Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Thử nghiệm bổ sung Hufa trong khẩu phần thức ăn nâng cao sức sinh sản của tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879) cái giả phát dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 66 trang )


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN








THỬ NGHIỆM BỔ SUNG HUFA TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN NÂNG CAO
SỨC SINH SẢN CỦA TÔM CÀNG XANH Macrobrachium rosenbergii
(De Man, 1879) CÁI GIẢ TÁI PHÁT DỤC.

Luận văn tốt nghiệp
Chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản, khoá 2003-2008








Sinh viên thực hiện:
Đỗ Thuỵ Thuý Vân
MSSV: 45DN142
Lớp : 45NT-2
Cán bộ hướng dẫn:


TS. Ngô Anh Tuấn.
ThS. Nguyễn Nhứt




Nha Trang, 12/2007.

i
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ chu
đáo và tận tình để có thể hoàn thành tốt các nội dung của đề tài và viết báo cáo. Cũng qua
đó tôi đã được học hỏi nhiều kinh nghiệm về cuộc sống và chuyên môn. Chính vì vậy, tôi
muốn gởi lời cảm ơn chân thành và trân trọng nhất đến:
Tập thể Ban Giám đốc lãnh đạo và cán bộ Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản
Nước ngọt Nam Bộ;
Nhóm thực hiện dự án “sản xuất tôm càng xanh toàn đực”-Viện nghiên cứu Nuôi
trồng Thủy sản II tại Cái Bè;
Tập thể giáo viên khoa Nuôi trồng Thủy sản và trường Đại học Nha Trang;
Tập thể lớp 45NT-2;
Nhóm sinh viên lớp CĐNTTS 04 trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh Vĩnh Long;
Gia đình chú Hồ Thái Dương tại Cao Lãnh, Đồng Tháp;
TS. Ngô Anh Tuấn, ThS. Nguyễn Nhứt, CN. Trần Nguyễn Ái Hằng, KS. Nguyễn
Thị Thu Thủy, chị Hồ Thị Lan, anh Nguyễn Văn Chiến, anh Đặng Quốc Vũ.
Ba mẹ, các anh, các chị và những người thân của tôi.
Xin cảm ơn!


Sinh viên Đỗ Thụy Thúy Vân
















ii

TÓM TẮT

Thử nghiệm ảnh hưởng các chất DHA và EPA trong thành phần HUFA bổ sung
trong khẩu phần thức ăn lên sự tái phát dục, sức sinh sản, chất lượng trứng, chất lượng ấu
trùng 1 ngày tuổi của tôm càng xanh cái giả Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879)
nuôi tái phát dục đã được nghiên cứu trong thí nghiệm. Trong đó, DHA và EPA là dạng
hỗn hợp trong sản phẩm Turbo-HUFA được bố trí 3 nghiệm thức thí nghiệm ứng với 3
nồng độ bổ sung: 2 mL, 4 mL, 6 mL/kg thức ăn công nghiệp và nghiệm thức đối chứng
không bổ sung HUFA. Thí nghiệm tiến hành 45 ngày trên các bể ximăng ngoài trời, chu kỳ
kiểm tra là 14 ngày/lần. và đã thu được một số kết quả ban đầu.
Nồng độ 2, 4, 6 mL HUFA bổ sung trong thức ăn có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống tôm
cái (lần lượt theo thứ tự là 91,2%; 91,5%; 94,5% và đối chứng 89,6%), thời gian tái phát
dục (3,2; 2,6; 2,0 ngày và đối chứng 5,1 ngày), đẻ trứng (23,4; 17,6; 24 ngày và đối chứmg

17 ngày) và tần suất lột xác của tôm mẹ (21,9; 17,2; 17,2 ngày/lần và đối chứng 15,3
ngày/lần) trong thời gian nuôi vỗ nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Sự phát triển
của buồng trứng tôm cái ở các nghiệm thức có bổ sung HUFA thể hiện tốc độ tăng về
chiều dài ổn định khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) giữa nghiệm thức bổ sung 4 mL HUFA/kg
thức ăn so với nghiệm thức đối chứng, đặc biệt, thể hiện rõ rệt nhất ở lần đẻ trứng thứ 5
của tôm cái ở nghiệm thức bổ sung 4 mL HUFA/kg thức ăn. Mặt khác, tôm cái ở nghiệm
thức bổ sung 6 mL HUFA/kg thức ăn đạt tỷ lệ tái phát dục cao nhất (81,033,5%) và khác
biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức không bổ sung HUFA (71,94,6%). Tỷ lệ tôm
cái mang trứng thấp: 10,2-14,4%.
Bên cạnh, tôm cái giả tái phát dục ở nghiệm thức bổ sung 4 mL HUFA/kg thức ăn
có sức sinh sản tuyệt đối là 60.0132.771 trứng/con cái, sức sinh sản tương đối 1.966148
trứng/g tôm mẹ và sức sinh sản thực tế là 36055 ấu trùng/g tôm mẹ cao nhất và khác biệt
có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức không bổ sung HUFA (48.0745.232 trứng/con
cái, 1.418136 trứng/g tôm mẹ và 18721 ấu trùng/g tôm mẹ). Đồng thời, đường kính và
khối lượng ướt của trứng cũng tăng tỷ lệ thuận với nồng độ bổ sung HUFA trong quá trình
nuôi vỗ với giá trị cao nhất ở nghiệm thức bổ sung 6 mL HUFA (0,54 mm; 0,13 mg), thấp
nhất là nghiệm thức bổ sung 2 mL HUFA và đối chứng (0,51 mm và 0,10 mg) và sự khác
biệt có ý nghĩa (p<0,05). Tỷ lệ nở của trứng cũng tăng dần theo sự tăng hàm lượng 2, 4, 6
mL HUFA bổ sung trong thức ăn nuôi vỗ lần lượt là 16,3%; 19,3%; 23,5% và khác biệt có
ý nghĩa (p<0,05); nghiệm thức bổ sung 6 mL HUFA cao hơn đối chứng nhưng khác biệt
không có ý nghĩa (p>0,05). Sức chống chịu của ấu trùng một ngày tuổi ở các nghiệm thức

iii
có giá trị 24h-LC
50
dao động từ 0,33-0,36 ppm (tính theo nồng độ NH
3
) cao nhất ở nghiệm
thức bổ sung 4 mL HUFA/kg thức ăn nhưng khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm
thức (p>0,05). Qua đợt thí nghiệm, các chỉ tiêu về sinh sản, chất lượng trứng và ấu trùng

chỉ tăng lên trong lần sinh sản thứ 4, 5 rồi giảm thấp dần ở các lần tiếp theo.

































iv
MỤC LỤC
Đề mục Trang
Lời cảm ơn i
Tóm tắt ii
Mục lục iv
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình vii
Giải thích thuật ngữ và chữ viết tắt viii
Phần 1: MỞ ĐẦU. 1
Phần 2: TỔNG LUẬN 3
2.1. Tình hình nghiên cứu và nuôi tôm càng xanh 3
2.1.1. Lịch sử nghiên cứu tôm càng xanh 3
2.1.2. Tình hình nuôi tôm càng xanh 4
2.2. Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh 6
2.2.1. Phân loại 6
2.2.2. Hình thái 6
2.2.3. Phân bố 8
2.2.4. Tập tính sống 8
2.2.5. Vòng đời 9
2.2.6. Đặc điểm sinh trưởng 9
2.2.7. Điều kiện môi trường sống 9
2.2.8. Đặc điểm sinh sản 10
2.2.9. Đặc điểm dinh dưỡng 14
2.3. Quy trình tạo con cái giả bằng phương pháp vi phẫu loại bỏ tuyến đực 21
2.3.1. Vai trò tuyến đực 21
2.3.2. Cơ sở khoa học của việc tạo tôm cái giả bằng phương pháp vi phẫu 21

