Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC HÌNH VI PHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.62 KB, 4 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN





ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
HÌNH VI PHÂN
1. Thông tin về giảng viên:
- Họ và tên: Phó Đức Tài
- Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ
- Thời gian, địa điểm làm việc: Các buổi sáng từ 7:00-11:30, tại Phòng bộ môn Đại
số - Hình học - Tôpô (Phòng 301 Nhà T3).
- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Đại số - Hình học - Tôpô, Khoa Toán - Cơ - Tin học
- Điện thoại, email:
- Các hướng nghiên cứu chính: Lý thuyết kì dị, Hình học đại số, Đại số máy tính.
2. Thông tin về môn học:
- Tên môn học: Hình vi phân
- Mã môn học:
- Số tín chỉ: 2
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động học tập:
+ Nghe giảng lý thuyết trên lớp. 29
+ Tự học: 1
- Đơn vị phụ trách môn học:
+ Bộ môn Đại số - Hình học - Tôpô
+ Khoa Toán - Cơ - Tin học
- Môn học tiên quyết: Cơ sở hình vi phân.
- Môn học kế tiếp: Không.
3. Mục tiêu của môn học:
- Mục tiêu về kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hình học


hình học Riemann.


- Mục tiêu về kĩ năng: Liên hệ với các ngành khoa học khác, cụ thể là với vật lý.
- Các mục tiêu khác: Trong quá trình học sẽ có một số bài tập lớn để sinh viên bắt đầu
làm quen với việc tự nghiên cứu.
4. Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học này là một nối tiếp của môn Cơ sở hình vi phân. Có thể gọi một tên khác là
hình học Riemann, vì Riemann (1826-1866) là người đặt nền móng cho Hình học vi
phân hiện đại, khi ông bổ sung cấu trúc vi phân bậc hai (mà ngày nay gọi là độ đo
Riemann) cho đa tạp vào năm 1854. Hình học Riemann có rất nhiều ứng dụng trong
vật lý, chẳng hạn trong nhiều công trình quan trọng của A. Einstein về lý thuyết

2
tương đối tổng quát. Chương 1 bàn về khái niệm đa tạp khả vi, đa tạp Riemann và
các cấu trúc trên đó. Chương 2 giới thiệu các tính toán tenxơ trên đa tạp, đặc biệt
những khái niệm quan trọng như tenxơ Ricci và tenxơ Einstein sẽ được giới thiệu.
Chương 3 bàn về hình học của một trường hợp đặt biệt, các không gian có độ cong
hằng số, nhưng bao hàm nhiều không gian quan trọng. Chương cuối cùng là một giới
thiệu sơ lược về không gian Einstein.
5. Nội dung chi tiết môn học:
Chương 1: Đa tạp Riemann
1.1 Các khái niệm cơ bản về đa tạp
1.2 Không gian tiếp xúc
1.3 Độ đo Riemann
1.4 Liên thông Riemann
Chương 2: Tenxơ độ cong
2.1 Khái niệm về tenxơ
2.2 Tenxơ của lát cắt
2.3 Tenxơ Ricci và Tenxơ Einstein

Chương 3: Không gian với độ cong hằng số
3.1 Không gian Hyperbolic
3.2 Đường trắc địa và trường Jacobi
3.3 Không gian Clifford-Klein
3.4 Các dạng của không gian Euclid 3 chiều và không gian cầu
Chương 4: Không gian Einstein
4.1 Phương trình Einstein
4.2 Không gian Einstein thuần nhất
4.3 Tenxơ
6. Học liệu:
6.1 Học liệu bắt buộc:
1. W. Kühnel, Differential Geometry: Curves - Surfaces - Manifolds, AMS, 2005.
2. Khu Quốc Anh và Nguyễn Doãn Tuấn, Lý thuyết liên thông và hình học
Riemann, NXB ĐHSP 2004.
6.2 Học liệu tham khảo:
3. T. Aubin, A course in Differential Geometry, AMS, 2000.
4. S. Gallot, D. Hulin, J. Lafontaine, Riemannian Geometry, Springer-Verlag, 3
rd

edition, 2004.
5. S. S. Chern, W. H. Chen, K. S. Lam, Lectures on Differential Geometry, World
Scientific, 2000.

3
7. Hình thức tổ chức dạy học:
7.1 Lịch trình chung:
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp

Thực hành,
thí nghiệm,
điền dã
Tự học, tự
nghiên
cứu
Lý thuyết Bài tập
Thảo
luận
Chương 1 8 0 0 0 0 8
Chương 2 8 0 0 0 0 8
Chương 3 8 0 0 0 0 8
Chương 4 5 0 0 0 1 6
Tổng 29 0 0 0 1 30
7.2 Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể:
Tuần Nội dung chính
Yêu cầu sinh
viên chuẩn bị
Hình thức tổ
chức dạy học
Ghi chú
1 1.1 Giảng trên lớp
2 1.2 Giảng trên lớp
3 1.3 Giảng trên lớp
4 1.4 Giảng trên lớp
5 2.1 Giảng trên lớp
6 2.2 Giảng trên lớp
7 2.3 Giảng trên lớp
8
Ôn tập

Kiểm tra giữa kì
Giảng trên lớp
9 3.1 Giảng trên lớp
10 3.2 Giảng trên lớp
11 3.3 Giảng trên lớp
12 3.4 Giảng trên lớp
13 4.1 Nộp bài tập Giảng trên lớp
14 4.2 Giảng trên lớp
15
4.3
Ôn tập cuối kì
Giảng trên lớp
8. Yêu cầu của giảng viên đối với môn học:
- Yêu cầu của giảng viên về điều kiện để tổ chức giảng dạy môn học: Không.
- Yêu cầu của giảng viên đối với sinh viên như: tham gia học tập trên lớp đầy đủ (số
tiết có mặt ít nhất là 0.7 trên tổng số), nộp bài tập đúng thời hạn.

4
9. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá môn học:
9.1 Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm:
- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%
- Thi giữa kỳ: 20%
- Thi cuối kỳ: 60%
9.2 Lịch thi và kiểm tra (kể cả thi lại):
- Thi giữa học kỳ: Tuần thứ 8
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15
9.3 Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và các nhiệm vụ mà giảng viên giao cho sinh
viên:Xem ở mục 9.1
Bài tập lớn cho mỗi nhóm khoảng 3 sinh viên sẽ được giao vào tuần thứ 8, nộp vào
tuần thứ 13. Giáo viên sẽ trả vào tuần thứ 14.


×