Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN Phương pháp tạo và hướng dẫn làm bài tập trắc nghiệm hoá học cho học sinh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.8 KB, 16 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thế Lâm
Trường THCS Phú Lâm 1 Năm học 2005-2006
Phòng giáo dục đào tạo Tiên Du

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đe tai chat luong
Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thế Lâm
PHẦN A: MỞ ĐẦU
I, LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Việt Nam – một đất nước đang trong thời kỳ đổi mới. Nền kinh tế đang
biến chuyển từng ngày, từng giờ. Cùng với sự gia nhập WTO, Việt Nam đang
từng bước khẳng định mình với bạn bè thế giới.
Hoà cùng không khí đó, trong những năm học vừa qua, giáo dục nước nhà
đã có nhiều đổi mới. Việc thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học
đã đạt được những thành tựu đáng kể. Năm học 2006 – 2007 là năm học đầu tiên
chúng ta thi đầu vào đại học bằng phương pháp trắc nghiệm với 4 môn: Hoá
Học, Sinh Học, Vật Lý và Ngoại Ngữ. Đồng thời là năm cuối cùng chúng ta
thay sách giáo khoa bậc THPT. Đây cũng là năm chúng ta nhìn lại những vấn đề
đã đạt được cũng như còn tồn tại trong hệ thống giáo dục THCS.
Trong nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển con người toàn diện
là nhiệm vụ hàng đầu. Trong đó, quan trọng hơn cả là lớp người lao động có khả
năng va chạm thực tế, có kinh nghiệm trong các hoạt động và có kỹ năng thành
thạo.
Để đạt được mục đích đó, phương pháp làm bài tập hoá học phát huy hiệu
quả nhất là phương pháp tư duy kết hợp thực tế. Đồng thời người làm bài còn
phải biết kết hợp tính logic để đạt năng suất làm việc cao. Đây là một khó khăn
mà không phải học sinh nào cũng làm được.
Thực tế hiện nay, khi đổi mới phương pháp dạy học, việc hình thành các
kỹ năng để làm bài tập trắc nghiệm là hết sức cần thiết. Người giáo viên là trung
tâm để dắt học sinh vào trọng tâm bài đồng thời cũng là người phải đưa ra các


bài tập cho các em cọ sát.
Nhưng thực tế còn nhiều bất cập. Hiện nay, hầu hết đội ngũ giáo viên đã
công tác lâu năm. Do đó đã quen với phương pháp làm bài tập truyền thống. Vì
thế các thao tác biên soạn và giải đề thi trắc nghiệm là rất hạn chế. Mặt khác học
Trường THCS Phú Lâm 2 Năm học 2005-2006
Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thế Lâm
sinh THCS lại là đối tượng chưa được làm quan nhiều với dạng bài tập này nên
việc hình thành các kỹ năng là rất kém, gây nên các khó khăn cơ bản trong các
giờ kiểm tra.
Trong khi đó, trước mắt các em lại là cả một con đường dài với vô số các
bài tập trắc nghiệm, các kỳ thi và cả thực tế. Điều đó đã đưa tới cho tôi một lý
do khi chọn đề tài: “Phương pháp tạo và hướng dẫn làm bài tập trắc nghiệm
hoá học cho học sinh THCS”
II, VẤN ĐỀ ĐẶT RA.
Trong các năm trước và một số năm gần đây, vấn đề “Nâng cao kỹ năng
làm bài tập trắc nghiệm hoá học” đã được nói đến rất nhiều. Ngày nay, với
phương pháp dạy học và thi đổi mới, vấn đề càng trở nên cấp bách không chỉ
với đông đảo đội ngũ giáo viên mà còn cần thiết với bất kỳ học sinh nào.
Đối với giáo viên, việc biên soạn đề đã là một việc không dễ chút nào,
nhất là khi kiểm tra trắc nghiệm, yêu cầu đặt ra là mỗi học sinh phải có một đề
riêng biệt. Vậy nếu 1 lớp có 45 học sinh thì 1 giáo viên phải soạn bằng đúng số
đó đề kiểm tra. Đây quả thực là thách thức trong khi trước đây, số đề cho 1 tiết
kiểm tra là 1. So sánh tỉ lệ thì khó mà tưởng tượng, nhất là với các giáo viên
không am hiểu về công nghệ thông tin.
Với học sinh, việc phải giải quyết từ 25 tới 30 câu hỏi trong 1 tiết tưởng
chừng không bao giờ có. Trước đây các em thường chỉ phải làm từ 3 tới 4 bài
tập trong 1 giờ kiểm tra. Vì thế việc có được kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm là
hết sức cần thiết.
III, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Với các bài cụ thể, đề tài sẽ đưa ra được 2 vấn đề cần phải giải quyết

