Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.67 KB, 42 trang )

SV: Nguyễn Phương Ngọc Lớp: 508 TCN 067 Ngành: Tài chính - Ngân hàng
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần chứng khoán Tân 3
Việt 3
1.2 Mô hình tổ chức và Chức năng của các Bộ phận nghiệp vụ tại TVSI 4
1.2.1 Mô hình tổ chức quản lý của TVSI 4
1.2.2 Chức năng của các Bộ phận tại TVSI 4
1.3 Các hoạt động chủ yếu của công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt 6
1.3.1 Môi giới 6
1.3.2 Tự doanh 6
1.3.3 Bảo lãnh phát hành 7
1.3.4 Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán 7
1.3.5 Tư vấn đầu tư chứng khoán 8
1.3.6 Các nghiệp vụ phụ trợ 8
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TÂN VIỆT 10
2.1 Môi trường kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty
chứng khoán 10
2.1.1 Nhân tố bên ngoài công ty chứng khoán 10
2.1.2 Nhân tố bên trong công ty chứng khoán 13
2.2 Tình hình kinh doanh và kết quả kinh doanh của TVSI 15
2.2.1 Kết quả về hoạt động kinh doanh tại công ty 15
2.2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 18
2.2.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty 22
2. 4. Những hạn chế 28
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG
TY CP CHỨNG KHOÁN TÂN VIỆT 32


3.1. Giải pháp về hiệu quả sử dụng lao động 32
3.3 Giải pháp về hiệu quả sử dụng vốn 33
3.4 Giải pháp nâng cao tỷ suất lợi nhuận 34
SV: Nguyễn Phương Ngọc Lớp: 508 TCN 067 Ngành: Tài chính - Ngân hàng
SV: Nguyễn Phương Ngọc Lớp: 508 TCN 067 Ngành: Tài chính - Ngân hàng
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TVSI : Tân Việt Securities Incorporation
CTCK : Công ty chứng khoán
BGĐ : Ban giám đốc
TCDN : Tài chính doanh nghiệp
TTCK : Thị trường chứng khoán
CNTT : Công nghệ thông tin
TTGDCK : Thị trường giao dịch chứng khoán
SV: Nguyễn Phương Ngọc Lớp: 508 TCN 067 Ngành: Tài chính - Ngân hàng
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 : Mô hình Tổ chức Công ty CP Chứng khoán Tân Việt 4
SV: Nguyễn Phương Ngọc Lớp: 508 TCN 067 Ngành: Tài chính - Ngân hàng
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần chứng khoán Tân 3
Việt 3
1.2 Mô hình tổ chức và Chức năng của các Bộ phận nghiệp vụ tại TVSI 4
1.2.1 Mô hình tổ chức quản lý của TVSI 4
1.2.2 Chức năng của các Bộ phận tại TVSI 4
1.3 Các hoạt động chủ yếu của công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt 6
1.3.1 Môi giới 6
1.3.2 Tự doanh 6
1.3.3 Bảo lãnh phát hành 7
1.3.4 Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán 7

1.3.5 Tư vấn đầu tư chứng khoán 8
1.3.6 Các nghiệp vụ phụ trợ 8
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TÂN VIỆT 10
2.1 Môi trường kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty
chứng khoán 10
2.1.1 Nhân tố bên ngoài công ty chứng khoán 10
Môi trường kinh tế 10
Môi trường luật pháp - chính trị 11
Khách hàng 12
Cạnh tranh 13
Các yếu tố khác 13
2.1.2 Nhân tố bên trong công ty chứng khoán 13
Nhân tố quản trị doanh nghiệp 13
Nguồn nhân lực 14
Hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) 14
Nhân tố vốn 15
Hoạt động nghiên cứu – phát triển, xây dựng và quảng bá thương hiệu 15
2.2 Tình hình kinh doanh và kết quả kinh doanh của TVSI 15
2.2.1 Kết quả về hoạt động kinh doanh tại công ty 15
2.2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 18
Xét theo hiệu quả sử dụng lao động 18
Xét hiệu quả theo chỉ tiêu sử dụng vốn 19
Tỷ suất lợi nhuận 20
Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt 21
2.2.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty 22
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán 22
SV: Nguyễn Phương Ngọc Lớp: 508 TCN 067 Ngành: Tài chính - Ngân hàng
Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn 23
2. 4. Những hạn chế 28

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG
TY CP CHỨNG KHOÁN TÂN VIỆT 32
3.1. Giải pháp về hiệu quả sử dụng lao động 32
3.3 Giải pháp về hiệu quả sử dụng vốn 33
3.4 Giải pháp nâng cao tỷ suất lợi nhuận 34
SV: Nguyễn Phương Ngọc Lớp: 508 TCN 067 Ngành: Tài chính - Ngân hàng
LỜI MỞ ĐẦU
Sau cuộc cải cách kinh tế Việt Nam đã có nhiều thành công trong sự nghiệp
phát triển kính tế của mình.Cuộc cải cách này đã có những tác động rất lớn tới toàn
bộ đời sống kính tế xã hội và tạo ra những chuyên biến tích cực trong nền kính tế
.Chính vì vậy mà đã xuất hiện những cơ sở vững chắc và ngày càng lớn mạnh để
hình thành thị trường tài chính, quan trọng nhất là sự hình thành thị trường chứng
khoán tại Việt Nam.
Thị trường vốn mà đỉnh cao là thị trường chứng khoán đã có cơ sở để hình
thành tại Việt Nam. Sự ra đời của thị trường chứng khoán tại Việt Nam cũng là một
yêu cầu tất yếu. Cách thức huy động vốn trên thị trường chứng khoán rất thuận tiện
khắc phục được những nhược điểm của các biện pháp huy động vốn hiện nay. Hiện
tại cách huy động vốn của Việt Nam hiện nay là phát hành tín phiếu, kỳ phiếu kho
bạc và tiền gửi tiết kiệm. Theo cách huy động vốn này, chỉ khi đến hạn người sở
hữu các loại kỳ phiếu mới được thanh toán cả gốc và lãi, còn đối với người gửi tiền
tiết kiệm nếu rút tiền trước thời hạn thanh toán, họ sẽ mất quyền được hướng lãi.
Trong điều kiện hiện nay thì vấn đề đầu tư vốn gặp phải khó khăn thực sự. Sự ra đời
của thị trường chứng khoán sẽ giải quyết được các trở ngại nói trên. Trên thị trường
chứng khoán người thừa vốn (các nhà đầu tư ) có thể mua và bán chứng khoán bất
kỳ lúc nào họ muốn, không bị câu nệ về thời gian và không bị làm phiền hà, ràng
buộc về thủ tục mua bán. Chính nhờ sự thuận tiện và thông thoáng này mà từ lâu thị
trường chứng khoán đã trở thành môi trường đầu tư hấp dẫn đối với những người có
vốn nhàn rỗi, những người kinh doanh chứng khoán. Thông qua thị trường chứng
khoán nhiều nuớc đã huy động được một khối lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài và
tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong nước bỏ vào phát triển sản xuất kinh

