Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống cá tra Pangasianodon Hypopthalmus (Sauvage, 1878) tại tỉnh An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.71 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG






VÕ HỒNG THANH TRÚC


HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRA
PANGASIANODON HYPOPTHALMUS (SAUVAGE,1878)
TẠI TỈNH AN GIANG




LUẬN VĂN THẠC SĨ



Khánh Hòa – 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG



VÕ HỒNG THANH TRÚC


HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRA
PANGASIANODON HYPOPTHALMUS (SAUVAGE,1878)
TẠI TỈNH AN GIANG


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngành: Nuôi trồng Thủy sản
Mã số: 60620301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM QUỐC HÙNG

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA SAU ĐẠI HỌC


Khánh Hòa – 2014

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Tôi xin chịu trách nhiệm
trước nhà trường và pháp luật về lời cam đoan này.
Học viên thực hiện

Võ Hồng Thanh Trúc























ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Viện Nuôi trồng Thủy sản, Ban giám hiệu
Trường Đại học Nha Trang đã quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Phạm Quốc Hùng đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức
và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi theo học ở trường Đại học Nha Trang.
Xin gửi lời cảm ơn đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế -
NN&PTNT của các huyện thị và các cơ sở sản xuất giống tỉnh An Giang đã cung cấp
thông tin để tôi hoàn thành luận văn.

Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin được cảm ơn sâu sắc nhất đến ba, mẹ cùng những người thân trong gia
đình đã luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có
thể học tập cũng như hoàn thành luận văn này.













iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh An Giang 3
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 3

1.1.1.1. Vị trí địa lý 3
1.1.1.2. Địa hình 4
1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu 5
1.1.1.4. Chế độ thủy văn 7
1.1.1.5. Tài nguyên nước 7
1.1.1.6. Đất đai và thổ nhưỡng 8
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh An Giang 9
1.1.2.1. Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng GDP 9
1.1.2.2. Khái quát tình hình phát triển ngành thủy sản An Giang 11
1.1.2.3. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn của tỉnh 13
1.1.2.4. Dân số và lao động 13
1.2. Hệ thống phân loại và một số đặc điểm sinh học của cá tra 14
1.2.1. Hệ thống phân loại 14
1.2.2. Đặc điểm sinh học của cá tra 15
1.2.2.1. Phân bố 15
1.2.2.2. Hình thái 16
1.1.2.3. Môi trường sống và khả năng thích nghi 16
1.1.2.4. Đặc điểm về dinh dưỡng 16
1.1.2.5. Đặc điểm sinh trưởng 17
1.1.2.6. Đặc điểm sinh sản và nghiên cứu sản xuất giống 17
1.3. Tình hình nuôi cá tra trên thế giới và ở Việt Nam 18
1.3.1. Tình hình nuôi cá da trơn trên thế giới 18
1.3.2. Tình hình nghiên cứu và nuôi cá tra ở Việt Nam 19
iv
1.3.2.1. Một số công trình nghiên cứu 19
1.3.2.2. Tình hình nuôi cá tra thương phẩm 19
1.3.2.3. Tình hình dịch bệnh ở cá tra 21
1.4. Tình hình sản xuất giống cá tra ở Việt Nam 21
1.4.1. Hiện trạng sản xuất giống cá tra 1999-2012 21
1.4.2. Quản lý sản xuất giống cá tra tại Việt Nam 23

1.4.3. Thực trạng sản xuất giống thủy sản tại An Giang 24
1.4.4. Thực trạng sản xuất giống cá tra tại An Giang 26
1.4.5. Công tác quản lý sản xuất giống cá tra tại An Giang 28
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Thời gian và địa điểm 31
2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 32
2.3. Thu thập và xử lý số liệu 32
2.3.1. Thu thập số liệu 32
2.3.1.1. Số liệu sơ cấp 32
2.3.1.2. Số liệu thứ cấp 33
2.3.2. Xử lý và phân tích số liệu 33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35
3.1. Một số thông tin về cơ sở sản xuất giống cá tra 35
3.1.1. Thông tin chung về cơ sở sản xuất giống cá tra 35
3.1.2. Giới tính và tuổi của chủ cơ sở sản xuất giống cá tra 35
3.1.3. Trình độ văn hóa của chủ cơ sở sản xuất giống cá tra 36
3.1.4. Trình độ chuyên môn 37
3.1.5. Số năm kinh nghiệm của chủ cơ sở sản xuất 38
3.1.6. Đất đai của cơ sở sản xuất giống cá tra 39
3.1.7. Mô hình hoạt động 40
3.2. Hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống cá tra tỉnh An Giang 41
3.2.1. Đặc điểm hệ thống công trình sản xuất giống cá tra 41
3.2.1.1. Hệ thống xử lý nước 41
3.2.1.2. Hệ thống ao nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ 42
3.2.1.3. Hệ thống bể cho cá sinh sản và bể/bình ấp trứng 43
3.2.1.4. Hệ thống xử lý nước thải 44
3.2.2. Kỹ thuật sản xuất giống cá tra tại An Giang 45
3.2.2.1. Vệ sinh khử trùng 45
v
3.2.2.2. Nguồn gốc cá bố mẹ và hậu bị 46

3.2.3. Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ 47
3.2.4. Kỹ thuật cho sinh sản cá tra nhân tạo 49
3.2.5. Hoạt động mua bán cá bột 53
3.2.6. Quy trình kỹ thuật ương giống cá tra tại tỉnh An Giang 54
3.2.7. Thông tin chung về ương giống 54
3.2.7.1. Diện tích ao ương 55
3.2.7.2. Độ sâu 55
3.2.7.3. Nguồn nước 55
3.2.7.4. Số vụ ương và thời gian ương 55
3.2.8. Kỹ thuật ương nuôi cá tra giống 55
3.2.8.1. Kỹ thuật cải tạo ao trước mỗi vụ ương 55
3.2.8.2. Kỹ thuật thả giống 56
3.2.8.3. Thức ăn và cách cho cá ăn 57
3.2.8.4. Quản lý các yếu tố môi trường ao ương 59
3.2.9. Kích cỡ và giá cá giống 61
3.3. Hiệu quả kinh tế nghề sản xuất giống cá tra tại An Giang 62
3.3.1. Cơ cấu chi phí sản xuất giống và ương cá tra 62
3.3.1.1. Chi phí sản xuất giống cá tra 62

