Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Sóc Sơn Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.62 KB, 32 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3
I.1 Tính cấp thiết của đề tài 3
I.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
I.2.1 Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Sóc Sơn 3
I.2.2 Đánh giá, phân tích điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội, chú trọng điều kiện
thổ nhưỡng 4
I.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
I.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
I.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
PHẦN III: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7
IV.1 Điều kiện tự nhiên 7
IV.1.1 Vị trí địa lý 7
IV.1 2 Địa hình, địa thế 7
IV.1.3 Khí hậu 7
IV.1.4 Tài nguyên nước 8
IV.1.5 Địa chất, đất đai 9
IV.1.6 Hiện trạng sử dụng đất đai 10
IV.1.7 Hiện trạng sử dụng các loại đất, loại rừng 11
IV.1.8 Đánh giá quy hoạch năm và hoạt động sản xuất lâm nghiệp đến 2005 20
IV.2 Điều kiện kinh tế xã hội 22
1
IV.2.1 Đặc điểm dân số và lao động 22
IV.2.2 Thực trạng kinh tế 22
IV.2.3Thực trạng cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội 25
PHẦN V: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 27
V.1 Kết luận 27
V.1.1 Về tự nhiên 27


V.1.2Về kinh tế, xã hội 27
V.2 Kiến nghị 29
PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
2
TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
HUYỆN SÓC SƠN
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở các huyện ngoại thành là vấn đề cơ
bản, nhưng rất cần thiết vì nó là tiền để để đưa ra các chính sách, quyết định đến một vùng
kinh tế nhằm, giúp cho người dân biết cách bảo vệ thiên nhiên môi trường, phát triển kinh tế,
nâng cao thu nhập, đạt nhiều hiệu quả thiết thực.
Tuy nhiên, điều kiện tư nhiên cũng như kinh tế ở các huyện ngoài thành không đồng
đều, có sự chênh lệch về tốc độ phát triển kinh tế xã hội.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
huyện Sóc Sơn” được đưa ra nghiên cứu nhằm tìm hiểu đầy đủ hơn về huyện ngoại thành
này, tập trung vào điều kiện thổ nhưỡng, hướng vào phát triển cây dược liệu tại Sóc Sơn đạt
hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
I.2 Mục tiêu nghiên cứu
I.2.1 Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Sóc Sơn
Huyện Sóc Sơn là một trong những huyện ngoại thành Hà Nội. Với diện tích 314km2,
rộng nhất trong số 14 quận huyện của thành phố, chiếm 1/10 tổng diện tích toàn thành phố
và dân số chiếm khoảng 1/21 tổng dân số toàn thành phố. Sóc Sơn có vị trí nằm ở phía bắc
và cách trung tâm thủ đô khoảng 35km.
Đặc điểm nổi bật của Sóc Sơn so với các huyện khác thể hiện ở vị trí địa lý, địa hình đất
đai và những tiềm năng phát triển kinh tế trong tương lai. Việc đánh giá tổng quan điều kiện
tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Sóc Sơn nhằm có căn cứ nghiên cứu phát triển kinh tế,
nâng cao đời sống người dân.
Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Sóc Sơn cụ thể là:
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí, địa hình địa thế, khí hậu, tài nguyên nước, địa chất, đất đai.

- Điều kiện kinh tế: Thực trạng kinh tế chung của huyện, kinh tế vùng đồi gò.
- Điều kiện xã hội: Thực trạng cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội.
3
I.2.2 Đánh giá, phân tích điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội, chú trọng điều kiện thổ
nhưỡng
Vị trí của huyện Sóc Sơn là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du nên địa hình
phức tạp, đất đai khá đa dạng và phần lớn là đất bạc màu. Chú trọng vào điều kiện thổ
nhưỡng là căn cứ cho việc phát triển cây dược liệu ở huyện Sóc Sơn:
- Xây dựng mô hình trồng cây dược liệu trên địa bàn.
- Khuyến khích người dân tham gia cải thiện môi trường, phát triển cây dược liệu, cải thiện
đời sống.
I.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
I.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Về tự nhiên: Các điều kiện về vị trí địa lý, khí hậu, địa hình địa chất là quan trọng nhất, là
căn cứ để nghiên cứu phát triển cây dược liệu sao cho phù hợp với thổ nhưỡng, đem lại hiệu
quả kinh tế.
- Về kinh tế: Đánh giá về kinh tế chung của huyện, đưa ra hướng phát triển kinh tế dựa trên
việc trồng cây dược liệu cải thiện đời sống cho người dân.
- Về xã hội: Dân cư có trình độ học vấn cao, nhìn chung nguồn nhân lực vùng đồi gò Sóc Sơn
rất dồi dào, nhân dân cần cù lao động, song còn thiếu việc làm. Nghiên cứu về xã hội để
giúp người dân có cách quản lý, bảo về môi trường, tạo điều kiện phát triển cây dược liệu
tạo thêm thu nhập.
I.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2012.
4
PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là chuyên đề nhằm có cái nhìn tổng quan nhất về các thông tin điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Trong đề tài này chúng tôi sử dụng
phương pháp chính là kế thừa các tài liệu, các báo cáo khoa học đã được công bố và phỏng

vấn chuyên gia cụ thể:
Về kế thừa thông tin: Chúng tôi kế thừa thông tin từ các báo cáo mới cập nhật về kinh
tế, xã hội của huyện Sóc Sơn, đặc biệt quan tâm tới các báo cáo của các phòng ban như:
phòng Kinh tế, hội Phụ nữ, phòng Văn hóa, hội Nông dân. Trong quá trình thu thập thông
tin, có nhiều thông tin có sự sai khác. Chúng tôi so sánh các thông tin về thời điểm điều tra
và sử dụng các thông tin mới nhất.
Về kế thừa dữ liệu: Chúng tôi cũng kế thừa các dữ liệu từ các nghiên cứu khoa học đã
được công bố. Đặc biệt chú trọng thông tin từ các báo cáo PRA được thực hiện trên địa bạn
huyện Sóc Sơn, với số người tham gia lớn hơn 50 người, những địa phương và các đối tượng
được phỏng vấn và thực hiện PRA được lấy một cách ngẩu nhiên. Sau khi đã lấy được dữ
liệu trên, chúng tôi sẽ tiến hành tính toán trên hai phần mềm cơ bản là Excel và SPSS đề có
được thông tin cần thiết.
Phỏng vấn chuyên gia: Sau khi đã thu thập các thông tin từ các báo cáo hành chính và
các báo cáo khoa học, cùng với thông tin từ phân tích dữ liệu, chúng tôi sẽ so sánh với đề
cương chuyên đề để biết rằng Chuyên đề đang thiếu những thông tin gì. Dựa vào những
thông tin còn thiếu hay một số thông tin chưa chính xác, chúng tôi thiết kế bảng phỏng vấn
với các chuyên gia. Các chuyên gia mà chúng tôi chọn phỏng vấn là các lãnh đạo, cán bộ
phụ trách chuyên môn của các phòng ban của huyện. Mỗi Lĩnh vực thông tin cần thu thập,
chúng tôi thiết kế một bảng phỏng vấn riêng cho một phòng ban phụ trách về lĩnh vực đó.
5
PHẦN III: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Hiện nay, trong nước, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về điều kiện tư nhiên của các huyện
thành, đặc biệt là các huyện miền núi. Và đây là nguồn tài liệu cho chúng tôi tham khảo cho
đề tài nghiên cứu này. Ví dụ như Đề tài nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện
Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Hương Sơn,
Hà Tĩnh
Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Sóc Sơn là một vấn đề khá
mới mẽ. Trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, có rất ít tài liệu nghiên cứu về vấn đề
này, hoặc các nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở mức mô tả, thống kê mà chưa đánh giá được
mặt lợi thế cũng như hạn chế của Huyện.

