Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH Thành Đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.55 KB, 51 trang )

Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Th.s NguyÔn Thanh Phong
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
SV: Phạm Thị Thanh Huyền Lớp: K40 - QTKDTM
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Th.s NguyÔn Thanh Phong
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
LỜI CAM ĐOAN
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp được hoàn thành trên cơ sở nghiên cứu
của bẩn thân em dựa trên tài liệu, số liệu thu thập thực tế từ đơn vị thực tập và
các nguồn có liên quan, không sao chép nguyên văn từ các chuyên đề, luận
văn và các bài viết khác.
Em xin chịu trước Nhà trường về cam đoan này.
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Thanh Huyền
SV: Phạm Thị Thanh Huyền Lớp: K40 - QTKDTM
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Th.s NguyÔn Thanh Phong
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những thập niên gần đây, đất nước ta đang chuyển mình hoạt
động theo cơ chế mới. Cùng với sự ra đời của những chính sách, chế độ thích
hợp của Nhà nước, bộ mặt của nhà nước ta đang được thay đổi từng giờ.
Trong sự thay đổi này, một phần đóng góp không nhỏ là của ngành công
nghiệp nói chung và ngành xây dựng cơ bản nói riêng.
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp muốn
tồn tại và phát triển thì vấn đề tất yếu là phải quan tâm dến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, kinh doanh có lãi vừa là mục đích, vừa là
phương tiện để các nhà quản lý doanh nghiệp đạt được những ước muốn khác
của mình, quyết định sự sống còn liên quan đến sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.
Chính vì thế mà trong nền kinh tế thị trường, một trong những điều


kiện đầu tiên và quan trọng nhất để các doanh nghiệp có thể thực hiện được
các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình là phải có được một lượng vốn
nhất định. Vốn vừa là cơ sở, vừa là phương tiện cho quá trình hoạt động sản
xuất của doanh nghiệp. Hay nói đúng hơn không có vốn doanh nghiệp không
thể thực hiện bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Hơn nữa, mục
tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Vì thế, nhiệm vụ đặt ra cho
các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế cạnh tranh gay
gắt như hiện nay là phải sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. Sử dụng vốn có
hiệu quả nghĩa là phải bảo toàn được số vốn bỏ ra và làm cho đồng vốn không
ngừng sinh sôi nảy nở nhưng vẫn dựa trên các cơ sở tôn trọng các nguyên tắc
tài chính tín dụng và quy định của pháp luật. Quản lý và sử dụng vốn kinh
doanh có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp khẳng định được uy tín và vị thế
vững chắc của mình trên thương trường.
SV: Phạm Thị Thanh Huyền Lớp: K40 - QTKDTM
1
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Th.s NguyÔn Thanh Phong
Là một doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực, công ty TNHH
Xây dựng và Thương mại Thành Đô - Chi nhánh Ninh Bình đương nhiên
không nằm ngoài xu thế này. Trong quá trình thực tập tại công ty em đã chú
trọng đi sâu nghiên cứu đề tài: ‘’HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH ĐÔ – CHI NHÁNH NINH
BÌNH: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO”. Đây là một trong những vấn
đề mà theo em có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và khả năng
cạnh tranh của công ty trên thương trường.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH Xây dựng và Thương mại
Thành Đô – Chi nhánh Ninh Bình
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty
TNHH Xây dựng và Thương mại Thành Đô – Chi nhánh Ninh Bình
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

kinh doanh của công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thành Đô – Chi
nhánh Ninh Bình
Bằng những kiến thức thu thập được trong thời gian học tập ở trường,
sự chỉ dạy của các thầy cô giáo, đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo
hướng dẫn Th.S NGUYỄN THANH PHONG và các cán bộ , nhân viên chi
nhánh công ty Thành Đô, em đã hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn !
SV: Phạm Thị Thanh Huyền Lớp: K40 - QTKDTM
2
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Th.s NguyÔn Thanh Phong
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DƯNG VÀ
THƯƠNG MẠI THÀNH ĐÔ – CHI NHÁNH NINH BÌNH

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI NHÁNH
1.1.1. Sơ lược về chi nhánh
Tên đầy đủ của chi nhánh: Công ty TNHH xây dựng và thương mại
Thành Đô – Chi nhánh Ninh Bình.
Tên giao dịch quốc tế: Thanh Do Construction and Company Limited trade
Đơn vị quản lý: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Ninh Bình.
Giám đốc chi nhánh công ty: Nguyễn Thành Nghĩa
Địa chỉ chi nhánh: Xóm 8, thôn Tuần lễ, xã Như Hoà, huyện Kim Sơn,
tỉnh Ninh Bình.
Điện thoại: 0303.720.097
Fax: 0303.720.097
Mã số Doanh nghiệp: 0101047741-001. Đăng ký lần đầu ngày 30 tháng
6 năm 2005, đăng ký thay đổi lần 1 ngày 10 tháng 8 năm 2009 tại Phòng
Đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Ninh Bình.
Hoạt động theo uỷ quyền của doanh nghiệp: Công ty TNHH Xây dựng
và Thương mại Thành Đô.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0102000373 do Phòng Đăng
ký kinh doanh, Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 28 tháng 4 năm 2000
Địa chỉ trụ sở chính: Số nhà 75, ngõ Thống Nhất, đường Đại La,
phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
SV: Phạm Thị Thanh Huyền Lớp: K40 - QTKDTM
3
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Th.s NguyÔn Thanh Phong
Điện thoại: 048.695.328
1.1.2. Ngành nghề kinh doanh
- Xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng, công nghiệp, giao thông,
thủy lợi, cấp thoát nước.
- Khoan thăm dò khai thác nước ngầm.
- San lấp mặt bằng xây dựng.
- Buôn bán vật liệu xây dựng.
- Sản xuất, gia công, chế biến gỗ.
- Buôn bán máy móc, thiết bị phục vụ ngành công nghiệp, nông nghiệp
và xây dựng.
- San lấp, vận chuyển rác thải, vật liệu xây dựng.
- Sản xuất vật liệu xây dựng.
1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH
1.2.1. Lịch sử hình thành
Chi nhánh công ty TNHH xây dựng và thương mại Thành Đô, nguyên
là công ty thi công xây dựng và khoan giếng nước ngầm thuộc công ty xây
dựng và thương mại Thành Đô. Năm 2010 do nhu cầu mở rộng địa bàn hoạt
động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực và đặc biệt là năng lực quản lý
của cán bộ được nâng cao công ty thi công xây dựng và khoan giếng nước
ngầm đã đổi thành Chi nhánh công ty TNHH xây dựng và thương mại Thành
Đô tại Ninh Bình.
Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh có thể chia thành các
giai đoạn:

• Giai đoạn 2005- 2008:
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập chi nhánh công ty TNHH xây
dựng và thương mại Thành Đô - Ninh Bình, công ty đã thu được nhiều kết
SV: Phạm Thị Thanh Huyền Lớp: K40 - QTKDTM
4
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Th.s NguyÔn Thanh Phong
quả, địa bàn hoạt động của công ty trải dài khắp cả nước từ Hòa Bình, Hải
Phòng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Gia Lai, Ninh Bình.
Về sản xuất kinh doanh, thời kỳ này chi nhánh công ty mới được thành
lập, vốn liếng ít ỏi, cả công ty có 4.350.000.000 đồng cơ sở vật chất nhỏ bé lại
phân tán, máy móc thiết bị già cỗi, lạc hậu, thiếu đồng bộ lại phải nhanh
chóng tập trung xây dựng một đơn vị đủ sức xây dựng các công trình lớn đa
dạng, phức tạp, đòi hỏi kỹ mỹ thuật cao.
Trong các năm 2005- 2008 chi nhánh công ty hoàn thành vượt mức kế
hoạch hàng năm đã bàn giao được 114 công trình với 99,086m2. Sau thời kỳ
này tổ chức công ty ngày một vững vàng, lực lượng sản xuất ngày một phát
triển về số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất đã được tăng thêm tổ chức thi
công đã có nhiều tiến bộ, chi nhánh công ty TNHH xây dựng và thương mại
Thành Đô- Ninh Bình ngày càng củng cố thêm lòng tin của các cán bộ lãnh
đạo cấp trên cũng như tình cảm của nhân dân.
Trong công tác quản lý công ty đã chú trọng tới công tác quản lý kinh
tế nội bộ bằng nhiều biện pháp và hình thức như thành lập thêm phòng kinh
tế, phòng tổng thầu kế hoạch 3, từng bước tiến hành thí điểm theo tinh thần
của Bộ tài chính và ngân hàng kiến thiết cấp vốn lưu động cho đơn vị xây lắp,
thực hiện thanh toán gọn theo kiểu chìa khóa trao tay, áp dụng thí điểm tổng
thầu khoán gọn. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đến năm 2008 công
ty không phải đề nghị Nhà nước bù lỗ, từ năm 2009 trở đi đã có một phần tích
lũy.
Song song với việc phát triển lực lượng, phát triển sản xuất tăng cường
công tác quản lý kỹ thuật công ty đã duy trì một phong trào thi đua xã hội chủ

nghĩa, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản suất
SV: Phạm Thị Thanh Huyền Lớp: K40 - QTKDTM
5
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Th.s NguyÔn Thanh Phong
Thời kỳ này chi nhánh công ty đã được tặng thưởng nhiều huân chương
lao động cùng nhiều bằng khen xuất sắc của Ủy ban nhân dân.
• Thời kỳ 2009 đến nay:
Sau một thời gian trăn trở, công ty đã tiến hành sắp xếp lại sản xuất và
lực lượng lao động, hình thành mô hình 3 cấp: Công ty - đội – tổ sản xuất, tổ
chức hạch toán và phân cấp quản lý kinh tế trong nội bộ trên cơ sở sẵn có, đã
tìm ra hướng đi đúng đắn và thích hợp với cơ chế chính sách pháp luật, đảm
bảo hài hòa giữa ba lợi ích Nhà nước – tập thể - người lao động. Công ty đã
xác định được chỗ đứng của mình trong cơ chế thị trường cho tới ngày nay
đang từng bước phát triển đi lên.
Hoạt động sản xuất của công ty đã nhanh chóng chuyển từ phương thức
làm thuê sang kết hợp phương thức kinh doanh bất động sản, tăng cường liên
doanh , liên kết, nắm chắc thông tin kinh tế kỹ thuật, bám sát thị trường, chủ
động tham gia đấu thầu, nhận thầu khai thác kịp thời các điều kiện thuận lợi
mà Thành phố và Sở Xây dựng đã mở ra để khai thác, tìm kiếm việc làm, tận
dụng đất xây dựng nhà bán, trên cơ sở pháp lý cho phép.
Năm 2008 công ty đã vay vốn của nhà nước trên 10 tỷ đồng để chủ
động trong sản xuất kinh doanh và chỉ sau hai năm sau công ty dã trả hết nợ
đồng thời cân đối giữa tích lũy và thu nhập, đảm bảo không ngừng nâng cao
thu nhập cho cán bộ công nhân viên thành một tỷ lệ thích hợp cho phát triển
vốn. Mặt khác, tích cực huy động vốn bằng hình thức liên doanh với các đối
tác có vốn để đầu tư liên doanh bất động.
Trong cơ chế mới, công ty đã từng bước vững vàng và có tín nhiệm
với khách hàng, cùng với chất lượng luôn được đảm bảo là tiến độ thi công
nhanh, dứt điểm gọn, hạ giá thành, đồng thời chú ý đến lợi ích của các bên

