Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ Phần Thương Mại Mạnh Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.41 KB, 28 trang )

NV: Hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thu Hường
LỜI NÓI ĐẦU
Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế nước ta có nhiều khởi sắc. Nhiều thành
phần kinh tế tham gia vào quá trình sản xuất. Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ
150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO đã đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với nền
kinh tế nước nhà. Nền kinh tế Việt Nam giờ đây bước sang một gia đoạn mới: Giai đoạn
mở cửa, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Đây là vận hội lớn song cũng là thách thức
không nhỏ đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Đó là
những cơ hội xâm nhập và mở rộng thị trường, hợp tác kinh doanh liên kết chuyển giao
công nghệ, vốn… Khi Việt Nam ra nhập WTO một trong những vấn đề mà doanh nghiệp
phải quan tâm đó là: rà soát, sắp xếp lại sản xuất, kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh
tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của doanh nhiệp được quyết
định bởi giảm thiểu chi phí kinh doanh, phải đổi mới thiết bị công nghiệp tiết giảm chi phí
nguyên vật liệu, nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu chi phí quản lý, chi phí ngoài sản
xuất, chi phí lưu động.
Trong điều kiện kinh doanh của nền kinh tế thị trường hiện nay, khi sự hội nhập vào
nền kinh tế thế giới diễn ra hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và Công
ty Cổ Phần Thương Mại Mạnh Quang nói riêng ngày càng phụ thuộc vào sự biến động của
thị trường trong nước, khu vực và quốc tế .Từ thực tiễn trên ta thấy không phải công ty nào
cũng đạt được các mục tiêu như mong muốn,
những công ty có chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường cộng với
việc sử dụng và quản lý các nguồn vốn đã mang lại cho đơn vị những kết quả đáng khích
lệ. Xuất phát từ thực tế nêu trên, qua thời gian thực tập ở Công ty Cổ Phần Thương Mại
Mạnh Quang, em nhận thấy tầm quan trọng của việc quản lý cũng như sử dụng vốn trong
công ty. Chính vì thế em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ
Phần Thương Mại Mạnh Quang " và mong muốn dược góp một phần nhỏ bé của mình
để cải thiện thực trạng của công ty, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty
trong thời gian tới.
SV: Tạ Thị Kim Cúc Lớp QTKD
1


NV: Hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thu Hường
Báo cáo của em được trình bày làm ba phần :
Phần I: Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ Phần Thương Mại Mạnh Quang
Phần II: Thực trạng sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ Phần
Thương Mại Mạnh Quang
Phần III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại
Công ty Cổ Phần Thương Mại Mạnh Quang
SV: Tạ Thị Kim Cúc Lớp QTKD
2
NV: Hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thu Hường
PHẦN I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẤN THƯƠNG MẠI
MẠNH QUANG
I. Một số nét chính về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Thương
Mại Mạnh Quang
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Thương Mại Mạnh
Quang
Công ty Cổ Phần Thương Mại Mạnh Quang được thành lập theo Giấy phép kinh
doanh số 0303000124 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 17 tháng 3
năm 2003, đăng ký thay đổi lần 2 ngày 27 tháng 1 năm 2009. Công ty Cổ Phần Thương
Mại Mạnh Quang có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài
khoản tại ngân hàng và sử dụng con dấu theo quy định của Nhà nước.
- Tên Công ty: Công ty Cổ Phần Thương Mại Mạnh Quang
- Công ty là công ty cổ phần phù hợp với pháp luật hiện hành
- Trụ sở đăng ký của Công ty là:
• Địa chỉ: Số 5, xóm Lò Vôi, xã Tô Hiệu , Huyên Thường Tín, Thành phố Hà
Nội.
• Điện thoại: 04. 33751767
• Fax: 04. 33762047
Giám đốc của Công ty: Ông Trần Đình Tư

- Công ty có thể thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện tại địa bàn kinh doanh để
thực hiện các mục tiêu hoạt động của mình phù hợp với nghị quyết của Hội đồng quản trị
và trong phạm vi luật pháp.
- Qua quá trình hình thành và phát triển hơn 8 năm, kể từ khi được cấp giấy chứng
nhận đăng ký dinh doanh số 0303000124 ngày 17 tháng 3 năm 2003 cho tới khi được cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 2 ngày27 tháng 1 năm 2009 của Sở
kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, Công ty Cổ Phần Thương Mại Mạnh Quang đã thực
sự trở thành một doanh nghiệp đầu tư, thương mại có quy mô rộng, lĩnh vực kinh doanh
phong phú, có uy tín, chỗ đứng vững chắc trong tỉnh cũng như trên toàn quốc nói chung.
SV: Tạ Thị Kim Cúc Lớp QTKD
3
NV: Hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thu Hường
2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Thương Mại Mạnh Quang
2.1.Sơ đồ cơ cấu bộ máy của Công ty Cổ Phần Thương Mại Mạnh Quang
2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Công ty có bộ máy quản lý được tổ chức như sau:
- Giám đốc: là người ra quyết định tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác sản xuất kinh
doanh của công ty, chỉ đạo mọi công việc có tính quyết định đến việc thực hiện kế
hoạch trước mắt và lâu dài của công ty.
+ Chức năng : là một đại diện pháp nhân đựoc Hội đồng quản trị bầu ra chỉ đạo
điều hành cao nhất trong hoạt động của công ty theo quyết định tại “Điều lệ tổ chức và
hoạt động của Công ty năm 2003”.
+ Nhiệm vụ:
- Điều hành trong hoạt động kinh doanh của công ty, theo nghị quyết của Đại hội cổ đông và
Hội đồng quản trị một cách có hiệu quả, để bào toàn và phát triển vốn, các nguồn lực.
SV: Tạ Thị Kim Cúc Lớp QTKD
Hội đồng
quản trị
Phó giám đốc
Các đại lý

