Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Luật tục với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường của một số dân tộc ít người ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.84 KB, 103 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





HOÀNG VĂN QUYNH






Luật tục với việc bảo vệ tài nguyên và môi
trường của một số dân tộc ít người ở Việt
Nam




LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ
PHÁP QUYỀN









HÀ NỘI, 2003

Mục lục
trang
Lời mở đầu
1
Chương 1. Khái quát về Luật tục của một số dân tộc ít người ở Việt
Nam
5
1.1. Khái niệm Luật tục
5
1.2. Nguồn gốc, nội dung và đặc điểm của Luật tục
8
1.3. Vai trò của Luật tục trong đời sống các dân tộc ít người ở Việt Nam
19
Chương 2. Những quy định của Luật tục về bảo vệ tài nguyên và môi
trường của một số dân tộc ít người ở Việt Nam

24
2.1. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong đời sống các dân tộc ít
người ở Việt Nam

24
2.2. Một số quy định truyền thống dân gian về tài nguyên môi trường trong
Luật tục

29
2.3. Tính hiệu quả của Luật tục trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường


34
2.4. Các quy định xác định quan hệ sở hữu các nguồn tài nguyên và môi
trong Luật tục

35
2.4.1. Các quan niệm của đồng bào về vấn đề sở hữu

35
2.4.2. Sở hữu chung (tập thể)
36
2.4.3. Sở hữu riêng
39
2.5. Vấn đề quản lý, bảo vệ , khai thác và sử dụng tài nguyên và môi trường

42
2.5.1. Những quy định của Luật tục về quản lý, bảo vệ và khai
thác tài nguyên và môi trường mang tính truyền thống dân gian

42
2.5.2. Các quy định của Luật tục về bảo vệ tài nguyên và môi
trường

45
2.5.2.1. Quản lý, bảo vệ và khai thác sử dụng tài nguyên rừng
45
2.5.2. 2. Quản lý, bảo vệ và khai thác sử dụng tài nguyên nước
52
2.5.2.3. Quản lý, bảo vệ và khai thác sử dụng đất đai, sông
suối
57

2.5.2.4. Quản lý, bảo vệ và khai thác động thực vật
61
2.5.3. Một số biện pháp xử lý vi phạm về bảo vệ tài nguyên môi trường
trong Luật tục

65

Chương 3. Luật tục và hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi
trường của một số dân tộc ít người ở Việt Nam

69
3.1. Giá trị pháp lý của Luật tục trong mối quan hệ với pháp luật bảo vệ
tài nguyên môi trường

69
3.2. Vấn đề kế thừa và duy trì luật tục trong quá trình xây dựng và phát
triển hệ thống pháp luật bảo vệ tài nguyên và môi trường

75
3.2.1. Sự phát triển của hệ thống pháp luật bảo vệ tài nguyên và môi
trường

75
3.2.2. Vấn đề kế thừa và duy trì Luật tục trong quá trình xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ tài nguyên môi trường

80
3.2.3.Một số kinh nghiệm sử dụng tập quán của một số nước trong khu
vực và trên thế giới


83
3.3. Một số kiến nghị và giải pháp
85
Kết luận
88
Tài liệu tham khảo
90





1


Lời mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái là nền tảng cơ bản nhất
để con người có thể sinh tồn. Ngay từ khi mới ra đời, con người với thế giới
tự nhiên đã trở thành một khối thống nhất không thể tách rời. Có thể nói
trong lịch sử tiến hoá và phát triển của mình, con người chưa bao giờ và
không thể “bước ra khỏi” môi trường tự nhiên xung quanh mình. Bởi vì, thực
chất con người cũng là một sinh vật của tự nhiên mà lại là một loại sinh vật có
ý thức. Cho nên, mối quan hệ giữa con người và tự nhiên mãi mãi vẫn sẽ là
quan hệ sống còn.
Đối với dân tộc ít người ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt
Nam nói riêng thì mối quan hệ đó càng quan trọng hơn, thân thiết hơn. Có thể
nói, cho đến nay điều kiện tự nhiên vẫn là một lực lượng to lớn chi phối và
ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội của đồng bào.

Tuy sự phát triển không ngừng của khoa học, kỹ thuật đã hạn chế và loại bỏ
khá nhiều những ảnh hưởng và sự chi phối của điều kiện tự nhiên đến phong
tục tập quán và lối sống của đồng bào các dân tộc ít người. Song, đối với các
dân tộc ít người và miền núi, nhất là các vùng xa xôi hẻo lánh vẫn chưa thể
hoàn toàn tách khỏi những tác động cũng như sự chi phối sâu sắc của điều
kiện tự nhiên xung quanh họ.
Thực tế hiển nhiên đó đã khiến loài người nói chung và các dân tộc ít
người phải có cách ứng xử với tự nhiên một cách hợp lý. Thế ứng xử khôn
khéo nhất, thông minh nhất ở đây là tạo ra sự hài hoà giữa con người và thế
giới tự nhiên. Để giữ được sự hài hoà đó một cách bền vững, con người đã
sáng tạo ra những nguyên tắc, cách ứng xử được gọi là “Luật tục”, được áp

2
dụng trong cuộc sống của đồng bào dân tộc ít người để nhằm bảo vệ môi
trường thiên nhiên và bảo tồn sự hài hoài giữa con người và thế giới tự nhiên.
Nhưng, trong thực tế, những nguyên tắc đó luôn luôn bị vi phạm bởi
nhiều nguyên nhân. Thậm chí, những điều khoản cụ thể (nhất là những điều
liên quan đến tín ngưỡng) ngày càng bị mờ nhạt đi rồi biến mất hẳn. Thực
trạng đó đã dẫn tới sự tôn trọng và những biện pháp bảo vệ tự nhiên ngày
càng bị giảm sút. Hậu quả tai hại của thực trạng trên và nhiều lý do khác đã
dẫn tới sự suy thoái của môi trường sinh thái - điều kiện sống tối cần thiết của
nhân loại. Do khai thác một cách bừa bãi những nguồn tài nguyên thiên nhiên
phục vụ cho lợi ích trước mắt của một số người không những đã làm cạn kiệt
dần nguồn của cải trong tự nhiên mà còn thúc đẩy nhanh hơn quá trình suy
thoái môi trường sinh thái của loài người.
Đứng trước nguy cơ trên, từ lâu loài người đã tìm ra nhiều biện pháp
nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường sinh thái của mình. Ngoài
những quy định chung mang tính quốc tế hay quốc gia như hệ thống pháp luật
bảo vệ tài nguyên và môi trường (Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ và
phát triển rừng, Luật tài nguyên nước, Luật đất đai ), tuỳ điều kiện cụ thể của

từng khu vực, từng địa phương, mỗi dân tộc đều tìm ra những biện pháp bảo
vệ môi trường sống của mình cho phù hợp và có hiệu quả.
Đối với các dân tộc ít người ở Việt Nam, trong điều kiện tự nhiên và
văn hoá - xã hội cụ thể, đồng bào cũng đã có những biện pháp riêng của mình.
Ngoài những quy định của hệ thống pháp luật bảo vệ tài nguyên và môi
trường, ở các địa phương, các tộc người đều có những biện pháp bảo vệ riêng
của mình mà một trong những biện pháp được coi là có hiệu quả nhất chính là
các điều khoản của Luật tục dân gian đã tồn tại hàng ngàn đời nay trong xã
hội của họ.
Để góp phần tìm hiểu thêm và chắt lọc từ những Luật tục đó những
điều khoản hay nhằm giúp cho việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên

3
và môi trường trong xã hội các dân tộc ít người ở nước ta hiện nay, tôi chọn
đề tài: “Luật tục với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường của một số dân
tộc ít người ở Việt Nam ” để làm luận văn thạc sĩ.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện được đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu như sau:
- Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, kết hợp với việc sử dụng
các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: sưu tầm, hệ thống và phân loại các
nguồn tư liệu đã thu thập được trong thực địa và qua các nguồn tư liệu thư
tịch do sách, báo cung cấp.
- Tiến hành đối chiếu, so sánh, phân tích và tổng hợp thành những vấn
đề liên quan đến đề tài, đồng thời khái quát và nêu bật những nội dung chính
của đề tài về cả lý luận lẫn thực tiễn. Từ đó có thể rút ra những vấn đề có giá
trị và thích hợp ứng dụng vào thực tiễn bảo vệ tài nguyên môi trường sinh
thái của các dân tộc ít người ở nước ta.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng chủ yếu của đề tài này nhằm giới thiệu và phân tích những

vấn đề chung nhất về Luật tục và những quy định cụ thể của Luật tục của một
số dân tộc ít người ở Việt Nam về vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường. Vì
vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài cũng chỉ tập trung phân tích vào những
quy định của Luật tục bảo vệ thế giới tự nhiên chứ không giới thiệu tất cả
Luật tục liên quan đến vấn đề xã hội các dân tộc ít người. Ngoài ra, đề tài còn
phân tích những nét cơ bản nhất về Luật tục và hệ thống pháp luật bảo vệ môi
trường ở Việt Nam hiện nay. Qua đó, có thể khẳng định rằng, Luật pháp nhà
nước là rất cần thiết và quan trọng trong sự phát triển đất nước, của cộng đồng
dân tộc. Cùng với sự thực hiện một cách đúng đắn và nghiêm chỉnh những
quy định của luật pháp do Nhà nước ban hành thì việc duy trì, bảo vệ và phát
triển các Luật tục thích hợp về bảo vệ tài nguyên môi trường trong đời sống

4
của đồng bào các dân tộc ít người vẫn được coi là những biện pháp cấn thiết
làm cho đất nước, cho cộng đồng phát triển một cách bền vững và lâu dài.
4. Bố cục của luận văn:
Trên cơ sở những tư liệu đã có, luận văn được bố cục thành ba chương.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và phần phụ lục, nội dung luận văn được trình bày
như sau:
- Chương 1: Khái quát về Luật tục của một số dân tộc ít người ở Việt Nam.
- Chương 2 : Những quy định của Luật tục về bảo vệ tài nguyên và môi
trường của một số dân tộc ít người ở Việt Nam
- Chương 3 : Luật tục và pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt
Nam .
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt
là sự hướng dẫn cụ thể của TS. Hoàng Thị Kim Quế. Trong quá trình thực
hiện luận văn này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo và các bạn
quan tâm.

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 - 2003









5



Chương 1
Khái quát về luật tục
của một số dân tộc ít người ở Việt Nam

1.1. Khái niệm luật tục
Hiện nay, khái niệm về Luật tục có nhiều quan niệm khác nhau của các
nhà luật học, văn hoá dân gian, dân tộc học…
Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu luật học: Luật tục là những
phương ngôn, ngạn ngữ diễn đạt bằng lời nói có vần điệu, chứa đựng các quy
tắc xử sự, thể hiện, phản ánh quy chuẩn phong tục, tập quán, ý chí, nguyện
vọng của cộng đồng bảo đảm thực hiện trong cộng đồng dân tộc ít người,
được cộng đồng bảo đảm thực hiện. [45]
Đói với các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian, các quan niệm của họ lại
đi sâu phân tích làm rõ nội hàm của luật tục. Thuật ngữ Luật tục hay tập quán

pháp ở Việt Nam có thể gọi với nhiều tên gọi khác nhau, như là "Luật địa
phương", "Luật dân gian". Đây là một hiện tượng xã hội phổ quát của nhân
loại ở thời kỳ phát triển tiền công nghiệp và còn tồn tại đến ngày nay với
những mức độ khác nhau ở nhiều tộc người trên thế giới, nhất là các tộc
người châu á và châu Phi. Luật tục về cơ bản là một hình thức của tri thức bản
địa, tri thức địa phương về cách ứng xử và quản lý cộng đồng còn tồn tại ở
hầu khắp các dân tộc ở nước ta, không kể đó là dân tộc gì, ít người hay đa số
[53].
Luật tục là một thuật ngữ chuyển dịch từ "droit coutumier" (tiếng Pháp)
và "Customary Laws" (tiếng Anh). Luật tục còn được gọi là "Folk Laws" (luật

