Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TRONG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 132 trang )

Bài giảng
Môn Học
Giám sát thi công và nghiệm thu lắp
đặt Thiết bị
Trong công trình dân dụng
Ngời soạn :
PGs LÊ KIều
Trờng Đại học Kiến trúc Hà nội
Hà nội, 3 -2006
Chơng I
Những vấn đề chung
1. Trang bị tiện nghi trong công trình dân dụng ngày càng chiếm vai trò
quan trọng trong việc đầu t và xây dựng công trình.
1.1 Sự phát triển công nghệ và những ứng dụng công nghệ phục vụ đời
sống con ngời.
Trớc đây chừng hơn một thế kỷ , hầu hết dân c nớc ta đều thắp đèn dầu ,
cha biết điện là gì . Ngay cách đây hai mơi nhăm năm có câu chuyện chúng ta
mơ ớc có thịt lợn Nghệ Tĩnh cất trong tủ lạnh Nam Hà và ngày nay , thịt lợn
1
của chúng ta tiêu dùng phải là thịt nạc. Hầu nh mọi nhà ở thành phố đều có
TV. Vidéo đã dần dần không đợc chuộng nữa mà phải dùng đầu đĩa
compact ,VCD, SVCD, DVD . Sự phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ
mới phục vụ con ngời đã làm cho kiến trúc s và kỹ s xây dựng phải có thái độ
nghiêm túc khi thiết kế và trang bị nhà ở và nhà dân dụng.
1.2 Ngôi nhà thông minh , phản ánh xu thế thời đại.
Đầu những năm 1980 trên thế giới bắt đầu nói đến khái niệm " ngôi nhà
thông minh ". Nhiều nhà lý luận kiến trúc đa ra những định nghĩa về " ngôi
nhà thông minh " từ chỗ cha thoả đáng đến đúng dần . Lúc đầu có ngời nêu
rằng " ngôi nhà thông minh là ngôi nhà mà mọi thứ đều thuê hết". Hội thảo
quốc tế về " ngôi nhà thông minh " tổ chức vào hai ngày 28 và 29 tháng Năm
năm 1985 ở Toronto ( Canađa ) đa ra khái niệm " ngôi nhà thông minh kết hợp


sự đổi mới theo công nghệ với sự quản lý khéo léo khiến cho thu hồi đến tối đa
đợc vốn đầu t bỏ ra". Ngôi nhà ở không chỉ là nơi nghỉ ngơi sau giờ lao động
để tái sản xuất sức lao động mà ngời hiện đại phải luôn luôn tiếp cận đợc với
mọi ngời , với công việc , với thế giới vào bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ vị trí nào
trong ngôi nhà. Ngôi nhà là sự kết hợp để tối u hoá 4 nhân tố cơ bản là : kết
cấu tối u , hệ thống tối u , dịch vụ tối u , và quản lý đợc tối u và quan hệ chặt
chẽ giữa các nhân tố này. Ngôi nhà thông minh phải là nơi hỗ trợ đợc cho chủ
doanh nghiệp , nhà quản lý tài sản , những ngời sử dụng nhà thực hiện đợc
mục tiêu của họ trong lĩnh vực chi phí , tiện nghi , thích hợp , an toàn , mềm
dẻo lâu dài và có tính chất thị trờng .
Ngôi nhà thông minh là ngôi nhà gắn liền với công nghệ hiện đại. Yếu
tố thể hiện sự hiện đại là điện tử. Quan niệm theo điện tử về sự vật thể hiện qua
4 nhóm : (i) sử dụng năng lợng hiệu quả , (ii) hệ thống an toàn cho con ngời ,
(iii) hệ thống liên lạc viễn thông và (iv) tự động hoá nơi làm việc. Có thể hoà
trộn 4 nhóm này thành 2 là nhóm lớn là phơng tiện điều hành ( năng lợng và
an toàn ) và hệ thống thông tin ( thông tin và tự động hoá nơi làm việc ). Phơng
tiện điều hành nói chung là vấn đề kết cấu vật chất và cách điều hành kết cấu
vật chất ra sao. Hệ thống thông tin liên quan đến sự điều khiển cụ thể bên
trong ngôi nhà . Ngời Nhật khi nhìn nhận về ngôi nhà thông minh cho rằng có
5 vấn đề chính là : (i) mạng lới không gian tại chỗ , ( ii) số tầng nhà nâng cao
dần , (iii) phơng ngang co lại phơng đứng tăng lên , (iv) hệ thống nghe nhìn và
(v) thẻ thông minh .
Với sự sử dụng trang thiết bị trong nhà ngày một nhiều khiến cho các
kiến trúc s và kỹ s xây dựng phải có những nhận thức về vai trò trang thiết bị
trong ngôi nhà khác xa nhiều.
Lâu nay ta hiểu rằng trang thiết bị là thứ công cụ giải trí hoặc tăng tiện nghi
trong gia đình. Với sự chuyển đổi nền kinh tế sang thị trờng, với đờng lối hội
nhập khu vực và thế giới, giờ giấc lao động không bó hẹp trong 8 giờ hành
chính mà nhiều khi là 24/24 giờ trong một ngày. Khi chúng ta sắp đi ngủ thì có
chuông điện thoại. Điện thoại báo những thông tin về công việc. Lệnh sản xuất

đợc ban hành khi ta sắp đi ngủ vì nếu không bật máy tính, nối mạng và vào th
điện tử để giao dịch ngay, nhiều khi nhỡ việc, thiệt hại kinh tế khó tính toán đ-
ợc.
Đã có lần, nửa đêm, tiếng chuông điện thoại báo từ nơi sản xuất xa chỗ ở trên
1500 km là đang sản xuất thì bị rơi gầu khi khoan cọc nhồi. Cần thiết đóng
góp ngay ý kiến về phơng thức lấy gầu. Nơi sản xuất đã thực hiện theo những
2
ý kiến t vấn từ xa ấy. Chỉ sau một giờ gầu đợc lấy lên khỏi hố khoan. Nếu
không có phơng tiện liên lạc từ xa, nếu câu nệ rằng nửa đêm không phải là lúc
bàn chuyện công việc thì thiệt hại sẽ là con số đáng kể.
Máy fax là phơng tiện giao dịch bằng văn bản. Quá trình kinh doanh, quá trình
liên hệ của thời đại mới thì việc trao đổi văn bản từ xa thờng sử dụng máy fax.
Nhiều khi không nhận đợc văn bản tức thời sẽ để lỡ công việc. Cho nên máy
fax phải luôn nối với mạch điện . Nếu cách quản lý vẫn theo kiểu ngày xa, cứ
hết giờ hành chính , nhân viên bảo vệ ngắt cầu dao trớc khi khoá cổng cơ quan
thì máy fax làm sao nhận đợc tín hiệu và văn bản gửi đến vào lúc ngoài giờ
hành chính. Bây giờ sự giao dịch đâu chỉ trong nội thị, nội đô mà mở rộng ra
cả nớc và có liên lạc với nhiều nớc. Nơi này trên trái đất là ban ngày, nơi khác
lại là ban đêm. Chỗ này là đang giờ hành chính để mở liên lạc thì chỗ khác lại
là giờ đang nghỉ ngơi. Không lý gì vì múi giờ mà lại ngắt mọi liên hệ.
Tóm lại vấn đề ở đây là cuộc sống càng lên cao, sự phục vụ con ngời
bằng những thành quả công nghệ hiện đại càng đợc gắn bó với công trình.
Điều nữa là thời hiện đại , giờ giấc lao động không chỉ bó hẹp trong khuôn giờ
hành chính vì hình thái lao động kiểu mới cũng thay đổi và địa điểm lao động
không bó gọn trong cơ quan mà nhà ở , nơi đi chơi giải trí cũng là nơi lao động
vì những phơng tiện liên lạc , phơng tiện cất chứa thông tin không hạn chế chỉ
trong cơ quan.

2. Vai trò của ngời kỹ s t vấn giám sát xây dựng trong việc lắp đặt trang
thiết bị tiện nghi sử dụng công trình.

2.1 Nhiệm vụ của giám sát bảo đảm chất lợng nói chung :
T vấn giám sát xây dựng đợc chủ đầu t giao cho , thông qua hợp đồng
kinh tế , thay mặt chủ đầu t chịu trách nhiệm về chất lợng công trình. Nhiệm
vụ của giám sát thi công của chủ đầu t :
(1) Về công tác giám sát thi công phải chấp hành các qui định của thiết
kế công trình đã đợc cấp có thẩm quyền phê duyệt , các tiêu chuẩn kỹ thuật ,
các cam kết về chất lợng theo hợp đồng giao nhận thầu. Nếu các cơ quan t vấn
và thiết kế làm tốt khâu hồ sơ mời thầu thì các điều kiện kỹ thuật trong bộ hồ
sơ mời thầu là cơ sở để giám sát kỹ thuật.
(2) Trong giai đoạn chuẩn bị thi công : các bộ t vấn giám sát phải kiểm
tra vật t , vật liệu đem về công trờng . Mọi vật t , vật liệu không đúng tính năng
sử dụng , phải đa khỏi phạm vi công trờng mà không đợc phép lu giữ trên công
trờng . Những thiết bị không phù hợp với công nghệ và cha qua kiểm định
không đợc đa vào sử dụng hay lắp đặt. Khi thấy cần thiết , có thể yêu cầu lấy
mẫu kiểm tra lại chất lợng vật liệu , cấu kiện và chế phẩm xây dựng .
(3) Trong giai đoạn xây lắp : theo dõi , giám sát thờng xuyên công tác
thi công xây lắp và lắp đặt thiết bị . Kiểm tra hệ thống đảm bảo chất lợng , kế
hoạch chất lợng của nhà thầu nhằm đảm bảo việc thi công xây lắp theo đúng
hồ sơ thiết kế đã đợc duyệt.
Kiểm tra biện pháp thi công , tiến độ thi công , biện pháp an toàn lao
động mà nhà thầu đề xuất . Kiểm tra xác nhận khối lợng hoàn thành , chất l-
ợng công tác đạt đợc và tiến độ thực hiện các công tác . Lập báo cáo tình hình
chất lợng và tiến độ phục vụ giao ban thờng kỳ của chủ đầu t . Phối hợp các
bên thi công và các bên liên quan giải quyết những phát sinh trong quá trình
3
thi công . Thực hiện nghiệm thu các công tác xây lắp . Lập biên bản nghiệm
thu theo bảng biểu qui định .
Những hạng mục , bộ phận công trình mà khi thi công có những dấu
hiệu chất lợng không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đã định trong tiêu chí chất
lợng của bộ hồ sơ mời thầu hoặc những tiêu chí mới phát sinh ngoài dự kiến

