Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Điều tra thành phần, sự đa dạng sinh học của các loài côn trùng gây hại và thiên địch của chúng trên cây đậu tương và nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của loài sâu róm 4 gù Dasichira spp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.69 MB, 58 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Văn Dũng
Lời cảm ơn
Trước hết tôi xin trân thành cảm ơn TS. Nguyễn Xuân Thành – Viện
Sinh Thái và Tài Nguyên Sinh Vật. Người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn về
mọi mặt trong quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ của Trung Tâm Đậu Đỗ của Viện
Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện tốt cho chúng tôi trong
quá trình điều tra tại khu ruộng thí nghiệm của trung tâm.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô, cán bộ
Khoa Công Nghệ Sinh Học - Viện Đại Học Mở Hà Nội đã tận tình chỉ bảo,
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập suốt 4 năm học vừa qua, cũng như
trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cô các bác nông dân tại thôn
Khuyến Lương –Trần Phú – Hà nội và Thôn Ninh Sở – Thường Tín –Hà Nội
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi điều tra tại thực địa .
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, Tháng 4 năm 2012
Sinh viên

Trịnh Văn Dũng
Viện Đại Học Mở Hà Nội Khoa Công Nghệ Sinh Học
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Văn Dũng
MỤC LỤC
Viện Đại Học Mở Hà Nội Khoa Công Nghệ Sinh Học
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Văn Dũng
MỞ ĐẦU
1. Đặt Vấn Đề.
Dân số thế giới hiện tại đã đạt ngưỡng 7 tỉ người (năm 2011), thế giới
loài người chúng ta cần một lượng lương thực vô cùng to lớn để đáp ứng nhu


cầu sống của lượng dân số khổng lồ này. Bài toán lâu nay của ngành nông
nghiệp của các nước trên thế giới được giải bằng các giải pháp như dùng
lượng phân bón hóa học lớn, dùng thuốc trừ sâu hóa học để đạt năng suất cao
nhất nhưng hệ quả để lại rất to lớn như: dư lượng thuốc trừ sâu hóa học lớn
gây ra rất nhiều loại bệnh đối với loài người, sự suy giảm đa dạng sinh học
một cách nghiêm trọng, bên cạnh đó xuất hiện những dịch bệnh bùng phát
trên quy mô rất lớn với sự tàn phá khủng khiếp ví dụ: bão châu chấu ở châu
phi, đại dịch vàng lùn lùn xoắn lá ở Việt Nam, dịch ốc bươu vàng ở Việt
Nam …
Vậy lý do ở đây là gì ?
Như chúng ta đã biết từ những năm giữa của thế kỉ 20 về trước dân số
thế giới còn ít nền nông nghiệp thế giới cũng như nước ta đi theo hướng tự
nhiên hoàn toàn ít có sự can thiệp sâu của con người. cây trồng được phát
triển tự nhiên có sử dụng thêm 1 lượng phân bón hữu cơ (phân xanh, phân
chuồng), không sử dụng bất cứ 1 loại phân bón hóa học thuốc trừ sâu hóa học
nào, các loài thiên địch và côn trùng gây hại đều phát triển nên chúng kìm
hãm lẫn nhau vì vậy ít có dịch bệnh xảy ra trên đồng ruộng.
Xét về yếu tố sinh thái vai trò của các loài trong chuỗi thức ăn là như
nhau không có khái niệm loài có hại và loài có ích. Nhưng xét về khía cạnh
đối với con người những loài nào làm ảnh hưởng đến lợi ích của họ là loài có
hại và họ tiêu diệt triệt để. Cụ thể từ khi loài người bước vào cuộc cách mạng
khoa học kĩ thuật rất nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu hóa học đã được tìm
ra chúng được sử dụng tràn lan có những loại thuốc tiêu diệt cả những loài có
Viện Đại Học Mở Hà Nội Khoa Công Nghệ Sinh Học
1
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Văn Dũng
ích. Kết quả là năng suất cây trồng tăng cao đáp ứng nhu cầu lương thực cho
nhân loại nhưng nó cũng để lại không ít những hậu quả vô cùng nghiêm trọng
như đã có nhiều nơi xảy ra dịch bệnh vô cùng nghiêm trọng mà việc dập tắt
các dịch bệnh đó là rất khó khăn.

Tại Việt Nam đất nước mà có gần 70% dân số làm nông nghiệp. Nông
nghiệp vẫn còn chiếm tỉ trọng rất cao trong cơ cấu GDP. Thì việc phòng trừ
sâu bệnh trên đồng ruộng nói chung và trên các cây công nghiệp quan trọng
điển hình như cây đậu tương diễn ra thường xuyên. Biện pháp thường được
sử dụng rộng rãi là phun thuốc trừ sâu hóa học, số lần phun thuốc trừ sâu
bệnh là từ 1 – 2 lần/vụ đến 3 – 6 lần/vụ. Bên cạnh những ưu điểm của mình
như là hiệu quả nhanh, kịp thời, hiệu quả trên phạm vi rộng, tác dụng với
nhiều loại sâu, bệnh trên cây trồng và có thể áp dụng bất kỳ mọi nơi, mọi điều
kiện, thì biện pháp hóa học có rất nhiều nhược điểm điển hình như là: nó gây
ô nhiễm môi trường trên diện rộng, để lại một dư lượng thuốc đáng kể trong
sản phẩm làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, tồn dư thuốc trong đất
trong nước… Mặt khác do việc lạm dụng thuốc trừ sâu hóa học sử dụng liên
tục, nhiều lần với nồng độ cao làm cho sâu hại quen thuốc dẫn đến tính kháng
thuốc làm xuất hiện dịch hại mới trên cây trồng gây hại với mức độ nặng hơn
và quan trọng là khó phòng trừ tiêu diệt nó hơn . Ngoài ra chính việc sử dụng
thuốc trừ sâu không đúng chỗ , không đúng cách , không đúng liều lượng đã
làm ảnh hưởng rất lớn đến cân bằng sinh thái , làm mất cân bằng sinh thái ,
làm giảm sút rõ rệt tính đa dạng của các quần thể có ích như kiến vàng , bọ
rùa đỏ, nhện có ích …
Một câu hỏi đặt ra cho chúng ta là làm sao và phải làm như thế nào để
có thể khắc phục những nhược điểm của việc sử dụng thuốc hóa học ?
Vậy để khắc phục những nhược điểm đó ta cần phải có những biện pháp
phòng trừ sâu bệnh khác như là : Biện pháp thủ công , biện pháp canh tác, sử
Viện Đại Học Mở Hà Nội Khoa Công Nghệ Sinh Học
2
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Văn Dũng
dụng thuốc trừ sâu sinh học thân thiện với môi trường, áp dụng các biện pháp
thay đổi chủng loại thuốc cho từng loại đối tượng dịch hại ở mỗi vùng, mỗi
khu vực sinh thái khác nhau điều đó giúp làm giảm khả năng kháng thuốc của
dịch hại cũng như khả năng quen thuốc của sâu. Hiện nay biện pháp phòng