6
dân gian). Chúng bao hàm một ý nghĩa chung. Đây là một loại luật được nhân
dân sử dụng, lưu truyền trong dân gian, bắt nguồn từ phong tục, gắn liền với
phong tục tập quán và khác biệt với luật pháp do Nhà nước ban hành. Nội
dung của các điều khoản trong Luật tục được toàn thể cộng đồng xây dựng
nên. Hội đồng thi hành Luật tục do nhân dân trực tiếp cử ra và cũng chính tập
thể cộng đồng trực tiếp kiểm soát việc thi hành Luật tục, ngăn ngừa những sai
phạm và khuyến khích ứng xử tốt [38].
Luật tục là một tác phẩm dân gian có giá trị trong kho tàng văn hoá dân
tộc, là sự quy định phép ứng xử của mọi người trong cộng đồng, là sự trừng
phạt những tội phạm, là những quy ước về trách nhiệm đối với người đứng
đầu và người già, là những điều cần phải làm, là bổn phận của mỗi người
trong xã hội, và là những quy tắc để bảo vệ đất đai, rừng núi, nguồn nước, gia
súc của cả cộng đồng [12].
Luật tục còn gọi là luật dân gian hay luật truyền thống, cũng như các
hình thức pháp luật khác thường động chạm đến các lĩnh vực phân chia tài
nguyên và quyền lực, bình đẳng và công bằng, trật tự xã hội và hành vi chuẩn
mực. Một bộ phận của Luật tục mà trước đây ít được chú ý tới là mối quan hệ
giữa Luật tục và quản lý tài nguyên thiên nhiên và đặc biệt là quản lý đất đai.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do chính phủ thường rất tích cực trong
việc xây dựng một bộ luật chính thức để kiểm soát việc sử dụng tài nguyên
thiên nhiên trong khuôn khổ một quốc gia. Sức mạnh pháp lý và sự hiện hữu
của pháp luật thường làm lu mờ một thực tế là Luật tục liên quan đến tài
nguyên thiên nhiên có tồn tại hoặc nó có thể ảnh hưởng mạnh đến người dân
địa phương.
Luật tục chỉ là một trong nhiều hệ thống giá trị. Một trong các cách đơn
giản để khái niệm hoá luật pháp là phân chia nó thành các hệ thống luật pháp
chính: Luật thành văn, luật tôn giáo, Luật tục, luật địa phương hiện hành. Sự

7
phân loại này không có giới hạn hoàn toàn rõ ràng. Một số các quan hệ xã hội
chỉ nằm trong giới hạn của một hệ thống luật - như tham gia bầu cử các cấp
chính quyền, trong khi các lĩnh vực xã hội khác lại có thể bị tác động cả bởi
bốn hệ thống, như vấn đề thừa kế. Các hệ thống luật pháp này luôn biến đổi
và đan chéo nhau. Hơn nữa Luật tục hiện hành có thể ảnh hưởng đến việc
hình thành pháp luật và pháp luật có thể dẫn đến những sửa đổi trong Luật
tục. Có những Luật tục được nhà nước công nhận chính thức trong khi những
Luật tục khác không được thưà nhận. Và giữa Luật tục và luật tôn giáo cũng
có mối quan hệ như vậy. Nhà nước thường cho rằng pháp luật của mình đứng
trên hết các loại luật lệ khác, nhưng ở địa phương, Luật tục hoặc luật tôn giáo,
hoặc sự kết hợp cả hai luật này có thể tác động lớn hơn trong việc tổ chức
cuộc sống thường ngày của người dân. Luật tục cần phải được nghiên cứu
trong bối cảnh đa luật lệ và lĩnh vực nhân chủng học luật pháp đã phát triển
tới mức sẵn sàng để nghiên cứu mối tác động tương hỗ giữa các hình thức luật
pháp này [25].
Ngoài ra, còn nhiều ý kiến khác về khái niệm Luật tục, nhưng trên cơ
sở các quan điểm khác nhau đó, sau một thời gian dài tìm hiểu, nghiên cứu,
thảo luận, thông qua tại nhiều cuộc hội thảo quốc tế cũng như trong nước và
các cuộc thảo luận chuyên đề, các nhà khoa học nước ta tạm thời chấp nhận

khái niệm Luật tục của PGS.TS Ngô Đức Thịnh như sau: "Luật tục là một
hình thức của tri thức bản địa, được hình thành trong lịch sử lâu dài qua kinh
nghiệm ứng xử với môi trường và xã hội, được thể hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau và truyền từ đời này qua đời khác bằng trí nhớ qua thực hành sản
xuất và thực hành xã hội, nó hướng đến việc hướng dẫn các quan hệ xã hội,
quan hệ con người với thiên nhiên. Những chuẩn mực ấy của Luật tục được
cả cộng đồng thừa nhận và thực hiện, nhờ đó đã tạo ra sự thống nhất và cân

8
bằng trong mỗi cộng đồng. Luật tục như hình thức phát triển cao của phong
tục, tục lệ và là hình thức sơ khai của luật pháp" [58].
Từ các quan niệm trên, chúng ta có thể nhận thấy, đối tượng điều chỉnh
của Luật tục là những quan hệ xã hội tồn tại khách quan của đời sống cộng
đồng, Luật tục có phạm vi điều chỉnh rộng, bao quát toàn bộ các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Như lĩnh vực tổ chức và quản lý cộng đồng xã hội, lĩnh vực
ổn định trật tự an ninh và bảo đảm lợi ích cộng đồng; việc tuân thủ phong tục,
tập quán; các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình; lĩnh vực giáo dục nếp sống
văn hoá tín ngưỡng; lĩn vực quản lý sử dụng đất đai, bảo vệ sản xuất, tài
nguyên môi trường.
Và cần được khẳng định luật tục là một bộ phận, một hình thức biểu
hiện của phong tục tập quán. Phong tục, tập quán là những thói quen trong
suy nghĩ, ứng xử của cộng đồng địa phương hoặc tộc người, được xem là
khuôn mẫu, quy tắc chi phối hành vi của các thành viên trong cộng đồng, hình
thành, phát triển, khẳng định trong quá trình phát triển của xã hội. Trong
phong, tục tập quán có chứa đựng các quy phạm xã hội dưới dạng quy ước,
quy định điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong cộng đồng tộc người.
Tính cưỡng chế của phong tục, tập quán được thể hiện hoặc ở sự tác động về
mặt dư luận, niềm tin, tín ngưỡng của cá nhân của cộng đồng hoặc ở các hình
phạt, các biện pháp xử lý do cộng đồng áp dụng đối với người có hành vi vi
phạm.

Như vậy, Luật tục là một hệ thống các quy tắc xử sự mang tính dân
gian, quy định về mối quan hệ ứng xử của con người đối với môi trường tự
nhiên và con người với con người trong cộng đồng, thể hiện ý chí của toàn thể
cộng đồng, được thực hiện một cách tự giác, theo thói quen, nhưng vẫn có
tính cưỡng chế và bắt buộc đối với những ai không tuân theo. Luật tục là
những quy định của quần chúng trong cộng đồng đặt ra để điều hoà mối quan

