Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tìm Hiểu Hệ Điều Hành Symbian Trên Các Thiết Bị Di Động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.32 KB, 18 trang )

Báo Cáo Bài Tập Lớn
Môn : Nguyên Lí Hệ Điều Hành
Chủ Đề : Tìm Hiểu Hệ Điều Hành Symbian Trên Các Thiết Bị Di
Động
Nhóm thực hiện :

Mục Lục
Phần 1.Đôi nét về Symbian
Phần 2.Lịch sử phát triển
Phần 3. Cấu trúc và Hoạt động của Symbian
Phần 4. Nhìn lại
Phần 1.Đôi nét về Symbian.
Sơ qua về hệ điều hành Symbian:
Nguồn gốc của hệ điều hành Symbian bắt đầu ở một vài thiết bị xách tay
đầu tiên. Hệ điều hành bắt đầu xuất hiện năm 1988 là SIBO (sixteen bit organizer
– 16 bit). SIBO chạy trên những máy tính phát triển bởi Psion Computers, nơi đã
phát triển hệ điều hành chạy trên những thiết bị nhỏ.
Mục đích chính của Symbian OS khi được thiết kế là chuyên dùng cho các thiết
bị cầm tay với những nguồn tài nguyên (bộ nhớ, CPU…) bị giới hạn mà có thể
chạy hàng tháng hay hàng năm, tối ưu và giảm thiểu các rủi ro trong bộ nhớ…
Chính vì vậy, cấu trúc hoạt động của Symbian gây khá nhiều khó khăn cho các
lập trình viên khi tìm hiểu về nó.
Symbian bắt nguồn từ EPOC (Electronic Pocket Communication), một hệ
điều hành được phát triển cho các máy tính và thiết bị liên lạc bỏ túi của Psion có
bộ xử lý yếu và bộ nhớ nhỏ. Đó là lý do mà đôi khi chúng ta thấy sự xuất hiện
của EPOC trong Symbian như thư mục chính trong bộ công cụ lập trình có tên là
Epoc32.
Symbian được phát triển để tạo ra một hệ điều hành mạnh mẽ cho thế hệ thiết bị
lai giữa PDA và mobile phone mà người ta gọi là WID (Wireless Information
Device). Tùy theo tỷ lệ kết hợp giữa PDA và mobile mà người ta chia các thiết bị
dùng Symbian thành 2 nhóm: Smartphone (thiên về mobile phone) và


Communicator (thiên về PDA). Điểm độc đáo của Symbian là cung cấp một hệ
điều hành hỗ trợ cho nhiều dòng thiết bị khác nhau vừa đáp ứng được sự sáng tạo
riêng của các nhà sản xuất vừa phục vụ được nhiều mục đích sử dụng khác nhau
của người dùng: như mô hình Smartphone (Pearl) có kiểu dáng giống điện thoại
di động thường với bản phím số phục vụ cho những khách hàng vốn trung thành
với mobile phone truyền thống, mô hình Communicator Quartz theo kiểu dáng
của PDA phục vụ cho khả năng tìm kiếm qua màn hình cảm ứng hay mô hình
Communicator Crystal có dáng dấp một laptop phù hợp cho các chức năng nhập
liệu.
Sự kết hợp của hệ điều hành Symbian và những đặc điểm riêng phục vụ cho các
dòng thiết bị đã tạo ra nhiều nền hệ thống khác nhau như chúng ta đã biết: Series
60, series 80, series 90 và UIQ.
- Series 60: (theo mô hình Smartphone Pearl): kích thước màn hình 176 x 208
pixel bao gồm: Nokia 7650 , 3650/3600, 3660/3620, N-Gage, N-Gage QD, 6600,
7610, 6260, 6630, 6670, 3230 hay Panasonic X700, Samsung SGH-D710,
Siemens SX1, Sendo X,
- UIQ: (theo mô hình Communicator Quartz) có kích thước màn hình 208x320
pixel bao gồm: Sony Ericsson P800, P900, P910, BenQ P30, P31, Motorola
A920, A925, A1000, Arima ASP805
- Series 80: (theo mô hình Communicator Crystal) có kích thước màn hình
480x320 pixel bao gồm: Nokia 9210, 9210i, 9300, 9500.
- Series 90: đây là thế hệ Series 80 mà lai giữa UIQ và người ta gọi là media
phone với sản phẩm duy nhất hiện tại là Nokia 7710 (cải tiến từ sản phẩm trước
đó là Nokia 7700).
- Ngoài ra Symbian còn là hệ điều hành cho các dòng máy của mạng điện thoại
NTT Docomo ở Nhật với các dòng máy Fujitsu như FOMA F900i, FOMA
F2102V, FOMA F2051 (chỉ hỗ trợ Java).
Các nền hệ thống này có sự khác biệt nên hầu hết các ứng dụng có giao diện đều
không thể chạy được trên cùng 2 dòng máy. Tuy nhiên với những chương trình
cấp thấp như các server (chương trình file exe) thì điều này là hoàn toàn có thể.