Trong đề tài này, chúng tôi đi sâu phân tích về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của
huyện Sóc Sơn, đặc biệt là điều kiện thổ nhưỡng. Từ đó, chúng tôi đưa ra một số đánh giá,
nhận định và đề xuất phương hướng phát triển kinh tế của huyện dựa trên tài nguyên đất đai.
Trong Đề tài này, chúng tôi tập trung vào nội dung nghiên cứu về điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội của huyện Sóc Sơn. Chúng tôi mong muốn rằng, sau Đề tài này, sẽ có những
nghiên cứu về kỹ thuật nông, lâm nghiệp, kinh tế. Để từ đó, có những phương hướng, giải
pháp kỹ thuật nhằm khai thác lợi thế của Huyện.
6
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
IV.1 Điều kiện tự nhiên
IV.1.1 Vị trí địa lý
Vùng đồi gò Sóc Sơn (trên địa bàn 11 xã, thị trấn) nằm ở phía Tây Bắc của huyện Sóc
Sơn, cách thủ đô Hà Nội 40km.
+ Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên.
+ Phía Nam giáp các xã Tân Dân, Thanh Xuân, Phú Cường sân bay quốc tế Nội Bài.
+ Phía Đông giáp các xã Trung Giã, Bắc Phú, Xuân Giang, Đức Hòa
+ Phía Tây giáp huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc.
IV.1 2 Địa hình, địa thế
+ Địa hình vùng đồi gò Sóc Sơn là hệ thống núi thấp và đồi gò, là một phần kéo dài về phía
Đông của dãy núi Tam Đảo, có độ cao trung bình từ 200m – 300m so với mặt biển. Có đỉnh
núi cao nhất là: Hàm Lợn (485m), Cánh Tay (332m), núi Đền Sóc (308m) Điểm thấp nhất
là 20m.
Nhìn chung địa hình của vùng đồi gò thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Địa
hình ở đây chia cắt tương đối mạnh, sườn dốc lưu vực ngắn. Độ dốc trung bình từ 20 – 25
o
,
có nơi dốc > 35
o
.
Địa hình đất đồi gò Sóc Sơn có thể chia làm 2 vùng:

+ Vùng núi thấp và đồi: Tập trung diện tích tại các xã Minh Trí, Minh Phú, Nam Sơn
+ Vùng đồi gò bát úp gồm các xã: Hiền Ninh, Quảng Tiến, Tiên Dược, Hồng Kỳ
Xen kẽ các vùng núi, đồi, gò là những cánh đồng nhỏ hẹp. Chính vì vậy hệ thống rừng trên
vùng đồi gò rất quan trọng trong việc giữ nước, điều tiết nước cho nông nghiệp, nếu như độ
che phủ của rừng đảm bảo và ngược lại nếu độ che phủ của rừng không đảm bảo hiện tượng
xói mòn, rửa trôi đất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp trong vùng.
IV.1.3 Khí hậu
Sóc Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10.
+ Mùa khô, lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Một số đặc trưng của khí hậu như sau:
7
+ Bức xạ tổng cộng hàng năm của khu vực 125,7 Kcal/cm
2
và bức xạ quang hợp chỉ đạt 61,4
Kcal/cm
2
.
+ Số giờ nắng trong năm khá dồi dào 1.645 giờ. Trung bình 1 ngày có 3 – 5 giờ nắng, tháng
có giờ nắng cao nhất là tháng 7 và tháng 10, trung bình mỗi ngày có 7 giờ. Với nền bức xạ
luôn luôn dương cùng với giờ chiếu sáng khá lớn đó là điều kiện rất thuận lợi cho nhiều loại
cây trồng phát triền.
+ Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ hàng năm đạt: 8.500 – 9.000
o
C, nhiệt độ bình quân trên năm là
23,5
o
C.
+ Độ ẩm không khí trung bình / năm là: 84%.
+ Lượng bốc hơi trung bình / năm là 650 mm.

+ Lượng mưa trung bình / năm là: 1.670mm, năm mưa ít nhất là 1.000mm, năm mưa nhiều
nhất là 2.630mm. Song lượng mưa phân phối không đều trong năm, mùa mưa tập trung vào
các tháng 7,8,9 lượng mưa chiếm từ 80 – 85% lượng mưa cả năm, mùa này thường có những
trận mưa kéo dài, có gió xoáy và bão.
+ Bão thịnh hành từ tháng 7 đến tháng 10, tháng 8 bão xảy ra nhiều nhất. Bão thường gây ra
gió mạnh và mưa lớn.
Nhìn chung khí hậu của Sóc Sơn có điều kiện lợi thế phát triển đa dạng các loại cây
trồng, vật nuôi. Hạn chế chính của khí hậu ở đây là lượng mưa lớn lại tập trung gây lũ lụt,
đất đai bị xói mòn, rửa trôi làm cho đất bị nghèo kiệt, nhất là những diện tích không có rừng,
độc dốc lớn.
IV.1.4 Tài nguyên nước
Vùng đồi gò Sóc Sơn có mạng lưới suối, kênh, mương khá dầy từ 1,2 – 1,5 km/km2.
Bao gồm: Suối Cầu chiền, suối Cầu Lai, suối Thanh Hoa, sông Lương Phú, suối Đồng
Quang, ngòi Nội Bài Chảy ra 3 sông bao quanh huyện là: sông Công (phía Bắc), sông Cầu
(phía Đông) và sông Cà Lồ (phía Nam).
Hàng năm vùng đồi gò tiếp nhận trung bình lượng nước mưa từ 50 – 60 triệu m3. Đây
là lượng nước mưa nghèo nhưng lại phân bố không đều trong năm.
Hiện nay, nguồn nước của Sóc Sơn khai thác chủ yếu từ 3 nguồn chính:
+ Nước mưa được giữ lại bằng các hồ chứa như: Đại Lải (Kênh số II), Đồng Quang, Cầu
Bãi, Hoa Sơn, Đạo Đức
8
+ Nước của các sông Công, sông Cầu, sông Cà Lồ.
+ Nước sông Hồng qua hệ thống tiếp từ Đông Anh.
Tóm lại: Vùng đồi gò Sóc Sơn là vùng nghèo nước, song do sự phân bố không đều theo
không gian và thời gian trong năm, đã làm cho Sóc Sơn trở thành vùng hạn và úng ngập
trọng điểm của Hà Nội.
Để phát triển lâu bền môi trường tự nhiên vùng đồi gò Sóc Sơn, để bảo vệ, phát triển tài
nguyên nước ở đây cần thiết phải xây dựng, nâng cấp các hồ, đập đảm bảo giữ nước phục vụ
cho sản xuất nông, lâm nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân và các khu du lịch.
IV.1.5 Địa chất, đất đai