phân phối
P. Tài chính –
Kế toán
P. kinh doanh P. Tổ chức –
Hành chính
Giám đốc
4
NV: Hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thu Hường
- Chỉ đạo trực tiếp các phòng ban nghiệp vụ chủ động xây dựng các phương án
kinh doanh, mở rộng thị trường đáp ứng nhu cầu của khách hàng để trình lên Hội đồng
quản trị và ban điều hành ra quyết định phải có hiệu quả.
- Phó giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được phân
công phụ trách, Tổng giám đốc công ty phải trao đổi bàn bạc kế hoạch chương trình
công tác trước mắt và lâu dài hoặc trong từng giai đoạn của công tác quản lý.
- Chức năng: là người được giám đốc uỷ quyền chỉ đạo điều hành bộ phận kinh
doanh thương mại.
- Nhiệm vụ: trợ giúp cho giám đốc, đàm phán với các đối tác, cơ quan có liên quan
trong việc giải quyết các vấn đề.
- Phòng tổ chức hành chính : có nhiệm vụ tổ chức quản lý lao động, giải quyết chế
độ cho người lao động, sắp sếp công việc, chế độ khen thưởng, tổ chức đào tạo bồi
dưỡng nghiệp vụ cho người lao động một cách hợp lý. Đảm bảo cho mọi người
trong công ty chấp hành nghiêm chỉnh quy chế và hợp đồng lao động.
- Phòng kinh doanh: nghiên cứu, xây dựng, nắm bắt được thị trường trong và ngoài
nước, đảm bảo tiêu thụ sản phẩm và thực hiện các công việc kinh doanh của công
ty, quản lý và điều hành đội xe vận chuyển .
- Phòng kế toán: làm nhiệm vụ kế toán, có chức năng thu thập và xử lý thông tin về
tình hình vốn, tài sản, tài chính của công ty để giám đốc cũng như các phòng ban
của công ty có những thông tin cần thiết, phù hợp, kịp thời phục vụ cho hoạt động
kinh doanh.
- Phòng bảo vệ: chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản của công ty , thực hiện công tác

phòng cháy, chữa cháy.
- Mối quan hệ giữa các phòng ban: Qua sơ đồ bộ máy và chức năng, nhiệm vụ
của từng phòng ban ta thấy đây là mô hình bộ máy trực tuyến .Các phòng ban
làm nhiện vụ tham mưu cho giám đốc, sau đó giám đốc sẽ chỉ đạo phương
hướng hoạt động cho từng bộ phận. Cơ cấu tổ chức này giúp cho công việc
được giải quyết nhanh chóng mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng nó lại đè
nặng công việc trách nhiệm lên vai lãnh đạo, do đó đòi hỏi người lãnh đạo phải
thành thạo chuyên môn nghiệp vụ và hiểu biết trên mọi lĩnh vực. Như vậy , với
SV: Tạ Thị Kim Cúc Lớp QTKD
5
NV: Hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thu Hường
tình hình thực tế kinh doanh - dịch vụ luôn cần những quyết định nhanh chóng
ngay như việc nhập hàng , đến kế hoạch tiêu thụ chỉ cần sai một bước thì ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện kế hoạch của công ty. Vì vậy cần có sự
chỉ đạo sát sao kịp thời của lãnh đạo công ty, nhanh chóng khắc phục những
khó khăn đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh.
2.3 Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh.
Công ty Cổ Phần Thương Mại Mạnh Quang hoạt động trong lĩnh vực xây lắp cácn
công trình xây dựng và phân phối các hàng điện tử , điện lạnh. Các mặt hàng mà công ty
phân phối chủ yếu như : tivi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, lò vi sóng, … Để đáp ứng nhu
cầu của khách hàng thì công ty không ngừng cố gắng đa dạng hóa các mặt hàng , giá cả
hợp lý và dịch vụ sau bán hàng một cách nhanh nhất .
SV: Tạ Thị Kim Cúc Lớp QTKD
6
NV: Hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thu Hường
PHẦN II
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI MẠNH QUANG
I. Khái quát tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Thương Mại Mạnh Quang
Để theo đà phát triển của xã hội thì Công ty Cổ Phần Thương Mại Mạnh Quang cũng

không ngừng cố gắng phát triển kịp thời với sự phát triển không ngừng của CNH – HĐH .
Tuy nhiên trước mắt công ty cũng gặp không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh bởi
sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. Với sự cố gắng của mình thì đến nay công ty cũng đã có
những bước chuyển biến tương đối khá và không ngừng phát triển.Sự phát triển đó được thể
hiện thông qua Bảng kết quả hoạt động kinh doanh cúa công ty trong 5 năm 2006 - 2010.
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 1: kết quả hoạt động kinh doanh ĐVT: ngàn đồng
(Nguồn báo cáo tình chính năm 2006 - 2010)
Từ bảng trên ta thấy qua 3 năm hoạt động kinh doanh của công ty thì kết quả lợi
nhuận là không cao bởi vì :
- Chi phí ban đầu lớn
SV: Tạ Thị Kim Cúc Lớp QTKD
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tài sản 15.258.467 18.245.178 24.297.714 42.063.400 60.975.535
Tài sản cố định
1.847.578 2.015.120 2.176.793 2.591.602 2.846.069
Tài sản lưuđộng
13.410.888 16.230.057 22.120.920 39.471.798 58.129.465
Doanh thu 131.946.539 140.237.455 150.103.847 162.235.457 213.174.830
Chi phí 131.808.668 140.074.980 149.976.443 162.025.995 213.030.764
Lợi nhuận 99.266 116.981 127.404 209.462 144.065
7
NV: Hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thu Hường
- Chất lượng sản phẩm chưa đồng đều
- Hàng tồn kho còn nhiều
- Nguồn khách hàng thường xuyên còn ít
Tài sản cố định : năm 2010 là 2.846.069ngđ năm 2010 tăng so với 2009 là 254.467ngđ
tương ứng là 9,82%, năm 2009 so với năm 2008 tăng 414.808ngđ tương ứng là 19,05%.
Tài sản cố định tăng là do đầu tư chủ yếu vào phương tiện vận tải để phục vụ cho hoạt
động kinh doanh của công ty.

