Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Điều tra hiện trạng tàu thuyền, máy động lực, thiết bị tàu, trang bị cứu thủng cho nghề câu cá ngừ đại dương tại phường Vĩnh Thọ, Vạn Thạnh - thành phố Nha Trang và huyện Vạn Ninh - tỉnh Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 80 trang )

1

Phần Mở Đầu.
1. Đặt vấn đề.
Trong cơ cấu các mặt hàng thủy sản, cá ngừ luôn giữ một vai trò đặc biệt vì
những giá trị dinh dưỡng của nó. Kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, nhu cầu
về cá ngừ tăng vọt dẫn đến sản lượng khai thác tăng liên tục và cá ngừ đã trở thành
mặt hàng có giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh nghề khai thác, chế
biến và thương mại cá ngừ đã trở thành mục tiêu kinh tế của nhiều nước trên thế
giới. Cá ngừ gồm nhiều loài khác nhau, trong đó cá ngừ đại dương (cá ngừ vây
vàng và cá ngừ mắt to) là loài cá có giá trị kinh tế nhất trong các loài cá ngừ. Tại
Việt Nam, nghề khai thác cá ngừ đại dương xuất hiện vào những năm đầu thập niên
90 và nhanh chóng trở thành nghề khai thác được quan tâm phát triển trong chiến
lược phát triển nghề cá xa bờ của ngành thủy sản từ năm 1997.
Cá ngừ đại dương, ở Việt Nam, chỉ được đánh bắt bằng nghề câu vàng, tập trung
chủ yếu ở 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Hiện nay, cả nước có khoảng
1.670 tàu chuyên câu cá ngừ, trong đó có khoảng 45 tàu câu cá ngừ công nghiệp với
trang thiết bị khai thác và bảo quản sản phẩm hiện đại của các doanh nghiệp, số còn
lại là tàu truyền thống của ngư dân được cải hoán từ các tàu nghề lưới rê và câu đáy.
Năm 2005, sản lượng khai thác cá ngừ đại dương ước đạt 11.000 tấn, tương đương
giá trị khoảng 850 tỷ đồng (Báo cáo của Bộ Thủy Sản, 2006). Xuất khẩu cá ngừ
Việt Nam cũng phát triển nhanh từ sau năm 2000. Các doanh nghiệp Việt Nam đã
cố gắng mở rộng thị trường từ con số 25 thị trường năm 2002, đến năm 2005 cá ngừ
của Việt Nam đã xuất sang trên 60 nước trên thế giới, với các thị trường chính là
Mỹ, Nhật, Australia, New Zealand, Đài Loan,….Sản lượng cá ngừ xuất khẩu cả
nước năm 2005 đạt 28.580 tấn, trị giá 78.402 triệu USD, tăng 43% so với năm 2004
(Phạm Tuyết Nhung, 2006).
Nhận thức được vai trò quan trọng của nghề sản xuất cá ngừ đại dương, trong
thời gian qua, Bộ Thủy sản đã chọn cá ngừ đại dương là đối tượng mục tiêu ưu tiên
để phát triển nghề cá xa bờ, nhưng do sự phát triển nhanh và ồ ạt, nên nghề sản xuất
2



cá ngừ nước ta đã bộc lộ nhiều vấn đề cần phải giải quyết để định hướng phát triển
khai thác cá ngừ thành ngành sản xuất chủ lực của nghề cá xa bờ và điều chỉnh sản
xuất theo hướng ổn định và bền vững. Như chúng ta đã biết, ngành khai thác hải sản
nói chung ở nước ta hiện nay đang từng bước chuyển dịch từ nghề cá nhân dân
(nghề cá truyền thống) sang nghề cá công nghiệp. Song đối với nghề cá nhân dân,
các nhà quản lý và chuyên gia chưa có được dữ liệu thống kê tin cậy về các chỉ tiêu
đánh giá mức độ an toàn của tàu thuyền trang bị máy động lực…Thiếu các số liệu
thống kê nói trên, các nhà hoạch định chính sách khó có thể đưa ra các giải pháp
hữu hiệu để phòng chống tai nạn cho ngư dân.
Để có thể đưa ra các biện pháp đảm bảo an toàn cho hoạt động của nghề câu cá
ngừ đại dương thì cần có các số liệu điều tra chính xác, qua các số liệu đó phân tích
đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn tai nạn có thể xảy ra với tàu thuyền máy động lực;
trang thiết bị tàu; trang bị cứu thủng. Từ đó đề gia các biện pháp khắc phục các
nguy cơ tai nạn có thể xảy ra, giảm thiểu các tai nạn có thể xảy ra đến mức tối đa.
Nhằm mục đích cung cấp thông tin cho các nhà quản lý để thiết kế đề ra các biện
pháp đảm bảo an toàn, ngoài ra cũng cung cấp cho ngư dân những thông tin, những
nguy cơ dẫn đến tai nạn để họ chủ động có các biện pháp phòng tránh giảm thiếu
đến mức tối đa các tai nạn có thể xảy ra. Chính vậy, tôi được khoa Khai Thác Thủy
Sản, trường đại học Nha Trang giao cho nghiên cứu đề tài: “Điều tra hiện trạng
tàu thuyền; máy động lực; thiết bị tàu; trang bị cứu thủng cho nghề câu cá ngư
đại dương của phường Vĩnh Thọ, Vạn Thạnh Tp Nha Trang và huyện Vạn
Ninh tỉnh Khánh Hòa” làm đồ án tốt nghiệp.
2. Tóm tắt đề tài.
Mục tiêu của đề tài này là nghiên cứu thực trạng tàu thuyền; máy động lực; thiết
bị tàu; trang bị cứu thủng cho nghề câu cá ngừ đại dương và xác định các nguy cơ
tiềm ẩn tai nạn, từ đó phân tích các nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến các tai nạn, để đề ra
các biện pháp đảm bảo an toàn cho nghề câu cá ngư đại dương. Sau đó xây dựng
mô hình tàu thuyền khai thác cá ngư đảm bảo an toàn, hoạt động hiệu quả.
3


Kết quả nghiên cứu cho thấy rất ít khi các tàu gặp phải tai nạn khi hoạt động
khai thác cá ngừ, nhưng qua đó cũng cho thấy nguy cơ tiềm ẩn tai nạn là rất lớn. Có
hai yếu tố dẫn đến nguy cơ tai nạn lớn là: Ý thức chủ quan của ngư dân; Tình trạng
tàu thuyền, máy động lực trang thiết bị do đưa vào khai thác đã quá cũ kĩ, xuống
cấp không đáp ứng theo tiêu chuẩn an toàn hiện hành.
Tình trạng bỏ nghề không còn hoạt động nghề câu chuyển sang nghề khác đang
có xu hướng ra tăng. Để giải thích cho tình trạng này có rất nhiều nguyên nhân.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu chung
Điều tra hiện trạng tàu thuyền; máy động lực; trang thiết bị tàu; trang bị cứu
thủng của nghề câu cá ngừ đại dương và đề xuất các khuyến nghị nhằm đảm bảo an
toàn trong họat động khai thác cá ngừ tại địa phương
3.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá hiện trạng tàu
thuyền nghề khai thác cá ngừ đại dương.
+ Điều tra thực trạng tàu thuyền; máy động lực; trang thiết bị tàu; trang bị cứu
thủng tại các phường Vĩnh Thọ, Vạn Thạnh Tp Nha Trang và huyện Vạn Ninh tỉnh
Khánh Hòa
+ Xây dựng và đề xuất mô hình tàu thuyền; máy động lực; trang thiết bị tàu;
trang bị cứu thủng đảm bảo hoạt động an toàn hiệu quả phù hợp với địa phương
nghiên cứu.
+ Đề xuất những khuyến nghị nhằm đảm bảo an toàn cho nghề câu vàng cá ngừ
đại dương tại Nha Trang.
4. Câu hỏi nghiên cứu.
- Hiện trạng về tàu thuyền; máy động lực; trạng thiết bị tàu; trang bị cứu thủng
trên các tàu câu cá ngư tại phường Vĩnh Thọ, Vạn Thanh Tp Nha Trang và huyện
Vạn Ninh như thế nào?
4


