Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN Một số vấn đề cần lưu ý khi làm thí nghiệm và việc sử dụng trắc nghiệm trong thí nghiệm môn hóa học THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.87 KB, 13 trang )

PHẦN I
LỜI MỞ ĐẦU
I Cơ sơ lý luận
1) Vai trò của bộ môn hóa học.
Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi từ chất này
thành chất khác. Tính chất và ứng dụng của từng chất.
Hóa học có vai trò rất quan trọng trong đời sống của loài người. Con
người đã tìm ra những chất có sẵn trong tự nhiên và chế tạo những chất mới
phục vụ cho cuộc sống. Hóa học đã cung cấp nguyên liệu cho ngành công
nghiệp như dược phẩm, điện tử, phân bón, thuốc trừ sâu, xây dựng, thực
phẩm, vải giấy …
Tóm lại: khoa học hóa học là nền tảng đưa nhân loại vững bước vào
thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa. Vì vậy, việc dạy và học tốt môn hóa
học ở bậc trung học cơ sở (bậc đầu tiên học môn hóa) là rất cần thiết.
2) Vai trò của trực quan.
Từ vai trò quan trọng của bộ môn hóa học như đã nêu trên, trách
nhiệm của mỗi thầy cô giáo là phải giảng dạy cho học sinh hiểu được tầm
quan trọng của bộ môn thông qua từng bài học.
Ơû một bài học các em được tìm hiểu về một chất với những tính chất
nhất định, tìm hiểu về các khái niệm, về bản chất của các loại phản ứng, tìm
hiểu về sự biến đổi và ứng dụng của từng chất.
Trong từng bài các em được làm(quan sát) thí nghiệm, dó là phương
pháp trực quan. Trực quan là phương pháp mang tính lý thuyết. Trực quan
luôn hấp dẫn với học sinh. Trực quan gây được hứng thú, niềm mê say
nghiên cứu, tìm hiểu bản chất của vấn đề một cách đơn giản, hoàn thiện và
chính xác nhất.
Người thực hiện: Trần Thu Hương Tổ : Sinh – Hóa – Thể dục
Năm học: 2006 - 2007
1
Trực quan bao gồm: đồ dùng dạy học, thí nghiệm, thiết bị nghe nhìn,
mô hình, tranh ảnh, mẫu vật …


Trong chuyên đề nhỏ này, chỉ xin đề cập đến một khía cạnh nhỏ của
trực quan là “thí nghiệm”.
Trong chương trình bộ môn hóa họcở trường trung học cơ sở được tìm
hiểu về đơn chất, hợp chất vô cơ, hợp chất hữu cơ(hyđrô cacbon, dẫn xuất
của hyđrô cacbon) … Ở mỗi loại các em được học một số chất cụ thể và tùy
từng bài sẽ có một số thí nghiệm để chứng minh cho tính chất của các chất
đó. Thí nghiệm là trực quan sinh động nhất, hấp dẫn nhất, lôi cuốn các em
vào thế giới diệu kỳ của khoa học hóa học và cụ thể hơn, thí nghiệm giúp
các em hiểu bài một cách toàn diện và sâu sắc nhất.
3) Vai trò của trắc nghiệm.
Trắc nghiệm là phương pháp giáo dục mới mà chương trình cải cách
đang áp dụng và phổ biến ngày càng nhiều hơn.
Trắc nghiệm chính là phương pháp khẳng định lại vấn đề một cách cụ
thể và chính xác nhất.
Qua trắc nghiệm phát huy tốt nhất khả năng tư duy, so sánh, phân tích,
sự quyết đoán cho học sinh.
II Cơ sở xâm nhập thực tế
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn hóa học(đã thuyên chuyển qua 4
trường), vì vậy tôi nhận thấy bản thân tôi và một số đồng nghiệp còn mắc
phải những thiếu sót sau:
+ Rất ít làm thí nghiệm(vì ngại sự chuẩn bị hoặc thiếu dụng cụ,
hóa chất) nên chất lượng giờ dạy chưa cao. Học sinh ít được làm (quan sát)
thí nghiệm, dẫn đến khó hiểu bài và không thích học bộ môn.
+ Thao tác thí nghiệm chưa linh hoạt, còn hạn chếvề sử dụng
những thiết bị mới và hiện đại.
Người thực hiện: Trần Thu Hương Tổ : Sinh – Hóa – Thể dục
Năm học: 2006 - 2007
2
Đôi khi làm thí nghiệm còn sai nguyên tắc:
+ Dùng tay trực tiếp cầm ống nghiệm(không đeo khăn găng,

