Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống mađrit những vấn đề lý luận và thực tiễn tại Việt Nam và Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 127 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH

ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU
THEO HỆ THỐNG MAĐRIT

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
TẠI VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN





LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC















HÀ NỘI - 2011

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH

ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU
THEO HỆ THỐNG MAĐRIT

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
TẠI VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN


Chuyên ngành: Luật quốc tế
Mã số: 603860


LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC







Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đoàn Năng






HÀ NỘI - 2011

ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG
MAĐRIT ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU 6
1.1. Tầm quan trọng của việc bảo hộ Nhãn hiệu 6
1.2. Các yếu tố thúc đẩy quá trình hình thành hệ thống Mađrit
đăng ký quốc tế nhãn hiệu 16
1.3. Quá trình đàm phán, ký kết Thoả ước Mađrit 21
1.4. Quá trình đàm phán, ký kết Nghị định thư Mađrit 23
1.5. Tình hình tham gia hệ thống Mađrit của các quốc gia 25
Chương 2: NỘI DUNG CỦA THOẢ ƯỚC VÀ NGHỊ ĐỊNH THƯ 34
2.1. Nội dung chủ yếu của Thoả ước Mađrit và Nghị định thư
Mađrit về đăng ký quốc tế nhãn hiệu 34
2.1.1. Người nộp đơn 34
2.1.2. Đơn cơ sở và đăng ký cơ sở 35
2.1.3. Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu 36
2.1.4. Chỉ định quốc gia 38
2.1.5. Ngôn ngữ 39
2.1.6. Hưởng quyền ưu tiên theo đơn nộp sớm hơn 39

2.1.7. Lệ phí 40
2.1.8. Quy trình nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu 41
2.1.9. Thông báo việc chỉ định tới các quốc gia thành viên 44
2.1.10. Hiệu lực của đăng ký quốc tế 44
2.1.11. Chỉ định quốc gia tiếp sau đó 45
2.1.12. Từ chối bảo hộ 46
2.1.13. Sự phụ thuộc vào Nhãn hiệu cơ sở hay Điều khoản
“tấn công trung tâm” 47
2.1.14. Thay đổi Đăng bạ quốc tế và huỷ bỏ đăng ký quốc tế 48
2.2. Ưu điểm và nhược điểm của Thoả ước và Nghị định thư 49

iii
2.2.1. Ưu điểm 49
2.2.2. Nhược điểm 51
2.3. Sự khác biệt giữa Thoả ước và Nghị định thư 54
2.3.1. Cơ sở của đăng ký quốc tế 54
2.3.2. Ngôn ngữ của đơn đăng ký quốc tế 54
2.3.3. Điều khoản bảo vệ an toàn – “safeguard clause” 54
2.3.4. Giải pháp cho Điều khoản “tấn công trung tâm” 55
2.3.5. Thời hạn từ chối đăng ký 55
2.3.6. Hiệu lực của đăng ký quốc tế 56
2.3.7. Các khoản phí 56
2.3.8. Sự linh hoạt khi lựa chọn Văn phòng nơi xuất xứ 56
2.3.9. Thành viên 57
Chương 3: THỰC TIỄN ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM
VÀ NHẬT BẢN 59
3.1. Tình hình đăng ký quốc tế Nhãn hiệu ở Việt Nam 59
3.1.1. Đơn quốc tế có nguồn gốc Việt Nam 59
3.1.2. Đơn quốc tế có chỉ định Việt Nam 67
3.2. Tình hình đăng ký quốc tế Nhãn hiệu tại Nhật Bản 70

3.2.1. Đơn quốc tế có nguồn gốc Nhật Bản 71
3.2.2. Đơn quốc tế có chỉ định Nhật Bản 77
3.3. Xét nghiệm đơn đăng ký quốc tế tại Văn phòng quốc gia
được chỉ định ở Việt Nam và Nhật Bản 80
3.3.1. Tiêu chí xét nghiệm nội dung 80
3.3.2. Từ chối tạm thời 81
3.3.3. Chấp nhận bảo hộ 82
3.3.4. Khiếu nại thông báo từ chối tạm thời 82
3.3.5. Tuyên bố cuối cùng liên quan đến thông báo từ chối 83
3.4. Một số đề xuất, khuyến nghị cho Việt Nam 85
3.4.1. Nâng cao hiểu biết của cộng đồng 85
3.4.2. Nâng cao năng lực thực thi hệ thống Mađrit cho Cơ
quan đăng ký nhãn hiệu quốc gia 91
KẾ
T LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 105

iv
Danh mục các từ viết tắt
AIPPI Hiệp hội bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp quốc tế
APIC Trung tâm sở hữu công nghiệp châu Á – Thái Bình dương
CIPO Cục Sở hữu trí tuệ Trung Quốc
Công ước Paris Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
CTM Nhãn hiệu liên minh châu Âu
EU Liên minh châu Âu
JICA Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản
JIII Viện Sáng chế và sáng kiến Nhật Bản
JPO C
ục Sáng chế Nhật Bản

NH Nhãn hiệu
Nghị định thư Nghị định thư Mađrit liên quan tới Thoả ước Mađrit về
đăng ký quốc tế nhãn hiệu
NOIP Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
OHIM Văn phòng hài hoà thị trường nội địa
SHTT Sở hữu trí tuệ
Thoả ước Thoả ước Mađrit về đăng ký quốc tế nhãn hiệu
TRIPs Hiệp định về các khía c
ạnh liên quan tới thương mại
TRT Hiệp ước đăng ký nhãn hiệu
VIPA Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam
WTO Tổ chức thương mại thế giới
WIPO Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới

v
Danh mục các bảng
Số hiệu Tên bảng Trang
1.1. Xu hướng gia nhập hệ thống Mađrit 26
2.1. Điểm khác biệt cơ bản giữa Thoả ước và Nghị định thư 58
3.1. Đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam 59
3.2. Đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định Việt Nam từ năm
2000 - 2010
67
3.3. Đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định Nhật Bản từ năm
2000 - 2010
77
3.4. So sánh một số đặc điểm trong quá trình xét nghiệm
đơn của Việt Nam và Nhật Bản
83


