Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Xác định ranh giới ngoài thềm lục địa trong luật quốc tế hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 147 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT








NGUYỄN HÙNG CƯỜNG




XÁC ĐỊNH RANH GIỚI NGOÀI THỀM LỤC ĐỊA
TRONG LUẬT QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC














Hà Nội - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT







NGUYỄN HÙNG CƯỜNG






XÁC ĐỊNH RANH GIỚI NGOÀI THỀM LỤC ĐỊA
TRONG LUẬT QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI






Chuyên ngành : Luật Quốc tế
Mã số : 60 38 60


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Năng

Hà nội - 2011

1


MỤC LỤC


Trang

LỜI CAM ĐOAN
1

MỤC LỤC
2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

6

LỜI MỞ ĐẦU
7

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ THỀM LỤC ĐỊA
11
1.1.
Khái niệm khoa học địa lý - địa chất và cấu tạo của thềm lục
địa
11
1.2.
Ý nghĩa và tầm quan trọng của thềm lục địa
15
1.2.1.
Tài nguyên sinh vật
17
1.2.2.
Tài nguyên phi sinh vật và các loại tài nguyên khác
18
1.2.3.
Tầm quan trọng về chiến lược quân sự của thềm lục địa
23
1.2.4.
Ý nghĩa về mặt chính trị
23
1.3.
Khái niệm pháp lý về thềm lục địa
24
1.3.1.

Khái niệm về thềm lục địa trong Công ước Geneva 1958
24
1.3.2.
Khái niệm thềm lục địa trong Công ước Luật biển 1982
34
1.3.3.
Khái niệm thềm lục địa trong các phán quyết của Tòa án Công lý
quốc tế
45
1.3.4.
Khái niệm thềm lục địa trong pháp luật Việt Nam
46
1.4.
Quy chế pháp lý của thềm lục địa theo Công ước 1982
48

Chương II. XÁC ĐỊNH RANH GIỚI NGOÀI CỦA THỀM
LỤC ĐỊA THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
52
2.1.
Xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa theo Công ước 1982
52
2.1.1.
Nguyên tắc chung
52

2

2.1.2.
Xác định đường cơ sở của quốc gia ven biển

57
2.1.3.
Xác định khoảng cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở
57
2.1.4.
Xác định bờ ngoài của rìa lục địa
57
2.2.
Ủy ban ranh giới ngoài của thềm lục địa (CLCS)
66
2.2.1.
Chức năng của CLCS
66
2.2.2.
Thẩm quyền của CLCS
68
2.3.
Quy trình thiết lập ranh giới ngoài của thềm lục địa vượt quá
200 hải lý tính từ đường cơ sở
74
2.3.1.
Quy định chung về thủ tục trình báo cáo của quốc gia ven biển
74
2.3.2.
Giai đoạn 1: Kiểm tra tính khả thi của ranh giới thềm lục địa ngoài
200 hải lý
76
2.3.3.
Giai đoạn 2: Lập và gửi bản đệ trình của quốc gia ven biển
78

2.3.4.
Giai đoạn 3: Gửi bản đệ trình mới hoặc bản đệ trình sửa đổi của
quốc gia ven biển
80
2.4.
Phân định ranh giới ngoài thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ
biển tiếp liền hay đối diện
82
2.4.1.
Các nguyên tắc phân định ranh giới ngoài thềm lục địa giữa các
quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện
83
2.4.2.
Các điều ước quốc tế song phương về phân định ranh giới ngoài
thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện
88
2.4.3.
Các phán quyết của ICJ về phân định ranh giới ngoài thềm lục địa
giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện
89

Chương III. XÁC ĐỊNH RANH GIỚI NGOÀI VÀ PHÂN
ĐỊNH THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM
95
3.1.
Tổng quan về các tranh chấp ở Biển Đông
95
3.2.
Cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp về thềm lục địa giữa
các quốc gia trong khu vực Biển Đông

96
3.2.1.
Các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế hiện đại
96

3

3.2.2.
Công ước Luật biển 1982
99
3.2.3.
Tuyên bố quy tắc ứng xử Biển Đông (DOC)
100
3.2.4.
Điều ước quốc tế song phương
101
3.2.5.
Các phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế
102
3.3.
Xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam
102
3.3.1.
Thực tiễn xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa Việt Nam và
một số quốc gia trong khu vực
102
3.3.2.
Thực tiễn phân định thềm lục địa Việt Nam với các quốc gia láng
giềng
114

3.4.
Phương hướng, giải pháp và kiến nghị đối với việc xác định
ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam
119
3.4.1.
Phương hướng, giải pháp, kiến nghị chung
119
3.4.2.
Giải pháp, kiến nghị tiếp tục xác định ranh giới ngoài thềm lục địa
của Việt Nam tại các khu vực chưa có đường hoạch định ranh giới
thềm lục địa
121

KẾT LUẬN
127

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
129

PHỤ LỤC








4





DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CLCS
:Ủy ban Ranh giới ngoài về thềm
lục địa
Công ước 1958
:Công ước Geneva về thềm lục địa
năm 1958
Công ước 1982
:Công ước về Luật biển năm 1982
ICJ
:Tòa án Công lý quốc tế
RoP
:Bộ Quy tắc về Thủ tục
UNCLOS I
:Hội nghị lần thứ I của Liên Hợp
Quốc về Luật biển
UNCLOS III
:Hội nghị lần thứ III của Liên Hợp
Quốc về Luật biển

5

UN
:Liên Hợp Quốc




DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1.
: Cấu tạo thềm lục địa
Hình 1.2.
: Khí Hydrat
Hình 2.1.
: Các ranh giới ngoài của
thềm lục địa






