Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Nghiên cứu, cải tiến phương pháp mở rộng câu hỏi và tích hợp vào hệ thống tìm kiếm thực thể tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 50 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ



PHẠM THỊ THU UYÊN



NGHIÊN CỨU, CẢI TIẾN PHƢƠNG PHÁP MỞ RỘNG
CÂU HỎI VÀ TÍCH HỢP VÀO HỆ THỐNG TÌM KIẾM
THỰC THỂ TIẾNG VIỆT


Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin
Mã số: 60.48.05


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Quang Thụy



Hà Nội - 2011
3

Mục lục
Chương 1. Bài toán Mở rộng truy vấn trong hệ thống tìm kiếm 9


1. 1. Giới thiệu hệ thống tìm kiếm 9
1. 2. Bài toán Mở rộng truy vấn 10
1.2. 1. Định nghĩa bài toán Mở rộng truy vấn 10
1.2. 2. Một số cần quan tâm khi thực hiện mở rộng truy vấn 12
1. 3. Tóm tắt chương 1 13
Chương 2. Một số phương pháp mở rộng truy vấn 14
2.1 Phương pháp thủ công 14
2.2 Phương pháp tự động 15
2.2.1 Mối quan hệ giữa các khái niệm 15
2.2.2. Một số nghiên cứu về mở rộng truy vấn sử dụng tập từ điển 19
2.3 Phương pháp kết hợp 20
2.3.1 Tự động sinh ra tập từ đồng nghĩa 20
2.3.2 Phương pháp sử dụng query log 20
2.3.3 Mở rộng truy vấn dựa vào tập từ đồng nghĩa và hình thức biểu diễn từ. . 22
2.3.4 Mở rộng truy vấn sử dụng đồ thị khái niệm wikipedia 23
2.4 Tóm tắt chương 2 26
Chương 3. Mô hình đề xuất 27
3.1 Cơ sở thực tiễn 27
3.2 Mở rộng truy vấn 28
3.3 Mô hình hệ thống tìm kiếm thực thể áp dụng cho tiếng Việt 33
3.4 Tóm tắt chương 3 34
Chương 4. Thực nghiệm và đánh giá 35
4.1. Môi trường thực hiện 35
4.2. Quá trình thực nghiệm 36
4.2.1. Nội dung, kịch bản thực nghiệm 36
4.2.2. Thực nghiệm mở rộng truy vấn 36
4.2.3. Thực nghiệm và đánh giá kết quả tìm kiếm trả về thông qua việc mở rộng
truy vấn 45
Tài liệu tham khảo 49
4


Danh sách hình vẽ
Hình 1. Mô hình hệ thống tìm kiếm 9
Hình 2. Các câu truy vẫn hỗ trợ khi nhập câu truy vấn “Hồ Chí Minh” 12
Hình 3. Mô hình của phương pháp xây dựng khối (building block) 15
Hình 4. Mối liên hệ giữa từ “car” với các từ khác thông qua các mối quan hệ 16
Hình 5. Giới thiệu về YAGO 18
Hình 6. Đồ thị mô tả mối quan hệ cho câu truy vấn “jaguar” 22
Hình 7. Mô hình Mở rộng truy vấn sử dụng đồ thị khái niệm Wikipedia 24
Hình 8. Mô hình Mở rộng truy vấn 28
Hình 9. Mô hình chung của hệ thống tìm kiếm 33
Hình 10. Đồ thị mối quan hệ giữa các câu truy vấn chứa từ “máy tính” 42


5

Danh sách bảng
Bảng 1. Mối quan hệ ngữ nghĩa trong WordNet 17
Bảng 2. Tập câu truy vấn và session 30
Bảng 3. Cấu hình phần cứng sử dụng trong thực nghiệm 35
Bảng 4. Một số phần mềm sử dụng 35
Bảng 5. Tập 10 câu truy vấn đầu tiên trong một phiên giao dịch của người dùng 37
Bảng 6. Một số câu truy vấn và link kết quả các phiên giao dịch của người dùng 39
Bảng 7. Thống kê số truy vấn, phiên giao dịch và tập luật liên kết dựa vào tập query
log ngày 11/04/2009 40
Bảng 8. Tập 20 câu truy vấn đầu tiên chứa từ “máy tính” 40
Bảng 9. Một số luật liên kết giữa các câu truy vấn có chứa từ “máy tính” 41
Bảng 10. Thống kê số câu truy vấn chứa từ “máy tính” và tập luật liên kết 41
Bảng 11. Tập 20 khái niệm liên quan câu truy vấn “máy tính” trọng số cao nhất 43
Bảng 12. Một số các câu truy vấn mở rộng cho truy vấn “máy tính” 44

Bảng 13. Kết quả mở rộng truy vấn của một số câu truy vấn 45
Bảng 14. Số lượng trang web tìm được khi thực hiện tìm kiếm 46
Bảng 15. Số lượng trang web có nội dung khác nhau 46
Bảng 16. Số lượng trang web thực sự chứa cụm từ truy vấn 47


6

Bảng viết tắt
STT
Viết tắt
Giải thích
1
WWW
World Wide Web
2
TREC
Text Retrieval Conference
3
TF
Term Frequency
4
HAC
Hierachical Agglomerative Clustering