9
hệ của tập thể cộng đồng một cách tự nguyện và dân chủ, không phải là luật lệ
do một tầng lớp người đặt ra và thực thi để bảo vệ quyền lợi của giai cấp
thống trị.
1.2. Nguồn gốc, nội dung và đặc điểm của Luật tục
1.2.1. Nguồn gốc của Luật tục
Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lê Nin, từ xưa, trong xã hội
nguyên thuỷ chưa có pháp luật, nhưng xã hội cũng cần đến trật tự, ổn định để
tồn tại và phát triển. Do đó đã xuất hiện những quy tắc xử sự chung. Đây
chính là các quy phạm xã hội bao gồm tập quán và các tín điều tôn giáo. Tập
quán xuất hiện một cách tự phát, dần dần được cộng đồng chấp nhận và trở
thành quy tắc xử sự chung mang tính chất đạo đức và xã hội [60, 209].
Theo quan điểm của thuyết tiến hoá luận, con người là sản phẩm của tự
nhiên hay còn được coi là một sinh vật trong giới tự nhiên. Nhưng, ngay từ
lúc sinh ra, con người cũng đồng thời là một sinh vật mang tính xã hội hay
thường gọi là "sinh vật xã hội". Như vậy, trong bản thân con người tồn tại
phần con và phần người (bản năng và ý thức). Để điều chỉnh cuộc đấu tranh
giữa phần bản năng và ý thức, loài người ngay từ khi sinh ra đã cần đến
những "luật định" mang tính chất nguyên tắc để duy trì sự tồn vong của mình.
Những "luật định" đó dần dần đã được thể chế hoá bằng cơ chế tổ chức,
có hội đồng để thực hiện việc khen ngợi hoặc xử phạt với đủ sức mạnh để mọi
người tuân theo dưạ trên một quyền lực được cả cộng đồng thừa nhận.
Xét đến cùng, Luật tục sinh ra cùng với loài người và được bắt nguồn

từ cuộc đấu tranh gay gắt giữa bản năng và ý thức để con người ngày càng
phát triển hơn. Cuộc đấu tranh đó diễn ra trên phạm vi rất rộng của đời sống
xã hội loài người mà tựu chung là thế ứng xử giữa con người với tự nhiên và
giữa con người với chính tất cả mối quan hệ giữa con người và con người.

10
Luật tục của các dân tộc ít người ở Việt Nam được hình thành và phát
triển nhằm thực hiện chức năng trên, rất đa dạng, đơn giản tuỳ thuộc vào điều
kiện cụ thể của từng dân tộc. Theo TS. Lê Hồng Sơn, Luật tục của đồng bào
các dân tộc có nguồn gốc ra đời từ xã hội thị tộc mẫu hệ. Trong quá trình tồn
tại, phát triển của cộng đồng, các thói quen trong suy nghĩ, ứng xử, các quy
chuẩn điều chỉnh hành vi của các thành viên hình thành nên một hệ thống
phong tục, tập quán phong phú. Một bộ phận quan trọng nhất, cơ bản, thiết
yếu nhất của phong tục tập quán có ý nghĩa sống còn đối với cộng đồng được
nâng lên thành Luật tục. Những nội dung này chủ yếu được ghi nhớ chủ yếu
dưới dạng không thành văn, được lưu truyền, hoàn thiện dần từ đời này qua
đời khác bằng cách truyền miệng mà người có trách nhiệm giữ gìn, hoàn
thiện, lưu truyền chính là các già làng, chủ đất, chủ bến nước, thầy cúng, thầy
mo…. Là kết tinh, là linh hồn, cốt lõi của phong tục, tập quán. Nội dung của
luật tục có tính tổng hợp, chứa đựng các chuẩn mực về phần lớn các quan hệ
xã hội hình thành trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng như về chế độ sở
hữu, hôn nhân gia đình, giao lưu dân sự, tài nguyên môi trường… Từ sự lưu
truyền đó đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước sưu tầm, ghi chép,
tổng hợp lại thành một số bộ Luật tục của một số dân tộc hiện nay.
1.2.2. Nội dung của Luật tục
Luật tục dù tồn tại ở hình thức nào, nội dung của Luật tục về cơ bản tập
trung giải quyết hai vấn đề chính của xã hội loài người là mối quan hệ giữa
con người với tự nhiên và giữa con người với con người. Trong đó, nội dung
thứ nhất liên quan đến những quy định về sở hữu tự nhiên (đất đai, rừng núi,
sông suối ), bảo vệ và khai thác, phát huy thế mạnh của tự nhiên. Nội dung

thứ hai là mối quan hệ giữa con người với con người như về vấn đề hôn nhân
gia đình, quan hệ cộng đồng, quy định về tài sản, về những sai phạm Nói

11
chung, nội dung của Luật tục đã phản ánh được tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội của các cộng đồng dân cư đó.
Hiện nay, Luật tục của các dân tộc ít người đã được sưu tầm và một số
đã được công bố. Qua các bộ Luật tục này chúng ta thấy sự phong phú của nội
dung Luật tục. Các bộ Luật tục đều được chia thành những chương quy định
về từng lĩnh vực cụ thể. Nội dung quan trọng nhất của Luật tục là duy trì,
củng cố quan hệ cộng đồng. Người ta quan tâm đến việc giữ gìn trật tự xã hội,
chống tệ ăn cắp, chống việc gây rối Để cho xã hội yên ổn Luật tục còn chú ý
đến việc giữ gìn các phong tục tập quán, các tục lệ Ngoài ra, vấn đề quan hệ
gia đình cũng được quan tâm chú ý. Những điều luật đặt ra chủ yếu nhằm
củng cố gia đình là nền tảng tạo nên sự ổn định bền vững cho xã hội. Quy
định chặt chẽ về quản lý, bảo vệ và sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
đây là môi trường sống chủ yếu của các dân tộc miền núi. Ví dụ: - Luật tục
Êđê gồm 11 chương và 236 điều, Luật tục M’nông gồm 8 chương và 215
điều, Luật tục Jrai gồm 15 chương …
Nội dung của Luật tục các dân tộc ít người được tập trung vào một số
nội lĩnh vực mà các cộng đồng tộc người quan tâm như sau:
1.2.2.1. Về Lĩnh vực tổ chức và quản lý cộng đồng:
Các dân tộc ít người thường có những thiết chế xã hội rất cơ bản, đó là
những tàn dư của hình thái công xã nguyên thuỷ. Nó vừa là một cộng đồng cư
trú, vừa là một tổ chức xã hội và văn hoá. Luật tục có những quy định về mối
quan hệ của người có vị trí quan trọng của cộng đồng vơí các thành viên đó là
các già làng, trưởng bản, người chủ buôn… và các chế định về những người
này thường được Luật tục quy định ở các chương đầu như trong luật tục Êđê
quy định các tội xúc phạm đến người đầu làng (33 điều chương II), quy định
các tội của người trưởng buôn (11 điều ở chương III). Các tội chống chủ làng

