Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Pháp luật của các nước đang phát triển và Việt Nam về chống bán phá giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 100 trang )


1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



VÕ THỊ THÚY HẰNG




PHÁP LUẬT CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
VÀ VIỆT NAM VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC






HÀ NỘI - 2012



2



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



VÕ THỊ THÚY HẰNG





PHÁP LUẬT CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
VÀ VIỆT NAM VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số : 60 38 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Năng



HÀ NỘI - 2012



3

MỤC LỤC




Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


Danh mục các từ viết tắt


Danh mục các bảng


Danh mục các biểu đồ


MỞ ĐẦU
1

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ CÁC QUY
ĐỊNH QUỐC TẾ VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
5
1.1.

Khái quát chung về bán phá giá
5
1.1.1.
Khái niệm bán phá giá
5
1.1.2.
Lịch sử pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại
quốc tế
8
1.2.
Vai trò của pháp luật chống bán phá giá
10
1.3
Quy định quốc tế về chống bán phá giá
13
1.3.1.
Khái quát chung về Hiệp định chống bán phá giá của WTO
13
1.3.2.
Các điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo WTO
15
1.3.3.
Các biện pháp chống bán phá giá
19
1.3.4.
Thời hạn áp dụng và thủ tục xem xét lại thuế chống bán
phá giá
22
1.4.
Tình hình bán phá giá và chống bán phá giá trên thế giới

trong thời gian qua
24

4
1.4.1.
Phân loại các quốc gia
24
1.4.2.
Tổng quan tình hình bán phá giá và chống bán phá giá
26
1.4.3.
Thực trạng chống bán phá giá ở các nước phát triển
29
1.4.4.
Thực trạng chống bán phá giá ở các nước đang phát triển
30

Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
MỘT SỐ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VỀ CHỐNG BÁN
PHÁ GIÁ
33
2.1.
Pháp luật chống bán phá giá của Braxin
34
2.1.1.
Nội dung quy định pháp luật về chống bán phá giá
35
2.1.2.
Thực trạng chống bán phá giá của Braxin
38

2.2.
Pháp luật chống bán phá giá của Ấn Độ
39
2.2.1.
Nội dung quy định pháp luật về chống bán phá giá
39
2.2.2.
Thực trạng chống bán phá giá của Ấn Độ
44
2.3.
Pháp luật chống bán phá giá của Trung Quốc
47
2.3.1.
Nội dung quy định pháp luật về chống bán phá giá
47
2.3.2.
Thực trạng chống bán phá giá của Trung Quốc
51
2.4.
Pháp luật chống bán phá giá của một số quốc gia ASEAN
54
2.4.1.
Pháp luật chống bán phá giá của Indonesia
54
2.4.2.
Pháp luật chống bán phá giá của Thái Lan
56
2.4.3.
Pháp luật chống bán phá giá của Philippin
59


Chương 3: VẤN ĐỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA VIỆT NAM VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
62
3.1.
Vấn đề chống bán phá giá ở Việt Nam
62
3.1.1.
Pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam
62
3.1.2.
Thực trạng bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
70

5
3.1.3.
Những vấn đề đặt ra trong công tác chống bán phá giá của
Việt Nam
76
3.2.
Một số giải pháp chống bán phá giá của Việt Nam
78
3.2.1.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về chống bán phá giá của
Việt Nam
78
3.2.2.
Tăng cường quản lý thị trường, đấu tranh ngăn chặn tệ nạn
buôn lậu, chống gian lận thương mại
82

3.2.3.
Phát huy vai trò của các Hiệp hội ngành hàng trong các cuộc
điều tra chống bán phá giá
83
3.2.4.
Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp
86

KẾT LUẬN
87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
89


6



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADA
: Hiệp định thực thi Điều VI của Hiệp định chung về Thương mại
và Thuế quan 1994 (Hiệp định Chống bán phá giá của WTO)
ASEAN
: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CAMEX
: Hội đồng thương mại Braxin
DECOM
: Ban tự vệ thương mại trực thuộc Ủy ban Ngoại thương Braxin

