Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Thử tìm vấn đề và giải pháp cho việc giảng dạy thể loại báo chí hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.42 MB, 111 trang )

Đ Ạ I H Ọ C Q U Ố C G IA H À N Ộ I
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VÃN
Nguyễn Thị Thanh Huyễn
THỬ TÌM VẤN ĐỂ VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC
GIẢNG DẠY THỂ LOẠI BÁO CHÍ HIỆN NAY
■ ■ ■
Mã số: ca 01.07
Đ Ể TÀ! NGHIÊN cửu cơ BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
NĂM2001
Hà Nội, 12/2004
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
• • ■
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
■ ■ ■ •
Thử tìm vấn để và giải pháp cho việc
giảng dạy Thê loại báo chí hiện nay
Để tài nghiên cứu cơ bản
Mã số: ca 0107
ĐAI H Ọ C Q U Ó C 3 I A HÀ NỘI
TRUNG TÂM TH Ô^G tin thư v iệ n
0TT&vr
Người thực hiện:
Th.s. Nguyễn Thị Thanh Huyền
Giảng viên Khoa Báo chí
Hà Nội, 2004
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài
Mục đích nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
Phương pháp và phạm vi nghiên cứu


Kết cấu của đề tài
PHẦN NỘI DƯNG
Chương 1. Khái quát những vấn đề cơ bản trong giảng dạy thể loại
báo chí hiện nay và thử đề xuất giải pháp bước đầu
1. Những vấn đẽ cơ bản trong giảng dạy Thể loại báo chí hiện nay
7.7. Giảng dạy thể loại báo chí - vấn đề qua ý kiến các nhà giáo,
nhà nghiên cứu
1.2. Giảng dạy thể ỉoại báo chí -v ấ n để qua ỷ kiến các nhà báo
1.3. Giảng dạy thể loại báo chí - vấn đề qua ý kiến sinh viên báo chí
2. Thử tìm giải pháp cho việc giảng dạy thể loại báo chí hiện nay
2.1. Kinh nghiệm giảng dạy thể loại báo chi của một sô' nền báo chí
nước ngoài
2.2. Thử tìm giải pháp cho việc giảng dạy thể loại báo chí ở nước ta
hiện nay
Chương 2: Bài giảng Phỏng vấn và Tường thuật
Phỏng vấn
Tường thuật
PHẨN KỂT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHẦN Mỏ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài:
Thể loại báo chí là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo cử
nhân báo chí. Khối kiến thức này không chỉ chiếm tỷ lệ cao trong chương trình
đào tạo mà còn có ý nghĩa ở chỗ nó cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về
phương pháp và kỹ năng thực hiện các tác phẩm báo chí hiện đại. Chính vì vậy,
nghiên cứu về vấn đề giảng dạy thể loại báo chí là vô cùng cần thiết, cấp bách
và có ý nghĩa thực tiễn cao, đặc biệt đối với việc đào tạo nhà báo.
Gần đây, trên sách báo cũng như tạp chí chuyên ngành về báo chí học,
những vấn đề xung quanh việc giảng dạy báo chí nói chung, thể loại báo chí nói

riêng đã được đề cập khá nhiều. Cũng đã có một vài còng trình nghiên cứu cáp
Trường và Đại học Quốc gia về thể loại báo chí được các đổng nghiệp của
chúng tôi thực hiện. Tuy nhiên, cho đên nay, chưa có một đề tài nghiên cứu
khoa học nào đi sâu tìm hiểu vấn đề và giải pháp cho việc giảng dạy thể loại báo
chí. Các nhận định và ý kiến được đăng tản mạn ở nhiều nơi, chưa thống nhát và
còn khá phức tạp. Vấn đề liên quan đến giảng dạy thể loại báo chí còn khá bộn
bề. Trong khi đó, nó lại rât cần được nghiên cứu thường xuyên bởi tính luôn mới
mẻ của thực tiễn báo chí. Bên cạnh đó, tìm hiểu vấn đề này từ góc nhìn của
những sinh viên báo chí, những người đang trực tiếp thụ hưởng chương trình đào
tạo và sẽ bắt tay vào tác nghiệp cho đến nay cũng chưa được tiến hành một cách
đấy đủ và kĩ lưỡng. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Thử tìm vein đê và
giai pháp cho việc giang dạy thể loại báo chí hiện nay” để nghiên cứu trong
khuôn khổ đề tài nghiên cứu cơ bản cãp Đại học Quốc gia này.
1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Thứ nhất, góp phần hộ thống những ý kiến căn bản về cách giảng dạy thể
loại báo chí hiện nay để nhận diện vấn đề. Những ý kiến này được tập hợp từ
những nhóm đối tượng có liên quan nhiều nhất đến đề tài. Đó là từ các nhà giáo,
nhà nghiên cứu báo chí; từ các nhà báo và quản lý báo chí; từ các sinh viên báo
chí và từ các trường đào tạo báo chí của các nước có nền báo chí phát triển hơn
ta. Từ việc làm này, đề tài hy vọng sẽ góp phần giúp những người có liên quan,
đặc biệt là các giảng viên môn thể loại báo chí nắm bắt được tương đối toàn diện
về những bất cập trong khâu giảng dạy thể loại báo chí hiện nay. Trên cơ sở đó,
cùng tìm ra những giải pháp để tháo gỡ và giải quyết vấn đề.
Thứ hai, chúng tôi thử đưa ra một vài giải pháp chủ quan trong việc giảng
dạy thể loại báo chí trong tình hình hiện nay. Giải pháp của chúng tôi được thể
hiện qua hai bài giảng về hai thể loại báo chí cụ thể để các đổng nghiệp và sinh
viên tham khảo.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Thứ nhất, đề tài tập hợp các ý kiến, quan điểm về thể loại báo chí đã đăne

trên các cuốn sách, báo và tạp chí để có cái nhìn tổng thể về mức độ phức tạp
xung quanh hệ thống thể loại báo chí hiện nay. Từ đó, xác định cái khó của
người học trong việc tiếp thu kiến thức cũng như thực hành khi học về thể loại
báo chí.
Thứ hai, đề tài tìm hiểu ý kiến, nguyện vọng của sinh viên khoa Báo chí
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về các vấn đề của hệ thống thể
loại báo chí cũng như các phương pháp giảng dạy báo chí mà họ mong muốn.
Thứ ba, đề tài giới thiệu một số phương pháp giảng dạy kỹ năng làm báo
của một số nước có nền báo chí phát triển để làm tiền đề cho những giải pháp
mà đề tài sẽ đề ra.
2
Thứ tư, để tài thử đề xuất một sô phương pháp giảng dạy thê loại báo chí
theo hướng kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và thực hành tác nghiệp. Trên cơ
sở đó, đề tài mạnh dạn đưa ra bài giảng về hai thể loại có tính ổn định cao trong
báo chí là Phỏng vấn và Tường thuật. Bài giảng này là kết tinh của các phương
pháp mà tác giả đề xuất nói trên.
4. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp sưu tầm, thống kê, phân tích, tổng hợp, điều
tra xã hội học để thực hiện các nhiệm vụ nói trên. Trong đó, đề tài kế thừa có
chọn lọc các ý kiến của các tác giả và nhà báo đã đãng tải trên các sách, báo, tạp
chí đã xuát bản.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến giảng dạy
thể loại báo chí hiện nay đã được đề cập qua một số sách giáo trình, sách tham
khảo, chuyên khảo và tạp chí đã xuất bản từ những năm 1990 trở lại đây. Ngoài
ra, trong khi điều tra xã hội học về ý kiến sinh viên ngành Báo chí, do điều kiện
nghiên cứu cả khách quan và chủ quan có nhiều hạn chế, chúng tỏi chỉ có thể
phát ra khoảng 300 phiếu điều tra cho sinh viên hệ đại học (chính quy, tại chức,
văn bằng hai) thuộc khoa Báo chí trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội. Họ là những sinh viên từ năm thứ ba trở đi, đã và
đang học về các thể loại báo chí mà chúng tôi đề cập trong đề tài. Chúng tôi rất

