Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Các hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.47 KB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



TRẦN BÙI TOẢN




CÁC HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN GIỮA VIỆT
NAM VÀ NƯỚC NGOÀI







Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60 38 60






LUẬN VĂN THẠC SĨ











Hà Nội - 2009

1
MỤC LỤC

Mở đầu
1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC HIỆP ĐỊNH TRÁNH
ĐÁNH THUẾ HAI LẦN CỦA VIỆT NAM


1.1 Đánh thuế hai lần
5
1.2 Xóa bỏ việc đánh thuế hai lần
9
1.2.1 Sự cần thiết của việc xóa bỏ đánh thuế hai lần
9
1.2.2 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
9
1.3 Các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nƣớc
11
1.4 Phạm vi áp dụng của Hiệp định
17

1.5 Các loại thuế đƣợc Hiệp định điều chỉnh
18
1.6 Nguyên tắc áp dụng Hiệp định và pháp luật thuế Việt Nam
19
1.6.1 Áp dụng Hiệp định
19
1.6.2 Áp dụng pháp luật thuế Việt Nam
21
1.7 Không phân biệt đối xử
21
1.8 Thuế đối với thành viên cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự
25
1.9 Biện pháp tránh đánh thuế hai lần
26
1.9.1 Phân định quyền đánh thuế giữa hai nƣớc ký kết Hiệp định
27
1.9.2 Quy định về biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Hiệp định
28
1.9.3 Các biện pháp tránh đánh thuế hai lần theo pháp luật tránh
đánh thuế hai lần của Việt Nam

30
1.9.4 Thủ tục thực hiện biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam.
32
CHƢƠNG 2: PHÂN ĐỊNH QUYỀN ĐÁNH THUẾ GIỮA HAI NƢỚC
KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH

2.1 Phân định quyền đánh thuế theo nơi cƣ trú và nơi có nguồn thu nhập
35
2.1.1 Đối tƣợng cƣ trú

35
2.1.1.1 Quy định của Hiệp định về đối tƣợng cƣ trú
35
2.1.1.2 Xác định đối tƣợng cƣ trú của một nƣớc ký kết theo
pháp luật tránh đánh thuế hai lần của Việt Nam

39
2.1.2 Cơ sở thƣờng trú
43
2.1.2.1 Quy định của Hiệp định về cơ sở thƣờng trú
44
2.1.2.2 Quy định về cơ sở thƣờng trú theo pháp luật tránh
đánh thuế hai lần của Việt Nam

47
2.2 Phân định quyền đánh thuế theo loại thu nhập
50
2.2.1 Thuế đối với thu nhập từ bất động sản
50
2.2.2 Thuế đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh
53
2.2.3 Thuế đối với thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế
56
2.2.4 Thuế đối với thu nhập từ tiền lãi cổ phần
59
2.2.5 Thuế đối với thu nhập là lãi tiền cho vay
64
2.2.6 Thuế đối với thu nhập từ tiền bản quyền
68
2.2.7 Thuế đối với thu nhập từ cung cấp dịch vụ kỹ thuật

72

2
2.2.8 Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng tài sản
76
2.2.9 Thuế đối với thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập
79
2.2.10 Thuế đối với thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc
82
2.2.11 Thuế đối với thu nhập từ thù lao giám đốc
86
2.2.12 Thuế đối với thu nhập từ hoạt động biểu diễn của nghệ sỹ,
vận đông viên

87
2.2.13 Thuế đối với thu nhập từ tiền lƣơng hƣu
89
2.2.14 Thuế đối với thu nhập từ hoạt động phục vụ Chính phủ
91
2.2.15 Thuế đối với thu nhập của sinh viên, học sinh học nghề
95
2.2.16 Thuế đối với thu nhập của giáo viên, giáo sƣ, ngƣời nghiên cứu .
97
2.2.17 Thuế đối với thu nhập khác
98
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN CỦA VIỆT NAM


3.1 Sơ lƣợc về vai trò và sự phát triển của pháp luật Việt Nam về tránh

đánh thuế hai lần

102
3.2 Một số tồn tại của pháp luật về tránh đánh thuế hai lần của Việt Nam
106
3.2.1 Đối với Hiệp định
107
3.2.2 Đối với các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến
Hiệp định

108
3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật tránh đánh thuế hai lần
118
KẾT LUẬN
122










3
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách
quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc

tế. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thƣơng mại với khoảng 160 nƣớc
và vùng lãnh thổ, tham gia 86 hiệp định thƣơng mại, 46 hiệp định hợp tác đầu
tƣ, đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO - tổ chức thƣơng mại
lớn nhất toàn cầu. (Nguồn: website Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc
tế -http:// www.nciec.gov.vn).
Việc mở cửa nền kinh tế sẽ khắc phục đƣợc tình trạng bị phân biệt đối
xử trong buôn bán quốc tế, mở rộng thị phần quốc tế cho các sản phẩm Việt
Nam, thúc đẩy thƣơng mại phát triển, thu hút vốn, lao động trình độ cao, kinh
nghiệm quản lý và công nghệ mới của nƣớc ngoài để phát triển nền kinh tế.
Hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế quốc tế, các luồng vốn, đầu tƣ,
thƣơng mại hàng hoá, dịch vụ, lao động sẽ luân chuyển linh hoạt và ít bị hạn
chế giữa Việt Nam và các quốc gia khác. Và cùng với đó, sự cƣ trú, hoạt động
kinh doanh của thể nhân, pháp nhân Việt Nam và nƣớc ngoài ngày càng thuận
lợi và không còn bó hẹp trong phạm vi mỗi quốc gia.
Để thu hút đầu tƣ, công nghệ, lao động có trình độ thì ngoài yếu tố điều
kiện kinh doanh, thuế cũng là yếu tố mà nhà đầu tƣ cân nhắc vì nó ảnh hƣởng
trực tiếp tới thu nhập, lợi nhuận của họ. Quyền đánh thuế là phạm trù thuộc
chủ quyền quốc gia, chỉ Nhà nƣớc mới có quyền ban hành các sắc thuế và
thực hiện việc thu thuế. Trong tình hình hiện nay, một thể nhân, một pháp
nhân có thể là đối tƣợng nộp thuế của hơn một quốc gia, nếu không có sự

