Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Bài giảng Kỹ thuật khoan nổ mìn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.98 MB, 85 trang )

CHƯƠNG 1
TÍNH CHẤT ĐẤT ĐÁ MỎ VÀ PHÂN LOẠI
- Nghiên cứu những tính chất của đất đá nhằm hoàn thiện những phương pháp
xác định và tính toán nó, có ý nghĩa lớn để lựa chọn phương pháp phá vỡ chúng hợp lý
và lập định mức cho công tác khoan nổ v.v …
- Những tính chất cơ bản của đất đá ảnh hưởng đến hiệu quả công tác khoan
chủ yếu là: Độ cứng, độ mài mòn, độ hạt, độ dính, mật độ …
Ảnh hưởng chủ yếu đến công tác nổ là: độ bền của các khối riêng biệt nằm
trong nguyên khối (thông qua các giới hạn về bền nén, kéo, cắt) mật độ và độ nứt nẻ
của đất đá.
Dưới đây giới thiệu một số tính chất của đất đá ảnh hưởng đến hiệu quả phá vỡ
bằng khoan nổ mìn.
1.1. Yếu tố tự nhiên:
- Độ cứng : Đặc trưng bởi hệ số độ cứng và độ nứt nẻ của đất đá, đó là khả
năng chống lại sự xâm nhập của một vật thể khác vào nó mà không để lại biến dạng.
Hệ số độ cứng f được xác định tương đối theo độ kháng nén (độ bền nén) của đất đá .
- Độ mài mòn : Độ mài mòn của đất đá là khả năng tính chất của đất đá mài
mòn kim loại, hợp kim cứng và những vật thể khác khi ma sát với nó.
- Độ dẻo : Độ dẻo là tính chất của đất đá thay đổi hình dạng và kích thước dưới
tác dụng của ngoại lực mà không bị phá huỷ.
- Độ giòn: Độ giòn là tính chất của đất đá bị phá huỷ mà không có biến dạng
dẻo, trong công tác nổ mìn đất đá càng dẻo thì đòi hỏi chỉ tiêu thuốc nổ càng lớn.
- Độ dính : Độ dính đặc trưng cho sức kháng của đất đá chống lại những lực
muốn tách một phần của nó ra khỏi nguyên khối, độ dính càng cao thì hiệu quả công
tác nổ mìn càng kém
- Độ hạt: Đặc trưng bỡi độ lớn các hạt khoáng vật tạo thành đá (hạt khoáng vật
càng nhỏ, xi măng gắn kết càng bền thì càng khó phá hủy)
- Độ chứa nước: Là tính chất của đất đá có khả năng giữ và thoát nước
- Mật độ: Là khối lượng của một đơn vị thể tích đất đá ở trạng thái tự nhiên
(phụ thuộc vào độ ẩm, độ lỗ hổng, độ nứt nẻ)
- Độ nở rời: Là tính chất của đất đá ở trạng thái phá vỡ có thể tích lớn hơn ở


trạng thái nguyên khối
- Độ ổn định của đất đá: Đất đá sườn dốc giữ nguyên vị trí của nó không bị
phá huỷ, được đặc trưng bởi góc dốc tự nhiên. Độ ổn định ảnh hưởng chủ yếu đến việc
lựa chọn đường kính và hướng lỗ khoan, đặc biệt nó có ý nghĩa quan trọng khi khai
thác những tầng sâu. Các bờ moong khai thác ở mỏ có mái dốc phổ biến 60
0
÷ 75
0
không thấy xuất hiện các hiện tượng trượt lở do đặc tính cơ lý của đất đá khá ổn định
đảm bảo an toàn cho người và thiết bị hoạt động trên các tầng khai thác
- Tính phân lớp của đất đá: Tính chất của đất đá dễ tách ra theo bề mặt phân
chia lớp do đó khi khoan trong đất đá phân lớp cần bố trí các lỗ khoan theo bề mặt
phân chia lớp khi đó hiệu quả nổ sẽ tăng lên và xác suất cong của lỗ khoan sẽ giảm đi.
- Độ nứt nẻ: Được đặc trưng bởi tần số và sự phân bố nứt nẻ trong đất đá
(những nứt nẻ này phân chia đất đá thành từng khối có kích thước khác nhau).
Giáo viên biên soạn: Trương Thành Tâm 1

Nứt nẻ tự nhiên của đất đá được quyết định bởi đặc tính địa chất của khoáng
sàng, các hệ thống khe nứt sẽ ảnh hưởng tích cực đến công tác khai thác như khâu
khoan nổ mìn
1.2. Yếu tố công nghệ - kỹ thuật:
Ngoài các tố tự nhiên ảnh hưởng tới công tác khoan nổ mìn như đã nêu trên,
yếu tố kỹ thuật công nghệ cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới
thông số nổ mìn. Các yếu tố gồm: Thuốc nổ, phương tiện nổ, thông số mạng nổ, sơ đồ
mạng lỗ khoan và số hàng mìn …
* Ảnh hưởng của thuốc nổ sử dụng:
Quá trình kích nổ thuốc nổ có đặc điểm là: tốc độ cao (gần như xảy ra tức thời)
toả năng lượng và thoát nhiều khí. Vì vậy công suất nổ tạo ra rất lớn. Năng lượng nổ
gây đập vỡ đất đá thể hiện dưới hai tác dụng: là khả năng công nổ và sức công phá.
Khả năng công nổ phụ thuộc và nhiệt lượng nổ của thuốc nổ (thuốc nổ có nhiệt lượng

nổ lớn thì khả năng công nổ lớn và ngược lại), còn sức công phá của thuốc nổ thể hiện
tác dụng nổ của thuốc nổ và mật độ thuốc nổ (thuốc nổ có sức công phá lớn khi nó có
tốc độ kích nổ lớn và mật độ thuốc lớn). Vì vậy, việc lựa chọn loại thuốc nổ phù hợp
với đất đá mỏ là một vấn đề rất quan trọng vừa đảm bảo chất lượng đập vỡ đất đá vừa
đem lại hiệu quả cao cho công tác nổ mìn. Nói chung với đất cứng chắc, ít nứt nẻ thì
nên sử dụng thuốc nổ có đặc tính năng lượng cao, khả năng truyền năng lượng nổ
thành năng lượng sóng là lớn. Còn trong đất đá mềm, dai thì nên chọn thuốc nổ rẻ tiền
có năng lượng riêng nhỏ, khả năng chuyển năng lượng nổ thành năng lượng sóng thấp,
còn đất đá loại trung bình thì nên chọn loại thuốc nổ có năng lượng nổ trung bình, khả
năng chuyển năng lượng nổ thành năng lượng sóng loại trung bình.
* Ảnh hưởng đường kính lượng thuốc nổ (d
k
):
Đường kính lượng thuốc nổ là một thông số nổ mìn rất quan trọng, nó là đại
lượng xuất phát để tính toán các thông số khác. Đường kính lượng thuốc nổ đặc trưng
cho mức độ tập trung năng lượng nổ trong một đơn vị chiều dài lỗ khoan. Đường kính
lỗ khoan lớn thì mức độ tập trung năng lượng nổ cao và ngược lại.
Xét về sự phân bố đồng đều năng lượng nổ trong toàn bộ thể tích khối đá thì rõ
ràng đường kính lượng thuốc nổ càng lớn thì năng lượng phân bố càng không đều,
những vùng gần với lượng thuốc nổ sẽ bị nghiền nát rất mạnh, còn ở xa thì đất đá đập
vỡ không đều. Do đó đường kính lượng thuốc nổ nhỏ thì dễ điều khiển năng lượng nổ
và mức độ đập vỡ, còn khi đường kính lượng thuốc nổ lớn thì khó điều khiển được
mức độ đập vỡ. Tuy nhiên ảnh hưởng của đường kính lượng thuốc nổ tới chất lượng
đập vỡ còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: tính chất của đất đá mỏ, các khe nứt,
tốc độ phát triển khe nứt nhỏ, kiên cố thì nên giảm đường kính lỗ khoan thì đảm bảo
mức độ đập vỡ đất đá đồng đều, còn trong đất đá nứt nẻ, phân lớp mạnh(có hệ số hấp
thụ năng lượng sóng) thì nên tăng đường kính lượng thuốc nổ, vì nếu tăng đường kính
lượng thuốc nổ thì thời gian tác dụng nổ tăng, tốc độ phát triển các khe nứt tăng do đó
quá trình đập vỡ sẽ được tăng cường.
- Trong điều kiện cụ thể thì đường kính lượng thuốc nổ có liên quan chặt

chẽ với đồng bộ thiết bị và công suất mỏ được thể hiện theo công thức sau:
4
125 Ad
k
×=

- Đường kính lượng thuốc nổ ảnh hưởng đến kích thước cục trung bình khi đập
vỡ và ảnh hưởng đến tỷ lệ đá quá cỡ phát sinh. Nhìn chung khi tăng đường kính lượng
thuốc nổ thì kích thước cục trung bình tăng, tỷ lệ đá quá cỡ cũng tăng theo.
Giáo viên biên soạn: Trương Thành Tâm 2