DGAD
: Ban về Chống bán phá giá và các Biện pháp tương tự của Bộ
Thương mại Ấn Độ
EU
: Liên minh Châu Âu
FDI
: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GATT
: Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan
SECEX
: Ủy ban Ngoại thương Braxin
WTO
: Tổ chức Thương mại Thế giới


7



DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
2.1
Tình hình điều tra chống bán phá giá của Braxin
38
2.2
Tính toán giá trị thông thường trong các vụ kiện bán phá

giá do Ấn Độ tiến hành (1997-2003)
41
2.3
Các vụ điều tra chống bán phá giá do Ấn Độ tiến hành
giai đoạn 1995-2010
45
2.4
Các vụ điều tra bán phá giá do Ấn Độ tiến hành (phân
theo mặt hàng) giai đoạn 1995-2010
45
2.5
10 quốc gia là đối tượng kiện chống bán phá giá thường
xuyên nhất của Ấn Độ giai đoạn 1995-2010
46
2.6
Các vụ kiện chống bán phá giá hàng hóa Ấn Độ
47
2.7
Các vụ điều tra chống bán phá giá do Trung Quốc tiến
hành giai đoạn 1995-2010
51
2.8
Các vụ điều tra bán phá giá do Trung Quốc tiến hành
(phân theo mặt hàng), 1995-2010
52
2.9
Các vụ điều tra bán phá giá do Indonesia thực hiện giai
đoạn 1995 - 2010
56





8



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu
biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
1.1
Xu hướng điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá
trên thế giới
27
1.2
So sánh số lần áp dụng thuế chống bán phá giá giữa các
nước đang phát triển và phát triển
28



9






MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng đã tạo ra các
thách thức to lớn cho các quốc gia cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
trên thị trường thế giới. Các quốc gia này phải đối mặt với những khó khăn
trong đẩy mạnh xuất khẩu do các nước nhập khẩu đã tận dụng những qui định
mở để tạo ra những rào cản mới như chống bán phá giá, chống trợ cấp để
bảo hộ sản xuất trong nước. Kể từ khi Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
được thành lập năm 1995 cho đến nay, công cụ chống bán phá giá ngày càng
được áp dụng rộng rãi bởi nhiều quốc gia. Tuy nhiên, một nét mới của vấn đề
này đó là các nước đang phát triển đang dần trở thành những nước áp dụng
biện pháp chống bán phá giá nhiều nhất trên thế giới, hơn cả những quốc gia
phát triển khác như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Các nước này là đối
tượng thường xuyên của điều tra bán phá giá nhưng cũng đồng thời áp dụng
khá phổ biến biện pháp này đối với các quốc gia khác. Việt Nam cũng là một
quốc gia đang phát triển và là thành viên của WTO. Việc mở cửa nền kinh tế,
tham gia ngày càng tích cực vào thị trường khu vực và quốc tế đang đặt ra
cho nền kinh tế Việt Nam nhiều vấn đề của thương mại quốc tế, trong đó có
vấn đề bán phá giá. Việt Nam vừa có nguy cơ là đối tượng của hành vi bán
phá giá của các nước xuất khẩu khác, đồng thời cũng có nguy cơ bị áp đặt các

10
biện pháp chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu ra nước ngoài. Đặc biệt,
việc mở rộng thị trường, giảm mạnh các hàng rào thuế quan và nhập khẩu
tăng mạnh tạo thuận lợi cho việc hàng hóa nước ngoài ồ ạt vào thị trường
Việt Nam. Điều này dễ dẫn đến xảy ra hiện tượng bán phá giá của hàng hóa
nước ngoài. Để bảo vệ sản xuất trong nước và tạo ra môi trường cạnh tranh
lành mạnh trong thương mại, chúng ta cần có những giải pháp, nghiên cứu
cụ thể về vấn đề này. Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài "Pháp luật của các nước