7

Mở đầu
Các bài toán cơ bản cho trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên vẫn luôn nhận được sự

quan tâm đặc biệt từ các nhà nghiên cứu. Đây là nền tảng cho việc xây dựng và phát
triển các bài toán ứng dụng khác. Mở rộng truy vấn là một trong số đó, bài toán này
được đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới từ lâu [8, 12, 15, 13] và hiện nay vẫn
được nghiên cứu và cải tiến. Bài toán mở rộng tập truy vấn với mục đích xác định cụ
thể mục đích, ngữ cảnh tìm kiếm của người sử dụng thông qua việc bổ sung thêm một
số từ, khái niệm liên quan nhằm đưa ra những kết quả chính xác đáp ứng nhu cầu của
người dùng. Đồng thời, mở rộng truy vấn được ứng dụng trong nhiều bài toán khác
như: Hệ thống tìm kiếm [14, 21], Hệ thống hỏi đáp [14],…Vì vậy, bài toán Mở rộng
truy vấn đã nhận được sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu tại các hội nghị lớn trên thế
giới trong những năm gần đây như: ACM
1
, WWW
2
, Text Retrieval Conference
(TREC)
3
….
Trong thời gian gần đây, mặc dù đã có nhiều phương pháp mới đưa ra nhằm cải
tiến việc mở rộng truy vấn nhưng đây vẫn là bài toán nhận được nhiều sự quan tâm từ
các nhà nghiên cứu cho các ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. Tương tự như
tiếng Anh, mở rộng truy vấn cũng là một bài toán được đề cập nhiều từ xưa tới nay
nhằm cải tiến việc tìm kiếm để đưa ra kết quả chính xác trong các hệ thống như Hệ
thống tìm kiếm, Hệ thống hỏi đáp, Việc đưa ra một phương pháp tốt nhất cho tiếng
Việt hiện nay vẫn đang là một vấn đề còn gặp nhiều khó khăn do hiện tại tài nguyên
ngôn ngữ học cũng như các kĩ thuật xử lý còn đang dần được hoàn thiện. Vì thế, nhiều
bài toán xử lý cho ngôn ngữ tiếng Việt còn gặp nhiều hạn chế.
Mục tiêu của luận văn này là tìm ra phương pháp nhằm nâng cao chất lượng kết
quả tìm kiếm của hệ thống tìm kiếm tiếng Việt. Để thực hiện công việc trên, luận văn
thực hiện khảo sát, nghiên cứu để đề xuất một phương pháp Mở rộng truy vấn tối ưu
cho ngôn ngữ Tiếng Việt. Để tiếp cận mục tiêu này, luận văn nghiên cứu và giới thiệu

một số phương pháp Mở rộng truy vấn được nghiên cứu từ trước tới nay, chú trọng tới
các phương pháp cập nhật. Từ đó, luận văn đề xuất mô hình mở rộng truy vấn bằng
phương pháp sử dụng lịch sử giao dịch của n gười dùng dựa trên nghiên cứu của
Bruno và các cộng sự, 2005[4]. Thêm vào đó, luận văn áp dụng mô hình đề xuất vào
Hệ thống tìm kiếm thực thể tiếng Việt. Thông qua kết quả cung cấp cho người dùng


1

2

3

8

khi sử dụng Hệ thống tìm kiếm, hệ thống cũng đánh giá được hiệu quả của Mô hình xử
lý cho bài toán Mở rộng truy vấn.
Nội dung của luận văn được chia thành các chương như sau:
 Chương 1: Bài toán Mở rộng truy vấn trong hệ thống tìm kiếm. Chương này
giới thiệu sơ lược về mô hình của hệ thống tìm kiếm. Các bài toán liên quan để
cải tiến kết quả của Hệ thống tìm kiếm. Tiếp đó, trình bày định nghĩa về bài
toán Mở rộng truy vấn và một số vấn đề gặp phải
 Chương 2: Một số phương pháp thực hiện mở rộng truy vấn giới thiệu một số
phương pháp mở rộng truy vấn tiêu biểu đã được đưa ra từ trước tới nay
 Chương 3: Đề xuất mô hình Mở rộng truy vấn và mô hình cho Hệ thống tìm
kiếm tiếng Việt. Chương này thực hiện phân tích, đề xuất một phương pháp để
giải quyết bài toán Mở rộng truy vấn cho tiếng Việt và trình bày việc áp dụng
phương pháp đề xuất để xây dựng Hệ thống tìm kiếm tiếng Việt
 Chương 4: Một số thực nghiệm và kết quả đạt được trình bày quá trình thực
nghiệm của luận văn cho bài toàn Mở rộng truy vấn và việc áp dụng mô hình

trên vào hệ thống tìm kiếm tiếng Việt, từ đó đưa ra một số đánh giá, nhận xét
các kết quả đạt được.

9


Chƣơng 1. Bài toán Mở rộng truy vấn trong hệ thống tìm kiếm
Tìm kiếm thông tin là nhu cầu cần thiết trong cuộc sống, con người có được thông tin
từ rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau như sách vở, tạp chí,… Hiện nay, việc tin học
hóa vào cuộc sống ngày càng cao và thời đại thông tin bùng nổ thì Internet là một
trong những nguồn tài liệu mà con người thường sử dụng nhất. Internet là một kho dữ
liệu đồ sộ, tuy nhiên để khai thác được nó là một thách thức lớn vì dữ liệu trên Internet
quá đa dạng và không có cấu trúc. Vì thế, để tìm được thông tin cần thiết và chính xác
với mong muốn của người sử dụng là một bài toán khó. Chương này sẽ giới thiệu tổng
quát về hệ thống tìm kiếm và trình bày bài toán Mở rộng truy vấn để giải quyết vấn đề
trên.
1. 1. Giới thiệu hệ thống tìm kiếm
Thông tin trên World Wide Web rất đa dạng và là kho dữ liệu lớn. Tuy nhiên,
để khai thác nguồn tri thức này một cách hiệu quả là một vấn đề lớn. Đặc biệt khi
lượng thông tin ngày càng nhiều và luôn thay đổi. Ngoài ra, hình thức thông tin cũng
ngày càng đa dạng, từ văn bản tới âm thanh, hình ảnh,… Vì vậy sẽ gây khó khăn cho
người dùng trong việc tìm kiếm thông tin. Do đó, cần phải tổ chức, quản lý thông tin
từ www cho phù hợp nhằm thuận lợi cho việc khai thác. Máy tìm kiếm ra đời là một
công cụ hữu ích cho việc khai thác thông tin. Kiến trúc chung của một hệ thống tìm
kiếm được mô tả theo như hình 1 bên dưới