mong có thể mở rộng diện điều tra để có kết quả tốt hơn trong những công trình
nghiên cứu tiếp theo nếu được cho phép.
5. Kết cấu của đề tài:
Đề tài này ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung gồm có 2
chương:
Chương Một'. Khái quát những vân đề cơ bản trong giảng dạy Thể loại
Báo chí hiện nay và thử đề xuất giải pháp bước đầu.
3
Trong chương này, chúng tôi sẽ tái hiện lại bức tranh tổng thể về những
vấn đề gây nhiều tranh luận về Thể loại báo chí hiện nay, qua cái nhìn của các
nhà giáo, nhà nghiên cứu, nhà báo và người quản lý báo chí. Đồng thời, các vấn
đề trong giảng dạy Thể loại báo chí từ góc nhìn của sinh viên ngành Báo chí và
nguyện vọng của họ qua điều tra xã hội học cũng được thể hiện. Kinh nghiệm
đào tạo báo chí của nước ngoài cũng được xem xét trong chương này. Kèm theo
đó là những giải pháp bước đầu mà chúng tôi thử đề xuất.
Chương Hai: Giới thiệu bài giảng về Thể loại Phỏng vấn và Tường thuật
theo phương pháp dạy truyền nghề.
Bài giảng Thể loại Phỏng vấn và Tường thuật trong chương này được
chúng tôi soạn theo tiêu chí kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, chú trọng các
thao tác và kỹ năng từ khâu đầu đên khâu cuối cùng của quá trình thực hiện tác
phẩm.
4
Chương Một: Khái quát những vấn dể cơ bản trong giảng dạy
Thể loại Báo chí hiện nay và thử để xuất giải pháp bước đầu
1. Những vãn đề cơ bản trong giảng dạy Thể loại báo chí hiện nay:
1.1. Giảng dạy Thể loại báo chí - vấn đề qua ý kiến các nhà giáo, nhà
nghiên cứu:
Trong thực tế, có nhiều nhà báo nổi danh nhưng chưa bao giờ được học về
thể loại báo chí. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là sự thành công trong nghề
của họ là hoàn toàn do năng khiếu bẩm sinh mà đo vì thiếu được học hành bài

bản, họ quyết tâm theo đuổi nghề nghiệp bằng con đường tự học với lòng yêu
nghề thực sự. Đại đa số các trường hợp khác, nhà báo trẻ bước vào nghé cần ít
nhiều hiểu biết về thể loại báo chí. Kiên thức về thể loại báo chí là mảng kien
thức quan trọng đối với những sinh viên báo chí. Nó giúp sinh viên học cách tiếp
cận thông tin, chọn lọc và xử lý thông tin thành những tác phâm báo chí. Do
vậy, ở các cơ sở đào tạo báo chí trên thế giới, mảng kiến thức này thường được
đưa vào chương trình đào tạo bắt buộc.
ở nước ta cũng vậy. Tại khoa Báo chí trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, môn học về Thể loại báo chí được đưa vào chương trình ngay từ khi
Khoa mới thành lập. Cũng gần giống như chương trình đào tạo của Khoa Báo
chí thuộc Phân viện Báo chí Tuyên truyền trước đây (nay mới đổi tên là Khoa
Báo viết, Phân viện Báo chí Tuyên truyền), mảng kiến thức thể loại báo chí được
phân thành 3 nhóm, tạm gọi là các nhóm I, II, III. Tên gọi các nhóm này giữa
hai khoa Báo chí không giống nhau, dù nhìn tổng the vé việc phân chia nhóm
trong hệ thống thể loại có nhiều nét tương đổng. Ví dụ: Khoa Báo chí trương
PHẦN NỘI DUNG
5
ĐHKHXH & NV cho rằng hệ thống thể loại gồm 3 nhóm: Thông tấn, Chính
luận, Chính luận - nghệ thuật; khoa Báo chí thuộc Phân viện Báo chí Tuyên
truyền thì đa dạng hơn, có giảng viên cho rằng thể loại báo chí gồm 3 nhóm
chính: Thông tãn, Chính luận, Ký báo chí (TS. Đức Dũng), hoặc Thông tấn.
Chính luận, Thông tấn - nghệ thuật (các tác giả cuốn Tác phẩm báo chí, tập I).
Sự khác nhau về tên gọi các nhóm sẽ khổng thành vấn đề lớn nếu như các thể
loại trong từng nhóm tương đối thống nhất với nhau về đặc tính chung (tính
trội). Tuy nhiên, trên thực tế thì vị trí các thể loại trong từng nhóm đã không có
được nhất trí giữa các nhà nghiên cứu. Điều này chúng tôi sẽ miêu tá kỹ hơn
trong các mục tiếp theo.
Do vậy, mảng kiến thức lẽ ra phải được coi là ổn định về tính chất của nó
bởi đã tồn tại lâu trong lịch sử, được nghiên cứu, giảng dạy và áp dụng rất nhiều
này gần đây lại trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Nhiều cuộc tranh luận của các

