i
LỜI CẢM ƠN
“Không thầy đố mày làm nên”. Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này:
Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu trường
Đại Học Nha Trang, các quý thầy cô trong khoa Nuôi Trồng Thủy Sản và tập thể
cán bộ công nhân viên của trung tâm Nghiên Cứu Phát Triển Nuôi Biển Sông Lô
– Nha Trang đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành tới thầy giáo, thạc sĩ Lục Minh
Diệp đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thự hiện đề tài này,
Xin chân thành cảm ơn thạc sĩ Đào Văn Trí, thạc sĩ Nguyễn Văn Hùng đã
hết lòng hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực tập.
Cám ơn các bạn lớp 45 NT2 đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ và những người thân
trong gia đình đã ủng hộ, giúp đỡ, động viên, khuyến khích tôi cả về vật chất lẫn
tinh thần để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Một lần nữa xin gửi lời cảm ơn chân thành và lời chúc hạnh phúc tới tất cả
mọi người.
Nha Trang tháng 11 năm 2007
Sinh viên:
Phạm Minh Phương
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH v
CHÚ THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT vi
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I : TỔNG LUẬN 3
1. Đặc điểm sinh học của cá chẽm 3
1.1. Hệ thống phân loại. 3
1.2. Hình thái và đặc điểm nhận dạng 5
1.3. Đặc điểm phân bố 5
1.4. Vòng đời 7
1.5. Sinh trưởng và dinh dưỡng của cá chẽm 7
1.5.1. Sinh trưởng 7
1.5.2. Dinh dưỡng 8
1.6. Sinh sản 8
1.6.1. Sự chuyển đổi giới tính của cá chẽm 8
1.6.2. Tuổi và kích thước thành thục sinh dục 9
1.6.3. Mùa vụ sinh sản và sức sinh sản. 10
1.6.4. Sự phát triển của phôi và ấu trùng 10
1.7. Khả năng thích ứng với môi trường 12
2. Tình hình nghiên cứu cá chẽm 12
2.1. Tình hình nuôi cá chẽm trên thế giới. 12
2.2. Nghiên cứu cá chẽm ở Việt Nam 14
3. Những nghiên cứu về axit béo. 15
3.1. Giới thiệu chung về axit béo 15
3.2.Vai trò của axit béo. 16
3.3. Các chất làm giàu 18
3.3.1. LSA (Liquid Super Artemia). 18
3.3.2. DHA-protein Selco 18
3.3.3. Tảo Nanochloropsis oculata 19
3.4. Các phương pháp làm giàu 19
PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu 20
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu. 20
iii
2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 20
2.2. Điều kiện thí nghiệm 21
2.3. Cách làm giàu Artemia 22
2.4. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường 22
2.5. Phương pháp xác định các thông số và công thức tính toán. 22
2.6. Phương pháp xử lý số liệu 23
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
1. Xác định tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá chẽm 12 ngày tuổi đến 30 ngày
tuổi cho ăn bằng Artemia được làm giàu với nồng độ DHA-protein Selco
khác nhau. 24
1.1. Một số yếu tố môi trường trong bể ương nuôi cá chẽm 24
1.2. Ảnh hưởng của các nồng độ DHA-protein Selco khác nhau tới tốc độ
tăng trưởng của cá chẽm. 25
1.3. Ảnh hưởng của các nồng độ DHA-protein Selco khác nhau tới tỷ lệ
sống của cá chẽm. 31
2. Xác định tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá chẽm 12 ngày tuổi đến 30 ngày
tuổi cho ăn Artemia làm giàu bằng các chất làm giàu: DHA-protein Selco,
LSA và tảo. 33
2.1. Một số yếu tố môi trường trong bể ương nuôi cá chẽm 33
2.2. Ảnh hưởng của các chất làm giàu khác nhau đến sự sinh trưởng của cá
chẽm 12 ngày tuổi đến 30 ngày tuổi 34
2.3. Ảnh hưởng của các chất làm giàu khác nhau đến tỷ lệ sống của cá
chẽm giai đoạn từ 12 ngày tuổi đến 30 ngày tuổi. 40
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN. 42
1. Kết luận 42
1.1. Xác định tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá chẽm 12 ngày tuổi đến 30
ngày tuổi cho ăn bằng Artemia được làm giàu với các nồng độ DHA-
protein Selco khác nhau. 42
1.2. Xác định tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá chẽm12 ngày tuổi đến 30
ngày tuổi cho ăn Artemia làm giàu bằng các chất làm giàu: DHA-protein
Selco, LSA và tảo. 42
2. Đề xuất ý kiến. 43
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Một số yếu tố môi trường trong các bể ương. 24
Bảng 2: Chiều dài trung bình của cá ở các nghiệm thức làm giàu bằng Selco
với các nồng độ khác nhau 25
Bảng 3: Khối lượng cá trung bình của các nghiệm thức làm giàu khác nhau
ngày thứ 30 25
Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng tương đối và tuyệt đối của cá ở các lô làm giàu
khác nhau. 29
Bảng 5: Tỷ lệ sống của cá ở các lô khác nhau 31
Bảng 6: Một số yếu tố môi trường trong bể ương. 33
Bảng 7: Chiều dài của cá ở các nghiệm thức làm giàu khác nhau 34
Bảng 8: Khối lượng trung bình của cá ở các nghiệm thức làm giàu khác nhau
ngày thứ 30 35
Bảng 9: Tốc độ tăng trưởng tương đối và tuyệt đối của cá chẽm cho ăn thức
ăn được làm giàu bằng các chất khác nhau. 37
Bảng 10: Tỷ lệ sống của cá ở các lô khác nhau 40
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) 3
Hình 2: Phân bố theo địa lý của cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) 6
Hình 3: Sơ đồ di cư của cá 7
Hình 4: Cá chẽm đực và cái trưởng thành 9
Hình 5: Các giai đoạn phát triển trứng. 11
Hình 6: Chiều dài trung bình cá ở các nghiệm thức làm giàu với các nồng độ
khác nhau. 26
Hình 7: Khối lượng trung bình của cá ở các nghi thức làm giàu với nồng độ
khác nhau tại ngày thứ 30 26
Hình 8: Biểu đồ thể hiện sự sinh trưởng tương đối ở cá chẽm qua các ngày
tuổi (%/ ngày) 29
Hình 9: Biểu đồ thể hiện sự sinh trưởng tuyệt đối ở cá chẽm qua các ngày
tuổi (mm/ ngày) 30
Hình 10: Tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức làm giàu khác nhau 31
Hình 11: Sự tăng trưởng chiều dài ở các nghiệm thức làm giàu khác nhau. 34
Hình 12: Biểu đồ thể hiện khối lượng trung bình cuả cá ở các nghiệm thức
làm giàu khác nhau ngày thứ 30. 35
Hình 13: Biểu đồ thể hiên sự sinh trưởng tương đối (%/ ngày) ở các nghiệm
thức sử dụng các chất làm giàu khác nhau. 38
Hình 14: Biểu đồ thể hiện sự sinh trưỏng tuyệt đối theo chiều dài cá (mm/
ngày) ở các nghiệm thức sử dụng các chất làm giàu khác nhau 38
Hình 15: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sống của cá ở các lô làm giàu khác nhau 40
vi
CHÚ THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
L : lít.
