Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tạo môi trường cho trẻ làm quen văn học - chữ viết thông qua phòng thư viện đồ chơi – góc sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.77 KB, 16 trang )

Tạo môi trường cho trẻ làm quen văn học - chữ viết
thông qua phòng thư viện đồ chơi – góc sách
Ở TRƯỜNG MẦM NON 2 THÀNH PHỐ HUẾ
Thư viện đồ chơi trường mầm non 2 Thành phố Huế được hình thành
từ năm 2000. Ngoài những giờ học, hoạt động trên lớp, trẻ được luân phiên
đến thư viện chơi, tập… bởi nơi đây vó nhiều loại sách, đồ dùng, đồ chơi
phong phú, đa dạng. Thư viện đồ chơi có nhiều góc chơi giúp trẻ học bằng
chơi, chơi mà học rất có kết quả. Trong những năm qua, nhà trường đầu tư ở
góc sách trong thư viện đồ chơi nhiều loại sách từ nhà trẻ đến lớp mẫu giáo
theo chủ đề, chủ điểm phục vụ nội dung chương trình giáo dục của ngành
mầm non.
Từ năm thứ nhất thực hiện chuyên đề “Làm quen văn học - chữ viết”,
nhà trường đã có suy nghĩ cần phải phát huy, khai thác hiệu quả phòng thư
viện đồ chơi, nhằm tạo điều kiện để trẻ được thực nghiệm. Đây là môi
trường phong phú giúp trẻ làm quen với việc “đọc sách” từ tuổi mầm non.
Bước đầu hình thành cho trẻ có một số kỹ năng “đọc viết” chuẩn bị điều
kiện để trẻ vào học phổ thông.
Đến nay nhà trường đã có các loại sách: Những bộ tranh nhà trẻ,
truyện tranh chữ to, thơ chữ to, tạp chí, hoạ báo đều có hình ảnh minh hoạ.
Về truyện thì có truyện cổ tích kể theo tranh, truyện dân gian Việt Nam,
truyện kể sáng tạo. Những bài thơ, ca dao, đồng dao cùng các nguồn tài liệu
được chọn lựa phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ và các nội dung sách
có liên quan đặc thù văn hoá địa phương. Sách là một phần trong đồ dùng đồ
chơi cho trẻ: sách giúp trẻ làm quen môi trường chung quanh, làm quen với
tạo hình, với toán, với chữ viết…
Ngoài ra, còn có sách cho giáo viên tham khảo những nội dung văn
hoá Huế, chăm sóc sức khoẻ, sách truyện tranh của nước ngoài… đối với trẻ
đồ chơi cũng là một loại sách đặc biệt sinh động. Trẻ không những xem
tranh, ngắm nhìn tranh trong sách mà trẻ còn hoạt động với đồ vật, đồ chơi,
và tự kể theo ngôn ngữ của trẻ. Giáo viên giúp trẻ sửa những từ trẻ dùng
không đúng và giúp trẻ phát triển từ mới. Trẻ có thể tự làm sách truyện từ


