Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu cải tiến thiết bị thoát cá con kiểu đụt lưới mắt vuông cho nghề lưới kéo đáy tại Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 67 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG




PHẠM VĂN VĨNH


NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN THIẾT BỊ THOÁT CÁ CON
KIỂU ĐỤT LƯỚI MẮT VUÔNG CHO NGHỀ LƯỚI KÉO ĐÁY
TẠI HẢI PHÒNG



LUẬN VĂN THẠC SĨ








Khánh Hòa – 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG



PHẠM VĂN VĨNH

NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN THIẾT BỊ THOÁT CÁ CON
KIỂU ĐỤT LƯỚI MẮT VUÔNG CHO NGHỀ LƯỚI KÉO ĐÁY
TẠI HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành đào tạo : Kỹ thuật khai thác thủy sản
Mã số : 60.62.03.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. Hoàng Hoa Hồng

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA SAU ĐẠI HỌC



TS. Thái Văn Ngạn

Khánh Hòa – 2014
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình nghiên cứu
tài liệu, thực hiện các chuyến điều tra khảo sát thực tế tại vùng biển Hải Phòng và số
liệu thống kê hiện trạng nghề cá của Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Hải Phòngi sản. Số liệu sử dụng trong luận văn đều do tác giả và đồng nghiệp trực tiếp

thu thập trong các chuyến điều tra thực địa ở địa phương. Số liệu trong luận văn là
hoàn toàn trung thực, được xử lý theo phương pháp khoa học và đảm bảo độ tin cậy.
Số liệu trong luận văn đã được Lãnh đạo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi
thủy sản Hải Phòng cho phép sử dụng. Kết quả nghiên cứu của luận văn là mới, không
trùng lặp với bất cứ luận án bảo vệ học vị nào đã có trước đây.

Tác giả



Phạm Văn Vĩnh













ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Hoa Hồng người trực tiếp
hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy
sản Hải Phòng đã tạo mọi điều kiện và cho phép dụng số liệu thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ThS. Phan Đăng Liêm, ThS. Phạm Văn Tuyển, KS.
Phạm Văn Tuấn, KS. Nguyễn Văn Chinh, CN Vũ Thị Thúy Hạnh đã dúp tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Lãnh đạo
Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản, Quý thầy trong Viện đã truyền đạt
kiến thức và kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Hải Phòng, ngày tháng năm 2014


Tác giả



Phạm Văn Vĩnh






iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Nghiên cứu ngoài nước 3
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 9
1.2.1. Một số văn bản pháp qui và cơ chế chính sách liên quan 9
1.2.2. Một số công trình nghiên cứu có liên quan 10
1.2.3. Tình hình khai thác hải sản Hải Phòng 12
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG, TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1 Nội dung nghiên cứu 14
2.2 Tài liệu nghiên cứu 14
2.3. Phương pháp nghiên cứu 15
2.3.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 15
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 16
2.3.3. Phương pháp thiết kế và lắp ráp thiết bị thoát cá con 17
2.3.4. Phương pháp thử nghiệm 18
CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21
3.1. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC CỦA NGHỀ LƯỚI KÉO HẢI PHÒNG 21
3.1.1. Cơ cấu tàu thuyền ở Hải Phòng 21
3.1.2. Hiện trạng tàu thuyền 22
3.2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THIẾT BỊ THOÁT CÁ CON KIỂU ĐỤT LƯỚI MẮT
VUÔNG CHO NGHỀ LƯỚI KÉO 29
3.2.1. Thiết kế thiết bị thoát cá con 29
3.2.2. Qui trình sử dụng thiết bị thoát cá con cho lưới kéo đáy 32
3.3.1.Năng suất khai thác trung bình 35
iv

3.3.2. Thành phần sản lượng khai thác 35
3.3.3. Tỷ lệ thoát cá con qua các thiết bị 36

3.4. Lựa chọn và đề xuất giải pháp 43
3.4.1. Lựa chọn thiết bị 43
3.4.2. Đề xuất một số giải pháp áp dụng thiết bị thoát cá con kiểu đụt lưới mắt vuông
vào thực tế sản xuất 44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
1.Kết luận 46
2. Kiến nghị 46
2.1. Về khoa học và công nghệ 46
2.2. Về đầu tư 47
2.3. Về cơ chế, chính sách 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
PHỤ LỤC 50























v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt
1 Bmax Chiều rộng vỏ tàu lớn nhất
2
CPUE Sản lượng tính trên một đơn vị cường lực (Catch Per Unit of
3 CSW
JTED dạng cửa sổ hình tròn (Circular Shape Window)
4
DV Đụt lưới mắt vuông
5 ĐVT Đơn vị tính
6 FAO Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc
7
JTED Thiết bị thoát cá con và cá tạp (Juvenile and Trash Excluder
8 PA Poly Amid
9 PE Poly Etylen
10
RRG JTED dạng vỉ cứng hình chữ nhật (Rectangular Rigid Grid)
11
RSW JTED dạng cửa sổ hình chữ nhật (Rectangular Shape
12
SCRG JTED dạng nửa đường tròn (Semi-Curved Rigid Grid)
13 SEAFDEC Trung tâm phát triển Nghề cá Đông Nam á
14 SL Sản lượng

15 TB Trung bình
16
TLV Tấm lưới mắt vuông
















vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Cơ cấu nghề khai thác ở Hải Phòng 12
Bảng 3.1. Cơ cấu tàu thuyền 21
Bảng 3.2. Kích thước vỏ tàu phân theo nhóm công suất 23
Bảng 3.3. Một số thông số kỹ thuật và giá thành của vàng lưới kéo 24
Bảng 3.4. Sản phẩm khai thác nghề lưới kéo 25
Bảng 3.5. Kích thước các loài cá kinh tế 26

Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế của tàu lưới kéo 28
Bảng 3.7. Tổng hợp vật liệu chế tạo thiết bị kiểu đụt lưới mắt vuông 29
Bảng 3.8. Số lượng mẻ lưới thử nghiệm và CPUE của thiết bị 33
Bảng 3.9. Sản lượng và tỷ lệ thoát của các nhóm đối tượng 35
Bảng 3.10. Số lượng cá thể và tỷ lệ thoát của mực ống theo nhóm chiều dài 37
Bảng 3.11. Số lượng cá thể và tỷ lệ thoát của mực nang theo nhóm chiều dài 38
Bảng 3.12. Số lượng cá thể và tỷ lệ thoát của cá mối theo nhóm chiều dài 39
Bảng 3.13. Số lượng cá thể và tỷ lệ thoát của tôm rảo theo nhóm chiều dài 40
Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế của tàu thí nghiệm khi lắp đặt thiết bị 43














vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Hình dạng đụt lưới sử dụng mắt lưới hình vuông 4
Hình 1.2. Thiết bị thoát cá con kiểu tấm lưới mắt vuông 5
Hình 1.3. Thiết bị kiểu khung sắt của Malayxia 6

Hình 1.4. Thiết bị JTEDs kiểu khung sắt của Inđônêxia 7
Hình 1.5. Thiết bị JTEDs hình chữ nhật và nửa đường cong của In đônêxia 7
Hình 1.6. Thiết bị JTEDs kiểu hình chữ nhật của Thái Lan 8
Hình 1.7. Thiết bị JTEDs kiểu nửa đường cong của Thái Lan 8
Hình 1.8. Thiết bị JTEDs kiểu khung sắt đã thử nghiệm ở Việt Nam 10
Hình 2.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu thử nghiệm thiết bị thoát cá con 16
Hình 2.2. Hình tàu thử nghiệm 18
Hình 3.1. Cơ cấu tàu thuyền nghề lưới kéo ở Hải Phòng 22
Hình 3.2. Đặc trưng chất lượng của sản phẩm nghề lưới kéo 25
Hình 3.3. Kích thước thiết bị thoát cá con kiểu đụt lưới mắt vuông 29
Hình 3.4. Tấm lưới trước và sau khi cắt 30
Hình 3.5. Chế tạo thiết bị thoát cá con kiểu đụt lưới mắt vuông 30
Hình 3.6. Lắp thiết bị vào đụt lưới 31
Hình 3.7. Thiết bị trong quá trình làm việc 31
Hình 3.8. Thành phần sản lượng đánh bắt được khi thử nghiệm các thiết bị 34
Hình 3.9. Tỷ lệ (%) thành phần sản lượng ở đụt trong và đụt ngoài 35
Hình 3.10. Thành phần sản lượng đánh bắt được khi thử nghiệm các thiết bị 35
Hình 3.11. Tỷ lệ (%) thành phần sản lượng ở đụt trong và đụt ngoài 37





1

MỞ ĐẦU
Nghề lưới kéo ở Việt Nam nói chung và nghề lưới kéo ở Hải Phòng nói riêng là
một nghề chiếm ưu thế cao trong các loại nghề khai thác hải sản. Sản lượng khai thác
đem lại từ nghề lưới kéo chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng sản lượng khai thác hải
sản hàng năm. Theo số liệu thống kê của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Hải

Phòng, tính đến tháng 3/2013 tổng số tàu thuyền làm nghề lưới kéo ở Hải Phòng là
559 chiếc, chiếm 13,9% tổng số tàu của toàn thành phố. Trong đó, số lượng tàu thuyền
có công suất máy <90cv là 502 chiếc, chiếm 90,0% tổng số lượng tàu thuyền của toàn
thành phố. Số lượng tàu đội tàu làm nghề lưới kéo đáy của Hải Phòng là đội tàu nhỏ.
Bên cạnh đó, theo kết quả nghiên cứu về nghề lưới kéo đáy ở Hải Phòng của Chi cục
Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi cho thấy: Hầu hết các ngư cụ được sử dụng trong thực
tế đều vi phạm qui định về kích thước mắt lưới ở đụt cho phép (thông tư 02/2006/TT-
BTS). Tỉ lệ cá tạp, cá con so với sản lượng cá của mẻ lưới chiếm 58 - 61,7% tổng sản
lượng của nghề lưới kéo.
Trong những năm qua đã có một số nghiên cứu về thiết bị thoát cá con cho
nghề lưới kéo đáy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các thiết bị thoát cá con này đều
được thử nghiệm và áp dụng ở những nơi có điều kiện hoàn toàn khác ở Hải Phòng
như: ngư trường (có độ sâu ngư trường, đáy biển hoàn toàn khác, ); tàu thuyền (có
công suất máy lớn hơn 125cv, kết cấu vỏ tàu khác với vỏ tàu của Hải Phòng, máy tàu,
trang thiết bị khai thác được trang bị đầy đủ và hiện đại hơn, ); ngư cụ (có chiều dài
ngư cụ lớn hơn 30m, kích thước mắt lưới ở đụt 2a = 20 - 40mm, chiều dài đụt lưới lớn
hơn 5m, ); yếu tố hải dương và nguồn lợi cũng có sự khác nhau, Bên cạnh đó, thiết
bị thoát cá con kiểu JTEDs lại là dạng thiết bị cồng kềnh khó thao tác, nặng và dễ gây
nguy hiểm cho ngư cụ nên rất khó có khả năng ứng dụng vào thực tế sản xuất (chỉ phù
hợp cho đội tàu công nghiệp của nước ngoài), đặc biệt là tàu thuyền công suất nhỏ như
ở Hải Phòng thì hoàn toàn không phù hợp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thiết bị thoát
cá con (gồm chiều dài thiết bị, kích cỡ lỗ thoát của thiết bị, kích thước mắt lưới của
thiết bị, trang thiết bị phụ tùng kèm theo của thiết bị, ) cho phù hợp với ngư trường,
ngư cụ, phong tục tập quán khai thác và tàu thuyền lưới kéo Hải Phòng là rất cần thiết.
Trong bối cảnh hiện nay, nguồn lợi hải sản vùng biển Hải Phòng nói riêng và cả
nước nói chung đang có xu hướng suy giảm và việc các tàu lưới kéo đánh bắt các loài
cá con chưa trưởng thành, cá tạp, đang ngày càng gia tăng, càng làm cho nguồn lợi
2