h : Giờ.
g : Gam.
0
C : Độ C.
V : Thể tích.
kg : Kilogam.
mm : Milimet.
mg : Miligam.
TN : Thí nghiệm.
NTTS : Nuôi trồng thủy sản.
Nau – Ar : Nauplius – Artemia.
ppm (part per million) : Phần triệu.
ppt (part per thousand) : Phần nghìn.
DLG (Daily length gain) : Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo chiều dài.
SGR : Tốc độ tăng trưởng đặc trưng.
L : Chiều dài.
W : Khối lượng.
ĐC : Đối chứng.
LSA : Liquid Super Artemia.
1
LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang trên đà phát triển kinh tế, có rất nhiều ngành đã góp phần
đáng kể vào xây dựng đất nước, trong đó ngành Nuôi trồng Thủy sản là một
trong những ngành đã góp phần xóa đói giảm nghèo và xuất khẩu thu về nhiều
ngoại tệ.
Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá biển được xem như một ngành
công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh, thu lại lợi nhuận cao trên toàn thế giới.
Trong số các đối tượng nuôi trồng như: cá mú, cá chẽm, cá hồi… thì cá chẽm là
đối tượng được nuôi phổ biến ở nhiều quốc gia với ưu điểm: thịt thơm ngon, giàu
dinh dưỡng, ít cholesterol, có giá trị thương phẩm cao cho xuất khẩu. Đây là đối
tượng nuôi hấp dẫn ở các vùng nước lợ của nhiều quốc gia đặc biệt là Thái Lan.
Từ khi việc sản xuất giống nhân tạo cá chẽm thành công, nghề nuôi cá chẽm ở
nước này trở lên phổ biến dưới nhiều hình thức khác nhau và đã đạt được những
thành quả rất lớn.
HUFA là chất béo rất cần thiết có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và phát triển của cá biển. Tuy nhiên khả năng tổng hợp HUFA của cá biển
nói chung và cá chẽm nói riêng là không có. Vì vậy phải đưa các chất này vào cơ
thể cá chẽm thông qua các loại thức ăn làm giàu nhằm nâng cao tốc độ tăng
trưởng và tỷ lệ sống của cá.
Xuất phát từ thực tế trên, nhằm mục đích tạo cho sinh viên làm quen với
nghiên cứu khoa học tôi đã được trường Đại học Nha Trang và khoa Nuôi trồng
Thủy sản phân công thực hiện đề tài:
“Xác định sự ảnh hưởng của các chất làm giàu đến sự tăng trưởng và
tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) giai đoạn 12
ngày tuổi đến 30 ngày tuổi” với nội dung sau:
- Xác định tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá chẽm 12 ngày tuổi đến 30 ngày
tuổi cho ăn bằng Artemia được làm giàu với các nồng độ DHA-protein Selco
khác nhau.
2
- Xác định tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá chẽm 12 ngày tuổi đến 30 ngày
tuổi cho ăn Artemia làm giàu bằng 2 loại chất làm giàu: DHA-protein Selco và
LSA.
Mục đích và ý nghĩa của đề tài:
- Tìm ra được nồng độ DHA-protein Selco làm giàu phù hợp để nâng cao tỷ
lệ sống và tốc độ tăng trưởng.
- Tìm ra chất làm giàu mang lại tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng cao cho cá
chẽm giai đoạn 12 ngày tuổi đến 30 ngày tuổi.
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần xác định các thông số kỹ thuật
trong quá trình ương nuôi cá chẽm làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình kỹ
thuật ương nuôi cá chẽm đạt hiệu quả cao.
Trong thời gian thực hiện đề tài mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do thời
gian có hạn và bước đầu nghiên cứu khoa học nên không thể tránh những thiếu
sót. Tôi mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để báo cáo
được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, tháng 11 năm 2007
Sinh viên:
Phạm Minh Phương
3
PHẦN I : TỔNG LUẬN
1. Đặc điểm sinh học của cá chẽm
1.1. Hệ thống phân loại.
Cá chẽm đã được Bloch mô tả đầu tiên và đặt tên Holocentrus calcarrifer
vào năm 1790. Đến năm 1828, Cuvire và Vanlenciennes xếp loài này vào giống
Lates và lấy tên là Lates calcarifer. Đến 1976 Gereewood xếp giống Lates vào
họ Centropomidate. Về phân loại và đặt tên cho loài cá này có nhiều tác giả
nghiên cứu như Reynonds (1978), Moore (1980), Dunstan (1959, 1962),
Katayama et al (1977), Bahana và Soesanta (1982)…. Tuy nhiên cách phân loại
Lartes calcarifer (Bloch) được ghi trong Appendix I (FAO 1974) và được nhiều
nhà phân loại chấp nhận [5].