3.3.1.2. Chi phí ương giống cá tra 63
3.3.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất giống 63
3.3.3. Hiệu quả kinh tế trong ương nuôi giống cá tra 64
3.4. Những khó khăn, định hướng phát triển và kiến nghị của cơ sở và hộ ương giống
cá tra tại An Giang 65
3.4.1. Khó khăn 65
3.4.2. Định hướng phát triển 65
3.4.3. Kiến nghị của cơ sở sản xuất 65
3.5. Đề nghị các giải pháp cải tiến kỹ thuật và quản lý 66
3.5.1. Giải pháp cải tiến kỹ thuật 66
3.5.2. Giải pháp về nghiên cứu khoa học 66

3.5.3. Giải pháp về công tác quản lý 67
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC
vi


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Diễn giải
AFA Hiệp hội Thủy sản An Giang (An Giang Fisheries Association)
DO Oxy hòa tan
DT SX Diện tích sản xuất
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐVT Đơn vị tính
FAO Tổ chức Nông, lương thực Liên Hiệp Quốc
FCR Hệ số tiêu hóa thức ăn
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GSS Giá so sánh
GT Giá trị
GTTT Giá trị thực tế
GTSX Giá trị sản xuất
HCG Màng đệm thai (Human Chorionic Gonadotropin)
KDT Kích dục tố
KHCN Khoa học công nghệ
KL Khối lượng
KT Kỹ thuật
KV Khu vực
MT Môi trường
NGTK Niên giám thống kê
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NTTS Nuôi trồng thủy sản
NT Nông thôn
QĐ-BNN Quyết định Bộ Nông nghiệp
SLTS Sản lượng thủy sản
SQF Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
SSS Sức sinh sản
TB Trung bình
TĐTT Tốc độ tăng trưởng
TS Thủy sản
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
Tr. con Triệu con
T
o
Nhiệt độ
UBND Uỷ ban Nhân dân
TK XX Thế kỷ 20




vii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Các yếu tố thủy lý, thủy hóa vùng sông Cửu Long - An Giang 8
Bảng 1.2: Kinh tế nông thôn An Giang 10
Bảng 1.3: Thu nhập – Chi tiêu bình quân 1 người 1 tháng năm 2012 10
Bảng 1.4: Cơ cấu giá trị ngành thủy sản 11
Bảng 1.5: Tăng trưởng của ngành thủy sản 11
Bảng 1.6: Thành phần thức ăn trong ruột cá tra trong tự nhiên 17
Bảng 1.7: Tình hình nuôi cá tra thương phẩm ở ĐBSCL 20

Bảng 1.8: Diện tích nuôi và sản lượng của tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2015 25
Bảng 1.9: Tình hình sản xuất và sản lượng cá tra bột tỉnh An Giang giai đoạn (2011 – 2013) 28
Bảng 1.10: Diện tích và sản lượng giống cá tra qua các năm ở An Giang 30
Bảng 3.1: Hệ thống công trình phục vụ cho sinh sản nhân tạo 41
Bảng 3.2: Ưu tiên sử dụng nguồn nước cho nuôi vỗ cá bố mẹ và sản xuất giống 42
Bảng 3.3: Nguồn gốc cá hậu bị và cá bố mẹ 46
Bảng 3.4: Sử dụng và thay thế đàn cá bố mẹ của các cơ sở sản xuất giống cá tra 46
Bảng 3.5: Khối lượng và tuổi của cá bố mẹ khi cho sinh sản 49
Bảng 3.6: Kỹ thuật cho sinh sản 50
Bảng 3.7: Kết quả kích thích cá tra sinh sản 51
Bảng 3.8: Các chỉ tiêu môi trường trong quá trình ấp trứng 52
Bảng 3.9: Kết quả sinh sản nhân tạo 53
Bảng 3.10: Thông tin về công trình nuôi 54
Bảng 3.11: Mật độ ương giống cá tra tại An Giang 57
Bảng 3.12: Hoạt động quản lý môi trường của các hộ ương 60
Bảng 3.13: Tỷ lệ sống và sản lượng cá tra giống trong năm 2013 61
Bảng 3.14: Kích cỡ cá tra giống theo thời gian nuôi tại tỉnh An Giang 62
Bảng 3.15: Cơ cấu chi phí sản xuất giống cá tra ở An Giang 62
Bảng 3.16: Cơ cấu chi phí ương giống cá tra ở An Giang 63
Bảng 3.17: Tỷ suất lợi nhuận trong sản xuất và ương giống cá tra tại An Giang 63
Bảng 3.18: Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế của nghề ương nuôi giống cá tra tại
An Giang năm 2013 64
Bảng 3.19: Những khó khăn đối với nghề sản xuất giống cá tra (n=19) 65
Bảng 3.20: Kiến nghị của các cơ sở sản xuất giống cá tra 65

viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang 4

Hình 1.2: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trong năm 2012 9
Hình 1.3: Giá trị sản xuất thủy sản 12
Hình 1.4: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản 13
Hình 1.5: Hình cá tra 15
Hình 1.6: Thực trạng sản xuất giống cá tra tại An Giang 26
Hình 2.1: Bản đồ vùng sản xuất và ương nuôi giống cá tra tỉnh An Giang 31
Hình 2.2: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 32
Hình 3.1: Giới tính của chủ cơ sở sản xuất 35
Hình 3.2: Độ tuổi của chủ cơ sở sản xuất giống cá tra ở An Giang 36
Hình 3.3: Trình độ văn hóa của chủ cơ sở sản xuất giống cá tra 37
Hình 3.4: Trình độ chuyên môn chủ cơ sở 38
Hình 3.5: Số năm kinh nghiệm của chủ cơ sở sản xuất giống cá tra 39
Hình 3.6: Đất đai của cơ sở sản xuất giống cá tra 40
Hình 3.7: Mô hình hoạt động sản xuất giống cá tra ở An Giang 40
Hình 3.8: Các loại bể cho cá đẻ 43
Hình 3.9: Các loại bể/bình ấp trứng cá tra ở An Giang 43
Hình 3.10: Quy trình sinh sản nhân tạo cá Tra tại tỉnh An Giang 45
Hình 3.11: Quy trình ương nuôi cá Tra giống tại tỉnh An Giang 54