hải sản càng cạn kiệt thêm nên việc nghiên cứu áp dụng ngư cụ chọn lọc cho nghề lưới

kéo là rất quan trọng
Được sự đồng ý của hiệu trưởng trường Đại học Nha Trang tôi thực hiện luận
văn thạc sỹ “Nghiên cứu cải tiến thiết bị thoát cá con kiểu đụt lưới mắt vuông cho
nghề lưới kéo đáy ở Hải Phòng”. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần từng
bước bảo vệ và tái tạo nguồn lợi hải sản vùng biển Hải Phòng và các tỉnh lân cận trong
khu vực vịnh Bắc Bộ, đồng thời giúp cho cơ quan quản lý nghề cá địa phương có định
hướng phát triển.
 Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu cải tiến thiết bị thoát các con kiểu đụt lưới mắt vuông cho nghề lưới
kéo đáy ở Hải Phòng.
 Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đưa ra được quy trình công nghệ khai thác
hải sản bằng nghề lưới kéo đáy có tính chọn lọc cao phù hợp với xu hướng phát triển
của ngành khai thác thủy sản nước ta nói chung và Hải Phòng nói riêng.
- Việc thực hiện thành công đề tài sẽ là cơ sở khoa học giúp cho các nhà quản lý
trong việc đưa ra những chính sách phát triển nghề cá của địa phương một cách phù
hợp và bền vững. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của đề tài khi áp dụng vào thực tế
sản xuất sẽ giúp ích rất lớn cho việc bảo vệ và tái tạo nguồn lợi hải sản vùng biển Hải
Phòng và các tỉnh lân cận.
Nội dung của luận văn

Nội dung 1: Thực trạng khai thác và sử dụng ngư cụ, các thông tin liên quan
đến nghề khai thác thủy sản ở Hải Phòng.
Nội dung 2: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị thoát cá con kiểu đụt lưới mắt
vuông cho tàu lưới kéo đáy ở Hải Phòng.
Nội dung 3: Nghiên cứu thử nghiệm và hiệu chỉnh các thiết bị thoát cá con kiểu
đụt lưới mắt vuông trong thực tế.
Nội dung 4: Hoàn thiện, đánh giá kết quả thực nghiệm các thiết bị, xây dựng
qui trình sử dụng và đề xuất các giải pháp áp dụng thiết bị thoát cá con cho nghề lưới
kéo đáy ở Hải Phòng.



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu ngoài nước
Nghề cá thế giới đang rất quan tâm đến khai thác và bảo vệ bền vững hệ sinh
thái biển. Trong đó, biện pháp làm giảm sự ảnh hưởng của hoạt động khai thác đối với
cá và các động vật không mong muốn (cá con, cá tạp, rùa biển, mực con, ) chính là
yếu tố quan trọng trong hệ sinh thái. Nhiều nước đã nghiên cứu thiết kế và ứng dụng
thiết bị thoát cá con và cá tạp cho nghề lưới kéo đáy, thiết bị thoát rùa cho nghề lưới
kéo tôm nhằm hạn chế đánh bắt những sản phẩm không mong muốn, các thiết bị đã
được nghiên cứu và ứng dụng như:
- Từ năm 1982 - 1986, Robertson và các cộng tác viên đã nghiên cứu việc sử
dụng đụt lưới kéo có mắt lưới vuông để giải thoát cá nhỏ. Sử dụng đụt lưới kéo có kiểu
mắt lưới vuông để giải thoát cá con, làm giảm khá nhiều lượng cá con bị đánh bắt so
với sử dụng đụt lưới với kiểu mắt lưới thông thường (mắt lưới khi làm việc có dạng
hình thoi). Đây là một biện pháp nhằm bảo tồn nguồn lợi cá nhỏ và cá chưa trưởng
thành. Kiểu mắt lưới hình vuông ở đụt lưới để giải thoát cá nhỏ được sử dụng cho cả
lưới kéo đôi, lưới kéo đơn, lưới kéo tôm, lưới kéo cá, lưới kéo ván, lưới kéo sào v.v
- Trong những năm gần đây SEAFDEC đã nghiên cứu sử dụng nhiều loại thiết
bị thoát cá con, các thiết bị này được lắp ở đụt lưới, cá có thể thoát ra ngoài nhờ khe
hở giữa 2 thanh của các thiết bị, thiết bị này được gọi là Juvenile and Trash Excluder
Devices (JTEDs). Nhiều nước trong khu vực đã thử nghiệm một số thiết bị thoát cá
con cho lưới kéo đáy.
- Thiết bị thoát rùa biển Turtle Excluder Device (TED) lần đầu tiên thử nghiệm
cho nghề lưới kéo tôm ở Mỹ vào cuối những năm 1980, từ đó đến nay người ta đã tiến
hành nghiên cứu và đã đưa ra được nhiều mẫu thiết bị thoát rùa khác nhau ở nhiều
nước trên thế giới, như : Mêxicô, Australia, Thái Lan, Indonesia. Các thiết bị được ứng

