Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Chế định miễn hình phạt trong luật hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.74 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN THỊ QUỲNH
CHẼ ĐỊNH MIỄN HỈNH PHẠT
■ ■
TRONG LUẬT HÌNH s ự VIỆT NAM
■ ■ ■
C h u y ê n n g à n h : Luật hình sự
M ã s ố : 60 38 40
LUẬN VẢN THẠC s ĩ LUẬT HỌC
N g ư ờ i h ư ớ n g d ẫ n k h o a h ọ c : TSKH.PGS Lê Cảm
HÀ NỘI - 2007
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
M ục lục
MỞ ĐẦU
1
C hương 1. MỘT Số VÂN ĐỂ CHUNG VỂ MIÊN HÌNH PHẠT
1.1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của miễn hình phạt
1.1.1. Khái niệm miễn hình phạt
1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của miễn hình phạt 11
9
9
9
1.1.3. Phân biệt miễn hình phạt với hình phạt cảnh cáo, miễn trách 14
nhiệm hình sự, miễn chấp hành hình phạt và án treo
1.2. Lược khảo sự hình thành và phát triển của các quy phạm về 19
miễn hình phạt trong luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng


tháng Tám năm 1945 cho đến nay
1.2.1 Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến pháp 19
điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự năm 1985
1.2.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 cho 27
đến nay
1.3. Các quy định về miễn hình phạt trong pháp luật hình sự m ột số 31
nước trên thế giới
Chương 2\ CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT 45
HÌNH Sự VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIÊN ÁP DỤNG
2.1. Phân loại các dạng (loại) miễn hình phạt
2.1.1. Căn cứ vào vị trí sắp xếp tại Bộ luật hình sự
2.1.2. Căn cứ vào phạm vi đối tượng áp dụng
45
45
46
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.
2.3.
2.3.1.
2.3.2.
2.3.3.
2.2.
3.1.
3.1.1.
3.1.2.
3.1.1.
3.2.
3.2.1.
Các trường hợp miễn hình phạt theo pháp luật hình sự Việt 47

Nam hiện hành
Các trường hợp miễn hình phạt được quy định trong Phần chung 48
Bộ luật hình sự năm 1999
Trường hợp miễn hình phạt được quy định trong Phần các tội 53
phạm Bộ luật hình sự năm 1999
Quy trình áp dụng biện pháp miễn hình phạt tại m ột bản án 57
đối với người phạm tội và hệ quả pháp lý của việc người phạm
tội được miễn hình phạt
Thực tiễn áp dụng chế định miễn hình phạt 58
Miễn hình phạt được áp dụng rất ít trong xét xử của Tòa án 58
Một số trường hợp cụ thể Tòa án miễn hình phạt cho người 66
phạm tội
Miễn hình phạt chủ yếu được áp dụng đối với loại tội ít nghiêm 71
trọng, các tội phạm xâm hại đến sức khỏe và quyền sở hữu
C h ư ơ n g 3: NHŨNG PHƯƠNG HƯỚNG c ơ BẢN VÀ MỘT số GIẢI 74
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH s ự VIỆT NAM VỂ MIỄN
HÌNH PHẠT
Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật hình 74
sự Việt Nam về miễn hình phạt
Về phương diện thực tiễn 74
Về phương diện lập pháp 76
Về phương diện lý luận 79
Những phương hướng cơ bản của việc hoàn thiện các quy định 79
của pháp luật hình sự Việt Nam về miễn hình phạt
Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về hoàn thiện 81
pháp luật hình sự nói chung, các quy định về miễn hình phạt
nói riêng
3.2.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về miễn hình 82
phạt phải thể hiện nguyên tắc nhân đạo của Đảng và Nhà nước

ta trong đường lối xử lý tội phạm và người phạm tội
3.2.3. Bảo đảm tính kế thừa và phát triển các quy định về miễn hình 84
phạt của pháp luật hình sự Việt Nam với sự tiếp thu hợp lý quy
định pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của 86
pháp luật hình sự Việt Nam về miễn hình phạt
3.3.1. Giải pháp sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật hình sự 87
Việt Nam về miễn hình phạt
3.3.2. Giải pháp về sự tham gia của các cơ quan, tổ chức và gia đình 97
người được miễn hình phạt để giám sát, quản lý và giáo dục
3.3.3. Giải pháp nâng cao ý thức pháp luật, trình độ chuyên môn, 98
nghiệp vụ của Thẩm phán và Hội thẩm trong việc quyết định
áp dụng miễn hình phạt
3.3.4. Giải pháp tăng cường vai trò của Viện kiểm sát trong việc 99
kiểm tra, giám sát các quyết định miễn hình phạt cho người bị
kết án của Tòa án
3.3.5. Giải pháp tăng cường sự hợp tác quốc tế và trao đổi về kinh 99
nghiệm lập pháp hình sự về miễn hình phạt
KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
MỞ ĐẨU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm, hình phạt với tư
cách là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ
hoặc hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của người phạm tội có vai trò rất quan
trọng, đồng thời hình phạt mang lại những hiệu quả nhất định không những
trong việc trừng trị người phạm tội mà còn có ý nghĩa to lớn trong vấn đề cải
tạo người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân thủ pháp
luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội
mới và đồng thời giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng và

chống tội phạm. Đây cũng là mục đích cơ bản của hình phạt được quy định tại
Điều 27 Bộ luật hình sự năm 1999. Tuy nhiên, không phải lúc nào hình phạt
cũng được đem ra để áp dụng đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội.
Điều đó có nghĩa, trong một số trường hợp mặc dù một người đã thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm và người đó phải chịu trách
nhiệm hình sự nhưng vì có những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đồng
thời thỏa mãn những căn cứ và những điều kiện khác theo quy định của pháp
luật hình sự, chứng tỏ người đó đã ăn năn, hối cải, nhận thức được lỗi lầm và
tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, có ý thức chuộc lỗi
bằng cách ngăn chặn những hành vi và hạn chế hậu quả của hành vi phạm tội
mà chính bản thân hoặc người khác định gây ra, do đó việc áp dụng hình phạt
trong trường hợp này là không cần thiết và không còn ý nghĩa thì Tòa án quyết
định miễn hình phạt cho họ.
M iễn hình phạt là một chế định nằm trong hệ thống các biện pháp tha
miễn của luật hình sự Việt Nam, thể hiện quan điểm nhân đạo trong chính
sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta đối với người phạm tội và hành vi do
họ thực hiện, đồng thời nhằm động viên, khuyến khích người phạm tội lập
1
công chuộc tội, chứng tỏ khả năng tự giáo dục, cải tạo nhanh chóng và tạo
điều kiện cho họ sớm hòa nhập với cộng đồng, trở thành người có ích cho gia
đình và cho xã hội.
Ở Việt Nam, quy định về miễn hình phạt đã tồn tại từ khá lâu trong
lịch sử từ thời đại phong kiến trong các Bộ luật như Bộ luật Hồng Đức, Luật
Gia Long và sau khi giành được độc lập đất nước 1945, vấn đề miễn hình phạt
cũng đã được nhắc đến và nằm rải rác ở các văn bản pháp lý mang tính đơn lẻ,
không hệ thống như: sắc lệnh số 21 ngày 14/3/1946 của Chính phủ quy định
lại về mặt tội danh và hình phạt; sắc lệnh số 25 ngày 25/02/1946 quy định
việc trừng trị đối với các hành vi phá hủy công sản; sắc lệnh số 27 được ban
hành ngày 28/02/1946 nhằm trừng trị các hành vi bắt cóc, tống tiền và ám sát.
Sắc lệnh số 71 ban hành ngày 02/02/1946 ấn định quy tắc quân đội quốc gia.

