Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của độ muối biển đến năng suất sinh khối Artemia franciscana nuôi trong ao đất ở khu ruộng muối Cam Ranh - Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.04 KB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG









NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MUỐI ĐẾN
NĂNG SUẤT SINH KHỐI Artemia franciscana NUÔI TRONG AO ĐẤT Ở
KHU RUỘNG MUỐI CAM RANH – KHÁNH HÒA


Luận văn tốt nghiệp
Chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản, khóa 2003 – 2007





Sinh viên thực hiện
TRẦN THỊ DIỄM TUYẾT
MSSV: 45DN137
Người hướng dẫn
ThS. NGUYỄN TẤN SỸ






Nha Trang, tháng 11 năm 2007


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài tốt nghiệp, em đã được thầy
hướng dẫn – Th.S Nguyễn Tấn Sỹ cho tham gia thực hiện một mảng nhỏ trong đề
tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của thầy. Em đã nhận được sự giúp đỡ về vật
chất, tinh thần cũng như sự chỉ bảo tận tình từ thầy, em xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng nhân viên, công nhân
thuộc công ty cổ phần muối Cam Ranh đã tạo điều kiện cho em và các cộng sự
triển khai đề tài trên địa phận đất thuộc sỡ hữu của công ty, cảm ơn gia đình anh
Thược đã giúp đỡ em trong sinh hoạt cũng như trong công việc suốt quá trình
thực tập, cảm ơn KS. Trần Văn Lý thuộc Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam
Trung Bộ đã nhiệt tình trong việc cho mượn và sao chép tài liệu có liên quan. Em
xin chân thành cảm ơn trường Đại học Nha Trang, quý thầy cô trong khoa Nuôi
trồng thủy sản, quý thầy cô thuộc bộ môn Cơ sở sinh học nghề cá, cảm ơn cô
Nguyễn Thị Thúy đã gián tiếp và tạo điều kiện giúp em hoàn thành tốt báo cáo
này. Và sau cùng, con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn động viên,
hỗ trợ về mọi mặt cho con trong suốt khóa học, cảm ơn các cộng sự đã phối hợp
tốt cũng như giúp đỡ mình trong thời gian thực tập, cảm ơn sự động viên và quan
tâm của tất cả bạn bè. Xin chân thành cảm ơn!


Nha Trang, ngày 19 tháng 11 năm 2007

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Diễm Tuyết









MỤC LỤC

Lời cảm ơn
Tóm tắt
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Thuật ngữ và chữ viết tắt Trang
MỞ ĐẦU 1

Phần 1. TỔNG LUẬN 3
1. Đặc điểm sinh học của Artemia 3
1.1 Đặc điểm phân loại 3
1.2. Đặc điểm phân bố và khả năng thích ứng với các điều kiện môi trường 3
1.3. Vòng đời phát triển và sự sinh trưởng 5
1.3.1. Vòng đời phát triển 5
1.3.2. Sự sinh trưởng 6
1.4. Đặc điểm dinh dưỡng 6
1.5. Đặc điểm sinh sản 7
2. Vai trò của Artemia 8
3. Tình hình nuôi Artemia 9
3.1. Tình hình nuôi Artemia trên thế giới 9

3.1.1. Tình hình nuôi 9
3.1.2. Các mô hình nuôi 10
3.2. Tình hình nuôi Artemia ở Việt Nam 10
3.2.1 Tình hình nuôi 10
3.2.2. Các mô hình nuôi 11
4. Tình hình nghiên cứu và phát triển nuôi Artemia trên thế giới và Việt Nam 12
4.1. Tình hình nghiên cứu Artemia trên thế giới 12
4.2. Tình hình nghiên cứu Artemia ở Việt Nam 13
5. Nghiên cứu tác động của độ mặn đến nhiệt độ và oxy hòa tan trong nước 15
6. Điều kiện tự nhiên khu vực Cam Ranh 17

Phần 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 20
2. Phương pháp nghiên cứu 20
2.1 Sơ đồ khối nội dung đề tài 21
2.2. Cách thức thu thập số liệu 20
2.3. Phương pháp bố trí các lô thí nghiệm 20
2.3.1. Chuẩn bị ao 20
2.3.2. Cấp nước và chuẩn bị nước 20
2.3.3. Gây nuôi thức ăn 22
2.4. Phương pháp ấp nở và thả giống 22
2.4.1. Ấp nở 23
2.4.2. Thả giống 23
2.5. Phương pháp xác định các điều kiện môi trường 23
2.6. Phương pháp thu mẫu 23
2.6.1. Phương pháp thu mẫu định lượng và định tính tảo 23
2.6.2. Thu mẫu định lượng Artemia 23
2.6.3. Phương pháp xác định sự tăng trưởng 24
2.6.4. Thu sinh khối Artemia 24
2.7. Phương pháp xác định năng suất sinh khối 24

2.8. Phương pháp xử lý số liệu 24

Phần 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
1. Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi và gây nuôi thức ăn nuôi Artemia 26
1.1. Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi 26
1.1.1. Chuẩn bị ao 26
1.1.2. Cấp nước, nâng và pha độ muối 26
1.1.3. Kiểm tra các yếu tố môi trường 27
1.2. Phương pháp gây nuôi thức ăn 27
2. Quá trình ấp nở, thả giống, chăm sóc ao nuôi 30
3. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ muối đến các yếu tố môi trường ao nuôi 30
2.1. Ảnh hưởng của độ muối đến nhiệt độ 30
2.2. Ảnh hưởng của độ muối đến mật độ và thành phần tảo 33
2.2.1. Ảnh hưởng của độ muối thành phần loài tảo 33
2.2.2. Ảnh hưởng của độ muối đến mật độ tảo 34
2.3. Ảnh hưởng của độ muối đến oxy hòa tan 35
2.4. Ảnh hưởng của độ muối đến pH 35
4. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ muối đến năng suất sinh khối Artemia 37
4.1. Ảnh hưởng của độ muối đến tốc độ tăng trưởng 37
4.2. Ảnh hưởng của độ muối đến tỷ lệ sống. 38
4.3. Ảnh hưởng của độ muối đến năng suất sinh khối Artemia 39

Phần 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 41
1. Kết luận 41
2. Đề xuất ý kiến 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC














DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa hai hệ thống tại trại thực
nghiệm Vĩnh Châu (ĐHCT) 11
Bảng 1.2: Độ hòa tan của O
2
trong nước theo độ mặn (tính theo mg/L) ở
nhiệt độ 20
o
C 15
Bảng 1.3: Độ hòa tan của O
2
trong nước (mg/L) ở nhiệt độ và độ mặn khác nhau 16
Bảng 1.4: Độ hòa tan của O
2
trong nước sạch ở áp suất 1atm, ở các nhiệt
độ khác nhau 16
Bảng 1.5: Biên độ ngày của nhiệt độ không khí 17
Bảng 1.6: Nhiệt độ trung bình tháng và năm ở Cam Ranh 17
Bảng 1.7: Số giờ nắng trung bình tháng và năm 18

Bảng 1.8: Số ngày không có nắng, số ngày mưa trung bình tháng và năm 19
Bảng 2.9: Thiết bị đo các điều kiện môi trường 23
Bảng 3.10: Yếu tố môi trường ao nuôi sau khi cấp nước 27
Bảng 3.11: Kết quả gây màu nước 28
Bảng 3.12: Diễn biến độ muối trong suốt quá trình nuôi 30
Bảng 3.13: Sự phân tầng nhiệt độ, độ mặn trong 4 ao nuôi 31
Bảng 3.14: Diễn biến của nhiệt độ trong suốt quá trình nuôi 32
Bảng 3.15: Diễn biến mật độ tảo (đơn vị: tb/L) 33
Bảng 3.16: Diễn biến của Oxy hòa tan 34
Bảng 3.17: Diễn biến của pH trong suốt quá trình nuôi 35
Bảng 3.18: Kích thước trung bình của Artemia 15 ngày tuổi đầu (n=30) 36
Bảng 3.19: Mật độ Artemia trung bình của mỗi lô thí nghiệm qua 15 ngày nuôi 38
Bảng 3.20: Năng suất sinh khối Artemia 39






DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1.1: Vòng đời của Artemia (theo Sorgeloos và ctv, 1980) 5
Hình 1.2: Chu trình sống của Artemia trên ruộng muối (theo Sorgeloos và ctv, 1980) 8
Hình 1.3: Biến trình năm nhiệt độ trạm Cam Ranh 18
Hình 2.4: Sơ đồ khối nội dung đề tài 21
Hình 2.5: Sơ đồ địa điểm thu mẫu 24
Hình 3.6: Sơ đồ bố trí 4 lô thí nghiệm 27
Hình 3.7: Kết quả gây màu nước 4 ao 28

Hình 3.8: Lượng tảo ở các ao nuôi 29
Hình 3.9: Sự tăng trưởng về kích thước của ấu trùng 37
Hình 3.10:
Diễn biến mật độ Artemia trung bình 38

















THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Dòng SFB: dòng San Francisco Bay.
IFTS: Intergrated Flow through System (Hệ thống chảy kết hợp)
Mô hình SAS: mô hình Shrimp – Artemia – Salt (Tôm – Artemia – Muối).
Quy định dấu cách phần thập phân bằng dấu “.”. Ví dụ: 3.14.
Quy định dấu phân cách lớp bằng dấu “,”. Ví dụ: 1,000.
ĐHTC: Đại Học Cần Thơ.
























MỞ ĐẦU

Các công trình nghiên cứu đã tìm thấy rằng Artemia là nguồn thức ăn tươi
sống lý tưởng cho các loài ấu trùng cá và giáp xác (Leger và ctv, 1986;
Sorgeloos, 1980a; Lim và ctv, 2001), đặc biệt là Artemia tiền trưởng thành và
trưởng thành có giá trị dinh dưỡng cao hơn Artemia mới nở từ trứng (Sorgeloos,
1980; Naessens và ctv, 1997; Wouters và ctv, 1999) [13].
Ở nước ta, nghiên cứu về nuôi sinh khối Artemia bắt đầu từ những năm
1970. Mặc dù Artemia không hiện diện tự nhiên ở Việt Nam nhưng chúng là loại

thức ăn tươi sống không thể thiếu được trong khâu sản xuất giống thủy sản. Do
đó, bước đầu chúng ta đã nhập nội và thử nghiệm nuôi (từ dòng San Francisco
Bay, Mỹ) trong ruộng muối ở Nha Trang (Quỳnh và Lâm, 1987). Kết quả của
một số nghiên cứu cho thấy Artemia là giống rộng muối, sống được trong nước
lợ vài phần ngàn đến nước mặn bão hòa (250ppt). Tại địa bàn Cam Ranh,
Nguyễn Ngọc Lâm và Vũ Đỗ Quỳnh (1998) đã nghiên cứu cấu trúc sinh sản của
Artemia trong điều kiện đồng muối. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng độ muối
có ảnh hưởng rất lớn đến sức sinh sản của Artemia [6]. Quần thể Artemia luôn
luôn có hai phương thức sinh sản là đẻ trứng và đẻ con (Browne và ctv, 1984),
các nghiên cứu trước đây đã chứng tỏ rằng độ muối ảnh hưởng đến phương thức
sinh sản của Artemia. Vũ Dũng và Đào Văn Trí (1991) cho rằng dòng SFB thích
hợp cho điều kiện nuôi ở miền Trung [3]. Khu ruộng muối Cam Ranh nằm trong
vùng có nhiệt độ cao và ổn định, lượng mưa thấp, có thể sử dụng nước ót từ
ruộng muối để điều chỉnh độ mặn trong điều kiện thí nghiệm. Trung tâm nghiên
cứu và phát triển Artemia – Tôm (ĐHCT) đã có những khảo sát chi tiết về ảnh
hưởng của thức ăn, nhiệt độ, độ mặn đến tuổi thọ và chu kỳ sống của Artemia.
Từ đó có thể ảnh hưởng đến năng suất Artemia. Nhằm nghiên cứu điều kiện cụ
thể trong ao đất ở khu ruộng muối Cam Ranh – Khánh Hòa yếu tố độ mặn có ảnh
hưởng như thế nào đến năng suất sinh khối Artemia franciscana nên tôi chúng
thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của độ muối đến năng suất sinh khối
Artemia franciscana nuôi trong ao đất ở khu ruộng muối Cam Ranh – Khánh
Hòa”.

Các nội dung chính của đề tài:
1. Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi và gây nuôi thức ăn để nuôi Artemia.
2. Nghiên cứu tác động của độ muối đến các yếu tố môi trường ao nuôi
Artemia franciscana ở khu ruộng muối Cam Ranh – Khánh Hòa.
3. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ muối đến sinh năng suất sinh khối
Artemia franciscana nuôi trong ao đất ở khu ruộng muối Cam Ranh. –
Khánh Hòa.