Hình 1. Mô hình hệ thống tìm kiếm

10



Các module của hệ thống tìm kiếm bao gồm:
- Thu thập dữ liệu (Crawler): Thành phần này chịu trách nhiệm đi dọc theo các
siêu liên kết trên WWW để thu thập các trang web để đảm bảo tính đầy đủ, và
tươi mới của thông tin.
- Đánh chỉ mục (Indexer): Thành phần này thực hiện việc lưu trữ nội dung các
trang Web theo cấu trúc chỉ mục ngược đảm bảo việc truy suất nhanh thông tin.
- Xử lý truy vấn (Query Engine): Thành phần này thực hiện xử lý với các truy
vấn của người dùng rồi chuyển về dạng phù hợp thực hiện cho việc tìm kiếm.
- Xếp hạng (Ranking): Thành phần này thực hiện việc xếp hạng lại kết quả các
trang theo độ phù hợp với câu truy vấn trước đi khi trình bày tới người dùng.
Như đã đánh giá, để đưa ra được kết quả chính xác theo mong muốn của người
sử dụng thì hệ thống tìm kiếm phải ngày càng được hoàn thiện. Để tăng độ chính xác
và cải thiện hệ thống, có rất nhiều bài toán con được đặt ra. Dựa vào mô hình chung
của hệ thống tìm kiếm, ta có thể thấy một số bài toán được đề cập đến như: Xử lý truy
vấn ban đầu, việc thu thập dữ liệu, bài toán đánh chỉ mục dữ liệu hay bài toán xếp
hạng,… Đây là những bài toán đã nhận được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra giải pháp
nhằm cải thiện kết quả [5][6].
Đối với luận văn này, chúng tôi đánh giá muốn một hệ thống tìm kiếm có thể
đưa ra kết quả chính xác cho người dùng thì hệ thống đó phải hiểu được người dùng
mong muốn tìm kiếm điều gì? Tức là phải hiểu được câu truy vấn người dùng nhập
vào hay các thông tin về ngữ cảnh, mục đích tìm kiếm phải xác định được. Với suy
nghĩ trên, luận văn này thực hiện tập trung vào bài toán xử lý truy vấn ban đầu, một
trong những phương pháp được đề cập là thực hiện Mở rộng truy vấn.
1. 2. Bài toán Mở rộng truy vấn
1.2. 1. Định nghĩa bài toán Mở rộng truy vấn
Khi sử dụng Hệ thống tìm kiếm, người dùng sẽ nhập vào câu truy vấn để trả về
một tập tài liệu có nội dung liên quan. Tuy nhiên, có rất nhiều kết quả được trả về với
những nội dung khác nhau, cụ thể như sau:
- Khi nhập vào hệ thống một câu truy vấn, hệ thống sẽ trả về nhiều khái niệm

đồng nghĩa
Ví dụ: nhập từ khóa “cafe”, kết quả trả về có thể có những tài liệu có thông tin
liên quan tới từ khóa “café”. Tuy nhiên, cũng có những tài liệu có nội dung liên
quan tới khái niệm “restaurant”. Vì vậy, dựa vào tập tài liệu trả về bao gồm
11


thông tin của cả 2 khái niệm trên, người dùng có thể tìm được thông tin đúng
với yêu cầu.
- Trường hợp khác, hệ thống cũng có thể trả về những tập tài liệu chứa câu truy
vấn nhưng có thông tin khác nhau.
Ví dụ: Nhập từ “apple”, hệ thống có thể trả về các tập tài liệu chứa từ khóa và
các từ khóa liên quan như “company” và “fruit”
Từ “apple”, có nghĩa là quả táo. Có thể liên tưởng tới việc người dùng muốn
tìm thông tin liên quan tới một loại trái cây. Tuy nhiên, “apple” cũng là thương
hiệu của một công ty sản xuất máy tính nổi tiếng. Vì vậy, để tìm được đúng tài
liệu mong muốn, người dùng phải thực hiện tìm kiếm trong tập tài liệu trả về.
Điều này gây bất tiện cho người sử dụng.
Nhận xét: Khi người dùng nhập vào các từ khóa không “tốt”, tức các từ khóa
đa nghĩa, không có ý nghĩa hoặc từ khóa thiếu thông tin về miền tri thức tìm kiếm.
Thông qua máy tìm kiếm, kết quả trả về sẽ bao gồm nhiều thông tin và người dùng sẽ
mất thêm thời gian cho việc tìm kiếm để có được thông tin mà mình mong muốn. Để
giải quyết vấn đề trên, bài toán “Mở rộng truy vấn” được đặt ra nhằm bổ sung thêm
thông tin và xác định ngữ cảnh giúp hệ thống tìm kiếm đưa ra kết quả chính xác nhất.
Định nghĩa: Mở rộng truy vấn là quá trình bổ sung một số từ vào truy vấn của
người dùng nhằm tạo ra các truy vấn mới tương đồng ngữ nghĩa, để từ đó giúp hệ
thống có thêm thông tin theo ngữ cảnh nhằm cải tiến các kết quả truy vấn [19].
Ví dụ: Câu truy vấn của người dùng: “car”
Sau khi mở rộng truy vấn, câu truy vấn mở rộng sẽ bao gồm: car, cars, automobile,
auto,

Theo Efthimiadis [7] đã nhận xét phần lớn các lợi ích thu được trong việc tìm
kiếm thông tin có độ truy hồi cao phụ thuộc vào việc so trùng các từ khóa. Đối với
việc mở rộng truy vấn, hệ thống xác định ngữ nghĩa truy vấn được chính xác hơn, điều
đó cho phép kết quả truy vấn tốt hơn. Thông qua kết quả truy vấn mở rộng, người
dùng có thể học tập cách phát biểu truy vấn rõ ràng và chính xác hơn để thu được các
kết quả hữu ích.