Sắc lệnh đại xá ngày 20/10/1945, văn bản này đã đại xá cho tuyệt đại đa số án
được tuyên trong thời Pháp thuộc; sắc lệnh số 113 ngày 20/01/1953 trừng trị
các loại Việt gian, phản động và xét xử những âm mưu và hành động phản
quốc (Điều 1 Sắc lệnh); sắc lệnh số 223/SL ngày 17/11/1946; Pháp lệnh trừng
trị các tội phản cách m ạng ngày 30/10/1967; Pháp lệnh trừng trị các tội xâm
phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ngày 21/10/1970; Pháp lệnh trừng trị các tội xâm
phạm tài sản riêng của công dân ngày 21/10/1970; Thông tư số 03-BTP/TT
tháng 4/1976 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành sắc luật quy định về các tội
phạm và hình phạt; Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả,
kinh doanh trái phép ngày 10/7/1982; v.v
Đến Bộ luật hình sự năm 1985, miễn hình phạt mới được ghi nhận
chính thức như là một chế định độc lập trong pháp luật hình sự và quy định
cùng với chế định miễn trách nhiệm hình sự (Điều 48). Và đến khi pháp điển
hóa pháp luật hình sự Việt Nam lần thứ hai với việc thông qua Bộ luật hình sự
năm 1999, các quy định về miễn hình phạt cũng đã được sửa đổi, bổ sung và
tiếp tục hoàn thiện. Tuy nhiên, lần pháp điển hóa thứ hai này vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu về mặt lập pháp đối với chế định này, cũng như thực tiễn áp
2
dụng nó. Chẳng hạn, cả hai Bộ luật hình sự năm 1985 và năm 1999 vẫn chưa
đưa ra được định nghĩa pháp lý của khái niệm miễn hình phạt, hệ quả cụ thể
của người được miễn hình phạt. Mặt khác, trong thực tiễn áp dụng pháp luật
hình sự cho thấy những quy phạm của chế định này còn nhiều bất cập, một số
quy định chưa chặt chẽ và thống nhất về nội dung, đặc biệt trong thực tiễn đời
sống xã hội và thực tiễn pháp lý đang tồn tại nhiều trường hợp có thể áp dụng
chế định miễn hình phạt nhưng lại chưa được nhà làm luật Việt Nam ghi nhận
và quy định trong Bộ luật hình sự.
Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa để làm sáng tỏ về mặt
khoa học những vấn đề về miễn hình phạt và áp dụng các quy định này trong
thực tiễn, đồng thời đưa ra những giải pháp hoàn thiện để nâng cao hiệu quả
của việc áp dụng những quy định về miễn hình phạt không những có ý nghĩa

lý luận - thực tiễn và pháp lý quan trọng, mà còn là vấn đề mang tính cấp
thiết. Đây chính là lý do luận chứng cho việc chúng tôi quyết định lựa chọn đề
tài "Chế định miễn hình phạt trong luật hình sự Việt Nam" làm đề tài luận
văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Là một trong những chế định quan trọng, chế định miễn hình phạt có
liên quan mật thiết và chặt chẽ đến chế định hình phạt và nhiều chế định khác
trong luật hình sự, chính vì vậy nó được ghi nhận trong pháp luật hình sự ở
nhiều nước trên thế giới như: Liên bang Nga, Cộng hòa Pháp, Trung Quốc,
Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Thụy Điển, v.v Tuy nhiên, vấn đề miễn
hình phạt mới chỉ được quy định một cách hết sức chung chung và thiếu tính
chặt chẽ trong pháp luật hình sự các nước, nó chỉ được quy định trong một
điều luật riêng, thậm chí còn được quy định chung với các chế định khác tại
cùng một điều luật. Đặc biệt, chỉ có Bộ luật hình sự Liên bang Nga và một số
nước quy định miễn hình phạt thành một chương riêng và coi đó là một chế
định quan trọng với các chế định khác như tội phạm và hình phạt.
3
Còn ở nước ta, miễn hình phạt cũng mới chỉ được quy định trực tiếp
hoặc gián tiếp tại một số điều luật riêng lẻ như Điều 54, khoản 4 Điều 69 và
khoản 3 Điều 314 Bộ luật hình sự năm 1999, chưa được ghi nhận tại một chương
riêng như các chế định khác về tội phạm, hình phạt; v.v Điều đó chứng tỏ
miễn hình phạt vẫn chưa được các nhà lập pháp coi trọng đúng mức và chưa
nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của chế định này và nhu cầu cần quy
định cụ thể và toàn diện tại một chương riêng trong Bộ luật hình sự.
Cũng giống như phương diện lập pháp, trên phương diện lý luận chế
định m iễn hình phạt cũng vẫn chưa được quan tâm m ột cách đúng mức mặc
dù đây là một chế định nhân đạo, có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình đấu
tranh và chống tội phạm của Nhà nước, thể hiện quan điểm nhân đạo, đường
lối chính trị mang đậm nét nhân văn của Đảng và Nhà nước ta. Cho đến nay,
chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách công phu và đầy đủ

