Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Kinh tế việt nam 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.4 KB, 5 trang )

Kinh tế Việt Nam 2014
– Áp lực cải cách và triển
vọng
Nhìn lại diễn biến kinh tế vĩ mô năm 2013, nhiều quan điểm cho rằng diện mạo kinh tế Việt Nam năm
2013 so với năm 2012 đã có nhiều nét tươi sáng hơn, tạo đà để bứt phá đi lên trong năm 2014, thể hiện
ở việc hoàn thành cơ bản các mục tiêu mà Quốc hội đề ra từ đầu năm như lạm phát ổn định, lãi suất
thấp Bên cạnh đó, ở góc nhìn khác, có ý kiến cho rằng, bức tranh chung của kinh tế Việt Nam vẫn
còn rất nhiều mảng xám như số lượng doanh nghiệp phải đóng cửa lớn, tồn kho cao, nợ xấu tín dụng
và bất động sản chưa thực sự được giải quyết triệt để Nhìn xa hơn, đó là những quan ngại về tính
hiệu quả và chất lượng của tăng trưởng kinh tế. Theo đó, có những nhìn nhận trái chiều khi đưa ra
nhận định và dự cảm về triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2014, từ đó dự kiến những
giải pháp cần có để đối phó với những tình huống có thể xảy ra với nền kinh tế trong năm tới. Nhằm
cung cấp cho độc giả các góc nhìn đa chiều hơn về diện mạo và triển vọng kinh tế Việt Nam, Tạp chí
Chứng khoán xin giới thiệu đến độc giả bài viết của chuyên gia kinh tế - GS. TS. Trần Đình Thiên -
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam về bức tranh viễn – cận của nền kinh tế trong thời gian qua cũng
như dự cảm về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2014.
Bức tranh viễn - cận của nền kinh tế
Cách đây 6 - 7 năm, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ai cũng hy vọng
và tin tưởng rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ bay lên và “hóa rồng”. Nhưng thực tế đang diễn ra hiện nay
không phải như vậy: trong khi các nền kinh tế trên thế giới vốn bị lâm vào khủng hoảng “trăm năm mới
có một lần” (giai đoạn 2008 - 2011) hay các nền kinh tế châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á, từ chỗ rất
thăng trầm (trong giai đoạn từ năm 1997 cho đến gần đây), đã bắt đầu khởi sắc thì nền kinh tế Việt
Nam lại ở vào thế bị “kẹp” trong tình trạng tắc nghẽn tăng trưởng (Xem Đồ thị 1).
Đi liền với xu hướng đó là Việt Nam đang có dấu hiệu tụt hậu xa hơn so với thế giới trên nhiều
phương diện kinh tế cơ bản (như GDP/người, năng lực cạnh tranh, hiệu quả quản trị vĩ mô ). Xu
hướng này đã bộc lộ từ lâu và tiếp tục được bộc lộ rõ hơn trong thời gian gần đây (Xem Đồ thị 2).
1
Đồ thị 2 cho thấy năm 2000, khoảng cách giữa mức thu nhập đầu người của Việt Nam với thu nhập
đầu người của Trung Quốc chỉ là 450 USD/người/năm. Nhưng 10 năm sau, đến năm 2010, khoảng
cách đó đã lên tới 3.110 USD/người/năm. Độ doãng rộng hơn gần 2.700 USD. Hay so với Thái Lan,
tương quan khoảng cách tương ứng với các mốc thời gian trên là 1.610 USD và 2.990


USD/người/năm; nghĩa là mức độ “nghèo” hơn của người dân Việt Nam so với người dân Thái Lan đã
tăng thêm gần 1.400 USD/người/năm.
Đồ thị 3 đưa ra một bức chân dung khác: nền kinh tế Việt Nam đang ở trong giai đoạn suy giảm tốc
độ tăng trưởng kéo dài nhất kể từ khi bắt đầu quá trình Đổi mới.