doanh.
Công ty chứng khoán là một tổ chức kinh doanh chứng khoán, có tư cách pháp
nhân, có vốn riêng hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế, hoạt động theo giấy
phép của Ủy Ban Chứng Khoán (UBCK) Nhà nước cấp.
Công ty chứng khoán có các chức năng của người môi giới, người chuyên viên
và người bảo lãnh chứng khoán. Để trở thành thành viên của Sở giao dịch, Công ty
1
SV: Nguyễn Phương Ngọc Lớp: 508 TCN 067 Ngành: Tài chính - Ngân hàng
chứng khoán cũng phải hội đủ những điều kiện do luật định và phải đăng ký kinh
doanh chứng khoán trong Sở giao dịch chứng khoán.
Để được cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam, công ty cần đáp
ứng đủ những điều kiện sau:
- Có phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh
tế, xã hội và phát triển ngành chứng khoán.
- Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật cho kinh doanh chứng khoán.
- Có mức vốn pháp định theo từng loại hình kinh doanh như sau:
o Môi giới chứng khoán.
o Tự doanh chứng khoán.
o Bảo lãnh phát hành chứng khoán.
o Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán
o Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, bảo quản chứng khoán, cho
vay chứng khoán: .
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của Thị trường chứng khoán trong nền
kinh tế, đặc biệt là vai trò của Công ty chứng khoán, trong thời gian thực tập tại
Công ty CP Chứng khoán Tân Việt (TVSI), với kiến thức chuyên ngành được đào
tạo tại nhà trường, em lựa chọn đề tài chuyên đề: “Phân tích hiệu quả hoạt động
kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt”
Chuyên đề gồm 3 chương:
- Chương I: Giới thiệu về Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt
- Chương II: Môi trường kinh doanh và thực trạng hoạt động của Công ty cổ

phần Chứng khoán Tân Việt
- Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công
ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt
Để hoàn thành bài báo cáo này em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận
tình của giảng viên Ths. Đỗ Văn Quý, chị trưởng phòng Nguyễn Thị Bích Ngọc và
các anh chị phòng dịch vụ Chứng Khoán đã tạo điều kiện cho em thực tập và thu
tập tài liệu để thực hiện bài báo cáo này .
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
CHỨNG KHOÁN TÂN VIỆT
2
SV: Nguyễn Phương Ngọc Lớp: 508 TCN 067 Ngành: Tài chính - Ngân hàng
1.1Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần chứng khoán Tân
Việt
Công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt được thành lập theo giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số: 0103015019 do sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày
20/12/2006 và giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán số: 40/UBCK-
GPHĐKD do UBCK Nhà nước cấp ngày 28/12/2006. Quy mô vốn điều lệ ban đầu
của Công ty là 55 tỷ đồng, hiện nay vốn điều lệ của Công ty đã đạt mức 128 tỷ
đồng.
Tên đầy đủ: Công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt
Tên giao dịch quốc tế: Tan Viet Securities Incorporation - TVSI
Trụ sở chính: Tầng 5 toà nhà HANESC, 152 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội.
Điện thoại: (84-4 )728 0921 Fax: (84-4 )728 0920
Email: Website: www.tvsi.com.vn
Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh: 193- 203 Trần Hưng Đạo Quận 1 –
Thành Phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (84-4 ) 920 7545 Fax: (84-4 ) 920 7542
TVSI được thành lập bởi một nhóm các chuyên gia tài chính uy tín và các nhà
lãnh đạo doanh nghiệp giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực cùng với sự cam kết