4
phân định quyền đánh thuế giữa các quốc gia có quan hệ kinh tế với nhau thì
sẽ xảy ra hiện tƣợng “thuế chồng lên thuế”- một khoản thu nhập bị đánh thuế
hai lần. Điều này ảnh hƣởng đến lợi ích của đối tƣợng nộp thuế, đồng thời
không khuyến khích giao lƣu kinh tế. Chính vì vậy mà bên cạnh các cam kết
đa phƣơng và song phƣơng về thƣơng mại, đầu tƣ, cắt giảm thuế quan, các
quốc gia đã ký với nhau những hiệp định tránh đánh thuế hai lần nhằm phân
định rõ thẩm quyền đánh thuế, tránh tình trạng đánh thuế trùng. Cho đến nay,
Việt Nam đã ký kết hơn 58 hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các quốc gia

và cùng lãnh thổ khác nhau (Theo website Tổng cục Thuế: www. gdt.gov.vn).
Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng toàn diện vào nền
kinh tế thế giới, việc nghiên cứu “Các hiệp định tránh đánh thuế hai lần
giữa Việt Nam và nước ngoài” có ý nghĩa cả về mặt lý luận cũng nhƣ thực
tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Song hành cùng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nƣớc ta, số
lƣợng các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam ký kết ngày càng
tăng, số lƣợng cá nhân, doanh nghiệp có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến
các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần ngày càng nhiều. Tuy nhiên, cho tới
nay, ngoài một số ít bài viết đề cập vấn đề này chủ yếu dƣới góc độ kinh tế
hoặc đánh giá tinh hình thực thi các hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong
thực tế thì chƣa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về các Hiệp định
tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và nƣớc ngoài, nhất là dƣới góc độ
pháp lý. Vì vậy, có thể nói, việc nghiên cứu các Hiệp định tránh đánh thuế hai
lần giữa Việt Nam và nƣớc ngoài một cách có hệ thống dƣới góc độ pháp lý là
vấn đề tƣơng đối mới và cần thiết.

5

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề cơ bản của
việc xóa bỏ đánh thuế hai lần, các quy định cụ thể trong các Hiệp định tránh
đánh thuế hai lần mà Việt Nam đã ký kết và quy định cụ thể trong pháp luật
Việt Nam liên quan đến việc tránh đánh thuế hai lần để phát hiện những điểm
bất cập, chƣa phù hợp, qua đó kiến nghị, đề xuất phƣơng hƣớng hoàn thiện
lĩnh vực pháp luật này phù hợp thông lệ quốc tế nhằm tạo lập môi trƣờng kinh
doanh thuận lợi, phát triển giao lƣu kinh tế giữa Việt Nam và các nƣớc.
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn đi vào nghiên cứu nguồn gốc của
tình trạng đánh thuế hai lần, cơ chế xóa bỏ việc đánh thuế hai lần, các nội

dung cụ thể về tránh đánh thuế hai lần quy định tại các Hiệp định tránh đánh
thuế hai lần mà Việt Nam đã ký kết với các nƣớc và các quy định có liên quan
trong pháp luật Việt Nam, và trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề vừa nêu để đề
xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về tránh đánh thuế hai lần của
Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các Hiệp định tránh đánh thuế
hai lần giữa Việt Nam và nƣớc ngoài, có sự đối chiếu so sánh với các quy
định có liên quan của pháp luật Việt Nam
Trong mỗi Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam đã ký với
các nƣớc không những chỉ quy định về tránh đánh thuế hai lần mà còn có một
số nội dung khác nhƣ không phân biệt đối xử, chống gian lận thuế , và liên
quan đến tránh đánh thuế hai lần còn có những nội dung mang tính kỹ thuật

6
nhƣ tính toán số thuế phải nộp, số thuế khấu trừ Tuy nhiên, trong phạm vi
luận văn này, phạm vi nghiên cứu đƣợc tập trung vào tính pháp lý của vấn đề
tránh đánh thuế hai lần.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê
nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc và pháp luật, các chủ trƣơng,
đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc về kinh tế đối ngoại. Các phƣơng pháp
nghiên cứu cụ thể đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu là phƣơng pháp
nghiên cứu, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp so sánh.












7
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI
LẦN VÀ CÁC HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN
CỦA VIỆT NAM
1.1. Đánh thuế hai lần
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách
quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia và quan hệ giữa
các quốc gia với nhau.
Do ƣu thế của từng nƣớc về các nguồn lực nhƣ tài nguyên thiên nhiên,
lao động, vốn, công nghệ là khác nhau, mức độ phát triển kinh tế- xã hội
cũng không đồng đều nên nhu cầu giao thƣơng, hợp tác để cùng phát triển là
nhu cầu tự nhiên và tất yếu. Ngày nay, hợp tác kinh tế quốc tế giữa các quốc
gia là một xu thế tất yếu diễn ra trên các lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa,
thƣơng mại dịch vụ và thƣơng mại đầu tƣ với nhiều hình thức phong phú giữa
công dân, pháp nhân và giữa các nhà nƣớc với nhau với phạm vi cả song
phƣơng, khu vực và toàn cầu. Trong bối cảnh hội nhập, các hoạt động thƣơng
mại dịch vụ, thƣơng mại hàng hóa và đầu tƣ giữa các quốc gia đều gia tăng,
cùng với đó là sự di trú của các cá nhân từ quốc gia này sang quốc gia khác,
sự mở rộng phạm vi kinh doanh của các doanh nghiệp sang các quốc gia
khác.
Do mở rộng giao lƣu kinh tế quốc tế nên quan hệ thuế cũng đƣợc mở
rộng ra ngoài phạm vi quốc gia. Nếu nhƣ trƣớc đây, quan hệ thuế đƣợc xác
lập chủ yếu trên cơ sở quốc tịch thì ngày nay, quan hệ thuế còn liên quan đến
quốc gia mà cá nhân, doanh nghiệp đó không mang quốc tịch.