Không những vậy giữa những nhà sản xuất cũng tạo sự khác biệt riêng nên đôi
khi ứng dụng sẽ gặp trục trặc khi chạy trên các loại máy khác nhau dùng chung
nền hệ thống. Một đặc điểm nữa là các máy cùng nền hệ thống nhưng dùng phiên
bản hệ điều hành khác nhau cũng sẽ có sự khác nhau. Đây là những điều và
những lập trình viên nên lưu ý để biết ứng dụng của mình có thể hoạt động tốt
trên những thiết bị nào.
Các phiên bản của Symbian:
Psion
EPOC16
EPOC OS Releases 1–3
EPOC Release 4
EPOC Release 5 aka. Symbian OS 5
ER5u aka. Symbian OS 5.1
Symbian OS v6.0 and 6.1
Symbian OS 7.0 and 7.0s
Symbian OS 8.0
Symbian OS 8.1
Symbian OS 9.0
Symbian OS 9.1
Symbian OS 9.2
Symbian OS 9.3
Symbian OS 9.5
Phần 2.Lịch sử phát triển.
1.Quá trình hình thành và phát triển của hệ điều hành Simbian:
Năm 1980, Psion được thành lập bởi David Potter, chủ yếu để viết các
phần mềm và trò chơi cho các thế hệ máy tính ZX đầu tiên. Mục tiêu phát triển
các phần mềm trên hệ máy nhỏ gọn.
Từ năm 1991 đến 1998, Psion xuất bản HĐH EPOC 16 đưa vào sử dụng trên các
máy thế hệ 3, Psion 3, một trong những PDA đầu tiên thay thế các loại sổ tay,
lịch giấy lúc đó, và thường được biết đến với tên gọi SIBO. Cũng trong thời điểm