không dùng kẹp).
+Cách sắp xếp dụng cụ hóa chất(trong khay để trên bàn giáo
viên) còn lộn xộn, thiếu khoa học.
+ Lấy hóa chất xong quên không đậy nắp.
+ Lấy quá ít hoặc quá nhiều hóa chất.
+ Pha dung dịch trước khi giờ dạy mà không đậy nắp, không
ghi nhãn vào lọ.
+ Chỉ chú ý vào việc thí nghiệm mà không đặt câu hỏi khai thác
phù hợp với nội dung đang làm.
+ Dụng cụ học sinh làm thí nghiệm rửa không sạch.
+ Dùng giấy vệ sinh lau khô ống nghiệm…
III K ết luận.
Chính từ những vai trò quan trọng của việc làm thí nghiệm và tác
dụng của trắc nghiệm(như đã nêu trên).
Từ những thiếu sót của bản thân và một số đồng nghiệp qua việc làm
thí gnhiệm. Vì vậy, trong chuyên đề nhỏ “ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
KHI LÀM THÍ NGHIỆM, SỬ DỤNG TRẮC NGHIỆM TRONG THÍ
NGHIỆM ”. Để cùng trao đổi và tìm ra giải pháp tốt nhất cho sự thành công
khi làm thí nghiệm.
Do năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế, rất mong sự chỉ bảo của
các bạn đồng nghiệp chuyên môn và sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của anh
chị em trong tổ.
Phần II
NỘI DUNG
A Một số vấn đề cần lưu ý khi làm thí nghiệm.
Người thực hiện: Trần Thu Hương Tổ : Sinh – Hóa – Thể dục
Năm học: 2006 - 2007
3
I Yêu cầu cơ bản của thí nghiệm.
Phải đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh.

Phải đảm bảo thành công khi biểu diễn thí nghiệm.
Thí nghiêïm phải chính xác, rõ ràng, học sinh phải được quan sát đầy
đủ.
Thí nghiệm phải đơn giản, dụng cụ gọn gàng, hóa chất vừa đầy đủ.
Thí nghiệm phải bảo đảm tính khoa học và thẩm mỹ.
Phải kết hợp chặt chẽ thí nghiệm với lời giảng và nội dung ghi bảng.
Giáo viên phải hướng dẫn học sinh quan sát được dụng cụ nào cần để
làm thí nghiệm.
Học sinh phải quan sát được màu, dấu hiệu của phản ứng. So sánh ,
phân biệt được màu, thể, trạng trái chất sau phản ứng.
II Các bước cần thiết khi làm thí nghiệm.
1) Chuẩn bị
a) Hoá chất
Giáo viên coi kỹ sách giáo khoa từ trước và xác định trong bài
này có mấy thí nghiệm, dùng những hoá chất nào? (giáo viên ghi trước ra tờ
giấy nhỏ). Mang giấy đó vào phòng thiết bị để lấy đủ và đúng hoá chất
(tránh tình trạng lấy thiếu hoặc nhầm).
Nếu không có một hoá chất nào đó, có thể thay thế bằng một
hoá chất khác được không? Chất thay thế có gì sai khác gì về kết quả của thí
nghiệm không? Nếu chất thay thế vẫn bảo đảm thí nghiệm thành công và
đúng như mục đích thì nên làm(cần có sự linh động trong sử dụng hoá chất).
Ví dụ : trong thí nghiệm kẽm với dung dịch HCl để có H
2
bay
lên nếu có sẵn H
2
SO
4
mà không có dung dịch HCl thì dùng H
2