12


1.2. 2. Một số cần quan tâm khi thực hiện mở rộng truy vấn
Năm 2010, qua quá trình nghiên cứu Sean [19] đã đưa ra hai vấn đề cần quan tâm tới
khi thực hiện bài toán mở rộng truy vấn là:
 Nguồn dữ liệu
Các khái niệm như thế nào được sử dụng cho việc mở rộng truy vấn? Tức là ta
quan tâm tới nguồn thông tin được sử dụng cho việc mở rộng truy vấn để đảm bảo bao
trùm được toàn bộ được tất cả các ý nghĩa của câu truy vấn.
Hiện nay, nhiều máy tìm kiếm cũng đã hỗ trợ người dùng trong việc bổ sung
thêm thông tin vào câu truy vấn.Ví dụ: Như máy tìm kiếm Google hỗ trợ cho câu truy
vấn “Hồ Chí Minh” như sau:

Hình 2. Các câu truy vẫn hỗ trợ khi nhập câu truy vấn “Hồ Chí Minh”
Dựa vào những gợi ý của Google thì những câu truy vấn trên chỉ là bổ sung
thêm các thông tin để nói đến một người, có thể là Bác Hồ hay Nguyễn Ái Quốc,
Nguyễn Tất Thành. Tuy nhiên, khi nhập vào câu truy vấn “Hồ Chí Minh”, người dùng
cũng có thể mong muốn tìm kiếm những thông tin liên quan tới một địa danh như
“Thành phố Hồ Chí Minh”, hay những thông tin khác như “Giải thưởng Hồ Chí
Minh”, “tư tưởng Hồ Chí Minh”,….
Ta có thể nhận thấy, những thông tin gợi ý mở rộng trên của máy tìm kiếm
Google chưa bao hàm hết được những thông tin có thể được mở rộng của câu truy vấn

ban đầu. Vì vậy, ta cần quan tâm tới nguồn dữ liệu phục vụ cho việc mở rộng truy vấn
phải đảm bảo có đầy đủ thông tin về câu truy vấn.

13


 Độ đo đƣợc sử dụng cho việc đánh trọng số các khái niệm
Để có thể đưa ra những câu truy vấn mở rộng nhằm làm rõ ý nghĩa cũng như
ngữ cảnh cho câu truy vấn thì cần phải có một cách thức đánh giá thứ tự ưu tiên cho
các khái niệm có liên quan, hay cần phải có một phương thức hay độ đo để đánh trọng
số cho các khái niệm.
1. 3. Tóm tắt chƣơng 1
Trong chương này, luận văn giới thiệu khái quát về kiến trúc chung của hệ thống tìm
kiếm, một số bài toán được đặt ra nhằm cải thiện độ chính xác cho hệ thống. Đồng
thời, đề cập tới bài toán Mở rộng truy vấn – một phương pháp xử lý truy vấn đầu vào
cho hệ thống tìm kiếm. Trong chương tiếp theo, luận văn trình bày một số phương
pháp Mở rộng truy vấn đã được nghiên cứu và công bố.
14


Chƣơng 2. Một số phƣơng pháp mở rộng truy vấn
Mở rộng truy vấn được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm vào có nhiều công
trình nghiên cứu về bài toán này [13, 15, 18]. Đã có rất nhiều nhóm giải pháp và
hướng tiếp cận khác nhau, mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng. Chương
này thực hiện trình bày các phương pháp đã được nghiên cứu và áp dụng vào Hệ thống
tìm kiếm, Hệ thống hỏi đáp, mỗi phương pháp trình bày một hướng xử lý cụ thể.
Bài toán mở rộng truy vấn được đặt ra trong việc xây dựng truy vấn ban đầu
cho việc tìm kiếm trực tuyến. Theo Efthimiadis [8], các phương pháp chính được sử
dụng để mở rộng truy vấn như sau:
- Phương pháp thủ công

- Phương pháp tự động
- Phương pháp kết hợp
2.1 Phƣơng pháp thủ công
Đây là mở rộng truy vấn chủ yếu kết hợp việc tìm kiếm Boolean. Có rất nhiều
mô hình tìm kiếm trực tuyến đã được phát triển dựa trên mô hình Boolean và các
phương pháp tương tác giữa người dùng và hệ thống truy hồi. Có nhiều phương pháp
được công bố, như: xây dựng khối (building block), tìm kiếm đơn giản (brief search),
successive fraction,…
 Phƣơng pháp xây dựng khối (building block):
Được MARKEY và COCHRANE đưa ra năm 1981 [15], phương pháp này được
người dùng sử dụng thường xuyên.
Phương pháp này gồm các bước chính sau:
- Bƣớc 1: Dựa vào câu truy vấn ban đầu, người tìm kiếm (người dùng hệ thống)
sẽ thực hiện phân tích chủ đề của câu truy vấn
- Bƣớc 2: Dựa vào chủ đề của câu truy vấn được xác định, tiếp tục phân tích và
đưa ra một tập các khái niệm có liên quan.
o Việc lựa chọn các khái niệm liên quan dựa vào mối quan hệ từ đồng
nghĩa (synonyms) và từ gần nghĩa (quasi-synonyms).
- Bƣớc 3:
o Tất cả các khái niệm trong tập khái niệm được xác định ở bước 2, nối
với nhau bởi phép toán OR, làm đầu vào cho máy tìm kiếm.
o Đầu ra tương ứng với mỗi câu truy vấn sẽ có các tài liệu có nội dung liên
quan. Các tập tài liệu này được nối với nhau bằng phép toán AND.
15


