Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Nghiên cứu tình hình sản xuất và nhu càu dược liệu ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.31 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
1
LIÊN HIỆP CÁC HỘI KH VÀ KT VN
VIỆN KINH TẾ SINH THÁI
UBND TP HÀ NỘI
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HN
DỰ ÁN
“ĐANH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ TỔ CHỨC ÁP DỤNG MÔ HÌNH
TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN”
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ CÁC LOÀI
CÂY DƯỢC LIỆU ĐÃ ĐƯỢC TRỒNG THÀNH CÔNG TẠI HÀ NỘI VÀ KHU
VỰC ĐỒNG BẰNG MIỀN BẮC
TS. DS. Nguyễn Thị Minh Tâm
Bệnh viện Y học cổ truyên Trung ương
HÀ NỘI - 2012
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê, ở nước ta hiện có 3.948 loài cây được dùng làm
thuốc với khoảng trên dưới 300 loài thường xuyên được khai thác sử
dụng cho thị trường trong và ngoài nước. Nhu cầu về thị trường dược
liệu ở nước ta hiện nay khoảng 50.000- 60.000 tấn dược liệu mỗi năm,
trong đó khoảng 2/3 được khai thác tự nhiên và trồng trọt. Có khoảng
20.000- 30.000 tấn dược liệu cho nhu cầu thuốc y học cổ truyền, bao
gồm cả số lượng nhập khẩu qua nhiều con đường. Mặc dù VN là một
nước có tiềm năng lớn về nguồn nguyên liệu làm thuốc nhưng theo điều
tra của Viện dược liệu[1], nhiều loài cây thuốc có giá trị chữa bệnh và
kinh tế cao trước đây có trữ lượng lớn cho khai thác thì nay đã bị giảm
sút và trở nên hiếm như: Hà thủ ô đỏ, Vàng đắng, Hoàng liên, Ngũ gia bì
gai, Ba kích, Cốt toái bổ, Đảng sâm, Hoàng tinh… Đã có 123 loài thuộc
53 họ được đưa vào Danh lục đỏ, Sách Đỏ VN và Danh mục thuộc Nghị
định 48 CP/2002 của Chính phủ. Trong đó có tới 55 loài được phân hạng


theo IUCN ở mức bị đe dọa tuyệt chủng.
Nhiều cây thuốc trước những năm 90 đã di thực thành công và đã
trồng đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng trong nước thì nay đã phải nhập
lại như: Đương qui, Bạch truật, Xuyên khung, Ngưu tất, Huyền sâm…
Đây là những vị thuốc chiếm một tỷ trọng rất lớn trong điều trị bằng y
học cổ truyền. Chỉ tính riêng mức sử dung môt vị dược liệu của một
bệnh viện y học cổ truyền cũng phải tới 4-5 tấn mỗi năm.
Mặc dù hiện nay, thuốc tân dược được phát triển mạnh ở hầu khắp
các nước trên TG nhưng đại bộ phận dân cư các nước đang phát triển vẫn
ưa sử dụng thuốc cổ truyền, đặc biệt trong chăm sóc sức khỏe ban đầu
(CSSKBĐ). Cùng với sự phát triển không ngừng của những tiến bộ khoa
học, người ta càng nhận biết nhiều hơn những giá trị của thảo dược trong
phòng và chữa bệnh.
2
Theo đánh giá của WHO, có khoảng 70-80% dân số các vùng
nông thôn các nước đang phát triển (Ethiopia 90%, India 70%, Tanzania
60%, Uganda 60% …) dựa chủ yếu vào sử dụng thuốc cổ truyền cho nhu
cầu chăm sóc sức khỏe.
Với dân số chiếm tới hơn 1/6 nhân loại, thị phần thuốc có nguồn
gốc tự nhiên của Trung Quốc cũng vào khoảng 30-50%. Doanh thu từ
sản xuất thuốc Đông dược đạt 1,8 tỷ USD mỗi năm. Ngay tại một số
quốc gia phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe bằng thảo dược cũng
tăng lên nhiều trong hơn thập niên trở lại đây. Nhật Bản có tổng giá trị
thuốc từ thảo dược trong năm 2000 là 2,4 tỷ USD. Mỹ thu khoảng 1,5 tỷ
USD lợi nhuận mỗi năm từ thảo dược. Các nước phát triển khác như
Canada, Đức, Pháp, Úc, Bỉ…cũng ngay càng tăng xu thế sử dụng thuốc
có nguồn gốc tự nhiên như là các liệu pháp bổ trợ (Canada là 70%, Úc là
48 %, Pháp 49%, Mỹ 42%, Bỉ 31%). Theo đánh giá của WHO tổng giá
trị dược liệu và thuốc từ dược liệu sử dụng hiện nay vào khoảng 80 tỷ
USD mỗi năm. Các nước phát triển đồng thời cũng là những nước có

những tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới. Họ đang tìm cách khai
thác triệt để những thế mạnh của tiềm năng dược liệu phương Đông để
tạo nên những sản phẩm đặc biệt có giá trị trong việc bảo vệ và nâng cao
sức khoe.
Việt Nam với dân số trên 88 triệu người như hiện nay, theo thống
kê, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong năm 2011 là 2,4 tỷ USD, trong
đó thuốc sản xuất trong nước đạt 1,15 tỷ USD. Và VN cũng đang đươc
nhìn nhận như là một thị trường dược phẩm có sức hấp dẫn lớn đối với
các doanh nghiệp dược phẩm cả trong và ngoài nước.
Thế giới biết đến VN là một quốc gia giàu tiềm năng dược liệu.
Làm sao để phát huy thế mạnh của dược liệu để đưa nền công nghiệp
dược VN trở thanh nền kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp phát triển kinh
tế đất nước và bảo vệ sức khoe nhân dân đã trở thành mục tiêu có tính
3
chiến lược của quốc gia. Ngày 15/8/2002, đã có Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ về chiến lược phat triển ngành dược giai đoạn đên năm
2010 trong đó đã đặc biệt nhấn mạnh đến thế mạnh của nguồn tài nguyên
cây thuốc Việt Nam. Trong đề án “Phát triển công nghiệp dược và xây
dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007-
2015 và tầm nhìn đên năm 2020” đã khăng định: Xây dựng cơ sở chiết
xuất hoạt chất tinh khiết từ dược liệu để đáp ứng 20% nhu cầu cho sản
xuất thuốc vào năm 2015 và 30% vào năm 2020. Chủ động nguồn thuốc
SX trong nước và phat triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc VN
chính là mục tiêu cũng như điều kiện tiên quyết trong chiến lược phát
triển ngành dược VN. Khảo sát thị trường dược liệu, thuốc từ dược liệu
của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng để nắm rõ nhu cầu sử dụng
dược liệu, góp phần định hướng cơ cấu cây trông dược liệu của Việt
Nam là hết sức cần thiết và là mục tiêu cần được đưa ra.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Thị trường dược liệu trong nước

- Nhu cầu sử dụng dược liệu của các bệnh viện y học cổ truyền.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chuyên đề này nhóm nghiên cứu chúng tôi sử dụng 2
phương pháp chính đó là tham khảo các tài liệu nghiên cứu về thị trường
dược liệu, các đề tài khoa học đã được công bố về nhu cầu, thị trường Hà
Nội nói riêng và ở cả nước nói chung
Điều tra nhu cầu sử dụng thuốc y học cổ truyền trong mạng lưới
y tế. Thông qua các báo cáo nhu cầu sử dược liệu trong các đơn vị
nghành Y học cổ truyền chúng tôi tổng hợp và đưa ra các thống kê về
nhu cầu sử dụng dược liệu của các đơn vị Y học cổ truyền.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thị trường dược liệu, thuốc từ dược liệu trong nước
4
Theo điều tra của viện Dược liệu, hiện Việt nam có khoảng 136
loài cây thuốc đang được trồng khá tập trung tại một số vùng sinh thái
trên cả nước( chủ yếu ở 18 vùng trồng có tính truyền thống) , cung cấp
khoảng 15.500 tấn dược liệu cho thị trường.
Hiện, nước ta có 180 doanh nghiệp sản xuất thuốc, trong đó
khoảng 100 doanh nghiệp sản xuât chủ yếu thuốc tân dược và 80 doanh
nghiệp sản xuất đông dược. Nếu cộng cả các cơ sở sản xuất thuốc từ
dược liệu thì tổng số sẽ là 322, trong đó có 12 doanh nghiệp đạt tiêu
chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP-WHO). Có thể thấy một sức
hút vô cùng lớn của thị trường thuốc từ dược liệu đối với các nhà đầu tư.
So với hơn 10 năm trước, khi cả nước chỉ co 100 doanh nghiệp sản xuất
thuốc với vài xí nghiệp sản xuất đông dược (miền Bắc là XNDPTW 3 và
miền Nam là XNDPTW 26) sẽ thấy nhu cầu sử dụng đông dươc đã tăng
nhiều lần cả về số lượng và chất lượng.
Cả nước hiện nay có 62 bệnh viện y học cổ tryền (59 bệnh viện
công lập và 3 bệnh viện tư nhân). Gần 90% số bệnh viện Tây y có khoa
hoặc bộ phận điều trị bằng y học cổ truyền. Hiện số giường điều trị bằng

