Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình dịch vụ hậu cần trên biển cho nghề lưới vây xa bờ tại thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.9 MB, 127 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG







NGUYỄN XUÂN ĐỒNG




NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH DỊCH
VỤ HẬU CẦN TRÊN BIỂN CHO NGHỀ LƯỚI VÂY XA BỜ
TẠI THỊ XÃ SẦM SƠN, TỈNH THANH HÓA







LUẬN VĂN THẠC SĨ














Khánh Hòa – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG



NGUYỄN XUÂN ĐỒNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH DỊCH
VỤ HẬU CẦN TRÊN BIỂN CHO NGHỀ LƯỚI VÂY XA BỜ
TẠI THỊ XÃ SẦM SƠN, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngành đào tạo: Kỹ thuật khai thác thủy sản
Mã số: 60620304

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

…………………………….

1. TS. Trần Đức Phú


……………………………

2. ThS. Nguyễn Trọng Thảo

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA SAU ĐẠI HỌC




TS. Hoàng Văn Tính


Khánh Hòa – 2014


ii


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình nghiên cứu
tài liệu, thực hiện các chuyến điều tra khảo sát thực tế trên các tàu dịch vụ và tàu khai
thác hải sản bằng nghề lưới vây xa bờ của bà con ngư dân thị xã Sầm Sơn khai thác ở
khu vực Vịnh Bắc Bộ và khu vực biển Trung Bộ. Tất cả số liệu sử dụng trong luận văn
đều do tác giả và đồng nghiệp trực tiếp khảo sát thu thập trong các chuyến điều tra
thực địa ở địa phương bằng hình thức phỏng vấn chủ tàu tại bờ và trên biển, giai đoạn
2013-2014. Số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, được xử lý theo phương
pháp khoa học và đảm bảo độ tin cậy.
Số liệu trong luận văn và kết quả nghiên cứu của luận văn là mới, không trùng

lặp với bất cứ luận án bảo vệ học vị nào đã có trước đây.
Thanh hóa, ngày 25 tháng 9 năm 2014

Tác giả



Nguyễn Xuân Đồng
















ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới TS. Trần Đức Phú, ThS. Nguyễn Trọng Thảo là
những người trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hải sản, Lãnh đạo Phòng
Nghiên cứu Công nghệ Khai thác, đã cho phép và tạo mọi điều kiện để tôi tiếp cận các

tài liệu liên quan phục vụ cho việc thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới kỹ sư Nguyễn Duy Tiến, kỹ sư Nguyễn Thị Thu Cúc,
kỹ sư Lê Duy Hùng là những người đã cùng tôi tham gia các đợt điều tra khảo sát,
phỏng vấn các chủ tàu khai thác, chủ tàu dịch vụ và các doanh nghiệp thu mua sơ chế,
chế biến các sản phẩm thủy sản tại thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Lãnh đạo
Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản, Quý thầy trong Viện đã truyền đạt
kiến thức và kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 9 năm 2014

Tác giả



Nguyễn Xuân Đồng
















iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH x
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1. Nghiên cứu ngoài nước 6
1.2. Nghiên cứu trong nước 9
1.2.1.
Tình hình tổ chức sản xuất, dịch vụ hậu cần nghề cá trong thời gian qua
11
1.2.2. Một số mô hình tổ chức sản xuất, dịch vụ hậu cần điển hình trong thời gian qua
13
1.2.3. Mô hình tổ chức sản xuất, dịch vụ hậu cần dạng tập đoàn, các công ty 18
1.2.4. Thực trạng các mô hình tổ chức sản xuất, dịch vụ hậu cần tại tỉnh Thanh Hóa 20
1.2.5. Các công trình nghiên cứu liên quan đến mô hình tổ chức sản xuất, dịch vụ hậu
cần trong thời gian qua 24
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 255
2.1. Nội dung nghiên cứu 255
2.2. Tài liệu, vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2626
2.2.1. Tài liệu 26
2.2.2. Số liệu sử dụng 26
2.2.3. Phương pháp điều tra, thu mẫu 26
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu 27
2.2.4.1. Tính năng suất khai thác 28
2.2.4.2. Phương pháp tính các chỉ số kinh tế đội tàu 28

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33


iv
3.1. Hiện trạng tàu thuyền khai thác và hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá thị xã Sầm
Sơn, tỉnh Thanh Hóa 33
3.1.1. Thực trạng tàu thuyền khai thác 33
3.1.1.1. Cơ cấu đội tàu khai thác hải sản 33
3.1.1.2. Đặc điểm tàu thuyền nghề lưới vây khai thác xa bờ thị xã Sầm Sơn 34
3.1.1.3. Ngư trường và mùa vụ khai thác 34
3.1.1.4. Cách thức bảo quản 35
3.1.2. Hiện trạng hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá thị xã Sầm Sơn 35
3.1.2.1. Vị trí địa lý 35
3.1.2.2. Cơ sở cảng cá, bến cá 35
3.1.2.3. Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá 36
3.1.2.4. Hiện trạng cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá tại các cảng cá khu vực khu vực
thị xã Sầm Sơn 36
3.1.3. Hiện trạng các mô hình tổ chức sản xuất, dịch vụ hậu cần của nghề lưới vây xa
bờ thị xã Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa 38
3.1.3.1. Hiện trạng các mô hình dịch vụ hậu cần dạng truyền thống của nghề lưới vây
xa bờ thị xã Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa 38
3.1.3.2. Hiện trạng các mô hình dịch vụ hậu cần dạng luân phiên vận chuyển sản phẩm
về bờ của nghề lưới vây xa bờ thị xã Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa 43
3.1.3.3. Hiện trạng các mô hình dịch vụ hậu cần thu mua trên biển dạng tàu mẹ - tàu
con của nghề lưới vây xa bờ thị xã Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa. 47
3.1.3.4. Hiện trạng các mô hình dịch vụ hậu cần thu mua trên biển dạng thu mua đơn
lẻ của nghề lưới vây xa bờ thị xã Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa 55
3.2. Đánh giá về ưu, nhược điểm của các mô hình dịch vụ hậu cần trên biển nghề lưới
vây xa bờ tại thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa 59
3.2.1. Ưu nhược điểm của các tàu khai thác nghề vây tham gia trong các mô hình dịch

vụ hậu cần trên biển 59
3.2.1.1. Mô hình tàu mẹ - tàu con 59
3.2.1.2. Mô hình luân phiên 62
3.2.1.3. Mô hình đơn lẻ 63