8
Quyền đánh thuế của một quốc gia vào thu nhập của một đối tƣợng
phát sinh trên cơ sở một trong hai hoặc cả hai yếu tố: sự cƣ trú và thu nhập.
Cƣ trú đối với cá nhân đƣợc xác định cơ sở một số tiêu thức nhƣ sự có
mặt của cá nhân trên lãnh thổ một quốc gia trong một thời gian nhất định, sự
gắn bó của cá nhân với một quốc gia căn cứ vào các mối quan hệ quốc tịch,
nhà ở thƣờng trú ; đối với doanh nghiệp thì yếu tố cƣ trú đƣợc xem xét căn
cứ vào việc doanh nghiệp đó thành lập và hoạt động theo pháp luật nƣớc nào.
Thu nhập là các khoản tiền thu đƣợc từ lợi nhuận kinh doanh, tiền
lƣơng, cho thuê tài sản, cổ tức phát sinh trên lãnh thổ một quốc gia mà theo
pháp luật thuế của quốc gia phát sinh thu nhập và/hoặc quốc gia mà cá nhân
hoặc doanh nghiệp đó là đối tƣợng cƣ trú là thu nhập chịu thuế và bị đánh
thuế. Việc đánh thuế vào các khoản thu nhập này không phụ thuộc vào nơi
nhận và trả thu nhập (nơi nhận hoặc trả thu nhập có thể nằm ngoài lãnh thổ
của một hoặc cả hai quốc gia mà đối tƣợng đó có nghĩa vụ thuế).
Xem xét yếu tố cƣ trú và thu nhập trong việc hình thành quan hệ thuế
thì có các trƣờng hợp sau:
Trƣờng hợp 1: Đối tƣợng cƣ trú của một nƣớc và thu nhập phát sinh
trên lãnh thổ nƣớc đó. Trƣờng hợp này quan hệ thuế hoàn toàn do luật thuế
trong nƣớc điều chỉnh.
Trƣờng hợp 2: Đối tƣợng cƣ trú ở một nƣớc nhƣng không có thu nhập
chịu thuế. Trƣờng hợp này không phát sinh quan hệ thuế do không có đối
tƣợng chịu thuế (khoản thu nhập bị đánh thuế).

9
Trƣờng hợp 3: Đối tƣợng cƣ trú của nƣớc một nƣớc nhƣng có thu nhập
phát sinh trên lãnh thổ nƣớc khác. Trƣờng hợp này một đối tƣợng có nghĩa vụ
thuế với cả nƣớc cƣ trú và nƣớc phát sinh thu nhập.
Trƣờng hợp 4: Không phải đối tƣợng cƣ trú của một nƣớc nhƣng có thu

nhập phát sinh trên lãnh thổ nƣớc đó. Trƣờng hợp này đối tƣợng có nghĩa vụ
thuế với cả nƣớc cƣ trú và nƣớc phát sinh thu nhập.
Bên cạnh yếu tố cƣ trú và thu nhập thì còn cần xem xét đến yếu tố thời
gian xác định nghĩa vụ thuế, đó là kỳ tính thuế. Kỳ tính thuế là khoảng thời
gian để xác định số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật thuế. Có sự
khác biệt về kỳ tính thuế giữa đối tƣợng cƣ trú và đối tƣợng không cƣ trú.
Xuất phát từ tính không thƣờng xuyên về nghĩa vụ thuế đối với đối tƣợng
không cƣ trú mà kỳ tính thuế thu nhập đối với đối tƣợng này là từng lần phát
sinh thu nhập chịu thuế. Kỳ tính thuế đối với thuế đánh vào các loại thu nhập
có tính ổn định của đối tƣợng cƣ trú thƣờng là năm dƣơng lịch. Đối với các
loại thu nhập có tính không thƣờng xuyên của đối tƣợng cƣ trú, kỳ tính thuế
cũng đƣợc xác định theo từng lần phát sinh. Điều 5 Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp của Việt Nam quy định kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc xác
định theo năm dƣơng lịch, đối với doanh nghiệp nƣớc ngoài là từng lần phát
sinh thu nhập. Điều 7 Luật thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam quy định kỳ
tính thuế thu nhập thu nhập cá nhân đối với cá nhân cƣ trú đƣợc xác định theo
năm đối với các loại thu nhập có tính ổn định nhƣ thu nhập từ tiền lƣơng, tiền
công, tính theo từng lần phát sinh thu nhập đối với các loại thu nhập phát sinh
không thƣờng xuyên nhƣ thu nhập từ chuyển nhƣợng bất động sản, thu nhập
từ trúng thƣởng ; đối với cá nhân không cƣ trú thì kỳ tính thuế là từng lần
phát sinh thu nhập. Quy định về kỳ tính thuế của Việt Nam là phù hợp và
tƣơng đồng với các quốc gia khác. Pháp luật thuế các nƣớc khác nhƣ Cộng

10
hòa Pháp, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cũng quy định về kỳ tính thuế thu
nhập tƣơng tự nhƣ vừa nêu.
Một khoản thu nhập của một đối tƣợng nêu ở trƣờng hợp 3 hoặc 4 đƣợc
xem là bị đánh thuế hai lần khi nó bị cả hai nƣớc đánh thuế trong cùng một kỳ
tính thuế, tức là đƣợc tính vào thu nhập chịu thuế để tính toán số thuế phải
nộp trong một kỳ tính thuế ở nƣớc cƣ trú đối với các loại thu nhập thƣờng

