Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Giáo trình thiết kế chuyền quản lý chuyền may Vinatex college

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 75 trang )

Chương I: Phương pháp xây dựng quy trình may 1
Chương I
PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG QUI TRÌNH MAY
I. XÂY DỰNG QUI TRÌNH MAY
1. Khái niệm:
Qui trình may là bảng liệt kê tất cả các bước công việc cần thiết theo trình tự
hợp lý nhất dẫn đến hoàn chỉnh một sản phẩm, các bước công việc tương ứng với từng
cấp bậc thợ đảm nhiệm, thiết bị thực hiện và thời gian chế tạo.
2. cơ sở để phân tích
Dựa vào sản phẩm mẫu: Khi phân tích mẫu, ta dựa vào sản phẩm mẫu để
phân tích cụ thể các chi tiết của sản phẩm tránh tình trạng thiếu công đoạn.
Dựa vào tài liệu kỹ thuật: Tài liệu là văn bản pháp lý trong quá trình sản xuất,
vì vậy khi phân tích ta dựa và tài liệu để phân tích chính xác hơn.
Kinh nghiệm chuyên môn: Trong quá trình phân tích sản phẩm, kinh nghiệm
chuyên môn là rát quan trọng vì nó giúp xử lý công việc nhanh và chính xác.
3. Phương pháp xây dựng quy trình may
Phân tích các công đoạn: Là Phân tích nhỏ, trình tự các thao tác lắp ráp của
sản phẩm để tiện cho việc phân chia công đoạn trong quá trình sản xuất.
Xác định thời gian thực hiện các công đoạn: Để tiện cho việc cân đối lao động
trong chuyền, cũng như việc tính đơn giá cho mỗi công đoạn, kế hoạch của đơn hàng,
thì việc xác định thời gian đòi hỏi phải chính xác cho nên ta phải thực hiện bấm giờ
cho các công đoạn trong quy trình.
Thiết bị và dụng cụ: Phải ghi rõ thiết bị, dụng cụ cần thiết để thực hiện của các
công đoạn may, để tiện cho việc tính toán thiệt bị cần dùng một cách cụ thể.
Cấp bậc thợ: Dựa vào độ phức tạp của công việc để xác định cấp bậc thợ cho
mỗi công đoạn, sau ghi rõ cấp bậc công việc thực hiện cho các công đoạn may trong
bảng quy trình.
Năng suất: Thì Xác định mức năng suất thực hiện trên mỗi công đoạn, tù đó
tính năng suất đầu người và năng suất của tổ trong một ca làm việc.
4. Nguyên tắc phân tích sản phẩm:
Phân tích sản phẩm đơn giản: Phải phân tích chi tiết nào may trước, chi tiết


nào may sau (chi tiết nhỏ may trước, sau đó mới tiến hành lắp ráp thô, lắp ráp hoàn
chỉnh). Khi phân tích thì phân tích tất cả các công đoạn may ra, viết qui trình may theo
từng bộ phận như: cổ, túi, tay, viết phải đầy đủ, rõ ràng các công đoạn.
Phân tích sản phẩm nhiều lớp: Nếu sản phẩm có nhiều lớp phải ghi rõ từng
lớp, như lớp chính, lớp lót, Khi phân tích sản phẩm thì phải ghi tất cả các công đoạn
phục vụ cho việc hoàn tất sản phẩm, như cắt chỉ kiểm hoá.
Thời giam: Thời gian của các công đoạn may được khảo sát từ thực tế bấm giờ. Thời
gian được ghi vào bảng quy trình là thời gian trung bình của các lần khảo sát.
* chú ý: khi viết qui trình may ta tách các công đoạn phụ và thợ ngồi máy ra, để tiện
cho việc bố trí công đoạn được dễ dàng hơn. Trừ trường hợp công đoạn phụ đó có liên
quan đến công đoạn chính về mặt kỹ thuật thì ta mới ghép chung.
Chương I: Phương pháp xây dựng quy trình may 2
5. Nội dung bảng qui trình may:
BẢNG QUY TRÌNH MAY
STT Công đoạn may Cấp bậc Thời gian Thiết bị, dụng cụ Ghi chú
Bảng 1.1 Nội dung bảng quy trình may
Số thứ tự: Viết theo số thứ tự của công đoạn trong quy trình may.
Công đoạn may: Viết theo trình tự phân tích sản phẩm.
Cấp bậc công việc: Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của công đoạn may mà ta
bố trí.
Thời gian của các công đoạn may: Thì khảo sát từ thực tế bấm giờ.
Thiết bị, dụng cụ: Căn vào sản phẩm mẫu, tài liệu kỹ thuật, yêu cầu của khách
hàng để thực hiện.
6. Qui trình may dạng sơ đồ nhánh cây:
6.1. Một số ký hiệu công đoạn:


Bảng 1.2. Ký hiệu công đoạn
6.2. Cách biểu thị bảng phân tích công đoạn:



Chương I: Phương pháp xây dựng quy trình may 3



Hình 1.1 Cách biểu thị bảng phân tích công đoạn
Ví dụ: May túi vào thân.


Hình 1.2 Lắp ráp hai chi tiết không bằng nhau
Ví dụ: May ráp sườn quần


Hình 1.3 Lắp ráp hai chi tiết bằng nhau
Ví dụ: May ráp vai con



Hình 1.4 Lắp ráp ba chi tiết bằng nhau


* Có hai cách trình bày bảng phân tích:
Chương I: Phương pháp xây dựng quy trình may 4

Hình 1.5 Trình bày đối xứng




Hình 1.6 Trình bày lệch trái


BẢNG QUI TRÌNH MAY
Mã hàng : Áo sơ mi nam ( # 011) TG: 2061” Khách hàng :
STT Bước công việc
Bậc
thợ
Thời
gian
Định
mức
Thiết bị, dụng
cụ
Chương I: Phương pháp xây dựng quy trình may 5
1 May lộn lá 2 45 Máy 1 kim
2 May bọc chân cổ 3 26 Máy 1 kim
3 Xén + lộn lá cổ 3 40 Kéo, M. lộn cổ
4 Ủi lá cổ 2 30 Bàn ủi
5 Diễu lá cổ 4 49 Máy 1 kim
6 Lấy dấu + may kẹp lá 3 4 68 Máy 1 kim
7 Xén lộn lá ba 2 30 Kéo
8 Ủi sóng chân cổ 2 14 Bàn ủi
9 Diễu sóng chân cổ 3 29 Máy 1 kim
10 May bọc bát tay 3 32 Máy 1 kim
11 May lộn bát tay 3 72 Máy 1 kim
12 Xén lộn bát tay 2 63 Kéo
13 ủi bát tay 2 46 Bàn ủi
14 Diễu bát tay 3 65 Máy 1 kim
15 Ủi nẹp khuy + Nẹp nút 2 35 Bàn ủi
16 May nẹp khuy 3 59 Máy 1 kim
17 May nẹp nút 3 40 Máy 1 kim