v
3.2.2. Ưu, nhược điểm của các tàu dịch vụ tham gia trong các mô hình dịch vụ hậu cần
trên biển của nghề lưới vây xa bờ thị xã Sầm Sơn 64
3.2.2.1. Tàu dịch vụ trong mô hình tàu mẹ - tàu con 64
3.2.2.2. Mô hình tàu dịch vụ trong mô hình dịch vụ đơn lẻError! Bookmark not
defined.
3.3. Đề xuất mô hình dịch vụ hậu cần phù hợp với điều kiện của nghề lưới vây xa bờ
của thị xã Sầm Sơn tỉnh Thanh Hoá 66
3.3.1. Cơ sở thực tiễn của mô hình đề xuất 66
3.3.1.1. Về hiệu quả kinh tế 66
3.3.1.2. Hiệu quả về mặt xã hội 67
3.3.1.3. Phương thức thu mua và kỹ thuật giao nhận 68
3.3.1.4. Trang thiết bị và phương pháp bảo quản sản phẩm 68
3.3.2. Cơ sở xác định số lượng tàu nghề vây phù hợp trong một mô hình tàu mẹ - tàu
con 69
3.3.2.1. Các căn cứ khoa học để lựa chọn mô hình 69
3.3.2.2. Các chỉ tiêu cơ bản để xác định số lượng tàu trong mô hình 69
3.3.2.3. Phương pháp xác định số lượng tàu trong mô hình 70
3.3.3. Đề xuất mô hình dịch vụ phù hợp cho nghề lưới vây xa bờ tại thị xã Sầm Sơn,
tỉnh Thanh Hoá 75
3.3.3.1. Quy mô mô hình 75
3.3.3.2. Cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động 76
3.3.3.3. Phương thức hoạt động 78
3.3.3.4. Quy chế hoạt động 80

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
1. Kết luận 82
2. Kiến nghị 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 86
Phụ lục I: Hiện trạng cơ tàu cấu tàu thuyền, nghề nghiệp và sản phẩm nghề cá tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2013 86


vi
Phụ lục II: Cơ cầu tàu thuyền và nghề khai thác tính đến tháng 12 năm 2013 tỉnh thanh
Hóa 87
Phụ lục III: Năng suất khai thác của các tàu nghề vây khai thác xa bờ thị xã Sầm Sơn
88
Phụ lục IV: Vốn đầu tư của các tàu nghề vây khai thác xa bờ thị xã Sầm Sơn 90
Phụ lục V: Vốn đầu tư của các tàu dịch vụ nghề vây thị xã Sầm Sơn 92
Phụ lục VI: Danh sách các tàu trong các mô hình dịch vụ hậu cần 93
Phụ lục VII: Biểu mẫu điều tra 98
Phụ lục IIX: Một số hình ảnh hoạt động của nghề lưới vây thị xã Sầm Sơn 107























vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt
1 B
Chiều rộng vỏ tàu lớn nhất
5 CP
Chi phí
6 CV Công suất
7 DL
Doanh lợi
8 DT
Doanh thu
9 ĐVT
Đơn vị tính
10 FAO
Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc
13 GRT
Tấn trọng tải

14 H
Chiều cao mạn
15 KT Khai thác
18 L
Chiều dài vỏ tàu lớn nhất
19 LTTP
Lương thực – thực phẩm
20 LN
Lợi nhuận
21 SEAFDEC
Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á
22 TB
Trung bình
23 TCSX
Tổ chức sản xuất
24 TC Tàu con
25 TM
Tàu mẹ
26 VĐT
Vốn đầu tư
27 MH Mô hình





















viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Kích thước cơ bản tàu thuyền nghề lưới vây và nghề dịch vụ thị xã Sầm Sơn
34
Bảng 3.2: Số mô hình, số mẫu điều tra và thông số cơ bản của tàu trong mô hình dạng
truyền thống 40
Bảng 3.3. Vốn đầu tư của đội tàu tàu nghề vây trong các mô hình truyền thống 39
Bảng 3.4. Năng suất khai thác trung bình của các đội tàu nghề lưới vây trong mô hình
truyền thống Error! Bookmark not defined.0
Bảng 3.5: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận, số ngày hoạt động của các đội tàu nghề lưới
vây trong mô hình truyền thống 41
Bảng 3.6: Thu nhập trung bình của thuyền viên trong mô hình truyền thống 42
Bảng 3.7: Số mô hình, số mẫu điều tra và thông số cơ bản của tàu trong mô hình dạng
luân phiên 43
Bảng 3.8. Vốn đầu tư của đội tàu nghề vây trong các mô hình luân phiên 43
Bảng 3.9. Năng suất khai thác trung bình của các đội tàu nghề lưới vây mô hình luân
phiên 45
Bảng 3.10: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các đội tàu nghề lưới vây trong mô hình
truyền thống 46

Bảng 3.11: Thu nhập trung bình của thuyền viên trong mô hình luân phiên 47
Bảng 3.12: Số mô hình, số mẫu điều tra và thông số cơ bản của tàu trong mô hình dạng
tàu mẹ - tàu con 48
Bảng 3.13. Vốn đầu tư của đội tàu tàu dịch vụ, tàu khai thác tham gia trong các mô
hình tàu mẹ - tàu con 48
Bảng 3.14: Sản lượng thu mua trung bình của các tàu mẹ 52
Bảng 3.15. Năng suất khai thác trung bình của các đội tàu nghề lưới vây mô hình tàu
mẹ - tàu con 52
Bảng 3.16: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các đội tàu nghề lưới vây trong mô hình
tàu mẹ - tàu con 53
Bảng 3.17: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các đội tàu mẹ trong mô hình tàu mẹ -
tàu con 53
Bảng 3.18: Thu nhập trung bình của thuyền viên trong mô hình tàu mẹ - tàu con 54


ix
Bảng 3.19: Số mô hình, số mẫu điều tra và thông số cơ bản của tàu dịch vụ trong mô
hình dạng tàu dịch vụ đơn lẻ 55
Bảng 3.20. Vốn đầu tư của đội tàu tàu dịch vụ tham gia trong mô hình dịch vụ đơn lẻ
56
Bảng 3.21: Sản lượng thu mua trung bình của các tàu dịch vụ đơn lẻ 57
Bảng 3.22: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các đội tàu mẹ trong mô hình dịch vụ
đơn lẻ 58
Bảng 3.23: Thu nhập trung bình của thuyền viên trong mô hình dịch vụ đơn lẻ .59
Bảng 3.24: Bảng so sánh lợi ích của đội tàu khai thác tham gia mô hình tàu mẹ - tàu
con, dạng mô hình luân phiên và mô hình đơn lẻ 60
Bảng 3.25. Bảng so sánh lợi ích của đội tàu dịch vụ tham gia mô hình tàu mẹ - tàu con
và mô hình đơn lẻ 64
Bảng 3.26: Khả năng chứa và bảo quản sản phẩm của dịch vụ theo kích thước vỏ tàu…
70