tranh ảnh do trẻ tự vẽ hoặc sưu tầm để rèn luyện khéo tay. Trẻ chơi ghép
tranh có từ dưới tranh, trẻ chỉ các “chữ cái” hoặc “từ” trẻ đã làm quen. Trẻ
kể chuyện theo tranh về các loại thực phẩm, món ăn cách chế biến. Bộ tranh
lô tô giúp trẻ kể chuyện những vật nuôi trong gia đình, con vật sống trong
rừng… trên cùng một bức tranh, nhiều trẻ kể theo nhiều cách khác nhau.
Ngoài ra với đồ chơi nước, trẻ tưởng tượng thuyền, đò trôi trên sông, đồ chơi
cát trẻ nghĩ ra cách chơi đắp núi, xây cầu vừa chơi vừa đọc thơ, ca dao, đồng
dao…
Trong thư viện đồ chơi có bàn xoay, có tranh rời trẻ tự sắp thành câu
chuyện, có sân khấu rối với đủ loại rối… để trẻ diễn tập, tạo nhiều hứng thú.
Trẻ giới thiệu nhân vật trong truyện và thơ, trẻ có thể thể hiện các nhân vật
trong vai Thánh Gióng, Tấm Cám, Cấy khế… làm tái hiện tâm trạng, hành
động, ngôn ngữ của các nhân vật trong câu chuyện, trẻ cũng tự chơi với
nhân vật rối và còn dùng rối để kể, nói chuyện một cách tự nhiên.
Đồ chơi vốn có nhiều chủng loại trong đó đồ chơi bằng điện tử mang
tính giáo dục hiện đại. Loại đồ chơi này vừa hình ảnh vừa có âm thanh, trẻ
phân biệt tiếng kêu của nhân vật, phân biệt các phương tiện giao thông. Trẻ
chơi chuyển động các hình ảnh trên màn hình thật say sưa hấp dẫn. Trẻ hiểu
tiếng tượng thanh như “suối chảy róc rách”, “chim hót líu lo” tiếng tượng
hình “mây trôi lững lờ”, em bé được “nâng niu”.
Giáo viên hướng dẫn giúp trẻ phát âm chuẩn, trẻ thuộc nhiều thơ, biết
nhiều truyện, nắm vốn từ phong phú phân biệt từ láy như “lung linh, lấp
lánh…” hiểu từ chính xác hơn như “run cầm cập, kêu ầm ĩ”… bước đầu cảm
nhận từ văn học “đẹp như trăng rằm, đẹp như tơ nhuộm”… trẻ nói trôi chảy
khi diễn đạt ý muốn và cảm xúc tình cảm của mình; và có thể sử dùng các từ
này vào đời sống của trẻ.
Ở phòng thư viện đồ chơi còn trang bị phương tiện nghe, nhìn đầy đủ
với băng tiếng, băng hình như Tích Chu, Cô bé quàng khăn đỏ… trẻ nghe
mãi, thích xem phim, hiểu rõ nội dung câu chuyện, kể lại cho ông bà cha mẹ
và bạn bè nghe. Trường đã chỉ đạo giáo viên ở lớp và giáo viên phụ trách

phải nắm chương trình giảng dạy, và cùng hợp tác rất chặt chẽ nên việc thực
hiện chuyên đề đã đạt kết quả rất cao.
Để có được đồ chơi đáp ứng yêu cầu của trẻ, trong quá trình thực hiện
chuyên đề trường đã đầu tư kinh phí 25.400.000đ, tân dụng nguyên vật liệu,
và vận động phụ huynh hỗ trợ sách cho trẻ nên góc sách số lượng ngày càng
nhiều và phong phú. Đến nay thư viện đồ chơi của trường đã có số sách và
đồ chơi như sau:
- Thơ nhà trẻ: 12 cuốn
- Truyện nhà trẻ: 17 cuốn
- Truyện cổ tích:374 cuốn
- truyện sáng tạo: 450 cuốn
- Truyện tranh nước ngoài: 384 cuốn
- Sách cho trẻ thực hành: 680 cuốn
- Sách tham khảo của giáo viên: 120 cuốn
- Đồ chơi, tranh tự vẽ, lô tô, rối đủ loại: 260 bộ
Việc trang trí góc sách, đồ dùng đồ chơi phải phù hợp đặc điểm tâm sinh
lý của trẻ. Tăng cường các điều kiện cho trẻ được hoạt động cá nhân và theo
nhóm nhỏ. Trẻ được rèn luyện khả năng quan sát, cảm thụ, giúp trẻ yêu thích
văn học, phát triển năng khiếu. Trong các buổi biểu diễn văn nghệ trước
quần chúng, trước các bậc phụ huynh, các buổi liên hoan văn nghệ, không
chỉ có trẻ năng khiếu tham gia mà lần lượt các trẻ trong trường đều được
trình diễn kể chuyện, đọc thơ gây được nhiều niềm tin, cảm tình.
Nhờ có sự đầu tư trên nên đã phát huy tối đa khả năng hoạt động của trẻ,
kích thích sự khám phá bằng các giác quan, phát triển trí tò mò ham hiểu
biết của trẻ. Trong những năm qua, nhà trường đã đạt nhiều giải nhất, nhì
trong các Hội thi kể chuyện sách, cấp Thành và cấp Tỉnh. Đó cũng là hiệu
quả phấn khởi của việc đầu tư thích đáng vào hoạt động đồ chơi, sách, tranh
truyện của nhà trường.
Góc sách, thư viện đồ chơi đã giúp trường MN thành phố Huế nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện. Sự phong phú, đa dạng của sách, đồ chơi phù