18 Ủi miệng túi 2 20 Bàn ủi
19 May miệng túi 3 16 Máy 1 kim
20 Ủi định hình túi 2 34 Bàn ủi
21 Gọt túi + lấy dấu túi 2 60 Phấn
22 May túi vào thân 3 60 Máy 1 kim
23 Ủi thép tay lớn 2 60 Bàn ủi
24 May trụ tay 3 55 Máy 1 kim
25 May đô sau ( May lộn kín) 3 60 Máy 1 kim
26 May lộn vai con 3 60 Máy 1 kim
27 Tra mí cổ 4 175 Máy 1 kim
28 Vắt sổ tra tay 3 100 VS2K5C
29 Vắt sổ sườn + Gắn nhãn 3 74 VS2K5C
30 Tra bát tay 3 173 Máy 1 kim
31 May lai 3 114 Máy 1 kim
32 Thùa khuy 3 65 Máy thùa
33 Đính nút 3 65 Máy đính
34 Cắt chỉ 2 63 kéo
Bảng 1.3 Quy trình may dạng sơ đồ kh

SƠ ĐỒ NHÁNH CÂY ÁO SƠ MI NAM ( # 011)
Chương I: Phương pháp xây dựng quy trình may 6

Hình 1.7 Sơ đồ nhánh cây
II. ĐO THỜI GIAN LÀM VIỆC
1. Định nghĩa: Đo thời gian làm việc là xác định khoảng thời gian hoàn thành một
bước công việc trong bao lâu.
2. Phân loại thời gian làm việc: Thời gian làm việc được phân ra làm 3 loại:
Thời gian trực tiếp sản xuất: Là thời gian dùng để may sản phẩm.
Thời gian phụ sản xuất: Là thời gian những hoạt động phụ để hỗ trợ cho công việc
trực tiếp sản xuất, như cầm, nắm, di chuyển bán thành phẩm, cắt chỉ khi may xong.

Thời gian ngoài sản xuất: Là thời gian chết, không hoạt động bao gồm thời gian nghỉ
giải lao, vệ sinh cá nhân hoặc do sự cố bất ngờ như hỏng hóc máy, mất điện, thay chỉ,
chờ hàng.
3. Mục đích của việc đo thời gian làm việc:
Chương I: Phương pháp xây dựng quy trình may 7
Lập kế hoạch sản xuất: Trong sản xuất việc lập kế kế hoạch sản xuất là việc
rất quan trọng, nó giúp cho việc sản xuất trôi chảy và liên tục ít bị gián đoạn giúp cho
việc sản xuất đạt hiệu quả cao.
Biết được thời gian hoàn thành công đoạn: Là để xác định thời gian hoàn
thành cho một công đoạn trong bao lâu từ đó giúp cho việc thiết kế chuyền, và tính đơn
giá tiền lương của công đoạn chính xác hơn.
Phát hiện những hiện tượng lãng phí thời gian: Là để phát hiện những hiện
tượng lãng phí thời gian, làm việc không ổn định, phát hiện những vấn đề gây trở ngại
trong sản xuất.
Biết được khả năng sản xuất của nhà máy: Đo thời gian làm việc là để nắm
trình độ lành nghề của công nhân, từ đó mới có cơ sở để xác định được công suất của
nhà máy
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian làm việc:
Chất lượng nguyên liệu: Tốt hay xấu xẽ ảnh hưởng đến thời gian làm việc
cũng như tính phức tạp của sản phẩm dễ may hay khó may.
Phương tiện thiết bị:Nếu thiết bị củ nó sẽ làm tăng thời gian chế tạo sản phẩm
và chất lượng sản phẩm đôi khi không đạt yêu cầu. Còn ngược lại thiết bị hiện đại, cử
gá lắp tốt thì sẽ giúp thời gian chế tạo sản phẩm ít hơn và đảm bảo được chất lượng sản
phẩm.
Điều kiện làm việc: Vị trí làm việc chật hẹp, không có độ thoáng mát và đủ ánh
sáng sẽ làm cho người công nhân mau chóng mõi mệt. Dẫn đến giảm năng suất và chất
lượng sản phẩm cũng giảm, thời gian chế tạo sản phẩm sẽ tăng lên.
Tâm sinh lý của công nhân lúc làm việc: Do tâm lý trong lúc làm việc không
thoải mái với nhiều lý do như mệt mỏi, công việc cắng thẳng, con ốm mà không có
người trông nom, bức xúc về việc giải quyết chế độ không thỏa đáng .v v Dẫn đến

hiệu quả năng suất thấp, chất lượng giảm không đạt yêu cầu.
Cách bố trí điều hành sản xuất: Do người quản lý điều hành phân bố lao động
trên chuyền chưa phù hơp, sắp xếp công việc chưa có khoa học, dẫn đến dễ bị trục trặc
trong quá trình sản xuất dẫn đến trễ tiến độ xản xuất.
5. Các phương pháp đo thời gian làm việc:
5.1. Phương pháp dùng đồng hồ bấm giờ:


RESET/MODE chuyển màn hình về trạng thái bắt
đầu số 0
ON/OFF nút
khởi
động và tắt khi
không sử dụng
START/STOP
bắt đầu bấm và
tạm ngưng
Chương I: Phương pháp xây dựng quy trình may 8
Hình 1.8 Đồng hồ bấm giây
a. Yêu cầu đối với người bấm giờ:
Thái độ làm việc: Phải có phương pháp làm việc khoa học, phải có tính kiên
nhẫn để thực hiện công việc một cách tốt nhất.
Kinh nghiệm: Người bấm giờ phải xác định rõ bước công việc cần bấm giờ, thì
việc bấm giờ mới chính xác và đạt yêu cầu, đồng thời phải có phản ứng nhạy bén đối
với sự việc xảy ra lúc bấm giờ, phải biết quan sát và phân tích tốt công việc.
b. Cách bấm giờ có hiệu quả:
Chuẩn bị giấy để ghi chép và đồng hồ bấm giờ.
Trước lúc đo cần nói rõ với công đoạn trong nhóm xưởng để công nhân hiểu rõ
mục đích và ý nghĩa của việc đo thời gian.
Trước lúc đo cần quan sát tỉ mỉ các động tác của công nhân, sau đó viết các