tham gia liên doanh, liên kết.
Nhờ có hướng đi đúng đắn công ty đã thu hút được vốn, xây dựng được
lòng tin với khách hàng nên sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao, đời sống của
cán bộ công nhân viên được nâng lên, hàng năm công ty đều hoàn thành kế
SV: Phạm Thị Thanh Huyền Lớp: K40 - QTKDTM
6
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Th.s NguyÔn Thanh Phong
hoạch đề ra. Chính vì thế mà những năm gần đây, công ty đã liên tục nhận
được những công trình có quy mô lớn như:
- Xây dựng trường mầm non xã Như Hòa – Kim Sơn – Ninh Bình.
- Dự án cấp nước trung đoàn 2 – Sư đoàn 3 – Quân khu I.
- Xây dựng hệ thống cấp nước sạch Sư đoàn B3 - Quân khu I.
- Xây dựng nhà tăng thiết giáp – Trung đoàn 409 – Quân khu I.
- Xây dựng hệ thống cấp nước sạch Trung đoàn 368 – Quân khu.
- Xây dựng hệ thống cấp nước sạch Trung đoàn 95 – Sư đoàn 2 – Quân
khu 5.
- Xây dựng hệ thống cấp nước sạch Trung đoàn 38 – Sư đoàn 2 – Quân
khu 5.
- Xây dựng hệ thống cấp nước sạch Sư đoàn 7 – Quân khu 5
1.2.2. Nhiệm vụ chủ yếu của chi nhánh
Chi nhánh công ty TNHH xây dựng và thương mại Thành Đô tại Ninh
Bình có bộ máy được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, mục đích
đó là nhằm nâng cao và tạo điều kiện cho các bộ phận, cho các đội và cán bộ
công nhân viên của Công ty chủ động hơn trong việc phát huy năng lực của
mình một cách tối đa.
Toàn bộ hoạt động của chi nhánh công ty chịu sự điều hành và giám sát
của giám đốc – Nguyễn Thành Nghĩa. Bộ máy của công ty hoạt động dưới sự
chỉ huy trực tiếp của giám đốc, bên cạnh đó cũng không thể không nói tới
chức năng của các phòng ban có quan hệ phối hợp trong quá trình hoạt động
kinh doanh của công ty.

Khi có công trình lớn công ty có thể huy động vốn thêm của các thành
viên cũng như liên doanh liên kết với đơn vị bạn, gia nhập thêm thành viên và
vay các tổ chức tín dụng bằng nguồn tài sản cố định có thể thế chấp như giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất tại văn phòng công ty và các tài sản cố định
khác có giá trị lớn mang tên Công ty.
SV: Phạm Thị Thanh Huyền Lớp: K40 - QTKDTM
7
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Th.s NguyÔn Thanh Phong
Thường xuyên đổi mới thiết bị thi công phù hợp với chức năng ngành
nghề, đảm bảo yêu cầu về chất lượng và kỹ thuật, mỹ thuật công trình. ngoài
những thiết bị thuộc sở hữu khi cần thiết công ty có thể chủ động ký kết hợp
đồng thuê máy móc thiết bị với các công ty thuê tài chính.
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI NHÁNH
Chi nhánh công ty TNHH xây dựng và thương mại Thành Đô – Ninh
Bình là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, với địa
bàn hoạt động rộng nên việc sản xuất chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: thời
tiết, địa hình, giá cả thị trường, liên tục di chuyển Để điều hành sản xuất
tốt, kinh doanh có lãi, cạnh tranh thắng thầu đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý
phải dồi dào về năng lực, trình độ, vật tư, tiền vốn, thiết bị nhân lực mới đảm
bảo thắng thầu thi công. Để phù hợp với đặc điểm về lao động, đặc điểm về
sản xuất kinh doanh. Giám đốc công ty TNHH xây dựng và thương mại
Thành Đô – Chi nhánh Ninh Bình đã bố trí bộ máy quản lý của công ty phù
hợp theo sơ đồ 1.1.

Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý của chi nhánh công ty TNHH XD và TM Thành Đô
SV: Phạm Thị Thanh Huyền Lớp: K40 - QTKDTM
8
Phó Giám đốc
Trợ lý
Giám đốc

P.kế hoạch
vật tư
P.Tài vụ tổ chức
hành chính
P.Quản lý kỹ
thuật thi công
Giám đốc
Đội
khoan
URB
Đội
khoan
2,5A
Đội
khoan
XY-1A
Đội
xây
dựng
số 1
Đội cơ
khí xây
lắp
công
nghệ
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Th.s NguyÔn Thanh Phong
*. Chức năng nhiệm vụ mỗi phòng ban
Xuất phát từ tình hình và nhiệm vụ của cấp trên giao, việc xây dựng bộ
máy ở công ty do lãnh đạo công ty tự cân nhắc và đề xuất sao cho phù hợp
với đặc điểm ngành nghề kinh doanh, vừa đáp ứng được nhu cầu về mặt nhân

lực và chất lượng sản phẩm của công ty.
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức
năng nghĩa là các phòng ban của công ty có liên hệ chặt chẽ với nhau cùng
chịu sự quản lý của ban giám đốc gồm:
- Giám Đốc: là người điều hành chung toàn bộ các hoạt động của công
ty, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và chịu trách nhiệm trước các cơ
quan chủ quản của cấp trên, chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Phó giám đốc: chịu trách nhiệm trong việc điều hành hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty theo nội quy, quy chế, nghị quyết được ban hành
trong công ty, quy định của công ty và các chế độ chính sách của nhà nước.
phải báo cáo mọi hoạt động với giám đốc hàng tuần.
- Trợ lý giám đốc: Hỗ trợ mọi công việc theo chỉ định của giám đốc.
- Phòng kế hoạch, vật tư: Có trách nhiệm điều phối kế hoạch thi công
của toàn công ty, cung cấp toàn bộ vật tư , vật liệu, thiết bị, đến tận chân công
trình. Phòng có quyền hạn từ chối cấp vật tư ngoài hạng mục của hồ sơ yêu
cầu khi các thiết bị vật tư này không đúng chủng loại, không đúng yêu cầu.
- Phòng tài vụ tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc công ty
trong lĩnh vực quản lý tài chính, công tác hạch toán kế toán trong toàn công
ty theo đúng điều lệ thống kê kế toán, quy chế tài chính và pháp luật của nhà
nước.
Tham mưu đề xuất với giám đốc ban hành các quy chế về tài chính phù
hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị, xây dựng các định mức
kinh tến kỹ thuật, định mức chi phí, xác định giá thành đảm bảo kinh doanh
SV: Phạm Thị Thanh Huyền Lớp: K40 - QTKDTM
9
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Th.s NguyÔn Thanh Phong
có hiệu quả. Thường xuyên đánh giá hiệu quả kinh doanh có đề xuất và kiến
nghị kịp thời nhằm tạo nên tình hình tài chính tốt nhất cho công ty. Phản ánh
trung thực về tình hình tài chính của công ty và kết hợp các hoạt động khác
của công ty.