- Các nguy cơ tiềm ẩn tai nạn nào từ tàu thuyền máy động lực; thiết bị tàu; trang
bị động lực?
- Mô hình tàu thuyền của nghề câu cá ngừ khánh hòa hiện nay có những ưu,
nhược điểm gì?
- Thay thế một mô hình mới hiệu quả hơn đảm bảo an toàn hơn thì thế nào?
5. Kết cấu đề tài.
Đề tài được chia thành phần mở đầu và 4 chương.
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
chương 4: Kết luận và khuyến nghị.
6. Những đóng góp của đề tài
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về kết quả hoạt động đảm bảo
an toàn tàu thuyền; máy động lực; thiết bị tàu; trang bị cứu thủng… trong khai thác
cá ngừ đại dương tại tỉnh Khánh Hòa.
- Xây dựng bảng câu hỏi điều tra hiện trạng tàu thuyền nghề cá ngừ đại dương.
- Đánh giá tình hình an toàn của tàu câu vàng cá ngừ đại của các phường trong
phạm vi đề tài nghiên cứu và khái quát toàn tỉnh Khánh Hòa hiện nay
- Xây dựng mô hình nghiên cứu một số nhân tố kỹ thuật của tàu thuyền đảm bảo
cho nghề câu vàng cá ngừ đại dương tại Nha Trang hoạt động an toàn hiệu quả. Đề
xuất những khuyến nghị, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đảm bảo an toàn cho
nghề câu cá ngừ đại dương hoạt động.
- Đóng góp cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu tiếp theo.


5

Chương 1:
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1. Tổng quan nghề cá tỉnh Khánh Hòa

1.1.1. Đặc điểm tự nhiên.
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Khánh Hòa là một trong những tỉnh nằm ở miền duyên hải Nam Trung bộ, phía
Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp hai tỉnh Đắc
Lắc và Lâm Đồng, phía Đông giáp
biển Đông. Trên bản đồ Việt Nam,
Khánh Hòa nằm ở tọa độ địa lý từ
11
0
42

50
’’
N đến 12
0
52

N và từ
108
0
40

33
’’
E đến 109
0
27

55
’’

E.
Diện tích tự nhiên của tỉnh Khánh
Hòa cả trên đất liền cùng với hơn
200 đảo và quần đảo là 5.197 km
2
.
Bờ biển tỉnh Khánh Hòa kéo dài
từ mũi Đại Lãnh (cap Varella) tới
cuối vịnh Cam Ranh và có độ dài
khoảng 385 km (tính theo mép
nước) với nhiều cửa lạch, đầm,
vịnh, với hàng trăm đảo lớn, nhỏ và
nhiều vùng biển rộng lớn. Đặc biệt huyện đảo Trường Sa là nơi có vị trí kinh tế, an
ninh quốc phòng quan trọng của cả nước.
Biển Khánh Hòa có nhiều tài nguyên phong phú, với nhiều loại hải sản như:
tôm, cua, mực, các loại cá… đặc biệt là yến sào, một loại đặc sản quý hiếm, được
coi là “vàng trắng”, có giá trị xuất khẩu rất cao.


Hình 1.1. Bản đồ Khánh Hòa
6

Sông ngòi ở Khánh Hòa không lớn nhưng mật độ sông suối khá dày. Toàn tỉnh
có khoảng trên 40 con sông, trong đó có hai sông chính là sông Cái Nha Trang
(sông Cù) dài 75km và sông Cái Ninh Hòa (sông Dinh) dài 49km. Khánh Hòa có 8
cửa lạch lớn nhỏ, nhìn chung dài và nông (trừ Cam Ranh), các cửa lạch dễ thay đổi
diện mạo sau mỗi kỳ mưa cho nên không thuận tiện cho việc nuôi trồng thuỷ sản và
xây dựng cầu cảng.
Khánh Hòa có 10 đầm, vũng vịnh với diện tích 70.000 ha, trên các vũng vịnh có
nhiều bãi triều và vùng nước nóng có khả năng xây dựng các công trình nuôi trồng

thuỷ sản và đặc sản có giá trị kinh tế cao. Với 7 bán đảo lớn và trên 200 đảo nhỏ tạo
thành nhiều đầm, vịnh kín gió tạo điều kiện cho các đàn cá di cư đến sinh sản. Ven
bờ có nhiều rạn san hô là nơi có đa dạng hải sản sinh sống với giá trị kinh tế cao.
1.1.1.2. Khí hậu, thời tiết
Nằm trong khu vực duyên hải miền Trung, Khánh Hòa chịu ảnh hưởng khí hậu
nhiệt đới gió mùa nhưng khô ráo ôn hòa, quanh năm nắng ấm, thường chỉ có hai
mùa rõ rệt là mùa khô kéo dài từ 8 đến 9 tháng và mùa mưa ngắn chỉ từ 3 đến 4
tháng. Mưa bão, gió mùa Đông bắc cũng như áp thấp nhiệt đới chỉ ảnh hưởng đến
vùng biển Khánh Hoà từ tháng 9-12, vì vậy rất thuận lợi cho hoạt động khai thác hải
sản, đặc biệt tàu dưới 30 CV có thể sản xuất từ 230 – 280 ngày/ năm. Nhiệt độ trung
bình hàng năm trên dưới 26
0
C, các tháng cuối năm và đầu năm hơi lạnh nhưng
không rét buốt, mùa hè ít bị ảnh hưởng bởi gió tây. Lượng mưa cũng tương đối ít,
trung bình từ 1.200 đến 1.800 mm.
Biển Khánh Hoà chịu ảnh hưởng của 2 dòng hải lưu chính: dòng chảy mùa gió
Tây Nam và dòng chảy gió mùa Đông Bắc. Dòng hải lưu nóng đưa theo nhiều ấu
trùng, thức ăn và nhiều loài cá đến tạo ngư trường phong phú với sản lượng cao.
Dòng hải lưu mạnh đẩy cá đi xa bờ gây khó khăn cho nghề khai thác thuỷ sản. Hoạt
động của chế độ hải lưu tạo thành hiện tượng nước trồi lưu động từ tháng 4 đến
tháng 10 nên đây là mùa cá chính của Khánh Hoà. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm
sau, ảnh hưởng của nước triều yếu dần, cá di cư xa bờ làm sản lượng cá giảm rõ rệt.
7

Thuỷ triều Khánh Hoà thuộc loại thuỷ triều hỗn hợp thiên về nhật triều. Trong một
tháng có khoảng 20 ngày nhật triều, tháng có hoạt động thuỷ triều mạnh nhất là
tháng 6 đến 7 và tháng 11 đến 12.
1.1.1.3. Tiềm năng nguồn lợi thuỷ hải sản của tỉnh Khánh Hoà.
Khánh Hoà là một trong những vùng đất địa hình thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi
với khí hậu ôn hoà. Ngoài lợi thế về du lịch, Khánh Hoà còn có một thế mạnh khác