Hình 1: Cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790)
Vị trí phân loại cá Chẽm ở Việt Nam đã được Mai Đình Yên (1979),
Nguyễn Nhật Thi (1991) xác định, ở Việt Nam chỉ có một loài duy nhất và được
vị trí phân loại của nó giống như hệ thống phân loại cá Chẽm của Bloch (1790)
4
Hệ thống phân loại của cá chẽm: Lates calcarifer (Bloch, 1790) (FAO,
1974)
Ngành : Choraeta
Ngành phụ : Vertebrata
Lớp : Pisces
Lớp phụ : Teleostomi
Bộ : Perciformes
Họ : Centropomidae
Giống : Lates
Loài : Lates calcarifer ( Bloch, 1790).
Tên Việt Nam: cá chẽm, cá vược.
Tên Tiếng Anh: Giant Perch, White seabas, Barramundi.
Một số tên gọi khác của cá chẽm:
Common
English
name
:
Giant perch, white seabass, silver seaperch, giant
perch, palmer, cock-up seabass
India :
Begti, bekti, dangara, voliji, fitadar, todah
East Bengal
:
Kora, baor
Sri Lanka :
Modha koliya, keduwa
Thailand :
Pla kapong kao, pla kapong
Malaysia :
Saikap, kakap
North
Borneo
:
Ikan, salung-sung
Vietnam :
Ca-chem, cavuoc
Kampuchea
:
Tvey spong
Philippines :
Kakap, apahap, bulgan, salongsong, katuyot,
matang pusa
Indonesia :
Kakap, pelak, petcham, telap
Australia
and Papua
New Guinea
:
Barramundi
5
1.2. Hình thái và đặc điểm nhận dạng.
Cá chẽm có thân dài, dẹp, cuống đuôi khuyết sâu. Đầu nhọn, nhìn bên cho
thấy phía trên hơi lõm xuống ở giữa và hơi lồi ở lưng. Miệng rộng, hơi so le, hàm
trên kéo dài đến phía sau hốc mắt, răng dạng lông nhung, không có sự hiện diện
của răng nanh. Mép dưới của xương trước nắp mang có gai cứng, nắp mang có
một gai nhỏ và một vảy bên có răng cưa trước đầu đường bên. Vây lưng có 7-9
gai cứng và 10-11 gai tia mềm, có đường vạch sâu như chia gai ra khỏi phần
mềm của tia vây ngực ngắn và tròn, vây lưng và vây hậu môn có vảy bao phủ.
Vây hậu môn tròn có 3 gai, 7-8 tia mềm, vây đuôi tròn vây dạng lược rộng.
Màu sắc: có 2 giai đoạn thường giai đoạn giống cá có màu nâu ôliu ở phía
trên với màu bạc ở 2 bên và ở bụng khi cá sống trong môi trường nước biển, màu
nâu vàng trong môi trường nước ngọt, giai đoạn trưởng thành xanh lục hay vàng
nhạt ở phần trên và màu bạc ở phần dưới [1].
1.3. Đặc điểm phân bố
- Phân bố theo vùng địa lý
Các nhà nghiên cứu đã khẳng định loài cá này có vùng phân bố rộng, ở tất
cả các thuỷ vực nước mặn, lợ và nước ngọt của các nước nhiệt đới và cận nhiệt
đới thuộc khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương bao gồm: Ấn Độ,
BurmaSrilanka, Celebes, Philipine, Papua New Guinea, Australia, miền Nam
Trung Quốc, Đài Loan (Grreen Wood, 1976, Moon, 1980). Giới hạn phân bố về
phía tây đến vịnh Persian (Zugmayer, 1913), phía Đông Nam phía mũi đất liền
của Papua New guinea, phía bắc đến Amoy (Asia-men). Tại vĩ độ 24
o
30
/
N thuộc
địa phận Trung Quốc (Dustan 1962) và phía Nam là Australia ở sông Nooa
(26
o
36
/
S) về phía bờ biển phía Đông (Grant,1982) và sông Ashburton (22
o
30
/
S)
thuộc tây Australia (Morrissy, 1985) [4].
6
Hình 2: Phân bố theo địa lý của cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790)
(FAO, 1974).
Nguyên nhân dẫn đến hình thành các giới hạn phân bố được xác định có thể
do điều kiện sống không phù hợp hoặc do sự cạnh tranh của các loài cá có cùng
giới hạn về nhiệt độ, độ muối tương tự [2].
Theo Mai Đình Yên (1979) ở Việt Nam cá Chẽm phân bố rộng từ Móng
Cái đến Mũi Cà Mau trong tất cả các thuỷ vực nước lợ, măn, ngọt [3].
- Phân bố theo vùng sinh thái
Cá chẽm là loài rộng muối, có thể sống được ở vùng nước ngọt, lợ, mặn và
có tính di cư xuôi dòng. Cá thành thục sinh dục thường tìm thấy ở các vùng cửa
sông, hồ hay các đầm nước lợ, nơi có độ mặn cao và ổn định từ 30-32‰, độ sâu
từ 10-15m để đẻ trứng. Trứng và ấu trùng trôi vào vùng cửa sông. Nơi đó, ấu
trùng sẽ phát triển và di cư ngược dòng để lớn lên.