Tài sản lưu động : năm 2010 là 58.129.465ngđ, năm 2010 tăng hơn so với 2009 là
18.657.667ngđ, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 17.350.877ngđ. Sở dĩ tài sản lưu động
tăng là do: hàng tồn kho gia tăng, tiền mặt tăng, và các khoản phải thu tăng.
Doanh thu của công ty tăng đều qua các năm 2006 là 131.946.539ngđ, năm 2007 là
140.237.455ngđ so với năm 2006 tăng 8.290.861ngđ tương ứng là 6,28%, năm 2008 là
150.103.847ngđ tăng hơn năm 2007 là 9.866.392ngđ tương ứng là 7,03%, năm 2009 là
162.235.457ngđ, năm 2010 là 213.174.830.00đ tăng hơn so với năm 2009 là
50.939.372ngđ tương ứng là 31,39%, Bởi vì năm 2010 công ty đã xuất bán khá tốt số
lượng hàng hóa chính vì lẽ đó mà doanh thu năm 2010 có sự gia tăng nổi trội. Doanh thu
của các năm ngày càng tăng năm sau tăng hơn so với năm trước điều đó chứng tỏ công ty
ngày càng có uy tín trên thị trường, hàng hoá bán được nhiều hơn, thị phần của doanh
nghiệp trên thị phần đã tăng lên.
Chi phí: vì doanh thu năm 2010 tăng vượt trội cho nên chi phí theo đó cũng tăng
theo.Tổng chi phí của công ty : chi phí này tăng qua các năm, cụ thể : năm 2006 là
131.808.668ngđ, năm 2007 là 140.074.980ngđ tăng hơn năm 2006 là 9.266.311ngđ tương
đương 6,27%, năm 2008 là 149.883.415ngđ, năm 2009 là 161.976.065ngđ, năm 2010 tăng
hơn năm 2009 là 50.910.567ngđ tương đương 31,43%. Trong chi phí của công ty tăng , có
một số chi phí tăng do yếu tố khách quan : cơ chế chính sách của nhà nước như mức lương
tối thiểu, bảo hiểm y tế , bảo hiểm xã hội, Mức lương năm 2009 tăng hợp lý nhằm nâng
cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, giúp cuộc sống của người lao động được cải thiện
đáng kể từ đó thúc đẩy người lao động làm việc hăng say hơn, hàng bán đựơc nhiều hơn,
được khách hàng ưa chuộng những sản phẩm của công ty bán. Chính vì vậy thu nhập bình
quân của người lao động tăng lên, và số lượng lao động cũng tăng qua các năm
Lợi nhuận: năm 2010 là 144.065ngđ, năm 2010 Giảm so với năm 2009 là 65.397ngđ
SV: Tạ Thị Kim Cúc Lớp QTKD
8
NV: Hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thu Hường
tương ứng giảm 31,22%, năm 2009 là 209.462ngđ, năm 2009 so với năm 2008 tăng là
82.058ngđ tương ứng tăng 64,4%, lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng tăng qua các năm
đây là một thành tích của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tích cực phát huy.

II. Thực trạng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Thương Mại Mạnh Quang
Để đánh giá tình hình sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ Phần Thương Mại
Mạnh Quang, chúng ta xem xét bảng sau:
SV: Tạ Thị Kim Cúc Lớp QTKD
9
NV: Hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thu Hường
+. Chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu/Nguồn vốn
ĐVT: ngàn đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Vốn chủ sở hữu
3.228.590 3.861.646 4.230.756
7.750.439 9.720.980
Nguồn vốn 15.258.467 18.245.178 24.297.714 42.063.400 60.975.535
Tỷ trọng 0,21 0,21 0,17 0,18 0,16
Biểu đồ thể hiện nguồn vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn của Công ty Cổ Phần
Thương Mại Mạnh Quang
- Vốn chủ sở hữu hàng năm tăng từ 4.230.756ngđ năm 2008 (chiếm 17,28%) ,năm
2009 là 7.750.439ngđ chiếm 18,33%, năm 2010 tăng vượt bậc lên
SV: Tạ Thị Kim Cúc Lớp QTKD
10
N¨m
2009
N¨m
2007
N¨m 2006 N¨m 2007 N¨m 2009 N¨m 2010N¨m 2008
NV: Hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thu Hường
9.720.980ngđ(chiếm 15,94%) so với nguồn vốn điều đó cho thấy doanh nghiệp đã
tự chủ hơn về tài chính trong sản xuất kinh doanh .
- Nguồn vốn hàng năm cũng tăng lên từ 24.297.714ngđ năm 2008 , năm 2009 là
42.063.400ngđ đến năm 2010 tăng lên là 60.975.535ngđ So sánh giữa năm 2010

với năm 2009 lượng vốn tăng 18.912.134ngđ tương ứng tăng 44,96%.Chứng tỏ
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn , hàng nhập về tiêu thụ
rất nhanh. Hệ số này càng thấp càng chứng tỏ công ty có khả năng tự chủ cao .
+. Chỉ tiêu nợ dài hạn/ nguồn vốn
ĐVT: ngàn đồng
Biểu đồ thể hiện Nợ dài hạn của Công ty Cổ Phần Thương Mại Mạnh Quang
SV: Tạ Thị Kim Cúc Lớp QTKD
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Nợ dài hạn
150.376 163.270 161.520
588.000 497.845
Nguồn vốn 15.258.467 18.245.178 24.297.714 42.063.400 60.975.535
Tỷ trọng 0,0098 0,0089 0,0066 0,0139 0,0082
11
N¨m 2006 N¨m 2007 N¨m 2008 N¨m 2009 N¨m 2010
NV: Hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thu Hường
Biểu đồ thể hiện nguồn vốn của Công ty Cổ Phần Thương Mại Mạnh Quang
Tỷ trọng nợ dài hạn năm 2006 là 0,0098, năm 2007 là 0,0089, 2008 là 0,0066, năm
2009 là 0,0139, năm 2010 là 0,0082 chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp ít phải vay vốn
bên ngoài từ đó số tiền phải trả lãi ít , doanh nghiệp có lượng vốn chủ sở hữu nhiều , doanh
nghiệp tự chủ hơn trong kinh doanh.
Để có cái nhìn chi tiết hơn qua bảng số liệu trên của công ty ta thấy:
* Nợ phải trả năm 2006 là 12.004.147ngđ chiếm 78,67% tổng nguồn vốn, năm 2007 là
14.355.052ngđ chiếm 78,68% tổng nguồn vốn, năm 2007 tăng hơn năm 2006 là
2.350.905ngđ tương ứng 19,58%, năm 2008 là 20.066.957ngđ chiếm 82,58% tổng
nguồn vốn, năm 2010 là 51.254.555ngđ chiếm 84,06% so với tông nguồn vốn, năm
2010 so với năm 2009 tăng 16.941.593ngđ tương ứng là 49,37%. Trong đó :
- Nợ ngắn hạn năm 2006 là 11.853.770ngđ, năm 2007 là 14.191.782ngđ tăng
hơn năm 2006 là 2.338.011ngđ tương ứng 19,72%, năm 2008 là 19.905.437ngđ
tăng hơn năm 2007 là 5.713.654ngđ tương ứng 40,25%, 2009 là 33.724.961ngđ