xuyên, đồng thời cũng bị đánh thuế ở nƣớc phát sinh thu nhập theo lần phát
sinh thu nhập hoặc bị đánh thuế theo lần phát sinh thu nhập ở cả hai nƣớc đối
với các loại thu nhập không thƣờng xuyên.
Qua xem xét 4 trƣờng hợp nêu trên thì trƣờng hợp 3 và 4 sẽ xảy ra
tình trạng cả nƣớc cƣ trú và nƣớc có thu nhập phát sinh đều đánh thuế đối với
một khoản thu nhập của một đối tƣợng, và kết quả là một khoản thu nhập của
một đối tƣợng bị đánh thuế hai lần.
Tuy cả các điều ƣớc quốc tế về tránh đánh thuế hai lần và các văn bản
quy phạm pháp luật trong nƣớc đều chƣa nêu định nghĩa về đánh thuế hai lần
(hoặc tránh đánh thuế hai lần), nhƣng qua xem xét trƣờng hợp 3 và 4 vừa nêu
thì chúng ta có thể nhận thấy đánh thuế hai lần có những đặc điểm sau:
- Một khoản thu nhập của một đối tƣợng (cá nhân hoặc doanh nghiệp)
trong một kỳ tính thuế cùng chịu sự điều tiết của hai sắc thuế tƣơng tự ở hai
nƣớc khác nhau;
- Hai nƣớc đều xác định một đối tƣợng (cá nhân hoặc doanh nghiệp) là
đối tƣợng nộp thuế của nƣớc mình;

11
Nhƣ vậy, đánh thuế hai lần là việc áp dụng hai sắc thuế tƣơng tự tại hai
quốc gia đánh vào một khoản thu nhập của một đối tƣợng trong cùng một kỳ
tính thuế.
1.2. Xóa bỏ việc đánh thuế hai lần
1.2.1. Sự cần thiết xóa bỏ việc đánh thuế hai lần
Trong bối cảnh việc kinh doanh của các thể nhân, pháp nhân không còn
bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà đã mở rộng ra ngoài biên giới, có sự dịch
chuyển các luồng vốn, công nghệ, các dòng đầu tƣ từ nơi có điều kiện kinh
doanh kém thuận lợi đến nơi có cơ hội, điều kiện kinh doanh tốt hơn thì việc
đánh thuế hai lần rõ ràng tác động tiêu cực đến quan hệ kinh tế quốc tế, ảnh
hƣởng không tốt đến giao lƣu kinh tế quốc tế.
Chính vì vậy, cùng với tăng cƣờng hợp tác kinh tế quốc tế, các quốc

gia cũng nhận thấy sự cần thiết của việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuế.
Sự hợp tác về thuế giữa các quốc gia không những chỉ diễn ra trong việc
thống nhất cắt giảm thuế quan để thúc đẩy thƣơng mại quốc tế mà còn cả
trong việc cùng nhau xóa bỏ việc đánh thuế hai lần thông qua việc phân định
thẩm quyền đánh thuế.
1.2.2. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
Thực hiện việc hợp tác trong lĩnh vực xóa bỏ đánh thuế hai lần, thông
thƣờng, các quốc gia ký kết với nhau một Hiệp định song phƣơng nhằm loại
bỏ tình trạng đánh thuế hai lần và thƣờng có tên gọi là Hiệp định tránh đánh
thuế hai lần.

12
Việc đánh thuế hai lần chỉ xảy ra đối với các loại thuế đánh vào thu
nhập hoặc tài sản (thực chất là thu nhập từ việc khai thác hoặc chuyển nhƣợng
tài sản); không xảy ra việc đánh thuế hai lần đối với các sắc thuế khác, ví dụ
nhƣ thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt do các loại thuế này chỉ đánh
vào hàng hóa, dịch vụ đƣợc tiêu dùng trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia cụ
thể hoặc thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chỉ đánh vào hàng hóa khi xuất khẩu
hoặc nhập khẩu. Do đó, việc hợp tác giữa các nƣớc để xóa bỏ tình trạng đánh
thuế hai lần chỉ tập trung vào các loại thuế đánh vào thu nhập.
Thông qua Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, hai nƣớc ký kết căn cứ
vào tính chất của các loại thu nhập để phân định quyền đánh thuế của mình
nhƣ sau:
- Quyền đánh thuế đối với một số loại thu nhập đƣợc dành hoàn toàn
cho một nƣớc ký kết, nƣớc ký kết kia có nghĩa vụ từ bỏ quyền đánh thuế đối
với những loại thu nhập này. Nhƣ vậy, những khoản thu nhập thuộc loại này
chỉ bị đánh thuế ở một nƣớc;
- Đối với một số loại thu nhập, cả hai nƣớc ký kết đều có quyền đánh
thuế nhƣng nƣớc cƣ trú có nghĩa vụ công nhận và thực hiện khấu trừ số tiền
thuế đã nộp ở nƣớc có nguồn thu nhập số tiền thuế khi tính toán số thuế thu

nhập phải nộp tại nƣớc mình (nƣớc cƣ trú). Với việc công nhận và cho khấu
trừ số thuế đã nộp ở nƣớc có nguồn thu nhập thì nƣớc cƣ trú đã từ bỏ một
phần quyền đánh thuế của mình, nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế phải thực
hiện ở nƣớc cƣ trú giảm tƣơng ứng với số tiền thuế đƣợc khấu trừ.


13
1.3. Các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các
nước
Từ khi mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã đàm phán ký kết nhiều hiệp
định tránh đánh thuế hai lần với các nƣớc. Tính đến tháng 4/2009, số Hiệp
định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại
thuế đánh vào thu nhập (sau đây viết tắt là Hiệp định) mà nƣớc Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết với các quốc gia và các vùng lãnh thổ là 58
hiệp định, trong đó có 47 hiệp định đã có hiệu lực và 11 hiệp định chƣa có
hiệu lực. Cụ thể nhƣ sau:
TT
Tên nƣớc
Ngày, địa điểm ký
Ngày có hiệu lực
01
Ôxtrâylia
13/10/1992 - Hà Nội
30/12/1992
02
Pháp
10/02/1993 - Hà Nội
01/7/1994
03
Thái Lan