này, EPOC 32 OS (EPOC Release 1-3) được đưa vào máy thế hệ 5.
Năm 1998, Symbian được thành lập bởi các tập đoàn Nokia, Motorola,
Ericsson, Matsushita, Psion nhằm tập trung phát triển các PDA và điện thoại di
động thông minh. Năm 1999, EPOC Release 5, được dùng trong các điện thoại
Revo, Ericsson MC218, Ericsson 380.
Năm 2000, phông Unicode được tích hợp vào Ericsson R380 trên nền EPOC R5.
Ở thời điểm này, EPOC vẫn chưa là một HĐH “thân thiện” bởi phần mềm vẫn
không thể nào thêm vào được. Sau đó, EPOC R6 được đổi tên thành Symbian
v6.0, v6.1 và điện thoại đầu tiên được cài vào đó một HĐH là Nokia 9210.
Năm 2003, Symbian giới thiệu phiên bản Symbian OS v7.0 và v7.0s.
Năm 2004, virus điện thoại xuất hiện đầu tiên tấn công HĐH Symbian với tên
gọi Cabir và cũng trong năm này Psion bán cổ phần của mình cho Nokia.
Tiếp đó, phiên bản Symbian ra đời với lợi thế được lựa chọn một trong 2 cấu trúc
nhân Kernels EKA1 và EKA2. Tuy vậy, cũng phải đến phiên bản Symbian 8.1b,
EKA2 mới được dùng. Người sử dụng khó thấy sự khác biệt, nhưng bên trong có
rất nhiều thay đổi. EKA1 được các nhà sản xuất chọn để đảm bảo khả năng
tương thích với những driver thiết bị cũ trong khi EKA2 lại chuyên về khả năng
tương tác thời gian thực.
Phiên bản Symbian 9.0 cũng được ra đời trong năm 2004, nhưng chỉ dùng để thử
nghiệm nội bộ và dừng sản xuất cũng trong năm này.
Đầu năm 2005, Symbian OS phiên bản mới nhất 9.1 được công bố. Phiên bản
này được cải tiến nhiều về các ứng dụng và nội dung, cơ chế bảo vệ tốt hơn tất cả
phiên bản các phiên bản trước. Nokia N91 được đưa vào sử dụng phiên bản này
đầu tiên, tiếp đó là đến Sony Ericsson P990…
2.Các thế hệ
Symbian thế hệ 1 chính là Symbian v9.4 hay còn gọi là S60 5th mà bạn
đang thấy rất nhiều trên thị trường như Nokia N97, Sony Ericson Satio hay
Samsung Omnia HD Đây chính là thế hệ Symbian cảm ứng đầu tiên.
Symbian thế hệ 2 rất ít được nhắc tới và sẽ được bỏ qua để các công ty có
thể “nhảy” lên Symbian thế hệ 3. Một số tính năng của Symbian thế hệ 2 sẽ được

cập nhật cho các máy Symbian thế hệ 1, chẳng hạn như hiệu năng được cải thiện,
tính năng kinetic scrolling và giao diện được đổi mới để dễ dùng hơn sau khi cập
nhật firmware 2.0 của N97 chính là một phần của Symbian thế hệ 2. Có lẽ các
dòng máy cao cấp khác dùng Symbian v9.4 sẽ sớm có tính năng này.
Symbian thế hệ 2 chỉ có một chút thay đổi nhỏ so với thế hệ 1 nhưng khi khi
nâng cấp lên thế hệ 3, đó sẽ là một thay đổi rất lớn.
Symbian thế hệ 3: Vượt trội hơn thế hệ 2, sau đây là một số thay đổi và
tính năng chính:
+ Hỗ trợ nhiều màn hình chủ cùng lúc: Đây là một tính năng có trên các máy
dùng Android và ngay cả chiếc Nokia N900 chạy Maemo. Giao diện đa màn hình
sẽ cho phép bạn đưa nhiều widget, bookmarks trang web hay shortcut đến các
ứng dụng thường dùng. N97 cũng có hai màn hình chủ nhưng một cái gần như
không có tác dụng.
+ Hỗ trợ cảm ứng đa điểm và cảm ứng điện dung : Phần điện dung thì Nokia
X6 đã có nhưng còn đa điểm thì vẫn chưa máy Symbian nào có thể dùng được.
Tuy nhiều người thích hai chức năng này nhưng chiếc điện thoại cao cấp nhất
của Nokia là N900 hoàn toàn không cần chúng mà vẫn hoạt động tốt. Dù vậy, với
cảm ứng đa điểm và cảm ứng diện dung, nhiều người sẽ cảm thấy hứng thú với
máy hơn.
+ Giảm bới số lần bấm chuột, số lần hỏi người dùng, tái cấu trúc lại menu và
hỗ trợ chạm một lần để chọn (single tap): Đây thực sự là một bước tiến lớn
cho các máy Symbian, nhất là khi giao diện của thế hệ 1 gây quá nhiều khó chịu
và bối rối cho người dùng.
+ Giao diện người dùng cho phép tăng tốc độ : tốc độ điều khiển tăng lên 3
lần, tốc độ cuộn trang tăng từ 15 khung hình/giây (fps) lên 60fps. Đây cũng là 1
thay đổi đáng chú ý khác khi mà đã có khá nhiều lời phàn nàn về độ trễ của
Symbian thế hệ 1.
+ Tích hợp QT 4.6 cho phép các phần mềm xây dựng cho Symbian thế hệ 3
có thể tương thích với Symbian thế hệ 4 và các thế hệ sau : QT4.6 là nền tảng
phần mềm và giao diện đa năng được Trolltech xây dựng. Trolltech đã được

