nhóm thông tin chung mô tả toàn bộ tài nguyên
2) Phần tử Lifecycle nhóm những đặc điểm có liên quan đến trạng thái lịch sử
và hiện tại của tài nguyên này và những trạng thái đã có ảnh hưởng tới tài
nguyên này trong suốt quá trình phát triển của nó.
3) Phần tử Meta-metadata nhóm thông tin về siêu dữ liệu ghi chính nó (tốt hơn
tài nguyên bản ghi mô tả)
4) Phần tử Technical nhóm những yêu cầu và đặc thù kỹ thuật của tài nguyên.
5) Phần tử Educational nhóm những đặc thù có tính giáo dục và sư phạm của
tài nguyên.
24

6) Phần tử Rights nhóm những điều kiện và quyền thuộc tính tri thức của việc
sử dụng cho tài nguyên
7) Phần tử Relation nhóm những đặc điểm định nghĩa mối quan hệ giữa tài
nguyên này và những tài nguyên được định hướng khác.
8) Phần tử Annotation cung cấp những chú thích trên việc sử dụng có tính giáo
dục của của tài nguyên và thông tin khi và bởi những thông tin được tạo ra.
9) Phần tử Classification mô tả nơi tài nguyên nằm trong hệ thống phân loại
đặc biệt.

1.4.2 Môi trƣờng thực hiện (Run-time environment)
Một trong những mục đích của SCORM là các tài nguyên đào tạo phải có thể
tái sử dụng và có thể thao tác qua LMS. Do đó, cần phải có một cách thức chung để
bắt đầu (launch) các tài nguyên đào tạo, một cơ chế chung để các tài nguyên đào tạo
giao tiếp với một hệ thống LMS và một ngôn ngữ đã định nghĩa trước hoặc một khuôn
dạng cú pháp chung cho giao tiếp [3].

Có ba khía cạnh trong Run–Time Environment đó là: Launch, Application
Program Interface (API) và Data Model.
Launch: định nghĩa một cách thống nhất cho các hệ LMS trong việc khởi tạo
các tài nguyên học. Nó định nghĩa các trình tự và các trách nhiệm cho việc thiết lập
một giao tiếp giữa các tài nguyên được phân phát với hệ LMS. Các giao thức giao tiếp
được chuẩn hóa bằng việc sử dụng các hàm API chung.
API: là cơ chế giao tiếp để thông báo cho LMS về trạng thái của những tài
nguyên đào tạo (ví dụ: trạng thái khởi tạo, trạng thái kết thúc hay trạng thái lỗi…), và
được sử dụng cho việc get và set dữ liệu (ví dụ: điểm, giới hạn thời gian,…) giữa LMS
và SCO.
Data Model: là một tập chuẩn các phần tử dữ liệu được sử dụng để định nghĩa
thông tin mà thông tin đó được dùng để giao tiếp.

25

CHƢƠNG IV: WEBCAST EDITOR – CÔNG CỤ ĐÓNG GÓI
BÀI GIẢNG THEO CHUẨN E-LARNING
Chúng ta thường rất ít ghi lại các kiến thức mà các giảng viên giảng trên giảng
đường hay các bài diễn thuyết quan trọng, nếu ghi lại được những kiến thức đó thì vô
cùng quý giá cho thế hệ sau tham khảo và nghiên cứu.
Nếu ghi lại, thông thường chúng ta quay lại bằng video, khi quay bằng video thì
dung lượng file video rất lớn, việc đưa lên mạng hay các hệ thống đào tạo trực tuyến
vô cùng khó khăn. Hơn nữa, nếu quay slide thì slide rất mờ và rất khó theo dõi. Xuất
phát từ nhu cầu trên chúng tôi đã nghiên cứu công cụ Webcast Editor để có thể ghi lại
quá trình giảng dậy đó một cách tối ưu nhất.
Công cụ Webcast Editor sẽ tạo ra các bài giảng dưới dạng Rich Media. Rich
Media là sự kết hợp và đồng bộ của Video, danh mục nội dung và nội dung bài học,
với hình thức này giúp việc truyền tải nội dung một cách rất sinh động và trực quan.
Người học rất dễ dàng theo dõi và tiếp cận nội dung. Hơn nữa, Công cụ này cho phép
sản xuất nội dung hết sức dễ dàng (kể cả với người ít tiếp xúc với CNTT), đồng thời