SO
4
làm thí
nghiệm vẫn được.
b) Hoá cụ
Người thực hiện: Trần Thu Hương Tổ : Sinh – Hóa – Thể dục
Năm học: 2006 - 2007
4
Giáo viên xác định trước bài này có mấy thí nghiệm, thí nghiệm
này chỉ có giáo viên làm hay cho mấy nhóm cùng làm? Dựa trên cơ sở đó,
giáo viên tính toán cần dùng những loại dụng cụ nào? Số lượng mỗi loại là
bao nhiêu? (Giáo viên ghi sẵn ra giấy nhỏ rồi mang vào phòng thiết bị lấy đủ
và đúng theo yêu cầu)
Phải có găng tay, áo blu, giấy thấm, khăn lau tay, chậu nước rửa
tay sau khi làm thí nghiệm.
Điều cần lưu ý nhất trong khâu chuẩn bị là:
Phải có hai khay: một khay đựng dụng cụ và hoá chất chưa làm,
một khay đựng dụng cụ và hoá chất đã làm.
Đánh dấu( cách ghi số, hoặc dán giấy khác màu)vào ống
nghiệm, ống hút, muỗng múc hoá chất, đũa khuấy, phễu rót …(tránh nhầm
lẫn khi dùng đũa khuấy dung dịch 1 lại đưa khuấy dung dịch 2).
Khi làm thí nghiệm nên mặc áo blu để tạo hình ảnh đẹp trong
mắt học sinh, gây hứng thú và giáo dục lý tưởng sống cho học sinh(tác
phong của người bác sĩ, nhà khoa học…).
Sau khi làm thí nghiệm phải có thau nước sạch rửa tay, khăn
lau tay để đảm bảo vệ sinh, sức khoẻ cho giáo viên và học sinh.
Chuẩn bị sẵn một cuộn giấy thấm(phòng khi lỡ tay đổ dung
dịch thì thấm cho nhanh)
2) Tiến hành làm thí nghiệm.
a) Nếu yêu cầu của bài học thí nghiệm đó phải làm trước

30 phút, 1 ngày, 3 ngày … thì giáo viên cần chuẩn bị đúng theo yêu cầu đó
để đảm bảo độ chính xác, nhưng vẫn phải có thí nghiệm đối chứng tại lớp.
b) Nếu thí nghiệm làm tại lớp học thì giáo viên phải bảo
đảm được các yêu cầu sau:
Người thực hiện: Trần Thu Hương Tổ : Sinh – Hóa – Thể dục
Năm học: 2006 - 2007
5
Pha dung dịch tại lớp sẽ rèn luyện kỹ năng quan sát (học
sinh nhận biết chất rắn màu gì? Sau khi pha thành dung dịch màu gì? Khả
năng tan nhanh hay chậm)
Pha dung dịch tại lớp tại lớp tạo độ tin cậy, tính hấp dẫn
cho học sinh và đặc biệt là bảo đảm tính chính xác.
Pha dung dịch tại lớp giáo viên chỉ mất vài giây trong
thời gian của tiết học, nhưng cái được sẽ nhiều hơn.
+ Nếu pha dung dịch từ trước có mặt hạn chế:
- Mang tính áp đặt cho học sinh (thậm chí giáo viên
không ghi nhãn vào lọ đựng dung dịch đó)
- Có khi giáo viên pha dung dịch trước nhưng không đậy
nắp dẫn đến sai về nội dung.
- Ví dụ : nếu giáo viên pha dung dịch NaOH trong lọ
rộng miệng nhưng không đậy nắp để dùng từ tiết 1 qua tiết 2 đến tiết 3. Như
vậy dung dịch NaOH tác dụng với CO
2
trong không khí dẫn đến sai kiến
thức.
Sử dụng hoá cụ: phải nhanh nhẹn, gọn gàng, chính xác
bảo đảm tính khoa học và thẩm mỹ
Nếu giáo viên đã chuẩn bị được hai khay, có đánh dấu,
ghi số vào ống nghiệm, ly, đũa, muỗng, phểu… thì rất thuận lợi cho các thao
tác làm thí nghiệm.