2.3.3. Quy trình sản xuất tôm càng xanh toàn đực 23
Phần 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 24
3.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 24
3.2. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 24
3.2.1. Vật liệu 24
3.2.2. Dụng cụ 25
3.3. Bố trí thí nghiệm và phương pháp nghiên cứu 26
3.3.1. Bố trí thí nghiệm 26
3.3.2. Phương pháp theo dõi và xác định các chỉ tiêu 28

v
3.3.3. Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu 31
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33
4.1. Tỷ lệ sống tôm bố mẹ nuôi vỗ tái phát dục 33
4.2. Thời gian tái phát dục, đẻ trứng, lột xác và sự phát triển buồng trứng 34
4.2.1. Thời gian tái phát dục 34
4.2.2. Thời gian đẻ trứng 34
4.2.3. Thời gian lột xác 35
4.2.4. Sự phát triển của buồng trứng 36
4.3. Tỷ lệ tôm cái tái phát dục và mang trứng 40
4.4. Sức sinh sản của tôm mẹ 42
4.4.1. Sức sinh sản tuyệt đối 42
4.4.2. Sức sinh sản tương đối 43
4.4.3. Sức sinh sản thực tế 44
4.5. Chất lượng trứng 45
4.5.1. Đường kính và khối lượng ướt của trứng 45
4.5.2. Tỷ lệ nở của trứng 47
4.6. Chất lượng ấu trùng 48
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT. 50
5.1. Kết luận 50

5.2. Đề xuất 51
Tài liệu tham khảo.















vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.
trang
Bảng 1: Một số đặc điểm hình thái phân biệt tôm đực và tôm cái. 8

Bảng 2: Các giai đoạn phát triển buồng trứng tôm càng xanh 11
Bảng 3: Sự biến động sức sinh sản tuyệt đối của tôm càng xanh 13
Bảng 4: Chỉ tiêu về kích cỡ tôm mẹ tuyển chọn cho sinh sản 13
Bảng 5: Khẩu phần thức ăn của tôm càng xanh 14
Bảng 6: Nhu cầu Prôtêin cho tôm càng xanh 15
Bảng 7: Mức Protein đề nghị trong thức ăn của tôm càng xanh ở Thái Lan 16
Bảng 8: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn công nghiệp 24
Bảng 9: Tốc độ phát triển chiều dài của buồng trứng tôm cái giả tái phát dục 37

Bảng 10: Tỷ lệ tái phát dục và đẻ trứng của tôm cái 40
Bảng 11: Tỷ lệ tái phát dục của tôm cái qua các lần sinh sản 41
Bảng 12: Sức sinh sản của tôm mẹ ở các nghiệm thức thí nghiệm 42
Bảng 13: Khối lượng ướt, đường kính và tỷ lệ nở của trứng 45





















vii
DANH MỤC CÁC HÌNH.
trang
Hình 1: Đặc điểm hình thái ngoài của tôm càng xanh 7
Hình 2: Sơ đồ quy trình tạo tôm cái giả 23

Hình 3: Gan bò. 24
Hình 4: Cá biển 24
Hình 5: Thức ăn công nghiệp 24
Hình 6: Hóa chất pha dung dịch test ấu trùng 25
Hình 7: HUFA và Vitamin C. 25
Hình 8: Dụng cụ cân tôm và trứng. 26
Hình 9: Dụng cụ test môi trường 26
Hình 10: Hệ thống bể nuôi tôm bố mẹ 27
Hình 11: Tôm bố mẹ 27
Hình 12: Sơ đồ thiết kế thí nghiệm bổ sung HUFA vào thức ăn. 27
Hình 13: Cách đo chiều dài buồng trứng tôm cái 28
Hình 14: Tôm cái mang trứng vàng cam (mới đẻ) 29
Hình 15: Phương pháp đo đường kính trứng 29
Hình 16: Tôm cái mang trứng xám đậm (sắp nở). 30
Hình 17: Xô ấp tôm cái mang trứng. 30
Hình 18: Sự biến động tỷ lệ sống tôm bố mẹ nuôi vỗ tái phát dục 33
Hình 19: Thời gian tái phát dục của tôm cái 34
Hình 20: Thời gian đẻ trứng của tôm cái 34
Hình 21: Thời gian lột xác của tôm cái 35
Hình 22: Sự phát triển buồng trứng tôm cái giả ở các nghiệm thức 36
Hình 23: Các giai đoạn phát triển buồng trứng tôm cái giả. 39
Hình 24: Tỷ lệ tái phát dục của tôm cái ở các lần tái phát dục. 41
Hình 25: Sức sinh sản tuyệt đối của tôm cái qua các lần sinh sản. 42
Hình 26: Sức sinh sản tương đối của tôm cái qua các lần sinh sản 43
Hình 27: Sức sinh sản thực tế của tôm cái qua các lần sinh sản 44
Hình 28: Sự biến đổi đường kính trứng tôm cái qua các lần sinh sản 46
Hình 29: Tỷ lệ nở của trứng ở các nghiệm thức qua các lần sinh sản 47
Hình 30: 24h-LC
50
ở các nghiệm thức 48





viii
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT.

Tôm cái giả: Những con tôm đực đã được dùng kỹ thuật vi phẫu loại bỏ tuyến đực
từ giai đoạn 25- 40 ngày tuổi, mang nhiễm sắc thể giới tính ZZ.
PL
20-60
: Post larvae 20-60 ngày tuổi
Ø: đường kính
TAN: Hàm lượng Ammonia tổng số (Total Ammonia Nitrogen).
ANOVA: One-way Analysis of Variances
TPD: tái phát dục.
ĐC: đối chứng.
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long.
Viện NCNTTS II: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II.
HUFA: là nhóm các acid béo không no có mạch cacbon dài (từ 20 cacbon trở lên),
chứa từ 4-6 nối đôi trong mạch cacbon (highly unsaturated fatty acid).
PUFA: là nhóm các acid béo không no có mạch cacbon dài và có ít nhất là 2 nối
đôi trong mạch cacbon (poly unsaturated fatty acid).
DHA: Docosahexaenoic acid.
EPA: Eicosapentaenoic acid.
AA: Arachidonic acid.
24h-LC
50
: nồng độ NH
3

gây chết 50% số ấu trùng thí nghiệm sau 24 giờ thử.
NST: nhiễm sắc thể.
FAO: tổ chức thực phẩm và nông nghiệp thuộc Liên Hợp Quốc (Food and
Agriculture Organization).











1

Phần 1: MỞ ĐẦU

Tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879) là một đối tượng nuôi
ngọt có giá trị kinh tế cao và đang được ưa chuộng trên thị trường. Đây là loài tôm có kích
thước lớn nhất trong nhóm tôm nước ngọt, ít nhạy cảm với bệnh tật, rộng muối, có thể sinh
sản quanh năm, dễ nuôi ghép với các loài khác. Đặc biệt, ở cùng một độ tuổi tôm đực sinh
trưởng và đạt kích thước lớn hơn tôm cái. Đây là đặc điểm quan trọng được quan tâm để
rút ngắn thời gian nuôi và nâng cao năng suất nuôi thương phẩm. Vì vậy, nhu cầu đàn tôm
giống có tỷ lệ đực cao là đòi hỏi cấp thiết hiện nay.
Trước tình hình đó, năm 2002, công nghệ “sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực”
đã được thực hiện phối hợp giữa trường Đại học Ben Gurion, Israel và Viện nghiên cứu
Nuôi trồng thủy sản II đạt một số kết quả nhất định. Tuy vậy, việc sử dụng những con tôm
đã chuyển đổi giới tính bằng vi phẫu loại bỏ tuyến đực (tôm cái giả) làm con bố mẹ cho