đang phát triển và Việt Nam về chống bán phá giá" để làm Luận văn Thạc
sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề chống bán phá giá đã thu hút được nhiều đối tượng nghiên cứu
từ các Bộ ngành chủ chốt như Vụ Chính sách thương mại đa biên - Bộ Công
thương với nghiên cứu "Cơ sở khoa học áp dụng thuế chống bán phá giá đối
với hàng nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế"
(2002) đã đi vào phân tích một số mô hình áp dụng thuế chống bán phá giá
của một số nước trên thế giới, từ đó đưa ra những kiến nghị cho việc áp dụng
thuế chống bán phá giá tại Việt Nam. Đề tài "Chủ động ứng phó với các vụ
kiện chống bán phá giá trong thương mại quốc tế" (2005) của Cục Quản lý
cạnh tranh - Bộ Công thương, đã đi vào nghiên cứu kinh nghiệm đối phó với
các vụ kiện chống bán phá giá hàng hóa xuất khẩu của một số nước tiêu biểu
trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp cho
Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhiều nhà kinh tế và pháp lý cũng có những công trình
đề cập đến lĩnh vực này: "Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu ở
Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" (Đoàn Trung Kiên, Đại học
Luật Hà Nội, Luận văn Tiến sĩ, 2010), "Pháp luật về chống bán phá giá trong
thương mại quốc tế về những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam" (Vũ Thị

11
Phương Lan, Đại học Luật Hà Nội, Luận văn Tiến sĩ, 2011), "Thuế chống bán
phá giá ở một số nước thành viên WTO và một số gợi ý cho Việt Nam" (Mai
Quỳnh Phương, Khoa Luật, Luận văn Thạc sĩ, 2009), "Một số vấn đề cơ bản
về pháp luật chống bán phá giá của WTO" (Trần Văn Hải, Khoa Luật, Luận
văn Thạc sĩ, 2007),… và nhiều bài nghiên cứu trên các báo, tạp chí chuyên
ngành. Các luận án, bài viết tập trung vào các vấn đề như nghiên cứu pháp
luật chống bán phá giá của WTO, Hoa Kỳ, EU…, đối phó với các vụ kiện
chống bán phá giá từ nước ngoài, chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào

thị trường nội địa
Đối với luận văn này, trên cơ sở tham khảo một số tài liệu có liên
quan, tác giả đã tiếp cận vấn đề một cách mới mẻ. Từ việc nghiên cứu pháp
luật chống bán phá giá của các nước đang phát triển, có tình hình kinh tế, xã
hội, pháp luật phần nào tương đồng với Việt Nam và đưa ra một số kinh
nghiệm về chống bán phá giá cho nước ta.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề cơ bản về bán phá giá, chống bán phá giá và
tình hình chống bán phá giá trên thế giới trong thời gian qua; từ đó đi sâu
nghiên cứu pháp luật, thực trạng chống bán phá giá và các kinh nghiệm của
các nước đang phát triển nói chung và một số quốc gia điển hình về chống
bán phá giá trong nhóm các nước đang phát triển như Braxin, Ấn Độ, Trung
Quốc và một số nước khu vực Đông Nam Á. Trên cơ sở đó, nghiên cứu vấn
đề bán phá giá và chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu tại thị trường Việt
Nam và học hỏi kinh nghiệm từ các nước đang phát triển, đưa ra những giải
pháp đối với vấn đề này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các quy định chung về bán phá giá, chống bán phá giá và Hiệp định
về Chống bán phá giá của WTO - cơ sở chung nhất cho mọi luật quốc gia liên