1

MỞ ĐẦU
Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, sản xuất giống nhân tạo đóng vai trò hết
sức quan trọng. Nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế đã được sản xuất giống nhân tạo
thành công, đưa vào nuôi thương phẩm, việc này góp phần giải quyết việc làm, cải
thiện đời sống kinh tế gia đình và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Một số loài
đã được sản xuất giống nhân tạo thành công và ngày càng đạt đến trình độ cao, thu hút
một lượng lớn các nhà đầu tư, các nhà nghiên cứu và hiện đang mang lại lợi ích cho
nhiều quốc gia trên thế giới.
Cá tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878) là đối tượng được nuôi ở
nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Á và ngày càng phát triển [16]. Nguồn lợi,
sản phẩm, lợi ích kinh tế do nghề nuôi cá Tra mang lại chiếm một phần quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Ngày nay, nghề nuôi cá tra phát triển rất mạnh do được
đầu tư đúng mức và áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến. Nghề nuôi cá tra
chiếm tỷ lệ cao trong nghề nuôi thủy sản và đã tạo ra một lượng sản phẩm lớn phục vụ
cho nhu cầu trong nước và đáp ứng cho xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước [18].
Ở Việt Nam, trong những năm vừa qua, nghề nuôi cá tra đã đạt nhiều thành tựu
to lớn về mặt kinh tế cũng như sự phát triển của công nghệ nuôi mới, đồng thời cũng
góp phần quan trọng vào giá trị xuất khẩu của cả nước cũng như đã giải quyết việc làm
và tăng thu nhập cho người dân, góp phần cải thiện đáng kể cuộc sống của một bộ
phận người dân. Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm kinh tế thủy sản của cả nước,
nghề nuôi cá Tra đã trở thành một bộ phận kinh tế chủ lực của vùng vì thế nó có tác
động rất lớn đối với kinh tế xã hội của toàn vùng [18]. Không chỉ mang về ngoại tệ mà
nó còn có vai trò rất quan trong việc xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho
người dân.
An Giang là một tỉnh Tây Nam của Tổ quốc, nằm trong vùng đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL), nằm giữa hai dòng sông Tiền và sông Hậu nên có nguồn nước
ngọt phong phú và có hệ thống kênh rạch chằng chịt, với gần sáu tháng của mùa nước
nổi hàng năm là điều kiện thuận lợi cho nghề thủy sản phát triển mạnh. Do biết tận
dụng ưu thế và tiềm năng nguồn nước và điều kiện tự nhiên, ngư dân An Giang đã tích
cực đầu tư mọi nguồn lực để nuôi trồng thủy sản, nên thời gian qua phát triển thủy sản

đã là một trong nhiều thế mạnh về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh, trong đó
cá tra là loại thủy sản thích hợp với môi trường nguồn nước tỉnh An Giang và có giá trị
2
kinh tế cao, nên đã thu hút ngư dân tập trung đầu tư sản xuất và đã mang lại hiệu quả
đáng kể, đã trực tiếp góp phần rất quan trọng trong việc tạo ra lượng hàng hóa xuất
khẩu thu ngoại tệ cao và ngày càng khẳng định là một trong những ngành hàng phát
triển mạnh, có hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Sự
phát triển mạnh mẽ của nghề nuôi cá Tra đã đặt ra một đòi hỏi rất cao về con giống, cả
về số lượng cũng như chất lượng [11]. Do vậy, thị trường cá tra giống có tiềm năng rất
lớn và sự thành công của nghề sản xuất cá tra ngày nay gần như đặt vào trọng tâm kỹ
thuật sản xuất để có con giống tốt. Tuy nhiên, hiện nay do chất lượng cá tra giống quá
thấp, kỹ thuật sản xuất giống còn hạn chế, nên tỷ lệ cá giống bị hao hụt rất lớn.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn ở trên, việc điều tra đánh giá của kỹ thuật sản xuất
giống cá tra tại tỉnh An Giang là rất cần thiết. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
nhằm góp phần phát triển bền vững nghề này cho địa phương. Được sự phân công của
Viện Nuôi trồng Thủy sản, tôi đã được phép thực hiện đề tài "Hiện trạng kỹ thuật sản
xuất giống cá tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878) tại An Giang”.
Mục tiêu của đề tài:
Đánh giá thực trạng phát triển của kỹ thuật sản xuất giống cá tra tại tỉnh An
Giang, đi sâu phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế, ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào
đến kết quả sản xuất giống cá tra.
Đề xuất một số giải pháp để cải tiến kỹ thuật sản xuất giống cá tra tại An Giang
theo hướng bền vững.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Cung cấp số liệu về thực trạng sản xuất giống cá tra tại An Giang, làm cơ sở
phục vụ cho công tác quản lý, định hướng phát triển bền vững kỹ thuật sản xuất giống
cá tra tại tỉnh An Giang.
Làm cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển nghề sản xuất giống cá tra tại
An Giang; tận dụng điều kiện hiện có của tỉnh để phát triển nghề sản xuất giống cá tra
tại một số khu vực trong tỉnh, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, tạo việc

làm cho nhân dân.
Nội dung nghiên cứu:
Hiện trạng kinh tế-xã hội tỉnh An Giang.
Hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống cá tra tại tỉnh An Giang.
Hiệu quả kinh tế nghề sản xuất giống cá tra tại An Giang.
Đề xuất các giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý nghề sản xuất giống cá tra tại
An Giang phát triển theo hướng bền vững.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh An Giang
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
An Giang là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm về phía Tây Nam
Tổ Quốc; có tọa độ địa lý từ 10
o
20’07” đến 10
o
34’23” vĩ độ Bắc và 104
o
47’20” đến
105
o
35’10” kinh độ Đông. Phía Tây Bắc giáp Vương quốc Campuchia; Phía Đông và
Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp; Phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ; Phía Nam
và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 353.666,85 ha, với 11 đơn vị hành chính trực thuộc
gồm thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc, thị xã Tân Châu và 8 huyện là An
Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Tịnh Biên và Tri Tôn.
Đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn có 156 đơn vị gồm 120 xã, 20 phường và
16 thị trấn.