y học cổ truyền chiếm khoảng 7,7 % tổng số giường bệnh của cả nước.
Số người đến với y học cổ truyền ngày càng đông. Nếu như năm 2008 có
6.253 giường thì năm 2011 con số đã là 8.995 giường. Theo con số thống
kê của Vụ y học cổ truyền (Bộ Y tế), tổng số lượt người đến khám chữa
bệnh bằng y học cổ truyền trong năm 2008 là 1.475.860, năm 2009 là
2.166.255, năm 2010 là 2.271.124 và tới năm 2011đã tăng là 2.426.013.
Số người được điều trị bằng thuốc y học cổ truyền tăng dần sau mỗi năm
đã kéo theo sự tăng lên của nhu cầu về thuốc. Trong cả nước có 79% số
xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Hiện có 6.575 cơ
sở hành nghề y học cổ truyền.
Thị trường dược liệu trong nước khá phong phú và đầy biến động.
Mặc dù nhu cầu khám và điều trị bằng y học cổ truyền ngày càng tăng,
5
nhưng nguồn nguyên liệu dược liệu chủ yếu lại không chủ động được.
Bằng nhiều con đường (kể cả trôi nổi, không chính ngạch), ta vẫn phải
phụ thuộc tới 70% vào nước ngoài. Theo con số chưa đầy đủ của Cục
quản lý dược Việt Nam: năm 2010 tổng khôi lượng dược liệu đã nhập là
16.790,38 tấn tương đương 15.143,39 triệu USD. Năm 2011 là
18.772,48 tấn tương đương 16.445,87 triệu USD.
Các cơ sở kinh doanh dươc liệu tập trung chủ yếu ở những thành
phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và đây chính là 2 thị trường
dược liệu lớn nhất của cả nước. Tại Hà Nội nhiều cơ sở kinh doanh là
các hộ cá thể tập trung nhiều ở phố Lãn Ông. Ngoại thành Hà Nội, xã
Ninh hiệp (thuộc huyện Gia Lâm) cũng là địa bàn được biết tới là nơi có
những hoạt động kinh doanh thuốc y học cổ truyền khá sôi động. Tp Hồ
Chí Minh, các cơ sở kinh doanh tập trung chính ở quận 5 và 6. Những
vùng cửa khẩu giáp ranh và có giao thông thuận lợi với Trung Quốc như
Lạng Sơn cũng là thị trường dược liệu lớn.
Các hoạt động cung ứng dược liệu được tiến hành thông qua các
công ty. Miền Bắc là Công ty Mediplantex, Công ty CP XNK TM

Dương Thư, Công ty cổ phần DL Hà Nội, Công ty CP Dược Sơn Lâm,
Công ty CP DL Trường Xuân, Công ty CPDP Hà Tây…
Miền Nam, việc cung ứng dược liệu phần lớn thông qua các cửa
hàng: cửa hàng dược liệu Hà Ký, Hòa Phú ,Vĩnh Sanh, Luân Đức…và
một số công ty như Dũ Hưng, Dược Phát, Đại Lộc …
Một số công ty kinh doanh dược liệu đã tìm cách tạo nguồn dược
liệu , kết hợp vơi các địa phương để phát triển nuôi trồng dược liệu.
3.2. Nhu cầu sử dụng dược liệu - thuốc y học cổ truyền
3.2.1. Trong nước:
Nhu cầu dược liệu trong nước chính là nhu cầu thuốc y học cổ
truyền.Việt Nam là quốc gia được WHO đánh giá là một trong 3 nước
6
đứng đầu TG về y học cổ truyền và cũng nằm trong số ít các quốc gia có
nền y học cổ truyền được coi là chính thống trong mạng lưới y tế.
Cùng với trào lưu chung của TG khi người ta ngày càng có
khuynh hướng quay trở lại với các sản phẩm thuốc có nguồn gốc tự
nhiên thì nhu cầu về dược liệu càng trở nên lớn hơn bao giờ hết. Báo cáo
của Cục quản lý y-dược cổ truyền về tình hình sử dụng thuốc y học cổ
truyền trong mấy năm gần đây cho thấy người dân đến với chăm sóc y tế
bằng y học cổ truyền ngày càng đông.
Cả nước hiện nay có 62 bệnh viện y học cổ tryền (59 bệnh viện
công lập và 3 bệnh viện tư nhân). Gần 90% số bệnh viện tây y có khoa
hoặc bộ phận điều trị bằng y học cổ truyền. Hiện số giường điều trị bằng
Y HỌC CỔ TRUYỀN chiếm khoảng 7,7 % tổng số giường bệnh của cả
nước. Số người đến với y học cổ truyền ngày càng đông. Nếu như năm
2008 có 6.253 giường thì năm 2011 con số đã là 8.995 giường. Theo con
số thống kê của Vụ y học cổ truyền (Bộ Y tế), tổng số lượt người đến
khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền trong năm 2008 là 1.475.860, năm
2009 là 2.166.255, năm 2010 là 2.271.124 và tới năm 2011đã tăng là
2.426.013. Số người được điều trị bằng thuốc y học cổ truyền tăng dần