nh độ lún quá qui định , trớc khi nghiệm thu phải lập văn bản đánh giá tổng
thể về sự cố đề xuất của đơn vị thiết kế và của các cơ quan chuyên môn đợc
phép .
(4) Giai đoạn hoàn thành xây dựng công trình : Tổ chức giám sát của
chủ đầu t phải kiểm tra , tập hợp toàn bộ hồ sơ pháp lý và tài liệu về quản lý
chất lợng . Lập danh mục hồ sơ , tài liệu hoàn thành công trình xây dựng. Khi
kiểm tra thấy công trình hoàn thành đảm bảo chất lợng , phù hợp với yêu cầu
của thiết kế và tiêu chuẩn về nghiệm thu công trình , chủ đầu t tổ chức tổng
nghiệm thu lập thành biên bản . Biên bản tổng nghiệm thu là cơ sở pháp lý để
làm bàn giao đa công trình vào khai thác sử dụng và là cơ sở để quyết toán
công trình.
Sơ đồ tổ chức một công trờng và mối quan hệ giữa các bên có thể hình dung
nh sau:
Sơ đồ tổ chức và quan hệ điển hình một công trờng
* * * * * * *
4
Chủ đầu t
Nhà thầu chính
Thầu phụ
Hoặc Nhà máy
*Chủ nhiệm dự án
*T vấn đảm bảo
chất lợng
*Các t vấn chuyên
môn
*Kiểm soát khối l-
ợng
Chỉ huy
Công trờng
Giám sát chất lợng và

Phòng ban kỹ thuật
của nhà thầu
Đội
thi công
Đội
thi công
Đội
thi công
2.2 Nhiệm vụ của giám sát bảo đảm chất lợng trong công tác lắp đặt trang
bị tiện nghi và an toàn :
(i) Quan hệ giữa các bên trong công trờng : Giám sát bảo đảm chất l-
ợng trong công tác lắp đặt trang bị tiện nghi và an toàn cho công trình nằm
trong nhiệm vụ chung của giám sát bảo đảm chất lợng công trình là nhiệm vụ
của bên chủ đầu t. Dới sự chỉ đạo trực tiếp của chủ nhiệm dự án đại diện cho
chủ đầu t có các cán bộ giám sát bảo đảm chất lợng công trình . Những ngời
này là cán bộ của Công ty T vấn và Thiết kế ký hợp đồng với chủ đầu t , giúp
chủ đầu t thực hiện nhiệm vụ này. Thông thờng chỉ có ngời chịu trách nhiệm
đảm bảo chất lợng xây lắp nói chung , còn khi cần đến chuyên môn nào thì
Công ty t vấn điều động ngời có chuyên môn theo ngành hẹp đến tham gia hỗ
trợ cho ngời chịu trách nhiệm chung .
Trên công trờng, bên cạnh nhà đầu t là chủ nhệm dự án, bộ phận t vấn bảo đảm
chất lợng và đôn đốc tiến độ , nhân viên kiểm soát khối lợng hoàn thành.
Sau khi bản nghiên cứu khả thi của dự án đầu t và xây dựng đợc duyệt, chủ đầu
t phải lập hồ sơ mời thầu để lựa chọn nhà thầu. Quy định của Nhà nớc là chủ
đầu t là ngời chịu trách nhiệm lập hồ sơ mời thầu, trong đó có các yêu cầu kỹ
thuật của công trình đợc đầu t. Nếu nhà đầu t không lập đợc hồ sơ mời thầu, đ-
ợc quyền thuê chuyên gia. Nếu đã thuê chuyên gia mà ch đạt yêu cầu thì nhà
đầu t đợc quyền thuê một cơ quan t vấn giúp mình lập hồ sơ mời thầu hoặc có
thể chỉ thuê t vấn lập riêng các yêu cầu kỹ thuật trong bộ hồ sơ mời thầu.
Các yêu cầu kỹ thuật trong bộ hồ sơ mời thầu hết sức quan trọng. Yêu cầu kỹ

thuật của hồ sơ mời thầu là các tiêu chí để nhà thầu căn cứ vào đấy lập giá
chào thầu. Kỹ s t vấn bên cạnh chủ đầu t căn cứ vào đấy để kiểm tra và nghiệm
thu trong suốt quá trình thực hiện dự án.
Lập đợc các yêu cầu kỹ thuật càng kỹ bao nhiêu, càng sát với tình hình thực
tiễn bao nhiêu thì quá trùnh thực hiện dự án càng thuận lợi bấy nhiêu.
(ii) Phối hợp tiến độ là nhiệm vụ trớc hết của chủ nhiệm dự án mà ngời
đề xuất chính là giám sát bảo đảm chất lợng . Trớc khi bắt đầu tiến hành các
công tác xây lắp cần lập tổng tiến độ . Tổng tiến độ chỉ cần vạch ra những việc
thuộc bên thi công nào vào thời điểm nào mà mức chi tiết có thể tính theo tầng
nhà . Tổng tiến độ cho biết vào thời gian nào công tác nào phải bắt đầu để các
thành viên tham gia xây dựng toàn bộ công trình biết và phối hợp . Từ tổng
tiến độ mà các thành viên tham gia xây lắp và cung ứng lập ra bảng tiến độ thi
công cho đơn vị mình trong đó hết sức chú ý đến sự phối hợp đồng bộ tạo diện
thi công cho đơn vị bạn .
(iii) Chủ trì thông qua biện pháp thi công và biện pháp đảm bảo chất
lợng.
Trớc khi khởi công , Chủ nhiệm dự án và t vấn đảm bảo chất lợng cần
thông qua biện pháp xây dựng tổng thể của công trình nh phơng pháp đào đất
nói chung , phơng pháp xây dựng phần thân nói chung , giải pháp chung về
vận chuyển theo phơng đứng , giải pháp an toàn lao động chung , các yêu cầu
phối hợp và điều kiện phối hợp chung . Nếu đơn vị thi công thực hiện công tác
theo ISO 9000 thì cán bộ t vấn sẽ giúp Chủ nhiệm dự án tham gia xét duyệt
chính sách đảm bảo chất lợng của Nhà thầu và duyệt sổ tay chất lợng của Nhà
thầu và của các đơn vị thi công đến cấp đội .
5
(iv) Chủ trì kiểm tra chất lợng , xem xét các công việc xây lắp làm từng
ngày . Trớc khi thi công bất kỳ công tác nào , nhà thầu cần thông báo để t vấn
đảm bảo chất lợng kiểm tra việc chuẩn bị . Quá trình thi công phải có sự chứng
kiến của t vấn đảm bảo chất lợng trong tất cả các khâu, tất cả các công việc từ
nhỏ đến lớn. Khi thi công xong cần tiến hành nghiệm thu chất lợng và số lợng

công tác xây lắp đã hoàn thành.
Để phân biệt rõ nhiệm vụ của kỹ s t vấn bảo đảm chất lợng bên cạnh chủ đầu
t, ta xem nhiệm vụ của kỹ s của nhà thầu.
Kỹ s của nhà thầu là ngời có trách nhiệm hớng dẫn công nhân làm theo các
yêu cầu kỹ thuật của chủ đầu t để tạo ra sản phầm giao cho chủ đầu t.
Nh vậy nhiệm vụ hớng dẫn công nhân không phải là nhiệm vụ của kỹ s t vấn
bên cạnh chủ đầu t. Ngời này chỉ phải và chỉ nên thực hiện các nhiệm vụ nêu
trên.
3. Phơng pháp kiểm tra chất lợng trên công trờng :
Thực chất thì ngời t vấn kiểm tra chất lợng là ngời thay mặt chủ đầu t
chấp nhận hay không chấp nhận sản phẩm xây lắp thực hiện trên công trờng
mà kiểm tra chất lợng là một biện pháp giúp cho sự khẳng định chấp nhận hay
từ chối .
Một quan điểm hết sức cần lu tâm trong kinh tế thị trờng là : ngời có
tiền bỏ ra mua sản phẩm phải mua đợc chính phẩm , đợc sản phẩm đáp ứng
yêu cầu của mình. Do tính chất của công tác xây dựng khó khăn , phức tạp nên
chủ đầu t phải thuê t vấn đảm báo chất lợng.
Cơ sở để nhận biết và kiểm tra chất lợng sản phẩm là sự đáp ứng các
Yêu cầu chất lợng ghi trong bộ Hồ sơ mời thầu . Hiện nay chúng ta viết các
yêu cầu chất lợng trong bộ Hồ sơ mời thầu còn chung chung vì các cơ quan t
vấn cha quen với cách làm mới này của kinh tế thị trờng .
Những nguyên tắc và phơng pháp chủ yếu của kiểm tra chất lợng trên công tr-
ờng là :
3.1 Ngời cung ứng hàng hoá là ngời phải chịu trách nhiệm về chất lợng sản
phẩm trớc hết .
Đây là điều kiện đợc ghi trong hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu t và nhà
thầu . Từ điều này mà mọi hàng hoá cung ứng đa vào công trình phải có các
chỉ tiêu chất lợng đáp ứng với yêu cầu của công tác. Trớc khi đa vật t , thiết bị
vào tạo nên sản phẩm xây dựng nhà thầu phải đa mẫu và các chỉ tiêu cho Chủ
nhiệm dự án duyệt và mẫu cũng nh các chỉ tiêu phải đợc lu trữ tại nơi làm việc