trừ sâu hại được sử dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến là quản lý dịch hại tổng
hợp IPM (Intergrated Pest Management), với mục tiêu tác động toàn bộ hệ
sinh thái đồng ruộng, ngăn ngừa tác hại của côn trùng gây hại, phát huy các
thành phần có ích, nâng cao sức đề kháng của cây trồng, nhằm đạt năng suất
chất lượng cao. Trong đó biện pháp đấu tranh sinh học được xem là nền tảng
là nòng cốt của phương pháp này. Ngay từ thời xa xưa con người đã biết lợi
dụng những loại sinh vật có ích để phòng trừ dịch hại trên đồng ruộng. Vào
thế kỷ 18 nhà khoa học Fish đã thí nghiệm dung bọ rùa ăn rệp, đầu thế kỷ 20
có nhiều công trình mang tính quy luật về vai trò của sâu ăn thịt như bọ rùa,
bọ xít, kiến…
Hiện nay đã có nhiều công nghiên cứu về sự đa dạng số lượng các loài
côn trùng gây hại và thiên địch trên cây đậu tương, tuy nhiên việc tiếp tục
nghiên cứu và điều tra về sự biến động các số lượng loài sâu hại và thiên địch
trên cây đậu tương vẫn hết sức quan trọng và cần thiết. Mặt khác nghiên cứu
đặc tính sinh học, sinh thái ở một số loài điển hình như sâu róm 4 gù nâu giúp
chúng ta hiểu sâu hơn về quy luật phát triển sinh học sinh thái của các loài
côn trùng gây hại để có thể khuyến nghị biện pháp phòng trừ ưu việt nhất.
Xuất phát từ tầm quan trọng này, được Khoa Công Nghệ Sinh Học –
Viện Đại Học Mở Hà Nội cho phép, được sự giúp đỡ của Tiến Sỹ Nguyễn
Xuân Thành – Viện Sinh Thái và Tài Nguyên Sinh Vật chúng tôi đã tiến
hành thực tập nghiên cứu viết khóa luận tốt nghiệp với đề tài:
Viện Đại Học Mở Hà Nội Khoa Công Nghệ Sinh Học
3
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Văn Dũng
‘‘ Điều tra thành phần, sự đa dạng sinh học của các loài côn trùng
gây hại và thiên địch của chúng trên cây đậu tương và nghiên cứu các
đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của loài sâu róm 4 gù Dasichira
spp. ”
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI :
Đề tài nhằm một số mục tiêu sau đây :

• Điều tra thực địa thu thập mẫu vật, xác định thành phần, số lượng các
loài côn trùng gây hại và các loài thiên địch của chúng trên sinh quần đậu
tương ở Hà Nội và các vùng phụ cận.
• Bước đầu tìm hiểu về những đặc tính sinh học sinh thái của loài sâu
róm 4 gù
• Bước đầu tìm hiểu đặc tính các pha phát triển của các loài côn trùng
gây hại.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
Việc điều tra thành phần loài côn trùng gây hại và thiên địch của chúng
trên sinh quần đậu tương có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bảo vệ cây
trồng mà vẫn đảm bảo yếu tố sinh thái được cân bằng.
Trên cơ sở điều tra thành phần, mật độ sau hại và thiên địch trên sinh
quần lạc và đậu tương ở Hà Nội và các vùng phụ cận. Theo dõi giám sát sự
biến động mật độ quần thể các loài có hại và các loài thiên địch của chúng
nhằm để suất các biện pháp bảo vệ các loài có ích, đồng thời đưa ra khuyến
cáo cho thời vụ hợp lý nhất.
Từ nghiên cứu đặc tính sinh học sinh thái của loài sâu róm 4 gù
Dasichira spp. nhằm cung cấp các dữ liệu khoa học cho việc phòng trừ
chúng đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời góp phần bảo về môi trường
hướng tới phát triển bền vững vì tương lai sự tồn vong của loài người.