sau mỗi năm đã kéo theo sự tăng lên của nhu cầu về thuốc.
Con số thống kê tổng khôi lượng dược liệu- thuốc y học cổ truyền và
kinh phí sử dụng trong 4 năm vừa qua đã chứng minh vai trò ngày càng
tăng của thuốc y học cổ truyền trong mạng lưới y tế:
Năm Khôi lượng dược liệu Kinh phí
2008 29.620 tấn 160 tỷ
2009 34.863 tấn 198 tỷ
2010 36.281 tấn 213 tỷ
2011 39.648 tấn 256 tỷ
7
Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy có sự biến động về giá dược liệu
cũng như giá thuốc. Tính bình quân, sau 3 năm giá thuốc đã tăng 20 % .
3.2.2 Tại Hà Nội:
Hà Nội là một trong 2 thành phố có nhu cầu sử dụng dược liệu lớn
nhất.Hầu hết các bệnh viện đa khoa đóng trên địa bàn Hà Nội đều có
khoa y học cổ truyền. Và cũng tại Hà Nội có Bệnh viện y học cổ truyền
trung ương và Bệnh viện y học cổ truyền quân đội là 2 bệnh viện y học
cổ truyền lớn nhất và là đầu ngành của cả nước .
Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc y học cổ truyền tại bệnh viện
y học cổ truyền TƯ (là trung tâm duy nhất của Tổ chức y tế TG về y học
cổ truyền tại VN), nơi 80% thuốc sử dụng cho nhu cầu điều trị là thuốc y
học cổ truyền sẽ cho thấy mức độ sử dụng và vai trò của thuốc cổ truyền.
Mỗi năm, bệnh viện sử dụng trên 100 tấn dược liệu để chế biến và sản
xuất thuốc cổ truyền. Đây là con số không nhỏ đối với mức sử dụng
dược liệu của 1/59 bệnh viện y học cổ truyền công lập trên toàn quốc. Sự
tăng lên của nhu cầu sử dụng thuốc cổ truyền được biểu hiện qua những
con số được ghi nhận:
Năm Khối lượng dược liệu (tấn) Kinh phí (tỷ)
2004 73.7 2.4
2005 84.3 2.8

2006 89.9 3.7
2007 95.7 5.1
2008 103.1 10.1
2009 105.48 14.6
2010 106.883 14.859
2011 111.348 18.778
8
Danh mục thuốc thiết yếu y học cổ truyền được Bộ y tế ban hành
mới nhất vào năm 2010 gồm 310 vị. Đây là những vị thuốc được thường
xuyên sử dụng , đảm bảo cho nhu cầu điều trị bằng y học cổ truyền và
cũng là căn cứ để bảo hiểm y tế thanh toán.Theo dõi nhu cầu sử dụng
thuốc tại bệnh viện, có thể thấy mức độ sử dụng đối với từng loại dược
liệu có sự chênh nhau là rất đáng kể.Có khoảng trên chục vị có mức sử
dụng mỗi vị trên 2 tấn mỗi năm là: Bạch linh, Bạch thược, Bạch truật,
9
Đại táo, Đương qui, Hà thủ ô, Hoài sơn, Ngưu tất, Đỗ trọng, Cam thảo,
Phòng đảng sâm, Kim ngân hoa, Sinh địa-Thục địa.
Mức độ sử dụng trên 1 tấn mỗi năm có khoảng hơn 40 vị như:
Táo nhân, Lá móng, Trần bì, Xuyên khung, Tục đoạn, Kim tiền thảo, Ba
kích, Long nhãn, Liên nhục, Mạch môn, Đan sâm, Ý dĩ, Kỷ tử, Hy
thiêm, Ma hoàng, Sài hồ, Trạch tả, Thổ phục linh, Kim tiền thảo, Ké đầu
ngựa, Ngải diệp, Quế chi, Cát cánh, Cúc hoa, Uất kim, Mộc hương, Sơn
thù, Sa nhân, Hoàng liên, Hoàng bá, Thương truật,Hoàng cầm, Hoàng
cung trinh nữ, Hương phụ, Hồng hoa, Hòe hoa, Sa sâm, Diệp hạ châu,
Thảo quyết minh…
Mức sử dụng trên 5 tạ mỗi năm có khoảng 60 vị , còn lại gần 200 vị có
mức sử dụng dưới 500 kg cho tới chỉ vài kg.
Như vậy có thể thấy chỉ có khoảng 1/3 số vị thuốc có nhu cầu chiếm tỷ
trọng cao trong điều trị bằng y học cổ truyền và trong số đó cũng phải tới
80 % có thể phát triển trồng tại Việt nam.