Danh mục các hình vẽ
Số hiệu Tên hình vẽ Trang
1.1. Nhãn hiệu FORTIS trên chiếc đèn dầu bằng gốm cổ 7
1.2. Nhãn hiệu FORTIS của một số hãng uy tín trên thế giới
hiện nay
7
1.3. Sản phẩm túi thời trang mang Nhãn hiệu Louis Vuiton 11
1.4. Sản phẩm xà phòng giả/nhái Nhãn hiệu OMO 11
1.5. Nhãn hiệu “Bass, Tam giác đỏ của Công ty Bass 12
1.6. Danh sách 10 Nhãn hiệu hàng đầu năm 2010 theo bình
chọn của Interbrand
16
2.1. Quy trình đăng ký quốc tế Nhãn hiệu theo hệ thống Mađrit 42

Danh mục các biểu đồ
Số hiệu Tên biểu đồ Trang
1.1. Tình hình đăng ký quốc tế Nhãn hiệu theo hệ thống Mađrit 20
1.2. Các quốc gia thành viên của hệ thống Mađrit 25

vi
1.3. 10 quốc gia thành viên được chỉ định nhiều nhất năm
2009
29
1.4. 10 quốc gia thành viên có lượng đơn đăng ký quốc
tế nhiều nhất năm 2009
30
1.5. Lượng đơn đăng ký quốc tế của 5 quốc gia thành
viên được chỉ định nhiều nhất trong 5 năm gần đây
32
3.1. Xu hướng lựa chọn Điều ước quốc tế cho các đơn

đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam
61
3.2. Đơn quốc tế có nguồn gốc Việt Nam và các quốc gia
được chỉ định nhiều nhất
62
3.3. Đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Mađrit của
Việt Nam (tính đến 7/2011)
65
3.4. Xu hướng lựa chọn Nghị định thư đối với đơn đăng
ký quốc tế có nguồn gốc Việt Nam từ 2006 đến nay
66
3.5. Các quốc gia đăng ký nhãn hiệu nhiều nhất tại Việt
Nam (Số liệu đăng ký 2005 – 2010)
69
3.6. Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam từ 2000 đến 2010 70
3.7. Đơn đăng ký quốc tế có nguồn gốc Nhật Bản từ năm
2000 – 2010
72
3.8. Chỉ định quốc gia trong đơn đăng ký quốc tế có
nguồn gốc Nhật Bản
72
3.9. Xu hướng sửa đổi nhãn hiệu khi nộp đơn quốc tế
của Nhật Bản
73
3.10. Kết quả khảo sát mối e ngại của người nộp đơn
Nhật bản đối với hệ thống Mađrit
74
3.11. Số lượng đơn nhãn hiệu và thời gian xét nghiệm tại
Nhật Bản
79



-1-
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực đáng
ghi nhận trong vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với việc trở thành thành
viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11/01/2007,
ban hành Luật Sở hữu trí tuệ (có hiệu lực từ ngày 01/7/2006), việc gia nhập
Nghị định thư Mađrit v
ề đăng ký quốc tế nhãn hiệu (ngày 01/7/2006) đánh
dấu một bước tiến của Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Trong quá trình hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam ngày
càng nhận thức được tầm quan trọng và nhu cầu cấp thiết phải thiết lập và bảo
hộ được hình ảnh hợp pháp và bền vững cho các sản phẩm và dịch vụ của
mình ở thị trường trong n
ước và nước ngoài. Nhãn hiệu trở thành một trong
những yếu tố chủ chốt trong chiến lược thương mại hoá sản phẩm/dịch vụ của
mỗi doanh nghiệp, bảo đảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường. Xu hướng chuyển từ việc gia công các sản phẩm cho các hãng nước
ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu xây dựng cho mình thương hiệu
riêng với mục tiêu sánh vai cùng với các th
ương hiệu quốc tế. Vấn đề đăng ký
và bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam và trên thế giới trở nên nóng hổi hơn bao giờ
hết.
Tác giả chọn đề tài “Đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Mađrit -
Những vấn đề lý luận và thực tiễn tại Việt Nam và Nhật Bản” để nghiên cứu
vì những lý do sau đây:
 Hiện nay, số lượng ngườ
i Việt Nam đăng ký quốc tế nhãn hiệu thông

qua hệ thống Mađrit trong thời gian qua còn rất ít, mặc dù Việt Nam đã là
thành viên của Thoả ước Mađrit từ ngày 08/3/1949. Việc nghiên cứu về
những ưu điểm và nhược điểm của Thoả ước Mađrit, những nguyên nhân cản
trở việc sử dụng hệ thống này đối với các doanh nghiệp Việt Nam (từ các quy

-2-
định của Thoả ước Mađrit, Nghị định thư Mađrit, các quy định pháp luật Việt
Nam, từ yêu cầu khách quan, từ bản thân doanh nghiệp) sẽ giúp cho các nhà
làm luật, các nhà hoạch định chính sách và bản thân các doanh nghiệp vượt
qua được các trở ngại đó và đem lại hiệu quả thiết thực.
 Nhật Bản là một nước có hệ thống sở hữu trí tuệ khá phát triển. Mặc
dù mới chỉ là thành viên c
ủa Nghị định thư Mađrit về đăng ký quốc tế nhãn
hiệu từ năm 2000, song những thành tựu đạt được trong lĩnh vực này là khá
ấn tượng. Hơn nữa, các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ và hệ thống đăng
ký sở hữu trí tuệ, đặc biệt là Nhãn hiệu của Nhật Bản và Việt Nam có nhiều
điểm khá tương đồng. Việc nghiên cứu các quy định pháp luậ
t và kinh
nghiệm của Nhật Bản trong lĩnh vực này sẽ góp phần đề xuất các khuyến nghị
thích hợp và hiệu quả cho Việt Nam nhằm sử dụng hữu hiệu hệ thống đăng ký
quốc tế nhãn hiệu theo Thoả ước Mađrit và Nghị định thư Mađrit.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài ““Đăng ký quốc tế nhãn
hiệu theo hệ thống Mađrit - Những vấ
n đề lý luận và thực tiễn tại Việt Nam
và Nhật Bản” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Luật Quốc tế với mong
muốn được nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ những quy định của
pháp luật quốc tế, đặc biệt là Thoả ước Mađrit về đăng ký quốc tế nhãn hiệu
và Nghị định thư Mađrit về đăng ký quốc tế nhãn hi
ệu” nhằm thấy được
những lợi ích mà hệ thống này mang lại, sự khác biệt giữa Thoả ước Mađrit

và Nghị định thư Mađrit, từ đó đề xuất ý kiến cho các nhà làm luật, các cơ
quan thực thi trong việc hoàn thiện các quy định về đăng ký quốc tế nhãn hiệu
ở Việt Nam, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập thành công
vào kinh tế quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu v
ề vấn đề này ở Việt Nam và ý nghĩa lý
luận của đề tài
Hiện nay, ngoài một số bài báo đề cập hoặc giới thiệu về việc đăng ký