của Chủ đầu t ở công trờng. Chỉ tiêu kỹ thuật (tính năng ) cần đợc in thành
văn bản nh là chứng chỉ xuất xởng của nhà cung ứng và thờng yêu cầu là bản
in chính thức của nhà cung ứng . Khi dùng bản sao thì đại diện nhà cung ứng
phải ký xác nhận và có dấu đóng xác nhận màu đỏ và có sự chấp thuận của
Chủ đầu t bằng văn bản. Mọi sự thay đổi trong quá trình thi công cần đợc Chủ
đầu t duyệt lại trên cơ sở xem xét của t vấn bảo đảm chất lợng nghiên cứu đề
xuất đồng ý. Nhà cung ứng và nhà thầu phải chịu trách nhiệm trớc pháp luật về
6
sự tơng thích của hàng hoá mà mình cung cấp với các chỉ tiêu yêu cầu và phải
chịu trách nhiệm trớc pháp luật về chất lợng và sự phù hợp của sản phẩm này.
Cán bộ t vấn đảm bảo chất lợng là ngời có trách nhiệm duy nhất giúp
Chủ nhiệm dự án kết luận rằng sản phẩm do nhà thầu cung ứng là phù hợp với
các chỉ tiêu chất lợng của công trình . Cán bộ t vấn giám sát bảo đảm chất lợng
đợc Chủ đầu t uỷ nhiệm cho nhiệm vụ đảm bảo chất lợng công trình và thay
mặt Chủ đầu t trong việc đề xuất chấp nhận này .
3.2 Kiểm tra của t vấn kỹ thuật chủ yếu bằng mắt và dụng cụ đơn giản có
ngay tại hiện trờng :
Một phơng pháp luận hiện đại là mỗi công tác đợc tiến hành thì ứng với
nó có một ( hay nhiều ) phơng pháp kiểm tra tơng ứng. Nhà thầu tiến hành
thực hiện một công tác thì yêu cầu giải trình đồng thời là dùng phơng pháp nào
để biết đợc chỉ tiêu chất lợng và dùng dụng cụ hay phơng tiện gì cho biết chỉ
tiêu ấy . Biện pháp thi công cũng nh biện pháp kiểm tra chất lợng ấy đợc t vấn
trình Chủ nhiệm dự án duyệt trớc khi thi công . Quá trình thi công , kỹ s của
nhà thầu phải kiểm tra chất lợng của sản phẩm mà công nhân làm ra . Vậy trên
công trờng phải có các dụng cụ kiểm tra để biết các chỉ tiêu đã thực hiện. Thí
dụ : ngời cung cấp bê tông thơng phẩm phải chịu trách nhiệm kiểm tra cờng độ
chịu nén mẫu khi mẫu đạt 7 ngày tuổi . Nếu kết quả bình thờng thì nhà thầu
kiểm tra nén mẫu 14 ngày . Nếu kết quả của 7 ngày và 14 ngày. Nhà thầu phải
thử cờng độ nén ở 28 ngày để xác định chất lợng bê tông . Nếu ba loại mẫu 7 ,
14 , 28 có kết quả gây ra nghi vấn thì t vấn kiểm tra yêu cầu làm các thí

nghiệm bổ sung để khẳng định chất lợng cuối cùng. Khi thi công cọc nhồi,
nhất thiết tại nơi làm việc phải có tỷ trọng kế để biết dung trọng của
bentonite , phải có phễu March và đồng hồ bấm giây để kiểm tra độ nhớt của
dung dịch khoan , phải có ống nghiệm để đo tốc độ phân tách nớc của dung
dịch . . .
Nói chung thì t vấn đảm bảo chất lợng phải chứng kiến quá trình thi
công và quá trình kiểm tra của ngời thi công và nhận định qua hiểu biết của
mình thông qua quan sát bằng mắt với sản phẩm làm ra . Khi nào qui trình bắt
buộc hay có nghi ngờ thì t vấn yêu cầu nhà thầu thuê phòng thí nghiệm kiểm
tra và phòng thí nghiệm có nghĩa vụ báo số liệu đạt đợc qua kiểm tra cho t vấn
để t vấn kết luận việc đạt hay không đạt yêu cầu chất lợng. Để tránh tranh chấp
, t vấn không nên trực tiếp kiểm tra mà chỉ nên chứng kiến sự kiểm tra của nhà
thầu và tiếp nhận số liệu để quyết định chấp nhận hay không chấp nhận chất l-
ợng sản phẩm . Khi có nghi ngờ , t vấn sẽ chỉ định ngời kiểm tra cũng nh ph-
ơng pháp kiểm tra và nhà thầu phải thực hiện yêu cầu này .
3.3 Kiểm tra bằng dụng cụ tại chỗ :
Trong quá trình thi công , cán bộ , kỹ s của nhà thầu phải thờng xuyên
kiểm tra chất lợng sản phẩm của công nhân làm ra sau mỗi công đoạn hay giữa
công đoạn khi thấy cần thiết . Những lần kiểm tra này cần có sự chứng kiến
của t vấn đảm bảo chất lợng. Mọi việc kiểm tra và thi công không có sự báo tr-
ớc và yêu cầu t vấn đảm bảo chất lợng chứng kiến , ngời t vấn có quyền từ chối
việc thanh toán khối lợng đã hoàn thành này . Kiểm tra kích thớc công trình
thờng dùng các loại thớc nh thớc tầm , thớc cuộn 5 mét và thớc cuộn dài hơn .
Kiểm tra độ cao , độ thẳng đứng thờng sử dụng máy đo đạc nh máy thuỷ bình ,
máy kinh vĩ .
7
Ngoài ra , trên công trờng còn nên có súng bật nảy để kiểm tra sơ bộ cờng độ
bê tông . Những dụng cụ nh quả dọi chuẩn , dọi laze , ống nghiệm , tỷ trọng
kế , cân tiểu ly , lò xấy , viên bi thép , lá thép chuẩn để kiểm tra khe hở, . . .
cần đợc trang bị . Nói chung trên công trờng phải có đầy đủ các dụng cụ kiểm

tra các việc thông thờng .
Những dụng cụ kiểm tra trên công trờng phải đợc kiểm chuẩn theo đúng
định kỳ . Việc kiểm chuẩn định kỳ là cách làm tiên tiến để tránh những sai số
và nghi ngờ xảy ra qua quá trình đánh giá chất lợng.
Trong việc kiểm tra thì nội bộ nhà thầu kiểm tra là chính và t vấn bảo
đảm chất lợng chỉ chứng kiến những phép kiểm tra của nhà thầu . Khi nào nghi
ngờ kết quả kiểm tra thì nhà thầu có quyền yêu cầu nhà thầu thuê đơn vị kiểm
tra khác . Khi thật cần thiết , t vấn bảo đảm chất lợng có quyền chỉ định đơn vị
kiểm tra và nhà thầu phải đáp ứng yêu cầu này .
3.4 Kiểm tra nhờ các phòng thí nghiệm :
Việc thuê các phòng thí nghiệm để tiến hành kiểm tra một số chỉ tiêu
đánh giá chất lợng trên công trờng đợc thực hiện theo qui định của tiêu chuẩn
kỹ thuật và khi tại công trờng có sự không nhất trí về sự đánh giá chỉ tiêu chất
lợng mà bản thân nhà thầu tiến hành .
Nói chung việc lựa chọn đơn vị thí nghiệm , nhà thầu chỉ cần đảm bảo
rằng đơn vị thí nghiệm ấy có t cách pháp nhân để tiến hành thử các chỉ tiêu cụ
thể đợc chỉ định. Những phòng thí nghiệm phải đợc Bộ Xây dựng chứng nhận
đợc phép hoạt động theo hệ các phòng trong số các phòng LAS . Còn khi nghi
ngờ hay cần đảm bảo độ tin cậy cần thiết thì t vấn đảm bảo chất lợng dành
quyền chỉ định đơn vị thí nghiệm .
Nhà thầu là bên đặt ra các yêu cầu thí nghiệm và những yêu cầu này
phải đợc Chủ nhiệm dự án dựa vào tham mu của t vấn đảm bảo chất lợng kiểm
tra và đề nghị thông qua bằng văn bản . Đơn vị thí nghiệm phải đảm bảo tính
bí mật của các số liệu thí nghiệm và ngời công bố chấp nhận hay không chấp
nhận chất lợng sản phẩm làm ra phải là chủ nhiệm dự án qua tham mu của t
vấn đảm bảo chất lợng .
Cần lu ý về t cách pháp nhân của đơn vị thí nghiệm và tính hợp pháp của
công cụ thí nghiệm . Để tránh sự cung cấp số liệu sai lệch do dụng cụ thí
nghiệm cha đợc kiểm chuẩn , yêu cầu mọi công cụ thí nghiệm sử dụng phải
nằm trong phạm vi cho phép của văn bản xác nhận đã kiểm chuẩn .

Đơn vị thí nghiệm chỉ có nhiệm vụ cung cấp số liệu của các chỉ tiêu đợc
yêu cầu kiểm định còn việc những chỉ tiêu ấy có đạt yêu cầu hay có phù hợp
với chất lợng sản phẩm yêu cầu phải do t vấn đảm bảo chất lợng phát biểu và
ghi thành văn bản trong tờ nghiệm thu khối lợng và chất lợng hoàn thành.
3.5 Kết luận và lập hồ sơ chất lợng
(i) Nhiệm vụ của t vấn đảm bảo chất lợng là phải kết luận từng công
tác , từng kết cấu , từng bộ phận hoàn thành đợc thực hiện là có chất lợng phù
hợp với yêu cầu hay cha phù hợp với yêu cầu .
Đính kèm với văn bản kết luận cuối cùng về chất lợng sản phẩm cho
từng kết cấu , từng tầng nhà , từng hạng mục là các văn bản xác nhận từng chi
tiết , từng vật liệu cấu thành sản phẩm và hồ sơ kiểm tra chất lợng các quá
trình thi công. Lâu nay các văn bản xác nhận chất lợng vật liệu , chất lợng thi
8
công ghi rất chung chung . Cần lu ý rằng mỗi bản xác nhận phải có địa chỉ kết
cấu sử dụng , không thể ghi chất lợng đảm bảo chung chung.
Tất cả những hồ sơ này đóng thành tập theo trình tự thi công để khi tra
cứu thuận tiện.
(ii) Đi đôi với các văn bản nghiệm thu , văn bản chấp nhận chất lợng kết
cấu là nhật ký thi công . Nhật ký thi công ghi chép những dữ kiện cơ bản xảy
ra trong từng ngày nh thời tiết , diễn biến công tác ở từng vị trí, nhận xét qua
sự chứng kiến công tác về tính hình chất lợng công trình.
ý kiến của những ngời liên quan đến công tác thi công khi họ chứng
kiến việc thi công , những ý kiến đề nghị , đề xuất qua quá trình thi công và ý
kiến giải quyết của t vấn đảm bảo chất lợng và ý kiến của giám sát của nhà
thầu . . .
(iii) Bản vẽ hoàn công cho từng kết cấu và bộ phận công trình đợc lập
theo đúng qui định. Quyết định 18/2003/QĐ-BXD ngày 27 tháng 6 năm 2003
của Bộ trởng Bộ Xây dựng về quản lý chất lợng công trình xây dựng có phụ
lục 26 hớng daqãn lập bản vẽ hoàn công.
Tất cả những hồ sơ này dùng làm cơ sở cho việc thanh toán khối lợng