đó là nguồn lợi thuỷ sản phong phú đa dạng, bao gồm những loài như cá, giáp xác,
nhuyễn thể, thân mềm, rong biển …, trong đó, các loài có giá trị kinh tế cao gồm cá
thu, cá mú, cá hồng, cá đổng, tôm hùm, bào ngư, rong biển …
Khánh Hoà cũng như các vùng biển ven bờ khác ở Việt Nam, có thể khai thác cá
biển quanh năm, nhưng gọi là thời vụ thì có 2 vụ chính là vụ Bắc (từ tháng 11 đến
tháng 2 năm sau) và vụ Nam (từ tháng 4 đến tháng 9). Kinh nghiệm khai thác của
ngư dân cho thấy những đặc trưng nhận dạng quan trọng khi thời tiết thay đổi sang
khí hậu nóng, oi bức, gió chuyển hướng, biển lặng,… là thời điểm đánh bắt đạt sản
lượng khai thác cao nhất. Ở vùng biển Khánh Hoà, sản lượng hải sản chủ yếu là các
đối tượng di cư theo mùa được khai thác ở tầng mặt và tầng giữa.
Các hệ sinh thái rạn san hô lớn và phong phú với khả năng sinh sản rất cao đã
tạo cơ sở dinh dưỡng hữu cơ phong phú, cung cấp thức ăn không chỉ cho sinh vật
trong hệ rạn mà cả vùng biển xung quanh, đồng thời là nơi trú ẩn của các loài cá
nhỏ và các loài cá khác trong mùa sinh sản.
Nguồn lợi sinh vật phong phú và đa dạng về thành phần loài. Đã phát hiện ở
vùng biển Khánh Hoà có tới 600 loài cá khác nhau, trong đó dự tính có hơn 50 loài
có giá trị kinh tế. Cá nổi chiếm tỉ lệ cao trong tổng số lượng, trữ lượng cá vùng ven
bờ được đánh giá vào khoảng 55.000 – 116.000 tấn và sản lượng khai thác hợp lý
tối đa 38.000 tấn. Khoảng 405 số loài khai thác mang tính vãng lai, là những loài có
tính sinh thái biển và biển khơi di cư theo mùa và khoảng 105 số loài mang tính tại
chỗ hay mang đặc trưng sinh thái cửa sông - rừng ngập mặn. Ngoài ra, còn có các
nguồn lợi giáp xác khác (tôm hùm, tôm mũ ny, các loại cua), các nguồn lợi thân
8

mềm (ốc nhảy, bào ngư) và các nguồn lợi rong biển , tất cả đều có giá trị kinh tế
cao. Khánh Hoà còn được quản lý và khai thác quần đảo Trường Sa, đây là một
vùng đảo san hô đầy tiềm năng để tỉnh vươn ra làm chủ biển khơi (Viện Kinh tế &
Quy hoạch thủy sản, Viện Nghiên cứu Hải sản, 2005).
1.1.1.4. Đặc điểm ngư trường, vùng hoạt động của tàu thuyền nghề cá.
Ở vùng biển Khánh Hòa có 3 ngư trường truyền thống gồm:

- Ngư trường Bắc Khánh Hòa từ vĩ tuyến 12
0
30’N trở lên. Nghề truyền thống:
giã đơn, vây rút chì, rê lộng, đăng, trủ bao ánh sáng, giã đôi, pha xúc, vó mành, lưới
cước, lưới chồng…
- Ngư trường vùng Nha Trang nằm trong phạm vi từ vĩ tuyến 12
0
00’N đến
12
0
30’ N. Nghề truyền thống: giã đơn, trũ rút ánh sáng, đăng, vó mành ánh sáng,
pha xúc, vây rút chì, câu, lưới cản, lưới chồng, lưới hai, giả đôi…
- Ngư trường Nam Khánh Hòa từ vĩ tuyến 12
0
00’N trở xuống phía Nam. Ở
đây ngư dân có nghề truyền thống: giã đơn, trũ rút, pha xúc, vây rút chì, giả đôi…
Ở vùng biển Khánh Hòa có thể khai thác cá biển quanh năm nhưng có hai
vụ chính
Vụ Bắc ( từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau)
Vụ Nam (từ tháng 4 ÷ 9). Tuy vậy, càng đi xuống Nam, vụ Nam thường xuất
hiện chậm hơn (khoảng tháng 7 ÷ 9).
Trong vụ Bắc thường đánh bắt đựơc các loài cá: Cá Trích, Nục, Hồng, Mối.
Còn vụ Nam, các loài đánh bắt chủ yếu là Cá Thu, cá Cơm, Trích, Nục, Lầm,
Chuồn.
Ở vùng biển Khánh Hòa, sản lượng hải sản chủ yếu là các đối tượng di cư
theo mùa được khai thác ở tầng mặt và tầng giữa. Công cụ khai thác các loài di cư
tầng mặt chiếm hơn 75% số lượng tàu thuyền và hơn 65% về công suất. Đặc biệt ở
Khánh Hòa rất phát triển nghề Đăng, đó là nghề truyền thống có tính mùa vụ khai
thác trong năm, khai thác cá di cư nổi rất có hiệu quả.
9


1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội lao động nghề cá tỉnh Khánh Hoà.
1.1.2.1. Điều kiện lịch sử xã hội.
Ngành thuỷ sản Khánh Hòa đã có sự phát triển từ rất lâu đời. Trước năm 1975,
khai thác thuỷ sản phát triển chủ yếu với nghề lưới đăng truyền thống và chế biến
chủ yếu là công nghệ phơi khô, ướp muối và làm nước mắm, dưới hình thức tự cung
tự cấp và phục vụ thị trường nội địa. Cho đến thập niên 80, với những kinh nghiệm
vốn có của người dân tỉnh Khánh Hoà đã góp phần rất lớn đưa ngành thuỷ sản phát
triển vượt bậc, sản lượng khai thác và nuôi trồng bắt đầu có xu hướng tăng nhanh,
nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến ngày càng phong phú, đa dạng với nhiều
chủng loại. Điều này đã kéo theo sự phát triển mạnh của lĩnh vực chế biến thuỷ sản,
đặc biệt là xuất khẩu với các sản phẩm như chế biến khô, chế biến đông lạnh, từ
phục vụ chủ yếu tiêu thụ nội địa chuyển dần sang phục vụ xuất khẩu là trọng điểm.
Sự phát triển của ngành thuỷ sản Khánh Hoà trong những năm qua đã cho thấy
người dân Khánh Hoà ngày càng có kinh nghiệm hơn trong các lĩnh vực của ngành
thủy sản, sự quan tâm đầu tư, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước nói chung và của Sở
thuỷ sản Khánh Hoà nói riêng trong những năm qua cũng như trong những năm tới.
1.1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội lao động nghề cá tỉnh Khánh Hoà.
Theo số liệu điều tra của Sở thuỷ sản Khánh Hoà đối với nông thôn ven biển tỉnh
Khánh Hoà, đến thời điểm năm 2003 xác định được 20,5% hộ thu nhập khá, 74%
hộ thu nhập trung bình và có 5,5% hộ nghèo (theo tiêu chuẩn của Bộ Lao động -
Thương binh - Xã hội). Như vậy, hộ nghèo chiếm tỉ lệ khá thấp so với tỷ lệ của tỉnh
là 7,83%. Từ khi có chính sách đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, thu nhập và đời sống
của ngư dân Khánh Hoà được nâng cao, nhiều hộ nghèo đã trở thành khá giả. Bình
quân thu nhập trên lao động ước tính cho một lao động khai thác khoảng 18-24 triệu
đồng/năm, nuôi tôm 25-30 triệu đồng/năm, chế biến 8,5 triệu đồng/năm. Số lao
động của nghề khai thác và nghề nuôi tôm chỉ hoạt động trong những ngày thời vụ
có thời tiết thuận lợi (UBND tỉnh Khánh Hòa, 2005).
10


