ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN XUÂN HÀ
TỘI CHE GIẤU TỘI PHẠM: MỘT s ố KHÍA CẠNH
PHÁP LÝ HÌNH Sự VÀ TỘI PHẠM HỌC
•
» t t
A
\
CHUYÊN NGÀNH: LlíẬT HÌNH sự
MÃ SỐ: 60 38 40
LUẬN VÃN THẠC s ĩ LUẬT HỌC
• • ■
•〕AI H O C Q U Ồ C G IA HA NO, !
Vz L O /K _
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẤN QUANG TIỆP
HẢ NỘI - NĂM 2006
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu nêu trong Luận văn là trung thực. Những kết luận
khoa học của Luận văn chưa từng được a i công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Nguyễn Xuân Hà
MỤC LỤC
Trang
M ỏ ĐẦU 5
Chương I.
TỘI CHE GIẤU TÔI PHẠM TRONG LUẬT HÌNH sự 10
VIỆT NAM VÀ MỘT số NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1.1. Khái lược sự hình thành và phát triển những quy định về 10
tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
1.1.1. Giai đoạn từ thời kỳ nhà Lẻ cho đến trước Cách mạng 10
tháng Tám nảm 1945
1.1.2. Giai đoạn từ khi Cách mạng tháng Tám nãm 1945 thành 18
công cho đến trước khi Bộ luật hình sự 1985 ra đời
1.1.3. Giai đoạn từ khi Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời cho 21
đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999
1.1.4. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 23
cho đến nay
1.2. Tội che giấu tội phạm trong Bộ luật hình sự năm 1999 25
1.2.1. Khái niệm tội che giấu tội phạm 25
1.2.2. Những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội che 28
giấu tội phạm và hình phạt được áp dụng đối với người
phạm tội
1.3. Những quy định về tội che giấu tội phạm trong pháp luật 37
hình sự một số nước trên thế giới
Chương 2.
TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA 44
TỘI CHE GIẤU TỘI PHẠM
2.1. Tình hình tội che giấu tội phạm 44
2.1.1. Tinh trạng, động thái của tội che giấu tội phạm 46
2.1.2. Nhân thân người phạm tội che giấu tội phạm 57
2.2. Nguyên nhân, điều kiện của tội che giấu tội phạm 62
3
2.2.1. Những nguyên nhủn, điéu kiện thuộc về bán thân chú
thể của tội pham
2.2.2. Những nguyên nhân, điều kiện thuộc vé cơ chế, chính
sách, pháp luật trong đấu tranh phòng, chống tội phạm
2.2.3. Những nguyên nhàn, điếu kiện thuộc về tồn tại, hạn chế
trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của
các cơ quan bảo vệ pháp luật
2.3. Dự báo tình hình
tội
che giấu tội phạm thời gian tới
Chương 3.
QUAN ĐDẾiM v à g iả i ph á p đ ấ u t r a n h p h ò n g ,
CHỐNG TỘI CHE GIẤU TỘI PHẠM
3.1. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước cần quán triệt
trong đấu tranh phòng, chống tội che giấu tội phạm
3.2. Một số giải pháp nàng cao hiệu quả đấu tranh phòng,
chống tội che giấu tội phạm
3.2.1. Hòan thiện những quy định pháp luật làm cơ sở pháp lý
đấu tranh phòng, chống tội che giấu tội phạm
3.2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ
pháp luật: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án và Tư pháp
3.2.3. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi cán bộ
và quần chúng nhân dân trong đấu tranh phòng, chống
tội che giấu tội phạm
3.2.4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng,
chống tội che giấu tội phạm
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LEỆƯ THAM KHẢO
69
74
77
83
83
88
89
94
110
114
118
121
64
4
MỚ ĐẨU
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo đúng đần của Đảng và Nhà nước
,
đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khản, thách thức và đạt được nhiêu thành tựu
quan trọng trong quá trình thực hiện Chiến lược 10 năm phát triển kinh tế-xã
hội. Nển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng bước
đầu đã phát huy được tính tích cực, thu nhập quốc dân tiếp trẻn đà tăng trưởng
mạnh, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Tiềm lực kinh tế, cơ sờ vật chất kỹ thuật được tăng cường đáng kể; khả
năng nội lực, tính độc ỉập tự chủ trong phát triển kinh tế được phát hay, đẩy
mạnh. Đời sống văn hóa-xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, cuộc sống của nhân
dân được cải thiện cả vể vật chất lẫn tinh thần; nhiểu chính sách xã hội như
:
chương trình xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người lao
động được thực hiện và đạt kết quả nổi bật. Thế và lực của đất nước vững
mạnh thêm, hội nhập kinh tế quốc tế, đối ngoại phát triển và có những bước tiến
mới rất quan trọng, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng lên rõ rệt.
Tuy nhiên, những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua còn dưới mức
khả nâng phát triển của đất nước, hoạt động kinh tế
一
xã hội còn nhiều yếu kém,
bất cập. Bên cạnh đó, tình hình an ninh trật tự xã hội còn có những diễn biến
phức tạp, tội phạm tiếp tục xuất hiện và xảy ra nhiểu trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội, trong đó tình hình tội che giấu tội phạm đã và đang diễn ra, gây
cản trở không nhỏ đến hoạt động phát hiện, điểu tra, truy tố, xét xử các loại tội
phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng đã trở thành mối quan tâm, lo ngại của
toàn xã hội. Tội che giấu tội phạm không những xâm phạm hoạt động đúng đắn
của các cơ quan tiến hành tố tụng, gây khó khăn cho cồng tác phát hiện, điều
tra, truy tố, xét xử nhằm xử [ý người phạm tội và tội phạm, mà còn có ảnh hưởng
xấu, xâm phạm đến trật tự, an toàn xã hội. Những hành vi che giấu tội phạm đã
gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, khiến cho các hoạt động tố tụng
1. Tính cấp thiết của đề tài
giâi quyết vụ ấn hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng bị cản trở, dẫn tới sai
lệch, không đáp ứng được đúng các thời hạn tố tụns theo quy định của pháp
luật, ảnh hưởng đến việc giữ chuẩn mực cán cân công lý, làm mất uy tín cua
Đàng và Nhà nước ta.