sinh sản cho kết quả thấp (Afalo, 2006), nhất là khi cho đẻ tái phát dục. Hơn nữa, chất
lượng ấu trùng cũng thấp (thể hiện qua khả năng chống chịu trong môi trường có ammonia
rất kém), tỷ lệ sống dao động lớn từ 5-51% [2]. Từ đó cho thấy chất lượng tôm bố mẹ sau
khi chuyển đổi giới tính còn gặp nhiều khó khăn, cần phải nghiên cứu tìm biện pháp giải
quyết bởi đặc tính khác biệt của chúng so với tôm bình thường.
Một trong những yếu tố được đánh giá có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng
tôm bố mẹ là dinh dưỡng. Hiện nay vấn đề dinh dưỡng của tôm càng xanh vẫn còn nghiên
cứu rất hạn chế đặc biệt là đối với tôm cái giả. Đối với tôm càng xanh bình thường đã có
một vài nghiên cứu về nhu cầu đạm (40% prôtêin và năng lượng 4.000 Kcal có khả năng
nâng cao sức sinh sản), acid amin (Das, 1996), ảnh hưởng của việc bổ sung chất béo cao
phân tử (HUFA) trong thức ăn đối với hàm lượng HUFA trong trứng [21] hay nghiên cứu
về bổ sung các nguồn lipid khác nhau trong thức ăn nâng cao chất lượng tôm càng xanh bố
mẹ [4]. Năm 1994, D’Abramo đã thí nghiệm và ước tính được nhu cầu vitamin C cho tôm
càng xanh giai đoạn hậu ấu trùng là trên 100 mg/ kg thức ăn [27]. Gần đây, dự án “sản
xuất tôm càng xanh toàn đực” đã có một số nghiên cứu về việc kết hợp thức ăn công
nghiệp, thức ăn tươi (cá biển, gan bò, mực) và một số chất bổ sung (vitamin C, HUFA)
trong dinh dưỡng cho tôm bố mẹ. Kết quả ban đầu cho thấy việc bổ sung 2 g vitamin C/kg
thức ăn công nghiệp và 4 mL Panga HUFA/kg thức ăn cho tỷ lệ thành thục cao nhất
(63,1%). Sức sinh sản tăng dần khi tăng lượng HUFA (1 mL, 2 mL, 4 mL) bổ sung và chất
lượng trứng có sự sai khác có ý nghĩa giữa các nồng độ HUFA khác nhau ở tôm cái giả
sinh sản lần đầu [12]. Tuy vậy những ảnh hướng chưa thể hiện rõ rệt ở tôm tái phát dục,
nhất là việc nghiên cứu đánh giá về ảnh hưởng của từng loại acid béo không no cao phân

2

tử trong thành phần HUFA đã sử dụng điển hình như DHA (Decosahexaenoic, 22:6n-3),
EPA (Eicosapetaenoic, 20:5n-3), chưa được thực hiện. Trong khi đó, các acid béo không
no này đã được các nhà nghiên cứu dinh dưỡng trên thế giới đánh giá là vô cùng quan
trọng đối với sinh trưởng và sinh sản của động vật bậc cao trên cạn [37] cũng như các loài
cá biển đã nghiên cứu [40]. Chính vì vậy, nghiên cứu đi sâu về ảnh hưởng của các chất

DHA và EPA trong thành phần HUFA trên tôm cái giả tái phát dục là vấn đề cấp bách và
có ý nghĩa thực tiễn lớn hiện nay để nâng cao tỷ lệ thành thục, sức sinh sản, chất lượng
trứng và ấu trùng, tăng giá trị và giá trị sử dụng của tôm mẹ. Trên những cơ sở đó, đề tài:
“Thử nghiệm bổ sung Turbo-HUFA vào khẩu phần thức ăn nâng cao sức sinh sản
tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879) cái giả tái phát dục” được
thực hiện góp phần cho dự án tiếp tục nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện.
Mục tiêu đề tài
 Nâng cao sức sinh sản của tôm cái giả tái phát dục;
 Nâng cao chất lượng ấu trùng.
Nội dung đề tài
 Đánh giá tỷ lệ sống và tần suất lột xác của tôm mẹ ở ba nồng độ HUFA bổ sung
trong khẩu phần thức ăn khác nhau.
 Đánh giá các chỉ tiêu sinh sản gồm sức sinh sản, sự phát triển của buồng trứng, thời
gian tái phát dục và tỷ lệ tái phát dục, tỷ lệ đẻ tương ứng với ba nồng độ HUFA bổ sung
trong khẩu phần thức ăn khác nhau;
 Đánh giá chất lượng trứng về khối lượng trứng ướt, đường kính trứng và tỷ lệ nở ở
ba nồng độ HUFA bổ sung trong khẩu phần thức ăn khác nhau;
 Đánh giá chất lượng ấu trùng ở ba nồng độ HUFA bổ sung trong khẩu phần thức ăn
khác nhau.
.












3

Phần 2: TỔNG LUẬN.

2.1. Tình hình nghiên cứu và nuôi tôm càng xanh
2.1.1. Lịch sử nghiên cứu tôm càng xanh
Tôm càng xanh đầu tiên được Rumplius G.E. mô tả và đặt cho rất nhiều tên gọi
khác nhau từ thế kỷ 18 Đến năm 1879, De Man đã đặt tên là Macrobrachium rosenbergii.
Thế nhưng mãi đến năm 1950, Rolthius L.B. mới xác định lại và sử dụng chính thức tên
này cho đến nay [12].
Từ thế kỷ XIX trở đi bắt đầu có nhiều nghiên cứu về sự phân bố của tôm càng xanh
ở khu vực Ấn Độ Dương và các nước Đông Nam Á như các nghiên cứu của Oliver (1811),
Lamarek (1818), Kom (1918), Roux (1932),…Đặc biệt, Roux (1933) đã mô tả khá rõ về
hình thái, phân loại và vùng phân bố của loài tôm này. S.W. Ling (1969) đã nghiên cứu các
đặc điểm sinh học ngoài tự nhiên, hình thái ấu trùng trong phòng thí nghiệm và công bố
quy trình sinh sản nhân tạo tôm càng xanh, đánh dấu cột mốc quan trọng cho sự phát triển
của kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh [33]. Sagi và Cohen (1990) đã phát hiện vai trò
của tuyến Androgenic trong điều khiển giới tính tôm càng xanh và nó đã trở thành cơ sở
quan trọng trong sản xuất giống tôm càng xanh về sau này [13].
Bên cạnh, các nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, hàm lượng oxy trong nước lên
tỷ lệ sống của tôm càng xanh được thực hiện bởi một số tác giả như: Farmanfamian A.A,
1987; Raana Z., 1982; Brody T.,1980; New M.B, 1980.
Vấn đề dinh dưỡng tôm càng xanh cũng đã có một số nghiên cứu từ khá sớm.
Piamsak Menasveta và ctv. (1980) đã thí nghiệm thức ăn kết hợp giữa cám gạo và bột cá
với tỷ lệ 1:1, hàm lượng protein là 40%, kết quả tôm sinh trưởng kích thước lần lượt là
47,76 g ở ao đất; 25,02 g ở lồng và 26,32 g ở bể xi măng sau 6 tháng nuôi. Gomez Diaz và
cộng sự (1988) đã nghiên cứu về tỷ lệ protein và tinh bột để đạt mức tăng trưởng và tỷ lệ
sống cao nhất của tôm càng xanh là 1:1. Reigh và ctv., (1989) thí nghiệm trên tôm càng
xanh về ảnh hưởng của các loại acid béo lên sinh trưởng của tôm cho thấy thức ăn chứa

nguồn lipid chủ yếu là linolenic (18:2n-6) thì có tác dụng sinh trưởng. Khi nghiên cứu bổ
sung phospholipid vào khẩu phần thức ăn cho tôm bố mẹ với 3 mức tỷ lệ: 0,8:2,4 và 4,6%,
Cavalii và cộng sự (2000) đã kết luận rằng việc bổ sung này không có sự khác biệt về sức
sinh sản, kích thước trứng cũng như tỷ lệ sống và sức chịu đựng của ấu trùng 8 ngày tuổi
[28]. D’Abramo (1994) sử dụng 2 loại vitamin C: Ascorbyl-2 monophosphat và Ascorbyl-
6 palmitate đã ước tính nhu cầu vitamin C cho tôm càng xanh ở giai đoạn hậu ấu trùng là
trên 100 mg vitamin C/kg thức ăn [22]. Cavalii và cộng sự (1999) báo cáo rằng khi cho