hợp sẽ giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, giàu trí tưởng tượng. Đó chính
là những trang sách giúp trẻ bước đầu học làm người, trẻ làm quen với việc
học, đọc một cách tự nhiên và hứng thú. Trẻ sẽ yêu sách, biết bảo quản sách,
được hoạt động với đồ vật đồ chơi sẽ giúp trẻ hình thành và phát triển toàn
diện. Để làm tốt vấn đề này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của nhà trường còn rất
cần đến sự đồng tình, ủng hộ cả tinh thần và vật chất của phụ huynh và toàn
xã hội.
Một số biện pháp truyền thông
giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho các bậc cha mẹ
Phòng Mầm Non TP.HCM
1. Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên:
Mở các lớp về bồi dưỡng và kỹ năng tuyên truyền cho các đối tượng như
ban giáo hiệu, giáo viên, nhân viên nấu ăn nhằm huấn luyện đội ngũ thành
những tuyên truyền viên tốt có được phong cách trình bày, ngôn ngữ mạch
lạc, dễ hiểu truyền đạt thông tin đến đối tượng; biết lắng nghe tóm tắt nhanh
những câu hỏi, các ý kiến thắc mắc để trả lời, giải thích tư vấn cho phụ
huynh; biết sử dụng một số phương tiện nghe, nhìn, các đò dùng học cụ hỗ
trợ cho các bước tiếp xúc với cha mẹ trẻ thêm phong nhú, ấn tượng.
2. Củng cố và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ:

Mở nhiều lớp về dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh, cách chăm sóc trẻ… cho
đội ngũ tuyên truyền viên; cung cấp tài liệu cho học viên giúp người học
nắm chắc củng cố kiến thức và nâng thêm trình độ chuyên môn; cập nhất các
kiến thức mới, các vấn đề thời sự đang diễn ra trong cuộc sống, xã hội. Nhờ
luyện tập đội ngũ tuyên truyền viên có được sự tự tin của bản thân; tạo được
uy tín, niềm tin đối với các bậc cha mẹ; đã thống nhất được với phụ huynh
cách nuôi dạy con với từng gia đình, từng trường lớp.
3. Lập kế họach tuyên truyền hàng tháng cho cả năm học.
Các chủ điểm, đề tài tuyên truyền được xây dựng, sắp xếp vào mỗi tháng
xoay quanh các yêu cầu như:

- Lượng thông tin bao gồm các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, vệ sinh,
phòng bệnh. Các họat động hưởng ứng các phong trào giáo dục sức khỏe của
nhà trường.
- Nội dung được chọn đề tuyên truyền cần căn cứ vào các yếu tố liên quan
như:
+ Tình hình sức khỏe của học sinh có những vấn đề nào phải can thiệp.
+ Tình hình bệnh tật của trẻ có thể phát sinh do thời tiết, khí hậu, môi trường
cần được nhắc nhở đề phòng bệnh, xử lý kịp thời.
+ Tình hình hiểu biết về nuôi con của cha mẹ.
+ Thời điểm chọn nội dung tuyên truyền được gắn kết cùng thời điểm với
các nội dung truyền thông của thế giới, trong nước của thành phố trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
Ví dụ: Tháng 3 hàng năm ủy ban nhân dân thành phố tuyên truyền tháng
hành động về chất lượng vệ sinh an tòan thực phẩm thì tại các trường MN
cũng có bandroll tuyên truyền hưởng ứng tháng hành động này đồng thời
trên các bảng tuyên truyền của nhóm, lớp phổ biến các tin như: lực chon
thực phẩm an tòan; cách chế biến hợp vệ sinh, cách ăn uống hợp vệ sinh;
dạy trẻ rửa tay trước khi ăn; Cách bảo quản thức ăn; Giới thiệu họat động
hội thi tay nghề cấp dưỡng đang diễn ra trong trường…
4. Học tập trao đổi khinh nghiệm:
Mở các hội nghị học tập rút kinh nghiệm tại cơ sở từ cấp thành phố đến
quận, huyện để cùng nhau bàn bạc, thảo luận. Nhiều cách làm thuận lợi,
tranh thụ được sự giúp đỡ hợp tác từ nhiều phía giúp các trường làm tốt công
tác tuyên truyền đã được giới thiệu trong các hội nghị như:
- Tổ chức sinh họat câu lạc bộ tuyên truyền viên trong quận, huyện. Các
tuyên truyền viên ngòai việc trao đổi kinh nghiệm, cách giải quyết các tình
huống khi tiếp xúc với phụ huynh còn được cung cấp các thông tin tài liệu từ
ngành. Cùng với các tư liệu tự sưu tầm, đội ngũ tuyên truyền viên đã biên
soạn nhiều bài viết có nội dung phong phú phục vụ cho các vấn đề cần tuyên
truyền trong tháng. Sau đó lại cùng nhau biên tập, trình bày, photo, ép nhực