a. Địa chất và đá mẹ
Cấu tạo địa chất của vùng đồi gò Sóc Sơn chủ yếu thuộc hệ Trias Thống thượng, bậc
Carmi, tầng Mẫu đơn bao gồm các nham thạch chính là: Sa thạch, Diệp thạch sét và hệ
Jura gồm Cuội kết.
Vùng đồi gò Sóc Sơn cũng được tạo nên là địa chất phù sa cổ thuộc kỷ Đệ tứ có tuổi
hình thành trẻ nhất.
Các loại đá mẹ chính: Phấn sa, Sa thạch, Phiến thạch sét, Dăm kết, Cuội kết và phù sa
cổ, các loại đá mẹ này thưởng phân bố xen kẽ nhau.
Theo kết quả điều tra đánh giá đất đồi gò Sóc Sơn, bao gồm 25 dạng lập địa chính, thuộc 3
nhóm đất chính sau:
b. Đặc điểm đặc trưng, diện tích các nhóm đất chính
- Nhóm đất núi thấp
Tổng diện tích 482,8 ha chiếm 8,3% đất đồi gò.
Đây là loại đất phân bố ở độ cao > 300m, có độ dốc > 25o. Tầng đất mỏng < 50 cm, tỷ
lệ đá lẫn nhiều, đất khô, hàm lượng dinh dưỡng nghèo.
Nhóm đất này thuộc đối tượng phòng hộ để che phủ, bảo vệ đất.
- Nhóm đất đồi
Tổng diện tích: 1.778,5 ha, chiếm 30,5% đất đồi gò.
Đây là loại đất phân bố ở độ cao từ 100 – 300m
- Nhóm đất đồi thấp lượn sóng, dốc thoải
Tổng diện tích 3.565,2 ha, chiếm 61,2% đất đồi gò.
9
Đây là loại đất phân bố ở độ cao < 100m, độ dốc chủ yếu < 15
o
, tầng đất từ dầy đến
trung bình (>50 cm – 100cm), thành phần cơ giới thịt nhẹ, lượng kết vón ít, đất tương đối tốt
phù hợp vời nhiều loài cây trông nhất là áp dụng phương thức nông lâm kết hợp, trồng cây
ăn quả, xây rựng vườn rừng, vườn quả.
c. Diện tích đất đồi gò phân theo các đặc trưng chính
- Diện tích phân theo độ cao

+ Độ cao < 100m, diện tích: 3.565,2 ha, chiếm 61,2% tổng diện tích
+ Độ cao từ 100 – 200 m, diện tích 1.110,8 ha, chiếm 19,1%
+ Độ cao từ 200 – 300 m, diện tích 667,7 ha, chiếm 11,4%
+ Độ cao > 300m, diện tích: 482,8 ha, chiếm 8,3%
Như vậy, Đất đồi gò của Sóc Sơn tập trung chủ yếu ở độ cao < 200 m, chiếm 80,3%.
- Diện tích phân theo cấp độ dốc
+ Độ dốc < 7
o
, diện tích 2.029,0 ha, chiếm 34,8% diện tích
+ Độ dốc 8 – 15
o
, diện tích 1.307,5 ha, chiếm 22,4%
+ Độ dốc từ 16 – 25
o
, diện tích 1.360,5 ha, chiếm 23,3%
+ Độ dốc từ 26 – 35
o
, diện tích 767,6 ha, chiếm 13,3%
+ Độ dốc > 35
o
, diện tích 361,9 ha, chiếm 6,2%.
Như vậy đất đồi gò của Sóc Sơn tập trung chủ yếu ở độ dốc < 25
o
, chiếm 80,5%.
- Diện tích phân theo độ dày tầng đất
+ Tầng đất mỏng < 50 cm, diện tích 2241,8 ha, chiếm 38,5 ha
+ Tầng đất trung bình từ 50 – 100 cm, diện tích 2779,7 ha, chiếm 47,7%
+ Tầng đất dầy > 100 cm, diện tích 805,0 ha, chiếm 13,8%
Như vậy, Đất đồi gò của Sóc Sơn có độ dày tầng đất chủ yếu từ mỏng đến trung bình
86,2%.

IV.1.6 Hiện trạng sử dụng đất đai
Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất đai vùng đồi gò Sóc Sơn (tháng 12/2005) như
sau:
Tổng diện tích tự nhiên 11 xã, thị trấn là: 18.656,3 ha, chiếm 60,9% tổng diện tích tự
nhiên của huyện Sóc Sơn, trong đó:
- Nhóm đất nông nghiệp: 11.075,1 ha, chiếm 59,4%, trong đó:
10
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 6.709,2 ha
+ Đất lâm nghiệp là: 4365,9 ha (Đất có rừng: 4.360,4 ha, vườn ươm: 5,5 ha)
- Nhóm đất phi nông nghiệp: 5.253,3 ha, chiếm 28,1%
- Nhóm đất chưa sử dụng là: 2.327,9 ha, chiếm 12,5%
Trong diện tích đất chưa sử dụng có 191,1 ha đất trống đồi trọc có khả năng sử dụng
cho lâm nghiệp, hầu hết phân bố phân tán ở nơi có địa hình phức tạp, khó khăn, cần nhanh
chóng tiến hành trồng rừng, trồng cây ăn quả, cây xanh cảnh quan để khai thác hết tiềm
năng đất đai, phát huy chức năng phòng hộ cảnh quan môi trường, phục vụ du lịch và thu
hiệu quả kinh tế góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng đồi gò nói riêng và huyện Sóc Sơn
nói chung.
IV.1.7 Hiện trạng sử dụng các loại đất, loại rừng
a. Hiện trạng đất đồi gò
- Kết quả rà soát hiện trạng đất đồi gò theo quy hoạch năm 1998
Tổng diện tích đất đồi, gò theo quy hoạch năm 1998 trên địa bàn 9 xã là 6.630 ha, Nhưng
đến thời điểm 12/2005: Kết quả rà soát, đo đạc, đối chứng (kể cả tính toán diện tích) đến
từng lô đất, lô rừng, giữa bản đồ (naem 1998) và thực tế tại thực địa, diện tích đất đồi gò chỉ
có: 5.774,5 ha, giảm 855,5 ha:
Bảng 1: Thống kê sai số của QH năm 1998
Đơn vị: ha

Quy hoạch năm
1998
Năm 2005 Tăng, giảm

Tổng 6.630,0 5.774,5 855,5
Minh Trí 1.223,0 1222,6 +0,4
Bắc Sơn 1.623,0 1.084,0 +539,0
Minh Phú 845,4 801, +43,5
Nam Sơn 1.391,0 1.311,9 +79,1
Hồng Kỳ 341,6 325,2 +16,4
Phù Linh 510,1 466,9 +43,2
Hiền Ninh 215,0 206,9 +8,1
Quang Tiến 211,7 181,1 +30,6
Tiên Dược 204,2 174,0 +30,2
Tổ chức khác 65,0 +65,0
Nguyên nhân giảm do: Sai số thống kê diện tích; Quy hoạch không đúng đối tượng đất
lâm nghiệp
11
Cụ thể các xã như sau:
Xã Bắc Sơn: Diện tích sai số 539 ha, trong đó
+ Sai số trong tính toán, thống kế 432,6 ha
+ Quy hoạch vào đất bán ngập ven sông, vùng đất trũng 39,0 ha
+ Quy hoạch vào đất lúa: 62,9 ha
+ Diện tích hồ, ao: 4,5 ha
Xã Nam Sơn: Sai số 79,1 ha, trong đó:
+ Thống kê cả diện tích hồ nước vào đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 37,1 ha
+ Ruộng 1,0 ha
+ Sai số do quy hoạch và tính toán: 41,0 ha
Xã Hồng Kỳ: Sai số 16,4 ha, trong đó:
+ Quy hoạch vào vùng bán ngập ven sông: 10,7 ha
+ Ruộng: 6,9 ha
+ Diện tích ao hò 4,1 ha
+ Sai số do tính toán diện tích (-5,3 ha).
Xã Minh Trí: sai số 0,4 ha, do tính toán thống kê diện tích.