bước thao tác đó vào bảng quy trình may sản phẩm.
Lúc đo chọn vị trí sao cho nhìn rõ động tác của công nhân làm việc (đứng sau
lưng hoặc phía trước hơi nghiêng so với người công nhân).
Bấm giờ ngay khi người công nhân bắt đầu động tác, lúc bắt đầu đo ấn nút khởi
động của đồng hồ bấm giây để nó chạy đến khi đo xong mới ngừng.
Trong quá trình bấm giờ ta bấm nhiều lần, sau đó cộng tất cảc các giá trị đã bấm
giờ, rồi lấy giá trị trung bình và ghi vào bảng quy trình.
Chú ý: Lúc bấm giờ nếu có thêm công đoạn phát sinh phải đo và ghi lại vào cột
ghi chú và chú thích trình tự trước sau của công đoạn.
5.2 Phương pháp thống kê: Với loại phương pháp này ta thực hiện như sau.
Ta thống kê thời gian của từng bước công việc của từng loại mã hàng lại để
tham khảo, các mã hàng có hình dáng cấu trúc sản phẩm tương tự thì ta thống kê riêng.
Ta nghiên cứu sản phẩm mới xem có gì thay đổi không, nếu mã hàng sau có
thêm những chi tiết mới thì ta chỉ kháo sát riêng để cộng vào thời gian cũ đã thống kê
được.
Kiểm tra lại thời gian mới đã tính và lập thành bảng mới cho mã hàng.
5.3 Phương pháp dùng camera:
Phương pháp này người ta bố trí các camera ở các chuyền và một phòng bố trí
các màn hình để theo dõi.
Trong quá trình bấm giờ thì người bấm giờ chỉ thực hiện công việc bấm giờ
thông qua camera để theo dõi các thao tác thực hiện của công nhân.
* Ưu điểm :
Dùng để đo thời gian chế tạo sản phẩm đồng thời kết hợp để theo dõi hoạt động
của chuyền và sự chuyên cần của công nhân trong quá trình sản xuất.
Chương I: Phương pháp xây dựng quy trình may 9
Giải quyết nhanh việc khiếu nại của công nhân về thời gian của công đoạn nếu
có. Đồng thời dùng hệ thống này để theo dõi tình hình trong quá trình sản xuất.
Bài tập chương I : Viết quy trình may dạng sơ đồ khối và sơ đồ nhánh cây.
Bài 1: Viết quy trinh may dạng sơ đồ khối và dạng nhánh cây bộ áo thun thể thao
trường CĐKTKT VINATEX TP.HCM.

Bài2: Viết quy trình may dạng sơ đồ khối và dạng nhánh cây áo sơ mi nữ đồng phục
trường CĐKTKT VINATEX TP.HCM.
Bài 3:Viết quy trình may dạng sơ đồ khối và dạng nhánh cây quần âu nữ đồng phục
trường CĐKTKT VINATEX TP.HCM.
Bài 4: Viết quy trình may dạng sơ đồ khối và dạng sơ đồ nhánh cây áo jacket 1 lớp.
Chương II
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CHUYỀN
I. DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT VÀ THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN MAY
1. Khái niệm:
Dây chuyền sản xuất: là tập hợp 1 nhóm người cùng tham gia sản xuất trong
phân xưởng nhưng mỗi người được phân công làm 1 việc, người làm sau tiếp tục công
việc người làm trước để cuối cùng hoàn thành công việc với thời gian ngắn nhất.
Chương I: Phương pháp xây dựng quy trình may 10
Thiết kế dây chuyền may: là bảng phương án tính toán, sắp xếp chuyển tiếp
bước công việc may một sản phẩm sao cho sử dụng tay nghề công nhân và thiết bị
máy móc một cách hợp lý đạt năng suất cao, chất lượng tốt nhất.
2. Những cơ sở để thiết kế chuyền:
Để công tác thiết kế chuyền được đảm bảo chính xác, thì ta phải dựa vào các cơ
sở sau:
Căn cứ vào các bước công việc của qui trình may sản phẩm: Các bước công
việc của quy trình được phân tích cụ thể cách lắp ráp hoàn thiện của một sản phẩm, vì
vậy nó giúp cho công tác thiết kế chuyền có tính chính xác hơn
Căn cứ trang thiết bị của xí nghiệp:Thiết bị là phương tiện để thực hiện chế
tạo ra sản phẩm, vì vậy khi thiết kế chuyền ta phải nắm được số lượng thiết bị cần thiết
để chế tạo sản phẩm từ đó ta xem xét và bố trí trang thiết bị hợp lý hơn.
Căn cứ vào sản lượng mã hàng và tay nghề công nhân trong dây chuyền:
Sản lượng và tay nghề công nhân cũng rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến kế hoạch sản
xuất và doanh thu của cả chuyền, Vì vậy ta cần bố trí tay nghề công nhân sao cho hợp
lý để tránh gây ảnh hưởng đến kế hoạch và doanh thu của chuyền.
Căn cứ vào tổng thời gian hoàn thành 1 sản phẩm và thời gian làm việc

trong ngày của công nhân: Thời gian chế tạo sản phẩm và thời gian làm việc trong
ngày của công nhân, nó giúp ta có sở đề tính toán chính xác những yêu cầu cần thiết.
Như số công nhân, số thiết bị, năng xuất, tiền lương.
3. Nguyên tắc của thiết kế chuyền:
Phải nắm vững tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm, qui trình may và thiết bị sử dụng.
Phải đo thời gian thực hiện từng công việc một cách chính xác để ghép công
việc một cách hợp lý.
Tất cả các vị trí làm việc phải được cân đối bằng nhau về sức làm.
Bố trí công việc sao cho hợp lý, chọn đường đi ngắn nhất để hoàn thành sản
phẩm.
Không đưa công việc có tính chất khác nhau vào cùng một vị trí làm việc.
Trường hợp bố trí một lao động thực hiện trên 2 thiết bị, thì các bước công việc
đó phải có tính chất giống nhau trên cùng một dạng thiết bị và thời gian thực hiện công
việc ít hơn những công việc khác.
4. Những điểm chuẩn để cân đối vị trí làm việc: Tất cả các vị trí làm việc phải được
cân đối nhau về sức làm, tức là không để một người quá bận rộn trong khi người khác
quá nhàn rỗi.
4.1 Nhịp độ sản xuất: Là thời gian chuẩn để 1 người công nhân trong dây chuyền
tham gia hoàn chỉnh 1 sản phẩm.
Nhịp độ sản xuất =
Tổng thời gian hoàn thành sản phẩm
Số công nhân trực tiếp sản xuất
4.1.1Cân đối lý tưởng: Trong đó mỗi lao động có sức làm bằng nhịp độ sản xuất. (sức
làm là định mức thời gian phân bố cho 1 lao động tại 1 vị trí làm việc)
Chương I: Phương pháp xây dựng quy trình may 11
4.1.2 Sự mất cân đối: Sau khi phân chia công việc cho các vị trí làm việc nhận thấy
thời gian cung ứng của các lao động không bằng nhau.
4.2. Phần trăm tải trọng (T):
Phần trăm tải trọng là tỉ lệ % giữa sức làm và nhịp độ sản suất.
* 100%