ở cấp độ một luận văn thạc .vĩ hay một luận án tiến s ĩ về đề tài này. Miễn hình
phạt mới chỉ được nghiên cứu vói tư cách là đề tài của các khóa luận tốt nghiệp
cử nhân luật học hoặc rải rác trên một số tạp chí khoa học pháp lý chuyên ngành,
hay được đề cập với tư cách là một vấn đề (khía cạnh liên quan) của các chế
định khác như hình phạt, quyết định hình phạt, các biện pháp tha miễn, các
tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Trong lĩnh vực nghiên cứu, đáng chú ý là các công trình nghiên cứu
củaTSKH.PGS. Lê cảm: 1) "C hếđịnh miễn hình phạt và các chế định về chấp
hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam'' (Tạp chí Nhà nước và pháp luật,
số 4/2002) và 2) Mục IV - C h ế định miễn hình phạt. Chương thứ tám: Các
biện pháp tha miễn trong luật hình sự (trong sách chuyên khảo Sau đại học:
Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2005).
Ngoài ra, chế định miễn hình phạt còn được đề cập, phân tích trong
một số giáo trình và sách tham khảo như: 1) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam
(Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997; 2) Giáo trình Luật hình sự
Việt N am (Phần chung), Tập thể tác giả do TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại
4
Ị-ọc Quốc gia Hà Nội, 2001 và 2003 (tái bản lần thứ nhất); 3) Giáo trình Luật
ìình sự Việt Nam, Tập I, Tập thể tác giả do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ
Hên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007; 4) Giáo trình Luật hình sự Việt
lỉam (Phần chung), Tập thể tác giả do PGS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Đại
tọc Huế, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000; 5) Bình luận khoa học Bộ luật hình sự
999 - Phần chung (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000) của ThS. Đinh Văn
Quế Hoặc được đề cập trong một số bài viết khác trên các Tạp chí chuyên
rgành như: 1) "Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt" (Tạp
chí Khoa học pháp lý, số 2/2004) của TSKH. Lê Cảm và Trịnh Tiến Việt, hay
nột số bài viết tác giả đồng nghiên cứu (với Trịnh Tiến Việt): 2) "Khái quát
ì ch sử hình thành và phát triển của các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về
nỉễn hình phạt" (Tạp chí Luật học, số 1/2006); 3) "Về c h ế định miễn hình phạt

rong Luật hình sự Việt Nam" (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/2006); 4) "Về chế
lịnh miễn hình phạt trong pháp luật hình sự một số nước trên th ế giới" (Tạp
chí Tòa án nhân dân, số 12 (tháng 6)/2006); v.v
Tuy nhiên, tất cả những nghiên cứu trên đây của các tác giả mới ở dưới
lạng là các bài viết đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành, m ột phần, mục
rong các giáo trình, sách chuyên khảo hay sách tham khảo, hoặc mới chỉ xem
íét vấn đề ở cấp độ một khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật học. Có nghĩa là
:ho đến nay trong khoa học luật hình sự của Việt Nam chưa có công trình
Ìghiên cứu nào đề cập đến chế định này một cách tương đối có hệ thống và
ương đối đồng bộ. Đặc biệt, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh chế
lịnh m iễn hình phạt cũng đòi hỏi các nhà khoa học - luật gia cần phải được
iếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên khảo và sâu sắc hơn.
3. M ục đích và phạm vi nghiên cứu
M iễn hình phạt là một chế định phức tạp, có nhiều nội dung liên quan
ỉến các chế định khác trong Bộ luật hình sự như: hình phạt, trách nhiệm hình
sự, miễn trách nhiệm hình sự; v.v và là một chế định nhân đạo có ý nghĩa
quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của chính sách pháp luật nói chung
vầ chính sách hình sự nói riêng. Bởi vậy, mục đích nghiên cứu của luận văn là
5
làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về miễn hình phạt, đồng thời nghiên cứu quy
định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới và thực tiễn áp dụng
nhằm đưa ra những phương hướng và giải pháp làm cơ sở cho việc hoàn thiện
pháp luật hình sự, tạo điều kiện cho quá trình áp dụng chế định này. Xuất phát
từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn có phạm vi nghiên cứu là xem xét và
giải quyết m ột số vấn đề xung quanh chế định miễn hình phạt mà cụ thể là:
1) Khái niệm, bản chất pháp lý và các đặc điểm cơ bản của miễn hình phạt;
2) Phân biệt miễn hình phạt với các chế định khác có liên quan như hình
phạt cảnh cáo, m iễn trách nhiệm hình sự, miễn chấp hành hình phạt, án treo;
3) Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm về chế
định miễn hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam;

4) Phân tích các quy định về miễn hình phạt trong pháp luật hình sự
một số nước trên thế giới;
5) Phân tích nội dung và điều kiện áp dụng những trường hợp miễn hình
phạt trong Bộ ỉuật hình sự năm 1999 hiện hành, kết hợp với thực tiễn áp dụng,
Ngoài ra, trên cơ sở nghiên cứu những nội dung cơ bản của chế định
miễn hình phạt, tác giả đi sâu nghiên cứu chế định miễn hình phạt trên phương
diện lập pháp và việc áp dụng trong thực tiễn, đưa ra các giải pháp hoàn thiện
các quy phạm của chế định này trong pháp luật hình sự Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích và phạm vi nghiên cứu nêu trên, trong luận văn này tác
giả tập trung vào giải quyết những nhiệm vụ chính như sau:
1) Phân tích và xây dựng định nghĩa khoa học của khái niệm miễn hình
phạt, phân tích các đặc điểm cơ bản và so sánh miễn hình phạt với miễn trách
nhiệm hình sự, miễn chấp hành hình phạt, hình phạt cảnh cáo và với án treo.
2) Khái quát sự hình thành và phát triển của các quy phạm về miễn
hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam.
6
3) Phân tích nội dung, điều kiện áp dụng những trường hợp miễn hình
phạt theo các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành và thực tiễn
áp dụng các quy định này. Từ đây phân tích một số tồn tại xung quanh việc
quy định và áp dụng chế định miễn hình phạt.
4) Luận chứng cho sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp
luật hình sự Việt Nam về miễn hình phạt, những phương hướng cơ bản của
việc hoàn thiện và từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chế định miễn hình
phạt trong Bộ luật hình sự năm 1999, đồng thời đưa ra mô hình lý luận với sự
bổ sung m ột số trường hợp m iễn hình phạt cần phải được nhà làm luật nước ta
ghi nhận trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành.
5. Cơ sử lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để đạt được những mục đích đã đặt ra trên cơ sở lý luận là phép duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn đã sử dụng m ột số phương pháp