Nokia mua lại nhưng họ vẫn giữ các đặc tính của mình trên bản QT4.6 như tương
thích với Symbian, Windows 7, Mac OS 10.6 và Maemo 6. Hiện chúng ta vẫn
chưa có bất cứ thông tin nào về Maemo 5 nhưng có lẽ Nokia sẽ không bỏ rơi nó.
+ Hỗ trợ cổng xuất tín hiệu HDMI và HD video: Ngay cả các file video lớn
hơn 2GB cũng có thể chơi được.
+ Nhận diện bài hát, tích hợp cửa hàng âm nhạc với chương trình nghe
Radio: Tính năng nhận diện này khá giống với TrackID của các máy Sony
Ericsson.
+ Tích hợp công nghệ NFC (Near Field Communication): Một trong những
ứng dụng phổ biến của NFC là ví điện tử.
Cuối cùng, ta nhắc đến Symbian thế hệ 4Symbian thế hệ 4 mới chỉ dừng lại
ở mức ý tưởng chứ chưa thật sự được tạo ra. Cũng dựa trên nền QT như thế hệ 3
nhưng thế hệ 4 sẽ cải thiện giao diện sâu hơn nữa, nó sẽ cho phép bạn tự do đặt
các widget trên màn hình chủ (có vẻ giống N900), menu ngữ cảnh hỗ trợ hiển thị
theo kiểu danh sách. Ngoài ra ta còn thấy danh bạ, các ứng dụng, âm nhạc và
hình ảnh được thay đổi, cải thiện việc chuyển đổi giữa các chương trình, thiết kế
lại Control Panel và một số thay đổi khác.
Phần 3. Cấu trúc và Hoạt động của Symbian
Symbian là một hệ thống kết hợp nhiều thành phần khác nhau mà có thể
ứng dụng cho nhiều dạng thiết kế khác. Những thành phần tạo nên hệ điều hành
Symbian:
- Trung tâm của hệ điều hành, thường gọi là kernel.
- Một bộ tổng hợp các phần trung gian cho việc điều hành, gọi là midlleware.
- Một tập quản lý tài nguyên, gọi là application engines.
- Một khung làm việc cho việc thiết kế giao diện, User Interface Framework.

1.Cấu trúc.
Hệ điều hành Symbian có cấu trúc 5 tầng chuyên biệt. Chúng ta sẽ lần lượt
đi tìm hiểu các tầng này"
Tầng 1: gồm nhân hệ điều hành(kernel) tích hợp với phần cứng, lớp này

cung cấp một cách nhìn trừu tượng để thuận tiện hơn trong việc thiết kế qua
nhiều platforms (nền tảng / hệ máy) và tài nguyên hệ thống (resources), tạo một
sự dễ dàng chuyển đổi sang dạng phần cứng mới (điện thoại). lớp cơ bản bảo
đảm hiệu quả hoạt động mạnh mẽ của Symbian OS. Hai thành phần chính trong
lớp này đó là Kernel Services và Devices Driver.
+ Kernel Services: cung cấp một khả năng xử lý đa luồng và thi hành các
chương trình từ phía người dùng.
+ Device Drivers: cung cấp một hệ thống driver và phần điều khiển các
thiết bị: DTE, DCE serial Port, Infrared (SIR), USB Client, SDIO Card,
keyboard, bộ số hóa, Ethernet, MMC và LCD.
Tầng 2: tầng dịch vụ cơ bản, tầng này cung cấp một chương trình sườn
(Programming framework) cho tất cả các thành phần khác của Symbian OS, bao
gồm các file hệ thống và các thư viện thông dụng:
+ Low Level Libraries: Cung cấp các thư viện, tiện ích được yêu cầu bởi
Symbian OS và các ứng dụng khác trên Symbian: Cryptography library, XML
Parsing framework, Power management framework, Databse engine, Character
Encoding.
+ Fileserver: Cung cấp, chia sẻ quyền truy xuất tới các file hệ thống, các
phương tiện lưu trữ: RAM, NOR và NAND Flash, ATA/CF, MMC, SD Card.
Tầng 3: tầng OS Services, đây là trái tim của hệ điều hành Symbian, tầng
này cung cấp một hạ tầng các thành phần của Symbian, được biết như là
Middleware. Những thành phần này bao gồm các hệ thống Multimedia và
Graphics, Networking, Telephony, các giao thức, và thành phần kế nối với PC.
+ Generic Services: bao gồm các dịch vụ mã hóa (cryptography) và
Multimedia.
+ Comms Services: bao gồm các dịch vụ hạ tầng về truyền thông và mạng
với 3 phần chính là: Telephony, Networking Services, Serial & Shortlink
Services.
+ Graphic Services: Cung cấp các ứng dụng symbian bằng cách chia sẻ
quyền truy cập tới màn hình, bàn phím, các thiết bị nhập khác (camera ), hệ