23/12/1992 - Hà Nội
29/12/1992
04
Nga
27/5/1993 - Hà Nội
21/3/1996
05
Thụy Điển
24/3/1994 - Stockholm
08/8/1994
06
Hàn Quốc
20/5/1994 - Hà Nội
11/9/1994
07
Anh
09/4/1994 - Hà Nội
15/12/1994
08
Singapore
02/3/1994 - Hà Nội
09/9/1994
09
Ân Độ
07/9/1994 - Hà Nội
02/02/1995
10
Hung-ga-ri
26/8/1994 - Budapest
30/6/1995

11
Ba Lan
31/8/1994 - Vác-sa-va
28/01/1995
12
Hà Lan
24/01/1995- Hague
25/10/1995
13
Trung Quốc
17/5/1995 – Bắc Kinh
18/10/1996
14
Đan Mạch
31/5/1995 - Copenhagen
24/4/1996
15
Na uy
01/6/1995 - Oslo
14/4/1996

14
TT
Tên nƣớc
Ngày, địa điểm ký
Ngày có hiệu lực
16
Nhật Bản
24/10/1995 - Hà Nội
31/12/1995

17
Đức
16/11/1995 - Hà Nội
27/12/1996
18
Rumani
08/7/1995 - Hà Nội
24/4/1996
19
Ma-lai-xi-a
07/9/1995 -
KualaLumpur
13/8/1996
20
Lào
14/01/1996 - Viên-chăn
30/9/1996
21
Bỉ
28/02/1996 - Hà Nội
25/6/1999
22
Lúc-xăm-bua
04/3/1996 - Hà Nội
19/5/1998
23
Udơbêkixtăng
28/3/1996 - Hà Nội
16/8/1996
24

Ucraina
08/4/1996 - Hà Nội
22/11/1996
25
Thuỵ Sĩ
06/5/1996 - Hà Nội
12/10/1997
26
Mông Cổ
09/5/1996 - Ulan Bator
11/10/1996
27
Bun-ga-ri
24/5/1996 - Hà Nội
04/10/1996
28
Italia
26/11/1996 - Hà Nội
20/02/1999
29
Bê-la-rút
24/4/1997 - Hà Nội
26/12/1997
30
Séc
23/5/1997 - Praha
03/02/1998
31
Ca-na-đa
14/11/1997 - Hà Nội

16/12/1998
32
Inđônêxia
22/12/1997 - Hà Nội
10/02/1999
33
Đài Bắc
06/4/1998 - Hà Nội
06/5/1998
34
An-giê-ri
06/12/1999 - An-giê
Chƣa có hiệu lực
35
Mi-an-ma
12/5/2000 - Yangon
12/8/2003
36
Phần Lan
21/11/2001 - Hensinki
26/12/2002
37
Phi-líp-pin
14/11/2001 - Manila
29/9/2003
38
Ai-xơ-len
03/4/2002 - Hà Nội
27/12/2002
39

CHDCND Triều Tiên
03/5/2002 - Bình
12/8/2007

15
TT
Tên nƣớc
Ngày, địa điểm ký
Ngày có hiệu lực
Nhƣỡng
40
Cu Ba
26/10/2002 - La Havana
26/6/2003
41
Pa-kít-xtăng
25/3/2004 - Islamabad
04/02/2005
42
Băng la đét
22/3/2004 - Dhaka
19/8/2005
43
Tây Ban Nha
07/3/2005 - Hà Nội
22/12/2005
44
Xây-sen
04/10/2005 - Hà Nội
07/7/2006

45
Xri-Lan ca
26/10/2005 - Hà Nội
28/9/2006
46
Ai-cập
06/3/2006 - Cai-rô
Chƣa có hiệu lực
47
Bru-nây
16/8/2007 - Ban-đa Xê-ri
Bê-ga-oan (Bru-nây)
01/01/2009
48
Ai-len
10/3/2008 - Dublin
Chƣa có hiệu lực
49
Ô-man
18/4/2008 - Hà Nội
Chƣa có hiệu lực
50
Áo
02/6/2008 - Viên
Chƣa có hiệu lực
51
Xlô-va-ki-a
27/10/2008 - Hà Nội
29/07/2009
52

Vê-nê-xu-ê-la
20/11/2008 - Ca-ra-cát
26/05/2009
53
Ma-rốc
24/11/2008 - Hà Nội
Chƣa có hiệu lực
54
Hồng Kông
16/12/2008 - Hà Nội
Chƣa có hiệu lực
55
Các Tiểu vƣơng quốc
Ả-rập Thống nhất
(UAE)
16/02/2009 - Dubai
Chƣa có hiệu lực
56
Ca-ta
08/3/2009 - Đô ha
Chƣa có hiệu lực
57
Cô-oét
10/3/2009 - Cô-oét
Chƣa có hiệu lực
58
Ix-ra-en
04/8/2009 - Hà Nội
Chƣa có hiệu lực
(Nguồn: website Tổng cục Thuế - )


16
Cùng với các thỏa thuận về hợp tác kinh tế, các Hiệp định đã ký cũng là
một thành tố tích cực đóng góp vào công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, góp
phần tạo ra những điều kiện hấp dẫn hơn về môi trƣờng làm ăn, đầu tƣ ở Việt
Nam, thu hút vốn, công nghệ, lao động có trình độ, kinh nghiệm quản lý vào
phát triển nền kinh tế nƣớc ta.
Các Hiệp định đã định ra những nguyên tắc xác định đối tƣợng cƣ trú,
cơ sở thƣờng trú và xác định quyền đánh thuế của quốc gia theo những
nguyên tắc này; phân chia quyền đánh thuế giữa nƣớc cƣ trú và nƣớc có
nguồn thu nhập phát sinh (hay nƣớc có tài sản trong trƣờng hợp thuế tài sản)
đối với từng loại thu nhập và tài sản cụ thể; quy định biện pháp tránh đánh
thuế hai lần. Đồng thời, Hiệp định cũng có những quy định khác hỗ trợ cho
việc thực hiện nhƣ quy định về các xí nghiệp liên kết nhằm hỗ trợ cho việc
chống tình trạng chuyển giá để trốn thuế của các công ty có quan hệ liên kết
trong một tập đoàn; quy định không phân biệt đối xử giữa một tổ chức, cá
nhân cƣ trú hoặc mang quốc tịch của một nƣớc ký kết với tổ chức, cá nhân
khác tại nƣớc kia về áp dụng thuế suất, phƣơng pháp tính thuế, chế độ miễn,
giảm, chế độ hạch toán chi phí, xác định thu nhập chịu thuế; quy định về thủ
tục thoả thuận song phƣơng để giải quyết các khiếu nại về thuế theo Hiệp
định thông qua các hình thức trao đổi thông tin, tham vấn ý kiến hai bên, đàm
phán song phƣơng giữa các nhà chức trách có thẩm quyền; quy định trao đổi
thông tin về chính sách thuế cũng nhƣ quản lý thuế, liên quan đến các loại
thuế qui định trong Hiệp định, các thông tin phục vụ việc xác định thu nhập
chịu thuế của một đối tƣợng cƣ trú của một nƣớc đang hoạt động kinh doanh
tại nƣớc kia; thông tin liên quan đến việc xác định thân phận cƣ trú của một
đối tƣợng nộp thuế hay xác định cơ sở thƣờng trú, cơ sở kinh doanh cố định
tại một nƣớc.