gửi về các trường tham khảo hoặc sử dụng để phổ biến trên các góc tuyên
truyền của trường, của lớp. Đây là một cách làm giúp giáo viên luôn tự tin,
tăng thêm hiểu biết và đỡ vất vả trong công tác tuyên truyền.
- Quan tâm đầu tư cho các góc tuyên truyền của trường và lớp. Kết hợp với
bản tin là hình ảnh được thay đổi nhiều lần trong tháng đã thu hút được sự
quan tâm chú ý của phụ huynh. Nhiều phụ huynh quan tâm đã xin nhà
trường tài liệu về đọc. Vì thế, các tài liệu đã được nhà trường photo; các tờ
rơi, sách bỏ túi, bài hát, bài thơ… đã được các nhà tài trợ giúp sức cho nhà
trường gửi đến phụ huynh.
- Mỗi trường đều tổ chức lưu giữ các tài liệu để kho thông tin tuyên truyền
thêm phong phú, đa dạng.
- Tăng cường các buổi trò chuyện giữa giáo viên và phụ huynh. Ban giám
hiệu dành thời gian nhất định trong tuần để tiếp phụ huynh. Nhà trường còn
tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm; ngòai các tuyên truyền viên của trường
còn có các chuyên gia, các thầy thuốc gặp gỡ, đối thọai trực tiếp, giải đáp
thắc mắc các vấn đề liên quan đến chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, lôi cuốn phụ
huynh tham dự đông đảo.
- Kết hợp với Hội, Cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp tổ chức các hội thi có
thưởng trong chủ điểm Dinh dưỡng sức khỏe dành cho phục huynh và học
sinh. Các hình thức thi trắc nghiệm, hỏi đáp, thi nấu ăn, bé tập làm nội trợ…
hoặc thông qua các trò chơi, các tiết mục văn nghệ đã phản ánh được kiến
thức khả năng thực hành của cha mẹ và trẻ. Hội thi tạo được bầu không khí
cùng nhau tích cực tìm hiểu, học tập và áp dụng khoa học vào cuộc sống
sinh họat hàng ngày của mỗi gia đình đồng thời nhà trường cũng tự đánh giá
được kết quả tuyên truyền của chính đơn vị.
Kinh nghiệm thực hiện chuyên đề "Nâng cao chất lượng giáo dục dinh
dưỡng
và vệ sinh an toàn thực phẩm" ở vùng khó khăn.
Sở Giáo Dục - Đào Tạo Lâm Đồng
Được sự chỉ đạo của Vụ GDMN – Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và nhận thức