Thực ĩiễn điểu tra, truy tố, xét xử trong những năm qua cho thấy, một số
khòng ít những cá nhàn trong xã hội không những không làm tròn nghĩa vụ của
công dân, thực hiện đấu tranh phòng, chống tội phạm, mà trái lại có hành vi che
giấu, chứa chấp, nuôi dưỡng, cung cấp các điều kiện vật chất cho người phạm tội
để họ trốn tránh khỏi sự phát hiện của các cơ quan chức năng. Thậm chí, một số
người là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, cơ quan tư pháp đã có hành
vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để cản trở việc phát hiện, điểu tra, xử
lý người phạm tội, dùng quyền hành khống chế người phát hiện tội phạm, không
chịu cung cấp tài liệu có liên quan đến vụ án hình sự, gây khó khăn cho hoạt
động xử lý người phạm tội. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội che giấu tội
phạm cũng đã đặt ra nhiểu vấn để vướng mắc, đòi hỏi khoa học pháp lý phải
nghiên cứu, giải quyết như khái niệm, những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng
của tội che giấu tội phạm, nguyên nhân, điều kiện và các giải pháp đấu tranh
phòng, chống tội che giấu tội phạm Về mặt lý luận, xung quanh vấn để đấu
tranh phòng, chống tội che giấu tội phạm, còn nhiểu quan điểm khác nhau cần
phải được nghiên cứu để phục vụ các yêu cầu của thực tiễn.
Với các lý do nẻu trên, việc nghiên cứu để tài:
“Tội che giấu tội phạm:
một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học”
là vấn để mang tính cấp
thiết, không những nhằm phục vụ yêu cầu nghiên cứu vể mặt lý luận, mà còn là
để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội che giấu tội phạm
trong tình hình hiện nay.
2. Tinh hình nghiẻn cứu đề tài
Từ trước đến nay, tội che giấu tội phạm mạc dù ít được các nhà luật học
quan tâm, nghiên cứu sâu, nhưng ở bình diện chung đã được đề cập trong một số
sách báo pháp lý như:
Bình luận khoa học Bộ luật hình sự
của Viện khoa học
pháp lý, Bộ Tư pháp (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội-1987,tái bản
6
nam 1992
,
1997); ThS. Phạm Thanh Bình và TS. Nguyễn Vạn Nguyên có công
trình
"Cúc tội xám phạm hoạt dộng n (phá p"
(Nhà xuất bàn Chính trị quốc gia,
Hà N ội-1997);
Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tộ i phạm)
của Khoa
Luật,Đại học quốc gia Hà Nội (Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội-1997);
Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Tập II
của Trường Đại học Luật Hà Nội (Nhà
xuất bản Công an nhân dân,Hà Nộ
卜
1998);
Giáo trình luật hỉnh sự Việt Nam
của Trường Đại học Luật Hà Nội (Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội-
2000);
Bỉnh luận khoa học Bộ luật hình sự năm ỉ 999 (Phần các tội phạm)
của
tập thể tác giả: TS. Phùng Thế Vắc, TS. Trần Van Luyện, LS. ThS. Phạm Thanh
Bình, TS. Nguyễn Đức Mai, ThS. Nguyễn Sĩ Đại, ThS. Nguyễn Mai Bộ (Nhà
xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội-2001); PGS. TS. Nguyễn Xuân Yêm có
công trình
“ Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tộ i
p h ạ m ” (Nhà xuất bản
Cống an nhàn dân, Hà Nội-2001);
Giáo trình luật hình sự Việt Nam ị Phần các
tội phạm)
của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội (Nhà xuất bản Đại học quốc
gia Hà Nội-2002); tác giả Thái Văn Đoàn có bài viết:
"M ột số bất hợp lý trong
các quy định về tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm”
(Tạp chí
Tòa án nhân dân tháng 10-2005,số 19)….Các công trình này ít nhiều đã đề cập
đến tội che giấu tội phạm, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách
toàn diện và có hệ thống về tội che giấu tội phạm dưới hai góc độ: pháp lý hình
sự và tội phạm học.
3- Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghỉẻn cứu của luận văn
Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng,
chống tội che giấu tội phạm, để xuất hệ thống những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm này ờ nước ta.
Để đạt được mục đích trên, tác giả đạt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Phân tích, làm rõ lịch sử hình thành và phát triển những quy định vể tội
che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt Nam.
- Làm sáng tỏ khái niệm, các dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội
7
che giấu tội phạm trong Bộ luật hình sự nảm 1999; phân tích các quy định của
pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về tội phạm này.
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng tình hình tội che giấu tội phạm,
nguyên nhân của thực trạng đó; dự báo tình hình tội che giấu tội phạm trong thời
gian tới ở nước ta.
- Để xuất hê thống các giải pháp nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng,
chống tội che giấu tội phạm.
Đ ối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu tội che giấu tội phạm dưới hai góc độ: pháp lý hình
sự và tội phạm học ở Việt Nam, trong thời gian từ nảm 1997 đến năm 2005.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ
sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác-
Lênin,tư tưởng Hổ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây đựng Nhà
nước pháp quyển xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân và
đấu tranh phòng, chống tội phạm; những thành tựu của các khoa học: triết học,
tội phạm học, luật hình sự, tâm lý xã hội, xã hội học…
Cơ
sở thực tiễn của luận văn là những bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật của Tòa án vé tội che giấu tội phạm; số liệu thống kê của Tòa án nhân
dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan chức nâng khác vể
tội phạm này.
Phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử. Trong khi thực hiện để tài, tác giả sử dụng các phương
pháp: phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn giải, hệ thống, lịch sử
,
lồgíc, thống kê
và kết hợp v ớ i các phương pháp khác như so sánh, điểu tra xã h ộ i…
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt Nam
ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu một cách tương đối toàn diện và
có hệ thống về tội che giấu tội phạm dưới hai góc độ: pháp lý hình sự và tội
phạm học.
Có
thể xem những nội dung sau đây là nhữìig đóng góp mới về khoa
học của luận văn:
8
-
Phần
tích, làm rõ lịch sử hình thành và phát triển những quy định vé tội
che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt Nam.
- Làm sáng tỏ những vấn để lý luận chung về tội che giấu tội phạm;
những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội che giấu tội phạm trong pháp
luật hình sự hiện hành.
- Phân tích, đánh giá những quy đinh vé tội che giấu tội phạm trong pháp
luật hình sự một số nước trên thế giới nhằm rút ra những kinh nghiệm, giá trị
hợp iý về lập pháp hình sự vể tội che giấu tội phạm nhằm áp dụng có chọn iọc
và điều kiện cụ thể của nước ta.
- Đánh giá đúng thực trạng tình hình tội che giấu tội phạm
ở
Việt Nam,
phân tích, làm rỗ nguyên nhân và điểu kiện của thực trạng đó.
- Để xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả
đấu tranh phòng, chống tội che giấu tội phạm.
6* Ý nghĩa của luận văn
Luận văn là cồng trình nghiên cứu vừa có ý nghĩa về mật lý luận, vừa có ý
nghĩa về mặt thực tiễn. Nhung kết luận về tình hình, nguyên nhân, điều kiện của
tội che giấu tội phạm và kiến nghị của tác giả trong luận văn về các giải pháp
đồng
bộ
đấu tranh phòng, chống loại tội này có ý nghĩa quan trọng đối với việc
nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội che giấu tội phạm
ở
nước ta.
Thông qua kết quả nghiên cứu và các đề xuất trong luận văn,tác giả mong
muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào việc tổng kết, phát triển lý luận vể
đấu tranh phòng, chống tội che giấu tội phạm.