4

tôm bố mẹ ăn thức ăn có bổ sung HUFA (đặc biệt là n-3 HUFA) thì sẽ làm ảnh hưởng đến
hàm lượng HUFA của trứng. HUFA có trong trứng tôm càng xanh ở mức nồng độ cao
không chỉ làm tăng khả năng ấp trứng mà còn nâng cao được chất lượng ấu trùng [21].
Riêng ở Việt Nam, nghiên cứu về tôm càng xanh chỉ bắt đầu từ sau năm 1975,
nhưng mới là những nghiên cứu sơ bộ. Năm 1979, Trường Đại Học Cần Thơ phối hợp với
Sở Thủy Sản TP. HCM đã cho sinh sản nhân tạo tôm càng xanh đạt được kết quả khả
quan. Một số nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hiền (1998, 2000) về ảnh hưởng của thức ăn
lên sinh trưởng và thành thục của tôm càng xanh đã góp phần phát triển kỹ thuật sản xuất
giống và nuôi thương phẩm tôm càng xanh [3]. Tuy vậy, nghiên cứu về thành phần sinh
hóa của động vật thủy sinh cũng như nghiên cứu về ảnh hưởng của thức ăn lên thành phần
sinh hoá của tôm cá còn rất ít. Do đó, đây là một vấn đề cần thiết phải đi sâu nghiên cứu,
nhất là đối với các loài có giá trị kinh tế cao như tôm càng xanh.
Gần đây đã có một số nghiên cứu đi sâu vào sinh lý sinh sản của tôm càng xanh.
Phạm Anh Tuấn (2000) nghiên cứu tổ chức tuyến sinh dục, tuyến androgenic và điều
khiển giới tính tôm càng xanh [16]. Đặc biệt là công trình nghiên cứu sản xuất giống tôm
càng xanh toàn đực bằng kỹ thuật vi phẫu loại bỏ tuyến đực thành công đã tạo bước đột
phá trong sản xuất con giống, nâng cao năng suất và giá trị kinh tế tôm càng xanh [27].
Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu về đối tượng tôm càng xanh chúng ta thấy rằng
việc nghiên cứu về đối tượng này cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Đặc biệt, vấn đề dinh
dưỡng cho tôm là cần thiết để nghề tôm càng xanh được phát triển rộng rãi.

2.1.2. Tình hình nuôi tôm càng xanh
Nuôi tôm càng xanh thương phẩm trên thế giới đã xuất hiện từ lâu, đặc biệt khi
người đầu tiên là tiến sĩ Ling (1969) đã cho biết đầy đủ chu kỳ sống của tôm trong phòng
thí nghiệm [38]. Sau đó khi Fujimura và Okamoto thực hiện sản xuất giống đại trà thì việc
nuôi tôm thương phẩm ngày càng phát triển mạnh hơn. Từ đó, tôm càng xanh đã trở thành
hàng hoá xuất khẩu của nhiều nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia…[8].
Theo thống kê của FAO (2000), sản lượng tôm càng xanh trên toàn thế giới đạt
được khoảng 5.246 tấn (1984) và đã tăng gấp hơn 3 lần (17.680 tấn) với giá trị khoảng 75
triệu USD vào năm 1989. Trong đó, sản lượng tôm nuôi chiếm 72% tổng sản lượng (FAO,
1998). Ở châu Á, Thái Lan và Malaysia là một trong những nước có nghề nuôi tôm phát
triển ưu thế với công nghệ nuôi tôm thương phẩm và quy trình sản xuất giống đặc sắc
(Boonyaratpalin và Vorasayan, 1983). Còn Trung Quốc và Ấn Độ cũng khá thành công
trong chưong trình sản xuất giống và nuôi tôm thương phẩm trên các thuỷ vực nước ngọt

5

lớn. Trung Quốc đã đạt mức 37.000 tấn (1996), 43.000 tấn (1997), 62.000 tấn (1998) và
được xem là có sản lượng tôm càng xanh lớn nhất, chiếm 95% tổng sản lượng tôm càng
xanh thế giới (FAO, 2002). Theo báo cáo mới nhất của năm 2003, chỉ riêng Trung Quốc,
sản lượng tôm càng xanh đạt trên 300.000 tấn (Miao, 2003) [8].
Ở nước ta từ sau năm 1975, nuôi tôm càng xanh mới phát triển nhưng chủ yếu theo
phương pháp dân gian, diện tích nhỏ, con giống tự nhiên và theo mùa vụ nên năng suất
không cao mà lại bị động về con giống . Từ năm 1985 trở lại đây, phong trào nuôi tôm,
nhất là nuôi tôm sú Penaeus monodon, phát triển mạnh với nhiều phương pháp nuôi: quảng
canh, bán thâm canh hay nuôi trong ruộng lúa (báo cáo của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản II (Viện NCNTTS II) tháng 12/1995). Còn tôm càng xanh vẫn chưa thu hút sự
quan tâm của người nuôi do quy trình sản xuất giống phức tạp, chưa hoàn chỉnh và kỹ
thuật nuôi thương phẩm còn nhiều hạn chế.
Tuy nhiên, sản xuất giống tôm càng xanh nhân tạo đã bắt đầu phát triển mạnh từ
1999 khi nhu cầu con giống ngày càng cao và thành công trong việc nghiên cứu, ứng dụng

mô hình mới là mô hình nước xanh cải tiến mà hiện đang áp dụng rộng rãi và hiệu quả
nhất ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Từ đây, sản lượng tôm càng xanh có sự thay
đổi lớn. ĐBSCL chỉ từ một vài trại tôm càng xanh vào 1999, đến 2003 đã có 94 trại, đạt
sản lượng 76 triệu tôm bột/năm [8].
Theo ghi nhận của FAO (2001), Việt Nam đang đứng thứ hai ở bảng xếp hạng với
sản lượng 28.000 tấn/năm và là nước có sản lượng tôm càng xanh trong tự nhiên lớn hơn
so với một số nước trong khu vực Đông Nam Á, khoảng 6.000 tấn/năm (1980). Theo thống
kê năm 2002 của Bộ Thủy Sản, cả nước đạt khoảng 10.000 tấn tôm càng xanh, trong đó
ĐBSCL chiếm chủ yếu. Tổng sản lượng tôm giống càng xanh sản xuất năm 2004 là 90
triệu con (nguồn: ). Và cũng trong khu vực này, diện tích nuôi
tôm càng xanh chiếm khoảng 6.000 ha với sản lượng đạt xấp xỉ 1.400 tấn (2000), tập trung
nhiều nhất ở các tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang và chủ yếu áp
dụng nuôi theo các mô hình: nuôi trên ruộng lúa, nuôi mương vườn, nuôi bán thâm canh
trong ao hay nuôi đăng quầng. Gần đây nó đã được di giống về nuôi ở một số tỉnh ở Bắc và
Trung Bộ [8].