7
Bãi sinh trưởng
(nước ngọt và nước lợ)
Bãi sinh trưởng cá con
(nồng độ muối 25-30ppt)
Bãi đẻ
(nồng độ muối 30-32ppt)
1.4. Vòng đời.
Cá chẽm phần lớn thời gian sinh trưởng (2-3 năm) trong các thuỷ vực nước
ngọt: sông, hồ nơi nối liền với biển. Khi cá thành thục (3-4 tuổi) thì cá di cư ra
vùng cửa sông hay các đầm nước lợ nơi có nồng độ muối dao động 30-32 ppt, độ
sâu 10-15 m và đẻ trứng ở đây, cá con mới nở theo dòng chảy của thuỷ triều, tiến
sâu vào các vùng nước lợ sinh sống đến khi cá con đã đủ khả năng ngược dòng
nước ngọt, chúng bắt đầu di cư ngược dòng lên thượng nguồn để sinh sống. trong
điều kiện tự nhiên, cá chẽm lớn lên ở nước ngọt và di cư ra vùng nước mặn để
sinh sản [4,5].
Hình 3: Sơ đồ di cư của cá
1.5. Sinh trưởng và dinh dưỡng của cá chẽm
1.5.1. Sinh trưởng.
Cá chẽm là loài cá kích thước cá thể lớn, có chiều dài thân tối đa khoảng
2000 mm và trọng lượng tối đa khoảng 50000 g (Babanal và Soseanto, 1982) [5]
Theo Kungvankij (1981), tốc độ sinh trưởng của cá chẽm có hình cong
Sigma. Cá tăng trưởng chậm ở giai đoạn đầu, khi đạt trọng lượng khoảng 20 – 30
g tốc độ tăng trưởng nhanh hơn và chậm khi trọng lượng khoảng 4000 g.[1]
di cư xuôi dòng
di cư ngược dòng
8
Ở ngoài tự nhiên cá 1
+
đạt chiều dài 30 cm, tuổi 3
+
đạt khoảng 58 cm, tuổi
4
+
đạt 69 cm, tuổi 6 – 9
+
có chiều dài từ 85 – 100 cm.
Trong điều kiện môi trường nuôi, sau 1 năm cá nuôi có thể đạt từ 600 –
1000 g/con. Sau 2 -3 năm cá có thể đạt 3 – 5 kg/ con.
1.5.2. Dinh dưỡng.
Theo FAO (1982), Cosultarak (1984), Chon (1984), IDRC (1985) và một
số viên nghiên cứu của châu Á và Châu Úc đã nghiên cứu cá Chẽm nuôi nhân tạo
và kết luận rằng: cá chẽm là loài cá ăn mồi sống, phổ thức ăn rộng từ bọn giáp
xác phù du đến bọn giáp xác có kích cỡ lớn và một số loài cá có kích cỡ nhỏ [4].
Davis (1986) cho rằng: cá có kích cỡ 14 – 20 mm đã bắt đầu ăn loài cá nhỏ
với tỷ lệ 0,8% trong khẩu phần thức ăn và tăng dần lên 87% khi cá đạt kích cỡ
1cm. Barlow & ctv (1993) ở cá có kích cỡ từ 10 – 49 mm khẩu phần ăn vào
khoảng 96,0 – 97,7% là giáp xác cỡ nhỏ, phần còn lại động vật, côn trùng và
0,9% là động vật không xương sống khác. Khi cá đạt kích thước 50 – 56 mmm
trong khẩu phần có khoảng 98,2% là Moina, 0,9% côn trùng và 0,9% là động vật
không xương sống. Trong khi đó Bahatia và Kunqvankij (1971) cho biết: cá có
kích cỡ khoảng 10 – 100mm trong khẩu phần thức ăn của nó khoảng 20% là sinh
vật phù du ( chủ yếu là tảo khuê), 80% là tôm, cá và cua nhỏ.
Khi đạt kích cỡ 200mm thì thức ăn chủ yếu là động vật, trong 70% là giáp
xác (tôm, cua nhỏ) và 30% là các loại cá nhỏ.
Trong nuôi thương phẩm và các loại cá chẽm bố mẹ chủ yếu là cho ăn cá
đối, liệt, cá mối, cá trích, mực, tôm …
1.6. Sinh sản
1.6.1. Sự chuyển đổi giới tính của cá chẽm.
Hầu hết trong giai đoạn đầu của đời sống cá là cá đực và cá chẽm có sự
thay đổi giới tính từ đực sang cái, Theo David (1982): cá đực biến thành cá cái ở
độ tuổi 3
+
- 4
+
(600- 700 mm TL hoặc 2600 – 4200 g), chúng thành thục với tư
cách là con đực, sau khi tham gia sinh sản một số lần chúng sẽ chuyển thành con
cái ở độ tuổi 6
+
- 8
+
( 850-1000mm TL hoặc 7000 – 12000 g ). Tuy nhiên sự
chuyển đổi giới tính không phải hoàn toàn tuyệt đối, có những con cái không
9
phải từ những con đực biến thành và ngược lại (Moore, 1980 ; Garretf và
Russell, 1982) [5].
1.6.2. Tuổi và kích thước thành thục sinh dục.
Theo Moore( 1979): có trường hợp đặc biệt cá cái ở tuổi 2
+
với chiều dài
toàn thân 420mm dã phát dục thành thục sinh dục lần đầu, đây là những con cá
cái không phải từ cá đực chuyển giới tính sang, còn có những con cá cái từ con
đực biến thành thì phát dục thành thục lần đầu với tư cách là cá cái ở tuổi 5
+
và
chiều dài toàn thân khoảng 730mm [2]. Như vậy tuổi thành thục lần đầu của cá
chẽm ở độ tuổi 3
+
-5
+
và trọng lượng 3-6 kg và kích thước cơ thể nhỏ nhất là
510mm [5,6], Tuy nhiên trong điều kiện nuôi nhốt cá có thể thành thục sớm hơn.
Hình 4: Cá chẽm đực và cái trưởng thành.
10
1.6.3. Mùa vụ sinh sản và sức sinh sản.
Mùa vụ sinh sản: cá chẽm sinh sản quanh năm, nhưng thời điểm chính vụ là
từ tháng 4- tháng 8 [6].