Luận văn có thể được sử đụng làm tài liệu tham khảo cho cồng tác nghiên
cứu, giảng dạy vể khoa học luật hình sự, tội phạm học nói chung vẻ tội che giấu
tội phạm nói riêng và cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại cơ quan Công
an, Viện lciểm sát, Tòa án.
7. Kết cấu của luận vãn
Luận văn gồm 123 trang. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Đanh mục tài
liệu tham khảo, Luận văn có 3 chương, 8 mục.
9
TỘ I CHE GIẤU TỘI PHẠM TRONG LUẬT H ÌNH s ự VIỆT NAM
, 4 ■ 備 攀籲
VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ G IỚ I
LI. KHÁI LƯỢC Sự HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHỮNG QUY ĐỊNH
VỂ TỘI CHE GIẤU TỘI PHẠM TRONG LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM
Trải qua hàng nghìn năm đựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã đạt được
nhiểa thành tựu quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện một Nhà nước độc
lập, tự chủ với một nền pháp luật đầy tính sáng tạo, phù hợp với điểu kiện, hoàn
cảnh cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử. Cùng với quá trình phát
triển của đất nước, lịch sử luật hình sự Việt Nam đã trải qua một chặng đường
dài từ khi bắt đầu hình thành nhà nước đầu tiên-Nhà nước
Wãn
Lang-thời kỳ
Hùng Vương, chúng ta đã có luật pháp, lần lượt qua các thời kỳ dưới các triều
đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê
,
Nguyễn, luật hình sự nước ta ngày càng
được củng cố, phát triển và hoàn thiên cho tới ngày nay.
Do còn rất ít tài liệu được lưu trữ, để lại, nên việc nghiên cứu lịch sử các
quy định của pháp luật hình sự Việt nam nói chung, những quy định về tội che
giấu tội phạm nói riêng dưới các triều đại thời kỳ phong kiến gập rất nhiều khó
khãn,hạn chế, Do vậy, trong phạm vi luận văn, chúng tôi chỉ cố gắng đề câp tới
lịch sử hình thành và phát triển những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
về tội che giấu tội phạm trong nhũng giai đoạn mà kỹ thuật lập pháp hình sự
nước nhà đạt trình độ phát triển nổi bật nhất thời kỳ này. Tiêu biểu là Quốc triều
hình luật (Bộ ỉuật Hổng Đức) dưới thời nhà Lê và Hoàng Việt ỉuật lệ dưới thời
nhà Nguyễn là hai bộ luật thể hiện rõ nhất những thành tựu và kinh nghiệm đáng
chú ý trong lập pháp hình sự của dân tộc qua các bước thăng trầm của lịch sứ.
L l. l. Giai đoạn từ thời kỳ nhà Lê cho đến trước Cách mạng tháng
Tám năm 1945
Ị . Ỉ. Ỉ. L Thời kỳ nhà Lê
Ngay từ thế kỷ X V
,
nước ta đã có Quốc triẻu hình iuật (Bộ luật Hổng
Chương I
10
Đức) dược các quan đại thần đời Lê Thánh Tông biên soạn công phu, áp dụng
vào công quyền Việt Nam suốt mấy thế ký. Bộ luật đã trở thành một khuôn mảu
cho cổ luật Việt Nam trong suốt mấy trảm năm và làm rạng danh cho nền vân
hiến Việt Nam.
Từ nảm 1418,cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Lê Lợi lãnh đạo với
sự giúp sức của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi chống quân xâm lược nhà
Minh đã giành nhiều thắng lợi và cho đến năm 1428,đã đánh đuổi được quân
xàm lược, giành lại độc iập cho đất nước. Từ khi lẻn nắm quyền, hoạt động xây
dựng pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng đã được nhà Lê quan tâm,
chú trọng. Thành công nhất, đời vua Lê Thánh Tông đã ban hành Quốc triều
hình luật (Bộ luật Hổng Đức) nổi tiếng vào năm 1483,được chia làm 6 quyển
với 13 chương, bao gồm 722 điều [32, tr. 27-29].
Tội che giấu tội phạm được đề cập trong luật hình sự Việt Nam ngay từ
thời kỳ này, Tại Điều 298,Chương Hộ hôn của Quốc triều hình luật (Bộ luật
Hổng Đức) quy định:
Những trấn, trường, châu, huyện, sách, thôn và trang không
được chứa chấp, che giấu những quản dân các lộ khác đến trốn tránh
dù là do việc công mà đến (xong việc rói, còn dùng dằng
ờ
lại quá 20
ngày là trốn tránh) trái luật này thì bất tội quan cai quản địa phương
ấy; dân từ 1 người đến 5 người thì xử tội biếm hay đồ, 6 người
đến
10
người, thì xử tội lưu, 15 người trờ lẽn thì tội cũng chỉ đến lưu đi châu
xa; quàn từ 3 người trờ lên thì xử tội đổ, 5 người trở lên thì xử tội lưu,
10 người trở lên thì tội cũng chỉ đến lưu đi châu xa. Dung nhận kẻ có
tội trốn tránh, thì phải thêm tội một bậc, và truy thu tiển khoá dịch
nộp vào kho. Còn người lưu ngụ ở nơi khác đến, thì các trấn qưan
(tướng, suý và quan văn) phải nã bắt và giao về bản quán hay bản
quàn để chịu sai dịch. Nếu trấn quan không đốc xét truy bắt trong trấn
có nhiều kẻ phạm tội ẩn nấp, thì xử tội biếm hay bãi chức [33, tr. 117-
118].
Điểu 301 Chương Hộ hôn của Bộ luật còn quy định : “ Các chùa quán và
11
nhà dân, có sư,đạo sỹ hay người làng khác đến trú ngụ, quá 5 ngày mà không
trình với xã quan, thì xử biếm một tư
;
ké trú ngụ quá 3 tháng không (Ji, mà xă
quan che giấu, không làm giấy trình để huyện quan xét xử, thì xử tội biếm hay
tội đó” [33, tr. 118].
Đặc biệt, Điểu 373 Chương Điền sản của Bộ luật quy định và đổng nhất
che giấu tội phạm với không tố giác tội phạm trong trường hợp quan lại biết mà
không tố giác:
Những người cày ruộng đất công mà khai dối ià cày cấy cho
quan ty, để mong tránh đóng thuế, thì xử tội theo luật chiếm ruộng đất
công. Quan ty dung túng thì cũng đổng tội; không biếc thì không xử
tội. Xã quan biết mà không tố giác thì xử tội giấu giếm; khổng biết thì
được giảm 2 bậc; quan lộ huyện vồ tình không biết thì xử tội biếm [33
,
tr. 137].