Nghiên cứu ảnh hưởng của độ muối đến năng suất sinh khối Artemia, từ
đó tìm ra độ muối thích hợp cho nuôi thu sinh khối và làm điều kiện để bố trí pha
thí nghiệm thứ hai là tìm ra mật độ nuôi thích hợp ở độ muối thích hợp cho sinh
khối cao nhất trong điều kiện ao đất ở khu ruộng muối Cam Ranh – Khánh Hòa.
Mặt khác, nghề nuôi sinh khối Artemia ở Việt Nam nói chung và Khánh Hòa
nói riêng chưa phát triển và sự sử dụng sinh khối còn hạn chế do chưa hiểu
biết nhiều về giá trị dinh dưỡng, thiếu công nghệ cần thiết cho việc chế biến,
vận chuyển và bảo quản sinh khối tươi sống. Vì thế đề tài này đồng thời thực
hiện với một số đề tài khác nhằm hoàn thiện quy trình nuôi sinh khối Artemia
đảm bảo độ tin cậy để triển khai nuôi đại trà trên địa bàn Cam Ranh, cung cấp
nguyên liệu để chế tạo thử nghiệm máy sấy Artemia, sớm ra mắt sản phẩm
Artemia sấy khô ra thị trường.
Do kiến thức chỉ mang tính lý thuyết nên khi tiến hành nghiên cứu ở thực tế
không tránh khỏi những sai sót khi thực hiện, em rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và bạn bè. Xin chân thành cảm ơn!

Nha Trang, ngày 19 tháng 11 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Diễm Tuyết
Phần 1: TỔNG LUẬN
1. Đặc điểm sinh học của Artemia
1.1. Đặc điểm phân loại
Artemia là tên La tinh của một loài giáp xác nhỏ có hệ thống phân loại
như sau:
Ngành: Arthropoda
Lớp : Crustacea
Lớp phụ: Branchiopoda
Bộ: Anostraca
Họ: Artemiidae
Giống: Artemia Leach 1819

Loài: Artemia franciscana Kellogg 1906 [15]
Trong các dòng Artemia lưỡng tính hoặc dị hợp tử (quần thể bao gồm con
đực và con cái) đã xác định có tất cả 6 loài có quan hệ với nhau như sau:
Artemia salina Lymington (Anh Quốc, đã tuyệt giống)
Artemia tunisiana Châu Âu
Artemia franciscana Châu Mỹ (Bắc, Trung và Nam Mỹ)
Artemia perrsimilis Argentina
Artemia urmiana Iran
Artemia monica Mono Lake, CA-USA
Artemia có rất nhiều dòng địa lý khác nhau, đã có 50 dòng tồn tại trên các lục
địa và các quần thể tự nhiên đó bộc lộ những đặc điểm của dòng như: mức sinh
sản, cỡ lớn của ấu thể, sức sống, nhiệt độ thích hợp, giới hạn về độ mặn… Vì
những quần thể mới đang được liên tục mô tả đặc điểm nên các nhà khoa học
được thuyết phục nên sử dụng tên Artemia, trừ khi chúng có đủ bằng chứng về
sinh hóa, di truyền tế bào hoặc hình thái để định rõ tên loài.
1.2. Đặc điểm phân bố và khả năng thích ứng với các điều kiện môi
trường
Artemia sống ở những vùng nước mặn có độ muối rộng (từ vài đến 250 ppt).
Trong tự nhiên người ta tìm thấy sự hiện diện của quần thể Artemia ở những hồ
nước mặn. Thực tế, Artemia được tìm thấy ở hơn 300 địa điểm hồ nước mặn trên
khắp thế giới. Artemia không có tự nhiên ở khu vực Đông Nam Á nói chung và
nước ta nói riêng do ảnh hưởng của chế độ gió mùa, thủy vực không có độ mặn
cao lại có sinh vật dữ. Vì vậy, ở các quốc gia này chỉ có thể gây nuôi Artemia
trên ruộng muối mới đáp ứng được điều kiện độ mặn cho nguồn nước nuôi.
Mặc dù Artemia có thể sinh sống tốt ở nước biển tự nhiên nhưng chúng
không thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác qua đường biển do sự thích nghi về
sinh lý với độ mặn cao để tránh vật dữ (cá, tôm) và các sinh vật ăn lọc cạnh tranh
khác. Sự thích nghi về sinh lý của chúng với độ mặn cao giúp chúng chống lại
động vật dữ một cách hiệu quả. Cơ chế này bao gồm:
¾ Hệ thống điều hòa thẩm thấu rất tốt.

¾ Khả năng tổng hợp các sắc tố hô hấp cao nhằm đương đầu với tình trạng
oxy thấp ở nơi có độ mặn cao.
¾ Khả năng đẻ trứng bào xác khi điều kiện môi trường trở nên bất lợi.
Vì thế Artemia chỉ có thể tìm thấy ở những nơi mà động vật dữ không thể
xuất hiện (độ mặn cao hơn 70 ppt). Từ 250 ppt trở lên mật độ Artemia giảm mặc
dù chúng có thể sống ở nồng độ muối cao hơn nhu cầu về năng lượng để điều
hòa áp suất thẩm thấu tăng làm ảnh hưởng bất lợi đến sinh trưởng và sinh sản của
chúng, thậm chí chúng bị đói và chết do môi trường trở nên độc và việc trao đổi
chất cực kỳ khó khăn [10].
Artemia có khả năng thích nghi tốt với sự biến đối môi trường, đặc biệt là
nhiệt độ từ 6 – 35
o
C, độ mặn và thành phần ion của môi trường sống. Ở các thủy
vực nước mặn với muối NaCl là thành phần chủ yếu tạo nên các sinh cảnh
Artemia ven biển và các sinh cảnh nước mặn khác nằm sâu trong đất liền, ví dụ
hồ Great Salt ở Utah, Mỹ. Các sinh cảnh Artemia khác không có nguồn gốc từ
biển nằm sâu trong lục địa có thành phần ion khác rất nhiều so với nước biển:
vực nước sulphate (hồ Chaplin, Saskatchewan, Canada), vực nước carbonate (hồ
Mono, California, Mỹ), và các vực nước giàu lân (rất nhiều hồ ở Nebraska, Mỹ).
Căn cứ vào đặc điểm sinh học của Artemia và biên độ mặn cho phép ở các
ruộng muối nước ta, Artemia đã được nghiên cứu và nuôi đại trà ở các khu vực
ruộng muối: Vĩnh Châu, Bạc Liêu, Cam Ranh… Thực tế, có thể nuôi trong các
bể ciment nhưng chi phí rất cao [12]. Đối với dòng Artemia được nuôi rộng rãi ở
Việt Nam (Artemia franciscana) mặc dù có nguồn gốc từ Mỹ (San Francisco
Bay, Mỹ) nhưng hiện nay dòng này gần như đã trở thành bản địa của Việt Nam.
Chúng có nhiều đặc điểm khác xa so với tổ tiên chúng đặc biệt là khả năng chịu
nóng. Điều kiện môi trường thích hợp nhất cho chúng là [2]:
9 Độ mặn: 80 – 120 ppt
9 Nhiệt độ: 24 - 35
o