17

Dù có mục đích chính là tránh đánh thuế hai lần nhƣng Hiệp định còn
có những nội dung khác nhƣ ngăn ngừa trốn lậu thuế và phân biệt đối xử về
thuế.
Tùy thuộc vào thỏa thuận mà tên gọi của Hiệp định có thể có sự khác
biệt, ví dụ nhƣ: Hiệp định giữa Việt Nam và Bungari ký năm 1996 có tên là
"Hiệp định giữa Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Chính phủ nƣớc Cộng hòa Bungari về tránh đánh thuế hai lần đối với các loại
thuế đánh vào thu nhập" ; Hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản ký năm
1995 có tên là "Hiệp định giữa Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản về tránh đánh thuế hai lần đối và ngăn ngừa
trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập"; Hiệp định giữa Việt
Nam và Cộng hòa liên bang Đức ký năm 1995 có tên là "Hiệp định giữa nƣớc
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nƣớc Cộng hòa liên bang Đức về
tránh đánh thuế hai lần đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản".
Thực tế, bằng các nội dung của mình, Hiệp định không những phân định thẩm
quyền về đánh thuế của hai nƣớc ký kết mà còn giải quyết các vấn đề khác
nhƣ chống lẩn tránh nghĩa vụ thuế, không phân biệt đối xử về thuế, nên mặc
dù có thể tên gọi của từng Hiệp định là khác nhau nhƣng nội dung của các
Hiệp định này về cơ bản là giống nhau.
Ngoài ra, tùy thuộc từng Hiệp định cụ thể mà có thể có hoặc không có
Nghị định thƣ kèm theo, ví dụ nhƣ Hiệp định giữa Việt Nam và Hà Lan ký
năm 1995, Hiệp định giữa Việt Nam và Thụy Điển ký năm 1994 có Nghị định
thƣ kèm theo; Hiệp định giữa Việt Nam và Na Uy ký năm 1995, Hiệp định
giữa Việt Nam và Ấn Độ ký năm 1994 không có Nghị định thƣ. Nghị định
thƣ là bộ phận hợp thành của Hiệp định, bổ sung, làm rõ, thống nhất cách hiểu
những nội dung đƣợc nêu trong Hiệp định.

18
Đối với các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là một bên ký kết thì việc
đàm phán, ký, phê duyệt, công bố, lƣu chiểu, thực hiện, sửa đổi, bổ sung, đình

chỉ hiệu lực và bãi bỏ Hiệp định đƣợc thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định
của Hiến pháp 1992 (đƣợc sửa đổi năm 2001) và Luật ký kết, gia nhập và
thực hiện Điều ƣớc quốc tế của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 2005 và các văn bản có liên quan. Riêng đối với các Hiệp định về tránh
đánh thuế hai lần thì các quy định về hiệu lực có điểm đặc biệt, nhƣ Điều 27
Hiệp định giữa Việt Nam và Liên bang Nga ký năm 1993 quy định về hiệu
lực nhƣ sau: “ Mỗi nước ký kết sẽ thông báo cho nhau bằng văn bản thông
qua đường ngoại giao việc hoàn thành các thủ tục cần phải có theo luật của
nước ký kết đó để Hiệp định này có hiệu lực. Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào
ngày sau khi có những trao đổi như vậy và ngay sau đó sẽ được áp dụng:
a. Đối với các khoản thuế khấu trừ tại gốc đánh trên những khoản tiền được
thanh toán hay được trù ra khỏi nước dó kể từ ngày 1 tháng 1 của năm sau
ngày Hiệp định có hiệu lực; và
b. Đối với những khoản thuế thu nhập khác trong thời gian chịu thuế bắt đầu
từ ngày 1 tháng 1 của năm sau ngày Hiệp định có hiệu lực.”.
Nhƣ vậy, về lý thuyết thì Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ thời điểm cả
hai nƣớc ký kết hoàn tất thủ tục phê duyệt theo pháp luật trong nƣớc. Tuy
nhiên, hiệu lực thực tế của nó chỉ bắt đầu từ đầu năm dƣơng lịch tiếp theo
năm dƣơng lịch mà Hiệp định đƣợc ký. Nguyên nhân của việc này xuất phát
từ việc Hiệp định điều chỉnh các vấn đề về nghĩa vụ thuế nên hiệu lực về mặt
thời gian của Hiệp định phải đƣợc xác định phù hợp với thời gian xác định
nghĩa vụ thuế (kỳ tính thuế). Nhƣ vậy, Hiệp định chỉ có hiệu lực thực tế từ
ngày 1/1 năm dƣơng lịch liền kề tiếp theo năm ký Hiệp định.