Xã Phù Linh: Sai số 43,2 ha do quy hoạch và tính diện tích.
Xã Minh Phú: Sai số 43,5 ha, trong đó:
+ Quy hoạch vào đất nông nghiệp đất khác: 11,4 ha
+ Ruộng: 2,4 ha
+ Hồ, ao: 6,0 ha
+ Sai số do quy hoạch và tính toán diện tích: 23,7 ha
Xã Tiên Dược: Sai số: 30,2 ha, trong đó:
+ Quy hoạch vào đất nông nghiệp, đất khác: 11,3 ha
+ Ruộng: 1,2 ha
+ Hồ, ao: 3,7 ha
+ Sai số do quy hoạch và tính toán diện tích: 5,3 ha
Xã Quang Tiến: sai số: 30,6 ha, do quy hoạch và tính toán diện tích
Trong tổng 855,5 ha, phần sai số thống kê diện tích các xã hiện đang quản lý là 645,2
ha và lâm trường quản lý là 210,3 ha.
12
- Hiện trạng sử dụng đất đồi gò năm 2005
Điều chỉnh ranh giới hành chính và điều tra bổ sung (sai số do quy hoạch) tăng 43,3 ha:
Xã Bắc Sơn: 5,9 ha (điều tra thêm 8,3 ha, chuyển sang Thái Nguyên: 2,4 ha), Tiên
Dược: 0,7 ha (Điều tra thêm 9,4 ha, chuyển sang xã Mai Đình 8,7 ha), Phù Linh điều tra bổ
sung: 15,2 ha, Thị trấn 14,0 ha, Tân Minh 6,5 ha, Nam Sơn 1,0 ha.
Tổng diện tích đất đồi gò (tháng 12/2005) là 5.817,8 ha.
b. Hiện trạng sử dụng đất đồi gò
Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất đồi gò
Đơn vị: ha
Hạng mục Diện tích Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất đồi gò 5.817,8 100,0
I.Diện tích đất quy hoạch cho Lâm nghiệp 5.594,8 96,2
1.Diện tích đất có rừng 4.360,4 75,0
1.1Diện tích rừng trồng các loại 3.596,0 61,8
- Rừng thuần loài 1.701,9

+ Rừng Thông 1.062,0
+ Rừng Bạch Đàn 269,6
+ Rừng Keo 370,3
- Rừng Hỗn Giao 1.894,1
1.2 Vườn ươm, vườn quả 764,4 13,1
2.Diện tích rừng xen kẽ 1.037,8 17,8
- Trong khu dân cư 974,2
- Trong các khu quân sự 63,6
3.Đất vườn ươm 5,5 0,1
4.Đất trống chưa có rừng 191,1 3,2
- IA,IB,ID 184,7
- IC 6,4
II.Các loại đất khác 223,0 3,8
- Đất thuộc dự án mới XD 163,9
- Đất sử dụng khác 59,1
Tổng diện tích đất đồi gò (đã quy hoạch cho lâm nghiệp 1998) đến tháng 12 năm 2005
là 5.817,8 ha, nhưng hiện đã được quy hoạch cho các dự án mới và sử dụng khác là 223,0 ha
chiếm 3,8%, bao gồm đất các dự án đã được duyệt như: sân golf, bãi rác (Các văn bản,
quyết định thu hồi đất cho các dự án, phần phụ biểu kèm theo).
Như vậy diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp còn lại là 5.594,8 ha, trong đó:
13
- Tỷ lệ che phủ của rừng chung: Tổng diện tích đất có rừng: 4360,4 ha, chiếm 75,0 diện tích
đất đồi gò, chiếm 23,4% diện tích tự nhiên các xã, vùng đồi gò, chiếm 14,2% diện tích tự
nhiên huyện Sóc Sơn và chiếm 4,7% diện tích tự nhiên của thủ đô Hà Nội.
- Tỷ lệ che phủ rừng của các xã (tỷ lệ % diện tích rừng/ diện tích tự nhiên của các xã)
+ Xã Minh Trí: 42,2%
+ Xã Bắc Sơn: 13,4%
+ Xã Tân Minh: 0,6%
+ Thị trấn Sóc Sơn: 17,1%
+ Xã Minh Phú: 29,8%

+ Xã Nam Sơn: 39,4%
+ Xã Hồng Kỳ: 19,5%
+ Xã Phù Linh: 31,2%
+ Xã Hiền Ninh: 18,5%
+ Xã Quang Tiến: 14,0%
+ Xã Tiên Dược: 11,7%
Trong tổng diện tích có rừng:
+ Đất có rừng trồng tập trung 3.596,0 ha, chiếm 82,5% đất có rừng và chiếm 61,8% diện tích
đất đồi gò.
+ Diện tích vườn rừng, vườn quả 764,4 ha, chiếm 17,5%
+ Đất có rừng trồng xen kẽ (là rừng cây gỗ, cây ăn quả ) 1037,8 ha, chiếm 17,8% diện tích
đất đồi gò, trong đó:
Xen kẽ trong quy hoạch khu dân cư là 974,2 ha do quy hoạch năm 1998 trùng vào diện
tích đã quy hoạch đất ở khu dân cư.
Xen kẽ trong quy hoạch cho quân sự là 63,6 ha quy hoạch trùng vào khu quân sự.
+ Diện tích đất vườn ươm: 5,5 ha
+ Diện tích đất chưa có rừng 191,1 ha, chiếm 3,2% đất đồi gò.
c. Hiện trang đất lâm nghiệp
Từ kết quả tại Bảng 2 cho thấy
Quy hoạch năm 1998, tổng diện tích quy hoạch đất lâm nghiệp là 6630,0 ha nhưng thực
chất chỉ có 5.817,8 ha, trong đó có 1037,8 ha là diện tích quy hoạch xen kẽ trong khu dân cư
14
974,2 ha, xen kẽ trong các khu quân sự 63,6 ha. Những diện tích này là rừng trồng phân tán,
xen cây ăn quả, vườn gia đình
Cùng với các dự án khác đã được thành phố cho chuyển mục đích sử dụng như sân golf,
bãi rác là 223,0 ha
Do vậy diện tích đất đồi gò quy hoạch lâm nghiệp chỉ còn 4.557,0 ha.
Bảng 3: Hiện trạng đất Lâm nghiệp 2005
TT Hạng mục Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích 4.557,0 100