-3-
quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Mađrit, chưa có một công trình nào nghiên
cứu một cách sâu sắc, hệ thống và đầy đủ về hệ thống này, về các quy định
pháp luật, sự khác biệt giữa Thoả ước Mađrit và Nghị định thư Mađrit. Đặc
biệt, chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập tới các quy định pháp luật
và thực tiễn đăng ký quốc tế nhãn hiệu ở Vi
ệt Nam và Nhật Bản trong sự
nghiên cứu so sánh.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, nhất là trong bối cảnh nhãn hiệu trở
thành một trong những công cụ hội nhập và phát triển thương mại chủ chốt
của các doanh nghiệp, việc nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề này mang
ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Những khuyến nghị của luận văn này hy
vọng sẽ là thiế
t thực cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam
nhằm mục đích vừa thực hiện đúng các cam kết quốc tế về bảo hộ và thực thi
quyền sở hữu trí tuệ mà Việt Nam đã ký kết, vừa tạo thuận lợi cho các doanh
nghiệp Việt Nam sử dụng hữu hiệu hệ thống này để bảo hộ tài sản trí tuệ của
mình trên thế giới.
Hy vọng rằng, với sự đầu tư thích đáng và sự làm việc nghiêm túc và
nhiệt huyết của một người làm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, kết quả nghiên
cứu sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị và hữu ích.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ, tác giả tập trung nghiên cứu các
quy định pháp luật một cách toàn diện về việc đăng ký quố
c tế nhãn hiệu theo
Thoả ước Mađrit và Nghị định thư Mađrit về đăng ký quốc tế nhãn hiệu. Tác
giả cũng tập trung nghiên cứu các quy định về đăng ký quốc tế nhãn hiệu
trong luật pháp Việt Nam, đưa ra những nhận xét, đánh giá thực tiễn về sự
tương thích giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế trong lĩnh vực này,
từ đó đề xuấ
t các khuyến nghị có thể áp dụng cho Việt Nam trong việc hoàn
thiện pháp luật đồng thời xây dựng cơ chế cho việc áp dụng “đúng và đủ” luật

-4-
pháp quốc tế trong lĩnh vực đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, cũng
như đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu có xuất xứ Việt Nam ở nước ngoài.
Những nghiên cứu so sánh về các quy định pháp luật và thực tiễn đăng
ký, bảo hộ nhãn hiệu quốc tế ở Việt Nam và Nhật Bản giúp cho tác giả luận
văn có thể đưa ra những đề xuất thích hợp nhằm hoàn thi
ện các quy định pháp
luật hiện hành, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn để khuyến khích các nhà
đầu tư nước ngoài cũng như nâng cao uy tín của Việt Nam trong việc thực thi
các quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với luật pháp và chuẩn mực quốc tế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu
và dữ liệu thống kê, tổng hợp, so sánh các quy
định về đăng ký quốc tế nhãn
hiệu theo Thoả ước Mađrit và Nghị định thư Mađrit, tình hình thực tiễn áp
dụng hệ thống Mađrit trong việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu ở Việt Nam và
Nhật Bản, từ đó rút ra những ưu điểm của hệ thống, sự tương thích và chưa
tương thích của luật pháp quốc gia với luật pháp quốc tế; xem xét tính phù

h
ợp của các kinh nghiệm của Nhật Bản với điều kiện của Việt Nam để hướng
tới hoàn thiện các quy định pháp luật trong nước nhằm sử dụng hiệu quả hệ
thống Mađrit trong thời gian tới.
5. Đóng góp mới của luận văn
Với những nghiên cứu nghiêm túc và các cuộc khảo sát thực tế, luận
văn đã đạt được những kết qu
ả sau đây và có thể coi đó như là những đóng
góp mới của luận văn:
- Hệ thống hoá, phân tích, so sánh các quy định về đăng ký quốc tế
nhãn hiệu giữa Thoả ước Mađrit và Nghị định thư Mađrit; các ưu điểm và
nhược điểm của hệ thống nói chung và của từng điều ước nói riêng; những
điểm chung và điểm khác biệt của hai đ
iều ước quốc tế này;
- Phân tích tình hình đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Mađrit

-5-
của Việt Nam và một số nước trên thế giới, trong đó tập trung vào Nhật Bản
rút ra những kinh nghiệm thực tiễn trong việc áp dụng Nghị định thư Mađrit:
những thuận lợi, khó khăn từ phía những người sử dụng hệ thống này, bao
gồm cả người nộp đơn, các chuyên gia sở hữu trí tuệ và cơ quan đăng ký nhãn
hiệu quốc gia;
- So sánh, đối chiếu thực tiễ
n đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống
Mađrit của Việt Nam và Nhật Bản, rút ra những điểm chung và khác biệt giữa
hai quốc gia về các khía cạnh liên quan đến người nộp đơn, cơ quan đăng ký
nhãn hiệu quốc gia, việc xét nghiệm đơn quốc tế của cơ quan đăng ký nhãn
hiệu với cả hai tư cách: văn phòng quốc gia nơi xuất xứ và văn phòng quốc
gia được chỉ
định;

- Đề xuất một số khuyến nghị để nâng cao hiệu quả hệ thống Mađrit
nhằm khuyến khích người sử dụng, bao gồm người nộp đơn và cơ quan đăng
ký nhãn hiệu quốc gia tại Việt Nam đẩy mạnh đăng ký quốc tế nhãn hiệu,
nâng cao hiệu lực của công tác xét nghiệm đơn tại cơ quan đăng ký nhãn hiệu
quốc gia tại Việt Nam.
6. Kết c
ấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống Mađrit
đăng ký quốc tế nhãn hiệu.
Chương 2: Nội dung của Thoả ước Mađrit và Nghị định thư Mađrit
Chương 3: Thực tiễn đăng ký quốc tế nhãn hiệu tại Vi
ệt Nam và Nhật
Bản.