Số lượng lao động toàn ngành thuỷ sản trong năm 2001 là 58.500 người, đến
năm 2005 tổng số lao động toàn ngành là 59.180 người. Trong năm 2006, lao động
trong ngành là 62.300 người, trong đó lao động đánh cá là 31.000 người, lao động
chế biến đông lạnh là 11.500 người, lao động đóng sửa tàu thuyền là 800 người, lao
động nuôi trồng toàn tỉnh là 16.500 người, lao động dịch vụ khác là 2.500 người.
Bên cạnh đó, cơ cấu lao động trong từng ngành nghề đã có sự thay đổi nhỏ. Sự phát
triển trong nội bộ ngành thuỷ sản mà trước hết là công nghiệp chế biến thuỷ sản có
vai trò quyết định trong việc bố trí chuyên môn hoá sản xuất trong khai thác và nuôi
trồng thuỷ sản, tác động đến cơ cấu ngành nghề phát triển theo hướng tập trung vào
nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Hiện nay, tại tỉnh Khánh Hòa, lao động trong nghề
khai thác có xu hướng giảm còn lao động trong nghề nuôi trồng, chế biến, dịch vụ
có xu hướng tăng lên, đặc biệt là nghề nuôi trồng. Đây cũng là xu hướng phát triển
chung của cả nước.
Bảng 1.1. Tổng số lao động trong ngành thuỷ sản Khánh Hoà từ năm 2001-2006.
Lao động trong ngành
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
LĐ khai thác hải sản 30.000 30.500 29.500 30.789 29.450 31.000

LĐ chế biến đông lạnh 10.800 11.250 11.500 11.500 10.925 11.500


LĐ đóng sửa tàu thuyền 600 700 720 700 760 800
LĐ nuôi trồng thủy sản 15.300 15.850 15.350 5.500 15.675 16.500

LĐ dịch vụ khác 1.800 2.200 2.350 2.500 2.375 2.500
Tổng cộng 58.500 60.500 59.420 60.989 59.185 62.300

Nguồn Sở Thuỷ Sản Khánh Hoà, năm 2007.
Nhìn chung năng lực lao động khai thác hải sản chiếm tỷ trọng lớn về số lượng,
năm 2006 lao động khai thác chiếm khoảng 49,96% lao động toàn ngành, song trình
độ còn hạn chế và thấp hơn so với các lĩnh vực khác, trong đó đại đa số ngư dân chỉ
11

đạt trình độ biết đọc, biết viết và chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Trình độ nghề
nghiệp phần lớn được đào tạo theo phương thức “cha truyền, con nối”, bằng thực tế
kinh nghiệm đi biển, không qua trường lớp. Đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng hầu
hết thiếu các kiến thức cơ bản để có thể phát huy có hiệu quả các thiết bị máy móc
hàng hải, thiết bị khai thác, các kiến thức về luật hàng hải còn hạn chế đã ảnh hưởng
đến hoạt động khai thác ở những ngư trường xa bờ.
Hiện nay, ngư dân nghề cá nhỏ ven biển ngày càng phải đương đầu với vấn đề
nguồn lợi bị cạn kiệt, khai thác quá mức, phạm vi ngư trường thu hẹp. Điều này đã
dẫn đến những xung đột trong nội bộ ngư dân về ngư trường khai thác. Việc sử
dụng công cụ khai thác bất hợp pháp như: xiết điện, giã cào, giã nhũi, chất nổ, chất
độc xyanua đã ảnh hưởng bất lợi đến nguồn lợi thuỷ sản ven bờ.
Tập quán và kinh nghiệm sản xuất của ngư dân Khánh Hoà đã được hình thành
qua quá trình lịch sử nhưng dần dần được thay đổi theo thời gian dưới tác động của
khoa học công nghệ. Việc thay đổi cơ cấu nghề nghiệp để hình thành các ngành
chuyên môn hóa mới trong vùng phụ thuộc rất lớn vào yếu tố này. Vì vậy, công tác
khuyến ngư và trình diễn kỹ thuật mới nhằm thay đổi tập quán sản xuất của ngư dân
có ý nghĩa rất quan trọng.

Sở Thuỷ sản đã phối hợp với một số cơ sở đào tạo tổ chức chiêu sinh và đào tạo
nhiều lớp thuyền trưởng cho ngư dân, tạo điều kiện cho ngư dân có đủ điều kiện cần
thiết khi hành nghề trên biển. Thế nhưng các lớp này cũng chưa được chú trọng đầu
tư đúng mức, chủ yếu hỗ trợ ngư dân có chứng nhận hành nghề khai thác nên kết
quả mang lại chưa cao.
1.1.2.3. Phân bố dân cư nghề cá theo đơn vị hành chính.
Cụm dân cư nghề cá tỉnh Khánh Hòa được phân bố ở các khu vực thành phố và
các huyện, thị xã có mặt giáp biển được thể hiện qua bảng tổng hợp sau :
Bảng 1.2. Cụm dân cư nghề cá tỉnh Khánh Hòa.
STT

Thành phố Nha Trang

Thị xã Cam Ranh Huyện Vạn Ninh

Huyện Ninh Hòa

12

1 Phường Vĩnh Thọ Xã Cam Bình Xã Đại Lãnh Xã Ninh Hải
2 Phường Vĩnh Phước Phường Cam Linh Xã Vạn Thọ Xã Ninh Diêm
3 Phường Xương Huân Phường Cam Lợi Xã Vạn Long Xã Ninh Thuỷ
4 Phường Vĩnh Nguyên Thị trấn Ba Ngòi Xã Vạn Phước Xã Ninh Phước
5 Phường Vĩnh Trường Phường Cam Thuận

Xã Vạn Thắng Xã Ninh Vân
6 Xã Phước Đồng Xã Cam Phú Thị trấn Vạn Giã

Xã Ninh Ích
7 Xã Vĩnh Lương Xã Cam Phúc Bắc Xã Vạn Hưng Xã Ninh Lộc

8 Xã Cam Phúc Nam Xã Vạn Lương Xã Ninh Hà
9 Xã Cam Hải Đông Xã Vạn Thạnh Xã Ninh Phú
10 Xã Cam Thành Bắc


11 Xã Cam Lập
Nguồn chi cục BVNL TS Khánh Hòa.
1.1.3. Năng Lực khai thác hải sản của tỉnh Khánh Hòa.
1.1.3.1. Năng lực tàu thuyền nghề cá.
Năng lực tàu thuyền khai thác thuỷ sản của tỉnh Khánh Hoà tăng lên đáng kể và
theo hướng phát triển nhanh về thuyền máy có công suất lớn và giảm dần số lượng
tàu thuyền có công suất nhỏ. Trong những năm gần đây, tàu thuyền có công suất
trên 90 CV tăng nhanh và trở nên phổ biến. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước
và UBND tỉnh đối với hoạt động đánh bắt xa bờ, ngư dân đã mạnh dạn đóng mới
tàu thuyền có công suất lớn từ 45 CV trở lên. Năng lực tàu thuyền của tỉnh được thể
hiện ở bảng sau:

Bảng 1.3 Năng lực tàu thuyền tỉnh Khánh Hoà từ năm 2001-2006
13

Nguồn Sở Thuỷ sản Khánh Hoà, 2007.
Qua bảng đánh giá năng lực
tàu thuyền, ta thấy số lượng tàu
thuyền tại tỉnh Khánh Hoà tăng
hàng năm, chủ yếu là số lượng
thuyền máy. Tốc độ tăng bình
quân hàng năm là 2,8% (từ năm
2001 đến 2006). Riêng trong năm
2005, tổng số lượng tàu thuyền
tăng lên đáng kể, đạt tốc độ tăng

cao nhất trong vòng 5 năm
(8,6%). Điều này có thể giải thích
do trong năm 2005, nhờ chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản của tỉnh, một
số chủ trang trại nuôi tôm sú gặp phải khó khăn về dịch bệnh đã chuyển sang đóng
mới tàu tham gia khai thác hải sản mà chủ yếu là khai thác tôm hùm con và một số
loài cá nhỏ phục vụ cho việc nuôi tôm hùm lồng.
Tàu thuyền thủ công không tăng, trong năm 2005, một lượng lớn tàu thủ công
chuyển sang gắn máy dưới 20 CV. Đội tàu này chia làm 2 nhóm, một nhóm chủ yếu
thực hiện dịch vụ hậu cần nghề cá như chở đá cây, vận chuyển cá và ngư dân ra vào cảng
tại khu vực thành phố Nha Trang, nhóm khác hoạt động tại các huyện Vạn Ninh, Cam
Ranh, Ninh Hòa tham gia khai thác nguồn lợi hải sản ven bờ với ngư cụ rất thô sơ.
CHỈ TIÊU ĐVT
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Tổng số thuyền chiếc 4.812 4.901 4.944 4.995 5.424 5.524
Số thuyền máy chiếc 3.312 3.401 3.444 3.495 5.417 5.517
Tổng công suất CV 110.578

123.900


132.602

127.260

216.775

224.775


Hình 1.2: Tàu thuyền khai thác tại
bến Cù Lao tp Nha Trang
14

Tàu thuyền của tỉnh ngày càng được đầu tư đóng mới nhằm phục vụ cho khai
thác hải sản xa bờ, tạo nguồn nguyên liệu đủ tiêu chuẩn để phục vụ cho xuất khẩu
thuỷ sản và hơn nữa là giữ được lượng tàu thuyền khai thác ở vùng gần bờ không
tăng cao, nhờ vậy mà áp lực đối với nguồn lợi gần bờ cũng có xu hướng giảm. Với
số lượng tàu thuyền và công suất như trên, Khánh Hòa đã hình thành đội tàu khai
thác xa bờ hàng trăm chiếc, chủ yếu làm nghề cản khơi và nghề câu cá ngừ đại
dương với công suất tàu bình quân lần lượt là 85,6 CV/tàu và 77,0 CV/tàu năm
2005. Nghề câu cá ngừ đại dương đang phát triển rất mạnh bởi nhu cầu tiêu dùng rất
lớn của người dân Nhật Bản, Mỹ…
Bảng 1.4. Phân loại năng lực tàu thuyền theo công suất tại tỉnh Khánh Hoà từ
năm 2003-2006
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Nhóm công
suất
Số
lượng

Tỉlệ

(%)
Số
lượng

Tỉ lệ

( %)

Số
lượng

Tỉ lệ
( % )

Số
lượng

Tỉ lệ
(%)
Dưới 20 CV 1.220 35,4 1.225 35,5 2.684 49,5 2.684

48,7
Từ 21-45 CV 1.290 37,5 1.292 37,4 1.578 29,1 1.578

28,6
Từ 46-89 CV 670 19,4 673 19,5 786 14,5 786 14,2
Từ 90-149CV 195 5,7 236 5,6 312 5,8 412 7,5
Từ 150-399CV 69 2,0 69 2,0 54 1,0 54 0,9
Trên 400 CV - - - - 3 0,1 3 0,1
Tổng số 3.444 100,0 3.495 100,0


5.417 100,0

5.517

100,0

Nguồn Sở Thuỷ sản Khánh Hoà, 2007.
Qua phân loại tàu thuyền theo công suất, ta thấy số lượng tàu thuyền có công
suất lớn tăng dần qua các năm nhưng vẫn còn chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số
lượng tàu thuyền toàn tỉnh. Đến năm 2006, số lượng tàu trên 90CV là 469 chiếc,
chiếm tỷ lệ 7,5%, thấp hơn rất nhiều so với đội tàu tại Bến Tre và Cà Mau (tàu trên
15

90 CV tại Bến Tre năm 2004 là 674 chiếc chiếm 39,0 %, tại Cà Mau năm 2002 là
1.050 chiếc với tỷ lệ 23,2%) (Viện Kinh tế & Quy hoạch thủy sản, Viện Nghiên cứu
Hải sản, 2005). Số lượng tàu thuyền có công suất nhỏ tăng không đáng kể qua các
năm, nhưng vẫn còn chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số tàu thuyền. Trong năm 2005,
lượng tàu gắn máy dưới 20 CV tăng lên rất cao, nhưng đây không phải là tàu đóng
mới mà chủ yếu là cải hoán từ tàu thủ công sang tàu có máy dưới 20 CV.
1.1.3.2. Năng lực khai thác.
Ngành khai thác thuỷ sản Việt Nam nói chung và Khánh Hoà nói riêng là một
ngành truyền thống phát triển từ lâu đời. Tuy nhiên, do đặc điểm chung và điều kiện
kinh tế - xã hội cho nên ngành khai thác thuỷ sản tỉnh Khánh Hoà mang tính chất
sản xuất nhỏ, khai thác thuỷ sản gần bờ là chủ yếu. Tàu thuyền phần lớn là công
suất nhỏ, đánh bắt thủ công, hiện toàn tỉnh có khoảng 50% tàu thuyền khai thác có
công suất < 20 CV.
Các nghề khai thác chủ yếu tại Khánh Hòa gồm: nghề giã cào, nghề câu to, nghề
giã tôm, lưới cước, lưới rê thu ngừ, nghề vây, nghề đăng, nghề câu cá ngừ đại
dương, nghề mành, nghề xúc, nghề trũ, trong đó, một số nghề hoạt động gần bờ

mang lại kết quả kinh tế cao như nghề vây, nghề mành, nghề xúc, nghề trủ. Những
nghề này một phần cung cấp lượng cá chủ yếu cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của
người dân tại Nha Trang, một phần cung cấp nguyên liệu đầu vào cho hoạt động
nuôi trồng thủy sản tại Khánh Hòa như tôm hùm con, thức ăn cho tôm và một số hải
sản nuôi khác. Bên cạnh đó, một số nghề xa bờ bước đầu mang lại kết quả kinh tế
cao như nghề lưới rê thu ngừ, nghề câu vàng cá ngừ đại dương. Đây là những nghề
mà ngành Thủy sản cũng như địa phương đang có chính sách hỗ trợ phát triển trở
thành những nghề chủ lực của tỉnh trong tương lai, góp phần nâng cao sản lượng
khai thác, giảm bớt áp lực khai thác gần bờ, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho xuất
khẩu thủy sản.
Trong những năm gần đây, nhờ có các chính sách đúng đắn mà ngành khai thác
có những bước phát triển đáng kể thể hiện qua sự đa dạng hoá ngành nghề, đầu tư
16