Cá chẽm có sức sinh sản tương đối lớn, theo Dunstan (1962) thì sức sinh
sản của cá chẽm khoảng 60-100 vạn trứng/kg cá [5].
Theo Patnaik và Jena (1976), Kungvankij et al (1984), sức sinh sản của cá
chẽm cái có liên quan đến chiều dài và trọng lượng cá [5]. Cá có trọng lượng từ
5,5 – 11 kg cho khoảng 2,1 – 7,1 triệu trứng (Wongsomnuk & Maneewongsa,
1794). Theo Anon, 1975 cho thấy cá 12kg cho 7,5 triệu trứng, cá 14,5 kg cho 8,5
triệu trứng, và cá 22 kg cho 17 triệụ trứng [5].
1.6.4. Sự phát triển của phôi và ấu trùng.
Trúng thụ tinh
GĐ 1 tế bào
GĐ 2 tế bào
GĐ 4 tế bào GĐ 8 tế bào
GĐ 16 tế bào
GĐ 32 tế bào
GĐ 64 tế bào
GĐ 128 tế bào
11
Hình 5: Các giai đoạn phát triển trứng.
Thời gian phát triển của phôi phụ thuộc vào điều kiện môi trường, đặc biệt
là nhiệt độ nước. Trong khoảng nhiệt độ nước thích hợp, nhiệt độ càng cao thì
thời gian phát triển phôi càng ngắn.
Ở điều kiện nhiệt độ nước từ 28 – 30
0
C, độ mặn 30-32 ppt, trứng sau khi
thụ tinh thì lần phân cắt đầu tiên xảy ra sau 35 phút và sự phân chia tiếp tục sau
15 – 25 phút, trứng phát triển đến giai đoạn nhiều tế bào trong vòng 3 giờ. Sự
phát triển của trứng trải qua các giai đoạn: phôi nang, phôi vi, phôi thần kinh và
phôi mầm. Tim phôi bắt đầu hoạt động khoảng sau 15 giờ và trứng nở sau
khoảng 18 giờ [6].
Chiều dài của ấu trùng mới nở dao động khoảng 1,21 – 1,65 mm, trung
bình 1,49mm, noãn hoàn dài trung bình 0,86 mm, có một giọt dầu nằm ở phần
trước noãn hoàng và chính giọt dầu này làm cho cá mới nở nổi được (nổi theo
chiều thẳng đứng hay khoảng 45
o
so với mặt phẳng ngang).
Lúc đầu sự hình thành sắc tố không đồng loạt: mắt, ống tiêu hóa, lỗ huyệt
và vây đuôi trong suốt. Ba ngày sau khi nở, cá sử dụng hết noãn hoàng, hoạt
GĐ phôi nang
GĐ phôi vị
GĐ phôi thần kinh
Phôi đang phát triển
Phôi hoàn chỉnh Nở
Ấu trùng mới nở
12
động còn không đáng kể, miệng mở ra, hàm bắt đầu cử động và ấu trùng bắt đầu
sử dụng thức ăn bên ngoài. Khi cá đạt 25 – 30 ngày tuổi thì cá chuyển sang màu
sáng bạc [4]. Lúc này, nếu cá khỏe mạnh thì bơi lội chủ động và cơ thể có màu
nhạt hơn, còn cá yếu thì cơ thể có màu đen hay sậm.
1.7. Khả năng thích ứng với môi trường.
Cá chẽm sống trong môi trường nước, do đó phải chịu sự chi phối của
nhiều yếu tố thủy lý, thủy hóa. Dưới đây là một số yếu tố chính ảnh hưởng đến
đời sống của cá chẽm:
- Độ mặn: cá chẽm là loài rộng muối nên chúng có thể sống và sinh trưởng
tốt trong môi trường có độ mặn dao động từ 0 – 32 ppt, thậm chí là 35ppt. Song
độ mặn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của trứng và ấu trùng cá chẽm
là 28 – 32 ppt (Davis 1985, Maneewongsa và Tattanon 1982,…) [5].
- Nhiệt độ: thích hợp cho cá chẽm sinh trưởng và phát triển là từ 26 – 38
o
C,
khoảng thích hợp nhất là từ 28 – 31
o
C. Nếu nhiệt độ giảm xuống nhỏ hơn 20
o
C
thì cá bắt mồi kém, chậm phát triển và tỷ lệ sống thấp.
- pH: thích hợp cho cá chẽm sinh trưởng và phát triển từ 7 – 9, tốt nhất là từ
7,5 – 8,5. Nếu pH từ 5 – 7 và từ 9 – 11 kéo dài thì cá sẽ sinh trưởng chậm hoặc
không có khả năng sinh sản, nếu pH < 4 hoặc > 11 thì cá sẽ chết.
- Oxy hòa tan: thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển là trên 4 mgO
2
/l
nếu thấp hơn sẽ ảnh hưởng độc hại tới cá.
2. Tình hình nghiên cứu cá chẽm.
2.1. Tình hình nuôi cá chẽm trên thế giới.
Vào những năm thập kỷ 70 Thái Lan đã thành công trong sinh sản và ương
nuôi ấu trùng cá chẽm [25]. Trong đó nghiên cứu các giai đoạn ương nuôi ấu
trùng cá chẽm gồm nhiều đề tài nhưng đa số đề cập đến những vấn đề ương nuôi
ấu trùng và cá bột, thức ăn và việc cho ăn, mật độ thả cá, sinh trưởng và dinh
dưỡng [8]. Sự thành công trong sinh sản nhân tạo cá chẽm ở Thái Lan không chỉ
trong nước khu vực như Malaysia, Philippine, Indonesia và Australia.