Ví dụ: Có một khái niệm t. Sau khi người dùng phân tích khái niệm trên sẽ đưa ra
3 chủ đề có liên quan tới khái niệm t là A, B, C. Từ các chủ đề lựa chọn các khái
niệm có liên quan tới câu truy vấn, thực hiện lựa chọn các khái niệm đồng nghĩa
hoặc gần nghĩa

A B C
Term A
1
Term B
1
Term C
1
Term A
2
Term B
2
Term C
2

Term A
3
Term B
3
Term C
3

….
Term A
3
Term B
3
Term C
3



Term (A
1
, , A
n
) OR-ed Term (B
1
, , A
n
) OR -ed Term (C
1
, , C
n
) OR-ed

AND-ed
Hình 3. Mô hình của phƣơng pháp xây dựng khối (building block)
2.2 Phƣơng pháp tự động
Phương pháp này tận dụng các khái niệm có sẵn trong tập từ điển và các mối quan hệ
giữa chúng để thực hiện mở rộng truy vấn.
2.2.1 Mối quan hệ giữa các khái niệm
Mối quan hệ giữa các khái niệm (khái niệm ở đây có thể là một từ hoặc một cụm
danh từ) được biểu diễn dưới dạng cấu trúc phân cấp. Dựa vào những đặc trưng và đặc
tính ngữ nghĩa, ta có thể phân thành nhiều loại mối quan hệ khác nhau.
Theo Girju, một số mối quan hệ ngữ nghĩa quan trọng là thường dùng để thể
hiện mối quan hệ giữa các khái niệm như: quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa, quan hệ một
phần [11]. Ngoài ra, các khái niệm và mối quan hệ giữa chúng cũng được thể hiện
thông qua các tập corpus, từ điển ngôn ngữ học,….Vì thế, cũng có rất nhiều mối quan
hệ khác nhau để biểu diễn chúng.

16



 Giới thiệu về WordNet
WordNet
4
là một từ điển trực tuyến trong Tiếng Anh, được phát triển bởi các
nhà từ điển học trường đại học Princeton. WordNet bao gồm khoảng 100.000 khái
niệm bao gồm danh từ, động từ, tính từ, phó từ liên kết với nhau thông qua 17 mối
quan hệ (được mô tả trong bảng 1) [11]. Thông thường, người ta thường hay sử dụng
WordNet cho việc tìm kiếm các mối quan hệ ngữ nghĩa. Đồng thời, dựa vào các mối
quan hệ này, một từ trong WordNet có thể tìm được các mối liên hệ với các khái niệm
khác.
Ví dụ: Từ “car” trong WordNet có thể tìm được mối liên hệ với các từ như:
Vehicle, Owner, Wheels, high,… thông qua các mối quan hệ như: is-a, has part,
hasOwner, hasSpeed,… (như hình 4)

Hình 4. Mối liên hệ giữa từ “car” với các từ khác thông qua các mối quan hệ



4


17


Bảng 1. Mối quan hệ ngữ nghĩa trong WordNet
Mối quan hệ
Các khái niệm đƣợc liên kết
với nhau bởi mối quan hệ

Ví dụ
Hypernymy
(is - a)
Danh từ - Danh từ
Động từ - Động từ
Cat is-a feline
Manufacture is-a make
Hyponymy
(reverse is-a)
Danh từ - Danh từ
Động từ - Động từ
Feline reverse is-a cat
Manufacture reverse is-a make
Is-part-of
Danh từ - Danh từ
Leg is-part-of table
Has-part
Danh từ - Danh từ
Table has-part leg
Is-member-of
Danh từ - Danh từ
UK is-member-of NATO
Has-member
Danh từ - Danh từ
NATO has-member UK
Is-suff-of
Danh từ - Danh từ
Carbon is-stuff-of coal
Has-stuff
Danh từ - Danh từ

Coal has-stuff carbon
Cause-to
Động từ - Động từ
To develop cause-to to grow
Entail
Động từ - Động từ
To snore entail to sleep
Atribute
Tính từ - Danh từ
Hot attribute temperature
Synonymy
(synset)
Danh từ - Danh từ
Động từ - Động từ
Tính từ - Tính từ
Phó từ - Phó từ
Car synonym automobile
To notice synonym to observe
Happy synonym content
Mainly synonym primarily
Antonymy
Danh từ - Danh từ
Động từ - Động từ
Tính từ - Tính từ
Phó từ - Phó từ
Happines antonymy unhappiness
To inhale antonymy to exhale
Sincere antonymy insincere
Always antonymy never
Similarity

Tính từ - Tính từ
Abridge similarity shorten
See-also
Động từ - Động từ
Tính từ - Tính từ
Touch see-also touch down
Inadequate see-also insatisfactory

18


 Giới thiệu về ontology YAGO
Năm 2007, Fabian nghiên cứu và giới thiệu ontology YAGO[9]. YAGO được
xây dựng tự động từ sự kết hợp giữa Wikipedia và từ điển Wordnet. Nó bao gồm các
thực thể và các mối quan hệ giữa chứng. Hiện tại, YAGO có khoảng 1,7 triệu thực thể
và 15 triệu sự kiện. Chúng bao gồm các mối quan hệ phân cấp và không phân cấp.
Thông qua kết quả thực nghiệm, Fabian đánh giá độ chính xác của ontology YAGO là
95%.