Đồ thị 3. Tăng trưởng GDP của Việt Nam đang trong giai đoạn suy giảm tốc độ kéo dài
2
Nhận định về trạng thái cơ bản của kinh tế Việt Nam hiện nay, hiện có 2 loại ý kiến. Trong đó, một
loại ý kiến nhìn nhận xu hướng tích cực của nền kinh tế thông qua một số mục tiêu đạt được trong năm
2013, ví dụ như kiềm chế lạm phát, tăng dự trữ ngoại tệ, ổn định tỷ giá hối đoái Đà suy giảm tăng
trưởng cũng có vẻ bắt đầu được chặn lại, quá trình phục hồi tăng trưởng bắt đầu với tốc độ tăng GDP
quý sau cao hơn quý trước trong suốt cả năm, mặc dù tăng trưởng GDP cả năm cũng chỉ khoảng 5,4% -
một mức khá thấp. Đó thực sự là những kết quả tích cực và rất có ý nghĩa cho nền kinh tế sau một thời
gian dài vật lộn với khó khăn.
Nhưng cần nhấn mạnh rằng, xu thế tăng trưởng GDP tổng thể - tính theo năm - vẫn chưa được đảo
ngược. Nền kinh tế vẫn đang trên đường thoát ra khỏi tình trạng trì trệ tăng trưởng trong một vài năm
tới. Nếu nói rằng trạng thái cơ bản của nền kinh tế đang là ổn định vĩ mô thì đó là sự ổn định đã được
thiết lập và đặt trên một nền tảng vĩ mô chưa thực sự mạnh.
Tại sao lại nói như vậy? Vì các nhiệm vụ chiến lược mà nền kinh tế phải giải quyết - ba trọng điểm
tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, ba đột phá chiến lược mà Đại hội XI đã đưa ra - vẫn
còn ngổn ngang, mặc dù đang được triển khai khá bài bản và mang tính chiến lược.
Cho nên, có thể nhận định rằng, quỹ đạo cũ của nền kinh tế, tức là quỹ đạo mà nền kinh tế Việt Nam
đang “thăng trầm” trong những năm qua, hiện nay vẫn chưa thay đổi. Trong khi dư địa chính sách bị
thu hẹp, điều đó có nghĩa là nếu nền kinh tế tiếp tục nỗ lực gia tăng thành tích ngắn hạn bằng cách tăng
đầu tư, bằng cách chống lạm phát vẫn theo kiểu như từ trước đến nay thì nền kinh tế vẫn tiếp tục gia
tăng rủi ro, gia tăng nguy cơ dài hạn, chiến lược. Sở dĩ nói như vậy là bởi vì các nỗ lực đầu tư để tăng
trưởng đang diễn ra trong một cấu trúc thực sự chưa hợp lý, theo một cơ chế phân bổ nguồn lực mà
chính Việt Nam đang muốn thay thế nó một cách triệt để và nhanh chóng. Tiếp tục đầu tư trong khuôn
khổ cấu trúc đó để “gỡ” tăng trưởng có thể sẽ là tích đọng thêm rủi ro và nguy hiểm nhiều hơn.
Như chúng ta biết, năm 2013, chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trong bảng xếp
hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tăng 5 bậc. Tăng như vậy, có phải là nền kinh tế đã đảo

chiều? Đây vẫn là một câu hỏi ngỏ. Nhưng dù chúng ta có công nhận rằng nền kinh tế Việt Nam đã đảo
chiều đi chăng nữa thì vẫn mới chỉ là đảo chiều trên một nền tảng chưa thực sự mạnh, với độ rủi ro còn
lớn. Với nền tảng đó, nếu Việt Nam không cẩn thận thì bất ổn định sẽ xuất hiện trở lại và những vấn đề
cơ cấu có khi còn trở nên tồi tệ hơn.
Trên thực tế, các cơ sở cho tăng trưởng của năm 2013 yếu hơn năm 2012. Bằng chứng là tín dụng
sau 11 tháng, chỉ mới tăng được hơn 7,5%. Với sức hút tín dụng yếu như vậy ở một nền kinh tế mà
tăng trưởng GDP lệ thuộc vào vốn đến 80% thì GDP không thể tăng trưởng bình thường. Thêm vào đó,
cơ sở ngân sách cho tăng trưởng năm 2013 cũng chưa vững chắc. Thu chi ngân sách thấp so với tiến độ
cần thiết.