C
9 Oxy hòa tan: > 2 ppm
9 pH: 7.0 – 9.0
1.3. Vòng đời phát triển và sự sinh trưởng
1.3.1. Vòng đời phát triển

TRỨNG BÀO XÁC
GIAI ĐO

N “BUNG DÙ”
PHÔI XUẤT HIỆN
NHƯNG C
ÒN
ẤU TRÙNG MỚI NỞ
(CÒN NOÃN HOÀNG)
ẤU TRÙNG TRẢI QUA
CÁC GIAI ĐOẠN LỘT XÁC
CON TRƯỞNG THÀNH
BẮT C

P
Con cái
Con đ

c
Hình 1.1: Vòng đời của Artemia (theo Sorgeloos và ctv, 1980) [2]

1.3.2. Sự sinh trưởng của Artemia
Ấu trùng Artemia mới nở (instar I), có chiều dài 400 – 500 μm có màu
vàng cam, có mắt màu đỏ ở phần đầu và ba đôi bộ phụ (anten I có chức năng cảm

giác, anten II có chức năng bơi lội, lọc thức ăn và bộ phận hàm dưới để nhận
thức ăn). Ấu trùng giai đoạn I không tiêu hóa được thức ăn vì bộ máy tiêu hóa
chưa hoàn chỉnh. Lúc này chúng sống dựa vào nguồn noãn hoàng. Khoảng 8 – 10
giờ sau khi nở (tùy vào nhiệt độ), ấu trùng lột xác hình thành ấu trùng giai đoạn
II (instar II). Lúc này, bộ máy tiêu hóa của chúng bắt đầu hoạt động, có thể tiêu
hóa các hạt thức ăn cỡ nhỏ (vi tảo, vi khuẩn, chất vẩn) có kích thước từ 1 – 50
μm nhờ vào đôi anten II. Ấu trùng Artemia tăng trưởng và biệt hóa qua 15 lần lột
xác.
Các đôi phụ bộ xuất hiện ở vùng ngực và biến thành chân ngực. Mắt kép xuất
hiện ở hai bên mắt. Từ giai đoạn 10 trở đi, các thay đổi về hình thái và chức năng
quan trọng bắt đầu: anten mất dần chức năng vận chuyển và trải qua sự biệt hóa
về giới tính. Ở con đực chúng phát triển thành càng bám, trong khi anten của con
cái bị thoái hóa thành phần phụ cảm giác. Con cái rất dễ nhận dạng nhờ vào túi
ấp hoặc tử cung nằm ngay sau đôi chân ngực thứ 11. Artemia trưởng thành trong
quần thể lưỡng tính dài khoảng 1cm và dài khoảng 2cm trong quần thể trinh sản
đa bội. Artemia ở giai đoạn này bắt đầu bắt cặp và tiến hành sinh sản.
1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Artemia là loài sinh vật ăn lọc không lựa chọn thức ăn. Chúng sử dụng mùn
bã hữu cơ, tảo đơn bào và vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn 50 μm. Artemia nuôi
trong ao đất thức ăn phổ biến là các loài vi tảo tự nhiên, phân gà, mùn bã hữu cơ,
cám gạo, bột đậu nành và phụ phẩm nông nghiệp. Artemia sử dụng trực tiếp phân
gà và các phân hữu cơ khác khi bón vào ao nuôi. Khi lượng nước tảo cung cấp
vào ao hằng ngày thiếu hụt nông dân sử dụng cám gạo, bột đậu nành . . . để duy
trì quần thể.
Trong tự nhiên, Artemia thường hiện diện ở vùng nước có độ mặn cao nên
hiếm gặp các loài động vật dữ (cá, tôm…) và các động vật cạnh tranh thức ăn
khác như luân trùng, giáp xác nhỏ ăn tảo. Nhiệt độ, thức ăn và độ mặn là những
nhân tố chính ảnh hưởng đến sự gia tăng mật độ quần thể Artemia hoặc ngay cả
đến sự vắng mặt tạm thời của chúng [11].
1.5. Đặc điểm sinh sản

Artemia khi trưởng thành con đực bắt cặp với con cái. Chúng dùng đôi càng
ôm phần bụng của con cái, giao cấu và thụ tinh cho trứng. Hoạt động này diễn ra
rất thường xuyên trong hầu hất vòng đời của chúng. Trứng phát triển trong hai
buồng trứng dạng ống ở phần bụng. Khi chín, trứng có dạng cầu và di chuyển
qua hai ống dẫn để vào tử cung. Thông thường, trứng thụ tinh phát triển thành ấu
trùng bơi lội tự do (phương thức đẻ con – ovoviviparous) và được con cái sinh ra.
Trong điều kiện bất lợi, các phôi chỉ phát triển đển giai đoạn phôi vị. Lúc này,
chúng sẽ được bao bọc bằng một lớp vỏ dày (được tiết ra từ tuyến vỏ trong tử
cung) biến thành trứng nghỉ hay còn gọi là tiềm sinh (diapause) và được con cái
phóng thích ra ngoài (phương thức đẻ trứng – oviparous). Sau 2 – 3 tuần kể từ
khi nở, Artemia trưởng thành và tham gia sinh sản. Sức sinh sản tối đa là 300 ấu
thể hay trứng nghỉ trong vòng 4 ngày. Trong vòng đời con cái có thể thực hiện cả
hai phương thức sinh sản và trung bình mỗi con đẻ khoảng 1500 – 2500 phôi.
J. Vos (1980) cho rằng kiểu sinh sản Artemia được kiểm soát bởi giới hạn các
yếu tố môi trường. Các yếu tố chính ảnh hưởng như sau [13]:
Đẻ con
- Độ mặn thấp
- Hàm lượng oxy cao
- Biên độ dao động oxy thấp
- Thức ăn nghèo sắt
Đẻ trứng
- Độ mặn cao
- Hàm lượng oxy thấp
- Biên độ dao động oxy cao
- Thức ăn giàu sắt
 Điều kiện ấp nở trứng Artemia
- Độ mặn: 30 – 35 ppt
- Nhiệt độ: 28 - 30
o
C

- Ánh sáng: 2000 lux
- Mật độ: 3 – 5 g/L
- Sục khí liên tục, thời gian ấp nở: 24 giờ.