Kiểm tra, kiểm soát việc thu chi, thanh toán các khoản nợ, theo dõi tình
hình công nợ với khách hàng, tình hình nộp ngân sách của nhà nước.
- Phòng quản lý kỹ thuật thi công: có chức năng tham mưu giúp giám
đốc công ty trong lĩnh vực quản lý chất lượng công trình an toàn lao động và
các hoạt động kỹ thuật.
- Phòng hành chính - tổ chức: Phòng hành chính tổ chức có chức năng
tiếp nhận thông tin, truyền tin truyền mệnh lệnh giúp giám đốc công ty trong
việc quản lý điều hành đơn vị và trong quan hệ công tác với cấp trên, cấp
dưới, khách hàng, bố trí phân công lao động, giải quyết các vấn đề phát sinh
trong quá trình hoạt động của đơn vị.
Tham mưu cho giám đốc công ty trong việc tổ chức bộ máy quản lý,
thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động như: chế độ tiền lương,
nâng lương. nâng bậc, chế độ bảo hiểm.
Quản lý và lưu trữ hồ sơ cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ .
Thanh tra kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị, ngăn chặn và kiểm tra tài
liệu trước khi lưu trữ.
1.4. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH
* Đặc điểm về công nhân sản xuất
Theo thống kê năm 2011 của chi nhánh công ty TNHH xây dựng và
thương mại Thành Đô – Ninh Bình, công ty có 403 công nhân sản xuất, trong
đó 313 công nhân chính, 67 công nhân phụ và 23 công nhân phục vụ có trình
độ tay nghề tương đối phù hợp.
SV: Phạm Thị Thanh Huyền Lớp: K40 - QTKDTM
10
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Th.s NguyÔn Thanh Phong
Trình độ tay nghề của công nhân khá cao, tuy bậc 6 và bậc 7 còn ít
công nhân nhưng ở bậc 4 và 5 lại khá nhiều thể hiện trình độ tay nghề đồng
đều và tương đối phù hợp.
Tuy nhiên, tỷ lệ lao động nữ trong công nhân sản xuất lại chiếm tỷ lệ

khá cao 38.46% tương ứng là 155 người. Với đặc điểm công việc ngành xây
dựng là khá vất vả, việc thi công, giám sát công trình phù hợp với nam giới
hơn thì một tỷ lệ khá cao trong công nhân sản xuất sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả
sản xuất.
*Về lao động quản lý
Chi nhánh công ty TNHH xây dựng và thương mại Thành Đô – Ninh
Bình có đội ngũ quản lý với trình độ chuyên môn tương đối dồi dào, có khả
năng đảm nhiệm kỹ thuật công việc có tính chất phức tạp đòi hỏi năng lực
vững vàng.
Bảng 1.1: Cơ cấu lao động quản lý theo trình độ chuyên môn
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
TS Nữ TS Nữ TS Nữ
Trên đại học 0 0 0 0 0 0
Cao đẳng và đại học 65 18 64 17 69 17
Trung cấp 60 36 57 36 45 32
Sơ cấp 10 8 9 8 12 8
Không đào tạo 3 1 3 1 3 1
Tổng số 138 63 133 62 129 58
Nguồn: Tổ chức hành chính
Tổng số lao động quản lý qua các năm giảm do công ty đang thực hiện
tinh giảm biên chế, tăng hiệu quả quản lý với một bộ máy quản lý gọn nhẹ.
Những cán bộ có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên chiếm đa số trong
đội ngũ quản lý của toàn công ty. Năm 2011 số người có trình độ đại học
chiếm 53.48% một tỷ lệ khá cao so với các năm 2009, 2010, thể hiện điểm
mạnh của công ty nằm rất lớn ở bộ máy quản lý hứa hẹn cho việc quản lý hiệu
quả trong các năm tới. Tuy nhiên, trong bộ máy quản lý của công ty vẫn còn
SV: Phạm Thị Thanh Huyền Lớp: K40 - QTKDTM
11
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Th.s NguyÔn Thanh Phong

một bộ phận người quản lý có trình độ chuyên môn kém. Điều này công ty
cần khắc phục để trong những năm tới phấn đấu không có người quản lý có
trình độ chuyên môn chưa đạt yêu cầu.
* Thị trường tiêu thụ
Nhiều năm qua dưới sự lãnh đạo của giám đốc, công ty TNHH xây
dựng và thương mại Thành Đô – Chi nhánh Ninh Bình luôn là đơn vị phát
huy nội lực, tích cực tìm kiếm phát triển mở rộng thị trường, lo đủ việc cho
người lao độngvà chia sẻ việc làm cho các đơn vị bạn. Công ty luôn xác định
việc làm là mục tiêu số 1 trong mọi hoạt động của công ty. Việc làm là hạnh
phúc, có việc làm là có tất cả. Công ty coi đó là một thực tiễn, chân lý. Công
ty luôn lấy chất lượng sản phẩm là ưu tiên hàng đầu, từ việc làm đầy đủ, nhịp
độ sản xuất kinh doanh của công ty đã không ngừng tăng trưởng năm sau cao
hơn năm trước.
Môi trường làm việc của công ty: Môi trường vĩ mô với chuyên ngành
xây dựng các công trình giao thông, các công trình công nghiệp và dân dụng;
các công trình xây dựng mới, đại tu, sử chữa nâng cấp mở rộng công trình lớn
nhỏ.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI
SV: Phạm Thị Thanh Huyền Lớp: K40 - QTKDTM
12
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Th.s NguyÔn Thanh Phong
THÀNH ĐÔ – CHI NHÁNH NINH BÌNH
2.1. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG, KINH DOANH CỦA CHI
NHÁNH
Chi nhánh công ty TNHH xây dựng và thương mại Thành Đô – Ninh
Bình với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là xây dựng các công trình công
cộng, các công trình nhà ở, kinh doanh nhà so với các ngành sản xuất khác,
sản phẩm của ngành xây dựng cơ bản có những đặc điểm riêng.