6





LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 7 tháng 5 năm 2009, Chính phủ Việt Nam đã trình CLCS hồ sơ xác
định ranh giới thềm lục địa nằm ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở của
Việt Nam ở khu vực phía bắc (VNM-N). Trước đó, ngày 6 tháng 5 năm 2009, Việt
Nam và Malaysia cũng đã phối hợp trình CLCS hồ sơ chung về khu vực thềm lục
địa kéo dài liên quan đến hai nước. Việc trình các báo cáo này là để thực hiện các

nghĩa vụ của một quốc gia ven biển theo các quy định của Công ước 1982.
Điều 76 Công ước 1982 xác định thềm lục địa của một quốc gia ven biển là
đáy biển và lòng đất của phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ quốc gia ven biển đến
mép ngoài của rìa lục địa. Nếu rìa lục địa nhỏ hơn 200 hải lý kể từ đường cơ sở
dùng để tính chiều rộng lãnh hải của quốc gia ven biển, thì thềm lục địa của quốc
gia ven biển là 200 hải lý. Nếu rìa lục địa của quốc gia ven biển rộng hơn 200 hải
lý, thì quốc gia đó có quyền mở rộng thềm lục địa của mình ra quá 200 hải lý,
nhưng tối đa không quá 350 hải lý
Theo Khoản 8 Điều này, để xác định thềm lục địa vượt quá 200 hải lý, quốc
gia ven biển phải nộp báo cáo lên CLCS với đầy đủ các thông tin đo đạc khảo sát,
khoa học, kỹ thuật theo bản hướng dẫn của Ủy ban để chứng minh. Các quốc gia
ven biển có thể tự nộp hồ sơ toàn phần hoặc hồ sơ từng phần và cũng có thể phối

7

hợp với nhau trình báo cáo chung cho Ủy ban. Đối với các quốc gia ven biển đã trở
thành thành viên Công ước trước ngày 13 tháng 5 năm 1999 - ngày CLCS ban hành
Bản hướng dẫn khoa học kỹ thuật về ranh giới thềm lục địa, trong đó có Việt Nam,
thì thời hạn cuối cùng để nộp hồ sơ là ngày 13 tháng 5 năm 2009. Quốc gia ven biển
cũng có thể chọn một cách thức khác là gửi những thông tin sơ bộ đệ trình cho
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc những thông tin ban đầu biểu thị ranh giới ngoài thềm
lục địa vượt quá 200 hải lý và sự mô tả tình trạng chuẩn bị cũng như ngày dự kiến
gửi bản đệ trình. Đến thời điểm hiện tại đã có 55 quốc gia đáp ứng được thời hạn
chót của Liên Hợp Quốc để trình hồ sơ xác định các đường ranh giới thềm lục địa
mở rộng.
Tuy nhiên, việc Việt Nam nộp Hồ sơ về ranh giới ngoài của thềm lục địa
không có nghĩa rằng mọi việc đã chấm dứt. Trong quá trình lập hồ sơ về thềm lục
địa mở rộng, chúng ta đã có thể gặp thiếu sót. Hơn nữa, khi Việt Nam gửi hồ sơ đã
gặp sự phản đối dữ dội của Trung Quốc (ngay sau khi Việt Nam gửi Hồ sơ riêng và
Hồ sơ chung với Malaysia, Trung Quốc đã gửi Công hàm cho Liên Hợp Quốc đề

nghị CLCS "không xem xét hồ sơ chung mà Malaysia và Việt Nam đã nộp về thềm
lục địa mở rộng". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc tuyên
bố hồ sơ của Việt Nam là "xâm phạm trắng trợn chủ quyền Trung Quốc". Ông Mã
nói hồ sơ Việt Nam là "bất hợp pháp và không có giá trị", trong bình luận đăng tải ở
website Bộ Ngoại giao Trung Quốc). Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu bổ
sung, hoàn thiện các Bản Hồ sơ này trong tương lai có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia và quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm
lục địa trên biển Đông cũng như giải quyết các tranh chấp với các nước liên quan.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa là một vấn đề khoa học pháp lý
tương đối mới mẻ tại Việt Nam. Hiện tại chưa có một công trình, bài báo hay tài
liệu nào nghiên cứu trực tiếp, toàn diện, đầy đủ, chuyên sâu về vấn đề này mà chủ
yếu là phân tích về thềm lục địa và các quy chế pháp lý của nó, qua đó có đề cập

8

một phần rất nhỏ về việc xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa. Có thể kể ra
một số công trình tiêu biểu như: Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của Luật Biển ở
Việt Nam, Bộ Ngoại Giao, Ban Biên giới, NXB Chính trị Quốc gia, 2004; Luật
Biển, Nguyễn Ngọc Minh, NXB Khoa học Xã Hội, Hà Nội, 1977; Luật Biển -
Những vấn đề cơ bản theo Công ước 1982, Phạm Giảng, NXB Pháp Lý, 1983; Giáo
trình Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an Nhân Dân, 2009;
Các nước xung quanh Biển Đông và vấn đề trình hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục
địa, PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 12(173), 2010;
Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững,
PGS.TS. Nguyễn Bá Diến (chủ biên), Trung tâm Luật Biển và Hàng hải quốc tế,
NXB Tư pháp, 2006; Công ước Biển 1982 và Chiến lược biển của Việt Nam,
TS.Nguyễn Hồng Thao (Chủ biên), PGS.TS. Đỗ Minh Thái, TS. Nguyễn Thị Như
Mai, ThS. Nguyễn Thị Hường, NXB Chính trị quốc gia, 2008…
3. Mục đích nghiên cứu

Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về thềm lục địa;
các quy định của pháp luật quốc tế mà chủ yếu là Công ước 1982 về việc xác định
ranh giới ngoài của thềm lục địa; vấn đề phân định thềm lục địa giữa các quốc gia
có bờ biển tiếp liền hay đối diện. Bên cạnh đó, đề tài cũng phân tích thực tiễn phân
định và xác định ranh giới ngoài thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước liên quan;
cũng như phân tích các thủ tục, giai đoạn để trình báo cáo về ranh giới ngoài thềm
lục địa cho Liên Hợp Quốc. Đề tài cũng sẽ đề ra những phương hướng, giải pháp
cho việc tiếp tục xác định ranh giới ngoài của Việt Nam trong tương lai.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung chủ yếu nghiên cứu các quy định trong Công ước Luật
biển năm 1982, Công ước Geveva 1958 về thềm lục địa, Bộ Quy tắc về Thủ tục và
Bản Hướng dấn Khoa học và Kỹ thuật của CLCS, một số phán quyết nổi bật của
ICJ về thềm lục địa; các điều ước quốc tế giữa Việt Nam và các nước hữu quan về