Viện Đại Học Mở Hà Nội Khoa Công Nghệ Sinh Học
4
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Văn Dũng
PHẦN I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tình Hình Nghiên Cứu Côn Trùng Gây Hại Trên Cây Đậu
Tương Trong Và Ngoài Nước.
Đậu tương là một loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, theo một số
tài liệu cho rằng đậu tương có nguồn gốc từ Đông Nam Châu Á, nhưng hiện

nay khoảng 45% diện tích trồng đậu tương và khoảng 55% sản lượng đậu
tương thế giới nằm ở nước Mỹ, trong những năm gần đây đậu tương được
phát triển thành một loại cây trồng chính trong ngành nông nghiệp Việt Nam.
Đi đôi với không ngừng mở rộng diện tích như vậy trên thế giới và Việt Nam
đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đậu tương, trong đó côn trùng gây
hại và các loài thiên địch của chúng là một vấn đề luôn được nhắc đến và có
rất nhiều đề tài nói về vấn đề này. Tuy nhiên tùy theo từng điều kiện sinh thái,
địa lý, giống, kĩ thuật canh tác của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia có ảnh
hưởng rất lớn tới sự biến động thành phần, số lượng của các loài sâu hại và
thiên địch của chúng.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu côn trùng gây hại trên cây đậu tương ở
nước ngoài.
Diện tích cây đậu tương trên toàn thế giới là khá lớn và đang ngày càng
được mở rộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Do đó có
nhiều nhà khoa học đã và đang bắt tay vào nghiên cứu về cậy đậu tương,
cũng như những vấn đề về thành phần, sự biến động số lượng sâu hại góp
phần phòng trừ sâu hại giúp tăng năng suất của đậu tương đồng thời làm
giảm tác động xấu tới sự cân bằng sinh thái .
Theo Lowell( 1976) ở Hoa kỳ đã ghi nhận được 950 loài chân đốt trên
đậu tương, trong đó chỉ có 19 loài gây hại chính (chiếm 5%) gồm: 2 loại hại
Viện Đại Học Mở Hà Nội Khoa Công Nghệ Sinh Học
5
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Văn Dũng
quả, 14 loại hại lá, 3 loài hại dễ, thân, hạt. Có dưới 2% số loài gây hại mang
tính nghiêm trọng như: sâu xanh , sâu đo, sâu ăn quả và bọ xít xanh. Số còn
lại thuộc nhóm các loài sâu nhất thời, ký sinh hoặc ăn mồi…[48].
Ở Nhật Bản, theo Kobayshi (1976, 1978) trên cây đậu tương có khoảng
25 loài sâu hại quan trọng. Trong đó có 4 loài sâu đục quả ,20 loài bọ xít và 1
loài ruồi đục quả với 7 loài gây hại nghiêm trọng: sâu đục quả 2 loài, sâu ăn
quả 1 loài, bọ xít 3 loài muỗi đục quả 1 loài [45,46].

Tại Thai Lan có hơn 30 loài sâu hại tìm thấy trên đồng ruộng đậu
tương, trong đó có hơn 10 loài gây hại chính làm giảm năng suất là: dòi đục
thân, sâu đục lá, rệp đầu xanh, sâu xám, sâu xanh, mối và sâu cuốn lá [47].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu côn trùng gây hại trên cây đậu tương
ở trong nước.
Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra côn trùng cơ bản năm 1967-1968
của Viện Bảo Vệ Thực Vật trên cây đậu tương đã thống kê 88 loài sâu hại,
với 43 loài thường xuyên xuất hiện và trên 10 loài [chiếm 12,5] hại chính
[40].
Theo Nguyễn Văn Cảm và cộng sự (1979) thì ở các tỉnh phía nam, trên
đậu tương có khoảng 195 loài côn trùng. Gây hại có 85 loài, trong đó có 3 loài
hại gốc dễ, 4 loài đục thân và quả, 54 loài ăn lá và 24 loài chích hút [22].
Cũng theo Trần Đình Chiến & Đặng Thị Dung nghiên cứu sự đa dạng
dạng thành phần sâu hại trên đậu tương năm 1996 – 1999 ở hà nội và vùng
phụ cận đã thu được kết quả: 69 loài thuộc 7 bộ, 28 họ côn trùng khác nhau.
Bộ có số loài phổ biến và phong phú nhất là bộ cánh vảy (Lepidoptera ). Sau
đó đến bộ cánh nửa ( Hemiptera ) và bộ cánh cứng ( coleoptera). Các họ có
số loài phong phú là họ ngài sang (Pyralidae), họ ngài đêm (Noctuidae), họ
ngài độc (Lymantridae), họ châu chấu (Acrididae), họ bọ xít 5 đốt râu
(Pentatomidae) và họ ánh kim (Chrysomelidae). Trong số 69 loài sâu hại thu
Viện Đại Học Mở Hà Nội Khoa Công Nghệ Sinh Học
6
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Văn Dũng
được trên đậu tương có 7 loài được xác định là các loài sâu hại chủ yếu. Đó là
dòi đục thân (Melanagromyza sojae Zehnter). sâu cuốn lá (Hedylepta
indicata Fabr), sâu đục quả (Maruca testulalis Geyer), sâu khoang
(Spodoptera litura Fabr), bọ xít xanh (Nezarra ciridula). Bọ xít vai đỏ
(Piezodorus hybueri) và rệp muội đậu tương (Aphis glycines Matsumura).[]
Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Văn Duy, Phan Thanh Nam (1996)
trong 1 vụ đậu tương ở Hà Nội và các tỉnh phụ cận , đã thu được 29 loài sâu