Giáo viên quy định bên trái(phía ngoài) là khay để dụng
cụ, hoá chất chuẩn bị làm. Khay bên phải (phía trong) là khay để dụng cụ,
hoá chất đã làm.
Người thực hiện: Trần Thu Hương Tổ : Sinh – Hóa – Thể dục
Năm học: 2006 - 2007
6
Giáo viên quy định ống nghiệm1, phểu 1, ly 1,
muỗng1… dùng pha dung dịch A; ống nghiệm2, phểu 2, ly 2, muỗng2…
dùng pha dung dịch B…
Nếu làm được như vậy sẽ tránh nhầm lẫn dẫn đến sai
kiến thức.
Ví dụ : giáo viên dùng cùng một đũa khuấy dung dịch
BaCl
2
sau đó lại khuấy dung dịch Na
2
SO
4
thì ngay tức thì dung dịch Na
2
SO
4
đã có vẫn đục mất tính trong suốt của dung dịch dẫn đến sai (bài tính chất
của muối – hoá học 9)
Sử dụng hoá chất:
Khi sử dụnh hoá chất cần lưu ý những điểm sau:
Người làm thí nghiệm phải mang đủ hai găng tay (tránh
tình trạng chỉ có giáo viên mang găng tay mà học sinh không mang).
Phải có kinh nghiệm trong việc lấy một lượng hoá chất
vừa phải, đủ dùng cho thí nghiệm (kinh nghiệm này do bản thân rút ra từ lần

trước đã ghi vào sổ tích luỹ chuyên môn, do học hỏi đồng nghiệp, qua lần thí
nghiệm trước).
Ví dụ : có thí nghiệm chỉ cần lấy
1
3
muỗng hoá chất ;
1
2

hoặc một lượng rất nhỏ bằng hạt đậu xanh … không nhất thiết phải múc một
muỗng đầy. Cụ thể như thí nghiệm điều chế Cu(OH)
2
để nung thành Cu cần
3 muỗng CuSO
4
với 3 muỗng Cu(OH)
2
pha thành
1
3
ống nghiệm là dung
dịch, sau đó đổ hai dung dịch vào sẽ chiếm
2
3
ống nghiệm, lọc thấm
Cu(OH)
2
dung dịch, sấy khô mới được 1 muỗng Cu(OH)
2
rắn xanh.

Người thực hiện: Trần Thu Hương Tổ : Sinh – Hóa – Thể dục
Năm học: 2006 - 2007
7
Thí nghiệm đốt cháy P (đỏ) chỉ dùng 1 lượng nhỏ bằng
hạt đậu xanh là đủ.
Tuyệt đối không dùng một muỗng lấy nhiều loại hoá
chất.
Hoá chất lấy xong phải đậy nắp ngay (có tình trạng giáo
viên quên không đậy nắp lọ Na
2
CO
3
, sau buổi học lớp trên mặt lọ bị chảy
nhão dẫn đến hỏng hoá chất). Khi lấy hoá chất kết hợp hỏi học sinh để phát
huy quan sát và sự chú ý của học sinh (ví dụ : màu hoá chất? Thể? Dạng?
Mùi?).
FChú ý:
Có thể tận dụng kết quả thí nghiệm trước làm kết quả đối
chứng nổi bật cho thí nghiệm giờ sau.
Ví dụ 1 :trong bài mở đầu của hoá học 8, nếu để lại kết
quả thí nghiệm cho đinh sắt vào dung dịch HCl đến giờ sau thì mũi đinh bị
ăn mòn nhiều đã ngắn hơn đinh mới, chứng minh cho học sinh rõ ràng hơn.
Ví dụ 2: thí nghiệm giữa dây Cu và dung dịch AgNO
3
(bài 17 – hoá 9) nếu giáo viên để kết quả giờ trước làm so sánh với giờ sau
thì rõ hơn (lượng Ag (trắng) bám nhiều trên dây Cu hơn, mang tính thuyết
phục cao.
3) Giáo viên có hệ thống câu hỏi rõ ràng, cụ thể phù hợp với
từng giai đoạn của thí nghiệm để học sinh vừa quan sát vừa
nhận biết, so sánh và rút ra được nội dung của thí nghiệm