đóng mới các tàu thuyền, trang bị thiết bị hiện đại trên tàu để đánh bắt dài ngày trên
biển như máy định vị ngư trường, máy dò cá, hệ thống thông tin liên lạc, tủ cấp
đông, nhờ đó làm giảm bớt áp lực khai thác gần bờ và sản lượng khai thác khai thác
xa bờ cũng tăng lên đáng kể.
Chương trình khai thác xa bờ, đa số có kết quả cao, đời sống ngư dân được nâng
cao, tuy nhiên việc thu hồi nợ rất khó khăn. Có một số chủ tàu làm ăn kém hiệu quả
do năng lực yếu kém và thiếu kinh nghiệm khai thác đã có hướng chuyển đổi chủ
đầu tư. Sở Thuỷ sản đã phối hợp với chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Khánh Hoà
thực hiện kiểm kê tài sản tất cả các tàu vay vốn tín dụng trong chương trình khai
thác xa bờ nhằm phân loại để xử lý theo quyết định số 89/2003/QĐ -TTg ngày
08/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ.
Đến cuối năm 2006, toàn tỉnh có 5.517 tàu thuyền gắn máy với tổng công suất
224.775 CV. Trong đó, đội tàu khai thác xa bờ của tỉnh tương đối mạnh bao gồm
469 chiếc có công suất từ 90 CV trở lên. Ngư trường hoạt động khai thác xa bờ
tương đối rộng, kéo dài từ Khánh Hoà đến Kiên Giang và tập trung nhiều nhất tại
các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa- Vũng Tàu và Kiên Giang. Hoạt động

khai thác xa bờ trong những năm qua có kết quả khá cao, đời sống ngư dân được
thay đổi rõ rệt. Cụ thể một số nghề khai thác khơi như nghề lưới cản khơi, nghề câu
cá ngừ đại dương, nghề câu mực đạt sản lượng cao. Trong năm 2006, tổng sản
lượng khai thác hải sản của toàn tỉnh Khánh Hòa đạt 65.000 tấn, chiếm 72,5 % so
với tổng sản lượng thủy hải sản trong năm (Sở Thủy sản Khánh Hoà, 2007).
1.1.3.3. Sản lượng khai thác hải sản.
Sản lượng khai thác hải sản chủ yếu gồm: khai thác hải sản cá nổi và khai thác
hải sản cá đáy.
Khai thác hải sản cá nổi bao gồm các loại hải sản ở ven bờ và vùng biển khơi với
các loại như họ cá ngừ, họ cá thu, cá trích, cá dũa, cá cờ, … trong đó họ cá ngừ và
họ cá thu là những loại cá vừa có giá trị kinh tế lại vừa chiếm tỷ lệ cao trong tổng
sản lượng. Tập trung ở vùng biển khơi, họ cá ngừ đại dương là đối tượng khai thác
17

cá nổi có giá trị xuất khẩu lớn và đang được khuyến khích phát triển với các nghề
câu vàng cá ngừ đại dương, nghề lưới rê thu ngừ.
Khai thác nguồn lợi hải sản cá đáy chủ yếu tập trung ở ven bờ, sản lượng cá đáy
vùng biển khơi không lớn nhưng có giá trị xuất khẩu cao như cá mú, cá hồng, cá lạc
… Một số loài cá đáy ven bờ chủ yếu như cá đổng, cá mối, cá liệt, cá thóc … Đây là
một số loài cá được khai thác chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại địa phương và
các tỉnh lân cận.
Bảng 1.5. Sản lượng khai thác hải sản tỉnh Khánh Hoà từ năm 2001-2006
Nguồn Sở Thuỷ sản Khánh Hoà, 2007.
Sản lượng khai thác hải sản từ năm 2001 đến 2006 không tăng mà lại có xu
hướng giảm, rõ rệt nhất là năm 2004 giảm so với năm 2003 là 6.395 tấn và năm
2006 giảm so với năm 2005 là 1.190 tấn. Trong khi đó, số lượng tàu thuyền và tổng
công suất qua mỗi năm tăng lên rõ rệt, từ 4.812 chiếc với tổng công suất 110.578
CV năm 2001 tăng lên 5.524 chiếc với tổng công suất 224.775 CV năm 2006. Sự
bất cân xứng này dẫn đến sản lượng khai thác trên một đơn vị công suất (CPUE)
giảm từ 0,60 tấn/CV năm 2001 xuống còn 0,29 tấn/CV năm 2006. Nguyên nhân của

tình trạng này có thể do:
- Nguồn lợi thuỷ sản ven bờ suy giảm do khai thác quá mức.
- Bên cạnh đó, một số ngư dân làm nghề cản lộng, giã cá hay mành đèn có xu
hướng chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, tận dụng mặt nước ven bờ nuôi Vẹm xanh.
- Thời tiết có chiều hướng không thuận lợi cho việc khai thác hải sản.
CHỈ TIÊU ĐVT

Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Sản lượng KTTS

Tấn 66.130 67.600 66.095 59.700 66.190 65.000
Tổng số thuyền chiếc

4.812 4.901 4.944 4.995 5.424 5.524
Tổng công suất CV
110.578 123.900

132.602


127.260 216.775

224.775

18

- Việc tổ chức khảo sát ngư trường chưa được thực hiện.
- Việc ứng dụng kỹ thuật hiện đại, tăng công suất tàu thuyền là một khó khăn lớn
cho ngư dân Khánh Hoà, chủ yếu vẫn còn một số lượng lớn tàu thuyền cỡ nhỏ, công
suất thấp chủ yếu tập trung khai thác vùng ven bờ chiếm 75%, các loại công cụ khai
thác thì còn lạc hậu so với khu vực.
1.1.4. Định hướng phát triển khai thác thủy sản của tỉnh Khánh Hòa
đến năm 2020:
Chấm dứt tình trạng khai thác thuỷ sản bằng các nghề cấm mang tính huỷ diệt
nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sản trên vùng biển Khánh Hoà.
Hình thành và quản lý có hiệu quả hệ thống các khu vực: cấm khai thác, hạn chế
khai thác, khu bảo tồn biển nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên vùng
biển Khánh Hòa.
Xây dựng quy hoạch, chương trình khai thác hải sản phù hợp với quy hoạch phát
triển ngành theo hướng cơ khí hoá hiện đại hoá. Hợp tác, du nhập các công nghệ và
trang bị kỹ thuật của các nước tiên tiến trên thế giới tiến tới tổ chức được các đội
tàu đủ mạnh có thể tiến hành hợp tác đánh cá viễn dương.
Có giải pháp hạn chế đóng tàu cá loaị nhỏ, tiến tới cấm đóng mới các loại tàu
khai thác thuỷ sản có công suất < 90 CV vào năm 2020, khuyến khích đầu tư đóng
mới tàu vỏ thép, vỏ Composite, loaị tàu có công suất >150 CV cùng với việc đầu tư
đồng bộ cho nghề khai thác hải sản xa bờ.
Bảo vệ và mở rộng diện tích các hệ sinh thái quan trọng đối với phát triển thuỷ
sản; tiến hành phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái; Bổ sung, tái tạo nguồn
giống hải sản “ nhân tạo” cho vùng biển, kể cả đối với các loài bản địa - đối tượng
khai thác từ bao đời của người dân ven biển.

Giáo dục cộng đồng để mọi người dân khi tham gia hoạt động nghề cá đều có ý
thức chấp hành tốt Luật Thuỷ sản, Luật biển và các công ước quốc tế cũng như luật
pháp Việt Nam.(Định hướng phát triển nghề cá Khánh Hòa 1, năm 2005).
19