Để nâng cao hiệu quả nổ mìn nói riêng và hiệu quả sản xuất của mỏ nói chung
ta phải lựa chọn đường kính lượng thuốc nổ hợp lý trên cơ sở tính chất cơ lý của
đất đá, điều kiện địa chất, mức độ đập vỡ đất đá yêu cầu
* Ảnh hưởng của chỉ tiêu thuốc nổ:
- Chỉ tiêu thuốc nổ (q) là thông số rất quan trọng trong công tác nổ mìn. Chỉ
tiêu thuốc nổ là lượng thuốc nổ cần thiết để đập vỡ 1 đơn vị thể tích đất đá thành
những cục có kích thước nhất định.
- Để xác định chỉ tiêu thuốc nổ cần có cơ sở khoa học, trước hết là sự tiêu phí
năng lượng của thuốc nổ để tạo bề mặt mới với sự khắc phục độ bền về nén, kéo, cắt
của đất đá.
- Sự tiêu phí năng lượng của thuốc nổ để khắc phục lực trọng trường và truyền
cho đất đá một động năng nhất định, đó là ảnh hưởng của trọng lượng thể tích đất đá.
- Nhìn chung nếu cố định điều kiện tự nhiên (độ cứng, độ nứt nẻ) nếu tăng chỉ
tiêu thuốc nổ thì chất lượng đập vỡ tốt hơn (kích thước trung bình của cục đá d
tb
trong
đống đá giảm).
* Ảnh hưởng của công tác khoan tới hiệu quả nổ mìn
Công tác khoan nhằm mục đích bố trí lượng thuốc vào bên trong đối tượng phá

vỡ tạo điều kiện phân bố năng lượng nổ được đồng đều hơn, nâng cao hiệu suất sử
dụng năng lượng nổ do đó làm tăng hiệu quả đập vỡ.
Trong công tác nổ mìn làm tơi đất đá, các thông số của mạng khoan ảnh hưởng
tới hiệu quả nổ mìn, ngoài ra chất lượng của công tác khoan còn ảnh hưởng tới biện
pháp thi công chất lượng công tác nạp thuốc và thời gian nạp nổ .
Lựa chọn trị số đường kính lỗ khoan ảnh hưởng trực tiếp đến các thông số
khoan nổ, chất lượng đập vỡ và giá thành 1m
3
đá bóc. Về nguyên tắc đường kính lỗ
khoan càng nhỏ thì mạng lỗ khoan càng phải thu hẹp điều đó khiến cho chất lượng đập
vỡ tốt hơn cỡ hạt đống đá đồng đều hơn do năng lượng nổ được phân bố đồng đều
trong khối đá. Tuy nhiên giá thành khoan sẽ tăng do đó giá thành xúc bốc sẽ tăng.
* Ảnh hưởng của đường kháng chân tầng
- Đường kháng của lượng thuốc nổ là khoảng cách ngắn nhất tính từ trung tâm
lượng thuốc nổ đến bề mặt tự do gần nhất. Giữa đường kháng và lượng thuốc nổ có
mối quan hệ mật thiết với nhau, kết quả nổ phụ thuộc rất nhiều vào tỷ số giữa hai
thông số này.
- Bằng tính toán và thực nghiệm, ta xác định được rằng: khi đường kính lượng
thuốc nổ cố định, nếu tăng dần đường kháng thì tiết diện phễu phá huỷ tăng dần lên đạt
trị số cực đại sau đó giảm dần đi đến trị số vùng phá huỷ hình trụ trong môi trường
liên tục nếu cứ tiếp tục tăng đường kháng.
- Khi tăng w thì bán kính vùng phá huỷ ở bề mặt tự do tăng lên đạt giá trị tối đa
khi chỉ số tác dụng nổ (n =1). Khi tiếp tục tăng w thì bán kính vùng phá huỷ giảm đi.
- Một điều đáng lưu ý là nếu tăng d
k
(đường kính lượng thuốc nổ) mà giảm w
thì bán kính phễu phá huỷ giảm nhưng tác dụng hậu xung tăng lên.
- Như vậy, sẽ tồn tại một trị số w/d
k
tối đa đảm bảo bán kính vùng đập vỡ tối đa

và hậu xung là tối thiểu. Đây là điều rất quan trọng khi xác định các thông số bố trí
lượng thuốc nổ.
- Giữa đường kháng và đường kính lượng thuốc nổ có mối quan hệ rất chặt chẽ
được thể hiện qua công thức sau: W = K . d
k
, m
Trong đó:
K: Hệ số phụ thuộc vào đất đá
Giáo viên biên soạn: Trương Thành Tâm 3

* Ảnh hưởng của chiều sâu khoan thêm L
kt
Chiều sâu khoan thêm phụ thuộc vào sức kháng của đất đá, đường kháng chân
tầng hay đường kính lượng thuốc nổ. Vậy chiều sâu khoan thêm là rất cần thiết, xong
nếu ta lựa chọn không hợp lý nó sẽ làm giảm công tác nổ mìn vì:
Làm tăng chi phí khoan vô ích, đặc biệt là khi giá thành khoan cao, phần mặt
tầng tiếp theo sẽ bị phá huỷ mạnh bởi các khe nứt gây khó khăn cho công tác khoan
tiếp theo và làm tăng năng suất phá đá quá cỡ ở các tầng tiếp theo.
* Ảnh hưởng của chiều dài bua đến chất lượng nổ mìn:
- Phần trên cùng của lỗ khoan chứa vật liệu bua nhằm ngăn cản năng lượng nổ
thoát ra, làm quá trình nổ xẩy ra hoàn toàn, tăng thời gian tác dụng nổ, giảm khí độc và
đá văng.
- Nhiều công trình nghiên cứu đá khẳng định bua có ảnh hưởng tới chất lượng
nổ mìn, làm giảm tổn thất năng lượng trong quá trình kích nổ .
- Làm tăng hiệu quả của sóng đập, do đó tăng cường được mức độ đập vỡ.
- Làm tăng thời gian tác dụng nổ vào tường của buồng mìn và tăng thời gian tác
dụng của xung lượng nổ.
- Bảo đảm phản ứng nổ lần hai hoàn toàn hơn nên giảm được lượng khí độc
phát sinh vào buồng không khí.
* Ảnh hưởng của hệ số khoảng cách giữa các lỗ khoan:

- Khi nổ mìn nhiều lượng thuốc nổ cạnh nhau, chất lượng đập vỡ phụ thuộc vào
thông số của mỗi lượng thuốc nổ, ngoài ra do nổ những lượng thuốc nổ đặt cạnh nhau
nên tác dụng tương hỗ giữa chúng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đập vỡ đất đá. Muốn
vậy ta phải chọn một tỷ số thích hợp (m =
W
a
) nếu m nhỏ quá thì sẽ tồn tại vùng ứng
suất giảm và chất lượng đập vỡ kém đi, nếu m lớn quá sẽ làm cho mặt tầng không
bằng phẳng.
- Khi tăng m >1 bằng cách sử dụng các cơ đồ vi sai khác nhau thì cường độ ứng
suất trong đất đá sẽ tăng lên 3 ÷ 4 lần do đó chất lượng đập vỡ đất đá tốt hơn.
* Ảnh hưởng của khoảng cách giữa hàng lỗ khoan đến chất lượng đập vỡ:
- Khoảng cách giữa các hàng lỗ mìn phụ thuộc vào phương pháp điều khiển nổ
bãi mìn và sơ đồ bố trí mạng lưới lỗ khoan. Khi nổ mìn với lượng thuốc nổ tập trung
và nổ đồng thời người ta thường bố trí mạng nổ hình tam giác đều có chất lượng nổ
mìn tốt hơn.
- Khi nổ mìn vi sai rất có hiệu quả là do tăng được thời gian tác dụng nổ, do đó
mức độ đập vỡ đất đá được tăng lên nhưng lại phải tuỳ thuộc vào từng mạng nổ và
khoảng cách a, b của lỗ mìn.
- Xu hướng tốt hơn là người ta sử dụng mạng nổ tam giác đều. Bởi vì với mạng
nổ này năng lượng thuốc nổ sẽ phân bố một cách đồng đều trong bãi mìn. Do đó cỡ hạt
sau khi nổ mìn sễ đồng đều hơn.
- Ta so sánh giữa hai mạng nổ sau:
Giáo viên biên soạn: Trương Thành Tâm 4

Hỡnh 1:
Sơ đồ xác định vùng đập vỡ tuơng ứng với
a. Mạng ô vuông
b. Mạng tam giác
- B trớ mng tam giỏc u do s dng bỏn kớnh vựng p v hp lý hn nờn tng

c th tớch vựng p v so vi vựng ụ vuụng (cựng mt i lng thuc n).
- Nu b trớ nhiu hng l mỡn thỡ s nh hng ln ti cụng tỏc xỳc bc vỡ:
+ t ỏ sau khi n cú th cao hn tng.
+ Lm nt cỏc sn tng mi.
+ Lm nh hng ti cỏc ln n tip theo.
+ nt n mnh hay yu thỡ ch tiờu thuc n l ớt hay nhiu.
+ Vy t c hiu qu thỡ ta phi b trớ a v b hp lý.
* nh hng ca gúc nghiờng l mỡn n cht lng p v:
- Khi ta s dng l mỡn nghiờng thỡ s khc phc c mt s nhc im i
vi cỏc l mỡn thng ng.
- Khi n mỡn s to ra c mt mt sn tng bng phng nờn cú cht lng
n mỡn tt, gim ỏng k lng t ỏ quỏ c v khụng li mụ chõn tng nờn gim
c chi phớ khoan n ln 2 i vi cỏc mụ chõn tng v t ỏ quỏ c.
- La chn gúc nghiờng l mỡn bao nhiờu thỡ cng u nh hng n cht
lng p v ca t ỏ v cũn nh hng ti cỏc thụng s khỏc nh: chiu sõu khoan
thờm, ng khỏng chõn tng
- Trong ú trc tung biu th gúc nghiờng ca l mỡn so vi phng thng ng,
trc honh biu th tr s gia chiu sõu khoan thờm v ng cn chõn tng, ng vi
mi giỏ tr ca t s ny thỡ s cú mt gúc nghiờng phự hp nm trờn mt ng thng.
chng minh s nh hng ca gúc nghiờng l mỡn n cht lng p v ca t
ỏ ta xột cỏc trng hp sau:
Hỡnh 2: nh hng ca gúc nghiờng l mỡn n kt qu p v t ỏ v
s dng nng lng thuc n
Vựng 1: Cht lng p v kộm
Vựng 2: Vựng li mụ chõn tng
Giỏo viờn biờn son: Trng Thnh Tõm 5

Vùng 3: Vùng tiêu phí năng lượng gây nứt nẻ
- Đối với lỗ mìn thẳng đứng thì vùng 1, 2, 3 là rất lớn, do vậy chất lượng của
đống đá nổ mìn thường không được tốt và vùng mô chân tầng cũng rất lớn.