14 ngày
Artemia
trưởng thành
Đ
ẻ con
Nauplii 100 - 300 con mỗi
4 - 5 ngày trong vài tháng
Ấu trùng
Nau
p
lius
Trứng bào
xác khô
Điều kiện thuận lợi
Có thể dự trữ được
trong nhiều năm
Điều kiện không thuận lợi
Trứng bào xác
100 – 300 trứng mỗi 4 – 5 ngày
Đẻ trứng
Hình 1.2: Chu trình sống của Artemia trên ruộng muối (Sorgeloos và ctv, 1980)
[2].
2. Vai trò của Artemia
Artemia được biết đến vào những năm đầu thập niên 30 khi người ta phát
hiện ra chúng là loại thức ăn sống có giá trị dinh dưỡng cao cho việc ương nuôi
giống các loài thủy sản như tôm, cá, động vật thân mềm. Seale (1930) và

Rollefeson (1939) đã khám phá ra ấu trùng nauplius của Artemia là một loại thức
ăn lý tưởng cho ấu trùng tôm, cá. Con non và con trưởng thành của Artemia được
sử dụng làm thức ăn trong ương nuôi tôm, cá, cua và các loài thủy sản khác
không chỉ vì giá trị dinh dưỡng tối ưu của chúng (chứa gần 70% đạm) mà còn bởi
những lợi ích về năng lượng. Do đó, ấu trùng có thể sinh trưởng tốt hơn hoặc
điều kiện sinh lý được cải thiện như đã chứng minh trong việc ương nuôi ấu
trùng của tôm hùm, tôm biển, cá mahi-mahi, cá bơn, cá chẽm. Đối với ấu trùng
cá chẽm Lates calcarifer việc sử dụng sinh khối Artemia làm thức ăn trong trại
giống và trại ương đã tiết kiệm được một lượng trứng Artemia đáng kể (lên tới
60%), do đó giảm được chi phí về thức ăn cho ấu trùng. Đồng thời, việc cho ăn
sinh khối thay thế ấu trùng nauplius Artemia đã chứng minh làm giảm sự ăn thịt
lẫn nhau trong giai đoạn đầu ương nuôi tôm hùm [11].
Trong nuôi sinh khối Artemia thì Artemia trưởng thành được quan tâm
nhiều hơn do có kích thước lớn hơn 20 lần và khối lượng nặng hơn 500 lần so
với ấu trùng Artemia mới nở. Đồng thời thành phần dinh dưỡng Artemia trưởng
thành chứa đầy đủ các acid amine cần thiết như: histidine, methionien,
phenylalanine và throenine mà ở ấu trùng nauplius không có đầy đủ.
Artemia được xem như là một cứu cánh cho nghề muối vì sản phẩm trứng
bào xác và sinh khối có giá trị cao (xuất khẩu hoặc nuôi tôm, cá), ngoài ra muối
thu được từ nước mặn của ao nuôi Artemia sẽ tinh khiết hơn do các chất hữu cơ
hoặc mùn bã…đã được lọc sạch, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người làm muối
[12].
Hiện nay, việc sử dụng sinh khối Artemia vẫn chưa được chấp nhận ở mức
độ công nghiệp do hạn chế về tính thời vụ và số lượng sinh khối tươi cũng như
sinh khối đông lạnh, chi phí sản xuất cao, chất lượng biến động. Ở Việt Nam,
mức độ sử dụng sinh khối vẫn chỉ ở mức độ thí nghiệm và thử nghiệm là thức ăn
cho ấu trùng tôm càng xanh, tôm, cua biển và cá cảnh ở dạng tươi sống, đông
lạnh và thức ăn chế biến.
3. Tình hình nuôi Artemia
3.1. Tình hình nuôi Artemia trên thế giới

3.1.1. Tình hình nuôi
Trong những năm 1970 – 1980, nhu cầu về trứng bào xác Artemia tăng rất
nhanh và nhiều quốc gia đã nghiên cứu thu trứng bào xác Artemia từ tự nhiên
(Argentina, Australia, Canada, Colombia, Pháp, Trung Quốc…). Do tình hình
khai thác ngoài tự nhiên không ổn định và không cung cấp đủ nhu cầu nên để chủ
động một số nước như Brazil, Australia, Philippine và Thái Lan đã du nhập
Artemia và gây nuôi trên ruộng muối. Cuối những năm 1980, trường Đại học
Ghent ở Bỉ đã có các chương trình nghiên cứu quốc tế về nuôi và sử dụng
Artemia. Hiện nay, Trung Quốc đang sản xuất sinh khối Artemia đã được làm
giàu các loại acid béo không no bậc cao và bán ra thị trường dưới dạng bánh
đông lạnh để cung cấp cho các đối tượng thủy sản.
3.1.2. Các mô hình nuôi Artemia
 Hệ thống chảy kết hợp IFTS
Tại Philippine vào tháng 2 năm 1977 từ 80 g trứng bào xác dòng SFB được
ấp nở và đưa vào nuôi ở các ao có độ mặn 140 ppt đến cuối năm 1978 đã thu
được 35 kg trứng bào xác khô và 30 – 40 kg Artemia sinh khối tươi. Nephetonia
A. Jumalon (1987) đã mô tả hệ thống chảy kết hợp – IFTS đang được ứng dụng
và mang lại nhiều thành công ở Philippine, năng suất 7 tấn Artemia sinh khối
tươi/ha/vụ, 20 kg trứng bào xác khô/ha/tháng và 1.2 – 5.5 tấn lab – lab
khô/ha/tháng [11].
 Mô hình kết hợp Tôm – Artemia – Muối
Tại Thái Lan, Artemia được thả nuôi trên ruộng muối từ năm 1979, năng suất
bình quân trong 4 tháng là 75 kg trứng bào xác khô/ha và 500 – 1000 kg sinh khối
tươi/ha/tháng. W. Tarnchalanukit và L. Wongrat (1987) [2] mô tả mô hình nuôi
kết hợp SAS, năng suất trứng bào xác đạt 76.6 kg khô/ha/vụ và 420 kg sinh khối
tươi/ha/vụ [11].
 Mô hình nuôi kết hợp
Nuôi Artemia chuyên canh trên các ruộng muối, năng suất trứng bào xác đạt
25 kg/ha/tháng, sinh khối tươi đạt 350 kg/ha/tháng [11].
3.2. Tình hình nuôi Artemia ở Việt Nam