hại chính, trong đó bộ cánh vẩy Lepidoptera có số lượng nhiều nhất với 10
loài ( chiếm 31%), các bộ khác mỗi bộ có 4 – 6 loài ( bộ cánh cứng, bộ cánh
nửa, bộ cánh thẳng và bộ 2 cánh), bộ cánh tơ có số lượng thấp nhất 1 loài
[6,14]
Gần đây nhất Nguyễn Xuân Thành (2010) đã xuất bản tập Alat côn
trùng tập 1 cung cấp đầy đủ đặc tính sinh học sinh thái và hình ảnh minh họa
của hơn 30 loài côn trùng hại các cây họ đậu và các loài cây thực phẩm khác
[27]
Bên cạnh các công trình nghiên cứu về thành phần loài và mức độ phổ
biến của các loài sâu hại trên cây đậu tương thì cũng có nhiều tác giả đi sâu
vào nghiên cứu đặc tính sinh học sinh thái của các loài sâu chủ yếu như:
Lương Minh Khôi (1988) đã nghiên cứu về sâu cuốn lá [14]. Năm 1999
Quách Thị Ngọ nghiên cứu sinh học và biện pháp phòng trừ rệp hại đậu
tương. Khuất Đăng Long năm 2002 đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa giai
đoạn sinh trưởng của các giống đậu tương và biến động số lượng của 2 loài
ruồi đục thân đậu tương tại khu vực Gia Lâm – Hà Nội. Ngoài ra còn nhiều
công trình tổng hợp khác về các loài sâu hại chính trên cây đậu tương và biện
pháp phòng trừ chúng.
Như vậy các loài côn trùng gây hại trên đậu tương đã được nghiên cứu
khá hoàn chỉnh, tuy các công trình nghiên cứu về thành phần loài thực hiện tại
Viện Đại Học Mở Hà Nội Khoa Công Nghệ Sinh Học
7
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Văn Dũng
nhiều địa điểm, quy mô và thời gian khác nhau nhưng về cơ bản đều có sự
thống nhất về các loài sâu hại chính trên cây đậu tương góp phần quan trọng
và việc phòng trừ chúng tăng hiệu quả kinh tế của cậy đậu tương đồng thời
cũng góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, giữ cho cân bằng sinh thái
được bền vững.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THIÊN ĐỊCH CỦA CÔN
TRÙNG GÂY HẠI ĐÂU TƯƠNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.

1.2.1. Tình hình nghiên cứu thiên địch của côn trùng gây hại đậu
tương ở nước ngoài.
Song song tồn tại với những loài côn trùng gây hại cây trồng nói chung
và cây hại đậu tương nói riêng là những loài thiên địch tiêu diệt sâu. Những
loài thiên địch này là những mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn của hệ
sinh thái sinh quần đậu tương, chúng luôn luôn tồn tại trên đồng ruộng và có
vai trò rất to lớn là điều hòa mật độ, kìm hãm sự phát sinh côn trùng gây hại
thành dịch của sâu rất hữu hiệu. Khi số lượng của các loài thiên địch được
nhân lên đúng mức có thể chúng ta không bao giờ phải sử dụng đến thuốc trừ
sâu do chúng tấn công tiêu diệt hầu hết các loại công trùng gây hại nông lâm
nghiệp. Chúng được chia thành 3 nhóm chính: Nhóm thiên địch ký sinh (ong
ký sinh, ruồi ký sinh…) đây là hình thức của sinh vật sống bên trên hoặc
trong cơ thể sinh vật khác, ở đây chúng lấy thức ăn từ vật chủ trong suốt quá
trình phát triển hay là trong một giai đoạn phát triển gắn bó với vật chủ.
Nhóm thứ hai là nhóm bắt mồi ăn thịt như: kiến vàng, bọ xít ăn thịt, bọ rùa ăn
thịt, bọ cánh cứng, bọ ngựa…, đây là những côn trùng săn bắt, cắn xé và ăn
thịt các loài côn trùng gây hại ở nhiều giai đoạn sinh trưởng. Nhóm thứ 3 là
nhóm tuyến trùng và vi sinh vật gây bệnh.
Tuy nhiên những loài thiên địch này cũng khá nhạy cảm với các loại
thuốc trừ sâu. Chúng có tốc độ phát triển chậm hơn sâu bệnh, nên việc sử
Viện Đại Học Mở Hà Nội Khoa Công Nghệ Sinh Học
8
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Văn Dũng
dụng thuốc trừ sâu tràn lan như hiện nay có ảnh hưởng lớn tới các loài sinh
vật này và ảnh hưởng tới sự cân bằng sinh thái gây ô nhiễm môi trường. Do
đó có rất nhiều nhà khoa học ở trên thế giới cũng như Việt Nam đã nghiên
cứu thống kê số lượng, thành phần, đặc tính sinh học sinh thái của những loài
này nhằm bảo vệ chúng và bước đầu thực hiện việc nuôi nhân số lượng của
chúng. Sau đây tôi xin giới thiệu một số công trình đó:
Theo B.M Shepard & cộng sự trong các loài thiên địch của sâu hại trên

rau và đậu tương ở khu vực Đông Nam Á thì loài thiên địch bắt mồi chân
khớp là nhóm thiên địch đa dạng và đông đảo nhất họ đã thống kê được có tới
43 loài, chúng là nhóm thiên địch quan trọng nhất trên hầu hết các loại cây
trồng và rất mẫn cảm với thuốc trừ sâu hóa học, bên cạnh đó họ cũng thống
kê được 21 loài ký sinh, 14 loại bệnh hại côn trùng do nấm, 3 loại virut, 2 loại
động vật nguyên sinh và 1 loại tuyến trùng.[50].
Grazzoni và cộng sự (1994) cho biết trên đậu tương ở vùng nhiệt đới có
tới 52 loài ký sinh thuộc bộ cánh màng tập chung chủ yếu ở 3 họ
(Braconidae, Ichneumonidae, Chalcididae) và bộ 2 cánh tập chung chủ yếu ở
họ Tachinidea [49].
Theo nghiên cứu của Lowell (1976) chỉ ra rằng mỗi loài sâu hại quả
chính bị ít nhất một loài ký sinh khống chế số lượng. Toàn bộ sâu hại trên đậu
tương bị 23 loài côn trùng ký sinh khống chế số lượng trong đó sâu hại quả bị
6 loài ký sinh, sâu ăn lá, sâu khoang, sâu róm, sâu đo, và bọ cánh cứng bị 16
loài ký sinh. Sâu hại rễ bị 1 loài ký sinh, riêng đối với sâu xanh bị 10 loài ký
sinh liên kết thường xuyên [48].
Ngoài ra theo nghiên cứu của một số tác giả: côn trùng ký sinh sâu xanh
Helicoverpa armigera và H.obsoleta có sô loài phong phú nhất với 89 loài
trong đó: bộ 2 cánh có 32 loài, bộ cánh màng có 57 loài. Trong 32 loài thuộc
bộ 2 cánh thì họ Tachinidea có số lượng loài nhiều nhất 28 loài, họ Muscidae
Viện Đại Học Mở Hà Nội Khoa Công Nghệ Sinh Học
9
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Văn Dũng
1 loài và sarcophagidae 3 loài. Bộ cánh màng 57 loài thuộc 7 họ, trong đó họ
Braconidae có số lượng nhiều nhất 20 loài, sau đó đến họ Ichneumonidae 17
loài, Chalcidae và Trichogrammatidae mỗi họ 6 loài, Scelionnidae 5 loài
Eulophidae 2 loài và Aphelinidae 1 loài. Còn Helicoverpa virescens chỉ bị 4
loài ký sinh: họ Braconidae 3 loài và một số loài ruồi thuộc họ
Sarcophagidae.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu thiên địch của côn trùng gây hại đậu