Bảng 3.27: Thời gian cần thiết tàu dịch vụ vận chuyển về đến bờ tiêu thụ, theo khoảng
cách tới ngư trường 72



























x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ phương pháp điều tra thu mẫu 27
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của mô hình tàu mẹ - tàu con 78
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình hoạt động của tàu mẹ 79
Hình 3.3: Sơ đồ quy trình hoạt động của tàu con 79
Hình 3.4: Sơ đồ quy trình thu sản phẩm và cung ứng nguyên vật liệu 89
Hình 3.5: Dịch vụ hậu cần tại cảng Lạch Hới phường Quảng Tiến thị xã Sầm Sơn . 107
Hình 3.6: Tàu nghề lưới vây xa bờ lắp đặt và hội thảo máy dò ngang CH250 tại Quảng
Tiến thị xã Sầm Sơn 108
Hình 3.7: Cấu tạo và kỹ thuật thả chà trong nghề lưới vây xa bờ thị xã Sầm Sơn 109
Hình 3.8: Một số tín hiệu cá bắt gặp trên máy dò ngang khi thu lưới 110
Hình 3.9: Một số hình ảnh thả và thu lưới vây 111
Hình 3.10: Một số hình ảnh thu, xếp lưới và bảo quản cá trên tàu lưới vây 112








1
MỞ ĐẦU
Sự phát triển lớn mạnh của ngành thủy sản có phần đóng góp to lớn của nghề
khai thác. Số lượng tàu tham gia hoạt động khai thác hải sản liên tục tăng trong những
năm qua, phần lớn tàu cá có qui mô khai thác nhỏ, ven bờ, trình độ công nghệ khai
thác ở mức thấp. Áp lực khai thác lên vùng nước ven bờ liên tục gia tăng đã làm huỷ
hoại nghiêm trọng nguồn lợi hải sản, môi trường, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học ở
vùng nước này. Chính vì vậy, vươn khơi khai thác hải sản xa bờ đã và đang là mục
tiêu phát triển cho nghề cá nước ta. Tuy nhiên, việc phát triển các nghề khai thác ồ ạt

mang tính tự phát của cộng đồng ngư dân đã làm giảm hiệu quả đầu tư. Nhiều đội tàu
phải nằm bờ, giải bản, hoặc hoạt động cầm chừng do đánh bắt kém hiệu quả. Ngày 18
tháng 3 năm 2008, Chính phủ đã phải ban hành Quyết định số 289/QĐ-TTg hỗ trợ tiền
dầu cho ngư dân nhằm đảm bảo duy trì hoạt động nghề cá trong cộng đồng ngư dân và
an sinh xã hội. Nhưng đó cũng chỉ là giải pháp trước mắt, chưa thể đảm bảo sinh kế
lâu dài cho ngư dân. Đứng trước tình hình trên trong thời gian qua Đảng và Nhà nước
đã có nhiều quan tâm chỉ đạo nhằm thúc đẩy ngành thủy sản nước ta phát triển bền
vững trong giai đoan mới, cụ thể bằng các văn bản quản lý như: Quyết định 1690/QĐ-
TTg ngày 16 tháng 9 năm 2010 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt
Nam đến năm 2020; Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ
khai thác, nuôi trồng tại vùng biển xa; Quyết định 1445/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm
2013 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn 2030; Quyết định 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22 tháng 11 năm 2013
về việc phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững; Quyết định 375/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2013 về
việc phê duyệt “Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản”; Quyết định
188/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2012 về việc phê duyệt “Chương trình bảo vệ và
phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020”; đặc biệt là Nghị định số 67/2014/NĐ-CP
của Thủ tướng Chính Phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Đây là văn bản có
cú huých mạnh đáp ứng lòng mong mỏi của bà con ngư dân nhằm phát triển ngành
khai thác hải sản nước ta trong giai đoạn mới, giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nghề cá từng bước nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Hiện tại các vùng nước ven bờ và các ngư trường khai thác truyền thống đã và
đang dần cạn kiệt nguồn lợi, chi phí sản xuất ngày càng tăng, việc tổ chức sản xuất và
bao tiêu sản phẩm gắn kết với nhau chưa chặt chẽ và khoa học dẫn đến hiệu quả kinh
tế chuyến biển ngày càng giảm. Ở Thanh Hóa do tình trạng khai thác quá mức, nguồn
lợi hải sản ven bờ ngày càng suy giảm nghiêm trọng, nên đa số ngư dân đã tìm cách
vươn khơi để khai thác các đối tượng có trữ lượng phong phú và có giá trị kinh tế cao.
Điều này đồng nghĩa với việc rủi ro trên biển sẽ cao hơn, tạo áp lực cạnh tranh ngư
trường giữa các nghề khai thác ngày càng gay gắt hơn, đặc biệt là trong điều kiện thời

tiết, an ninh trên biển đang có nhiều diễn biến phức tạp, gần đây nhất là các tàu đánh




2
cá và tàu ngư chính của Trung Quốc hiện diện nhiều ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ, đã tạo
ra tâm lý không yên tâm sản xuất của ngư dân. Hiện tại, việc xây dựng mô hình dịch
vụ hậu cần cho nghề khai thác cá xa bờ đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn và Chính phủ rất quan tâm, điều này đã được thể hiện rõ trong mục tiêu của chiến
lược phát triển thủy sản đến năm 2020. Cạnh đó, hiệu quả kinh tế của các tàu khai thác
xa bờ ngày càng giảm sút do một số nguyên nhân như: nguồn lợi suy giảm, cạnh tranh
ngư trường khốc liệt, chi phí sản xuất tăng cao (80 - 120 triệu đồng/tàu/chuyến), giá
sản phẩm tăng chậm, chất lượng sản phẩm kém do phải khai thác dài ngày, dẫn đến
nguy cơ các tàu khai thác ở vùng biển xa bờ, đặc biệt là nghề lưới vây phải ngừng sản
xuất là rất lớn.
Từ các nguyên nhân trên buộc các tàu khai thác hải sản xa bờ của tỉnh Thanh
Hóa phải đi khai thác ở vùng biển xa bờ hơn, chuyến biển phải kéo dài hơn mới đủ sản
lượng và đủ chi phí dẫn đến chất lượng sản phẩm bị giảm, không bán được giá cao,
kéo theo lợi nhuận cũng bị giảm sút. Trước tình hình đó cần thiết phải tổ chức lại sản
xuất cho các tàu khai thác hải sản xa bờ, nhất là nghề lưới vây xa bờ tại thị xã Sầm
Sơn Thanh Hóa. Hướng tổ chức lại sản xuất là tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả của các mô hình dịch vụ hậu cần trên biển theo định hướng của quyết định
375/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2013 Quyết định về việc phê duyệt đề án tổ chức
lại sản xuất trong khai thác hải sản trong đó:
- Tổ chức lại dịch vụ hậu cần trên bờ, nhất là khâu thu mua, bảo quản và tiêu
thụ sản phẩm theo hướng: phát triển các Hợp tác xã, tổ hợp tác kinh doanh thủy sản và
dịch vụ hậu cần, tạo mối liên kết chia sẻ lợi ích giữa ngư dân khai thác với tổ chức
doanh nghiệp thu mua, cung cấp dịch vụ tại cảng cá, bến cá, bảo đảm tiêu thụ sản
phẩm ổn định, nâng cao giá trị sản phẩm và nâng cao lợi nhuận cho ngư dân khai thác.