-6-
Chương 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ
THỐNG MAĐRIT ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU
1.1. Tầm quan trọng của việc bảo hộ Nhãn hiệu
Trong cuộc sống hàng ngày, khi chọn mua một hàng hoá hay quyết
định sử dụng một dịch vụ, người mua thường có nhiều tiêu chí để lựa chọn:
đó là giá cả, nhưng cũng có thể đó là chất lượng của hàng hoá/dịch vụ hoặc
uy tín của nhà sả
n xuất. Đối với những hàng hoá/dịch vụ mà người mua tin
tưởng vào chất lượng của hàng hoá/dịch vụ hay uy tín/cam kết của nhà sản
xuất, sự phân biệt với các hàng hoá/dịch vụ khác được ghi trên hàng hoá/dịch
vụ bằng những dấu hiệu riêng biệt của nhà sản xuất. Dấu hiệu này chính là

nhãn hiệu. Nhãn hiệu là dấu hiệu mà một doanh nghiệp sử dụng đối với hàng
hoá/dịch vụ củ
a mình để phân biệt hàng hoá cùng loại của các doanh nghiệp
khác. Theo luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam, dấu hiệu này có thể là “từ ngữ,
hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể
hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc” (Luật sở hữu trí tuệ, Điều 72 Khoản 1).
Nhãn hiệu đã tồn t
ại từ thời cổ đại. Ngay từ thời điểm con người còn
tự cung tự cấp những gì họ cần cho bản thân nhiều hơn là mua chúng từ
những người thợ thủ công địa phương, có những thương gia sáng tạo đã biết
bán hàng hoá của mình vượt ra ngoài địa phương mình sinh sống và thậm chí
tới những vùng rất xa. Các đồ gốm cổ của Trung Quốc, Ai-cập, La Mã, và Hy
Lạp có một s
ố dấu hiệu cho thấy quyền sở hữu. Cách đây 3000 năm, những
người thợ thủ công Ấn Độ đã từng chạm khắc chữ ký của mình trên các tác
phẩm nghệ thuật trước khi gửi hàng tới Iran. Các nhà sản xuất Trung Quốc đã
bán hàng hoá mang nhãn hiệu của mình tại khu vực Địa Trung Hải hơn 2000
năm trước đây. Nhãn hiệu Fortis được sử dụng cho đèn dầu bằng gố
m đã
được tìm thấy trong các đế chế La Mã. Fortis là nhãn hiệu thời thượng nhất
trong số các nhãn hiệu cho đồ gốm và các sản phẩm mang nhãn hiệu này sử

-7-




Hình 1.2. Nhãn hiệu FORTIS của một số hãng uy
tín trên thế giới hiện nay
dụng cho đến cuối thế kỷ thứ hai trước Công nguyên [29]. Nhãn hiệu này đã

trở nên nổi tiếng đến nỗi bị sao chép và sử dụng, đăng ký cho nhiều loại hàng
hoá/dịch vụ đa dạng sau đó (Theo cơ sở dữ liệu đăng ký nhãn hiệu của
Benelux, tính đến 15/12/2010, đã có 101 đơn nhãn hiệu “FORTIS” đã đăng
ký theo hệ thống Mađrit, Nhãn hiệu cộng đồng (CTM) và Benelux được nộp
bởi các cá nhân, tổ
chức từ các quốc gia khác nhau, đăng ký cho các hàng
hoá/dịch vụ khác nhau, chẳng hạn: chế phẩm sinh học, đồ gia dụng, điện tử,
lương thực thực phẩm, đồng hồ, ôtô, quần áo, vật liệu xây dựng, bia rượu,
quản lý doanh nghiệp, bảo hiểm, ngân hàng, đào tạo, v.v. [70]. Tại Mỹ, số
lượng đăng ký Nhãn hiệu “Fortis” hay “Fortis và các yếu tố khác” là 140 [75].
Tại Nhật bản, số lượng đăng ký quố
c gia Nhãn hiệu “Fortis” là 12, chưa kể
các đơn đăng ký riêng cho các phương án phiên âm của nhãn hiệu này bằng
tiếng Nhật [81]). Nhờ việc kinh doanh phát đạt thời Trung Cổ mà việc sử
dụng các dấu hiệu để phân biệt hàng hoá của các thương gia và các nhà sản
xuất đã khá phát triển. Tuy vậy, tầm quan trọng về mặt kinh tế của nhãn hiệu
vẫn còn hạn chế.












Hình 1.1. Nhãn hiệu FORTIS

trên chiếc đèn dầu bằng gốm cổ

-8-
Nhãn hiệu bắt đầu đóng một vai trò quan trọng với công cuộc công
nghiệp hoá và từ đó trở thành một yếu tố quan trọng trong thế giới hiện đại
của thương mại quốc tế và nền kinh tế thị trường. Công nghiệp hoá và sự phát
triển của hệ thống kinh tế thị trường cho phép các nhà sản xuất và các thương
gia cạnh tranh đưa đến người tiêu dùng sự lựa chọn
đa dạng cho hàng
hoá/dịch vụ cùng chủng loại. Do vậy, hàng hoá/dịch vụ phải được đặt tên và
phương tiện để đặt tên hàng hoá/dịch vụ trên thị trường chính là nhãn hiệu.
Mục đích của nhãn hiệu là để phân biệt hàng hóa/dịch vụ của nhà sản
xuất hàng hoá/ nhà cung cấp dịch vụ này với hàng hóa/ dịch vụ của nhà sản
xuất hàng hoá/nhà cung cấp dịch vụ kia. Nhãn hiệu có thể là một từ, ch
ữ cái,
hình dạng, chữ ký, bao gói, nhãn sản phẩm, sự kết hợp màu sắc và bất cứ hình
thức thể hiện nào. Nhãn hiệu chỉ cho công chúng biết rằng sản phẩm/dịch vụ
thuộc về một nguồn gốc cụ thể và có chất lượng nhất định. Việc lựa chọn các
hàng hóa có thể được dựa trên cơ sở chất lượng, giá cả hay bất cứ điều gì thu
hút ng
ười tiêu dùng sản phẩm đó.
Nhãn hiệu có vai trò quan trọng để phát triển kinh doanh của doanh
nghiệp và uy tín của công ty liên quan mật thiết với nhãn hiệu. Bảo hộ nhãn
hiệu là vô cùng cần thiết trong nền kinh tế thị trường. Trước kia, khi chưa có
luật bảo hộ nhãn hiệu tại hầu hết các quốc gia, nhãn hiệu được bảo hộ theo
“thông lệ” hay “án lệ”. Từ thế kỷ thứ mười tám trở về trước, s
ản phẩm thường
bị hạn chế quá cục bộ trong một phạm vi nhỏ hẹp. Cuộc cách mạng công nghiệp
ở thế kỷ thứ mười tám và thế kỷ thứ mười chín không những chỉ thúc đẩy nền
kinh tế mà còn thiết lập nên vai trò của hệ thống sở hữu công nghiệp.