tương ở trong nước.
Tại Việt Nam cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về các loài thiên
địch của sâu hại đậu tương như Hà Quang Hùng (1988) nghiên cứu thành
phần ong ký sinh ruồi đục thân đậu tương ở vùng Gia Lâm – Hà Nội đã thu
được 7 loài trong đó có 6 loài ký sinh pha nhộng và 1 loài ký sinh pha sâu
non. Đồng thời tác giả còn nghiên cứu về mối quan hệ giữa giai đoạn sinh
trưởng của cây đậu tương và tỷ lệ ruồi ký sinh [15].
Cùng năm đó, theo Lương Minh Khôi, Trần Huy Thọ (1988) nghiên
cứu về sâu cuốn là cho biết: Ong ký sinh cuốn lá đậu tương gồm 6 loài trong
đó có 5 loài ký sinh bậc 1 chủ yếu là họ Braconidae và Ichneumonidae, và 1
loài ký sinh bậc 2 [10].
Phạm Văn Lầm (1993) cho biết quá trình điều tra thu thập kẻ thù tự
nhiên của sâu hại đậu tương từ năm 1982 – 1992 đã thu được 64 loài thiên
địch của sâu hại đậu tương. Chúng thuộc 4 bộ côn trùng. Các loài thiên địch
thu thập được tập chung chủ yếu ở bộ cánh màng 40 loài (chiếm 62,5% tổng
số loài thu được), bộ cánh cứng chiếm 14 loài (chiếm 21,9% tổng số loài), bộ
cánh nửa 7 loài (chiếm 10,9% tổng số loài), bộ 2 cánh 3 loài (chiếm 4,7%).
Các loài thiên địch đã thu thập được gồm 22 loài côn trùng bắt mồi ( chiếm
34,4% tổng số loài ), 33 loài ký sinh bậc 1 (chiếm 51,6% tổng số ), 7 loài ký
sinh bậc 2 ( chiếm 10,9%), 1 loài vừa là ký sinh bậc 1 vừa là ký sinh bậc 2 và
Viện Đại Học Mở Hà Nội Khoa Công Nghệ Sinh Học
10
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Văn Dũng
1 loài ký sinh trên côn trùng bắt mồi. Trong đó mới chỉ xác định được tên
khoa học của 58 loài gồm: 6 loài là ký sinh trứng, 15 loài là ký sinh sâu non
và 6 loài ký sinh nhộng sâu hại. Tuy số lượng loài thiên địch đã được phát
hiện là 64 loài, nhưng chỉ có 20 loài phổ biến [18].
Kết quả nghiên cứu của Vũ Quang Côn và cộng sự ( 1996) cho thấy
thành phần côn trùng ký sinh trên cây đậu tương ở phía bắc Việt Nam rất
phong phú 42 loài. Trong đó có 39 loài thuộc bộ cánh màng, 3 loài thuộc bộ

hai cánh. Họ Braconidae có số lượng loài nhiều nhất 14 loài, sau đó đến họ
Ichneumonidae 8 loài, các họ khác mỗi họ có 1 – 5 loài. Trong tập hợp ký
sinh chung trên đậu tương một số loài có vai trò quan trọng trong việc kìm
hãm sự phát sinh, gây hại của sâu cuốn lá 5 loài, sâu khoang 2 loài dẫn tới tỷ
lệ các loài sâu này bị nhiễm ký sinh khá cao sâu cuốn lá 5 – 35%, sâu
khoang 35 – 40% [19].
Hoàng Thị Hằng & Hà Quang Hùng đã điều tra thành phần côn trùng
bắt mồi trên đậu tương vụ đông xuân tại Chương Mỹ - Hà Tây đã thu được
khá phong phú số loài: vụ đông 2005 (26 loài), vụ xuân 2006 (33 loài), trong
đó bộ cánh cứng xuất hiện nhiều nhất, phổ biến là các họ bọ chân chạy. [8]
Theo Đặng Thị Dung (1999), thành phần côn trùng ký sinh ở vùng Hà
Nội và phụ cận có 51 loài thuộc 2 bộ, 14 họ. Các loài ký sinh chủ yếu tập
chung ở bộ cánh màng 46 loài, bộ 2 cánh 5 loài. Trong bộ cánh mang thì họ
ong đen kén nhỏ Braconidae có số lượng loài thu được nhiều nhất 20 loài, sau
đó là họ Scelionnidae 8 loài, họ Ichneumonidae 7 loài, họ Chalcididae 4 loài,
các họ còn lại mỗi họ có 1 – 2 loài. Các loài côn trùng ký sinh thuộc bộ hai
cánh tập chung nhiều ở họ Tachinidae 3 loài, họ Braulidae và Phoridae mỗi
họ 1 loài. Các côn trùng ký sinh thu được chủ yếu có đặc tính ký sinh sâu non
của nhiều loài sâu hại đậu tương thuộc bộ cánh vẩy (29/51 loài). Một số loài
ký sinh từ pha sâu non, hoàn thành các giai đoạn tiếp theo và pha nhộng. Pha
Viện Đại Học Mở Hà Nội Khoa Công Nghệ Sinh Học
11
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Văn Dũng
nhộng thu được 5 loài. Ngoài ra tác giả còn nghiên cứu đặc điểm hình thái
sinh học của các loài ký sinh quan trọng, cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới
hoạt động của chúng. [4].
Khuất Đăng Long (2001) nghiên cứu thành phần và vai trò của nhện lớn
bắt mồi trên đậu tương cho biết đã thu được 26 loài nhện lớn bắt mồi thuộc 9
họ khác nhau. Trong đó loài nhện linh miêu vân xiêm trắng Oxyopes javanus
có số lượng nhiều nhất, tiếp đó là nhện sói Pardosa pseudoannulata, thứ 3 là