Tiếp tục xây dựng và phát triển các mô hình liên kết giữa tàu, nhóm tàu khai thác kết
hợp với tàu dịch vụ hậu cần trên biển.
- Từng bước áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm
từ khai thác, bảo quản, đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm khai thác. Phát triển nhân rộng các mô hình bảo quản sản phẩm tiên tiến
như: bảo quản bằng nước biển lạnh tuần hoàn, bọt xốp polyurethane, lót hầm cá bằng
Inox thay cho hầm gỗ trước đây.
- Củng cố phát triển các các cơ sở đóng sửa tàu cá, sản xuất ngư cụ, trang thiết
bị máy móc khai thác trên tàu cá tại các trung tâm nghề cá, bến cá ở mỗi địa phương,
từng bước cung cấp các trang thiết bị trên tàu cá được sản xuất trong nước, đồng thời
thu hút lao động có việc làm.
Việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đưa ra mô hình tổ chức sản xuất, dịch
vụ hậu cần nghế cá xa bờ phù hợp với hiện trạng nghề cá hiện nay nhằm nâng cao hiệu
quả, phù hợp với cơ chế thị trường là một vấn đề chưa được nghiên cứu sâu ở nước ta.




3
Nếu đưa ra mô hình phù hợp với điều kiện thực tiễn của nghề cá, đáp ứng đúng với
điều kiện của cơ chế thị trường sẽ thúc đẩy phát triển nghề khai thác hải sản xa bờ, đáp
ứng được định hướng chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020, giảm áp lực khai
thác vùng ven bờ, đảm bảo sự an toàn cho người và tàu thuyền khi hoạt động trên biển,
giảm được chi phí, tăng chất lượng sản phẩm, duy trì ổn định kinh tế - xã hội, an ninh
quốc phòng trên vùng biển, đảo xa bờ.
Trong các nghề khai thác hải sản xa bờ tại Thanh Hoá thì nghề lưới vây xa bờ
chỉ tập trung tại một số xã, phường của thị xã Sầm Sơn. Hiện tại trong tổ chức sản xuất
của nghề lưới vây xa bờ đã có một số mô hình dịch vụ hậu cần trên biển được ngư dân
sử dụng. Tuy nhiên các mô hình này hoạt động vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong
muốn. Việc tổ chức hoạt động thu mua trên biển còn khá nhiều bất cập như: các tàu

thu mua thường chỉ mua một số loài hải sản nhất định; chưa có sự liên kết hay mối
ràng buộc giữa tàu thu mua và tàu khai thác dẫn đến hiệu quả hoạt động của đội tàu
thu mua kém (do lượng sản phẩm thu mua được ở mỗi tàu khai thác ít, phải di chuyển
nhiều mới thu mua được đủ lượng sản phẩm về bờ ). Mặt khác hiệu quả hoạt động
của các tàu khai thác cũng không cao do bị ép giá khi bán sản phẩm trên biển; vẫn phải
về bờ sớm do tàu thu mua không mua hết sản phẩm cũng như không cung cấp được
nguyên, nhiên liệu và lương thực, thực phẩm cho tàu tiếp tục bám biển. Cạnh đó, chất
lượng sản phẩm thủy sản khai thác được vẫn không đảm bảo do vẫn phải bảo quản dài
ngày trên biển, không đáp ứng với điều kiện của cơ chế thị trường, vì vậy mà vẫn bị
các chủ nậu, doanh nghiệp ép giá.
Vấn đề đặt ra hiện tại là làm sao có được mô hình tổ chức sản xuất, dịch vụ hậu
cần trên biển phù hợp với điều kiện nghề lưới vây khai thác xa bờ tại địa phương, làm
tăng hiệu quả hoạt động của các đội tàu này. Tức là các nhà quản lý phải trả lời được
các câu hỏi: số lượng tàu trong mỗi mô hình bao nhiêu chiếc là phù hợp (cả tàu khai
thác và tàu dịch vụ trên biển)? Qui trình hoạt động, phương thức vận chuyển, tiêu thụ
sản phẩm sau khai thác như thế nào là đồng bộ? Cách tổ chức liên kết trong chuỗi giá
trị sản phẩm giữa tàu dịch vụ hậu cần và tàu đánh bắt của ngư dân như thế nào để
mang tính bền vững? Cơ cấu tổ chức như thế nào thì chặt chẽ và có tính khoa học? An
toàn, an ninh của các tàu khi hoạt động trên biển như thế nào là tốt? Đây đang là vấn
đề được nhiều ngư dân, chủ nậu, doanh nghiệp chế biến và các nhà quản lý nghề cá ở
Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung rất quan tâm.
Xuất phát từ các vấn đề trên, cần thiết phải thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực
trạng và đề xuất mô hình dịch vụ hậu cần trên biển cho nghề lưới vây xa bờ tại thị xã
Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa”.
 Mục tiêu của đề tài
Đưa ra mô hình tổ chức sản xuất, dịch vụ hậu cần trên biển cho nghề lưới vây
xa bờ tại thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá hiệu quả, an toàn và bền vững.