12
quan tới chống bán phá giá. Pháp luật và tình hình chống bán phá giá của các
nước đang phát triển (Braxin, Ấn Độ, Trung Quốc, một số nước Đông Nam
Á) và Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp
phân tích - tổng hợp, khái quát hóa, khảo sát thực tiễn và đặc biệt là phương
pháp so sánh luật học để giải quyết các vấn đề mà nhiệm vụ nghiên cứu của đề

tài đặt ra.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn làm rõ hơn một số vấn đề chung về bán phá giá và chống
bán phá giá; phân tích và làm sáng tỏ thêm quy định của WTO về chống bán
phá giá, quy định pháp luật và thực trạng hoạt động chống bán phá giá ở một
số nước đang phát triển điển hình như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và các
nước ASEAN.
Luận văn hệ thống hóa và làm sáng tỏ hơn các quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành về chống bán phá giá, có sự đối chiếu, so sánh với các
quy định về chống bán phá giá của WTO và một số nước đang phát triển điển
hình. Từ đó, luận văn chỉ ra những hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam
về chống bán phá giá và đề xuất được một vài giải pháp có cơ sở khoa học và
thực hiện nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về chống bán phá
giá.
7. Kết cấu của luận văn

13
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về bán phá giá và các quy định quốc tế về
chống bán phá giá.
Chương 2: Thực trạng các quy định pháp luật của một số nước đang
phát triển về chống bán phá giá.
Chương 3: Vấn đề chống bán phá giá của Việt Nam và một số giải pháp.

14
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÁN PHÁ GIÁ
VÀ CÁC QUY ĐỊNH QUỐC TẾ VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ


1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÁN PHÁ GIÁ
1.1.1. Khái niệm bán phá giá
Định nghĩa theo góc độ ngôn ngữ:
Từ trước đến nay, người ta thường hiểu một cách đơn giản, "bán phá
giá" nghĩa là bán dưới giá thị trường. Ví dụ như tại một khu chợ các sạp hàng
rau đều bán một bó rau muống với giá 8.000 đồng, tuy nhiên có một cửa hàng
bán với giá 5.000 đồng, thì hành động đó bị coi là bán phá giá. Đối với thực
trạng quan hệ thương mại quốc tế hiện nay, cách hiểu trên là không đúng.
Từ điển tiếng Việt trực tuyến, phiên bản ngày 18/3/2004 của
Trung tâm Từ điển học Việt Nam quy định: bán phá giá là việc bán
ồ ạt hàng hóa với giá thấp hơn giá thị trường, thậm chí chịu lỗ, để
tăng khả năng cạnh tranh và chiếm đoạt thị trường. Đại từ điển
Trung Việt - do Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam - Bộ
Giáo dục và Đào tạo phát hành năm 1999 quy định: bán phá giá là
bán với giá thấp hơn giá chung của thị trường để nhằm cạnh tranh
chiếm lĩnh thị trường (trang 96) [Dẫn theo: 7, tr. 4].
Như vậy, các cách hiểu về bán phá giá như trên đều có đặc điểm
chung là việc bán hàng hóa với giá thấp hơn giá thị trường. Tuy nhiên, theo
cách hiểu thông thường bán phá giá là bán dưới giá thị trường thì khái niệm
không quan tâm đến mục đích của việc bán phá giá là gì, có nhằm mục đích
cạnh tranh, chiếm đoạt thị trường hay không. Vì vậy rất khó để xác định chính
xác hành động đó có được coi là bán phá giá. Bởi vì trong nền kinh tế thị
trường, cứ giá nào có người mua thì người ta có quyền bán, hơn nữa có thể
hàng hóa của họ là hàng hóa dư thừa, tồn kho, bị kém chất lượng, mất mốt