Để sản xuất lưu thông không bị ùn ứ, công nhân không phải chờ đợi nhau, thì
sự mất cân đối không được phép quá lớn.
5. Các bước tiến hành thiết kế chuyền:
Viết qui trình may sản phẩm: Dựa vào sản phẩm mẫu và tài liệu kỹ thuật và
kinh nghiệm chuyên môn để phân tích mẫu, theo trình tự lắp ráp của một sản phẩm.
Tính nhịp độ sản xuất: Dựa vào tổng thời gian hoàn thành sản phẩm, số công
nhân trong chuyền hoặc sản lượng thực hiện hằng ngày để tính nhịp độ sản xuất.
Ghép công đoạn may: Dựa vào nhịp độ sản xuất mà ta ghép công việc sao cho
phù hợp với từng vị trí làm việc.
Tính số lao động: Dựa vào nhịp độ sản xuất và thời gian thực hiện công đoạn,
để tính toán số lượng lao động cho mỗi công đoạn hoặc mã hàng.
Tính số thiết bị: Dựa vào thời gian thực hiện trên từng loại thiết bị để tính toán
số thiết bị cần sử dụng cho mỗi loại.
Tính năng suất cho mã hàng và thời gian giao hàng: Căn cứ vào thời gian
làm việc trong ngày của công nhân và thời gian hoàn thành sản phẩm, để tính năng
suất và thời gian giao hàng.
* Những trường hợp chú ý trong khi thiết kế chuyền:
Khi cân đối lao động ta có thể ghép các công đoạn thuộc dạng nguyên công và
qui cách may, đường may giống nhau đi với nhau (diễu lá cổ, diễu manchette).
Công đoạn phụ có thể ghép chung với công đoạn chính trong trường hợp công
đoạn phụ có ảnh hưởng trực tiếp đến yêu cầu kỹ thuật của công đoạn chính.
Ta có thể bố trí 1 người làm việc trên 2 thiết bị trong trường hợp lượng công
việc thực hiện trên các thiết bị đó thấp hơn lượng công việc ở các vị trí làm việc khác.
Nên ghép những công đoạn gần cuối trong sản phẩm, làm thêm những công
đoạn đầu. Để công nhân không có thời gian chết vào những ngày đầu chuyền, đồng
thời ta cũng có hàng dự trữ cho nhũng công đoạn đầu.
- Không để cho các vị trí làm việc chênh lệch nhau nhiều về sức làm, nó sẽ ảnh
hưởng đến lưu thông hàng hoá trong sản xuất.
6. Các phép tính toán trong thiết kế chuyền:

6.1. Nhịp độ sản xuất (NĐSX)
* Trường hợp 1: Biết được số công nhân và tổng thời gian hoàn thành sản phẩm.
Nhịp độ sản xuất =
Tổng thời gian hoàn thành sản phẩm
T % tải trọng =
Sức làm
Nhịp độ sản xuất
Chương I: Phương pháp xây dựng quy trình may 12
Số công nhân
* Trường hợp 2: Không biết được số công nhân, nhưng biết được sản lượng thực hiện
trong ngày.

6,2. Tính số công nhân:
Số công nhân =
Tổng thời gian hoàn thành sản phẩm
Nhịp độ sản xuất
6.3. Tính số Thiết bị:
Số lượng thiết bị =
Tổng thời gian làm việc trên thiết bị
Nhịp độ sản xuất
6.4. Lao động bố trí cho 1 công đoạn:
Bố trí lao động 1công đoạn =
Thời gian thực hiện công đoạn đó
Nhịp độ sản xuất
6.5. Định mức năng suất:
Năng suất của 1 công đoạn =
Thời gian làm việc trong 1 ngày
Thời gian thực hiện của công đoạn
Năng suất đầu người (1) =
Tổng sản lượng 1 tổ (1ca làm việc)

Số công nhân trong 1 tổ
Năng suất đầu người (2) =
Thời gian làm việc trong 1 ngày
Thời gian thực hiện sản phẩm
Năng suất đầu máy =
Sản lượng 1 tổ (1ca làm việc)
Tổng số máy
Năng suất tổ = Năng suất đầu người * Số công nhân trong tổ.
7. Nội dung bảng thiết kế chuyền: Bảng thiết kế chuyền là bảng tính toán, sắp xếp
các bước công việc một cách hợp lý nhằm để tăng năng suất trong sản xuất.
*Bài tập áp dụng 1: Công ty có nhận 1 đơn hàng 4000 sản phẩm áo sơ mi nam dài
tay, có bảng quy trình kèm theo, thời gian làm việc trong ngày là 8 giờ, số công nhân
trong chuyền là 34. Thời gian ước lượng may bó đầu tiên là 5sp/bó. Hệ số thời gian là
1,2.
- Hãy tính nhịp độ sản xuất.
- Tính số thiết bị cho mỗi loại.
- Tính năng xuất
- Tính thời gian sản xuất đơn hàng.
BẢNG QUI TRÌNH MAY MÃ HÀNG ÁO SƠ MI NAM (# 011)
STT Bước công việc Bậc Thời Định Thiết bị, dụng
Nhịp độ sản xuất =
Thời gian làm việc trong ngày
Sản lượng trong ngày
Chương I: Phương pháp xây dựng quy trình may 13
thợ gian
mức
cụ
1 May lộn lá 2 45 Máy 1 kim
2 May bọc chân cổ 3 26 Máy 1 kim
3 Xén + lộn lá cổ 3 40 Kéo, máy lộn cổ

4 Ủi lá cổ 2 30 Bàn ủi
5 Diễu lá cổ 4 49 Máy 1 kim
6 Lấy dấu + may kẹp lá 3 4 68 Máy 1 kim
7 Xén lộn lá ba 2 30 Kéo
8 Ủi sóng chân cổ 2 14 Bàn ủi
9 Diễu sóng chân cổ 3 29 Máy 1 kim
10 May bọc bát tay 3 32 Máy 1 kim
11 May lộn bát tay 3 72 Máy 1 kim
12 Xén lộn bát tay 2 63 Kéo
13 ủi bát tay 2 46 Bàn ủi
14 Diễu bát tay 3 65 Máy 1 kim
15 Ủi nẹp khuy + Nẹp nút 2 35 Bàn ủi
16 May nẹp khuy 3 59 Máy 1 kim
17 May nẹp nút 3 40 Máy 1 kim
18 Ủi miệng túi 2 20 Bàn ủi
19 May miệng túi 3 16 Máy 1 kim
20 Ủi định hình túi 2 34 Bàn ủi
21 Gọt túi + lấy dấu túi 2 60 Phấn
22 May túi vào thân 3 60 Máy 1 kim
23 Ủi thép tay lớn 2 60 Bàn ủi
24 May trụ tay 3 55 Máy 1 kim
25 May đô sau ( May lộn kín) 3 60 Máy 1 kim
26 May lộn vai con 3 60 Máy 1 kim
27 Tra mí cổ 4 175 Máy 1 kim
28 Vắt sổ tra tay 3 100 VS2K5C
29 Vắt sổ sườn + Gắn nhãn 3 74 VS2K5C
30 Tra bát tay 3 173 Máy 1 kim
31 May lai 3 114 Máy 1 kim
32 Thùa khuy 3 65 Máy thùa
33 Đính nút 3 65 Máy đính