1.2. Tình hình nghiên cứu về vấn đề liên quan đến đề tài.
Liên quan đến việc điều tra đánh giá hiện trạng tàu thuyền trang bị động lực,
trang thiết bị tàu, trang bị cứu thủng tại việt nam đã có một số công trình nghiên cứu
sau:
Điều tra tình hình tai nạn tàu thuyền nghề cá Việt Nam từ 1980- 1989 đề do
trường đại học thủy sản thực hiện. Tác giả TS Phan Trọng Huyến
Nghiên cứu một vài tiêu chuẩn an toàn hàng hải của tàu thuyền nghề cá Việt Nam
trên quan điểm thiết kế và trang bị tàu đề tài cấp trường năm 1996 tác giả TS Phan
Trọng Huyến
Năm 1994 PGS- TS Nguyễn Quang Minh thực hiện công trình nghiên cứu đề tài
“nghiên cứu tính ổn định với nghề cá ven bờ các tỉnh phía nam Việt Nam”.
Nghiên cứu thiết kế các loại tàu cá cỡ nhỏ có khả năng hoạt động an toàn trên vùng
biễna bờ ( khu vực trường sa –DK1) - Chủ nhiệm đề tài TS. Phạm Ngọc Hòe
Thực trạng an toàn sản xuất trên tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Khánh
Hòa. Đồ án tốt nghiệp của SV Nguyễn Ngọc Dương lớp 43 AT Đại Học Nha Trang.
Đề tài chỉ nghiên cứu nhưng tai nạn xảy ra đối với công nhân trong quá trình khai thác
chứ chưa đi nghiên cứu thực trạng hay đi phân tích các nguy cơ tai nạn đối với tàu
thuyền; máy động lực; trang bị tàu; trang bị cứu thủng.
Nghiên cứu tính phù hợp của quy phạm trang bị an toàn hàng hải với thực tiễn tàu
thuyền nghề cá Việt Nam đề tài cấp Bộ GD& ĐT năm 2000, tác giả TS Phan Trọng
Huyến. Đề tài này chỉ nghiên cứu tính phù hợp của các quy phạm trang bị an toàn
chung cho tàu thuyền nghề cá nói chung, không đi sâu vào nghiên cứu cụ thể cho nghề
câu cá ngừ đại dương
- “Tổng quan nghề cá Khánh Hòa” do Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng và
Viện Kinh tế & Quy hoạch thủy sản thực hiện đã khái quát sơ lược những nét cơ

bản về đặc điểm kinh tế xã hội cũng như thực trạng nghề cá Khánh Hòa. Tuy nhiên,
nghiên cứu này không đề cập một cách chi tiết đến từng nghề cá trên từng địa bàn
20

cụ thể. Bên cạnh đó, số lượng lấy mẫu quá ít (bình quân 5-10 mẫu cho một nghề)
nên chưa thể mang tính đại diện cho nghề cá Khánh Hòa (Viện Kinh tế & Quy
hoạch thủy sản, Viện Nghiên cứu Hải sản, 2005).
1.3. Tổng hợp các văn bản pháp quy.
Các văn bản quy định về tàu thuyền; máy động lực; thiết bị tàu; trang bị cứu
thủng đối với nghề cá.
- Nghị định của chính phủ số 66/2005/NĐ – CP ngày 19 tháng 5 năm 2005. Nghị
định: Về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản. Bao gồm Trách
nhiệm của chủ tàu, thuyền trưởng và thuyền viên tàu cá trong việc đảm bảo an toàn
an toàn; Đăng kiểm tàu cá, đăng ký tàu cá và thuyền viên; Trách nhiệm của các cơ
quan quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản.
- Thông tư số: 05/2006/TT – BTS ban hành ngày 03 tháng 7 năm 2006. Thông
tư: Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2005/NĐ – CP ngày 19/5/2005 của chính
phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản.
- Chỉ thị 22/2006/CT- TTg ngày 30/06/2006 của thủ tướng chính phủ về tăng
cường công tác bảo đảm an toàn cho hoạt động đánh bắt hải sản trên các vùng biển,
đặc biệt là đánh bắt xa bờ.
- Bộ thủy sản ban hành chỉ thị 01/CT-BTS ngày 22/03/2007: “ công tác phòng
chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tàu cá
hoạt động thủy sản năm 2007”.
Một số Quy phạm an toàn, các tiêu chuẩn ngành liên quan đến trang bị an
toàn cho người và phương tiện nghề cá
Tất cả các phương tiện nghề cá đều phải được trang bị an toàn theo quy định
hiện hành của Nhà nước.
Các phương tiện nghề cá có chiều dài đường nước thiết kế lớn hơn 20 mét và các
phương tiện khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ đã đưa vào sử dụng trước ngày

07/5/1998 được trang bị theo các tiêu chuẩn Việt Nam như sau :
21

- Phòng cháy chữa cháy: Theo TCVN 4007 – 85
- Phương tiện cứu sinh : Theo TCVN 4018 – 85
- Phương tiện tín hiệu : Theo TCVN 4019 – 85
- Trang bị vô tuyến điện: Theo TCVN 4020 – 85
- Trang bị hàng hải: Theo TCVN 4021 – 85
- Phòng, phát hiện và chữa cháy : Theo TCVN 6529-5 : 1997
- Quy phạm trang bị an toàn tàu biển (gồm : Phương tiện cứu sinh, phương tiện
tín hiệu, trang bị vô tuyến điện, trang bị hàng hải) : Theo TCVN 6278 : 1997.
- Phân cấp tàu theo: 28 TCN 140 : 2000.
- Vỏ tàu theo: TCVN 3903 – 1994.
- Máy tàu và trang thiết bị theo: TCVN 6259 – 1997.
Các phương tiện nghề cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét trở xuống,
phương tiện hoạt động ở vùng biển ven bờ được trang bị an toàn tối thiểu theo quy
định tại tiêu chuẩn ngành "28 TCN 91-90: Tàu cá cỡ nhỏ - Trang bị an toàn".
1.4. Tổng quan tàu thuyền, trang bị khai thác tàu cá việt nam.
1.4.1. Tàu thuyền nghề cá.
- Tàu cá cả nước.

Tàu



nước

ta đa số




tàu

vỏ

gỗ

cỡ

nhỏ,

lắp

máy



công

suất

nhỏ,

thuộc

sở

hữu




nhân



chủ

yếu.
Có trên 75.000 phương tiện gắn máy với công suất bình
quân khoảng 49 CV/chiếc. Tổng công suất đội tàu trên 4.000.000 CV. Có khoảng
8.000 chiếc tàu có khả năng đánh bắt xa bờ. Trong những năm gần đây tàu cá
nước ta có những chuyển biến tích cực, cả về số lượng và công suất máy (Nếu như
năm 1990 tổng số tàu cá nước ta là 45.000 chiếc với công suất bình quân là
22CV/chiếc thì tính đến tháng 5 năm 2005 cả nước ta có khoảng 97.600 chiếc và
22

công suất bình quân là 55CV/chiếc). Vật liệu đóng tàu cá nước ta chủ yếu là gỗ.
Trong tổng số 97.600 tàu cá nước ta hiện nay, tàu cá vỏ gỗ chiếm tới hơn 90%.
Bảng 1.6. Số lượng tàu thuyền đánh bắt xa bờ cả nước.
Năm 2000