hoàn thành và cơ sở để lập biên bản tổng nghiệm thu , bàn giao công trình cho
sử dụng.
Chơng II
Giám sát thi công và nghiệm thu
Công tác lắp đặt điện
1. Những vấn đề chung về hệ thống điện trong công trình dân dụng :
Hệ thống điện trong nhà ở và nhà dân dụng bao gồm các thành tố sau
đây:
9
- Nguồn cung cấp điện
- Các thiết bị quản lý và điều hành hệ thống điện
- Mạng lới dây dẫn điện
- Các dạng phụ tải tiêu thụ điện ngoài nhà , trong nhà
- Mạng tiếp địa
Hiện nay các đơn vị t vấn thiết kế thờng thiết kế điện theo các tiêu chuẩn sau
đây:
+ Chiếu sáng nhân tạo cho các công trình dân dụng ( TCXD 16-1986)
+ Đặt đờng dây dẫn điện trong nhà ở và công trình dân dụng ( TCXD 25-
1991 )
+ Chống sét cho các công trình dân dụng ( TCXD 46-1984)
+ Thiết kế đờng dây hạ áp trên không đến 1000V ( Quy phạm trang bị điện 11
TCN-84 Bộ Điện lực )
+ Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện (TCVN 4756-89 ).
Hầu hết những tiêu chuẩn này dịch từ tiêu chuẩn của Liên Xô cũ và đã ban
hành đến nay cũng rất lâu rồi, không phù hợp với tình hình hiện tại.
Nhìn vào năm ban hành, ta thấy TCXD 16-1986 ban hành năm 1986, đến nay
đã 21 năm. Trong 21 năm ấy, biết bao thiết bị điện mới, công trình và các ngôi
nhà cũng đợc trang bị thêm rất nhiều thế hệ thiết bị mới. Vật liệu điện đã có
nhiều thay đổi và nâng cao tính năng sử dụng. Hay nh tiêu chuẩn TCXD 25-
1991 cũng đã ra đời đợc 16 năm rồi. Biết bao nhiêu tiến bộ kỹ thuật trong thời

gian ấy.
Đặc biệt là quan điểm sử dụng điện. Trớc đây, ngời thiết kế điện thiết kế với
quan điểm là đáp ứng các yêu cầu của công suất sử dụng. Ngời xây lắp điện
cũng theo quan điểm ấy.
Cuộc sống ngày càng văn minh hơn nên quan điểm sử dụng điện cũng thay đổi
theo cuộc sống mới ấy. Nay trong thiết kế và xây lắp điện, yêu cầu cơ bản lại
là sự an toàn cho con ngời sử dụng và sống trong môi trờng điện
Từ sự bức bách của sản xuất của cuộc sống mới, Tổng Công ty LILAMA đã
soạn thảo Tiêu chuẩn về nối đất cho các thiết bị điện công nghiệp và ngày 20-8-
2004, Bộ Xây dựng ban hành TCXDVN 319 : 2004 "Lắp đặt hệ thống nối
đất thiết bị cho các công trình công nghiệp - Yêu cầu chung "
Tiêu chuẩn này đã tham chiếu các tiêu chuẩn của IEC để soạn thảo nhng nếu
không đồng bộ với các tiêu chuẩn khác trong toàn bộ hệ thống điện thì tiêu
chuẩn này lại trở nên khó áp dụng. Việc nối đất cho các công trình khác nh công
trình dân dụng và nhà ở chẳng hạn thì không thể áp dụng TCXDVN 319:2004 ,
vì tiêu chuẩn này có đối tợng sử dụng là công trình công nghiệp. Sự áp dụng cho
các loại công trình khác bằng tiêu chuẩn này sẽ thiếu chặt chẽ.
Bộ Khoa học và Công nghệ gần đây mới cho ban hành TCVN 7447-5-54:2005 (
IEC 60364-5-54:2002) Hệ thống lắp đặt điện cho công trình. Phần 5-54: Lựa
chọn và lắp đặt thiết bị điện. Bố trí nối đất, dây bảo vệ và dây liên kết bảo vệ .
Tiêu chuẩn này đề cập đến tiêu chuẩn cho hệ nối đất cho các ngôi nhà nói
chung.
10
Tại cuộc hội thảo quốc tế về tiêu chuẩn thiết kế và lắp đặt điện IEC 60364
ngày 2-12-2003 , Bộ Xây dựng khuyến khích các đơn vị t vấn nên thiết kế điện
theo IEC 60364 đã đợc hầu nh tất cả các nớc trên thế giới sử dụng.
Tiêu chuẩn IEC 60364 do Hội đồng Kỹ thuật Quốc tế ( International
Electrotecnical Commission ) ban hành theo tinh thần chung là mạng điện sử
dụng trong công trình phải đáp ứng các quy định về an toàn cho con ngời và
trang thiết bị.

Đây là tiêu chuẩn mới đối với thị trờng nớc ta mà rất nhiều dự án đầu t , nhất
là các dự án của nớc ngoài và liên doanh yêu cầu thực hiện.
Tinh thần xuyên suốt của bộ tiêu chuẩn IEC 60364 là lấy sự an toàn cho con
ngời và thiết bị làm cơ sở. Sử dụng điện phải an toàn. Vận hành mạng điện
phải an toàn và các thiết bị điện phải an toàn.
Điều này phản ảnh trong bộ tiêu chuẩn IEC 60363 là :
Muốn bảo đảm an toàn , mạng điện phải phản ảnh đợc các yêu cầu bảo vệ sau:
+ Bảo vệ chống điện giật
+ Bảo vệ chống các tác động nhiệt
+ Bảo vệ chống quá dòng
+ Bảo vệ chống rò điện
+ Bảo vệ chống nhiễu loạn điện áp.
Bộ tiêu chuẩn IEC 60364 này đang đợc Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lờng Chất lợng
thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các Bộ, các ngành cho dịch và
ban hành theo nguyên tắc chấp thuận tiêu chuẩn của IEC.
Hiện nay, trong quyết định số 514/ QĐ-BKHCN ngày 13 tháng 3 năm 2006, Bộ
trởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành các tiêu chuẩn Việt nam sau đây
là các tiêu chuẩn đợc công nhận theo các tiêu chuẩn của IEC:
1. TCVN 7447-4-42:2005 ( IEC 60364-5-53:2001)
Hệ thống lắp đặt điện của toà nhà. Phần 4-42 : Bảo vệ an toàn. Bảo vệ chống các
ảnh hởng về nhiệt.
2. TCVN 7447-5-53:2005 ( IEC 60364-5-53:2002)
Hệ thống lắp đặt điện của toà nhà. Phần 5-53: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện.
Cách ly, đóng cắt và điều khiển
3. TCVN 7447-5-54:2005 ( IEC 60364-5-54:2002)
Hệ thống lắp đặt điện của toà nhà. Phần 5-54: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện.
Bố trí nối đất, dây bảo vệ và dây liên kết bảo vệ
4. TCVN 7447-5-55:2005 (IEC 60364-5-55:2002)
Hệ thống lắp đặt điện của toà nhà. Phần 5-55: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện.
Các thiết bị khác

5. TCVN 7540-1-2005
Động cơ không đồng bộ ba pha lồng sóc hiệu suất cao. Phần 1 : Mức hiệu suất
năng lợng tối thiểu.
6. TCVN 7540-2:2005
Động cơ không đồng bộ ba pha lồng sóc hiệu suất cao. Phần 2: Phơng pháp xác
định hiệu suất năng lợng
7. TCVN 7541-1:2005
11
Thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao. Phần 1: Mức hiệu suất năng lợng tối thiểu
8. TCVN 7541-2:2005
Thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao. Phần 2: Phơng pháp xác định hiệu suất năng l-
ợng
9. TCVN 5699-2:2005 ( IEC 60335-2-4:2003 có phần bổ sung, with
Amendment 1:2004)
Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tơng tự. An toàn. Phần 2-4 : Yêu cầu cụ
thể đối với máy vắt ly tâm
10. TCVN 5699-2-5 :2005 (IEC 60335-2-5 :2003)
Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tơng tự. An toàn. Phần 2-5 : Yêu cầu cụ
thể đối với máy rửa bát
11. TCVN 5699-2-74 :2005 (IEC 60335-2-74 :2002)
Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tơng tự. An toàn. Phần 2-74 : Yêu cầu cụ
thể đối với que đun điện
12. TCVN 5699-2-85 :2005 (IEC 60335-2-85 :2002)
Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tơng tự. An toàn. Phần 2-85 : Yêu cầu cụ
thể đối với thiết bị hấp vải
13. TCVN 5699-2-88 :2005 (IEC 60335-2-88 :2002)
Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tơng tự. An toàn. Phần 2-88 : Yêu cầu cụ
thể đối với máy tạo ẩm đợc thiết kế để sử dụng cùng với các hệ thống gia nhiệt,
thông gió hoặc điều hoà không khí
Ngoài ra , Bộ Khoa học và Công nghệ cũng ban hành các tiêu chuẩn an toàn cho

việc sử dụng thiết bị điện , về trang bị điện nh :
Ngày 19 tháng 10 năm 2006, Bộ trởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra Quyết
định số 2265/QĐ-BKHCN về việc ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam nh sau:
1. TCVN 5699-2-17:2006 ( IEC 60335-2-17:2006)
Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tơng tự. An toàn. Phần 2-17 : Yêu cầu cụ
thể đối với chăn, gối và các thiếu bị gia nhiệt uốn đợc tơng tự
2. TCVN 5699-2-30 : 2006 ( IEC 60335-2-30 : 2004)
Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tơng tự. An toàn. Phần 2-30 : Yêu cầu cụ
thể đối với thiết bị sởi dùng trong phòng
3. TCVN 5699-2-36 : 2006 ( IEC 60335-2-36 : 2005)
Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tơng tự. An toàn. Phần 2-36 : Yêu cầu cụ
thể đối với dãy bếp, lò, ngăn giữ nóng và phần tử giữ nóng dùng trong thơng mại
4. TCVN 5699-2-61 : 2006 ( IEC 60335-2-61 : 2005)
Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tơng tự. An toàn. Phần 2-61 : Yêu cầu cụ
thể đối với thiết bị sởi tích điện dùng trong phòng
5. TCVN 5699-2-66 : 2006 ( IEC 60335-2-66 : 2003)
Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tơng tự. An toàn. Phần 2-17 : Yêu cầu cụ
thể đối với thiết bị gia nhiệt đệm nớc.
Sự ban hành các tiêu chuẩn dựa trên cơ sở chấp nhận các tiêu chuẩn của IEC
trong quyết định số 514/ QĐ-BKHCN ngày 13 tháng 3 năm 2006 là hết sức cần
thiết trong khi hiện nay nhiều cơ quan t vấn thiết kế vẫn thiết kế theo những tiêu
chuẩn cũ đã nêu ở phần đầu tài liệu này.
12
Tuy nhiên , khi nớc ta tham gia vào hệ thống WTO, hầu hết các nớc lớn, có nền
công nghiệp phát triển đều sử dụng hệ thống tiêu chuẩn về điện theo IEC mà sự
chuyển dịch để công nhận của chúng ta còn quá khiêm tốn.
IEC ( International electrotechnical Commission) là cơ quan tiêu chuẩn hoá
quốc tế đợc sáng lập khoảng năm 1900, năm 1906 bắt đầu hoạt động. Lúc đầu
trụ sở đóng tại Luân đôn, nay chuyển trụ sở sang Geneve năm 1948.
Các tổ chức tiêu chuẩn hoá thành viên cho đến nay có :