I Đất có rừng 4.360,4 95,7
1 Đất có rừng trồng 3.596,0 78,9
1.1 Rừng trồng thuần loài 1.701,9 37,3
1.2 Rừng trồng hỗn giao 1.894,1 41,1
2 Vườn rừng, vườn quả 764,4 16,8
II Đất vườn ươm 5,5 0,1
III Đất chưa có rừng 191,1 4,2
- Tổng diện tích có rừng chiếm: 95,7%, trong đó:
+ Đất có rừng trồng: 3596 ha chiếm 78,9%
+ Đất có vườn rừng, vườn quả là 764,4 ha chiếm 16,8%
- Đất chưa có rừng cần phải trồng rừng mới là 191,1 ha
d. Diện tích, trữ lượng các loại rừng
Trong tổng diện tích rừng trồng các loại: 3596,0 ha chỉ có 3181,7 ha rừng từ cấp tuổi II
trở lên có trữ lượng, còn 414,3 ha rừng các loại cấp tuổi I chưa có trữ lượng gồm:
Rừng hỗn giao: 226 ha, Thông 5,3 ha, Keo 44,2 ha và Bạch đàn: 138,5 ha (cấp tuổi I: 7,5
ha, Bạch đàn chồi: 131,0 ha).
Tổng diện tích các loại rừng trồng có trữ lượng là 3.181,7 ha, với tổng trữ lượng là
224.468,1 m
3
, trong đó
- Rừng Thông 117.490,5 m
3
, chiếm 52,4%, tập trung nhiều ở các xã Nam Sơn, Phù Linh,
Minh Phú, Tiên Dược, Minh Trí.
- Rừng Bạch Đàn: 9.047,8 m
3
, chiếm 4,0%, tập trung nhiều ở Nam Sơn, Bắc Sơn, Tiên Dược,
Hồng Kỳ.
- Rừng Keo: 21.907,8 m
3

, chiếm 9,8%, tập trung nhiều ở Nam Sơn, Minh Trí, Bắc Sơn,
Quang Tiến, Phù Linh.
15
- Rừng hỗn giao các loài cây: 76.022,0 m
3
, chiếm 33,8%, tập trung nhiều ở Minh Trí, Nam
Sơn, Phù Linh, Minh Phú.
Bảng 4: Diện tích, trữ lượng rừng
Đơn vị: Diện tích (ha), Trữ lượng: (m
3
)
TT Hạng mục Tổng Thông B.Đàn Keo H.giao
Tổng cộng
S 3181,7 1056,7 131,1 325,8 1668,1
M
224.468,
1
117490,5 9047,8 21907,8 76022,0
1 Bắc Sơn
S 158,7 17,4 18,5 81,5 41,3
M 8872,5 1185,6 933,9 4597,8 2155,2
2 Minh Trí
S 724,5 71,9 8,7 73,1 470,8
M 40876,2 4973,6 241,8 7530,0 28121,8
3 Nam Sơn
S 1012,3 369,9 56,9 96,9 488,6
M 72732,9 38450,4 5830,1 6733,9 21718,5
4 Hồng Kỳ
S 169,3 37,3 6,5 4,6 120,9
M 8495,5 4082,4 559,0 263,6 3950,5

5 Hiền Ninh
S 86,6 65 0,3 9,7 11,6
M 8779,5 7580,5 18,0 485,0 696,0
6 Quang Tiến
S 112,6 60,8 1,2 19,7 30,9
M 11018,0 8019,0 144,0 1001,0 1854,0
7 Phù Linh
S 373,9 184,6 5,5 29,7 154,1
M 35340,5 24622,0 229,0 1243,5 9246,0
8 Thị Trấn
S 12,0
M 700,0
9 Minh Phú
S 391,1 154,1 16,5 3,0 217,5
M 25104,0 17180,0 314,0 15,0 7595,0
10 Tiên Dược
S 134,2 89,2 17,0 7,6 20,4
M 12103,0 10942,0 778,0 38,0 345,0
11 Tân Minh
S 6,5 6,5
M 455,0 455,0
e. Đặc điểm các loại rừng
- Đánh giá sinh trưởng các loại cây trồng
Trên vùng đồi gò Sóc Sơn các loại cây trồng tương đối phong phú và đa dạng, caccs
loài cây tròng chủ yếu là: các loài Thông (5 loài): P.caribaea var Caribaea Cu Ba; P.
Massoniana Tam Dao; P.khasya Ha Giang; P. Caribaca var Hondurensis Guantamala;
P.merkusii Ha Trung.
16
Các loài Bạch đàn: Eu camaldulensis (1484); Emocrek petford; Eu tereticomis (1343);
Kenerdy River; Eu exserta Dai Lai. Các loài Keo là tràm (Acacia auticuliformis), Keo tai

tượng (Acacia mangium)
Các loài Bạch đàn trồng trên đất đồi gò, trong đó có Bạch đàn Liễu Sinh trường khá
hơn, nói chung Bạch đàn chỉ sinh trường, phát triển tốt trên đất phù sa cổ, tầng đất dầy. Nhìn
chung diện tích Bạch đàn trồng trên đồi cần được cải tạo để trồng các loài cây khác có hiệu
quả kinh tế và môi trường hơn.
Keo là loài cây cải tạo đất tốt. Song Keo tai tượng phát triển tốt hơn keo lá tràm. Tuy
nhiên, trồng Keo hiệu quả kinh tế không bằng các loài cây khác. Do vậy cần thiết trồng xen
Keo với các loài cây có hiệu quả kinh tế và làm đẹp cảnh quan môi trường.
Các loài Thông có khả năng sinh trưởng tốt trên các đồi trọc của Sóc Sơn. Thông cho
gỗ, cho nhựa. Thông tạo nên cảnh quan đẹp, tạo không khí trong sạch và là nơi nghỉ mát hay
dưỡng bệnh rất tốt.
Ngoài các loài cây thông dụng trên, vùng đồi gò Sóc Sơn đã trồng các loài cây bản địa
như: Lim Xanh, Bời lời nhớt, Muồng, Côm tầng, Dung sạn Các loài cây này sinh trưởng,
phát triển tốt. Song trước khi trồng các loài cây này cần thiết phải trồng các loài cây cải tạo
đất hoặc trồng xen kẽ thì sẽ cho hiệu quả tốt hơn.
- Đặc điểm các loại rừng
Rừng thông thuần loài:
Rừng Thông: Tổng diện tích là 1.062 ha, được trồng hầu hết tại các xã trong vùng, tập
trung nhiều ở các xã Nam Sơn, Phù Linh, Minh Phú, Tiên Dược và Minh Trí. Nhìn chung
Thông phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng nên cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Các chỉ tiêu lâm học như sau:
+ Cấp tuổi I (Th I): 5,3 ha, N/ha = 1500 cây, D = 3 : 4 cm, H = 0,6 m
+ Cấp tuổi II (Th II): 9,6 ha, N/ha = 1300 cây, D
1,3
= 6 : 8 cm, H = 3 : 4 m, M/ha = 16m
3
+ Cấp tuổi III (Th III): diện tích 41,7 ha, N/ha = 1.100 – 1.200 cây, D
1,3
= 14 cm, H= 8 – 9
m, M/ha = 53 m