Năm 2013, như nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra, cả 3 cơ sở nội địa của tăng trưởng GDP - khu
vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực doanh nghiệp tư nhân và khu vực nông nghiệp, nông thôn - hoạt
động kém hơn năm trước. Cả 3 động lực tăng trưởng trong nước bị “yếu ga” nghiêm trọng. Nhiều
doanh nghiệp nội địa tiếp tục đóng cửa. Số liệu thống kê cho thấy, tính đến hết tháng 11/2013, số doanh
nghiệp đóng cửa đã lên tới gần 55.000 doanh nghiệp, cao hơn cả số lượng doanh nghiệp đóng cửa của
hai năm trước. Mà doanh nghiệp trụ lại đến năm thứ 3 rồi mới đóng cửa thì đa số đều là những doanh
nghiệp mạnh hơn doanh nghiệp đóng cửa của hai năm trước. Khi những doanh nghiệp này bị đóng cửa,
sức mạnh tăng trưởng GDP cũng bị suy yếu theo.
Đó là chưa tính đến sức cản tăng trưởng của mấy “cục máu đông” – nợ xấu, tồn kho sản phẩm, tồn
kho bất động sản mà đến nay vẫn chưa giải tỏa được như mong muốn.
Cần nhấn mạnh một điểm là việc thực hiện cam kết WTO. Việt Nam tham gia WTO với cam kết
tiến nhanh hơn tới một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh. Nhưng trên thực tế, từ lúc gia nhập vào
WTO, có ba điểm cho thấy Việt Nam chưa thực hiện tốt cam kết đó:
Một là, việc điều hành vĩ mô được thực hiện với không ít những giải pháp hành chính và ngắn hạn.
3
Hai là, khu vực tư nhân - lực lượng quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường - bị suy yếu quá nhiều
trong và sau suy thoái.
Ba là, kể từ khi gia nhập WTO đến nay, “trái tim” của nền kinh tế thị trường là hệ thống giá cả của
Việt Nam vẫn chậm được “cải thiện” theo hướng thị trường một cách đầy đủ, trong không ít tình huống
xử lý vẫn mang tính hành chính, phi thị trường.
Cơ sở nào để nói như vậy? Vì 4 nhóm giá quyết định nhất đều còn mang tính chất của hệ thống giá

“hành chính”. Mà 4 nhóm giá này mới quyết định bản chất kinh tế thị trường của nền kinh tế. Đó là:
i) Nhóm giá năng lượng gồm than, điện, xăng dầu.
ii) Nhóm giá đất đai - nguồn lực đầu vào quan trọng bậc nhất của nền kinh tế.
iii) Giá vốn - giá tiền (lãi suất và tỷ giá).
iv) Giá lao động - tiền lương trong khu vực Nhà nước.
Cần đặt mối liên hệ nhân quả giữa một bên là những cam kết thị trường vào WTO và một bên là kỳ
vọng bay lên của nền kinh tế. Chưa thực hiện đúng cam kết, với thực tế nền kinh tế thiếu ổn định, chưa
bền vững chắc chắn phải có mối liên hệ bản chất.
Cần phải làm gì để xoay chuyển tình hình?
Để vực dậy một nền kinh tế suy yếu với những căn bệnh cơ cấu nghiêm trọng, không phải là việc dễ
dàng. Nhưng càng để tình trạng này tồn tại lâu thì chi phí “sửa sai” sẽ càng đắt. Và nếu để quá muộn thì
có thể sửa sai còn khó hơn muôn phần, kể cả bằng cách tăng chi phí, dù là vượt bậc.
Thực tế mấy năm qua cho thấy, có một điều chắc chắn: nếu “sửa sai” vẫn làm theo kiểu cũ, với cách
thức và giải pháp như mấy năm qua là không được. Để thành công, không thể cứ tập trung lo cải thiện tốc
độ tăng trưởng GDP nhỏ giọt theo kiểu bảo đảm thành tích “quý sau hơn quý trước” trên cơ sở mô hình
tăng trưởng và cơ cấu kinh tế cũ. Để xoay chuyển tình hình, thứ nhất, phải ưu tiên cải cách cơ cấu; thứ
hai là tập trung đột phá. Cách tiếp cận đột phá là phải tái cơ cấu khác hẳn.