nhện nhảy Bianor hotingchiehi [22].
Qua các công trình nghiên cứu của các tác giả cho chúng ta nhìn thấy
khá toàn diện sự phong phú cũng như sự hữu ích của các loài thiên địch của
sâu hại đâu tương , nó có vai trò rất quan trọng trong việc kìm hãm và khống
chế sô lượng các loài sâu hại. Do đó cần có biện pháp bảo vệ và khích lệ sự
hoạt động của chúng trên đồng ruộng.
Viện Đại Học Mở Hà Nội Khoa Công Nghệ Sinh Học
12
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Văn Dũng
PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 . Đối tượng và nội dung nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Sự đa dạng về côn trùng trên cây tương
và đặc điểm sinh thái, sinh học loài sâu róm 4 gù Dasichira spp.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu:
a- Điều tra nghiên cứu sự đa dạng về thành phần loài và sự phân bố của
loài theo không gian và theo ký chủ (Cây đậu tương)
b- Điều tra nghiên cứu sự biến động số lượng của loài gây hại cây đậu
tương
c. Nghiên cứu hình thái, sinh học, sinh thái của loài sâu róm 4 gù
Dasichira spp.
d. Nghiên cứu thành phần các loài thiên địch (Ký sinh, ăn thịt, vi sinh
vật) của loài gây hại đang nghiên cứu, hoặc ngược lại nghiên cứu ký chủ của
các loài thiên địch (Ký sinh, ăn thịt, vi sinh vật) – mục đích xác định mạng
lưới thức ăn.
2.2 . Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu .
2.2.1. Vật liệu nghiên cứu
a- Hóa chất:
- Cồn tuyệt đối
- Hóa chất làm lọ độc diệt côn trùng

- Thuôc bảo vệ thực vật
- ……
b- Dụng cụ:
- Vợt, ống hút côn trùng
Viện Đại Học Mở Hà Nội Khoa Công Nghệ Sinh Học
13
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Văn Dũng
- Bút lông, panh
- Ông nghiệm, kim ghim côn trùng
- Lồng nuôi côn trùng 50 x 50 x 50 cm
- Giá đựng lọ nuôi côn trùng (Hình …… dưới)
Hình 1: Giá và lọ nuôi côn trùng.
- Lọ nhựa nuôi côn trùng
- Sổ ghi nhật ký, sổ ghi thí nghiệm, sổ điều tra
- Cặp điều tra
- Túi đựng giấy tờ kết quả điều tra hoặc nuôi côn trùng.
- Bút chì kim và bút bi
c- Thiết bị:
- Lúp cầm tay
- Kính lúp soi nổi
- Ôn, ẩm kế treo tường
- bông thấm nước
Viện Đại Học Mở Hà Nội Khoa Công Nghệ Sinh Học
14
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Văn Dũng
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
- Vùng trồng đậu tương tại trung tâm đậu đỗ của Viện Khoa Học Nông
Nghiệp Việt Nam ( Vĩnh Quỳnh – Thanh Trì – Hà Nội)
- Vùng trồng đậu tương tại 2 thôn Khuyến Lương – Trần Phú – Hoàng
Mai – Hà nội và Ninh Sở - Thường Tín – Hà Nội

2.2.3. Thời gian nghiên cứu:
- Bắt đâu nghiên cứu tháng 1/2/2012 Kết thúc nghiên cứu 5/2012
- Bắt đâu viết khóa luận tháng 4/2012 Nạp khóa luận 5/2012
2.3 . Phương pháp nghiên cứu :.
2.3.1. Phương pháp điều tra ngoài tự nhiên:
- Điều tra định tính, nhằm thu thập thành phần loài (Sự đa dạng về loài);
Vùng phân bố của các loài (Phân bố sinh thái theo điều kiện địa lý); Phân bố
theo các cây chủ (cây trồng khác nhau). (Điều tra ngoài vùng cố định)
Hình 2: Điều tra ngoài thực địa
Viện Đại Học Mở Hà Nội Khoa Công Nghệ Sinh Học
15
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Văn Dũng
- Điều tra định lượng nhằm xác định sự biến động số lượng của 1 loài
nào đó dưới tác động của môi trường (thời tiết hay thức ăn), cũng như đánh
giá vai trò, hay vị trí của của một loài nào đó trong quần xã).
Điều tra cố định (định lượng) được tiến hành tại 1 địa điểm nhất nhất
định, định kỳ theo thời gian: (5-7 ngày một lần liên tục trong suốt thời gian
sinh trưởng của cây). Điều tra tại 3 khu khác nhau, mỗi khu điều tra 5 điểm
chéo góc. Mỗi điểm điều tra 5 cây. Điều tra cả 4 hướng (Đông, tây, nam, bắc)
và điều tra từ trên xuống gốc cây. Kiểm tra cả 2 mặt lá và thu tất cả các pha
phát triển của mọi loài côn trùng. Vật mầu được chứa trong lọ nhựa trên
miệng bịt vải màn mang về phòng phân tích, xác định tên khoa học của loài,
tỷ lệ ký sinh…Loài nào cần nuôi sinh học thì nuôi, loài nào cần ngâm giữ
mẫu thì cho vào cồn 70
0
.
2.3.2. Phương pháp ghi chép điều tra: Ghi nhật ký điều tra các thông
tin: Ngày điều tra, thời tiết ngày điều tra, sinh trưởng của cây trồng ở từng
thời điểm điều tra, các loài côn trùng thu được. Pha phát triển của loài và số
lượng cá thể của từng loài thu được. Vật mồi (côn trùng bị ăn) của loài côn