4
 Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu là sự kết hợp đồng bộ các giải pháp kinh tế - kỹ thuật -
chính sách trong tổ chức sản xuất thực tế của nghề khai thác trên biển phát triển bền
vững.
- Gắn kết được nghiên cứu khoa học với thực tiễn sản xuất.
 Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp cho cơ quan quản lý nghề các tỉnh Thanh Hóa có cơ sở khoa học để định
hướng phát triển các mô hình dịch vụ hậu cần trên biển cho nghề khai thác hải sản xa
bờ phù hợp, khai thác ổn định, hiệu quả.
- Giúp cho ngư dân nâng cao được hiệu quả hoạt động, tận thu nguồn lợi hải
sản xa bờ, nâng cao vai trò đoàn kết tập thể của các mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá.
Qua đó góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cho đất nước, khẳng định chủ quyền, tăng
cường củng cố quốc phòng, an ninh biển đảo.
 Nội dung của luận văn
*. Cấu trúc luận văn:
+ Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu;
+ Chương II: Nội dung và phương pháp nghiên cứu;
+ Chương III: Kết quả nghiên cứu.
*. Nội dung luận văn
- Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
+ Nghiên cứu ngoài nước
+ Nghiên cứu trong nước
- Nội dung nghiên cứu
+ Nội dung 1: Điều tra thực trạng tàu thuyền nghề lưới vây và các mô hình dịch
vụ hậu cần cho nghề lưới vây khai thác xa bờ tại thị xã Sầm Sơn tỉnh Thanh Hoá.
+ Nội dung 2: Đánh giá về ưu, nhược điểm của các mô hình dịch vụ hậu cần
trên biển nghề lưới vây xa bờ tại thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa.
+ Nội dung 3: Đề xuất mô hình dịch vụ hậu cần phù hợp với điều kiện của nghề

lưới vây xa bờ của thị xã Sầm Sơn, Thanh Hoá.
- Kết quả nghiên cứu
+ Thực trạng tàu thuyền nghề lưới vây và các mô hình dịch vụ hậu cần cho
nghề lưới vây khai thác xa bờ tại thị xã Sầm Sơn tỉnh Thanh Hoá.




5
+ Đánh giá về ưu, nhược điểm của các mô hình dịch vụ hậu cần trên biển nghề
lưới vây xa bờ tại thị xã Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa.
+ Đề xuất mô hình dịch vụ hậu cần phù hợp với điều kiện của nghề lưới vây xa
bờ của thị xã Sầm Sơn tỉnh Thanh Hoá.
+ Kết luận và kiến nghị
































6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu ngoài nước
Theo số liệu thống kê của FAO, Thủy sản là một trong những mặt hàng thực
phẩm quan trọng trong đời sống của con người, đáp ứng nhu cầu protein và chất
dinh dưỡng cần thiết cho khoảng 950 triệu người trên toàn thế giới. Có khoảng 77%
sản lượng thủy sản của thế giới được sử dụng làm thực phẩm trực tiếp cho con
người. Vì nhu cầu sử dụng thực phẩm từ thủy sản ngày càng tăng nên nhiều quốc
gia đã phát triển nhanh các đội tàu khai thác và nhà máy chế biến hiện đại nhằm đáp
ứng nhu cầu về sản phẩm thủy sản trên thế giới. Song song với sự phát triển các đội
tàu khai thác và các cơ sở chế biến hiện đại thì việc n
ghiên cứu xây dựng mô hình
dịch vụ hậu cần nghề cá đã và đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm và áp
dụng vào thực tế sản xuất. Nhiều mô hình không những đem lại hiệu quả kinh tế cao
mà còn giúp cho đội tàu an toàn hơn khi hoạt động trên biển.

Mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá của các nước trong khu vực và trên thế giới
đã phát triển mạnh ở cả qui mô lẫn phạm vi hoạt động. Tuy nhiên, hiện nay hình thức
tổ chức sản xuất, dịch vụ hậu cần của các đội tàu trên thế giới vẫn tồn tại dưới 2 dạng
mô hình chính như sau: Mô hình công nghiệp (tàu lớn) và mô hình hợp tác xã hoặc tổ
đội (tàu qui mô nhỏ).
Mô hình công nghiệp được áp dụng cho các tàu cá công nghiệp. Các tàu này tự
đánh bắt, tự chế biến và bảo quản luôn trên tàu. Khi nào đủ sản lượng cần thiết thì mới
vận chuyển sản phẩm về bờ và bán cá ở các cảng theo hình thức bán đấu giá.
Mô hình hợp tác xã/tổ đội được áp dụng cho tàu cá qui mô nhỏ. Ngư dân tham
gia vào Hợp tác xã (hay tổ đội) tuy nhiên tài sản, tàu thuyền, ngư cụ, vẫn thuộc
quyền sở hữu riêng. Hợp tác xã (hay tổ đội) có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ sản phẩm và
cung cấp các các vật tư, nguyên nhiên vật liệu, nhu yếu phẩm theo nhu cầu của ngư
dân. Việc tiêu thụ sản phẩm và cung cấp nhiên liệu, lương thực, nước ngọt cho các tàu
khai thác có thể do các tàu trong tổ tự đảm nhiệm hoặc do các tàu dịch vụ thu mua cỡ
lớn thực hiện [20].
Một số mô hình tổ chức sản xuất, dịch vụ hậu cần của các nước trong khu
vực và trên thế giới:
- Trung Quốc: Tại Trung Quốc các mô hình dịch vụ khai thác hải sản trên biển
phát triển rất mạnh. Đội tàu nghề lưới vây khai thác xa bờ ở quốc gia này hoạt động
theo mô hình tổ chức sản xuất, dịch vụ hậu cần theo dạng mô hình tàu mẹ - tàu con.
Phương pháp tổ chức khai thác của mô hình này như sau: Mỗi tàu dịch vụ liên kết với
7 đến 10 tàu khai thác vừa làm nhiệm vụ thu mua sản phẩm của các tàu khai thác vừa
làm nhiệm vụ cung ứng các vật tư, nhu yếu phẩm ngay ngoài biển, các tàu dịch vụ thu
mua sản phẩm và sơ chế, chế biến luôn ngoài biển. Tàu dịch vụ ưu tiên thu mua và




7
cung ứng các vật tư nhu yếu phẩm cho các tàu khai thác trong mô hình, trường hợp