19
Về chấm dứt hiệu lực của Hiệp định thì điều khoản "Kết thúc" của
Hiệp định thƣờng quy định: " Hiệp định này sẽ vẫn còn hiệu lực cho tới khi
một nước ký kết tuyên bố kết thúc. Mỗi nước ký kết thông qua đường ngoại
giao có thể kết thúc Hiệp định bằng cách gửi thông báo kết thúc Hiệp định ít
nhất 6 tháng trước khi kết thúc bất kỳ năm dương lịch nào bắt đầu sau thời

hạn 5 năm kẻ từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Trong trường hợp như vậy, Hiệp
định sẽ hết hiệu lực thi hành." (Điều 29 Hiệp định giữa Việt Nam và Ucraina
ký năm 1996). Nhƣ vậy, Hiệp định có hiệu lực tối thiểu là 5 năm và việc đề
nghị một nƣớc ký kết chấm dứt hiệu lực của Hiệp định phải đƣợc thông báo
trƣớc ngày 1/7 của năm bất kỳ sau 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Quy định nhƣ vậy xuất phát từ mục đích đảm bảo tính ổn định cho môi trƣờng
kinh doanh của nƣớc ký kết và liên quan đến thời gian để xác định đối tƣợng
cƣ trú.
1.4. Phạm vi áp dụng của Hiệp định
Phạm vi áp dụng của Hiệp định (thƣờng đƣợc quy định tại Điều 1 của
Hiệp định) là đối tƣợng cƣ trú của Việt Nam hoặc của nƣớc ký kết Hiệp định
với Việt Nam hoặc đồng thời là đối tƣợng cƣ trú của cả Việt Nam và nƣớc ký
kết Hiệp định với Việt Nam, ví dụ nhƣ Điều 1 Hiệp định giữa Việt Nam và
Thụy sỹ ký năm 1996 quy định: “Hiệp định này được áp dụng cho các đối
tượng là những đối tượng cư trú của một hoặc của cả hai nước ký kết”.
Về mặt lãnh thổ, từ "Việt Nam" dùng trong Hiệp định bao gồm toàn bộ
lãnh thổ quốc gia Việt Nam, kể cả lãnh hải Việt Nam và mọi vùng ở ngoài
gắn liền với lãnh hải Việt Nam mà theo luật pháp Việt Nam và phù hợp với
luật pháp quốc tế, Việt Nam có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò và khai

20
thác tài nguyên thiên nhiên của đáy biển, lòng đất dƣới đáy biển và khối nƣớc
ở trên.
1.5. Các loại thuế được Hiệp định điều chỉnh
Các loại thuế đƣợc Hiệp định điều chỉnh (thƣờng đƣợc quy định tại
Điều 2 của Hiệp định) là các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản (thuế đánh
vào tài sản thực chất là thuế đánh vào thu nhập từ việc khai thác hoặc chuyển
nhƣợng tài sản đó). Về bản chất là thuế đánh vào thu nhập nhƣng ở từng nƣớc
khác nhau thì các loại thuế này có thể có tên gọi khác nhau nên các loại thuế
này đƣợc mô tả cụ thể tại Hiệp định. Theo đó, các loại thuế này gồm tất cả

các loại thuế thu trên tổng thu nhập, hoặc những phần của thu nhập, bao gồm
các khoản thuế đối với thu nhập từ việc chuyển nhƣợng động sản hoặc bất
động sản, các loại thuế đánh trên tổng số tiền lƣơng hoặc tiền công do doanh
nghiệp chi trả cũng nhƣ các loại thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của tài
sản đều đƣợc coi là thuế đánh vào thu nhập và tài sản.
Hiệp định công khai những loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản đang
có hiệu lực ở cả hai nƣớc ký kết vào thời điểm Hiệp định đƣợc ký kết. Do
pháp luật thuế của mỗi nƣớc có thể có sự thay đổi trong thời gian Hiệp định
có hiệu lực nên danh mục các loại thuế đƣợc liệt kê ở Hiệp định không phải là
cố định. Vì vậy, Hiệp định cũng quy định rằng Hiệp định cũng sẽ đƣợc áp
dụng cho các loại thuế có tính chất tƣơng tự hay về căn bản giống nhƣ loại
thuế trên đƣợc ban hành sau ngày ký Hiệp định, các nhà chức trách có thẩm
quyền của hai nƣớc ký kết sẽ thông báo cho nhau biết những thay đổi cơ bản
trong pháp luật thuế của từng nƣớc.
Các loại thuế của Việt Nam thuộc diện điều chỉnh của Hiệp định hiện
nay là thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Tại các Hiệp

21
định ký kết trƣớc đây, trong danh mục các loại thuế mà Việt Nam cam kết
thực hiện tránh đánh thuế hai lần còn có thuế chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài
nhƣng loại thuế này đã đƣợc bãi bỏ từ ngày 1/1/2004 theo quy định tại Thông
tƣ số 26/2004/TT-BTC ngày 31/3/2004 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện
quy định về thuế chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài và hoàn thuế thu nhập
doanh nghiệp tái đầu tƣ đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Theo đó, " Từ ngày
1/1/2004, các khoản thu nhập hợp pháp mà các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân
nước ngoài thu được do tham gia đầu tư vốn dưới bất kỳ hình thức nào theo
qui định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, kể cả cá nhân là người
Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước và người nước ngoài thường
trú ở Việt Nam đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước (bao gồm cả
số thuế thu nhập đã được hoàn trả cho số thu nhập tái đầu tư và thu nhập do

chuyển nhượng vốn, mua cổ phần), khi chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
hoặc giữ lại ngoài Việt Nam không phải nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước
ngoài (kể cả khoản lợi nhuận phát sinh trước ngày 31/12/2003)" (Điểm 1
Mục I Thông tƣ số 26/2004/TT-BTC).
1.6. Nguyên tắc áp dụng Hiệp định và pháp luật thuế Việt Nam
1.6.1. Áp dụng Hiệp định
Sự khác biệt giữa các quy định của Hiệp định và pháp luật thuế Việt
Nam là không thể tránh khỏi. Theo quy định của Điều 6 Luật ký kết, gia nhập
và thực hiện điều ƣớc quốc tế 2005 thì: "1. Trong trường hợp văn bản quy
phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định
của điều ước quốc tế.