chiếm 81,17% so với tổng nguồn vốn, năm 2009 tăng so vói năm 2008 là
13.819.523ngđ tương ứng tăng 69,94% , năm 2010 là 50.756.710ngđ chiếm
SV: Tạ Thị Kim Cúc Lớp QTKD
12
N¨m 2008
N¨m 2007N¨m 2006 N¨m 2008
N¨m 2010
N¨m 2009
NV: Hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thu Hường
83,24% so với tổng nguồn vốn, năm 2010 so với năm 2009 tăng 17.031.749ngđ
tương ứng là 50,5%, nợ ngắn hạn tăng điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đang đi
chiếm dung vốn của các đơn vị khác.
- phải trả người bán năm 2010 là 49.786.475ngđ tương ứng là 81,64% , phải trả
người bán năm 2010 tăng so với năm 2009 là 16.924.575ngđ tương ứng tăng
51,5% đ â
- Thuế năm 2006 là 137.679ngđ, năm 2007 là 150.940ngđ, 2008 là 293.214ngđ
chiếm 1,21% so với tổng nguồn vốn, năm 2010 là 557.145ngđ tăng hơn năm
2009 là 168.893ngđ tương ứng là 43,5%
- Phải trả người lao động năm 2006 là 225.250ngđ,năm 2007 là 248.310ngđ
chiếm 1,36% với tổng nguồn vốn, năm 2007 tăng hơn năm 2006 là 23.060ngđ
tương ứng 10,23%, 2008 là 325.407ngđ chiếm 1,06% so với tổng nguồn vốn,
năm 2010 là 364.956ngđ so với năm 2009 tăng 39.549ngđ tương ứng là 12,15%
- Phải trả khác năm 2006 là 40.763ngđ chiếm 0,27% so với tổng nguồn vốn,năm
2007 là 46.127ngđ chiếm 0,25% so với tổng nguồn vốn, năm 2007so với năm
2006 tăng 5.364ngđ tương ứng 13,15%, năm 2008 là 51.579ngđ chiếm 0,21%
so với tổng nguồn vốn, năm 2010 là 48.133ngđ chiếm 0,07% so với tổng nguồn
vốn, năm 2010 so với năm 2009 giảm 1.017ngđ tương ứng 2,07%.Trong các
khoản nợ phải trả thì chỉ có phải trả khác là giảm liên tục qua 5 năm cụ thể là :
năm 2006 là 0,27%, năm 2007 là 0,25% ,năm 2008 so với năm 2009 giảm, từ
0,21% năm 2008 giảm xuống 0,11% so với năm 2009, năm 2009 là 0,11% giảm

xuống 0,07% năm 2010. đây là một điểm tốt doanh nghiệp cần tích cực phát
huy.
* Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng qua các năm 2006 là 3.254.320ngđ năm 2007
là 3.890.125ngđ , năm 2008 là 4.230.756ngđ năm 2010 tăng vượt lên 9.720.980ngđ,
điều đó cho thấy doanh nghiệp đã tự chủ hơn về tài chính trong sản xuất kinh doanh,
tạo cho doanh nghiệp tận dụng được nhiều cơ hội hơn, đối phó nhanh với sự biến động
của thị trường.Trong đó:
- vốn chủ sở hữu năm 2006 là 3.228.590ngđ , năm 2007 là 3.861.646ngđ chiến
21,26% so với tổng nguồn vốn , năm 2008 là 4.200.720ngđ chiếm 17,28% so với
tổng nguồn vốn, năm 2010 là 9.675.259ngđ chiếm 15,86% so với tông nguồn vốn,
SV: Tạ Thị Kim Cúc Lớp QTKD
13
NV: Hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thu Hường
năm 2010 so với năm 2009 tăng 1.962.956ngđ tương ứng 28,08%
- Quỹ dự phòng tài chính năm 2006 là 390.480ngđ chiếm 2,55% so với tổng nguồn
vốn,năm 2007 là 420.000ngđ, năm 2008 là 442.741ngđ chiếm 1,82% so với tổng
nguồn vốn, năm 2009 là 462.571ngđ, năm 2010 là 464.200ngđ tăng hơn so với năm
2009 là 1.628.ngđ tương ứng là 0,35%.
- Nguồn kinh phí quỹ khác năm 2009 là 39.765ngđ tăng hơn so với năm 2008 là
9.728ngđ tương ứng là 32,39%, năm 2010 là 45.720ngđ chiếm 0,074% so với tổng
nguồn vốn , năm 2010 so với năm 2009 tăng 5.955ngđ tương ứng 14,97% .quỹ này
tăng chứng tỏ doanh nghiệp quam tâm nhiều đến người lao động.
III. Thực trạng sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Thương Mại
Mạnh Quang
1. Tình hình sử dụng nguồn vốn kinh doanh
SV: Tạ Thị Kim Cúc Lớp QTKD
14
NV: Hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thu Hường
Qua bảng số liệu trên ta thấy: :
- Vốn cố định của doanh nghiệp năm 2006 là 1.847.578ngđ chiếm 12,11% so với

tổng nguồn vốn , năm 2007 là 2.015.120ngđ chiến 11,04% so với tổng nguồn vốn, năm
2007 so với 2006 tăng 167.541ngđ tương ứng 9,17%, năm 2008 là 2.176.793ngđ chiếm
8,96% so với tổng nguồn vốn, năm 2009 là 2.591.602ngđ chiếm 6,16% so với tổng nguồn
vốn, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 414.808ngđ tương ứng là 19,06%.Năm 2010 là
2.846.069ngđ chiếm 4,67% tổng nguồn vốn , năm 2010 tăng hơn năm 2009 là 254.467ngđ
tương ứng là 9,82%.
Trong đó:
 Nhà xưởng, đất đai năm 2006 là 450.760ngđ chiếm 2,96% so với tổng nguồn vốn ,
năm 2007 là 540.370ngđ chiến 2,96% so với tổng nguồn vốn , năm 2007 so với
2006 tăng 89.600ngđ tương ứng 19,88% , 2008 là 590.070ngđ chiếm 2,42% tổng
nguồn vốn, năm 2008 so với 2007 tăng 49.700ngđ, 2009 là 615.465ngđ chiếm
1,46% tổng nguồn vốn, năm 2009 tăng so với 2008 là 25.394ngđ tương ứng là
4,3%, năm 2010 là 615.465ngđ chiếm 1% so với tổng nguồn vốn.
 Phương tiện vận tải, máy móc thiết bị năm 2006 là 1.396.817ngđ chiếm 9,15 % so
với tổng nguồn vốn ,năm 2007 là 1.474.7503ngđ chiếm 8,08% so với tổng nguồn
vốn, năm 2008 là 1.586.723ngđ chiếm 6,53% so với tổng nguồn vốn, năm 2009 là
1.976.137ngđ, năm 2010 là 2.230.604ngđ tăng hơn so với năm 2009 là 254.467ngđ
tương ứng là 12,88% kếtquả trên cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
đang rất tốt hàng hoá được tiêu thụ nhiều hơn cho lên doanh nghiệp đã mua mới
nhiều máy móc thiết bị, phương tiện vận tải để phục vụ hoạt động kinh doanh của
công ty.
- Vốn lưu động: so sánh giữa tài sản lưu động và tổng tài sản ta thấy rằng trong xu
thế hiện nay việc đầu tư cần rất nhiều vốn thì mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng,
như vậy càng có cơ hội mở rộng thêm thị trường. năm 2010 vốn lưu động l58.129.465ngđ
chiếm 95,33% tổng nguồn vốn , so sánh năm 2010 và năm 2009 vốn lưu động tăng
18.657.667ngđ tương ứng là 47,27%, so với năm 2008 là 36.008.544ngđ năm 2006 là
13.410.888ngđ chiếm 87,89% so với tổng nguồn vốn, năm 2007 là 16.230.057ngđ chiếm
88,89% so với tổng nguồn vốn , năm 2007 so với năm 2006 tăng 2.819.169ngđ chiếm
21,02% . Qua số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của công ty vẫn được bảo tồn trong đó
vốn cố định cũng tăng theo từng năm, do đó việc hoạch định sản xuất kinh doanh của công