được:
- Hướng dẫn giáo viên dựa vào các cơ sở lý luận để tạo một ngân hàng đề
trắc nghiệm và trộn đề trắc nghiệm.
- Hướng dẫn học sinh giải bài tập trắc nghiệm trên cơ sở các kiến thức có
liên quan.
Trường THCS Phú Lâm 3 Năm học 2005-2006
Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thế Lâm
Với mục đích đó, yêu cầu đặt ra với đề tài là phải giải quyết tốt phần lý luận
chung. Đồng thời phải đưa ra được các ví dụ cụ thể, sinh động, đặc trưng bộ
môn và có tính ứng dụng thực tiễn cao.
IV. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ
ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
Với phạm vi của đề tài, đối tượng được nói đến là đông đảo đội ngũ giáo
viên và học sinh. Trong đó, đề tài tập trung vào khách thể là học sinh THCS,
nhứng người mới chỉ có khái niệm sơ đẳng về phương pháp trắc nghiệm, chưa
có một đường lối rõ ràng.
Cũng trong khuôn khổ của mình, đề tài sẽ hướng đội ngũ giáo viên có một
phương pháp để tạo đề trắc nghiệm môn hoá học. Đó sẽ là cơ sở cho việc đổi
mới dạy học đồng thời cũng là tiền đề cho việc nâng cao chất lượng học sinh.
Phương pháp nghiên cứu:
Để đảm bảo tính sát thực của đề tài và bảo đảm tính khoa học, trong đề tài
đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như sau:
- Phương pháp sử dụng tài liệu: Đề tài có sử dụng một số tài liệu hướng dẫn
thiết kế và giải bài tập trắc nghiệm môn Hoá học.
- Phương pháp trò chuyện: Đây là phương pháp cơ bản trong việc nắm
được tâm lý của người dạy cũng như người học trong khi thiết kế và giải
bài tập trắc nghiệm môn Hoá học.
- Phương pháp dùng dụng cụ hỗ trợ: Để tạo được các câu hỏi trắc nghiệm,
đề tài có sử dụng các chương trình tin học ứng dụng trong nhà trường
giúp biên soạn và tạo đề kiểm tra trắc nghiệm cho học sinh như: EmpTest

của Đại học quốc gia Thành phố HCM…
V. NHIỆM VỤ, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI
Với nội dung của mình, đề tài sẽ đưa ra được 2 nhiệm vụ cần phải giải
quyết được:
- Hướng dẫn giáo viên dựa vào các cơ sở lý luận để tạo một ngân hàng đề
trắc nghiệm và trộn đề trắc nghiệm.
Trường THCS Phú Lâm 4 Năm học 2005-2006
Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thế Lâm
- Hướng dẫn học sinh giải bài tập trắc nghiệm trên cơ sở các kiến thức có
liên quan.
Về phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong phạm vi 1 trường học
THCS. Tuy nhiên phạm vi áp dụng của nó không giới hạn về không gian cũng
như về cơ sở vật chất.
Trong khuôn khổ làm đề tài, phạm vi nghiên cứu trọng tâm là khách thể
của đề tài: Đó là giáo viên dạy học môn Hoá học và học sinh đang học môn Hoá
học.
Thời gian thực hiện:
Đề tài được thực hiện trong thời gian một học kỳ. Trong thời gian đó, học
sinh được tiếp xúc với các kỳ thi như: Thi định kỳ, thi giữa kỳ, thi cuối kỳ …
Điều này giúp đề tài có thể khẳng định tính sát thực của mình.
VI. ĐÓNG GÓP VỀ MẶT KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.
Đề tài khi hoàn thành sẽ là tài liệu nghiên cứu cho giáo viên dạy môn hoá
học, đồng thời cũng là có sở để các giáo viên có thể nghiên cứu, phát triển và đi
sâu thêm theo các hướng khác nhau.
Đề tài sẽ góp phần cung cấp tài liệu cho học sinh có thể nghiên cứu và tìm
ra phương pháp làm bài tập trắc nghiệm cho mình. Đây cũng là trọng tâm chủ
yếu của đề tài.
Tính khoa học của đề tài càng được thể hiện rõ trong thời kỳ đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay. Nhất là trong năm học 2006 – 2007, Bộ GD-ĐT