nhà giáo và các nhà nghiên cứu trong nước xung quanh vấn đề thể loại báo chí
trên các phương tiện truyền thông đại chúng vẫn chưa có hồi chung cuộc. Nhiều
cuốn sách giáo trình, sách tham khảo về thể loại báo chí mới xuãt hiện cùng với
rất nhiều quan điểm “không ai giống ai”. Điều này khiến cho những sinh viên
báo chí và những người quan tâm trở nên bối rối là điều dễ hiểu. Vơi những sinh
viên báo chí thì bên cạnh cái lợi là có nhiều tài liệu tham khảo hơn. họ bị cuỏn
vào một dòng “nhiễu” thông tin từ chính những người thầy của mình. Dưới đay,
chúng tôi xin điểm qua những vấn đề cơ bản trong các quan điểm về thể loại báo
chí hiện nay để thấy rõ sự phức tạp của nó.
7.7.7. Quan niệm, thuật ngữ về thể loại báo chí chưa thôhg nhất:
Để khái quát nội dung này, thật đáng buồn khi nhận xét sau đây lại có
nhiều điểm đúng: “Hầu hết các trung tâm báo chí chưa có một giáo trình đào tạo
thống nhất. Thậm chí, có nơi ngay trong một khoa báo chí, giữa các giáng viên
cũng không thống nhất được với nhau về một số khái niệm, nội dung nghiệp vụ
6
báo chí. Chứng minh cho nhận định này, có thể bắt đầu bằng câu hỏi đơn giản:
Thẻ loại báo chí là gì? Bài giảng và tài liệu tham khảo mà sinh viên được cung
cấp hiện nay lại chưa thống nhát về điều tưởng chừng rất nhỏ ấy.
Tác giả Đinh Văn Hường trong bài “Một sô vấn đề vể thé ỉoại báo chí”
cho răng: ‘T/ỉê loại báo chí là hình thức biểu hiện cơ bản thông nhất và tương
đổi Ốn định của các bài báo, được phân chia theo phương thức phản ánh hiện
thực, sử dụng ngôn ngữ và các công cụ khác để chuyển tải nội dung mang tính
chính trị - tư tưởng nhất định
Tác giả Đức Dũng lại nêu ra định nghĩa theo cách của riêng mình trong
cuốn “Ký báo chí”: ‘T hể loại báo chí là một khái niệm để chỉ tính quy luật loại
hình của tác phẩm báo chí. Thể ìoại là sự thống nhất có tính CỊUV híậỉ lặp đi lập
lại cuả các yếu tố trong một loạt tác phẩm báo chí.”2
Tác giả Tạ Ngọc Tấn thì cho ràng: “ Thể loại tác phẩm là một khái niệm
đ ể chỉ tính quy luật loại hình của tác phẩm báo chí. Thể loại lả sự thống nhất có
tính CỊity luật lặp đi lặp ỉạì của các yếu tố trong một loạt tác phẩm báo chC"

Tác giả Dương Xuân Sơn trong cuốn giáo trình mới xuất bản gần đáv
nhan đề “Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật” lại bổ sung thêm một quan
niệm nữa về thể loại báo chí: “Thể loại báo chí là hình thức biểu hiện cơ bán
thống nhất và ổn dinh của các bài báo, ỉả cách lựa chọn công cụ, phương tiện
phương pháp và hình thức trình bày tác phẩm báo chí để phù hợp với nội dung.
* Dãn theo Trần Quang. Các th ể loại chính luận báo chi, Nxb. Chính tri quốc gia, Hà Nội. 2000, Ir ÍỲ
1 Hà M inh Đức (chủ biẽn). Báo chí những vấn đẻ ly luận và thực liễn, Nxb. Đại học Quốc gia Há N ội, lq97,
tr.402
2 Đức Dũng, Các the’ ký báo chí. Nxb. Vãn hoa Thông tin. HN, 199o, tr.61
1 Tạ Ngọc Tẫn (chủ biẽn). Nguyền Tiến Hai, Tác phẩm báo chì, Nxb. Giáo dục. HN. 1995. ti ,27.
7
thích ứng VỚI từng tình huống sự kiện, và có thê chứa điữíg được nội dung hình
thức bài báo cần trình bày.'*
Những quan niệm nói trên nhìn chung có nhiều điểm tương đồng. Đó là
các tác giả đêu muốn đề cập đẽn khái niệm thé loại như một kiểu trình bày (thể
hiện) tác phâm báo chi. Nhưng cách diễn đạt và ngay cả nội dung trình bày của
các tác giả vẫn còn những điểm khác nhau, khiến cho người đọc không khỏi
lúng túng. Trong đó, sự chồng chéo các thuật ngữ trong các định nghĩa cũng làm
cho vấn đề trở nên phức tạp hơn nhiều. Chẳng hạn, trong các định nghĩa trẽn,
những thuật ngữ được nhắc đến nhiều là: Thể loại báo chí, bài báo, tác phẩm
báo chí. Riêng việc phân biệt các thuật ngữ này sao cho đơn giản và thống nhất
cũng khổng phải là chuyện dễ làm đối với người học. Đó cũng là vấn đề mà
chúng tôi sẽ đề cập dưới đây như một nội dung tiếp theo của mục này.
Các thuật ngữ chỉ khái niệm có nhiều máu thuẫn: Những khái niệm
như: thể loại, loại thể, thể, thể tài, dạng bài, bài báo là những thuật ngữ được
nhắc đến khá nhiều khi đề cập đến thể loại báo chí. Điều này dẫn đến hiện
tượng cùng nói về bài phóng sự, có người gọi nó như một thể loại, loại thể, có
người lại nói đó là dạng bài, là thể tài Cùng một khái niệm nhưng người này
thì cho đó là thể loại báo chí, người khác lại cho rằng đó là tên chuyên mục, đề
mục, chương trình trên báo chí. Ví dụ: sổ tay phóng viên, thư phóng viên nhà

giáo Đức Dũng cho rằng đó là các thể loại báo chí trong khi các tác giả Trần
Quang, Kiều Ngọc Kim thì cho rằng đó chỉ là tên các chuyên mục của một số tờ
báo. Chúng cũng ngang hàng với các chuyên mục như: “ Chợt nghe chợt nghĩ”,
“ Muôn mặt ngày thường”, ‘‘Ông kính phóng viên”
1.1.2. Vị trí các thể loại trong các nhóm thể loại cùn lộn xộn: Điều rất đáng
mừng là nhìn chung, các nhà nghiên cứu và các nhà giáo đều thống nhât hệ
* Dươnọ Xuân Sơn, Các thế loại bao ch í chính luận nghệ thuật, Nxb. Đại hoe Quui; gia Ha N ội. HN. 2004. tr.9.
8
thống thể loại báo chí có thể được chia thành ba nhóm. Dù tên gọi các nhóm thể
loại này có sự khác nhau giữa các cơ sở đào tạo, nhưng nó cũng đã là một đóng
góp hữu ích của các nhà nghiên cứu trong viộc tạo điều kiện thuận lợi cho người
học. Tuy nhiên, việc săp xếp vị trí của các thể loại trong các nhóm lại chưa
thống nhất. Bảng dưới đây đã thể hiện sự thiếu nhất quán đó:
\ Tác gid
N hóm X
th ể loại
Đinh Hưèmg (lạp chi
N gười làm báo 2/04,
tr.13 -14)
Đức D ũng (tạp ch í Người
lảm báo 4104, tr.17 -19)
Tạ N gọc Tấn (chù biên, Tác
phẩm báo chi, \ x b . Giáo dục,
HI995, tr4l-4 5)
N hóm I
Các thể loại báo chí
thồng tán: Tin, Phỏng
vấn. Tường thuật, Ghi
nhanh
Loại ihể Thông tấn báo

chí: tin, bài, thỏng tấn,
diều tra. tường thuật
Loại tác phẩm [hống lấn: tin,
tường thuật, phòng vấn. bài báo.
ghi nhanh, diều tra. phóng sự
Nhổm II
Thể loại báo chí chính
iuận: Xã luận, bình
luận, điéu ira. bài phê
bình
Loại thẻ chính luận: bình
luận, xã luận, chuyên luận
Luại tác phảm chinh luận: bình
luản. xã luản và chuw n luân
N hóm III
Các thể loại chính luận
- nghẽ thuãl: phóng sư
báo chí, ký báo chí. ghi
nhanh, càu chuyện bao
chi
Loại Ihể Ký báo chí: phóng
sự. ký chân dung, ký chính
luận, thư phong viên, sổ
tay phong viẻn. nhặ[ ký
phóng viên
Loại tác phẩm thong tấn nghẹ
thuảt: bút ký. ký sự. nhặ[ ký
phong vièn. tiêu phim
{Bảng này dẫn theo TS. Đinh Thị Thuý Hằng, tạp chí Người làm báo
6/2004, bài ‘‘Lại bàn vé T hể loại báo chí", tr.22)