nghiên cứu như: phương pháp so sánh, phân tích tài liệu, nghiên cứu lịch sử và
phương pháp tổng hợp, cũng như những thành tựu của khoa học luật hình sự,
khoa học luật tố tụng hình sự, xã hội học pháp luật; v.v trong các công trình
của các nhà khoa học - luật gia ở trong và ngoài nước.
Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào số liệu trong các báo cáo
của Tòa án nhân dân tối cao và một số vụ án hình sự trong thực tiễn xét xử và
thông tin trên mạng Internet để phân tích và đánh giá, tổng hợp các tri thức
khoa học luật hình sự.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn và điểm mói về khoa học của luận văn
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng của luận văn là ở chỗ tác giả
đã làm rõ khái niệm, bản chất pháp lý và các đặc điểm cơ bản của miễn hình
phạt, nội dung và điều kiện áp dụng các trường hợp miễn hình phạt trên cơ sở
xem xét những quy định của pháp luật hình sự hiện hành, đồng thời đưa ra các
kiến nghị hoàn thiện các quy phạm của chế định này ở khía cạnh lập pháp và
việc áp dụng chúng trong thực tiễn.
7
Đặc biệt, để góp phần nhân đạo hóa hơn nữa chính sách hình sự của
Nhà nước ta và để phù hợp với các yêu cầu của thực tiễn xét xử và pháp luật
hình sự các nước, tác giả luận văn kiến nghị bổ sung những trường hợp có thể
áp dụng m iễn hình phạt, nhưng lại chưa được nhà làm luật nước ta quy định
trong Bộ luật hình sự. Ngoài ra, điểm mới về khoa học của luận văn ở một
chừng mực nhất định có thể khẳng định rằng, đây là nghiên cứu chuyên khảo
đổng bộ đầu tiên ở cấp độ m ột luận văn thạc sĩ đề cập riêng đến chế định miễn
hình phạt trong khoa học luật hình sự Việt Nam, do đó nó còn có ý nghĩa làm
tài liệu tham khảo cần thiết cho các cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ giảng
dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành tư
pháp hình sự.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Một số vấn đề chung về miễn hình phạt.
Chương 2: Các trường hợp miễn hình phạt theo pháp luật hình sự Việt
Nam hiện hành và thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Những phương hướng cơ bản và một số giải pháp nâng cao
hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam vể miễn hình phạt.
8
C hương 1
M ỘT SỐ VÂN ĐỂ CHUNG VỂ M IÊN HÌNH PHẠT
1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẬC ĐIỂM c ơ b ả n c ủ a m iễ n h ìn h p h ạ t
1.1.1. Khái niệm miển hình phạt
M iễn hình phạt là một chế định quan trọng nằm trong hệ thống các
ch ế định về các biện pháp tha miễn của luật hình sự Việt Nam, thể hiện quan
điểm nhân đạo và chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta đối với người
phạm tội và hành vi do họ thực hiện, đồng thời nhằm động viên, khuyến khích
người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng tự giáo dục, cải tạo
nhanh chóng và tạo điều kiện cho họ sớm tái hòa nhập với cộng đồng, trở
thành người có ích cho xã hội. M iễn hình phạt không chỉ có vai trò là một
trong những chế định quan trọng trong pháp luật hình sự mà còn là một trong
những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công cuộc đấu tranh phòng và
chống tội phạm, giáo dục, cải tạo người phạm tội nên miễn hình phạt cần phải
được quan tâm một cách sâu sắc trên các phương diện lập pháp, áp dụng pháp
luật và nghiên cứu lý luận nhưng cho đến nay chế định miễn hình phạt vẫn
chưa được quan tâm một cách đúng mức trẽn cả ba phương diện này.
Miễn hình phạt là một chế định m ang tính nhân đạo cao, nhưng ngay
từ khái niệm "miễn hình phạt" cũng chưa được làm rõ. Điều 54 Bộ luật hình
sự năm 1999 chỉ nêu ra các điều kiện để người phạm tội được áp dụng chế
định miễn hình phạt, đó là: ''Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy
định tại khoản 1 Điêu 46 Bộ luật hình sự, đáng được khoan hồng đặc biệt,
nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sứ '. Còn trong thực tiễn các
cơ quan và người áp dụng pháp luật vẫn còn có sự nhầm lẫn khái niệm "miễn

hình phạt'' với một số khái niệm tương tự như "miễn chấp hành hình phạt",
"miễn trách nhiệm hình sứ ', "án treo"', v.v
9
Hiện nay, trong khoa học luật hình sự nước ta về khái niệm miễn hình
phạt còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, mà cụ thể là:
1) Theo TSKH.PGS. Lê Cảm: "Miễn hình phạt là hủy bỏ biện pháp về
cưỡng c h ế về hình sự nghiêm khắc nhất cho người bị kết án mà lẽ ra Tòa án phải
tuyên trong bản ấn kết tội có hiệu lực pháp luật đối với người này" [28, tr. 14];
2) Theo GS.TSKH. Đào Trí ú c: "Miễn hình phạt có nghĩa là Tòa án
tuyên một bản án buộc tội người đã phạm tội sau khi đã xác định tội của
người đó, nhưng sau đó quyết định không thực hiện hình phạt" [71, tr. 271];
3) Theo GS.TS. Đỗ Ngọc Quang: "Miễn hình phạt là không buộc một
người phải chịu hình phạt về tội mà người đó đã thực hiện" [51, tr. 323]. Định
nghĩa ngắn gọn này cũng là quan điểm được một số nhà khoa học luật hình sự
khác đồng tình. Cụ thể, PGS.TS. Kiều Đình Thụ viết: "Miễn hình phạt là quyết
định của Tỏa án không áp dụng hình phạt đối với người đã thực hiện tội
phạm" [59, tr. 238], hay PGS.TS. Võ Khánh Vinh viết: "Miễn hình phạt là không
buộc người bị kết án phải gánh chịu hình phạt" [79, tr. 470] hoặc TS. Trương
Quang Vinh định nghĩa: "Miến hình phạt là không buộc người phạm tộỉ phải
chịu biện pháp cưỡng c h ế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt về tội
mà người đó đ ã thực hiện" [80, tr. 167];
4) Theo PGS.TS. Trần Văn Độ: "Miễn hình phạt được áp dụng trong
trường hợp Tòa án kết tội, nhưng không áp dụng hình phạt đối với người phạm
tội do có những điều kiện mà Bộ luật hình sự năm 1999 quy định" [37, tr. 196];
5) Một số quan điểm khác khi đưa ra khái niệm đã nêu rõ hoặc khái
quát các điều kiện để một người được miễn hình phạt trong đó. Chẳng hạn,
"Miễn hình p hạt là trường hợp phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình sự
nhưng được Tòa án cho hưởng khoan hồng đặc biệt, không phải chịu hình
phạt" [70, tr. 34] hay "Miễn hình phạt ỉà trường hợp xác định bị cáo là người
phạm tội nhưng không áp dụng bất kỳ hình phạt nào đối với người đó, trong