ở chương II Luật tục Xrê). Về quan hệ với thủ lĩnh (ở chương II Luật tục

12
M’nông)… ngoài ra còn rải rác ở những điều luật khác quy định về vị trí vai
trò của người thủ lĩnh, người chủ làng, buôn, quyền lợi và nghĩa vụ của người
đầu làng, buôn, về nghĩa vụ tôn trọng, chấp hành mệnh lệnh của người chủ
làng, buôn…
1.2.2.2. Về lĩnh vực ổn định trật tự an ninh và đảm bảo lợi ích cộng
đồng:
Đây là một nội dung lơn gắn bó thiết thực đối với đời sống của các dân
tộc. Nhà nước có Luật hành chính và Luật hình sự để điều chỉnh lĩnh vực
quan hệ xã hội này nhưng ở các dân tộc ít người xưa không phân biệt rạch ròi
hành chính, hình sự, dân sự, song vẫn có cả một hệ thống các quy định về
đảm bảo an toàn, an ninh xã hội. Các mối quan hệ cộng đồng, giữa các thành
viên của cộng đồng với nhau, giữa thành viên với cộng đồng chiếm một vị trí
quan trọng trong các bộ Luật tục. Như Luật tục Êđe có tới 1/3 số điều quy
định về các mối quan hệ cộng đồng (điều 24 - điều 94), Luật tục M’nông 29
điều ở chương III, quy định các vi phạm lợi ích cộng đồng (chương 4 Luật tục
Êđê), Quy đinh về trật tự an ninh xã hội (chương 3, Luật tục Jrai), Luật Hit
khong của người Thái….
Như vậy, nắm được vị trí, tầm quan trọng của lĩnh vực này các cộng
đồng có những quy định rất cụ thể. Họ xác định được mối quan hệ cộng đồng
là vấn đề then chốt bảo vệ sự tồn tại và sự vận hành của xã hội cổ truyền. Về
cơ bản các quan hệ này còn phù hợp với các quan hệ cộng đồng và xử lý các
mối quan hệ cộng đồng hiện nay. Đây là những quy định mang tính tiến bộ cả
về nội dung và hình thức, thể hiện ý chí, trách nhiệm của cộng đồng các dân
tộc trong việc bảo vệ sự tồn tại và phát triển của đời sống cộng đồng. Đặc biệt
là các quy định của Luật tục về các tội gây bệnh truyền nhiễm, tội lang thang,
không chịu lao động. Các quy định về khai sinh , khai tử, về cư trú, quan hệ


13
láng giềng, trách nhiệm của cá nhân trước các tai hoạ đe doạ sự bình yên của
cộng đồng.
1.2.2.3. Những quy định mang tính hình sự trong luật tục: Luật tục
không đưa ra khái niệm hành vi vi phạm, khái niệm tội phạm mà thông qua
việc mô tả hành vi vi phạm trong điều luật cụ thể để kết luận một người bị coi
là có tội và phải đưa ra xét xử, khi các hành vi do người đó thực hiện thoả
mãn những yếu tố của vi phạm đã được điều luật dự liêụ trước. Khai niệm về
tội có hầu hết trong các điều luật. Khai niệm này không đồng nghĩa với khái
niệm “tội phạm” mà chỉ là sự xác định một hành vi là đúng hay sai luật lệ,
đạo đức.Theo quan điểm của luật học, tội phạm chỉ xuất hiện và tồn tại trong
xã hội có phân chia giai cập. Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ nó được xem
là hiện tượng vi phạm, tiêu cực và được giải quyết bằng ý kiến tập thể với
những người có liên quan [43].
Còn về lỗi cũng được các luật tục rất chú ý, khái niệm lỗi ở đây được
gắn với ý chí, nhận thức của chủ thể và cũng có sự phân biệt giữa lỗi cố ý và
lõi vô ý. Lỗi cố ý: người vi phạm hiểu rõ tính chất và hậu quả do hành vi của
mình gây ra và mong muốn nó xảy ra (Điều 160 Luật tục M’nông). Lỗi vô ý:
người vi phạm không nhận thức được tính chất hành vi, hậu quả do mình gây
ra (Điều 166 – Luật tục M’nông).
Ngoài ta các khái niệm về chứng cứ, khái niệm đồng phạm, về chủ thể
vi phạm, các biện pháp xử phạt cũng được thể hiện trong các bộ luật tục của
các dân tộc ít người.
1.2.2.4. Vấn đề phong tục tập quán: Vấn đề tuân thủ, tôn trọng các
phong tục tập quán trong sinh hoạt đảm bảo tính thống nhất và ổn định của
mối quan hệ cộng đồng. Do vậy, trong Luật tục các dân tộc thường dành
nhiều điểm quy định về lĩnh vực này. Như Luật tục M’nông có tới 30 điều đề
cập đến phong tục tập quán như “tội vi phạm tập quán” , Điều tục lệ ăn uống,

14

Điều tục lệ trang điểm… , Chương V Luật tục Jrai, Luật tục Êđê, Luật tục
Thái…
Các phong tục tập quán của các dân tộc được bảo vệ trong Luật tục thể
hiện ý nghĩa rất lớn của nó đối với đời sống nhằm thiết lập ổn định và trật tự
xã hội. Chính nhờ những quy phạm như vậy nên nhiều truyền thống tốt đẹp
của họ được lưu giữ và lan truyền. Nhất là khi trong Luật tục những quy phạm
thường răn dạy con người sống tốt, sống thiện và sống đúng với đạo đức, với
cộng đồng.
1.2.2.5. Lĩnh vực hôn nhân gia đình: Đây là lĩnh vực mà hầu hết các
Luật tục quy định rất chặt chẽ, chiếm vị trí cơ bản trong các bộ Luật tục của
các dân tộc. Như Luật tục Êđê dành một chương quy định về các quan hệ hôn
nhân (Điều 95 đến điều 142, chương V), quy định vè các quan hệ gia đình (từ
điều 143 đến 148, chương IV); quy định về hôn nhân và quan hệ gia đình
(chương IV, Luật tục Jrai); Quy định về hôn nhân và quan hệ nam nữ (chương
V, Luật tục M’nông)…
Hôn nhân và gia đình được coi là vấn đề phức tạp và tế nhị nhất trong
quan hệ cộng đồng của bất cứ dân tộc nào, Do vậy, các dân tộc đã dành nhièu
điều luật để quy định. Luật tục quy định loạn luân là một tội lớn vì các dân tộc
rất nghiêm ngặt trong việc bảo vệ và gìn giữ nòi giống. Ngoài ra Luật tục rất
quan tâm tới hai lĩnh vực rất quan trọng của đời sống gia đình đó là quan hệ
vợ chồng và quan hệ cha mẹ con cái. Như có các điều luật về giáo dục vợ
chồng, tội xúi giục vợ hoặc chồng người khác… (Luật tục Êđê); Tội con bỏ
cha mẹ không chăm sóc, điều con đánh cha mẹ, điều bán trẻ mồ côi…(Luật
tục M’nông). Ngoài ra Luật tục còn đề cập nhiều đến lĩnh vực ngoại tình,
gian dâm đây là hiện tượng thường thấy và là nguyên nhân chính phá hoại
hạnh phúc gia đình. Có những điều luật xử phạt những người vu khống người
khác ngoại tình, thông dâm, dẫn đến mâu thuẫn và tan vỡ gia đình, có những