hỗ trợ từ phía Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) tập đoàn HiPT
(HiPT Group ) - một doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực công nghệ thông tin và
mạng lưới quan hệ hợp tác sâu rộng với các tổ chức trong và ngoài nước. TVSI
đang hội tụ đầy đủ sức mạnh đến từ nhân lực, công nghệ và nguồn vốn.
Qua hơn 4 năm đi vào hoạt động, bằng nỗ lực tự than của đội ngũ cán bộ nhân
viên, TVSI đã không ngừng vươn lên để trở thành một trong những công ty chứng
khoán hàng đầu tại Việt Nam. Với sự thấu hiểu rằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ
cung cấp cho khách hàng là nhân tố có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát
triển của một công ty chứng khoán. Ngay từ đầu, TVSI đã coi giải pháp công nghệ
thông tin là sức mạnh then chốt có ý nghĩa quyết định vào việc cải thiện và nâng
cao số lượng, chất lượng dịch vụ để tối đa hoá lợi ích của khách hàng, dựa trên kinh
nghiệm của các chuyên gia công nghệ thông tin, TVSI đã lựa chọn giải pháp công
3
SV: Nguyễn Phương Ngọc Lớp: 508 TCN 067 Ngành: Tài chính - Ngân hàng
nghệ thông tin tối ưu do phía nước ngoài cung cấp và tự hào là một trong những
công ty dẫn đầu trong việc lựa chọn giải pháp công nghệ có khả năng hoạt động
nhanh gọn, chính xác, ổn định trong mọi trường hợp, và nhất là tương hợp tối ưu
với cơ sở hạ tầng của trung tâm giao dịch chứng khoán HaSTC và HoSTC. Bộ sản
phẩm giao dịch trực tuyến với tên gọi iTrade bao gồm các sản phẩm: iTrade Pro,
iTrade Home, và iTrade Self-service chính là những bước đột phá về công nghệ của
TVSI. Qua đây có thể thấy được minh chứng sống động về một hình ảnh TVSI tự
tin, năng động, bài bản, sáng tạo, chuyên nghiệp, và trên hết, một thương hiệu TVSI
đang nổi lên trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
1.2 Mô hình tổ chức và Chức năng của các Bộ phận nghiệp vụ tại TVSI
1.2.1 Mô hình tổ chức quản lý của TVSI
Mô hình tổ chức của TVSI được chia theo 3 cấp, trong đó cấp cao nhất là Hội
Đồng Quản Trị, sau đó cấp thứ 2 là Ban Giám Đốc và cấp thứ 3 là 8 Phòng ban và
các chi nhánh trực thuộc TVSI.
Sơ đồ 2.1 : Mô hình Tổ chức Công ty CP Chứng khoán Tân Việt
1.2.2 Chức năng của các Bộ phận tại TVSI

- HĐQT: Thực hiện chức năng quản lý và chịu trách nhiệm về hoạt động của
công ty.
4
HĐQT
BGĐ
Phòng
tư vấn
TCDN
Phòng
dịch
vụ
khách
hàng
Phòng
môi
giới
Phòng
CNTT
Phòng
nghiên
cứu
Phòng
tài
chính
kế
toán
Phòng
hành
chính
TH

Phòng
pháp
chế và
KSNB
Các
chi
nhánh
thuộc
TVSI
SV: Nguyễn Phương Ngọc Lớp: 508 TCN 067 Ngành: Tài chính - Ngân hàng
- Ban Giám đốc: Gồm GĐ và phó GĐ là người trực tiếp đứng đầu giám sát
điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp
luật về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
- Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ khai thác mọi nguồn vốn nhằm đảm
bảo cho quá trình hoạt động của công ty, thực hiện quyết quý, năm theo đúng tiến
độ, tiến hành kiểm tra kiểm soát các hoạt động kế toán, thực hiện nghĩa vụ với ngân
sách cung cấp thông tin kịp thời cho BGĐ.
- Phòng hành chính tổng hợp: Tổng hợp chương trình công tác ở các phòng,
ban, bố trí, sắp xếp chương trình làm việc hàng tuần của ban điều hành Công ty.
- Phòng tư vấn TCDN: có chức năng làm các dịch vụ tư vấn liên quan đến tài
chính doanh nghiệp.
- Phòng pháp chế và kiểm soát nội bộ: Thực hiện việc kiểm soát các hoạt
động trong công ty.
- Phòng dịch vụ khách hàng: có chức năng tư vấn, mở tài khoản giao dịch và
thực hiện các dịch vụ chăm sóc khách hàng.
- Phòng môi giới: có chức năng làm đại diện giao dịch của Công ty tại các
Trung tâm giao dịch, môi giới mua bán chứng khoán, nghiên cứu phân tích TTCK,
tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán…
- Phòng CNTT: có chức năng quản lý hệ thống tin học, gồm cả phần cứng ,
phần mềm và hệ thống mạng máy tính của công ty, tham mưu đầu tư ứng dụng

công nghệ thông tin của Công ty, soạn thảo kế hoạch hàng năm phát triển tin học
nhằm phục vụ mục tiêu kinh doanh của Công ty.
- Phòng nghiên cứu: có chức năng nghiên cứu, phân tích nền kinh tế, phân
tích ngành, nghiên cứu chuyên sâu thị trường để đưa ra được các thông tin cập nhật
về thị trường, những phát hiện về cơ hội đầu tư và những phân tích cơ bản về sự
tăng trưởng của từng công ty.
- Các chi nhánh: Thực hiện các nghiệp vụ dưới sự điều hành từ Công ty mẹ.
Các chi nhánh của TVSI hiện tại đặt tại một số địa phương như sau:
CHI NHÁNH Hồ Chí Minh
CHI NHÁNH Nha Trang
CHI NHÁNH Hoàn Kiếm
CHI NHÁNH Hải Phòng
CHI NHÁNH TVSI-Vĩnh Long
CHI NHÁNH Đà Nẵng
5
SV: Nguyễn Phương Ngọc Lớp: 508 TCN 067 Ngành: Tài chính - Ngân hàng
CHI NHÁNH An Đông
1.3 Các hoạt động chủ yếu của công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt
Mục tiêu của TVSI là trở thành một Công ty Chứng khoán hàng đầu tại Việt
Nam xét về cả doanh thu, lợi nhuận, thị phần, số lượng khách hàng cũng như chất
lượng sản phẩm. Do vậy, ngay từ khi thành lập TVSI đã đưa ra những dịch vụ tối
ưu cho khách hàng dựa trên những nghiệp vụ được quy định cho các công ty chứng
khoán tại Việt Nam kèm theo nhiều giá trị gia tăng khác đồng thời không ngừng nỗ
lực để cung cấp dịch vụ có chất lượng tốt nhất đáp ứng đầy đủ các nhu cầu đang
ngày càng trở nên khắt khe hơn của khách hàng, biến khách hàng trở thành tài sản
quý báu của Công ty.
TVSI tập trung hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh sau:
 Môi giới chứng khoán
 Tự doanh
 Bảo lãnh phát hành

 Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
 Tư vấn đầu tư chứng khoán
 Các nghiệp vụ phụ trợ
1.3.1 Môi giới
Đây là hoạt động cơ bản không thể thiếu của một công ty chứng khoán, thông
qua hoạt động Môi giới chứng khoán TVSI sẽ chuyển đến khách hàng các sản
phẩm, dịch vụ tư vấn đầu tư và kết nối giữa nhà đầu tư bán chứng khoán với nhà
đầu tư mua chứng khoán.
Nhân viên Môi giới chứng khoán của TVSI thường xuyên đưa ra những lời
khuyên bổ ích giúp khách hàng có những biện pháp phù hợp nhất để sinh lời và
giảm bớt lo âu, căng thẳng.
1.3.2 Tự doanh
Theo Luật chứng khoán Viêt Nam (2006) Tự doanh là việc công ty chứng
khoán mua bán chứng khoán cho chính mình. Hoạt động tự doanh của công ty
chứng khoán được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên TTGDCK hoặc thị
trường OTC. Tại một số thị trường vận hành theo cơ chế khớp giá hoạt động tự
doanh của công ty chứng khoán được thực hiện thông qua hoạt động tạo lập thị
6
SV: Nguyễn Phương Ngọc Lớp: 508 TCN 067 Ngành: Tài chính - Ngân hàng
trường. Lúc này công ty chứng khoán đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, nắm
giữ một số chứng khoán nhất định của một số loại chứng khoán và thực hiện mua
bán chứng khoán với khách hàng để hưởng chênh lệch giá.
Mục đích của hoạt động tự doanh là nhằm thu lợi cho chính công ty thông qua
hành vi mua bán chứng khoán với khách hàng. Tại TVSI nói riêng và tại các công
ty chứng khoán nói chung, nghiệp vụ này hoạt động song hành với hoạt động Môi
giới, vừa phục vụ lệnh cho khách hàng đồng thời cũng phục vụ cho chính mình, vì
vậy trong quá trình hoạt động dễ dẫn đến xung đột lợi ích với khách hàng và cho
bản thân công ty. Do đó, Luật chứng khoán quy định phải tách biệt rõ ràng nghiệp
vụ Môi giới và nghiệp vụ Tự doanh, công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện
lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của mình. Công ty chứng khoán cần

phải có nguồn vốn lớn, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, có khả năng
phân tích và đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý, đặc biệt khi đóng vai trò là nhà tạo
lập thị trường.
Có 2 hình thức giao dịch trong hoạt động tự doanh đó là:
- Giao dịch trực tiếp: giao dịch thỏa thuận trực tiếp giữa công ty chứng
khoán và khách hàng
- Giao dịch gián tiếp: giao dịch đặt lệnh thông qua TTGDCK
1.3.3 Bảo lãnh phát hành
Theo Luật chứng khoán Việt Nam (2006) Bảo lãnh phát hành chứng khoán là
việc tổ chức Bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục
trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của
tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua một số chứng khoán còn lại chưa được phân
phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối
chứng khoán ra công chúng.
1.3.4 Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
Nghiệp vụ quản lý vốn ủy thác của khách hàng để đầu tư vào chứng khoán
thông qua danh mục đầu tư nhằm sinh lợi cho khách hàng trên cơ sở tăng lợi nhuận
và bảo toàn vốn cho khách hàng.
7
SV: Nguyễn Phương Ngọc Lớp: 508 TCN 067 Ngành: Tài chính - Ngân hàng
Quản lý danh mục đầu tư là một dạng nghiệp vụ tư vấn mang tính tổng hợp có
kèm theo đầu tư, khách hàng ủy thác tiền cho TVSI thay mặt mình quyết định đầu
tư theo một chiến lược hay những nguyên tắc đã được khách hàng chấp thuận hoặc
yêu cầu (mức lợi nhuận kỳ vọng; rủi ro có thể chấp nhận…vv).
1.3.5 Tư vấn đầu tư chứng khoán
Theo Luật chứng khoán Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứng
khoán cung cấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và
khuyến nghị liên quan đến chứng khoán.
Hoạt động Tư vấn đầu tư chứng khoán của TVSI được phân loại theo 03 tiêu
chí:

- Theo hình thức hoạt động tư vấn
- Theo mức độ uỷ quyền của tư vấn
- Theo đối tượng của hoạt động tư vấn
Bên cạnh đó, do tầm quan trọng của các lời khuyên đối với sự thành bại của
khách hàng, cho nên hoạt động tư vấn tại TVSI phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc
cơ bản sau:
- Không đảm bảo chắc chắn về giá trị chứng khoán: giá trị chứng khoán không
phải là một số cố định, nó luôn thay đổi theo các yếu tố kinh tế, tâm lý và diễn biến
của thị trường.
- Luôn nhắc nhở khách hàng rằng những lời tư vấn của mình dựa trên cơ sở
phân tích các yếu tố lý thuyết và những diễn biến trong quá khứ, có thể là không
hoàn toàn chính xác và khách hàng là người quyết định cuối cùng, nhà tư vấn sẽ
không chịu trách nhiệm thiệt hại kinh tế do những lời tư vấn
- Không được dụ dỗ, mời chào khách hàng mua hoặc bán một loại chứng
khoán nào đó, những lời tư vấn phải xuất phát từ những cơ sở khách quan là quá
trình phân tích tổng hợp một cách khoa học, logic các vấn đề nghiên cứu.
1.3.6 Các nghiệp vụ phụ trợ
- Lưu ký chứng khoán : Theo Luật chứng khoán Việt Nam (2006) thì LKCK là
việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng, giúp khách
hàng thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu chứng khoán.
8
SV: Nguyễn Phương Ngọc Lớp: 508 TCN 067 Ngành: Tài chính - Ngân hàng
Đây là quy định bắt buộc trong giao dịch chứng khoán, bởi vì giao dịch trên thị
trường tập trung là hình thức giao dịch ghi sổ, khách hàng phải mở tài khoản lưu ký
tại các công ty chứng khoán (nếu chứng khoán phát hành dưới hình thức ghi sổ)
hoặc ký gửi chứng khoán (nếu hình thức là chứng chỉ vật chất). Khi thực hiện dịch
vụ lưu ký chứng khoán cho khách hàng, công ty chứng khoán sẽ nhận được khoản
thu phí lưu ký chứng khoán, phí gửi, phí rút và phí chuyển nhượng chứng khoán.
- Quản lý thu nhập cho khách hàng (quản lý cổ tức): Xuất phát từ việc lưu ký
chứng khoán cho khách hàng công ty chứng khoán sẽ theo dõi tình hình lỗi lãi, cổ