trường hợp phạm tội cố tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 38 Bộ luật
10
hình sự năm 1985 (Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999), đáng được khoan hồng
đặc biệt nhưng chưa đến mức miễn trách nhiệm hình sự" [36, tr. 51]; v.v
Tóm lại, về cơ bản tất cả các quan điểm trên đây về khái niệm miễn hình
phạt đều hợp lý và điều quan trọng là thống nhất trong việc khẳng định rõ được
nội dung và bản chất pháp lý của nó. Tuy nhiên, để đưa ra một khái niệm đầy đủ
và chính xác về nội dung, ngắn gọn và nhất quán về mặt pháp lý, đồng thời phù
hợp với thực tiễn xét xử và chính sách nhân đạo của Nhà nước, theo chúng tôi,
khái niệm miễn hình phạt phải bao gồm các nội dung như: Thứ nhất, bản chất
pháp lý của miễn hình phạt; thứ hai, hình thức thể hiện; thứ ba, cơ quan có
thẩm quyền nào áp dụng; thứ tư, đối tượng bị áp dụng; và, thứ năm, căn cứ
pháp lý và những điều kiện áp dụng. Do đó, trên cơ sở xem xét các quan điểm
khoa học đã nêu, kết hợp với việc phân tích các quy định của pháp luật có liên
quan, dưới góc độ khoa học luật hình sự, theo chúng tôi khái niệm miễn hình
phạt có thể được định nghĩa như sau: M iễn hình p h ạ t là m ột c h ế đ ịnh phản
ánh nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự Việt N am , được Tòa án áp dụng
và tuyên tại bản án đã có hiệu lực pháp luật đôi với người p hạm tội, nhằm
xóa bỏ h ình p h ạ t vê tội phạm mà ngưòi phạm tội đã thực hiện kh ỉ có đầy đủ
căn cứ pháp lý và những điều kiện do luật định.
Như vậy, từ khái niệm khoa học về miễn hình phạt nêu trên, theo
chúng tôi bản chất pháp lý của chế định này là một biện pháp tha miễn trong
luật hình sự Việt Nam, th ể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước đối người
phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy
định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, đáng được khoan hồng đặc biệt,
nhưng chưa đến mức miễn trách nhiệm hình sự; đồng thời được th ể hiện bằng
việc Tòa án không buộc người phạm tội phải chịu hình phạt về tội phạm mà
người đó đ ã thực hiện bằng bản án kết tội đ ã có hiệu lực pháp luật.
1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của miễn hình phạt
Xuất phát từ khái niệm, bản chất pháp lý đã nêu và trên cơ sở nghiên

cứu các quy định của pháp luật hình sự hiện hành có liên quan đến miễn hình
phạt, chúng tôi rút ra một số đặc điểm cơ bản của miễn hình phạt như sau:
11
Thứ nhất, bên cạnh hàng loạt ch ế định khác như: các trường hợp loại
trừ trách nhiệm hình sự, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, thời hiệu
(bao gồm thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hiệu thi hành bản
án), miễn chấp hành hình phạt, án treo, xóa án tích, miễn trách nhiệm hình
sự; v.v thì miễn hình phạt cũng là một trong những chế định phản ánh rõ
nét nhất nguyên tắc nhân đạo của chính sách hình sự nói chung và luật hình
sự Việt N am nói riêng.
Như vậy, ở đây nếu xếp theo thứ tự về mức độ khoan hồng, thì miễn
hình phạt là chế định nhân đạo ở giữa, trước và sau nó là hình phạt cảnh cáo
(nhẹ nhất trong hệ thống các hình phạt chính của luật hình sự) và chế định
miễn trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:
Hình phat cảnh cáo


Miễn hình phat


Miễn trách nhiêm hình sư
(1)
(2) (3)
Trên thực tế, giữa ba biện pháp này được các cơ quan tư pháp hình sự
có thẩm quyền vận dụng linh hoạt theo từng nhóm với nhau tùy theo từng trường
hợp cụ thể và ranh giới giữa các nhóm này đôi khi trên thực tiễn áp dụng là
khó xác định. Hai nhóm có thể được áp dụng linh hoạt, là giữa nhóm (1) và (2)
và giữa nhóm (2) và (3). Như vậy, miễn hình phạt được xem là biện pháp
khoan hồng ít nghiêm khắc so với hình phạt cảnh cáo, nhưng lại nghiêm khắc
hơn miễn trách nhiệm hình sự. Hay nói cách khác, dưới góc độ pháp lý hình

sự và thực tiễn áp dụng thì nhân thân và hành vỉ phạm tội của người được miễn
hình phạt ít nguy hiểm so với người bị áp dụng hình phạt cảnh cáo, nhưng lại
nguy hiểm hơn so với người được miễn trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, miễn hình phạt chỉ có thể được đặt ra đối với người bị kết án
mà lẽ ra nếu không có đầy đủ căn cứ và những điều kiện do luật định để được
miễn hình phạt, thì người đó phải bị Tòa án áp dụng một hình phạt nào đó trên
thực tế theo các quy định của Bộ luật hình sự.
12
Thứ ba, hình phạt và việc áp dụng miễn hình phạt chỉ có thể và phải do
duy nhất một cơ quan áp dụng - Tòa án áp dụng (khoản 2 Điều 227, điểm a
khoản 1 Điểu 249, điểm a khoản 1 Điều 314 Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003). Điều này khác với việc áp dụng miễn trách nhiệm hình sự, vì ngoài cơ
quan Tòa án ra, miễn trách nhiệm hình sự còn có thể do Cơ quan điều tra (với
sự phê chuẩn của Viện kiểm sát) hoặc Viện kiểm sát thực hiện trong giai đoạn
tương ứng cụ thể trước khi xét xử.
Thứ tư, miễn hình phạt phải được thể hiện bằng bản án kết tội đã có
hiệu lực pháp luật của Tòa án tuyên không áp dụng (quyết định) hình phạt đối
với người bị kết án.
Thứ năm , việc quy định chế định miễn hình phạt trong luật hình sự
Việt Nam có ý nghĩa quan trọng không những động viên, khuyên khích người
phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo nhanh chóng
tái hòa nhập với cộng đồng, mà còn tạo cơ sở pháp lý cho sự kết hợp các biện
pháp cưỡng chế hình sự của Nhà nước với các biện pháp tác động xã hội trong
việc giáo dục, cải tạo người phạm tội, giúp họ trở thành người có ích trong xã
hội, đồng thời qua đó cũng là "một cách hiệu nghiệm của việc thực hiện tốt
nguyền tắc không đ ể lọt tội phạm và người phạm tội" [71, tr. 268], giảm nhẹ
cường độ áp dụng trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với những người phạm
tội khi có đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện cho phép.
Về điều này, đúng nhưTSKH.PGS. Lê Cảm đã viết:
Cũng như c h ế định miễn trách nhiệm hình sự, bằng các quy