* Đối với lỗ khoan nghiêng:
- Ưu điểm:
Là khống chế được góc nghiêng sườn tầng, tạo cho mặt tầng bằng phẳng hơn.
Định hướng đường cản của chân tầng nhỏ nên khi nổ mìn thường không để lại
các mô chân tầng và các thành phần cỡ hạt cũng đồng đều hơn.
Sử dụng được tối đa năng lượng nổ hữu ích.
- Nhược điểm:
Phụ thuộc vào tỷ số giữa chiều sâu khoan thêm với đường kháng chân tầng.
Phụ thuộc vào tính chất cơ lý của đất đá.
* Ảnh hưởng của đặc tính năng lượng nổ.
- Năng lượng chất nổ có ảnh hưởng quan trọng tới mức độ đập vỡ đất đá, đặc
biệt là với đường kính lỗ khoan không lớn.
- Dùng thuốc nổ rời khô có công suất trung bình và thời gian tác dụng lâu dài
thì hiệu quả nổ tốt, đặc biệt là đối với các chất nổ có công suất thấp khi nổ trong đất đá
trung bình và yếu thì thu được hiệu quả tốt.
Hình 3: Sự thay đổi áp lực nổ theo thời gian
1- Lượng thuốc hạt nhỏ và lèn chặt
2- Lượng thuốc rời khô
* Ảnh hưởng cấu tạo lượng thuốc nổ đến chất lượng đập vỡ đất đá:
- Khi thay đổi từ lượng thuốc nổ có cấu tạo liên tục sang lượng thuốc nổ có cấu
tạo phân đoạn đã tăng được mức độ đập vỡ đất đá và cỡ hạt đều.
- Việc sử dụng cấu tạo lượng thuốc nổ phân đoạn làm giảm áp lực mặt đầu
sóng, tăng được thời gian tác dụng nổ vì vậy mà mức độ đập vỡ sẽ được cải thiện.
Giáo viên biên soạn: Trương Thành Tâm 6

Đất đá bị nghiền vụn sẽ giảm đi và giảm được tác dụng địa chấn, chất lượng đập
vỡ được cải thiện tốt hơn nếu ta tạo ra khoảng trống không khí giữa lượng thuốc nổ và
bua ngắn, kết hợp với lượng thuốc nổ chính có tác dụng ngăn cản hiện tượng phụt bua.
* Ảnh hưởng của thời gian vi sai trong lỗ khoan và hướng khởi nổ:
- Nổ mìn vi sai bên trong lỗ khoan đã tận dụng được ưu điểm của phương pháp

phân đoạn lượng thuốc nổ và pháp huy được tác dụng lẫn nhau giữa cá lượng thuốc nổ
khi điều khiển nổ. Điều đó đã làm tăng thời gian tác dụng nổ và cải thiện tốt hơn mức
độ dập vỡ đống đá.
- Hướng khởi nổ lượng thuốc nổ cũng có ảnh hưởng đến mức độ đập vỡ và phá
mô chân tầng. Nếu ta khởi nổ từ dưới lên trên thì mặt sóng ứng suất đều đặn và thời
gian tác dụng nổ kéo dài hơn.
* Ảnh hưởng của kích thước đống đá sau khi nổ mìn
Kích thước đống đá ảnh hưởng tới mức độ an toàn và hiệu quả của công tác nổ mìn.
Chiều rộng của đống đá sau khi nổ mìn phải đảm bảo điều kiện:
B = 0,8 ( R
x
+ R
d
) ; m
R
x
: Bán kính xúc, m
R
d
: Bán kính dỡ , m
Hình 4: Sơ đồ hình dáng và thông số đống đá sau khi nổ mìn
h
d
: chiều cao đống đá, (m)
h : chiều cao tầng, (m)
w : đường kháng chân tầng, (m)
B : chiều rộng đống đá sau khi nổ mìn, (m)
1.3. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - tổ chức tới hiệu quả nổ mìn :
* Yếu tố kinh tế:
Đây là vấn đề quan trọng vì nó quyết định tới giá thành cuối cùng. Việc lựa

chọn các thông số, chọn loại thuốc nổ và phương tiện nổ.
Phương tiện nạp nổ cơ giới hoá hay thủ công đều phải dựa vào đơn giá và tính
toán kinh tế làm sao đem lại hiệu quả cao nhất cho từng khâu và cả dây truyền sản
xuất
* Yếu tố tổ chức:
Đây là phần quan trọng cuối cùng có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu
quả nổ mìn. Trước hết là quy mô một bãi nổ, nếu tăng quy mô một bãi nổ sẽ giảm
được các chi phí phụ, nhưng nó cũng bị hạn chế bởi khả năng thi công và thời gian cho
phép nạp nổ và có liên quan tới tổ chức của toàn bộ dây chuyền và công nghệ sản xuất.
Tất nhiên quy mô một bãi nổ cũng còn liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau
như tính chất đất đá, loại thuốc nổ, điều kiện địa chất thuỷ văn, kế hoạch bóc đất đá và
Giáo viên biên soạn: Trương Thành Tâm 7

các mùa trong năm. Vì vậy nên chọn quy mô một bãi nổ hợp lý tuỳ theo từng mùa trên
cơ sở kế hoạch bóc đất đá và khả năng nạp mìn lấp bua của người và máy.
Để công tác nạp mìn lấp bua nhanh chóng và đảm bảo yêu cầu cần chú ý:
- Kiểm tra năng lực nạp mìn lấp bua tuỳ theo loại thuốc nổ sử dụng, nếu nạp
mìn thuốc nổ dạng dẻo hay dạng hạt thì phải có hướng dẫn quy trình thống nhất để
đảm bảo mật độ nạp, chiều cao cột thuốc và tiến độ nạp.
- Công tác chuẩn bị: Chuẩn bị mồi nổ, thuốc nổ và bua phải tính toán sao cho
an toàn tiện lợi. Đặc biệt phải kiểm tra quá trình nạp thuốc và lấp bua đảm bảo nạp hết
lượng thuốc và lượng bua đã tính toán.
- Cuối cùng là kiểm tra và đấu ghép mạng nổ theo sơ đồ đã chọn. Nếu hoàn tất
các công việc này một cách nhanh chóng và đảm bảo yêu cầu sẽ là bước quyết định
quan trọng cuối cùng tới hiệu qua nổ mìn. Mọi cố gắng tính chọn các thông số hợp lý
sẽ là vô nghĩa nếu khâu hoàn thiện cuối cùng này không được chú trọng.
1.4. Phân loại đất đá mỏ:
- Phân loại đất đá nhằm mục đích đưa các loại đất đá có tính chất giống nhau
vào cùng một nhóm để tiện cho việc tính toán lựa chọn loại máy khoan, phương pháp
nổ, xây dựng định mức khai thác và chi phí nguyên vật liệu.

- Có rất nhiều phương pháp phân loại đất đá, ở đây chỉ nêu những phương pháp
phân loại cơ bản phục vụ cho công tác khoan nổ
1.4.1. Phân loại đất đá của Giáo sư M.M Prôtôđiakônôp : (Bảng 1)
- Cơ sở của bảng phân loại này là hệ số cứng f, nó đặc trưng cho độ bền của đất
đá khi nén một trục, nếu đất đá có độ bền nén 100KG/cm
2
(9,6.10
6
N/m
2
) thì có hệ số
độ cứng là 1, nếu độ bền nén là 1000KG/cm
2
(9,8.10
7
N/m
2
) thì có hệ số độ cứng là 10.
- Hệ số độ cứng được tính theo công thức : f =
6
,
10.8,9
100
n
n
σ
σ
=

σ

n
: giới hạn bền nén theo một trục khi tính theo đơn vị KG/cm
2
σ

n
: giới hạn bền nén theo một trục khi tính theo đơn vị N/m
2
- M.M Prôtôđiakônôp đã coi hệ số độ cứng đặc trưng cho đất đá trong tất cả các
quá trình sản xuất, nghĩa là loại đất đá này cứng hơn loại đất đá kia bao nhiêu lần thì
cũng cứng hơn bấy nhiêu lần khi nổ mìn v.v …
Bảng 1: Phân loại đất đá của giáo sư M.M Prôtôđiakônôp
Cấp
đất đá
Hệ số độ
cứng f
Mức độ
kiên cố
Loại đất đá
Góc nội
ma sát
I 20
Đất đá có mức
độ cứng rất cao
Đá bazan, Quăzit rất cứng
và đặc, những loại đất đá
khác đặc biệt cứng
87
0
08