Nhưng đáng chú ý,Điểu 429 Chương Đạo tặc của Bộ luật đã phản biệt
tính chất mức độ nặng, nhẹ giữa không tố giác tội phạm với che giấu tội phạm,
theo đó người che giấu tội phạm bị xử lý nặng hơn gấp hai lẩn người không tố
giác tội phạm:
Kẻ ăn trộm mới phạm lần đầu, thì phải lưu đi châu xa. Kẻ trộm
đã có tiếng và kẻ trộm tái phạm, thì phải tội chém. Giữa ban ngày ản
cắp vật cũng xử tội đổ, đã lấy được của, thì phải bổi thường tang vật.
Những kẻ chứa chấp, thì đều bị nhẹ hơn một bậc và bất bổi thường
một phần ba tang vật. Kẻ biết việc mà không cáo giác thì bị nhẹ tội
hơn hai bậc [33
,
tr. 159】.
Mặc dù Bộ luật Hổng Đức chưa đưa ra được luận cứ cho việc phải xử
nặng hành vi che giấu tội phạm so với hành vi không tố giác tội phạm, nhưng
quy định trên trong Bộ luật này rất đáng được chúng ta nghiên cứu, có thể tiếp
thu áp dụng trong điểu kiện hiện nay ờ nước ta.
Như vậy, tội che giấu tội phạm đã được đề cập đến trong Bộ luật Hổng
Đức, mặc dù chưa có được một khái niệm pháp lý rõ ràng vé che giấu tội phạm
cũng như chưa có một điểu luật cụ thể quy định về tội che giấu tội phạm để áp
12
dụng xử lý chung, mà mới chi là những quy định rái rác ờ một số điểu luật vé một
số trường hợp phạm tội cỏ các hành vi che giấu, giấu giếm. Tuy nhiên, những quy
định này cũng đã tương đối cụ thể, chi tiết, có sự biến hóa, kết hợp uyển chuyển,
lúc nào hành vi đó bị xử lý vé tội không tố giác, lúc nào thì hành vi đó bị xử lý vé
che giấu tội phạm: đặc biệt là đã có sự phản hoá nặng, nhẹ giữa che giấu tội phạm
và không tố giác tội phạm, từ đó quy định xử lý che giấu tội phạm nặng hơn gấp
hai lần không tố giác tội phạm. Điều đó đã thể hiện sự khá hoàn chỉnh trong các
quy định pháp luật hình sự nói chung, các quy định về che giấu tội phạm nói
riêng thời kỳ nhà Lẻ, phản ánh được những đặc điểm của xã hội đương thời; đổng
thời cũng thể hiện trình độ lập pháp hình sự đầy sáng tạo của cha ông ta thời kỳ
này.
ỉ .1.12. Thời kỳ nhà Nguyễn
Sau khi đánh bại triểu đại Tây Sơn, năm 1802 Nguyễn Ánh lẻn ngôi vua,
lấy hiệu Gia Long, ổng giao cho Tiền quản Bắc thành Tổng trấn Nguyễn Vãn
Thành (1757-1817) là Tổng tài cùng hai vị: Vũ Trinh (1769-1828) và Trần Hựu
trực tiếp soạn thảo Bộ Hoàng Viêt luật lệ. Bộ luật được biên soạn trong một thời
gian dài, đến nám 1811 thì hoàn tất và nàm 1812 được khắc in lần đầu ờ Trung
Quốc rồi cho áp dụng vào nảm 1813 trên phạm vi toàn quốc. Hoàng Việt luật lệ,
hay còn gọi là Bộ luật Gia Long là một trong những bộ luật lớn nhất của chế độ
phong kiến Việt Nam. Có thể nói, đây là một bộ luật đầy đủ và hoàn chinh nhất
của nén cổ luật Việt Nam, gồm hai phần, 22 quyển với 398 điểu [31, tr. VIII-
XI].
Tại Điều 15 Quyển 2-
Danh lệ phần thượng
của Bộ luật quy định về tội
không được tha, trong đó có đoạn:
Cướp người, buôn người, dụ dỗ quyến rũ người, nếu dính líu
đến việc tội ác, tuyên truyền lời sai đạo lí, xúi xiển giết người, cố ý
thèm bớt tội nhân, nếu biết sự việc mà cố tình dung túng, cho phép
giấu giếm phạm nhân, chí cách họ trốn đi, vì họ ỉàm trung gian tiền,
những loại ấy đểu là thực phạm (đều cố tâm phạm cả) dù gặp ân xá
cũng không được tha [31, tr. 128-131].
13
Như vậy,trong Bộ luật này quy định đối với những hành vi biết sự việc
mà cố che giấu, dung túng, nghe lời mà giấu để đưa đi trốn vì là trung gian nhận
tién, bị coi là chính phạm, cũng nguy hiểm như các tội thập ác,giết người ,
phải xử lý nghiêm minh, không được àn xá. Quy định này như là một nguyên
tắc của Bộ luật trong việc xử lý, áp dụng hình phạt đối với loại tội phạm này,
chể hiên sự nghiêm khắc trừng trị của pháp luật hình sự thời kỳ này đối với
những người có hành vi che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật
có quy định.
Tại Điều 31 Quyển
3-Danh lệ phần hạ
của Bộ luật quy định vé trường
hợp những người thàn thuộc cùng chứa chấp che giấu tội của ahau, cụ thể là:
Phàm ở chung một nhà (cùng chung của cải, ở chung thân
thuộc, không hạn là khác làng, đù không có chế độ tang phục) nếu
hàng Đại công trở lên và ồng bà ngoại, cha mẹ vợ của cháu ngoại, rể
như anh em,vợ chổng của cháu, vợ của anh em (có cm nặng) có tội do
người này hoặc người kia làm cùng nhau che chả Nỏ tì, người làm
cổng vì nghĩa nặng với gia trưởng mà giấu thì đều miễn bàn (tôn
trường không được vì nô tì, người làm công mà giấu, có bổn phận trị
tội họ).
Nếu tiết lộ sự việc và thông báo tin tức đến nỗi khiến tội nhân
lo sợ khi đang được giấu che này trốn lánh đi (vì đối với pháp luật họ
được quyển che giấu cho nhau) cũng không buộc tội (nghĩa là có tình
thân thuộc che giấu cho nhau, phạm tội nếu pháp quan truy bắt nhân
đó mà tiết lộ sự việc và ngầm thông báo tin tức khiến tội nhân đang
được che giấu sợ trốn đi, cũng không bị tội). Hàng tiểu công trở
xuống giấu nhau và tiết lộ sự việc thì giảm 3 bực tội so với người
thường, người thân không có chế độ tang phục, giảm 1 bực Nếu
phạm tội mưu phản trở lên thì không dùng luật này (là tuy có chế độ
tang phục thân thuộc mà phạm mưu phản, đại nghịch. Mưu phản chỉ
che giấu không thú tội thì y luật phạt tội không dùng luật này) [31, tr.
192-194].