Hình 5. Giới thiệu về YAGO

19


2.2.2. Một số nghiên cứu về mở rộng truy vấn sử dụng tập từ điển
Năm 1993, Voorhess đã khai thác các ngữ nghĩa chứa trong Wordnet nhằm cải
tiến hiệu quả của truy vấn bằng chỉ mục với các ngữ nghĩa của từ thay cho các từ gốc
[8]. Kết quả cho thấy hiệu quả của những vector tạo ra bởi kĩ thuật khử nhập nhằng có
phần xấu hơn các vector gốc. Qua thực nghiệm, các tác giả nhận thấy những phát biểu

truy vấn ngắn có thể gặp khó khăn trong bước khử nhặp nhằng khi tìm kiếm thông tin,
vì quan hệ phân cấp is-a không đủ mạnh cho việc chọn các nghĩa chính xác của từ. Từ
đó, trong vấn đề về giải pháp mở rộng truy vấn sử dụng tự động các synsset được tạo
hoặc vấn đề giải quyết các ngữ nghĩa không chính xác, việc so trùng chính xác các
thiếu sót có hiệu suất truy hồi thông tin thấp hơn so với các giải pháp so trùng không
chính xác.
Năm 1994, Voorhees, đã sử dụng WordNet để tiến hành thực nghiệm trên các
tập TREC trong miền chuyên biệt. Các kết quả cho thấy việc mở rộng truy vấn có thể
cải tiến những vấn đề từ vựng không trùng khớp, đặc biệt trong trường hợp các từ
được mở rộng có liên quan về từ vựng với các từ trong truy vấn. Ngược lại, việc mở
rộng truy vấn cho các truy vấn dài chỉ cải thiện rất nhỏ tính hiệu quả của truy vấn
thông tin, vì bản thân truy vấn nguyên thủy đã mô tả đầy đủ yêu cầu thông tin.
Năm 1998, theo phân tích của nhóm Mandala [17] WordNet có nhược điểm là
các danh từ riêng không đầy đủ và không có khả năng để hình thức hóa các quan hệ
giữa các từ thuộc các phần khác nhau của từ loại. Ngoài ra, quan hệ bộ phận
(meronymy) bị hạn chế trong sự diễn dịch của nó. Để giải quyết vấn đề này, năm 2006
Grootjen và Van De Weider [10] dùng giải pháp kết hợp bao gồm một từ điển chuyên
đề toàn cục và từ điển chuyên đề cục bộ được tạo tự động. Điều này đã bổ sung những
khiếm khuyết về từ vựng trong quá trình khai thác WordNet.
Năm 2005, nhóm Nilsson [12] đã sử dụng một ontology miền đặc trưng dựa
trên hệ thống SuiS (Stockholm University Information System) để thực hiện mở rộng
truy vấn SuiS chỉ cho phép các kiểu câu hỏi gồm Who, What, When, Where và chỉ có
các từ đồng nghĩa và trái nghĩa được sử dụng để tăng độ chính xác. Thực nghiệm cho
thấy sự cải tiến mang lại kết quả tốt. Tuy nhiên, phương pháp này giới hạn đối với câu
hỏi WHO, chưa thực hiện được với các truy vấn tự do
Năm 2011, tận dụng các mối quan hệ cũng như các sự kiện đã được định nghĩa
trong ontology YAGO được mô tả ở trên, nhóm tác giả Abdullah và Rehab [1] đã sử
dung YAGO để thực hiện mở rộng truy vấn. Ngoài ra, nhóm tác giả đã sử dụng kết
quả của việc mở rộng truy vấn vào Hệ thống hỏi đáp QASYO.
20



2.3 Phƣơng pháp kết hợp
Khác với các phương pháp đã trình bày ở trên, việc mở rộng truy vấn sử dụng
phương pháp này được thực hiện kết hợp giữa hệ thống và người sử dụng. Hệ thống sẽ
thực hiện liệt kê và xếp hạng tập các từ có liên quan và người sử dụng phải quyết định
lựa chọn các khái niệm theo quan điểm tìm kiếm để tự thêm vào câu truy vấn. Vì vậy,
người dùng là người quyết định cuối cùng việc mở rộng của một từ. Nó phản ảnh tầm
quan trọng tương đối và tính hữu dụng của các khái niệm dựa vào quan điểm của
người sử dụng, do đó tăng sự hài lòng của người sử dụng.
2.3.1 Tự động sinh ra tập từ đồng nghĩa
Phương pháp này được thực hiện sử dụng các từ đồng nghĩa và có liên quan tới
khái niệm ban đầu nhằm cải thiện độ chính xác và độ hồi tưởng của việc mở rộng truy
vấn.
Ví dụ 1: Từ khóa “feline” (có nghĩa là: như mèo). Sau khi sử dụng các từ đồng nghĩa
hoặc các từ liên quan, ta có từ khóa mở rộng là “feline cat”
Ví dụ 2: Các đối tượng liên quan tới việc: grow (trồng), eaten (ăn), digested (tiêu hóa)
thì liên quan tới khái niệm “food” (thức ăn)
Theo Pushpak [26], phương pháp trên được thực hiện qua các bước thực hiện như sau:
- Bƣớc 1: Người dùng tạo ra câu truy vấn ban đầu  tập tài liệu ban đầu trả về
- Bƣớc 2: Người dùng lựa chọn một tập các tài liệu liên quan tới kết quả mong
muốn
- Bƣớc 3: Hệ thống sẽ đánh trọng số cho các từ có trong tập tài liệu. Từ đó, lấy ra
tập từ vựng có trọng số cao có liên quan tới câu truy vấn, tập từ này sẽ phục vụ
cho việc mở rộng câu truy vấn ban đầu.
2.3.2 Phƣơng pháp sử dụng query log
Năm 2005, Bruno và Paulo đưa ra một phương pháp thực hiện mở rộng truy
vấn dựa trên các khái niệm [4]. Phương pháp thực hiện gồm 3 bước:
- Bƣớc 1: Xác định các mối quan hệ giữa các câu truy vấn dựa vào query log của
người dùng.