II 15 Đất đá rất cứng
Đá granit rất cứng, pocfia
thạch anh, đá phiến silic,
cát kết và đá vôi cứng nhất
86
0
11
Giáo viên biên soạn: Trương Thành Tâm 8

III 10 Đất đá cứng
Granit đặc, cát kết và đá vôi
rất cứng, vỉa quặng thạch
anh, quặng sắt rất cứng
84
0
18
IIIa
8 Đất đá cứng
Đá vôi cứng, granit, cát kết
cứng, đá hoa cứng, đôlômit,
pirit.
82
0
53
IV 6
Đất đá tương
đối cứng Cát kết thường, quặng sắt 80
0
32
IVa 5

Đất đá tương
đối cứng
Đá phiến chất cát, cát kết
phiến
78
0
41
V 4
Đất đá cứng
trung bình
Đá phiến sét cứng, cát kết
và đá vôi không cứng lắm 75
0
58
Va 3
Đất đá cứng
trung bình
Đá phiến các loại (không
cứng lắm), Macnơ đặc
71
0
34
VI 2
Đất đá tương
đối mềm
Đá phiến mềm. Đá vôi rất
mềm, muối mỏ thach cao,
đá phấn, Macnơ thường, cát
kết bị phá huỷ, cuội được
gắn kết, đất đá silic

63
0
26
VIa 1,5
Đất đá tương
đối mềm
Đất đá loại đá dăm, đá
phiến bị phá huỷ, cuội dính
kết, than đá cứng, sét hoá
cứng
56
0
19
VIIa 1,0 Đất đá mềm
Sét, Than đá mềm, đất phủ
cứng, đất pha sét
45
0
00
VIIb 0,8 Đất đá mềm Sét pha cát nhẹ, sỏi, đất lót 38
0
40
VIII 0,6 Đất mặt
Đất trồng trọt, than bùn, Á
sét nhẹ, cát ẩm
30
0
58
Giáo viên biên soạn: Trương Thành Tâm 9


IX 0,5 Đất xốp
Cát, đá lở tích, sỏi nhỏ, đất
đắp, than khai thác
26
0
30
X 0,3 Đất chảy
Cát chảy, đất đầm lầy, đất
lót chảy và các loại
đất chảy khác.
16
0
42
1.4.2. Phân loại đất đá theo độ khoan của Giáo sư A.P Xukhanốp: (Bảng 2)
Độ khoan được đặc trưng bỡi tốc độ khoan thuần túy trong điều kiện chuẩn
(búa khoan ΠP-19, d
k
= 42mm, áp lực khí nén P = 4,5 kg/cm, choòng với chữ thập với
góc sắc 90
0
, chiều dài choòng 1m, chiều sâu khoan 1m)
Căn cứ vào tốc độ khoan đó toàn bộ đất đá được chia làm 7 cấp
Phân loại đất đá trên cơ sở chỉ tiêu khó khoan T
k
: có thể kể đến sức kháng về
nén, sức kháng về cắt và dung trọng của đất đá: T = 0,007 (σ
n
+ σ
c
) + 0,7γ

đ
Theo trị số T
k
toàn bộ đất đá được chia làm 5 lớp với 25 cấp
Lớp I: T
k
= 1 ÷ 5: dễ khoan ; Lớp II: T
k
= 6 ÷ 10: khoan trung bình
Lớp III: T
k
= 11 ÷ 15: khó khoan ; Lớp IV: T
k
= 16 ÷ 20: rất khó khoan
Lớp V: T
k
= 21 ÷ 25: đặc biệt khoan
Bảng 2: Phân loại đất đá theo độ khoan của giáo sư A.P Xukhanốp
Cấp đất đá theo Giáo sư M.M
Prôtôđiakônôp :
Cấp đất đá
theo độ khoan
Tốc độ khoan (mm/ph) khi
khoan bằng choòng khoan
Cấp đất đá Hệ số độ cứng Thép Hợp kim
- - 1 12 31
- - 2 15 40
I 20 3 20 50
- 18 4 26 60
II 15 5 30 75

IIa 12 6 40 90
III 10 7 50 110
IIIa 8-9 8 65 130
IV 6-7 9 85 160
IVa 5 10 110 200
V 4 11 150 250
Va 3 12 200 300
VI 2 13 250 350
Va 1,5 14 325 400
VII 1,0 15 425 500
VIIa 0,8 16 220 600
1.4.3. Phân loại đất đá theo độ nổ (Bảng 3)
Giáo viên biên soạn: Trương Thành Tâm 10

Cơ sở để phân loại đất đá theo độ nổ là chỉ tiêu thuốc nổ (đối với loại thuốc nổ
nhất định trong điều kiện chuẩn). Khi đó đất đá cần được phá vỡ thành những cục có
độ lớn xác định. Chỉ tiêu thuốc nổ đưa ra tuỳ thuộc vào những tính chất của đất đá như
độ nứt nẻ và độ bền của các khối nứt, các tính chất này ảnh hưởng chủ yếu đến chỉ tiêu
thuốc nổ.
Giáo viên biên soạn: Trương Thành Tâm 11

Bảng 3:
Bảng phân loại đất đá theo độ nổ
Bảng phân loại đất đá theo độ nổ
Cấp
đất đá
theo
độ nổ
Chỉ tiêu
thuốc nổ

(kg/m
3
)
Giới hạn của
cấp/Trị số
trung bình
Khoảng cách
trung bình
giữa các vết
nứt
Tỷ kệ % các khối
nứt có kích thước
Độ bền nén
của đất đá
10
6
(N/m
2
)
Mật độ
đất đá
(G/cm
3
)
Cấp đất đá
theo phân loại
của M.M
Prôtôđiakônôp
> 500
mm

> 1500
mm
I
0,12 ÷ 0,18
0,15
<0,1 0 ÷ 2 0 10 ÷ 30 1,4 ÷ 1,8 VII ÷ VI
II
0,18 ÷ 0,27
0,225 0,1 ÷ 0,25
2 ÷ 16 0 20 ÷ 45 1,75 ÷ 2,35 VII ÷ VI
III
0,27 ÷ 0,38
0,32 0,2 ÷ 0,5
10 ÷ 52 0 ÷ 1 30 ÷ 65 2,25 ÷ 2,55 V ÷ IV
IV
0,38 ÷ 0,52
0,45 0,45 ÷ 0,75
45 ÷ 80 0 ÷ 4 50 ÷ 90 2,5 ÷ 2,8 IV ÷ IIIa
V
0,52 ÷ 0,68
0,60 0,7 ÷ 1,0
75 ÷ 98 2 ÷ 1,57 100 ÷ 120 2,75 ÷ 2,9 IIIa ÷ III
VI 0,68 ÷ 0,88
0,78
0,95 ÷ 1,25 96 ÷ 100 10 ÷ 30 110 ÷ 160 2,85 ÷ 3,1 III ÷ II
VII 0,88 ÷ 1,1
0,99
1,2 ÷ 1,5 100 25 ÷ 47 145 ÷ 205 2,95 ÷ 3,2 II ÷ I
VIII 1,1 ÷ 1,37
0,99

1,45 ÷ 1,7 100 43 ÷ 68 195 ÷ 250 3,15 ÷ 3,4 I
IX 1,37 ÷ 1,68
1,525
1,65 ÷ 1,9 100 58 ÷ 78 235 ÷ 300 3,35 ÷ 3,6 I
X 1,68 ÷ 2,03
1,855
>1,85 100 75 ÷ 100 >285 >3,55 I
Giáo viên biên soạn: Trương Thành Tâm 12

CHƯƠNG 2
CÔNG TÁC KHOAN
2.1. Phân loại các phương pháp khoan:
Quá trình khoan bao gồm phá vỡ đất đá ở gương lỗ khoan bằng dụng cụ khoan
và đưa sản phẩm phá vỡ ra khỏi miệng lỗ khoan.
Tính đa dạng của phương tiện và phương pháp khoan đòi hỏi phải phân loại
chúng theo những đặc điểm khác nhau :
a.Theo bản chất ứng suất phá vỡ đất đá phương pháp khoan được chia thành
- Khoan cơ học: Đất đá bị phá vỡ do phát triển ứng suất cơ trong nó (khoan đập,
đập - xoay, xoay đập, khoan điện thuỷ lực và thuỷ lực …)
- Khoan nhiệt: Sự phá vỡ xảy ra do ứng suất nhiệt trong nó (khoan nhiệt, khoan
điện - nhiệt).
b. Theo dạng truyền năng lượng cho đất đá phương pháp khoan được phân ra:
- Phương pháp khoan tiếp xúc: Dụng cụ tiếp xúc trực tiếp lên đất đá ở gương lỗ
khoan, bao gồm: khoan đập, đập xoay, xoay đập, nổ tạo lỗ khoan, khoan điện - nhiệt.
- Phương pháp khoan không tiếp xúc: Không có dụng cụ khoan tiếp xúc lên đất
đá, gồm khoan nhiệt, thuỷ lực, điện - thuỷ lực, siêu âm.
c. Theo sơ đồ phá vỡ gương lỗ khoan các phương pháp khoan chia ra :
- Khoan lấy mẫu: Khoan vòng quanh tiết diện gương lỗ khoan phần đất đá ở
giữa không bị phá vỡ (gọi là mẫu) mẫu được lấy lên mặt đất nhờ cơ cấu đặt biệt.
- Khoan phá toàn bộ gương lỗ khoan: Dụng cụ khoan phá vỡ toàn bộ tiết diện