phạm cố tính chất nhân đạo của ch ế định miễn hình phạt nhà làm
luật tiết kiệm được các biện pháp mang tính chất trấn áp ịtrìũig trị)
vê mặt pháp lý hình sự và do đó, s ẽ góp phần loại trừ được việc áp
dụng hình phạt trong những trường hợp mà mặc dù hình phạt có
được Tòa án quyết định đi chăng nữa nhưng trên thực tế là bất hợp lý
vì các mục đích của nó vẫn không thể đạt được [28, tr. 14].
13
Và, thứ sáu, người bị kết án nếu được miễn hình phạt đương nhiên họ
được xóa án tích. Nhưng người được miễn hình phạt vẫn có thể bị Tòa án áp
dụng một hoặc nhiều biện pháp tư pháp quy định tại các điều 41-43 Bộ luật
hình sự: tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm (1); trả lại tài sản,
sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại (2); buộc công khai xin lỗi (3) hoặc; bắt
buộc chữa bệnh (4). Riêng đối với người chưa thành niên phạm tội, trong một
số trường hợp, nếu họ được miễn hình phạt thì việc áp dụng một trong hai biện
pháp tư pháp đối với họ - giáo dục tại xã, phường, thị trấn, hoặc đưa vào
trường giáo dưỡng (Điều 70 Bộ luật hình sự năm 1999) là yêu cầu bắt buộc.
1.1.3. Phân biệt Iĩiiễn hình phạt với hình phạt cảnh cáo, miễn trách
nhiệm hình sự, miễn chấp hành hình phạt và án treo
Giữa miễn hình phạt và hình phạt cảnh cáo, miễn trách nhiệm hình sự,
miễn chấp hành hình phạt và án treo cũng có một số điểm giống nhau vì chúng
đều là các biện pháp tha miễn thể hiện nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình
sự. Tuy nhiên, các biện pháp tha miễn này có nhiều điểm khác nhau, mang
tính chất riêng và đặc thù. Việc làm sáng tỏ chúng có ý nghĩa khoa học - thực
tiễn quan trọng, mà dưới đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét.
1) Phân biệt miễn hình phạ t với hình ph ạt cảnh cáo: Trong hệ thống
hình phạt chính của Bộ luật hình sự, cảnh cáo là hình phạt ít nghiêm khắc nhất
và ỏ vị trí đầu tiên so với các hình phạt chính khác. Là hình phạt chính, cảnh
cáo thể hiện nội dung là sự khiển trách công khai đối với người bị kết án do Tòa
án tuyên nhân danh Nhà nước và ở một mức độ nhất định, nó buộc người bị kết
án phải chịu sự lên án của N hà nước về hành vi phạm tội của mình. Ngoài ra, đi

kèm theo hình phạt cảnh cáo luôn luôn có hậu quả pháp lý là án tích và người
bị kết án sẽ phải mang án tích trong thời hạn m ột năm (điểm a khoản 2 Điều 64
Bộ luật hình sự năm 1999).
Trên cơ sở nghiên cứu hình phạt cảnh cáo và miễn hình phạt cho thấy
giữa chúng có m ột số điểm giống nhau như sau: a) Cả hai đều là những chế
định nhân đạo của luật hình sự Việt Nam; b) Chỉ được áp dụng khi có đầy đủ
14
căn cứ pháp lý và những điều kiện cụ thể do luật định; c) Đối tượng bị áp dụng
là người bị kết án (người bị coi là có tội theo bản án kết tội có hiệu lực pháp
luật của Tòa án) và; d) Thẩm quyền áp dụng chúng chỉ và do duy nhất một cơ
quan là Tòa án.
Ngoài ra, giữa chúng cũng có một số điểm khác nhau dưới đây: a) Khi
xét xử áp dụng chế định miễn hình phạt thì người bị kết án không bị áp dụng bất
kỳ hình phạt nào trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án, còn khi áp
dụng hình phạt cảnh cáo, người bị kết án đã bị Tòa án áp dụng hình phạt là hình
phạt cảnh cáo; b) Nếu như hình phạt cảnh cáo chỉ áp dụng đối người phạm tội ít
nghiêm trọng, thì biện pháp miễn hình phạt được áp dụng đối với cả những người
phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khi có đủ điều
kiện luật định; c) v ề hậu quả pháp lý, khi được áp dụng chế định miễn hình
phạt, người bị kết án đương nhiên được xóa án tích theo luật (khoản 1 Điều 64),
còn nếu bị áp dụng hình phạt cảnh cáo thì người bị kết án vẫn phải chịu án tích
và mang án tích trong thời hạn môt năm (điểm a khoản 2 Điều 64 Bộ luật này).
2) Phân biệt miễn hình phạt với miễn trách nhiệm hình sự. Miễn
trách nhiệm hình sự cũng là một trong những chế định quan trọng trong luật
hình sự Việt N am thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà
nước ta đối với người phạm tội và hành vi do họ thực hiện, đồng thời qua đó
nhằm động viên, khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ
khả năng giáo dục, cải tạo nhanh chóng tái hòa nhập với cộng đồng và giúp họ
trở thành người có ích cho xã hội.
Qua nghiên cứu các chế định miễn hình phạt và miễn trách nhiệm hình

sự trong luật hình sự Việt Nam cho thấy giữa chúng có một số điểm giống
nhau như sau [33, tr. 20-21]: a) c ả hai đều là những chế định thể hiện rõ nguyên
tắc nhân đạo trong chính sách hình sự nói chung và của luật hình sự Việt Nam
nói riêng; b) Chúng chỉ có thể áp dụng đối với người nào bị coi là có lỗi trong
việc thực hiện chính tội phạm đó và áp dụng khi có đầy đủ căn cứ pháp lý và
những điều kiện cụ thể tương ứng trong từng trường hợp cụ thể do luật định;
15
c) Cũng như người được miễn trách nhiệm hình sự, người được miễn hình phạt
không phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi của việc phạm tội hoặc (và) của việc
quyết định hình phạt đó là án tích và; d) Với việc áp dụng miễn trách nhiệm
hình sự hoặc miễn hình phạt, Nhà nước không buộc cách ly khỏi xã hội những
người đã phạm tội ra khỏi đời sống xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh các điểm giống nhau đã nêu trên, giữa chúng còn
có một số điểm khác nhau như sau: a) Biện pháp miễn trách nhiệm hình sự
được quy định trong Bộ luật hình sự cụ th ể hơn biện pháp miễn hình phạt: nếu
Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành của nước ta có ba điều luật quy định về
miễn hình phạt thì có đến bảy điều luật quy định về miễn trách nhiệm hình sự
với chín trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, bao gồm: Điều 19, Điều 25,
Điều 69, Điều 80, Điều 289, Điều 290, Điều 314 Bộ luật hình sự năm 1999;
b) Hai biện pháp này cũng khác nhau về mức độ khoan hồng: nếu người được
miễn hình phạt khi họ chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự, thì người
được miễn trách nhiệm hình sự lại đương nhiên được miễn hình phạt; c) Dưới
góc độ pháp luật hình sự thực định và thực tiễn áp dụng cho thấy hành vi phạm
tội và nhân thân của người được miễn hình phạt thông thường đều nguy hiểm
hơn so với hành vi phạm tội và nhân thân của người được miễn trách nhiệm
hình sự; d) Nếu việc áp dụng miễn hình phạt đối với người bị kết án chỉ có thể
và phải do một cơ quan duy nhất áp dụng là Tòa án, thì trong khi đó miễn trách
nhiệm hình sự đối với người phạm tội, ngoài Tòa án có thẩm quyền áp dụng ra
còn có thể do Cơ quan điều tra với sự phê chuẩn của Viện kiểm sát hoặc Viện
kiểm sát áp dụng trước khi xét xử tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng hình sự cụ thể

