Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

TÌNH HUỐNG TRANH CHẤP TRONG VẬN TẢI BIỂN – CHỦ TÀU ROMASHKA THIẾU MẪN CÁN TRONG VIỆC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐI BIỂN CỦA TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.01 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TÌNH HUỐNG TRANH CHẤP TRONG VẬN TẢI BIỂN – CHỦ TÀU
ROMASHKA THIẾU MẪN CÁN TRONG VIỆC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐI
BIỂN CỦA TÀU
MÔN: VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN NGOẠI THƯƠNG
Giảng viên: Lê Phương Dung
Nhóm thảo luận 10:
Nguyễn Huỳnh Xuân Mai DKQ122024
Lê Trung Tín DKQ122045
Trần Văn Mỏng DKQ122066
Huỳnh Trần Tuấn Phương DKQ122035
Trần Ngọc Hiền DKQ122013
Nguyễn Quốc Khang DKQ122020
Ngô Tuấn Khang DKQ122019
Long Xuyên, tháng 02 năm 2015
PHỤ LỤC
VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN NGOẠI THƯƠNG
Trang
I. TÌNH HUỐNG………………………………………………………….3
II. MÔ HÌNH HÓA……………………………………………………… 4
III. NHỮNG MẶT TÍCH CỰC VÀ
TIÊU CỰC TRONG TÌNH HUỐNG………………………………….5
IV. GIẢI QUYẾT……………………………………………………………5+6
V. ĐỀ XUẤT……………………………………………………………… 7
2
VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN NGOẠI THƯƠNG
TÌNH HUỐNG
Ngày 20/11/2005, công ty sản xuất-kinh doanh Sài Gòn-Daklak (SADACO)
đã ký hợp đồng thuê tàu chuyến theo mẫu GENCON (1994) Công ty Katran


Shipping để thuê tàu Romashka chở hàng từ cảng Bombay về cảng Sài Gòn (nhập
khẩu theo FOB Incoterms 2000). Hàng hóa chuyên chở là than non (lignite).
Katran Shipping là 1 công ty có địa chỉ tại Hongkong và thuộc sở hữu của Ucraina.
Thực hiện hợp đồng thuê tàu chuyến đã ký, tàu Romashka đã được điều động đến
cảng Bombay và đến ngày 10/12/2005 đã xếp được 9.500 MT than non và chấm
dứt nhận hàng. Thuyền trưởng tàu Romashka đã ký và phát hành vận đơn sạch và
khởi hành.
Cũng nhằm đề phòng rủi ro, SADACO đã mua bảo hiểm cho lô hàng tại
công ty bảo hiểm Bảo Minh theo điều kiện mọi rủi ro, kể cả rủi ro cháy nổ vì tính
chất đặc biệt của hàng hóa. Trị giá hợp đồng bảo hiểm là 2.000.000 USD, ghi trách
nhiệm bảo hiểm bắt đầu từ lúc hàng đã xếp xuống tàu tại cảng Bombay cho đến khi
hàng được dỡ khỏi tàu tại cảng Sài Gòn.
3
VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN NGOẠI THƯƠNG
Ngày 17/01/2006, trong khi tàu Romashka đang di chuyển trên biển thì hàng
hóa bổng nhiên bốc cháy do sơ suất của thuyền viên trên tàu nên hư hỏng toàn bộ
giá trị lô hàng và tàu cũng bị hư hỏng nặng phải nhờ đội cứu trợ rê dắt tàu về cảng
gần nhất. Theo hợp đồng thuê tàu GENCON, “…chủ tàu sẽ được miễn trách từ
nguyên nhân bất cẩn hay sai sót của thuyền trưởng, thuyền viên hoặc những người
làm thuê cho chủ tàu trên tàu hoặc trên bờ…” nên từ đây quy ra Bảo Minh sẽ phải
bồi thường giá trị lô hàng cho tổn thất của chủ hàng là SADACO, phía Bảo Minh
cử người đi giám định và qua lời kể của các thuyền viên trên tàu thì nhận thấy thiết
bị phòng cháy chữa cháy của tàu đã không hoạt động lúc xảy ra sự việc nên dẫn
đến hậu quả nghiêm trọng…
Như vậy, Bảo Minh hay Katran Shipping sẽ bồi thường cho SADACO trong
trường hợp trên? (Tài liệu tham khảo: />tap-tranh-chap-ve-tau-bien-chuyen-cho-hang-hoa-mon-van-tai-va-bao-
hiem.htm)
4
VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN NGOẠI THƯƠNG
I . MÔ HÌNH HÓA