9

phân định thềm lục địa, hồ sơ chung với Malaysia và hồ sơ riêng của Việt Nam
trình Liên Hợp Quốc về việc xác định ranh giới ngoài thềm lục địa.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp truyền thống như duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử. Ngoài ra, các phương pháp như phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, khảo
sát thực tiễn, so sánh, đối chiếu cũng được sử dụng để đạt được mục đích của đề tài.
6. Bố cục của Đề tài:
Ngoài phần Lời mở đầu, Kết Luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục,
đề tài được kết cấu thành ba chương như sau:
Chương 1. Tổng quan về thềm lục địa
Chương 2. Xác định ranh giới ngoài thềm lục địa theo quy định của pháp
luật quốc tế
Chương III. Xác định ranh giới ngoài và phân định thềm lục địa Việt
Nam
















10








Chương I
TỔNG QUAN VỀ THỀM LỤC ĐỊA

1.1. Khái niệm khoa học địa lý - địa chất và cấu tạo của thềm lục địa
Khái niệm thềm lục địa ngày nay đã được sử dụng khá phổ biến trong khoa
học, trong nghiên cứu cũng như trong các hoạt động pháp lý của cả các quốc gia có

biển và không có biển trên thế giới. Về mặt địa chất, thềm lục địa hình thành ngay
từ quá trình hình thành cấu tạo vỏ trái đất và các đại dương, tuy nhiên thuật ngữ này
chỉ ra đời từ cuối thế kỷ XIX khi chính quyền Nga hoàng thông báo với thế giới về
“một số đảo mới phát hiện ở Bắc Sibêri là “phần kéo dài về phía Bắc thềm lục địa
Sibêri”. Đây là lần đầu tiên thuật ngữ “thềm lục địa” và khái niệm “phần kéo dài
của thềm lục địa” được sử dụng [28].
Ngày nay, khoa học xác định được rằng bên ngoài lãnh thổ của quốc gia
ven biển có một dải đất bằng phẳng, với kích thước khác nhau dưới đáy biển, có độ
dốc rất thoải (chỉ khoảng 10 phút), dần dần đi xuống thấp cho đến một vùng rất sâu,
gọi là “bình nguyên sâu thẳm”. Phần đáy biển trung gian giữa đất liền và bình
nguyên sâu thẳm, đó chính là thềm lục địa.
Như vậy, thềm lục địa, về mặt địa chất, địa lý là phần lục địa bị ngập dưới
biển, tiếp liền với bờ biển, có độ dốc rất thoải, chỉ khoảng mười phút, độ sâu vài

11

chục mét tới 350m, trung bình là 200m. Bề rộng của thềm lục địa có thể từ 0 m đến
1.500 km. Tổng diện tích của thềm lục địa trên thế giới ước rộng tới 32 triệu km
2
,
chiếm 9% bề mặt đại dương [31]. Tuy nhiên, phần địa hình này phân bổ rất không
đồng đều giữa các nước ven biển do cấu trúc địa chất của các nước không giống
nhau. Chiều rộng của thềm lục địa dao động một cách đáng kể. Có rất nhiều khu
vực không có thềm lục địa, đặc biệt là ở các khu vực mà các gờ của vỏ đại dương
nằm gần vỏ lục địa trong các khu vực sút giảm ven bờ, chẳng hạn như các vùng bờ
biển của Chile hay bờ biển phía tây của đảo Sumatra. Thềm lục địa lớn nhất - thềm
lục địa ở Bắc Băng Dương - kéo dài tới 1.500km.
Theo độ sâu, Biển Đông hình thành hai khu vực: khu vực biển sâu (hay
thung lũng biển) nằm ở phần đông bắc, diện tích 1.745 triệu km
2

, chiếm 49,8% toàn
vùng biển; khu vực biển nông là thềm lục địa rộng lớn, chiếm một diện tích 1.755
triệu km
2
hay 50,2% diện tích toàn vùng biển. Khư vực biển sâu có độ sâu tối đa
đến 5.016m, tách biệt với Palawan và một bình nguyên sâu thẳm có trung tâm tại độ
sâu khoảng 4.300m. Thềm lục địa của Biển Đông bao gồm rìa lục địa kéo dài từ eo
biển Đài Loan qua vịnh Bắc Bộ, thềm Sunda rộng lớn (nối liền các đảo Borneo,
Sumatra và Java với châu Á đại lục) nằm ở phía tây nam Biển Đông, trong đó có
vịnh Thái Lan, vùng biển Nam Bộ và vùng thềm hẹp ở phía tây các đảo, lần lượt
cách bờ Đài Loan 11 km, Philippin 18 km, Palawan 55km và Borneo 93 km [38].
Thoạt đầu thềm không rộng lắm, men theo bờ Nam Trung Quốc, khi đến gần đảo
Hải Nam thì mở rộng, chiếm toàn bộ vịnh Bắc Bộ và vùng ngoài khơi cửa vịnh phía
nam. Trước bờ biển miền Trung, thềm tiến sát vào bờ, chỉ còn cách Hội An chừng
80 km. Càng đi xuống, thềm càng thắt lại, mép ngoài của nó đã lấn trước mũi Nạy
20 km. Sau đó, thềm lục địa lại mở rộng, ôm lấy toàn bộ vịnh Thái Lan, biển Nam
Bộ và biển Sunda. Phần kề với thềm lục địa phía tây được cấu tạo bởi các bậc thềm
của dốc lục địa và đặc trưng bởi sự có mặt của các ám tiêu san hô và các thung lũng.
Những ám tiêu san hô nổi tiếng nằm ở trong các bậc thềm Pratas, Helen và Hoàng
Sa. Phần phía đông Biển Đông có thềm lục địa hẹp rồi đến dốc lục địa và các hố
sâu. Vùng đáy biển phía tây bắc đảo Borneo như một cao nguyên gồ ghề, nhiều đảo

12

san hô nhọn hoặc bị bạt đầu, nằm ở độ sâu 1.500 - 2000m, rất nguy hiểm cho tàu
thuyền qua lại. Vùng trung tâm Biển Đông là các bình nguyên sâu thẳm, bề mặt đáy
tương đối bằng phẳng, trừ ở giữa bình nguyên xuất hiện một số đảo ngầm, có thể
xưa kia là đỉnh núi lửa. Những bình nguyên này dốc thoai thoải, nằm ở độ sâu từ
3.400 - 4.200m, kéo dài theo hướng đông bắc - tây nam. Những vùng sâu của Biển
Đông được bao phủ bởi các trầm tích hạt mịn, thuộc nhiều nguồn gốc khác nhau.