* Argentina ( IRAM)
* Australia ( Standards Australia)
* Brazil ( Cobei)
* Canada ( Standards Council of Canada )
* Trung Quốc ( SAC)
* Pháp ( UTE)
* Đức ( DIN & VDE)
* ấn độ (BIS)
* Nhật bản ( JISC)
* áo ( OVE)
* Nga
* Nam Phi (SABS)
* Tây Ban Nha ( AENOR)
*Thuỵ Sỹ (CES)
* Việt Nam ( STAMEQ)
* Anh Quốc ( BSI)
* Hoa Kỳ ( ANSI)
Hiện nay IEC đã ban hành trên 6500 tiêu chuẩn mà Tiêu chuẩn IEC 60364 là các
tiêu chuẩn do Hội đồng Kỹ thuật Điện Quốc tế ban hành về lắp đặt thiết bị điện
cho công trình.
Những tiêu chuẩn IEC sắp theo dãy số 60000 - 79999 . Thí dụ IEC 60417 : Ký
hiệu hình vẽ dùng trên thiết bị. Số tiêu chuẩn đa ra trớc năm 1997 nay cộng
thêm 60000. Thí dụ trớc đây gọi là IEC 27 nay sẽ là IEC 60027.
Nh trên đã biết, nớc ta tham gia là thành viên của IEC và chấp nhận các tiêu
chuẩn IEC đợc áp dụng ở nớc ta.
Tiêu chuẩn IEC 60364 có 5 phần nh sau:
Phần 1 : Các nguyên tắc chung, sự đánh giá các đặc trng kỹ thuật chung, các
định nghĩa
Phần 4 : Bảo vệ an toàn
Đoạn 41 : Bảo vệ chống điện giật

Đoạn 42 : Bảo vệ chống tác động nhiệt của điện
Đoạn 43 : Bảo vệ chống quá dòng
Đoạn 44 : Bảo vệ chống nhiễu loạn điện áp và nhiễu loạn điện từ
Phần 5 : Lựa chọn và lắp đặt các trang bị điện
Đoạn 51 : Quy định chung
Đoạn 52 : Hệ thống dây
Đoạn 53 : Cách điện, ngắt điện và kiểm tra
Đoạn 54 : Bố trí tiếp địa, dây bảo vệ và cách nối dây bảo vệ
13
Đoạn 55 : Các trang thiết bị khác
Phần 6 : Kiểm tra
Phần 7 : Các yêu cầu về lắp đặt và vị trí
Đoạn 701 : Lắp đặt điện trong phòng tắm
Đoạn 702 : Bể bơi và các bể khác
Đoạn 703 : Phòng xông hơi nóng
Đoạn 704 : Lắp đặt phục vụ xây dựng và phá dỡ
Đoạn 705 : Lắp đặt điện cho cơ sở nông nghiệp và làm vờn
Đoạn 706 : Các vị trí có điện mà bị hạn chế tầm hoạt động
Đoạn 708 : Lắp đặt điện tại công viên lữ hành và các đoàn lữ hành
Đoạn 709 : Bến bãi
Đoạn 710 : Cơ sở y tế
Đoạn 712 : Hệ thống cung cấp năng lợng mặt trời
Đoạn 713 : Phụ tùng điện
Đoạn 714 : Chiếu sáng ngoài nhà
Đoạn 715 : Lắp đặt chiếu sáng điện áp cực thấp
Đoạn 717 : Các trang bị di động
Đoạn 740 : Thiết bị điện tạm thời cho kết cấu, các thiết bị trò chơi và lều
trại
ở khu hội chợ, công viên giải trí và nơi biểu diễn xiếc.
Vừa qua Bộ Khoa học và Công nghệ cho dịch để chấp thuận một số tiêu chuẩn

cần trớc mắt phục vụ cho hội nhập quốc tế trong phần xây lắp điện của các dự án
xây dựng ở nớc ta.
Trong bộ IEC 60364 còn những tiêu chuẩn sau đây cha dịch kịp để ban hành
thành TCVN để áp dụng vào việc xây lắp điện là :
IEC 60364-1 : Phần 1 : Các nguyên tắc chung, sự đánh giá các đặc trng kỹ thuật
chung, các định nghĩa
IEC 60364-4-41 : Phần 4-41 : Bảo vệ an toàn. Bảo vệ chống điện giật
IEC 60364-4-43 : Phần 4-43 : Bảo vệ an toàn. Bảo vệ chống quá dòng
IEC 60364-4-44 : Phần 4-44 : Bảo vệ an toàn. Bảo vệ chống nhiễu loạn điện áp,
nhiễu loại điện từ
IEC 60364-4-44 am1 : Bổ sung 1: Lắp đặt điện cho công trình : Phần 4-44 : Bảo
vệ an toàn. Bảo vệ chống nhiễu loạn điện áp, nhiễu loại điện từ
IEC 60364-4-44 am2 : Bổ sung 2: Lắp đặt điện cho công trình : Phần 4-44 : Bảo
vệ an toàn. Bảo vệ chống nhiễu loạn điện áp, nhiễu loại điện từ
IEC 60364-5-51 Lắp đặt điện cho công trình . Phần 5-51 " Lựa chọn và lắp đặt
thiết bị điện . Quy tắc chung
IEC 60364-5-52 Lắp đặt điện cho công trình . Phần 5-52 " Lựa chọn và lắp đặt
thiết bị điện . Hệ thống dây dẫn
IEC 60364-5-53- am1 : Bổ sung 1 : Lắp đặt điện cho công trình .Phần 5-53 : "
Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện . Cách điện, ngắt điện và kiểm tra
IEC 60364-6 : Lắp đặt điện hạ áp : Phần 6 : Kiểm tra
IEC 60364-7-701 : Lắp đặt điện hạ áp : Phần 7-701 : Các yêu cầu cho việc lắp
đặt hay là vị trí đặc biệt. Nơi đặt bồn tắm hay tắm gơng sen
IEC 60364-7-702 : Lắp đặt điện trong công trình .Phần 7 : Các yêu cầu cho việc
lắp đặt hay là vị trí đặc biệt. Đoạn 702 : Bể bơi và các dạng bể khác
14
IEC 60364-7-703 : Lắp đặt điện cho công trình .Phần 7-703: Các yêu cầu cho
việc lắp đặt hay là vị trí đặc biệt. Các phòng và các gian chứa thiết bị đầu nhiệt
tắm hơi
IEC 60364-7-704 : Lắp đặt điện hạ áp . Phần 7-704 : Các yêu cầu cho việc lắp

đặt hay là vị trí đặc biệt. Lắp đặt phục vụ xây dựng và phá dỡ
IEC 60364-7-705 : Lắp đặt điện hạ áp . Phần 7-705 : Các yêu cầu cho việc lắp
đặt hay là vị trí đặc biệt.Cơ sở nông nghiệp và làm vờn
IEC 60364-7-706 : Lắp đặt điện hạ áp . Phần 7-706 : Các yêu cầu cho việc lắp
đặt hay là vị trí đặc biệt. Các vị trí có điện mà bị hạn chế tầm hoạt động
IEC 60364-7-708 : Lắp đặt điện cho công trình .Phần 7: Các yêu cầu cho việc
lắp đặt hay là vị trí đặc biệt. Đoạn 708 : Lắp đặt điện cho công viên lữ hành và
các đoàn lữ hành
IEC 60364-7-708-am1 : Bổ sung 1 : Lắp đặt điện cho công trình .Phần 7: Các
yêu cầu cho việc lắp đặt hay là vị trí đặc biệt. Đoạn 708 : Lắp đặt điện cho công
viên lữ hành và các đoàn lữ hành
IEC 60364-7-709 : Lắp đặt điện cho công trình .Phần 7: Các yêu cầu cho việc
lắp đặt hay là vị trí đặc biệt. Đoạn 709 : Bến bãi
IEC 60364-7-710 : Lắp đặt điện cho công trình .Phần 7-710 : Các yêu cầu cho
việc lắp đặt hay là vị trí đặc biệt. Cơ sở y tế
IEC 60364-7-711 : Lắp đặt điện cho công trình .Phần 7-711 : Các yêu cầu cho
việc lắp đặt hay là vị trí đặc biệt. Nơi trng bày, giới thiệu hàng và gian hàng
IEC 60364-7-712 : Lắp đặt điện cho công trình .Phần 7-712 : Các yêu cầu cho
việc lắp đặt hay là vị trí đặc biệt. Hệ thống cung cấp năng lợng mặt trời
IEC 60364-7-713 : Lắp đặt điện cho công trình .Phần 7 : Các yêu cầu cho việc
lắp đặt hay là vị trí đặc biệt.Đoạn 713: Phụ tùng điện
IEC 60364-7-714 : Lắp đặt điện cho công trình .Phần 7 : Các yêu cầu cho việc
lắp đặt hay là vị trí đặc biệt. Đoạn 714 : Lắp đặt chiếu sáng ngoài nhà
IEC 60364-7-715 : Lắp đặt điện cho công trình .Phần 7-715 : Các yêu cầu cho
việc lắp đặt hay là vị trí đặc biệt. Lắp đặt chiếu sáng điện áp cực thấp
IEC 60364-7-717 : Lắp đặt điện cho công trình .Phần 7-717 : Các yêu cầu cho
việc lắp đặt hay là vị trí đặc biệt. Các trang bị di động
IEC 60364-7-740 : Lắp đặt điện cho công trình .Phần 7-740 : Các yêu cầu cho
việc lắp đặt hay là vị trí đặc biệt. Thiết bị điện tạm thời cho kết cấu, các thiết bị
trò chơi và lều trại ở khu hội chợ, công viên giải trí và nơi biểu diễn xiếc.