Theo chúng tôi, căn nguyên của điều này lại nằm ở chỗ quan niệm về đặc
trưng (tính trội) của thể loại và nhóm thể loại giữa các tác giả còn khá nhiều
khác biệt. Chẳng hạn, thể loại Ghi nhanh và thể loại Phóng sự, có tác giả xếp
vào nhóm I, có tác giả lại khẳng định nó thuộc nhóm III. Tương tự, thể loại Điều
tra lúc thì được xếp ở nhóm I, khi thì nhỏm II. Tác giả Đinh Thị Thu> Hăng
9
trong bài viết "Lại bàn về Thể loại báo chí”5 thì cho rằng ta “cần phải xem xét
định nghĩa của chúng, và xem các cơ quan báo chí đã đật hai thể loại này ở
đâu”. Sau khi đã thực hiện hai thao tác trên, tác giả kết luận là thể loại Phóng sự
và Điều tra đều nên xếp vào nhóm I, tức là nhóm trội hơn về thông tin thời sự
khách quan, ít bình luận. Tuy nhiên, cái khác của tác giả Đinh Thị Thuý Hàng là
chị đã viện dẫn những ví dụ về việc sử dụng hai thể loại nói trên trong loại hình
báo truyền hình, trong khi hầu hết các tác giả khác sử dụng khái niệm các thê
loại báo chí trong bối cảnh báo in. Cho dù các loại hình báo chí đều có nhiệm vụ
chung là thống tin cho công chúng, nhưng đương nhiên xét một cách lý tính,
yếu tố loại hình (kênh truyền) trong truyền thông cũng ảnh hưởng ít nhiều đến
việc mã hoá và giải mã thông điệp của cả người gửi và người nhận. Cho nên, lý
ỉẽ của tác giả Đinh Thị Thuý Hằng vẫn còn có chỗ chưa hợp lý, nếu nhìn từ góc
độ loại hình báo chí khác. Câu chuyện về việc sắp xếp các thể loại báo chí do
vậy vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất bởi các tác giả ‘'chủ yếu nghiên cứu
trẽn lý thuyết và chủ yếu là tập trung vào loại hình báo viêt”6
l .1.3 .Phương pháp giảng dạy thể loại báo chí còn nhiêu tranh cài:
Có thể khẳng định ngay răng việc tìm ra một phương pháp giảng dạy
chuẩn, mẫu mực đối với nghề báo thật khó khăn, có khi Là không tưởng. Nó phụ
thuộc rất nhiều vào sĩ số lớp học, cơ sở vật chất, thiết bị, giáo trình, trình độ lý
luận và nghiệp vụ báo chí của giảng viên, và cả tâm huyết của họ với nghề
nghiệp và với người học Nhưng việc đi tìm những phương pháp giảng dạy báo
chí có hiệu quả lại là điều rất cần thiết phải làm. Chính vì vậy, trẽn các diễn đàn
trao đổi về nghề báo và đào tạo báo chí hiện nay, chưa bao giờ vấn đề phương
pháp giảng dạy lại được khuấy động và sôi nổi như vậy. Có thế thấy ở đây

■’ tạp chí Người làm báo 6/2004.1^22
6 tạp chí Người lam báo. 8/2004. tr 16
10
những ý kiến từ rãt nhiếu người khác nhau, như nhà báo, quản lý báo chí. nhà
giáo và cả những sinh viên báo chí.
Giang dạy thê loại báo chí là một phần quan trọng trong đào tạo nhà báo
noi chung. Do vậy, đê đào tạo ra nhà báo với tư cách là “người thông tin xã hội
và phai là mội nhà hoạt động xã hội, có năng khiếu báo chí bẩm sinh, với sự
nhạy cảm đặc biệt vê thông tin và kĩ năng xử tỷ thông tin thành các tác phẩm
bao chỉ: Viêt, Nói, Hình nhưTS. Nguyễn Thị Minh Thái đã xác định trong bài
Đào tạo báo chí là đào tạo người làm nghề báo”7 thì việc đào tạo kỹ năng cho
họ là điều tối quan trọng. Theo TS. Nguyễn Thị Minh Thái, sinh viên báo chí
phải được học theo kiểu truyền nghé “cầm tay chỉ việc”. Do vậy, cần bổ sung
vào đội ngũ dạy học báo chí hôm nay những nhà báo giỏi đang hành nghề có uy
tín ở các toà soạn, với tỷ lệ 50/50.8
Có tác giả chỉ đơn thuần giới thiệu cách đào tạo nhà báo ớ một trường đại
học báo chí ở nước ngoài, như “Dạy và học làm báo ở Pháp”9, trong đó nêu bật
phương pháp giảng dạy chú trọng đên thực tiễn tác nghiệp của phóng viên, cơi
trường học báo chí là một toà soạn báo và khuyên khích sinh viên làm việc theo
nhóm bất kể thời gian trong ngày như một phóng viên thực sự, giảng viên chỉ là
người dẫn dắt và hướng dẫn, góp ý. Tuy nhiên, phương pháp đào tạo này chỉ
được áp dụng trong bối cảnh sĩ số của lớp rất vắng (15 sinh viên) và giảng viên
hầu hết là các nhà báo.
Nếu như tạp chí Người làm báo (của Hội Nhà Báo Việt Nam) sồi nổi bàn
luận về các ván đề xung quanh lý thuyết về thể loại báo chí thì tạp chí Nghề báo
(thuộc Hội Nhà báo TP. Hồ Chí Minh) lại quan tâm tranh luận về việc đào tạo
7 Báo ch) - những vân đề lý luân vả thực tiễn, tập 4. Nxh. Đại hoc Qudc gia Hà Nội. Hà Nội. 2 ư )l. tr.270.
8 Sđd, tr. 280
9 Lê Hóng Quang, tạp chí Nghề báo, so 15, tr.40-41
11