thống font
+ PC Connect Services: Cung cấp bộ công cụ để tạo các kết tới máy tính,
ví dụ như Sync, backup. Mỗi nhà sản xuất thiết bị dùng Symbian OS có thể tạo
tạo riêng bộ kết nối của họ tương thức với phần cứng được sản xuất.
Tầng 4: Tầng Application Services. Hạt nhân của bất cứ mobile nào chính
là dữ liệu của người dùng. Hệ điều hành Symbian cung cấp sẵn các ứng dụng
gồm: Contacts, Clender, To-do, Messaging và Browsing và tất cả các thiết bị
dùng Symbian OS đều có cùng tập các ứng dụng này.
+ PIM: chứa các ứng dụng về Agenda, To-do và contacts.
+ Messaging: hỗ trợ các giao thức sử dụng trong tin nhắn SMS, MMS,
EMS, Email.
+ Browing: các dịch vụ hỗ trợ về HTTP, WAP, SMIL parser.
+ Data Sync: các chức năng về đồng bộ dữ liệu 1 chiều, 2 chiều, hỗ trợ các
giao thức HTTP, WSP, OBEX thông qua Hồng ngoại, Bluetooth và USB. Đồng
bộ Contact và Calender.
Tầng 5: Tầng UI Framework, tầng dựng nên giao diện người dùng của thiết
bị, mỗi người sử dụng thiết bị Symbian có giao diện khác nhau tùy thuộc vào như
cầu sử dụng của họ. Bao gồm hai phần chính là UI Framework và UI Toolkit.
- Tầng Java: Tầng này chức năng tương tự, ngang hàng như tần 4 và 5,
nhưng chỉ đơn thuần để cho các ứng dụng Java có thể cài đặt và chạy được. Tầng
này bao gồm JVM - máy ảo Java, CLDC, và MIDP. Hệ điều hành Symbian cung
cấp một môi trường thực thi hàng đầu các ứng dụng Java, một môi trường được
xây dựng tối ưu cho các thiết bị di động cũng như các ứng dụng trên các thiết bị
này.
2.Hoạt động.
Trung tâm của hệ điều hành bao gồm: bộ tổng hợp các điều khiển thiết bị,
các bảng dữ liệu, những chương trình cho phép người dùng làm việc với phần
cứng máy tính. Đây là phần trung tâm nhất của Symbian, có trong tất cả thiết bị
có hệ điều hành Symbian.
Hệ điều hành Symbian là hệ điều hành dựa trên mô hình kernel. Chỉ có một