34 Cắt chỉ 2 63 kéo
1997s
Bảng 2.1 Quy trình may áo sơ mi nam
+ Tổng thời gian chế tạo sản phẩm = 1997s
+ Nhịp độ sản xuất = 1997s” : 33CN = 60.5s
+ Số lượng thiết bị:
Máy VS = 174 : 60.5s = 2.9 = 3 máy
Máy 1 kim = 1198 : 60.5s = 19.8 = 20 máy
Máy thùa = 65 : 60.5s = 1.07 = 1 máy
Máy đính = 65: 60.6s = 1.07 = 1 máy
Chương I: Phương pháp xây dựng quy trình may 14
Bàn ủi = 249 : 60.6s = 4.11 = 4 máy
Kéo rập = 240 : 60.6s = 3.96 = 4 cái
+ Năng suất :
- Năng suất đầu người : 28800” : 1997s” = 14,42sp
- Năng suất chuyền : 33cn * 14,42sp = 475,86sp = 475sp
+ Thời gian sản xuất đơn hàng :
- Thời gian sản xuất bó đầu tiên * hệ số thời gian.
Hệ số thời gian được tính từ 1,2 đến 1,8
Hệ số thời gian: Là được thể hiện đánh giá qua cách quản lý, trình độ tay nghề công
nhân, đều kiện trang thiết bị để sản xuất.
(Thời gian hoàn thành sản phẩm * số sản phẩm/bó) * Hệ số thời gian
(1997s * 5sp/bó) * 1.2 = 11982s = 3.32h = 0.41 ngày
- Thời gian sản xuất đơn hàng.
(Sản lượng đơn hàng/Năng suất chuyền) + Thời gian sản xuất bó đầu tiên và hệ số thời
gian.
(4000sp : 475sp) + 0,41 = 8,83 ngày = 9 ngày
BẢNG THIẾT KẾ CHUYỀN MÃ HÀNG SƠ MI NAM ( # 011)
Mã hàng: Áo sơ mi nam (# 005) khách hàng :
STT

VT
LV
STT
BC
V
SC
N
BƯỚC CÔNG VIỆC
CB
CV
TG T(%) THIẾT BỊ
1
3
7
1
Xén lộn lá cổ
Xén lộn lá ba
2
2
40
30
70
115.5 Kéo rập
2 23 1 Ủi thép tay lớn 2 60 99.3 Bàn ủi
3
1
19
24
2
May lộn lá cổ

May miệng túi
May trụ tay
3
3
3
45
16
55
116
96 Máy 1 kim
4
4
20
1
Ủi lá cổ
Ủi định hình túi
2
2
30
34
64
106 Bàn ủi
5
2
10
1
May bọc chân cổ
May bọc bát tay
3
3

26
32
58
96 Máy 1 kim
6 5
9
14
17
3 Diễu lá cổ
Diễu sóng chân cổ
Diễu bát tay
May nẹp nt
4
3
3
3
49
29
65
100.6 Máy 1 kim
Chương I: Phương pháp xây dựng quy trình may 15
40
183
7
8
13
15
18
2
Ủi sóng chân cổ

Ủi bát tay
Ủi nẹp khuy + nẹp nút
Ủi miệng túi
2
2
2
2
14
46
35
20
115
95 Bàn ủi
8 16 1 May nẹp khuy 3 59 97 Máy 1 kim
9 21 1 Gọt túi + lấy dấu túi 2 60 99 Kéo
10 22 1 May túi vô thân 3 60 99 Máy 1 kim
11
6
30
4
Lấy dấu + may kẹp lá ba
Tra bát tay
4
3
68
173
241
99.4 Máy 1 kim
12 25 1
May đô sau ( May lộn

kín)
3 60 99 Máy 1 kim
13 26 1 May lộn vai con 3 60 99 Máy 1 kim
14 27 3 Tra mí cổ 4 175 96 My 1 kim
15
28
29
3
Vắt sổ tra tay
Vắt sổ sườn + Gắn nhãn
3
3
100
74
174
96
Máy
VS2K5C
16
11
31
3
May lộn bát tay
May lai
3
3
72
114
186
102 Máy 1 kim

17 12 1 Xén lộn bát tay 2 63 104
Máy
1 kim
18 32 1 Thùa khuy 3 65 107 Máy thùa
19 33 1 Đính nút 3 65 107 Máy đính
20 34 1 Cắt chỉ 63 104 kéo
2061”
Bảng 2.2 Bảng thiết kế chuyền mã hàng áo sơ mi nam
BẢNG QUY TRÌNH MAY QUẦN ÂU NAM
Mà hàng : Quần âu nam (# 012) Khách hàng :
Chương I: Phương pháp xây dựng quy trình may 16
STT Bước công việc
Cấp
bậc
Thời
gian
Thiết bị
Cụm đĩa
1 May lộn dây đĩa 3 15 Máy 1kim
2 Xén lộn dây đĩa 2 35 Kéo
3 Ủi đĩa 2 10 Bàn ủi
4 Diễu mí đĩa 3 20 Máy 1kim
Cụm Lưng
5 May bọc lưng trong trái + phải 3 30 Máy 1kim
6 May lộn lưng trái + phải 3 100 Máy 1kim
7 Xén lộn lưng 2 30 Kéo
8 Ủi lưng trái + phải 2 20 Bàn ủi
Cụm Túi sau
9 Vắt sổ quần thân sau 3 40 Máy VS3c
10 Lấy dấu ly thân sau 2 20 Phấn + rập

11 May ly thân sau 3 20 Máy 1kim
12 Ủi ly thân sau 2 15 Bàn ủi
13 Lấy dấu miệng túi thân sau 2 15 Phấn + rập
14 Ủi cơi túi 2 8 Bàn ủi
15 May định hình miệng túi 3 45 Máy 1kim
16 Bấm mổ + Lộn miệng túi 2 25 Kéo
17 Chặn lưỡi gà lần 1 3 15 Máy 1kim
18 May chặn chân cơi 2 15 Máy 1kim
19 May chân đáp vào lót túi 3 15 Máy 1kim
20 May chặn lưỡi gà lần 2 3 15 Máy 1kim
21 May mí xung quanh lót túi. 3 55 Máy 1kim
Cụm Thân trước
22 Vắt sổ thân trước 3 80 Máy VS3c
23 Vắt sổ đáp túi 3 35 Máy VS3c
24 Lấy dấu ly thân trước + LD miệng túi xéo 2 60
25 May ly thân trước 3 45 Máy 1kim
26 Ủi ly thân trước 2 15 Bàn ủi
27 May định hình miệng túi xéo 4 70 Máy 1kim
28 Bấm góc túi 2 7 Kéo
29 Diễu miệng túi 3 25 Máy 1 kim
30 May phần dư Thân Trước vào lót túi 3 10 Máy 1kim
31 May đáp túi xéo vào lót túi 3 60 Máy 1kim
32 May chặn miệng túi trên. 3 8 Máy 1kim
33 May lộn đáy túi 3 25 Máy 1kim
34 May cố định miệng túi dưới 3 20 Máy 1kim
35 May căng túi 3 40 Máy 1kim
Cụm Tra baghết Máy 1kim
36 Vắt sổ baghết đơn 3 10 Máy VS3c
37 Vắt sổ baghết đôi 3 10 Máy VS3c
38 May baghết vào thân trước trái 3 15 Máy 1kim