dụng cho nghề lưới kéo tôm của các nước này đã giải thoát được rùa biển và các động
vật cỡ lớn khác (cá đuối, sam biển ).
Việc giảm sản lượng cá tạp trong khai thác hải sản ở Australia có từ lâu. Cách
nay hơn 40 năm các ngư dân khai thác tôm ở cửa sông New South Wales và
Queenland đã sử dụng những tấm lưới dốc nghiêng gọi là “dốc trượt Blubber” để giảm
sản lượng cá nhỏ. Gần đây họ đã sử dụng của sổ nhỏ kiểu mắt cá hình tam giác, tấm
4

mắt vuông Composite … ở đụt lưới để giải thoát cá cho lưới kéo tôm.
 Các thiết bị thoát cá con hiện nay của các nước trên thế giới và khu vực
Đông Nam Á
Cá con và cá tạp lẫn trong sản phẩm khai thác thủy sản luôn được quan tâm
nghiên cứu cả về công nghệ khai thác và cũng như bảo vệ nguồn lợi. Tuy nhiên kết
quả chưa nhiều vì đây là vấn đề phức tạp cả về kỹ thuật và tình hình kinh tế - xã hội
không đồng đều giữa các quốc gia.
Về mặt kỹ thuật, để hạn chế đánh bắt cá con người ta sử dụng ngư cụ mà tại
phần chứa cá dùng lưới có kích thước mắt lưới lớn (theo quy định); mắt lưới vuông và
một số loại thiết bị khác tạo điều kiện thuận lợi cho các động vật không mong muốn
đánh bắt, cá con cần bảo vệ thoát ra ngoài ngư cụ.
+ Đụt lưới mắt vuông:
Khi hoạt động dưới nước đụt lưới thường có dạng mắt lưới hình thoi, khi có cá
và cá tập trung tại vị trí cuối cùng của đụt thường làm cho đụt căng ra. Tải trọng tăng
theo số lượng cá vào đụt. Nên xảy ra hiện tượng khép mắt lưới, các loại cá nhỏ không
thể thoát qua các mắt lưới bị khép lại. Dù có sử dụng mắt lưới hình thoi kích thước lớn
theo quy định, hiệu quả thoát cá vẫn kém vì hiện tượng khép mắt lưới do chịu tải.
Để khắc phục tình trạng khép mắt lưới khi có tải trọng, làm giảm diện tích mắt
lưới thoát cá. Người ta sử dụng đụt lưới có mắt lưới vuông xếp theo chiều chịu lực dọc
theo cạnh mắt lưới dọc, khi chịu lực dọc (chủ yếu là lực ma sát, lực cản) mắt lưới
vuông không biến dạng, diện tích thoát cá vẫn giữ nguyên, nghĩa là lỗ chui của cá qua
lưới không thay đổi (hình 1.1). Các thí nghiệm để lựa chọn các kiểu đụt mắt lưới

vuông đã được Robertson ở Scotlan và nhiều người khác thực hiện từ năm 1982 đến
năm 1986. Kết quả thí nghiệm kiểu đụt mắt lưới vuông đã cho cá nhỏ thoát ra ngoài
đạt đến 50% tổng số cá thể đánh bắt được của mẻ lưới.






Hình 1.1. Hình dạng đụt lưới kéo sử dụng mắt lưới hình vuông
5

+ Tấm lưới mắt vuông (cửa sổ mắt vuông)
Đối với thiết bị kiểu tấm lưới mắt vuông, việc lựa chọn kích thước mắt lưới rất
quan trọng và rất cần thiết để xác định được kích thước mắt lưới vừa giải thoát cá ở
mức cao nhất vừa hạn chế tối đa lượng tôm bị thất thoát. Kích thước và vị trí lắp các
tấm lưới mắt vuông cũng phải được quan tâm, đặt ở nơi cao nhất của đụt lưới là vị trí
hợp lý nhất để nó giảm được lượng tôm bị thất thoát. Cửa sổ không nên đặt quá gần
sản phẩm bị khai thác trong đụt lưới, lượng tôm thất thoát sẽ nhiều hơn, đặc biệt trong
lúc kéo ngược lại và trong các đợt sóng trào lên.


Hình 1.2. Thiết bị thoát cá con kiểu tấm lưới mắt vuông
+ Thiết bị thoát cá con của một số nước trong khu vực Đông Nam Á
Trung tâm phát triển Nghề cá Đông Nam á (SEAFDEC) phối hợp với các nước
thành viên ASEAN đã tiến hành hướng dẫn áp dụng Bộ qui tắc ứng xử Nghề cá có
trách nhiệm của FAO trong khu vực. Vấn đề đặt ra cho công tác nghiên cứu và ứng
dụng là phải tiến hành áp dụng các công nghệ khai thác thích hợp có chọn lọc, do đó
SEAFDEC đã thực hiện nhiều chuyến nghiên cứu và thử nghiệm các thiết bị JTEDs
khác nhau để giải thoát cá con.