không thu mua đủ sản phẩm trong thời gian nhất định thì tàu dịch vụ mua thêm các sản
phẩm từ các tàu khai thác khác trên cùng ngư trường [21].
Về ưu điểm: Đã giúp cho các tàu khai thác yên tâm bám biển được dài ngày; hỗ
trợ cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xấu xảy ra; tạo dựng được mối liên kết chặt chẽ
giữa khai thác và bán sản phẩm; được sự ưu tiên hỗ trợ các chính sách từ Nhà nước.
Nhược điểm: Tàu dịch vụ thu mua sản phẩm quá lớn so với tàu khai thác nên
khó khăn trong quá trình cập tàu để vận chuyển sản phẩm và nhu yếu phẩm; giá cả thu
mua sản phẩm, cũng như các vật tư nhu yếu phẩm chưa thực sự rõ ràng, tính đồng
thuận chưa cao.
- Tại Nhật Bản: Đây là nước có nghề cá có trình độ công nghệ phát triển. Các
tàu khai thác công nghiệp đặc biệt là nghề lưới vây cá ngừ đại dương thì mô hình tổ
chức, sản xuất, dịch vụ hậu cần trên biển hoạt động theo kiểu Công nghiệp, các tàu
khai thác ngoài biển và sơ chế, chế biến luôn ngoài biển khi đủ sản phẩm các tàu này
mới trở về bờ. Ngoài ra tại đất nước này ngoài triển khai mô hình dịch vụ hậu cần theo
kiểu công nghiệp thì còn triển khai xây dựng mô hình tổ chức sản xuất, dịch vụ hậu
cần theo mô hình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng, với việc xây dựng Hợp tác xã
nghề cá có đặc điểm chính như sau:
+ Tất cả ngư dân, chủ tàu đều có thể tham gia Hợp tác xã.
+ Tài sản, tàu thuyền vẫn thuộc sở hữu riêng.
+ Hợp tác xã chỉ làm dịch vụ bao tiêu sản phẩm cho xã viên, dịch vụ cầu cảng,
kho lạnh, hậu cần, Các xã viên chỉ phải trả một phần chi phí nhất định tuỳ theo các
dịch vụ mà họ yêu cầu Hợp tác xã đáp ứng.
Về ưu điểm: Việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ hậu cần được tổ chức
minh bạch, rõ ràng theo hình thức bán đấu giá sản phẩm ở các chợ cá; có thể chế rõ
ràng trường hợp ngư dân không vào hợp tác xã thì sản phẩm khai thác sẽ không bán
được. Vì vậy, 100% ngư dân Nhật là xã viên hợp tác xã.
Về nhược điểm: Mô hình tổ chức sản xuất, dịch vụ hậu cần dựa vào cộng đồng
chỉ áp dụng với nghề cá ven bờ, chưa tổ chức áp dụng đối với nghề cá xa bờ; việc áp
dụng thể chế mang tính cứng nhắc bắt buộc, chưa tạo sự đồng thuận trong ngư dân mà
việc 100% ngư dân vào HTX với lý do là để bán sản phẩm; mặc dù bán sản phẩm theo

hình thức đấu giá song giá cả vần do các tập đoàn, doanh nghiệp khống chế quyết
định.
- Thái Lan: Hoạt động của các đội tàu khai thác thủy sản bằng nghề lưới vây
xa bờ là sau khi khai thác sẽ bán sản phẩm cho tàu thu mua và tàu thu mua sẽ thu mua
sản phẩm của các tàu khai thác đồng thời cung cấp nhiên liệu, lương thực thực phẩm




8
cho các tàu khai thác theo nhu cầu. Đội tàu thu mua sẽ mua tất cả các sản phẩm của
các tàu khai thác được ở gần khu vực mà tàu này hoạt động. Đội tàu thu mua thường
được đầu tư hệ thống bảo quản sản phẩm rất hiện đại để đảm bảo chất lượng sản phẩm
luôn đạt tiêu chuẩn, tàu thường có chiều dài từ 30 - 50m. Các tàu thu mua và tàu khai
thác thường tự liên kết với nhau một cách tự nguyện trên cơ sở đôi bên cùng có lợi
theo cơ chế thị trường, Chính Phủ chỉ quản lý thông qua hoạt động cấp giấy phép [22].
Về ưu điểm: Mô hình tổ chức dịch vụ hậu cần hoạt động theo cơ chế thị trường,
thuận mua vừa bán không ràng buộc nhau; đã hỗ trợ cho ngư dân bám biển dài ngày
thông qua việc cung ứng nguyên, nhiên vật liệu đầy đủ, hỗ trợ vấn đề an ninh, cứu hộ
cứu nạn trên biển.
Nhược điểm: Giá cả thu mua sản phẩm, cũng như các vật tư nhu yếu phẩm do
các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế quyết định và chỉ thu mua những sản phẩm lựa
chọn đã được khách hàng đặt trước nên chưa tạo được sự đồng thuận vẫn xảy ra tình
trạng ngư dân trong thời gian đầu khai thác bán sản phẩm cho tàu thu mua, thời gian
gần cuối chuyến biển tàu hành trình đưa sản phẩm về đất liền bán.
- Malaysia: Nghề lưới vây khai thác xa bờ ở vùng biển nhiệt đới cũng được tổ
chức sản xuất, dịch vụ hậu cần trên biển dưới hình thức tàu mẹ - tàu con. Các tàu nghề
lưới vây sau khi khai thác sẽ chuyển sản phẩm cho tàu mẹ và nhận nhiên liệu, vật tư từ
tàu mẹ để tiếp tục đánh bắt, cứ khoảng 10 - 15 ngày thì tàu mẹ vận chuyển sản phẩm
về bờ một lần và lấy nhiên liệu, vật tư ra cho các tàu con, các tàu mẹ được đầu tư với

quy mô hiện đại, có hệ thống cấp đông và sản xuất đá vảy trên tàu. Đối với đội tàu
hoạt động khai thác ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới thường tổ chức khai thác theo hình
thức đơn lẻ, các tàu này thường tự đánh bắt và vận chuyển sản phẩm vào các cảng cá
gần nhất để bán theo hình thức đấu giá và sau đó lấy nhiên liệu, vật tư, để tiếp tục
chuyến biển khác [23].
Tóm lại: Ở các nước trên thế giới và trong khu vực hiện nay ngoài mô hình tổ
chức sản xuất, dịch vụ hậu cần theo mô hình dạng quy mô công nghiệp thì vẫn tồn tại
mô hình hợp tác xã/tổ đội (bao gồm mô hình đơn lẻ và mô hình tàu mẹ - tàu con). Tuy
nhiên, tùy thuộc vào điều kiện nghề cá của mỗi nước để lựa chọn và đưa ra được mô
hình tổ chức sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Với mô hình tổ chức sản xuất, dịch vụ hậu
cần dạng hợp tác xã (hay tổ đội) là mô hình cần có sự đầu tư nghiên cứu để áp dụng
cho nghề khai thác hải sản xa bờ ở tỉnh Thanh Hóa cũng như ở Việt Nam.
Về ưu điểm:
+ Đã hỗ trợ vấn đề an ninh, trật tự, an toàn cho người và tàu khi hoạt động trên biển.
+ Đã giúp cho các tàu khai thác bám biển dài ngày đồng thời chất lượng sản
phẩm đảm bảo, giảm tổn thất sau thu hoạch vì vậy mà nâng cao hiệu quả hoạt động
cho cả đội tàu khai thác và tàu dịch vụ.




9
+ Đã có sự hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất - kinh doanh đạt
hiệu quả kinh tế góp phần tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm khai thác.
+ Từng bước thu mua sản phẩm sau khai thác và cung cấp nguyên vật liệu
nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, kéo dài thời gian bám biển và
nâng cao hiệu quả hoạt động cho đội tàu khai thác hải sản xa bờ.
Về nhược điểm:
+ Chưa có sự nghiên cứu xác định số lượng tàu trong một mô hình bao nhiêu là
phù hợp.