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, khoa học, giao thông vận tải, sản
xuất và truyền thông đã đư
a sản phẩm/dịch vụ của một quốc gia vượt ra ngoài
biên giới của nước đó. Giao dịch thương mại quốc tế dẫn đến nhu cầu bảo hộ
nhãn hiệu ở nước ngoài ngày càng được các nhà sản xuất/các nhà cung cấp dịch

-9-
vụ quan tâm để tránh nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Điều này
tạo ra sự cần thiết của việc bảo vệ hộ hữu trí tuệ trên toàn cầu. Các nhà sản xuất
nước ngoài thờ ơ với việc đưa sản phẩm của mình tham gia các triển lãm quốc
tế tổ chức vào các năm 1855 và 1867 ở Paris vì không đủ công cụ và cơ sở pháp
lý để bảo hộ quyền sở hữu trí tu
ệ của mình ở nước ngoài. Năm 1873, Chính phủ
Áo đã thông qua quy định tạm thời để bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp
và sáng chế cho các nhà sản xuất nước ngoài để tạo điều kiện cho họ có thể
tham gia vào các cuộc triển lãm. Và điều này, có lẽ là, sáng kiến đầu tiên cho hệ
thống đăng ký quốc tế. Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là
một trong nh
ững điều ước quốc tế đầu tiên về sở hữu trí tuệ, được ký tại Pari
(Pháp) vào 20/3/1883. Khởi đầu, công ước được ký bởi 11 quốc gia. Sau đó,
công ước được sửa đổi vào các năm 1900, 1911, 1925, 1934, 1958, 1967 và
1979. Tính đến nay, Công ước Pari đã có 173 quốc gia thành viên với sự gia
nhập gần đây nhất là Thái Lan (2/8/2008), Việt Nam gia nhập công ước này
ngày 8/3/1949.
Xuất phát từ chức năng và vai trò của nhãn hiệu của hàng hoá/dịch vụ
trên th
ị trường, có thể đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu như sau: "Nhãn hiệu là
bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hoá hoặcdịch vụ của doanh
nghiệp này với hàng hoá hoặcdịch vụ của đối thủ cạnh tranh". Đây là cách
tiếp cận được lựa chọn tại Mục 1(1)a của Luật Mẫu WIPO về Nhãn hiệu, Tên

thương mại và Cạnh tranh không lành mạnh cho các nước phát triể
n năm
1967 (“Luật Mẫu”) và được sử dụng thống nhất trong các điều ước quốc tế
như Thoả ước Mađrit và Nghị định thư Mađrit về đăng ký quốc tế Nhãn hiệu,
Thoả ước Nice về phân loại hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký
Nhãn hiệu, Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan tới sở hữu trí tuệ
(gọ
i tắt là Hiệp định TRIPS. Điều 15, đoạn 1 của Hiệp định này quy định “Bất
kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng

-10-
hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các
doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu”).
Để hoàn thành được chức năng phân biệt hàng hoá/dịch vụ với mục
đích cho người tiêu thực hiện được sự lựa chọn của mình giữa hàng hóa khác
nhau, dịch vụ cùng loại trên thị trường, nhãn hiệu phải được bảo vệ về mặt
pháp lý. Nếu không, đối thủ
cạnh tranh có thể sử dụng dấu hiệu trùng hoặc
tương tự cho cùng một hàng hoá, dịch vụ hoặc các dấu hiệu như vậy tương tự
mà người tiêu dùng sẽ bị nhầm lẫn là nguồn gốc của họ.
Một người tiêu dùng khi đã mua nhầm hàng hoá/dịch vụ giả mạo
thường không nhận ra rằng các sản phẩm mà họ đã mua không phải có nguồn
gốc như đ
ã được chỉ dẫn bởi nhãn hiệu và có thể có xu hướng quy kết chủ sở
hữu của nhãn hiệu chính hãng phải chịu trách nhiệm nếu hàng hoá/dịch vụ
không đáp ứng các tiêu chuẩn mà người tiêu dùng đã biết tới đối với hàng
hoá/dịch vụ đó. Tuy nhiên, ngay cả khi người tiêu dùng nhận ra được rằng
ông đã bị mua nhầm sản phẩm/dịch vụ giả mạo hoặc một sản ph
ẩm/dịch vụ
khác do chỉ dẫn từ một nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn được sử dụng cho

các sản phẩm dự kiến mua, người đó cũng khó có thể có hành động chống lại
nhà sản xuất/cung cấp dịch vụ đã xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu chính
hãng. Do đó, điều tất yếu là: chủ sở hữu của một nhãn hiệu đượ
c bảo hộ phải
có quyền ngăn chặn đối thủ cạnh tranh không được sử dụng nhãn hiệu tương
tự gây nhầm lẫn cho hàng hoá/dịch vụ trùng lặp hoặc tương tự. Đây chính là
“độc quyền” của chủ sở hữu của nhãn hiệu được công nhận rộng rãi trên toàn
thế giới, trong luật pháp của từng quốc gia và các điều ước quốc tế, đặc biệt
phải nhắc tới là Điều 16 Hiệp định TRIPS “Chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký
phải có độc quyền ngăn cấm những người không được phép của mình sử
dụng trong hoạt động thương mại các dấu hiệu trùng hoặc tương tự cho hàng
hoá hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự với những hàng hoá hoặc dịch vụ được

-11-
đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng như vậy có nguy cơ gây
nhầm lẫn. Việc sử dụng cùng một dấu hiệu cho cùng một loại hàng hoá hoặc
dịch vụ phải bị coi là có nguy cơ gây nhầm lẫn”. Dưới đây là một số ví dụ về
hàng hoá giả mạo và/hoặc hàng hoá nhái nhãn hiệu với sự so sánh của hàng
hoá chính hãng:








Việc quan trọng mà các doanh nghiệp c
ần phải làm để tránh lãng phí
tiền bạc, thời gian và giảm thiểu rủi ro là đăng ký nhãn hiệu sớm để đạt được

sự bảo hộ về mặt pháp lý và tránh khỏi những kẻ “ngồi mát ăn bát vàng” từ
nhãn hiệu của mình. Một nhãn hiệu có thể được bảo hộ trên cơ sở việc sử
dụng hoặc đăng ký. Hai cách tiếp cận này đã có từ xưa, nhưng ngày nay các
hệ th
ống bảo hộ nhãn hiệu thường kết hợp cả hai cách này. Công ước Paris về
bảo hộ sở hữu công nghiệp 1883 yêu cầu các nước thành viên có nghĩa vụ
phải thiết lập hệ thống đăng ký nhãn hiệu. Gần như tất cả các quốc gia đều
quy định về việc đăng ký nhãn hiệu và việc bảo hộ nhãn hiệu một cách đầy đủ
chỉ được bảo đảm thích đ
áng thông qua việc đăng ký với nguyên tắc
“first-to-file”. Việc sử dụng vẫn giữ vai trò quan trọng, trước hết tại các quốc
gia (trong đó có Hoa Kỳ) mà việc bảo hộ nhãn hiệu có truyền thống căn cứ
vào việc sử dụng, còn việc đăng ký nhãn hiệu chỉ nhằm khẳng định quyền đối
với nhãn hiệu đã có được thông qua sử dụng với nguyên tắc “first-to-use”,


Hình 1.4 - Sản phẩm xà phòng giả/nhái
Nhãn hiệu OMO

Hình 1.3 - Sản phẩm túi thời trang mang
Nhãn hiệu Louis Vuiton

-12-
theo đó người sử dụng đầu tiên nhãn hiệu, chứ không phải người đầu tiên
đăng ký nhãn hiệu, sẽ được ưu tiên trong các vụ tranh chấp về nhãn hiệu.
Công ty Bass [72] - một nhà sản xuất bia của Anh đã yêu cầu công nhận
nhãn hiệu “Tam giác đỏ và hình” là nhãn hiệu đầu tiên trên thế giới. Họ bắt đầu
tuyên bố sử dụng nhãn hiệu này từ năm 1600.
Nhãn hiệu “Tam giác đỏ & Logo” là nhãn hiệu
đầu tiên được đăng ký theo Luật

Đăng ký Nhãn
hiệu của Anh năm 1875 với số đăng ký đầu tiên
“No.1” [71]. Đạo luật đăng ký nhãn hiệu của
Anh năm 1875 có hiệu lực vào ngày 1/1/1876 và
đêm trước năm mới, một nhân viên của công ty
Bass đã chờ đợi qua đêm, bên ngoài cơ quan sở
hữu trí tuệ để là người đầu tiên đăng ký nhãn
hiệu trong sáng hôm sau. Và trên thực tế, công
ty Bass đã được cấp hai bằng đăng ký nhãn hiệu đầu tiên: bằng thứ nhất là nhãn
hiệu “Tam giác đỏ Bass” [71] cho sản phẩm bia hơi và bằng thứ hai là nhãn
hiệu “Hình thoi đỏ Bass” [71]. cho sản phẩm bia đắng & rượu.
Ở Hoa Kỳ, luật Nhãn hiệu liên bang được thông qua năm 1870 và
“Eagle logo” của hãng sơn Averill trở thành nhãn hiệu được đăng ký đầu tiên.
Còn nhiều câu chuyện khác về các nhãn hiệu cổ nhất của thế giới [67], chẳng
hạn như nhãn hiệu “EAGLE” của hãng NESTLE được cấp năm 1874 cho sản
phẩm sữa đặc là nhãn hiệ
u đầu tiên được đăng ký tại Hồng Kông (hiện nay,
nhãn hiệu này vẫn còn đang được sử dụng); nhãn hiệu “Cây thông” được cấp
năm 1905 tại Ôxtrâylia cho sản phẩm hoá chất của hãng Pisons Plc.; nhãn hiệu
“Longines & logo” được đăng ký cho sản phẩm đồng hồ năm 1889 tại Thuỵ sỹ
và sau đó tại Văn phòng quốc tế của WIPO năm 1993 theo Thoả ước Mađrit,
v.v.

Hình 1.5 – Nhãn hiệu “Bass,
Tam giác đỏ của
Công ty Bass

-13-
Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đã mang đến cho chủ sở hữu những
lợi ích đáng kể, thậm chí trở thành tài sản vô hình có giá trị vô cùng lớn. Chủ

sở hữu nhãn hiệu có độc quyền sử dụng nhãn hiệu. Quyền này chủ yếu bao
gồm: quyền sử dụng nhãn hiệu và quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn
hiệu. Quyền sử dụng nhãn hiệu là quy
ền của chủ sở hữu nhãn hiệu gắn nhãn
hiệu đó lên hàng hoá/dịch vụ hay sử dụng nhãn hiệu bằng bất kỳ cách thức
nào khác liên quan tới hàng hoá/dịch vụ mà nhãn hiệu đã đăng ký. Quyền này
còn bao gồm cả quyền quảng bá hàng hoá/dịch vụ mang nhãn hiệu trên thị
trường, quyền sử dụng nhãn hiệu trong quảng cáo, trên giấy tờ kinh doanh,
trên tài liệu giao dịch Quyền ngăn cấm người khác sử d
ụng nhãn hiệu là
quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu phản đối bất kỳ bên thứ ba nào sử dụng nhãn
hiệu của mình cho các hàng hoá/dịch vụ đã được bảo hộ, phản đối việc gắn
nhãn hiệu trùng hoặc nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn tên những hàng hoá
tương tự Đây là bản chất của độc quyền mà chủ sở hữu nhãn hiệu có được
thông qua vi
ệc đăng ký nhãn hiệu.
Tuy nhiên, độc quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu chịu một số các giới
hạn: thời gian và không gian. Về mặt thời gian, thông thường, nhãn hiệu đã
đăng ký có hiệu lực trong vòng 10 năm (hoặc 20 năm) tuỳ theo quy định pháp
luật của quốc gia, khu vực hay pháp luật quốc tế và có thể được gia hạn nhiều
lần. Sự độc quyền của chủ sở hữ
u nhãn hiệu chỉ được thực hiện trong thời
gian hiệu lực của nhãn hiệu đã đăng ký. Về mặt không gian, nhãn hiệu đăng
ký tại quốc gia và/hoặc vùng lãnh thổ nào sẽ chỉ được bảo hộ ở quốc gia
và/hoặc vùng lãnh thổ đó. Có hai ngoại lệ của nguyên tắc lãnh thổ, đó là: (i)
Nhãn hiệu Benelux đăng ký tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ Benelux có trụ sở ở Hà
Lan hoặc có hiệ
u lực tại 3 quốc gia (Bỉ, Hà Lan và Luc-xăm-bua) thuộc hệ
thống Benelux; và (ii) Nhãn hiệu Cộng đồng – gọi tắt là CTM - đăng ký tại
Văn phòng hài hoà thị trường nội địa - gọi tắt là OHIM ở Tây Ban Nha có