tức của chứng khoán và đứng ra làm dịch vụ thu nhận và chi trả cổ tức cho khách
hàng thông qua tài khoản của khách hàng.
- Nghiệp vụ Tín dụng : TVSI không chỉ làm trung gian nhận lệnh của khách
hàng mà còn làm các dịch vụ tín dụng như cho vay chứng khoán ( bán khống), cho
vay tiền mua chứng khoán (ký quỹ), hoặc cho vay ứng trước ( thanh toán nhanh),
cho vay cầm cố, Tuy nhiên, ở TTCK Việt Nam vẫn nghiêm cấm thực hiện cho vay
chứng khoán để bán khống vì thị trường chưa thật sự phát triển thì bán khống sẽ
làm rối loạn thị trường.
- Nghiệp vụ quản lý quỹ: TVSI cử đại diện ra quản lý quỹ đầu tư chứng
khoán.
9
SV: Nguyễn Phương Ngọc Lớp: 508 TCN 067 Ngành: Tài chính - Ngân hàng
CHƯƠNG II
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TÂN VIỆT
2.1Môi trường kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh
của công ty chứng khoán
Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) nói chung và các công ty
chứng khoán (CTCK) nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào môi trường kinh doanh.
Các yếu tố, các điều kiện cấu thành môi trường kinh doanh luôn luôn có quan hệ
tương tác với nhau và đồng thời tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty
nhưng mức độ và chiều hướng tác động của các yếu tố, điều kiện lại khác nhau.
Có 2 nhân tố chính tác động đến hiệu quả của công ty chứng khoán, bao gồm:
- Nhân tố bên ngoài công ty chứng khoán
- Nhân tố bên trong công ty chứng khoán
2.1.1 Nhân tố bên ngoài công ty chứng khoán
Môi trường kinh tế
Sự phát triển của nền kinh tế thường được đánh giá thông qua tốc độ tăng
trưởng tổng thu nhập quốc dân (GDP), sự biến động về lạm phát, lãi suất hay tỷ giá
hối đoái Các yếu tố này tác động đến mọi chủ thể tham gia vào nền kinh tế, đặc

biệt gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của thị trường chứng khoán nói chung
cũng như tình hình kinh doanh của các công ty chứng khoán nói riêng.
 Tốc độ tăng trưởng
Thông thường, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển (và có
xu hướng giảm khi nền kinh tế yếu đi). Bởi khi đó, khả năng về kinh doanh có triển
vọng tốt đẹp, nguồn lực tài chính tăng lên, nhu cầu cho đầu tư lớn hơn nhiều so với
nhu cầu tích luỹ và như vậy, nhiều người sẽ đầu tư vào cổ phiếu. Trong những năm
vừa qua, Việt Nam luôn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Tốc
độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân hàng năm trong thời kỳ 2001-
2010 đạt 7,2%; GDP bình quân đầu người năm 2010 ước khoảng 1.200 USD.
 Lãi suất
Lãi suất và giá chứng khoán có mối quan hệ gián tiếp. Sự thay đổi lãi suất có
10
SV: Nguyễn Phương Ngọc Lớp: 508 TCN 067 Ngành: Tài chính - Ngân hàng
ảnh hưởng lớn đến hành vi của các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp. Lãi suất
tăng làm cho chi phí vay nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
tăng lên, chi phí này được chuyển cho các cổ đông vì nó sẽ hạ thấp lợi nhuận mà
doanh nghiệp dùng để thanh toán cổ tức đồng thời tác động trực tiếp đến kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, lãi suất tăng còn gây tổn hại cho triển vọng
phát triển của doanh nghiệp vì nó khuyến khích doanh nghiệp giữ lại tiền nhàn rỗi,
hơn là liều lĩnh dùng số tiền đó mở rộng sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, lãi suất
tăng sẽ dẫn đến giá cổ phiếu giảm. Ngược lại, lãi suất giảm có tác động tốt cho
doanh nghiệp vì chi phí vay giảm và giá cổ phiếu thường tăng lên. Trên thực tế, sự
biến động về tỷ lệ lãi suất có thể gây tác động không nhỏ đến TTCK nói chung và
hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán nói riêng.
 Lạm phát
Lạm phát tăng thường là dấu hiệu cho thấy, sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ
không bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu lợi nhuận của DN bị hạ thấp
khiến giá cổ phiếu giảm. Lạm phát càng thấp thì càng có nhiều khả năng cổ phiếu sẽ
tăng giá và ngược lại.

 Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái có tác động đến TTCK trên cả 2 giác độ là môi trường tài
chính và chính bản thân hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là những
doanh nghiệp nhập nguyên liệu hay tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài.
Môi trường luật pháp - chính trị
Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh
thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển
của bất cứ ngành nào. Các yếu tố chính trị và luật pháp có ảnh hưởng ngày càng lớn
đến hoạt động của các công ty, bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính
sách của chính phủ, hệ thống luật pháp hiện hành, các xu hướng ngoại giao của
chính phủ, những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế
giới.
 Sự bình ổn:
Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao
của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho
11
SV: Nguyễn Phương Ngọc Lớp: 508 TCN 067 Ngành: Tài chính - Ngân hàng
việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột
sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó.
 Chính sách thuế:
Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập sẽ
ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của công ty.
 Chính sách khác:
Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới công ty, nó có thể tạo ra lợi
nhuận hoặc thách thức với công ty, bao gồm : các chính sách thương mại, chính
sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh,
bảo vệ người tiêu dùng
Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, các công ty trong nước đang đứng
trước các cơ hội thông thoáng hơn, nhưng cũng bị ảnh hưởng bởi các rủi ro do
những biến động pháp lý mang lại. Hoạt động của các chủ thể trên TTCK Việt Nam

luôn chịu sự chi phối trực tiếp bởi các hệ thống pháp luật liên quan như Luật doanh
nghiệp, Luật chứng khoán, Luật đầu tư, Luật thuế thu nhập cá nhân Do vậy vẫn
tồn tại những rủi ro liên quan do chưa có tính đồng bộ và nhất quán giữa các luật
khác với luật chứng khoán. Bên cạnh đó, sự thay đổi, điều chỉnh hay bổ sung các
văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến TTCK, công ty cổ phần, các loại thuế,
chính sách quản lý dòng vốn gián tiếp nước ngoài đầu tư vào TTCK… đều có ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động của các công ty chứng khoán.
Khách hàng
Vấn đề khách hàng là một bộ phận không tách rời trong môi trường cạnh
tranh. Sự tín nhiệm của khách hàng có thể là tài sản có giá trị nhất. Sự tín nhiệm đó
đạt được do biết thỏa mãn tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với với các
đối thủ cạnh tranh. Hoạt động trong ngành dịch vụ tài chính, sức cạnh tranh về thị
phần trên thị trường chứng khoán ngày càng mạnh mẽ và khốc liệt, do đó đối với
các CTCK khách hàng luôn ở vị trí trung tâm. Khách hàng của CTCK bao gồm nhà
đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2010, số lượng tài khoản giao
dịch tại các công ty chứng khoán cũng tăng mạnh với tổng số trên 1.000.000 tài
khoản, tăng 1,2 lần so với năm 2009
Chất lượng nhà đầu tư trong nước là một vấn đề được đặt ra đối với sự phát
12
SV: Nguyễn Phương Ngọc Lớp: 508 TCN 067 Ngành: Tài chính - Ngân hàng
triển của TTCK Việt Nam. Nếu các nhà đầu tư cá nhân chưa được trang bị những
kiến thức và bản lĩnh cần thiết thì hiện tượng đầu tư theo phong trào sẽ diễn ra phổ
biến. Sự biến động mạnh của thị trường trong thời gian qua cũng thể hiện sự thiếu
hụt lực lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp, những nhà tạo lập thị trường với những
kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu.
Cạnh tranh
Cạnh tranh là quy luật tất yếu trong cơ chế thị trường. Nguy cơ rủi ro cạnh tranh
trong sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của TTCK Việt Nam và trong lộ trình mở
cửa theo cam kết WTO đặt các công ty chứng khoán luôn trong một áp lực lớn.
Trong khi đó số lượng các công ty chứng khoán trong nước vẫn liên tục tăng thì

Việt Nam sẽ cho phép thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài và chi
nhánh sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO. Do vậy cuộc cạnh tranh giành thị phần
đang diễn ra khá gay gắt dẫn tới:
- Cuộc chiến giảm phí môi giới, giảm phí tư vấn để lôi kéo khách hàng có ảnh
hưởng không nhỏ đến doanh thu của các công ty chứng khoán, đặc biệt là các công
ty mới gia nhập ngành.
- Cuộc chạy đua về công nghệ thông tin, mặt bằng kinh doanh… làm cho chi
phí vận hành và đầu tư phát triển doanh nghiệp ngày càng tăng cao.
Mặc dù vậy cạnh tranh cũng tạo động lực và tạo dựng cơ hội cho những công
ty chứng khoán có chiến lược đầu tư, chính sách nhân sự hợp lý, nắm bắt được tính
quy luật và sự phát triển của thị trường.
Các yếu tố khác
Các rủi ro khác như thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn, khủng bố là những rủi ro
bất khả kháng có thể gây thiệt hại cho tài sản, con người và ảnh hưởng tới hoạt
động kinh doanh của công ty.
2.1.2 Nhân tố bên trong công ty chứng khoán
Nhân tố quản trị doanh nghiệp
Nhân tố này đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp
một hướng đi đúng đắn trong một môi trường kinh doanh ngày càng biến động.
Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết
13
SV: Nguyễn Phương Ngọc Lớp: 508 TCN 067 Ngành: Tài chính - Ngân hàng
định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Đội ngũ các nhà quản trị mà
đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp lãnh đạo doanh nghiệp bằng phẩm chất và tài
năng của mình có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng có tính chất quyết định
đến sự thành đạt của một doanh nghiệp. Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị
doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà
quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, việc xác định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân và thiết lập các mối quan hệ

giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó.
Nguồn nhân lực
Đối với các công ty hoạt động trong một lĩnh vực đặc thù đòi hỏi trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cao như lĩnh vực chứng khoán thì đội ngũ nhân sự là yếu tố
cạnh tranh mang tính quyết định. Trong khi đó, TTCK Việt Nam vẫn còn non trẻ
sau hơn 08 năm hoạt động, số nhân viên được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm tài
chính còn hạn chế, quy chế hành nghề chứng khoán chưa chính thức ban hành… Do
đó nguồn nhân lực cho ngành tài chính nói chung và các công ty chứng khoán nói
riêng đang là vấn đề mang tính cạnh tranh gay gắt. Giữa các công ty chứng khoán
thường có xu hướng dịch chuyển, thu hút, lôi kéo nhân viên của nhau, tạo áp lực
cho sự ổn định nhân sự của công ty. Sự ổn định về nguồn nhân lực chính là sức
mạnh để các công ty chứng khoán từng bước xác lập vị thế trên thị trường.
Hệ thống công nghệ thông tin (CNTT)
Công nghệ thông tin trong CTCK giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Yêu cầu
phát triển công nghệ, hỗ trợ phát triển TTCK vẫn luôn là vấn đề mới, nhất là trong
bối cảnh TTCK Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh cùng với sự cạnh tranh ngày
càng gia tăng giữa các công ty chứng khoán trong việc cung ứng nhiều tiện ích hơn
cho khách hàng trên nền tảng công nghệ. Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu phát
triển của thị trường và nhu cầu của khách hàng, các CTCK phải luôn chú trọng đầu
tư và cập nhật công nghệ hiện đại, đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các
nhà đầu tư.
Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ tăng năng lực cạnh tranh cho hoạt
động môi giới và nâng cao năng lực quản trị của công ty. Trong thời gian tới, các
CTCK cần thiết phải đầu tư hệ thống thiết bị và phần mềm hiện đại phù hợp với các
14
SV: Nguyễn Phương Ngọc Lớp: 508 TCN 067 Ngành: Tài chính - Ngân hàng
quy chuẩn của các Sở/Trung tâm giao dịch và đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động
kinh doanh theo hướng hiện đại đảm bảo khả năng phát triển trong tương lai.
Nhân tố vốn
Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua

khối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả
năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả
các nguồn vốn kinh doanh.
Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến qui mô của doanh nghiệp và quy
mô có cơ hội có thể khai thác. Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là sự
đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh doanh.
Hoạt động nghiên cứu – phát triển, xây dựng và quảng bá thương hiệu
Trong bối cảnh số lượng các CTCK ngày một gia tăng, thị phần ngày càng bị
chia nhỏ và sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt, việc tạo cho mình một phong cách,
một hình ảnh riêng khiến cho các CTCK dễ đi vào nhận thức của khách hàng. Cùng
với việc xây dựng hình ảnh ra công chúng, việc tập trung xây dựng văn hóa và
thương hiệu doanh nghiệp ngay trong nội bộ sẽ hình thành một văn hóa làm việc
tích cực để phát huy thế mạnh của tập thể, tăng cường nội lực và sức mạnh của công
ty.
2.2Tình hình kinh doanh và kết quả kinh doanh của TVSI
2.2.1 Kết quả về hoạt động kinh doanh tại công ty
Trong bối cảnh TTCK Việt Nam có nhiều biến động, tình hình hoạt động kinh
doanh của các CTCK nói chung và công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt nói riêng
cũng trải qua những thăng trầm nhất định. Duới đây là bản tổng hợp báo cáo hoạt
động kinh doanh của Tân Việt từ năm 2008-2010
15
SV: Nguyễn Phương Ngọc Lớp: 508 TCN 067 Ngành: Tài chính - Ngân hàng
Bảng 2.1 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng
khoán Tân Việt qua các năm 2008 - 2010
Đơn vị: VND
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 DT hoạt động kinh doanh
CK
291.734.828.822 526.433.739.282 204.257.933.097
2 Các khoản giảm trừ DT 19.823.639 3.646.115 16.152.203

3 Doanh thu thuần 291.715.001.183 526.430.093.167 204.241.780.894
4 Chi phí hoạt động kinh
doanh CK
296.855.097.049 421.037.542.612 184.806.550.791
5 Lợi nhuận gộp của hoạt
động kinh doanh
-5.140.095.866 105.392.550.555 19.435.230.103
6 Chi phí quản lý 15.264.665.763 12.562.955.425 14.306.472.858
7 Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh CK
20.404.761.629 92.829.595.130 5.128.757.245
8 Lợi nhuận ngoài hoạt
động kinh doanh
930.277 56.562.341 9.150.502
9 Tổng lợi nhuận trước thuế 20.403.836.877 92.886.157.471 5.137.907.747
10 Chi phí thuế TNDN hiện
hành
- 10.919.838.306
11 Lợi nhuận sau thuế TNDN 20.403.836.877 81.966.319.165 5.137.907.747
12 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 2.877 147
(Nguồn: Phòng kế toán TVSI)
Bảng 2.2 : Cơ cấu doanh thu hoạt động chứng khoán của công ty cổ phần
chứng khoán Tân Việt qua các năm (2008-2010)
ST
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị (VNĐ) Tỷ
trọng
Giá trị (VNĐ) Tỷ
trọng
Giá trị (VNĐ) Tỷ

trọng
16
SV: Nguyễn Phương Ngọc Lớp: 508 TCN 067 Ngành: Tài chính - Ngân hàng
T (%) (%) (%)
1
DT từ hoạt
động môi
giới CK
14.716.870.57
0
5,04% 37.487.259.354 7,12% 48.603.890.800
23,97
%
2
DT từ hoạt
động tự
doanh CK
3.250.751.511 1,11% 78.866.981.446
14,98
%
10.368.154.199 5,08%
3
DT từ bảo
lãnh phát
hành CK
7.312.000 ~0% _ _ _ _
4
DT từ hoạt
động tư vấn
6.198.289.962 2,12% 10.797.681.610 2,05% 12.021.777.807 5,89%