6

2.2. Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh
2.2.1. Phân loại
Tôm càng xanh có tên khoa học là Macrobrachium rosenbergii được De Man đặt
tên vào năm 1879, ước tính có khoảng 200 loài [8]. Theo Holthuis (1980) và Barnes (1987)
tôm càng xanh có vị trí phân loại như sau:
Ngành chân đốt: Arthropoda
Lớp giáp xác: Crustacea
Lớp phụ giáp xác bậc cao: Malacostraca

Bộ mười chân: Decapoda
Bộ phụ chân bơi: Natantia
Phân bộ: Caridea
Họ: Palaemonidae
Phân họ Palaemoninae
Giống: Macrobrachium
Loài: Macrobrachium rosenbergii (de Man, 1879)
Tên khoa học: Macrobrachium rosenbergii.
Tên tiếng Anh: Giant Freshwater Prawn.
2.2.2. Hình thái
Tôm càng xanh là loài có kích cỡ lớn nhất trong nhóm tôm nước ngọt. Theo sự
miêu tả của nhiều tác giả thì cơ thể tôm gồm hai phần cơ bản: phần đầu ngực và phần thân
[1] [8] [41]:
 Phần đầu ngực lớn, có dạng hình trụ, được bao bọc bởi một tấm vỏ kitin gọi là giáp
đầu ngực (carapace) chứa các nội quan như: tim, gan, tụy, dạ dày, mang Tôm càng xanh
có chuỷ dài hình kiếm, ngọn cong vượt quá vảy râu, có 11-16 răng trên và 10-15 răng dưới
chủy. Một đôi hàm lớn, hai đôi hàm nhỏ để nghiền mồi và ba đôi chân hàm để giữ mồi.
Năm đôi chân ngực (còn gọi là chân bò) trong đó hai đôi chân ngực đầu tiên biệt hóa thành
hai đôi càng để bắt mồi và tự vệ. Đôi càng thứ hai (theo thứ tự từ trên xuống) rất to và đều
nhau, chiều dài vượt quá độ dài thân có khi tới 1.5 lần.


7










 Phần bụng hơi tròn, có 6 đốt có thể cử động và một telson. Các đốt bụng hơi tròn
trên mặt lưng và dẹt hai bên, năm đốt đầu gắn với năm đôi phụ bộ gọi là chân bụng (chân
bơi). Tấm vỏ trước chồng lên tấm vỏ sau và tấm vỏ đốt bụng 2 rất to phủ lên cả hai tấm vỏ
1 và 3, điểm phân biệt với các loài tôm biển. Telson và đuôi là bánh lái, cuối telson luôn
dài hơn các đuôi và giữa đôi gai trong có 3 lông tơ [1].
Tôm nhỏ cơ thể màu sáng, trên giáp đầu ngực có sọc xanh đen dọc hai bên. Tôm
trưởng thành có những vệt xanh sậm ngang lưng xen kẽ với màu trắng trong của cơ thể.
Đặc điểm về cỡ, hình dạng, màu sắc và các gai trên đôi càng thay đổi theo giai doạn thành
thục của tôm, nhất là tôm đực. Khi tôm nhỏ đôi càng màu trong, sau thành màu vàng cam
(càng lửa) chưa có gai hay gai rất mịn, lông tơ ít hoặc chưa có. Khi tôm lớn, đôi càng xanh
đậm, nhiều lông tơ và gai nhọn. Dựa vào đó chia thành các giai đoạn: tôm nhỏ, càng lửa
nhạt, càng lửa đậm, càng lửa đậm chuyển tiếp càng xanh, càng xanh nhạt, càng xanh đậm
và tôm già [5].








Hình 1: Đặc điểm hình thái ngoài của tôm càng xanh (Foster và Wickins, 1972)
ph
ần đầu

chân bò

m

ắt

râu

chân bơi

vùng mang
c
ủa giáp đầu
telson

phần thân
và đuôi

đốt bụng 2
càng
ch
ủy

các đ
ốt bụng

bánh lái


8

Bảng 1: Một số đặc điểm hình thái phân biệt tôm đực và tôm cái [8].
Đặc điểm Tôm đực Tôm cái
Kích cỡ Lớn hơn và đầu ngực to hơn tôm

cái
Nhỏ hơn và đầu ngực nhỏ hơn tôm
đực
Càng (kẹp) Đôi càng thứ hai rất to, gồ ghề,
nhiều gai
Nhỏ hơn và nhẵn hơn càng của tôm
đực
Lỗ sinh dục Hiện diện dưới gốc của chân ngực
thứ năm và có nắp đậy
Hiện diện dưới gốc chân ngực thứ
ba, có màng mỏng bao phủ.
Phụ bộ giao

Xuất hiện giữa nhánh trong và
nhánh phụ trong của chân bụng
thứ hai
Không có.
Bụng M
ặt bụng của đốt bụng thứ nhất
có điểm cứng ở giữa.
Tôm cái thành thục có tấm bụng
thứ nhất, thứ hai và thứ ba dài và
nở rộng, hình thành buồng ấp
trứng.
Lông tơ sinh
dục
Không có Xuất hiện nhiều trên chân ngực và
chân bụng của tôm trưởng thành
Tuyến
androgenic

Dãy tế bào dính vào vùng gần
cuối của ống dẫn
Không có
Kích cỡ
thành thục
Chiều dài 17,5 cm, trọng lượng
trung bình 35 g.
Chiều dài trung bình 15 cm, trọng
lượng 25 g.
2.2.3. Phân bố
Tôm càng xanh có nguồn gốc phân bố ở Đông Nam Á, một khu vực khá hẹp của
Đông Bắc Á, một phần Đại Tây Dương và một vài bán đảo ở Thái Bình Dương. Về sau đối
tượng này được di nhập cả sang các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới trên thế giới và trở thành
đối tượng nuôi quan trọng đến nay (Holthius, 1980). Riêng tại Việt Nam, tôm càng xanh có
phân bố tự nhiên từ Nha Trang trở vào các tỉnh phía Nam nhưng chủ yếu ở các tỉnh
ĐBSCL [15]. Tôm càng xanh phân bố ở tất cả các thủy vực nước ngọt (đầm, hồ, ao, sông )
và các thủy vực nước lợ, nước trong cũng như nước đục. Phạm vi phân bố, mật độ quần
đàn tự nhiên của tôm càng xanh phụ thuộc vào một số yếu tố môi trường mà trước hết là
nhiệt độ, độ mặn và pH [11].
2.2.4. Tập tính sống
Môi trường sống của tôm càng xanh là nước ngọt và lợ vùng nhiệt đới, chất đáy
thích hợp là bùn hay bùn cát. Hậu ấu trùng và tôm trưởng thành sống ở nước ngọt, thích

9

ánh sáng vừa (400 lux) và ăn tạp (FAO, 1985; Lương Đình Trung, 1999; Ismael và M.B.
New, 2000) [8].
Tôm càng xanh có tính ăn thịt lẫn nhau và xảy ra khi nuôi mật độ cao hay thiếu
thức ăn (Smith và Sandifer, 1975; Segal và Roe, 1975; Ismael và M.B.New, 2000). Hậu ấu
trùng và tôm trưởng thành thường tấn công lẫn nhau trong giai đoạn lột xác và sau khi lột