chương trình chạy và quản lý các dịch vụ cung cấp cho người dùng. Chương
trình này và những dữ liệu của nó cần phải nhỏ và hiệu quả. Chỉ có những thành
phần điều hành máy tính cần thiết mới có trong kernel; những chức năng khác
đều được đưa ra phần giữa (middleware) hay ứng dụng. Việc thiết kế này làm
cho kernel rất chắc chắn và làm cho kiến trúc và việc điều hành của Symbian rất
uyển chuyển.
Symbian là một hệ điều hành 32 bit hỗ trợ làm việc đa nhiệm và đa tiến trình.
Cấu trúc tháo lắp của nó hỗ trợ và khuyến khích một lượng lớn các thành phần
giao tiếp và hỗ trợ khả năng thêm thành phần giao tiếp trung tâm để thích nghi
với các thiết bị và phương thức mới.
Middleware:
Thành ngữ middleware chỉ những thành phần như thư viện, kho dữ liệu và
chương trình thực hiện dịch vụ hệ thống nhưng không cần nằm trong kernel.
Trong Symbian nó bao gồm việc thực hiện những dịch vụ như quản lý dữ liệu,
giao tiếp, đồ hoạ.
Symbian sử dụng server để thực hiện cộng việc trong middleware. Ý tưởng là
dùng một máy chủ có thể quản lý một dịch vụ riêng biệt bằng cách chấp nhận
yêu cầu từ nhiều nguồn khác nhau - hoặc là khách (clients) – và phối hợp truy
xuất và thực hiện bằng cách trả lời những yêu cầu đó. Bằng cách tạo ra một lớp
mới cho middleware, những người thiết kế Symbian đã làm cho nó dễ thiết kế
một dịch vụ hệ thống mới và nâng cấp dịch vụ có sẵn mà không cần viết lại phần
chính của hệ điều hành.
Application Engines:
Những ứng dụng cấp người dùng trên Symbian cũng có lợi ích từ việc phối hợp
mà middleware cung cấp. Việc phối hợp truy cập nguồn tài nguyên không thuộc
về bản chất được thực hiện thông qua application engines. Nó định ra những
điểm truy cập đơn lẻ cho những ứng dụng cấp người dùng khi họ truy cập tài
nguyên.
Giống như middleware, application engines cũng làm một dạng như server. Điểm
khác biệt đến từ khu vực quản lý. Application engines quản lý dịch vụ và dữ liệu

ứng dụng, không phải dịch vụ và dữ liệu hướng hệ thống. Sự thật là giống như
application engines sẽ tương tác chính nó với máy chủ ở middleware.
Application engines bao gồm trong Symbian là:
- The Agenda engine.
- The Contacts engine.
- The Sheet engine.
- The Alarm server and World Time engine.
- The Spell engine.
- The Help engine.
Khung giao diện người dùng (User Interface Framework):
Từ khi những máy tính sử dụng Symbian là những thiết bị xách tay nhỏ hướng
đến người dùng, giao diện càng trở nên quan trọng. Nó quan trọng vì giao diện
dễ sử dụng, dễ thay đổi, dễ lập trình. Hơn nữa, có những thiết bị thiết kế chạy
Symbian , do đó giao diện phải được chuyển đổi. Do đó, những người thiết kế
Symbian đã chọn khung làm việc, xây dựng giao diện như một phần của trung
tâm hệ điều hành.
Bằng cách chọn một khung giao diện đồ họa hơn là một giao diện cụ thể, những
người thiết kế đã đặt nền tảng cho nhiều giao diện khác có thể được xây dựng.
Trong phiên bản hiện hành của Symbian, có hai giao diện được xây dựng trên
khung giao diện đồ họa. Những giao diện này sử dụng thành phần GUI phổ biến,
như các điều khiển và hội thoại.
Hiện tại, những thành phần GUI chính là Uikon và Standard Eikon. Thư viện
chính của Uikon bao gồm thành phần phổ biến rộng rãi. Standard Eikon bao gồm
những mã bắt đầu cho những đoạn chương trình xảy ra trong thiết kế, nhưng
những hàm cụ thể phải được thêm vào. Ý nghĩa của cấu trúc này là cho phép
thêm những điều khiển như thay đổi giao diện mà không cần làm ảnh hưởng đến
các điều khiển riêng.
Công nghệ đồng bộ (Synchronization Technology):
Symbian cũng bao gồm việc đồng bộ dữ liệu với những máy khác. Công nghệ
này là chủ đề của việc kết hợp rộng rãi, phát triển chuẩn và Symbian đã tích hợp