5
DT từ hoạt
động ủy thác
đấu giá
_ 16.240.790 ~0% 7.861.457 ~0%
6
Doanh thu
khác
267.561.600.7
79
91,73
%
399.265.576.082
75,85
%
133.256.248.834
65,06
%
Tổng cộng
291.734.824.8
22
100,0
0
526.430.093.167 100,00 204.257.933.097 100,00
( Nguồn: Phòng kế toán TVSI)
Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên tình hình kinh doanh
của Tân Việt có nhiều biến động. Năm 2009, tổng doanh thu tăng 180,45% do nền
kinh tế có dấu hiệu phục hồi, thêm vào đó là tác động chưa sâu của cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới vào Việt Nam. Tuy nhiên đến năm 2010, tổng doanh thu của
Tân Việt chỉ bằng 38,80% so với năm 2009, thấp hơn cả năm 2008 ( bằng 70% so

với 2008)
Cùng với sự biến động mạnh về doanh thu qua các năm thì cơ cấu doanh thu
của Tân Việt cũng thay đổi khá rõ:
Doanh thu từ hoạt động Môi giới tăng về cả số lượng lẫn về tỉ lệ cơ cấu: năm
2008 là 5,04%; năm 2009 là 7,12% và thay đổi mạnh ở năm 2010 với tỉ trọng
23,97% so với tổng doanh thu cả năm. Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động tự doanh
của Tân Việt cũng thay đổi khá phức tạp, năm 2008 là 1,11%; năm 2009 tăng vọt
lên 14,98%; tuy nhiên đến 2010 thì chỉ còn 5,08%. Doanh thu từ hoạt động tư vấn
cũng có những biến động nhỏ, năm 2008, 2009 và 2010 lần lượt là 2,12%; 2,05%;
17
SV: Nguyễn Phương Ngọc Lớp: 508 TCN 067 Ngành: Tài chính - Ngân hàng
5,89%. Doanh thu từ bảo lãnh phát hành CK cũng như từ ủy thác đấu giá chiếm tỉ
trọng rất nhỏ, gần như không đáng kể. Doanh thu chiếm tỉ trọng lớn nhất là “doanh
thu khác”. Năm 2008, doanh thu khác lên đến 91,73% tổng doanh thu của Tân Việt;
năm 2009 là 75,85% và đến 2010 chỉ còn 65,06%.
Bảng 2.3 : Cơ cấu nguồn vốn của công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt qua
các năm (2008-2010)
Đơn vị tính:VND
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Vốn kinh
doanh
Vốn lưu động
1.886.842.393.10
0
2.195.009.834.42
6 350.448.019.433
Vốn cố định 16.074.926.759 11.949.631.318 12.452.652.698
Nguồn
vốn
Nợ phải trả

1.888.133.194.65
4
2.444.099.547.56
9
730.445.418.420
Vốn chủ sở
hữu 109.193.460.359 413.159.779.524
362.900.672.131
Tổng nguồn vốn
1.997.326.655.01
3
2.857.259.327.09
3
1.093.346.090.55
1
(Nguồn: Phòng kế toán TVSI)
Tổng nguồn vốn của công ty qua 3 năm có những biến chuyển mạnh. Năm
2008, tổng nguồn vốn đạt 1.997 tỷ đồng, và gia tăng mạnh trong năm 2009 với
2.857 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2010, tổng nguồn vốn của Tân Việt lại giảm sút
mạnh, chỉ còn 1.093 tỷ
2.2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
Xét theo hiệu quả sử dụng lao động
Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ta dựa vào hai chỉ tiêu là năng suất lao
động và lợi nhuận bình quân một lao động. Trong những năm gần đây các chỉ tiêu
này được thể hiện ở bảng sau:
18
SV: Nguyễn Phương Ngọc Lớp: 508 TCN 067 Ngành: Tài chính - Ngân hàng
Bảng 2.4 : Hiệu quả sử dụng lao động của công ty cổ phần chứng khoán Tân
Việt qua các năm (2008-2010)
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng doanh thu VNĐ 291.734.824.822 526.433.739.282 204.257.933.097
Lợi nhuận VNĐ
-20.403.836.877 81.966.319.165 5.137.907.747
Số lao động Người 177 196 224
Năng suất lao động VNĐ/Người 1.241.139.688 2.685.886.424 911.865.772
Lợi nhuận bình quân
một lao động
VNĐ/người -115.275.914 418.195.505 22.937.088
(Nguồn: tổng hợp dữ liệu nội bộ)
Cùng với sự biến chuyển về cơ cấu, doanh thu của Tân Việt qua 3 năm ( từ
2008-2010) như đã nêu ở trên, hiệu quả sử dụng lao động của Tân Việt cũng bị thay
đổi khá mạnh. Năm 2008, năng suất lao động đạt 1,24 tỷ/người, tuy nhiên lợi nhuận
lại là -115 triệu/người. Năm 2009, năng suât lao động đạt mức cao nhất : 2,685
tỷ/người; lợi nhuận bình quân 1 người mang lại là 418 triêu/người. Năm 2010 tụt
giảm mạnh, năng suât lao động chỉ còn 911 triêu/người, tuy nhiên lợi nhuận bình
quân 1 người mạng lại là 22,9 triệu/người.
Xét hiệu quả theo chỉ tiêu sử dụng vốn
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ta dùng một số chỉ tiêu sau: Số lần chu
chuyển của vốn (K) và số ngày của một vòng quay của vốn lưu động (V):
Bảng 2.5 : Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty cổ phần chứng khoán
Tân Việt qua các năm (2008-2010)
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm2010
Tổng doanh thu VNĐ 291.734.824.822 526.433.739.282 204.257.933.09
7
Vốn lưu động VNĐ 1.886.842.393.10 2.195.009.834.4 350.448.019.43
19

×