được tầm quan trọng của công tác phòng chống suy dinh dưỡng, vệ sinh an
tòan thực phẩm, ngay từ đầu năm học 2002-2003 sở GD – ĐT Lâm Đồng đã
xây dựng kế họach triển khai thực hiện chuyên đề “ Nâng cao chất lượng
giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an tòan thực phẩm”. Sau hơn 2 năm chỉ đạo
thực hiện tại các trường MN trong tòan tỉnh, chúng tôi đã rút ra được một số
kinh nghiệm như sau:
A. CÁC HÌNH THỨC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC
HIỆN CHUYÊN ĐỀ:
1. Hàng năm vào đầu năm học. Sở Giáo dục và Đào Tạo, các phòng giáo
dục và các trường MN đều tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ giáo viên
những kiến thức cơ bản về phòng chống suy dinh dưỡng, nội dung và hình
thức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ MN, công tác tuyên truyền giáo dục các
bậc cha mẹ. Trong đó đặc biệt chú trọng việc triển khai giáo dục dinh dưỡng
thông qua họat động bé tập làm nội trợ. Xây dựng các họat động chung có
lồng ghép các nội dung dinh dưỡng theo chủ đề và tổ chức dự giờ cho cán
bộ quản lý và đội ngũ giáo viên tòan ngành học. Đồng thời hướng dẫn các
đơn vị lập kế họach 3 năm và cụ thể từng năm học.
2. Chỉ đạo các trường tổ chức tốt các họat động phòng chống suy dinh
dưỡng, cụ thể như:
- Vận động tổ chức bán trú cho trẻ tại trường, đảm bảo chế độ ăn cho trẻ
theo quy định, thay đổi chế độ ăn, thực đơn phù hợp. Đặc biệt quan tâm đến
việc chăm sóc về tinh thần, tạo bầu không khí đầm ấm giúp trẻ có cảm giác
như bữa ăn tại gia đình, trẻ ăn ngon miệnghơn.
- Phát động ngày hội trứng gà và trái cây tại 11 huyện thị, đảm bảo 1 tuần
cho trẻ có ít nhất 1 lần ăn 1 quả trứng, 1 bữa trái cây ( kể cả trẻ học 1 buổi
vùng dân tộc). Triển khai việc tổ chức cho trẻ được uống sữa đậu nành vào
mỗi buổi sáng.
- Tổ chức vườn rau của bé tại các cơ sở bán trú có điều kiện về đất đai để trẻ
được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ trải nghiệm với thực tế và phát triển.
Đồng thời cải thiện thêm bữa ăn cho trẻ.

3. Tổ chức các họat động giáo dục dinh dưỡng cho trẻ MN dưới nhiều
hình thức thông qua các họat động trong ngày của trẻ: trên họat động chung,
họat động góc, họat động vui chơi. Hàng tháng các trường có tổ chức bán trú
đều lên kế họach cụ thể cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi được thực hành nội trợ.
Tùy theo nội dung từng chủ điểm hay tổ chức vào các ngày lễ hội, ít nhất 1
lần/ tuần. Các buổi thực hành một số món ăn đều được tổ chức thay thế cho
bữa ăn phụ cho trẻ.
4. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức dinh dưỡng.
- Đảm bảo 100% cơ sở giáo dục MN có kế họach tuyên truyền, nội dung
được thay đổ theo từng chủ đề, linh họat hình thức tuyên truyền phổ biến
kiến thức dinh dưỡng cho các bậc cha mẹ ( Đài phát thanh và truyền hình:
mỗi tháng có 1 nội dung về chăm sóc dinh dưỡng và an tòan vệ sinh thực
thẩm, phối hợp chương trình thông non tổ chức phát hành hàng tuần về các
tiết học bé làm nội trợ theo nội dung chương trình, các hội thi bé tập làm nội
trợ. Gia đình và dinh dưỡng trẻ thơ…). Ngòai ra tổ chức tuyên truyền
thường xuyên qua các buổi họp định kỳ, bảng tuyên truyền và đặc biệt mời
phụ huynh ủng hộ và cùng tham gia vào các buổi thực hành cho bé tập làm
nội trợ.
- Tổ chức tốt các hội thi chuyên đề dinh dưỡng là một biện pháp tích cực
trong việc tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng và nâng cao chất lượng chăm
sóc giáo dục trẻ: Sở giáo dục đã tiến hành tổ chức thí điểm hội thi Gia đình
và dinh dưỡng trẻ thơ tại 3 khu vực: cấp trường tại đơn vị Trường MN 10
( thành phố Đà Lạt) , cấp huyện tại 2 phòng giáo dục: thị xã Bảo Lộc và
huyện Đạ Tẻh ( năm 2003-2004), các phòng giáo dục và các trường tổ chức
dưới hình thức tổ chức hội thi Ngôi nhà trẻ thơ ( bao gồm các nội dung thi:
tiểu phẩm, kiến thức có một nội dung giáo dục và dinh dưỡng, vệ sinh an
tòan thực phẩm, công tác tiêm chủng… và lồng ghép kể chuyện cho bé nghe
dưới hình thức kể chuyện sáng tạo các nội dung lồng ghép giáo dục dinh
dưỡng).
- Ngòai việc thực hiện bé tập làm nội trợ được đưa vào chương trình như kế