- Sản phẩm xây lắp là những công trình, hạng mục công trình xây dựng,
vật kiến trúc Xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng, công nghiệp, giao
thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước, có quy mô, kết cấu phức tạp, mang tính đơn
chiếc, thời gian sản xuất xây lắp kéo dài.
- Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất
khác như: xe, máy, phương tiện, thiết bị thi công, người lao động phải di
chuyển đến địa điểm đặt sản phẩm.
- Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp kéo dài do đó chất lượng công
trình, thiết kế ban đầu cần phải đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho bàn giao
công trình.
- Việc tổ chức sản xuất các đơn vị xây dựng luôn mang tính đặc thù
riêng về sản phẩm. Hoạt động xây lắp diễn ra dưới điều kiện thiếu tính ổn
định, luôn biến đổi theo đặc điểm thi công và giai đoạn thi công nên công ty
đã lựa chọn phương án tổ chức thi công thích hợp, đó là khoán thi công.
- Do chu kỳ sản xuất kéo dài nên để đẩy nhanh tiến độ thi công, tránh
tổn thất, rủi ro, ứ đọng vốn công ty đã áp dụng hình thức khoán cho các đội
thi công, điều này giúp công ty hoàn thành và bàn giao sản phẩm đúng thời
gian quy định.
SV: Phạm Thị Thanh Huyền Lớp: K40 - QTKDTM
13
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Th.s NguyÔn Thanh Phong
- Quá trình sản xuất diễn ra trong một phạm vi hẹp với số lượng công
nhân và vật liệu lớn công ty đã phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các bộ
phận và giai đoạn công việc đảm bảo quá trình thi công diễn ra một cách liên
tục, không bị gián đoạn.
- Sản phẩm xây lắp phải diễn ram ngoài trời nên công ty đã có các biện
pháp đảm bảo an toàn lao động cho công nhân như: trang bị cho họ mũ bảo
hiểm xây dựng, quần áo bảo hộ, dây thắt an toàn
- Để phân công lao động cho nhiều đặc điểm thi công khác nhau ứng
với mỗi công trình một cách có hiệu quả, đồng thời nâng cao hiệu suất công

tác quản lý, công ty đã tổ chức lực lượng thi công thành các đội xây dựng và
thực hiện khoán nội bộ, chính điều này đã giúp góp phần vào sự phát triển của
công ty thể hiện công ty liên tục làm ăn có lãi.
Từ bảng 2.1 ta thấy doanh thu năm 2011 tăng vọt so với năm 2009. Lợi
nhuận năm 2009 đạt 83.152.631đ, năm 2011 lợi nhuận đạt 101.357.866đ.
Điều này chứng tỏ công ty đang có chiều hướng phát triển lớn mạnh, điều đó
được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như: Doanh thu thuần, lợi nhuận sau
thuế
Như vậy, Lợi nhuận trước thuế trong năm 2011 vừa qua là rất cao.
Nguyên nhân một phần là do thực hiện các quy trình xây dựng tốt hơn năm
trước rất nhiều, một phần do chi phí quản lý thấp hơn các năm trước, Do đó,
doanh thu qua các năm cũng liên tục tăng mang về cho công ty lợi nhuận
đáng kể.
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty
giai đoạn 2009-2011
Đơn vị:Việt Nam đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
SV: Phạm Thị Thanh Huyền Lớp: K40 - QTKDTM
14
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Th.s NguyÔn Thanh Phong
1.Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
7.157.706.666 13.916.174.295 13.133944.175
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu
3. Doanh thu về bán hàng
và cung cấp dịch vụ (10=
01-02)
7.157.706.666 13.916.174.295 13.133.944.175
4. Giá vốn hàng bán 5.375.438.359 12.202.444.846 11.002.866.777

5. Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
(20= 10-11)
1.782.268.307 1.713.729.449 2.131.0770398
6. Doanh thu hoạt động
tài chính
7. Chi phí tài chính 668.250.000 592.650.000 519.690.000
8. Chi phí quản lý kinh
doanh
1.005.688.820 1.035.802.757 1.495.140.280
9. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh (30
= 20+21-22-24)
108.329.487 85.276.692 116.248.118
10. Thu nhập khác 7.160.278. 32.398.487 21.871.949
11. Chi phí khác 1.120.335 2.975.603
12. Lợi nhuận khác ( 40=
31-32)
7.160.278 31.278.152 18.896.346
13. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế ( 50=
30+40)
115.489.765 116.554.844 135.143.464
14. Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp
32.337.134 29.138.711 33.785.866
15. Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp
(60= 50-51)
83.152.631 87.416.133 101.357.598