Điều đáng chú ý là người ta đã phát hiện được ở đây nhiều chất đáy chỉ đặc trưng
cho các đại dương như các loại bùn xám [19].
Trên thế giới, có nước hầu như không có thềm lục địa như Colombia, hoặc
có thềm lục địa hẹp như các nước Ảrập, Châu Phi. Có nước có thềm lục địa rộng
lớn như Mỹ, Nga, Canada, Ireland, Argentina, Australia, Srilanka Điều này có ảnh
hưởng quan trọng đến địa hình đáy biển, cũng như các yếu tố kinh tế, xã hội khác
khi các quốc gia này nhận thức được vai trò quan trọng của thềm lục địa đối với sự
phát triển của quốc gia mình.
Sau nhiều nghiên cứu khoa học, cuối cùng, đến đầu thế kỷ XX, các nhà địa lý
học đã đi đến kết luận cuối cùng và có sự mô tả khá chi tiết về thềm lục địa như sau:
Thềm lục địa là một phần của đáy biển chạy từ bờ ra phía ngoài khơi theo một độ dốc
thoai thoải, và đến một khoảng cách nhất định kể từ bờ thì thụt hẳn xuống tới đáy đại
dương. Phần đáy biển này được coi là phần kéo dài tự nhiên của lục địa. Dựa vào cơ
cấu địa chất và địa mạo đáy biển và lòng đất đáy biển, các nhà khoa học tự nhiên đã
chia vùng này ra thành 3 phần: thềm, dốc và bờ.
Thềm
Theo khoa học địa chất, thềm là phần đáy biển ven bờ bao quanh lục địa, tiếp
giáp với bờ biển, được bắt đầu từ bờ biển và kết thúc ở đường địa mạo. Đường địa
mạo nằm ở những vùng nước có độ sâu rất khác nhau từ 130 - 200m, cá biệt có nơi ở
độ sâu từ 50 - 1.200m. Thềm là vùng đáy biển bằng phẳng, thoai thoải dốc ra phía
ngoài khơi. Độ dốc của thềm từ 1,5 đến 2
0
trung bình là 0,07
0
. Chiều rộng của thềm

13

không bằng nhau, có chỗ rộng và chỗ hẹp, thay đổi từ 5 - 10 km đến 1.200 -1.300 km.
Thềm chiếm khoảng 8% diện tích đáy biển.

Dốc
Dốc lục địa bắt đầu từ đường địa mạo, là một vùng rất lồi lõm, có độ dài
tương đối hẹp, khoảng từ 10 - 100 km. Cũng như thềm lục địa, dốc lục địa thường
nằm ở ngoài khơi của hầu hết các lục địa, đặc biệt và rõ rệt nhất là ở ngoài khơi các
vùng núi sát bờ biển. Dốc lục địa chấm dứt khi độ dốc bắt đầu thoai thoải trở lại: đó
là nơi bắt đầu của bờ.
Bờ
Bờ là phần địa hình cuối cùng của thềm lục địa, bắt đầu từ chân dốc lục địa
và kết thúc ở ranh giới bắt đầu của đáy biển sâu. Bờ có hình dạng địa hình tương đối
bằng phẳng, độ dốc trung bình khoảng 1/300 và có chiều dài lớn gấp nhiều lần dốc
lục địa (khoảng từ 100 - 1000 km. Ngoài bờ là nền đại dương, nơi có mực nước sâu
từ 2000 đến 5000 km.
Trong lịch sử phát triển, đã có rất nhiều các tranh luận, quan điểm khác nhau
về khái niệm thềm lục địa và giải thích sự hình thành thềm lục địa. Tuy nhiên tất cả
các quan điểm này đều ghi nhận và đi đến cách nhìn nhận chung về thềm lục địa là:
đây là một phần của đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa. Ranh giới phía
trong là bờ biển và ranh giới phía ngoài là bờ ngoài của rìa lục địa. Học thuyết về sự
kéo dài tự nhiên của lãnh thổ này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong thực tiến và các
quy chế pháp lý về thềm lục địa trên thế giới. Điều này tác động không nhỏ đến luật
pháp quốc tế về biển, lợi ích của các quốc gia có biển và không có biển cũng như mối
quan hệ của các quốc gia có bờ biển đối diện hoặc liền kề trên thế giới do các giá trị
về mặt kinh tế mà thềm lục địa mang lại.

14


Hình 1.1. Cấu tạo địa chất thềm lục địa
1.2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của thềm lục địa
Chiếm diện tích hơn 71% bề mặt hành tinh, đại dương được coi là “ranh giới
cuối cùng” cùa loài người; tài nguyên biển và đại dương được coi như “nơi nương

tựa cuối cùng” để phục vụ nhu cầu thức ăn, nước uống, nguyên liệu và năng lượng
cho nhân loại. Đại dương đã và đang trở thành “lục địa thứ sáu” và cùng với sự
thách thức từ vũ trụ, sự thách thức khám phá và chinh phục đại dương trở thành sự
thách thức của thế kỉ XXI - thế kỉ được thế giới xem là “thế kỷ của đại dương”.
Với những đợt sóng của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng lan
rộng, với sự phát triển kỳ diệu của khoa học kỹ thuật, các hoạt động khai thác trên
biển, đáy biển và đáy đại dương đã được triển khai một cách mạnh mẽ, toàn diện,
rộng rãi, và với quy mô rộng lớn. Những lợi ích khổng lồ từ các hoạt động đầy ý
nghĩa này đã thật sự soi sáng cho cơ hội thịnh vượng và phát triển cho các quốc gia
có biển. Tiến ra biển, làm chủ biển đã trở thành xu thế, là hành động tất yếu của
nhân loại trong thời đại ngày nay nhằm đối phó với những thách thức mang tính
toàn cầu: cạn kiệt tài nguyên trên đất liền, khủng hoảng môi trường nghiêm trọng và
gánh nặng lương thực đang trĩu nặng trên bờ vai của nhân loại trước sự gia tăng dân