nước ta đã có chính sách thi trắc nghiệm với bộ môn Hoá học.
Hy vọng rằng, với nội dung sâu sắc của mình, đề tài sẽ góp một phần
trong sự nghiệp giáo dục của Tỉnh nói riêng và nước ta nói chung.
Trường THCS Phú Lâm 5 Năm học 2005-2006
Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thế Lâm
PHẦN B: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC, CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1, Cơ sở lý luận
Việc làm bài tập theo phương pháp trắc nghiệm không phải là mới, cũng
không phải là chỉ có ở bộ môn hoá học, các nước khác và các bộ môn khác đã áp
dụng phương pháp này từ lâu. Trong đó các nước trên thế giới đã áp dụng rộng
rãi trong các kỳ thi tuyển quan trọng.
Hoà cùng không khí đó, trong những năm học vừa qua, giáo dục nước nhà
đã có nhiều đổi mới. Việc thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học
đã đạt được những thành tựu đáng kể. Năm học 2006 – 2007 là năm học đầu tiên
chúng ta thi đầu vào đại học bằng phương pháp trắc nghiệm với 4 môn: Hoá
Học, Sinh Học, Vật Lý và Ngoại Ngữ. Đồng thời là năm cuối cùng chúng ta
thay sách giáo khoa bậc THPT. Đây cũng là năm chúng ta nhìn lại những vấn đề
đã đạt được cũng như còn tồn tại trong hệ thống giáo dục THCS.
Trong nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển con người toàn diện
là nhiệm vụ hàng đầu. Trong đó, quan trọng hơn cả là lớp người lao động có khả
năng va chạm thực tế, có kinh nghiệm trong các hoạt động và có kỹ năng thành
thạo.
Phục vụ mục đích đó, trong những năm qua , nền giáo dục nước ta đã cải
cách tiến bộ rõ rệt. Phương pháp dạy học cũng đã có nhiều bước đột phá. Từ dạy
học theo phương pháp truyền thống tức là chủ yếu trang bị cho các em hệ thống
lý thuyết. Chú trọng tới việc truyền thụ kiến thức trên sách vở. Điều này chỉ giúp
các em có được một hệ thống kiến thức đầy đủ nhưng hoàn toàn xa lạ với thực
tế. Điều này có thể chứng minh khi lớp thanh niên này ra trường; họ hoàn toàn
ngỡ ngàng trước thực tế khác xa so với lý thuyết được trang bị. Khắc phục điều