3
.
+ Cấp tuổi IV (Th IV) diện tích 211,0 ha, N/ha = 700 – 800 cây, D
1,3
= 18 – 20 cm, H = 12 –
13 m, M/ha = 90 m
3
.
17
+ Cấp tuổi V + VI (Th V) diện tích 794,4 ha, N/ha = 600 cây, D
1,3
= 22 cm, H = 15 – 16 m,
M/ha = 140 m
3
.
Rừng trồng Bạch đàn: Tổng diện tích là 269,6 ha, bao gồm Bạch đàn chồi và bạch đàn
trồng mới, phân bố ở hầu hết các xã. Nhìn chung cây sinh trưởng và phát triển chậm, kém
hiệu quả kinh tế, không phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng, đối với diện tích bạch
đàn chồi đã qua nhiều thế hệ kinh doanh chồi cần phải cải tạo để trồng mới các loài cây khác
có hiệu quả hơn.
Các chỉ tiêu về lâm học như sau:
+ Bạch đàn chồi (BĐC II,V) diện tích 36,9 ha, có N/ha = 1600 – 1.800 chồi,, D1,3 = 6 – 8
cm, h = 7m, M/ha = 15 m3
+ Bạch đàn chồi (BĐC I) diện tích 131,0 ha, N/ha = 2.000 – 2500 cây, D1,3 =< 5 cm, h = 3
– 4 m
+ Bạch đàn cấp tuổi I (BĐ I) diện tích 7,5 ha tại Phù Linh, N/ha = 1.500 cây, D1,3 < 5 cm, H
= 3 – 4 m.
+ Bạch đàn cấp tuổi II (BĐ II) diện tích 18,8 ha, N/ha = 800 cây, D1,3= 12 cm, H = 10,
M/ha = 36,0 m
3

.
+ Bạch đàn cấp tuổi III (BĐ III) diện tích 1,7 ha, N/ha = 500 – 700 cây, D1,3 = 16 cm, H =
12m, M/ha = 50 m
3
.
+ Bạch đàn cấp tuổi IV (BĐ IV) diện tích 26,6 ha, N/ha = 600 cây, D1,3 = 16 cm, H = 14 m,
M/ha = 75 m
3
.
+ Bạch đàn cấp tuổi V (BĐ V) diện tích: 47,0 ha, N/ha = 500 cây, D1,3 = 18 cm, H = 15m,
M/ha = 118 m
3
.
Rừng trồng Keo: Tổng diện tích: 370,3 ha, Keo được trồng hầu hết ở các xã, tập trung
nhiều ở các xã Bắc Sơn, Nam Sơn, Minh Trí, Phù Linh Cây sinh trưởng và phát triển tốt
phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng và có chức năng cải tạo đất tốt.
Các chỉ tiêu về lâm học như sau:
+ Keo cấp tuổi 1 (K I) diện tích 44,5 ha, N/ha = 1.500-1.700 cây.
+ Keo cấp tuổi 2 (K II) diện tích 58,9 ha, N/ha = 1.000 cây, D1,3 = 8-10 cm, H= 7-8m, M/ha
= 20,0 m
3
18
+ Keo cấp tuổi III (K III) diện tích 124,8 ha, N/ha = 800 – 1.000 cây, D1,3 = 14 cm, H = 10-
11 , M/ha = 57,0 m
3
+ Keo cấp tuổi IV (K IV) diện tích 93,0 ha, N/ha = 700 cây, D1,3 = 16cm, H = 11-12m,
M/ha = 100 m
3
+ keo cấp tuổi V (K V) diện tích 49,1 ha, N/ha = 500 cây, D1,3 = 20 cm, H= 12-13 m,
M/ha= 82,0 m

3
.
Rừng trồng hỗn giao
Tổng diện tích là 1.894,1 ha được trồng hết ở các xã, bao gồm các loài cây Thông +
Keo, Bạch đàn + Cây khác Nhìn chung cây sinh trưởng và phát triển tốt phù hợp với điều
kiện tự nhiên trong vùng.
Đặc điểm vườn rừng, vườn quả
Tổng diện tích vườn rừng, vườn quả là 764,4 ha, trong đó có rất nhiều các mô hình
vườn rừng, vườn quả như vải + xoài, vải + hồng, vải thuần loại, vải + chè, chè xen Vài, vải +
Hồng + cây khác Nhìn chung cây sinh trưởng và phát triển tốt phù hợp với điều kiện tự
nhiên trong vùng và cho hiệu quả kinh tế cao.
f. Đánh giá diễn biến sử dụng đất đồi gò
Bảng 5: Diễn biến rừng năm 2005 với năm 1998
Đơn vị: ha
TT Hạng mục Năm 1998 Năm 2005 Tăng (+)
Giảm (-)
I Đất có rừng 4.094,5 4.360,4 + 265,9
1 Rừng trồng các loại 3.357,1 3.596,0 + 20,9
1.1 Rừng trồng thuần loài 2.196,0 1.701,9 - 494,1
- Thông 1.093,1 1.062,0 - 31,1
- Bạch đàn 811,6 269,6 - 542,0
- Keo 291,3 370,3 + 79,0
1.2 Rừng trồng hỗn giao 1.379,1 1.894,1 + 515,0
2 Vườn rừng, vườn quả 519,4 764,4 + 245,0
3 Diện tích rừng xen kẽ 1.037,8 + 1.037,8
- Trong các khu dân cư 974,2 + 974,2
- Quân đội 63,6 + 63,6
II Đất vườn ươm 5,5 + 5,5
19
- Diện tích đất có rừng tăng 265,9 ha (năm 1998 là 4094,5 ha, năm 2005 là 4.360,4 ha). Diện

tích rừng xen kẽ trong khu dân cư, khu quân sự tăng 1037,8 ha (chưa kể khoảng 100 ha rừng
mà các dự án đã sử dụng như Sân golf, Học viện Phật giáo )
- Cơ cấu về cây trồng có nhiều thay đổi, diện tích Bạch đàn thuần loài giảm, diện tích rừng
hỗn giao các loài cây cảnh quan, kinh tết tăng đáng kể do quá trình trồng rừng và nâng cấp
rừng qua các năm.
+ Diện tích vườn rừng, vườn quả tăng nhanh, cơ cấu cây trồng đa dạng phong phú, chất
lượng cây giống đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt hiệu quả kinh tế cao.
IV.1.8 Đánh giá quy hoạch năm và hoạt động sản xuất lâm nghiệp đến 2005
a. Đánh giá quy hoạch
Lần đầu tiên các hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên diện tích đất đồi gò huyện Sóc Sơn
được xây dựng quy hoạch chi tiết theo định hướng phát triển có cơ sở khoa học và thực tiễn
theo các nội dung, các giải pháp và có kế hoạch thực hiện rõ ràng và cụ thể.
Quy hoạch chi tiết là cơ sở để Nhà nước và thành phố đầu tư, hỗ trợ đầu tơ không chỉ
cho lâm trường mà còn đến hộ gia đình của các xã có đất đồi gò để bảo vệ và phát triển rừng
có hiệu quả.
Tuy nhiên quy hoạch còn nhiều tồn tại
- Chưa kết hợp chặt chẽ với các ngành (tài nguyên – môi trường; nông nghiệp ), dẫn đến quy
hoạch trùng lên diện tích đã quy hoạch khu dân cư, đất sản xuất nông nghiệp
- Quan điểm sử dụng đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp, đất sử dụng khác chưa rõ ràng, chưa có
tiêu chí cụ thể và chưa thống nhất với các ngành, dẫn đến coi như toàn bộ đất đồi gò và diện
tích có rừng trồng (rừng trồng trên đất bằng) là đất quy hoạch cho lâm nghiệp, do đó có sự
chồng chéo trong quy hoạch.
- Trong quy hoạch đất lâm nghiệp chỉ quy hoạch 2 loại rừng phòng hộ và đặc dụng; trong
phân loại các loại rừng chưa có tiêu chí cụ thể,đặc thù trên đất đòi gò và hiện trạng rừng Sóc
Sơn, dẫn đến nhiều diện tích có thể phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa, phát triển vườn
rừng, rừng sinh thái phục vụ du lịch không được quy hoạch rõ quy mô ranh giới và nội
dung phát triển.
- Trong tổng hợp xây dựng quy hoạch, công tác tính toán, thống kê diện tích còn nhiều sai sót
(xã Bắc sơn tính thừa diện tích của xã trên 400 ha).
20