3.2.1. Tình hình nuôi
Ở Việt Nam, việc nuôi Artemia chủ yếu là trong các mô hình kết hợp trên
ruộng muối với các hình thức nuôi: quảng canh, bán thâm canh và thâm canh.
Năm 1985, trên ruộng muối Cam Ranh đã nuôi Artemia trong hệ thống nước
chảy đạt năng suất 8.6 kg trứng tươi/ha/tháng.
Năm 1986, hợp tác xã Khánh Chữ (tỉnh Phú Khánh) nuôi Artemia trên ruộng
muối đã đạt năng suất 8 – 15 kg trứng tươi/ha/tháng với quy mô ao 1,000 –
10,000m
2
và sử dụng phân gà 1,500 – 2,000 kg/ha/tháng bón trực tiếp vào ao
nuôi.
Huyện Duyên Hải, Trà Vinh (1988 – 1990) nuôi Artemia trên ruộng muối đạt
năng suất 16.7 kg trứng tươi/ha/tháng.
Tại Vĩnh Châu và Bạc Liêu năm 1990 đã khảo sát khả năng sử dụng phân gà,
cám gạo nuôi Artemia trên ruộng muối thu trứng bào xác. Năm 1993, mô hình
kết hợp Artemia – Muối được mở rộng ở Sóc Trăng và Bạc Liêu với diện tích
100 ha, năng suất đạt 110 kg/ha/vụ, sản lượng hằng năm ở khu vực là 9,000 –
10,000 kg trứng tươi.
Nhìn chung, trên cả nước với diện tích có thể nuôi khá lớn (19,788 ha) và chủ
yếu là nuôi thu trứng bào xác. Do lợi ích và nhu cầu sinh khối ngày càng cao,
những thành tựu về nghiên cứu ứng dụng nuôi Artemia đã và đang mở ra nhiều
khả năng phát triển nghề nuôi Artemia nâng cao sinh khối thu hoạch và sản
lượng trứng bào xác.
3.2.2. Các mô hình nuôi
 Mô hình nuôi nước chảy
Là hệ thống ao nuôi mà việc quản lý chăm sóc các ao trong hệ thống có liên
quan đến nhau, trong hệ thống có sự chuyên biệt và nước được lưu thông giữa
các ao, kênh cấp nước chỉ dùng cho ao đầu tiên trong hệ thống. Nguyên tắc vận
hành của hệ thống chảy: cấp nước xanh trực tiếp vào ao nuôi thứ nhất của hệ
thống sau đó nước chảy qua cửa cống ở tầng đáy đến các ao tiếp theo.

Vào những năm 1994 – 1998 tại trại thực nghiệm Vĩnh Châu hệ thống nước
chảy được thử nghiệm và cải tiến để phù hợp với địa hình và tăng năng suất
nhưng nhìn chung, hiệu quả sản xuất không cao so với hệ thống nước tĩnh đã ổn
định.
Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa hai hệ thống tại trại thực nghiệm Vĩnh
Châu (ĐHCT) [2]
Đặc điểm Nước tĩnh Nước chảy
Chăm
sóc, quản
lý ao
+ Dễ dàng khi xử lý một ao
này không làm ảnh hưởng
đến ao khác.
+ Tốn nhiều công lao động.
+ Phức tạp, không thể xử lý
một ao mà không làm ảnh
hưởng đến ao khác.
+ Tiết kiệm được nhân công.
Môi trường + Độ mặn có thể điều khiển
theo ý muốn.
+ Khó quản lý độ mặn, nhất
là ao đầu tiên.
Năng suất
(ha/vụ)
+ 70 – 159 kg trứng tươi
+ 4 tấn Artemia sinh khối
+ 76 – 157 kg trứng tươi
+ Artemia sinh khối không
đáng kể
 Mô hình nuôi nước tĩnh

Mô hình nuôi nước tĩnh là hệ thống nuôi mà việc quản lý chăm sóc từng
ao trong hệ thống là hoàn toàn riêng biệt, đặc biệt không có ao làm nhiệm vụ
chuyên biệt và không có sự lưu thông giữa các ao. Với mô hình này phải có
kênh cấp nước chung cho tất cả các ao. Ở các ao nuôi theo mô hình này
Artemia được cấy giống, bón phân và cấp nước để thu sinh khối, trứng bào
xác hoặc cả hai loại sản phẩm.
 Các mô hình nuôi kết hợp
Mô hình Artemia – Tôm: trong mô hình này Artemia được gây nuôi ở khu
vực bốc hơi trung cấp có độ mặn vừa phải. Lợi ích của mô hình này tăng sản
phẩm thu có giá trị trong khi sản lượng muối giảm không đáng kể.
Mô hình Tôm – Artemia – Muối: được triển khai ở Vĩnh Châu đầu những
năm 1990. Trong mô hình này nước xanh từ ao ương tôm giống hoặc nuôi tôm
thịt sẽ được cung cấp vào ao nuôi Artemia làm giảm đáng kể chi phí bơm và
nguồn nước mặn thải ra từ ao nuôi.
Mô hình nuôi kết hợp với gia cầm: gia cầm (gà, vịt) được nuôi bên trên ao
bón phân và nước từ ao này sẽ được cung cấp vào ao nuôi Artemia.
4. Tình hình nghiên cứu và phát triển nuôi Artemia trên thế giới và Việt
Nam
4.1. Tình hình nghiên cứu Artemia trên thế giới
Từ những năm 1930 Artemia được biết đến là nguồn thức ăn lý tưởng
trong ương nuôi ấu trùng cá và giáp xác (Leger và ctv, 1986; Sorgeloos, 1980a;
Lim và ctv, 2001), đặc biệt là Artemia tiền trưởng thành và trưởng thành có giá
trị dinh dưỡng cao hơn Artemia mới nở từ trứng (Sorgeloos, 1980; Naessens và
ctv, 1997; Wouters và ctv, 1999).
Chúng có khả năng thích nghi với sự biến động lớn của môi trường, sống
ở mật độ rất cao (hơn 10,000 cá thể/L) (Dhont và Lavens, 1996); vòng đời ngắn
(ở điều kiện tối ưu có thể phát triển thành con trưởng thành sau 7 – 8 ngày nuôi),
sức sinh sản cao (Jumalon và ctv, 1982; Schrehardt, 1987; Sorgeloos, 1980b), và
quần thể Artemia luôn luôn có hai phương thức sinh sản là đẻ trứng và đẻ con
(Browne và ctv, 1984).