đó, trong những năm qua, giáo dục đã đẩy mạnh việc va chạm với thực tế của
Trường THCS Phú Lâm 6 Năm học 2005-2006
Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thế Lâm
học sinh. Bằng cách gắn thực tế với tiết dạy. Dùng lý thuyết phục vụ trở lại thực
tế. Số tiết thực hành của học sinh tăng lên, tạo điều kiện cho học sinh được tự
mình kiểm nghiệm lại các kiến thức mình thu được.
Hoá học là một môn khoa học thực nghiệm. Tất cả các kiến thức của Hoá
học đều rút ra từ thực tế và được kiểm nghiệm bằng thực tế. Vì vậy, khi đổi mới
phương pháp dạy học, số tiết thực hành Hoá học cũng tăng lên nhiều. Vì vậy
điều cần thiết là phải có một kỹ năng làm thí nghiệm một cách thành thạo. Đảm
bảo “Học đi đôi với hành”.
Để đạt được mục đích đó, phương pháp làm bài tập hoá học phát huy hiệu
quả nhất là phương pháp tư duy kết hợp thực tế. Đồng thời người làm bài còn
phải biết kết hợp tính logic để đạt năng suất làm việc cao. Đây là một khó khăn
mà không phải học sinh nào cũng làm được. Và đó cũng là điều mà không phải
một người giáo viên nào cũng rèn luyện được cho học sinh của mình.
2, Cơ sở thực tế.
Thực tế hiện nay, khi đổi mới phương pháp dạy học, việc hình thành các
kỹ năng để làm bài tập trắc nghiệm là hết sức cần thiết. Người giáo viên là trung
tâm để dắt học sinh vào trọng tâm bài đồng thời cũng là người phải đưa ra các
bài tập cho các em cọ sát.
Nhưng thực tế còn nhiều bất cập. Hiện nay, hầu hết đội ngũ giáo viên đã
công tác lâu năm. Do đó đã quen với phương pháp làm bài tập truyền thống. Vì
thế các thao tác biên soạn và giải đề thi trắc nghiệm là rất hạn chế. Mặt khác học
sinh THCS lại là đối tượng chưa được làm quan nhiều với dạng bài tập này nên
việc hình thành các kỹ năng là rất kém, gây nên các khó khăn cơ bản trong các
giờ kiểm tra.
Trong khi đó, trước mắt các em lại là cả một con đường dài với vô số các
bài tập trắc nghiệm, các kỳ thi và cả thực tế. Vì thế mô hình chung phải trang bị
cho các em một hành trang: Phương pháp làm bài tập trắc nghiệm hoá học.

Trường THCS Phú Lâm 7 Năm học 2005-2006
Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thế Lâm
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH
Hiện nay, học sinh THCS đang được làm quen với phương pháp học tập
mới. Cũng như vậy khi học sinh làm bài thi và các bài kiểm tra. Hoà trong
không khí đó thì bộ môn hoá học trở thành một trong các môn đi đầu trong công
cuộc đổi mới giáo dục.
Với đặc thù bộ môn là một môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với tính
toán nhưng lại phải nắm được chắc kiến thức. Vì thế hoá học là môn học khó đối
với bất kỳ học sinh nào. Việc học hoá học lại càng trở nên khó khăn hơn khi
năm học 2006 – 2007, Bộ GD-ĐT đã ban hành quyết định thi trắc nghiệm môn
Hoá học trong các kỳ thi đại học và tốt nghiệp THPT. Đó là thách thức lớn cho
học sinh các cấp nói chung và là cơ hội bứt phá cho học sinh các cấp.
Để đón đầu được xu hướng đó, không phải chỉ học sinh THPT mới dược
tập dượt phương pháp làm bài tập trắc nghiệm, mà ở bậc THCS cũng cần có các
biện pháp thích hợp để giúp các em có được kỹ năng ban đầu.
Thực tế hiện nay, học sinh THCS chưa có phương pháp làm bài trắc
nghiệm. Có thể thấy rõ qua các kỳ thi, đại đa số học sinh có tư tưởng coi nhẹ,
làm đại khái phần thi trắc nghiệm. Đây là một diều đáng báo động khi mà số
lượng cũng như chất lượng các bài tập trắc nghiệm ngày càng được nâng cao.
Trước tình hình đó, cùng với việc đổi mới phương pháp thi của Bộ GD-
ĐT, trong những năm qua, đã có không ít các tác giả đã băn khoăn, trăn trở
trong việc tìm ra cho học sinh một phương pháp để làm bài trắc nghiệm. Đó là
Lê Đình Nguyên, đó là Ngô Ngọc An, là Nguyễn Hữu Thạc, Nguyễn Xuân
Trường… Nhưng tất cả vấn chỉ là trên sách vở vì đa phần các tác giả đều chỉ
viết chung chung, không xoáy sâu vào thực tế. Chưa thực sự khắc phục được
điểm yếu của học sinh và chưa đề ra được các biện pháp hợp lý.
Là một giáo viên dạy Hoá học bậc THCS, tôi thấy rằng cần phải có trách
nhiệm nào đó trong việc trang bị cho các em các kỹ năng cần thiết để bước vào
đời, để vượt qua các kỳ thi trước mắt. Theo đưởi tư tưởng đó, tôi cùng các đồng