15

số chóng mặt…Trong quá khứ, biển đã giúp xây dựng và phát triển những nền văn
minh huy hoàng. Nhờ sớm tiến ra biển, những nền văn minh Hy Lạp, La Mã, hay
Châu Âu đã có thể mở rộng ảnh hưởng của mình, tác động mạnh mẽ tới tinh thần,
vật chất và văn hóa của một phần rộng lớn trên trái đất. Ngày nay, tất cả các quốc
gia là cưởng quốc trên thế giới đều là quốc gia ven biển. Xu hướng tiến ra biển ngày
càng trở nên rõ nét trong lịch sử phát triển của các quốc gia; không một quốc gia
ven biển nào không có khát vọng tiến ra biển. Mỗi quốc gia ven biển đều tự xây
dựng chiến lược biển riêng cho mình. Chiến lược biển của Trung Quốc năm 1990
nhận định: “Dân tộc nào sống xa lạ với biển là tự khép kín mình, tất nhiên sẽ bị lạc
hậu. Nước Trung Quốc cũ xa lạ với biển, thực hiện chính sách “bế quan, tỏa cảng”
và khóa chặt đất nước nên lạc hậu… Trên thế giới ngày nay, dân tộc nào chỉ quan
điểm đất liền, không có nhận thức về biển là dân tộc bảo thủ, không thể thịnh vượng
phát triển” [9]. Biển, với những nguồn tài nguyên khổng lồ của mình, đang khẳng
định vị thế cứu tinh cho nhân loại. Tổng giá trị các tài nguyên biển ước tính khoảng

bảy nghìn tỷ USD một năm, chưa tính các giá trị khác của biển cả như công nghiệp
giải trí, giao thông vận tải, thông tin, điều hòa khí hậu, hấp thụ và tiêu thụ chất thải.
Khoảng 90% lượng hàng hóa buôn bán quốc tế được vận chuyển bằng đường biển
[19]. Tiến ra biển, làm chủ biển và đại dương chắc chắn sẽ là xu thế không thể đảo
ngược của nhân loại nhằm tìm kiếm, phát triển các tiềm năng về nguyên liệu, năng
lượng, thực phẩm và không gian sinh tồn cho tương lai.
Biển nước ta có vị trí địa kinh tế và địa chính trị chiến lược rất quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế, quốc phòng và an ninh. Năm 2005, kinh tế biển và
vùng ven biển đóng góp khoảng 48% GDP cả nước, trong đó, riêng kinh tế trên biển
chiếm khoảng 22% [15]. Với nhận thức về tầm quan trọng của biển đối với sự
nghiệp phát triển đất nước, từ những năm 1990, Đảng và Nhà nước đã có một số
nghị quyết, chính sách về các lĩnh vực liên quan đến biển. Đặc biệt, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa X trong Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 về “Chiến
lược Biển Việt Nam đến năm 2020” đã xác định: “Đến năm 2020, phấn đấu đưa
nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giảu từ biển, bảo đảm vững chắc, chủ

16

quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh… Phấn đấu
đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP
của cả nước”. Như vậy, trải qua một thời gian dài, đến thời điểm hiện tại chiến lược
biển của Việt Nam đã dần được định hình với những mục tiêu, định hướng, giải
pháp khá cụ thể, đang làm cơ sở vững chắc cho các bước tiến ra biển của Việt Nam
nhằm trở thành một quốc gia biển. Trong một tương lai đang được định hình rõ nét,
với những phương thức phát triển mới đang hiện lên ở cuối chân trời, kinh tế biển
và đại dương sẽ là tiền đề cho tương lai của nền kinh tế nhân loại nói chung và kinh
tế Việt Nam nói riêng mà tại đó vị trí quán quân của kinh tế đại dương sẽ thuộc về
thềm lục địa, một vùng biển được đặc trưng bởi sự giàu có về tài nguyên sinh vật và
không sinh vật.

1.2.1 Tài nguyên sinh vật
Vùng thềm lục địa có các lớp trầm tích luôn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều
và sự bức xạ mặt trời tạo thành một tầng sinh dưỡng vô cùng màu mỡ. Nhờ có
nguồn thức ăn phong phú ở đáy và rìa lục địa và nhờ sự xuyên thấu của ánh sáng
mặt trời, thềm lục địa trở thành môi trường rất thuận lợi cho vô số các loài động vật
và thực vật biển sinh sống và phát triển nhanh chóng. Các vùng thềm ở độ nước sâu
200-300 mét cho chúng ta một sản lượng lớn tài nguyên sinh vật biển phong phú về
giống loài, cả thực vật và động vật biển. Trong đó đặc biệt phát triển và có giá trị
kinh tế cao là các loài cá biển. Thống kê nhiều năm về phân bố địa lý các vùng đánh
cá cho thấy, khoảng 15% sản lượng đánh bắt thuộc về vùng biển nông, 85% thuộc
về các vùng biển khác nhau như Đại Tây Dương (45%), Thái Bình Dương (50%) và
Ấn Độ Dương (5%). Riêng vùng thềm lục địa đã chiếm gần 90% sản lượng cá đánh
bắt được trên toàn thế giới [13].
Chính vì nguồn lợi sinh vật biển giàu có này, ngày nay các quốc gia trên thế
giới đã và đang mạnh mẽ khẳng định chủ quyền “không thể bác bỏ” và mở rộng
khai thác tối đa trên các vùng thềm lục địa. Trong số đó, các quốc gia có nền kinh tế