trùng bắt mồi.
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (Nghiên cứu
sinh thái, sinh hoc):
a. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của yếu tố sinh thái (ôn, ẩm độ) đến trạng
thái sinh học của côn trùng (Hại và lợi) (Nuôi côn trùng vào các thời gian
khác nhau – ít nhất 2 lần)
1. Ảnh hưởng của T
0
C và W% đến thời gian phát triển, tỷ lệ sống sót của
từng pha (Trứng, ấu trùng, nhộng, trưởng thành và tỷ lệ sống sót), và Vòng
đời của loài côn trùng đang nghiên cứu ….
2. Ảnh hưởng của T
0
C và W% đến khả năng đẻ trứng của trưởng thành.
Viện Đại Học Mở Hà Nội Khoa Công Nghệ Sinh Học
16
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Văn Dũng
3. Ảnh hưởng của T
0
C và W% đến khả năng ký sinh hoặc bắt mồi của
các loài côn trùng có ích. (Nuôi trong phòng thí nghiệm)
4. Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau (thực vật, động vật) đến các
chỉ số sinh học (Thời gian phát triển của các pha, tỷ lệ sống sót của các pha,
khả năng đẻ trứng của trưởng thành cái …) của các đối tượng côn trùng đang
nghiên cứu.
b. Nghiên cứu thành phần các loài ký sinh ở từng pha phát triển (trứng,
ấu trùng và nhộng của loài côn trùng đang nghiên cứu ….) – Thu mẫu vật
ngoài tự nhiên đưa về phòng theo dõi, nghiên cứu.
1. Thành phần và tỷ lệ ký sinh của các loài ong ở pha trứng của loài sâu
róm 4 gù Dasichira spp.

2. Thành phần và tỷ lệ ký sinh các loài ong ở pha ấu trùng của loài sâu
Dasichira spp.
3. Thành phần và tỷ lệ ký sinh các loài ong ở pha nhộng của loài sâu
Dasichira spp.
c. Nghiên cứu Phổ con mồi: Nghiên cứu này được tiến hành nhằm thu
thập số liệu về loài thức ăn hay phổ con mồi và khả năng tiêu thụ thức ăn của
mỗi một loài côn trùng gây hại hoặc loài côn trùng ăn thịt nào đó.
1. Mỗi một loài cô trùng ăn thịt hay mỗi một loài sâu hại nào đó cho
chúng ăn từ 4-5 loại thức ăn khác nhau.
2. Theo dõi các chỉ số sinh học ở mọi pha phát triển của đối tượng nghiên
cứu:
(Khả năng tiêu thụ thức của một cá thể trong 1 ngày đêm. Chỉ số sống
sót, thời gian phát triển, tỷ lệ cái/đực; số trứng đẻ được của mỗi cá thể trưởng
thành cái)
Viện Đại Học Mở Hà Nội Khoa Công Nghệ Sinh Học
17
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Văn Dũng
2.4. Phương pháp tính toán :
Tổng số con thu được
1- Mật độ con/ cây (hoặc con/ m
2
=
Tổng số cây điều tra
Số điểm bắt gặp loài
2- Tần xuất xuất hiện (TSXH) = X 100
Tổng số điểm điều tra
Đánh giá mức độ phổ biến:
+ + + Rất phổ biến (TSXH > 50 %)
+ + Phổ biến (TSXH từ 20 - 50 %)
+ Ít phổ biến (TSXH < 20 %)

2- Đo kích thước từng pha phát dục với n = ≥ 30
- Kích thước trung bình của cơ thể được tính bằng công thức:

X
=
N

i
X

Trong đó:
X
- Kích thước trung bình của cá thể
X
i
- Giá trị kích thước cá thể thứ i
N - Tổng số cá thể theo dõi
3- Thời gian phát triển trung bình (của mỗi pha) được tính theo công
thức

X
=
i i
X n
N


Viện Đại Học Mở Hà Nội Khoa Công Nghệ Sinh Học
18
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Văn Dũng

Trong đó:
X
- Thời gian phát triển trung bình
X
i
- Thời gian phát triển của n cá thể trong ngày thứ i
n
i
- Số cá thể lột xác trong ngày thứ i
N - Tổng số cá thể thí nghiệm
4- Vòng đời trung bình của loài:
1 n
X X

=

Trong đó:
X
- Vòng đời trung bình
X
1
- Đến X
n
- Thời gian phát dục trung bình của tất cả các pha ( Bắt
đầu là pha trứng đến pha phát dục cuối là trưởng thành) (Pha trưởng thành
tính từ lúc vũ hóa cho đến khi đẻ quả trứng đầu tiên).
n - Số pha phát triển của loài
n
5- Tỷ lệ nở trung bình của trứng %: = x 100
N