15
hoặc có nhu cầu quay vòng vốn nhanh nên cần phải bán dưới giá thị trường
để tiêu thụ được hàng hóa. Tuy nhiên định nghĩa thuật ngữ bán phá giá của từ
điển Tiếng Việt trực tuyến, hay Đại Từ điển Trung - Việt không chỉ quan tâm
đến hiện tượng bán thấp hơn giá thị trường mà còn chú trọng đến cả mục đích

của hành động bán dưới giá thị trường là để tăng khả năng cạnh tranh và
chiếm đoạt thị trường. Như vậy theo các cách định nghĩa này, bán phá giá
thực chất là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cần phải ngăn chặn và
có biện pháp xử lý để duy trì sự ổn định của thị trường.
Thuật ngữ bán phá giá trong Tiếng Anh được dịch ra là:
"dumping". thuật ngữ này có nhiều nghĩa khác nhau, theo nghĩa
thông thường "dumping" có nghĩa là vứt bỏ những thứ không thích
(to get rit of something you do not want). còn nghĩa được dùng
trong thương mại là "to get rit of goods by selling them at a very
low price, often in another country", có nghĩa là bán tống một hàng
hóa ở mức giá rất thấp, thường là bán ra nước khác (Từ điển
Oxford Advanced Genie - xuất bản lần thứ 6 - Oxford University
Press 2000) [Dẫn theo: 25, tr. 6-7].
Như vậy theo nghĩa chuyên ngành thì "dumping" được hiểu là bán phá
giá và để xác định hành động bán phá giá người ta quan tâm đến mức giá bán
và có sự so sánh giữa thị trường các nước khác nhau.
Có thể thấy những cách hiểu thông thường của các ngôn ngữ khác
nhau về thuật ngữ bán phá giá đều phản ánh không đầy đủ, nhưng đã nói lên
phần nào đặc trưng của bán phá giá. đó là đặc trưng bán hàng ở một mức giá
rất thấp, với mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh và chiếm đoạt thị trường
mà thông thường là ở thị trường nước ngoài.
Định nghĩa theo góc độ pháp lý:
Trong thương mại quốc tế, bán phá giá được hiểu là sự phân biệt giá
cả giữa các thị trường quốc gia. Với cách hiểu này thì bán phá giá có thể xảy

16
ra các tình huống khác nhau, có thể là: người sản xuất/người xuất khẩu bán
hàng hóa của mình tại thị trường trong nước với giá thấp hơn giá bán hàng
hóa đó ở thị trường nước ngoài; hoặc người sản xuất/người xuất khẩu bán
hàng hóa đó ở thị trường trong nước với giá cao hơn giá bán hàng hóa đó ở

nước ngoài; hoặc người sản xuất/người xuất khẩu bán hàng hóa của mình với
các mức giá khác nhau ở các thị trường nước ngoài khác nhau. Như vậy, điểm
mấu chốt của cách hiểu này là sự phân biệt giá cả của cùng một hàng hóa ở
các thị trường quốc gia khác nhau, bất luận là cao hơn hay thấp hơn được tính
ở mỗi thị trường quốc gia.
Tuy nhiên, trong các tình huống có thể xảy ra như phân tích ở trên, thì
thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế đã chứng minh rằng chỉ có cách hiểu
thứ hai đó là hàng hóa được bán ở thị trường trong nước với mức giá cao hơn
giá bán hàng hóa đó ở nước ngoài thì mới có thể gây tổn hại đối với nước
nhập khẩu, nhất là đối với các nhà sản xuất hàng hóa tương tự ở nước nhập
khẩu. Do đó, hành động bán phá giá này mới cần phải ngăn chặn. Với cách
tiếp cận này, bán phá giá có thể được hiểu như sau:
Bán phá giá là sự phân biệt giá cả mang tính quốc tế, trong đó giá của
một hàng hóa khi được bán tại thị trường của nước nhập khẩu với giá thấp
hơn giá của hàng hóa đó được bán tại thị trường của nước xuất khẩu.
Cách hiểu trên phù hợp với cách hiểu về bán phá giá của WTO. Theo
Điều 2, Hiệp định thực thi Điều VI của GATT 1994 thì:
Một sản phẩm bị coi là bán phá giá (tức là được đưa vào lưu
thông thương mại của một nước khác thấp hơn giá trị hàng hóa
thông thường của sản phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của sản
phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp
hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu
dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông
thường [13].

×