SV: Tạ Thị Kim Cúc Lớp QTKD
15
NV: Hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thu Hường
ty là đúng hướng phát triển của thị trường. Nghiên cứu cơ cấu vốn lưu động để thấy được
tình hình phân bố vốn lưu động, từ đó phát hiện những tồn tại hay những trọng điểm cần
quản lý và tìm giải pháp để nhằm nâng cao hiêu quả sử dụng vốn tại công ty.Để đánh giá
cơ cấu vốn này qua bảng số liệu trên ta thấy :
- Vốn bằng tiền : năm 2008 là 6.450.597ngđ chiếm 26,55% trong tổng nguồn vốn
lưu đông tại công ty. Năm 2009 là 8.865.424ngđ chiếm 19,23% , năm 2010 10.745.243ngđ
chiếm 17,62% trong tổng nguồn vốn, năm 2010 tăng hơn so với năm 2009 1.879.818ngđ
tương ứng là 0,21%. Qua chỉ tiêu về vốn bằng tiền của công ty ta thấy vốn bằng tiền tăng
qua các năm , đây là một điểm chưa tốt của công ty, công ty không nên giữ quá nhiều tiền
mặt vì sẽ lãng phí và công ty sẽ lâm vào tình trạng vay về để đấy mà phải trả lãi cho ngân
hàng, việc trả lãi cho đối tượng cho vay sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả kinh doanh của
công ty do công ty phải trả lãi nhiều hơn.
- Về các khoản phải thu:
Năm 2006 là 3.479.350ngđ chiếm 22,8% so với tổng nguồn vốn.Năm 2007 là
5.796.179ngđ chiếm 31,77% so với tổng nguồn vốn. Năm2008 các khoản phải thu của
công ty là 3.927.392ngđ chiếm 16,16% trong tổng nguồn vốn. Năm 2009 con số này
là:10.669.131ngđ chiếm 19,23% trong tổng nguồn vốn của công ty. Năm 2010 các khoản
phải thu tăng lên 22.153.068ngđ tương ứng với 17,62% trong tổng nguồn vốn. Như vậy
năm 2010 các khoản phải thu của công ty tăng lên so với năm 2009 cả về số lương là
11.483.937ngđ lẫn tương đối là 1,08%. Điều này là do các nguyên nhân sau:
- Các khoản phải thu tăng lên qua các năm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Đây
là một điểm bất lợi của công ty, điều đó chứng tỏ công ty ngày càng bị chiếm dụng vốn
nhiều hơn. Hơn thế nữa, điều này sẽ làm cho công ty tạm thời thiếu vốn lưu động để tiến
hành hoạt động kinh doanh, muốn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình
được liên tục, đòi hỏi công ty phải đi vay vốn, phải trả lãi trong khi đó số tiền khách hàng
chịu thì doanh nghiệp lại không thu được lãi. Đây là một trong những vấn đề đòi hỏi công
ty cần phải quan tâm và quản lý chặt chẽ hơn để tránh tình trạng không tốt như: nợ khó

đòi, nợ không có khả năng trả, rủi ro trong kinh doanh, rủi ro về tài chính… của công ty.
- Về vật tư dự trữ, hàng tồn kho: từ bảng trên ta thấy hàng tồn kho của công ty ngày
càng có xu hướng ngày càng tăng với tốc độ tăng cao, cụ thể:
Năm 2006 là 5.555.101ngđ chiếm 36,41% so với tổng nguồn vốn. Năm 2007 là
5.543.702ngđ chiếm 30,38% so với tổng nguồn vốn. Năm 2009 vật tư dự trữ, hàng tồn kho
SV: Tạ Thị Kim Cúc Lớp QTKD
16
NV: Hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thu Hường
của công ty 10.669.131ngđ chiếm 36,72% trong tổng nguồn vốn. Năm 2010 vật tư dự trữ,
hàng tồn kho của công ty là 22.153.068ngđ chiếm 47,81% trong tổng nguồn vốn.năm 2010
so với năm 2009 tăng 11.483.937ngđ tương ứng là 1,076%.
- Vật tư dự trữ, hàng tồn kho tăng cả về số lượng tuyêt đối lẫn số tương đối , nguyên
nhân làm cho hàng tồn kho tăng lên là: đối với hàng tồn kho dự trữ tài sản lưu động
là nhu cầu thường xuyên đối với các đơn vị kinh doanh nhưng dự trữ ở mức nào là
hợp lý đó mới là quan trọng. Nguồn dự trữ lớn sẽ làm cho vốn tăng lên, hàng hoá ứ
đọng , dư thừa … gây khó khăn trong việc kinh doanh. Nếu dự trữ thấp sẽ gây thiếu
hụt, tắc nghẽn trong kinh doanh. Vì vậy , dự trữ tài sản lưu động phải điều hoà sao
cho vừa đảm bảo yêu cầu kinh doanh liên tục vừa đảm bảo tính tiết kiệm.
Để đánh giá xem công ty đã sử dụng vốn kinh doanh của minh hiệu quả ra sao?ta
nghiên cứu bảng sau:
2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tai Công ty Cổ Phần Thương
Mại Mạnh Quang
Bảng 7: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thương Mại Mạnh
Quang
SV: Tạ Thị Kim Cúc Lớp QTKD
17
NV: Hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thu Hường
(Nguồn BCĐKT của công ty các năm 2006 - 2010)
SV: Tạ Thị Kim Cúc Lớp QTKD
TT