Để tìm được các mối quan hệ giữa các truy vấn có trong tập log, ông cùng các cộng sự
đưa ra phương pháp dựa vào tập luật kết hợp, với phương pháp này tác giả đề cập tới 6
luật kết hợp

21


Ví dụ:
Ta có log của 3 người SS1, SS2, SS3 và có log của 3 giao dịch đó theo như bảng dưới:
Query log
SS1
Qa
Qb
Qc
SS2
Qa
Qb
Qd
SS3
Qa
Qb
Qe
Tương ứng với mỗi sesstion của một người, ta có T
1
= {Q
a
, Q
b
, Q
c

}, T
2
= {Q
a
, Q
b
,
Q
d
}, T
3
= {Q
a
, Q
b
, Q
e
}
Ta có một tập gồm 5 câu truy vấn I = {Q
a
, Q
b
, Q
c
, Q
d
, Q
e
}, trongđó: Q
a

thường xuyên
xuất hiện cùng Q
b.
Ta sẽ có luật: Q
b
 Q
a
nếu Q
b
có liên quan tới Q
a
hay Q
a
được mở
rộng truy vấn nhờ vào Q
b

- Bƣớc 2: Xây dựng đồ thị thể hiện mối quan hệ các khái niệm
Sử dụng tập querylog và tập các luật kết hợp đã được tìm thấy từ bước 1, chúng
ta có thể tìm thấy các câu truy vấn đã được thực hiện trước đó có liên quan tới câu truy
vấn hiện tại của người dùng. Cụ thể là: Chúng ta sẽ thực hiện tìm kiếm một câu truy
vấn có trong log mà có ý nghĩa tương đồng với câu truy vấn hiện tại, hay nó bao gồm
các khái niệm có trong câu truy vấn hiện tại.
Chúng ta có câu truy vấn Q
a
, sau đó sẽ tìm kiếm các câu truy vấn khác có liên
quan tới Q
a
thông qua luật kết hợp mà chúng ta đã xác định. Nếu như Q
c

 Q
b

Q
b
 Q
a
thì Q
c
cũng là một ứng cử viên được sử dụng để mở rộng cho Q
a
.
Thông qua các mối quan hệ chúng ta sẽ xây dựng được một đồ thị thể hiện các
mối quan hệ cho câu truy vấn Q
a
. Gọi R
a
là một tập các truy vấn trong log có liên quan
tới Q
a
.:
• Với mỗi Q
i
và Q
j
thuộc R
a
, ta tìm được luật Q
i
 Q

j

• Xây dựng được đồ thị quan hệ G
a
cho câu truy vấn Q
a
. Trong đó:
22


– Q
i
, Q
j
là các đỉnh kề trong đồ thị G
a

– Mối quan hệ Q
i
 Q
j
là cạnh của đồ thị trong G
a


Hình 6. Đồ thị mô tả mối quan hệ cho câu truy vấn “jaguar”.
- Bƣớc 3: Dựa vào đồ thị, chỉ ra các khái niệm có liên quan để mở rộng câu truy
vấn người dùng
Dựa vào hình 6 thì ta có thể thấy các khái niệm có liên quan tới như sau:
Concept

1
= {renautl, sauber, ferrari}
Concept
2
= {atari, cars}
Concept
3
= {lion, tiger}
 Việc mở rộng truy vấn dựa vào các khái niệm
Sau khi tìm kiếm và liệt kê ra được một tập các khái niệm có liên quan tới câu
truy vấn của người dùng, chúng ta cần chỉ ra khái niệm nào là tốt nhất để thỏa mãn
thông tin mà người dùng cần. Khi người dùng lựa chọn một khái niệm có liên quan tới
câu truy vấn, chúng ta sẽ thêm những khái niệm này vào câu truy vấn ban đầu của
người dùng để thực hiện mở rộng truy vấn.
Để phân loại các khái niệm được sử dụng cho việc mở rộng, người ta phân
thành 4 loại như sau: Từ đồng nghĩa, Từ cụ thể, Từ khái quát, Từ kết hợp
2.3.3 Mở rộng truy vấn dựa vào tập từ đồng nghĩa và hình thức biểu
diễn từ
Năm 2007, để cải tiến kết quả của hệ thống hỏi đáp RAPOSA, Sarmento đưa ra một
phương pháp mở rộng truy vấn dựa vào tập từ đồng nghĩa [16]. Hệ thống RAPOSA
bao gồm 6 module
- Phân tích cú pháp câu hỏi (Question Parser)
- Xử lý truy vấn (Query Generator)
23


- Tìm kiếm các đoạn chứa từ khóa (Snippet Searcher)
- Trích xuất câu trả lời (Answer Extractor)
- Kết hợp các câu trả lời (Answer Fusion)
- Lựa chọn câu trả lời (Answer Selector)