6

Malaixia: đã tiến hành nghiên cứu thiết bị JTEDs mới kiểu khung sắt.










Kết quả thí nghiệm cho thấy, khoảng trống giữa các thanh chắn của 2 thiết bị
JTEDs đã thử nghiệm có kích thước là 20mm và 12mm. Khoảng trống giữa 2 thanh
chắn là 20mm tỉ lệ thoát 73% sản lượng, khoảng trống giữa các thanh chắn là 12mm,
giải thoát các loài chỉ đạt 35% sản lượng khai thác. Nhóm cá tạp, khả năng giải thoát
qua các thiết bị chiếm tới khoảng 87% và 70% sản lượng khai thác đối với trường hợp
khoảng trống giữa các thanh chắn tương ứng là 20mm và 12mm.
Inđônêxia: Đã ứng dụng khá thành công các loại thiết bị thoát cá con như: thiết
bị hình chữ nhật; thiết bị khung sắt; thiết bị dạng nửa đường cong (hình 1.3và hình
1.4).
Mức độ thoát của cá khi sử dụng thiết bị JTEDs là 79% tổng sản lượng đối với
kiểu khung sắt với khoảng cách giữa các song sắt là 40mm, với 25% cá thoát ra của
hai thiết bị JTEDs nửa đường cong và hình chữ nhật. Các loài cá nổi là 97% cá thoát ra
khi sử dụng thiết bị khung sắt, 53% cá thoát ra khi sử dụng thiết bị nửa đường cong,
49% sản lượng thoát ra khi sử dụng thiết bị hình chữ nhật. Đối với cá tạp là 68% cá
Hình 1.3. Thiết bị kiểu khung sắt của Malayxia
120
0


120
0

Bản l
PE, 2a = 25mm

S
ắt thanh

6

20

Sắt ống

22
800

12

500

500

800

7

thoát ra khi sử dụng thiết bị khung sắt, 4% cá thoát ra khi sử dụng thiết bị nửa đường

cong và 17% cá thoát ra khi dùng thiết bị hình chữ nhật.




















Thái Lan: các loại thiết bị đã sử dụng gồm: thiết bị hình chữ nhật; thiết bị dạng
40

250

400

500


400

250

S

t

ng


22

Sắt thanh

6
PE 380D/12

2a = 15mm

800

Hình 1.4. Thiết bị JTEDs kiểu khung sắt của Inđônêxia

1,5m

1m

6,5m


Vòng sắt
2a = 18mm
Vòng sắt

2a = 45mm
Cửa thoát
a - Thiết bị hình chữ nhật b - Thiết bị nửa đường cong
Hình 1.5. Thiết bị JTEDs hình chữ nhật và nửa đường cong của Inđônêxia

(a))

20 khe thoát

khoảng cách giữa
các
khe

40mm

D©y PE 6

(b)

20 khe thoát

khoảng cách giữa
các khe

40mm


800

1000

Sắt thanh

10

Sắt thanh

6
40

8

Thái Lan: các loại thiết bị đã sử dụng gồm: thiết bị hình chữ nhật; thiết bị dạng
nửa đường cong (hình 1.6 và hình 1.7).


















Kết quả thoát của thiết bị hình chữ nhật: Tỉ lệ cá thoát ra của những loài cá kinh
tế trong khoảng 32 - 59% và cá tạp thoát ra trong khoảng 5 - 20%. Tỉ lệ thoát ra đối
với những loài động vật chân đầu là 78 - 100%.
80


ới kéo đ
ư
ợc lắp thiết bị JTEDs

800

Khung sắt
1000

Dây PE

8
120

3 khe thoát

4 khe thoát

6 khe thoát


10 khe thoát

240

1
60

Hình 1.6. Thiết bị JTEDs kiểu hình chữ nhật của Thái Lan
Hình 1.7. Thiết bị JTEDs kiểu nửa đường cong của Thái Lan

1m

1m

9m

Vòng sắt
2a = 25mm

Vòng sắt

2a = 25mm
Chu vi vòng sắt = 400cm
Cửa thoát
20 khe thoát

khoảng c¸ch giữa
c¸c khe 4cm
14 khe thoát


khoảng cách giữa
các khe 6cm
10 khe thoát

khoảng cách giữa
các khe 8cm
7 khe thoát

khoảng cách giữa
các khe 12cm
9

Kết quả thoát của thiết bị kiểu nửa đường cong: Tỉ lệ thoát khoảng 29 - 36% đối
với các loài cá kinh tế và từ 5 - 12% đối với các loài cá tạp. Tỉ lệ phần trăm thoát ra
của các loài động vật chân đầu là trong khoảng giữa 19 - 44%.
Như vậy, các nước trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á đã có rất nhiều
công nghiên cứu để ứng dụng các thiết bị thoát cá con và các loài khai thác không
mong muốn khác rất thành công. Tuy nhiên, các thiết bị này chủ yếu sử dụng trên các
tàu công nghiệp có công suất, ngư cụ, hoàn toàn khác so với tàu thuyền Hải Phòng,
cạnh đó thành phần sản lượng, ngư trường (độ sâu, đáy biển, ) cũng hoàn toàn khác.
Chính vì vậy, để áp dụng được các thiết bị thoát cá con cho phù hợp với tàu thuyền,
ngư cụ và ngư trường khai thác ở Hải Phòng thì cần phải có các nghiên cứu cải tiến.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1. Một số văn bản pháp qui và cơ chế chính sách liên quan
Hiện nay Nhà nước đã thiết lập hệ thống tổ chức khai thác và bảo vệ nguồn lợi
thủy sản từ Trung ương đến địa phương và đã ban hành nhiều chính sách, văn bản để
thực thi trong quản lý nghề cá như: luật Thủy sản, các Nghị định, các Thông tư , các
văn bản quản lý tàu thuyền như cấp giấy phép khai thác, đăng ký, đăng kiểm tàu cá,
các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Thủy sản (cũ) trong vấn đề bảo
vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản như sau:

Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản (nay là Bộ
NN&PTNT) về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP
ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ
sản. Thông tư này Quy định kích thước mắt lưới nhỏ nhất tại bộ phận tập trung cá của
các ngư cụ khai thác thuỷ sản biển.
Nghị định 123/2006/NĐ-CP ngày 27/10/2006 nay là Nghị định số 33/2010/NĐ-
CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ và Thông tư 48/2010/TT-BNNPTNT ngày
11/08/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý hoạt động khai
thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.
Quyết định 48/2010/QĐ-TTg, ngày 13/7/2010 về một số chính sách khuyến khích,
hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa bờ.
Đây là một trong những chính sách quan trọng trong việc định hướng phát triển khai thác
xa bờ của Chính phủ với mục tiêu phát triển nghề khai thác hải sản cũng như đảm bảo
điều kiện kinh tế - xã hội tại các vùng đảo, biển xa bờ.
10

Trong thời gian tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ ban hành thông tư
về việc phát triển ngành thủy sản đến năm 2020. Trong đó, có việc qui định việc lắp ráp
thiết bị thoát cá con ở đụt lưới kéo.
1.2.2. Một số công trình nghiên cứu có liên quan
- Năm 2001, Viện Nghiên cứu Hải sản đã hợp tác với SEAFDEC tiến hành thử
nghiệm thiết bị JTEDs dạng khung sắt cho lưới kéo đáy. Thiết bị được cấu tạo từ 3
khung sắt, kích thước mỗi khung 500x800mm (2 khung thanh sắt và 1 khung lưới).








Hình 1.8. Thiết bị JTEDs kiểu khung sắt đã thử nghiệm ở Việt Nam
Khung sắt A và B (hình 1. 8) được hàn các thanh sắt song song có khoảng cách
giữa hai thanh là 20mm (JTED20); 30mm (JTED30) và 40mm (JTED40); khung sắt C
được bao kín bằng lưới. Các khung sắt được liên kết với nhau bằng bản lề tạo thành
thiết bị thoát cá con. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ thoát của các thiết bị trên đạt từ
11,9 - 14,2%. Tuy nhiên, hạn chế của chuyến nghiên cứu này là thử nghiệm còn quá ít
mẻ lưới nên khả năng đánh giá được thiết bị này thoát tốt hay không còn phải tiến
hành nghiên cứu thêm. Bên cạnh đó, các nghiên cứu này cũng chưa tiến hành thử
nghiệm đối với thiết bị thoát cá con bằng đụt lưới mắt vuông và tấm lưới mắt vuông.
- Năm 2004, Nguyễn Phong Hải đã tiến hành nghiên cứu thiết bị JTEDs có khe
hở 20mm ở lưới kéo tôm cỡ tàu có công suất 45 cv tại tỉnh Kiên Giang. Kết quả cho
thấy: Tỷ lệ cá phân (cá con, cá tạp) thoát ra ngoài qua thiết bị là 72,3% tính theo khối
lượng, cá bị giữ lại ở đụt lưới lớn hơn cá thoát ra ngoài. Lượng tôm và cá thương phẩm
(cá chợ) thoát ra khỏi lưới lần lượt là 7,9% và 16,1%. Tuy nhiên, đề tài còn một số hạn
chế đó là chỉ tiến hành thử nghiệm được đối với một loại thiết bị và chỉ thực hiện được
500

800

40

800

30

800

20



B

A


C
500

500

500

800

11

cho vùng biển Kiên Giang và các mẻ thử nghiệm còn ít và chưa tiến hành thử nghiệm
được với các thiết bị đụt lưới mắt vuông và tấm lưới mắt vuông.
- Từ năm 2003 - 2006, Viện nghiên cứu Hải sản đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu thiết kế và áp dụng ngư cụ chọn lọc cho một số loại nghề khai thác hải
sản”. Đề tài đã nghiên cứu ứng dụng thiết bị thoát cá con kiểu khung sắt và các thiết bị
thoát cá con kiểu tấm lưới mắt vuông (TLV) cho lưới kéo đáy. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, đối với thiết bị dạng tấm lưới mắt vuông (TLV) ở đụt lưới tỉ lệ thoát khoảng 53,6
- 66,7% sản lượng cá trong các mẻ lưới và khả năng thoát tính theo số lượng cá thể đạt
từ 69,5 - 83,9% số lượng cá thể của cá trong các mẻ lưới. Đối với thiết bị dạng khung
sắt lắp ở đụt lưới tỉ lệ thoát khoảng từ 63,9 - 86,3% sản lượng cá có trong các mẻ lưới
và khả năng thoát theo số lượng cá thể của cá qua các thiết bị khung sắt từ 79,5 -
95,8% số lượng cá thể của cá có trong các mẻ lưới. Tuy nhiên, hạn chế của đề tài này
là các thiết bị trên chỉ được thử nghiệm ở khu vực Đông Nam Bộ, nơi có tàu thuyền,
ngư cụ và ngư trường khai thác khác với các khu vực khác (miền Trung, Tây Nam Bộ