tương ứng và; đ) Nếu người được miễn trách nhiệm hình sự đương nhiên không
phải chịu các hậu quả pháp lý hình sự bất lợi của việc phạm tội do mình thực hiện
(như: không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không phải chịu hình phạt hoặc biện
pháp cưỡng chế về hình sự khác, không bị coi là có án tích và không bị coi là có
tội), nhưng thực tiễn xét xử cho thấy, người được miễn trách nhiệm hình sự vẫn
có thể phải chịu một hoặc nhiều biện pháp tác động về mặt pháp lý thuộc các
16
ngành luật tương ứng khác (Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 về việc
Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao). Trong khi đó, người được miễn hình phạt đương nhiên
được xóa án tích (khoản 1 Điều 64), nhưng trên thực tế, họ vẫn có thể bị áp dụng
các biện pháp tư pháp (chung) được quy đinh trong pháp luật hình sự thực định
(các điều 41-43 Bộ luật hình sự năm 1999) tùy từng trường hợp tương ứng.
3) Phân biệt miễn hình phạt với miễn chấp hành hình phạt. Giống
như chế định miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt cũng là một chế định
phản ánh nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự Việt Nam và được thể hiện ở
chỗ Tòa án sau khi quyết định hình phạt nhất định nào đó trong bản án kết tội
có hiệu lực pháp luật đối với người bị kết án, nhưng sau đó không buộc người
này phải chấp hành hình phạt ấy khi có đầy đủ những điều kiện do luật định.
Xem xét các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 cho thấy căn cứ và những
điều kiện áp dụng chế định này được quy định cụ thể và rõ ràng tại Điều 57
của Bộ luật với năm trường hợp tương ứng.
Trên cơ sở nghiên cứu miễn hình phạt và miễn chấp hành hình phạt
cho thấy chúng có m ột số điểm giống nhau như sau: a) Cả hai đều là những
chế định nhân đạo của luật hình sự Việt Nam; b) Chỉ được áp dụng khi có đầy
đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện do luật định và; c) Đối tượng bị áp dụng
các chế định này là người bị kết án (người bị coi là có tội theo bản án kết tội
có hiệu lực pháp luật của Tòa án).
Ngoài ra, giữa chúng cũng có một số điểm khác nhau như sau: a) Khi xét
xử áp dụng chế định miễn hình phạt thì người bị kết án không bị quyết định bất

kỳ hình phạt nào trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án, còn khi áp
dụng chế định miễn chấp hành hình phạt, người bị kết án khi xét xử đã bị Tòa án
quyết định một hình phạt nào đó đối với họ trong bản án kết tội đã nêu; b) Tại Bộ
luật hình sự năm 1999, chế định miễn hình phạt được quy định tại ba điều luật
bao gồm: Điều 54, Điều 69 và Điều 314, còn miễn chấp hành hình phạt được quy
17
ĐẠI HOC QUỐC GIA HÀ NỘI
FRUNG TÂM THÕNG TIN THƯ VIỆN
định tại Điều 57 (như đã nêu trên); c) Khi được áp dụng chế định miễn hình phạt,
người bị kết án đương nhiên được xóa án tích theo luật định (khoản 1 Điều 64),
còn nếu bị áp dụng chế định miễn chấp hành hình phạt thì người bị kết án vẫn
phải chịu án tích; d) v ề thẩm quyền áp dụng miễn hình phạt và miễn chấp hành
hình phạt đều do duy nhất một cơ quan có thẩm quyền áp dụng là Tòa án, nhưng
khác với miễn hình phạt, luật quy định có một số trường hợp việc miễn chấp
hành hình phạt cho người phạm tội phải theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm
sát (khoản 1, 3, 4 Điều 57) hoặc theo đề nghị của chính quyền địa phương nơi
người đó chấp hành hình phạt (khoản 5 Điều 57), thì Tòa án mới có cơ sở để
quyết định miễn chấp hành hình phạt đối với người bị kết án và; đ) v ề trình tự tố
tụng, đối với người được miễn hình phạt thì Tòa án sau khi tuyên tội danh, căn cứ
vào những điều kiện luật định miễn hình phạt luôn cho họ chứ không ra quyết
định hình phạt, còn đối với người được miễn chấp hành hình phạt thì Tòa án
tuyên tội danh, rồi có ra quyết định hình phạt đối với người phạm tội, trong quá
trình thi hành quyết định hình phạt của Tòa án người phạm tội mới được miễn
chấp hành hình phạt khi đủ căn cứ pháp lý và điều kiện luật định.
4) Phân biệt miễn hình phạt với án treo. Điều 60 Bộ luật hình sự năm
1999 quy định: "Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của
người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp
hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ
một năm đến năm năm”. Theo đó, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình
phạt tù có điều kiện, được áp dụng đối với người phạm tội khi có đủ những điều