Tỉnh An Giang có vị trí địa lý kinh tế cực kỳ quan trọng đối với phát triển kinh tế
- xã hội nói chung và phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng, thành phố Long Xuyên
là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá của tỉnh, thành phố Châu Đốc và thị xã Tân
Châu là 2 cực phát triển của tỉnh về phía Bắc. Bên cạnh đó, tỉnh còn có lợi thế về
ngoại thương với hệ thống cửa khẩu cấp quốc gia và cấp quốc tế như Vĩnh Xương
(Tân Châu), Tịnh Biên, Khánh Bình (An Phú) và Vĩnh Hội Đông (An Phú), đây là một
trong những điều kiện thuận lợi để hàng hóa nông sản của tỉnh (lúa, cá, rau màu) xuất
khẩu sang Campuchia và các quốc gia Đông Nam Á khác như Lào, Thái Lan,
Myanmar,
Ngoài ra, tỉnh còn có hệ thống giao thông thủy bộ (QL 91, QL N1, QL N2, tuyến
sông Tiền, tuyến sông Hậu) đóng vai trò quan trọng trong việc thông thương hàng hóa
lúa, cá và rau màu với các trung tâm đô thị lớn như Tp. Phnôm Pênh, Tp. Cần Thơ,
thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long [8].
4

Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang
1.1.1.2. Địa hình
Địa hình tỉnh An Giang có nét đặc trưng riêng so với các tỉnh thành khác trong
vùng đồng bằng sông Cửu Long với 1/3 diện tích là vùng đồi núi ở phía Tây, 2/3 diện
tích còn lại là vùng đồng bằng châu thổ, với độ cao dưới 5m so với mặt nước biển,
nghiêng đều từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam với độ chênh lệch cao từ 0,5 - 1
cm/km theo mỗi chiều.
Tỉnh có hai dạng địa hình chính:
- Địa hình đồng bằng: Có cao độ thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam với độ
chênh cao 0,5 - 1 cm/km. Cao trình của toàn đồng bằng biến thiên từ 0,8 m đến 3 m và
được chia thành 2 vùng:
5
+ Vùng cù lao gồm 4 huyện: An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới có cao
trình biến thiên từ 1,3 - 3 m và thấp dần từ ven sông vào nội đồng. Dọc theo ven đê về
phía nội đồng thường có khu trũng cục bộ.

+ Vùng hữu ngạn sông Hậu thuộc tứ giác Long Xuyên gồm thành phố Long
Xuyên, thành phố Châu Đốc, các huyện Châu Phú, Châu Thành và Thoại Sơn có cao
trình biến thiên từ 0,8 - 3 m và thấp dần về phía Tây.
- Địa hình đồi núi: Tập trung và chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của 2 huyện
Tri Tôn và Tịnh Biên với nhiều núi có độ cao từ 300 - 700 m, cao nhất là núi Cấm 710
m. Có ba khu vực núi tập trung là núi Cấm, núi Dài và núi Tô. Bao bọc chung quanh
núi là đồng bằng chân núi, dạng địa hình chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng, có cao
trình từ 4 - 40 m và độ dốc từ 30 – 80.
Các dạng địa hình của tỉnh có ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp của
tỉnh và đặc biệt là đối với ngành trồng trọt, địa hình đồng bằng khá bằng phẳng (đầu tư
hệ thống thủy lợi ít tốn kém) thích hợp đối với canh tác lúa, nuôi cá và trồng cây màu,
địa hình đồi núi khí hậu thay đổi khi càng lên cao, thích hợp với trồng cây dược liệu,
trồng rừng, trồng hoa. Tuy nhiên, xét về mặt lâu dài, vùng đồng bằng của tỉnh chịu tác
động của biến đổi khí hậu nước biển dân, do cao trình quá thấp, thấp hơn 5 m so với mặt
nước biển, ảnh hưởng tiêu cực đối với phát triển và sản xuất nông nghiệp của tỉnh [8].
1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
* Nhiệt độ
An Giang có đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa mưa
(từ tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau), có nền nhiệt
cao và ổn định với nhiệt độ trung bình năm là 27
o
C, khu vực đồi núi thường có nhiệt
độ bình quân thấp hơn so với khu vực đồng bằng 2
o
C, tổng tích ôn trên 10.000
o
C.
Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (từ năm 2008 - 2012) dao động từ 26,0
o
C –