Chỉ tiêu
Công thức tính
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2006
Năm
2007
I. Hiệu quả sử dụng Vốn cố
định
1 Hiệu suất sử dụng VCĐ DT/VCĐbq 68,74 57,36 79,11 74,16 71,62
2 Hiệu quả sử dụng VCĐ LNST/VCĐbq 0,052 0,048 0,087 0,089 0,073
3 Vòng quay TSCĐ DT/TSCĐ 72 70 69 63 75
4 Hệ số hao mòn VCĐ GTCLCKỳ/
NGTSCĐĐKỳ
0,39 0,40 0,42 0,46 0,36
5 Hệ số hao mòn TSCĐ Gtrị hao mòn
luỹ kế/
NGTSCĐCKỳ
0,44 0,41 0,46 0,44 0,36
II Hiệu quả sử dụng VLĐ
1 Hiệu suất sử dụng VLĐ DT/VLĐbq 9,44 8,13 6,95 4 ,25 3,86
2 Hiệu quả sử dụng VLĐ LNST/VLĐbq 0,007 0,006 0,007 0,005 0,004
3 Số vòng quay VLĐ DTT/VLĐbq 9,43 8,12 6,91 4,22 3,84
4 Hệ số luân chuyển VLĐ
5 Thời gian 1 vòng luân

chuyển
Số ngày trong
kỳ/số vòng quay
VLĐ
39 45 53 86 94
6 Hệ số đảm nhiệmcủa VLĐ VLĐbq/DTT 0,11 0,12 0,14 0,23 0,25
III Hiệu quả sử dụng VKD
1 Hiệu suất sử dụng VKD DT/VLĐbq 9,44 8,13 8,32 4,89 4,15
2 Hiệu suất sử dụng VKD LNST/VLĐbq 0,007 0,006 0,003 0,006 0,004
IV Khả năng thanh toán
1 Hệ số thanh toán tức thời (Tiền+vốn bằng
tiền)/NNHạn
0,369 0,345 0,324 0,263 0,212
2 Hệ số thanh toán nhanh (TSLĐ+ĐTNH-
HTK)/NNHạn
0,66 0,75 0,52 0,608 0,648
3 Hệ số thanh toán ngắn hạn (TSLĐ+
ĐTNH)/NNHạn
1,13 1,14 1,11 1,17 1,13
18
NV: Hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thu Hường
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
+ Về vốn cố định :
 Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2006 là 68,74% , năm 2007 hiệu suất sử dụng
VCĐ là 57,36 có nghĩa là cứ một đồng vốn tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh tạo
ra được 57,36 đồng DTT, năm 2007 so với năm 2006 giảm -11,38% , năm 2009 so với năm
2008 giảm, năm 2009 hiệu suất sử dụng VCĐ là 74,16 % có nghĩa là cứ một đồng vốn tham
gia vào quá trình hoạt động kinh doanh tạo ra được 74,16 đồng DTT, giảm hơn năm 2008 là
4,95%, năm 2010 hiệu suất sử dụng VCĐ là 71,62 % giảm hơn năm 2009 là 2,54%.
 hiệu quả sử dụng VCĐ năm 2006 là 0,0052%, năm 2007 là 0,048 có nghĩa là cứ

một dồng VCĐ trong kỳ có thể tạo ra 0,048 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2009 là 0,087%
có nghĩa là cứ một đồng VCĐ trong kỳ có thể tạo ra 0,087đồng lợi nhuận sau thuế tăng
hơn so với năm 2008 là 0,002 tương ứng là 2,3%, năm 2010 là 0,073% giảm hơn so với
năm 2009 là 0,016 tương ứng giảm là 17,97%.
 Vòng quay TSCD: qua các năm có nhiều biến động cụ thể: năm 2006 là 72 vòng,
năm 2007 là 70 vòng, năm 2009 là 63 vòng, năm 2010 là 75 vòng , tức là năm 2010 so với
năm 2009 tăng lên 12 vòng đây là dấu hiệu cho thấy khả năng quản lý TSCD của doanh
nghiệp có chiều hướng tốt, doanh nghiệp cần cố gắng phát huy trong các năm tiếp theo.
Nhìn chung, hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty trong các năm qua là chưa được tốt.
Công ty cần tìm giải pháp thích hợp để quản lý hiệu quả sử dụng vốn của mình được tốt
hơn.
Biểu đồ thể hiện vòng quay của Tài sản cố định số hao mòn VCĐ năm 2006 là 0,44%
năm 2007 là 0,41%,năm 2008 là 0,42%, năm 2009 là 0,42%, năm 2010 là 0,36% hệ số
này tăng giảm qua các năm.
SV: Tạ Thị Kim Cúc Lớp QTKD
19
N¨m 2006 N¨m 2008
N¨m 2010
N¨m 2009N¨m 2007
NV: Hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thu Hường
+ Về vốn lưu động:
 Giai đoan 2006- 2010, hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty biến động
không đều qua các năm2006 là 9,44, năm 2007là 8,13 cho biết một đồng vốn
lưu động dùng cho hoạt động kinh doanh thì tạo ra 8,13đồng DTT, năm 2008
là 6,95 cho biết một đồng vốn lưu động dùng cho hoạt động kinh doanh thì tạo
ra 6,95đồng DTT, năm 2009 là 4,25 ,năm 2010, hiêu suất đạt 3,86 giảm 0,39
so với năm 2009 cho biết một đồng vốn lưu động dùng cho hoạt động kinh
doanh năm 2010 thì tạo ra 3,86đồng DTT, hiệu suất qua các năm biến động
nhiều, đây là điểm chưa tốt , doanh nghiệp cần tìm biện pháp khắc phục để
nâng cao hiệu suất này.