Nghiên cứu đã chọn 10 vị dược liệu có mức sử dụng nhiều (1-2-3
tấn/ mỗi năm), có tiềm năng trồng và phát triển trồng tại Việt Nam để
theo dõi sự biến động về giá trong mấy năm gần đây.
10
GIÁ MỘT SỐ LOÀI DƯỢC LIỆU TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Tên vị thuốc Năm 2008
(đ/kg)
Năm 2009
(đ/kg)
Năm 2010
(đ/kg)
Năm 2011
(đ/kg)
1. Ba kích 180.000 220.000 350.000 490.000
2. Hà thủ ô đỏ 120.000 130.000 145.000 180.000
3. Hoài sơn 60.000 70.000 75.000 115.000
4. Kim ngân hoa 120.000 220.000 270.000 380.000
5. Sinh địa 70.000 72.000 75.000 110.000
6. Ngưu tất 80.000 85.000 107.000 120.000
7. Đương quy 120.000 180.000 225.000 235.000
8. Kim tiền thảo 35.000 35.000 34.000 34.000
9. Sa nhân 250.000 260.000 270.000 500.000
Nhìn chung sau 3 năm, giá dược liệu có xu hướng tăng lên rõ rệt.
Trừ Kim tiền thảo có giá được coi là ổn định còn phần lớn đều tăng từ
150% đến 300%. Có thể nhận thấy vị thuốc Kim ngân hoa giá đã tăng
gấp hơn 3 lần. Đây là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc và ngày
nay được biết đến như là một loại kháng sinh thực vật.
Những dược liệu có giá tăng cao thường là những dược liệu có
nhu cầu sử dụng tăng .Việc lựa chọn cây trồng phù hợp để ưu tiên phát
triển đáp ứng nhu cầu thị trường là cần thiết.Phát triển dược liệu cũng là

giải pháp tạo việc làm, khai thác quĩ đất một cách hiệu quả .Ngoài việc
quy hoạch các vùng trồng dược liệu tập trung ,một trong những xu
hướng phát triển hiện nay nhằm xóa đói giảm nghèo là sử dụng các cộng
đồng dân cư phát triển kinh tế hộ gia đình trên cơ sở phát triển trồng
dược liệu.
4. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu tìm hiểu thị trường dược liệu trong nước nói
chung và thị trường dược liệu Hà Nội nói riêng, đặc biệt thông qua việc
khảo sát nhu cầu dược liệu-thuốc y học cổ truyền trong mạng lưới y tế,
có thể thấy dược liệu - thuốc cổ truyền ngày càng trở nên có vai trò to
lớn trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đánh giá nhu cầu sử dụng
dược liệu để qui hoạch phát triển dược liệu cho đúng với tiềm năng, đưa
11
dược liệu trở thành một nguồn nguyên liệu quan trọng của ngành dược
Việt Nam, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hội nghị Dược liệu toàn quốc lần thứ 1: ”Phát triển Dược liệu bền
vững trong thế kỷ XXI”
2. Hội thảo ” Đánh giá nhu cầu sử dụng và công tác phát triển dược liệu
thuốc y học cổ truyền giai doạn 2012 – 2015”, Cục Quản lý Y dược
cổ truyền - Bộ Y tế
3. National policy on Traditional medicine and Regulation of Herbal
medicines. Report of a WHO Global survey, WHO, 2005
13

×