14
Quy định này có nghĩa: trường hợp những người thân thuộc trong gia đình
chung sống trong một nhà thuộc hàng đại công trò lên, như: ông bà ngoại, cha
mẹ vợ của cháu, rể
、
vợ chổng của cháu, anh em của cháu, vợ cùa anh em có
an
nghĩa với nhau mà phạm tội thì được phép che giấu tội cho nhau mà không bị
cấm. Nô tì, người làm cồng cho gia trưởng mà che giấu tội phạm của gia trưởng
vì nghĩa nạng tình thâm thì cũng không bị xử lý. Nếu biết pháp quan đang phát
lệnh truy nã mà người che giấu tiết iộ, thông báo cho người phạm tội đang ẩn
náu, trốn tránh biết để chạy trốn đi nơi khác thì cũng không bị buộc tội. Những
người ở hàng tiểu công trở xuống, bổn tông bên ngoại, có vị trí thân thuộc xa mà
dung chức, che giấu và thông báo, tạo điểu kiện thông báo,che giấu cho nhau
thì mặc dù bị tội nhưng được giảm 3 bực tội so với người thường; người thân mà
không thuộc hàng phải để tang nếu che giấu tội cho nhau thì bị phạt tội nhưng
giảm 1 bực so với người thường. Quy định này cho thấy: mặc dù pháp luật hình
sự phong kiến nước ta rất hà khắc ahumg cũng đã có những chính sách nhân đạo
nhất định được áp dụng như không xử tội che giấu tội phạm đối với những người
thân thuộc, trong cùng một gia đình có hành vi che giấu tội phạm cho nhau.
Điểu này, đã thể hiện rõ tư tưởng coi trọng luân thường, đạo lý, coi trọng tình
người, thể hiện phong tục văn hóa, truyền thống đạo đức gia phong của người Á
đông, tổn trọng kỷ cương trong gia đình của xã hội phong kiến nước ta lúc bấy
giờ. Bên cạnh đó, Bộ luật cũng đã thể hiện sự phân hoá rõ ràng tuỳ theo tính
chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm xảy ra mà xem xét xử lý hành vi che giấu
tội phạm đó, chẳng hạn như đối với các tội mưu phản, đại nghịch, gây rối là các
tội phạm vào Thập ác, thì người có hành vi che giấu các tội này phải bị nghiêm
trị kể cả trong trường hợp là những người ruột thịt trong gia đình che giấu tội
cho nhau. Điểu này thể hiện tính agiiiêm minh của pháp luật hình sự nước ta
thời kỳ này nói chung, Bộ luật Hoàng Việt luật lệ nói riêng, đổng thời thể hiện
trình độ lập pháp tương đối cao của triều đại nhà Nguyễn thời kỳ này.
Tội che giấu tội phạm cũng được đề cập trong những quy định về
Binh
luật,
tại các quyển 10, 11 của Bộ luật. Tại Điểu 18 Quyến 10 quy định về tội
quan lính trốn khi cố thủ đánh giặc,có đoạn:
15
Phàm quan quân đã nhận lịnh chỉ huy’ theo lính đi dẹp giặc
nhưng lén trốn biết y trốn mà quan Giám háu che giấu thì phạt 100
trượng, không kể lần nào, sung lính, đuổi về quê hay đi nơi khác Nếu
là quân nhân giữ các nơi, thành trì mà trốn Giám hầu biết trốn mà
vẫn che giấu thì đồng tội với phạm nhân Ai biết việc tùng chinh mà
bỏ trốn kia và kẻ chấp chứa, che giấu thì không cần biết phạm lần
mấy. Cứ tội là phạt 100 trượng,sung lính…[31
,
tr. 506-510].
Tại Điều 4 Quyển 11 của Bộ luật quy định về xét hỏi bọn do thám, có
đoạn:
Phàm những ai đi men theo biên giới ải, đồn trại phải xét
chúng, bắt được phải đem đến quan hỏi tra, nếu quả thật đó là hạng
người đón dẫn vào trong và đưa người ra ngoài, thì đem chém…Giám
hầu bỏ qua, người coi ngó biết cố dung túng, che giấu không thú tội
thì đều xử tội như kẻ phạm Bọn do thám đi qua, người giữ biết chúng
là do thám như dung túng cho qua mà còn che giấu, không đi tố cáo,
tội cùng người phạm [31
,
tr. 525-527],
ở những quy định này, hành vi che giấu được để cập nhưng chưa rõ ràng,
còn mập mờ với hành vi không tố giác, và đổng nhất với đổng phạm, quy định
xử lý ở cùng mức hình phạt.
Tại Quyển 12 của Bộ luật quy định về
Hình luậì.
Trong hai tội mưu phản
đại nghịch và mưu phản có để cập về hành vi che giấu các tội phạm này. Cụ thể,
tại Điều i.
Mưu phản đạo nghịch
có đoạn quy định: “ Phàm kẻ mưu phản không
làm lợi cho đất nưóc,mưu hại xã tắc và đại nghịch không có lợi đối với vua,
mưu phá huỷ tôn miếu, sơn lăng và cung quyết…A i biết tình hình mà cố dung
túng, che giấu thì bị xử chém” [31
,
tr. 555-556]. Tại Điều 2.
Mưu phản
có đoạn
quy định: “ Phàm kẻ mưu phản gài mưu trong nước nghe lịnh nước ngoài. Chỉ ỉà
cùng mưu thì cũng không chia cầm đầu hay tòng phạm mà đem chém hết ráo.
Con trai, con gái, thê thiếp của chúng đem phân phối làm nô tì trong các nhà
bực công thần Ai biết mà cố tình chứa chấp, che giấu thì bị tội giảo” [31, tr.
560-561].
16
Vẫn trong những quy định về hình luật,tại Quyển 18 của Bộ luật có quy
định về bắt tù trốn, trong đó Điều 27 quy định về
"biết chuyện mà che giấu tội
nhản trong trường hợp không phải là thân thuộc với nhau và tội nhân chưa đến
quan
••,cụ thể như sau:
Phàm biết người khác phạm tội, việc bị lộ, quan ti sai người đi
bắt gọi, đem phạm nhân giấu trong nhà, không nộp, không thưa lên và
chỉ đường cho phạm nhân trốn, cung cấp lương thực, chỉ nơi trôn cho
người ỉcia thân thuộc được miễn giảm, còn người ngoài vẩn chiếu tội
che giấu. Việc chưa phát ỉộ quan ti không bắt, gọi, mà che giấu là điểu
không nên. Còn người trốn, các nơi đổi chỗ đưa đi,che giấu tội nhân,
biết chuyện mà đổi chỗ, đưa đi trốn lánh thì đều bị tội [31
,
tr. 952-
953],
Từ sự phân tích ở trên, có thể thấy rằng pháp luật hình sự nhà Nguyễn
mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của pháp luật hình sự phong kiến Trung Quốc,
nhưng cũng đã tiếp thu các giá trị, kinh nghiệm lập pháp hình sự nói chung và
tội che giấu tội phạm nói riêng của nhà Lê đổng thời có sự sáng tạo nhất định,
thể hiện kỹ thuật lập pháp hình sự nói chung và về tội che giấu tội phạm nói
riêng đạt
ờ
trình độ tưcmg đối cao thời kỳ này.