30,4
o
C, nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 4 là 30,0
o
C, tháng 5 là 30,4
o
C. Nhiệt
độ thay đổi trong năm gần như theo quy luật tháng 2 đến tháng 5, tháng 8 – 11 là các
tháng có nhiệt độ cao trong năm. Nhiệt độ thấp nhất là vào các tháng 12 đến tháng 2
(24,6
o
C – 27,7
o
C). Địa bàn An Giang không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, các
hiện tượng lốc xoáy có xảy ra trong mùa mưa nhưng tần suất thấp nên mức độ ảnh
hưởng không lớn. Tóm lại, với nền nhiệt cao đều trong năm, giàu nắng, mưa theo mùa
và không có bão, điều kiện khí hậu ở An Giang khá thuận lợi cho phát triển sản xuất
6
nông nghiệp như thâm canh, tăng vụ và đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi. Nhìn chung,
nhiệt độ ở An Giang ổn định quanh năm, tương đối đồng nhất theo không gian. Đây là
điều kiện rất thuận lợi cho quần thể sinh trưởng, trong đó quá trình quang hợp của
phiêu sinh vật nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời tạo ra sinh khối thức ăn, dưỡng
khí cho nguồn nước, tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn lợi thủy sinh phát triển quanh
năm [15].
* Giờ nắng
Số giờ nắng tăng dần từ tháng 8 đến tháng 12 năm sau, cao nhất vào tháng 2
(trung bình từ năm 2008 – 2012 là 218,5 giờ), giảm dần từ tháng 3 đến tháng 7 hàng
năm, thấp nhất là vào tháng 7 hàng năm 167,6 giờ [15].
* Chế độ mưa:
Lượng mưa nhiều và phân bổ theo mùa, lượng mưa hàng năm bình quân từ

1.500 mm - 1.600 mm/năm, cao nhất đạt 2.100 mm/năm và thấp nhất là 900 mm/năm.
Lượng mưa cũng thay đổi theo quy luật tăng từ tháng 4 đến tháng 10, giảm dần từ
tháng 11 đến tháng 2 (146,7 – 8,3 mm), lượng mưa cao nhất vào tháng 7 (220,0 mm).
Chế độ mưa phân hóa theo mùa khá rõ rệt. Tổng lượng mưa ở An Giang ít biến động
qua các năm. Mùa mưa trùng với gió mùa Tây Nam, mùa khô trùng với gió mùa Đông
Bắc. Mưa góp phần vào dòng chảy trên các tuyến sông và tạo điều kiện thuận lợi cho
phát triển nghề nuôi trồng thủy sản về các mặt như mang lại nguồn đạm, nguồn oxy
khuyếch tán vào thủy vực. Cường độ mưa cao giúp quá trình sinh sản của cá xảy ra
nhanh hơn. Mưa góp một lượng nước lớn làm chảy tràn các vùng trũng nội địa, làm
tăng diện tích mặt nước, tạo vi khí hậu. Đồng thời tạo nguồn nước mát trong các thủy
vực, đó là môi trường thuận lợi để cá tôm và các vi sinh vật có điều kiện sinh sôi, phát
triển [15].
* Độ ẩm:
Độ ẩm của tỉnh An Giang tương đối ổn định. Từ năm 2008 – 2012, độ ẩm tăng
dần từ tháng 5 đến tháng 10, giảm dần từ tháng 11 đến tháng 4, độ ẩm cao nhất là vào
tháng 9 (86,0 %), thấp nhất là vào tháng 4 (78,0%), độ ẩm trung bình khoảng 75 –
80%, là khí hậu cơ bản thuận lợi cho phát triển nông nghiệp [8].
* Chế độ gió
An Giang có chế độ gió khá thuần nhất do địa hình bằng phẳng và xa biển, từ
tháng 11÷ 4 hướng gió có tần suất cao nhất là Đông Bắc, từ tháng 5 ÷ 10 hướng gió có
7
tần suất cao nhất là Tây Nam. Gió là một trong những yếu tố gây bất lợi cho nghề thủy
sản, nhất là gió mùa Đông Bắc, nó tác động đến tốc độ sinh trưởng của thủy sản bị
chậm lại [15].
1.1.1.4. Chế độ thủy văn
Mang đặc trưng thủy văn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh An Giang có
hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt, với 2 con sông chính: sông Tiền và sông Hậu
là phần hạ lưu của sông Mê Kông, chi phối nguồn nước và các đặc điểm thủy văn của
tỉnh, đây là nguồn nước mặt dồi dào đóng vai trò là nguồn nước tưới dồi dào cho sản
xuất nông nghiệp; ngoài ra có sông Vàm Nao nối liền từ sông Tiền sang sông Hậu có

điều kiện tự nhiên nuôi được cá bông lau mà ở những đoạn sông khác không nuôi
được. Chế độ thuỷ văn ở An Giang phụ thuộc chủ yếu vào chế độ bán nhật triều biển
Đông và chịu ảnh hưởng của các yếu tố dòng chảy của sông Tiền, sông Hậu, chế độ
mưa, đặc điểm địa hình và hình thái kênh rạch.
Bên cạnh việc mang lại nguồn nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp, chế độ
thủy văn cũng tạo điều kiện phân mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa lũ (từ tháng 9 đến tháng
11 hàng năm) và mùa cạn (từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm). Lưu lượng đỉnh lũ trước
khi tràn vào Đồng bằng sông Cửu Long thường từ 50.000 đến 60.000 m
3
/ngày, có năm
đến 70.000 m
3
/ngày. Lợi ích của lũ đối với sản xuất nông nghiệp trong những năm qua
đã thể hiện rất rõ qua các mặt: mang lại nguồn phù sa màu mỡ; vệ sinh đồng ruộng; cải
thiện chất lượng đất, chất lượng nước, bổ sung nguồn nước ngầm, mang lại nguồn lợi
thuỷ sản và tạo công ăn việc làm cho một bộ phận nông dân trong mùa nước nổi; tuy
nhiên lũ về cũng ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - xã hội như tốn kém chi phí
đầu tư và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, gây ảnh hưởng đến thời vụ gieo trồng, thu hoạch
và sản lượng nông - thuỷ sản và gây thiệt hại đến tính mạng và tài sản của nhân dân
Đối với mùa cạn, cũng có tác động 2 mặt rất rõ đối với sản xuất nông nghiệp, tạo điều
kiện thuận lợi cho cây màu và cây trồng cạn (cây không chuộng nước) phát triển. Tuy
nhiên, đối với cây lúa thì cho năng suất không cao, chi phí chăm sóc tăng cao do phải
bơm nước từ hệ thống kênh rạch và chịu ảnh hưởng bởi sự xâm nhập mặn [15].
1.1.1.5. Tài nguyên nước
Nguồn cung cấp chủ yếu từ Sông Tiền và sông Hậu và hơn 280 tuyến sông rạch
lớn khác, lưu lượng của các sông khá lớn nên đủ cung cấp nước cho các hoạt động sản
xuất và sinh hoạt kể cả trong mùa khô. Đây là nguồn cung cấp nước tưới cho hầu hết
diện tích gieo trồng canh tác trong tỉnh.
8
Nguồn nước mặt của tỉnh khá dồi dào, có khả năng khai thác đa mục tiêu trong