họach giáo dục trẻ thường xuyên để động viên trẻ tích cực họat động hơn,
cán bộ- giáo viên thường xuyên học hỏi rút kinh nghiệm trong việc hướng
dẫn. Số trường triển khai bé tập làm nội trợ: 135/135 trường, Số trẻ thực
hiện bé tập làm nội trợ: 19.800 trẻ.
- Hội thi giáo viên giỏi chuyên đề và cô nuôi nấu ăn giỏi được tổ chức hàng
năm. 100% giáo viên và cô nuôi đều tham gia dự thi từ cấp trường đến cấp
tỉnh nhằm nâng cao chất lượng tay nghề cho đội ngũ. Nội dung thi gồm 2
phần: Lý thuyết và thực hành. Qua hội thi đã tuyển chọn được nhiều sáng
kiến kinh nghiệm thiết thực. Kết quả thi cấp tỉnh: có 35 sáng kiến xếp lọai
B : 26 đồ dùng xếp lọai A và 9 đồ dùng xếp lọai B. Có 3 thực đơn được xếp
loại xuất sắc và đã gửi tham gia chuyển chọn cấp bộ.
5. Công tác đảm bảo vệ sinh an tòan thực phẩm được xem là nhiệm vụ
trọng tâm trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc và đã góp phần
nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ:
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức vệ sinh an tòan thực thẩm cho 120 cán bộ
giáo viên nòng cốt cấp tỉnh và 100% cán bộ giáo viên nhất là đội ngũ cấp
dưỡng cấp huyện đồng thời cử cán bộ giáo viên trường điểm tham gia lớp
tập huấn về VSATTP tại TP Hồ Chí Minh.
- Thực hiện xây dựng bếp ăn hợp vệ sinh tại trường có tổ chức bán trú: đảm
bảo bếp không bị bụi, có đủ dụng cụ cho nhà bếp và đồ dùng ăn uống cho
trẻ, có đủ nguồn nước sạch phục vụ ăn uống, có bảng tuyên truyền về 10
nguyên tắc vàng, phân công nhà bếp cụ thể các khâu, tiếp phẩm tìm nguồn
cung cấp thực thẩm an tòan ký hợp đồng cụ thể, chế biến theo thực đơn đảm
bảo nhu cầu dinh dưỡng, và hợp vệ sinh. Kiểm tra sức khỏe cho đội ngũ cấp
dưỡng trước khi hợp đồng làm việc theo định kỳ hàng năm. Xây dựng vườn
rau cho bé tại các trường MN có điều kiện sân vườn rộng và tiếp tục chỉ đạo
điểm phong trào xây dựng VAC tại huyện Đạ Tẻh để góp phần giáo dục
dinh dưỡng và cải thiện bữa ăn cho trẻ đảm bảo VSATTP.
6. Thực hiện quy mô hình phòng chống suy dinh dưỡng là biện pháp
hữu hịêu trong việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng và thể hiện sự