Nguồn: Phòng KT-TC CN Công ty TNHH XD và TM Thành Đô
Tuy vậy, lợi nhuận liên tục tăng và năm 2011 lợi nhuận vẫn tăng bằng
147% so với năm 2010. Tuy doanh thu năm này không nhiều nhưng công ty
đã giảm được chi phí sản xuất và các chi phí khác do áp dụng khoa học công
SV: Phạm Thị Thanh Huyền Lớp: K40 - QTKDTM
15
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Th.s NguyÔn Thanh Phong
nghệ vào sản xuất và do nâng cao được hiệu quả quản lý. Do dó, vẫn đảm bảo
được mức lợi nhuận cao. Đây là một kết quả rất tốt, phản ánh tình hình sản
xuất kinh doanh trên thị trường của công ty nói chung rất khả quan.
- Xét về hiệu quả hoạt động của công ty ta có bảng phân tích sau
Bảng 2.2: Hiệu quả hoạt động của CN Công ty TNHH XD và TM
Thành Đô
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2009 2010 2011
Tỏng tài sản 8.638 9.467 9.998
Vốn chủ sở hữu 2.642 2.650 1.701
Doanh thu thuần 7.157 13.916 13.133
Lợi nhuận 83 87 101
Nguồn BCTC Công ty TNHH XD& TM Thành Đô – Ninh Bình
- Chỉ tiêu vòng quay tổng vốn:
Nhìn chung vòng quay tổng vốn sản xuất kinh doanh của công ty là
trung bình so với các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng cơ bản, một ngành có
chu kỳ sản xuất kinh doanh thường kéo dài và vốn chậm luân chuyển. Năm 2010,
vốn kinh doanh quay được 0.74 vòng ( hay 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra được
0.74 đồng doanh thu) và năm 2011 là 0.77 vòng. Sự tăng lên này là do doanh thu
của công ty có mức tăng trưởng ( 35.19%) cao hơn so với mức tăng của vốn sản
xuất bình quân (30.67%) điều này là đáng khích lệ. Tuy nhiên công ty cần phát

huy thế mạnh hơn để thúc đẩy tốc độ luân chuyển của vốn kinh doanh hơn nữa,
bởi vì vòng quay toàn bộ vốn tăng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của vốn,
kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh.
- Về chỉ tiêu doanh lợi tổng vốn:
Chỉ tiêu này của công ty khá thấp và lại còn giảm sút so với năm2010.
Theo đó doanh lợi tổng vốn năm 2010 là 0.65% do 1 đồng vốn bỏ ra
kinh doanh năm 2011 tạo ra được 0.0074 đồng doanh thu và trong 1 đồng
SV: Phạm Thị Thanh Huyền Lớp: K40 - QTKDTM
16
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Th.s NguyÔn Thanh Phong
doanh thu có 0.0089 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2011 chỉ tiêu này giảm đi
còn 0.49%. Điều này được giải thích do 1 đồng vốn bỏ ra kinh doanh năm
2011 tạo ra 0.77 đồng doanh thu và trong 1 đồng doanh thu chỉ còn 0.0049
đồng lợi nhuận sau thuế.
- Đối với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu:
Tương tự doanh lợi tổng vốn, doanh lợi vốn chủ sở hữu của chi nhánh
công ty TNHH xây dựng và thương mại Thành Đô- Ninh Bình thấp.
Kết quả tính toán như trên cho ta thấy ta thấy năm 2011, doanh lợi vốn
chủ sở hữu của công ty là 5.8% nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu sử dụng
năm 2010 tạo ra 0.058 đồng lợi nhuận sau thuế. Kết quả này được giải thích
do trong năm cứ 1 đồng vốn kinh doanh có 0.0089 đồng lợi nhuận sau thuế.
Năm 2010, doanh lợi vốn chủ sở hữu của công ty là 5.45% nghĩa là cứ 1 đồng
vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu về 0.0545 đồng lợi nhuận sau thuế. điều này được
giả thích vì trong năm cứ 1 đồng vốn kinh doanh sử dụng thì có 0.911 đồng
huy động từ vay nợ, 1 đồng vốn kinh doanh sử dụng tạo ra 0.77 đồng doanh
thu và 1 đồng doanh thu có 0.0064 đồng là lợi nhuận sau thuế. Doanh lợi vốn
chủ sở hữu giảm 6.03% do trong năm lợi nhuận ròng giảm 2.89%.
So sánh với chỉ tiêu doanh lợi tổng vốn ta thấy tỷ suất vốn chủ sở hữu
của Công ty nhỏ hơn, chúng tỏ công ty sử dụng vốn vay chưa có hiệu quả,
đòn bảy tài chính âm.

2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CHI
NHÁNH
Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần
phải có vốn.Vốn là điều kiện tiên quyết có ý nghĩa quyết định tới các bước
tiếp theo của quá trình kinh doanh. Để tiến hành kinh doanh doanh nghiệp
dùng vốn đó để mua các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh như sức lao
SV: Phạm Thị Thanh Huyền Lớp: K40 - QTKDTM
17
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Th.s NguyÔn Thanh Phong
động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Do sự tác động của lao động
vào đối tượng lao động thông qua tư liệu lao động mà sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ được tạo ra và tiêu thụ trên thị trường. cuối cùng các hình thái vật
chất khác nhau đó được chuyển hoá về hình thái tiền tệ ban đầu. Để đảm bảo
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp số tiền thu được do tiêu thụ sản
phẩm phải bù đắp được toàn bộ các chi phí đã bỏ ra và có lãi. Như vậy số tiền
đã ứng ra ban đầu không chỉ được bảo toàn mà nó còn tăng thêm do hoạt
động kinh doanh mang lại.Toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và các quá trình tiếp
theo cho sản xuất kinh doanh được gọi là vốn. Vốn được biểu hiện cả bằng
tiền lẫn cả vật tư tài sản và hàng hoá của doanh nghiệp,tồn tai dưới cả hình
thái vật chất cụ thể và không có hình thái vật chất cụ thể.
Trong doanh nghiệp vốn kinh doanh là một quỹ tiền tệ đặc biệt nhằm
phục vụ cho sản xuất kinh doanh tức là mục đích tích luỹ. Vốn kinh doanh
của doanh nghiệp có trước khi diễn ra hoạt động kinh doanh, vốn kinh doanh
phải đạt mục tiêu sinh lời và vốn luôn thay đổi hình thái vật tư hoặc tài sản vô
hình nhưng kết thúc vòng tuần hoàn luôn là hình thái tiền.
Căn cứ vào vai trò và đặc điểm chu chuyển của vốn khi tham gia vào
kinh doanh thì vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hai loại là vốn cố
định và vốn lưu động .
2.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vốn cố định: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của