IEC 60364-7-753 : Lắp đặt điện hạ áp . Phần 7-753 : Các yêu cầu cho việc lắp
đặt hay là vị trí đặc biệt. Sàn và trần hệ thống nhiệt
IEC 60449 : Dãy điện áp dùng trong hệ điện lắp đặt cho công trình
IEC 60449-am1 : Bổ sung 1 : Dãy điện áp dùng trong hệ điện lắp đặt cho công
trình
IEC 61140 : Bảo vệ chống điện giật. Những điều chung cho lắp đặt và thiết bị
IEC 61140-am1 : Bổ sung 1: Bảo vệ chống điện giật. Những điều chung cho lắp
đặt và thiết bị
Vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng ban hành một số tiêu chuẩn TCVN
chấp nhận IEC để chuyển dịch thành tiêu chuẩn Việt Nam nằm trong những tiêu
chuẩn IEC 60335.
Những tiêu chuẩn loại IEC 60335 là những tiêu chuẩn đề cập đến an toàn về xây
lắp đăt điện cho hộ gia đình và những hộ tiêu thụ điện tơng tự. IEC 60335 có
trên 100 tiêu chuẩn ( hiện nay là 105 ) đề cập đến các mặt về an toàn sử dụng
điện vì quan điểm cơ bản của hệ tiêu chuẩn IEC lấy an toàn cho con ngời, cho
15
cộng đồng và cho thiết bị là mục tiêu quan trọng bậc nhất khi thiết kế và xây lắp
điện.
Các vật liệu điện trên thị trờng nớc ta cũng đợc sản xuất theo IEC. Chúng tôi đã
thăm dò ở thị trờng, đối chiếu vật liệu điện và khớp với các vật liệu điện mà nớc
ta đã sản xuất trớc đây để xem mức độ tơng ứng thì thấy :
TCVN 6483 : 1999 ( tơng ứng với IEC 1089) Dây trần sợi tròn xoắn thành các
lớp đồng tâm , tiêu chuẩn này thay thế các phần dây nhôm và dây nhôm lõi
thép trong TCVN 5064 : 1994.
TCVN 6610 :2000 ( tơng ứng với IEC 227 ) cáp cách điện bằng PVC điện áp
danh định 400/750 V
TCVN 6614 : 2000 ( IEC 811 ) về phơng pháp thử với vật liệu cách điện và vỏ
bọc
TCVN 6447 :1998 Cáp vặn xoắn cách điện bằng XLPE điện áp 0,6/1 KV
Về nhóm thiết bị đóng cắt và điều khiển :

TCVN 6188 :1996 ( IEC 884-1 :1994 ) ổ cắm và phích điện
TCVN 6190 :1991 ( IEC 83) ổ cắm và phích điện. Kích thớc và kiểu dáng
Về thiết bị đóng cắt và bảo vệ :
TCVN 6480:1999 ( IEC 669-1: 1993) Thiết bị đóng cắt cho hệ thống điện cố
định trong gia đình và các hệ thống tơng tự dòng điện đến 63A điện áp đến
440V.
TCVN 6592-1:2000 ( IEC 947-1:1999) Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp.
TCVN 6592-2:2000 ( IEC 947-2:1999) Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp.
TCVN 6434-1:1998 ( IEC 898 :1995) Khí cụ điện. áptômát bảo vệ quá dòng
TCVN 6592-4-1:2001 ( IEC 947-4-1:1990) Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ
áp.
TCVN 6615-1:2000 ( IEC 1058-1:1996) Thiết bị đóng cắt dùng cho thiết bị.
TCVN 6950-1:2001 ( IEC 1008-1:1996) Aptômát tác động bằng dòng d không
có bảo vệ quá dòng (RCCB) dùng trong gia đình
TCVN 6951-1:2001 ( IEC 1009-1:1996) Aptômát tác động bằng dòng d có
bảo vệ quá dòng (RCBO) dùng trong gia đình
TCVN 5926:1995 ( IEC 269/1 :1986 Cầu cháy hạ áp, yêu cầu chung
TCVN 5927:1995 ( IEC 269/3 :1987 Cầu cháy hạ áp, yêu cầu bổ sung
Tuy nhiên điều này đòi hỏi công phu hơn là phải dịch các tiêu chuẩn vật liệu
điện đang sử dụng phổ biến, nhng cũng đầy đủ hơn của IEC rồi đối chiếu, công
bố thành TCVN thì việc sử dụng mới an tâm.
Nh chúng ta đã biết, hiện nay IEC đã ban hành đến trên 6500 tiêu chuẩn mà nớc
ta lại là thành viên tham gia chính thức của IEC. Việc cho nhanh chóng dịch và
ra văn bản chấp nhận để biến thành tiêu chuẩn của nớc ta là việc làm hết sức cấp
bách trong thời kỳ hội nhập toàn cầu hiện nay. Đặc biệt là những tiêu chuẩn IEC
60364 mà chúng tôi nêu ở phần trên .
16
Hầu hết những tiêu chuẩn này dịch từ tiêu chuẩn của Liên Xô cũ.
Nay theo thông t số 12/ BXD KHCN ngày 24 tháng 4 năm 1995, và điều 1.6
của phần 1 chơng 1 trong bộ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Bộ Xây dựng cho

phép sử dụng tiêu chuẩn không những của Việt nam mà còn của các tổ chức
tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO, của Anh, Đức, Mỹ, Nhật, Pháp , úc .
Tại cuộc hội thảo quốc tế về tiêu chuẩn thiết kế và lắp đặt điện IEC 60364
ngày 2-12-2003 , Bộ Xây dựng khuyến khích các đơn vị t vấn nên thiết kế điện
theo IEC 60364 đã đợc hầu nh các nớc trên thế giới sử dụng.
Tiêu chuẩn IEC 60364 do Hội đồng Kỹ thuật Điện Quốc tế ( International
Electrotecnical Commission ) ban hành theo tinh thần chung là mạng điện sử
dụng trong công trình phải đáp ứng các quy định về an toàn cho con ngời và
trang thiết bị.
Đây là tiêu chuẩn mới đối với thị trờng nớc ta mà rất nhiều dự án đầu t , nhất
là các dự án của nớc ngoài và liên doanh yêu cầu thực hiện.
Sau đây là khái quát về sử dụng tiêu chuẩn này:
Cần xác định rõ mục đích của hệ thống điện là :
Phải bảo đảm an toàn
Phải đảm bảo các tính năng sử dụng theo yêu cầu
Muốn bảo đảm an toàn thì hệ thống điện phải đáp ứng các yêu cầu :
+ Bảo vệ chống điện giật
+ Bảo vệ chống các tác động nhiệt
+ Bảo vệ chống quá dòng
+ Bảo vệ chống rò điện
+ Bảo vệ chống nhiễu loạn điện áp.
Khi xây dựng điện cần lựa chọn và lắp đặt các thiết bị:
+ Dây dẫn
+ Thiết bị đóng cắt và điều chỉnh
+ Thiết bị bảo vệ
Trong hệ thống điện có thể lựa chọn dây và cáp điện : một , hai, ba, bốn, năm
lõi .
Những thiết bị có thể đợc sử dụng trong hệ thống điện :
Thiết bị đóng cắt và điều khiển nh loại không có bảo vệ gồm cầu dao, công
tắc, ổ cắm, loại có bảo vệ nh áptômát, khởi động từ.

Thiết bị bảo vệ đợc sử dụng gồm cầu chảy, rơ le bảo vệ, dụng cụ theo dõi, phát
hiện, chỉ thị, báo hiệu.
Những thiết bị khác nh thiết bị nối dây, thiết bị luồn dây, thiết bị nối đất.
Khi thiết kế và lắp đặt mạng điện hiện nay đang sử dụng các tiêu chuẩn sau
đây mà không ảnh hởng tới việc sử dụng tiêu chuẩn IEC 60364 là :
TCVN về sản phẩm dây và cáp điện :
17
TCVN 5064 :1994 Dây trần dùng cho đờng dây tải điện trên không bao gồm
các loại dây đồng, dây nhôm, dây nhôm lõi thép.
TCVN 6483 : 1999 ( tơng ứng với IEC 1089) Dây trần sợi tròn xoắn thành các
lớp đồng tâm , tiêu chuẩn này thay thế các phần dây nhôm và dây nhôm lõi
thép trong TCVN 5064 : 1994.
TCVN 6610 :2000 ( tơng ứng với IEC 227 ) cáp cách điện bằng PVC điện áp
danh định 400/750 V
TCVN 6614 : 2000 ( IEC 811 ) về phơng pháp thử với vật liệu cách điện và vỏ
bọc
TCVN 6447 :1998 Cáp vặn xoắn cách điện bằng XLPE điện áp 0,6/1 KV
Về nhóm thiết bị đóng cắt và điều khiển :
TCVN 6188 :1996 ( IEC 884-1 :1994 ) ổ cắm và phích điện
TCVN 6190 :1991 ( IEC 83) ổ cắm và phích điện. Kích thớc và kiểu dáng
Về thiết bị đóng cắt và bảo vệ :
TCVN 6480:1999 ( IEC 669-1: 1993) Thiết bị đóng cắt cho hệ thống điện cố
định trong gia đình và các hệ thống tơng tự dòng điện đến 63A điện áp đến
440V.
TCVN 6592-1:2000 ( IEC 947-1:1999) Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp.
TCVN 6592-2:2000 ( IEC 947-2:1999) Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp.
TCVN 6434-1:1998 ( IEC 898 :1995) Khí cụ điện. áptômát bảo vệ quá dòng
TCVN 6592-4-1:2001 ( IEC 947-4-1:1990) Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ
áp.
TCVN 6615-1:2000 ( IEC 1058-1:1996) Thiết bị đóng cắt dùng cho thiết bị.