đó quan trọng nhất là mục tiêu sản xuất nông nghiệp với năng suất cao và chất lượng
tốt. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dưới tác động của nhiều yếu tố như: xâm
nhập mặn, xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong, ô nhiễm môi
trường nước cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm nông
nghiệp của tỉnh [15].
Bảng 1.1: Các yếu tố thủy lý, thủy hóa vùng sông Cửu Long - An Giang
Yếu tố môi trường Giá trị
pH 7,0 ÷ 8,5
Độ trong (cm) 40 ÷ 100
Nhiệt độ (
o
C) 26 ÷ 30
Oxy hòa tan (mg/L) > 3
NH
3
(mg/L) < 0,09
NO
2
(mg/L) < 0,05
(Nguồn: NGTK tỉnh An Giang, 2012)
1.1.1.6. Đất đai và thổ nhưỡng
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2012, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là
353.666,85 ha, trong đó đất nông nghiệp là 297.348,95 ha (chiếm 84,1%), đất phi nông
nghiệp là 54.564,37 ha (chiếm 15,4%) và đất chưa sử dụng là 1.753,53 ha (chiếm
0,5%) . Như vậy, chỉ tính riêng đất nông nghiệp, bình quân mỗi người dân có 0,138 ha
(1.380 m
2
), bình quân mỗi lao động nông nghiệp có 0,4470 ha (4.470 m
2
).

Trong giai đoạn 2000 – 2012, tỉnh đã cải tạo và đưa vào khai thác (chủ yếu cho
các mục đích sản xuất nông nghiệp, phát triển lâm nghiệp) khoảng 11,6 ngàn ha đất
chưa sử dụng. Diện tích đất chưa sử dụng giảm gần 87% trong hơn 10 năm qua, cho
thấy tỉnh An Giang tận dụng khá tốt tiềm năng đất đai thông qua quá trình khai hoang,
cải tạo nguồn lực tự nhiên này. Cũng theo số liệu kiểm kê, quỹ đất nông nghiệp toàn
tỉnh tăng gần 29,5 ngàn ha, trong khi đất phi nông nghiệp lại giảm gần 4,8 ngàn ha
(giai đoạn 2000 – 2012).
Đến năm 2012, diện tích đất nông nghiệp là 297,4 ngàn ha, trong đó: đất dành
cho sản xuất nông nghiệp chiếm 93,9% (chủ yếu là đất trồng lúa), đất lâm nghiệp có
rừng 4,7%, đất nuôi trồng thủy sản 1,4% và đất nông nghiệp khác 0,1% (Hình 1.2a).
9

(a) (b)
(Nguồn: NGTK tỉnh An Giang, 2012)
Hình 1.2: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trong năm 2012
Đất nuôi trồng thủy sản tập trung: An Giang có 4.146,83 ha, chiếm 1,49% diện
tích đất nông nghiệp của tỉnh; phân bố ở tất cả các địa phương, trong đó tập trung
nhiều ở các huyện Thoại Sơn 821,14 ha, Châu Phú 720,51 ha và Chợ Mới 538,77 ha.
NTTS luôn là thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh An Giang trong nhiều
năm qua. Nhưng hiện nay ngành NTTS đang còn gặp rất nhiều khó khăn [15].
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh An Giang
1.1.2.1. Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng GDP
Tổng GDP khu vực nông thôn năm 2012 là 32.105 tỷ đồng, chỉ chiếm 49% tổng
GDP trên địa bàn tỉnh. GDP bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2012 là 21,3
triệu đồng/người, chỉ bằng 41% GDP/người khu vực thành thị.
Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình tỉnh An Giang năm 2010 (số liệu mới
nhất hiện có về Điều tra mức sống dân cư, do Tổng Cục thống kê Việt Nam thực hiện),
thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của tỉnh năm 2010 là 1.319 ngàn đồng (tương
đương 15,8 triệu đồng/năm), trong đó: khu vực thành thị là 1.667 ngàn đồng(tương
đương 20,0 triệu đồng/năm), khu vực nông thôn là 1.177 triệu đồng (tương đương 14,1

triệu đồng/năm); như vậy, thu nhập người dân nông thôn chỉ bằng 70,6% thu nhập của
người thành thị.
10
Bảng 1.2: Kinh tế nông thôn An Giang
Năm 2010 2011 2012
Tổng GDP (tỷ đồng) 46.548 59.226 65.511
Thành thị 25.202 30.160 33.406
Trong đó
Nông thôn 21.346 29.066 32.105
GDP KV nông thôn/Tổng GDP (%) 46% 49% 49%
GDP/người (triệu đ/người) 21,7 27,5 30,4
Thành thị 25,4 46,9 51,7
Trong đó
Nông thôn 14,2 19,3 21,3
GDP/người thành thị/ nông thôn (lần) 1,80 2,43 2,43
(Nguồn: NGTK tỉnh An Giang, 2012)
Theo Niên giám thống kê tỉnh An Giang, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng
năm 2012 là 1.875 ngàn đồng (tương đương 22,5 triệu đồng/năm), trong đó: khu vực
thành thị là 2.550 ngàn đồng (tương đương 30,6 triệu đồng/năm), khu vực nông thôn là
1.820 triệu đồng (tương đương 21,8 triệu đồng/năm), bằng 71,4% thu nhập của người
thành thị.
Về chi tiêu: Chi tiêu cho đời sống bình quân một nhân khẩu / tháng ở khu vực
nông thôn năm 2012 là 1.112 ngàn đồng (tương đương 13,3 triệu đồng/năm), chỉ bằng
67% mức chi tiêu của khu vực thành thị. Trong đó, chi tiêu đời sống bình quân là
1.036 ngàn đồng/người/tháng (tương đương 12,4 triệu đồng/năm), chiếm đến 93%
tổng chi tiêu.
Bảng 1.3: Thu nhập – Chi tiêu bình quân 1 người 1 tháng năm 2012
Diễn giải Chung Thành thị Nông thôn
Thu nhập 1.875 2.550 1.820
Chi tiêu 1.254 1.720 1.112