Như vậy, có thể nói tội che giấu tội phạm đã được quy định từ rất sớm
trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam. Từ thời nhà Lê, tội che giấu tội phạm
đã được đề cập, quy định trong Bộ luật Hổng Đức và dưới thời nhà Nguyễn, nó
tiếp tục được ghi nhận và quy định trong Hoàng Việt luật lệ. Mặc dù các quy
định này còn nhiều điểm hạn chế như: chưa tập trung, thống nhất ở một điều
luật, chưa đưa ra được những khái niệm pháp lý rõ ràng vẻ hành vi che giấu
cũng như tội che giấu tội phạm và có chỗ còn đổng nhất với đổng phạm, với
không tố giác tội phạm, cũng như cách diễn đạt từ ngữ thể hiện về tội che giấu
tội phạm chưa được chuẩn hóa, không nhất quán. Tuy nhiên, các quy định này
đã thể hiện rõ thái độ,nhận thức nghiêm khắc của chế độ cầm quyền phong kiến
đương thời đối với những hành vi che giấu tộij)jỊạiĩU-iighiêỊì^Efl|)
知
Ig pháp luật
M MOC d ' o c c;!,.a ■
'
' ,
hình sự đối với những người có các hành vi í ịũ
:
丨
::':Ạ
^ Ị
• 17 L 0 ỊCÌA^
一」
1.1.2. Giai đoạn từ khi Cách mang tháng Tám năm 1945 thành còng
cho đến trước khi Bộ luật hình sự nám 1985 ra đời
Sau khi Cách mạng Tháng Tám nũm 1945 thành công, Nhà nước còng
nông non trẻ đã tích cực tiến hành hoạt động lập pháp nói chung và hoạt
động lập pháp hình sự nói riêng. Chi trong gần bốn tháng năm 1945 và nám
1946, Nhà nước ta đã ban hành một loạt các văn bản quy phạm pháp luật hình
sự,đáp ứng yêu cầu giữ vững chính quyén nhân dân, góp phần xây dựng và
phát triển lực lượng, chuẩn bị sẩn sàng bước vào cuộc kháng chiến lâu dài của
cả nước thời kỳ này.
Nhằm trừng trị các loại việt gian,phản động, chống chính sách dùng
người Việt trị người Việt của bọn thực dân Pháp, Nhà nước ta đã ban hành sắc
lệnh số 133-SL ngày 20-1-1953 trừng trị những tội xầm phạm đến an toàn nhà
nước, đối nội và đối ngoại. Trong đó, Điểu 14 của Sắc lệnh quy định vể tội che
giấu phần tử phản quốc: uKẻ nào chứa chấp, tìm cách giấu giếm, giúp đỡ các
phần tử phản quốc, sẽ bị phạt tù từ 10 năm trờ xuống. Nếu tội trạng nặng, sẽ bị
phạt tù từ 10 năm đến chuns thân, hoặc sẽ bị xử tử hình” [1
,
tr. 77]. Mặc dù sắc
lệnh chưa đề cập tội che giấu tội phạm nói chung, nhưng việc quy định tội che
giấu phần tử phản quốc đã tạo cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh phòng, chống
những tội xâm phạm đến an toàn nhà nước, đối nội và đối ngoại thời kỳ đó. Với
việc Sác lệnh số 133-SL ngày 20-1-1953 được ban hành, thể hiện những bước
tiến bộ về kỹ thuật lập pháp hình sự thời kỳ này, không những chỉ ra được những
quan hệ xã hội cụ thể có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tổn vong của chính
quyển nhân dân bị các hành vi phạm tội xàm phạm, mà còn lần đầu tiên chính
thức ghi nhận vể mặt pháp lý tội che giấu phần tử phản quốc.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miển Bắc
hoàn toàn được giải phóng, miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và bọn tay sai
thống trị. Tình hình đó đã hình thành ở nước ta “ hai khu vực có chế độ chính trị
và xã hội khác nhau” [13, tr. 505]: ở miển Bác, tiến hành cách mạng xã hội chủ
nghĩa, xây đựng miền Bắc thành căn cứ vững mạnh của cách mạng cả nước;
ở
miền Nam, tiến hành cách mạng đân tộc, dân chú nhầm giải phóng miền Nam
18
khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà. Để
ìãng cường chuyên chính dân chủ nhân dân, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân và
Nhà nước dân chủ nhàn dân, ngày 30-10-1967,Nhà nước ta đã ban hành Pháp
lệnh trừng trị các tội phản cách mạng, trong đó quy định tội che giấu phần tử
phản cách mạng tại Điều 17: “Kẻ nào biết rõ phần tử phản cách mạng mà chứa
chấp, che giấu, tiếp tế, giúp đỡ cho chúng lẩn trốn hoặc cất giấu tang vật, thú
tiêu chứng cứ tội phạm của chúng thì bị phạt tù từ 2 năm đến 10 nảm” [29
,
tr. 197]. Điểm mới của quy định này so với quy định tương ứng trong Sắc lệnh số
133-SL là Pháp lệnh đã ghi nhận điều kiện vể ý thức chủ quan của người phạm
tội che giấu phần tử phản cách mạng là
“biếí rõ phấn tử phản cách mạng
” và bổ
sung thêm một số hình thức che giấu là
“cất giấu tang vậtf thủ tiêu chứng cứn.
Hình phạt được áp đụng đối với người phạm tội che giấu phần tử phản cách
mạng đã được giảm hơn so với sắc lệnh số 133-SL, chỉ bị phạt tù từ 2 năm đến
10 nãm.
Ngày 21 •10-1970,Pháp lệnh trừng trị các tội xầm phạm tài sản xã hội chủ
nghĩa được Nhà nước ta ban hành đã quy định về tội bao che cho kẻ xâm phạm
tài sản xã hội chủ nghĩa tại Điều 19:
1. Kẻ nào tuy biết là có xảy ra tội xâm phạm tài sản xã hội chủ
nghĩa, nhưng lợi dụng chức vụ, quyển hạn, cố tình cản trờ việc phát
hiện, điểu tra, xử lý kẻ phạm tội thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
2. Phạm tội trong trường hợp có hành động đàn áp,trả thù
người đấu tranh phát hiện tội phạm và kẻ phạm tội thì bị phạt tù từ 2
năm đến 7 năm [29
,
tr. 207].
Như vậy, trong Pháp lệnh này một trong những hình thức của che giấu tội
phạm và bao che đã được Nhà nước ta chính thức ghi nhận và chủ thể của hành
vi bao che phải là chủ thể đặc biệt: người có chức vụ, quyên hạn; tình tiết tăng
nặng định khung hình phạt là: có hành động đàn áp, trả thù người đấu tranh phát
hịên tội phạm và kẻ phạm tội. Đây có thể nói là một bước tiến bộ vể kỹ thuật lập
pháp hình sự của Nhà nước ta đối với tội che giấu tội phạm thời kỳ này.