+ Hiệu quả sử dụng VLĐ( tỷ suất lợi nhuận)
cùng với sự tăng lên của doanh thu qua các năm thì tỷ suất lợi nhuận của công ty
cũng tăng lên tương ứng là, năm 2006 là 0,0071, năm 2007 là 0,0068 có nghĩa là
một đồng vốn lưu động của công ty tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ
tạo ra được 0,0068 đồng lợi nhuận, năm 2008, một đồng vốn lưu động của công ty
tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được 0,0076 đồng lợi nhuận.
năm 2009, một đồng vốn lưu động của công ty tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh sẽ tạo ra được 0,0051 đồng lợi nhuận. năm 2010 ,một đồng vốn lưu
động của công ty tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được
0,0039 đồng lợi nhuận giảm 0,0012 đồng so với năm 2009. như vậy sức sinh lợi
của công ty qua các năm tăng, giảm không đều đây là một đièu chưa tốt của công
ty nguyên nhân là do chi phí quản lý của công ty còn quá cao, trong thời gian tới,
công ty cần có biện pháp khắc phục để nâng cao khả năng trong việc sử dụng vốn
lưư động vì đây là vốn chủ yếu được tài trợ từ nguồn vốn ngắn hạn mà công ty đi
vay để sử dụng.
- Tốc độ luân chuyển của VLĐ:
 Số vòng quay của vốn lưu động :
Năm2006là 9,43 vòng , năm 2007 là 8,12 vòng năm 2007 sovới 2006 giảm đi 1,31
vòng, 2008 số vòng quay của VLĐ là 6,91 vòng, năm 2009 là 4,22 vòng giảm 2,69
vòng .Đến năm 2010, con số này là 3,84 vòng giảm đi so với năm 2009 là 0,38 vòng .
Thời gian một vòng luân chuyển 53 ngày điều này cho thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu
động của công ty là tốt, có ảnh hưởng tốt đến hiệu quả kinh doanh của công ty, sẽ giúp
SV: Tạ Thị Kim Cúc Lớp QTKD
20
NV: Hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thu Hường
công ty trả lãi suất các khoản vay đúng hạn . Năm 2009 thời gian một vòng luân
chuyển tăng lên 86 ngày năm 2010 là 94 ngày. Trong giai đoạn 2006 -2010, vốn lưu
động của công ty biến động không theo chiều hướng tăng , giảm. phần lớn vốn lưu
động của doanh nghiệp trong giai đoạn này bị khách hàng chiêm dụng. Giải pháp đặt ra
là công ty cần phải tìm cách giảm bớt các lhoản phải thu, hàng tồn kho để hiệu quả sử

dụng vốn của công ty được cao hơn.
Biểu đồ thời gian một vòng luân chuyển của Vốn lưu động :
+. Khả năng thanh toán :
Qua bảng tính toán trên ta thấy chỉ số thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm
2006 là 1,13lần năm 2007là 1,14 lần năm2007 so vơi năm 2006 tăng 0,01lần tương
đương 0,88%, năm 2008 là 1,11lần , năm 2009 là 1,17 lần sang đến năm 2010 là 1,13
lần > 1, điều đó cho ta thấy những cố gắng lớn của công ty trong việc thanh toán đối
với khách hàng .Còn chỉ số thanh toán nhanh của công ty năm 2006 là 0,66, năm 2007
là 0,75, năm 2007 so với năm 2006 tăng 0,09 lần ,năm 2008là 0,608 lần năm 2009 là
0,648 lần sang năm 2010 là 1,648 lần tăng 0,04 lần, tuy chỉ số này tăng nhưng mức
tăng còn chậm. Qua 5 năm ta thấy chỉ số này có tăng nhưng còn thấp điều đó chứng tỏ
trạng thái cân bằng tài chính ngắn hạn của công ty là tốt
Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty năm 2006là 0,369lần ,năm 2007 là
0,345 lần năm 2009 là 0 ,263 lần và năm 2010 là 0,212 lần , năm 2008 là 0,324 lần.
Qua 3 năm ta thấy hệ số khả năng thanh toán đều < 0,5 đồng nghĩa với việc công ty sẽ
gặp khó khăn trong thanh toán nợ vì không đủ tiền mặt để thanh toán . Nhưng điều này
cũng thể hiện một điều là công ty đã sử dụng nguồn lực tài chính của mình tốt.
SV: Tạ Thị Kim Cúc Lớp QTKD
21
N¨m 2009
N¨m 2007 N¨m 2010N¨m 2008N¨m 2006
NV: Hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thu Hường
PHẦN III
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI MẠNH QUANG
1. Những thành tựu trong việc sử dụng vốn tai công ty
- Về vốn cố định: công ty đã chú trọng vào đầu tư máy móc, phương tiện vận tải,dụng
cụ quản lý, tiến hành nhượng bộ bán các máy móc, phương tiện vận tải cũ , lạc hậu. Sử
dụng hợp lý nguồn vốn tự có để đầu tư thay mới máy móc, phương tiện vận tải hiên đại
phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của mình.

 Công ty tiến hành lập kế hoạch khấu hao cho từng năm. Việc lập kế hoạch cho từng
năm giúp công ty kế hoạch hoá đựoc nguồn vốn khấu hao, sử dụng hợp lý và có
hiệu quả nguồn vốn này. Công ty cũng quy định rõ trách nhiệm vật chất đối với
từng cá nhân, phòng ban trong việc sử dụng tài sản của mình, đảm bảo tài sản được
sử dụng đúng mục đích có hiệu quả.
 Hiệu quả sử dụng vốn cố định này càng tăng qua các năm từ 2006-2010
- Đời sống của cán bộ nhân viên trong công ty ngày càng được cải thiện. nếu như
năm 2006 còn thiếu việc làm cho cán bộ nhân viên thì đến nay công ty đã giải
quyết được toàn bộ việc cho anh em trong công ty, đảm bảo được mức sống cho họ
và gia đình họ
- Doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên qua các năm góp phần làm tăng thu
cho ngân sách nhà nước cụ thể là : doanh thu năm 2006 là 131.946.539ngđ ,năm
2007 là 140.237.455ngđ ,năm 2007 so với 2006 tăng 8.290.915ngđ, năm 2008 là
150.103.847ngđ năm 2008 sovới năm 2007 tăng 9.866.392ngđ, năm 2009 là
162.235.457ngđ, năm 2010 là 213.174.830ngd, năm 2009 so với năm 2008 tăng
12.131.610ngđ tương ứng tăng là 8,08%, năm 2010 tăng so với năm 2009 là
50.939.372ngđ tương ứng tăng là 31,39%. Mặt khác doanh thu tăng tạo cơ sở cho
việc tăng nhanh vòng quay của vốn
- Đối với VLĐ : Công ty đã có những biện pháp phù hợp trong việc dự trữ và cung
cấp kịp thời cho quá trình lưu thông hàng hóa được liên tục và kịp thời, Việc quản
lý và thu hồi các khoản phải thu đã được công ty chú trọng hơn , làm giảm đáng kể
lượng nguồn vốn bị ứ đọng.
SV: Tạ Thị Kim Cúc Lớp QTKD
22
NV: Hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thu Hường
2. Những tồn tại và nguyên nhân trong việc sử dụng vốn tại Công ty Cổ Phần
Thương Mại Mạnh Quang
- Hệ số nợ của Công ty là rất lớn chiếm 82,58% tổng số nguồn vốn cụ thể là : năm
2006là 11.853.770ngđ chiếm 77,68% so với tổng nợ phải trả ,năm 2007 là 14.191.782ngđ
chiếm 77,78% so với tổng nợ phải trả năm 2008 phải trả người bán là : 19.905.437ngđ