Trong đó: Chi tiêu đời sống
1.184 1.600 1.036
Chi cho ăn uống 728 917 661
Gồm
Chi khác 456 683 375
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang, 2012)
Đến năm 2012, ngành nông lâm thủy sản của An Giang vẫn là nền tảng, là cơ sở
để phát triển công nghiệp và dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. quá
trình chuyển dịch cơ cấu phải phát huy cao lợi thế của từng vùng và từng khu vực.
Cơ cấu lao động nông nghiệp chuyển dịch chậm so với cơ cấu kinh tế. Đây là
những bất cập thách thức gay gắt về nguồn nhân lực của tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay [15].
11
1.1.2.2. Khái quát tình hình phát triển ngành thủy sản An Giang
Bảng 1.4 cho thấy tỷ trọng GDP ngành thủy sản liên tục giảm dần từ 6,2% năm
2000 xuống còn 3,2% năm 2012. Trung bình trong giai đoạn 2010-2012 ngành thủy
sản chiếm 3,5% tổng GDP, giảm 1,2 điểm phần trăm đóng góp so với giai đoạn 2005-
2010. Trong Khu vực I, GDP thủy sản hiện chiếm trên 10%.
Trong nội bộ ngành thủy sản: nuôi trồng hiện chiếm trung bình khoảng 80%,
khai thác 15% và dịch vụ 5%. Do khó khăn về giá cả, thị trường nên vài năm gần đây,
tỷ trọng nuôi trồng có xu hướng giảm nhẹ so với giai đoạn 2005-2010.
Bảng 1.4: Cơ cấu giá trị ngành thủy sản
Trung bình theo
từng giai đoạn
Năm 2000 2005 2010 2011 2012
2000-
2005
2005-
2010
2010-

2012
GDP TS/tổng GDP
(gtt, %)
6,2 4,7 3,8 3,6 3,2 5,7 4,7 3,5
GDP TS/ GDP KV I
(gtt, %)
14,9 12,3 11,3 10,4 10,3 13,5 12,0 10,5
Tỷ lệ VA/GTSX
(gtt, %)
47,8 36,5 26,0 26,0 26,1 42,0 31,0 32,0
Tỷ trọng GTSX nội
bộ ngành TS (gtt, %)

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0


-Khai thác thủy sản 28,0 11,8 11,7 15,8 16,0 19,9 11,8 14,5
-Nuôi trồng thủy sản 68,0 85,0 81,7 81,1 79,3 77,0 83,4 80,7
-Dịch vụ TS 3,0 3,2 6,5 3,1 4,8 3,1 4,9 4,8
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang ,2012)
Bảng 1.5: Tăng trưởng của ngành thủy sản
Năm 2000 2005 2010 2011 2012

2000-
2005
2005-
2010
2001-
2010
GDP toàn ngành
(gss 1994, %)
- 5,9 -1,0 0,6 -2,6 4,3 2,7 3,5
GTSX toàn ngành
(gss 1994, %)
- 11,8 7,2 1,2 -1,6 10,2 10,7 10,4
Trong đó:
-Khai thác thủy sản -10,9 -0,9 -6,0
-Nuôi trồng thủy
sản
18,4 12,5 15,5
-Dịch vụ TS 13,2 28,1 20,4
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang, 2012)
12
Về tăng trưởng: GTSX tăng bình quân 10,4%/năm, GDP tăng bình quân
3,5%/năm thời kỳ 2001-2010. Các năm 2011, 2012 tốc độ tăng giảm rất nhanh, thậm
chí tăng trưởng âm vào năm 2012. Hiệu quả sản xuất của ngành cũng suy giảm, khi
khoảng cách tăng trưởng giữa GDP (hay VA) và GTSX ngày càng cách xa ra, làm cho
tỷ lệ VA giảm nhanh từ 47,8% năm 2000 xuống còn 36,5% năm 2005 và 26% giai
đoạn từ 2010 đến nay.
Ngành dịch vụ thủy sản có tốc độ tăng trưởng khá cao (bình quân đạt 20,4%/năm
thời kỳ 2001 – 2010), nhưng do có quy mô còn nhỏ so với hai ngành NTTS và KTTS
nên không ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng chung của toàn ngành thủy sản
(10,4%/năm). Đối với nuôi trồng thủy sản, tăng bình quân 17,5%/năm, trong khi giá trị

khai thác giảm 6%/năm; hai chiều hướng ngược nhau này đã làm thay đổi đáng kể về
cơ cấu nội bộ ngành thủy sản của tỉnh An Giang. Nếu năm 2000 tỷ lệ nuôi trồng – khai
thác – dịch vụ trong cơ cấu GTSX là 68% – 29% – 3% thì đến năm 2011 tỷ lệ này là
79% – 16% – 5%.
Xu hướng tăng trưởng và thay đổi cơ cấu nội bộ ngành thủy sản trong thời gian
gần đây cho thấy tỉnh An Giang đã và đang phát huy khá tốt tiềm năng, lợi thế về vị trí
địa lý, tự nhiên để phát triển thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi trồng; đồng thời phản ánh
những thách thức mới liên quan đến khai thác nguồn lợi thủy sản từ thiên nhiên, hoạt
động dịch vụ thủy sản nhằm phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản theo hướng háng
hóa, có giá trị gia tăng cao và theo hướng bền vững [15].