+ Mặc dù tàu khai thác của các nước đã có sự phát triển hiện đại nhưng vẫn có
sự khác nhau giữa tàu dịch vụ và tàu khai thác về kích thước đã gây khó khăn cho việc
cập tàu, vận chuyển sản phẩm từ tàu khai thác sang tàu dịch vụ và chuyển nhu yếu
phẩm từ tàu dịch vụ sang tàu khai thác.
+ Quy trình hoạt động, tiêu thụ sản phẩm sau khai thác chưa có sự đồng thuận
giữa tàu khai thác và tàu dịch vụ hận cần.
+ Một số mô hình dịch vụ hậu cần trên biển thu mua theo hình thức chọn lọc
nên chưa phát huy được hết các thế mạnh của mô hình cũng như chưa thể giúp cho
ngư dân có thể tăng thời gian bám biển một cách tối đa.
+ Các đội tàu dịch vụ thường ép giá sản phẩm nên một số đội tàu khai thác xa
bờ vẫn sử dụng biện pháp vào bờ để bán sản phẩm.
1.2. Nghiên cứu trong nước
Việt Nam có lãnh thổ kéo dài trên 10 vĩ độ, ở vùng nhiệt đới gió mùa, bên bờ
biển Đông. Diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế của nước ta khoảng 1.000.000 km2
với trên 3.000 đảo lớn nhỏ phân bố tập trung ở ven bờ tây bắc vịnh Bắc Bộ (Quảng
Ninh-Hải Phòng) và ở hai quần đảo ngoài khơi là Trường Sa và Hoàng Sa. Nhiều đảo
có thể xây dựng thành các trung tâm kinh tế biển - đảo và dịch vụ hậu cần cho các hoạt
động đánh cá biển xa. Cùng với dải bờ biển kéo dài trên 3.260 km (không kể bờ các
đảo) đã tạo ra cho đất nước ta tính đa dạng về cảnh quan thiên nhiên, về các hệ sinh
thái và nguồn lợi thuỷ sinh vật biển.
Theo thống kê của Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tính đến tháng
12 năm 2013 cả nước có khoảng 124.568 tàu cá [1]. Trong đó, tàu công suất lớn hơn
90 cv là 26.284 chiếc, chiếm 21.1% tổng số tàu thuyền cả nước. Điều này thể hiện
rằng nghề khai thác hải sản nước ta mang nặng tính chất của nghề cá qui mô nhỏ, ngư
trường hoạt động chủ yếu là vùng ven bờ và vùng lộng.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, tỉnh Thanh Hóa là tỉnh từ lâu có thế mạnh
về khai thác hải sản và là một trong những ngư trường trọng điểm của khu vực





10
Vịnh Bắc Bộ. Tổng số tàu thuyền khai thác hải sản của tỉnh hiện nay khoảng gần
6.975 chiếc, trong đó tàu khai thác hải sản xa bờ khoảng trên 1.157 chiếc với sản
lượng khai thác hàng năm trên 80.000 tấn hải sản các loại.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây hiệu quả sản xuất của đội tàu khai thác xa bờ
cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng ngày càng giảm sút một số thì ngừng
hoạt động, một số hoạt động cầm chừng, nguyên nhân chủ yếu là:
- Chi phí sản xuất tăng: Do những năm gần đây, giá các mặt hàng vật tư thiết
yếu cho sản xuất như dầu, đá lạnh, thực phẩm không ngừng tăng cao, trong khi đó giá
sản phẩm tăng chậm hoặc thậm chí không tăng. Điều này đã gây khó khăn rất lớn
khiến rất nhiều tàu đánh cá phải nằm bờ do hoạt động khai thác không có hiệu quả.
Cũng chính từ điều này cho thấy nếu các tàu tiếp tục khai thác một cách đơn lẻ sẽ khó
có thể tồn tại được, vì vậy nhu cầu liên kết giữa các tàu khai thác trong cũng một loại
nghề, cùng một ngư trường thành các tổ đội đồng thời kết hợp với các tàu dịch vụ hậu
cần để hình thành mô hình tổ chức khai thác và dịch vụ trên biển ngày càng trở nên
cấp thiết.
- Nguồn lợi suy giảm: Sự phát triển các tàu khai thác hải sản đã bị chậm lại từ
hơn một thập kỷ qua. Nguồn lợi hải sản của các vùng nước ven bờ đã bị khai thác quá
mức, khiến cho cuộc sống mưu sinh của cộng đồng dân cư ven biển sống dựa vào nghề
cá gặp nhiều khó khăn. Sản lượng đánh bắt trung bình trên mỗi đơn vị cường lực khai
thác (CPUE) ở vùng nước ven bờ đã giảm từ 1,11 tấn/mã lực/năm (năm 1985) xuống
còn 0,35 tấn/mã lực/năm (2008). Doanh thu của các hoạt động khai thác ngày càng
thấp. Sản lượng của nghề cá dường như không tăng mà có thể sẽ giảm trong tương lai,
bởi các nguồn lợi thuỷ sản biển, ven biển và các hệ sinh thái, những nguồn lợi thiết
yếu cho nghề khai thác cá biển đang ngày càng cạn kiệt.
- Chất lượng sản phẩm suy giảm: Hầu hết các tàu khai thác xa bờ của nước ta
đều bảo quản sản phẩm bằng nước đá xay, nên sau thời gian bảo quản 25-30 ngày của
một chuyến biển, chất lượng sản phẩm bị giảm sút rất nhiều, đặc biệt đối với những
sản phẩm khai thác ngay từ đầu chuyến biển. Do vậy giá trị sản phẩm bị giảm sút

nghiêm trọng, có thể bị giảm tới 40-70%. Đây là một tổn thất sau thu hoạch, một sự
lãng phí lớn, vì vậy cần nghiên cứu mô hình dịch vụ hậu cần sao cho có thể đưa được
sản phẩm khai thác được về bờ dưới 7 ngày sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn.
- Tính bền vững và an toàn, an ninh trên biển chưa cao: Các mô hình tổ chức
sản xuất hiện nay còn xảy ra nhiều mâu thuẫn, chưa tìm được tiếng nói chung giữa các
tàu khai thác, tàu dịch vụ và các cơ sở thu mua trên đất liền. Tình hình hoạt động trên
biển của các tàu khai thác, dịch vụ hậu cần luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro như: Lốc, bão, tai
nạn, cạnh tranh với các tàu khai thác trong nước và các nước trong khu vực vì thế việc
xây dựng mô hình phù hợp cho các thành viên tham gia trong mô hình sẽ tạo ra sự liên