doanh nghiệp. Đó là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định
mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất
và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định đã hết thời hạn sử dụng.
SV: Phạm Thị Thanh Huyền Lớp: K40 - QTKDTM
18
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Th.s NguyÔn Thanh Phong
Tài sản cố định là những tư liệu lao động thoả mãn đồng thời hai tiêu
chuẩn cơ bản là phải có thời gian sử dụng tối thiểu là một năm trở lên và phải
đạt giá trị tối thiểu ở một mức quy định. tiêu chuẩn này có thể được điều
chỉnh cho phù hợp với mức giá của từng thời kỳ.
Tài sản cố định là một bộ phận tài sản phản ánh năng lực sản xuất kinh
doanh hiện có, trình độ khoa học - công nghệ - kỹ thuật của doanh nghiệp. Để
đánh giá được tình hình sử dụng vốn cố định của công ty ta đi xét bảng 2.3.
Bảng 2.3:Cơ cấu vốn cố định của công ty
Đơn vị:Việt Nam đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. TSCĐ HH 371.987.692 1.129.904.391 939.460.187
2. Hao mòn luỹ kế 686.654.239 888.031.968 1.091.176.172
3. Nguyên giá 1.058.641.931 2.017.936.359 2.030.636.359
4.TSCĐ(ĐTCKDH) - - -
5. CP XDCB DD - - -
6. Tổng 2.117.283.862 4.035.872.718 4.061.272.718
( Nguồn: BCTC cuả công ty từ năm 2009 - 2011)
Qua bảng 2.3 cho thấy: tài sản cố định hữu hình của công ty đến năm
2010 đạt 1.129.904.391đ tăng 757.916.699đ so với năm 2009 tương ứng với
95%. nhưng lại giảm xuống 939.460.187đ tương ứng với 25%. Toàn bộ tài
sản cố định của công ty được huy động khai thác triệt để vào hoạt động kinh
doanh.
Năm 2009, do đánh giá lại tài sản cố định và mua sắm mới thiết bị nên
doanh nghiệp có sự thay đổi kết cấu và giá trị tài sản cố định. Những tài sản

hư hỏng không có sự thay đổi kết cấu và giá trị tài sản cố định. Những tài sản
hư hỏng không sửa chữa được hoặc chi phí sửa chữa quá cao đã được công ty
kịp thời thanh lý, thu hối vốn để tái đầu tư tài sản.Chi phí xây dựng cơ bản dở
dang không còn điều này cho thấy công ty đã từng bước sử dụng hợp lý hơn
nguồn vốn của mình. Nhưng nguồn vốn của doanh nghiệp có được đảm bảo
SV: Phạm Thị Thanh Huyền Lớp: K40 - QTKDTM
19
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Th.s NguyÔn Thanh Phong
cho hoạt động kinh doanh hay không? Ta cần tính toán và so sánh giữa nguồn
vốn và tài sản của doanh nghiệp.
Bảng 2.4: Tỷ suất tài trợ vốn cố định của công ty
Đơn vị : Việt Nam đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1.Tài sản cố định 371.987.692 1.129.904.391 939.460.187
2.Nợ dài hạn 1.330.000.000 172.654.366 540.000.000
3.Vốn chủ sở hữu 2.642.264.607 2.614.802.631 1.681.278.841
4.VLĐthường xuyên 8.266.239.536 8.337.527.521 9.058.586.263
Nguồn BCTC của công ty từ năm 2009 - 2011
Qua bảng 2.4 cho ta thấy từ năm 2009 - 2011:
Nguồn vốn dài hạn >Tài sản cố định. Như vậy vốn lưu động thường
xuyên >0.Nguồn vốn dài hạn có khả năng đầu tư cho tài sản cố định nhưng
không lớn lắm. Tài sản lưu động đáp ứng tương đối nhu cầu thanh toán nợ
ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp tương đối ổn định. Doanh
nghiệp đã huy động tối đa có thể tài sản cố định để thanh toán nợ ngắn hạn
đến hạn trả. Do vậy, doanh nghiệp có thể đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động
kinh doanh của mình, tình hình tài chính của công ty tương đối ổn định.
Từ bảng 2.3 ta thấy doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư vào tài sản cố
định. Để nắm rõ hơn ta xem tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp qua bảng 2.5
Bảng 2.5: Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu của công ty

Đơn vị: Việt Nam đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm2010 Năm 2011
Vốn chủ sở hữu 2.642.264.607 2.650.930.740 1.701.314.689
I. Vốn chủ sở hữu 2.614.802.631 2.619.006.133 1.681.278.841
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2.531.650.000 2.531.650.000 1.579.921.243
2. Vốn thặng dư cổ phần - - -
3. Vốn khác của chủ sở hữu - - -
4. Cổ phiếu quỹ (*) - - -
5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái - - -
SV: Phạm Thị Thanh Huyền Lớp: K40 - QTKDTM
20
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Th.s NguyÔn Thanh Phong
6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu. - - -
7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 83.152.631 87.416.133 101.357.598
Nguồn: Báo cáo tài chính
Bảng 2.5 cho ta thấy, nguồn vốn kinh doanh của Công ty ( nguồn vốn
cố định) Tăng lên là do kết chuyển từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Còn lại ccs nguồn khác không thay đổi do
không có sự kết chuyển hoặc không được ngân sách nhà nước cấp.
Không ai nghi ngờ gì về vai trò lớn của nguồn vốn đối với sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn vốn vay. Song cần thấy những
tác động tiêu cực của nó cũng không nhỏ nếu c ông ty không biết quản lý và
sử dụng một cách có hiệu quả.
Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty
Đơn vị : Việt Nam đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Doanh thu thuần 7.157.706.66
6
13.916.174.295 13.133.944.175
2. Tài sản cố định bình quân. 4.319.113.614 4.733.715.956 4.999.023.225