nhà báo như thẽ nào, trong đó cũng đề cập và nhấn mạnh phương pháp dạy lý
thuyet va thực hanh thê loại báo chí. Trong đó, về phương pháp dạy thể loại báo
chi, tư sô 13 đên 15, 17 — 18 năm 2004, các tác giả Phạm Huy Thướng, Trần
Quang, Khăc Thành tranh luận khá mạnh mẽ liên quan đến việc hướng dẫn sinh
viên làm bài tập thực hành món thể loại báo chí. ông Phạm Huy Thướng (Nghề
báo, số 13, tr.50) mở đầu cuộc tranh luận bằng thái độ bất bình với việc dạy sinh
viên thực hành thể loại báo chí trong đó học viên được tự chọn tư liệu do thầy
giáo cung cấp và mặc sức tưởng tượng để thực hiện bài viết cho hoàn chỉnh. Ông
cho rằng cách dạy học như vậy sẽ đưa sinh viên dần đến chỗ “bịa đặt sóng
s ư ợ n g Đáp lại, trong bài “Cớ nên phê phán phương pháp dạy học” (Nghề báo
số 15, tr.39), tác giả Trần Quang cho rằng đó là cách dạy cho sinh viên lựa chọn
tư liệu và sắp xếp tư liệu hoàn toàn phù hợp với mục tiêu và hình thức giảng dạy
của nhiều nước có đào tạo báo chí, trong đó có Việt Nam. Hơn thế nữa, việc dạy
cho các nhà báo tương lai “biết tưởng tượng”, theo tác giả Trần Quang, lại là
điều hết sức cần thiết vì nó giúp các nhà báo có them khả năng phán đoán, dự
báo trong bài viết của mình. Tạp chí “Nghề báo’’ só 16 ngay sau đó lại cỏ bài
của tác giả Khắc Thành nhan đề “£)/ tìm một phương pháp đào rạo nhủ báo"
(tr.20) phê phán mạnh mẽ tác giả Trần Quang về việc đổng tình với việc cho học
viên dữ liệu để họ tự thực hành môn lý thuyết thể loại, với lý do việc làm đó
“đặc biệt nguy hiểm” và có thể chỉ đào tạo được các nhà báo giả. Ông Trần
Quang bảo vệ quan điểm của mình bằng một bài viết dài số tiếp theo nhan đề
“ Thử tìm một quy trình đào tạo nhá báo hợp tý” (Nghề báo, số 17-18, tr.70).
Điều đáng chú ý là ở bài viết này, dù tác giả đã rất khiêm tốn khi đặt tít cho bài
viết nhưng nội dung của nó thể hiện sự nghiên cứu, nghiên ngâm nghiêm túc
của no ười đã có thâm niên giảng dạy báo chí có nhicu tâm huyet. Tac gia đa
khái quát một quy trình gồm 4 bước CƯ bân đd đào tạo nhà báo. Có thể tóm tăt
lại như sau:
12
Bước 1, giáo viên hướng dẫn sinh viên về đặc điểm các thế loại báo chí và
giup họ nhận diện được thê loại, bước đầu biết cách tạo lập văn bản theo thể loại

đã học (một cách lý thuyết)
Bước 2, giáo viên giúp sinh viên thực hành bài tập thế loại báo chí ngay
tại lớp băng việc cung cấp cho họ tư liệu lãy từ các báo hoặc các nguồn
khác.
Bước 3, giáo viên ra đề để sinh viên đi vào thực tế cuộc sống, tự tìm tư
liệu đê viêt bài, sau đó giáo viên chỉ cho họ chỗ yếu kém để họ tự sửa.
Bước 4, giáo viên chia học viên thành từng nhóm, tương đương với các
toà soạn báo, mỗi nhóm trong thời gian nhất định phải thực hành ra được một tờ
báo hoặc chương trình phát thanh, truyền hình đúng tiêu chuẩn. Sau đó, giáo
viên và các nhóm sinh viên sẽ cùng nhận xét để rút kinh nghiệm.
Nhìn vào quy trinh đào tạo báo chí nói trên, có thể thấy rằng đó cũng
chính là phương pháp giảng dạy thể loại báo chí, từ lý thuyết đẽn thực hành, từ
dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ lúc bắt đầu đến lúc ra nghề. Trong đó.
mảng dạy người học thực hành đã được nhấn mạnh và chiêm vị trí chủ đạo. Tuy
nhiên, làm được đầy đủ các quy trình như trên không phai là công việc dễ dàng
đối với tãt cả các giảng viên chuyên ngành báo chí hiện nay. Họ sẽ phai bo ra rât
nhiều công sức để giúp sinh viên và phải vững vàng cả về lý thuyét thê loại lẫn
khả năng thực hành. Dẫu sao, đó cũng là một trong những phương pháp giảng
dạy thể loại báo chí hiếm hoi được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành trong
thời gian gần đây, góp thêm một tiếng nói để giới nghiên cứu và giảng dạy báo
chí có cơ sở tham khảo trong cuộc tranh luận chưa có hổi kết này.
Như vậy, có thể tóm lại là đối với giới nghiên cứu và giảng dạy báo chí.
hiện nay, vãn đế xung quanh hệ thống thể loại báo chí và việc giảng dạy thể loại
báo chí đã lên đến đỉnh điểm của các mâu thuần. Đỏ là những bất đổng về quan
niệm, định danh, phân nhóm và sáp xếp vị trí, phương pháp giang dạy. Có người
13
còn đặt vấn để có nên phân chia hệ thống thể loại hay cứ tiến hành dạy từng thể
loại theo phương pháp của nhiều nước đã làm. Tuy nhiên, vân đề này chưa được
đao sâu, cho nên chung tôi sẽ có một mục riêng đẽ tìm hiểu phương pháp giảnơ
dạy thể loại báo chí của một số nước trong các phần tiếp theo.