39 Diễu mí baghết 3 10 Máy 1kim
40 Ủi baghết đơn 3 8 Bàn ủi
41 May dây kéo vào baghết đôi. 3 20 Máy 1kim
42 May baghết đôi vào thân quần phải 3 25 Máy 1kim
43 May 1 đoạn đáy ở baghết 4 60 Máy 1kim
44 May dây kéo vào baghết đơn. 4 30 Máy 1kim
Chương I: Phương pháp xây dựng quy trình may 17
Bảng 2.3 Quy trình may quần âu
II. CÁC LOẠI DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT
Trong sản xuất hàng may mặc có 2 dạng, dây chuyền sản xuất cơ bản đó là dây
chuyền hàng dọc và dây chuyền cụm.
Dây chuyền dọc: Thường áp dụng khi sản lượng mã hàng ít, qui trình lắp ráp
đơn giản, dây chuyền ngắn.
Dây chuyền cụm: Thường áp dụng khi sản lượng mã hàng nhiều, sản xuất ổn
định trong một thời gian dài.
* Có thể kết hợp dọc và cụm trong một dây chuyền.
1. Dây chuyền hàng dọc: Là phương thức sản xuất chạy liên tục, đồng nhất hóa dựa
vào sự phân chia theo công đoạn riêng biệt.
Người ta bố trí mặt bằng để rút ngắn khoảng cách di chuyển của sản phẩm giữa
các công đoạn tạo thành 1 sự lắp ráp hoàn hảo giữa may chính và phụ.
1.1. Các nguyên tắc của dây chuyền dọc:
Bố trí máy trong phân xưởng phải sắp xếp theo trình tự lắp ráp sản phẩm,
không để sản phẩm quay lại trong chuyền.
Công nhân lấy chi tiết may, phải mở bó xem kỹ có cùng 1 bàn không, may
xong kiểm tra bó lại cẩn thận.
Công đoạn có chủng loại và tính chất giống nhau theo nguyên tắc phải chuyên
môn hóa cho từng công nhân.
Công nhân phụ thuộc nhau từ người này sang người khác vì vậy cần bố trí tốt
cho việc thông suốt giữa các công đoạn.
Bố trí công việc phải phù hợp khả năng cho từng công nhân để đạt hiệu quả cao

nhất .
1.2. Ưu điểm:
- Diễn tiến hợp lý của công đoạn về phía trước không quay lại.
- Thời gian ra chuyền ngắn.
- Thời gian làm việc của công nhân gần như nhau, năng suất đều trong sản xuất.
- Mỗi người may một công đoạn, tay nghề được chuyên môn hóa cao, công
nhân đào tạo nhanh.
- Kiểm tra tiến độ sản xuất dễ dàng.
- Tiết kiệm thời gian vì cân đối chặt chẽ.
- Giảm bớt người điều hành, công nhân tự lấy hàng từ vị trí này sang vị trí khác
gần nhau không phải đi xa.
- Lượng hàng trên chuyền giảm.
1.3. Nhược điểm:
- Phải cân đối vị trí làm việc cao, chênh lệch vị trí làm việc tối đa 5% 10%
- Bắt buộc phải tuân thủ tuyệt đối quy trình công nghệ.
- Bị đứt chuyền khi một công nhân vắng mặt, cần thợ dự trữ giỏi biết may nhiều
bộ phận.
- Công nhân dễ nhàm chán với công việc vì chỉ theo một công đoạn.
Chương I: Phương pháp xây dựng quy trình may 18
- Cần 1 lượng hàng dự trữ trên chuyền để tránh sự chờ đợi của người công nhân
vì nhịp độ của mỗi người không đồng đều.
2. Dây chuyền cụm:
Là dây chuyền được chia thành từng nhóm theo từng loại công việc cùng một
lúc từ 4  6 hoặc từ 6  10 máy thành 1 cụm để thực hiện công việc đó.
2.1. Các nguyên tắc của dây chuyền cụm:
Máy đặt từng nhóm theo từng chủng loại.
Công nhân cũng chia theo nhóm để thực hiện công việc của nhóm, nhưng mỗi
người có thể làm nhiều công đoạn để hoàn thành chi tiết sản phẩm.
Mỗi người trong cụm đều độc lập, cụm này độc lập với cụm kia.
Công nhân nhận từ bó hàng để may, hết bó này đến bó khác.

Phải có chỗ để riêng hàng của nhóm.
2.2. Ưu điểm:
Sự vắng mặt của một công nhân không làm đứt chuyền vì có người trong cụm
vẫn đang làm công việc đó.
Có hàng dự trữ cho chuyền.
Tay nghề công nhân cao vì được làm nhiều công đoạn.
Thiết bị sử dụng tối đa vì lượng hàng trong cụm nhiều không phải chờ đợi.
2.3. Nhược điểm:
Vì lượng hàng trên chuyền nhiều ở mỗi cụm nên khó theo dõi về chất lượng
cũng như về số lượng.
Phải có người đi lấy hàng riêng.
. Thời gian ra hàng chậm.
3. Các hình thức triển khai bán thành phẩm vào chuyền.:
3.1. Hình thức kiểu bó gọn:
Với mục đích xác thực và đơn giản hóa việc quản lý lao động với tình hình sản
xuất như: chủng loại không đều, số lượng không nhiều, chủng loại nhiều số lượng ít,
sự đa dạng về nguyên liệu, phải nâng cao hiệu suất lao động giữa con người, thiết bị,
nguyên liệu.
Bó: Dùng dây bó cột lại có ghi rõ số liệu (ký hiệu mã hàng, ký hiệu loại nguyên
liệu, số liệu của bó chi tiết) và tên chi tiết.
Tùy thuộc vào màu sắc, số lớp một cây vải, kích thước mà có phương thức bó
từ 3  20 mảnh tạo thành một bó. Sau khi thực hiện xong công đó. người công nhân
kiểm tra và bó lại cẩn thận rồi chuyển qua công đoạn kế tiếp.
Việc di chuyển số mảnh trong một bó, nó rất tiện lợi trong quản lý và quyết
định thời gian sản xuất trong 15’, 30’
3.2.1. Cách thực hiện: Công nhân sẽ thao tác từ bó thứ 1 và cứ tuần tự như vậy sang
bó thứ 2 và gói tiếp theo số liệu mã ghi.
Trường hợp ghép 2 mảnh với nhau trở lên.
Chương I: Phương pháp xây dựng quy trình may 19
Ví dụ: thân trước và thân sau thì ghép bó thân trước số 1 với bó thân sau số 1. Làm

xong bó lại chuyển cho công đoạn kế tiếp.
3.3. Hình thức sản xuất theo từng chiếc: Với dạng sản xuất theo kiểu lean này khi
sản xuất chỉ sản xuất theo từng chiếc một, hàng ra nhanh và dễ kiểm soát về chất
lượng hàng trên chuyền vì vậy cần phải đòi hỏi lực lượng điều hành phải có kinh
nghiệm, thích đổi mới hay còn gọi là cải tiến liên tục
3.3.1. Cách thực hiện: Công nhân sẽ sản xuất theo từng chiếc 1, sau khi may xong
thì phải chuyền lên vi trí tiếp theo. Không được giữ hàng tại chổ sẽ làm đứt chuyền.
Nếu trong quá trình may có xảy ra xự cố hoặc cần trợ giúp thì phải cắm biển
báo lên máy để xin người đến hổ trợ.
III. BỐ TRÍ MẶT BẰNG PHÂN XƯỞNG
1. Khái niệm: Bố trí mặt bằng phân xưởng là quá trình ta xếp đặt các thiết bị và
phương tiện sản xuất sao cho hợp lý với mặt bằng phân xưởng theo dây chuyền đã
thiết kế, bảng thiết kế mặt bằng phân xưởng là bảng vẽ các thiết bị và dụng cụ sản xuất
cũng như băng chuyền theo tỷ lệ thu nhỏ, ta sẽ căn cứ vào bảng thiết kế chuyền để bố
trí mặt bằng sản xuất cho các vị trí làm việc được hợp lý.
2.Các hình thức bố trí mặt bằng phân xưởng:


Hình đường thẳng Hình chữ U Hình răng lược Hình chữ nhật
Hình 2.1 Các dạng hình thức bố trí mặt bằng phân xưởng.
2.1. Hình thức đường thẳng: Thích hợp với phân xưởng ở giữa nhà xưởng có đặt máy
may, còn máy cắt, máy ép thì đặt 2 bên nhà xưởng.
2.2. Hình chữ U: Hình thức này thích hợp với phân xưởng mà vật liệu đưa vào là sản
phẩm đưa ra có cùng một cửa., có thể ta bố trí công đoạn phụ ở giữa.
2.3. Hình răng lược: Tổ hợp hình răng lược là hình thức đường thẳng có các bộ phận
riêng biệt được tiếp nối với dây chuyền sản xuất, lắp ráp hình thức đường thẳng để
trực tiếp cung cấp các bộ phận cần thiết.
2.4. Hình thức các khối: Các máy hợp thành một tổ nhỏ, mỗi một khối đều được bố
trí thích hợp với các loại máy cùng chủng loại, máy cùng chung loại đảm nhiệm sản
xuất một hoặc vài công đoạn.

3. Các Nguyên tắc cơ bản khi bố trí mặt bằng phân xưởng:
Khi bố trí mặt bằng phân xưởng thì phải dựa vào quy trình sản xuất của mã
hàng và diện tích mặt bàng phân xưởng mà bố trí cho phù hợp,
Tùy theo mã hàng mà ta bố trí sắp đặt máy theo đúng trình tự của quy trình sản
xuất, để đảm bảo sự thông suôt trong quá trình sản xuất.
Chương I: Phương pháp xây dựng quy trình may 20
Phải đảm bảo đủ diện tích cho mỗi vị trí làm việc. Các đường di chuyển hàng
hoá phải thông thoáng để đảm bảo an toàn lao động.
Phải chú ý ánh sáng và độ thông thoáng trong phân xưởng để đảm bảo tốt trong
sản xuất cũng như sức khoẻ của người lao động.
* Lưu ý: Đối với trường hợp sản xuất áo gió, thông thường ta bố trí mặt bằng cho các
vị trí theo từng cụm công đoạn.
- Nhóm chần gòn – may lót – hoàn chỉnh lót.
- Nhóm may các chi tiết rời ở lớp chính.
- Nhóm lắp ráp các chi tiết.
- Nhóm lắp ráp hoàn chỉnh áo.

THIẾT KẾ MẶT BẰNG PHÂN XƯỞNG ÁO SƠ MI NAM (# 011)
Chương I: Phương pháp xây dựng quy trình may 21
Hình 2.2 Sơ đồ thiết kế mặt bằng phân xưởng áo sơ mi nam
IV. TÍNH ĐƠN GIÁ CÔNG ĐOẠN MAY THEO PHƯƠNG THỨC HƯỞNG
THEO SẢN PHẨM
1. Lương cơ bản theo cấp bậc thợ:
Bậc 2: 251đồng Bậc 3 : 266 đồng
Bậc 4 : 281 đồng Bậc 5 : 297 đồng
Bậc 6 : 310 đồng
* Hệ số lương quy đổi = ( hệ số lương của bậc đó : Hệ số bậc chuẩn.)
- Chọn bậc 3 làm bậc chuẩn:
Chương I: Phương pháp xây dựng quy trình may 22
Bậc 2 = 251 : 266= 0.95 Bậc 3 = 266 : 266 = 1

Bậc 4 = 281: 266 = 1.056 Bậc 5 = 297 : 266 = 1.116
* Tính thời gian quy đổi = (Thời gian quy trình * Hệ số lương quy đổi )
* Đơn giá 1”CN = (Đơn giá 1 sản phẩm (xuống chuyền):Tổng thời gian quy đổi )
* Đơn giá 1 công đoạn: (đơn giá 1”CN * Thời gian quy đổi)
Ví dụ :
- đơn giá của 1 sản phẩm cổ sơ mi xuống chuyền là 700đ
- Thời gian chế tạo có trong quy trình.
BẢNG ĐƠN GIÁ CÔNG ĐOẠN CỔ ÁO SƠ MI
STT Tên công đoạn TG
Quy
trình
HS
Bậc thợ
Thời gian
quy đổi
Đơn giá
1”CN
Đơn giá
Công
đoạn.
1 May lộn lá 3 30 3 30 4.149 124.470
2 Xén lộn lá 3 30 2 28.5 118.246
3 Diễu lá 3 30 3 30 124.470
4 May bọc chân cổ 20 3 20 82.980
5 Lấy dấu kẹp lá 3 30 4 31.68 131.440
6 Xén gọt lộn lá 3 30 2 28.5 118.246
170” 168.68” 6.9985đ
Bảng 2.5. Bảng đơn giá công đoạn
* Đối với các doanh nghiệp thì hệ số lương quy đổi bậc thợ được tính sẵn như:
Ví dụ: Bậc 2 : 1.2 Bậc 3: 1.3 Bậc 4 : 1.4 Bậc 5: 1.5 Bậc 6: 1.6