4.2. Tình hình nghiên cứu Artemia ở Việt Nam
 Ở nước ta nghiên cứu về nuôi sinh khối Artemia bắt đầu từ những năm
1970. Một số tác giả bước đầu thử nghiệm nuôi Artemia salina trong phòng thí
nghiệm tại Viện nghiên cứu biển Nha Trang như Lê Thị Ngọc Anh và Dương Thị
Thuận (1977). Kết quả bước đầu cho thấy có thể nuôi Artemia trong điều kiện thí
nghiệm tại Nha Trang.
 Năm 1991, Vũ Dũng tiến hành nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi
Artemia ở ruộng muối Ninh Hải, Cà Ná. Tác giả đã nuôi 7 dòng khác nhau trong
bể kính 30 L với thức ăn là tảo, kiểm tra các chỉ tiêu sinh học, chọn dòng tốt nhất
đem ra nuôi ở ruộng muối. Để tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ muối đến sự
sống và phát triển của Artemia đã tiến hành các thí nghiệm:
- Nuôi Artemia ở nhiệt độ khác nhau: 6, 25, 28, 36, 37.5, 38, 38.5 và 40
o
C
trong máy điều hòa nhiệt qua hệ thống bể ổn định. Kiểm tra sinh trưởng, sinh
sản, sự chết.
- Nuôi Artemia ở độ muối 50 – 80 ppt, 80 – 100 ppt với mật độ lớn hơn 100
con/L và nhỏ hơn 50 con/L. Quan sát sự đẻ trứng, đẻ con.
- Nuôi Artemia ở độ muối 40, 60, 80, 100, 120, 160 ppt. Quan sát sinh sản và
màu sắc, kích thước.
- Nuôi Artemia ở độ muối 70 ppt ở mật độ tảo lớn hơn 0.5 x 10
3
và ở mật độ
tảo rất ít (tảo Dyriniella). Quan sát sự đẻ trứng, đẻ con của Artemia.
- Chuyển Artemia từ độ muối 30 ppt đến 80 ppt, 120 ppt, quan sát sự chết của
Artemia.
Thí nghiệm về phân bón trong ao nuôi Artemia đã tiến hành:
- Dùng 3 lô ao với các loại phân: phân gà, phân trâu bò và phân gà kết hợp
ure, liều lượng như sau:
Phân trâu bò: 1000 kg/ha

Phân gà: 1000 kg/ha
Phân gà + ure: 300 kg + 20 kg/ha
- Bón phân gà 1000 kg/ha ở các độ mặn khác nhau 30 – 35, 80 và 120 ppt.
Kết quả nghiên cứu:
- Dòng SFB có kích thước trứng và nauplius nhỏ, thành thục sớm, sức sinh
sản cao, thích hợp với điều kiện nuôi ở miền Trung.
- Trong khoảng dao động của nhiệt đô từ 25 – 31
o
C khi nhiệt độ càng tăng thì
Artemia chóng thành thục, năng suất sinh học tăng.
- Artemia thích ứng độ muối rộng, độ muối cho năng suất trứng cao nhất là
80 – 120 ppt, độ muối là một trong nhiều yếu tố chi phối việc đẻ con, đẻ trứng
của Artemia. Độ muối càng cao khả năng đẻ trứng càng tăng, đẻ con giảm xuống.
- Bón phân gà có hiệu quả trong ao nuôi, nếu kết hợp phân gà và phân vô cơ
là tốt nhất. Phân hữu cơ nên bón gián tiếp vào ao nuôi và nên nghiền nhỏ trước
khi bón [3].
 Năm 1997, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Vũ Đỗ Quỳnh, Nguyễn Văn Hòa,
Peter Beart tiến hành đề tài nghiên cứu “Đánh giá tiềm năng thu sinh khối
Artemia trên ruộng muối Vĩnh Châu”. Các thí nghiệm được thực hiện tại trại thí
nghiệm đặt tại Hợp tác xã muối Vĩnh Phước, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
trong 2 mùa khô năm 1994 và 1995. Nguồn giống dùng trong thí nghiệm này là
trứng Artemia franciscana thu ở Vĩnh Châu từ vụ nuôi trước. Kết quả nghiên cứu
cho thấy có thể nuôi sinh khối theo hướng một chu kỳ, kết hợp thu trứng bào xác
cho năng suất cao. Năng suất trung bình khi nuôi các ao nhỏ (200 m
2
/ao) là 6521
± 1559 kg/ha/vụ và ở các ao lớn trên 2000 m
2
/ao 1716 ± 229 kg/ha/vụ.
 Hồ Ngọc Hữu và ctv (1993) dùng cám gạo và men bánh men bia tươi nuôi