xác. Vì vậy, việc dùng giá thể nhân tạo như thực vật thủy sinh (bèo, lục bình), lưới nylon
hay ống nhựa PVC cho vào giai hay bể giúp nâng cao tỉ lệ sống tôm nuôi (Ling, 1969;
Fujimuta và Okamoto, 1972) [5].
2.2.5. Vòng đời
Vòng đời tôm càng xanh trải qua bốn giai đoạn: trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và
tôm trưởng thành. Tôm trưởng thành thường sống, thành thục và sinh sản chủ yếu ở vùng
nước ngọt như: sông, rạch, ao, hồ…Trong mùa sinh sản, tôm cái thành thục sẽ lột xác tiền
giao vĩ (pre-mating moult), sau đó sẽ bắt cặp và giao vĩ [38].
Tôm mẹ đẻ và ấp trứng dưới chân bụng, di cư ra vùng cửa sông nước lợ có độ mặn
từ 6-18‰. Ở đó ấu trùng được nở ra, sống trôi nổi theo kiểu phù du (Uno và Kwon, 1969)
trải qua 11 giai đoạn và 12 lần lột xác để trở thành hậu ấu trùng. Theo Ling (1969), với
nhiệt độ từ 25-31
0
C, thời gian ấp trứng là 19-23 ngày. Ấu trùng cần có nước lợ để phát
triển và sẽ chết trong vòng vài ngày sau khi nở nếu chúng sống trong nước ngọt hoặc nước
có độ mặn cao [38]. Sau đó, tôm con di cư ngược dòng vào các vùng nước ngọt, ở đó
chúng sẽ sinh trưởng và thành thục (FAO, 1985) [8].
2.2.6. Đặc điểm sinh trưởng
Tương tự các loài giáp xác khác, sự sinh trưởng của loài tôm này theo kiểu bậc
thang và chỉ tăng kích thước sau mỗi lần lột xác. Chu kỳ lột xác của tôm phụ thuộc vào
kích cỡ, tình trạng sinh lý, dinh dưỡng, môi trường sống, Tôm nhỏ chu kỳ lột vỏ ngắn hơn
tôm lớn.Tôm đực và tôm cái tăng trưởng gần tương đương cho tới khi đạt cỡ 35-50 g thì có
sự phân đàn rõ rệt và con đực sẽ sinh trưởng nhanh hơn con cái (có thể đạt khối lượng gấp
đôi) trong cùng thời gian nuôi và độ tuổi. Khi bắt đầu thành thục (30-40 g/con), tôm cái
giảm sinh trưởng do tập trung dinh dưỡng để phát triển buồng trứng [8].
2.2.7. Điều kiện môi trường sống
Nhiệt độ thích hợp là 26-31
o
C, tốt nhất 29-31
o

C (Diaz–Herrara và Buckle–Ramizer,
1990). Ở nhiệt độ ngoài khoảng 22-33
o
C tôm giảm hoạt động, sinh trưởng và sinh sản, còn
dưới 13
o
C hay trên 38
o
C có thể gây chết tôm [8].

10

Độ mặn dao động tuỳ giai đoạn phát triển trong vòng đời của tôm. Ấu trùng cần độ
mặn 6-16‰, tốt nhất là 10-12‰. Đối với tôm lớn, chúng có thể chịu mặn đến 25‰ (tuy
nhiên, khi nuôi tôm tốt nhất không quá 10‰) [8].
Ôxy hoà tan khác nhau tuỳ giai đoạn, nhiệt độ, Giá trị ôxy tối thiểu trên 2,1 ppm
ở 23
o
C, trên 2.9 ppm ở 28
o
C và 4,7 ppm ở 33
o
C đối với tôm con. Còn tôm lớn cần nhiều
ôxy hơn và cần duy trì trên 4,0 ppm [8].
Độ pH thích hợp nhất cho sinh trưởng của tôm là 7,0-8,5, dưới 6,5 hay trên 9,0 kéo
dài không tốt cho tôm. Đặc biệt pH có ảnh hưởng lớn đến sinh sản tôm mẹ [8].
Độ cứng: tôm cần các loại khoáng như canxi, magiê cho quá trình tạo vỏ mới khi
lột xác, thích hợp nhất từ 50-150 ppm. Độ cứng hơn 300 ppm làm tôm chậm lớn và bị bám
nguyên sinh động vật. Đạm có hàm lượng tốt nhất là ở mức dưới 0,1 ppm đối với đạm
nitrite và dưới 1 ppm đạm amôn [8].

2.2.8. Đặc điểm sinh sản
Sự thành thục, giao vỹ, đẻ và ấp trứng
Tôm tự nhiên sinh sản hầu như quanh năm và tập trung vào những mùa chính tùy
từng nơi. Theo Rao (1991), ở hồ Kolleru thuộc nam Ấn Độ, tôm trứng xuất hiện quanh
năm nhưng hoạt động sinh sản mạnh nhất vào những tháng nóng (tháng 8 đến tháng 1 năm
sau). Varghese và ctv. (1992) báo cáo rằng mùa bắt tôm trứng ở Karala (Nam Ấn Độ)
thường vào lúc bắt đầu mùa mưa. Ở ĐBSCL, tôm càng xanh có 2 mùa sinh sản chính là từ
tháng 4-6 và từ tháng 8-10 [11] [13].
Ngoài tự nhiên cũng như trong nuôi nhân tạo, tôm càng xanh sinh sản lần đầu
khoảng 3-3,5 tháng tuổi kể từ hậu ấu trùng 10-15 ngày tuổi (PL
10-15
), cỡ 10-13 cm hay khối
lượng nhỏ nhất gặp ngoài tự nhiên là 7,5 g [10]. Theo Daniels, Cavalli và Smullen (2000),
tôm cái thường thành thục khi đạt 15-20 g (có khi tôm cái chỉ 6,5 g cũng đã mang trứng)
[28]. Tuy vậy, tuổi và kích cỡ thành thục của tôm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi
trường, thức ăn,…Khi đã thành thục sinh dục, tôm đực có thể giao phối bất cứ lúc nào,
trong khi đó tôm cái chỉ đáp ứng khi đã “lột vỏ tiền giao hợp”. Nói cách khác, sự ghép đôi
chỉ có hiệu quả giữa tôm đực có vỏ cứng với tôm cái mới lột xác, vỏ mềm và buồng trứng
cuối giai đoạn IV. Khi buồng trứng tôm cái chín hoàn toàn, tôm cái lột xác tiền giao vĩ.
Quá trình lột xác tiền giao vĩ tôm cái sẽ tiết ra hormone có tác dụng kích thích tôm đực tìm
đến.
Trong quá trình thành thục, buồng trứng tôm càng xanh trải qua 4 giai đoạn phát
triển trong vòng 14-20 ngày (xem bảng 2).

11

Quá trình giao phối của tôm càng xanh được miêu tả chi tiết bởi Ismael và New
(2000); Karplus, Malecha và Sagi (2000) [32]. Sau khi tôm đực và tôm cái làm quen nhau,
lập tức tôm đực hưng phấn, nhô cao đầu, dựng mình lên, rung bộ râu, duỗi thẳng cặp càng
ra để phô trương sức mạnh. Các động tác này diễn ra trong 10–30 phút đến khi tôm cái bị

thuyết phục. Sau đó tôm đực dùng càng ôm tôm cái và dùng chân chùi sạch phần vỏ ở
ngực tôm cái. Động tác này kéo dài 10–15 phút và sau đó diễn ra quá trình gắn tinh: túi
tinh của tôm đực bắn vào phần bụng và ngực, giữa những đôi chân ngực của tôm cái ở
trong dung dịch nhờn do tôm cái tiết ra.

Bảng 2: Các giai đoạn phát triển buồng trứng tôm càng xanh [8].

Tác giả
Giai
đoạn
Nguyễn Thanh Phương (2003) Chang & Shih (1995)
I Trứng chưa thành thục. Buồng trứng nhỏ,
trong suốt, nằm ở vùng chót sau của
khoang giáp đầu ngực. Trứng có hình cầu
với nhân rõ ràng và nguyên sinh chất
trong suốt. Đường kính trứng đạt 0,064-
0,128 mm.
Buồng trứng không thể hiện.

II

Chớm thành thục. Buồng trứng chiếm
khoảng 1/4-1/2 chiều dài của khoang giáp
đầu ngực và có màu vàng. Trứng hơi ngà
do có noãn hoàng trong nguyên sinh chất.
Nhân không thấy rõ. Đường kính trứng
khoảng 0,191-0,447 mm
Buồng trứng với một điểm nhỏ màu
vàng được thấy gần phía sau vùng giáp
đầu ngực.