Năm 1982, Viện nghiên cứu nghề cá Glugor (Malaysia) thành công trong
việc sản xuất cá bột và cá giống của cá chẽm (Lates calcarifer) ở Malaysia. Sản
13
lượng cá chẽm nuôi thương phẩm tăng lên ước tính 400 tấn/năm và dự đoán 4000
tấn/ năm vào năm 2000 (Ubai, 1985& Awang 1987).
Có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về mật độ và thức ăn của cá
chẽm, các kết quả nghiên cứu như sau:
Về mật độ ương nuôi cá chẽm, theo kết quả nghiên cứu của Khamis và
Hannafi (1986), mật độ nuôi có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá.
Theo Maneewongsa & ctv (1987), mật độ nuôi ban đầu với ấu trùng 1-12 ngày
tuổi nên là 50 con/lít. Nếu mật độ cao hơn thì tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng
giảm Kungvankij & ctv (1986) cho rằng, mật độ nuôi tối da cho cá chẽm sinh
trưởng bình thường là khoảng 10 – 20 con/lít trong giai đoạn 13 – 29 ngày tuổi.
Sateemechaikul & petchrifd (1986) đã đưa ra mật độ tối đa cho ương cá chẽm
giai đoạn 25 - 50 ngày tuổi là 20 con/lít (trích luận văn Đặng Thị Ái Quỳnh,
2006).
Trong quá trình ương nuôi cá chẽm nhân tố quyết định sự thành công của
quá trình sản xuất giống cá chẽm là chuẩn bị đầy đủ và kịp thời các sinh vật làm
thức ăn cho cá bột. theo Maneeewong và ctv (1981) thí nghiệm với 3 loại thức ăn
luân trùng, luân trùng + Artemia, luân trùng + Moina, để ương ấu trùng từ 3 – 15
ngày tuổi cho biết tỷ lệ tương ứng là: 40%; 47,5%; 19,1%. Kết quả thí nghiệm
chỉ ra rằng việc sử dụng luân trùng kết hợp với Atermia là thức ăn phù hợp hơn
cả trong giai đoạn này, nhiều khi sử dụng Moina làm thức ăn cho cá 15 ngày tuổi
trở đi cho tỷ lệ sống cao khoảng 91%. Theo tác giả, để giảm chi phí của giai đoạn
ương sử dụng Artemia, cá bột có thể cho ăn luân trùng (15 – 20) ngày tuổi và
Moina sau 15 ngày tuổi. Hiện nay các nhà nghiên cứu đã thành công trong sản
xuất thức ăn công nghiệp làm bổ sung thêm thức ăn tươi sống. Trong nghề nuôi
cá chẽm thương phẩm thức ăn còn là vấn đề cần giải quyết, hiện cá tạp là nguồn
thức ăn chủ yếu cho cá chẽm. Một bước phát triển gần đây trong việc cải tiến
khẩu phần thức ăn của cá chẽm là việc sử dụng thức ăn ẩm được chế biến theo
quy trình nhất định tuy nhiên vấn đề này trong giai đoạn thử nghiệm. Theo
WongvafChu (1989), khẩu phần thức ăn tốt nhất cho giai đoạn nuôi cá thịt là 40
– 45% protein thô và 12% lipit.
14
2.2. Nghiên cứu cá chẽm ở Việt Nam.
Trước đây ở nước ta cá chẽm chỉ là đối tượng khai thác tự nhiên và nuôi
quảng canh nước lợ rộng rãi ở một số nơi. Nhưng nay cá chẽm đã được sản xuất
cá giống nhân tạo ở rất nhiều vùng của nước ta. Có được thành công đó, có sự
nghiệp đóng góp của các đề tài nghiên cứu của nước ta.
Nguyễn Nhật Thi, (1978) và Mai Đình Yên, (1979) đã được nghiên cứu
phân loại cá chẽm (Lates calcarifer).
Lương Công Trung (1999), đã tiến hành sản xuất nhân tạo cá chẽm (Lates
calcarifer) từ nguồn thành thục ngoài tự nhiên và bước đầu nghiên cứu thuần
dưỡng cá chẽm bố mẹ trong điều kiện nhân tạo với kết quả tương đối cao (tỷ lệ
thụ tinh 60,4%, 45,6%, tỷ lệ nở 50,4% và 85% [9].
Võ Ngọc Thám (1995), nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học, sinh sản
của cá chẽm (Lates calcarifer) ở đầm Nha Phu, Khánh Hòa. Đã xác định được
mùa sinh sản cỡ cá thành thục và vị trí bãi đẻ của cá chẽm [5].
Nguyễn Quang Huy (1999), nghiên cứu của độ mặn lên phát triển phôi và
xác định độ mặn 34‰ tốt hơn các độ mặn 20 - 27‰. Tác giả đã xác định được
một số dấu hiệu sinh lí, sinh thái cá chẽm như ngưỡng nhiệt độ, ngưỡng oxy,
cường độ hô hấp của cá chẽm (có kích cỡ 10-14 mm). Cũng theo tác giả mật độ
nuôi ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng cuả cá hương ở giai đoạn 20-40 ngày tuổi.
Cá 20 ngày tuổi mật độ ương 10 con/lít có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn ở mật
độ 20 – 30 con/lít.
Nguyễn Duy Hoan và Võ Ngọc Thám (2000) đã thực hiện đề tài ″ Nghiên
cứu sản xuất thử giống cá chẽm (Laster calcarifer) tại Khánh Hòa″. Các tác giả
đã đưa ra quy trình sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi cá chẽm từ giai đoạn cá
bột lên cá giống [10].
Huỳnh Văn Lâm, 2000. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái
lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm (Laster calcarifer Bloch, 1790) giai
đoạn sau khi cá nở đến 25 ngày tuổi và thử nghiệm ương cá chẽm trong hệ thống
bể nhỏ. Tác giả đã xác định được thức ăn sống (luân trùng) thích hợp cho sinh
trưởng và nâng cao tỷ lệ sống của cá chẽm giai đoạn 2 – 7 ngày tuổi hơn thức ăn
15
tổng hợp. Luân trùng được làm giàu HUFA có tác dụng tăng tốc độ sinh trưởng
hơn so với luân trùng không được làm giàu HUFA. Cá sống ở độ mặn 10-
20‰thích hợp cho sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm giai đoạn 25-60 ngày
tuổi.