Trường THCS Phú Lâm 8 Năm học 2005-2006
Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thế Lâm
nghiệp đã nghiên cứu, khảo sát và cùng đưa ra đề tài: “Phương pháp tạo và
hướng dẫn làm bài tập trắc nghiệm hoá học cho học sinh”
Với thực tế năm học 2006 – 2007, đề tài vẫn còn trong bước đầu của giai
đoạn áp dụng vào thực tế. Vì vậy hẳn không tránh khỏi thiếu sót. Tuy nhiên, hy
vọng nó sẽ góp một phần quan trọng trng việc hỗ trợ các đồng chí giáo viên
cũng như là một tài liệu bổ ích giúp học sinh có thể tham khảo, từ đó nâng cao
được kỹ năng làm bài trắc nghiệm của mình.

CHƯƠNG III: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Để đảm bảo một bài kiểm tra trắc nghiệm đạt hiệu quả cao, giáo viên
truyền thụ hết được kỹ năng, kiến thức, học sinh lĩnh hội được các yêu cầu mà
bài đặt ra. Giáo viên và Học sinh có thể thực hiện linh hoạt khác nhau tuỳ theo
điều kiện, cơ sở vật chất của trường dựa trên một số các hoạt động sau đây:
1. Sự chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh cho bài kiểm tra.
Trước khi làm bài kiểm tra, việc chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh là
hết sức cần thiết. Giáo viên cần chuẩn bị trước toàn bộ đề bài, đáp án phục vụ
cho bài kiểm tra. Đồng thời phải làm thao tác trộn đề và phân phối đề cho học
sinh. Việc làm này sẽ đảm bảo cho giáo viên chuẩn bị sẵn các phương án, tình
huống bắt gặp trong bài kiểm tra để có thể đảm bảo xử lý kịp thời.
Đối với Học sinh, để chuẩn bị cho bài kiểm tra cần xem lại phần kiến thức
có liên quan, đặc biệt là tài liệu hướng dẫn làm bài tập và chuẩn bị trước các
dụng cụ cần thiết hư giấy nháp, bút chì, máy tính… Việc làm này sẽ giúp Học
sinh chuẩn bị sẵn một tâm thế khi bước vào bài kiểm tra. Tạo điều kiện cho các
thao tác của học sinh chính xác, làm bài một cách vững vàng hơn.
Hơn thế nữa, sự chuẩn bị trước sẽ giúp giáo viên và học sinh có được sự
tự tin khi bước vào giờ kiểm tra. Tránh xảy ra các sự việc đáng tiếc trong khi
làm bài như: quay cóp, gian lận, nhầm lẫn đề….
Trường THCS Phú Lâm 9 Năm học 2005-2006

Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thế Lâm
Trong nội dung đề tài, tôi xin nêu ra sự chuẩn bị cần thiết của giáo viên và
học sinh cho bài kiểm tra số 4 - Hoá học 8 như sau:
+ Giáo viên: Chuẩn bị đầy đủ đề bài cho học sinh của lớp. Có thể áp dụng
các thành tựu công nghệ thông tin. Trước tiên để có được bài kiểm tra tốt, giáo
viên cần biên soạn sẵn một ngân hàng đề trắc nghiệm. Tôi xin lấy ví dụ, đối với
bài kiểm tra lần này có thể có một ngân hàng câu hỏi như sau:
1. Đối với phần tính chất hoá học của oxi, giáo viên có thể xoáy học
sinh vào 3 tính chất cơ bản. Trên cơ sở đó, học sinh phải nắm được và không
được nhầm lẫn giữa các tính chất với nhau, sau đây là một số câu hỏi minh
hoạ:
Câu : Tính chất hoá học của oxi là:
A- Tác dụng với kim loại
B- Tác dụng với phi kim
C- Tác dụng với hợp chất
D- Cả 3 tính chất trên
Câu : Sự oxi hóa là:
A- Sự tác dụng của oxi với 1 kim loại.
B- Sự tác dụng của oxi với 1 phi kim.
C- Sự tác dụng của oxi với 1 chất.
D- Sự tác dụng của oxi với 1 nguyên tố hoá học.
Câu : Sự cháy là:
A- Sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng
B- Sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng
C- Sự oxi hoá không toả nhiệt và phát sáng
D- Sự oxi hoá chậm có toả nhiệt và phát sáng
Câu : Sự oxi hoá chậm là:
A- Sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng
B- Sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng
C- Sự oxi hoá không toả nhiệt và phát sáng

Trường THCS Phú Lâm 10 Năm học 2005-2006
Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thế Lâm
D- Sự cháy có toả nhiệt và phát sáng
2. Để giúp học sinh nắm chắc khái niệm về các loại phản ứng hoá học,
trước bài kiểm tra, giáo viên cần cho học sinh hệ thống lại các khái niệm về
phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ. Trên cơ sở đó, giáo viên có thể biên
soan các câu hỏi như sau:
Câu : Phản ứng hoá hợp là:
A- Là phản ứng hoá học trong đó chỉ có 1 chất mới được tạo ra từ 2 hay
nhiều chất ban đầu
B- Là phản ứng hoá học trong đó chỉ có 1 chất mới được tạo ra từ 2 hay
nhiều chất sản phẩm
C- Là phản ứng hoá học trong đó chỉ có 1 chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới
D- Là phản ứng hoá học trong đó chỉ có 1 chất tham gia được tạo ra từ 2 hay
nhiều chất ban đầu
Câu : Phản ứng phân huỷ là:
A- Là phản ứng hoá học trong đó chỉ có 1 chất mới được tạo ra từ 2 hay
nhiều chất ban đầu
B- Là phản ứng hoá học trong đó chỉ có 1 chất ban đầu tạo ra 2 hay nhiều
chất tham gia.
C- Là phản ứng hoá học trong đó chỉ có 1 chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới
D- Là phản ứng hoá học trong đó chỉ có 1 chất tham gia được tạo ra từ 2 hay
nhiều chất ban đầu
3. Cũng trong phạm vi của bài kiểm tra, một nội dung cơ bản mà học
sinh phải nắm được đó là khái niệm, công thức, phân loại và gọi tên các oxit.
Nhằm giúp học sinh nắm được khái niệm oxit một cách chắc chắn cũng như
các khái niệm về oxit axit, oxit bazơ. Giáo viên có thể dùng các câu hỏi sau:
Câu : Oxit là:
A- Hợp chất của oxi với 1 nguyên tố khác
B- Hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi.

C- Hợp chất được tạo bởi nguyên tố oxi và 1 nguyên tố nào đó.
Trường THCS Phú Lâm 11 Năm học 2005-2006
Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thế Lâm
D- Cả A, B, C đúng.
Câu : Oxit axit là:
A- Là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit
B- Là oxit của kim loại và tương ứng với 1 axit
C- Là oxit của phi kim và tương ứng với 1 oxit axit
D- Thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit
Câu : Oxit bazơ là:
A- Là oxit của phi kim và kim loại, tương ứng với 1 bazơ
B- Là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ
C- Thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 bazơ
D- Là oxit của phi kim và tương ứng với 1 oxit axit
Lưu ý: Khi ra bài tập, giáo viên nên đưa ra các phương án ảo, gây
nhiễu có nội dung gần giống với đáp án để đòi hỏi học sinh phải tư duy logic.
4. Giáo viên cũng có thể luyện tập cho học sinh không chỉ thuộc khái
niệm mà còn có thể yêu cầu học sinh có được kỹ năng nhận biết ra các loại
oxit. Dựa trên sườn đó, giáo viên có thể biên soạn một số câu hỏi như sau:
Câu : Cho các oxit sau: CO
2
, SO
2
, Fe
2
O
3
, P
2
O