11
kết, gắn bó, hỗ trợ giúp nhau đối mặt với các rủi ro; tăng cường sự hiện diện của tàu cá
Việt Nam trên các vùng biển của tổ quốc là rất cần thiết.
Đứng trước tình hình đó các tàu khai thác đã hợp tác với nhau để thành lập các
tổ, nhóm khai thác trong cùng một nghề, cùng một ngư trường, với mục đích ban đầu
là giảm thiểu rủi ro, hỗ trợ nhau trong tìm kiếm ngư trường và khôi phục sản xuất khi
bị thất thu, giảm chi phí sản xuất khi giá xăng dầu gia tăng. Việc thành lập các tổ đội
khai thác một cách tự phát là những bước đi đầu tiên có tính tất yếu khách quan trong
xây dựng mô hình dịch vụ hậu cần trên biển để từng bước ổn định tổ chức sản xuất,
nhằm tiến tới mục tiêu phát triển khai thác có hiệu quả, bền vững, an toàn và bảo vệ
nguồn lợi.
Mặt khác, việc xây dựng mô hình tổ chức sản xuất để khép kín quá trình từ khai
thác đến dịch vụ thu mua và chế biến tiêu thụ sản phẩm, tránh tình trạng chất lượng
sản phẩm bị suy giảm do bảo quản quá lâu trên biển; xây dựng mô hình để giảm chi
phí sản xuất do giảm được chi phí chạy về bờ để bán cá của các tàu khai thác và chạy
ra ngư trường; tăng được thời gian bám biển, nên sản lượng khai thác tăng; các tàu
tham gia trong mô hình có thể chia sẻ các thông tin về ngư trường, thông tin về tình

hình bão gió; giúp nhau chống chọi với thiên tai và các rủi ro trên biển; bảo vệ lẫn
nhau khi hoạt động ở ngư trường xa, đồng thời góp phần tăng cường sự hiện diện của
các tàu cá Việt Nam và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
1.2.1. Tình hình tổ chức sản xuất, dịch vụ hậu cần nghề cá trong thời gian qua
- Thời kỳ trước khi có luật hợp tác xã (trước năm 1996):
Trong giai đoạn trước năm 1996 hàng loạt hợp tác xã nghề cá được thành lập ở
Miền Bắc, đã xuất hiện nhiều hợp tác xã đánh cá điển hình như tập đoàn khai thác thuỷ
sản nghề lưới rê Bắc Vàn Thầu - Quảng Ninh; nghề lưới vó mành Quyết Tiến, Duyên
Hải - Hải Phòng; Quảng Tiến - Thanh Hoá; Vạn Xuân - Nghệ An; Bảo Ninh - Quảng
Bình,… Các hợp tác xã đánh cá đó đã phát huy được tính sáng tạo trong sản xuất, tổ
chức kinh tế tự chủ, thời kỳ đó các Hợp tác xã với quan hệ sản xuất là sở hữu tập thể
tư liệu sản xuất (tàu thuyền, ngư cụ ) và sản phẩm khai thác chỉ phát huy tác dụng
trong thời chiến. Sau năm 1975, ở Miền Nam cũng đã hình thành các Quốc doanh
đánh cá như Côn Đảo, Kiên Giang và các HTX nghề cá ở các tỉnh; trong đó có rất
nhiều hợp tác xã sản xuất mang lại hiệu quả rất cao [2].
Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, mô hình hợp tác xã đã bộc lộ nhiều yếu
kém. Một trong các yếu kém đó là quan hệ sở hữu chung không rõ ai sỡ hữu cái gì,
chính vì vậy mà của cải làm ra được xem là của cải chung.

Cũng trong giai đoạn này
nghề cá lạc hậu và khai thác kém hiệu quả vì tích luỹ để phát triển sản xuất hầu như
không có. Nhiều xí nghiệp quốc doanh nhà nước làm ăn thua lỗ, một số hoạt động được




12
thì xảy ra tình trạng tham nhũng kéo dài. Từ đó làm cho người ngư dân mất lòng tin đối
với mô hình hợp tác xã, dẫn đến trì trệ và phá sản [3].


Đứng trước tình hình đó ngày 08 tháng 10 năm 1983, Bộ trưởng Bộ thủy sản đã
ra Quyết định số 562 - TS/QĐ về ban hành quy ước của tập đoàn sản xuất như sau [4]:
+ Trong tập đoàn: Công cụ, thuyền lưới, tiền vốn do tập đoàn viên đóng góp vào
vẫn thuộc quyền sở hữu của tư nhân và được quy thành cổ phần. Căn cứ vào kết quả sản
xuất kinh doanh, tập đoàn viên được ăn chia theo lao động và ăn chia theo cổ phần đã
góp sau khi đã trích lập quỹ.
+ Tập đoàn sản xuất được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tôn
trọng quyền làm chủ tập thể của tập đoàn viên, bảo đảm lợi ích của tập đoàn viên, của
tập thể và của nhà nước.
Như vậy, nhìn chung giai đoạn này nghề cá đã hình thành nhiều tập đoàn, hợp tác
xã, tổ sản xuất và đã có những thời điểm phát triển rất tốt. Tuy nhiên, do quan hệ sở hữu
chung, tình trạng tham nhũng của chung, đã làm cho mất lòng tin của ngư dân và dẫn
đến tình trạng giải thể.
- Giai đoạn từ năm 1996 đến nay.
Trong giai đoạn này tổ chức sản xuất trong khai thác thuỷ sản có nhiều thay đổi.
Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, văn bản để thực thi trong quản lý nghề cá,
trong đó có các văn bản quan trọng chỉ đạo sự phát triển của nghề cá như:
Luật Hợp tác xã năm 1996 [5];
Chương trình khai thác hải sản xa bờ năm 1997;
Luật Thủy sản 2003 [6];
Quyết định số: 289/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính
phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc tiểu số, hộ thuộc diện
chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân [7];
Quyết định số: 89/2003/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2003 về việc xử lý nợ vay
đối với vốn tín dụng đầu tư phát triển để đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và tàu dịch vụ
đánh bắt hải sản xa bờ;
Nghị định số: 66/2005/NĐ-CP ngày tháng năm 2005 về đảm bảo an toàn cho
người và phương tiện khai thác trên các vùng biển Việt Nam;
Chỉ thị số: 03/2006/CT-BTS ngày 27 tháng 3 năm 2006 về việc tăng cường quản
lý hoạt động khai thác trên các vùng biển;

Nghị định số: 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 về tổ chức và hoạt
động của tổ hợp tác;

×