-14-
hiệu lực tại 27 quốc gia trong Liên minh châu Âu, bao gồm cả 3 nước
Benelux [70].
Chuyện chiếm đoạt nhãn hiệu không phải là hiếm trên thế giới. Không
ít các doanh nghiệp Việt Nam đã gánh chịu tổn thất không nhỏ vì nhãn hiệu
của mình bị người khác đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài. Những vụ
chiếm đoạt nhãn hiệu thường nhằm mục đích ép chính chủ phải từ bỏ
nhãn
hiệu của mình tại thị trường đó, mua lại quyền sở hữu nhãn hiệu để có thể tiến
hành đưa hàng hoá xuất khẩu vào thị trường mong muốn với giá cắt cổ. Nói
chung, một khi nhãn hiệu đã bị chiếm đoạt, các doanh nghiệp thường mất rất
nhiều thời gian và công sức cũng như chi phí kiện tụng để có thể đòi lại.
Vinataba là một ví dụ đ
iển hình. Nhãn hiệu Vinataba đã xuất hiện ở Việt Nam
năm 1985 cùng với sự ra đời của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam. Vinataba
được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ năm 1990. Đến năm 2001, khi Tổng Công
ty muốn mở rộng thị trường ra nước ngoài và bắt đầu đăng ký quyền sở hữu
trí tuệ ở nước ngoài. Lúc này mới biết nhãn hiệu Vinataba đã bị công ty Putra
Satbat Industry của Indonexia đăng ký tại 13 n
ước, trong đó có Lào,
Camphuchia, Trung Quốc. Nếu không giành lại được quyền sở hữu nhãn hiệu,
Vinataba không thể xuất khẩu sản phẩm sang các nước mà Putra Satbat đã
đăng ký, và thuốc lá Vinataba giả có thể thẩm lậu vào Việt Nam qua các nước
làng giềng như Lào, Trung Quốc và Camphuchia. Vinataba không chỉ là sản
phẩm chủ lực của Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam mà còn là sản phẩm chủ
lực của ngành thuốc lá Việt Nam. Đến nay sau rất nhiều công sức
đấu tranh
giành lại nhãn hiệu, mới thành công ở Camphuchia. Bài học của Công ty
Vifon Việt Nam là ví dụ thứ hai. Khi xuất hàng sang Mỹ bị ách lại vì đăng ký

nhãn hiệu Vifon Nhật Bản. Nhãn hiệu Vifon được đăng ký ở Việt Nam năm
1990. Năm 1995 công ty nộp đơn đăng ký tại Balan thì bị từ chối vì đã có
Công ty Kim Lân đăng ký nhãn hiệu khác với hình ảnh giống của Vifon. Kim

-15-
Lân chính là bạn làm ăn của Vifon. Bài học của việc không đăng ký bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài rất nhiều như Bia Sài gòn tại Mỹ và
Canada, bánh phồng tôm Sagiang tại Pháp và Châu Âu hay kẹo dừa Bến tre
tại Trung Quốc, cà phê Trung Nguyên tại Mỹ và chẳng mấy ai có thể ngờ
rằng phương pháp sản xuất chả giò rế của người Việt Nam lại bị người Nhật
đăng ký bảo h
ộ độc quyền, mỳ ăn liền lại do người Nga Trường hợp Nhãn
hiệu “PETRO VIETNAM” cũng là một bài học đáng lưu tâm khi Nhãn hiệu
này được nộp đơn đăng ký tại Hoa Kỳ không phải bởi Tổng công ty dầu khí
Việt Nam – PETRO VIETNAM) và PETRO VIETNAM đã phải mất rất
nhiều công sức và chi phí, cùng với nỗ lực từ phía Chính phủ Việt Nam, Cục
Sở hữu trí tuệ Việt Nam để có thể yêu cầu C
ơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu
Hoa kỳ - USPTO từ chối đơn đăng ký này và cấp cho PETRO VIETNAM.
[77].
Trong xu thế toàn cầu hóa, nhãn hiệu ngày càng trở thành một yếu tố
quan trọng gắn liền với sự thành công của doanh nghiệp trong thương mại
quốc tế, một tài sản quan trọng của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất
kinh doanh và xuất khẩu hàng hoá, là công cụ hữu hiệu cho hội nhập kinh tế
quốc tế. Ví dụ: Nhãn hi
ệu Coca-Cola với giá trị 70,5 tỷ USD đứng đầu trong
10 Nhãn hiệu hàng đầu thế giới, theo bình chọn của Interbrand, tiếp sau đó là
IBM (64,7 tỷ USD), Microsoft (60,9 tỷ USD), Google (43,6 tỷ USD) [85].
Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, không những ở trong nước mà cả ở nước
ngoài được các doanh nghiệp, các nhà sản xuất đặc biệt quan tâm và coi như

một việc làm cần thiết trước khi đưa sản phẩm hàng hoá/dịch vụ của mình ra
thị trườ
ng quốc tế.