Chất rắn cần pha thành dung dịch có màu? Mùi?
Sau khi pha thấy khả năng tan như thế nào?
Dung dịch có màu gì? Mùi gì?
Dấu hiệu của phản ứng là gì? (Bay hơi? Kết tủa? Sủi bọt?
Chuyển màu? Có mùi lạ?)
Người thực hiện: Trần Thu Hương Tổ : Sinh – Hóa – Thể dục
Năm học: 2006 - 2007
8
Sau phản ứng sản phẩm gồm những chất nào?
Khối lượng của dung dịch sau phản ứng có thay đổi không?
Điều kiện của phản ứng là gì?
Tóm lại : nếu giáo viên có hệ thống câu hỏi phù hợp trong lúc
làm thí nghiệm sẽ khi thác được nội dung cần làm. Học sinh sẽ hiểu rõ hơn
bản chất của thí nghiệm, ghi được phương trình phản ứng và xác định được
trạng thái, màu của chất và sản phẩm.
4) Sau khi làm thí nghiệm.
Đây là công việc hoàn thành sau cùng của thí nghiệm. Nếu ta
không chú ý có thể gây tai nạn cho giáo viên và học sinh khi dọn dẹp và rửa
dụng cụ; hoặc gây ô nhiễm môi trường dẫn đến phản giáo dục … Vì vậy ta
cần chủ ý những điểm sau:
+ Nếu học sinh làm thí nghiệm theo nhóm thì sau khi thí
nghiệm hoàn thành giáo viên phải quán triệt cho tất cả học sinh ngồi yên,
yêu cầu nhóm trưởng (có măng găng tay) thu dọn gọn vào khay và đem lên
bàn giáo viên. Nếu không học sinh lộn xộn sẽ va chạm nhau làm đổ hoá
chất, bể dụng cụ, gây nguy hiểm và ô nhiễm lớp học.
+ Giáo viên trực tiếp phải đổ dồn sản phẩm của thí nghiệm vào
một cốc lớn và đem đỏ vào bồn rửa, cống thoát nước rồi xả nước nhiều cho
sạch.
+ Giáo viên thu dọn các lọ hoá chất, vặn lại các nút cho chặt rồi
cất vào thùng đựng.

+ Dụng cụ phải rửa thật sạch và phơi khô tự nhiên (úp trên giá).
+ Tránh tình trạng dùng giấy vệ sinh lau khô ống nghiệm, như
vậy có bột giấy bám trên dụng cụ, khi làm thí nghiệm sau sẽ bị ảnh hưởng
đến độ trong của dung dịch.
Vì vậy tôi xin đưa ra một số ý kiến nhỏ như sau:
Người thực hiện: Trần Thu Hương Tổ : Sinh – Hóa – Thể dục
Năm học: 2006 - 2007
9
Giữa tiết này sang tiết khác thời gian rất ngắn không kịp rửa
dụng cụ ta nên cho rửa qua, rồi cuối tuần điều 3 đến 5 học sinh (có tính cẩn
thận) đem tất cả các dụng cụ đã làm ra rửa lại cho sạch công đoạn rửa dụng
cụ như sau:
Bước 1: Dùng xà phòng rửa chén rửa sạch dụng cụ bằng khăn
mềm, chổi rửa…
Bước 2: Dùng dung dịch giấm ăn ( CH
3
COOH 2 – 3%) ngâm
dụng cụ trong thau 30 phút.
Bước 3: Dùng kẹp vớt dụng cụ ra tráng lại bằng nước ấm
(50
0
C).
Bước 4 : Dùng kẹp vớt dụng cụ ra, úp ống nghiệm trên giá, cắm
đũa, muỗng trên các lỗ giá luôn cho gọn, phơi ngoài nắng gió cho khô.
Bước 5: Phân loại dụng cụ và bỏ vào trong hộp hoặc bịch bóng
trong để tránh bụi bẩn.
Như vậy dụng cụ sẽ sạch bóng và trong suốt khi; làm thí
nghiệm sau sẽ quan sát các hiện tượng dễ hơn.
B Vấn đề sử dụng trắc nghiệm vào thí nghiệm.
Cuối bài học giáo viên củng cố bài học theo nhiều phương pháp khác

nhau, nhưng sử dụng trắc nghiệm để củng cố lại thí nghiệm thì học sinh sẽ
nắm bài hơn và giúp học sinh chưa nắm rõ thí nghiệm sẽ nắm được một cách
tốt hơn.
Trắc nghiệm giúp các em phát huy tính quyết đoán vấn đề một cách
nhanh chóng.
Trắc nghiệm giúp các em khắc sâu được kiến thức và nhớ bài chính
xác và lâu hơn.
Có 4 dạng trắc nghiệm để tham khảo như sau:
Người thực hiện: Trần Thu Hương Tổ : Sinh – Hóa – Thể dục
Năm học: 2006 - 2007
10
Dạng 1: điền khuyết vào sơ đồ phương trình phản ứng (có thể khuyết
chất tham gia, sản phẩm, màu sắc, trạng thái của chất…)
Ví dụ : cho sơ đồ phản ứng hóa học sau:
CuSO
4(dung dịch)
+ A Ba
2
SO
4(dung dịch)
+ Cu(OH)
2
Xác định chất A là chất nào trong các chất sau:
a) Dung dịch NaCl b) Dung dịch NaOH
c) Dung dịch NaNO
3
d) Dung dịch Na
2
SO
4