Trong thời gian từ năm 1978 đến những năm 1980, 1981,trước thực trạng
19
tình hình kinh
【
ế-xẵ hội của nước ta gập nhiểu khó khăn, phải đối phó với chiến
tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch, bọn gian thương đầu cơ, buôn
lậu,làm hàng giả, kinh doanh trái phép,hoạt động gây rối loạn thị trường. Việc
đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực trên thị trường là một yêu cầu cấp
bách nhằm thiết lập một trật tự mói xã hội chủ nghĩa trên mặt trận lưu thông
phân phối, góp phần thúc đẩy sản xuất, ổn định giá cả, bảo đảm đời sống cho
người lao động, ngày 30-6-1982,Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ,buôn lậu,
làm hàng giả, kinh doanh trái phép được Hội đổng Nhà nước ban hành. Đáng
chú ý, Điểu 7 của Pháp lệnh này quy định vể tội bao che người phạm tội:
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố tình cản trở việc
phát hiện, điểu tra, xử lý người phạm tội ghi trong Pháp lệnh này thì bị
phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Trong trường hợp có hành động đàn
áp, trả thù người phát hiện hoặc tố giác tội phạm thì bị phạt tù từ hai
năm đến năm năm.
Nếu vì mục đích thu lợi bất chính mà bao che người phạm tội,
thì tùy hành vi cụ thể, bị coi ỉà cùng phạm tội và bị xử phạt theo các
điểu 2, 3
,
4
,
5
,6 Pháp lệnh hoặc bị xử phạt theo Pháp lệnh ngày 20-
05-1981 trừng trị tội hối lộ [17
,
tr. 98]-
Việc Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buồn lậu quy định tội bao che
người phạm tội đã thể hiện thái độ kiên quyết của Nhà nước ta trong việc xử lý
nghiêm những hành vi, hoạt động gây rối thị trường, đổng thời xử lý cả những
hành vi bao che, cản trở cuộc đấu tranh chống các tội đầu cơ,buôn lậu.
Vào đầu những năm tiếp theo của thời kỳ này, khái niệm che giấu tội
phạm đã bắt đầu xuất hiện trong các sách báo pháp lý. Giáo trình hình luật xã
hội chủ nghĩa của Trường Cao đẳng kiểm sát Hà Nội đã đề cập tội che giấu tội
phạm và đưa ra khái niệm che giấu tội phạm, cụ thể là: che giấu tội phạm là
hành vi của một người, tuy không có sự bàn bạc,thoản thuận trước với kẻ phạm
tội, nhưng đã che đậy cho y bằng cách cho y trốn tránh hoặc giấu giếm những
công cụ, phương tiện phạm tội hay những vật đã có được bằng con đường phạm
pháp [30, tr. 188】.
20
1.1.3, Giai đoạn từ khi Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời cho đến trước
khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999
Từ khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng cho đến thời gian trước nảm
1985,nhàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã giành được một số thành tựu
quan trọng, nhất là trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên,
chúng ta đã gập phải nhiéu khó khấn và có nhiều khuyết điểm trong lĩnh vực
quản lý và phát triển kinh tế - xã hội, pháp ỉuật, kỷ cưcmg bị buông lỏng. Trong
linh vực lập pháp hình sự, các văn bản quy phạm pháp luật hình sự đơn hành đã
không thể tạo cơ sờ pháp lý cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Vì vậy,
việc ban hành Bộ luật hình sự là vấn đề có tính tất yếu khách quan và cấp thiết,
có ý nghĩa góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày 27-6-1985,tại kỳ họp thứ 9,Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa V II,đã thông qua Bộ luật hình
sự, có hiệu lực từ ngày 1-1-1986 (sau đây gọi là Bộ luật hình sự năm 1985),
Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, Bộ luật hình sự
năm 1985 đã có quy phạm định nghĩa về khái niệm che giấu tội phạm tại Điểu
18,đó là: người nào tuy không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm đuợc
thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc
có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải
chịu trách nhiệm hình sự vể tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà
Bộ luật này quy định.
Việc Bộ luật hình sự năm 1985 chính thức ghi nhận về mặt pháp ỉý định
nghĩa pháp lý của khái niệm che giấu tội phạm, đánh dấu bước tiến bộ mới về
kỹ thuật lập pháp hình sự của Nhà nước ta trong những giai đoạn trước đây. Tội
che giấu tội phạm được quy định tại Điều 246 trong Chương X-
Các tội xâm
phạm hoạt động tư pháp
của Bộ luật, cụ thể là:
1. Nguời nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong những tội phạm
quy định tại các điều sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm
hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:
• Các điều từ Điều 72 đến Điểu 85 về các tội đặc biệt nguy hiểm xâm
21
phạm an ninh quốc gia; Điéu 87 (tội chiếm đoạt máy bay, tàu thúy); Điểu 94,
khoản 2 (tỏi phá húy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia);
Điểu
95'
khoản 2 và 3 (tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điểu 96, khoản 2
và 3 (tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ,
chất cháy, chất độc, chất phóng xạ); Điều 97, khoản 2 và 3 (tội buôn lậu hoặc
vận chuyển trái phép hàng hóa, tiển tệ qua biên giới); Điéu 98 (tội làm tiển giả,
tội tàng trữ, lưu hành tiền giả, tội phá hủy tiền tệ);
- Điều 101 (tội giết người); Điểu 112,khoản 2,3 và 4(tội hiếp dâm); Điều
112a (tội hiếp dâm trẻ em); Điều 113a (tội cưỡng dâm người chưa thành niên);
Điểu 115 khoản 2 (tội mua bán phụ nữ);
• Điều 129 (tội cướp tài sản xã hội chủ nghĩa); Điểu 132
,
khoản 2 và 3 (tội
trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa); Điểu 133,khoản 2,3 và 4 (tội tham ô tài sản
xã hội chủ nghĩa); Điểu 134a, khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn
lừa đảo chiếm đoạt tài sàn Kã hội chủ nghĩa); Điểu 137a, khoản 2 và 3 (tội lợi
dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa); Điều 138,
khoản 2 và 3 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xã hội chủ nghĩa);
- Điểu 149,khoản 2 (tội bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em);
- Điểu 151 (tội cướp tài sản của công dàn); Điểu 152 (tội bất cóc nhằm
chiếm đoạt tài sản của công dàn); Điều 156, khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng chức
vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân);
- Điều 165, khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 166, khoản 2 và 3 (tội buôn
bán hàng cấm); Điều 167, khoản 2 và 3 (tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng
giả); Điểu 172, khoản 2 và 3 (tội chiếm đoạt tem, phiếu, tội ỉàm hoặc lưu hành
tem, phiếu, giấy tờ giả dùng vào việc phân phối; Điều 174,khoản 2 và 3 (tội cố
ý làm trái quy định của Nhà nước vể quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng);
Điểu 175,khoản 2,3 và 4 (tội lập quỹ trái phép);
- Điều 185a, khoản 2 (tội trổng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có
chứa chất ma túy); Điều 185b (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 185c
(tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 185d (tội vận chuyển trái phép chất ma
22
túy); Điều I85đ (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điểu 185e (tội chiếm đoạt
chát ma túy); Điều 185g (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tién
chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 185h, khoản 2 (tội tàng
trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, đụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc
sử dụng trái phép chất ma túy); Điều I85i (tội tổ chức sứ dụng trái phép chất ma
tủy); Điều 185k (tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy); Điểu 185m
(tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điểu 185n
(tội vi phạm quy định vé quản lý và sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma
túy khác);
•
Điều 202a, khoản 2,3 và 4 (tội mua dâm người chưa thành niên); Điều
202b, khoản 2,3 và 4 (tội dàm ỏ đối với trẻ em);
- Điểu 221
,
khoản 2
,
3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi
hành công vụ); Điều 22la, khoản 2,3 và 4 (tội lạm quyền trong khi thi hành
công vụ); Điều 224,khoản 2,3 và 4 (tội giả mạo trong công tác); Điều 226,
khoản 2,3 và 4 (tội nhận hối lộ); Điều 227,khoản 2,3 và 4 (tội đưa hối lộ, tội
làm môi giới hối lộ); Điểu 228a, khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền
hạn gây ảnh hường với người khác để trục lợi);
- Điểu 245, khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam).