22
2. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm không làm cản
trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên có quy định về cùng một vấn đề.
3. Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội,
Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều
ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần
điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy
định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến
nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để
thực hiện điều ước quốc tế đó.". Phù hợp với quy định trên, các văn bản quy
phạm pháp luật thuế của Việt Nam cũng đều quy định ƣu tiên áp dụng điều
ƣớc quốc tế khi có sự khác nhau giữa điều ƣớc, nhƣ Điều 9 Luật thuế thu
nhập cá nhân 2007 quy định: "Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về thuế thu nhập cá nhân
khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế
đó" hoặc Điểm 1 Mục III Phần A Thông tƣ số 133/2004/TT-BTC ngày

31/12/2004 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện các Hiệp định tránh đánh
thuế hai lần vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam và các nƣớc có hiệu lực thi
hành tại Việt Nam (sau đây viết tắt là Thông tƣ số 133/2004/TT-BTC) cũng
quy định: " Trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định tại Hiệp định và
các quy định tại luật thuế trong nước thì sẽ áp dụng theo các quy định của
Hiệp định". Nhƣ vậy, trƣờng hợp có sự khác nhau giữa các quy định tại Hiệp
định và các quy định của pháp luật thuế trong nƣớc thì áp dụng các quy định
của Hiệp định.


23
1.6.2. Áp dụng pháp luật thuế Việt Nam
Mục đích chính của Hiệp định là tránh đánh thuế hai lần, qua đó làm
giảm nghĩa vụ thuế cho các đối tƣợng nộp thuế. Chính vì vậy mà "Hiệp định
không tạo ra các nghĩa vụ thuế mới, khác hoặc nặng hơn so với luật thuế
trong nước" (Điểm 2 Mục III Phần A Thông tƣ số 133/2004/TT-BTC). Về cơ
bản, Hiệp định chỉ phân định quyền đánh thuế của các nƣớc ký kết để tránh
đánh thuế hai lần. Trên cơ sở quyền đánh thuế đƣợc phân định theo Hiệp
định, các nƣớc đánh thuế và thu thuế theo nội luật của nƣớc mình. Tuy nhiên,
trong trƣờng hợp tại một Hiệp định quy định Việt Nam có quyền thu thuế đối
với một loại thu nhập nào đó nhƣng tại thời điểm áp dụng Hiệp định đối với
một đối tƣợng cụ thể mà theo pháp luật thuế Việt Nam chƣa có quy định thu
thuế đối với loại thu nhập đó hoặc quy định thu mức thấp hơn so với Hiệp
định thì áp dụng theo quy định của pháp luật thuế Việt Nam. Nhƣ vậy, trƣờng
hợp có sự khác nhau giữa Hiệp định và pháp luật thuế Việt Nam và việc áp
dụng pháp luật thuế Việt Nam có lợi hơn cho đối tƣợng nộp thuế thì áp dụng
pháp luật thuế Việt Nam.
1.7. Không phân biệt đối xử
Với sự phân định quyền đánh thuế thì các quy định về tránh đánh thuế
hai lần của Hiệp định mới chỉ giải quyết đƣợc việc đánh thuế trùng lặp của hai

hệ thống thuế đối với thu nhập của một đối tƣợng. Việc đánh thuế cụ thể nhƣ
thế nào (thủ tục, thuế suất) là do nội luật từng nƣớc ký kết quy định. Để tránh
phân biệt đối xử khi đối tƣợng cƣ trú của một nƣớc ký kết thực hiện nghĩa vụ
thuế theo nội luật của nƣớc ký kết kia, Hiệp định có quy định về không phân
biệt đối xử.

24
Các quy định về không phân biệt đối xử thƣờng đƣợc quy định tại Điều
23 hoặc 24 của Hiệp định và thƣờng có nội dung nhƣ sau: "1. Những đối
tượng mang quốc tịch của một nước ký kết sẽ không phải chịu tại nước ký kết
kia bất kỳ hình thức thuế nào hay bất kỳ yêu cầu nào liên quan đến hình thức
thuế đó khác với hay nặng hơn hình thức thuế và các yêu cầu liên quan hiện
đang và có thể áp dụng cho các đối tượng mang quốc tịch của nước ký kết kia
trong cùng những hoàn cảnh như nhau.
2. Thuế áp dụng với một cơ sở thường trú của một xí nghiệp của một nước ký
kết đặt tại nước ký kết kia sẽ không kém thuận lợi hơn thuế áp dụng đối với
các xí nghiệp của nước ký kết kia cùng thực hiện những hoạt động tương tự.
Quy định này sẽ không được giải thích là buộc một nước ký kết cho phép các
đối tượng cư trú của nước ký kết kia được hưởng bất kỳ khoản miễn thu cá
nhân, khoản miễn thuế và giảm thuế mà nước đó giành riêng cho các đối
tượng cư trú của nước mình trong quá trình tính thuế trên cơ sở tư cách dân
sự và các nghĩa vụ gia đình.
3. Trừ trường hợp áp dụng các quy định tại Ðiều 9, khoản 7 Ðiều 11 hay
khoản 4 Ðiều 12, lãi từ tiền cho vay, tiền bản quyền và các khoản thanh toán
khác do một xí nghiệp của một nước ký kết trả cho đối tượng cư trú của nước
ký kết kia, trong khi xác định các khoản lợi tức chịu thuế của xí nghiệp đó sẽ
được trừ vào chi phí theo cùng các điều kiện nếu như các khoản tiền đó được
trả cho đối tượng cư trú của nước thứ nhất.
4. Các xí nghiệp của nước ký kết có toàn bộ hay một phần vốn do một hay
nhiều đối tượng cư trú của nước ký kết kia kiểm soát hay sở hữu trực tiếp hay

gián tiếp, sẽ không phải chịu tại nước thứ nhất bất kỳ hình thức thuế hay yêu
cầu liên quan đến hình thức thuế đó khác với hay nặng hơn hình thức thuế và

×