công cụ hoàn toàn áp dụng chuẩn SCORM hay AICC để thích ứng với các hệ thống
đào tạo hiện nay.
Hiện nay, trên thị trường cũng đã có những công cụ sản xuất nội dụng bài giảng
khác từ PowerPoint đã được dùng phổ biến như: Echo 360[7], Adobe Presente,
AdobeCaptivate, Microsoft Producer, ISpring[4]. Trong đó có công cụ Echo 360 được
tích hợp trong 1 thiết bị, cho phép ghi lại quá trình giảng dậy của giảng viên và sau đó
xuất ra 1 bài giảng E-learning nhưng công cụ không cho phép chỉnh sửa hay chèn
thêm các đoạn demo, tương tác hay các bài trắc nghiệm; Còn công cụ Adobe Captivate
có thể tạo ra các đoạn mô phỏng hết sức trực quan và sinh động hay các bài thi trắc
nghiệm với đầy đủ các loại câu hỏi đúng sai, sắp xêp, ghép câu,… Tuy nhiên việc biên
soạn nội dung bằng các công cụ trên thường phải ngồi trực tiếp ghi hình, ghi âm và sau
đó ghép âm thanh hình ảnh vào từng slide bài giảng. Việc làm này sẽ mất nhiều thời
gian và không thể tự nhiên bằng việc thu lại hình ảnh liên tục của giảng viên trong lúc
giảng, việc giảng này giảng viên sẽ có nhiều cảm ứng được truyền cảm hơn.
26

Với Webcast Editor, chúng ta có thể khắc phục được vấn đề của Echo 360, cho
phép giảng viên sau khi giảng bài có thể chỉnh sửa dễ dàng, ngoài ra còn có thể kết
hợp với tài nguyên tạo ra bởi các công cụ khác như việc mô phỏng bằng Adobe
Captive hay kiểm tra bằng ISpring để bài giảng sinh động hơn, truyền tải được đầy đủ
nội dung của giảng viên.
Trong chương này, phần 1 – sẽ trình bày mô hình kiến trúc của Webcast Editor
bao gồm các thành phần và nguyên lý hoạt động. Phần 2- sẽ trình bày về việc phân
tích thiết kế chương trình Webcast Editor để tạo bài giảng Rich Media.
1.1. Mô hình kiến trúc Webcast Editor
Để người học tiếp thu được nhanh chóng và hiệu quả, chúng ta cần xây dựng
được bài giảng “càng giống với thực tế” càng tốt vì vậy ngoài nội dung bài giảng
chúng ta cần phải truyền tải được hình ảnh và âm thanh thuyết giảng của giảng viên
vào nội dung bài giảng đồng thời cho phép kết hợp các hoạt động như mô phỏng, kiểm
tra hay minh họa Công cụ Webcast Editor cho chúng ta biên soạn kết hợp và tạo ra

bài giảng E-Learning hết sức dễ dàng.
1.1.1. Các thành phần của Webcast Editor
Webcast Editor có 4 thành phần chính sau:
- Thành phần ghi lại quá trình giảng dậy: Thực hiện ghi lại quá trình giảng
bài của giảng viên. Đầu ra của thành phần này là file Param.tn đã được mã hóa
ghi lại quá trình next, back slide và File Video, Audio ghi lại hình ảnh giảng
viên.
- Thành phần biên tập và chỉnh sửa: Chỉnh sửa và biên tập lại nội dung, ghép
thêm các đoạn demo tương tác hay các bài trắc nghiệm vào bài giảng.
- Thành phẩn quản lý Template: Quản lý và bổ sung các template bài giảng
khác nhau như: Videocast, AudioCast, VideoDemoCast, AudioDemoCast,
VideoInterview, AudioInterview…
Thành phần đóng gói bài giảng theo dạng chuẩn SCORM, AICC: Đóng gói
bài giảng theo dạng chuẩn E-Learning, có thể up lên các hệ thống LMS tuân thủ chuẩn
E-Learning.

×