2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc
phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị
phạt tù từ năm năm đến mười năm.
1.1.4. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự nám 1999 cho đến
nay
Từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, sự nghiệp đổi
mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã giành được những thành tựu quan trọng
trên nhiều lĩnh vực. Đời sống chính trị, kinh tế, vân hóa, xã hội của đất nước đã
có nhiều khỏri sắc, được nhân dân ta và bạn bè quốc tế đánh giá cao.
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi cơ chế, bèn cạnh những mặt tích
cực, mật trái nền kinh tế thị trường cũng đã làm nảy sinh nhiều vấn để tiêu cực,
trong đó tình hình tội phạm diễn biến phức tạp. Trong tình hình đó, Bộ luật hình
sự nám 1985,dù đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần, nhưng còn nhiểu điếm bất ẹập
cần phài được sửa đổi, bổ sung mộí cách toàn diện, nhằm đáp ứng yêu cầu đấu
tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Vé kỹ thuật lập pháp hình sự,
Bộ luật hình sự nảm 1985 còn có những hạn chế nhất định như kết cấu một số
chương, điều chưa hợp lý,một số tội danh được quy định quá khái quát; khung
hình phạt trong nhiểu điẻu luật quá rộng, dễ dản đến việc áp dụng tùy tiện…và
nhược điểm lớn nhất của Bộ luật hình sự năm 1985 là qua bốn lần sửa đổi,bổ
sung, tính chính thể của Bộ luật đã bị phá vỡ.
Trước tình hình nước ta đang hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, nhất ià
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc sửa đổi
toàn diện Bộ luật hình sự năm 1985 là một đòi hỏi khách quan của thực tiễn đấu
tranh phòng, chống tội phạm. Vì những lẽ đó, ngày 21-12-1999,Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X tại kỳ họp thứ 6 đã thông qua Bộ
luật hình sự nâm 1999, thay thế cho Bộ luật hình sự nám 1985. Bộ luật hình sự
nâm 1999 có hiệu lực từ ngày 1-7-2000.
Trong Bộ luật hình sự năm 1999,định nghĩa pháp lý của khái niệm che
giấu tội phạm được quy định tại Điểu 21,tội che giấu tội phạm được quy định
tại Điều 313. So với quy định tương ứng tại Điểu 246 Bộ luật hình sự năm 1985
,
vể cơ bản nội dung của tội che giấu tội phạm quy định tại Điểu 313 Bộ luật hình
sự năm 1999 được giữ nguyên, tuy nhiên có một số sửa đổi, bổ sung như sau:
Thứ nhất,
ngoài những tội phạm đã được liệt kẻ trong Bộ luật hình sự năm
1985 tiếp tục được giữ lại, Bộ luật hình sự năm 1999 bổ sung một số tội phạm
mới có cùng tính chất (mới được bổ sung hoặc do tách tội) và một số tội phạm
tuy không cùng tính chất nhưng có mức nguy hiểm cao cho xã hội mà nếu che
giấu các tội phạm này thì phải bị xử lý hình sự.
Thứ hai
、
điều chỉnh mức hình phạt đối với tội này, cụ thể là:
- Tăng mức phạt cải tạo không giam giữ (khoản 1 Điểu luật) đến 3 năm
(trước đến 2 năm);
- Giảm mức hình phạt tù (khoản 2 Điều luật) từ 2 năm đến 7 năm (trước
từ 5 năm đến 10 năm) vì xác định đây là tội phạm nghiêm trọng (theo cách phân
24
loại mới) và cân đối với các mức hình phạt của các tội khác cùng trong Chượng
các tội xâm phạm hoạt động tư pháp [6, tr. 330].
1.2. TỘI CHE GIẤU TỘI PHẠM TRONG BỘ LUẬT HÌNH SựNẢM 1999
1.2-L Khái niệm tội che giấu tội phạm
Để có thể làm sáng tỏ được khái niệm tội che giấu tội phạm, trước hết cần
làm rõ khái niẹm che giấu tội phạm.
Kế thừa quy phạm định nghĩa về khái niệm che giấu tội phạm trong Bộ
luật hình sự năm 1985,tại Điều 21 Bộ luật hình sự năm 1999 của
nước
ta quy
định: Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm đuợc thực
hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có
hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội,thì phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật
này quy định.
Về tội che giấu tội phạm, Điều 313 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định
như sau:
1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm
quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:
- Các điểu từ Điều 78 đến Điểu 91 về các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
- Điều 93 (tội giết người); Điều 111,các khoản 2,3 và 4 (tội hiếp dâm);
Điều 112 (tội hiếp dâm trẻ em); Điều 114 (tội cưỡng dâm trẻ em); Điểu 116,các
khoản 2 và 3 (tội dâm ô đối với trẻ em); Điểu 119,khoản 2 (tội mua bán phụ
nữ);
- Điều 120 (tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em);
- Điều 133 (tội cướp tài sản); Điều 134 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài
sản); Điều 138,các khoản 2, 3 và 4 (tội trộm cắp tài sản); Điểu 139,các khoản
2,3 và 4 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản); Điều 140, các khoản 2,3 và 4 (tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản); Điểu 143,các khoản 2,3 và 4 (tội hủy hoại
hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);
- Điều 153
,
các khoản 3 và 4 (tội buôn lậu); Điểu 154,khoản 3 (tội vận
25