PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
LẤY HỌC SINH LÀM NGƯỜI TRUNG TÂM
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phương pháp dạy học là sản phẩm của sự liên kết giữa lí thuyết và
thực hành sư phạm, nhằm giúp học sinh chiếm lónh kiến thức, rèn
luyện năng lực giải quyết vấn đề, phát triển trí tuệ và hình thành nhân
cách.
Trong những năm gần đây (kể từ sau khi thay sách) thì Bộ GD cũng
ban hành cải tiến phương pháp giảng dạy
Dựa trên cơ sở đó và thực tế giảng dạy tôi đã nhận thấy được tầm
quan trọng của việc cải tiến phương pháp giảng dạy nên tôi chọn đề
tài : Phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Do nhu cầu phát triển của xã hội, hoà nhòp với tốc độ phát triển của
khoa học kó thuật thì nhu cầu của hoạt động Dạy-Học đòi hỏi cũng
được nâng lên. Trong những năm trước đây việc dạy học theo phương
pháp cũ. Người thầy đóng vai trò chủ đạo, còn người học chỉ là người
tiếp thu thụ động. Những năm gần đây thay đổi phương pháp dạy
họckhoa học kó thuật thì nhu cầu của hoạt động dạy và học đòi hỏi
cũng được theo hướng tích cực. Người học không còn thụ động tiếp thu
nữa mà trở thành trung tâm, chủ thể của hoạt động dạy – học.
Trò là chủ thể của hoạt động GD: Người học không hoạt động bằng
nghe thầy giảng và truyền đạt kiến thức từ một phía, mà học tích cực
bằng hành động của chính bản thân, tức là người học tự tìm ra “cái
chưa biết”, “Cái cần khám phá” để đi đến tích luỹ kiến thức và chân
lí. Người học không phải được đặt trước những kiến thức có sẵn của
SGK, hay là bày giảng giải áp đặt của thầy cô giáo, mà người học
được đặt trước những tình huống thực tế, cụ thể của cuộc sống. Từ đó
các em quan sát, suy nghó, tra cứu, phân tích, phán đoán, tập xử lí tình
huống và giải quyết vấn đề.
Quá trình lónh hội tri thức, kó năng của học sinh cũng là quá trình
hành động, nghiên cứu làm theo một phần nào đó con đường của các
bậc tiền bối (Những nhà nghiên cứu, phát minh) nêu ra. Các tri thức,
kó năng mà học sinh lónh hội không dập theo khuôn mẩu có sẳn, các
em phải tự lực đi tìm cái chưa biết, cái khám phá, mang tính chất sáng
tạo (có dựa vào tri thức của những người đi trước).
Cái khó khăn sai lầm mà học sinh mắc phải trong quá trình tự mình đi
tìm cái chưa biết, cái cần khám phá là ở sự các em thiếu tự tin ở chính
mình (sợ sai). Để khắc phục sự cố này thì vai trò của giáo viên cũng
không nhỏ.
Thầy là người điều khiển hổ trợ cho chủ thể hoạt động: Thầy
không còn là người truyền đạt kiến thức thường , kiến thức có sẳn
trong SGK, cung cấp chân lí có sẳn mà là người đònh hướng, đạo điễn
cho học sinh tự mình khám phá ra tri thức, kó năng, chân lí.
Thầy phải đạo diễn thế nào để cho học sinh “học 1 biết 10” – người
học tích cực chủ động “hành để học – học để hành” -> “Học đi đôi với
hành”, “ Học mà không hành là học vô ích, hành mà không học thì
hành không trôi” (Hồ Chí Minh).
Thầy từ chổ là người chỉ biết truyền đạt chân lí. Nay vươn lên trở
thành người dạy cách chủ yếu cho học sinh tìm ra châm lí. Thầy dạy
cho người học cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề, cách sống và
trưởng thành theo bằng cố vấn, hướng dẫn;chứù không phải là công cụ
đơn giản truyền bá kiến thức một cách cụ thể
Quan hệ thầy trò trước đây chủ yếu diễn ra theo chiều dọc (Từ quyền
lực và năng lực của thầy đến quan hệ phục tùng của trò). Vơí phương
pháp tích cực ( quan hệ giữa thầy và trò vẫn tồn tại, tôn trọng nhưng
có sự hợp tác với nhau. “Không thầy đố mày làm nên”
Như vậy trong quá trình người học vừa tự mình hành động vừa hợp tác
với bạn bè để tìm ra kiến thức, thì chính thầy giáo là người đònh hướng
cho học sinh hành động, đạo diễn, tổ chức tập thể lớpgiúp cho kiến
thức cá nhân của mọi học sinh nẩy nở.