17

phát triển đồng thời cũng tỏ ra là những “tay thuyền trưởng” thành thạo nhất khi số
lượng cá biển đánh bắt của những “đại gia” này là lớn nhất trên thế giới. Theo thông
báo của Tổ chứng Nông Lương của Liên Hợp Quốc (FAO), hiện nay sản lượng
đánh bắt cá chỉ tập trung ở sáu nước: Nhật, Nga, Trung Quốc, Nauy, Peru và Hoa
Kỳ [13]. Sự thật có phần phũ phàng này đã đặt ra cho các quốc gia đang phát triển
và kém phát triển một thực tế phải quyết định một cách nhanh chóng. Nếu khoanh
tay đứng nhìn và không nhanh nhạy tham gia vào một cuộc cạnh tranh hải sản thì
lương thực, thực phẩm và những cơ hội phát triển kinh tế sẽ rơi vào tay các quốc gia
thức thời khác. Đến thời điểm hiện nay, cuộc chạy đua này đã và đang diễn ra hết
sức mạnh mẽ, các hoạt động đánh bắt và khai thác hải sản trên biển, đặc biệt là ở
vùng thềm lục địa đang được hầu hết các quốc gia đẩy mạnh do các vùng ven bờ đã

bị khai phá gần như như cạn kiệt.
1.2.2. Tài nguyên phi sinh vật và các loại tài nguyên khác
- Dầu mỏ và khí đốt
Thềm lục địa, chứa 90% trữ lượng dầu khí ngoài khơi. Các nhà khoa học
đánh giá, đáy đại dương và thềm lục địa có tiềm năng dầu khí gấp hai lần so với
trên đất liền [19]. Hiện nay, dầu mỏ và khí đốt là nguồn năng lượng chủ yếu, cung
cấp đến trên 65% nhu cầu sử dụng năng lượng của loài người trên trái đất [13]. Đây
là loại tài nguyên vô cùng quý giá đối với sự phát triển của nhân loại nói chung, và
là tiềm năng vô giá của các quốc gia có biển. Dầu mỏ và khí đốt có ở cả trên lục địa
và đại dương nhưng phần lớn phân bố ở các đại dương trong đó tập trung chủ yếu ở
thềm lục địa và đáy biển sâu. Tính toán trữ lượng hydrocacbon trong đại dương thế
giới trên cơ sở xác định khối lượng của các tầng trầm tích chỉ ra răng đại dương
tiềm chứa khoảng trên 65% toàn bộ tầng chứa dầu tiềm năng của Trái đất, trong đó
ở rìa ngầm của các lục địa (thềm và bờ lục địa) chứa gần 38%. Kết quả điều tra sơ
bộ cho thấy: Tổng diện tích các bồn trầm tích lớn có triển vọng dầu mỏ ở các vùng
biển vào khoảng 500 tỉ km
2
, trong đó 150 tỉ km
2
thuộc thềm lục địa và khoảng 350
tỉ km
2
còn

lại thuộc vùng biển sâu dưới 200m nước. Do việc khai thác ở vùng đáy

18

biển sâu đòi hỏi trình độ kỹ thuật và sự đầu tư lớn, việc khai thác không thuận lợi
nên hiện nay khai thác dầu mỏ tập trung chủ yếu ở các vùng biển nông, đến độ sâu

không quá 100m. Các giếng khoan thăm dò dầu trên biển tập trung chủ yếu ở thềm
lục địa (khoảng 90%) trong phạm vi 200m nước, chỉ có khoảng 600 giếng khoan ở
độ sâu trên 200m nước [13]. Những con số này đã cho thấy trữ lượng, tiềm năng
dầu khí ở vùng thềm lục địa là vô cùng to lớn. Hiện nay, lượng dầu trên thềm lục
địa vẫn là đề tài nóng bỏng trên các diễn đàn kinh tế, chính trị, tác động lớn đến nền
kinh tế các quốc gia, quan hệ kinh tế thế giới, đồng thời vẫn là mục tiêu hướng tới
của hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các cường quốc về tài nguyên như Nga, Mỹ,
Trung Quốc, Canada,… Khi nhu cầu dầu mỏ ngày một tăng cao trong khi nguồn dự
trữ của chúng trên đất liền đang dần bị tận diệt thì ý nghĩa kinh tế của thềm lục địa
càng trở nên quan trọng và bức thiết.
Thềm lục địa của Việt Nam rất phong phú về tài nguyên khoáng sản, đặc biệt
là dầu khí. Tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của thềm lục địa Việt Nam
đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác khoảng 2 tỷ tấn; trữ lượng khí
dự báo khoảng 1000 tỷ m
3
[6]. Trên thềm lục địa Việt Nam, tính đến năm 2007 đã
có 57 hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí với nhiều hình thức hợp tác (hiện còn
35 hợp đồng đang còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 7 tỷ USD). Tổng Công ty
Dầu khí đã khai thác khoảng 240 triệu tấn (207 tấn dầu và khoảng 33 tỷ m
3
khí)
[14].
- Băng cháy
Biển và đại dương chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên vô cùng quý giá,
phong phú và đa dạng. Đặc biệt, trong những năm gần đây đã phát hiện thêm một
loại tài nguyên mới, đó là: khí hydrat (băng cháy). Khí hydrat (băng cháy) tiếng
Anh là: Clathrate Hydrates, Gas Clathrates, Gas Hydrates, Methane Hydrates,
Clathrates, Hydrates… là “một hỗn hợp giống băng của khí hydro carbon (chủ yếu
là methane) và nước”, có thể trong suốt hay mờ đục, dạng tinh thể màu trắng, xám
hoặc vàng [25]. Không phải tất cả khí hydrat đều có màu trắng; băng cháy ở đáy