15
điều luật quy định về chiếm vợ người khác, ngược đãi với vợ con, hành vi phá

thai…
1.2.2.6. Lĩnh vực quan hệ dân sự:
Quan hệ dân sự theo nghĩa rộng là những quan hệ rất cơ bản trong đời
sống cộng đồng. Luật tục của các dan tộc ít người chú trọng hơn về điều
chỉnh các quan hệ tài sản và sở hữu tài sản. Tìm hiểu Luật tục có thể thấy các
giao lưu dân sự thể hiện qua một số nội dung như xác định quyền sở hữu,
thừa kế, mua bán, trao đổi hàng hoá, vay mượn.
Chế độ sở hữu luôn là chế đinh trọng tâm của dân luật trong mọi thời
đại vì quan hệ dân sự gồm hai nhóm, nhóm quan hệ nhân thân và nhóm quan
hệ tài sản. Ba bộ phận hợp lại của quyền sở hữu là quyền chiếm hữu, quyền
sử dụng và quyền định đoạt được phân biệt rõ trong luật tục. Xác lập quyền sở
hữu là một nội dung đã đưa vào Luật tục các dân tộc. Quyền sở hữu được
Luật tục bảo vệ rất chặt chẽ qua hàng chục điều luật nhất là những điều luật
quy định về tội xâm phạm quyền sở hữu (từ điều 199 - điều 216, Luật tục
Êđê). Luật tục quy định về những kẻ giấu thuyền của người khác khi bị nước
cuốn đi mà không báo cho chủ thuyền biết (Điều 211, Luật tục Êđê), hoặc
điều luật về việc giấu giếm đồ vật bắt được (Điều 213, Luật tục Êđê)…
Luật tục còn quy định về các vấn đề như thừa kế, các nguyên tắc cơ bản
trong giao lưu dân sự, vấn đề năng lực hành vi dân sự, giao dịch dân sự, bồ
thường thiệt hại…
1.2.2.7. Lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, bảo vệ tài nguyên, môi
trường.
Ngoài các quy định về các quan hệ cộng đồng, quan hệ dân sự, hôn
nhân gia đình… vấn đề quản lý, và sử dụng đất đai, bảo vệ nguồn tài nguyên,
moi trường cũng được Luật tục các dân tộc đề cập đến rất nhiều.

16
Về vấn đề sở hữu đất đai, đây là vấn đề mà Luật tục có rất nhiều quy
định như ở chương XI từ Điều 239 đến 236 Luật tục Êđê. Như các quy định
về chăm nom đất đai, không được để mất người chủ đất, quyền lợi của người

chủ đất, tội xâm chiếm đất đai… Luật tục Jrai quy định tại điều 7 chương II,
phần I tội chiếm đoạt rẫy của người khác; điều về việc tranh chấp đất rừng,
đất rẫy (điều 1 chương II phần III). Luật tục M’nông cũng có những quy định
về sở hữu như ở chương III, về quan hệ sở hữu, có các điều về tội bán đất
rừng: Đất rừng là sở hữu nhiều đời, ai đem bán là có tội.
Ngoài ra các vấn đề quản lý, bảo vệ các nguồn tài nguyên, môi trường
cũng được các Luật tục quy định rất cụ thể và chặt chẽ, như bảo vệ rừng, bảo
vệ nguồn nước, động thực vật…
Tóm lại, Chúng ta thấy, nội dung của Luật tục các dân tộc ít người đẫ
đề cập được hầu hết các quan hệ xã hội của cộng đồng, từ những hành vi nhỏ
nhất như những điều luật về ăn cắp vặt, chửi bới nhau… đến những hành vi
mang tính chất bao quát liên quan đến lợi ích của cả cộng đồng, như có những
điều luật về tổ chức và quản lý cộng đồng, bảo vệ nguồn tài nguyên, môi
trường, về việc xâm phạm tài sản của nhau,…
Nội dung quan trọng nhất trong các bộ luật tục của các dân tộc ít người
mà chúng ta thấy là việc duy trì củng cố quan hệ cộng đồng. Họ quan tâm đến
việc giữ gìn trật tự xã hội, chống tệ nạn ăn cắp, chống việc gây rối, to tiếng
cãi cọ, xô xát. Các điều luật quy định nhiều về các tội phạm về tính dục, về
loạn luân cũng là để giữ gìn trật tự và ổn định xã hội. Họ luôn nghĩ rằng hành
động ngoại tình gian dâm sẽ gây rối ren trong xã hội, loạn luân sẽ dẫn đến
những tai hoạ khủng khiếp như hạn hán, mất mùa, dịch bệnh,
Ngoài ra vấn đề quan hệ gia đình cũng được các Luật tục quy định,
quan tâm , bởi vì họ cho rằng gia đình là nền tảng tạo nên sự ổn định bền
vững cho xã hội. Do đó phải có nhiều điều luật đặt ra để củng cố gia đình.

17
Đặc biệt các quy định của Luật tục xác định được nhiệm vụ tương hỗ giữa cha
mẹ và con cái, cha mẹ phải có nghĩa vụ, trách nhiệm với con cái, còn con cái
cũng phải đối xử ngược lại, phải vâng lời cha mẹ, phải chăm sóc khi cha mẹ
già yếu, phải kính trọng ông bà cha mẹ.