Artemia trong hệ thống tuần hoàn tại trại tôm Vũng Tàu mật độ 7,000 – 10,000
cá thể/m
3
, sau 2 tuần thu được 7 – 10 kg sinh khối tươi/m
3
[5].
 Tại Cam Ranh, Nguyễn Ngọc Lâm và Vũ Đỗ Quỳnh (1998) đã nghiên cứu
cấu trúc sinh sản của Artemia trong điều kiện tự nhiên đồng muối. Kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng độ muối có ảnh hưởng rất lớn đến sức sinh sản của
Artemia. Khi độ muối giảm sản lượng trứng bào xác giảm dần, mật độ cá thể cái
tham gia sinh sản thấp, sức sinh sản kém [6].
 Năm 1999, Trương Sỹ Kỳ và Nguyễn Tấn Sỹ đã nuôi Artemia franciscana
trong ao đất tại Đồng Bò, Nha Trang thu sinh khối làm thức ăn cho sản xuất
giống và nuôi thương phẩm cá ngựa đen. Mật độ cấy giống là 100 con/lít, nuôi
trong ao đất diện tích 300 m
2
, độ sâu 0.5 – 0.8 m, độ muối 75 – 80 ppt. Thu sinh
khối từ ngày nuôi 14, cách 2 – 3 ngày thu một lần và duy trì thu sinh khối liên
tục. Sau 52 ngày nuôi kết thúc thí nghiệm, thu được 25 kg Artemia franciscana
tươi sống. Tuy nhiên, thí nghiệm chỉ tiến hành một lần không lặp lại trên một ao
nên không đảm bảo độ tin cậy [8].
Nhận xét:
- Kết quả của Vũ Dũng đã mở ra cánh cửa có thể tiến hành nuôi Artemia
franciscana ở miền Trung, cụ thể là Cam Ranh.
- Khoảng độ mặn thích hợp Vũ Dũng kết luận rằng nuôi Artemia cho năng
suất trứng cao nhất 80 – 120 ppt là còn rộng. Ngoài ra, theo kết quả nuôi thu sinh
khối Artemia của Nguyễn Tấn Sỹ ở khu vực Đồng Bò – Nha Trang thì độ muối
nuôi thu sinh khối là 75 – 80 ppt cho năng suất cũng khá đạt là 25 kg/vụ/ao (S =
300m
2

), tuy nhiên không đảm bảo độ tin cậy. Hai kết quả này mở ra một hướng
nghiên cứu thêm là khoảng độ mặn nào thích hợp cho nuôi thu sinh khối và ở
mức 80 ppt là thu trứng hay thu sinh khối đạt mức cao. Mặc khác, lựa chọn
khoảng dao động là bao nhiêu cho mỗi lô thí nghiệm là phù hợp.
Artemia là loài thức ăn ưa thích của nhiều loài cá, nếu nuôi ở nước biển bình
thường sẽ có nhiều vật dữ đối với chúng như các loài cá, Copepoda… Ngoài ra,
nuôi trong nước có độ muối thấp sẽ có nhiều loại tảo độc gây hại cho Artemia.
Do đó nuôi Artemia trong ao ruộng muối sẽ cho năng suất cao và ít tốn kém. Khi
nồng độ muối cao trên 120 ppt chúng sẽ đẻ trứng bào xác. Để nuôi thu sinh khối
và hạn chế được địch hại đối với Artemia, chúng ta cần giữ độ muối trong ao
nuôi dao động từ 70 – 100 ppt là thích hợp nhất.
5. Nghiên cứu tác động của độ mặn đến nhiệt độ và oxy hòa tan trong nước
Nước là một dung môi có khả năng hòa tan được rất nhiều chất tan. Độ
tan của các chất khí thường giảm rất nhiều khi có mặt chất điện ly trong nước.
Bảng 1.2: Độ hòa tan của O
2
trong nước theo độ mặn
(tính theo mg/L) ở nhiệt độ 20
o
C [9]
Độ mặn S‰

0 5 10 15 20
O
2
(mg/L) 6.57 6.26 5.95 5.63 5.31
Ảnh hưởng này được gọi là hiệu ứng muối, nội dung của hiệu ứng này được
phát biểu như sau: “Đối với những chất khí có cấu tạo phân tử không phân cực,
trong môi trường nước càng phân cực thì độ hòa tan của chúng càng kém và
ngược lại”. Trong nước biển do hàm lượng muối cao nên sự hòa tan của các chất

khí vào trong nước kém hơn đối với sông hồ. Ở cùng nhiệt độ, độ hòa tan của O
2
trong nước mặn chỉ bằng 80% nước ngọt.
Quá trình hòa tan chất khí vào chất lỏng là một quá trình tỏa nhiệt. Do đó khi
nhiệt độ tăng thì theo nguyên lý chuyển dịch cân bằng của LơStralie, độ hòa tan
của các chất khí sẽ giảm xuống, vì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. Định
luật Henry – Dalton: “Độ hòa tan của chất khí vào trong nước giảm khi nhiệt độ
tăng”.





Bảng 1.3: Độ hòa tan của O
2
trong nước (mg/L) ở nhiệt độ và độ mặn khác nhau
[9]
Độ mặn S‰ (ppt)
Nhiệt độ
(
o
C)
0 10 20 30 35
10
12
14
16
18
20
22

24
26
28
30
32
34
36
38
40
11.3
10.7
10.3
9.9
9.5
9.1
8.7
8.4
8.1
7.8
7.6
7.3
7.0
6.9
6.7
6.5
10.6
10.1
9.7
9.3
8.9

8.6
8.2
7.9
7.7
7.4
7.1
6.9
6.7
6.5
6.3
6.1
9.9
9.5
9.1
8.7
8.4
8.1
7.8
7.5
7.2
7.0
6.8
6.5
6.2
6.1
6.0
5.9
9.3
8.9
8.6

8.2
7.9
7.6
7.3
7.1
6.8
6.6
6.4
6.2
6.0
5.9
5.7
5.6
9.0
8.7
8.3
8.0
7.7
7.4
7.1
6.9
6.6
6.4
6.2
6.0
5.8
5.7
5.6
5.5
Bảng 1.4: Độ hòa tan của O

2
trong nước sạch ở 1atm, ở các nhiệt độ khác nhau
[9]
Nhiệt độ (
o
C) 0 5 10 15 20 25 30
Nước ngọt (mg/L) 14.6 12.8 11.3 10.2 9.2 8.4 7.6
Nước biển (mg/L) 11.3 10.0 9.0 8.1 7.1 6.7 6.1
 Cho thấy:
- Độ mặn là dẫn xuất của nhiệt độ nước, nhiệt độ nước ở độ mặn cao cao hơn
nhiệt độ nước ở độ mặn thấp hơn.
- Độ mặn và nhiệt độ đều tác động đến độ hòa tan oxy trong nước. Ở độ mặn và
nhiệt độ cao thì khả năng hòa tan oxy vào nước kém.
6. Điều kiện tự nhiên khu vực Cam Ranh
Cam Ranh là thị xã thuộc phía Nam của tỉnh Khánh Hòa. Phía Bắc giáp
huyện Cam Lâm, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Đông giáp biển và phía
Tây giáp tỉnh Lâm Đồng. Tỉnh Khánh Hòa nằm trong khoảng vĩ độ từ 11
0
41
'
53
"
đến 12
0
52
'
10'' Bắc, hàng năm tiếp nhận một lượng bức xạ mặt trời dồi dào.

×