Tái cơ cấu trên 3 lĩnh vực như hai năm qua không phải là đột phá. Tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế nhà
nước không thể là đồng khởi tái cơ cấu mấy chục tập đoàn và tổng công ty. Hoặc tái cơ cấu khu vực ngân
hàng chỉ bằng cách sáp nhập các ngân hàng yếu kém thì chỉ làm tăng sở hữu chéo, nghĩa là làm cho câu
chuyện trở nên xấu hơn chứ không phải là đã giải quyết triệt để vấn đề.
Do đó, giải pháp trước mắt là ưu tiên trực tiếp xử lý nợ xấu. Biện pháp chủ yếu là Nhà nước, Chính
phủ nên ưu tiên trả nợ cho doanh nghiệp, khoảng 100 nghìn tỷ đồng. Khoản nợ xây dựng cơ bản lên đến
hàng trăm nghìn tỷ đồng là một trong những phần cơ bản nhất của nợ xấu. 1/2 tổng số nợ xấu nằm trong
nợ doanh nghiệp mà người phải gánh nợ là Chính phủ và chính quyền các cấp. Biện pháp ưu tiên mà
Chính phủ phải làm, quan trọng nhất và hay nhất, giúp tạo lòng tin nhiều nhất là ưu tiên trả nợ doanh
nghiệp.
Một đề xuất nữa là đột phá vào hệ thống giá - “trái tim” của hệ thống thị trường, cơ chế cơ bản để
phân bổ nguồn lực đúng đắn - là cải cách 4 nhóm giá cốt lõi đang mang nặng tính phi thị trường như đã
đề cập ở trên.

Giải pháp tái cơ cấu đầu tư công nên tập trung sửa Luật Ngân sách chung, đồng thời, áp dụng Luật
Ngân sách hàng năm sớm nhất có thể.
Đối với tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, chỉ tập trung 2 - 3 tập đoàn “mẫu” và nên làm thật nhanh,
theo cách từ trên xuống, sau đó mở rộng ra.
Tái cơ cấu ngân hàng thì tập trung giải quyết vấn đề sở hữu chéo, làm sao phải xử lý vấn đề này cho
thực sự khách quan và cơ bản.
Về trung hạn, có nhiều việc cấp bách phải làm nhưng do nguồn lực thiếu, phải có thời gian để gỡ dần.
Tuy nhiên, cần tập trung vào một số trọng điểm sau:
Một là, thay đổi chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài.
Hai là, ưu tiên tạo một số tọa độ đột phá chiến lược kiểu như “đặc khu kinh tế”. Đặc khu nên tập trung
mở ở những vùng cửa khẩu của các vùng kinh tế trọng điểm như Quảng Ninh - Hải Phòng ở phía Bắc và
4
Bà Rịa - Vũng Tàu ở phía Nam. Còn ở miền Trung nên mở Đặc khu Kinh tế Đà Nẵng - Chân Mây, Lăng
Cô. Những tọa độ mở đặc khu để đột phá phải gắn với những vùng trọng điểm để tạo sự lan tỏa mạnh.
Tóm lại, dù ý kiến đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn còn khác nhau, song trong tầm
nhìn dài hạn, chiến lược, Việt Nam vẫn là một tọa độ phát triển có sức hấp dẫn đặc biệt. Ngay trong
năm 2013 đầy khó khăn như kể ở trên, song tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp
mới và tăng thêm gần 60% so với năm 2012. Con số đó nói lên một triển vọng và xác nhận niềm tin
của các nhà đầu tư, rằng Việt Nam hoàn toàn có thể thoát nhanh khỏi tình trạng trì trệ hiện tại, để bứt
phá và tiến vượt lên, miễn là quá trình tái cơ cấu đích thực không còn bị trì hoãn lâu hơn nữa.
GS.TS. Trần Đình Thiên
– Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×