5
, K
2
O. Trong đó có:
A- Hai oxit axit và 3 oxit bazơ
B- Ba oxit axit và 2 oxit bazơ
C- Một oxit axit và 4 oxit bazơ
D- Bốn oxit axit và 1 oxit bazơ
Câu : Cho các oxit sau: CaO, SO
2
, Fe
2
O
3
, P
2
O
5
, K
2
O. Trong đó có:
A- Hai oxit axit và 3 oxit bazơ
B- Ba oxit axit và 2 oxit bazơ
C- Một oxit axit và 4 oxit bazơ
D- Bốn oxit axit và 1 oxit bazơ
Tương tự, giáo viên cho các câu hỏi khác dạng giống các câu hỏi trên: Cho các
oxit sau: …. Trong đó có:
A- …
Trường THCS Phú Lâm 12 Năm học 2005-2006
Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thế Lâm

Dựa trên cách này, giáo viên có thể tạo ra vô số các câu hỏi trắc nghiệm
phục vụ bài kiểm tra của mình. Tuy nhiên, không nên biên soạn quá nhiều câu
hỏi cùng một dạng. Số lượng câu hỏi cũng không nhất thiết phải là bội số của số
học sinh. Có thể sử dụng một câu hỏi cho nhiều đề bài, miễn là số thứ tự của
chúng xa nhau để tránh hiện tượng quay cóp.
Về phần tên gọi của các oxit, giáo viên cũng có thể cho các câu hỏi như
sau:
Câu: Cho oxit sau: N
2
O
3
. Cách gọi tên đúng là:
A- DiNitơ TriOxit
B- Nitơ (III) Oxit
C- Nitơ Oxit
D- Cả 3 cách đều đúng
Câu: Cho oxit sau: Cr
2
O
3
. Cách gọi tên đúng là:
A- DiCrom TriOxit
B- Crom (III) Oxit
C- Crom Oxit
D- Cả 3 cách đều đúng
Với các bài tập định lượng trong chương này, giáo viên có thể cho ra
các câu hỏi như sau:
Câu : Một oxit của Lưu huỳnh có khối lượng mol là 64 gam và có thành phần %
của lưu huỳnh trong đó là 50%. Công thức hoá học của oxit đó là:
A- SO

2
B- SO
3
C- S
2
O D- SO
4
Câu : Một oxit của Photpho có khối lượng mol là 142 gam và có thành phần %
của photpho trong đó là 43,66%. Công thức hoá học của oxit đó là:
A- P
2
O
5
B- PO
3
C- P
2
O
3
D- PO
4
Câu : Khi cho 3,1 gam Photpho tác dụng vừa đủ với Oxi, lượng P
2
O
5
tạo thành
sau phản ứng là:
A, 6,2 gam B, 7,1 gam C, 12,6 gam D, 14,2 gam
Trường THCS Phú Lâm 13 Năm học 2005-2006
Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thế Lâm