Trong quá trình tranh luận giữa học sinh với học sinh có những vấn
đề chưa ngã ngũ thì lúc này người thầy có vai trò là trọng tài khoa học,
Thầy là người kết luận có tính chất khẳng đònh về kiến thức khoa học
trong các cuộc tranh luận, giúp học sinh xử lí đúng đắn các tình huống
phức tạp trong quá trình học tập.
Thầy là người đạo diễn, tổ chức cho trò biết cách hành động, hợp
tác với các bạn và cả với thầy, để cùng nhau khám phá tri thức kó năng
và áp dụng những tri thức, kó năng ấy vào chân lí cuộc sống
Trong quá trình đi tìm tri thức, kó năng, người học tạo ra một sản
phẩm giáo dục ban đầu có thể chưa khoa học, nhưng người học sẽ tự
đánh giá được sản phẩm của chính mình, sẽ nhớ lâu, nhớ kó khi được
điều chỉnh hoàn thiện sản phẩm. Vì vậy ta phải phát huy tối đa phương
pháp học tích cựu lấy học sinh làm trung tâm. Phương pháp này không
chỉ tác động qua lại giữa thầy và trò mà còn có của trò với trò. Cho
nên lớp học cũng có một phần quyết đònh thành bại trong phương pháp
này
Lớp học: Là cộng đồng của chủ thể, là môi trường trung gian giữa
thầy và trò
Trong thời đại ngày nay, hoạt động sản xúât, nghiên cứu khoa học
hay quản lí xã hội đều là những hoạt động hợp tác. Hành động giáo
dục diễn ra trong môi trường lớp học không thể là hoạt động cá nhân
thuần tuý mà cũng phải là hành động hợp tác. Cho nên trong lớp học
không nên có quá nhiều đối tượng (G – K – TB – Y –K), mà hạn chế
chỉ độ 03 đối tượng trở lại để vấn đề hợp tác diễn ra đồng bộ.
Trong quá trình hợp tác ở lớp thường xuyên diễn ra tranh luận giữa
chủ quan và khách quan, đúng và sai, cá nhân và tập thể, các tình
huống đó lập đi lập lại, làm cho người học phải tự hiện ra mối quan hệ
cần duy trì. Quá trình khám phá tri thức mới cũng là quá trình hình
thành nhân cách cho học sinh thông qua vai trò của lớp học.
Lớp học sẽ tạo môi trường thuận lợi cho “học bạn”, biết cách hợp
tác với bạn trong học tập, thì người học sẽ tự nâng mình lên một trình
độ mới: “Học thầy không tày học ban” – tại môi trường này cũng tạo
ra điều kiện rất thuận lợi để “ học thầy”, biết cách phát huy trí tuệ
theo sự điều động, hướng dẫn “đạo diễn” của thầy thì sẽ càng nâng
cao trình độ của mình hơn “ không thầy đố mày làm nên”. Hai câu
thành ngữ này không hề mâu thuẩn nhau mà nó luôn bổ sung cho nhau
để hoàn thiện một con người mới.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Qua quá trình dạy học theo phương pháp giáo dục tích cực: “Lấy
người học làm trung tâm”. Với những đặt trưng cơ bản đã nêu trên thì
đây là một hệ thống điều khiển khoa học với những nguyên tắc như
sau:
- Thầy đạo diễn, tổ chức để tìm hiểu kiến thức mới
- Trò chủ động tìm ra kiến thức mới bằng hành động
- Trò đối thoại với trò-đối thoại với thầy-hợp tác với bạn.
- Trò hợp tác với thầy để khẳng đònh kiến thức do trò tìm ra.
- Trò học cách giải quyết vấn đề mang tính thuyết phục cao ở thầy.
- Trò tự đánh giá sửa chữa điều chỉnh kó năng,tri thức của mình.Từ
đó thầy sẽ có cơ sở để đánh giá cho điểm trò.
Trên đây là kinh nghiệm của bản thân tôi đã rút ra từ thực tế
giảng dạy theo phương pháp hiện nay.Rất mong được sự góp ý bổ
sung của các cấp lãnh đạo và các đồng chí,đồng nghiệp để bản
thân tôi cố gắn hơn nữa trong công tác giảng dạy,hoàn thành nhiệm
vụ “Trồng người” mà Đảng và Nhà nước giao.
Xin chân thành cảm ơn.
KBT,Ngày…tháng…năm 2007.