những điều này vào hệ điều hành Symbian. Trên hệ điều hành Symbian, việc
đồng bộ được thực hiện ở ba phần:
- Bộ quản lý kết nối (Connection Manager) là một tiến trình khởi tạo chạy trên
thiết bị Symbian và dò tìm khi có một máy khác muốn kết nối. Nó bắt đầu kết nối
đồng bộ khi một thiết bị được tìm thấy.
- Những máy chủ kết nối (Connectivity Servers) thực hiện nhiều chức năng của
việc đồng bộ như: duyệt tập tin đơn giản, đồng bộ tập tin, sao lưu và phục hồi dữ
liệu.
- Bộ chuyển đổi tập tin (File Converters) chuyển dữ liệu giữa những dạng đặc
biệt và những ứng dụng. Những bộ kết nối này thì khá nhỏ trong việc kết nối của
Symbian; hầu hết những chuyển đổi xảy ra trong lúc kết nối. Tuy nhiên, bộ kết
nối sẽ chuyển dạng văn bản sang HTML và một vài ứng dụng văn phòng của
Symbian sang bản tương ứng của nó trên Windows.
Hệ điều hành Symbian được xây dựng để chạy trên các điện thoại Symbian.
Do đó, các đặc tính phần cứng của điện thoại có tác động sâu sắc đến hệ điều
hành. Vì vậy, để hiểu rõ Symbian, chúng ta cần tìm hiểu các thành phần quan
trọng cấu thành điện thoại Symbian, đó là CPU, ROM, RAM, các thiết bị nhập
xuất (I/O) và nguồn năng lượng.
+ Bộ xử lý trung tâm (Center Processing Unit – CPU): Hệ điều hành Symbian
được thiết kế cho kiến trúc 32 bit CPU, chạy ở tốc độ thấp hơn so với CPU trên
máy tính để bàn và trên Server. Các hệ thống Symbian hiện tại sử dụng 104Mhz,
122Mhz và 220 Mhz Strong ARM CPU, với các loại CPU ARM7 và ARM9. Các
điện thoại Symbian tương lai có thể chạy trên các CPU nhanh hơn.
+ Bộ nhớ trong (Read Only Memory): ROM chứa hệ điều hành và tất cả các
ứng dụng và phần mềm trung gian (middleware) có sẵn được nhà sản xuất đưa
vào khi tạo thiết bị. Điều này hoàn toàn khác với trên PC, nới mà ROM chỉ chứa
các phần nạp ban đầu và BIOS, còn hệ điều hành và ứng dụng lưu trên đĩa cứng.
Bộ nhớ ROM trên điện thoại Symbian được gán nhãn là ổ đĩa Z. Tất cả mọi thứ
trong ROM đều có thể truy cập như là file trên ổ đĩa Z. Vì vậy các chương trình
được chạy trực tiếp trên ROM thay vì nạp vào RAM như trên PC. Bộ nhớ ROM