5
SADACO
KATRAN SHIPPING
HĐ thuê tàu chuyến
Gencon ( than non )
CẢNG SÀI GÒN
Đến cảng Bombay và đến
ngày 13/1/2006 đã xếp
được 8.000 MT than non
Đến cảng Bombay và đến
ngày 13/1/2006 đã xếp
được 8.000 MT than non
TÀU ROMASHKA
BẢO HIỂM BẢO MINH
BỒI THƯỜNG GIÁ TRỊ HÀNG HÓA
1 2
1: Mua BH
2:Khiếu nại BH
VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN NGOẠI THƯƠNG
II NHỮNG MẶT TÍCH CỰC
VÀ TIÊU CỰC TRONG TÌNH HUỐNG
1) Trong tình huống này, mặt tích cực được thể hiện qua các vấn đề sau:
Ký hợp đồng thuê tàu chuyến Gencon giữa công ty sản xuất-kinh doanh Sài
Gòn-Daklak (SADACO) và Công ty Katran Shipping nhằm thể hiện rõ ràng trách
nhiệm giữa chủ hàng và chủ tàu đối với hàng hóa.
Công ty sản xuất-kinh doanh Sài Gòn-Daklak (SADACO) đã kịp thời mua bảo
hiểm cho lô hàng hóa kể cả bảo hiểm cháy nổ vì tính chất đặc trưng của lô hàng
trước khi xảy ra tổn thất
2) Trong tình huống này, mặt tiêu cực được thể hiện qua các vấn đề sau:

Sự thiếu mẫn cán của các thành viên trên tàu khiến thiết bị hỗ trợ hoạt động
không tốt và không sẵn sàng đối mặt với các tình huống xấu có thể xảy ra trên biển
gây hậu quả nghiêm trọng đến tàu cũng như hàng hóa
Sự bất cẩn của thuyền viên có mặt trên tàu, thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu am
hiểu về tính chất cơ bản của hàng hóa.
Vừa hư hại về tàu và thiệt hại về mặt hàng hóa, gây mất thời gian và chi phí để
rê dắt tàu, sửa chữa và giám định thiệt hại
6
GIÁM ĐỊNH, ĐIỀU TRA

Xác định được lỗi
thuộc về Katran
Shipping
VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN NGOẠI THƯƠNG
III. GIẢI PHÁP
Thông qua tình huống xảy ra chúng ta thấy phía công ty sản xuất kinh doanh
Sài Gòn Đắc Lak- SADACO đã thông báo với công ty bảo hiểm Bảo Minh về thiệt
hại toàn bộ lô hàng của mình do bị bốc cháy bởi hành vi bất cẩn của thuyển viên,
yêu cầu công ty bảo hiểm Bảo Minh phải bồi thường tổn thất cho lô hàng của mình
dựa vào hợp đồng đã ký kết theo Gencon, quy định rằng " công ty bảo hiểm sẽ chịu
trách nhiệm bồi thường cho khách hàng trong những trường hợp do sơ suất của
thuyền trưởng hay thủy thủ".
Phía công ty bảo hiểm Bảo Minh cử người đi giám định tàu Romaska sau khi
nhận được thông báo bồi thường từ công ty SADACO, kết quả cho thấy nguyên
nhân tổn thất toàn bộ lô hàng là do thiết bị chữa cháy không hoạt động, truy về
hành vi thiếu mẫn cán của phía chủ tàu vì lẽ thế công ty Bảo Minh cho rằng mình
không có trách nhiệm phải bồi thường tổn thất.
Theo quy định trong Gencon, hành vi thiếu mẫn cán của phía chủ tàu làm tổn
thất hàng hóa thì trách nhiệm bồi thường hoàn toàn giá trị lô hàng sẽ thuộc về chủ
tàu. Do đó công ty vận tải Katran Shipping sẽ chịu trách nhiệm bồi thường