1.2. Giảng dạy Thể loại báo c h í- vấn đề qua ỷ kiến các nhà báo:
Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi không có điều kiện điều tra ý kiến các
nhà báo về vấn đề giảng dạy thể loại báo chí hiện nay. Tuy nhiên, điều rất may
mắn là trên tạp chí Người làm báo, số ra tháng 7/2004 có bài viết “ Phùn chìa hệ
thống thê loại báo chí: Góc nhìn từ những người lủm báo” đã cung cấp một góc
nhìn mà chúng tôi còn thiếu tư liệu. Theo bài báo này, tác giả Thạc sĩ Lê Thanh
Xuân đã tiến hành thám dò ý kiến hơn 70 nhà báo dang tham gia một lớp học vé
báo chí. Những ý kiến dù “không thể đại diện cho hàng vạn nhà báo ờ Việt
Nam” như tác giả đã nói trong phần kết, nhưng cũng đã đóng góp những tư liệu
tốt để giới nghiên cứu tham khảo. Bởi phần lớn (2/3) những người được hỏi đều
là những người đang làm việc của các nhà báo, người quản lý toà soạn đến từ
các loại hình báo chí khác nhau ở trung ương và địa phương.
Theo bài báo, việc phân chia thể loại báo chí là cần thiết, giúp cho người
thực hiện tác phẩm báo chí, người biên tập, người quản lý toà soạn báo và nhất
là công chúng báo chí có nhiều thuận lợi trong việc thực hiện công việc cũng
như tiếp thu thông tin từ báo chí. Chẳng hạn, người làm báo xác định được
phương pháp lao đông sáng tao của mình để thể hiên tác phâm có hiệu quá;
người biên tập dễ dàng thực hiện cồng việc cho phù hợp; người quản 1> toà soạn
dễ chi trả nhuận bút; công chúng được tiếp nhận thông tin một cách thuận lợi,
tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, những ý kiến về thể loại báo chí còn rất đa dạng;
thiếu thống nhất giữa các nhà nghiên cứu và giảng dạy báo chí hiện nay. Mong
muốn cua các nhà báo là giới nghiên cứu và giảng dạy cân sớm ngủi lại VỚI
14
nhau, “cớ sự khảo sát, nghiên cím khoa học đ ể đưa ra những luận cứ đáng tin
cậy cho vấn đề này và cần chú ý tới đặc trưng cùa mỗi loại hình báo chí: báo
in, báo nói, báo hình, báo điện tử để xác định thể loại và chia nhóm cho phù
hợp.”
Về vị trí của các thể loại, phần lớn các ý kiến cho rằng nên để các thế loại
phóng sự, ghi nhanh, điều tra ở nhóm I — nhóm các thể loại thông tấn vì nhóm
này mang tính báo chí cao, thể hiện được hơi thở cuộc sống và đảm bảo tính

khách quan. Lý giải cho các ý kiến này, các nhà báo cho rằng thể loại ghi nhanh
có đặc trưng là yêu tố “nhanh”, nóng hổi, cập nhật, bám sát sự kiện, phóng viên
không có thời gian để tỉa tót câu chữ, lựa chọn hình ảnh bóng bẩy, hình tượng,
có tính chất văn học. Với thể loại phóng sự cũng tương tự như thế, bởi thể loại
này chủ yếu đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng và tạo sự dễ dàng sáng
tạo cho người thực hiện, chứ không phải yếu tố văn học là chính. Thể loại Điéu
tra cũng nên đặt ở nhóm I vì nó có mục đích là cung cấp thông tin khách quan,
nhà báo “không nên nghĩ thay hoặc định hướng hộ các cơ quan chức năng” -
theo lý giải của bài báo. Tuy nhiên, có thể bổ sung ở đây, nhà báo còn viết bài
điều tra theo nhiều hướng khác, đôi khi đa dạng hơn các cơ quan chức nãng,
thậm chí tổ chức các cuộc điều tra độc lập hoàn toàn. Vân đề là bài điểu tra
cung cấp thông tin nhiều chiều để giúp công chúng tự xâu chuỗi, tự tổng hợp và
rút ra kết luận đánh giá, phán xét theo luật pháp và đạo đức trong xã hội. Do
vậy, nó cần mang tính khách quan. Ngoài ra, các nhà báo cũng cho rằng Nhật
ký phóng viên, sổ tay phóng viên là những tư liệu, quan sát, cảm nghĩ của
phóng viên trong quá trình tác nghiệp, không thể coi đó là những thể loại báo
chí độc lập mà chúng chỉ là những chuyên mục thường thây trên các báo in.
Các nhà báo cũng thống nhất là cái ranh giới giữa các thể loại mà giới
nghiên cứu vạch ra là không lớn và có tính “giao thoa’ . Vân đề là sự giao thoa
này là cố tình hay vố ý, nếu là cố tình thì liệu có thê đặt ra nguyên tắc giao thoa
15
thế nào cho hay, hấp dẫn mà vẫn đảm bảo tính trội của thể loại. Tuy nhiê, vấn đề
nghe có vẻ quá phức tạp trong khi xu hướng đơn giản hoá các thể loại đang diễn
ra ở bất cứ nền báo chí nước ngoài nào để phù hợp với tốc độ của thời đại. 'V iệc
xác định thể loại giúp phóng viên lựa chọn cách thức đ ể tiếp cận vấn đê nhưng
khi lựa chọn xong cách tiếp cận, góc độ phản ánh thì người viết thường không
bó buộc vào giới hạn của thể loại đó mà hạn chế khả năng sáng tạo của mình.
Khi họ viết, họ ít quan tâm đến thể loại, kể cá người biên tập cũng vậy. Cái
người ta quan tâm là giá trị và chất lượng thông tin. Sự rạch ròi trong việc xác
định và thực hiện đúng thể loại đôi khi cũng có thể làm cho bài viết của phóng

viên khô khan, thiếu phong phú, uyển chuyển, mềm mại, gây cảm giác khó chịu
cho người đọc. Xỉi hướng “giao thoa " giữa các thể loại được xem là tất yếu.'''’ Bài
báo tóm tắt lại ý kiến chung của những người đang trực tiếp làm quản lý các toà
soạn báo, phóng viên, biên tập viên các loại hình báo chí khác nhau ở trung
ương và địa phương như vậy. Rõ ràng ở đây, vấn đề thể loại báo chí đã được
khẳng định sự quan trọng của nó, nhưng cũng nhấn mạnh sự linh hoạt của nó
trong đời sống báo chí.
1.3. Giảng dạy Thể loại báo chí - vấn đề qua ỷ kiến các sinh viên báo
chí:
Chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiẽn của gần 300 sinh viên các hệ chính
quy, tại chức, văn bằng hai tại khoa Báo chí trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn. Họ là những người đã và đang học về thể loại báo chí. Phiếu thăm dò
gồm 10 câu hỏi. Có 278 phiếu hợp lệ đã được tổng hợp để cho thấy kết quả chi
tiết như trình bày trong phần Phụ lục của đề tài nghiên cứu này. Trong mục này,
chúng tôi chỉ rút ra những tóm tắt và nhận xét chung về ý kiên của những người
được hỏi.
16
v ề câu hỏi 1: Trong các thể loại báo chí dưới đáy, anh chị đã được học
những thể loại nào? Câu hỏi này sau đó liệt kê ra 20 thể loại báo chí theo khung
chương trình đào tạo của khoa Báo chí trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn (bản in tháng 2/2002)
Trên 80% các sinh viên đã được học 7 thể loại báo chí gồm: Tin, phỏng
vấn, tường thuật, ghi nhanh, phản ánh, bình luận, xã luận. Trên 50% sinh viên
đã được học 7 thể loại chuyên luận, điểm báo, điều tra, phóng sự, ký chân dung,
câu chuyện báo chí, tiểu phẩm báo chí. Như vậy, dù những người được hỏi đang
học các khoá khác nhau, nhưng nhìn chung họ đã được tiếp xúc với môn học về
các thể loại báo chí. Đó là cơ sở để họ đưa ra những ý kiến của mình trons
những câu hỏi tiếp theo.
Về câu hỏi 2: Số lượng các thể loại báo chí phải học trong chương trình
đào tạo của Khoa như vậy là: ( Sinh viên chọn 1 trong 4 ý kiến có sẵn: l.vừa