Câu : Để điều chế được 9,6 gam Oxi trong phòng thí nghiệm, người ta cần phải
dùng bao nhiêu gam KClO
3
?
a, 122,5 gam b, 24,5 gam c, 36,75 gam d, 87,35 gam
Câu : Đốt cháy Photpho trong bình đựng 6,72 lit Oxi (đktc) thu được 14,2 gam
Diphotpho pentaoxit. Khối lượng Phot pho đã cháy là:
A- 6 g B- 6,1 g C- 6,2 g D- 7,5 g
Như vậy, giáo viên có thể tạo ra hàng loạt đề bài mà không sợ bị trùng
lặp, nhàm chán hay sai kiến thức trọng tâm.
+ Học sinh: Yêu cầu chung là phải xem lại toàn bộ phần tính chất của oxi.
Xem lại về khái niệm, phân loại và cách gọi tên oxit. Từ đó tạo nên tâm lý vững
vàng khi làm bài kiểm tra.
Khi làm bài kiểm tra cần đọc kỹ nội dung câu hỏi, suy nghĩ rồi mới chọn
đáp án. Khi chọn cần đánh dấu bằng bút chì trước để có thể sửa chữa được.
Lúc làm bài cần để ý các kiến thức liên quan, then chốt để trả lời câu hỏi.
VD: Với câu hỏi: SO
2
có tên gọi là gì? Học sinh có thể suy nghĩ logic như
sau: Đây là oxit của phi kim có nhiều hoá trị, vậy phải có các tiếp đầu ngữ: Từ
đó suy ra phương án trả lời là Lưu huỳnh dioxit. Các phương án khác có thể bỏ
qua.
Cũng như vậy khi làm các bài tập định lượng, nên chú ý vào 1 dữ liệu nổi
bật. VD: Một oxit của Photpho có khối lượng mol là 142 gam và có thành phần
% của photpho trong đó là 43,66%. Công thức hoá học của oxit đó là gì? Lúc
này học sinh chỉ cần nhìn vào PTK = 142 có thể kiểm tra ngay trong các oxit
trên là P
2
O
5

. Vậy không cần để ý vào thành phần % của P.
Với cách làm như trên, trong đợt kiểm tra vừa qua, kết quả bài của các em
học sinh tăng lên rõ rệt. Khối 8 đạt 91,5% trên trung bình. Khối 9 đạt 93% trên
trung bình. Đó quả thực là một thành công lớn và cũng là sự đóng góp tâm huyết
cả tất cả các thầy cô.
Trường THCS Phú Lâm 14 Năm học 2005-2006
Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thế Lâm
PHẦN C: KẾT LUẬN
Hiện nay, việc trang bị các kỹ năng cho Giáo viên và Học sinh đã và đang
được tiến hành qua các lớp tập huấn hè, các câu lạc bộ trong các trường học.
Nhưng để duy trì các hoạt động đó cũng như tạo điều kiện để học sinh có thể
tham gia các kỳ thi chất lượng hơn thì việc trang bị một hệ thống cơ sở vật chất
cho các trường là hết sức cần thiết. Hiện nay, theo trực quan tôi thấy rằng hầu
hết các trường đều có đội ngũ giáo viên chưa biết sử dụng thành thạo các
phương pháp tạo đề trắc nghiệm, cúng như vậy, đa số học sinh làm bài trắc
nghiệm một cách qua loa, đại khái. Đây là vấn đề bức xúc nhất là trong thời kỳ
đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Đề tài khi được thực hiện sẽ đem lại lợi ích to lớn cho học sinh và giáo
viên dạy môn hoá học.
Đề tài sẽ góp phần cung cấp tài liệu cho học sinh có thể nghiên cứu và tìm
ra phương pháp làm bài tập trắc nghiệm cho mình. Đây cũng là trọng tâm chủ
yếu của đề tài.
Tính khoa học của đề tài càng được thể hiện rõ trong thời kỳ đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay. Nhất là trong năm học 2006 – 2007, Bộ GD-ĐT
nước ta đã có chính sách thi trắc nghiệm với bộ môn Hoá học.
Kết luận.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót. Trong
khuôn khổ của mình, đề tài đã giải quyết được các vấn đề đặt ra. Tuy nhiên, vẫn
còn nhiều tồn tại cần khắc phục. Hy vọng khi đọc đề tài, tôi sẽ nhận được các ý
kiến đóng góp chân thành của các đồng nghiệp và bạn đọc để đề tài ngày càng

hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trường THCS Phú Lâm 15 Năm học 2005-2006
Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thế Lâm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Sách giáo khoa Hoá Học 8
2, Sách giáo viên Hóa Học 8
3, Hướng dẫn làm bài tập trắc nghiệm Hoá Học THCS
4, Hoá Học thực hành – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
5, Tạp chí “Bạn là nhà Hoá Học” Số 174
6, Hoá học thực hành – Sách CĐSP. NXB Giáo Dục
7, 400 bài tập hoá học lớp 8 - Ngô Ngọc An
Trường THCS Phú Lâm 16 Năm học 2005-2006

×