Hiện nay, việc sinh sản giống nhân tạo cá chẽm đã thành công và đã xác
định được một số kỹ thuật trong quá trình ương nuôi cá chẽm. Để có thể hoàn
thiện hơn qui trình ương nuôi cá chẽm cần có những nghiên cứu về yếu tố sinh
thái ảnh hưởng đến hoạt động của cá.
3. Những nghiên cứu về axit béo.
3.1. Giới thiệu chung về axit béo.
Theo C.D.Webster & C.Lim (2002), các axit béo là thành phần chính của
mọi lipit. Các axit béo có trong mỡ (một dạng tồn tại phổ biến của lipid) thường
có mạch carbon không phân nhánh, có số carbon chẵn và được chia làm hai
nhóm : axit béo no và axit béo không no. Căn cứ vào số lượng nối đôi, người ta
chia axit béo không no thành các dạng PUFA (polyunsaturated fatty acids – có ít
nhất hai nối đôi trong mạch carbon) và HUFA (highly unsaturated fatty acids –
có từ 4-6 nối đôi trong mạch carbon). Giá trị dinh dưỡng của của các axit béo
không no phụ thuộc vào số lượng carbon, số lượng nối đôi và vị trí nối đôi đầu
tiên trong mạch carbon.
Một số axit béo thường gặp và có giá trị dinh dưỡng cao trong thành phần
thức ăn của động vật thủy sản:
Axit oleic: 18:1n-9, công thức cấu trúc:
CH
3
(CH
2
)
7
CH=CH(CH
2
)
7
COOH
Axit linoleic (
6): 18:2n-6
CH
3
(CH
2
)
4
(CH=CHCH
2
)
2
(CH
2
)
6
COOH
Axit linoleic(
3): 18:3n-3
CH
3
CH
2
(CH=CHCH
2
)
3
(CH
2
)COOH
Axit arachidonic (ArA): 20:4n-6
CH
3
(CH
2
)
4
(CH=CHCH
2
)
4
(CH
2
)COOH
16
Axit eicosapentaenoic (EPA):20:5n-3
CH
3
CH
2
(CH=CHCH
2
)
5
(CH
2
)
2
COOH
Axit docosahexaenoic (DHA):22:6n-3
CH
3
CH
2
(CH=CHCH
2
)
6
CH
2
COOH
3.2.Vai trò của axit béo.
Vai trò của axit béo trong dinh dưỡng của động vật thủy sản đã được
nghiên cứu từ rất lâu. Việc kết hợp chế độ dinh dưỡng lipid thích hợp với thành
phần các axit béo hợp lý trong khẩu phần thức ăn, đặc biệt là các PUFA có tác
dụng tăng tỷ lệ sống cũng như tốc độ sinh trưởng của ấu trùng động vật thủy
sản[11,12,13,14].
Theo nghiên cứu của H.Higashi & ctv (1961), dầu gan cá chứa các axit béo
cần thiết, đặc biệt là axit linoeic có tác dụng kích thích sinh trưởng, giảm tỷ lệ
chết ở cá Hồi (Salmon irideus).
Tỷ lệ phù hợp giữa các axit béo họ n-3 và n-6 PUFA trong khẩu phần thức
ăn đảm bảo tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng cao ở ấu trùng cá Heterobranchus
longifilis. Tuy nhiên, nếu hàm lượng các axit béo này cung cấp vượt quá nhu cầu
sẽ ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng của cá [15].
Dhert & ctv (1990) chứng minh rằng việc thiếu HUFA n-3 sẽ làm chậm
quá trình biến thái hay làm cho quá trình biến thái không xảy ra cũng như làm
giảm khả năng chịu sốc độ mặn cao ở 65‰ của ấu trùng cá chẽm.
Giống như các loài động vật có xương sống khác, cá có nhu cầu các loại
HUFA để sinh trưởng bình thường và phát triển, thực hiện quá trình sinh sản. Vai
trò sinh lý, tế bào, sinh hóa của các loại HUFA này đối với cá cũng như các loài
động vật có xương sống đã được biết đến một cách rộng rãi và thường là hai loại
sau:
- Vai trò trong việc duy trì toàn bộ cấu trúc và chức năng của màng tế bào.
- Vai trò đặc biệt hơn là tiền chất của nhóm hormone có vai trò quan trọng
trong cơ thể được gọi chung là eicosanoid.
Đối với cá, DHA và EPA đóng vai trò là những HUFA chính của màng tế
bào. Trong phospholipids màng tế bào của cá biển có chứa một lượng lớn DHA
17
và EPA cá biển không thể thực hiện sinh tổng hợp DHA từ những axit béo
chuỗi ngắn hơn như axit linoleic. Vì vậy, DHA và EPA là những thành phần cần
thiết cho cá biển [16,17].
Theo Sargent & ctv (1997,1999), ở cá biển cũng như thú, DHA tồn tại với
hàm lượng rất cao trong màng tế bào thần kinh và tế bào thị giác. Giai đoạn ấu
niên nếu cá thiếu DHA sẽ mất khả năng bắt mồi ở cường độ ánh sáng thấp mặc
dù các tế bào hình que nhận cảm ánh sáng vẫn có tác dụng kèm theo đó là khả
năng nhìn bị hạn chế [18,19]. Như vậy, khẩu phần thức ăn thiếu DHA sẽ có thể
làm cho cá xuất hiện những khiếm khuyết lớn trong phát triển thần kinh và thị
giác, nghiêm trọng hơn sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sinh lý và hoạt động
của các cơ quan chịu sự điều khiển của tuyến nội tiết.