phải, 2. ít, 3. nhiều, 4. quá nhiều).
Kết quả cho thấy, có 60,4% sinh viên cho rằng số lượng các thể loại phải
học như vậy là vừa phải, 20,5% cho răng ít, 10,8% cho rằng nhiều và 4 J (/c cho
rằng quá nhiêu. Như vậy, có thể thấy rằng chỉ có hơn một nửa sỗ sinh viên được
hỏi là hài lòng với số lượng các thể loại mà họ đang và sẽ phải học trong chươno
trình. Tiến hành hỏi thêm các sinh viên bên ngoài cuộc điều tra băng phiêu, 1
sinh viên cho thêm ý kiến: thời gian dành cho thực hành các thể loại còn ít, 3
sinh viên cho rằng học nhiều nhưng chưa đạt chất lượng mong muốn và có 2
sinh viên cho rằng chương trình về các thể loại báo chí như vậy là “vừa thừa vừa
thiếu”. Những ý kiến này và đặc biệt là kết quả thãm dò cho thấy khoa Báo chí
cần có sự điều chỉnh viộc đưa các thể loại báo chí mà sinh viên cần học vào
chương trình cho phù hợp hơn. Chính bởi vậy, câu hỏi tiếp theo bàn sâu hơn về
vấn đề này.
ĐAi h ọ r QUÓC <3IA MA NỘI
TRUNG rẢ M THÒNG TIN THƯ VIỆN
Dĩ / 1 Ỹb~~
17
v ề câu hỏi 3: Những thể loại nào anh chị thấy dễ áp dụng sau khi học?
Lý do?
Chỉ có 3 thể loại được trên một nửa sỗ sinh viên cho ràng dễ áp dụng sau
khi học. Đó là: tin (82,7%), phỏng vấn (56,8%), phản ánh (53,2%). Những thể
loại còn lại đều được ít nhiều người thấy rằng dễ áp dụng sau khi học, nhưng tỷ
lộ thấp hơn. Giải thích lý do dễ áp dụng các thê loại nói trên, đa số sinh viên cho
rằng: đó là các thể loại đơn giản, dễ viết, dễ hiểu và áp dụng (20,1%), tính thực
tế, tính thời sự và gần gũi với cuộc sống (10,4%), xuất hiện nhiều trên báo
(8,3%). Tất nhiên, còn nhiều lý do khác nữa, như cách dạy của giáo viên, được
các báo ưa dùng, dễ thu thập tư liệu Những ý kiến nói trên cho thấy rằng các
sinh viên đã nhận thức được đặc điểm cơ bản và thế mạnh của những thể loại
báo chí (có nhiều lợi thế cho họ trong khi thực hành gửi bài đến các toà soạn);
Ngoài ra, việc học các môn học thể loại báo chí hiện nay chưa tạo được nhiều sự

thích thú và tâm lý tự tin cho người học, giúp họ thấy thoải mái trong việc áp
dụng sau khi học. Điều này cũng là điểm cần lưu ý đối với người dạy thể loại
báo chí.
Về câu hỏi 4: Những thể loại nào khó áp dụng? Vì sao?
3 thể loại được nhắc đến đầu tiên là: xã luận (47,8%), bình luận (31,7%)
và chuyên luận (27%). Điều rất đáng chú ý là toàn bộ danh sách 20 thể loại
trong chương trình cũng lại được sinh viên đề cập tới trong khi trả lời câu hỏi
này, giống như khi trả lời câu hỏi số 3. Những lý do mà sinh viên nêu ra chú yéu
là: thiếu kiến thức (17,6%), thiếu kinh nghiệm (6,5%) và lý luận cao siêu (5%).
Tất nhiên, đây là câu hỏi mở nên còn có rất nhiều ý kiên phong phú khác mà
chúng tối đã liột kê và tổng hợp trong phần phụ lục. Tựu chung lại, các thể loại
nói trên khó áp dụng sau khi học bởi trên thực tế cũng có rất ít nhà báo mới vào
nghề có thể sử dụng được nó. Câu trả lời của sinh viên khiến cho chúng ta cần
đặt ra vân đề: mục đích của việc học các thể loại báo chí có cần xác định lại (để
18
nhằm giúp sinh viên biết rằng có những thể loại nào được báo chí sử dụng hay
nhằm giúp sinh viên thực hành được những thể loại đó), từ đó dẫn đến vấn đề:
có nên dạy cho sinh viên những thể loại mà họ khó áp dụng hay là cẩn điều
chỉnh cách dạy như thế nào để các sinh viên dễ áp dụng các thể loại báo chí,
hoặc: nên chăng phân loại sinh viên (đã làm báo, có kinh nghiệm công tác và
chưa làm báo, chưa có kinh nghiệm) để lựa chọn những thể loại phù hợp với nhu
cầu học hỏi của họ. Nói cách khác, chương trình cíùĩg về các thể loại báo chí có
cần thiết phải áp dụng cho mọi đối tượng học viên không khi mà rất nhiều thể
loại họ khó áp dụng sau khi học? Nên chăng, chúng ta tìm kiếm một chương
trình mang tính mềm dẻo hơn, tăng tính thực tế hơn cho người học?
Về câu hỏi 5: v ề phương pháp giảng dạy (phẩn lý thuyết), theo anh (chị),
phương pháp nào hiệu quả và dễ ghi nhớ hơn cả?
Câu hỏi sau đó đề ra 4 cách cho trước và một phần mở để sinh viên tự
điền phương pháp của họ. Kết quả cho tháy, chỉ có 2 sinh viên (0,7^) là muốn
giảng viên đọc cho sinh viên chép từ khái niệm đến phương pháp vi é! theo thê

loại đang học (phương án 1). Có tới gần nửa (42,8%) số sinh viên được hỏi
muốn giảng viên và sinh viên cùng phân tích các mẫu tin, bài tiêu biểu cho thể
loại báo chí đang học và cùng nít ra những đặc điểm của thể loại cũng như
phương pháp thực hiện thể loại đó (phương án 2). Số phiếu cao nhất (47,8%)
đồng ý với giải pháp thứ ba là kết hợp cả hai phương pháp nói trên. Có 1,1% (3
phiếu) cho rằng cả hai phương pháp nói trên đều không phù hợp. Ở phần giải
pháp mở do sinh viên đề xuất, các ý kiến đều rất đa dạng, nhưng nhìn chung có
thể thấy rằng trong việc học lý thuyết, sinh viên rất coi trọng việc đọc giáo trình
kết hợp với phân tích qua các ví dụ thực tế trên báo chí. Nhìn lại tình hình giáo
trình các môn thể loại báo chí hiện nay thì thấy rõ những ý kiến đó có cơ sớ, vá
một hệ thống giáo trình thể loại báo chí tốt, hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều cho
người học.
19
v ề câu hỏi 6: Về phương pháp giảng dạy (phần thực hành), theo anh chị
phương pháp phù hợp và hiệu quả hơn cả là:
(1) Chia lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm thực hành thể loại báo chí về
một đề tài cho trước, sau khi hoàn thành bài tập ở nhà, từng nhóm tự tổ chức rút
kinh nghiệm trong nhóm mình (có hướng dẫn và nhận xét từng bài của giáo
viên): 17,6% tán thành
(2) Chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm thực hành thể loại báo chí về một đề
tài cho trước, sau khi hoàn thành bài tập ỏ nhà, các nhóm tổ chức rút kinh
nghiệm với nhau (có hướng dẫn của giáo viên): 30,2% tán thành
(3) Cả lớp thực hành bài tập thể loại ở nhà theo đề tài tự chọn, giáo viên
chấm điểm và nhận xét từng bài sau đó nhận xét chung tại lớp: 24,5% tán thành.
(4) Cả lớp thực hành bài tập thể loại ở nhà theo đề tài bất buộc cho trước,
giáo viên chấm điểm và nhận xét vào từng bài sau đó nhận xét chung tại lớp: 5%
tán thành.
(5) Kết hợp tất cả các phương pháp nói trên: 15,8% tán thành.
Như vậy, có thể thấy rãng các ý kién đều không quá thiên về một giâi
pháp nào, nhưng 3 phương án đầu tiên được lựa chọn nhiều hơn cả. Chi co