-16-

Điều đó giúp doanh nghiệp xâm nhập, tạo lập, giữ vững và phát triển
thị trường xuất khẩu, chống lại mọi hành vi vi phạm, cạnh tranh không lành
mạnh hoặc chiếm đoạt quyền sở hữu trí tuệ của các đối thủ cạnh tranh hoặc
những kẻ trục lợi.
1.2. Các yếu tố thúc đẩy quá trình hình thành hệ thống Mađrit
đăng ký quốc tế nhãn hiệu
Có hai phươ
ng thức để đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài: (i) nộp đơn
trực tiếp tại từng quốc gia; và (ii) nộp đơn đăng ký quốc tế theo hệ thống
Mađrit.
Trong trường hợp đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia, chủ nhãn hiệu
cần thiết nộp đơn đăng ký theo thủ tục của từng quốc gia cho Cơ quan phụ
trách đăng ký nhãn hiệu của nước sở
tại, ví dụ: tại Việt Nam là Cục Sở hữu trí
tuệ. Thông thường, công việc này được tiến hành thông qua các tổ chức đại


Hình 1.6 – Danh sách 10 Nhãn hiệu hàng đầu năm 2010 theo bình chọn của
Int
er
brand

-17-
diện sở hữu công nghiệp của quốc gia sở tại (đa phần là các công ty luật về sở

hữu trí tuệ) hoặc văn phòng đại diện của chủ nhãn hiệu tại quốc gia đó. Luật
pháp Việt nam cũng yêu cầu “tổ chức, cá nhân nước ngoài nộp đơn đăng ký
xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam”
[11, điều 89]. S
ự khác biệt trong các yêu cầu về thủ tục đăng ký nhãn hiệu,
ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ đăng ký (chẳng hạn, theo quy định pháp luật
Việt Nam, “đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và giấy tờ giao dịch giữa người
nộp đơn và cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được
làm bằng tiếng Việt” [11, điều 100]), thời hạn xét nghiệ
m đơn đăng ký, thời
hạn bảo hộ nhãn hiệu ở các quốc gia; yêu cầu về việc phải có người đại diện
hợp pháp tại quốc gia đăng ký nhãn hiệu, v.v. làm phát sinh chi phí và các
công việc về hành chính giấy tờ cũng như tiêu tốn thời gian của chủ nhãn
hiệu. Có thể nói, việc nộp đơn trực tiếp tại từng quốc gia có một số nhược
điểm sau đây: (i) chủ nhãn hi
ệu phải tìm hiểu luật pháp của nước sở tại về
trình tự thủ tục, giấy tờ cần thiết cho việc nộp đơn đăng ký, quy trình và quy
chế xét nghiệm nhãn hiệu; đồng thời phải chuẩn bị nhiều bộ hồ sơ (chẳng hạn:
giấy uỷ quyền, đơn nhãn hiệu, mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm/dịch vụ )
(ii) việc nộp đơ
n thông qua các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp/các công
ty luật địa phương gặp khó khăn trong giao dịch do bất đồng về ngôn ngữ,
văn hoá; thời gian giao dịch thư từ có thể làm chậm tiến trình nộp đơn đăng
ký; chi phí sử dụng dịch vụ cao; (iii) việc quản lý, lưu trữ hồ sơ, giấy tờ liên
quan đến việc nộp đơn, đăng ký, gia hạn hiệu lực v
ới các thời hạn khác nhau
ở từng quốc gia tốn nhiều chi phí về tiền bạc và nhân công.
Thoả nước Mađrit về đăng ký quốc tế nhãn hiệu (gọi tắt là “Thoả ước
Mađrit”) được ký kết năm 1891 nhằm khắc phục những nhược điểm nêu trên
của việc đăng ký trực tiếp nhãn hiệu tại từng quốc gia. Sau đó, Nghị định thư

liên quan tới Thoả
nước Mađrit về đăng ký quốc tế nhãn hiệu (gọi tắt là “Nghị

-18-
định thư Mađrit”) được thông qua năm 1989 và có hiệu lực từ 1/12/1995 và đi
vào hoạt động từ ngày 1/4/1996. Quy chế chung của Hiệp ước và Nghị định
thư cũng có hiệu lực vào thời điểm đó. Như vậy, liên quan tới việc đăng ký
quốc tế nhãn hiệu, có hai điều ước quốc tế, độc lập với nhau nhưng có liên
quan mật thiết với nhau, cùng đảm bảo cho mộ
t hệ thống duy nhất để đăng ký
quốc tế nhãn hiệu trong phạm vi đa quốc gia/lãnh thổ trên khắp thế giới, được
gọi là “hệ thống Mađrit”.
Hệ thống Madrit cung cấp một hệ thống quản lý tập trung cho chủ
nhãn hiệu có thể đạt được quyền đăng ký nhãn hiệu tại nhiều quốc gia dựa
trên cơ sở một “đăng ký quốc tế”, và do đó, hệ
thống cung cấp một cơ chế để
nhãn hiệu có thể được đăng ký bảo hộ tại nhiều nước trên thế giới theo cách
hiệu quả hơn nhiều so với việc đăng ký trực tiếp, riêng biệt ở mỗi quốc gia
hoặc vùng lãnh thổ có quan tâm. Luật nhãn hiệu, giống như luật pháp quốc
gia, nói chung, không phải là điều khoản để áp dụng chung trên toàn thế giới.
Do đó, mặ
c dù không thể có được một “nhãn hiệu quốc tế”, theo đó một đăng
ký nhãn hiệu sẽ được tự động có hiệu lực trên toàn thế giới, hệ thống Mađrit
cho phép nộp đơn, đăng ký và duy trì hiệu lực đăng ký nhãn hiệu trong một số
quốc gia và vùng lãnh thổ trên cơ sở toàn cầu. Hệ thống Mađrit được quản lý
bởi Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở h
ữu trí tuệ quốc tế (WIPO) tại
Geneva, Thụy Sĩ, văn phòng này cũng là nơi lưu giữ Đăng bạ quốc tế và xuất
bản Công báo WIPO về Nhãn hiệu quốc tế.
Trong trường hợp doanh nghiệp có mặt ở nhiều thị trường trên nhiều

quốc gia và mong muốn bảo hộ nhãn hiệu tại các quốc gia này thì đăng ký
quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Mađrit là một lựa chọn t
ối ưu. Trước tiên, hệ
thống Mađrit tạo điều kiện cho chủ nhãn hiệu có được sự bảo hộ đối với nhãn
hiệu. Việc đăng ký nhãn hiệu trong Đăng bạ Quốc tế làm phát sinh các tác
động sau đây tại các Quốc gia thành viên theo chỉ định của người nộp đơn

×