Một trong những vấn đề cũng không kém phần quan trọng trong Luật
tục của các dân tộc là vấn đề quản lý, bảo vệ đất đai, tài nguyên, môi trường.
Các lĩnh vực này được gắn liền với cuộc sống hàng ngày của họ, họ phải dựa
vào núi rừng, sông suối để sống. Với vị trí vai trò quan trọng như vậy, bắt
buộc họ phải có những quy định chặt chẽ về bảo vệ, quản lý, sử dụng các
nguồn tài nguyên môi trường.
1.2.3. Đặc điểm của Luật tục
Luật tục của các dân tộc ít người có những đặc điểm chung như sau:
- Theo PGS.TS Ngô Đức Thịnh [53], Luật tục chưa phải là “luật” và tất
nhiên nó cũng không phải hoàn toàn là “tục” mà là hình thức trung gian giữa
Luật và Tục, hay nói cách khác nó là hình thức phát triển cao của phong tục,
tập quán và là hình thức sơ khai, hình thức tiền pháp luật. Vì vậy hình thức
Luật tục này phù hợp với xã hội tiền công nghiệp, phù hợp với các cộng đồng
nhỏ hẹp, gắn với từng nhóm tộc người, từng địa phương cụ thể.
- Khác với luật pháp, Luật tục cũng là một bộ phận của hệ thống văn
hoá cổ truyền, nó ra đời, biến đổi và tham gia điều chỉnh các hành vi của cá
nhân và cộng đồng dưới sự tác động của hệ thống xã hội và văn hoá tộc
người, nó trở thành tình cảm, lương tâm và trách nhiệm thiêng liêng của mỗi
thành viên với cộng đồng mà trước hết là cộng đồng gia tộc, dòng họ, làng xã.
Nó không phải là sự áp đặt của hệ thống cai trị đối với mỗi cá nhân, mà là sự
tự nguyện, tự giác của mỗi cá nhân với tư cách là chủ nhân của cộng đồng ấy.
Đây là một thứ văn hoá có tính pháp luật, thông qua văn hoá để điều chỉnh

18
các hành vi của cá nhân trong cộng đồng. Do vậy, việc nhận thức và thực thi
các quy định của Luật tục dễ đi vào tâm tư tình cảm của nhân dân, khiến mọi
người tự giác thực hiện chứ không phải là dùng mệnh lệnh, cưỡng chế, áp đặt
từ bên ngoài.
- Luật tục mang tính đặc thù, tính địa phương và tính đa dạng. Như
chúng ta thấy mỗi làng người Việt có một bản hương ước riêng, mỗi nhóm địa

phương, thậm chí mỗi buôn, plây của người Êđê, M’nông, Jrai, v.v…, đều có
nét riêng trong Luật tục, như là việc quy định về bảo vệ nguồn nước, bảo vệ
rừng, các quy định về quản lý cộng đồng ở từng địa phương cũng khác nhau.
-Luật tục có một đặc tính rất đặc biệt, đó là sự “thay thế” và sự trừng
phạt tập thể. Theo Luật tục, khi một cá nhân phạm tội, người khác có thể nhận
tội thay cho người đó và toàn thể gia đình, dòng họ, thậm chí cả cộng đồng
của người vi phạm có trách nhiệm về hành vi của người phạm tội đó.
Luật tục là cơ chế tự phê chuẩn các điều luật và quy định quá trình vận
hành của nó. Luật tục không phải là sự ban hành luật bởi những người lãnh
đạo, hay một quyền lực tối thượng với bộ máy nhà nước đặc biệt để bắt buộc,
nó là một tổng thể những điều luật liên quan đến truyền thống, niềm tin của
người dân và được cả cộng đồng sáng tạo nên. Luật tục mặc nhiên được chấp
nhận và những người thi hành, những người phải tuân theo không đặt những
câu hỏi về nó. Nó tồn tại dai dẳng từ đời này sang đời khác, là sự tiếp diễn, sự
kế thừa vô tận của các thế hệ, một sự hợp thành bất diệt bao gồm cả người
sống, người chết và thế giới thần linh. Trong Luật tục có sự giải thích những
nghi lễ thiêng liêng tạo nên một bộ phận không tách được qúa trình thi hành.
Một người vi phạm Luật tục, điều đó đồng thời có nghĩa là người đó chống
lại một khía cạnh nào đó mang tính thiêng liêng, thần thánh. Vì vậy kẻ phạm
tội không phải chỉ đền bù về mặt vật chất mà còn phải làm lễ để cầu xin thần
linh tha tội.

19
- Luật tục là hệ thống các quy phạm xã hội với đầy đủ các yếu tố cấu
thành dù còn ở dạng đơn giản, sơ khai; với những hình thức thể hiện khá đặc
sắc.
- Luật tục là phương ngôn ngạn ngữ, được thể hiện chủ yếu bằng ngôn
gữ nói, được tryền miệng với những lời kể có vần điệu rất phong phú, sinh
động, dêc hiểu, dễ nhớ, cách diễn đạt rất đặc sắc, phản ánh đặc trưng văn hoá
của từng vùng dân tộc, vùng miền; và là công trình tập thể của nhiều thế hệ,

được xây dựng, hoàn thiện, lưu truyền qua nhiều thế kỷ.
Theo TS. Hoàng Thị Kim Quế [43], Luật tục không phải là một sản
phẩm của riêng một tầng lớp trong xã hội, nó phản ánh ý chí chung của mọi
thành viên trong xã hội qua nhiều thế hệ. Luật tục đưa ra những quy phạm
trên cơ sở quan niệm đạo đức xã hội, phản ánh nguyện vọng và chuẩn mực
ứng xử chung nhằm giáo huấn về một lối sống thuần phong mỹ tục theo quan
niệm của mình. Tinh thần của Luật tục là đưa ra những quy phạm để giải
quyết có lý có tình những mâu thuẫn, để răn đe, giáo dục. Sự trừng phạt chỉ
đặt ra khi không thể cải biến được một người xấu và hình thức phạt phần lơns
mang tính nhắc nhở, giáo dục chứ không chú trọng trừng phạt. Có điều luật
hoàn toàn không có chế tài. Như vậy tính giai cấp không tồn tại trong Luật tục
mà chỉ có tính xã hội chiếm phần nhiều.
Với những đặc điểm đặc trưng như vậy, Luật tục có một vị trí và vai trò
rất quan trọng trong đời sống cộng đồng các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc ít
người miền núi.
1.3. Vai trò của Luật tục trong đời sống các dân tộc ít người ở Việt Nam
Luật tục, với ý nghĩa là tri thức dân gian về quản lý cộng đồng, có vai
trò rất lớn trong xã hội, nhất là xã hội tiền giai cấp. Luật tục có thể là thành
văn hay bất thành văn, có thể được định danh khác nhau, như hương ước của