gương lỗ khoan .
d. Theo phương pháp lấy sản phẩm phá vỡ ra khỏi gương lỗ khoan chia thành
- Phương pháp khoan với sự làm sạch gương lỗ khoan theo chu kỳ
- Phương pháp khoan với sự làm sạch gương lỗ khoan liên tục.
Ngoài ra còn cách phân loại khác như : Theo phương pháp truyền chất làm sạch
vào lỗ khoan, theo các dạng năng lượng sử dụng (khoan tay và khoan bằng máy) …
Tóm lại: có thể phân tất cả các phương pháp khoan ra thành 2 nhóm
- Nhóm khoan cơ học: Được sử dụng phổ biến
- Nhóm khoan vật lý - cơ: Còn trong giai đoạn nghiên cứu
Đối với tất cả các phương pháp khoan, khi tiến hành khoan đều phải tiến hành
những khâu chủ yếu như: Chuẩn bị và đặt máy khoan, tiến hành khoan và lấy sản
phẩm khoan ra khỏi lỗ khoan, nối dài cần khoan (ty) khoan để đạt được độ sâu cần
thiết, tháo nó ra khỏi khi kết thúc khoan, thay đầu (choòng, mũi) khoan đã bị mòn, di
chuyển máy khoan đến vị trí lỗ khoan mới.
2.2. Những đặc tính tổng quát của các phương pháp khoan:
Khi khoan xoay, dụng cụ khoan xoay xung quanh trục trùng với trục lỗ khoan
dưới một áp lực dọc trục tác dụng lên gương lỗ khoan. Giá trị của lực dọc trục P phải
lớn hơn giới hạn bền nén của đất đá trên mặt tiếp xúc giữa dụng cụ khoan với đất đá.
Đất đá bị cắt theo thành từng lớp xoắn vít do tác dụng của lực dọc trục P và mô men
xoay M. Sản phẩm phá vỡ được đưa ra khỏi lỗ khoan nhờ ty xoắn, nước hoặc khí nén.
Phương pháp khoan xoay bao gồm: Khoan bằng lưỡi cắt, dùng tay và dùng máy,
khoan bằng dụng cụ có gắn kim cương, khoan bằng bi.
Giáo viên biên soạn: Trương Thành Tâm 13

2.2.1. Khoan đập :
Khi khoan đập, dụng cụ khoan đập lên gương lỗ khoan gây phá hủy đất đá, sau
mỗi lần đập, dụng cụ khoan nhấc lên và quay đi một góc ω để đảm bảo phá vỡ toàn bộ
tiết diện gương lỗ khoan và tạo thành tiết diện tròn .
Cần phân biệt khoan đập - quay và đập - xoay :
+ Khoan đập - quay bằng búa khoan bằng búa khoan thường và búa khoan loại

nặngcó cơ cấu quay phụ thuộc: giữa 2 lần đập liên tiếp dụng cụ khoan quay đi một góc
nhất định (khoan đập - cáp cũng thuộc loại này)
+ Khoan đập - xoay: bằng máy khoan đập kgía nén loại nặng với sự quay không
phụ thuộc ( lực đập tác dụng lên dụng cụ khoan trong khi nó xoay liên tục)
Cả 2 trường hợp trên, đất đá ở gương bị phá vỡ chủ yếu do lực đập.
2.2.2. Khoan xoay - đập :
Dụng cụ khoan xoay liên tục dưới một áp lực dọc trục rất lớn sẽ đập vào gương
lỗ khoan gây phá vỡ đất đá. Sự phá vỡ diễn ra do cả lực đập và cả mô men xoay.
2.2.3. Khoan bằng choòng khoan cầu: thuộc loại khoan đập khi choòng làm việc theo
nguyên tắc đập thuần tuý, thuộc loại xoay - đập khi choòng làm việc có sự trượt của
răng.
2.2.4. Khoan nhiệt :
Sự phá vỡ đất đá diễn ra do phát sinh ứng suất nhiệt khi đất đá bị đốt nóng rất
nhanh theo bờ mặt bằng dòng khí có nhiệt độ cao (2.000
0
C) và tốc độ lớn (2.000m/s).
2.2.5. Nổ tạo lỗ khoan :
Sự phá huỷ đất đá ở gương lỗ khoan do sự nổ liên tiếp các thỏi thuốc nổ nhỏ.
Tên gọi của dụng cụ khoan cũng khác nhau tuỳ theo các phương pháp khoan
- Đối với phương pháp khoan xoay thì dụng cụ phá vỡ đất đá được gọi là dao
hoặc lưỡi cắt .
- Đối với khoan đập - xoay, xoay - cầu thì dụng cụ phá huỷ đất đá gọi là
choòng, còn đối với khoan tay gọi là mũi khoan.
- Các loại khoan khác được gọi là máy khoan, thiết bị khoan hoặc tổ hợp khoan
(dùng cho dầu khí).
Trong công tác mỏ dùng một tên thống nhất là máy khoan còn các loại xe
khoan xoay đập gọi là thiết bị khoan.
Đối với phương pháp khoan cơ học những thông số chế độ khoan là : Lực dọc
trục, tốc độ xoay choòng, khối lượng chất làm sạch.
2.3. Cơ sở lý thuyết về khoan đập, đập xoay

2.3.1. Phương pháp khoan đập (đập - quay )
Bao gồm các búa khoan đập khí nén có cơ cấu quay phụ thuộc. Bộ phận đập có
thể đặt ở đuôi choòng khoan (búa khoan tay) hay đặt ở đầu mũi khoan (còn gọi là bộ
phận đập chìm) và cùng tiến theo gương lỗ khoan (với máy khoan lớn hình a, c ).
- Sự quay của búa diễn ra sau mỗi lần đập khi piston đập chuyển động nhờ cơ
cấu bánh cóc. Búa đập gắn cứng với piston đập và thực hiện chuyển động quay cùng
với nó.
Búa khoan tay thường có chiều sâu khoan đến 5m đường kính lỗ khoan đến
79mm.
Giáo viên biên soạn: Trương Thành Tâm 14

Loại búa khoan lớn có độ sâu khoan tới 50m và đường kính lỗ khoan đến
100mm.
2.3.2. Phương pháp khoan đập - xoay
Gồm búa khoan tay và máy khoan có cơ cấu xoay không phụ thuộc. Bộ phận
đập cũng có thể đặt ở phía đuôi choòng khoan hoặc ở đầu mũi khoan như ở trường hợp
trên búa đập có thể gắn cứng với piston đập (b) hay không gắn với piston đập (d).
Hình 4: Sơ đồ nguyên lý của máy khoan đập, đập - xoay
a- Búa khoan đập có cơ cấu quay phụ thuộc
b- Búa khoan đập có cơ cấu quay độc lập
c- Máy khoan đập - xoay với cơ cấu quay phụ thuộc, đập chìm
d- Máy khoan đập - xoay với cơ cấu quay không phụ thuộc, đập chìm
- Cơ sở lý thuyết khoan đập, đập - xoay :
Dưới tác dụng của lực đập động P, lưỡi đầu khoan tiến sâu vào đất đá đến độ
sâu h và tạo thành rãnh có chiều rộng a. Sau mỗi lần đập dụng cụ khoan nâng lên khỏi
gương lỗ khoan và quay đi một góc nhất định ω rồi đập tiếp tạo thành rãnh mới.
Khi lực đập và chiều sâu phá vỡ đủ lớn thì khối đất đá trong giới hạn góc ω bị
phá vỡ tại thời điểm tạo thành rãnh mới. Sản phẩm phá vỡ được lấy ra khỏi lỗ khoan
nhờ khí nén hoặc hỗn hợp nước - khí nén. Dưới tác dụng của lực đập động P tạo ra
trong đất đá các vùng phá vỡ và nứt nẻ.