19

biển Mexicô có màu vàng, màu nâu, thậm chí có cả màu đỏ; còn ở đáy Đại Tây
Dương và cao nguyên Black-Bahama lại có màu xám hay xanh da trời.
Trong tự nhiên, khí hydrat tập trung ở khu vực băng vĩnh cửu và trầm tích
biển sâu. Ở khu vực băng vĩnh cửu (vùng Bắc Cực), luôn tồn tại một lớp băng vĩnh
cửu dày hàng nghìn mét, tạo nên áp suất lớn cùng với điều kiện nhiệt độ thấp, là nơi
thuận lợi tạo thành khí hydrat. Hơn nữa, bản thân lớp băng dày này cũng là lớp chắn
tốt, tạo thành “bẫy” chứa các tích tụ khí. Do đó, những khu vực băng vĩnh cửu có
thể chứa hàng nghìn tỷ m
3
khí methane đồng thời là nơi dự trữ khí đốt khổng lồ có
thể khai thác và sử dụng trong tương lai. Ở độ sâu 500m, áp suất khoảng 50atm,
nhiệt độ 4-5
0
C, là điều kiện lý tưởng hình thành khí hydrat (hydrat khí). Dưới đáy
biển, các vật chất hữu cơ bị phân hủy, nên trầm tích ở đây được bão hòa khí CO
2
,
methane, ethane, hydrosunfua…; tại đây, dưới điều kiện áp suất cao, nhiệt độ thấp,
khí hydrat được hình thành trong lớp trầm tích đáy và trầm tích gần đáy biển. Các
lớp trầm tích này lại bị phủ bởi các lớp trầm tích mới cũng chứa chất hữu cơ, và quá
trình hình thành khí hydrat lại tiếp tục. Vì khối lượng trầm tích biển rất lớn nên
lượng khí hydrat cũng rất lớn, là nguồn năng lượng tiềm năng cho tương lai. Theo
dự báo của các nhà khoa học, nguồn băng cháy ở đáy các đại dương lớn gấp khoảng
100 lần so với ở trên lục địa. Với những nơi đã thăm dò được, hàm lượng carbon
trong chúng nhiều gấp hai lần tổng hàm lượng carbon trong mọi loại nhiên liệu hoá
thạch đã biết được tới ngày nay (bao gồm than, dầu mỏ, khí thiên nhiên). Băng cháy
là nguồn năng lượng vô cùng quý giá mới được phát hiện trong những năm gần đây

nhưng đã được dự báo là “nguồn năng lượng khổng lồ của tương lai” có giá trị gấp
nhiều lần các nguồn năng lượng khác như than đá, kể cả dầu mỏ và khí đốt.
Dự báo trữ lượng khí hydrat trên toàn thế giới là khoảng 400 tỷ tần ở vùng
Bắc Cực, và khoảng 10.000 - 11.000 tỷ tấn ở các đại dương. Trong khu vực gần đảo
Pratas (Dongsha) nằm ở Bắc Biển Đông đã phát hiện 1 điểm khí hydrat. Biển Đông
là một vùng biển nước sâu rộng lớn, có tiền đề thuận lợi cho việc tạo thành và tích
tụ khí hydrat. Theo đánh giá của Sở Địa chất Hoa Kỳ, tiềm năng khí hydrat của Việt
Nam nằm trong nhóm có tiềm năng trung bình của Châu Á, bao gồm (theo thứ tự

20

giảm dần): Philippin, Sri Lanka, Malaysia, Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc và
Pakistan. Ở Việt Nam, thông tin về tài nguyên khí hydrat được nhiều nhà khoa học
quan tâm từ lâu song chưa được chú ý nghiên cứu, điều tra cơ bản về tiềm năng khí
hydrat.
Khí hydrat hiện đang được nhiều quốc gia đầu tư nghiên cứu, thăm dò, trong
đó dẫn đầu là các quốc gia như: Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Ấn độ, Úc, Indonesia,
Ireland, Mexico, Thụy Điển, New Zealand, Nam Phi, Chile, Hàn Quốc, Trung
Quốc,…Các quốc gia này đã và đang đầu tư mạnh mẽ trong việc nghiên cứu khí
hydrat. Hiện nay, theo thông báo của Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung
Quốc đã có kế hoạch đầu tư 800 triệu Nhân Dân tệ (100 triệu USD) để thăm dò khí
hydrat trong thời gian 10 năm tới.
Trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu phát triển mạnh mẽ, nhu cầu năng
lượng ngày càng trở nên cấp bách; trong khi nguồn năng lượng truyền thống (than
đá, than bùn, dầu khí…) ngày càng cạn kiệt thì khí hydrat - với trữ lượng lớn gấp
hai lần trữ lượng năng lượng hóa thạch đã thu hút được sự chú ý rộng rãi trên toàn
thế giới. Hiện nay, khí hydrat đã được xem là nguồn năng lượng của tương lai. Do
đó, việc đầu từ nghiên cứu khí hydrat (băng cháy) ở Việt Nam đã ngày càng trở nên
cần thiết và cấp bách. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 1270/QĐ-TTg ngày 24/9/2007 về việc bổ sung “Chương trình nghiên cứu, điều

tra cơ bản về tiềm năng khí hydrat ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam” vào
nhiệm vụ của “Đề án tổng thể về điểu tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường
biển đến năm 2010, tầm nhìn đên năm 2020”. Chương trình nghiên cứu, điều tra cơ
bản về tiềm năng khí hydrat ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam là nội dung
thứ sáu của Đề án tổng thể.
Việc phát hiện nguồn tài nguyên quý giá băng cháy ở thềm lục địa sẽ làm
tăng thêm ý nghĩa kinh tế của thềm lục địa cũng như làm đẩy nhanh cuộc chạy đua
tìm kiếm, nghiên cứu và khai thác ở thềm lục địa - nơi được cho là có các điều kiện
thuận lợi nhất để khai thác nguồn tài nguyên này.

21


Hình 1.2. Khí hydrat
- Các loại khoáng sản khác
Nhiều nhà khoa học đã khẳng định rằng, bên cạnh các tài nguyên dầu mỏ,
khí đốt và băng cháy, thềm lục địa còn có trữ lượng lớn về than, mangan, phốt phát
và nhiều loại khoáng sản quý khác. Ở thềm lục địa còn có một số loại khoáng sản
mà trữ lượng tiềm tàng của chúng vượt xa trữ lượng ở đất liền. Tại các vùng thềm
lục địa nằm trung bình ở độ nước sâu 2500 - 3000m chứa đựng 93% than đá và
trong các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia có một trữ lượng đáng kế về
mangan và một số quặng khác. Ngoài ra, còn có thể tìm thấy ở thềm lục địa các tài
nguyên do các dòng sông và hiện tượng xói lở của bờ biển đưa ra biển như các hạt
khoáng sản hoặc các bụi kim loại có nguồn gốc từ đất liền. Đáy đại dương và các
dải núi dưới đáy đại dương, nơi chứa đựng các quặng đa kim (Nodules), với trữ
lượng khoảng 60.000 tấn/km
2
trong một số vùng của Thái Bình Dương. Các quặng
này chứa đồng, côban, titan, nhưng thành phần chính là sắt và mangan [19].Theo
ước tính, tổng lượng quặng đa kim trên bề mặt các đại dương lên tới 3.000 tỷ tấn,

bao gồm 400 tỷ tấn mangan; 8,8 tỷ tấn đồng, 5,8 tỷ tấn coban; 16,4 tỷ tấn niken và
các kim loại khác như kẽm, chì, thiếc…Riêng Thái Bình Dương, trữ lượng quặng
đa kim là 1.700 tỷ tấn, trong đó chứa 207 tỷ tấn sắt; 10 tỷ tấn titan; 1,3 tỷ tấn chì;
800 triệu tấn vanadi và 43 tỷ tấn nhôm [21].