20
người Việt, tập quán pháp của một số dân tộc Tây Nguyên hay quy ước của
một số dân tộc tại miền núi phía Bắc, nhưng đều hàm chứa những quy định
liên quan tới nhiều mặt của đời sống cộng đồng và bắt buộc các thành viên
phải tuân theo. Những quy định ấy, căn bản bảo đảm lợi ích của chung của
cộng đồng, được mọi người thông qua và cam kết thực hiện. Ai làm trái Luật
tục sẽ bị xử phạt hoặc bị cộng đồng lên án, tẩy chay.
Luật tục là một hình thức đặc biệt của văn hoá, đã góp phần quan trọng
trong việc tạo nên những bản sắc văn hoá độc đáo của các dân tộc đó. Được
hình thành, tích luỹ trong quá trình lịch sử phát triển của dân tộc, qua kinh

nghiệm ứng xử với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, Luật tục đã bao
trùm lên mọi mặt của đời sống đồng bào, điều chỉnh mối quan hệ xã hội ở
mọi mặt.
Hệ thống Luật tục có thể được coi là một hình thái luật pháp sơ khai,
được đồng bào các dân tộc sáng tạo nên và hoàn chỉnh nó qua nhiều thế hệ.
Nó xác lập vị trí của mỗi cá nhân trong cộng đồng, hình thành nên mối quan
hệ giữa từng thành viên trong cộng đồng với nhau, giữa cá nhân và cộng
đồng, góp phần quản lý cộng đồng một cách chặt chẽ, hiệu quả trong qua khứ
và vẫn tiếp tục giữ vai trò đáng kể trong đời sống hiện nay. Như chúng ta
thấy, trong các Luật tục vấn đề quản lý cộng đồng, điều hoà các mối quan hệ
xã hội rất được chú trọng và quy định chặt chẽ và là nội dung cơ bản của bất
cứ bản Luật tục nào. Ví dụ, như Luật tục Êđê có tới 156/236 điều, Luật tục
M’nông có 196/ 214 điều điều chỉnh các quan hệ xã hội và phong tục tập
quán. Theo quan niệm truyền thống, một xã hội khoan hoà, một nền văn hoá
tốt đẹp sẽ là gốc rễ của mọi sự phồn vinh [53].
Còn người M’nông nói rõ mong muốn của mình trong lời mở đầu Luật
tục là làm sao để buôn làng yên vui, người người hoà thuận:

21
“Sạch nước suối cho đàn cá lên; sạch bãi cỏ cho đàn nai đến; sạch sân
làng cho lũ trẻ đi; sạch bầu trời cho ánh trăng sáng”
Để:
“Anh và em mới đoàn kết; cha và con mới thuận hoà; bà con buôn làng
mới thân ái” (Chương I, về các tội và việc xét xử, Luật tục M’nông)
Ngoài ra, Luật tục còn quy định rất chặt chẽ, cụ thể về việc xây dựng
các mối quan hệ trong xã hội, như:
- Xây dựng mối quan hệ cộng đồng, làng bản (buôn) dựa trên nguyên
tắc bình đẳng, tương trợ, đoàn kết. Muốn thế, đòi hỏi mọi người phải tôn
trọng các quy ước chung đã được ghi trong Luật tục.
- Xây dựng mối quan hệ giữa thủ lĩnh, người đứng đầu làng và dân

làng; quan hệ nam nữ, quan hệ gia đình (quan hệ vợ chồng, cha mẹ và con
cái); việc giữ gìn trật tự trị an trong bản làng…
Luật tục còn quy định về việc quản lý, bảo vệ, khai thác nguồn tài
nguyên thiên nhiên, thể hiện qua việc quy định rất cụ thể về vấn đề sở hữu
nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm mục đích là bảo vệ tốt nguồn tài nguyên,
thiên nhiên; tổ chức sản xuất tốt và phân phối hợp lý các nguồn tài nguyên,
thiên nhiên, khẳng định quyền sở hữu cộng cộng của cộng đồng làng bản về
đất canh tác, đất rừng, sông suối vàg các tài nguyên thuộc về lãnh thổ của
làng bản mình. Trong các Luật tục đều ghi rõ cột mốc làm ranh giới phân chia
đất đai giữa bản này với bản khác và các mường (đối với người Thái)
Luật tục Êđê quy định rõ về quyền của mọi người trong cộng đồng như
“ Chúng ta ai cũng có quyền đốt rẫy, bắt cá ở bất cứ nơi nào.
Ai cũng có quyền trèo lên cây lấy mật ở bất cứ rừng thấp, bở bụi nào.
Ai cũng có quyền đốt rừng, săn thú, bắt cá không phải kiêng cữ gì”

22
Theo PGS. Phan Đăng Nhật [38], Luật tục là một di sản quý báu, có tác
dụng giáo dục những phẩm chất tốt đẹp, Luật tục dạy con người sống ngay
thẳng, thật thà, không làm điều gian dối, không tà tâm, quan tâm đến tập thể
cộng đồng, phải tuân theo quy định của cộng đồng kể cả khi điều đó gây thiệt
hai cho lợi ích cá nhân, mục tiêu là góp phần giữ gìn sự bền chặt của cộng
đồng. Con người không tham lam, tôn trọng tài sản của người khác. Đó chính
là bản sắc văn hoá, văn hoá đạo đức của dân tộc ít người.
Luật tục không chỉ là những lời khuyên bảo mà nó còn có cơ chế tổ
chức, bồi dưỡng, rèn luyện, động viên, khen thưởng và trừng phạt. Do đó, nó
cũng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục con người cũng như trong việc
quản lý xã hội.
Đặc biệt, trong sự phát triển của nước ta hiện nay, đời sống của đồng
bào các dân tộc ít người ngày càng có nhiều biến chuyển kể cả mặt tích cực
cũng như mặt tiêu cực. Tệ nạn xã hội và tội phạm ở các vùng này ngày một

gia tăng, có nhiều kẻ lợi dụng tôn giáo để phá hoại văn hoá truyền thống của
đồng bào, làm xáo trộn cuộc sống sinh hoạt của họ. Trong khi đó, pháp luật
và các biện pháp giáo dục của Nhà nước chưa phát huy được tác dụng như
chúng ta mong muốn. Vì vậy, việc khuyến khích và tạo điều kiện cho đồng
bào ứng dụng Luật tục truyền thống trong việc quản lý cộng đồng, bảo vệ tài
nguyên môi trường sinh thái sẽ mang lại hiệu quả đáng kể.
Hiện nay, tình trạng phá rừng xảy ra ngày một nghiêm trọng, vấn đề sở
hữu và khai thác đất đai, rừng núi còn nhiều điều chưa hợp lý làm cho các
tỉnh miền núi nước ta nhất là ở Tây Nguyên, việc tranh chấp đất rừng diễn ra
rất phức tạp, làm cho các nhà quản lý rất khó khăn trong quá trình giải quyết.
Trong khi đó trong Luật tục của các dân tộc ít người chứa đựng một kho tri
thức dân gian về môi trường và tài nguyên, đồng thời cũng có sự xác định
các quan hệ sở hữu đất đai, rừng núi, nguồn nước rất cụ thể. Do vậy, kể cả

×