TCVN 6950-1:2001 ( IEC 1008-1:1996) Aptômát tác động bằng dòng d không
có bảo vệ quá dòng (RCCB) dùng trong gia đình
TCVN 6951-1:2001 ( IEC 1009-1:1996) Aptômát tác động bằng dòng d có
bảo vệ quá dòng (RCBO) dùng trong gia đình
TCVN 5926:1995 ( IEC 269/1 :1986 Cầu cháy hạ áp, yêu cầu chung
TCVN 5927:1995 ( IEC 269/3 :1987 Cầu cháy hạ áp, yêu cầu bổ sung
Tiêu chuẩn IEC 60364 là tiêu chuẩn tiên tiến đợc rất nhiều nớc trên thế giới áp
dụng. Triển vọng tiêu chuẩn này sẽ đợc chấp nhận thành tiêu chuẩn Việt Nam.
Tuy nhiên nếu áp dụng ngay từ bây giờ vẫn đợc, không sai với tinh thần của
theo thông t số 12/ BXD KHCN ngày 24 tháng 4 năm 1995, và điều 1.6 của
phần 1 chơng 1 trong bộ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
Theo quan điểm nhân văn và tiết kiệm, trong việc phối hợp tiến độ cần tiến
hành đồng bộ để ngay từ khi xây dựng móng đã cần có mặt của những ngời
xây lắp điện. Trong quá trình làm cốp pha móng , có những đờng cáp xuyên
qua móng cần đợc bố trí những ống qua dầm móng. Những ống luồn cáp phải
đợc đặt vào móng trớc khi đổ bê tông . Trớc khi lấp đất vào móng , những đ-
ờng cáp, đờng dây tiếp địa phải đặt xong trong lòng nhà.
Cần đôn đốc những ngời tiến hành xây lắp điện thực hiện các công việc
về điện nằm trong phần ngầm công trình . Khi cha kiểm tra và ký biên bản
18
nghiệm thu công trình khuất bao gồm cả công tác xây dựng điện, lới chống sét
thì cha lấp đất móng .
Trình tự hợp lý với hệ thống điện là công trình , hạng mục ở xa cần thi
công trớc . Thí dụ nh hệ cung cấp nguồn thờng đợc cấp điểm đấu xa công tr-
ờng, cần phải xây dựng tuyến tải nguồn đến công trờng. Tiếp đó là xây dựng
trạm biến áp cung cấp . Mạng dẫn điện vào từng hạng mục xây dựng sẽ thi
công sau khi đào đất làm phần ngầm xong và trớc khi đổ bê tông móng và lấp
đất móng . Sự phối hợp trong trình tự thi công nhằm tránh đục đẽo sau khi đã
làm phần ngầm và tránh đào bới sau khi đã lấp đất.
Những tiêu chí cần lu tâm khi kiểm tra chất lợng phần xây và lắp hệ

thống điện cho công trình dân dụng nh sau :
* Kiểm tra và thẩm định các tiêu chí của vật liệu và thiết bị dựa vào yêu
cầu kỹ thuật trong thiết kế và catalogues .
* Kiểm tra vị trí lắp đặt
* Kiểm tra sự gắn kết của vật liệu và thiết bị vào vị trí và các dụng cụ
neo giữ.
* Kiểm tra mức cách điện và dẫn điện và độ nhạy vận hành của thiết bị
điện.
* Kiểm tra các yêu cầu của phần xây đi kèm phần lắp.
* Vận hành thử nghiệm và các tiêu chí , chế độ cần đạt khi vận hành.
2. Mạng lới dây dẫn điện :
Cơ sở để kiểm tra và nghiệm thu mạng lới dây điện trong xây dựng dân
dụng và nhà ở là các yêu câù ghi trong Điều kiện kỹ thuật thi công hệ thống
điện trong bộ Hồ sơ mời thầu và TCXD 25 : 1991 : Đặt đờng dẫn điện trong
nhà ở và nhà công cộng . Tiêu chuẩn thiết kế.
Quá trình xây lắp điện , t vấn bảo đảm chất lợng phải chứng kiến việc
thi công của nhà thầu lắp điện . Phải đối chiếu với thiết kế để kiểm tra vật liệu
điện vì sau này những vật liệu điện này phần lớn bị chôn lấp dới đất hay nằm
bên trong lớp vữa.
Dây dẫn điện đợc lựa chọn theo dòng điện mà dây phải tải , mức độ an
toàn mà lới phải thoả mãn , độ vợt tải khả dĩ có thể xảy ra , độ cách điện phải
đảm bảo , sự chịu lực cơ học mà dây phải chịu trong quá trình lắp đặt và sử
dụng . Quan hệ giữa nhiệt độ và cờng độ dòng điện tải đã đợc phản ánh qua
tiết diện dây.
Cơ quan t vấn thiết kế điện đã giúp chủ đầu t lập bản thiết kế cung cấp
điện bao gồm cung cấp nguồn điện , mạng lới dây , các trang thiết bị điện đến
từng phụ tải . Những điều lu ý khi kiểm tra là sự đảm bảo tuân theo đúng thiết
kế hoặc khi thay đổi tại chỗ phải đảm bảo các tiêu chí sử dụng đợc đề ra khi
thiết kế. Thông thờng cần đối chiếu giữa sự lựa chọn của thiết kế ban đầu và
khi thay thế . Muốn vậy , cần dữ liệu để so sánh . Sau đâu là những dữ liệu cơ

bản để quyết định khi lựa chọn :
Dòng điện liên tục cho phép lớn nhất của dây dẫn ruột đồng đợc cách
điện bằng vỏ cao su , nhựa tổng hợp khi nhiệt độ không khí là 25
o
C.
19
Tiết diện ruột
dây dẫn ( mm
2
)
Dòng điện liên
tục lớn nhất cho
phép (A)
Dòng điện định mức của dây chảy
cầu chì ( A )
Dây chiếu sáng,dây chính , dây
nhánh trong nhà ở
0,5
0,75
1
1,5
2,5
4
6
10
16
25
35
50
70

95
120
6
6
6
10
15
25
35
60
90
125
150
190
240
290
340
-
-
6
10
15
25
35
60
80
100
125
160
200

225
260
Dòng điện liên tục cho phép lớn nhất của dây dẫn ruột nhôm cách
điện bằng vỏ cao su đặt trong nhà nhiệt độ không khí môi trờng 25
o
C.
Tiết diện ruột
dây dẫn ( mm
2
)
Dòng điện liên
tục lớn nhất cho
phép (A)
Dòng điện định mức của dây chảy
cầu chì ( A )
Dây chiếu sáng,dây chính , dây
nhánh trong nhà ở
4
6
10
16
25
35
50
19
27
45
70
95
115

145
20
25
35
60
80
100
125
20
70
95
120
150
185
225
260
300
160
200
225
260
Dòng điện liên tục cho phép lớn nhất của dây dẫn ruột đồng đợc cách
điện bằng vỏ cao su , nhựa tổng hợp đặt trong ống khi nhiệt độ không khí là
25
o
C.
Tiết diện
ruột dây
dẫn ( mm
2

)
Dòng điện liên tục cho phép lớn nhất (A)
Dòng điện
định mức
của dây
chảy cầu
chì (A)
Trong ống
có 2 dây
dẫn
Trong ống
có 3 dây
dẫn
Trong ống
có 4 dây
dẫn
Dùng trong
nhà ở
1
1,5
2,5
4
6
10
16
22,5
35
50
70
95

120
6
10
15
25
35
60
75
100
120
165
200
245
280
6
10
15
25
35
55
70
90
110
150
185
225
255
6
10
15

25
35
45
65
80
100
135
165
200
230
6
10
15
20
25
35
60
80
100
125
160
200
230
Dòng điện liên tục cho phép lớn nhất của dây dẫn ruột nhôm cách
điện bằng vỏ cao su đặt trong ống nhiệt độ không khí môi trờng 25
o
C.
Tiết diện
ruột dây
dẫn ( mm

2
)
Dòng điện liên tục cho phép lớn nhất (A)
Dòng điện
định mức
của dây
chảy cầu
chì (A)
Trong ống
có 2 dây
dẫn
Trong ống
có 3 dây
dẫn
Trong ống
có 4 dây
dẫn
Dùng trong
nhà ở
4
6
10
16
25
35
19
27
46
57
75

90
19
28
42
54
70
85
20
27
35
50
60
75
20
25
35
35
60
60
21
60
70
90
120
150
125
155
190
215
245

115
145
175
195
225
105
125
155
175
200
100
125
160
160
200
Khi số lợng dây tải điện nhiều hơn số qui định trên các bảng nêu trên thì
điều chỉnh bằng các hệ số giảm cờng độ dòng điện theo các hệ số:
* Nếu 5~6 dây trong một ống , hệ số giảm cờng độ là 0,68
* Nếu 7~9 dây trong một ống thì hệ số giảm cờng độ là 0,63
* Nếu 10 ~12 dây trong một ống thì hệ số giảm cờng độ là 0,60.
Để bảo đảm độ bền cơ học tiết diện của dây dẫn và dây cáp không đợc
chọn nhỏ hơn số liệu trong bảng sau đây:
Chọn dây có tiết diện cho phép nhỏ nhất theo điều kiện bền cơ học
Loại dây dẫn
Tiết diện nhỏ nhất ( mm
2
)
Đồng Nhôm
1. Dây dẫn chung cấp điện đèn chiếu sáng
cố định trong nhà

2. Dây dẫn đèn chiếu sáng ngoài nhà
3. Dây mềm cấp điện các thiết bị trong
nhà, đèn treo, đèn bàn , đèn di động
4. Dây mềm đợc cách điện đặt trên các vật
đỡ cách điện, khoảng cách vật đỡ nhỏ hơn
1 mét khi :
* đặt trên kẹp sứ
* đặt trên trụ sứ
5. Dây dẫn hai ruột xoắn, mỗi ruột có
nhiều sợi đặt trên các vật đỡ cách điện đặt
cách nhau không quá 0,80 mét.
6. Dây dẫn cách điện trên vật đỡ cách điện
trong nhà mà khoảng cách vật đỡ nh sau:
* từ 1 ~ 2 mét
* từ 2 ~ 6 mét
* từ 6 ~ 12 mét
* từ 12 mét trở lên
7. Dây dẫn đợc cách điện có bảo vệ và dây
dẫn đợc cách điện đặt theo bề mặt ngoài
công trình
- Các trờng hợp khác
8. Dây dẫn đợc cách điện đặt trong ống
9. Dây dẫn cách điện có bảo vệ đặt trong
ống
0,5
1,0
0,75
1
1,5
0,75

1,5
2,5
4
6
2,5
4
1
1,5
-
-
-
2,5
2,5
-
4
4
10
16
4
10
2,5
2,5
22
ống luồn dây điện phải tròn . Vì lý do gì đó mà ống thành bầu dục thì
đờng kính nhỏ không bé hơn đờng kính lớn 10% thì còn đợc sử dụng . Nếu độ
chênh mà lớn hơn 10% thì phải loại bỏ. Chỉ luồn dây vào ống khi lớp vữa trát
đã khô . Không đợc có chỗ nối dây hay phân nhánh dây bên trong ruột ống.
Dây cáp điện đi trên và trong tờng phải đợc gắn chặt vào tờng tại các
điểm cố định cáp mà khoảng cách nh sau :
Vị trí đặt cáp