Nguyên nhân của những tồn tại trên do:
- Nhận thức về công tác điều tra cơ bản về quỹ đất, quỹ rừng và quy hoạch rừng của các cấp
các ngành, các địa phương chưa được quan tâm (quy hoạch chủ yếu để tham khảo, báo cáo
số liệu ) Đầu tư cho việc điểu tra cơ bản, lập quy hoạch còn chưa thỏa đáng.
- Công tác kiểm tra giám sát, thẩm định, quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức.
b. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp đến năm 2005
- Hiện trạng tổ chức quản lý bảo vệ rừng
Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng huyện Sóc Sơn được thành lạo theo quyết định số
1793/QĐ-UB ngỳ 29 tháng 4 năm 1999, của UBND thành phố Hà Nội. Hiện nay có 5 cán bộ
với nhiệm vụ quản lý – tổ chỉ đạo, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn nhận đất,
nhận rừng thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ mà dự án đã đề ra theo quyết định đã được phê
duyệt.
Trên địa bàn tham gia dự án gồm:
+ Lâm trường Sóc Sơn: tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp 2435 ha (gồm rừng phòng hộ
+ đặc dụng), lâm trường có tổng số cán bộ công nhân viên là 101 người. Trong đó cán bộ
quản lý, văn phòng tổng hợp, khuyến lâm 12 người; tổ cơ động quản lý bảo vệ phòng cháy
10 người. Trên địa bàn các xã được chia 5 tiểu khu với tổng số cán bộ CNV 79 người (Minh
phú 42 người, Nam Sơn 8, Hồng Ký 9, Đền Gióng 9, Sân bay 11).
+ Các xã trong vùng đồi gò: Các xã đều có cán bộ phụ trách về lâm nghiệp, tổ bảo vệ rừng
và các hộ có tham gia nhận đất nhận rừng.
+ Lực lượng kiểm lâm: Trên địa bàn các xã đều có cán bộ kiểm lâm địa bàn thực hiện nhiệm
vụ theo dõi diễn biến rừng và quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy rừng và ngăn chặn các hành
vi trái phép làm ảnh hưởng đến rừng.
c. Kết quả hoạt động sản xuất lâm nghiệp
Tổng đầu tư cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng từ năm 1998 – 2005 là 14,84 tỷ
đồng theo các nhiệm vụ như sau:
Bảng 6: Thống kê kết quả hoạt động lâm nghiệp (1999- 2005)
Hạng mục Tổng thực hiện
Tổng diện tích (ha) Tổng đầu tư (1.000 đ)
Tổng cộng 14.843.266,4

I.Trồng rừng 2.101,4 6.260.936,6
1.TR trên đất trống 1.786,7 5.292.368,4
21
- Thông + Keo 1.190,8 3.686.437,8
- Cây ĂQ 595,9 1.605.930,6
2.TR trên diện tích BĐ (mật độ, M
thấp)
123,1 360.552,6
- Thông + Keo 53,9 177.325,1
- Cây ĂQ 69,2 183.227,5
3.TR trên diện tích cải tạo BĐ
chồi
65,7 194.269,8
- Thông + Keo 24,2 79.630,2
- Cây ĂQ 41,5 114.639,6
4.TR trên diện tích rừng cháy 125,9 413.745,8
- Thông + Keo 124,9 410.938,4
- Cây ĂQ 1,0 2.762,4
II.Trồng băng xanh cản lửa 44,8 700.044,8
III.Trồng nâng cấp rừng 878,8 1.313.563,7
IV.Chăm sóc rừng 5.165,0 4.701.921,3
V.Quản lý bảo vệ rừng 21.347,8/3.050 1.866.800/266.700,0
IV.2 Điều kiện kinh tế xã hội
IV.2.1 Đặc điểm dân số và lao động
Vùng đồi gò huyện Sóc Sơn nằm trên 11 xã, thị trấn, với tổng dân số 111.436 người,
chiếm 42,2% dân số toàn huyện, mật độ dân số trong vùng bình quân 588 người/km2, cao
nhất là thị trấn Sóc Sơn 5.028 người/km2 và thấp nhất là xã Nam Sơn 277 người/km2. Dân
số trong vùng chủ yếu sản xuất nông nghiệp chiếm 85% tổng dân số.
Tổng lao động trong vùng là 60.175 lao động, chiếm 54% dân số, trong đó có tới 80%
lao động nông, lâm nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp trồng trọt là chính trên đất 1-2 vụ,

do đó thời gian dành cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm ½ thời gian trong năm. Do đó tình
trạng lao động thiếu việc làm khoảng 30 – 35%, lực lượng lao động này phải vào thành phố
để tìm kiếm việc làm.
IV.2.2 Thực trạng kinh tế
IV.2.2.1Thực trạng kinh tế chung huyện Sóc Sơn
Kinh tế chung của huyện phát triển ổn định và liên tục tăng trưởng với tốc độ khá, cơ
cấu kinh tế có sự chuyển dịch cơ bản. Từ nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ năm 2000
(64% - 22,4% - 11,6%) sang công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp (41,4% - 33,5% - 25,1%)
kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và xã hội được tăng cường đầu tư, đời sống vật chất tinh
thần của nhân dân được cải thiện.
22
- Ngành nông, lâm nghiệp – thủy sản:
Tiếp tục tăng theo hướng sản xuất hàng hóa, giá trị năm 2005 đạt 115,17% so với năm
2000, tốc độ tăng bình quân 2,9%/năm. Giá trị sản xuất bình quân/ha canh tác đạt 36,5 triệu
đồng, cơ cấu ngành nông nghiệp có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng chăn nuôi, thủy
sản, cây công nghiệp thực phẩm, giảm dần cây lương thực. Về lâm nghiệp công tác trồng
rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng được đảm bảo tốt, kinh tế trang trại (vườn rừng, vườn quả)
được phát triển bước đầu đã mở ra hướng phát triển kinh tế trang trại gắn liền với du lịch
sinh thái.
- Ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
Tổng giá trị sản phẩm năm 2005 đạt 3.615 tỷ đồng, bằng 321,7% so với năm 2000, tốc độ
tăng trưởng bình quân 26,32%, riêng công nghiệp tăng 28,46% (chiếm tỷ trọng 67,1%). Số
lượng doanh nghiệp tăng 57 doanh nghiệp công nghiệp, 42 doanh nghiệp xây dựng. Bước
đồng đã hình thành một số vùng tập trung quy mô cacsc cụm công nghiệp vừa và nhỏ với
các ngành chủ yếu như lắp ráp, cơ khí, thép và vật liệu xây dựng góp phần quan trọng giải
quyết việc làm cho số lao động dư thùa.
- Các ngành dịch vụ:
Có bước phát triển khá mạnh khẳng định nó là ngành kinh tế quan trọng. Tổng giá trị
sản xuất trên địa bàn 2005 tăng 70% so với năm 2000 Tốc độ tăng trưởng bình quân
11,2%/năm. Các ngành dịch vụ như vận tải, ngân hàng, bưu điện, bưu chính viến thông