Phương pháp khoan đập-xoay sử dụng hợp lý với hệ số kiên cố của đất đá f ≥ 6
Giáo viên biên soạn: Trương Thành Tâm 15

Hình 6: Sơ đồ phá vỡ đất đá khi khoan đập
1- Vùng đập; 2- Lớp phá vỡ ; 3- Vùng nứt nẻ ; 4- Vùng vỡ lở
- Khi dụng cụ khoan tác dụng vào đất đá có thể xảy ra sự phá vỡ thể tích, phá
vỡ bề mặt và phá vỡ do mỏi.
+ Phá vỡ thể tích xảy ra khi áp lực của lưỡi dụng cụ khoan lên đất đá > giới hạn
bền nén của đất đá
F
P
o
> σ
n

P
0
: Lực dọc trục của dụng cụ khoan, N
F : Lực tiếp xúc của lưỡi dụng cụ khoan lên đất đá, m
2
.
σ
n
: Giới hạn bền nén của đất đá, N/m
2
.
+ Phá vỡ bề mặt xảy ra khi:
F
P
o

< σ
n
lúc này lưỡi dụng cụ khoan chỉ mài mòn
đất đá, hiệu quả phá vỡ rất kém, tốc độ khoan giảm mạnh và lưỡi khoan mau mòn.
+ Phá vỡ mỏi xảy ra khi:
F
P
o
> σ
n
do tác dụng của lực đập liên tục thì độ cứng
của đất đá giảm đi và làm xuất hiện điều kiện phá vỡ theo thể tích, dạng phá vỡ này
cũng không hiệu quả (trường hợp này xảy ra do lưỡi dụng cụ khoan bị cùn mòn). Dạng
phá vỡ hiệu quả nhất khi khoan là phá vỡ thể tích.
- Khi tính tốc độ khoan cần kể đến hệ số tác dụng hữu ích truyền năng lượng
đập từ Piston đến choòng khoan theo công thức : η =
2
1 2
2
1 2
.( )
( )
m m l k
m m
+ +
+
m
1
, m
2

: Khối lượng tương ứng của piston và choòng khoan, kg
k : Hệ số phục hồi (khi thép đập vào thép thì k = 0,55 ÷ 0,65)
- Thể tích đất đá bị phá vỡ sau một lần đập : V = S
1
. h = 2 . d . h
2
. tg
2
α

- Chiều sâu tiến sau 1 lần đập: h =
2. . .( )
2
n m
P
d tg f
α
σ
+
d : Đường kính choòng, mm
σ
n
: Giới hạn bền nén của đất đá, KG/cm
2
f
m
: Hệ số ma sát của thép với đất đá, (0,3 ÷ 0,5)
Giáo viên biên soạn: Trương Thành Tâm 16

α : Góc sắc của lưỡi choòng, độ

P = F
n
+ F
m
(Lực phá vỡ + Lực ma sát) lực đập.
- Thể tích đất đá bị phá vỡ trong vòng 1 phút :
V = V
1
. n = 2. d . h
2
. n . tg
2
α

n : Số lần đập (tần số đập) của choòng khoan trong một phút (l/ph)
2.4. Máy khoan:
2.4.1. Búa khoan đập : Dùng để khoan lỗ khoan nhỏ được chia ra như sau :
* Theo tần số đập chia ra:
- Loại bình thường tầng số đập n = 2.000 lần/phút
- Loại tần số cao n > 2.000 lần/phút
* Theo nguyên tắc xoay choòng khoan :
- Loại có cơ cấu xoay phụ thuộc.
- Loại có cơ cấu xoay độc lập
* Theo phương pháp sử dụng :
- Loại khoan tay
- Loại khoan cột
- Loại khoan có giá đỡ
* Theo khối lượng :
- Loại nhẹ : Khối lượng m < 18kg
- Loại trung bình : Khối lượng m = 20 ÷ 25kg

- Loại nặng : Khối lượng m > 30kg
* Theo loại năng lượng sử dụng :
- Búa khoan đập hơi ép
- Búa khoan đập thuỷ lực
- Búa khoan đập chạy điện
Đa số búa khoan sử dụng năng lượng khí ép, áp suất khí nén (5 ÷6).10
5
N/m
2
dùng để khoan lỗ khoan có hướng bất kỳ, đường kính choòng khoan 28 ÷ 85mm và
chiều sâu từ 4 ÷ 25m trong đất đá có độ cứng khác nhau.
Búa khoan tay và khoan cột sử dụng có ưu điểm dùng để khoan lỗ khoan nằm
ngang, nghiêng và từ trên xuống. Khi khoan có thể thu bụi khô hoặc khử bụi bằng chất
lỏng (nước), nước có khối lượng < 4 lít/ph được truyền vào gương lỗ khoan qua rãnh
trung tâm của choòng với áp suất (4 ÷ 5).10
5
N/m
2
Các loại búa khoan đập sử dụng chủ yếu ở các mỏ hầm lò than và quặng hoặc
trên những mỏ lộ thiên nhỏ, để khoan những lỗ khoan có đường kính 50 ÷ 70mm
Chiều sâu 5 ÷ 20m thường đặt búa khoan trên các xe khoan tự hành chạy bằng
bánh lốp hoặc xích, các búa khoan này có công suất lớn và có cơ cấu xoay độc lập.
2.4.2. Máy khoan đập - xoay:
- Những búa khoan và máy khoan có cơ cấu quay không phụ thuộc, phổ biến là
các loại máy khoan trung bình và lớn đặt trên xe khoan di chuyển bằng bánh lốp hay
xích
- Các loại máy khoan này có thể khoan được các lỗ khoan đường kính tương
ứng là 85 ÷ 105mm, 160mm, 200mm và hơn thế nữa.
Giáo viên biên soạn: Trương Thành Tâm 17


2.5. Dụng cụ khoan :
2.5.1. Đối với búa khoan đập khí nén đường kính nhỏ :
Dụng cụ khoan đập là choòng khoan gồm 2 loại: loại liền và loại đầu khoan
tháo lắp được.
- Choòng khoan liền được chế tạo từ loại thép đặt biệt một đầu dùng để phá vỡ
đất đá gọi là đầu khoan (mũi khoan), còn đầu kia lắp vào búa khoan gọi là đuôi choòng
- Choòng khoan có đầu tháo lắp được bao gồm: cần khoan có đuôi lắp vào búa
khoan và đầu khoan được gắn với hợp kim cứng. Đầu khoan rời được nối với cần
khoan nhờ cơ cấu ren hoặc côn.
Tuỳ thuộc vào độ cứng và cấu tạo của đất đá người ta sử dụng đầu khoan có
hình dạng khác nhau, phổ biến là đầu chữ thập (+) và chữ nhất (-). loại chữ nhất đảm
bảo tốc độ khoan lớn nhất trong đất đá đặc xít, ít nứt nẻ, loại chữ thập dung để khoan
đất đá nứt nẻ mạnh.
- Bộ đầu khoan gồm tổ hợp các đầu khoan dung để khoan hết 1 lỗ khoan,
choòng ngắn nhất trong tổ hợp sử dụng đầu tiên để khoan một lỗ gọi là choòng đột
phá. Cần khoan dung cho búa khoan được chế tạo từ thép có tiết diện tròn 6 cạnh với
lỗ trung tâm đường kính 6 ÷ 8mm.
2.5.2. Đối với máy khoan đập xoay : dụng cụ khoan đáng chú ý là bộ phận đập hơi ép
với choòng khoan.
* Bộ phận đập hơi ép của máy khoan đập - xoay :
Khác với búa khoan đập hơi ép bình thường là nó không có cơ cấu tự quay
choòng khoan, bản thân nó được tiến sâu cùng với gương lỗ khoan và được xoay nhờ
động cơ đặt trên máy khoan (nghĩa là cơ cấu xoay độc lập với cơ cấu đập)
- Bộ phận đập hơi ép gồm: Thân (xilanh hình trụ), piston đập và choòng khoan,
piston đập thực hiện chuyển động tiến - lùi dưới tác dụng của áp lực khí nén hoặc
nước - khí nén, nó đập vào đuôi choòng khoan với tầng số 1500 lần/ph hoặc nhiều
hơn.
- Bộ phận đập hơi ép được chia ra 3 loại theo tầng số đập của piston :
+ Loại tần số thấp : n < 1000 lần/ph
+ Loại tần số trung bình : n = 1600 ÷ 1800 lần/ph

+ Loại tần số cao : n > 2000 lần/ph
- Tốc độ khoan thuần tuý từ 10 ÷ 12cm/ph và độ bền của búa đập khí nén từ
100 ÷ 800m trong đất đá có độ kiên cố f = 16 ÷ 18.
Bảng 4: Các thông số đặc tính kỹ thuật của một số máy khoan tay bằng khí ép.
Chỉ tiêu PR-18L PR-19 PR-22 PR-24L PR-25
- Chiều sâu max 3 4 4 4 4
- Chi phí khí nén m
3
/ph 2,6 2,5 2,8 3,0 2,8
- Đường kính mũi khoan (mm) 45 46 49 49 49
- Số lần đập trên/ 1phút 2.700 1.850 1.850 2.500 2.600
- Tốc độ khoan mm/phút
f = 10 - 12 (γ)
3 45 105 140 120
Giáo viên biên soạn: Trương Thành Tâm 18

- Chiều dài của máy (mm) 570 672 635 617 632
- Trọng lượng của máy (kg) 18 22 25 26 25
* Choòng khoan: Có thể phân các dạng đặc trung khác nhau (theo đường kính,
theo sự phân bố vị trí của lưỡi phá huỷ, theo dạng hợp kim cứng … )
Một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm tuổi thọ của choòng là chất
lượng các tấm hợp kim cứng không cao, chưa hoàn thiện công nghệ hàn, trình độ phục
hồi dụng cụ khoan còn kém, đặc biệt là việc mài lại choòng khoan.
Hình 7: Một số dạng choòng khoan và mũi khoan:
Giáo viên biên soạn: Trương Thành Tâm 19



Hình 8: Một số máy khoan tay và máy khoan thủy lực:







Giáo viên biên soạn: Trương Thành Tâm 20

2.6. Chế độ khoan đập, đập xoay:
Hiệu quả khoan đập, đập - xoay phụ thuộc chủ yếu vào các thông số cấu tạo của máy
khoan như: năng lượng đập đơn vị, tốc độ tác dụng của tải trọng, tần số đập, tiếp theo là các
thông số chế độ khoan như : lực dọc trục, áp lực khí nén, tốc độ xoay và các thông số của
dụng cụ khoan (đường kính, góc sắc lưỡi choòng … )
2.6.1. Áp lực dọc trục :
Đối với búa khoan có sự quay phụ thuộc, nếu tăng áp lực dọc trục thì điều kiện
truyền lực đập của piston cho đất đá sẽ tốt hơn, đồng thời nó cũng làm tăng lực cản ma sát
giữa mũi khoan với đất đá ở gương lỗ khoan do đó mô men quay cần thiết phải tăng lên.
Nếu xét tới quá trình tăng áp lực dọc trục thì ở giai đoạn đầu khi tăng nó thì tốc độ khoan
tăng đạt cực đại sau đó giảm nhanh thậm chí ngừng trệ vì lúc đó piston không thể đảm bảo
được mô men xoay cần thiết để quay dụng cụ khoan và nó sẽ dừng lại trong xi lanh. Với
mỗi loại búa khoan có mô men xoắn nhất định và tương ứng có một giá trị áp lực hợp lý
(đảm bảo tốc độ khoan tối đa).
Đối với máy khoan có cơ cấu quay độc lập : khi tăng áp lực dọc trục thì tốc độ khoan
tăng lên, khi đó chế độ khoan đập - xoay chuyển thành chế độ khoan xoay - đập. Tuy nhiên
lúc đó độ mài mòn rất cao của choòng làm cho mô men quay không đảm đương nổi, vì vậy
không thể khoan ở chế độ khoan xoay - đập (P quá lớn) được.
Khi tăng áp lực dọc trục (đối với máy khoan có bộ phận đập chìm), ban đầu tốc độ
khoan tăng lên, đạt trị số tối đa sau đó giảm đi. Nguyên nhân là điều kiện truyền năng lượng
bị giảm đi do tăng ma sát giữa choòng và búa đập khi nối chúng bằng then.
2.6.2. Góc quay choòng
ω

(độ) và tốc độ xoay choòng n (v/ph) :
Khi khoan đập với cơ cấu quay phụ thuộc, để phá vỡ đất đá giữa 2 lần đập liên tiếp
phải chọn góc quay phù hợp (. Góc quay choòng sau mỗi lần đập ( lựa chọn tuỳ thuộc vào
từng loại đất đá, góc sắc của lưỡi choòng và năng lượng đập đơn vị có thể xác định theo
công thức : ω
hợp lý
= 0,6
[ ]
2
3








n
d
k
A
d
σ
α
; độ
d
k
: Đường kính mũi (choòng) khoan, mm
α

3
: Góc sắc lưỡi choòng (độ)
Với kiểu thường α
3
= 110
0

Với kiểu chữ thập α
3
= 90
0
A : Năng lượng đập đơn vị (KG.m)

n
] : Giới hạn bền nén một trục của đất đá (KG/mm
2
)
Thường với búa khoan tay thì ω = 15 ÷ 20
0
cần thông qua khớp xoắn ốc để thay đổi
góc quay này
Với máy khoan có sự quay không phụ thuộc, để phá huỷ hoàn toàn đất đá giữa 2 lần
đập liên tiếp phải điều chỉnh tốc độ quay của dụng cụ khoan thường dùng n = 72v/ph.
2.6.3. Áp lực khí nén :
Áp lực khí nén phù hợp với công suất của máy khoan, với một loại máy khoan nhất
định nếu tăng áp lực khí nén sẽ làm tăng năng lượng đập đơn vị, tăng tần số đập đồng thời
làm tăng tốc độ khoan và năng suất khoan.
Khi tăng áp lực khí nén thì tần số đập tăng đồng thời tăng độ rung, ồn, mặt khác nó
nhanh chóng gây hư hỏng máy. Vì vậy không nên tăng áp lực khí nén lớn hơn 6 ÷
7KG/cm

2
. Riêng máy khoan có bộ phận đập chìm, áp lực khí nén đạt tới 15 ÷ 20KG/cm
2
Giáo viên biên soạn: Trương Thành Tâm 21

2.7. Các yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến hiệu quả khoan
Các yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến hiệu quả khoan bao gồm :
- Năng lượng đập đơn vị, tốc độ đặt lực, tần số đập
- Các thông số chế độ khoan : áp lực dọc trục, tốc độ xoay choòng, áp lực khí nén
- Các thông số của dụng cụ khoan như : đường kính lỗ khoan, hình dáng mũi khoan,
góc sắc lưỡi choòng, mức độ cùn mòn của mũi choòng.
- Ngoài ra còn phụ thuộc vào chiều sâu lỗ khoan, tính chất đất đá, ảnh hưởng của năng
lượng đập đơn vị, tốc độ đặt lực, tầng số đập …
2.7.1. Ảnh hưởng của năng lượng đập đơn vị:
Năng lượng đập đơn vị tính cho 1 đơn vị chiều dài đường kính mũi khoan (thường
tính cho 1cm đường kính mũi khoan). Năng lượng đập đơn vị của máy khoan đập phụ
thuộc vào trọng lượng piston, áp lực khí nén (hoặc tốc độ chuyển động của piston và chiều
dài bước dịch chuyển của piston.
Có thể tăng năng lượng đập đơn vị bằng cách tăng tốc độ chuyển động của piston
(nhờ áp lực khí nén) hoặc tăng trọng lượng của piston đập.
Tăng năng lượng đập đơn vị là cách tốt nhất để nâng cao hiệu quả khoan, tuy nhiên
tăng năng lượng đập đơn vị cũng có giới hạn tuỳ thuộc vào đặc tính của máy khoan và độ
bền của dụng cụ đập. Khi tăng năng lượng đập đơn vị thì ảnh hưởng của hình dạng dụng cụ
đập và tính chất đất đá tới các chỉ tiêu phá huỷ sẽ giảm đi vì lúc đó vùng phá huỷ có hình
dạng bán cầu không phụ thuộc vào hình dạng bề mặt tiếp xúc giữa dụng cụ và đất đá.
Trong một giới hạn nhất định, với tốc độ đặt lực cố định, nếu tăng năng lượng đập
đơn vị thì thể tích đất đá phá huỷ sau một lần đập tăng lên, dung năng giảm nhanh sau đó
hầu như không đổi mặc dù năng lượng đập vẫn tăng.
2.7.2. Ảnh hưởng của tốc độ đặt tải : V
dt

(m/s)
Nếu cố định năng lượng đập đơn vị, xét sự thay đổi chiều sâu tiến của dụng cụ khoan
vào đất đá sau một lần đập khi thay đổi tốc độ đặt tải cho thấy với mỗi loại đất đá tồn tại
một trị số tốc độ đặt tải tới hạn (V
đtth
), nếu vượt quá giá trị này thì hiệu quả phá huỷ sẽ giảm
Đối với đất đá khác nhau, khi thay đổi tốc độ đặt tải thì hiệu quả phá huỷ sẽ giảm đi
(ví dụ : khi V
đt
= 2,07m/s thì tốc độ kiên cố của thạch anh lớn hơn so với Granit. Khi V
đt
=
14,03m/s thì ngược lại độ kiên cố của thạch anh nhỏ hơn so với Granit)
Thực nghiệm đã cho thấy khi V
đt
= 6 ÷ 8 m/s thì đặc trưng độ bền phá huỷ của đất đá
không thay đổi đáng kể. Khi tăng V
đt
> 10 m/s do ứng suất tiếp xúc rất lớn cộng với sự va
đập làm cho dụng cụ khoan bị hư hỏng. Vì vậy để cho máy khoan bền lâu và chắc chắn thì
nên giới hạn tốc độ đặt tải khoảng 6 ÷ 7m/s.
2.7.3. Ảnh hưởng của tần số đập : n (lần/ph)
Khi năng lượng đập đơn vị không đủ lớn thì không thể bù lại bằng cách tăng tầng số
đập được, trước tiên cần tăng năng lượng đập đơn vị đến giới hạn (xác định bỡi độ bền của
dụng cụ khoan) sau đó mới tăng tần số đập đơn vị đến mức hợp lý.
Khả năng tăng tần số đập cần phải tính đến yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh đối với điều kiện
làm việc của thợ khoan. Búa khoan có n > 2000 l/ph sẽ nguy hiểm đối với sức khoẻ của
công nhân do tiếng ồn và rung.
2.7.4. Ảnh hưởng của các thông số dụng cụ khoan đến hiệu quả khoan :
* Đường kính mũi khoan d

k
(mm) :
Thể tích đất đá phá ra trong một đơn vị thời gian tỉ lệ với tốc độ khoan và bình
phương đường kính lỗ khoan. Vì vậy một cách gần đúng có thể coi tốc độ khoan tỉ lệ
nghịch với bình phương đường kính.Với một loại máy khoan nhất định, khi năng lượng đập
Giáo viên biên soạn: Trương Thành Tâm 22

lớn mà đường kính đầu khoan nhỏ thì một phần năng lượng sẽ chi phí vô ích để nghiền nát
sản phẩm phá vỡ trên gương lỗ khoan.
* Góc sắc của lưỡi choòng, hình dáng và mức độ cùn của lưỡi choòng :
Với năng lượng đập đơn vị nhỏ thì nên giảm góc sắc của lưỡi choòng ≤ 70
0
, góc sắc α
giảm thì tốc độ khoan tăng nhưng dễ bị kẹt choòng, với đất đá nứt nẻ, kiên cố thì phải cần
tăng góc sắc của lưỡi choòng và ngược lại.
Với máy khoan đập - xoay thì choòng bề mặt công tác dạng hình cầu cho tốc độ
khoan cao nhất vì năng lượng đập đơn vị là lớn hơn cả. Khi năng lượng đập đơn vị đủ lớn
(1,8 ÷ 2,5KG.m/cm) thì dùng choòng chữ thập sẽ tốt hơn.
Với choòng bị mòn sẽ có một trị số hợp lý của năng lượng đập đơn vị đảm bảo hiệu
quả đập vỡ tối đa, khi điện tích cùn mòn tăng thì phải tăng trị số tối đa năng lượng đập đơn
vị. Khi tăng năng lượng đập đơn vị tối đa mà tốc độ khoan giảm 30 ÷ 50% so với ban đầu
thì phải thay choòng khoan.
* Ảnh hưởng của chiều sâu lỗ khoan (L
k
)
Nếu tăng chiều sâu khoan quá lớn thì chuyển động tịnh tiến xoay bình thường của
piston đập trong xi lanh bị rối loạn, búa khoan rơi vào trạng thái làm việc rối loạn, thậm chí
bị ngừng trệ. Nói chung khi tăng L
k
thì điều kiện truyền lực đập từ piston đập đến mũi

khoan xấu đi do khối lượng dụng cụ khoan tăng lên.
Hệ số truyền năng lượng đập từ piston sang choòng xác định phụ thuộc vào khối
lượng piston, dụng cụ khoan. η = 4 . α
cc