thường rất giới hạn, thường là 8MB hoặc 16MB.
+ Bộ nhớ RAM (Random Access Memory): bộ nhớ RAM được sử dụng bởi các
ứng dụng đang thực thi và nhân hệ thống. Một phần RAM được gán là ổ đĩa C,
dùng để chứa các chương trình, các file tài liệu ứng dụng, Dung lượng RAM
thường khoảng 8mb hoặc 16mb và ổ C thường chiếm 50% dung lượng RAM,
nên có thể sẽ xảy ra lỗi khi bị tràn bộ nhớ. Khi khởi động nguội máy, nội dung
trên RAM sẽ bị xóa. Dữ liệu trên RAM được phục hồi lại nếu khởi động nóng,
trừ phi bị lỗi khi đang khôi phục.
+ Các thiết bị nhập xuất (Input/Output – I/O): bao gồm
Màn hình: có kích thước khác nhau tùy theo mô hình thiết bị, có thể là màn hình
cảm ứng với khả năng tương tác bằng viết.
Một bàn phím: có thể chỉ là bàn phím số hay qwerty.
Một khe cắm thêm thẻ nhớ (memory card): đây là bộ nhớ ngoài của điện thoại
Symbian và được gán nhãn ổ D.
Một công tuần tự RS232: để giao tiếp với PC.
Một cổng hồng ngoại và Bluetooth cho các truyền thông vô tuyến giữa điện
thoại Symbian và các thiết bị khác như PC, Laptop, Palm PDA
Nguồn năng lượng: bao gồm các pin đặc thù và các nguồn điện phụ, thông qua
một thiết bị phù hợp
Symbian cũng sử dụng những kỹ thuật như hệ điều hành trên máy tính để bàn: nó
sử dụng một kiến trúc trình điều khiển thiết bị và cung cấp các API để lập trình
điều khiển các thiết bị ngoại vi này. Nhưng Symbian có những đặc điểm rất khác
so với hệ điều hành trên máy tính để bàn do tài nguyên trên điện thoại Symbian
là khá giới hạn, không có đĩa cứng nên cách quản trị bộ nhớ dùng bộ nhớ ảo và
xử lý theo trang là không thể thực hiện trên Symbian. Ngoài ra với nguồn năng
lượng hạn hẹp, Symbian phải được thiết kế đặc biệt, có thể chạy ổn định ngay cả
khi đang sạc pin hay thay pin.
Phần 4. Nhìn lại
Ở thời kỳ hoàng kim thì Symbian được đánh giá là thân thiện, dễ sử dụng,
thông minh, dễ tùy biến, nhiều ứng dụng Tuy nhiên càng về sau, khi các hệ

điều hành iOS của Apple và Android của Google phổ biến hơn thì Symbian đánh
mất dần các lợi thế. Nó trở thành một hệ điều hành lạc hậu, trì trệ, kém chuyên
nghiệp
Điểm yếu nhất của Symbian, ngay cả khi nó đang thịnh hành, là sự không tương
thích giữa các phiên bản(phiên bản ra sau mới hơn lại không chạy được ứng dụng
cho phiên bản trước), dẫn đến khó khăn cho các nhà phát triển phần mềm của
hãng thứ 3, từ đó cũng khiến phần mềm dành cho Symbian tuy nhiều mà ít, vì
cùng là Symbian nhưng lại không chạy được cùng một phần mềm. Chính vì vậy,
các thiết bị mới ra của Symbian cũng được đón nhận dè dặt hơn, do người tiêu
dùng lo ngại không kiếm được những ứng dụng yêu thích mà họ đang dùng trên
thiết bị Symbian cũ. Đối với giới chuyên môn thì đó là cách phát triển nghiệp dư,
thiếu tầm nhìn và cũng là một trong những nguyên nhân hạ gục Symbian, khi
các hệ điều hành cạnh tranh có tính tương thích ngược rất tốt.
Một điểm nữa, là hầu hết các thiết bị chạy Symbian đều gắn với phiên bản hệ
điều hành của nó vĩnh viễn, người dùng không thể nâng cấp hệ điều hành trên
thiết bị cũ của mình lên phiên bản mới, việc đó càng khiến Symbian trở nên phân
mảnh, thiếu thân thiện và bó buộc hơn. Những thiết bị Symbian cuối cùng đã
khắc phục được nhược điểm đó nhưng lúc này Android và Ios đã trở nên quá phổ
biến.
Nhiều chuyên gia cho rằng Nokia và Symbian đã bỏ lỡ cơ hội của mình, khi
không xây dựng một hệ sinh thái thực sự vững chắc xung quanh Symbian khi nó
còn thống trị. Các thiết bị càng ra đời sau càng khó kiếm ứng dụng tiện ích do sự
thay đổi và cải tổ trong lòng Symbian. Vô số ứng dụng cũ được viết trong thời kỳ
hoàng kim không thể sử dụng được, và vì vậy chúng chẳng giúp ích gì cho các
thiết bị mới. Mọi chuyện có lẽ sẽ khác nếu tất cả các thiết bị Symbian đều tương
thích với nhau.

×