phương án thứ 4 ít người đổng ý. Có thể thầy sinh viên tỏ ra thích việc được thực
hành và tự cùng nhau trao đổi, nhận xét bài theo nhóm có sự hướng dẫn của giáo
viên hơn là chỉ được thầy cô giáo đọc và nhận xét riêng vào bài của mình. Như
vậy, khi bài báo được đưa ra nhận xét và góp ý trong mồi trường tập thể, tính
khách quan trong đánh giá sẽ cao hơn là chỉ có một người dù là giáo viên làm
nhiệm vụ đó. Được thực hành theo nhóm là nguyện vọng của phần lớn sinh viên.
Nó phù hợp với thực trạng về sĩ số của các khóa Báo chí gần đây. Trong phần
phương pháp cúa riêng sinh viên tự đề xuất, hầu hết các sinh viên cho ý kiên
cũng nhấn mạnh tính sáng tạo của cá nhân sinh viên, giáo viên chỉ là người gợi
mở, hướng dẫn và cùng làm việc với các sinh viên. Đa phần sinh viên thích học
20
Vậy tại sao không dạy cho sinh viên cách làm bài theo kiểu “giao thoa thể loại”
ấy cho phù hợp hơn với thực tế? Đó là những vấn đề mà câu trả lời của sinh viên
khiến cho người nghiên cứu phải lưu tâm một cách nghiêm túc.
Về câu hỏi 8: Theo anh!chị, việc dạy thể loại báo chí hiện nav ở kỉìoa
Báo chí nên:
Giữ nguyên như hiện nay: 1,8% tán thành
Tăng phẩn thực hành, thảo luận nhóm: 89,6% tán thành
Tăng phần lý thuyết: 4,7% tán thành
Như vậy, hầu hết sinh viên mong muốn có sự thay đổi trong việc dạy các
môn thể loại báo chí theo hướng tăng phần thực hành, thảo luận nhóm. Đó là
yêu cầu của đa số sinh viên nên có tính cấp thiết cao.Trong phần ý kiến riêng
hay ý kiến bổ sung của sinh viên (xin xem chi tiết tại phần phụ lục), có thể phân
loại thành 3 nhóm ý kiến chung như sau:
Các sinh viên mong muốn phần lý thuyết thể loại được các thầy thốna
nhất với nhau về quan điểm, hoàn thiện hệ thông sách giáo trình. Việc dạy lý
thuyết cần cơ bản, không cần dạy nhiều và giáo viên chỉ cho sinh viên cách tự
học, những cuốn sách hay để tham khảo, yêu cầu đọc sách trước khi đến lớp đế
có khả năng thảo luận tại lớp.
Sinh viên đều mong muốn được học thực hành thể loại nhiều hơn, nhưng

theo cách tổ chức đa dạng hơn hiện nay. Cụ thể: Việc học thực hành nhất thiết
phải chia nhóm, phải được nhiều người khác nhau hướng dẫn (giáo viên, nhà
báo), và đặc biệt phải gán với toà soạn báo.
Tóm lại, chúng tôi thấy rằng những ý kiến qua 8 câu hỏi nói trên của sinh
viên là hoàn toàn xác đáng và xuất phát từ thực tế việc học và dạy ở khoa Báo
chí. Chúng tôi lập bảng hỏi thiên về việc tìm hiểu hiệu quả của việc dạy và học
thể loại báo chí hiện nay, về những phương pháp giảng dạy mà sinh viên thích
thú và những mong muốn của sinh viên trong việc đổi mới việc học thể loại báo
22
chí của mình. Chúng tôi không đạt ra những vấn đề như giới nghiên cứu thường
đề cập trên các báo gần đây như: chia hệ thống thể loại như thế nào cho hợp lý,
vị trí các thể loại trong các nhóm, tính trội của thể loại/ nhóm thể loại Bởi
chúng tôi nghĩ rằng trong bối cảnh đào tạo niên chế bắt buộc các môn học theo
khung chương trình cứng như hiện nay, những vấn đề trên hoàn toàn do người
lập chương trình (giáo viên) phụ trách mà sinh viên rất ít có điều kiện đê lựa
chọn theo nhu cầu của mình. Những ý kiến của gần 300 sinh viên khoa Báo chí
nói trên có thể không thể đại diện cho toàn bộ những sinh viên báo chí hiện nay
trên cả nước, nhưng chúng tôi hi vọng đây cũng là một phương pháp lấy thêm
thông tin khách quan để những phần lập luận tiếp theo của đề tài nghiên cứu này
có sức đứng vừng.
*Tiểu kết: Trong mục này, chúng tôi đã cố gắng nhìn vấn đê giảng dạy
thể loại báo chí hiện nay từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, như: góc độ của
người dạy, người nghiên cứu; người dã và đang sử dụng kiến thức thể loại báo
chí trong thực tiễn (nhà báo, nhà quản lý báo chí); và người học. Có tlỉể tlìấỵ
răng chưa bao giờ vấn đê giảng dạy thể loại báo chí lại “nóng bổng” như rlìời
điểm hiện tại. Bởi lẽ, các nhà giáo, nhà nghiên cứu chưa thống nhất được vời
nhau về nhiều vấn đê liên quan; sinh viên báo chi thì mong mỏi một sự thay đổi
trong cách dạy và học cho phù hợp với thực tiễn hơn; ntnữig người thực hành
làm báo thì cho rằng thực tế công việc của họ và lý thuyết thể loại báo chí hiện
nay còn có khoảng cách khá xa vời. Điều đó chứng tỏ rẩng đã đến ỉítc chúng ta

nền nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc hơn và nhanh chóng tìm ra giải pháp
đ ể nâng cao hiệu quả đào tạo nhà báo, phục vụ nhân dân tốt hơn.
23

×