2
21
21
).( mm
mm
cc
α
+
α
cc
= α
1

2
: Hệ số thực nghiệm kể tới ảnh hưởng của tỷ số giữa chiều dài búa đập với
cần khoan (α
1
) và tính chất của đất đá (α
2
)
m
1
: Khối lượng piston đập
m
2

: Khối lượng cần khoan với choòng khoan
Giáo viên biên soạn: Trương Thành Tâm 23

CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỔ VÀ CHẤT NỔ CÔNG NGHIỆP
3.1. Thế nào là một vụ nổ?:
Nổ là quá trình biến đổi vật chất nhanh, có gia tốc lớn, kèm theo là sự tăng thể
tích, tăng nhiệt độ, tăng áp lực, gây các hiện tượng nén ép, chấn động, tuyền động và
giải phóng lượng năng lượng lớn gây phá huỷ môi trường.
3.2. Phân loại sự nổ:
Tuỳ theo đặc điểm khi nổ, người ta có thể phân ra các sự nổ khác nhau.
3.2.1. Nổ vật lý: Biến đổi trạng thái vật lý của vật chất mà không có sự biến đổi
thành phần hoá học ( nổ chai nước đun sôi, nổ quả bóng bàn căng, nổ xăm xe đạp, nổ
nồi hơi, nổ bình khí nén … động lực của quá trình nổ và sự phá hoại của nó là do áp
lực của thể khí sẵn có sinh ra.)
3.2.2. Nổ hoá học: Nổ kèm theo biến đổi tính chất và thành phần vật chất (nổ
khí Metan, nổ pháo, nổ bom, nổ chất nổ, nổ bụi than ….).
3.2.3. Nổ hạt nhân: Nổ kèm theo quá trình phân rã, kết hợp các hạt nhân, tạo
nên các bức xạ hạt nhân với phản ứng dây chuyền. Nổ hạt nhân tạo ra một năng lượng
rất lớn gấp hàng triệu lần thuốc nổ thông thường, đây là dạng năng lượng có công suất
lớn nhất mà loài người biết đến hiện nay (10
11
Kcal/kg)
Trong khai thác khoáng sản dùng nổ hoá học (nổ chất nổ công nghiệp).
3.3. Chất nổ đơn và chất nổ hỗn hợp :
3.3.1. Chất nổ đơn: là một hoá chất đồng nhất trong đó có đủ các nguyên tố hoá
học cần thiết cho sự nổ bao gồm các nguyên tố cháy và nguyên tố ô xy hoá.
Ví dụ : phản ứng nổ của Nitrôglyxeryl
4C
3

H
5
(ONO
2
)
3
= 12CO
2
+ 10H
2
O + 6N
2
+ O
2
- Các nguyên tố C và H là những nguyên tố cháy
- Nguyên tố O là nguyên tố ô xy hoá
3.3.2. Chất nổ hỗn hợp: là hỗn hợp của hai hay nhiều loại hoá chất với nhau, bao
gồm các chất nổ đơn và các chất phụ gia không phải là chất nổ
Ví dụ : thuốc nổ Amonit bao gồm TNT + Nitratamôn + bột gỗ.
3.4. Các hiện tượng xảy ra khi nổ chất nổ công nghiệp:
Sự nổ của chất nổ thực chất là một phản ứng cháy, nhưng nó xảy ra với tốc độ rất
nhanh. Nổ chất nổ kèm theo các hiện tượng:
+ Phát sinh nhiều khí (0.3 ÷ 1.0 m
3
/kg thuốc nổ khi đưa nhiệt độ xuống 0
0
C)
+ Tăng thể tích khí gấp nhiều lần
+ Thoát nhiều nhiệt (500 ÷ 1500 Kcal /1kg thuốc nổ);
+Nhiệt độ lên đến hàng ngàn độ

+ Áp lực khí lớn (1kg thuốc Amonit khi nổ sinh ra 400 ÷ 600m
3
khí, tạo ra áp
lực tại chỗ tiếp xúc với thuốc đạt tới hàng nghìn kg/cm
2
(sức công phá của thuốc nổ).
+ Tốc độ lan truyền phản ứng nổ lớn (V = 100 ÷ 10.000m/s)
+ Sản sinh công cơ học lớn
+ Gây chấn động , va đập, văng xa
Giáo viên biên soạn: Trương Thành Tâm 24

3.5. Cân bằng xy khi nổ:
3.5.1.Định nghĩa: Cân bằng Oxy (K
0
) là tỷ số % giữa lượng Oxy thừa (thiếu)
tính bằng nguyên tử gam để Oxy hoá toàn bộ các nguyên tố cháy với trọng lượng
phân tử của chất nổ (tính bằng phân tử gam)
+ Như vậy: K
0
có thể: âm; dương; bằng không.
+ Khi : K
0
< O → C + O
2
→ CO : Phát sinh khí độc hại ; giảm nhiệt nổ
K
0
> O → N + O
2
→ NO : Phát sinh khí độc hại ; giảm nhiệt nổ

K
0
= O → N + O
2
→ NO
2
- Không độc hại
C + O
2
→ CO
2
- Nhiệt nổ có giá trị cao
3.5.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tốc độ nổ :
- Sức công phá của thuốc nổ mạnh hay yếu phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ nổ
nhanh hay chậm. Tốc độ nổ càng nhanh thì sức công phá càng mạnh, tốc độ nổ phụ
thuộc vào một số yếu tố sau :
- Thành phần cấu tạo của thuốc nổ, các loại thuốc nổ có thành phần khác nhau thì
có tốc độ nổ khác nhau. Ví dụ :
Thuốc nổ Nitratamon NH
4
(NO
3
) có tốc độ nổ v = 2.000 ÷ 3.000m/s
Thuốc nổ Dinitroglycol {C
2
H
4
(ONO
2
)} có tốc độ nổ v = 3.000 ÷ 4.000m/s

- Khối lượng thuốc nổ: Khối lượng thuốc lớn khi nổ sinh ra áp suất lớn sẽ tăng
nhanh tốc độ nổ .
- Mật độ của thuốc nổ : Mật độ thuốc càng lớn thì sự truyền nổ giữa các phần tử
càng nhanh. Ví dụ : thuốc đóng bánh có tốc độ nhanh hơn thuốc nổ dạng bột .
- Sức gây nổ ban đầu càng mạnh thì tốc độ nổ càng nhanh, sức gây nổ ban đầu
yếu thì không gây nổ được hoặc nổ không hết thuốc .
3.6. Chất nổ công nghiệp và phương tiện gây nổ:
3.6.1. Khái niệm chất nổ công nghiệp :
Đây là loại chất nổ được sử dụng trong sản xuất công nghiệp, đặc biệt trong việc
thi công các công trình khai đào, xây dựng, giao thông, thuỷ lợi và trong khai thác
khoáng sản. Yêu cầu của loại thuốc nổ này là khi sử dụng phải đảm bảo an toàn và đạt
được hiệu quả kinh tế.
Chất nổ dùng trong công nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Khi nổ có đủ khả năng phá huỷ môi trường xung quanh.
- Chế tạo đơn giản và an toàn.
- Sử dụng dễ dàng an toàn, ít bị câm.
- Thời hạn ổn định lâu, khó biến chất.
- Giá thành phải chăng.
Ngoài ra, còn một số yêu cầu riêng cho từng trường hợp bắn mìn đặc biệt:
- Chịu nước cho trường hợp bắn mìn ở nơi ẩm ướt, ở dưới nước sâu.
- Sinh ra ít khí độc, khi bắn mìn trong hầm lò.
- Sử dụng an toàn trong các mỏ có khí, bụi nổ.
- Có khả năng cơ giới hoá
3.6.2. Phân loại chất nổ
a. Phân loại theo điều kiện an toàn
Các chất nổ không đảm bảo an toàn là chất nổ chỉ sử dụng để nổ mìn trong điều
kiện bình thường. Các chất nổ an toàn là chất nổ có thể sử dụng cả trong những trường
hợp nguy hiểm về khí hay bụi nổ. Màu sắc của vỏ bọc cũng có thể phân loại được chất
nổ (với những chất nổ của Liên Xô).
* Chất nổ không an toàn:

Giáo viên biên soạn: Trương Thành Tâm 25

×