2001 2002 2003 2004 2005 Sơ bộ 2006

Số lượng tàu thuyền

9766

14326

15988


17303 20071

205537

20807
Nguồn tổng cục thống kê.
- Điều kiện hoạt động của tàu cá.
Điều kiện hoạt động của tàu cá rất phức tạp. Nước ta có bốn vùng biển ứng với
các ngư trường chính khác nhau (Vùng biển Bắc Bộ, vùng biển Miền Trung, vùng
biển Đông Nam Bộ và vùng biển Tây Nam Bộ). Ngư trường nào cũng có sóng to,
gió lớn, địa hình phức tạp (đặc biệt là ngư trường phía Bắc và ngư trường miền
Trung). Thông thường, khi biển động thì có nhiều cá, tàu đánh bắt sẽ có năng suất
cao nên các tàu cố gắng bám biển. Trong khi tàu cá nước ta nhỏ, khả năng chịu
đựng sóng gió kém, rất dễ gặp sự cố, tai nạn cho tàu và người làm việc trên tàu.
Ngoài ra, còn nhiều tàu hoạt động ở ngư trường xa bờ, nhiều lúc gặp gió, bão không
chạy kịp, gặp tai nạn. Với điều kiện hoạt động như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới
sự an toàn của tàu cũng như người trên tàu.
- Tình hình đóng mới tàu cá của cả nước.
Trong những năm gần đây, số lượng tàu cá được đóng mới tăng rất nhanh cả
về số lượng cũng như là công suất máy. Số lượng tàu cá năm 1990 là 45.000 chiếc
và công suất bình quân 22CV/chiếc thì năm 2002 đã là 74.000 chiếc với công suất
bình quân 50CV/chiếc, và hiện nay tính đến thời điểm 30/05/2005 cả nước
có khoảng 97.600 tàu thuyền nghề cá (Nguồn phòng Đăng kiểm tàu cá Việt Nam
thuộc Bộ Thuỷ sản). Mặc dù số lượng tàu cá tăng nhanh như vậy nhưng hầu hết
trong số đó là tàu đóng không theo thiết kế, đồng thời số tàu cá có công suất dưới
20 mã lực chưa được Nhà nước quản lý còn nhiều (Cả nước hiện tại có 97.600 tàu
thuyền nghề cá, trong đó số tàu thuyền được đưa vào quản lý hành chính là 74.000
chiếc). Những tàu đóng mới thuộc diện quản lý kỹ thuật được Đăng kiểm tàu cá
23


giám sát kỹ thuật trong đóng mới và trong quá trình khai thác. Tuy nhiên, nội dung
giám sát được giảm bớt rất nhiều so với tàu giao thông, công tác thử nghiệm trong
đóng mới mang tính hình thức và không đánh giá được tính ổn định của tàu (không
lập thông báo ổn định).
Hiện tại ngành Thuỷ sản chỉ có 2 cơ sở thiết kế tàu cá có đội ngũ cán bộ dưới
100 người có chuyên môn cao. Đồng thời, ở một số địa phương có nghề cá phát
triển cũng có một số đơn vị tư vấn tàu thuyền, song hoạt động ở phạm vi nhỏ lẻ. Số
cơ sở đóng tàu thuộc ngành có đủ năng lực đóng tàu thuyền nghề cá theo thiết kế
không nhiều (cả nước có khoảng trên dưới 10 đơn vị ) còn lại ở các địa phương chủ
yếu là các cơ sở nhỏ lẻ, đóng lắp theo kinh nghiệm dân gian.
Tàu cá đóng mới cần phải thỏa mãn nghiêm ngặt về tính nổi, tính ổn định, tính
lắc, độ bền,…Việc đóng tàu không theo thiết kế dẫn đến hậu quả là thường thừa
bền, không quản lý được các tính năng (tính ổn định, tính lắc) làm con tàu không
đảm bảo được an toàn trong quá trình khai thác trên biển. Khi gặp sóng to, gió lớn,
cũng như lúc làm việc do sự phân bố tải trọng không đều, nếu con tàu không đảm
bảo được tính ổn định thì rất dễ bị lật tàu gây tai nạn. Tàu đóng không theo thiết kế,
không quản lý được tính lắc dẫn tới việc tàu lắc không theo ý muốn và nếu tàu lắc
quá làm cho sức chịu đựng của thuyền viên không đảm bảo, dễ bị tai nạn hơn.
Ngoài ra, mỗi loại nghề khai thác cá đòi hỏi con tàu có tính năng khác nhau. Tàu
đóng không theo thiết kế thì tính năng của nó sẽ khó đảm bảo phù hợp với yêu cầu
riêng của nghề khai thác.
1.4.2. Nhận xét tổng quan nghề cá cả nước:
Tình

hình

đóng

mới,


trang

bị



khai

thác

tàu

cá:

Tàu



nước

ta

trong

những
năm

gần


đây

tăng

rất

nhanh

cả

về

số

lượng

cũng

như

công

suất

máy.

Tuy

nhiên,


vẫn còn

nhiều

tàu

đóng

không

theo

thiết

kế.

Việc

trang

bị

máy

tàu,

các

trang


thiết

bị

phục

vụ

trên

tàu

(về

số

lượng,

chất

lượng

cũng

như

vị

trí


lắp

đặt

trên

tàu)

chưa

đảm bảo

yêu

cầu

quy

định

của

quy

phạm.

Trình

độ


nghiệp

vụ

cũng

như

ý

thức

của thuyền

viên

(thuyền

trưởng,

máy

trưởng,

thuyền

viên)

trong


quá

trình

khai

thác

trên biển

còn

yếu.

Dẫn

tới

thực

trạng

đáng

lo

ngại

đối


với

an

toàn

của

tàu
thuyền

cũng

như người lao động

làm

việc

trên

tàu.


24

Chương 2.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1. Phạm vi và nội dung nghiên cứu.
Đồ án tập trung nghiên cứu về thực trạng tàu thuyền, máy động lực, trang thiết

bị tàu, trang bị cứu thủng của nghề câu ngừ đại dương tại địa bàn phường Vĩnh Thọ,
Vạn Thạnh - thành phố Nha Trang – Khánh Hòa.
Vấn đề có thể được xem xét từ nhiều góc độ và phạm vi khác nhau. Tuy nhiên,
phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề tài chỉ giới hạn bởi những khía cạnh sau:
- Đối tượng nghiên cứu: Chủ yếu các hộ ngư dân làm nghề câu vàng cá ngừ đại
dương tại phường Vĩnh Thọ, Vạn Thạnh - thành phố Nha Trang, huyện Vạn Ninh –
Khánh Hòa.
- Nội dung nghiên cứu: Chỉ giới hạn nghiên cứu những nguy cơ tiềm ẩn tai nạn
từ tàu thuyền, máy động lực, trang thiết bị tàu, trang bị cứu thủng nghề câu cá ngừ
đại dương tại Thành phố Nha Trang. Xây dựng mô hình an toàn cho tàu thuyền của
nghề câu cá ngừ đại dương.
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
2.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 30/07/2007 đến ngày 10/11/2007.
- Địa điểm nghiên cứu: Các phường Vĩnh Thọ, Vạn Thạnh Tp Nha Trang, huyện
Vạn Ninh Tỉnh Khánh Hòa.




25

2.2.2. Quy trình nghiên cứu được mô tả như sau:


























2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.3.1. Nguồn số liệu
- Số liệu thứ cấp: Số lượng tàu thuyền, năng lực khai thác được thu thập từ
Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa, Sở thuỷ sản Khánh Hòa, UBND
thành phố Nha Trang, phường Vĩnh Thọ, Vạn Thạnh và các trang Web Bộ Thủy
Sản, Tổng cục Thống kê.
Vấn đề nghiên cứu
1. Hiện trạng về tàu thuyền; máy động lực; thiết bị tàu; trang b

cứu thủng cho nghề câu cá ngừ đại dương.
2. Phân tích và các nguy cơ ti
ềm ẩn tai nạn đối với nghề câu ngừ

đại dương.
Cơ sở lý thuyết
Lý thuyết về trang bị đảm bảo an toàn tàu thuyền; máy đ
ộng lực
trang thiết bị tàu; trang bị cứu thủng.
Thu thập số liệu
1. Nguồn số liệu.
2. Phương pháp thu thập thông tin.
Phương pháp xử lý số liệu
1. Phương pháp thống kê mô tả.
2. Phương pháp phân tích hồi quy.
Báo cáo kết quả - kiến nghị
1. Đánh giá hiện trạng tàu thuyền, máy động lực, trang bị t
àu,
trang bị cứu thủng nghề câu cá ngừ đại dương tại Nha Trang.
2. Xây dựng và kiểm định mô hình các nhân t
ố kỹ thuật ảnh
hưởng đến đảm bảo an toàn của nghề.
3. Khuyến nghị và kết luận.

×