Khoảng cách giữa các điểm cố định
cáp
1. Mặt phẳng ngang
2. Mặt đứng
3. Mặt đứng
4. Mặt ngang
5. Chỗ uốn cong
6. Vị trí đặt cáp gần hộp nối cáp
7. Hộp nối cáp và đầu cáp dẫn vào
thiết bị hoặc chỗ bịt đầu cáp
Lắp trên giá đỡ cáp : 1 mét
2 mét
Kẹp giữa đỉnh cáp 0,8 ~ 1 mét
Tất cả các điểm cần đề phòng
không cho lớp vỏ chì của cấp bị
biến dạng, đồng thời không làm
cho lõi trong hộp đấu dây liên tiếp
bị tác động bởi trọng lợng bản thân
của cáp gây nên
Đầu cuối mỗi đoạn cáp
Đầu cuối của đoạn cáp uốn cong,
nếu cáp lớn thì cần đặt kẹp ở giữa
đoạn cong.
Khoảng cách giữa các điểm giữ cố
định dây cáp ở hai bên hộp nối cáp.
Cách hộp nối , đầu cáp hoặc chỗ bịt
đầu không quá 100 mm.
Cáp đặt hở trong nhà không dùng cáp có vỏ bọc ngoài bằng lớp đay tẩm
nhựa. Trong các phòng không cháy, khó cháy mà ẩm ớt và không có vật nguy
hiểm khi cháy thì có thể dùng cáp có bọc ngoài là sợi đay tẩm nhựa. Cáp đi

vào nhà , đờng hầm hoặc cáp chuyển từ thẳng sang ngang cần đặt dự trữ một
đoạn dài hơn 1 mét. Cáp đặt trong nhà không cần có đoạn dự trữ nhng không
đợc để cáp căng quá.
Khi đặt ngầm cáp dới nền nhà thì khoảng cách giữa dây cáp và đờng
ống nớc giao nhau dới đất không nhỏ hơn 0,5 mét. Khi không đủ không gian
đảm bảo khoảng cách nh vậy , phải có biện pháp bảo vệ chỗ giao nhau nh đặt
tấm chắn , tấm chắn này phải kéo dài về mỗi bên của dây cáp là 0,5 mét đề
phòng ẩm ớt hay h hỏng do nguyên nhân cơ lý.
Khi cần treo dây cáp bằng sợi dây thép thì sức làm đứt dây cáp phải lớn
gấp 4 lần sức chịu khi treo dây cáp. Đầu cuối của cáp không đấu vào đâu cần
hàn bịt kín . Giữa cáp và giá đỡ cần cách điện. Chiều dày lớp cách điện phải
lớn hơn 2 mm . Khi cáp có vỏ bọc bên ngoài là chất hữu cơ và kim loại đỡ cáp
không có cạnh sắc có thể không cần dùng lớp lót cách điện, nhng nếu có thể
thì nên làm .
Đặt dây dẫn trong tầng giáp mái rất hay đợc ngời thiết kế sử dụng nhng
biện pháp này cũng là đầu mối hoả hoạn nên phải tuân theo những điều sau
đây :
23
Luồn dây dẫn trong ống thép , đặt kín trong tờng , trần và mái với nhà
sử dụng vật liệu không cháy . Nếu dùng puli sứ đỡ đờng dây trong tầng này thì
khoảng cách giữa các sứ đỡ không đợc xa quá 0,6 mét. Khi đi hai dây song
song thì khoảng cách giữa hai sợi phải xa hơn 0,5 mét. Khi bắt dây đi thấp hơn
2 mét kể từ mặt sàn lên phải có biện pháp chống h hỏng do các tác nhân cơ lý.
Dây dẫn sử dụng trên tầng mái là dây đồng . Dây dẫn nhôm chỉ dùng trong
mái nhà mà vật liệu xây dựng là loại không cháy. Hộp nối và hộp phân nhánh
phải bằng kim loại. Các thiết bị đóng mạch , thiết bị điều khiển và thiết bị bảo
vệ không đợc đặt ở tầng giáp mái.
Đặt dây điện ngoài nhà phải chú ý đến qui hoạch. Mọi nơi , nhất là
những nơi có ngời qua lại , phải đảm bảo an toàn , không để con ngời đụng
chạm vào dây điện.

Dây dẫn và dây cáp không đi trong ống phải đảm bảo tuân theo các qui
định về khoảng cách an toàn sau đây:
* Theo phơng ngang:
+ trên bậc tam cấp, ban công cũng nh mái nhà : 2,5 mét.
+ trên cửa sổ : 0,5 mét.
+ dới ban công: 1 mét.
+ dới cửa sổ ( tính từ khung cửa ): 1mét.
* Theo phơng đứng : khoảng cách từ dây dẫn đến :
+ cửa sổ : 0,75 mét.
+ ban công : 1 mét.
* Dây dẫn cách mặt đất : 2,75 mét.
Dây dẫn đặt trên cột điện , phải đảm bảo khoảng cách từ dây đến ban
công và cửa sổ không gần hơn 1,5 mét. Không cho đặt dây dẫn điện ngoài nhà
trên mái nhà. Khi chạm vào dây có cách điện để ở ngoài trời coi nh chạm vào
dây trần và phải tuân theo các điều kiện của dây trần.
Dây điện vợt qua đờng , khi dây đi trên không thì phải cao hơn :
+ đờng xe qua : 6 mét.
+ đờng không có xe qua : 3,50 mét.
Khi dây điện xuyên qua tờng phải đặt ống cho dây đi qua và đảm bảo
ống không tích tụ nớc .
Sau khi lắp xong đờng dây, cần tiến hành kiểm tra :
* Độ thông của từng sợi dây theo từng mạch . Cần tháo từng lộ để kiểm tra độc
lập từng lộ .
* Độ cách điện của từng dây với vỏ , với các dây khác trong ống và với môi tr-
ờng chứa đựng dây.
3. Lắp đặt trang thiết bị điện trong nhà dân dụng và nhà ở:
Việc lắp đặt và nghiệm thu trang thiết bị điện trong nhà dân dụng và nhà
ở phải tuân theo các yêu cầu của bộ Hồ sơ mời thầu , Điều kiện kỹ thuật trong
Hợp đồng giao nhận thầu lắp đặt điện và TCXD 27 : 1991 , Tiêu chuẩn thiết kế
: Đặt thiết bị điện trong nhà ở và nhà công cộng.

Thiết bị dẫn điện vào ngôi nhà có thể kết hợp với bảng phân phối , bảng
điện , tủ điện của ngôi nhà.
24
Đầu dẫn vào ngôi nhà của mạng điện phải đặt thiết bị bảo vệ và điều
khiển nhng nếu thiết bị dẫn vào nhà có dòng điện nhỏ hơn 20 A có thể không
cần đặt thiết bị điều khiển.
Mạng điện phải có thiết bị bảo vệ khi ngắn mạch. Phải đảm bảo ngắt đ-
ợc mạch khi có sự cố:
+ một và nhiều pha của mạng điện có trung tính với đất
+ hai và ba pha của mạch trung tính cách ly.
Thiết bị bảo vệ đặt ở nơi dễ kiểm tra và không bị các tác nhân cơ học
phá hỏng. Việc vận hành của các thiết bị bảo vệ phải đảm bảo bình thờng
trong mọi tình huống , không gây nguy hiểm cho ngời phục vụ và các vật
chung quanh.
Các thiết bị bảo vệ có bộ phận mạng điện để hở chỉ đợc phép lắp đặt khi
khai thác công trình có bố trí thợ chuyên môn về điện vận hành và quản lý.
Khi dùng cầu chì bảo vệ mạng điện thì đặt cầu chì tại :
+ các pha bình thờng không nối đất,
+ dây trung tính của mạng điện hai dây trong các công trình có dây dẫn
ẩm ớt , nơi không có thợ điện chuyên môn vận hành và quản lý về điện và có
nguy cơ nổ.
Không đợc đặt cầu chì ở dây trung tính của mạng 3 pha 4 dây và của
mạng 2 pha, 1 dây trung tính.
Khi đặt các thiết bị dẫn vào bảng phân phối điện chính, bảng điện và tủ
điện trong nhà phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
(i) Vị trí đặt phải ở nơi thuận tiện cho việc sử dụng , dễ kiểm tra và theo dõi
nh ở gầm cầu thang, tầng hầm nơi khô ráo.
(ii) Bảng phân phối chính , bảng điện, tủ điện phải đặt trong các tủ , hộp bằng
kim loại hay bằng gỗ hoặc đặt trong các hốc của tờng chịu lực chính và phải
có cửa khoá. Tay điều khiển của các thiết bị không đợc nhô ra ngoài. Nếu bố

trí một phòng riêng để bảng điều khiển , bảng phân phối thì những qui định
trên không nhất thiết phải chấp hành.
(iii) Thiết bị dẫn vào tủ điện, bảng điện, hộp điện phải đặt cách xa ống dẫn n-
ớc, rãnh nớc với khoảng cách tối thiểu là 0,5 mét.
Với các nhà ở quan trọng , đặt bảng phân phối điện chính của ngôi nhà
đặt vào phòng riêng có cửa khoá và chỉ nhân viên chuyên trách mới đợc vào.
Những nơi có khả năng ngập nớc thì mọi thiết bị dẫn vào , bảng phân phối
điện , bảng điện, tủ điện và các thiết bị khác phải đặt cao hơn mức nớc ngập.
Lu ý phòng đặt tủ điện , bảng điện không đặt dới các phòng dùng nớc nhiều
nh bếp, xí , tắm , giặt . Khi có ống nớc dẫn qua phòng đặt các thiết bị điều
khiển điện thì không đợc mở vòi , không đợc có các miệng kiểm tra hay bất kỳ
trang bị gì mà có khả năng phun bắn nớc ở phòng này.
Đối với nhà ở thì tiết diện dây dẫn điện không đợc nhỏ hơn các chỉ số
nh bảng dới đây:
Tên đờng dây Tiết diện nhỏ nhất ( mm2)
Đồng Nhôm
1. Đờng dây nhóm mạng điện chiếu
sáng không có ổ cắm điện
2. Đờng dây nhóm mạng điện chiếu
sáng có ổ cắm điện và dây dẫn đến ổ
1 2,5
25

×