Phần còn lại áp dụng như cách tính như trên.
Bài tập chương II
Phần thiết kế chuyền
Bài 1: Lập bảng thiết kế chuyền bộ áo thun thề thao trường CĐKTKT-VINATEX.
Bài 2: Lập bảng Thiết kế chuyền áo sơ mi nữ đồng phục trường CĐKTKT-VINATEX.
Bài 3: Lập bảng Thiết kế chuyền quần âu nữ đồng phục trường CĐKTKT-VINATEXBài
Bài 4: Đơn vị có nhận 1 đơn hàng 7500 sản phẩm quần âu nam, Thời gian làm việc
trong ngày là 8 giờ. Sản lượng của 1 ca làm việc là 387 sản phẩm. Thời gian ước
lượng may bó đầu tiên là 5sp/bó. hệ số thời gian là 1,4.
Biết: Thời gian hoạt động trên máy 1 kim : 1366”
- Máy 2 kim : 180” - Máy vắt sổ 2kim 5 chỉ: 150”
- Máy vắt sổ 3 chỉ: 60” - Máy thùa khuy bằng : 55”
- Máy đính nút : 50” - Bàn ủi : 100”
- Kéo cắt gọt: 45”
* Tính :
- Hãy tính nhịp độ sản xuất.
- Tính số công nhân cần thiết cho mã hàng.
- Tính số thiết bị cho mỗi loại.
- Tính năng suất
- Tính thời gian sản suất đơn hàng.
Chương I: Phương pháp xây dựng quy trình may 23
Bài 5: Một 1 đơn hàng áo jacket 9000 sản phẩm, Số công nhân tham gia sản xuất là
30, thời gian làm việc trong ngày là 8 giờ. Thời gian ước lượng may bó đầu tiên là
5sp/bó, hệ số thời gian là 1,4.
Biết: Thời gian hoạt động trên máy 1 kim : 2560”
- Máy 2 kim : 220” - Máy vắt sổ 2kim 5 chỉ: 180”
- Máy vắt sổ 3 chỉ: 70” - Máy thùa khuy bằng: 60”
- Máy đính nút : 60” - Bàn ủi : 150”
- Kéo cắt gọt: 50”
* Tính:

- Tính nhịp độ sản xuất.
- Tính số thiết bị cho mỗi loại.
- Tính năng suất.
- Tính thời gian sản suất đơn hàng.
Phần Thiết kế mặt bằng phân xưởng
Bài 1: Thiết kế mặt bằng phân xưởng bộ áo thun thề thao trường CĐKTKT- VINATEX.
Bài 2:Thiết kế mặt bằng phân xưởng áo sơ mi nữ đồng phục trường CĐKTKT
VINATEX.
Bài 4: Thiết kế mặt bằng phân xưởng quần âu nữ đồng phục trường CĐKTKT VINATEX
Chương III: Phương pháp tổ chức dây chuyền Lean 26
Chương III
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DÂY CHUYỀN LEAN
I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC ỨNG DỤNG
1. Khái niệm:
Lean Manufacturing là một hệ thống sản xuất tinh gọn, trong một môi trường
an toàn, tập hợp một nhóm phương pháp công cụ nhằm liên tục cải tiến để loại bỏ lãng
phí, những bất hợp lý trong quy trình sản xuất để hạ thấp chi phí, thời gian sản xuất và
nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
2. Những điều kiện cần thiết để xây dựng dây chuyền lean:
- Nguồn hàng nhiều và ổn định.
- Mẫu mã sản phẩm không quá phức tạp.
- Đội ngũ quản lý phải có kinh nghiệm, thích đổi mới hay còn gọi là cải tiến
liên tục, nhiệt tình, tận tụy.
- Tay nghề công nhân cao để đáp ứng mọi công việc.
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DÂY CHUYỀN LEAN:
1. Các loại lãng phí: Trong sản xuất tồn tại hai loại hoạt động:
1.1. Hoạt động không mang lại giá trị: Là những hoạt động khách hàng không yêu
cầu. Có hai loại hoạt động không mang lại giá trị:
Hoạt động cần thiết nhưng không mang lại giá trị: vận chuyển bán thành phẩm đến
vị trí làm việc, ghim kim để trải vải…

Hoạt động không cần thiết không mang lại giá trị (hoạt động gây lãng phí): sửa
hàng, để hàng hóa quá xa nơi làm việc.
1.2. Hoạt động tạo ra giá trị: là những hoạt động trực tiếp tạo ra sản phẩm thỏa mãn
yêu cầu của khách hàng.
2. Nhận dạng lãng phí:
Hàng tồn kho.
Thao tác thừa.
Thời gian chờ.
Sản xuất thừa.
Vận chuyển khoảng cách xa.
Phế phẩm.
3. Nguyên nhân gây lãng phí:
Sắp sơ đồ chuyền không hợp lý.
Thay đổi mã hàng liên tục.
Tay nghề công nhân.
Thiết bị cũ hỏng hóc nhiều, thiếu thiết bị.
Thiếu đào tạo và ghi chép phương pháp bồi dưỡng cho công nhân.
Bán thành phẩm đưa vào chuyền quá nhiều.
Phương pháp tổ chức quản lý không khoa học.
Phân tích số liệu không trung thực.
Chương III: Phương pháp tổ chức dây chuyền Lean 27
Kế hoạch không đúng, không phù hợp.
Nơi làm việc không gọn gàng.
Bán thành phẩm đưa lên chuyền không đạt chất lượng.
III. CÁC NGUYÊN TẮC KHI ỨNG DỤNG LEAN:
+ Xác định hệ thống chỉ sản xuất:
- Sản xuất cái mà khách hàng cần.
- Sản xuất theo số lượng mà khách hàng muốn.
+ Sử dụng thấp nhất:
Nguyên phụ liệu.

Thiết bị.
Lao động.
Mặt bằng.
+ Chọn đúng thời điểm.
+ Làm đúng ngay từ đầu.
+ Không quay lại phương pháp cũ khi chưa thấy ngay hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện, người lãnh đạo phải thông suốt, có sự quyết tâm cao. Là
người đưa ra ý tưởng, vạch ra kế hoạch cho mọi người cùng thực hiện.
IV. QUY TRÌNH THỰC HIỆN DÂY CHUYỀN LEAN
1. Chọn chuyền cần thí điểm:
Chọn bất kỳ một chuyền trong xí nghiệp, không còn bán thành phẩm dở dang
trên chuyền.
2. Thành lập nhóm kaizen: Tổ kaizen là tổ quản lý điều hành, đồng thời hỗ trợ cho
dây chuyền trong quá trình sản suất tổ này được thành lập gồm có.
Quản đốc xí nghiệp.
Kỹ thuật trưởng.
Kỹ thuật chuyền
Người viết quy trình
Tổ trưởng
3. Huấn luyện nghiệp vụ nhóm kaizen:
Người trong nhóm kaizen phải có các điều kiện như: phải có kinh nghiệm, thích
đổi mới hay còn gọi là cải tiến liên tục, nhiệt tình, tận tụy tuy nhiên để tìm ra được
những người có những điều kiện này rất khó nên trong việc huấn luyện nghiệp vụ
người ta chia ra từng bộ phận như:
Người làm sơ đồ máy (để một dây chuyền hoạt động duy trì được dòng chảy
thì sơ đồ máy chiếm 70% thành công). Yêu cầu của bộ phận sơ đồ là phải nắm được
tay nghề của từng công nhân, phân tích được thao tác để bấm giờ, có kinh nghiệm
trong việc viết quy trình. Phải biết trao đổi và lắng nghe ý kiến của công nhân, điều
quan trọng là phải cải tiến liên tục (từng ngày).
Bộ phận kỹ thuật chuyền yêu cầu phải nắm chắc bộ tiêu chuẩn kỹ thuật, về

thông số, quy cách may, luôn cải tiến cách may, thao tác may, cữ gá, rập cải tiến.
* Để thực hiện làm sơ đồ máy cần có:

×