và vịnh Bắc Bộ) trong cả nước, trong đó có vùng biển Hải Phòng. Bên cạnh đó, đề tài
cũng chưa tiến hành ứng dụng và thử nghiệm thiết bị thoát cá con bằng đụt lưới mắt
vuông, đây là thiết bị được các nước trên thế giới ứng dụng rất thành công và rất phù
hợp với tàu thuyền nghề lưới kéo công suất nhỏ ở nước ta.
- Năm 2011, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Hải Phòng đã tiến hành
nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng các nghề khai thác hải sản có hại ở vùng nước
ven bờ của Hải Phòng. Đề xuất các giải pháp quản lý nguồn lợi hải sản ven bờ”. Kết
quả của đề tài đã cho thấy tỉ lệ cá tạp trong các mẻ lưới của nghề lưới kéo cá chiếm từ
58,0 - 61,7%. Điều đó cho thấy nếu ứng dụng thành công thiết bị thoát cá con này sẽ
giúp cho việc bảo vệ và tái tạo nguồn lợi hải sản là rất tốt.
Như vậy, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về thiết bị thoát cá
con nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tuy nhiên các thiết bị này chủ yếu được thử
nghiệm ở khu vực Đông Nam Bộ (nơi có tàu thuyền, ngư trường, ngư cụ, ) hoàn toàn
khác so với ở Hải Phòng và cũng chủ yếu tập trung vào thử nghiệm thiết bị thoát cá
con kiểu JTEDs, trong khi đó các thiết bị thoát cá con vốn được cho là phù hợp với tàu
thuyền lưới kéo Việt Nam như đụt lưới mắt vuông và tấm lưới mắt vuông lại chưa
được nghiên cứu nhiều, đặc biệt là thiết bị thoát cá con đụt lưới mắt vuông thì chưa có
công trình nghiên cứu nào. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thiết bị thoát cá con bằng đụt
12

lưới mắt vuông và tấm lưới mắt vuông để áp dụng vào thực tế nhằm bảo vệ nguồn lợi
ở Hải Phòng và các tỉnh lân cận là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
1.2.3. Tình hình khai thác hải sản Hải Phòng
Vùng biển Hải Phòng, thành phần loài là rất đa dạng và phong phú, số lượng
loài có sản lượng chiếm ưu thế tuyệt đối trong tổng sản lượng là hầu như không có.
Nhìn chung, nguồn lợi hải sản ở vùng biển Hải Phòng có đặc trưng tương tự như
nguồn lợi hải sản vịnh Bắc Bộ (Vũ Việt Hà, 2008). Vùng biển Vịnh Bắc Bộ nói chung
và vùng biển Hải Phòng nói riêng là vùng biển có tính đa dạng sinh học cao, riêng chỉ
tính khu vực quanh đảo Cát Bà có đến 124 loài cá biển thuộc 89 giống nằm trong 56
họ (Vũ Việt Hà, 2008).

Ngư trường của vùng biển Hải Phòng, gồm: Ngư trường Bạch Long Vĩ, ngư
trường Cát Bà - Bắc Long Châu, ngư trường Nam Long Châu kéo dài đến cửa Ba Lạt.
Ngư trường Bạch Long Vĩ và ngư trường Cát Bà – Bắc Long Châu là ngư trường khai
thác nghề lưới kéo.
Tính đến 3/2013, tổng số tàu thuyền của Hải Phòng là 4.009 chiếc (chi tiết bảng 1.1).
Bảng 1.1. Cơ cấu nghề khai thác hải sản của Hải Phòng, tính đến tháng 3/2013
TT

Nhóm nghề
Số lượng tàu phân theo nhóm công suất (chiếc)
Tổng
Tỉ lệ
%
< 20
20
-
<
50

50
-
<90

90-<150

150
-
<250

250

-
<400

≥400
1 Lưới kéo đơn 335 101 65 37 21 - -
559
13,9
2 Rê tầng mặt 342 52 12 - - - -
406
10,1
3 Rê tầng đáy 293 28 22 - - - -
343
8,6
4 Rê 3 lớp - - 23 82 19 9 2
135
3,4
5 Nghề câu tay 126 - - - - - -
126
3,1
6 Câu vàng 53 1 - 1 - - -
55
1,4
7 Chụp mực - 7 90 120 78 23 1
319
8,0
8 Lồng, bẫy 499 169 - 1 - - -
669
16,7
9 Dịch vụ 13 27 28 41 4 5 2 120 3,0
10


Đáy, xăm 661 168 10 - - - -
839
20,9
11

Nghề khác. 330 80 22 3 - 3 -
438
10,9
Tổng 2652

633 272 285 121 40 5 4.009 100,0

Nguồn: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Hải Phòng



13

Qua trên cho thấy, lưới kéo chiếm 13,9%, lưới rê tầng mặt chiếm 10,1%, lưới rê tầng
đáy chiếm 8,6%, lưới rê 3 lớp chiếm 3,4%, nghề câu tay chiếm 3,1%, câu vàng chiếm
1,4%, chụp mực chiếm 8%, lồng bẫy chiếm 16,7%, đáy, xăm chiếm 20,9%, dịch vụ
chiếm 3%, nghề khác chiếm 10,9%. Số lượng tàu thuyền trên 90cv là 449 chiếc, chiếm
11,2% tổng số tàu thuyền của Hải Phòng. Điều này cho thấy tàu thuyền của Hải Phòng
chủ yếu là đội tàu công suất nhỏ, khai thác ở ven bờ và vùng lộng.