22

Tại Biển Đông, ngoài dầu khí, còn có nhiều tài nguyên khác như than (đá,
nâu, bùn), quặng sắt, titan (ven biển có trữ lượng khoảng 22 triệu tấn), cát thủy tinh
(Vân Hải - 7 triệu tấn), đá hoa cương, và các tài nguyên khác. Số liệu điều tra về các
số liệu này còn ít [19].
Những con số nói trên mặc dù mới thể hiện được một phần tiềm năng và giá
trị vô giá của thềm lục địa nhưng nó đã đủ sức gióng lên hồi chuông lợi ích đối với
nhiều quốc gia. Ngày càng có nhiều quốc gia ven biển hướng tầm mắt của mình ra
thềm lục địa và khẩn trương khai thác sự giàu có của thềm. Các hoạt động này đã và
đang mang lại những giá trị phát triển lớn lao cho sự phát triển của các quốc gia
cũng như nền kinh tế thế giới, nhưng đồng thời điều đó cũng gây nên không ít căng
thẳng đối với các quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ giữa các quốc gia có biển
nói riêng.
1.2.3. Tầm quan trọng về chiến lược quân sự của thềm lục địa
Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, thềm lục địa còn chiếm một vị trí đặc biệt về
chiến lược quân sự xét theo góc độ an ninh của các quốc gia ven biển. Thềm lục địa
có thể được sử dụng để lắp đặt các trang thiết bị phục vụ mục đích quân sự. Nguồn
tài nguyên thiên nhiên phong phú của thềm lục địa có thể được sử dụng cho công
nghiệp quốc phòng. Từ lâu, các quốc gia có biển đã coi thềm lục địa - phần kéo dài
tự nhiên của lãnh thổ như một vị trí quân sự tiền tiêu bảo vệ lãnh thổ biển, lãnh thổ
đất liền quốc gia, và có thể trở thành bàn đạp tấn công các quốc gia khác khi cần
thiết. Tất cả những điều này làm cho việc khai thác và sử dụng thềm lục địa vượt ra
ngoài khuôn khổ sử dụng và khai thác truyền thống của vùng biển này và làm cho
vùng đó có thêm những ý nghĩa kinh tế, chính trị và chiến lược quân sự đa dạng hơn

trong tình hình hiện này.
1.2.4. Ý nghĩa về mặt chính trị
Do thềm lục địa có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, chiến lược quân sự, an ninh
quốc phòng nên ngay từ những năm 40, Hoa Kỳ đã đi đầu trong một loạt nước đưa
ra yêu sách về quyền của mình đối với thềm lục địa, đặc biệt là quyền khai thác và

23

sử dụng các tài nguyên khoáng sản của thềm. Điều này làm nổi lên ý nghĩa chính trị
và pháp lý quốc tế đòi hỏi sự điều chỉnh pháp lý kịp thời.
Ý nghĩa chính trị, pháp lý quốc tế của vấn đề thềm lục địa được thể hiện ở
việc cộng đồng quốc tế đã lần lượt xây dựng hai Công ước Geneva 1958 về thềm
lục địa và Công ước Luật Biển 1982 với các quy định khá cụ thể, chặt chẽ về khái
niệm, đặc điểm, cách thức xác định và quy chế pháp lý của thềm lục địa. Do có ý
nghĩa quan trọng, ảnh hưởng tới tất cả các quốc gia và các quan hệ ngoại giao quốc
tế về biển, cách thức xác định ranh giới ngoài và quy chế pháp lý của thềm lục địa -
tuy được hình thành không sớm nhưng đã nhanh chóng trở thành một chế định quan
trọng nhất của luật biển quốc tế hiện đại và thu hút sự chú ý của tất cả các quốc gia.
Cùng với sự ra đời của hai Công ước quốc tế về luật biển, hầu hết các quốc gia trên
thế giới đã ban hành luật về thềm lục địa của riêng mình và hàng trăm điều ước
quốc tế về thềm lục địa đã được ký kết. Đây là một minh chứng thực tế sống động
và điển hình cho ý nghĩa chính trị và pháp lý của thềm lục địa trong thời đại ngày
nay.
Tầm quan trọng về kinh tế, quân sự của thềm lục địa, ý nghĩa chính trị, pháp
lý của nó cũng đồng thời cũng đặt ra vấn đề rất gay gắt và bức thiết trong quan hệ
quốc tế hiện nay là vấn đề hoạch định thềm lục địa giữa các nước. Đây là vẫn đề hệ
trọng, không chỉ ảnh hưởng tới các lợi ích về mặt kinh tế, quân sự, nghiên cứu khoa
học,… mà còn tác động trực tiếp tới mối quan hệ ngoại giao, lãnh thổ và vấn đề chủ
quyền thiêng liêng giữa các nước có bờ biển đối diện hay liền kề. Trên phạm vi thế
giới, vấn đề hoạch định ranh giới ngoài của thềm lục địa giữa các nước ven biển sẽ

ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quan hệ chính trị, ngoại giao giữa các nước, có thể gây
ra những bất đồng, xung đột “không thể tưởng tượng nổi” ở cấp khu vực và quốc tế.
Điều này đòi hỏi sự điều chỉnh công bằng, khách quan, mạnh lạc và rõ ràng của
Luật Quốc tế.
1.3. Khái niệm pháp lý về thềm lục địa
1.3.1. Khái niệm về thềm lục địa trong Công ước Geneva 1958

×