1.900.000 USD cho công ty sản xuất kinh doanh Sài Gòn Đắc Lak vài trong hợp
đồng không có nêu rõ tổng giá trị của lô hàng. (quy tắc Hague 1924 quy định về
giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở bồi thường cho tổn thất, mất mát
trong trường hợp hàng hóa không kê khai gá trị trên vận đơn)
7
VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN NGOẠI THƯƠNG
IV. ĐỀ XUẤT
Về phía công ty bảo hiểm Bảo Minh , những người trực tiếp thụ lý hồ sơ cần
phải lưu ý giám định, kiểm tra kỹ trước khi nhận bảo hiểm cũng như khi tàu gặp sự
cố hay xảy ra rủi ro ở cả hiện trường cũng như thông qua chứng từ đã thu thập
được, xem xem con tàu có được thực hiện lên đà bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng
quy trình và định kỳ không, thủy thủ thuyền viên có đủ tiêu chuẩn nghề nghiệp để
thực hiện công việc được phân công, phân nhiệm không (bằng cấp, chứng chỉ nghề
nghiệp), trước chuyến hành trình, tàu đã được chuẩn bị đầy đủ và hợp lý về thuyền
viên, hầm hàng, trang thiết bị để sẵn sàng cho việc vận chuyển các lô hàng sẽ nhận
chưa? thiệt hại có do tàu quá già cũ, hỏng hóc máy móc thông thường gây ra
không? Từ đó làm sao hạn chế tới mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra theo
điều và loại trừ được những thiệt hại không phải vì những rủi ro của biển.
Về phía công ty vận tải Katran Shipping cần làm việc có trách nhiệm hơn, cần
phải kiểm tra định kì độ an toàn của tàu cùng với trang thiết bị đảm bào phục vụ tốt
cho hành trình vận chuyển hàng hóa trên biển.
Vể phía công ty sản xuất kinh doanh Sài Gòn Đắk Lak khi hợp tác ký hợp đồng
thuê tàu vận chuyển cho lô hàng của mình cần lựa chọn kỹ lưỡng hãng tàu vận
chuyển cho lô hàng của mình, và thiết yếu cần phải yêu cầu phía chủ tàu cung cấp
đầy đủ giấy chứng nhận tàu và trang thiết bị của tàu đáp ứng được hành trình vận
chuyển hàng hóa trên biển.
8
VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN NGOẠI THƯƠNG
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC
STT Họ và Tên Công việc

Hoàn
thành
Ký tên
1 Trần Ngọc Hiền
Tổng hợp bài, giải
quyết vấn đề
100%
2 Nguyễn Huỳnh Xuân Mai
Tìm tiêu cực và tích
cực
100%
3 Ngô Tuấn Khang
Tìm tình huống, tiêu
cực và tích cực
100%
4 Nguyễn Quốc Khang
Tìm tiêu cực và tích
cực
100%
5 Lê Trung Tín
Tìm tình huống, giải
quyết vấn đề
100%
6 Trần Văn Mỏng Mô hình hóa, in bài 100%
7
Huỳnh Trần Tuấn
Phương
Tìm tình huống, mô
hình hóa, tổng hợp bài
lần cuối

100%
9

×