Sự hình thành sắc tố không bình thường là hiện tượng phổ biến với ấu
trùng cá biển nuôi, chẳng hạn như cá flounder (Paralichthys olivaceus), cá
turbot (Psetta maxima) và cá halibut (Hippoglossus hippoglossus), tuy nhiên
hiện tượng này có thể giảm một các đáng kể bằng cách tăng hàm lượng DHA
trong thức ăn sống cho cá [20,21,22,23].
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thành phần axit béo của cá chẽm giống
chịu ảnh hưởng của thành phần axit béo của lipid trong khẩu phần thức ăn [24].
Wanakowat & ctv (1993) cho cá chẽm giống sử dụng thức ăn chứa 13% lipid với
hàm lượng HUFA n-3 khác nhau, sau 2 tuần với mức HUFA là 0,46% cá có dấu
hiệu thiếu EPA. Cá đạt tốc độ sinh trưởng tốt nhất khi sử dụng khẩu phần thức ăn
có hàm lượng HUFA n-3 cao nhất. Có thể phát hiện sớm các dấu hiệu thiếu EPA
ở cá là cá vây da đỏ, sau đó là sự bất thường ở mắt, cá kém ăn, sinh trưởng chậm,
gan nhợt nhạt và sưng phồng (trích luận văn tốt nghiệp Bành Thị Quyên Quyên,
2005).
Luân trùng và Artemia là hai loại thức ăn sống chính được sử dụng trong
sản xuất giống cá biển, rất giàu linolenic (18:3n-3) và axit linoleic (18:2n-6)
nhưng lại thiếu HUFA n-3, do đó cần phải bổ sung vào để đạt tỷ lệ sống và tốc
độ sinh trưởng cao, quá trình biến thái thuận lợi.vậy để tăng tỷ lệ sống và tốc độ
18
sinh trưởng của cá biển ta bổ sung thêm hàm lượng HUFA vào thức ăn cho ấu
trùng cá biển gián tiếp thông qua luân trùng và Artemia.
3.3. Các chất làm giàu.
3.3.1. LSA (Liquid Super Artemia).
Đây là một cất mới vừa được giới thiệu ở hội thảo Nuôi trồng Thuỷ sản
thế giới – Hà Nội 8/ 2007 được sản xuất bởi công ty Higashimaru Co., LTD. 20
Igakura, Ijuin-cho, Hioki-city Kagoshima 899-2594, Japan. LSA là sản phẩm
mang lại sự tăng trưởng nhanh và tỷ lệ sống cao cho cá biển giống.
LSA là dạng thức ăn lỏng dễ sử dụng được củng cố với Artemia cho cá
biển giống.
LSA được kết hợp với các chất làm giầu dinh dưỡng đặc biệt như EPA
(eicosapentaenoic axit béo) và DHA ( docosanhexaenoic axit béo) ở HUFA n-3
(axit béo không bão hòa cao) được làm giàu với Artemia, mang lại sự tăng trưởng
nhanh và sống sót cao, hiệu quả hơn các sản phẩm thức ăn dạng bột khác.
HIGASIMARU LSR được củng cố cho Artemia giúp hấp thu nhanh trọn
vẹn trong khoảng 4 giờ nuôi, trước khi cho cá biển ăn.
Được kết hợp giữa Lexithin và carotenoid, với lipid bền vững, tuyệt đối tốt
với những đặc trưng chống bệnh một cách hiệu quả như mong muốn [26].
3.3.2. DHA-protein Selco.
Là chất làm giàu dạng bột, dùng để làm giàu cho luân trùng và Artemia,
cung cấp các hàm lượng chất béo cho cá biển.
Thành phần:
Độ ẩm 5%
Protein 27%
Lipid 29%
Khoáng 12%
Chất xơ 1%
Phosphorus 0,5%
Vit.A 1.500.000 IU/ kg
19
Vit.D
3
150.000 IU/ kg
Vit.E 7.200 IU/ kg
Vit.C 20.000 IU/ kg
DHA/EPA 2.5
3
HUFA min.75mg/g dwt
3.3.3. Tảo Nanochloropsis oculata.
Tảo là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin, phân tán tốt
trong môi trường nước, ít làm ô nhiễm môi trường nuôi. Đặc biệt trong tảo cá
chứa các axit béo không no (HUFA), các polysaccharid có ở vách tế bào tảo làm
kích thích hệ thống miễn dịch không đặc hiệu ở cá bột của cá biển, rất cần cho sự
phát triển của cá bột biển. Ngoài ra, tảo còn là yếu tố làm ổn định môi trường
nước và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn bằng các dịch tảo tiết ra trong môi
trường nước hoặc trong ruột cá bột của các loài cá biển.
3.4. Các phương pháp làm giàu.
Có hai phương pháp làm giàu chủ yếu cho Artemia: phương pháp làm giàu
trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Làm giàu bằng phương pháp trực tiếp là làm giàu trong thời gian ngắn chỉ
đủ cho Artemia ăn được lượng chất béo là lớn nhất mà chưa kịp tiêu hoá. Các
chất béo này dính một phần vào lông tơ và chủ yếu được cá ăn trong bụng. Sau
đó sử dụng Artemia cho cá ăn.
- Làm giàu bằng phương pháp gián tiếp là làm giàu trong thời gian dài sao
cho Artemia ăn, tiêu hoá và hấp thu lượng chất béo đó vào cơ thể rồi mới cho cá
ăn.
Nhưng phương pháp làm giàu gián tiếp không phù hợp khi làm giàu thức ăn
cho cá chẽm trong giai đoạn từ 12 ngày tuổi đến 30 ngày tuổi vì lúc này cá chỉ có
thể sử dụng được Nau-Artemia mà không sử dụng được Artemia cỡ lớn trưỏng
thành. Nên phương pháp làm giàu trực tiếp là phù hợp nhất.