III Thành thục. Buồng trứng phát triển mạnh
và chiếm hơn 3/4 chiều dài khoang đầu
ngực, có màu vàng cam. Trứng hơi đục,
nhân không thấy được do hình thành noãn
hoàng. Đường kính trứng 0,3192-
0,545mm.
Một khối mô trứng,với màu cam,có
thể biểu hiện từ phía sau giáp đầu
ngực vừa đến vùng trước của răng
chủy thứ nhất.

IV Chín muồi. Buồng trứng chiếm toàn bộ
chiều dài khoang giáp đầu ngực, màu
vàng sậm. Trứng có hình cầu, đục do
noãn hoàng tích tụ nhiều. Đường kính
trứng 0,4468-0,7661 mm.
Buồng trứng có sự lớn lên và mở rộng
sang vùng của răng chủy thứ nhất

V - Buồng trứng có sự mở rộng đến phía
trước của giáp đầu ngực.

12

Sau giao vĩ 2–5h (hoặc 6–24h) tôm bắt đầu đẻ trứng (thường vào ban đêm). Con
cái khi đẻ cong mình về trước tạo sức đẩy trứng từ buồng trứng ra ngoài qua lỗ sinh dục ở
gốc chân ngực thứ 3 rồi rơi thẳng vào buồng ấp. Trong quá trình đẻ, trứng được thụ tinh
khi đi ngang túi chứa tinh. Trứng bao bọc bằng một màng mỏng, giống như những chùm
nho. Các chùm trứng này dính chặt vào các sợi lông ở 4 đôi chân bụng đầu tiên. Thời gian
đẻ trứng khoảng 10–60 phút. Những tôm cái thành thục, chín muồi nhưng không được giao

vĩ vẫn đẻ trứng, trứng này rụng sau 1–2 ngày.
Suốt quá trình ấp trứng, tôm cái dùng chân bụng quạt nước cung cấp oxy cho trứng
nở và loại bỏ các trứng hư, dị vật dính vào khối trứng. Thời gian ấp đến trứng nở từ 15-23
ngày phụ thuộc vào nhiệt độ, pH nước. Tôm càng xanh thuộc loại mắn đẻ. Trong điều kiện
thuận lợi, thức ăn đầy đủ, tôm có thể đẻ 4-6 lần trong năm. Buồng trứng thường tái thành
thục khi tôm cái đang mang trứng. Khi tôm cái phóng thích ấu trùng ở bụng xong sẽ lột
xác sau 2-5 ngày để giao vĩ và đẻ tiếp. Khoảng thời gian giữa hai lần lột xác tiền giao vĩ
ngắn nhất là 23 ngày.
Sự phát triển của phôi
Trứng hình bầu dục, đường kính 0,6–0,7 mm và có màu da cam tươi. Sau khi thụ
tinh 4h, trứng phân đôi tế bào, sau đó khoảng 1h30 đến 2h có một lần phân bào. Sau 24h
việc phân bào hoàn thành . Hốc mắt phát triển vào ngày thứ 7. Các sắc tố của mắt bắt đầu
xuất hiện vào ngày thứ 8. Đến ngày thứ 10 sắc tố xuất hiện, tim hình thành và bắt đầu đập.
Phôi bào phát triển hoàn toàn vào ngày thứ 12, lúc trứng chuyển từ màu da cam sang nhạt
rồi xám dần [9].
Ấu trùng phát triển hoàn toàn trong trứng vào ngày thứ 16–17, trứng có màu xám
đậm. Đến ngày thứ 19–20 trứng sẽ nở (26-28
o
C). Quá trình này diễn ra chậm chạp nhưng
liên tục. Ấu trùng dùng miệng rung động màng trứng và co rút cơ thể làm cho trứng mỗi
lúc một dài thêm. Các động tác này đột ngột dừng trong 10 phút, sau đó mạnh mẽ và liên
tục hơn. Thân ấu trùng tiếp tục giật, mình và phần đuôi của ấu trùng dùng làm vật che cho
mắt và đầu được đẩy ra ngoài trước, tiếp theo là phần mình. Cuối cùng bằng một cái búng
mạnh của thân, toàn bộ ấu trùng lọt ra ngoài vỏ, 5 phút sau ấu trùng bắt đầu bơi lội [8].
Sức sinh sản
Sức sinh sản của tôm thay đổi từ 7.000–503.000 trứng/cá thể, sức sinh sản tương
đối của tôm tự nhiên khoảng 500–1.000 trứng/gam khối lượng tôm (tôm nuôi trong ao hồ
khoảng 300-600 trứng/gam khối lượng tôm), tuỳ thuộc vào kích cỡ, khối lượng và số lần
tham gia sinh sản [8]. Theo New và Singholka (1985), tôm càng xanh thành thục hoàn


13

toàn có thể mang 80.000 đến 100.000 trứng. Tôm cái có thể tái phát dục và đẻ lại sau 16–
45 ngày, có khi là 7 ngày, đẻ lại 5–6 lần trong vòng đời [41]. Sức sinh sản tuyệt đối ở lần
mang trứng đầu tiên thấp hơn tôm phát dục kế tiếp ước tính trung bình 5.000-20.000
trứng/cá thể (FAO, 1985). Nhiều ý kiến khác nhau về sức sinh sản của tôm càng xanh
trong tự nhiên thông qua bảng 3:
Bảng 3: Sự biến động sức sinh sản tuyệt đối của tôm càng xanh [12].
Tác giả Số trứng/cá thể
Subramanyam, 1973
John, 1957
Rajyalakshmi, 1961
Ling S.W, 1962
Raman, 1967
Escritor, 1975
Sahavacharin S., 1975
Phan Hữu Đức & ctv, 1988
7.000-300.000
100.000-160.000
7.000-111.400
70.000-120.000
139.600-503.000
45.610-94.342
20.000-120.000
2.697-160.500

Nghiên cứu biến động sức sinh sản tương đối của tôm theo các nguồn và kích cỡ
khác nhau của Nguyễn Thanh Phương và ctv, (2006) cho thấy số lượng trứng trên mỗi gam
tôm mẹ dao động từ 961–1.096 trứng, số trứng theo các nhóm kích cỡ khác nhau ở cùng
một nguồn tôm khác biệt không có ý nghĩa thông kê. Tuy nhiên, số trứng của tôm tự nhiên

cao hơn có ý nghĩa so với nguồn tôm mẹ từ ao nuôi thương phẩm và nguồn tôm mẹ nuôi
vỗ cùng một nhóm kích cỡ. Khi so sánh sự tương quan khối lượng tôm càng xanh cái mang
trứng với sức sản xuất, kích thước trứng và chiều dài ấu trùng cho thấy được sức sinh sản
tăng theo thể trọng tôm mẹ và đạt mức cao nhất 1.219 trứng/g thể trọng tôm mẹ ở nhóm
tuổi 120-140 g. Ở nhóm có khối lượng từ 40 g trở lên sẽ đảm bảo được chất lượng [42].
Khi chọn tôm mẹ cho sinh sản các tác giả đã thống nhất trong giới hạn kích thước nhất
định được thể hiện thông qua bảng 4:






14

Bảng 4: Chỉ tiêu về kích cỡ tôm mẹ tuyển chọn cho sinh sản [7].
Tác giả Kích cỡ
S. W. Ling( 1969) 40- 80 g/con
Fujimura( 1974) 40 g /con trở lên
Malecha( 1993) Trung bình 40 g/con , dài 15- 25 cm
Subramanyam( 1980) 40- 60 g/con
Phạm Hữu Lai (1998) 30- 50 g/ con
Theo Ang (1991), nghiên cứu sức sinh sản của tôm càng xanh trong ao có khối
lượng 6,22-45,80 g có sức sinh sản dao động từ 1.211-89.747 trứng/con cái. Tôm càng
xanh là loài có sức sinh sản tương đối thấp so với một số loài giáp xác khác (sức sinh sản
của tôm thẻ 200.000-500.000 trứng/tôm mẹ; tôm sú 200.000-1.200.000 trứng/tôm mẹ
(Cúc, 1981; Tuấn và ctv, 1994; Trung, 2004)) [8].
2.2.9. Đặc điểm dinh dưỡng
Tập tính dinh dưỡng
Theo Ling (1969), tôm càng xanh có thể xếp vào nhóm ăn tạp vì chúng sử dụng

nhiều loại thức ăn khác nhau bao gồm: ấu trùng côn trùng, côn trùng trưởng thành, động
vật thân mềm nhỏ, giáp xác khác, cá, trái cây, lá và thực vật thủy sinh thượng đẳng khác.
Đặc biệt, khi thiếu thức ăn chúng có thể ăn thịt lẫn nhau. Tôm có ruột ngắn, phần nghiền
thức ăn phát triển, phổ thức ăn khác biệt không rõ rệt giữa con non và con trưởng thành với
tỷ lệ thức ăn động vật cao. Chúng bắt mồi qua mùi vị và màu sắc thức ăn nhờ râu. Khi gặp
mồi chúng dùng chân ngực thứ nhất kẹp gắp thức ăn cho vào miệng [38].
Nhu cầu dinh dưỡng
Thức ăn phải đảm bảo cung cấp đủ các chất cần thiết xây dựng cơ thể đồng thời
cung cấp nguồn năng lượng cho sinh vật hoạt động bình thường. Trong đó thức ăn phải
chứa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, cân đối về thành phần, tỷ lệ giữa các chất trong
khẩu phần. Sự thiếu hoặc thừa một hoặc một số chất sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sinh
trưởng, phát triển, sinh sản và khả năng kháng bệnh của vật nuôi. Cũng như các động vật
khác, thức ăn cho tôm càng xanh cần đầy đủ các thành phần như: prôtêin, lipid,
cacbonhydrate, khoáng, vitamin và một số chất khác. Riêng đối với tôm bố mẹ, sự phát
triển của tuyến sinh dục có quan hệ mật thiết với chế độ dinh dưỡng và kỹ thuật nuôi vỗ.
Với chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ, cân bằng các chất trong khẩu phần thức ăn và kỹ thuật
nuôi vỗ tốt sẽ nâng cao tỷ lệ thành thục, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống ấu trùng cao,
tăng sức sinh sản thúc đẩy quá trình tái phát dục (Bùi Thị Phương Khanh, 1989) [12].


15

Bảng 5: Khẩu phần thức ăn của tôm càng xanh [8].
Kích cỡ tôm (g) Khẩu phần ăn (% khối lượng đàn tôm)
1-3
3-5
5-10
10-20
20-30
>30

6-8
5-6
4-5
3-4
2-3
1,5-2

Trong quá trình nuôi tôm càng xanh, loại thức ăn phổ biến nhất đã và đang sử dụng
là thức ăn chế biến tại chỗ gồm: bột cá, bột đậu nành, bột ngũ cốc, vitamin và khoáng chất,
thức ăn cho heo và gà con (Booyaratpalin & New, 1993), có thể thêm Oxytetracylin,
vitamin C và các chất từ bột tôm (ở Thái Lan) hoặc dầu cá, nhiều gốc phosphate, chất kết
dính và muối Iod (ở Brazil) (Zimmermann, 1988). Bên cạnh, thức ăn công nghiệp và thức
ăn tươi từ động vật thủy sản cũng được sử dụng kết hợp để tăng hiệu quả sản xuất bởi các
loại thức ăn này đều có dinh dưỡng cao nhưng thức ăn chế biến khó đảm bảo đủ thành
phần cân đối, thức ăn công nghiệp giá thành cao, thức ăn tươi dễ ô nhiễm nước nuôi. Vì
vậy, việc lựa chọn và kết hợp sử dụng giữa các loại thức ăn trên là cần thiết để giảm bớt
nhược điểm của mỗi loại và đạt hiệu quả cao nhất [12].
Đối với tôm càng xanh, thức ăn phải đảm bảo đủ các thành phần sau:
▪ Prôtêin
Prôtêin góp phần cơ bản tạo nên mọi tổ chức tế bào trong cơ thể, kể cả tuyến sinh
dục, chiếm khoảng 65-75% trong thành phần sinh hóa của tôm [3]. Mức prôtêin cần thiết
trong nuôi tôm là 25-35% [8]. Riêng tôm bố mẹ và ấu trùng thì prôtêin cao hơn (khoảng
40% và năng lượng 4000 kcal sẽ nâng cao sức sinh sản tôm bố mẹ [29]). Theo Trần Thị
Thanh Hiền (2004), thức ăn tôm bố mẹ có hàm lượng prôtêin khoảng 43% trở lên [5]. Còn
Nguyễn Thanh Phương & ctv. (2003) đề nghị thức ăn 40-45% prôtêin với thành phần bột
cá cao đạm và bột đậu nành [9]. Mặt khác, prôtêin phải có đủ các thành phần acid amin
thiết yếu giúp tăng trưởng và hoạt động các enzyme, hormon.





16

Bảng 6: Nhu cầu Prôtêin cho tôm càng xanh [12].
Mức protein thí nghiệm
(% khối lượng khô)
Mức protein tối thiểu (%
khối lượng khô)
Tác giả
15- 40
15- 35
23- 49
15- 35
23- 39
10- 30
25
35
40
35
25
25
Clifford (1979)
Balaze và ctv., (1973, 1976)
Milikin và ctv., (1980)
Booyaratpalin và ctv.,
Mark (1976)
Perry và ctv., (1984)
Theo Ganneswaran (1989) và Ang (1992), với thức ăn chứa protein 40-45% thì sức
sinh sản của tôm càng xanh đạt tối ưu. Mức Protein do S.Thongrod đề nghị ở Thái Lan
được thể hiện ở bảng 7 [12]:

Bảng 7: Mức Protein đề nghị trong thức ăn của tôm càng xanh ở Thái Lan (Nguồn:
S.Thongrod, pers. comm., 1999) [8].


▪ Chất béo (Lipids)
Lipid giữ vai trò quan trọng trong sinh trưởng và sinh sản của tôm. Đây là thành
phần cấu tạo nên màng tế bào và giữ vai trò quan trọng trong việc tích luỹ năng lượng cho
quá trình phát triển buồng trứng. Nhu cầu lipid giảm dần theo độ tuổi của tôm (S.
Thongrod, 1999) [5]. Lipid không chỉ như là nguồn cung cấp năng lượng (8-9 Kcal/g) mà
còn cung cấp các acid béo, phospholipid, sterol cũng như là vật mang (carrier) của các
vitamin tan trong dầu cần thiết cho sinh trưởng và phát triển, sinh sản của tôm cá [25].
Với vai trò quan trọng, lipid là một vấn đề đang được quan tâm nghiên cứu để nâng
cao chất lượng thức ăn cho tôm, đặc biệt là thức ăn trong giai đoạn nuôi vỗ và ấu trùng [3].
Trong những thành phần tan trong dầu thì PUFA (poly unsaturated fatty acid), HUFA
(highly unsaturated fatty acid), phospholipid, sterol được quan tâm và nghiên cứu nhiều
nhất.
Nhu cầu lipid của tôm càng xanh bố mẹ khó có thể xác định chính xác vì phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như chất lượng nguồn protein, năng lượng thức ăn, dạng và tỷ lệ của các
acid béo thiết yếu. Teshima và ctv. (1992) đã xác định tốc độ sinh trưởng cao nhất về khối
lượng có thể đạt đối với tôm càng xanh khi nuôi bằng thức ăn có bổ sung hỗn hơp acid
Giai đoạn Protein (%) Lipid (%)
Ấu trùng (4-15 ngày) >37 >5
Ấu niên >30 >4
Ấu niên (5-12 g) >25 >3
Trưởng thành >25 >3

×