Hình 1.3: Giá trị sản xuất thủy sản
13

Hình 1.4: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản
1.1.2.3. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn của tỉnh
Kết cấu hạ tầng NT tiếp tục được xây dựng mới và nâng cấp cả về chiều rộng và
chiều sâu, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển; bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.
An Giang cũng là một trong những tỉnh có hệ thống đường giao thông thôn khá phát
triển phục vụ cho hoạt động đi lại. Bên cạnh đó, hệ thống sông rạch chằng chịt từ bao
đời nay được người dân An Giang sử dụng trở thành mạng lưới giao thông đường thủy
rộng khắp có thể đi đến mọi miền quê hẻo lánh trong đó có những nơi hệ thống giao
thông đường bộ không thể đến được và đi qua các tỉnh khác và một số nước bạn trong
khu vực dễ dàng là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong đó
có hoạt động thủy sản. Hiện nay, tỉnh chủ trương đầu tư thủy lợi để phát triển nông
nghiệp theo hướng bền vững và bảo đảm an sinh xã hội; chương trình giao thông nông
thôn được tiếp tục quan tâm đầu tư, tổ chức đồng bộ, đến nay đã có 100% xã có đường
ô tô đến trung tâm xã thông suốt quanh năm. Hạ tầng nghề cá được tiếp tục đầu tư để
từng bước hình thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá của khu vực, đầu tư cơ sở hạ
tầng các vùng nuôi thủy sản, khu sản xuất giống thủy sản tập trung của tỉnh.

1.1.2.4. Dân số và lao động
An Giang là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Kinh, Khơmer, Chăm và Hoa
với thành phần tôn giáo đa dạng: Phật giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Công giáo, Hồi giáo,
Tứ Ân, Hiếu Nghĩa… Mặc dù, mỗi dân tộc có phong tục, tôn giáo, tập quán riêng
14
nhưng bao đời nay vẫn sống hoà thuận, đoàn kết, hội nhập vào cộng đồng chung và đã
cùng nhau tạo nên một bản sắc văn hoá độc đáo. Đặc biệt, nhân dân An Giang có
truyền thống và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp lâu đời có thể canh tác trồng trọt
thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sống hòa quyện với thiên nhiên (sống
chung với lũ), tiếp thu và ứng dụng rất nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ
cao vào sản xuất canh tác và nuôi trồng thủy sản. Đây là một lợi thế rất lớn đối với tỉnh
An Giang nhằm hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp sạch với hàm lượng công
nghệ cao và năng suất cao đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường nông
sản trong và ngoài nước. Là tỉnh có dân số khá đông và phân bố không đều, theo số
liệu thống kê năm 2012 dân số cả tỉnh là 2.153.716 người (mật độ dân số 609
người/km2). Ở các đô thị, mật độ dân số cao, phần đông dân cư sống dọc theo đường
giao thông thủy, bộ, kênh rạch; các vùng còn lại có mật độ chênh lệch đáng kể. Trong
đó, dân tộc Kinh là đông nhất chiếm tỷ lệ 94% dân số, Khơme chiếm 4%, Hoa chiếm
1,3%, Chăm chiếm 0,7 %. Là tỉnh đa tôn giáo, trong đó tôn giáo bản địa là Phật giáo
Hòa Hảo chiếm 42,7 % dân số, Phật giáo chiếm 44,7%, còn lại là Công giáo, Cao đài,
Hồi giáo, Tứ ân hiếu nghĩa.
Số người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng, tổng lao động trong độ tuổi
1.300,4 nghìn người, chiếm 59,2% dân số, lao động đang làm việc 1.311.297 người,
chiếm 60,9% dân số. Cơ cấu dân số chuyển dịch theo hướng tăng, thành thị từ 51,2%
năm 2009; 63,7% năm 2012 và nông thôn từ 57,1% năm 2009; 59,7% năm 2012 [8].
Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, phần
lớn lao động tập trung ở khu vực nông thôn, trình độ thấp, lực lượng lao động chủ yếu
vẫn tập trung vào ngành nông - lâm - thủy sản với khoảng 73%, còn lại ở ngành công
nghiệp xây dựng (hơn 7,6%) và ngành dịch vụ (khoảng 19,4%). Lao động trong ngành
thủy sản khoảng trên 80 nghìn người bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau.

1.2. Hệ thống phân loại và một số đặc điểm sinh học của cá tra
1.2.1. Hệ thống phân loại
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878).
15
Cá tra có tên khoa học là Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878), được
mô tả lần đầu bởi Sauvage 1878. Ở Việt Nam đã được một số tác giả đề cập đến và các
tác giả đều thống nhất có 9 loài cá tra trong giống cá tra có mặt ở miền nam Việt Nam,
trong đó cá tra có tên khoa học theo khóa phân loại của Smith (1945) là Pangasius
micronemus beeker. Tuy nhiên, theo Tyson R. Roberts và Chavalilit Vidthayanon
(1991) thì cá tra Việt Nam có tên khoa học là Pangasianodon hypophthalmus
(Sauvage, 1878) [7].


Hình 1.5: Hình cá tra
Tên địa phương của cá tra Việt Nam và một sô nước khác như sau: Tên Việt
Nam: cá Tra; Tên tiếng Anh: Mekong Giant Catfish hoặc Pangasius catfis;
Campuchia: Trey Pra; Thái Lan: Plasawai, Pla Sangkawart tong; Indonesia: Wagal,
Wakal, Juaru, Djuata, Lawang, Rio, Rios [16].
1.2.2. Đặc điểm sinh học của cá tra
1.2.2.1. Phân bố
Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mê Kông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Thái Lan,
Campuchia, Việt Nam. Ở nước ta những năm trước đây khi chưa có cá sinh sản nhân
tạo, thì cá bột và cá giống được vớt chủ yếu trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng
thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên địa phận Việt Nam, do cá có tập
tính tính di cư ngược dòng sông Mê Kông để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự nhiên.

Khảo sát chu kỳ di cư của cá tra ở địa phận Campuchia cho thấy cá ngược dòng từ
tháng 10 đến tháng 5 và di cư về hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm [5].

×