14

CHƯƠNG 2
NỘI DUNG, TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu

- Thu thập, phân tích tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước về lĩnh vực
nghiên cứu của đề tài gồm: tàu thuyền, ngư cụ, các thiết bị thoát cá con,
- Điều tra hiện trạng khai thác của nghề lưới kéo đáy ở Hải Phòng, gồm: kích
thước tàu thuyền, ngư cụ, thành phần sản lượng khai thác, tỷ lệ phần trăm cá tạp, hiệu
quả kinh tế,
- Điều tra thu mẫu về thành phần loài, kích cỡ đối tượng khai thác của nghề lưới
kéo đáy ở Hải Phòng.
Nội dung 2: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị thoát cá con kiểu đụt lưới mắt vuông
cho tàu lưới kéo đáy ở Hải Phòng.
- Tính toán thiết kế cải tiến thiết bị thoát cá con kiểu đụt lưới mắt vuông gồm:
chiều dài thiết bị, kích thước mắt lưới, kích thước lỗ thoát, các trang phụ tùng kèm
theo, phù hợp.
- Xây dựng qui trình kỹ thuật lắp ráp và sử dụng thiết bị thoát cá con kiểu đụt
lưới mắt vuông phù hợp với tàu lưới kéo đáy ở Hải Phòng, gồm: lắp ráp thiết bị, lắp
ráp phụ tùng, kỹ thuật thả lưới, thu lưới,
Nội dung 3: Nghiên cứu thử nghiệm và hiệu chỉnh các thiết bị thoát cá con kiểu đụt
lưới mắt vuông trong thực tế.
- Tiến hành các nghiên cứu thử nghiệm thiết bị thoát cá con kiểu đụt lưới mắt
vuông cho nghề lưới kéo đáy.
- Đánh giá tính chọn lọc của các thiết bị thoát cá con trong quá trình hoạt động
thử nghiệm ngư cụ.
Nội dung 4: Hoàn thiện, đánh giá kết quả thực nghiệm các thiết bị, xây dựng qui trình
sử dụng và đề xuất các giải pháp áp dụng thiết bị thoát cá con cho nghề lưới kéo đáy ở
Hải Phòng.
- Hoàn thiện thiết kế, chế tạo và qui trình sử dụng thiết bị thoát cá con kiểu đụt
lưới mắt vuông cho nghề lưới kéo đáy.
- Đề xuất các giải pháp áp dụng thiết bị thoát cá con vào thực tế sản xuất.
2.2 Tài liệu nghiên cứu
Các tài liệu pháp lý và tài liệu khoa học liên quan đến bảo vệ nguồn lợi hải sản
15


đã được tập hợp gồm có:
- Các văn bản về bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản.
- Tài liệu về thiết kế và hướng dẫn sử dụng các loại thiết bị thoát cá con của
Australia, SEAFDEC, FAO.
- Các báo cáo về thử nghiệm các loại thiết bị thoát cá con của SEAFDEC tại
Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thailand, Brunei, Philippins.
- Báo cáo thử nghiệm thiết bị cá con kiểu đụt lưới mắt vuông và tấm lưới mắt
vuông trên tàu lưới kéo đáy.
- Các số liệu về kết quả thử nghiệm thiết bị thoát cá con kiểu đụt lưới mắt
vuông và tấm lưới mắt vuông.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
2.3.1.1. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thiết bị thoát cá con kiểu đụt lưới mắt vuông cho nghề
lưới kéo đáy tại Hải Phòng được thực hiện trên tàu HP- 09368 –TS do Phạm Văn
Dương làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng, địa chỉ: xã Phả Lễ - Thủy Nguyên – Hải
Phòng. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vùng biển Hải Phòng, phạm vi này căn cứ vào
kết quả điều tra về ngư trương hoạt động của nghề lưới kéo đáy. Trong đó, đề tài đặc
biệt chú ý vào các khu vực có tàu lưới kéo đáy của Hải Phòng hoạt động nhiều là khu
vực xung quanh đảo Bạch Long Vĩ, Cát Bà - Bắc Long Châu, ngư trường Nam Long
Châu kéo dài đến cửa Ba Lạt để tiến hành thử nghiệm.

16


Hình 2.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu thử nghiệm thiết bị thoát cá con
2.3.1.2 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm các
yếu tố sau:
- Tàu thuyền, ngư cụ, ngư trường, các thiết bị thoát cá con,

- Tàu thuyền nghề lưới kéo đáy: công suất máy tàu, trang thiết bị khai thác,
- Ngư trường, nguồn lợi: Một số đối tượng khai thác chính của nghề lưới kéo đáy
tại ngư trường Hải Phòng.
- Ngư cụ khai thác: Thông số kỹ thuật, kích thước của vàng lưới kéo đáy,
- Các thiết bị thoát cá con kiểu đụt lưới mắt vuông : kích thước, cấu tạo, kỹ thuật
lắp ráp, cho nghề lưới kéo đáy.
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp chuyên gia: Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu, tổ chức hội thảo để xin ý kiến, tư vấn nhằm đưa ra phương án thiết
kế, thi công và thử nghiệm phù hợp và có tính khoa học cao nhất.
- Thu thập số liệu về cơ cấu đội tàu theo nhóm công suất, cơ cấu nghề khai thác
hải sản và các vấn đề khác liên quan đến nghề cá của Hải Phòng từ các đề tài, dự án,
trong và ngoài nước và tại các cơ quan quản lý.
- Thu thập thông tin tại các bến cá, các chủ tàu/thuyền trưởng. Số liệu thu thập,
gồm: Tàu thuyền, kích thước mắt lưới của ngư cụ, phương thức hoạt động, tốc độ kéo

×