7- Tính chỉ số đa dạng Shannon H
s s
H = - ∑
Pi * log (Pi) hoặc
H = -


Pi * ln (Pi)
i = 1 i = 1
Trong đó:
H = Chỉ số đa dạng Shannon
P
i
= Tỷ lệ số lượng cá thể của một loài (i) trên tổng số cá thể của toàn bộ
các loài trong quần xã
S = Số loài đếm được
∑ = Tổng từ loài 1, đến loài S
Viện Đại Học Mở Hà Nội Khoa Công Nghệ Sinh Học
19
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Văn Dũng
(Trong nghiên cứu côn trùng ta có thể gom, xếp chúng thành nhóm có
cùng chức năng tiêu hóa (chích hút, gặm ăn, hay ký sinh) hoặc theo giống, họ
hay bộ để đánh giá về mức độ đa dạng – có như vậy công việc sẽ dễ dàng và
đơn giản hơn khi ta đánh giá theo từng loài )
• Ví dụ Cách tính chỉ số H:
Các loài côn trùng N
i
P
i
ln P

i
- (P
i
* lnP
i
)
1 CT bộ cánh cứng 96 0.96 - 0.041 0.039
2 CT bộ cánh vảy 1 0.01 - 4.61 0.046
3 CT bộ cánh nửa 1 0.01 - 4.61 0.046
4 CT bộ cánh đều 1 0.01 - 4.61 0.046
5 CT bộ hai cánh 1 0.01 - 4.61 0.046
Tổng 100 H = 0.223
Chỉ số đa dạng Shannon H = 0.039 + 0.046 + 0.046 + 0.046 + 0.046 = 0.223
7- Tính chỉ số cân bằng Shannon
Một cách đo khác của chỉ số Shannon có “S” số loài có trong mẫu thu
được và E là mức ngang bằng cho các loài này
• Công thức tính E :
ax
H
E
Hm
=

( )
H
E
Ln S
=
hoặc
( )

H
E
Lg S
=
* E luôn nằm trong khoảng từ 0 – 1
* Nếu E = 1, các loài đều có vai trò ngang nhau trong môi trường sống
hiện tại
6- Tính chỉ số giống nhau về thành phần loài : (Chỉ số Jaccar và
Sorenxen)
2c
k
a b
=
+
Viện Đại Học Mở Hà Nội Khoa Công Nghệ Sinh Học
20
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Văn Dũng
Trong đó:
- k là chỉ số giống nhau về thành phần loài
- a: Số loài có ở vùng A
- b: Số loài có ở vùng B
- c: Số loài có ở vùng C
- Khi k: Từ 0.00 đến 0.40 chỉ sự không giống nhau
- Khi k: Từ 0.41 đến 0.60 chỉ sự giống nhau rất ít
- Khi k: Từ 0.61 đến 0.80 chỉ sự giống nhau
- Khi k: Từ 0.81 đến 1.00 chỉ sự rất giống nhau
- Số liệu được tính toán và sử lý theo chương trình Excel và IRRISTAT
4.0

- Độ lệch chuẩn (

δ
) được tính bằng công thức:
2
( )
1
Xi X
n
δ

=


- Sai số tính theo công thức: SE =
X
±
t
n
δ
Trong đó: t: Tra bảng Student –Fisher với độ tin cậy p = 95%
Bậc tự do N – 1
n: số cá thể theo dõi
Viện Đại Học Mở Hà Nội Khoa Công Nghệ Sinh Học
21
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Văn Dũng
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần loài côn trùng gây hại trên cây đậu tương
tại Hà Nội và các vùng phụ cận.
Sâu hại là một trong những trạng thái tự nhiên của hệ sinh thái nông
nghiệp. chúng luôn tồn tại bên cạnh cây trồng và tham gia vào quá trình trao
đổi năng lượng trong dây chuyền dinh dưỡng. Thành phần loài sâu hại trên

từng loại cây trồng thường rất đa dạng. Tìm hiểu và nắm vững thành phần sự
đa dạng là việc làm rất cần thiết. Trên cơ sở đó xác đinh được loài gây hại
chính để nghiên cứu đề xuất các phương án bảo vệ cây trồng đạt hiệu quả cao
nhất đồng thời là bảo vệ môi trường giảm tối thiểu tác động xấu của con
người đối với môi trường.
Kết quả điều tra thành phần loài từ tháng 2/2012 đến tháng 5/2012 trên
các ruộng đậu tương vụ xuân 2012 tại Hà Nội và các vùng phụ cận. Và kết
quả chúng tôi đã xác định được có 30 loài sâu hại thuộc 6 bộ: bộ cánh vảy, bộ
cánh nửa, bộ cánh cứng, bộ cánh đều, bộ cánh thẳng, bộ 2 cánh (bảng 1).
Viện Đại Học Mở Hà Nội Khoa Công Nghệ Sinh Học
22
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Văn Dũng
Bảng 1: Thành phần côn trùng gây hại trên cây đậu tương tại
Hà Nội vụ xuân hè 2012.
STT
Tên Việt
Nam
Tên khoa học Họ
Vị trí
gây
hại
Mức
độ gây
hại
Bộ cánh vẩy (Lepidoptera)
1 Sâu xám Agrotis ypsilon Rott Noctuidae Lá ++++
2 Sâu khoang
Spodoptera litura
Fabr
Noctuidae Lá +++

3
Sâu đo xanh
Plusia chalcites
Noctuidae
Lá ++
4
Sâu xanh
Helicoverpa
armigera Hibner Noctuidae
Lá +++
5
Sâu keo da
láng
Spodoptera exigua
Hubner Noctuidae
Lá +++
6
Sâu róm 4

Dasichira sp.
Lymantridae Lá ++
7
Sâu róm
cánh trắng
viền đỏ
Amsacta lactinea
cramer Arcttidae
Lá ++
8
Sâu róm 4

gù vàng 2
sọc trắng
Orgyia postica Lymantridae Lá +
9
Sâu róm 4
gù vàng
Orgyia postica
Walker
Lymantridae Lá +
10
Sâu róm
chòm lông
sọc vàng
Euproctis sp Lymantridae Lá ++
11
Sâu cuốn lá
đầu nâu
Lamprosema indicata
Fabricius
Pyralidae Lá ++
12 Sâu cuốn lá Nacoleia comixta Pyralidae Lá ++
Viện Đại Học Mở Hà Nội Khoa Công Nghệ Sinh Học
23

×