chiếm 81,92% so với tổng nợ phải trả, năm 2009là : 34.312.961ngđ chiếm 81,57% so với
tổng nợ phải trả, năm 2010 là :51.254.555ngd chiếm 84,06% tổng nợ phải trả, chứng tỏ sự
lệ thuộc của Công ty ở bên ngoài là rất lớn, như vậy sẽ làm giảm đi sự chủ
- Việc bố trí cơ cấu VLĐ là chưa thực sự hợp lý trong các khâu.VLĐ ở khâu lưu
thông chiếm rất nhiều chiếm tỷ trong khá lớn trong đó hàng tồn kho chiếm tỷ trong cao .
- Hàng tồn kho chiếm một tỷ lệ khá lớn so với tổng VLD cụ thể là : hàng tồn kho
năm 2006 là 5.555.101ngđ chiếm 36,41% so với tổng nguồn vốn , năm 2007 là
5.543.702ngđ chiếm 30,38% so với tổng nguồn vốn, năm 2008 là:
11.742.930ngđ chiếm 48,33% so với tổng nguồn vốn, năm 2009la18.937.242ngd chiếm
37,89% so với tổng nguồn vốn, năm 2010là 25.231.153ngđ chiếm 41,38% so với tổng
nguồn vốn.Hàng tồn kho lớn ảnh hưởng rất nhiều đến việc quay vòng vốn của Công ty
dẫn đến ảnh hưởng đến việc đầu tư hoạt động kinh doanh của Công ty.
Qua quá trình thực tập, tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Thương Mại Mạnh
Quang , dựa vào việc phân tích trên, em đã phần nào hiểu được tình hình tài chính của
công ty. Trong phạm vi báo cáo của mình, em xin đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao
hơn nữa hiệu quả công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty.
3. Kiến nghị với cơ quan chủ quản.
Bộ thương mại tạo điều kiện để giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp
gây nên sự chậm trễ cho các quyết định đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty nắm bắt
lấy cơ hội kinh doanh thuận lợi.
3.1. Nên quan tâm hơn nữa tới công tác phân tích tài chính.
Hiện nay hoạt động phân tích tài chính tại công ty mới chỉ mang tính chất sơ khai,
thông tin dung để phân tích tài chính đa phần chỉ dừng lại ở các thông tin bên trong doanh
nghiệp, việc thu thập thông tin từ bên ngoài doanh nghiệp vẫn còn hạn chế.
Trong thời gian tới công ty nên thành lập một bộ phận chuyên về thu nhập và phân
SV: Tạ Thị Kim Cúc Lớp QTKD
23
NV: Hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thu Hường
tích tình hình tài chính bên trong cũng như bên ngoài công ty và dựa vào đó để đưa ra các
quyết định đúng đắn, kịp thời từ đó có thể được những nguồn vốn đáp ứng được nhu cầu

về vốn của công ty. Công ty luôn cố gắng hết mình để có thể hội nhập với nền kinh tế năng
động hiện nay và em hy vọng với những giải pháp nếu trên công ty sẽ thực hiện tốt dự án
phát triển HĐKD và xây dựng được một nền tài chính vững chắc, lành mạnh trong giai
đoạn tới.
3.2. Nên áp dụng chính sách tín dụng thương mại để khuyến khích bán hàng và quản lý
các khoản phải thu.
Đây là một phương pháp hay nhưng cũng lắm mạo hiểm vì nó còn là con dao hai
lưỡi, nó có thể làm cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường nhưng nó cũng có thể đem
lại rủi ro cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Biểu hiện chính sách này như sau:
-Tín dụng thương mại tác động đến doanh thu bán hàng. Do được trả chậm nên nó
sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp hơn và sẽ có nhiều người
mua hàng hơn làm cho doanh thu của doanh nghiệp tăng lên. Khi cấp tín dụng cho khách
hàng, doanh nghiệp sẽ bị chiếm dụng vốn do việc hoàn trả bị lùi lại, do vậy doanh nghiệp
sẽ bị đẩy giá sản phẩm lên cao.
-Tín dụng thương mại làm giảm chi phí tồn kho của hàng hóa.
-Tín dụng thương mại cho tài sản cố định được sử dụng có hiệu quả hơn và phần
nào hạn chế hao mòn vô hình.
-Khi cấp tín dụng cho khách hàng có thể làm tăng chi phí trong hoạt động của
doanh nghiệp.
-Tín dụng thương mại làm tăng chi phí đòi nợ, chi phí do nguồn tài trợ để bù đắp sự
thiếu hụt ngân quỹ. Thời hạn cấp tín dụng càng dài thì chi phí ròng càng lớn và rủi ro càng
cao.
Thực tế cho thấy lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên khi chính sách tín dụng
của doanh nghiệp được thực hiện tốt.
4. Đối với nhà nước.
Nước ta là một nước đang phát triển, đang trên đà hội nhập, rất nhiều mặt hàng
thiết yếu cho cuộc sống cũng như phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội phải nhập khẩu
SV: Tạ Thị Kim Cúc Lớp QTKD
24
NV: Hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thu Hường

phần lớn của nước ngoài, chính vì vậy Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ các doanh
nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh các loại mặt hàng này như:
Đưa ra chính sách thuế nhập khẩu hợp lý, thậm trí là trợ giá để nhập khẩu trong
điều kiện thị trường thế giới biến động có nhiều bất lợi cho việc nhập khẩu.
Xây dựng những Hiệp định thương mại song phương giúp cho việc nhập khẩu và
xuất khẩu của các doanh nghiệp được dễ dàng hơn.
Đặc biệt cần phải thiết lập hệ thống chỉ tiêu ngành vì đây là một yếu tố quan trọng
có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của công tác phân tích cũng như quản lý tài chính. Các
doanh nghiệp đối chiếu các chỉ tiêu cùng loại của doanh nghiệp mình với chỉ tiêu chung
để xem xét vị thế của doanh nghiệp mình đứng vị trí nào trong ngành. Nhưng Việt nam
hiện nay chưa có một hệ thống chỉ tiêu tài chính chung cho các ngành vì thế việc phân tích
tài chính chỉ dừng lại ở việc so sánh các chỉ tiêu này theo chuỗi thời gian. Vì vậy những
năm tới Cục thống kê nên sớm xây dựng một hệ thống chỉ tiêu ngành chuẩn để các doanh
nghiệp làm tham chiếu.
SV: Tạ Thị Kim Cúc Lớp QTKD
25

×