quan tâm phối hợp của tòan cộng đồng trong công tác phòng chống suy
dinh dưỡng cho trẻ:
- Sở Giáo Dục và Đào Tạo đã chọn thành phố Đà Lạt, huyện Đạ Tẻh làm
điểm đại diện cho 2 khu vực thành phố và nông thôn khó khăn. Các phòng
giáo dục đều chọn mỗi huyện có ít nhất 1 trường để chỉ đạo điểm mô hình
phòng chống suy dinh dưỡng, trong đó đặc biệt chú trọng việc triển khai
giáo dục dinh dưỡng thông qua họat động Bé tập làm nội trợ, công tác vệ
sinh an tòan thực phẩm…
7. Tổ chức kiểm tra giám sát ( phối hợp với trung tâm y tế dự phòng thí
điểm kiểm tra tại 19 trường trên địa bàn thành phố Đà Lạt) và 100%
các huyện và trường tổ chức chấm điểm vệ sinh an tòan thực phẩm theo
hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo.
- Tổ chức kiểm tra tay nghề hàng năm cho đội ngũ cấp dưỡng về VSATTP –
Chú trọng thường xuyên giáo dục hình thành thói quen tốt ở trẻ về vệ sinh cá
nhân và giữ gìn vệ sinh chung trong sinh họat hàng ngày.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, theo dõi biểu đồ tăng trưởng cho trẻ.
Đồng thời triển khai chương trình vệ sinh răng miệng, chăm sóc sức khỏe,
nụ cười do công ty kem Colgate và P/S tài trợ đến các cơ sở giáo dục MN,
nhất là các điểm có mô hình.
B: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
- Cơ sở vật chất lớp học, sân chơi vườn trường xanh sạch đẹp hơn. Các bếp
ăn được xây dựng mới đảm bảo quy trình bếp một chiều, sạch, đẹp và an
tòan thực phẩm cũng như an tòan phòng chống cháy nổ.
- Các lớp học khang trang đủ các điều kiện tối thiểu phục vụ vệ sinh, ăn ngủ
cho trẻ.
- Trẻ tích cực tham gia các họat động. Phụ huynh nhiệt tình tham gia các
phong trào của nhà trường. Nhờ hiểu rõ hơn mục đích, nội dung bé tập làm
nội trợ hầu hết phụ huynh đều ủng hộ điều kiện cho việc triển khai họat
động đạt kết quả tốt.
- Công tác phối hợp thực hiện mô hình giáo dục dinh dưỡng và VSATTP đã

được triển khai có hiệu quả góp phần hạ thấp tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng hàng
năm từ 2-3,4%, tỉ lệ trẻ tăng cân thường xuyên 91%, tỉ lệ trẻ kênh A tăng
5,8% so với đầu năm, không còn trẻ ở kênh D, hạn chế tối đa trẻ bị béo phì.
- Tỉ lệ trẻ bán trú ngày càng tăng chiếm tỉ lệ 51,3% so với tổng trẻ ra lớp.
- Chưa có trường hợp dịch bệnh, ngô độc thức ăn nào xảy ra trong trường
mầm non.
C. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của chuyên đề đối với
việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nên Sở đã triển khai nghiêm
túc và chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng, triển khai kế họach năm học đến từng
cơ sở giáo dục MN.
2. Có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương, sự
chỉ đạo cụ thể sâu sát của các cấp các ngành ( Y tế, UB dân số gia đình và
trẻ em, hội phụ nữ, hội nông dân…) Phối hợp tốt với các ban ngành, đòan
thể: có kế họach cụ thể và thường xuyên họat động, tranh thủ sự hỗ trợ của
các ban ngành, đòan thể và sử dụng có hiệu quả các nguồn thu.
3. Nâng cao nhận thức về trách nhiệm và bồi dưỡng thường xuyên về
chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giáo viên MN, nhất là xây dựng
được mạng lưới cộng tác viên chỉ đạo chuyên đề từ cấp tỉnh đến các trường
MN.
4. Xây dựng kế họach cụ thể và chọn điểm đầu tư chuyên môn và cơ sở vật
chất.
5. Nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh thông qua công tác tuyên
truyền.
6. Thực hiện có hiệu quả về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ cũng là một
trong những biện pháp huy động trẻ đến lớp và làm tốt công tác tuyên truyền
cxhăm sóc giáo dục trẻ tuổi mầm non.
7. Hàng năm tổ chức đánh giá, sơ kết, tổng kết theo định kỳ khen thưởng kịp
thời các đơn vị cá nhân điển hình. Đồng thời phổ biến kinh nghiệm, các sáng
kiến kinh nghiệm, các thực đơn tốt cho các đơn vị cùng tam khảo và học tập.


×