đều có bước tăng trưởng mạnh đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế văn hóa xã hội trên địa
bàn.
- Các thành phần kinh tế:
Có bước phát triển mạnh, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, công tác chuyển
đổi và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước được triển khai tích cực. Toàn huyện có 220 doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó có (20 doanh nghiệp liên doanh vốn 100% đầu tư của
nước ngoài) và có 6875 hộ kinh doanh cơ sở sản xuất cá thể thu hút hơn 17.000 lao động.
IV.2.2.2 Thực trạng kinh tế chung vùng đồi gò
Cùng với sự phát triển kinh tế chung của huyện Sóc Sơn, kinh tế vùng đồi gò cũng có
sự chuyển biến tích cực. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch cơ bản từ (nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ) sang (công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp). Kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật
23
và xã hội đã được tăng cường đầu tư. Đời sống nhân dân vũng đồi gò, đã được cải thiện một
bước.
Nhưng so với toàn huyện thì đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn hơn, tổng thu
nhập đầu người thấp, trình độ dân trí, cơ sở hạ tầng còn nhiều mặt hạn chế. Song trong
tương lai vùng đồi gò sẽ có bước tiến triển tốt do diện tích đất đai về nông – lâm – thủy sản
rộng lớn, trong vùng có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh sẽ thu hút được nhiều
khách du lịch trong nội thành, trong nước và nước ngoài đến thăm quan du lịch và nghỉ ngơi
cuối tuần.
a. Thực trạng sản xuất nông nghiệp
- Trồng trọt: Theo kết quả điều tra dân sinh kinh tế xã hội năm 2005, trên vùng đồi gò: Tổng
sản lượng lương thực 31.875 tấn, bình quân lương thực đầu người 290 kg/năm.
- Chăn nuôi: Trong vùng phát triển mạnh về chăn nuôi, có tổng số đàn gia súc là 60.178 con,
trong đó: trâu 6.045 con, bò 11.112 con, lợn 43.021 con, tổng số gia cầm có 494.344 con.
b. Thực trạng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Nhìn chung trong vùng đã có bước phát triển, song so với toàn huyện còn nhiều hạn chế
hơn. Hiện nay trong vùng hiện có khu công nghiệp Nội Bài với diện tích 50 ha tại xã Quang
Tiến đang trong thời kỳ xây dựng chưa hoàn thành và một số khu công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp khác

c. Thực trạng thương mại, du lịch và dịch vụ
Các hoạt động thương mại trong vùng đồi gò phát triển đa dạng và tăng nhanh trong
những năm gần đây. Trong vùng ngoài thị trấn Sóc Sơn ra, đã hình thành nhiều trung tâm
khác trong tương lai sẽ trở thành thị tứ như Đền Sóc, Nỉ, Bắc Sơn Nó không những tiêu
thụ, lưu thông hàng hóa nông, lâm sản như các loại hoa quả, chè, gia súc, gia cầm mà còn
thu hút nhiều lao động dư thùa, tạo công ăn việc làm cho nhân dân trong vùng.
Mặt khác vùng đồi gò Sóc Sơn có tiềm năng du lịch rất lớn, nổi bật là di tích lịch sử
Đền Sóc (Đền Gióng) và rất nhiều các Đền, Đình, Chùa đã được xếp hạng. Kết hợp với hệ
thống hồ trên núi tạo nên nhiều cảnh quan đẹp sơn thủy hữu tình, hàng năm đã thu hút nhiều
du khách trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch sinh thái và nghỉ ngơi cuối tuần
Đây là tiềm năng lớn cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại – dịch vu
– du lịch.
24
IV.2.3Thực trạng cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội
- Giao thông:
Trên vùng đồi gò ngoài quốc lộ 2, quốc lộ 3, đường tỉnh lộ 35 còn có cả hệ thống giao
thông lên huyện, liên xã, liên thôn bằng nhựa và bê tông hóa rất thuận lợi cho việc giao lưu,
chuyển giao công nghệ, lưu thông hàng hóa
- Hệ thống điện lưới
100% các xã có điện lưới quốc gia, song điện mới chỉ phục vụ chủ yếu cho sinh hoạt,
chưa sử dụng nhiều vào sản xuất nông lâm nghiệp chế biến.
- Thủy lợi:
Hệ thống các hồ, đập chưa nước trong vùng như Cầu Bãi, Hoa Sơn, Hàm Lợn, Đồng
Đò, Ban Tiện, Đồng Quan, Đạc Đức, Thanh Trì, tân Yên và hệ thống các hồ nhỏ đã được
xây dựng kiên cố đảm bảo đủ nước tưới phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp và nước sinh
hoạt cho nhân dân trong vùng và khách du lịch. Đặc biệt là các hồ nước kết hợp với rừng
cây, địa hình tạo nên cảnh quan đẹp hấp dẫn khách du lịch.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng
+ Giáo dục: Trong vùng có tổng số 39 trường học, trong đó phổ thông trung học 1 trường,
trung học cơ sở 12 trường, tiểu học 13 trường, mầm non 13 trường. Tỷ lệ học sinh đến

trường đạt 100%. Hệ thống trường lớp được xây dựng kiên cố, học sinh không còn phải học
3 ca, chất lượng dạy và học tốt.
+ Y tế: Trong vùng có bệnh viện huyện Sóc Sơn, 100% các xã đều có trạm y tế, cơ sở vật
chất được xây dựng kiên cố. Số lượng y, bác sĩ được tăng cường, công tác khám chữa bệnh
cho nhân dân được đảm bảo.
Đánh giá chung về kinh tế xã hội
- Nhìn chung vùng đồi gò Sóc Sơn có mật độ dân số đông, lưu lượng lao động dồi dào, song
trình độ lao động chưa cao, việc áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất còn nhiều hạn
chế.
- Kinh tế trong vùng phát triển tương đối ổn định và liên tục tăng trưởng với tốc độ khá, cơ
cấu kinh tế có sự chuyển dịch cơ bản từ nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ sang công
nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp. Các ngành nghề đã được đầu tư vốn để phát triển sản xuất
bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
25

×