Đối với module Xử lý truy vấn (Query Generator), Sarmento thực hiện bằng
phương pháp mở rộng câu hỏi nhờ tập từ đồng nghĩa, cách thức thực hiện như sau:
- Bƣớc 1: Dựa vào cấu trúc ngữ pháp, xác định được cách biểu diễn của từ 
đưa từ về hình thức cơ bản của từ
- Bƣớc 2: Sử dụng từ điển đồng nghĩa  Lựa chọn ra n từ liên quan đầu tiên
- Bƣớc 3: Xác định các hình thức biểu diễn khác của tập từ đó. Tập hợp tất cả
các từ đồng nghĩa được biểu diễn dưới dạng mọi hình thức là tập truy vấn mở
rộng cho câu truy vấn ban đầu.
Ví dụ: Câu hỏi: “Quantas vezes ganhou Portugal a Taca Davis"
- Động từ trong câu: “ganhou”, đưa về dạng cơ bản của từ là: “ganhar”
- Thực hiện lựa chọn 5 từ đồng nghĩa nhất với từ “ganhar” là: “poupar”,
“vencer”, “conquistar”, “perder”, “ter” (“angariar”, “dar”, “disputar”)
- Lựa chọn những hình thức biểu diễn khác của các từ được mở rộng, như:
“ganh*”, “poup*”, “venc*”, “conquist*”, “perd*”, “ter”
- Sau đó sẽ thực hiện lấy tập từ mở rộng này để tìm kiếm tiếp.

2.3.4 Mở rộng truy vấn sử dụng đồ thị khái niệm wikipedia
Đồ thị khái niệm là một trong những phương pháp được sử dụng trong trí tuệ
nhân tạo nhằm đại diện cho kiến thức tiềm ẩn trong các văn bản. Dựa vào đồ thị khái
niệm, ta có thể biết được mối quan hệ giữa các khái niệm. Năm 2008, Hadi và
Abolfazl dựa trên tập dữ liệu wikipedia đã xây dựng đồ thị khái niệm [13]. Mô hình
của phương pháp theo như hình 7 bên dưới:
24



Hình 7. Mô hình Mở rộng truy vấn sử dụng đồ thị khái niệm Wikipedia
- Bƣớc 1: Thu thập dữ liệu
Dựa vào câu query q và tập tài liệu từ Wikipedia, hệ thống sử dụng máy tìm
kiếm Lemur Toolkit để thu thập dữ liệu.

- Bƣớc 2: Phân cụm dữ liệu
Hệ thống thực hiện phân cụm dữ liệu thông qua thuật toán phân cụm EM
dựa vào công cụ Weka. Sau khi thực hiện phân cụm dữ liệu, tương ứng với
mỗi cụm sẽ có một vector đặc trưng riêng.
- Bƣớc 3: Phân cụm các khái niệm
Dựa vào các vector đặc trưng cho từng cụm tài liệu, lựa chọn k khái niệm có
trọng số cao nhất. Vì vậy, tương ứng với mỗi cụm dữ liệu sẽ có một cụm
khái niệm
- Bƣớc 4: Thể hiện mối quan hệ giữa các khái niệm bằng đồ thị
25


Dựa vào vector đặc trưng cho từng cụm tài liệu và các cụm khái niệm, thực
hiện xây dựng đồ thị khái niệm thể hiện các khái niệm có liên quan tới câu
truy vấn ban đầu. Trong đó:
o Tâm là câu truy vấn ban đầu
o Các đỉnh là các khái niệm có liên quan tương ứng có trong cụm
o Cạnh của đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa câu truy vấn và các khái niệm
liên quan thông qua trọng số tương ứng.
- Bƣớc 5: Lựa chọn câu truy vấn mới
Thông qua các cụm khái niệm, hệ thống sẽ liệt kê ra các khái niệm liên quan
có trọng số tương ứng, từ đó bổ sung vào câu truy vấn ban đầu để xây dựng
câu truy vấn mở rộng. Tập truy vấn mở rộng này sẽ được làm giàu cho tập
query log ban đầu.
Ngoài các phương pháp trên, một số phương pháp khác cũng đã được nhiều nhà
nghiên cứu giới thiệu và áp dụng vào một số hệ thống, như:
- Năm 1996, Aland [2] đề xuất phương pháp mở rộng truy vấn sử dụng các
độ đo UMLS
- Năm 2007, Anand xây dựng hệ thống tìm kiếm Meta-Search, trong đó việc
xử lý câu truy vấn được sử dụng theo phương pháp sử dụng việc phân tích

chủ đề ẩn [3].
- Năm 2001, Weining Qianvà cộng sự cũng đã thực hiện mở rộng truy vấn
dựa vào cấu trúc, phương pháp này đã được áp dụng vào máy tìm kiếm
XMLS [21]
- Tháng 01/2010, máy tìm kiếm được sử dụng riêng cho Mobile được xây
dựng bởi Huy-Nguyen. Việc xây dựng máy tìm kiếm dựa trên bài toán
Phân cụm và Mở rộng truy vấn [14].
- Năm 2010, Sérgio và cộng sự giới thiệu một phương pháp mở rộng truy
vấn dựa vào các mối quan hệ giữa các gens trong lĩnh vực y tế [20].

26


2.4 Tóm tắt chƣơng 2
Trong chương hai, luận văn giới thiệu chi tiết một số phương pháp đã được
sử dụng cho việc mở rộng truy vấn. Đồng thời, cũng giới thiệu về một số hệ thống
tìm kiếm hay hệ thống hỏi đáp sử dụng một số phương pháp mở rộng truy vấn.
Trong chương tiếp theo, luận văn thực hiện đánh giá các phương pháp đã tìm hiểu
được, từ đó đề xuất một mô hình mở rộng truy vấn phù hợp với ngôn ngữ tiếng
Việt. Tiếp theo đó, áp dụng kết quả của bài toán mở rộng truy vấn vào hệ thống tìm
kiếm tiếng Việt.

×