3. Hiệu quả sử dụng vốn
cố định(1/2)
1.66 2.93 2.63
4. Hệ số đảm nhiệm
TSCĐ (2/1)
0.60 0.34 0.40
Nguồn BCTC của công ty từ năm 2009 - 2011.
Qua bảng 2.6 ta thấy: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty có xu
hướng ngày càng tăng qua các năm. Năm 2009 một đồng vốn cố định của
công ty tạo ra được 1.66đ doanh thu. Năm 2010, một đồng vốn cố định của
công ty tạo ra được 2.93đ doanh thu. Năm 2011, một đồng vốn cố định của
công ty làm ra được 2.63đ doanh thu.
Như vậy, năm 2010 hiệu quả vốn cố định của công ty tăng (2.93/1.66)
1.59 lần so với năm 2009, trong khi đó doanh thu thuần tăng 1.95 lần còn tài
SV: Phạm Thị Thanh Huyền Lớp: K40 - QTKDTM
21
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Th.s NguyÔn Thanh Phong
sản cố định chỉ tăng 1.1 lần. Doanh thu thuần tăng nhiều hơn tốc độ tăng tài
sản cố định.
Năm 2011, hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty tăng (2.63/1.66)
1.59 lần so với năm 2009, doanh thu thuần tăng 1.84 lần, tài sản cố định tăng
1.2 lần. Cũng trong năm này, hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cũng
tăng lên so với năm 2009 nhưng lại giảm 0.8 lần so với năm 2009.
Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp
càng càng có hiệu quả là do lượng doanh thu thuần tăng đều, lớn hơn tốc độ
tăng của tài sản cố định. Đây là một điều rất đáng khích lệ , công ty cũng phải
phấn đấu hơn để năm 2011 không thấp hơn năm 2010.
Bên cạnh đó, ta thấy chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn cố định của công ty
có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể: năm 2009, để tạo ra được một
đồng doanh thu, doanh nghiệp cần 0.60đ vốn cố định. Năm 2010, để tạo ra

một đồng doanh thu doanh nghiệp cần 0.34đ vốn cố định giảm 0.26đ so với
năm 2009. Năm 2011, để tạo ra một đồng doanh thu, doanh nghiệp cần sử
dụng 0.40đ vốn cố định giảm 0.20đ vốn cố định so với năm 2009 nhưng tăng
thêm 0.06đ so với năm 2010 điều này doanh nghiệp cần phải xem xét lại. Như
vậy, hệ số đảm nhiệm tài sản cố định của công ty như thế là cao, trong khi đó
tài sản cố định lại chiếm một tỷ trọng quá thấp trong tổng tài sản. Tuy nhiên,
với sự tăng dần về hiệu quả sử dụng vốn cố định và sự giảm dần về hệ số đảm
nhiệm tài sản cố định của công ty qua các năm cũng cho thấy công ty cần cố
gắng hơn nữa trong việc sử dụng nguồn vốn cố định của mình.
Để có cái nhìn đầy đủ hơn về hiệu quả sử dụng vốn của công ty, ta xem
xét đến chỉ tiêu tiếp theo là hệ số sinh lời của tài sản cố định. Hệ số này được
phản ánh đầy đủ qua bảng 2.7.
Bảng 2.7: Hệ số sinh lời của vốn cố định
Đơn vị: Việt Nam đồng
SV: Phạm Thị Thanh Huyền Lớp: K40 - QTKDTM
22
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Th.s NguyÔn Thanh Phong
Chỉ tiêu Năm2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Lợi nhuận sau thuế 83.152.631 87.416.133 101.357.598
2. TSCĐ bình quân 4.319.113.614 4.733.715.956 4.999.023.225
3. Hệ số sinh lời của TSCĐ
(1/2)
0.02 0.02 0.02
Nguồn BCTC từ năm 2009 - 2011
Từ bảng 2.7 ta thấy tỷ suất sinh lời của tài sản cố định của công ty
trong các năm như sau: cứ một đồng vốn cố định của công ty tạo ra 0.02 đồng
lợi nhuận.
Từ những kết quả trên cho ta thấy, hiệu quả sử dụng vốn cố định của
công ty giai đoạn 2009-2011 là khá ổn định và có chiều hướng biến động của
doanh nghiệp. Đây là điều dễ thấy vì lĩnh vực hoạt động của Ccng ty ngày

càng được mở rộng và tự chủ hơn về khả năng tài chính của mình. Hơn nữa,
trong những năm gần đây, khả năng thắng thầu của công ty cao hơn so với
trước, các chính sách của Đảng và Nhà nước đã chú trọng vào ngành, lĩnh vực
này.
Qua trình bày trên ta thấy, tài sản cố định của công ty chiếm một tỷ
trọng rất nhỏ trong tổng tài sản, nó ảnh hưởng gián tiếp tạo ra doanh thu, lợi
nhuận cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chi nhánh công ty TNHH xây dựng và thương mại Thành Đô chuyên về
các lĩnh vực như: xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi , khai thác nước
ngầm, công trình dân dụng công nghệ. Phần lớn nguồn tài trợ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty là nguồn vốn ngắn hạn mà chủ yếu là vay nợ ngắn
hạn. Đó không phải là nguồn cho không, không phải trả lãi mà đều phải trả, nếu
doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ thì số lãi càng lớn hc ty phải giữ nguyên
sử dụng số vốn đó như thế nào cho hiệu quả nhất. Để xác định hiệu quả sử dụng
vốn lưu động của công ty, ta cần nghiên cứu các vấn đề sau:
SV: Phạm Thị Thanh Huyền Lớp: K40 - QTKDTM
23

×