(Đáp án là dung dịch NaOH)
b) Dạng 2
Dùng nhận nhanh tính chất , trạng thái của chất.
Ví dụ : Trong các axit sau đây, axit nào tác dụng được với đồng ?
a)HCl (lỏng) c)H
2
SO
4
(đặc nóng)
b)H
2
CO
3
(lỏng) d)H
2
SO
4
(lỏng)
(Đáp án đúng là c)
Dạng 3 :
Chọn một phương trình phản ứng đúng cho thí nghiệm
vừa làm (đúng cả trạng thái, màu sắc, điều kiện , công thức hoá
học…)
Ví dụ : Hãy chọn một phương trình phản ứng đúng cho thí nghiệm
nung nóng Cu(OH)
2
.
a)Cu(OH)
2(xanh đen)
Cu

2
O
(xanh)
+ H
2
O
(lỏng)
b)Cu(OH)
2(xanh dương)
Cu
2
O
(đen)
+ H
2
O
(lỏng)
c)Cu(OH)
2(nâu đỏ)
Cu
2
O
(nâu)
+ H
2(khí)
d)Cu(OH)
2(xanh dương)
Cu
2
O

(đen)
+ H
2
O
(lỏng)
(Đáp án đúng là d).
Dạng 4:
Người thực hiện: Trần Thu Hương Tổ : Sinh – Hóa – Thể dục
Năm học: 2006 - 2007
11
Thực hành: Dùng tranh vẽ mô tả thí nghiệm vừa học, yêu cầu học sinh
điền chất tham gia, sản phẩm hoặc xác định tên thí nghiệm.
Ví dụ : thí nghiệm như hình vẽ sau dùng để điều chế chất nào?
a) Khí oxy b) Khí Clo c) Khí Mêtan d) Khí Amoniac
( Đáp án đúng là b).
Thực hành 2: Chọn các chất phù hợp điền vào sơ đồ của thí nghiệm
bên ( hình 3.5 – sách giáo khoa hoá 9)
Phần III
KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM CỦA CHUYÊN ĐỀ
1) Tiết dạy có thí nghiệm nhưng giáo viên không làm thí nghiệm
Giỏi Khá Trung bình Yếu kém
5% 10% 50% 35%
2) Tiết dạy có thí nghiệm, giáo viên có làm thí nghiệm nhưng không
dùng trắc nghiệm.
Giỏi Khá Trung bình Yếu kém
10% 20% 40% 25%
3) Tiết dạy có thí nghiệm, giáo viên làm thí nghiệm và sử trắc nghiệm
để củng cố bài.
Giỏi Khá Trung bình Yếu kém
16% 30% 39% 15%

Người thực hiện: Trần Thu Hương Tổ : Sinh – Hóa – Thể dục
Năm học: 2006 - 2007
12
Phần IV
KẾT LUẬN
Trên đây là nội dung của chuyên đề “Một số vấn đề cần lưu ý khi
làm thí nghiệm và việc sử dụng trắc nghiệm trong thí nghiệm môn hóa
học THCS” của tôi. Trong chuyên đề tôi đã đi đủ các bước cần thiết và đã
đưa ra được kết quả thử nghiệm của chuyên đề.
Tuy nhiên năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế, nên rất mong sự
chỉ bảo của ban chuyên môn, sự góp ý của anh chị em đồng nghiệp để giúp
tôi hoàn thành chuyên đề nhỏ này.
Nếu chúng ta thấy chuyên đề này thiết thực thì cùng áp dụng để nhằm
mục đích chung là nâng cao chất lượng dạy học. Góp phần nhỏ bé vào công
việc nâng cao chất lượng bộ môn hoá học vốn còn đang yếu hiện nay.
Người thực hiện: Trần Thu Hương Tổ : Sinh – Hóa – Thể dục
Năm học: 2006 - 2007
13

×