kiện luật định.
Như vậy, giữa miễn hình phạt và án treo có những điểm giống nhau như:
a) Cả hai đều là biện pháp tha miễn mang tính chất nhân đạo của pháp luật hình
sự Việt Nam, thể hiện sự khoan hồng của N hà nước đối với người phạm tội;
b) Chúng được áp dụng khi người phạm tội có đầy đủ căn cứ pháp lý và những
điều kiện luật định và; c) Do Tòa án áp dụng đối với người bị kết án tại một
bản án kết tội có hiệu lực pháp luật.
18
Mặc dù vậy, giữa chúng cũng có một số điểm khác nhau: a) Nếu như
người được miễn hình phạt không phải chịu bất kỳ một hình phạt nào kể từ khi
Tòa án tuyên áp dụng chế định miễn hình phạt đối với họ thì đối với người được
hưởng án treo có thể vẫn phải chịu hình phạt tù về tội đã phạm nếu trong thời
gian thử thách họ lại phạm tội mới. Người được hưởng án treo chỉ thực sự được
miễn chấp hành hình phạt tù khi họ đã trải qua một thời gian thử thách nhất
định. Như vậy, điểm khác biệt cơ bản giữa miễn hình phạt và án treo là điều
kiện về thời gian thử thách kèm theo đối với người được miễn và; b) Nếu án
treo chỉ được áp dụng chủ yếu (mặc dù luật không quy định rõ) đối với người
phạm một tội ít nghiêm trọng, thì miễn hình phạt lại có thể được áp dụng không
chỉ đối với người phạm tội ít nghiêm trọng mà được áp dụng đối với cả người
phạm tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng (lẽ dĩ
nhiên thực tế ít hoặc không áp dụng).
1.2. LƯỢC KHẢO Sự HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN c ủa c á c q u y
PHẠM VỂ MIỄN HÌNH PHẠT TRONG LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM TỪ SAU
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 CHO ĐẾN NAY
1.2.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến pháp
điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự năm 1985
Ở nước ta, đến lần pháp điển hóa lần thứ nhất luật hình sự Việt Nam
bằng việc thông qua Bộ luật hình sự năm 1985, miễn hình phạt mới được ghi nhận
chính thức như là một chế định độc lập trong một văn bản pháp lý có hệ thống và
đồng bộ (Bộ luật), nhưng nó vẫn được quy định chung điều luật (riêng nội dung

tách ra thành một khoản) cùng với chế định miễn trách nhiệm hình sự tại Bộ luật
này (khoản 2 Điều 48), còn trước đó thực tiễn xét xử và một số văn bản pháp lý
đã thừa nhận và áp dụng nó với ý nghĩa là một trong các biện pháp khoan hồng
đặc biệt và vận dụng (lựa chọn) biện pháp này hay biện pháp khác (như: xử nhẹ,
miễn tội, miễn trách nhiệm hình sự, giảm nhẹ hình phạt; v.v ) để linh hoạt trong
từng trường hợp cụ thể tương ứng. Có thể kể đến một số văn bản thời kỳ trước
khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 có đề cập đến vấn đề miễn hình phạt như:
19
1) Thông tư số 556-TTg ngày 24/12/1958 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường lãnh đạo đối với việc bắt giữ, truy tố và xét xử;
2) Bản tổng kết và hướng dẫn số 329-HS2 ngày 11/5/1967 của Tòa án
nhâr. dân tối cao về đường lối xử lý với tội hiếp dâm và các tội phạm khác về
mặt :ình dục;
3) Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967;
4) Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ngày
21/10/1970;
5) Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân ngày
21/10/1970;
6) Thông tư số 03-BTP/TT tháng 4/1976 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi
hàní Sắc luật quy định về các tội phạm và hình phạt;
7) Pháp lệnh trừng trị các tội hối lộ ngày 20/5/1981;
8) Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh
trái }hép ngày 10/7/1982;
9) Kết luận của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại Hội nghị tổng kết
công tác ngành Tòa án năm 1988;
10) Thông tư liên ngành số 05/TTLN ngày 2/6/1990 của Bộ Nội vụ,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng
dẫn thi hành chính sách đối với người phạm tội ra tự thú
Đến lần pháp điển hóa lần thứ hai luật hình sự Việt Nam bằng việc thông
qua Bộ luật hình sự năm 1999, các quy định về miễn hình phạt cũng đã được sửa

đổi, bổ sung và tiếp tục hoàn thiện, mà cụ thể chế định này đã được ghi nhận tại
một điều luật riêng biệt trong Phần chung của Bộ luật hình sự (Điều 54).
Như đã nêu trên, tuy không được chính thức quy định với tính chất là
mội chế định độc lập trong Bộ luật hình sự (trước năm 1985) nhưng biện pháp
miễi hình phạt đã được áp dụng trong thực tiễn và ghi nhận trong một số văn
20
bản pháp lý, đổng thời với ý nghĩa là biện pháp khoan hồng đặc biệt để lựa
chọn giữa nó với một số biện pháp khoan hồng khác. Sơ đĩ trong pháp luật hình
sự thực định có ghi nhận và thực tiễn xét xử có áp dụng nó là xuất phát từ nguyên
tắc nhân đạo trong chính sách hình sự của Nhà nước nói chung và của luật
hình sự Việt Nam nói riêng, từ quan điểm cho rằng việc truy cứu trách nhiệm
hình sự, xử phạt về hình sự hay việc áp dụng trách nhiệm hình sự và hình phạt
đối với người phạm tội mặc dù là rất quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế,
củng cố trật tự pháp luật và giữ gìn an ninh trật tự xã hội, song không phải là
biện pháp duy nhất mà đòi hỏi "ngày càng mở rộng các biện pháp tác động xã
hội khác đ ể đấu tranh phòng và chống tội phạm" [56, tr. 10]. Mặt khác, miễn
hình phạt cùng với các biện pháp tha miễn trách nhiệm hình sự và hình phạt khác
được áp dụng trong thời kỳ này chủ yếu để thực hiện phương châm trong đường
lối xử lý, đó là "nghiêm trị kết hợp với khoan hồng", "trừng trị kết hợp với giáo
dục cải tạo". Tuy nhiên, do yêu cầu bảo vệ nền độc lập và trật tự an toàn xã
hội của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời nên chưa quy định cụ
thể mà các điều kiện áp dụng miễn hình phạt được xác định tương tự như các
điều kiện xử nhẹ hoặc miễn trách nhiệm hình sự được quy định trong một số điều
luật tại các văn bản pháp lý khác nhau, dưới đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét.
- Thông tư số 556-TTg ngày 24/12/1958 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường lãnh đạo đối với việc bắt giữ, truy tố và xét xử khi đề cập đến
đường lối xử lý các bọn phản cách mạng đã nêu rõ:
Chính sách của chúng ta trước sau vẫn là: nghiêm trị kết hợp
với khoan hổng. Nghiêm trị bọn chủ mưu, thủ ác, bọn ngoan c ố kiên
quyết chống lại ta. Khoan hồng đối với kẻ thật thà hối cải, đối với kẻ

lầm đường, kẻ bị ép buộc, kẻ bị mua chuộc. Giảm tội hay miễn tội cho
kẻ lập công chuộc tội. Thưởng cho kẻ lập được công lớn [63, tr. 85].
Theo văn bản này, khi đề cập đến chính sách nhân đạo đối với kẻ phạm
tội lập công chuộc tội, Nhà nước ta có biện pháp khoan hồng đặc biệt là giảm
tội và miễn tội, còn miễn hình phạt vẫn chưa được quy định.
21

×